1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mãi bia lon huda trong dịp tết tân mão năm 2011 của công ty TNHH bia huế

56 2,6K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 545 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Trang 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang trong thời kì phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế và nổi bật nhất

là sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đánh dấu một sự thay đổi mới trongnền kinh tế Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam phải hoạt động theo luật qui định của tổchức này, các doanh nghịêp Việt Nam phải có những thay đổi nhất định trong cáchquản lí, kinh doanh của mình mới có thể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường.Ngày nay, một sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng không có nghĩa là ngườitiêu dùng sẽ mua ngay, mà họ còn phải cân nhắc nhiều khía cạnh như cảm tình đối vớidoanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp…Đối với mọi doanh nghiệp thì khách hàngluôn có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển của chínhdoanh nghiệp ấy Vì vậy, mọi doanh nghiệp đều đề ra những chương trình hướng đếnkhách hàng của mình như chương trình giá, chương trình phân phối, chương trình xúctiến hỗn hợp, chương trình khuyến mãi…Trong đó, chương trình khuyến mãi ảnhhưởng đến hành vi mua của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuậncủa doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế có rất nhiều doanh nghiệp đã và đangthực hiện các chương trình khuyến mãi Nhưng do chưa nắm bắt được tâm lý kháchhàng nên hoạt động này thực sự không hiệu quả Trong các năm trở lại đây, trên địabàn Thành phố Huế xuất hiện các sản phẩm bia như: bia Sài Gòn, bia Tiger, bia Larue,bia Festival, bia Huda Song song với đó là sự ra đời ngày càng gia tăng các doanhnghiệp nhận làm đại lý phân phối của các hãng bia, điều đó đã làm “nóng” lên tínhcạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này Chính sự cạnh tranh đã làmcho các hoạt động khuyến mãi ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu tronglĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm bia nói riêng

Công ty TNHH Bia Huế đã tạo ra được tiếng vang lớn đối với công chúng gặt háiđược những thành công nhất định, ngày càng khẳng định uy tín và chất lượng hàng đầutrong việc cung ứng sản phẩm trên địa bàn thành phố Huế Nhưng liệu rằng công ty có

Trang 2

đứng vững được trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay hay không, khách hàng có cònxem công ty TNHH Bia Huế là sự lựa chọn hàng đầu khi mua các sản phẩm bia củacông ty hay không? Vấn đề được đặt ra là mặc dù công ty TNHH Bia Huế đã có nhữngchiến lược rất tốt nhưng vẫn chưa khai thác hết thị trường tiềm năng Do đó công tyTNHH Bia Huế đã đề ra những chương trình khuyến mãi bia lon Huda trong dịp tết TânMão năm 2011 của mình phù hợp với từng vùng miền, và liệu những hoạt động đó đãthực sự có hiệu quả hay còn mặt hạn chế nào cần khắc phục trong tương lai? Đó chính là

lý do mà đề tài: “ Đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mãi bia lon Huda trong

dịp tết Tân Mão năm 2011 của công ty TNHH Bia Huế” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Cần có những giải pháp nào để đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mãi Bialon Huda trong dịp tết Tân Mão năm 2011 của công ty TNHH Bia Huế?

Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích chương trình khuyến mãi bia lon Huda trong dịp tết Tân Mão năm

2011 của công ty TNHH Bia Huế

- Đánh giá mức độ hưởng ứng của khách hàng về chương trình khuyến mãi bialon Huda trong dịp tết Tân Mão năm 2011 của công ty TNHH Bia Huế

- Đánh giá xem mức độ tin cậy, sức lan toả của chương trình khuyến mãi bialon Huda trong dịp tết Tân Mão năm 2011 đối với người tiêu dùng

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình khuyến mãi bia lon Hudatrong dịp tết Tân Mão năm 2011 của công ty TNHH Bia Huế

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: người tiêu dùng cuối cùng của công ty TNHH Bia Huế.

* Phạm vi không gian: nghiên cứu, phân tích và đánh giá chương trình khuyến mãi

bia lon Huda trong dịp tết Tân Mão năm 2011 của công ty TNHH Bia Huế trên địa bànthành phố Huế

* Phạm vi thời gian: 01/01/2011 - 30/04/2011

Trang 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin

+ Số liệu sơ cấp: Trong cuộc nghiên cứu này tôi đã sử dụng phương pháp điềutra, phỏng vấn trực tiếp 100 khách hàng

Tôi thu thập thông tin từ các đại lý, khách hàng của công ty TNHH Bia Huế đểbiết được ý kiến đánh giá của khách hàng về mức độ tiếp cận, mức độ gây ấn tượng,

và mức độ thuyết phục đối với chương trình khuyến mãi mà công ty đang áp dụng, từ

đó giúp cho công ty có những điều chỉnh phù hợp nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơnmong muốn của khách hàng và lôi kéo họ sử dụng sản phẩm của công ty trong thờigian tới

Phương pháp điều tra, phỏng vấn đối tượng khách hàng cụ thể như sau:

o Hình thức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng cuối cùng của công

ty TNHH Bia Huế

o Quy mô mẫu điều tra: 100 phiếu

o Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có tỷ lệ

Phương pháp lấy mẫu và quy mô mẫu được xác định như sau:

Bảng 1: Quy mô và cơ cấu mẫu điều tra Đối tượng phỏng vấn Quy mô mẫu điều tra

Trang 4

 Phương pháp tiến hành điều tra: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng để lấy thôngtin cho bảng hỏi.

1.4.2 Phương pháp đánh giá phân tích

1.4.2.1 Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế: dùng để thống kê tổng hợp đơn

biến cho nhiều biến của các câu hỏi sử dụng thang đo Likert, nhằm mục đích thấyđược cấp cỡ của mẫu, độ lệch tiêu chuẩn

1.4.2.2 Phương pháp phân tích thống kê bằng SPSS được sử dụng để xử lý các số

liệu sơ cấp, phân tích chính xác các số liệu điều tra

+ Trung bình mẫu:

x = ∑ xi fi / ∑fi

Trong đó: ∑fi: tổng số phiếu phỏng vấn hợp lệ

xi: lượng biến thứ i

có thực sự khác nhau với một điểm mốc cho trước hay không?

Giả thuyết cần kiểm định là: H0: μ = Giá trị kiểm định (Test value)

H1: μ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)

α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H0 đúng, α= 0,05

- Nếu sig > 0,05: Chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0

- Nếu sig < 0,05: Giả thuyết H0 bị bác bỏ

Trang 5

1.5 Kết cấu đề tài: Nội dung của đề tài gồm 3 phần

Phần 1: Đặt vấn đề.

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu:

 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

 Chương 2: Phân tích, đánh giá về chương trình khuyến mãi bia lon Huda trongdịp tết Tân Mão năm 2011 của công ty TNHH Bia Huế trên địa bàn thành phố Huế

 Chương 3: Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng về chươngtrình khuyến mãi bia lon Huda trong dịp tết Tân Mão năm 2011 của công ty TNHHBia Huế trên địa bàn thành phố Huế

Phần 3 : Kết luận và kiến nghị.

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN HÀNG

TRONG DOANH NGHIỆP1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số vấn đề lý luận về xúc tiến bán hàng

1.1.1.1 Khái niệm về xúc tiến bán hàng

Theo Philip Kotler, xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàngtiềm năng Trong kinh doanh, thông tin Marketing là trao, truyền, đưa đến, chuyểngiao những thông điệp cần thiết về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, vềphương thức phục vụ, về những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩmcủa doanh nghiệp, cũng như những thông tin cần thiết từ phía khách hàng Qua đó,doanh nghiệp tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Trong thương mại, xúc tiến bán hàng được thống nhất gọi là xúc tiến thươngmại Xuất phát từ góc độ thương mại ở các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại là cáchoạt động có chủ đích trong lĩnh vực Marketing của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm,thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại

1.1.1.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến bán hàng

Hiện nay, xúc tiến bán hàng là một công cụ không thể thiếu được trong hoạtđộng kinh doanh của các doanh nghiệp Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, nó làcông cụ hữu hiệu cho việc chiếm lĩnh thương mại và tăng tính cạnh tranh của hànghóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường Chính vì điều này, đã làm cho hoạtđộng xúc tiến bán hàng có những vai trò sau:

- Là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp Nhờ có hoạt động này, các doanhnghiệp có thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như có điều kiện để nhìn nhận

về ưu nhược điểm của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình Qua đó doanh nghiệp cóhướng đổi mới kinh doanh đầu tư công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh

Nguyễn Văn Phát (2004), Nguyên lý Marketing, Huế.

2 Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Giáo dục.

3 Nguyễn Thị Xuân Hương (2001), Xúc tiến bán hàng trong doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê.

Trang 7

- Giúp cho bán hàng trở nên dễ dàng hơn, giúp cho việc đưa hàng hóa vào kênhphân phối hợp lý hơn và kích thích được lực lượng bán hàng.

- Là công cụ hữu hiệu trong công việc chiếm lĩnh thương mại và tăng tính cạnhtranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường Thông qua hoạtđộng xúc tiến các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng của doanhnghiệp, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ

ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng củađối thủ cạnh tranh Các hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệptrong con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ đó mà khôngngừng tăng lên

- Kích thích người tiêu dùng mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.Qua đó, doanh nghiệp có khả năng hướng dẫn thị hiếu của khách hàng Vì vậy để nângcao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một vấn đềquan trọng mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệplà: Doanh nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến bán hàng

1.1.2 Các công cụ của hoạt động xúc tiến bán hàng

1.1.2.1 Khuyến mãi

* Khái niệm

Theo luật Thương mại có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thì khuyến mãi là hành

vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trongphạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành những lợi ích nhất định cho

khách hàng.

* Đặc điểm của khuyến mãi

- Sự truyền thông: Thu hút sự chú ý và thường cung cấp những thông tin có thểdẫn khách đến với sản phẩm

- Sự khích lệ: Kết hợp sự tương nhượng, sự xui khiến, sự cống hiến có thể đưalại giá trị gì đó cho người tiêu dùng

- Sự mời chào: Hàm chứa lời mời chào rõ rệt giúp khách hàng nhanh lên

Các công ty sử dụng việc khuyến mãi để có được sự đáp ứng nhanh và mạnhhơn Khuyến mãi có thể được sử dụng để các cống hiến trở nên ngoạn ngục hơn hay để

Trang 8

vực dậy một doanh số đang suy giảm Tuy vậy, hiệu quả của việc khuyến mãi nàythường ngắn ngủi và không hữu hiệu trong việc xây dựng sự ưa thích lâu dài đối vớisản phẩm.

* Những quyết định chủ yếu trong khuyến mãi

* Lợi thế và bất lợi của khuyến mãi

- Lợi thế: Khuyến mãi là một phương pháp rất tốt để giảm giá bán trong thời gianngắn nhằm kích thích tiêu thụ; có nhiều công cụ để lựa chọn; có thể thay đổi nhiều hành

vi người tiêu dùng; có thể kết hợp với các công cụ khác của xúc tiến bán hàng

- Bất lợi: Khuyến mãi có thể ảnh hưởng đến các khách hàng trung thành banđầu với thương hiệu để họ nhét đầy kho với giá rẻ hơn nhưng chỉ thu hút thêm ít kháchhàng mới; chỉ có ảnh hưởng trong thời gian ngắn, việc liên tục đưa ra các chương trìnhkhuyến mãi sẽ làm giảm giá trị thương hiệu; các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chướccác hình thức khuyến mãi hiệu quả

* Các hình thức khuyến mãi thông dụng

- Giảm giá: giảm giá trong một thời gian ngắn là một trong những kỹ thuật xúctiến khá phổ biến mà các doanh nghiệp thường dùng

- Mẫu hàng: là việc chào hàng miễn phí cho người tiêu dùng hay đưa hàng đểdùng thử Việc phân phát hàng mẫu là một phương thức giới thiệu hàng mới có hiệuquả nhất và cũng tốn kém nhất

- Phiếu mua hàng: là một giấy xác nhận người tiêu dùng được hưởng quyền ưuđãi giảm giá khi mua một loại hàng cụ thể Phiếu mua hàng có thể có hiệu quả đối vớiviệc kích thích tiêu thụ mặt hàng có nhãn hiệu đã chín muồi và đối với việc khuyếnkhích người tiêu dùng dùng thử hàng mới

Trang 9

- Bao gói theo giá ưu đãi (thương vụ có chiết giá nhỏ ) : là cách chào hàng vớingười tiêu dùng được một mức tiết kiệm nhất định so với giá hàng bình thường Đó cóthể là bao gói theo giá hạ, tức là bán với giá hạ một phương án bao gói hàng hoá ( vídụ: 2 gói theo giá 1 gói ) hay bao gói đồng bộ, tức là bán một bộ các hàng hoá đi kèmvới nhau ( ví du: bàn chải đánh răng và kem đánh răng ) Về khả nảng kích thích tiêuthụ trong một thời gian ngắn.

- Thưởng: là hàng hoá được bán với giá rất thấp hay thậm chí cho không đểkhuyến khích mua hàng khác

- Phiếu lĩnh thưởng: là một loại lĩnh thưởng đặc biệt mà người tiêu dùng có thểnhận được khi mua hàng và sau đó có thể đem những phiếu này để đổi lấy những điểmđổi phiếu riêng

- Dùng thử hàng hoá không phải trả tiền: đây là công cụ xúc tiến nhằm vàokhách hàng tiềm năng Dựa trên cơ sở dự đoán những khách hàng tiềm năng, công tytiến hành tiếp xúc và thuyết phục họ dùng thử sản phẩm với hy vọng sau lần thử kháchhàng sẽ ưa thích sản phẩm và sẽ mua sản phẩm

- Thi, xổ số, trò chơi: có thể dành cho người tiêu dùng, đại lý hay nhân viênchào hàng may mắn, … được thưởng một cái gì đó như tiền, phiếu đi nghỉ mát hayhàng hoá

Đối với các trung gian phân phối, các công ty còn có thể sử dụng một số cáchình thức xúc tiến bán khác nữa như:

+ Chiết giá: giảm giá so với giá bán ghi trên hoá đơn trong từng trường hợpmua hàng hoặc trong từng thời kỳ Cách này khuyến khích các khách hàng là đại lý,người bán lẽ mua nhiều hàng hoá hơn, tích cực bán hàng cho công ty hơn

+ Thêm hàng hoá cho khách hàng mua hàng với lượng hàng nhất định

1.1.2.2 Quảng cáo

* Khái niệm

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quảng cáo:

- Theo Philip Kotler: Quảng cáo thương mại là hình thức truyền thông khôngtrực tiếp được thực hiện qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõnguồn kinh phí

4 Nguyễn Xuân Quang (2005), Giáo trình Marketing Thương Mại, NXB Lao Động – Xã Hội.

Trang 10

- Quảng cáo bao gồm mọi hình thức truyền tin chủ quan và gián tiếp về những ýtưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo vàchủ thể phải thanh toán các chi phí.

Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quảng cáo Tuy nhiên điểmchung của tất cả các định nghĩa ấy là: Quảng cáo là biện pháp truyền bá thông tinnhưng không phải giữa cá nhân và cá nhân, nội dung quảng cáo là thông tin về doanhnghiệp, hàng hóa, dịch vụ Phương tiện quảng cáo là thông qua các môi giới, mục đíchquảng cáo là thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu lợi nhuận

*Lợi thế và bất lợi của quảng cáo

- Lợi thế: Quảng cáo có thể tác động đến nhiều khách hàng trong cùng một thờigian; chi phí tính trên đầu người khá thấp cho mỗi lần quảng cáo; có nhiều phương tiện

để lựa chọn; có thể đạt được nhiều loại mục tiêu truyền thông và xúc tiến bán hàng

- Bất lợi: Quảng cáo cũng tác động lên nhiều đối tượng không phải là khách hàngtiềm năng, tính trông thấy được cao làm cho quảng cáo trở thành mục tiêu chỉ trích của

công chúng, các khách hàng thường dễ dàng và nhanh chóng lãng quên quảng cáo.

* Phương tiện quảng cáo chủ yếu

Biển đề tên cơ sở kinh doanh, tủ kính quảng cáo, quảng cáo trên bao bì hànghoá, báo chí, panô - áp phích quảng cáo, quảng cáo bằng truyền hình, radio…

1.1.2.3 Quan hệ công chúng(PR)

* Khái niệm

Theo Viện Quan hệ công chúng Anh (England Institute of Public Relations IPR) thì: “PR là một hoạt động liên tục được lên kế hoạch nhằm nỗ lực thiết lập và duytrì uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng” Định nghĩanày nhấn mạnh đến việc PR là hoạt động được tổ chức thành chiến dịch hay mộtchương trình, kéo dài liên tục và phải có kế hoạch

Theo Frank Jefkins (tác giả cuốn sách Public Relations Frameworks doFinancial Times xuất bản) thì: “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kếhoạch, cả trong nội bộ và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nónhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau” Định nghĩa

Trang 11

này nhấn mạnh đến hoạt động có mục tiêu cụ thể và dựa vào đó để xây dựng các hoạtđộng và đánh giá hiệu quả hoạt động của PR.

Nhìn chung mục đích của PR là xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp vớicông chúng, muốn vậy, trước tiên, doanh nghiệp phải thực sự quan tâm tới lợi ích củacông chúng thông qua những việc làm cụ thể Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải làmcho công chúng hiểu được điều đó để họ quan tâm và ủng hộ Do đó, PR có thể đượcđịnh nghĩa đơn giản là “hãy làm việc tốt và nói cho công chúng biết điều đó”

* Lợi thế và bất lợi của PR

- Lợi thế: Chi phí trên đầu người tiếp cận được có thể thấp hơn các loại công cụkhác trong xúc tiến bán hàng, dễ tiếp cận với công chúng hơn, công chúng ít phòngngự hơn quảng cáo

- Bất lợi: Các hoạt động PR khó điều khiển trong một vài trường hợp, nỗ lực PRcủa mỗi doanh nghiệp gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ khác, khả nănglặp lại của các thông điệp bị hạn chế

* Các công cụ sử dụng trong PR

Tin tức, các ấn bản của doanh nghiệp, phim ảnh, trưng bày và triển lãm, tuyêntruyền, quảng cáo tổ chức, tổ chức các sự kiện (hội nghị, triển lãm, lễ kỷ niệm ), bàiphát biểu trước đám đông, các hoạt động công ích, hoạt động tài trợ

1.1.2.4 Bán hàng cá nhân

* Khái niệm

Có nhiều định nghĩa về bán hàng cá nhân như sau:

- Bán hàng cá nhân là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp trựctiếp giữa người bán hàng và khách hàng tiềm năng, trong đó người bán hàng có nghĩa

vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền

- Bán hàng cá nhân (trực tiếp) là công cụ quan trọng để tác động trực tiếp đếnkhách hàng tạo nên hành động mua và thu nhận thông tin phản hồi ngay lập tức Bánhàng cá nhân đòi hỏi phải có kỹ năng và nghệ thuật và phải được tiến hành theo mộtquy trình nhất định

5 Philip Henslowe (2007), Những bí quyết căn bản để thành công trong PR, NXB Trẻ.

Trang 12

Một cách tổng quát, bán hàng cá nhân là sự giới thiệu bằng miệng về sản phẩm vàdịch vụ của người bán hàng qua đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng

nhằm mục đích bán hàng.

* Lợi thế của Bán hàng cá nhân

- Ưu thế lớn nhất của bán hàng cá nhân là khả năng đo lường được hiệu quả của nó

- Có khả năng nhằm đúng mục tiêu và cá nhân hóa mối quan hệ mua bán

- Có khả năng tạo ra hành động

Các nội dung của hoạt động xúc tiến bán hàng có vai trò quan trọng như nhau Đểhoạt động xúc tiến bán hàng có hiệu quả, các doanh nghiệp thường sử dụng tổng hợpcác nội dung của các hoạt động xúc tiến Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể, thờigian và không gian cụ thể mà vị trí của các nội dung trên sẽ được các doanh nghiệpsắp xếp khác nhau

1.1.3 Nội dung của hoạt động khuyến mãi

1.1.3.1 Xác định mục đích của khuyến mãi

Các mục tiêu khuyến mãi sản phẩm phải phù hợp với thị trường mục tiêu củadoanh nghiệp và nhu cầu của thị trường đó Tất nhiên mục tiêu cuối cùng là làm chokhách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp Tuy vậy, việc mua hàng của khách hàng

là kết quả của quá trình quyết định kéo dài Quá trình quyết định mua hàng không phải

là một quá trình đơn giản Các doanh nghiệp cần phải biết rõ hiện tại khách hàng mụctiêu đang ở vị trí nào trong quyết định mua hàng của họ và giai đoạn sau sẽ làm gì.Chính điều này sẽ quyết định các mục tiêu khuyến mãi sản phẩm sau đây:

- Khơi dậy mối quan tâm đối với sản phẩm, ngay cả khi khách hàng chưa biếttới sự tồn tại của sản phẩm

- Thông báo cho khách hàng về sản phẩm và lợi ích của nó khi họ không biết rõ

về sản phẩm, về cách vận hành và những lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại

- Tạo lòng tin đối với sản phẩm và doanh nghiệp khi khách hàng đã biết về sảnphẩm nhưng chưa hoàn toàn tin vào giá trị của sản phẩm

- Thuyết phục khách hàng rằng các lợi ích của sản phẩm lớn hơn chi phí họ bỏ

ra và để họ quyết định mua sản phẩm

Trang 13

1.1.3.2 Chọn lựa phương tiện truyền thông

Người phát tin phải căn cứ vào đối tượng nhận tin ( khách hàng mục tiêu ) cũngnhư căn cứ vào đặc điểm ngôn ngữ của phương tiện truyền thông mà lựa chọn kênhtruyền thông phù hợp Nhìn chung có hai loại kênh truyền thông: kênh truyền thôngtrực tiếp và kênh truyền thông gián tiếp

- Truyền thông trực tiếp: là hai hay nhiều người sẽ truyền thông trực tiếp vớinhau Họ có thể truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp nhân viên với đối tượng, qua điệnthoại hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân Những loại kênh này có hiệu quả vìnhững người tham gia có khả năng phản hồi thông tin

- Truyền thông gián tiếp: là hình thức chuyển các thông điệp đi mà không cần

có sự tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp Chúng bao gồm các phương tiện truyền thôngđại chúng, bầu không khí và các sự kiện

+ Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm những phương tiện dướidạng ấn phẩm ( thư trực tiếp, báo và tạp chí ), những phương tiện truyền thông quảng

bá ( truyền thanh, truyền hình ), những phương tiện truyền thông điện tử ( băng ghi âm

và ghi hình, đĩa ghi hình, internet )…Hầu hết các thông điệp gián tiếp đều được truyềntải qua các phương tiện thông tin có trả tiền

+ Các sự kiện là những phương tiện truyền thông có hiệu quả, người truyền tin

có chủ ý tuyên truyền các thông điệp đặc biệt đến khách hàng mục tiêu nhân những sựkiện chính trị, xã hội, hoặc sự kiện của công ty với những hình thức phong phú nhưhọp báo, hội chợ …

Mặc dù có ít hiệu quả hơn truyền thông trực tiếp, các phương tiện truyền thôngđại chúng có thể là công cụ chủ yếu khuyến khích truyền thông trực tiếp

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát hoạt động xúc tiến bán hàng tại các doanh nghiệp bia Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường bia là một trong những thị trường đang có sự cạnhtranh sôi động Bia ngày càng trở thành thứ đồ uống thông dụng, với sức cầu khôngngừng tăng lên, khiến cho nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này Sự bùng nổ thịtrường bia trong một vài năm gần đây minh chứng điều đó Những nhà sản xuất bia đã

và đang tiến hành nâng công suất như: tổng công ty Bia Hà Nội, công ty Bia Huế, tổng

Trang 14

công ty Bia Sài Gòn, công ty Bia Vinh Bên cạnh đó một số tập đoàn lớn nhưAnhueuser - Busch (Mỹ), Carlsberg (Đan Mạch), Heineken (Hà Lan) đang tìm mọibiện pháp tăng đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất bia, chủ yếu là đầu tư tài chính

Trong một thị trường nóng như vậy, hoạt động truyền thông ngày càng đượccác doanh nghiệp sản xuất bia quan tâm và coi trọng Trên thực tế, tại hầu hết các hãngbia thành công, hoạt động marketing và xúc tiến bán hàng đều phát triển Ngược lại, ởnhững doanh nghiệp phá sản hay làm ăn không có hiệu quả, hoạt động marketing vàxúc tiến bán hàng còn yếu Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động xúc tiến bán hàngcủa các doanh nghiệp bia Việt Nam có thể thấy rằng, trong ngành Bia, những hìnhthức của xúc tiến bán hàng thường hay được dùng nhất đối với hầu hết các doanhnghiệp là: quảng cáo, khuyến mại, tiếp đến là các hình thức bán hàng cá nhân, tuyêntruyền, marketing trực tiếp Tuy nhiên, đối với từng doanh nghiệp khác nhau thì mức

độ áp dụng các hình thức khác nhau, tần suất, thời lượng và phương tiện cũng khácnhau

1.2.2 Khái quát hoạt động xúc tiến bán hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động kinhdoanh và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thật

sự chú trọng đến hoạt động xúc tiến bán hàng một cách toàn diện Đa số các doanhnghiệp chỉ chú trọng đến chiến lược khuyến mãi với nhiều hình thức khác nhau, cònnhững hình thức khác hầu như chưa được chú trọng đúng mức, như quảng cáo, quan

hệ công chúng, bán hàng cá nhân Những hoạt động này không chỉ nhằm mục đíchtrực tiếp là lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp mình ngay lập tức, mà đôi khinhằm mục đích tạo ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng, về mảng này đa số doanhnghiệp còn rất yếu, vì họ e ngại rằng phải bỏ ra nguồn chi phí lớn để xúc tiến bán hàngtheo những hình thức này mà hiệu quả chưa thấy ngay lập tức Đây rõ ràng là mộtnhận định sai lầm Thực tiễn cho thấy, công ty TNHH Bia Huế từ khi ra đời đã khôngngừng nỗ lực với những chiến lược xúc tiến rất hoành tráng, như quảng cáo, khuyếnmãi, tài trợ, tổ chức sự kiện với chi phí rất lớn, nhưng bù lại họ đã đem lại ấn tượngtốt trong tâm trí khách hàng và vì vậy họ đã thu hút một lượng khách hàng rất lớn đếnvới công ty Đây là điều mà không phải công ty nào cũng làm được

Trang 15

Do đó, nghiên cứu về vấn đề này, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp doanhnghiệp có cái nhìn mới hơn, toàn diện hơn Doanh nghiệp không chỉ cung cấp chokhách hàng những sản phẩm tốt nhất, mà còn phải cung cấp những dịch vụ làm hàilòng khách hàng, đó là những chiến lược xúc tiến bán hàng có hiệu quả.

Trang 16

Chương 2 THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI BIA LON HUDA TRONG DỊP TẾT TÂN MÃO NĂM 2011 CỦA CÔNG TY TNHH

BIA HUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Bia Huế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 20/10/1990, nhà máy Bia Huế được thành lập theo Quyết định số 402QĐ/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có vốngóp từ các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân hàng

Số vốn đầu tư ban đầu của nhà máy là 2,4 triệu USD Ngay sau khi được thành lập, sảnphẩm đầu tiên của nhà máy là Bia Huda được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhấtcủa hãng DANBREW CONSULT, Đan Mạch đã nhanh chóng có mặt trên thị trường,đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong cả nước

Năm 1994, nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International(TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) tại giấyphép số 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn Việt Nam 50%, Đan Mạch 50% Đâythực sự là một bước ngoặt trọng đại trong quá trình phát triển của đơn vị Từ đây, nhàmáy Bia Huế chính thức mang tên Công ty Bia Huế Do chất lượng sản phẩm luônđảm bảo, giá thành hợp lý, được khách hàng ưa chuộng nên mặc dù sản lượng cungứng của Công ty Bia Huế luôn tăng mạnh nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu củathị trường Từ công suất ban đầu là 3 triệu lít/năm, đến năm 2003 công suất đưa lên 50triệu lít/năm

Năm 2005, dự báo được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng, nhất làtrong những thời điểm "nóng" như: lễ hội Festival, mùa hè, mùa tết, ngày lễ, mùa bóngđá , Công ty đã tiến hành xây dựng thêm một nhà máy bia tại Khu công nghiệp PhúBài với công suất 100 triệu lít/năm

Năm 2007 công suất đã lên đến gần 110 triệu lít/năm, Công ty Bia Huế đã cónhững thành tích xuất sắc với sản lượng đạt 108 triệu lít, tăng 25,13% so với năm

Trang 17

trước; doanh thu đạt 1.059 tỷ đồng, tăng 31%; nộp ngân sách 529 tỷ đồng, tăng14,75%, chiếm hơn 1/3 tổng thu ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày 29/4/2008, nhà máy chính thức được khánh thành và những mẻ bia đầutiên đậm đà phong vị Huế đã ra đời trong sự đón chào của tất cả người tiêu dùng

Năm 2009 đến nay Công ty TNHH Bia Huế không ngừng nâng cao chất lượng

và đổi mới mẫu mã các nhãn hiệu bia, luôn chú trọng đến công tác quảng bá, giới thiệusản phẩm Nhờ vậy, sản phẩm của Công ty được khách hàng rất tin dùng và gắn bó,không chỉ tại miền Trung mà còn vươn xa đến các tỉnh thành phía Nam, phía Bắc vàTây Nguyên Không chỉ tập trung vào việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, công tácxuất khẩu cũng được Công ty quan tâm ngay từ những năm đầu tiên thành lập Sảnphẩm Bia Huda đã có mặt tại thị trường Mỹ từ năm 1994 Đến nay, thị trường xuấtkhẩu của Công ty đã được mở rộng ra nhiều nước khác trên thế giới như: Anh, Pháp,Tây Ban Nha, Úc, Canada, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia……

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Bia Huế

* Chức năng của công ty TNHH Bia Huế

- Sản xuất các loại bia phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

- Hạch toán độc lập và có kết quả kinh doanh cao

- Làm nòng cốt cho ngành công nghiệp thực phẩm ở Thừa Thiên Huế thúc đẩycác ngành công nghiệp khác phát triển

* Nhiệm vụ của công ty TNHH Bia Huế

- Thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà hoạt động quản trị giao cho

với kế hoạch kinh doanh hàng năm và mục tiêu đặt ra của mình

- Xây dựng và thực hiện kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, tự bù đắp chi phí, trang trải vốn

- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, tiền lương

- Không ngừng nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sảnphẩm, công suất sản xuất, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và giảm thiểu chi phí

- Làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng xã hội

- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết với cácchủ đầu tư và khách hàng

Trang 18

- Không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đào tạo, bồidưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ côngnhân viên của công ty.

- Thực hiện đầy đủ nghiệp vụ đối với ngân sách nhà nước

- Thực hiện theo các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu

và giao dịch đối ngoại

- Làm tốt công tác trật tự xã hội trong khu vực nhà máy, thực hiện đúng điềuluật bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng

- Thực hiện các hoạt động xã hội

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh

Những thành quả mà Công ty Bia Huế đạt được như ngày hôm nay là do chínhsách đổi mới kịp thời, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của một quá trình phấn đấucủa tập thể cán bộ, công nhân viên toàn Công ty và đặc biệt là sự đổi mới về phươngthức quản lý Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH BiaHuế được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng Nhìn chung, bộ máy tổ chức quản lýcủa công ty khá đơn giản, chặt chẽ, bảo đảm tính độc lập, thống nhất Do vậy mệnhlệnh ban ra ít qua khâu trung gian nên đảm bảo tính cập nhật, kịp thời, chính xác Cóthể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty theo sơ đồ cụ thể sau:

- Trong công ty đứng đầu là HĐQT HĐQT do các bên cử ra với nhiệm vụ làhoạch định các chính sách, chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn cho công ty, đề cửcác chức danh chủ chốt trong công ty Nhiệm kỳ của HĐQT tùy thuộc vào quy định củađiều lệ liên doanh Đối với công ty TNHH Bia Huế, nhiệm kỳ của HĐQT là 3 năm

- Tổng giám đốc do HĐQT bầu ra để điều hành công ty Tổng giám đốc cónhiệm vụ chỉ đạo toàn diện về công tác sản xuất kinh doanh của công ty, có quyềnquyết định tất cả những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý hoạt động hàng ngày củaCông ty hoặc theo ủy quyền của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả hoạtđộng kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các vấn đề liênquan đến luật pháp hiện hành

- Giám đốc tài chính: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng giámđốc của Công ty về chỉ đạo và tổ chức công tác kế toán Là người tham mưu cho Tổng

Trang 19

giám đốc về các quyết định tài chính của công ty, chỉ đạo việc tổ chức bộ máy, tổ chứcviệc hạch toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình tài sản, nguồn vốn, kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình trích nộp ngân sách lên cấp trên Đồngthời tổ chức hướng dẫn và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kế toán tài chính vàxác đinh kết quả kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác của cácbáo cáo đó Ngoài ra, giám đốc tài chính còn kiêm nhiệm công tác kế toán quản trịphục vụ cho nhu cầu quản lý của công ty Giám đốc tài chính quản lý trực tiếp 3phòng: Phòng kế toán, Phòng tài chính và bộ phận kho.

- Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về sự vận hành, hoạt động của tất cảmáy móc thiết bị của công ty, bảo đảm cho máy móc hoạt động tốt phục vụ cho sảnxuất một cách hiệu quả, nâng cao năng suất hoạt động của máy khi cần thiết để hoànthành kế hoạch để ra và dảm bảo an toàn lao động Thực hiện các chức năng và nhiệm

vụ liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất như: mua nguyên vật liệu, quản lý nấu,quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý kho bãi,… Tổ chức nghiên cứu sản phẩm, thínghiệm đưa ra sản phẩm mới Tổ chức sửa chữa, đề nghị mua mới hay thanh lý máymóc thiết bị, dây chuyền khi cần thiết giám đốc kỹ thuật phụ trách hai nhà máy: nhàmáy Phú Bài và nhà máy Phú Thượng, với 6 bộ phận chính: Phân xương Chiết, Côngnghệ, Thí nghiệm, Cơ điện, Nấu và Kho

- Giám đốc tiếp thị và tiêu thụ: Vạch ra kế hoạch, chiến lược tiếp thị, tìm các ýtưởng, sáng kiến hay cho việc quảng bá sản phẩm của Công ty, mở rộng thị trường tiêuthụ cho Công ty Đảm bảo cho sản phẩm của Công ty được mọi người biết đến vàđược tiêu thụ tốt nhất Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc quảng bá và tiêuthụ sản phẩm cho Công ty

- Trưởng phòng nhân sự: Tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho Công

ty Tham mưu cho Giám đốc về công tác sắp xếp cán bộ và cơ cấu tổ chức phù hợp vớinăng lực của từng người, đề ra và thực hiện các biện pháp thưởng, phạt chính xác, kịpthời Theo dõi ý thức và kết quả làm việc của nhân viên để tiến hành chấm công, khenthưởng cũng như xử phạt Tiến hành giải quyết các khiếu nại của nhân viên khi có cáctình huống xảy ra, phổ biến các chủ trương của Đảng và các đường lối của Công ty

Trang 20

Trưởng phòng nhân sự phải bảo đảm quyền lợi cho công nhân viên để mọi người laođộng cống hiến vì sự phát triển của tổ chức.

- Trưởng phòng hành chính: Đảm bảo cho các cá nhân và bộ phận trong công tythực hiện đúng chức năng của mình, tránh chồng chéo, đổ lỗi cho nhau Mua sắm các thiết

bị ban đầu, giấy tờ cho các văn phòng làm việc Tổ chức các cuộc họp lớn cho Công ty,đại hội cổ đông Phòng hành chính gồm có 3 bộ phận: Đội xe, Bếp ăn và Bảo vệ

Trang 21

Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bia Huế

Quan hệ trực tuyếnQuan hệ chức năng

PHÒNG CUNG ỨNG

GIÁM ĐỐC SALES &

MARKETING

GIÁMĐỐC TÀI CHÍNH

GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT

BỘ PHẬN QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

BỘ PHẬN MARKETING

BỘ PHẬN SALES

Trang 22

2.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty TNHH Bia Huế

Lao động là yếu tố then chốt quan trọng trong hoạt động kinh doanh và nó cóảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với việcquản trị nhân sự, Jim Keyser có viết “ Các công ty ngày nay hơn nhau không chỉ dophẩm chất, trình độ và sự gắn bó của công nhân với công ty – nghĩa là các nhà quản trịcần nhận ra và đề ra các chiến lược quản trị nguồn tài nguyên nhân sự của mình mộtcách hiệu quả” Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng lao động của công ty TNHH BiaHuế được thực hiện qua bảng 2

Bảng 2: Tình hình lao động của công ty TNHH Bia Huế

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh ( 2010/2009)

(Nguồn: Phòng nhân sự - Công ty TNHH Bia Huế)

Qua 2 năm thì số lượng lao động của công ty có sự biến động, năm 2010 laođộng tăng lên 9 người tức tăng 1.66% so với năm 2009 Sỡ dĩ như vậy là do quy môsản xuất của công ty ngày càng tăng lên, nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm củacông ty ngày càng tăng lên, đòi hỏi phải có lượng lớn lao động để phục vụ

- Xét về cơ cấu lao động phân theo giới tính: Năm 2010 lao động nam tăng lên0.47% và lao động nữ tăng lên 5.98% so với năm 2009 Phần lớn lao động nam là laođộng trực tiếp tham gia sản xuất tại phân xưởng dây chuyền sản xuất bia Ngày nay thị

Trang 23

trường của công ty ngày càng mở rộng, nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng lên dovậy số lượng lao động nữ tăng lên chủ yếu ở bộ phận văn phòng, bộ phận sales Cơcấu lao động này là hoàn toàn phù hợp với tính chất công việc của công ty.

- Xét theo tính chất công việc: Năm 2010 lao động trực tiếp tăng lên 51 ngườitức tăng 13.53% so với năm 2009 Lao động trực tiếp là lực lượng lao động của toàncông ty Lao động gián tiếp có xu hướng giảm, năm 2010 lao động gián tiếp giảm 42người tức giảm 25.15% so với năm 2009 Cơ cấu lao động này là hoàn toàn phù hợpvới đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

- Xét theo trình độ lao động: Nhìn chung lao động có trình độ đại học và sau đạihọc chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số lao động của công ty Năm 2010 trình độ đạihọc và sau đại học tăng lên 8 người tức tăng 4.26% so với năm 2009 Số lao động nàychủ yếu làm việc tại bộ phận văn phòng của công ty được đào tạo bài bản để có khảnăng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường

Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp tăng lên khá lớn trong tổng số laođộng của công ty Năm 2010 số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp tăng lên 82người tức tăng 53.25% so với năm 2009, tăng lên chủ yếu ở phân xưởng sản xuất Đây

là sự biến động khá lớn do nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất

Lao động phổ thông có xu hướng giảm trong tổng số lao động của công ty, năm

2010 lao động phổ thông giảm 81 người tức giảm 40.1% so với năm 2009 Sự giảm sútnày cho thấy lao động của công ty được tuyển vào ngày càng có trình độ, được đào tạochuyên nghiệp hơn Đây là một điều đáng vui mừng trong tổng số lao động của công ty

Tóm lại, qua 2 năm ta thấy đội ngũ lao động của công ty có sự biến động tăng,

do quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng và nhu cầu tiêu thụ thị trường cao.Đây là một tín hiệu đáng mừng phần nào cho thấy việc kinh doanh của công ty đangtiến triển về quy mô và hiệu quả kinh doanh cũng tăng lên

2.1.5 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH Bia Huế

Mục tiêu quan trọng nhất của việc sử dụng vốn và tài sản là đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và hiệu quả cao

Trang 24

Nguồn vốn là một nhân tố không thể thiếu trong bất kì một hoạt động sản xuấtnào Để thấy rõ tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty Bia Huế hiện nay, ta phân tíchtình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm từ 2008 đến 2010.

Qua bảng thể hiện tổng tài sản, nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua

3 năm có sự thay đổi Năm 2008, tổng tài sản kinh doanh của công ty là 692.104 triệuđồng Sang năm 2009 là 910.937 triệu đồng, tăng 218.833 triệu, tương đương tăng31,6% Sự gia tăng này chủ yếu là do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng Tài sảnngắn hạn của doanh nghiệp là 214.404 triệu, đến năm 2009 là 426.374 triệu, tăng211.970 triệu, tương ứng tăng 98,86% Cụ thể nguyên nhân sự tăng mạnh của tài sảnngắn hạn là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng rất cao, tăng từ 44.658 triệunăm 2008 lên 278.582 triệu năm 2009, tương đương tăng 523,8%, tăng gấp 6 lần sovới năm 2008 Năm 2008, doanh nghiệp không đầu tư tài chính ngắn hạn nhưng đếnnăm 2009 doanh nghiệp có đầu tư vào khoản này 5.000 triệu Cũng trong năm 2009,các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên, từ 28.973 triệu năm 2008 lên46.845 triệu năm 2009, tăng 17.872 triệu, tương ứng tăng 61.68%

Tuy nhiên hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp giảm Năm

2008, hàng tồn kho của doanh nghiệp là 125.777 triệu, đến năm 2009 là 86.774 triệu,giảm 39.003 triệu, tương ứng giảm 31% Đây là một hiện tượng tốt cho doanh nghiệp

vì hàng hoá được sản xuất ra và tiêu thụ tốt Năm 2008, tài sản ngắn hạn khác củadoanh nghiệp là 14.995 triệu, năm 2009 là 9.173 triệu, giảm 5.822 triệu, tương ứnggiảm 38,8% Tài sản dài hạn của doanh nghiệp có tăng nhưng không đáng kể Năm

2008, tài sản dài hạn là 477.699 triệu, sang năm 2009 tài sản này là 484.563 triệu, tăng8.864 triệu , tương ứng tăng 1,44%, đó là do tài sản cố định của doanh nghiệp tăng từ469.312 triệu năm 2008 lên 478.448 triệu năm 2009, tức tăng 9.136 triệu, tương ứngtăng 1,95% Khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp không thay đổi qua các năm.Năm 2008, tài sản dài hạn của doanh nghiệp là 7.876 triệu, sang năm 2009 là 5.604,giảm 2.272 triệu, tương ứng giảm 28.8%

Năm 2010, tổng tài sản của doanh nghiệp là 1.009.581 triệu, tăng 98.644 triệu,tương ứng tăng 10,38% so với năm 2009 Sự gia tăng này chủ yếu là do các nguyênnhân sau: tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng từ 426.374 triệu lên 457.270 triệu,

Trang 25

tăng 30.896 triệu, tương ứng tăng 7,25% so với năm 2009 Cụ thể khoản đầu tư tàichính ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng từ 5.000 triệu năm 2009 lên 95.000 triệutrong năm 2010, tăng gấp 19 lần Tuy nhiên trong năm 2010 này thì doanh nghiệp cómột số khoản giảm đáng kể Cụ thể, tiền và các khoản tương đương tiền của doanhnghiệp giảm từ 278.582 triệu năm 2009 xuống 224.600 triệu trong năm 2010, giảm53.982 triệu, tương ứng giảm 19,38% Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệpcũng giảm 31.346 triệu, tương ứng giảm 66,9% so với năm 2009 Hàng tồn kho củadoanh nghiệp có xu hướng tăng lên, tăng từ 86.774 triệu năm 2009 lên 117.001triệunăm 2010, tức tăng 30.227 triệu, tương ứng tăng 34,8%, đây là một mức tăng khá cao,điều này thể hiện một dấu hiệu không tốt của doanh nghiệp Sự gia tăng lớn của hàngtồn kho báo động khả năng tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc là do các sảnphẩm dở dang ứ động không kịp đưa vào sản xuất Tài sản ngắn hạn khác của doanhnghiệp trong năm 2010 cũng giảm 4.005 triệu đồng, tương ứng giảm 43.66% so vớinăm 2009.

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp năm 2010 tăng 67.747 triệu, tương ứng tăng13,98%, chủ yếu là do tài sản cố định tăng từ 478.448 triệu năm 2009 lên 549.331triệu năm 2010, tăng 70.883 triệu, tương ứng tăng 14.8% Tài sản dài hạn khác ủadoanh nghiệp giảm 3.135 triệu, tương ứng giảm 55.94% so với năm 2009

Xét nguồn vốn của doanh nghiệp ta thấy Nợ phải trả tăng mạnh qua 3 năm.Năm 2009, nợ phải trả là 337.680 triệu, tăng 226.926 triệu, tương ứng tăng 204,9% sovới năm 2008 Năm 2010 nợ phải trả là 423.718 triệu, tăng 86.038 triệu, tương ứngtăng 25.48% so với năm 2009 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ít có sự thay đổi.Năm 2009 là 573.256 triệu , giảm 8.093 triệu, tương ứng giảm 1,39% so với năm

2008 Năm 2010 vốn chủ sở hữu là 585.863 triệu, tăng 20.774 triệu, tương ứng tăng2,2% so với năm 2009

Trang 26

Bảng 3: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty TNHH Bia Huế

( Đvt: triệu đồng )

2008

Năm 2009

Năm 2010

So sánh 2009/2008 2010/2009

B I Tài sản ngắn hạn 214.404 426.374 457.270 211.970 98,86 30.896 7,25

- Tiền và các khoản tương đương tiền 44.658 278.582 224.600 233.924 523,8 -53.982 -19,38

(Nguồn: Phòng kế toán- Công ty TNHH Bia Huế)

Trang 27

2.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế

Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hay không thìphải qua những kết quả mà nó đạt được Do đó việc phân tích kết quả hoạt động kinhdoanh là yếu tố đầu tiên và phần nào cho thấy hiệu quả của những chiến lược, chính sách

mà công ty đã đề ra để tăng doanh thu và lợi nhuận

Từ bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến năm 2010, tathấy rằng tổng doanh thu của công ty qua 3 năm có sự gia tăng đáng kể Cụ thể, năm 2009

có tổng doanh thu là 1.665.606 triệu đồng, tăng 375.907 triệu, tương ứng tăng 29,15% sovới năm 2008 Năm 2010, tổng doanh thu là 2.035.948 triệu, tăng 370.342 triệu, tươngứng tăng 22,23% Tổng doanh thu không ngừng tăng qua các năm thể hiện tình hình tiêuthụ của công ty ngày càng tốt, công tác tiêu thụ hoạt động có hiệu quả tốt Đồng thời,doanh thu tăng cũng thể hiện quy mô công suất của nhà máy liên tục được mở rộng vàđược khai thác hết công suất

Để hiểu rõ hơn tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty, ta phân tích doanh thuthuần và giá vốn hàng bán Năm 2008, doanh thu thuần của công ty là 759.253 triệu, sangnăm 2009 là 974.324 triệu, tăng 215.071 triệu, tương ứng tăng 28,33% Năm 2010, doanhthu thuần là 1.356.448 triệu, tăng 382.124 triệu, tương ứng tăng 39,23% so với năm 2009.Trong khi đó, giá vốn hàng bán năm 2009 là 543.027 triệu, tăng 126.669 triệu, tương ứngtăng 30,43% so với năm 2008 Năm 2010, giá vốn hàng bán 716.143 triệu, tăng 173.116triệu, tương ứng tăng 31,88% so với năm 2009 Như vậy, năm 2009 tốc độ tăng trưởng củadoanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán Điều này phần nào thểhiện giá thành sản xuất cao trong khi giá bán và sản lượng cũng tăng nhưng nhỏ hơn so vớitổng chi phí sản xuất Tuy nhiên đến năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuầncao hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán Năm 2009, lợi nhuận gộp của doanhnghiệp tăng từ 342.928 triệu năm 2008 lên 431.297 triệu, tăng 88.373 triệu, tương ứng tăng25,77% Năm 2010 là 640.305 triệu, tăng 209.008 triệu, tương ứng tăng 48,46% so với năm

2009 Lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm đều tăng đáng kể Năm 2008, lợi nhuận

Trang 28

trước thuế của doanh nghiệp là 161.938 triệu đồng, sang năm 2009 là 237.738 triệu, tăng75.800 triệu, tương ứng tăng 46,8% Đến năm 2010 là 392.103 triệu, tăng 154.365 triệu,tương ứng tăng 64,9% so với năm 2009 Góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế thì doanhthu hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng đều tăng Cụ thể, doanh thu hoạt động tàichính năm 2009 tăng 2.079 triệu, tương ứng tăng 22,77% so với năm 2008 Đến năm 2010,doanh thu này tăng 136,5% so với năm 2009 Thu nhập khác của doanh nghiệp năm 2008

là 198 triệu, năm 2009 là 460 triệu, tăng 132,3% so với năm 2007, năm 2010 là 3.752 triệu,tăng 715,6% so với năm 2009

Tuy nhiên các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản

lý doanh nghiệp và chi phí khác có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng củadoanh thu Cụ thể là chi phí tài chính năm 2009 là 4.861 triệu, giảm 4,29% so với năm

2008, sang năm 2010 là 11.947 triệu, tăng 145,77% so với năm 2009 Chi phí bán hàngnăm 2009 là 153.987 triệu, tăng 39.099 triệu, tương ứng tăng 34% so với năm 2008., đếnnăm 2010 chi phí này là 214.717 triệu, tăng 60.730 triệu, tương ứng tăng 39,44% so vớinăm 2009 Chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm tăng rất ít, năm 2008 là 32.560triệu, năm 2009 là 42.297 triệu, năm 2010 là 43.759 triệu Chi phí khác của doanh nghiệpgiảm từ 38.087 triệu năm 2008 xuống còn 4.083 triệu trong năm 2009, tương ứng giảm89,3% Đến năm 2010, chi phí này lại tăng lên 3.966 triệu, tương ứng tăng 97,13% so vớinăm 2009 Kết quả phân tích trên cho thấy trong 3 năm thì doanh nghiệp đã kinh doanh

có hiệu quả

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w