1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn quản trị kinh doanh hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH INTERSPACE việt nam

59 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 624,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, đi cùng với nó cũng là những rủi ro tiềm ẩn như những biến độngkhác nhau về tình hình tài chính, sự khác biệt về những đặc điểm văn hóa, luật pháp,chính trị,...Những rủi ro mà

Trang 1

TÓM LƯỢC

1 Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH

INTERSPACE Việt Nam”

2 Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Tươi

3 Giáo viên hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Nhàn

4 Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ ngày 12/10/2018 đến ngày 05/12/2018

5 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

 Tổng hợp những vấn đề lý luận về rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro trongkinh doanh tại doanh nghiệp

 Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACEViệt Nam

 Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công tyTNHH INTERSPACE Việt Nam

6 Nội dung chính:

Đề tài nói về tầm quan trọng, cần thiết của công tác quản trị rủi ro đối với doanhnghiệp nói chung và Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam nói riêng Hệ thống hóa

cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, kiểm soát rủi

ro và tài trợ rủi ro Làm nền tảng đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công

ty Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công tyTNHH INTERSPACE Việt Nam

7 Kết quả đạt được: Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp đại học.

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Tươi

LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Sau thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các vị lãnh đạo

và các anh chị tại đơn vị thực tập, em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề

tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam”

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Thị ThanhNhàn, cùng các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ em trong suốt quátrình thực hiện khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo, các đồng chí và các anh chị tại Công

ty TNHH INTERSPACE Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em để em có thể hoànthành bài khóa luận Em xin cảm ơn Chủ tịch Hội đồng quản trị Ông Đỗ Hữu Hưng vàcác anh chị khối văn phòng của công ty đặc biệt là phòng Sale trong Khối phát triểnkinh doanh đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành thời gian thực tập tại công ty Đặcbiệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị, các đơn vị công ty đã hỗ trợ em trongquan trình phỏng vấn thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô đang công tác tại trường Đại học ThươngMại đã tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu trong môi trường chuyênnghiệp qua bốn năm Em đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các thầy

cô để có thể hoàn thành khóa luận này

Trong quá trình hoàn thành khóa luận, em đã cố gắng vận dụng kiến thức trêngiảng đường và kiến thức thực tế một cách tốt nhất, tuy nhiên sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, do đó em rất mong có sự góp ý của các thầy cô

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Tươi

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Các khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro 6

1.1.1 Khái niệm rủi ro và đặc điểm của rủi ro 6

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh và phân loại rủi ro trong kinh doanh 7

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh và vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh 8

1.2 Các nội dung của công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp 10 1.2.1 Nhận dạng rủi ro 10

1.2.2 Phân tích rủi ro 11

1.2.3 Kiểm soát rủi ro 12

1.2.4 Tài trợ rủi ro 13

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp 13

1.3.1 Các nhân tố khách quan 13

1.3.2 Các nhân tố chủ quan 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH INTERSPACE VIỆT NAM 18

2.1 Khái quát về công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 18

Trang 4

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 18

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 19

2.1.3 Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 20

2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 21 2.2.1 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 21 2.2.2 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 32

2.3 Các kết luận về thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 36

2.3.1 Thành công và nguyên nhân 36

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 37

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY TNHH INTERSPACE VIỆT NAM 39

3.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 39

3.1.1 Mục tiêu kinh doanh 39

3.1.2 Mục tiêu chiến lược 39

3.1.3 Mục tiêu khác 39

3.2 Quan điểm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 40

3.2.1 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro phải mang tính chủ động, tích cực nhằm giảm nhẹ chi phí, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh 40

3.2.2 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro phải gắn liền với mục tiêu kinh doanh và phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của doanh nghiệp 40

3.2.3 Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro theo hướng chuyển giao rủi ro cho tác nhân khác

40 3.3 Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 41

3.3.1 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 41

Trang 5

3.3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 45

KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty 19 Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam 20 Bảng 2: Kết quả điều tra về mức độ xảy ra và khả năng tác động của các rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 22 Bảng 3: Thang điểm biểu hiện khả năng xảy ra và mức độ tác động của các rủi ro 23 Bảng 4: Khả năng xảy ra của những rủi ro chính thường gặp 24

Bảng 5: Ảnh hưởng của những rủi ro thường gặp tại công ty 29

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cũng như sự phát triển không ngừngcủa khoa học kỹ thuật thúc đẩy nhiều mô hình kinh tế, các loại hình doanh nghiệp pháttriển đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt hơn Vì vậy, đểtồn tại và phát triển được đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động, mềm dẻo và linhhoạt trong việc triển khai và sử dụng hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh, sử dụnghợp lý nguồn lực

Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã khẳng định quá trình đổi mới,

mở cửa để hội nhập kinh tế Nó mang đến cho các doanh nghiệp những cơ hội vô cùng

to lớn Tuy nhiên, đi cùng với nó cũng là những rủi ro tiềm ẩn như những biến độngkhác nhau về tình hình tài chính, sự khác biệt về những đặc điểm văn hóa, luật pháp,chính trị, Những rủi ro mà một doanh nghiệp gặp phải có thể kể đến như: rủi ro thiênnhiên, thị trường, giá cả, khách hàng,…Vì thế, quá trình thực hiện kinh doanh ở mỗidoanh nghiệp luôn đi cùng với quá trình phòng ngừa và khắc phục rủi ro có thể xảy ra.Qua những phân tích này thì có thể thấy công tác quản trị rủi ro tại công ty là vô cùngquan trọng Công tác quản trị tốt giúp góp phần hạn chế, giảm thiểu rủi ro, gia tăng lợinhuận cho doanh nghiệp Vì vậy, thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro trong từng quátrình, từng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là công việc hết sức cần thiết vàcấp bách

Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực:Dịch vụ - Marketing - Trực tuyến, thành lập năm 2015 và có trụ sở chính tại: Số 04,Ngõ 151B, Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội Qua hơn 2 tháng thực tập và quan sát, nghiêncứu các nguồn tài liệu khác nhau tại công, em thấy chỉ với hơn 3 năm thành lập, công

ty đã gặp phải khá nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh như: Rủi ro về chiến lược,rủi ro về khách hàng, rủi ro về tài chính… Từ những nghiên cứu và quan sát tình hìnhthực tế diễn ra tại doanh nghiệp, kết hợp với những kiến thức tích lũy được trên ghế

nhà trường, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 9

Lương Thị Hải Yến (2018) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần Công nghệ Phú Thành”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Tác giả đã

khái quát những lý thuyết liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro, từ đó đưa ra giảipháp tập trung hoàn thiện những công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp

Nguyễn Thị Hải Linh (2014) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Phúc Minh”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương

Mại Tác giả đã đi khảo sát vào các nội dung nghiên cứu, cách thức nghiên cứu vấn đềcũng như giải quyết được vấn đề được trình bày cụ thể và có tính thực tế cao

Lê Thị Lan (2014) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần Thương mại Phú Thái”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Tác giả đã đưa ra

một số lý luận về rủi ro và công tác quản trị rủi ro cũng như thực trạng và và giải phápnhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro giúp cho công tác quản trị rủi ro có tính thực

tế và thiết thực hơn trong công ty

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công

ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương

Mại Tác giả đã liệt kê và so sánh những rủi ro đã xảy ra và những rủi ro đã nhận dạngđược để đánh giá sự thành công và thất bại trong công tác quản trị rủi ro của công tymột cách cụ thể nhất

Phạm Thị Thu Hiền (2015) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Gia Nguyễn”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương

Mại Tác giả đã đưa ra những đánh giá khá chi tiết về thực trạng công tác nhận dạng,phân tích, kiểm soát và tài trợ trong công ty cũng như đề xuất những giải pháp giúphoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty

3 Mục tiêu nghiên cứu

 Tổng hợp những vấn đề lý luận về rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro trongkinh doanh tại doanh nghiệp

 Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Công ty TNHHINTERSPACE Việt Nam

 Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công tyTNHH INTERSPACE Việt Nam

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHHINTERSPACE Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi nghiên cứu về không gian

Nghiên cứu được thực hiện với Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam, địađiểm hoạt động tại Số 04, Ngõ 151B, Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội

4.2.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian

Tập trung nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2017, các định hướng, giải pháp đưa

ra đến năm 2020

4.2.3 Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Tập trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro, đánh giánhững thành công và hạn chế của công tác này, từ đó tìm ra nguyên nhân để có thể đưa

ra những đề xuất về giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Vìvậy, nghiên cứu sẽ tập trung vào các hoạt động như:

 Nhận dạng rủi ro

 Phân tích rủi ro

 Kiểm soát rủi ro

 Tài trợ rủi ro

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Đề tài đã sử dụng 2 phương pháp là phương pháp điều tra và phỏng vấn để cóđược các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu

 Phương pháp điều tra

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã xây dựng mẫu phiếu điều tra tại Công tyTNHH INTERSPACE Việt Nam Phiếu điều tra được thiết kế gồm 8 câu hỏi bao gồm

cả trắc nghiệm và câu hỏi mở giúp cho người được hỏi có câu trả lời phù hợp nhất vềthực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty

Đối tượng điều tra: Chủ tịch hội đồng quản trị, Trưởng phòng các bộ phận, nhânviên các bộ phận

Số phiếu phát ra: 30 phiếu

Nội dung điều tra: Những câu hỏi xoay quanh vấn đề thực trạng công tác quản trịrủi ro trong hoạt động của công ty

 Phương pháp phỏng vấn

Trang 11

Để làm rõ được những vấn đề mà phiếu điều tra không làm rõ được, em đã xâydựng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn các Nhà quản trị, Trưởng phòng ban tại Công tyTNHH INTERSPACE Việt Nam về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh tại công ty, tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng cá nhân.

Nội dung phỏng vấn: Các câu hỏi không trùng lặp với các câu hỏi trong phiếuđiều tra mà tập trung chuyên sâu vào công tác quản trị rủi ro, làm rõ nguyên nhân dẫnđến rủi ro, khó khăn trong công tác thực hiện, các phương pháp, công cụ mà công tyđang áp dụng đem lại hiệu quả như thế nào, cần thay đổi, bổ sung những gì…

Đối tượng phỏng vấn:

 Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Đỗ Hữu Hưng

 Kế toán trưởng: Nguyễn Cẩm Chi

 Trưởng phòng kinh doanh Publisher ( Đối tác): Cao Thị Thu Hà

 Trưởng phòng kinh doanh Advertiser (Nhà cung cấp): Bùi Huy Dũng

 Trưởng phòng Marketing: Trần Thị Tân

 Nhân viên kinh doanh: Đào Thị Quỳnh, Trương Thành Công

Đối với nhà quản trị, các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào khai thác quan điểm vàtầm nhìn của nhà quản trị về công tác quản trị rủi ro Đối với nhân viên công ty, tậptrung khai thác những thực trạng của công tác quản trị rủi ro

5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

 Báo cáo kết quả công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH INTERSPACEViệt Nam từ năm 2015- 2017

 Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu của các khóa trước

 Các tài liệu từ website của công ty

 Các tài liệu được công bố trên các trang điện tử

 Giáo trình, tài liệu giảng dạy liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tài liệu từ cácbài báo, tạp chí khoa học

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được số phiếu điều tra đã phát ra, tiến hành tổng hợp, phân tíchcác kết quả trong phiếu điều tra nhận được Mỗi phương án có bao nhiêu người lựachọn, đưa về tỷ lệ phần trăm Từ các dữ liệu này đưa ra các nhận xét sơ bộ về nội dungnghiên cứu

 Phương pháp so sánh: Sử dụng các thông tin sơ cấp và thứ cấp đã thu thậpđược so sánh chúng với nhau từ đó rút ra kết luận thông qua chênh lệch của các sốliệu, thông tin Dựa vào những chênh lệch này để đánh giá và đưa ra các nhận định vềviệc hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty

Trang 12

 Phương pháp phân tích thống kê: Là phương pháp thống kê các dữ liệu thuthập được và tiến hành phân tích, tổng hợp lại theo các nhóm, các tiêu chí khác nhau.

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng biểu, phần phụ lục, lời kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE

Việt Nam

Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại

Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Các khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro

1.1.1 Khái niệm rủi ro và đặc điểm của rủi ro

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro

Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro Tùy theo cách tiếpcận khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về rủi ro.Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, không cố định mà luôn thay đổi Cóthể kể đến một số quan điểm về rủi ro như sau:

Theo từ điển Việt Nam: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”

Có nghĩa rằng, rủi ro luôn xảy đến bất ngờ, bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào, khiến cho

Trang 13

con người ta không thể kiểm soát được, và được gọi là rủi ro có nghĩa những điều xảyđến là những xấu, không tốt lành.

Theo PGS TS Nguyễn Thị Bích Loan, chương 1 giáo trình Quản trị rủi ro (2017) trường Đại học Thương Mại “Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu

xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con người hoặc tổ chức nào đó”, từ đây ta có thể thấy rủi

ro là một điều có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra Điều này dẫn đến nếu doanh nghiệpcàng dự báo được trước những rủi ro có thể xảy ra thì tổn thất gặp phải càng nhỏ hoặcthậm chí có thể triệt tiêu rủi ro

Theo Viện nghiên cứu Quản trị dự án Hoa Kỳ và Hiệp hội Quản trị dự án Vươngquốc Anh :“ Rủi ro - một sự kiện hay điều kiện không chắc chắn mà nếu chắc chắn xảy

ra sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mục tiêu của dự án Rủi ro - một sự kiệnhay tập hợp tình huống không chắc chắn có thế xảy ra sẽ ảnh hưởng đến việc đạt đượccác mục tiêu của dự án”

Đặc biệt Fank H.Knight lại có một quan điểm hoàn toàn khác về rủi ro khi coi

“Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được” Như vậy có thể thấy rủi ro là sựkiện không may xảy ra luôn gắn liền với hoạt động và môi trường sống của con người.Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất, là tổnghợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất

Từ những quan điểm trên, có thể rút ra một số nhận xét về rủi ro như sau:

 Rủi ro gắn liền với thực tiễn hoạt động kinh doanh và môi trường sống củacon người;

 Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực, vừa có thể gây ra tổnthất lại vừa có thể mang lại cơ hội, kết quả tích cực nếu khéo léo, xử lý năng động, tuynhiên đa phần kết quả của rủi ro là những thiệt hại không mong muốn;

 Rủi ro tồn tại khách quan và mang tính phổ biến

1.1.1.2 Đặc điểm của rủi ro

 Rủi ro mang tính tất yếu, luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp;

 Luôn có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận Khi rủi ro xuất hiện có thể mangđến cho doanh nghiệp những cơ hiệu kinh doanh mới đồng thời cũng mang lại nhữngthách thức cũng như thua lỗ trong kinh doanh khiến doanh nghiệp luôn phải đứngtrước bài toán ma trận rủi ro/lợi nhuận Một quyết định kinh doanh tốt khi công ty cânbằng được mức rủi ro có thể chấp nhận với việc đạt được các cơ hội kinh doanh tốt Sẽ

Trang 14

không hiệu quả nếu Công ty sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao chỉ đổi lại có được các cơhội kinh doanh hiệu quả thấp Tuy nhiên, cũng rất hiếm khi Công ty có được cơ hộikinh doanh tốt với một mức rủi ro thấp;

 Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng,phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty cũngnhư diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh và phân loại rủi ro trong kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Theo PGS TS Nguyễn Thị Bích Loan, chương 1 giáo trình Quản trị rủi ro (2017) trường Đại học Thương Mại “Rủi ro trong kinh doanh là một biến cố không

chắc chắn trong kinh doanh mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho các nhân hoặc tốchức tham gia hoạt động kinh doanh”

Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinhdoanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục đích kinhdoanh, tàn phá những thành quả hiện có, bắt buộc các chủ thể phải chi nhiều chi phíhơn về nhân lực, tài lực, vật lực trrong quá trình kinh doanh hoặc trong quá trình pháttriển của mình

Rủi ro trong kinh doanh có thế đến từ sự thay đổi của luật pháp, sự biến động

về tỷ giá tiền, hay sự sụt giảm của cổ phiều trên sàn chứng khoán Rủi ro cũng đến từ

sự cạnh tranh của đối thủ, khách hàng hay thậm chí đến từ chính nhân viên làm việctrong công ty

1.1.2.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh

 Phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro

Phân loại rủi ro theo nguyên nhân bao gồm rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội:

 Rủi ro sự cố là những rủi ro gắn liền với sự cố ngoài dự kiến của doanhnghiệp, thường là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

 Rủi ro cơ hội là những rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể,

mà ở đây thường là nhà quản trị của doanh nghiệp

 Phân loại rủi ro theo kết quả nhận được

Phân loại rủi ro theo kết quả nhận được bao gồm rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán:

 Rủi ro thuần túy là những rủi ro chỉ đơn thuần mang lại những tổn thất màkhông hề đem lại những lợi ích cho chủ thể Đây là loại rủi ro mà các doanh nghiệpkhông hề mong muốn

Trang 15

 Rủi ro suy đoán là rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt động đầu

tư, kinh doanh và đầu cơ

 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc của rủi ro

Phân loại theo tiêu thức nguồn gốc bao gồm: rủi ro đến từ môi trường vi mô

và rủi ro đến từ môi trường vĩ mô; như sau:

 Rủi ro đến từ môi trường vĩ mô đến từ những cấu thành của môi trường vĩ mônhư: chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội, thiên nhiên,…

 Rủi ro đến từ môi trường vi mô đến từ những nhân tố xung quanh doanh nghiệp:đối thủ cạnh tranh, khách hàng, cơ quan hữu quan, nhà cung cấp Thậm chí rủi ro cũngđến từ môi trường bên trong doanh nghiệp như những rủi ro về nhân sự, tài sản,

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh và vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh

1.1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, chương 1 giáo trình Quản trị rủi ro (2017)

trường Đại học Thương Mại “Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (baogồm đo lường và đánh giá) rủi ro, xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ đểkhắc phục các hậu quả của rủi ro”

Quản trị rủi ro theo quan điểm của Kloman, Haimes và các tác giả khác là việcđối phó với những sự kiện bất lợi đối với mình hay nói cách khác đó là việc xử lý đốivới những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra

Theo cách nhìn mới, với quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” thì quản trị rủi rođược định nghĩa là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và

có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mấtmát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơhội thành công

Từ những quan điểm trên có thể thấy các quan điểm đều thống nhất rằng hoạtđộng quản trị rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp đều bao gồm 4 hoạt độngchính: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro

1.1.3.2 Vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh

Thứ nhất, nhận dạng rủi ro ban đầu để có những động thái đối đầu phù hợp khi nhận

dạng rủi ro, doanh nghiệp đồng thời cũng lựa chọn những biện pháp đối phó phù hợp;

Thứ hai, phân tích rủi ro giúp quá trình xác định hiểm họa, nguyên nhân rủi ro và

dự tính tổn thất xảy ra;

Trang 16

Thứ ba, kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm né

tránh, phòng ngừa, giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quá trìnhhoạt động của tố chức;

Thứ tư, tài trợ rủi ro là tập hợp nhứng hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những

phương tiện để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dựphòng cho những chương trình để giảm bớt những bất trắc vả rủi ro hay để gia tăngnhững tác động tích cực

Tóm lại, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu sứ mạng

thông qua việc lựa chọn được một chiến lược ít rủi ro nhất, bảo vệ và tăng cường tàisản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hiệuquả sử dụng nguồn lực đồng thời giảm thiểu mức tháp nhất các tổn thất về người và tàisản cho doanh nghiệp

1.2 Các nội dung của công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh của

doanh nghiệp

1.2.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi

ro có thể xảy ra trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp

Việc nhận dạng rủi ro được tiến hành dựa trên cơ sở phân tích nguồn gốc quản trịrủi ro và đối tượng rủi ro (đối tượng chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra) Nguồn rủi ro làcác yếu tố môi trường - tổng hợp những yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan cómối quan hệ tương tác lẫn nhau, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp theochiều hướng tích cực hoặc tiêu cực

Đối tượng chịu rủi ro bao gồm: tài sản, nhân lực và trách nhiệm pháp lý củadoanh nghiệp

 Một số phương pháp nhận dạng rủi ro được sử dụng :

Thứ nhất, phương pháp phân tích báo cáo tài chính Nhà quản trị tiến hành phân

tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, dự báo ngân sách để tiến hànhxác định các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp Phương pháp này đượcđánh giá là khách quan, đáng tin cậy, có thể nhận diện những rủi ro suy đoán

Thứ hai, phương pháp thanh tra hiện trường Với phương pháp này, nhà quản trị

quan sát trực tiếp, tổng thế các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị mỗi bộ phận, mỗi cá

Trang 17

nhân trong doanh nghiệp Các thông tin được ghi chép tỉ mỉ để phục vụ công việcnghiên cứu và phân nhận dạng rủi ro tiềm năng, từ đó đưa ra nhưng giải pháp chủđộng ứng phó Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này nằm ở chỗ nhà quản trịmất khá nhiều thời gian trong việc quan sát hoạt động ở các bộ phận tại công ty, đặcbiệt đối với những công ty có quy môi nhân sự và cơ cấu tổ chức mở rộng.

Thứ ba, phương pháp làm việc với bộ phận khác của doanh nghiệp Nhà quản trị

có thể nhận dạng những rủi ro tiềm tàng thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cánhân và các bộ phận khác trong doanh nghiệp Thông tin nhận được có thể bằng lờinói hoặc văn bản

Thứ tư, phương pháp phân tích hợp đồng Nhà quản trị nghiên cứu rõ những điều

khoản hợp đồng tránh những rủi ro về pháp lý gây ra cho doanh nghiệp

Thứ năm, phương pháp phân tích số liệu tổn thất trong quá khứ Các số liệu trong

quá khứ cho phép nhà quản trị đánh giá các xu hướng của tổn thất mà doanh nghiệp đãtrải qua, từ đó, nhà quản trị có thể phân tích nguyên nhân, địa điểm rủi ro, các yếu tốảnh hưởng đến bản chất rủi ro doanh nghiệp đã gặp phải, từ đó có những kinh nghiệm

về những rủi ro mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải, lên phương án đề kiểm soát

và tài trợ nó

1.2.2 Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhângây ra rủi ro và phân tích những tổn thất Nội dung của phân tích rủi ro bao gồm: phântích hiểm họa, phân tích nguyên nhân rủi ro và phân tích tổn thất

 Phân tích hiểm họa

Là quá trình phân tích những điểu kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điềukiện, yếu tố làm gia tăng mức độ thiệt hại của rủi ro.Các bước phân tích hiểm họa baogồm:

 Liệt kê tất cả những hiểm họa đã biết (Liệt kế tất các các thảm họa mà doanhnghiệp đang và có nguy cơ sẽ phải đối mặt);

 Thu thập số liệu liên quan đến những hiểm họa đã biết này (Những số liệu liênquan đến thảm họa như khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng,…);

 Xác định những hậu quả có thể xảy ra (xác định mức độ tổn thất có thể gặpphải khi rủi ro xảy ra, mức độ thiệt hại);

 Thảo luận những biện pháp có thể sử dụng nhằm đề phòng và giảm nhẹ hiểm họa(sau khi đã đánh giá được mức độ tổn thất xảy ra, tiến hành lên kế hoạch cũng như đề bàncác giải pháp để giải quyết hậu quả cũng như tạo ra mức độ thấp nhất của tổn thất);

Trang 18

 Viết báo cáo phân tích hiểm họa (sau khi đã tổng hợp được tát cả thông tin vềhiểm họa thì tiến hành viết báo cáo).

 Phân tích nguyên nhân rủi ro

Là quá trình nhà quản trị xác định nguồn gốc gây rủi ro là gì?

Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tại doanh nghiệp: yếu tố con người vàyếu tố kỹ thuật Một số quan điểm về phân tích nguyên nhân rủi ro như sau:

 Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: phần lớn các rủi ro xảy rađều liên quan đến con người;

 Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: phần lớn rủi ro xảy ta đều

Phân tích tổn thất đã xảy ra là việc doanh nghiệp nghiên cứu những tổn thất gặpphải khi rủi ro xảy ra Việc phân tích những tổn thất đã xảy ra giúp doanh nghiệp tìm

ra được nguyên nhân gây và tần xuất xảy ra rủi ro, từ đó xây dựng chương trình ứngphó, giảm thiểu rủi ro phù hợp

Phân tích tổn thất dự đoán là việc doanh nghiệp dự đoán những tổn thất có thểxảy ra cho doanh nghiệp để từ đó có những chương trình ứng phó với những rủi ro đó.Nếu mức độ tổn thất của một rủi ro thấp hơn chi phí quản trị rủi ro, thì rủi ro này sẽđược chấp nhận

1.2.3 Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng những kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm nétránh, phòng ngừa, giảm thiểu và chuyển giao các rủi ro có thể xảy ra trong quá trìnhhoạt động của tổ chức Hoạt động kiểm soát tập trung vào các vấn đề:

Thứ nhất, né tránh rủi ro Theo đó, công ty thực hiện các biện pháp để chủ động

phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra và loại bỏ nguyên nhân xuất hiện của chúng

Thứ hai, chuyển giao rủi ro Doanh nghiệp tiến hành chuyển giao tác nhan gây

rủi ro cho chủ thể khác hoặc chuyển giao rủi ro bằng hợp đồng giao ước cho bên khác

và chịu thiệt hại nhất định

Trang 19

Thứ ba, giảm thiểu rủi ro Doanh nghiệp sử dụng những biện pháp nhằm giảm

ảnh hưởng cũng như giảm khả năng xảy ra của rủi ro Có hai cách giảm thiểu rủi ro:giảm nhẹ xác suất xuất hiện rủi ro và giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro khi rủi ro đãxuất hiện Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm thiều khả năng gây ra rủi

ro, nếu thất bại, sẽ cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng

Thứ tư, chấp nhận rủi ro Rủi ro chỉ được chấp nhận khi ở giai đoạn nhận dạng,

nhà quản trị xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại của nó nhưng chấp nhận giữ lại

để quản lý tốt hơn Việc chấp nhận rủi ro được thực hiện khi:

 Rủi ro được xem xét và đánh giá cẩn thận;

 Một quyết định về các biện pháp quản lý chi phí - hiệu quả được đưa ra khôngphát huy tác dụng;

 Chiến lược kinh doanh đề ra đòi hỏi phải sử dụng biện pháp chấp nhận rủi rotrong điều kiện có sự giám sát thường xuyên, liên tục

1.2.4 Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là tập hợp những hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phươngtiện để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng chonhững chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những tác động tíchcực Các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm:

Thứ nhất, tự tài trợ Tự tài trợ là phương pháp phổ biến để tài trợ rủi ro, theo

đó, doanh nghiệp nếu gặp tổn thất sẽ tự dùng nguồn tài chính của mình để bù đắp.Nguồn tài chính đó sẽ do doanh nghiệp tự lo liệu Phương pháp trên tuy tốn kém vềmặt tài chính nhưng nó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác tài trợ rủi ro;

Thứ hai, chuyển giao tài trợ rủi ro Có ba cách chuyển giao tài trợ rủi ro:

chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bào hiểm, chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm vàtrung hòa rủi ro Đây là phương pháp tài trợ rủi ro khá thụ động

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh

của doanh nghiệp

Trang 20

hội nhập kinh tế toàn cầu thì môi trường kinh tế chung của thế giới và môi trường kinh

tế của từng quốc gia sẽ không ngừng ảnh hưởng đến doanh nghiệp Những hiện tượngbiến đổi về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, đều gây ra những rủi ro bất ổn Đây là những rủi ro khá phức tạp và hầu như không thểlường trước được Vì vậy, nếu các nhà quản trị không xác định được rủi ro một cáchđúng đắn và không xây dựng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả thì hậu quản vôcùng nghiêm trọng Tuy nhiên những rủi ro tiềm tàng này không hẳn đều xấu, việcchúng ảnh hưởng tốt hay xấu còn phụ thuộc vào công tác quản trị rủi ro của chínhdoanh nghiệp

b) Nhân tố chính trị, Nhân tố pháp luật

Một doanh nghiệp kinh doanh trong một môi trường chính trị ổn định thì nguy cơxảy ra rủi ro càng nhỏ, và ngược lại Một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống chính trị hayluật pháp cũng tiềm ẩn những rủi ro to lớn gây nên những thiệt hại to lớn cho doanhnghiệp bởi rủi ro chính trị thường là nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro và tổn thất khác.Khi pháp luật thay đổi, các tổ chức cá nhân không nắm vững những thay đổi, khôngtheo kịp các chuẩn mực mới hoặc không phản ứng kịp thì chắc chắn sẽ gặp rủi ro vàtổn thất lớn

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có được lợi thế môi trường chính trị ổn định,tuy nhiên, hệ thống luật pháp của nước ta chưa được xây dựng một cách đồng bộ,luật chồng chéo luật nên doanh nghiệp gặp khá nhiều những rủi ro khi tiến hành cáchợp đồng kinh tế trong và ngoài nước

c) Các nhân tố kỹ thuật, công nghệ

Trong bối cảnh hiện nay, nhân tố công nghệ là nhân tố cần được quan tâm khithực hiện quản trị rủi ro Nhìn chung việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sảnxuất đòi hỏi nhà quản trị của doanh nghiệp phải có khả năng tiếp thu và ứng biến caotrước những thay đổi hết sức phức tạp của môi trường kinh doanh

d) Các nhân tố văn hóa xã hội

Văn hóa là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị rủi ro trong doanhnghiệp bởi nếu các nhà quản trị trong doanh nghiệp không có sự hiểu biết đầy đủ vềphong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, thói quen tiêu dùng…của các dântộc khác nhau , các khu vực , vùng miền khác nhau từ đó sẽ dẫn đến những chiến lượckinh doanh không phù hợp gây ra nhữn tổn thất cho doanh nghiệp

Trang 21

Các rủi ro từ môi trường xã hội có thể đển từ sự thay đổi cấu trúc xã hội, dân số, dân

cư Trong điều kiện hiện nay, nhóm các yếu tố văn hóa xã hội có nhiều biến động như:

 Sự thay đổi của trình độ dân cư

 Sự thay đổi thái độ, tập quán, thói quen tiêu dùng

 Du nhập lối sống mới từ các nền văn hóa trong và ngoài khu vực

Sự biến động của tất cả các nhân tố trên đều co thể gây ra những tác động tiêucực đến hoạt động kinh doanh của công ty cũng như gây khó khan cho công tác quảntrị rủi ro của doanh nghiệp Vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị cần phải có sự quan tâmđặc biệt đối với các điều kiện văn hóa xã hội ở nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động

để có thể hạn chế rủi ro xảy ra

e) Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Nó có thể gây ra rất nhiều những rủi ro khác nhau cho côngtác quản trị Thông thường, đây là những rủi ro khó nhận biết, xảy ra bất ngờ nên rấtkhó kiểm soát và ứng biến khi rủi ro xảy ra Những rủi ro do điều kiện tự nhiên khixảy ra sẽ gây thiệt hại trên quy mô rộng, tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp Gây khókhăn cho doanh nghiệp không chỉ ở khâu kiểm soát mà cả khâu nhận dạng rủi ro

1.3.1.2 Nhân tố môi trường vi mô

a) Khách hàng

Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, tuy nhiên, kháchhàng có rất nhiều sự lựa chọn Các rủi ro thường gặp phải đến từ phía khách hàng như:

Bị khách hàng gây sức ép, nhu cầu khách hàng giảm đột ngột, thị hiếu thay đổi,…Họ

có thể thấy hài lòng hoặc không hài lòng với sản phẩm của chúng ta, cũng có thể thấyhài lòng hơn với sản phẩm của doanh nghiệp khác Tất cả những rủi ro này đều ảnhhưởng đến quá trình nhận dạng, phân tích, kiểm soát, tài trợ rủi ro trong công tác quảntrị rủi ro của daonh nghiệp Chính vì vậy, bản thân doanh nghiệp phải chủ động thườngxuyên theo dõi khách hàng và dự báo những biến đổi về nhu cầu của họ để dự báo,nhận dạng và xây dựng chương trình ứng phó thích hợp

b) Đối thủ cạnh tranh

Đối với bất kỳ doanh nghiệp tham gia hoạt động trong nền kinh tế thì yếu tố quantâm nhất chính là đối thủ cạnh tranh Khi gia nhập thị trường, các doanh nghiệp phảixác định rõ đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu từng đối thủ để giúp nhận dạng các rủi rocạnh tranh từ đó đưa ra các thủ pháp cạnh tranh phù hợp Vì các đối thủ cạnh tranhcũng góp phần mang lại cho doanh nghiệp không ít những rủi ro: giá cả, mất thị phần,

Trang 22

mất khách hàng, làm giả nhái sản phẩm của công ty,…Bên cạnh đó các nhà quản trịcần nhận thức đầy đủ về cạnh tranh, không phải cạnh tranh luôn là đối đầu, mà có thể

là hợp tác, chia sẻ thị phần, thậm chí né tránh để tìm cơ hội đối phó, giảm thiểu rủi ro,

…Vì đối thủ cạnh tranh không chỉ gây trở ngại mà cũng là yếu tố thúc đẩy giúp doanhnghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo để thích nghi với môi trường ngày càng khốcliệt

c) Nhà cung ứng

Những rủi ro có thể đến từ nhà cung ứng bao gồm: giá thành nguyên vật liệu tăngnhanh, không ổn định, chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo, thậm chí việc nhàcung ứng bất ngờ không cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp cũng là một rủi ro

mà nếu xảy ra thì nó sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Chính vì vậy, để tạo đượclợi thế trước nhà cung ứng, công ty nên không ngừng duy trì mối quan hệ tốt đẹp vớinhà cung ứng vừa chủ động tìm kiếm các nhà cung ứng mới

d) Các cơ quan hữu quan

Những cơ quan ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty được kể đếnnhư chi cục thuế, UBND địa phương nơi công ty đặt địa điểm sản xuất, kinh doanh,đội quản lý thị trường Các cơ quan, đơn vị này có trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạtđộng của công ty sao và điều chỉnh phù hợp với luật pháp Việt Nam

xử lý tình huống xảy ra khi thực hiện công tác quản trị rủi ro

 Nhân viên

Các vấn đề về thái độ làm việc không tích cực, nhân viên nghỉ việc số lượng lớn,trình độ yếu kém của nhân viên,… hay xảy ra trong các công tác: Mua hàng, bán hàng,sai sót trong hợp đồng,…cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpkhi không đủ nhân sự đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường

b) Về tài sản

Trang 23

Rủi ro về tài sản trong doanh nghiệp có thể bao gồm: Rủi ro tài sản lưu độngthường được đề cập đến những rủi ro về tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồnkho, các khoản trả trước cho người bán, khoản phải thu của khách hàng,… Đây lànhững tài sản chưa thu hồi được tiền cho doanh nghiệp Các rủi ro có thể xảy ra nhưmất mát hàng tồn kho, không thu hồi được các khoản phải thu của khách hàng,…Rủi

ro tài sản cố định bao gồm nhưng rủi ro cháy nổ nhà xưởng, hỏng hóc thiết bị máymóc, công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất Đây là những rủi ro mà doanhnghiệp có thể nhận dạng được một ách dễ dàng hơn những rủi ro khác, hay nói cáchkhác doanh nghiệp có thể chủ độn hơn khi đứng trước những rủi ro này Điều này làmgiảm khó khăn trong công tác quản trị rủi ro của các công ty

Như vậy, trên đây là một số những yếu tố chủ yếu gây ảnh hưởng đến công tácquản trị rủi ro trong doanh nghiệp Ngoài ra nhân tố Chính sách Nhà nước cũng gâyảnh hưởng không nhỏ Chính vì vậy, công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là hếtsức quan trọng

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY

TNHH INTERSPACE VIỆT NAM

2.1Khái quát về công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam

INTERSPACE là một công ty công nghệ, cung cấp dịch vụ Marketing online,được thành lập từ năm 1999 tại Nhật Bản Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển,INTERSPACE là doanh nghiệp top đầu tại Nhật Bản với 40.000 khách hàng và500.000 đối tác, doanh thu năm 2017 là 280 triệu USD Từ năm 2013, với chiến lượcGlobal, INTERSPACE đã phát triển ra thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á với việcthành lập các công ty trực thuộc tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia Đến năm 2015,MOG Việt Nam liên doanh cùng INTERSPACE để thành lập INTERSPACE Việt Nam(ISVN) để cung cấp dịch vụ Tiếp thị liên kết (Marketing Online) tại thị trường ViệtNam MOG Việt Nam là một doanh nghiệp hàng đầu về Internet & Mobile, với 500nhân sự và 7 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Thanh toán online, Game &Entertainment, Advertising & Marketing online Trụ sở chính của INTERSPACE ViệtNam tại Số 04, Ngõ 151B, Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Chức năng: ACCESSTRADE là nền tảng trung gian kết nối các công ty cung

cấp sản phẩm, dịch vụ trực tuyến trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, giáo dục,tài chính ngân hàng, nhân sự, bảo hiểm,…với các đối tác truyền thông là doanh nghiệp

sở hữu các website, blog để đưa hàng hóa, dịch vụ của mình đến với người dùng

Nhiệm vụ: Cho phép người mua quảng cáo có thể tối ưu hóa hiệu quả của

mình, chủ động chọn lựa kênh quảng cáo, duyệt chi trả đơn hàng thành công.ACCESSTRADE phát triển với mục tiêu xây dựng nền tảng liên kết tiếp thị minhbạch, các giao dịch được quản lý chặt chẽ và báo cáo rõ ràng, gia tăng hiệu quả kinhdoanh và tạo niềm tin tuyệt đối cho các Nhà cung cấp và Đối tác

Trang 25

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty

( Nguồn : Phòng Nhân sự)

 Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Đỗ Hữu Hưng có là người quyết định chiếnlược và kế hoạch kinh doanh và phát triển của công ty Ban kiểm soát (BKS) có nhiệm

vụ kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện quy chế của công ty, điềuhành hoạt động kinh doanh của Công ty Ban Giám đốc (BGĐ) chịu trách nhiệm quản

lý điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty

 Dưới Ban Giám đốc là 3 khối bao gồm: Khối phát triển kinh doanh, khối kỹthuật và khối hỗ trợ Trong khối phát triển kinh doanh bao gồm các phòng nhỏ như:phòng sale, phòng phát triển đối tác, phòng vận hành, phòng marketing, phòng chămsóc khách hàng (CSKH) Mỗi phòng sẽ có một chức năng và nhiệm vụ riêng nhưngkhông tách rời mà liên quan và hỗ trợ cho nhau nhằm mục đích đề ra các hoạt động cóhiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng và phát triển công ty Trong khối kỹ thuật baogồm phòng hạ tầng, phòng phát triển sản phẩm và phòng kiểm soát chất lượng Khối

kỹ thuật chủ yếu thực hiện công tác kiểm soát chất lượng của hệ thống tích hợp Cuốicùng là khối hỗ trợ bao gồm: bộ phận tài chính, bộ phận nhân sự và bộ phận hànhchính Bộ phận hành chính nhân sự có chức năng tổ chức thực hiện các công việctrong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, chế độ chính sách, chăm

KHỐI PHÁT

KHỐI HỖ TRỢ

Phòng MARKE TING

Phòng CSKH Phòng

HẠ TẦNG

Phòng

PT SẢN PHẨM

Phòng KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

Bộ phận TÀI CHÍNH

Bộ phận NHÂN SỰ

Bộ phận HÀNH CHÍNHHĐQT

Trang 26

sóc sức khỏe cho người lao động,… Bộ phận tài chính chịu trách nhiệm trong các lĩnhvực về công tác tài chính, quản lý vốn, tài sản, quản lý chi phí và phân tích hoạt độngkinh tế.

2.1.3 Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

TNHH INTERSPACE Việt Nam

(Đơn vị : Nghìn đồng )

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh 2016-2015 2017-2016 Chênh lệch Tỷ lệ

(%) Chênh lệch

Tỷ lệ (%) Doanh thu về cung cấp

dịch vụ 12.266.737 45.377.820 235.218.717 33.111.083 269,93 189.840.897 418,36 Các khoản giảm trừ doanh

thu (khoản hoa hồng trả cho

Chi phí quản lý kinh doanh 1.800.000 2.400.000 9.352.298 600000 33,33 6.952.298 289,68

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh (=3-4-5) 1.320.021 10.485.346 58.535.040 9.165.325 694,33 48.049.694 458,26 Chi phí thuế thu nhập 290.404,62 2.306.776,12 12.877.708,8 2.016.371,5 694,33 10.570.932,6

8 458,26

Lợi nhuận sau thuế (=6-7) 1.029.616,38 8.178.569,88 45.657.331,2 7.148.953,5 694,33 37.478.761,3

2 458,26

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy năm đầu mớithành lập lợi nhuận sau thuế của công ty chưa quá hiệu quả do số tiền phải trả cho cácđầu Publisher - khá lớn so với doanh thu Điều này là chấp nhận được so với một công

ty mới thành lập và sở hữu một đội ngũ nhân viên trẻ tuổi

 Đến năm 2016, doanh thu và lợi nhuận trước thuế đã có sự tăng trưởng đáng kểcùng với đó là sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế Có thể nói rẳng, INTERSPACE đãđạt được thành công đầu tiên khi bước chân vào thị trường Việt Nam cũng như ngànhliên kết tiếp thị bắt đầu được thị trường đón nhận Đó là lý do vì sao doanh thu năm

2016 tăng hơn 200 % so với năm 2015 tương ứng lợi nhuận sau thuế cũng tăng hơn 6

Trang 27

lần Đến năm 2017 được xem là năm có bước phát triển vượt trội nhất khi doanh thu

đã tăng lên gấp hơn 5 lần so với năm 2016, nguyên nhân của việc tăng doanh thu mộtcách đột biến này có thể hiểu do INTERSPACE đã dần khẳng định được tên tuổi trênthị trường cũng như việc ứng dụng nền tảng “liên kết tiếp thị” được nổ ra mạnh mẽ tạithời điểm đó Điều này đã thể hiện một phần nào đó năng lực cạnh tranh của công tytrong việc giữ chân các đối tác cũng như tìm kiếm thêm các nhà cung cấp một cáchhiệu quả

2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam

2.2.1 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam

2.2.1.1 Nhận dạng rủi ro

a, Những rủi ro thường gặp tại Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam

Kết quả điều tra các nhân viên trong Công ty TNHH INTERSPACE Việt Namcho thấy, từ năm 2015-2017, công ty gặp phải một số rủi ro liên quan đến đối tác vàkhách hàng Nhược điểm của công ty là việc không trực tiếp tham gia vào quá trìnhmua và bán hàng mà chỉ đóng vai trò trung gian kết nối các nhà cung cấp và đối tácvới nhau Chính vì vậy, dễ dàng xảy ra tình trạng sau khi kết nối được với nhau thì cácnhà cung cấp và đối tác tự thỏa thuận với nhau về giá trên nền tảng không có sự gópmặt của công ty để giảm thiểu phần trăm hoa hồng phải trả cho công ty Ngoài ra, cònrất nhiều những rủi ro mà Công ty TNHH INTERSPACE Việt Nam có thể gặp phảitrong hoạt động kinh doanh của mình

Dựa vào phiếu điều tra ở Phụ lục 01, kết hợp với bài phỏng vấn ở phần phụ lục

02 và 03 cùng với những dữ liệu thứ cấp về công tác quản trị rủi ro của công ty, em đã nhận dạng được một số rủi ro chính, em tiếp tục tiến hành điều tra mức độ xảy ra và khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên câu hỏi: Ông (Bà) hãy đánh giá mức độ xảy ra và khả năng tác động của các rủi ro đến hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên thang điểm từ 1-5 Kết quả thu được như sau:

Trang 28

Bảng 2: Kết quả điều tra về mức độ xảy ra và khả năng tác động của các rủi ro đến hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp

Rủi ro chiến lược Rủi ro thị

trường Rủi ro hệ thống Rủi ro nhân sự

Rủi ro thông tin Rủi ro tài chính

Rủi ro thương hiệu Rủi ro đối tác Rủi ro văn hóa

Số phiếu Tỷ lệ

(%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Trang 29

Bảng 3: Thang điểm biểu hiện khả năng xảy ra và mức độ tác động

Dựa vào bảng 2, bảng 3 kết hợp với bài phỏng vấn ở phần phụ lục 02 và 03,

từ đó đưa ra được kết quả đánh giá mức độ xảy ra một số rủi ro chính mà Công tyTNHH INTERSPACE Việt Nam đã gặp phải thời gian qua trong quá trình thực hiệnhoạt động kinh doanh của mình:

Ngày đăng: 03/02/2020, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Alan H. Willent (1951) “The Economic Theory of Risk and Insurance” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Economic Theory of Risk and Insurance
[2] Frank H. Knight(1997), “ Risk Uncertainty and Profit” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Risk Uncertainty and Profit
Tác giả: Frank H. Knight
Năm: 1997
[3] Phạm Thị Thu Hiền (2015) “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Gia Nguyễn”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Côngty TNHH Thương mại và dịch vụ Gia Nguyễn”
[4] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tạiCông ty TNHH xuất nhập khẩu thiết bị Ánh Hồng
[5] Lê Thị Lan (2014) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần Thương mại Phú Thái”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phầnThương mại Phú Thái
[6] Nguyễn Thị Hải Linh (2014) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Phúc Minh”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công tyCổ phần Thương mại và Dịch vụ Phúc Minh
[7] Lương Thị Hải Yến (2018) “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần Công nghệ Phú Thành”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công tyCổ phần Công nghệ Phú Thành”
[8] Trường Đại học Thương Mại (2017) “Giáo trình Quản trị rủi ro”, nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị rủi ro
Nhà XB: nhà xuấtbản Hà Nội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w