1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng y tế trường học và kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ phụ trách y tế học đường ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên

6 179 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 189,21 KB

Nội dung

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, các tác giả đã điều tra 21 trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên cho thấy: 100% các trường có phòng y tế riêng, không có trường nào có diện tích phòng y tế và đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn. Có 19% số cán bộ y tế học đường làm công tác kiêm nhiệm, 90,4% cán bộ y tế học đường có trình độ là trung cấp.

Trang 1

THỰC TRẠNG Y TẾ HỌC ĐƯỜNG VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA CÁN BỘ PHỤ TRÁCH Y TẾ HỌC ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Triệu Thị Thơm, Nguyễn Việt Quang, Nguyễn Mai Phương

Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, các tác giả đã điều tra 21 trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phốThái Nguyên cho thấy: 100% các trường có phòng y tế riêng, không có trường nào có diện tích phòng y tế và đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn Có 19% số cán

bộ y tế học đường làm công tác kiêm nhiệm, 90,4% cán bộ y tế học đường có trình độ là trung cấp

Về kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế học đường: 61,9 - 90,5% có kiến thức khá về nội dung, chương trình, nhiệm vụ của y tế học đường; 9,5% số cán bộ y tế học đường cho rằng việc thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường và việc triển khai thường xuyên các chương trình YTHĐ tại trường là rất cần thiết; 100% các trường điều tra có triển khai khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh năm đầu và cuối cấp học; 33,3% các trường điều tra thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình

y tế học đường Các tác giả đưa ra khuyến nghị các trường phổ thông cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác y tế học đường và mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế học đường để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường học

Từ khóa: Y tế học đường

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Y tế trường học là một nghề đòi hỏi những kỹ

năng tổng hợp của nhiều chuyên môn, rất cần

thiết cho sự phát triển tâm sinh lý bình thường

của vị thành niên [2], [3] Tuy nhiên, công tác

này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập

Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học

thiếu về số lượng, chưa bảo đảm chất lượng,

hiện có trên 80% số trường học trong cả nước

chưa có cán bộ y tế chuyên trách; điều kiện

giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh,

sinh viên chưa bảo đảm do thiếu cơ sở vật chất,

trang thiết bị và kinh phí hoạt động

Các khó khăn, tồn tại nêu trên đã dẫn đến sự

gia tăng một số bệnh, tật ở lứa tuổi học đường

như cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh về

răng miệng, nhiễm giun sán, đặc biệt có

những bệnh không được phát hiện và điều trị

kịp thời đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển về thể chất và tinh thần của học sinh

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y

*

tế), hiện số trường có phòng y tế chỉ chiếm khoảng 20% tổng số trường [5] Trong tổng

số 32.218 trường học thuộc tất cả các khối học, chỉ có trên 5.346 trường (tỷ lệ 16,6%) có

bố trí cán bộ làm công tác y tế tại trường học Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là thực trạng công tác y tế học đường ở các trường tiểu học và trung học cơ sở của thành phố Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ làm công tác y tế học đường ra sao ? Họ đã làm được gì trong việc triển khai các chương trình y tế học đường? Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác y tế học đường của một

số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên

2 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của cán

bộ y tế trường học của một số trường tiểu học

và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên

Trang 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên

cứu

Đố i tượng nghiên cứu:

- Trường tiểu học và trung học cơ sở

- Cán bộ y tế trường học của các trường tiểu

học và trung học cơ sở

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng: các trường có

cán bộ y tế học đường

Đị a điểm nghiên cứu:

21 trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc

thành phố Thái Nguyên

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng

10 năm 2011

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế

nghiên cứu cắt ngang

Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu:

Chọn chủ đích 21 trường tiểu học và trung

học cơ sở thuộc Thành phố Thái Nguyên vì

các trường này đều có cán bộ làm công tác y

tế học đường

Chọn chủ đích cán bộ y tế học đường của các

trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc

Thành phố Thái Nguyên

Các chỉ tiêu nghiên cứu

Thực trạng y tế trường học

- Tỷ lệ cán bộ y tế học đường, trình độ của

cán bộ y tế học đường ở các trường tiểu học

và trung học cơ sở

- Tỷ lệ trang thiết bị y tế của phòng y tế học đường đạt tiêu chuẩn theo quy định

- Tỷ lệ cán bộ y tế học đường làm việc chuyên trách, kiêm nhiệm

Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế học đường

- Kiến thức: đánh giá qua 3 mức độ bằng cách chấm điểm (tốt, khá, trung bình) về nhiệm vụ của y tế học đường, nội dung quy định về hoạt động y tế học đường, các chương trình y

tế học đường, bệnh học đường, phân loại sức khỏe học sinh

- Thái độ: đánh giá qua 5 mức (rất cần thiết, cần thiết, không rõ, không cần thiết, rất không cần thiết) về các vấn đề nhu cầu cán bộ y tế học đường; sự phối hợp của chính quyền địa phương về hoạt động y tế học đường, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; triển khai các hoạt động y tế học đường

- Thực hành: đánh giá qua 2 mức độ (có làm

và không làm) về các chương trình y tế học đường thường xuyên được triển khai; truyền thông về các vấn đề y tế học đường, khám sức khỏe định kỳ

Phương pháp thu thập số liệu: theo bộ câu

hỏi điều tra được thiết kế sẵn bằng phỏng vấn

và quan sát

Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 11.5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác y tế học đường

Bảng 1 Thông tin về cán bộ y tế học đường ở trường tiểu học và trung học cơ sở tại TP Thái Nguyên

Địa điểm

Chỉ tiêu

Giới

Trình độ học vấn

Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ cán bộ là nữ chiếm trên 90% Trình độ học vấn của cán

bộ YTHĐ chủ yếu là trung học (chiếm 90,4%)

Trang 3

Bảng 2 Công việc của cán bộ y tế học đường

Địa điểm

Chỉ tiêu

Nhận xét: Qua bảng 2 cho thấy có 81% cán bộ YTHĐ là cán bộ chuyên trách và số cán bộ kiêm

nhiệm công tác y tế học đường chỉ chiếm < 20%

Bảng 3 Cơ sở vật chất của phòng y tế trường học

Địa điểm

Chỉ tiêu

Tiểu học (n = 11)

Trung học

cơ sở (n = 10)

Chung (n = 21)

Có đầy đủ các trang thiết bị y tế theo quy định 0 0 0 0 0 0

Nhận xét: Qua bảng 3 cho thấy 100% các trường điều tra có phòng y tế riêng Không có trường

nào có diện tích phòng y tế và đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn theo quy định

Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế trường học

Bảng 4 Kiến thức của cán bộ y tế học đường về nhiệm vụ, nội dung quy định, các chương trình y tế học

đường, bệnh học đường, cách phân loại sức khỏe học sinh

Địa điểm

Chỉ tiêu

Về nhiệm vụ YTHĐ

Về nội dung YTHĐ

Về chương trình YTHĐ

Về bệnh trường học

Về phân loại sức khỏe học sinh

Trang 4

Nhận xét: Qua bảng 4 cho thấy kiến thức của

CBYTHĐ về nhiệm vụ, nội dung cần thực

hiện, các chương trình YTHĐ, các bệnh học

đường, phân loại sức khỏe của học sinh chủ

yếu là đạt mức độ khá (61,9 - 90,5%), mức độ

tốt chiếm tỷ lệ chưa cao < 30%

Nhận xét: Qua bảng 5 cho thấy có 66,7% số

cán bộ y tế học đường cho rằng rất cần thiết

phải có CBYTHĐ, có 20% cho rằng cần thiết

thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường ở cấp học trung học cơ sở, cấp học tiểu học thì thấy không cần thiết phải thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường Ở các trường tiểu học có 54,5% rất cần thiết mở lớp tập huấn cho can bộ YTHĐ, ở các trường trung học cơ

sở chỉ có 20%

Bảng 5 Thái độ của cán bộ y tế học đường

Địa điểm

Chỉ tiêu

Cần cán bộ YTHĐ

Sự phối hợp ban ngành

Khám sức khỏe định kỳ

Thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường

Triển khai chương trình YTHĐ thường xuyên

Mở lớp tập huấn cho cán bộ YTHĐ

Bảng 6 Thực hành của cán bộ y tế trường học

Địa điểm

Chỉ tiêu

Triển khai các chương trình YTHĐ

Triển khai ≥ 50% các

Triển khai < 50% các

Thực hiện hoạt động truyền thông về YTHĐ

Khám sức khỏe định kỳ

Trang 5

Nhận xét: Qua bảng 6 cho thấy trong các

trường điều tra, có 33,3% thực hiện triển khai

≥ 50% các chương trình YTHĐ; 52,4% có

truyền thông về các chương trình YTHĐ;

100% có khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần;

Không có trường nào thực hiện khám sức

khỏe định kỳ cho học sinh lớp đầu và cuối

cấp học

BÀN LUẬN

Thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất

phục vụ y tế học đường

Chúng tôi tiến hành điều tra trong số 21

trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc thành

phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ cán bộ làm y

tế học đường chủ yếu là nữ trên 90%, trình độ

học vấn của cán bộ này chủ yếu là trình độ

trung cấp (90,4%), họ không có chuyên môn

về y tế học đường mà chủ yếu là điều dưỡng

Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Văn Tuấn tại thành phố Vinh (80%) Tuy

nhiên, số cán bộ làm công tác y tế học đường

vẫn còn 19% là cán bộ kiêm nhiệm (tại thành

phố Vinh theo Nguyễn Văn Tuấn là 11,1%)

Về cơ sở vật chất tại các trường đã điều tra

cho thấy 100% có phòng y tế riêng nhưng

diện tích phòng không đạt tiêu chuẩn và trang

thiết bị dùng trong y tế học đường không đầy

đủ theo quy định Kết quả này tương tự kết quả

điều tra của Nguyễn Văn Tuấn tại thành phố

Vinh [4]

Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y

tế học đường

Về kiến thức hầu hết cán bộ YTHĐ đều có

kiến thức khá về nhiệm vụ, nội dung cần thực

hiện, các chương trình YTHĐ, các bệnh

trường học, phân loại sức khỏe của học sinh

chủ yếu là mức độ khá (61,9 - 90,5%); Số cán

bộ y tế học đường có kiến thức tốt còn thấp (<

30%) vì số cán bộ này chưa được đào tạo cơ

bản về y tế học đường mà chủ yếu được biết

qua hình thức tự học và tập huấn Về thái độ

của cán bộ y tế học đường cho rằng việc

thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc

bệnh học đường và việc triển khai thường

xuyên các chương trình YTHĐ tại trường chỉ

có 9,5% là rất cần thiết và 9,5 đến 14,3%

không rõ Như vậy các cán bộ y tế học đường

ở các trường đã tiến hành điều tra chưa thực

sự hiểu rõ tầm quan trọng của công tác y tế học đường Về thực hành của cán bộ y tế trường học có 33,3% thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình YTHĐ, 100% có khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần; Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh lớp đầu và cuối cấp học Điều này cho thấy việc triển khai các chương trình y tế học đường ở các trường tiểu học và trung học cơ

sở tại thành phố Thái Nguyên chưa được đầu

tư và quan tâm đúng mức

KẾT LUẬN

Thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ YTHĐ

- 100% các trường có phòng y tế riêng

- Không có trường nào có diện tích phòng y tế đạt tiêu chuẩn và đầy đủ các trang thiết bị y tế theo quy định

- Có 19% số cán bộ y tế học đường làm công tác kiêm nhiệm

- 90,4% cán bộ y tế học đường có trình độ là trung cấp

Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y

tế học đường

- 61,9 đến 90,5% số cán bộ y tế học đường có kiến thức khá về nội dung, chương trình, nhiệm vụ về y tế học đường

- 9,5% số cán bộ y tế học đường cho rằng việc thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường và việc triển khai thường xuyên các chương trình YTHĐ tại trường là rất cần thiết

- 100% các trường điều tra có triển khai khám sức khỏe định kỳ cho học sinh

- Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh đầu, cuối cấp học

- 33,3% các trường điều tra thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình y tế học đường KHUYẾN NGHỊ

1 Các trường phổ thông cần trang bị đầy đủ

cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác y tế học đường

2 Cần mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế học đường để nâng cao kiến thức, thực hành trong công tác y tế trường học

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân và cs

(2003), Tình hình cong vẹo cột sống va cận thị của

học sinh thành phố Hà Nội Thực trạng và giải

pháp phòng ngừa Đề tài KHCN cấp Bộ mã số

B2000-40-87

[2] Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân (2008),

phân tích cơ chế phối hợp liên ngành trong công

tác y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ năm 2008

Tạp chí Y học thực hành số 634-2008, tr 85 -9

[3] Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương (2008), Thực trạng hoạt động Y tế trường học qua phỏng vấn học sinh tại huyện Tam Nông,

tỉnh Phú Thọ năm 2008, Tạp chí Y học thực hành

số 634 – 2008, tr 115 - 120

[4] Nguyễn Văn Tuấn (2010), Công tác Y tế trường học ở thành phố Vinh - Thực trạng và giải pháp www.ngheandost.gov.vn/vnn/so-5-2010-p2t29c30a4273.aspx

[5] Sở Y tế Hà Nội (2007), Hướng dẫn các hoạt động y tế học đường và cấp cứu ban đầu tại trường học, NXB Y học, Hà nội, 2006

SUMMARY

HEALTH SCHOOL SITUATION AND KNOWLEDGE, ATTIDUTE, PRACTICE

OF SCHOOL HEALTH OFFICERS AT PRIMARY SCHOOLS AND SECONDARY SCHOOLS IN THAI NGUYEN CITY

Nguyen Thi Quynh Hoa * , Trieu Thi Thom, Tran Viet Quang, Nguyen Mai Phương

College of Medecine and Phacmacy - TNU

By cross-sectional study, the author investigated 21 primary schools and secondary schools in Thai Nguyen city The result reveals that 100% schools have own health room There are not any schools having the health room that has a standard area and equiped well 19% officers of health

do duties at the same time 90,4% officers have the intermediate degree

The knowledge, attidute and practice of health school officers: 61,9-90,5% health school officers can cacth the content, program and duty of health school “It is very necessary to inform to students’ parents about their children’s illness and to implement health school programs at the school more often” 9,5% of health officers said 100% of schools periodically test their students’ health There are not any schools which test the health for first and last grade students 33,3% of the tested schools implemented more than 50% health school programs The author give that schools need to be equiped well with modern instruments in order to serve for health school and these school should open the extra class for health school officers to help them improve their knowledge and skills

Keywords: health school

*

Ngày đăng: 21/01/2020, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w