Luận án Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn trình bày về các nội dung: nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết trước Tự lực văn đoàn, tâm lý nhân vật tiểu thuyết luận đề, tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Dương Thị Hương
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRƯỚC TỰ LỰC VĂN ĐOÀN 16
1.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn học truyền thống Việt Nam 16
1.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn chương quốc ngữ buổi giao thời 25
CHƯƠNG 2: TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ 42
2.1 Tự lực văn đoàn và cuộc cách tân văn học 42
2.2 Những thành tựu miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết luận đề 46
CHƯƠNG 3: TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TÂM LÝ 96
3.1 Quan niệm về tiểu thuyết tâm lý 96
3.2 Cuộc hành trình từ những vấn đề xã hội đến thế giới nội tâm 100
3.3 Khám phá "con người bên trong con người" 103
3.4 Những hạn chế 147
KẾT LUẬN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tự lực văn đoàn có vị trí quan trọng trong nền văn họcViệt Nam hiện đại, có ảnh hưởng sâu rộng, đã từng "làm mưa làm gió trên văn đàn", làm thay đổi thị hiếu văn học những năm 30 Vì vậy khi nghiên cứu văn học Việt Nam, không thể bỏ qua hiện tượng văn học này Có thể nói, Tự lực văn đoàn được coi là một tổ chức sáng tác đi tiên phong trong trào lưu hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX Vị trí tiên phong đó không chỉ được thể hiện ở tôn chỉ mục đích của văn đoàn mà còn được thể hiện chủ yếu qua những cách nghệ thuật Trong đó, một trong những đóng góp đáng ghi nhận nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Đây cũng chính là một tiêu chí quan trọng để đánh giá những yếu tố tiến bộ cũng như hạn chế về tư tưởng và nghệ thuật của văn đoàn này
1.2 Tuy vậy, từ trước tới nay, những nhận xét đánh giá về Tự lực văn đoàn còn có nhiều điểm chưa thật thỏa đáng, chưa thống nhất, thậm chí đối lập nhau Nếu như trong thời
cực thịnh của nó, nhiều nhà văn lấy việc được in sách ở nhà xuất bản Đời nay, được viết cho báo Phong hóa và báo Ngày nay là niềm tự hào, thì một thời gian dài mấy chục năm sau, kể
từ cách mạng tháng Tám năm 1945, thái độ đánh giá về văn chương Tự lực văn đoàn có nhiều thay đổi Nhất là đến thời điểm sau năm 1954, khi đất nước bị chia cắt trong khi ở miền Nam sách của văn đoàn này vẫn được tái bản, các cây bút phê bình vẫn tiếp tục thái độ trân trọng, thì ở miền Bắc, người ta ngại nhắc đến Tự lực văn đoàn (nếu có nhắc đến thì thường dành cho nó những lời lẽ phê bình rất gay gắt, thậm chí rất thiếu thiện chí, một phần lớn tác phẩm của nó bị xếp vào loại sách cấm) Hơn một thập kỷ trở lại đây, trong trào lưu đổi mới của thời mở cửa, vấn đề xem xét đánh giá lại một số hiện tượng văn học quá khứ đã được đặt
ra trong giới nghiên cứu Tự lực văn đoàn là một hiện tượng nổi bật trong số đó Vì vậy, các tác phẩm của nó đã được nhìn nhận với
Trang 5một thái độ khách quan hơn Vị trí của các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng được đánh giá một cách thỏa đáng hơn
1.3 Một văn đoàn có tính chất phức tạp và đa dạng, gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu phê bình như vậy quả là một đối tượng thú vị hấp dẫn người nghiên cứu Đến với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò của các tác giả trong lĩnh vực đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Đặc biệt, khi coi nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đối tượng nghiên cứu chính, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng nó chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nền văn học hiện đại Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề
Như phần trên đã đề cập, những ý kiến đánh giá Tự lực văn đoàn nói chung, về tiểu thuyết và nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói riêng, khá phong phú Trong khuôn khổ của vấn đề mình quan tâm nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu khảo sát các
ý kiến trực tiếp liên quan tới nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (đạc biệt là ở hai cây bút chủ chốt: Nhất Linh, Khái Hưng), sắp xếp chúng theo trình tự thời gian nhằm tái hiện một cách khách quan những quan điểm đánh giá ấy Từ đó, chúng tôi đi tìm những gợi ý quý báu cho công việc nghiên cứu của mình, đồng thời cùng tranh luận với những ý kiến mà chúng tôi cho là chưa thật thỏa đáng
Để cho vấn đề được tâp trung, chúng tôi chỉ xin giới thiệu những nhận định tiêu biểu, theo hệ thống sau:
2.1 Các ý kiến trước năm 1945
Là những người sống cùng thời với các tác giả Tự lực văn đoàn, được chứng kiến tận mắt thái độ của độc giả đối với tiểu thuyết của nhóm này, các nhà nghiên cứu như Trương
Tửu (với các bài viết về Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt trên báo Loa năm 1935; về Hồn bướm
mơ tiên, Đời mưa gió, Lạnh lùng trên báo Ích hữu năm 1937), Trương Chính (tác giả Dưới mắt tôi - 1939), Dương Quảng Hàm (tác giả Việt Nam văn học sử yếu - 1941), Vũ Ngọc
Trang 6Phan (tác giả Nhà văn hiện đại - 1942) đã nêu lên một số ý kiến đánh giá về những đóng góp
của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trên phương diện miêu tả tâm lý Hai nhà phê bình Trương Tửu và Trương Chính còn phát biểu ý kiến với tinh thần tranh luận nữa Trong khi Trương Tửu bày tỏ một thái độ nghiêm khắc đối với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thì Trương Chính lại
có thái độ đề cao, tuy nhiên, ở tác phẩm nào, hầu như Trương Chính cũng vẫn chỉ ra được những điều chưa thỏa đáng
Về Đoạn tuyệt, ông viết: "Ngoài những hạt bụi ấy (sự vụng về của tác giả khi dùng mọi cách để bênh vực nhân vật Loan, khiến cho ý đồ bị bộc lộ quá lộ liễu D.T.H), Đoạn
tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã
hội Nó còn có một giá trị tâm lý (chúng tôi nhấn mạnh D.T.H) không ai chối cãi được Ông
Nhất Linh đã dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng của nhân vật trong truyện và để đi sâu vào đời bên trong của họ [33, 38]
Với Lạnh lùng, ông khẳng định: "Không thể lọt qua trí quan sát của ông (chỉ Nhất
Linh - D.T.H) những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa Người trong truyện vì thế mà linh động" [33, 27]
Sau hàng loạt các bài viết về Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Trống Mái, Gia
đình của Khái Hưng, ông kết luận:
"Với những tác phẩm sau: Nửa chừng xuân, Trống Mái, và nhất là Trống Mái, nghệ thuật Khái Hưng đã chắc chắn và điêu luyện lắm Nhưng Hồn bướm mơ tiên vẫn giữ mãi
hương vị êm dịu, ngọt ngào của những bông hoa đầu mùa" [33, 41] "Nghệ thuật của Khái
Hưng mỗi ngày mỗi lão luyện trông thấy Gia đình có thể xem như một tác phẩm không tì
vết" [33, 68]
Về Đời mưa gió, ông nhấn mạnh: "Tả một người phóng đãng như Tuyết, ô uế - ta phải
nhận là ô uế - như Tuyết, lúc nào cũng sống ngoài luân lý, ngoài xã hội và mỉa mai nhạo báng tất cả những cái người ta tôn thờ, kính trọng, mà làm cho ta thương hại nàng, yêu nàng, bênh vực nàng, che chở cho
Trang 7nàng, sẵn lòng tha thứ cho tất cả những lầm lỗi của nàng, phải có một nghệ thuật tuyệt diệu" [33, 37]
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh và Khái Hưng:
"Nếu đọc Nhất Linh ở phong cao đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người
ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lý sự tiến hóa ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn người ta" [175 - 234]
"Đọc tiểu thuyết của Khải Hưng, người ta nhận thấy lúc đầu ông là một nhà tiểu thuyết về lý tưởng, đầu văn ngả về phong tục là loại ông có nhiều đặc sắc nhất, rồi đến khi viết Hạnh, ông bắt đầu khuynh hướng về tâm lý" [175; 168]
Như vậy, khi nghiên cứu quá trình sáng tác của các cây bút tiểu thuyết chủ chốt trong
Tự lực văn đoàn, các nhà nghiên cứu cùng thời với họ đã thống nhất quan điểm: càng về sau tiểu thuyết Tự lực văn đoàn càng tỏ ra sắc sảo trong miêu tả tâm lý Về hạn chế, các ý kiến
đều tập trung phê phán những vụng về, thiếu khái quát trong tâm lý các nhân vật Vọi (Trống
Mái), Lộc (Nửa chừng xuân), Ngọc (Hồn bướm mơ tiên) Những hạn chế đó được nhiều nhà
nghiên cứu sau này tiếp tục khẳng định
2.2 Các ý kiến sau năm 1945
Ngay sau năm 1945, trong xu thế khẳng định nền văn học cách mạng, đoạn tuyệt với cái được coi là ủy mị, sầu thảm cũng như ý thức đề cao cá nhân của văn học lãng mạn, các nhà nghiên cứu hầu như không lưu tâm tới các tác phẩm của nhóm Tự lực văn đoàn Phải tới sau năm 1954, chúng mới được để tâm nghiên cứu trở lại Nhưng do tình hình chính trị của đất nước mà việc nghiên cứu văn học cũng được chia thành hai bộ phận theo hai miền Nam Bắc Nhìn chung, lối phê bình văn học thời kỳ này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội học và
bị chi phối bởi tư tưởng chính trị Vì vậy mà nảy sinh một
Trang 8thực tế: trên phương diện tư tưởng, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn được đề cao ở miền Nam, bị phê phán ở miền Bắc; nhưng trên phương diện nghệ thuật, ý kiến của các nhà nghiên cứu hai miền lại có nhiều điểm gặp gỡ
Ở miền Nam, ngoài các bài báo viết về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đăng trên các tạp
chí Văn, tạp chí Văn học, phải kể đến các chuyên luận, các công trình văn học sử viết dưới
dạng giáo trình dùng trong các trường trung học, đại học Tiêu biểu là các công trình của
Nguyễn Văn Xung (Bình giảng về Tự lực văn đoàn, 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học
sử giản ước tân biên, 1960), Lê Hữu Mục (Khảo luận về Đoạn tuyệt, tức luận đề về Nhất Linh, 1960), Doãn Quốc Sĩ (Tự lực văn đoàn, 1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ, 1962 - in
trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ - 1967), Vũ Hân (Văn học Việt Nam thế kỷ
XIX tiền bán thế kỷ XX: 1800 - 1973), Thế Phong (Nhà văn tiền chiến 1930 - 1940, 1974)
Nguyễn Văn Xung cho rằng: "Khái Hưng còn là một nhà quan sát tâm lý rất sành sỏi" [222, 15] Tiểu thuyết của ông là sự hiện diện "những trạng huống bất ngờ của tâm hồn, những phản ứng kỳ lạ của tâm lý đã được nêu ra và phân tích một cách tinh vi" [222, 32] Nhất Linh "không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng là để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình cảm của nhân vật, ở điểm này, Hoàng Đạo giống hệt ông" [222, 65]
Lê Hữu Mục khẳng định: "Nhất Linh có những nhận xét tâm lý rất tinh luyện ( ) Nhân vật Nhất Linh sống với những cảm xúc rất phức tạp [150, 90] Phạm Thế Ngũ nhận xét:
Ở Lạnh lùng tâm lý ái tình được ghi nhận và diễn tả một cách khá vi diệu ( ), Người ta thấy
ảnh hưởng của Proust và Freud nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi
dậy nung nấu trong ông Nhung" Ở Bướm trắng "ta vẫn thấy những sở trường của ngòi bút đã viết Đôi bạn với sự chuyên chú vào phân tích một tâm lý phức tạp ( ) Người ta tưởng thấy
rõ ảnh hưởng của Đôxtôiepxki, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trương xem xét cái thiện cái ác dưới con mắt hòa đồng hay cúi
Trang 9xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình ( ) Tất cả cái gì vẽ ra viết ra chỉ đủ cần
để diễn tả cái nhìn hướng nội" [154, 463]
Thanh Lãng cho rằng cả Khái Hưng lẫn Nhất Linh, càng về sau "càng bỏ sự động đạt
để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm" [115, 745]
Trần Triệu Luật trong bài Ý hướng cải tạo xã hội của Tự lực văn đoàn đã nhấn mạnh:
"Lẽ dĩ nhiên, xét riêng về nghệ thuật, những Bướm trắng, Sợi tóc, Đôi bạn có vượt
hơn những cuốn được viết như phương tiện để thực hiện chủ trương vượt ngoài nghệ thuật, nhưng nếu quả nghệ thuật chỉ vượt được thời gian và không gian nếu trước hết phản ánh hay đáp ứng được vóc dáng, đòi hỏi của thời gian và không gian sống của nó thì có lẽ phải nói
ngược lại: Chính những Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Nửa chừng xuân, Thừa tự, Tối tăm, Con
đường sáng, Mười điều tâm niệm, Trước vành móng ngựa cùng những Phong hóa, Ngày nay, Hội ánh sáng mới vĩnh cửu và bất diệt tên tuổi những Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch
Lam, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Thế Lữ để từ đó những nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc và
tinh vi của Bướm trắng, Sợi tóc, Đôi bạn, Hà Nội băm sáu phố phường, Hồn bướm mơ tiên
được chú ý và thưởng thức" [131, 51]
Có thể thấy đằng sau lối diễn đạt có vẻ cầu kỳ của tác giả là sự đề cao vai trò tạo nền, gây chú ý và tác động với bạn đọc của các tiểu thuyết luận đề, phong tục, các bài báo trong việc làm nổi bật những thành tựu miêu tả tâm lý của một số tiểu thuyết tâm lý Cách thể hiện
đó cho thấy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của các thể loại khác nhau trong cùng một
tổ chức sáng tác
Ở miền Bắc, các nhà nghiên cứu cũng bày tỏ thái độ khách quan của mình khi nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Trang 10Tiêu biểu là các công trình của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn học Việt
Nam, tập 3, từ giữa thế kỷ XIX đến 1945, 1957) của Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 - 1945, tập 1 - 1961), bài viết của Nguyễn Đức Dần (Mấy ý kiến về Nhất Linh
và Khái Hưng - hai nhà văn tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn - 1958)
Nhóm Lê Quý Đôn nhận xét rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn "cả một thế giới tâm tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phô bày mổ xẻ tinh vi" [171, 296]
Nhất Linh thành công "ở cách bố trí truyện, cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lý nhân vật" [171, 331] Khái Hưng là "một nhà văn quan sát kỹ lưỡng và có một hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người" Nguyễn Đức Dần khẳng định rằng trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn, "tâm lý các nhân vật được nghiên cứu một cách sâu sắc, tỉ mỉ và vẽ nên những nét phong phú sinh động Cho nên con người trong tác phẩm của họ thực hơn, có tác dụng truyền cảm sâu hơn và hấp dẫn hơn Nhất là Nhất Linh có một bút pháp mô tả tâm lý khá tinh vi tế nhị" [50, 27]
2.3 Các ý kiến từ "thời kỳ đổi mới"
Năm 1988, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức cùng với những bài giới thiệu cho các tác
phẩm tái bản như Đẹp, Tiêu Sơn tráng sĩ, Đôi bạn, Băn khoăn, Đoạn tuyệt, Đời mưa gió,
Bướm trắng đã đánh dấu một thời kỳ nghiên cứu toàn diện và khách quan hơn về Tự lực văn
đoàn
Ngày 27-5-1989 trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp tổ chức một hội nghị chuyên đề đánh giá lại một số hiện tượng văn học quá khứ, trong đó văn
Trang 11chương Tự lực văn đoàn là một hiện tượng tiêu biểu Phần lớn số bài tham luận tại hội nghị
đã được giới thiệu trên chuyên san đặc biệt báo Giáo viên nhân dân tháng 7 năm 1989
Ở đây, trong báo cáo đề dẫn Hội thảo về văn chương Tự lực văn đoàn, giáo sư Hà
Minh Đức đã chỉ rõ:
"Nhìn nhận lại một cách khoa học và thỏa đáng giá trị văn chương Tự lực văn đoàn là một việc làm không những chỉ có ý nghĩa với việc đánh giá một hiện tượng văn học quá khứ
mà cũng góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền văn học mới"
Các công trình nghiên cứu của các tác giả Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con người
và văn chương; bài bình giảng Hồn bướm mơ tiên trong Tác phẩm văn học 1930 - 1945), Hà
Minh Đức (bài bình giảng Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn trong Tác phẩm văn học
1930 - 1945), Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn; Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn), Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 - 1945; Lời giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945),
Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm 30 đến
1945); Trần Đình Hượu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông); Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh (Về
Tự lực văn đoàn); Lê Thị Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn, Tự lực văn đoàn và Thơ Mới); Vu Gia (Khái Hưng, nhà tiểu thuyết; Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học); Lê Thị Dục Tú (Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn qua ba tác giả Nhất Linh - Khái Hưng - Hoàng Đạo); Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại); Vũ Thị Khánh Dần (Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám) đã đổi mới thái độ đánh giá Tự
lực văn đoàn, không xem xét tác phẩm của văn đoàn này theo quan điểm chính trị - xã hội như trước đây nữa Với những kiến giải mềm mỏng,
Trang 12các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những đóng góp của các tác giả Tự lực văn đoàn trong quá trình hiện đại hóa văn học, nhấn mạnh thành tựu nghệ thuật của các tác phẩm ở phương diện ngôn ngữ, tả tình, tả cảnh, miêu tả tâm lý nhân vật
Trong xu hướng đổi mới, Phan Cự Đệ đã đánh giá khách quan, công bằng và giàu sức thuyết phục hơn về đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trong lĩnh vực miêu tả tâm lý:
"So với tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đi sâu hơn nhiều vào thế giới nội tâm phong phú của con người Các nhà tiểu thuyết có ý vận dụng khoa học phân tâm học để phân tích tâm lý của các lớp người ở những lứa tuổi khác nhau Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý phụ nữ và các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là tầng lớp tiểu tư sản đang tuổi yêu đương mơ mộng Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị" [63, 43]
Nguyễn Hoành Khung nhận xét: "Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện,
dẫn nhân vật nhằm minh họa cho một luận đề nữa, mà đã đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc
phân tích tâm lý, tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục Đến Đôi bạn, Nhất Linh lại trở lại với những nhân vật yêu dấu của mình ( ) Tác
phẩm đào sâu tâm tư, khát vọng của một lớp thanh niên; không luận đề, không tuyên ngôn,
nhưng Đôi bạn lại như là tác phẩm được ấp ủ, gửi gắm tâm sự, phô diễn tâm trạng nhiều nhất
của nhà văn" [100, 32]
Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: "Khác với lối truyện cổ, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn lấy sự thể hiện tính cách, tâm hồn nhân vật làm trung tâm hứng thú Do đó nó có nhiều khám phá về đời sống nội tam của con người, đặc biệt là trong tình yêu, tình bạn, tình đối với đất nước quê hương, với thiên nhiên, niềm khát khao hạnh phúc của tuổi trẻ, những ước vọng, những vui buồn Nhiều trang tiểu thuyết phân tích và diễn tả một cách rất tinh tế những cảm giác, cảm xúc hết sức mỏng manh, mơ hồ của con người" [142, 70 - 71]
Trang 13Nguyễn Trác - Đái Xuân Ninh khẳng định rằng đóng góp to lớn nhất của Nhất Linh, Khái Hưng - hai cây bút trụ cột của nhóm - ở phương diện nghệ thuật là "nghệ thuật miêu tả chiều sâu tâm lý" [208, 94], "hiện thực tâm lý" [208, 129], "Khái Hưng có tài miêu tả tâm lý của hạng thanh niên hoặc chỉ biết ăn chơi trụy lạc hoặc băn khoăn tìm một lý tưởng mà không thấy Đặc biệt ông biết đi sâu vào tâm lý của những thiếu nữ mới lớn lên" [208, 139]
Vu Gia, với thái độ đề cao rõ rệt Nhất Linh và Khái Hưng trong hai công trình của mình, luôn khẳng định họ có những bước tiến dài trên con đường nghệ thuật
Lê Thị Dục Tú chỉ ra rằng nét độc đáo trong việc thể hiện thế giới nội tâm của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là "nêu lên hàng đầu thế giới cảm giác của nhân vật Thế giới cảm giác mới chính là nét khu biệt và là thành tựu nghệ thuật trong việc thể hiện nội tâm của văn học lãng mạn" [212, 63]
Ngoài việc khẳng định những thành công, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra những điểm hạn chế trong lĩnh vực miêu tả tâm lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
Ngô Văn Chương cho rằng ở Đoạn tuyệt và Nửa chừng xuân có những chi tiết vô lý,
không hợp quy luật tâm lý: "Loan đang nghĩ tới Dũng sao lại âu yếm với Thân ngay được" [41, 173]; "Suốt trong phần đầu tác phẩm Lộc tỏ ra bặt thiệp, vị tha, mà sao phần hai lại biến thành khờ khạo, ích kỷ, để rồi lại biến thành người cứng cáp, quả quyết, có lý tưởng ở phần ba" [41, 183]
Phạm Thế Ngũ cũng có ý kiến tương tự về Nửa chừng xuân Về Nắng thu, ông viết:
"Nghệ thuật Nắng thu kém cỏi Kết cấu giả tạo Tâm lý hời hợt" [154, 452]
Lê Thị Dục Tú nhận xét: "Đời sống nội tâm của con người Tự lực văn đoàn ở đây chưa có những nét phức tạp Nó chỉ là những khát khao hướng tới những điều đẹp đẽ, thanh khiết, lý tưởng chứ chưa có những dục vọng, những miền mờ tối, như con người trong tiểu thuyết của Đôxtôiepxki, của Balzac, hay những cảm giác mãnh liệt, những ý tưởng lớn lao như con người
Trang 14trong tiểu thuyết lãng mạn của Victo Hugo Đây chính là phần giới hạn trong thế giới nội tâm của con người Tự lực văn đoàn mà cũng là phần hạn chế của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, làm cho thế giới nội tâm con người trở nên nghèo nàn, nhiều nét lặp đi lặp lại Chính điều này giải thích lý do vì sao ngày nay đọc lại tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ta không khỏi thấy nó đơn giản và có phần tẻ nhạt" [212, 97] Vũ Thị Khánh Dần kết luận: "Tiểu thuyết của Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản" [42, 115]
Như vậy, các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng dẫu có là thành tựu nổi bật thì việc miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn vẫn chưa phải là hoàn hảo Một phần vì nó chịu ảnh hưởng của việc xử lý những vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm, một phần bị quy định bởi đặc điểm bút pháp của chủ nghĩa lãng mạn, phần khác bởi các tác giả đang ở giai đoạn tìm tòi một hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam
Tuy nhiên, trong số các công trình nghiên cứu đã điểm qua chưa có một công trình nào giành sự ưu tiên đặc biệt cho việc tìm hiểu nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Tự lực văn đoàn
Vì vậy, tiểu luận này sẽ được dành riêng cho việc khảo sát một cách hệ thống nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, qua đó chỉ ra những sự vận động và phát triển của yếu tố nghệ thuật này Khi phân tích những ưu điểm và hạn chế của
nó, chúng tôi sẽ cố gắng đánh giá một cách khách quan những đóng góp của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trong quá trình hiện đại hóa văn học
3 Giới hạn của đề tài, nhiệm vụ và đóng góp của luận án
3.1 Giới hạn
3.1.1 Thuật ngữ miêu tả tâm lý ở đây được quan niệm "là phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con người bằng văn học nghệ thuật
Trang 15Thuật ngữ này chỉ là một sự tái hiện cá thể hóa chi tiết các thể nghiệm của nhân vật trong quan hệ qua lại của chúng với nhau và trong sự vận động" [183, 24]
Cũng có thể có cách diễn đạt khác giản dị hơn, như: "Tâm lý được nhận biết và nắm bắt trong mối liên hệ cá nhân với đời sống xung quanh Do đó miêu tả tâm lý chính là phát hiện sự xuất hiện và hình thành các trạng thái tinh thần của nhân vật trong mối liên hệ đó" [216, 9] Hoặc như Nguyễn Trường Lịch đã nói: miêu tả hay phân tích tâm lý là việc tác giả
"tung hoành cái mũi dao mổ xẻ, giải phẫu một cách hiệu quả tận đường gân thớ thịt của tâm hồn nhân vật" [Theo 86]
Căn cứ vào cách hiểu trên đây, chúng tôi quan niệm rằng tìm hiểu, nghiên cứu nghệ
thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đi tìm những cách thức, biện pháp
đã được các tác giả sử dụng để thể hiện thế giới bên trong của nhân vật - khám phá, nắm bắt,
phân tích và tái hiện mọi biểu hiện tinh vi và tế nhị của toàn bộ quá trình tâm lý nhân vật trong sự vận động tự thân của nó cũng như trong mối liên hệ với thế giới bên ngoài
3.1.2 Trong Tự lực văn đoàn có nhiều cây bút tiểu thuyết Tuy nhiên, sự nghiệp sáng
tác và đóng góp chính của Thạch Lam là truyện ngắn, tiểu thuyết Ngày mới của ông không tiêu biểu Hoàng Đạo tuy được coi là tác giả của cuốn tiểu thuyết Con đường sáng, nhưng thực sự, trước khi xuất bản thành sách, nó đã được công bố trên báo Ngày nay ký tên tác giả Nhất Linh Trần Tiêu là tác giả của các tiểu thuyết Truyện quê, Sau lũy tre, Con trâu, nhưng
hiện còn ý kiến cho rằng ông chưa hẳn là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn Vả lại, tiểu thuyết của ông thuộc khuynh hướng khác so với Nhất Linh, Khái Hưng Thế Lữ với những tiểu thuyết đường rừng của mình lại đi theo một xu hướng khác hẳn Chính vì vậy, ở luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai tác giả Nhất Linh và Khái Hưng Có thể nói, đây
là hai cây bút tiểu thuyết trụ cột, tiêu biểu nhất của Tự lực văn đoàn Thành tựu chủ yếu, nổi bật nhất của nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn do đó cũng được thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong sáng tác của hai
Trang 16tác giả này Trong luận án những tiểu thuyết của các tác giả khác thuộc nhóm Tự lực văn đoàn chỉ được nhắc tới với mục đích so sánh làm nổi bật vấn đề nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ
Với quan niệm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một hệ thống, một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất bị chi phối bởi thi pháp chung của chủ nghĩa lãng mạn và những đặc điểm chung
về tư tưởng, nghệ thuật của văn đoàn, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
3.2.1 Chỉ ra và phân tích rõ vai trò của ý thức cá nhân, coi nó là một động lực, một cơ
sở quan trọng cho xu hướng chú trọng khám phá thế giới bên trong con người của tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn
3.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu của luận án là tiến hành khảo sát, phân tích nghệ thuật miêu
tả tâm lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn Luận án tập trung phát hiện, phân tích và làm sáng
tỏ những cách thức, biện pháp miêu tả tâm lý, từ những biện pháp thể hiện tâm lý trong tiểu thuyết luận đề đến những biện pháp miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh và Khái Hưng, qua đó, chỉ ra những đóng góp cũng như hạn chế của nó
3.3 Đóng góp
Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên tập trung nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống nghệ thuật miêu tả tâm lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn - một trong những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu nhất của văn đoàn này
Luận án khẳng định những đóng góp quan trọng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trên phương diện nghệ thuật miêu tả tâm lý Qua đó, luận án cũng góp thêm một tiếng nói nhằm xác định vị trí, vai trò cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đối với nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam
Tập trung nghiên cứu một phương diện quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, luận án cũng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu, giảng dạy tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn ở các trường đại học và cao đẳng
Trang 174 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Luận án tiến hành thống kê, phân loại các biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm lý, tần số xuất hiện của chúng trong tác phẩm Từ đó đưa ra những nhận xét khái quát trên cơ sở số liệu cụ thể
4.2 Phương pháp phân tích
Luận án sử dụng phương pháp này nhằm làm rõ các cách thức, thủ pháp miêu tả tâm
lý của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn
4.3 Phương pháp so sánh đối chiếu
Tập trung nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lý ở hai tác giả Nhất Linh và Khái Hưng, luận án vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được những nét chung, nhất
là những điểm khác nhau trong nghệ thuật miêu tả tâm lý của từng nhà văn Trong những trường hợp cần thiết, luận án cũng so sánh nghệ thuật miêu tả tâm lý của hai tác giả này với các tác giả khác trên hai bình diện lịch đại và đồng đại
4.4 Phương pháp lịch sử
Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời trong một hoàn cảnh xã hội, văn hóa cụ thể Việc vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết của văn đoàn này giúp chúng tôi xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trò và những đóng góp của nó trong lĩnh vực miêu tả tâm lý nhân vật
Trang 185 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm
ba chương:
Chương 1: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết trước Tự lực văn đoàn
Chương 2: Tâm lý nhân vật tiểu thuyết luận đề
Chương 3: Tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý
Trang 19CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT TRƯỚC TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
1.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn học truyền thống Việt Nam
1.1.1 Quan niệm về tiểu thuyết truyền thống
Tiểu thuyết trung đại Việt Nam thường được thể hiện bằng thuật ngữ tiểu thuyết cổ
điển (tác phẩm tự sự cỡ lớn được viết theo quan điểm mỹ học phương Đông) trong thế đối lập
với thuật ngữ tiểu thuyết hiện đại (được viết theo quan điểm mỹ học phương Tây) Thuật ngữ
tiểu thuyết cổ điển này được dùng với một nội hàm khá mềm dẻo, vừa bao hàm các tác phẩm
tự sự văn xuôi, vừa bao hàm các tác phẩm tự sự văn vần Vì vậy, ở thời kỳ văn học trung đại,
một số tác phẩm tự sự văn xuôi viết bằng chữ Hán như Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),
Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), Hoàng Lê Nhất thống chí (Ngô gia văn phái) và các tác
phẩm tự sự văn vần là Truyện Nôm đều được coi là tiểu thuyết
Với mục đích tìm sự tiếp nối giữa nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn với tiểu thuyết cổ điển thời trung đại, chúng tôi dừng lại khảo sát mảng Truyện Nôm Sở dĩ chúng tôi chọn Truyện Nôm là vì: trong khi tiểu thuyết viết bằng chữ Hán
thường chỉ quan tâm tới chuyện thời cuộc, chính trị, thì Truyện Nôm chủ yếu viết về chuyện
tình của các giai nhân, tài tử, mà nhìn về căn bản, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn - một bộ phận
không nhỏ của văn học lãng mạn - đã gắn bó và tiếp nối mạch đề tài này của Truyện Nôm
Đặc biệt, chúng tôi chỉ xem xét bộ phận tiểu thuyết này ở phương diện nghệ thuật miêu tả tâm lý để làm rõ: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã kế thừa và phát huy được những gì từ
Trang 20Truyện Nôm trong lĩnh vực miêu tả tâm lý? Từ đó hình dung được sự vận động của thể loại
tiểu thuyết Việt Nam trên con đường hiện đại hóa
1.1.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong Truyện Nôm
Sự xuất hiện của Truyện Nôm là một bước trưởng thành lớn của phương thức tự sự và
thể loại tiểu thuyết bằng thơ trong văn học trung đại Việt Nam Xét về phương diện nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật, Truyện Nôm đã xây dựng được hình tượng nhân vật, qua hai phương thức gắn bó với hai hình thức xử lý cơ bản của con người trong cuộc sống: Con
người hành động tham gia, tác động vào các biến cố của cuộc sống và Con người cảm nghĩ,
nhận thức về cuộc sống đó Một số Truyện Nôm, đặc biệt là Truyện Nôm bác học (trong tương quan với Truyện Nôm bình dân) đã chú trọng đến việc trình bày động lực bên trong chi
phối hành động xử lý của nhân vật Và như vậy, cảm nghĩ của nhân vật chính là nguyên nhân sâu xa của sự phát triển hành động, tình tiết, diễn biến cốt truyện trong tác phẩm Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng miêu tả thành công tâm lý nhân vật Vì vậy, ở đây,
chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét trên nét lớn về nghệ thuật miêu tả tâm lý trong Truyện
Nôm nói chung, và Truyện Kiều - tập đại thành, đỉnh cao của bộ phận văn học này - nói riêng
Đứng về phương diện thẩm mỹ mà xét, Truyện Nôm (trong đó có Truyện Kiều) đều
chịu ảnh hưởng của cảm xúc thế giới thời trung đại Thời này, con người được nhìn nhận trong xu thế không tách rời với tự nhiên và với cộng đồng xã hội, chưa có con người cá nhân tồn tại tự nó và cho nó Vì vậy, việc thể hiện con người trong văn học bị chi phối rất gắt gao bởi những quan niệm mỹ học phong kiến: ước lệ, tượng trưng, tập cổ Tuy nhiên, mức độ chi phói này ở mỗi tác giả được thể hiện mỗi khác, tùy thuộc vào ý thức của họ
Trang 21Phần lớn các tác giả Truyện Nôm cho rằng bản thân con người ta đều có những cung
bậc tình cảm giống nhau, nên có thể dùng những biểu hiện bên ngoài và một số quy luật tình cảm phổ biến để thể hiện thế giới bên trong của họ Do đó, nhu cầu khám phá đời sống nội tâm của một cá thể chưa được quan tâm đúng mức Nội tâm nhân vật thường được biểu hiện qua dáng vẻ bên ngoài như kiểu "mặt ngăn ngắt tím, mắt sòng sọc trông" của Hoàng Tung
(Nhị độ mai) hoặc:
Lý Thông cười nói tưng bừng Chuyện trò bả lả ra chừng vui tươi
(Thạch Sanh) Nội tâm nhân vật cũng thường được biểu hiện bằng hành động, ở nhân vật luôn có sự
nhất quán trong suy nghĩ và hành động Chẳng hạn, Hớn Minh (Lục Vân Tiên) là một người
tính tình rất bộc trực, thẳng thắn, khi chứng kiến cảnh con quan huyện Đặng Sinh ức hiếp đàn
bà con gái, chàng đã dùng ngay hành động để bày tỏ nỗi bất bình của mình:
Tôi bèn nổi giận một khi Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò
Nhân vật Ngọc Hoa (Phạm Tải - Ngọc Hoa) với tấm lòng chung thủy một mực thủ
tiết chờ chồng, được thể hiện qua dáng vẻ, cử chỉ và đặc biệt là qua hành động quyết liệt:
Ngọc Hoa thảm thiết thương chồng
Cơm ăn chẳng được, má hồng kém tươi
Ngày ngày ngồi ở bên ngoài
Đêm thì mở nắp quan tài vào trong
Đá vàng khăng khẳng một lòng
Cổ tay lại gối đầu chồng như xưa
Trang 22Nội tâm nhân vật cũng thường được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh và từ ngữ ước lệ, tượng trưng Hình thức diễn đạt này có một ưu điểm nổi bật là rất cao nhã, giúp cho tác giả có thể đề cập một cách tế nhị tới những vấn đề khó nói, kiểu như "tiếc thay một đóa trà mi, con ong đã tỏ đường đi lối về" Nhưng, trong khi thể hiện nội tâm nhân vật, nó tỏ ra công thức, khuôn sáo, không khắc họa rõ nét cái tôi cá thể của nhân vật, mà mới chỉ dừng lại
ở một cung bậc tình cảm có tính quy luật nào đó mà thôi Khi tác giả Phan Trần miêu tả niềm
vui hò hẹn của cặp nam nữ Phan sinh - Diệu Thương, người ta thấy niềm vui đó có thể được
áp dụng cho bất cứ cặp uyên ương nào, bởi vì gương mặt và vẻ e lệ, khấp khởi, bồi hồi của họ được thể hiện bằng hàng loạt hình ảnh tượng trưng:
Cửa mây vừa hé then sương Dưới đèn long lánh mặt gương quảng hàn
Lan mừng huệ, huệ mừng lan Ngọc quan khấp khởi, từ nhan ngập ngừng
Thiên nhiên cũng là một yếu tố quan trọng được dùng để thể hiện nội tâm nhân vật
trong Truyện Nôm, nhưng vẫn là một thứ thiên nhiên ước lệ, trừu tượng, khái quát của bút pháp "tả cảnh ngụ tình" cổ điển Nàng Dao Tiên (Hoa Tiên), sau khi biết được sự thật rằng
người tình Lương sinh của mình đã từng đính ước với một người con gái khác, nay lại phải sống xa chàng với bao mong nhớ và khắc khoải lo buồn, đã tìm đến với thiên nhiên, đối mặt với nỗi sầu của mình qua cảnh thiên nhiên hiu quạnh:
Trước hoa lần bóng hoa rơi Dưới trăng lan bóng trăng soi người sầu
Như vậy, bút pháp cổ điển đã tạo ra một sự gò gó, áp đặt cho tác giả Truyện Nôm, hạn
chế sự miêu tả tỉ mỉ, cụ thể và toàn diện bức tranh tâm trạng của nhân vật Điều đó đòi hỏi phải có những yếu tố cách tân bên cạnh
Trang 23những yếu tố truyền thống Và đại thi hào Nguyễn Du chính là người bỏ nhiều tâm huyết nhất
cho việc này, khiến cho Truyện Kiều được coi là tác phẩm đạt được nhiều thành tựu nghệ
thuật rực rỡ nhất, trong đó có nghệ thuật miêu tả tâm lý, trở thành đỉnh cao của tiểu thuyết trung đại
Với Nguyễn Du, miêu tả nội tâm nhân vật, trình bày trạng thái tâm hồn của con người, trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng để thể hiện nhân vật Ông đã "huy động tất cả vốn liếng trên các mặt để cực tả tấm lòng, tâm lý, ý nghĩ của nhân vật", tạo thành "một môi
trường trữ tình lớn" [189, 350] Trên nền tự sự chung, ông đã xây dựng những hình tượng con
người cảm nghĩ, đặc biệt là Thúy Kiều với số phận và tâm trạng bi kịch
Cũng giống như các Truyện Nôm khác, Truyện Kiều đã sử dụng yếu tố ngoại hiện để
bộc lộ tâm trạng nhân vật Nhưng những biểu hiện bên ngoài đó đã được chọn lọc kỹ lưỡng, mang tính biểu hiện cao hơn, thường là một vài nét chân dung chấm phá, một vài chi tiết đặc sắc của hành động nhân vật, đã thể hiện rõ chất "sống" chất "người" của nó Chỉ riêng việc miêu tả bước chân của nàng Kiều tới nơi hò hèn thôi (khi thì "gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường", khi thì "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình"), tác giả đã giới thiệu cho người đọc biết bao điều về quan niệm yêu đương của con người ấy Đó là một thiếu nữ sống rất thật với lòng mình, có một suy nghĩ và hành động táo bạo trong tình yêu, dám vượt qua những rào chắn của lễ giáo phong kiến Nguyễn Du đặc biệt lưu ý tới việc miêu tả tiếng khóc của nàng Kiều, quả thực đúng là "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều" (Tố Hữu) Mỗi lần nàng Kiều khóc thương thân là một lần nhân vật lại bộc lộ thái độ tự ý thức về cảnh ngộ, nhân phẩm, về ước mơ hạnh phúc ngày một xa rời Đơn cử chỉ trong vòng tám trang tác phẩm [43, 71 - 79], đã có tới bốn lần Kiều khóc Khóc cho cảnh ngộ riêng, chung khi tai biến đột ngột ập đến:
Trang 24Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
Khóc cho sinh ly, tử biệt lúc bước lên xe nhà họ Mã:
Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm
Cũng chỉ bằng câu chuyện khóc, cười, thi hào Nguyễn Du đã thể hiện tài tình những tâm trạng trái ngược của các nhân vật trong một bối cảnh đầy kịch tính Đó là cảnh Kiều đánh đàn hầu rượu Thúc Sinh và Hoạn Thư [44, 113 - 116] Thúc Sinh và Kiều mắc mưu Hoạn Thư, nên hoàn toàn ở trong thế bị động, bẽ bàng Sinh chỉ biết khóc "giọt dài, giọt ngắn, chén đầy, chén vơi", sợ liên lụy đến Kiều, đành "phải ngậm bồ hòn ráo ngay" nhưng rồi vẫn không nén nổi cay đắng, vẫn "giọt châu lã chã khôn cầm", cuối cùng cứ "gạt thầm" rồi "gượng nói gượng cười cho qua" Kiều chỉ còn biết cúi đầu gẩy đàn với "bốn dây như khóc như than" Riêng Hoạn Thư thì vô cùng đắc ý "vui này đã bõ đau ngầm xưa nay" Do vậy, bức tranh tâm trạng đã được đúc kết ở đỉnh điểm:
Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
Bên cạnh yếu tố ngoại hiện, Truyện Kiều cũng được coi là một kiệt tác cổ điển với bút
pháp tả cảnh ngụ tình Thiên nhiên được coi là tấm gương phản chiếu tâm trạng, tình cảm của nhân vật theo nguyên tắc "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" Người ta đã bàn nhiều đến hiệu quả của "bóng tà", "tơ liễu", cây cầu, dòng nước trong việc bộc lộ tâm trạng vấn vương, quyến luyến không nỡ rời của cặp giai nhân tài tử Thúy Kiều - Kim Trọng buổi đầu gặp gỡ mà "ngày vui ngắn chẳng tày gang" Người ta cũng ca ngợi giá trị nhuộm màu của "rừng phong" đối với nỗi lòng dằng dặc buồn của kẻ ở người đi trong "pha" Thúc
Trang 25Sinh từ biệt Kiều Người ta cũng đã kể ra giá trị biểu hiện rất lớn của một chút "vi lô heo hắt" đối với cõi lòng hoang vắng của Kim Trọng khi tương tư Kiều, của Kiều khi phải rời tổ ấm gia đình, đoạn tuyệt với người yêu, dấn thân vào một kiếp phiêu lưu vô định
Nhưng có lẽ, thiên tài Nguyễn Du được bộc lộ rõ nhất khi ông thể hiện thành công những mảnh đoạn tâm lý của nhân vật Thúy Kiều - khi tác giả để cho Kiều ngồi một mình, tự đối diện với chính mình Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho từng mảnh đoạn tâm lý ấy: Kiều trao duyên, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Kiều ở lầu xanh, Kiều trước sông Tiền Đường, Kiều trong màn tái hợp Qua đó, nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét rằng "Nguyễn Du đã phát hiện được và nói rõ ràng, nói rất nhiều lần cái vấn đề mỗi cá nhân, cái vấn đề chữ mình" [43, 131]
Ở màn trao duyên, nỗi niềm "trăm năm đành lỗi hẹn hò" của Kiều đã được thể hiện một cách
sinh động, đầy tài hoa Chuyện trao duyên là chuyện mà các nhân vật trong Truyện Nôm
thường làm khi gặp tai biến, nhưng với Kiều, nó đã diễn ra bằng tất cả máu và nước mắt của người trong sách và người viết sách Thử so sánh việc trao duyên của Kiều và của nàng Nhụy
Châu trong Truyện Song Tinh, ngay từ cách nhân vật đặt vấn đề, người đọc đã thấy rõ sự hơn hẳn trong cảm xúc tinh tế của nhân vật và trong ngôn ngữ tác phẩm Truyện Kiều Nếu như
nàng Nhụy Châu đã nói một cách thẳng thừng và minh bạch chuyện ấy với cô thị nữ tin cậy của mình khi bị đem đi cống Phiên:
Mai sau chàng có về đây Duyên vừa tác hợp cậy mày thế tao
Thì nàng Kiều đặt vấn đề với Thúy Vân trang nhã hơn và đau đớn hơn nhiều:
Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ, thay lời nước non
Trang 26Trong khi đối thoại với Thúy Vân, Kiều đã đồng thời đối thoại với chính mình và với người yêu mà lúc này đã trở thành người xưa, vì vậy tâm trạng bi kịch của nhân vật đã được thể hiện cô đọng bằng chiều sâu ý nghĩa của các lớp từ ngữ, bằng hệ thống ngữ điệu phong phú Tương tự như vậy, với màn tái hợp, tác giả Nguyễn Du hơn bao giờ hết càng thể hiện những sáng tạo độc đáo của mình nhằm vượt lên trên những ràng buộc của công thức ước lệ
Màn tái hợp, so với các Truyện Nôm khác, vừa quen thuộc vừa mới mẻ, vừa công thức vừa
bất ngờ, vì vậy đã mang một màu sắc có một không hai: Thái độ không thi vị hóa hiện thực của tác giả và sự tự ý thức sâu sắc của nhân vật đã khiến cho màn đoàn viên này vẫn là một
"nỗi đoạn trường" không thể giải quyết
Sở dĩ Truyện Kiều đạt được mục độ sâu sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lý như vậy
là vì nó xuất hiện vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến, của tư tưởng
mỹ học phong kiến, khi ý thức cá nhân bắt đầu thức tỉnh.Với sự phát hiện có tính tự giác của
đại thi hào Nguyễn Du về sự thức tỉnh đó, Truyện Kiều đã dần hạn chế được những ảnh
hưởng của những quy phạm mang tính đặc trưng cho văn học trung đại: ước lệ, tượng trưng, phi ngã, dành cho tài năng sáng tạo của cá nhân nảy nở Không phải nghệ sĩ nào cùng thời với Nguyễn Du cũng tiếp nhận được tư tưởng của thời đại, mà phải là những nhân vật kiệt xuất mới sớm ý thức điều đó
Tuy nhiên, do chưa có một môi trường tư tưởng, một bối cảnh xã hội thích hợp,
Truyện Kiều, mặc dầu vậy, vẫn mang những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết cổ điển, việc
miêu tả tâm lý nhân vật nhiều lúc vẫn không thoát khỏi hình thức ước lệ, tượng trưng, phi ngã Đó là những trường hợp tiêu biểu như việc cách điệu hóa khi mượn cảnh để gửi tình (cảnh không phải là cảnh thực, chỉ là một phương tiện để miêu tả tâm trạng nhân vật):
Trang 27Cảnh chiều Kim - Kiều chia tay khi mới gặp mặt, cảnh lầu Ngưng Bích, cảnh vườn Thúy Khi miêu tả ngoại hình, hành động cử chỉ của nhân vật, Nguyễn Du có khi vẫn không vượt ra
khỏi được những khuôn khổ có sẵn Nhân vật của Truyện Kiều vì vậy vẫn bị lược quy vào
những phạm trù quen thuộc, cổ điển Đặc điểm ước lệ, công thức ấy khiến cho tác phẩm ít tạo được sự khác biệt giữa con người này và con người khác, giữa con người lúc này và con người lúc khác, ít tạo được những nét cá thể, sinh động ở nhân vật Chẳng hạn, khi tác giả thể hiện phong độ khoan thai, thanh lịch của Kim Trọng trong buổi đầu gặp gỡ Thúy Kiều, thì những "lưng túi gió trăng", "hài văn", "cây quỳnh cành giao" đã không thể cho biết điều gì
cụ thể ở chàng trai rất mực "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa" này Hoặc nỗi nhớ giày
vò chàng Kim theo kiểu "tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòng" cũng không làm cho chàng vì thế mà khác với người khác trong cùng một nỗi đau ấy Bị chi phối bởi bút pháp cổ điển nên cho dù nhiều lúc, tác giả đã làm nên chuyện "biến nhân vật chính từ con người đạo lý thành
con người tâm lý" [193, 344], thì nhiều nhân vật Truyện Kiều về cơ bản vẫn là nhân vật hành
động, hành vi đạo đức vẫn lấn át tâm lý nhân vật Thúy Kiều tuy đắm say đến mức chủ động đến với tình yêu, nhưng cuối cùng vẫn quyết định lấy chữ hiếu làm đầu, hy sinh chữ tình, bởi
"làm con trước phải đền ơn sinh thành" Từ Hải tuy "đội trời đạp đất ở đời", không sá gì
"những phường giá áo, túi cơm" nhưng cuối cùng vẫn quy hàng triều đình mong đổi lấy chút
công danh địa vị Cho nên, Truyện Kiều mặc dù đã thể hiện được những "pha" tâm lý sâu sắc
của nhân vật, nhưng vẫn chưa chú ý tới quá trình tâm lý, tính cách nhân vật chưa có lôgic phát triển tự thân
Do đó, những thành tựu miêu tả tâm lý trong Truyện Kiều, dẫu là xuất sắc, vẫn chỉ là
đỉnh cao nhất của nền văn học trung đại, mới chỉ dừng
Trang 28lại trong khuôn khổ của bút pháp cổ điển Truyện Kiều có giá trị kết tinh thành tựu của một
thời kỳ văn học, nhưng chưa đủ sức mở ra chặng đường mới cho văn học dân tộc trong thời đại Khi một phạm trù văn học mới xuất hiện, nó đòi hỏi những cách thể hiện mới, điều này
Truyện Kiều chưa thể đáp ứng
1.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong văn chương quốc ngữ buổi giao thời
Khái niệm Văn học buổi giao thời thường được dùng để gọi tên cho giai đoạn văn học
ba mươi năm đầu thế kỷ XX Đây là giai đoạn tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác khác nhau Bên cạnh nhà nho là lực lương sáng tác chủ yếu của nền văn học cổ trung đại đã xuất hiện lực lượng sáng tác mới: người trí thức tân học chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng, văn hóa, lối sống phương Tây - những người sau này sẽ lãnh vai trò đổi mới, đưa văn học Việt Nam vào quỹ đạo chung của văn học thế giới Giai đoạn văn học giao thời này chứa đựng cùng một lúc hai khả năng: hoặc cách tân dần dần nền văn học truyền thống để đi tới văn học hiện đại, hoặc mô phỏng hệ thống thể loại, lối thể hiện của văn học phương Tây để xây dựng nền văn học mới Tuy không có ý thức đầy đủ, các nhà nho như Phan Bội Châu, Tản Đà đã chọn khả năng thứ nhất, cố gắng thích ứng với công chúng mới, nhưng ngày càng tỏ ra bất lực Những trí thức tân học đã chọn khả năng thứ hai Họ tập hợp thành đội ngũ, du nhập các thể loại của văn học phương Tây, thay thế các thể loại có tính chức năng của văn học cũ, đem một quan niệm văn học mới - phản ánh hiện thực đời sống xã hội - thay thế cho quan niệm văn học cũ lấy "tâm", "chí", "đạo" làm cơ sở, dùng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm, dùng ngôn ngữ của bản thân đời sống thay thế ngôn ngữ trang nhã
Trang 29đầy những điển tích của văn học cũ, mô tả cuộc sống bình thường hàng ngày và những con người của cuộc sống hiện thực, trần tục
Tuy nhiên, quá trình vận động, thay đổi đó xảy ra không giống như sự thay đổi trong lĩnh vực quân sự, chính trị bao gồm các quá trình đấu tranh - tiêu diệt - thay thế, mà trải qua một cuộc đấu tranh âm thầm lặng lẽ, chuyển hóa dần, chịu sự chi phối, tác động của nhiều nguồn ảnh hưởng cả từ phía truyền thống lẫn phía ngoại lai Giai đoạn giao thời, hay còn gọi
là giai đoạn bán lẻ, giai đoạn phôi thai nền văn học hiện đại đã ghi dấu những nguồn ảnh hưởng đó, đặc biệt trong những sáng tác văn xuối - thể loại thu hoạch được nhiều thành tựu mới nhất của giai đoạn này
1.2.1 Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đầu thế kỷ
Quá trình hiện đại hóa văn học luôn luôn gắn liền với sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong cảm thức con người Việc chuyển đổi phạm trù văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại đã thể hiện rõ quá trình vận động của ý thức cá nhân từ vô ngã tới hữu ngã Trần Đình Sử khẳng định: "Đặc điểm chung dễ nhận thấy của ý thức trung đại là quan niệm về con người
vô ngã ( ) Cả Đạo, Phật, Nho, tam giáo đều chủ trương lý tưởng phá ngã, vô ngã, vô kỷ,
nhưng không hề là một sự diệt ngã tuyệt đối Trái lại, tất cả đều dựa vào phẩm chất cá nhân
để giải phóng cho cái ngã nội tại khao khát tự do được bước sang một thế giới khác, không
gò bó, tạm bợ ( ) Xem thế thì thấy trong các lý thuyết vô ngã đều cần có vai trò không thể thiếu được của yếu tố cá nhân để thực hiện Cá nhân chưa được ý thức rõ rệt về mặt nội dung nhưng đã được ý thức về phương tiện, bản lĩnh, ý chí, tình cảm" [191, 2-3] Con người trung đại không tách rời mình với tự nhiên chưa coi tự nhiên là khách thể còn mình là chủ thể Đứng trước xã hội, con người cũng chưa tách khỏi xã hội, còn gắn chặt với cộng đồng Ở nước ta, chế độ phong kiến được duy trì trên nền kinh tế nông nghiệp trì trệ Cộng đồng
Trang 30làng xã vẫn tồn tại và đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống kinh tế xã hội Ruộng đất một phần không nhỏ là ruộng công, chung cho cả cộng đồng Đơn vị kinh tế trong xã hội là của gia tộc, theo phương thức cha truyền con nối, chứ không phải của cá nhân Nền kinh tế xã hội chủ yếu là nền kinh tế tự cấp, tự túc Con người vì vậy, luôn phải khép mình trong các quy định của cộng đồng, của gia tộc, phải cư xử sao cho phù hợp với cái vị trí đã được xác định Cá nhân chưa tồn tại "tự nó và cho nó" mà gắn chặt với tập đoàn Giá trị con người không ở tự than nó mà ở địa vị, quyền uy của tập đoàn, đẳng cấp, gia tộc, tâm lý, cá tính của
nó còn bị khuất lấp và che giấu Con người trung đại chủ yếu là con người chưa có ý thức tự khẳng định rõ rệt bản ngã của mình Nhưng đến khi nhiều nguyên nhân kinh tế, xã hội, chính trị tác động vào ý thức họ thì sự tự ý thức về cá nhân lớn dần lên, con người đòi được quyền sống và tự bộc lộ mình cho dù vẫn phải dè dặt điều này điều khác Con người dần dần vận động từ ý thức vô ngã sang hữu ngã Văn học trung đại đã thể hiện được quá trình vận động
ấy, Lê Trí Viễn gọi là "vật vã theo đà hiện đại hóa từ cuối thế kỷ và từng bước rời bỏ trung đại vào thế kỷ sau" [217, 179] Ở một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát sự vận động ấy được thể hiện khá rõ Đặc biệt ở các tác giả cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, khi ý thức hệ phong kiến đã khủng hoảng, sụp đổ, khi con người bắt đầu ý thức được về mình, về con người - cá nhân, đòi hỏi về quyền được sống, thì việc miêu tả thế giới nội tâm con người đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể, trong đó đỉnh cao là Truyện Kiều như đã phân tích ở trên Tuy nhiên, đó mới chỉ là
những hiện tượng đơn lẻ, là dấu hiệu đi trước thời đại của một số cá nhân xuất sắc, nhưng ngay ở bản thân họ không phải là ý thức về con người cá nhân đã hoàn toàn thắng thế Tác phẩm của họ, nhân vật của họ còn chứa đựng đầy mâu thuẫn, chưa
Trang 31hoàn toàn thoát khỏi những trói buộc của đạo lý, của các quy định nghiêm ngặt của cộng đồng Ý thức về quyền được sống, được tự do, hạnh phúc trong tác phẩm và tư tưởng của họ cũng chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, có tính chất báo hiệu một sự thay đổi lớn lao trong ý thức xã hội, không phải là một trào lưu tư tưởng rộng lớn, càng không phải là đã có một nền tảng xã hội vững chắc
Chỉ sang đến đầu thế kỷ XX, khi chế độ thực dân đã bám rễ vững chắc vào đời sống kinh tế xã hội đất nước ta, khi quan điểm thẩm mỹ và triết học phương Tây hàng ngày hàng giờ tác động tới nhận thức của con người, đặc biệt trí thức Việt Nam, thì ý thức cá nhân mới thực sự thức tỉnh, sự xuất hiện con người - cá nhân mới thực sự trở thành một vấn đề xã hội
và văn học Con người cá nhân là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử đầy biến động, trong đó những nền tảng tư tưởng, kinh tế, văn học được thay đổi tận gốc rễ Với công việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế tự cấp tự túc vốn tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam, đã rơi vào vòng quay của kinh tế tư bản chủ nghĩa, gây ra những biến đổi lớn về cơ cấu kinh tế, xuất hiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, tạo ra những điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đặc biệt là phương Tây Xã hội nho phong, thôn ấp ngày xưa dần dần biến đổi, làm xuất hiện những tầng lớp xã hội mới càng ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với đất nước Đó là tầng lớp doanh nhân bản xứ, trở nên giàu có trong các cuộc làm
ăn với chủ tư bản Pháp Họ chính là lớp phú hào tân đạt, cũng có thể coi là một giai cấp tư sản bản xứ ở tình trạng manh nha Đồng thời việc thay thế Tây học cho Hán học, sự trọng dụng chữ Pháp, chữ quốc ngữ làm phát sinh một lớp trí thức mới Ban đầu họ tự trang bị những kiến thức tối thiểu để đủ trình độ làm công cho các ông chủ Tây, sau trình độ của họ ngày một được nâng lên, nhất là việc du học nước ngoài, đã mở rộng tầm
Trang 32nhìn cho họ, lối suy nghĩ, lối hành động của họ có ảnh hưởng lớn tới tầng lớp thị dân ngày một đông lên cùng với việc hình thành các trung tâm kinh tế và văn hóa Càng ngày, lớp trí thức Tây học này càng ý thức được về quyền bình đẳng, quyền tự do càng tự thấy không thích nghi và có thái độ báng bổ đối với xã hội cộng đồng của cha mẹ, tổ tiên Họ là những kẻ muốn xây dựng lại cả Đông Dương bằng những tảng đá chở từ Pháp về Họ được sự ủng hộ của lớp trưởng giả mới và dân chúng thành thị, nên đã làm một cuộc tổng tấn công vào thành trì luân lý, phong tục, văn chương cũ Nếu như ở thập kỷ đầu của thế kỷ XX, lớp trí thức nửa
nho học, nửa Tây học đứng đầu là ông chủ bút tạp chí Nam phong Phạm Quỳnh chủ trương
dung hòa mới - cũ, dung hòa Âu - Á thì sang tới thập kỷ thứ ba, lớp trí thức Tây học đòi theo mới, đòi Âu hóa Kèm theo đó là các phong trào tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, phong trào rèn luyện thân thể, vui vẻ trẻ trung Thanh Lãng nhận xét rằng: "Chung quanh những năm
32, nhiều biến cố quan trọng đã xảy ra giúp vào việc sửa soạn và xô đẩy, hầu như một cách bức bách, sự hình thành của một hướng đi mới, một lối sống mới, một lối hành động mới, một
lối cảm xúc mới, một lối tư duy mới một lối viết mới với những nhà lãnh đạo mới" [115,
598] Hoài Thanh khi lý giải sự hình thành "cuộc cách mạng thi ca", sự biến đổi từ tinh thần
"chữ ta" sang tinh thần "chữ tôi" của thơ mới, đã viết: "Ngày thứ nhất ai biết đích ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ Nó như lạc loài nơi đất khách Bởi
nó mang theo một quan niệm từ xưa không có ở xứ này: quan niệm cá nhân" [200, 45].Nhưng rồi nó trở nên quen dần, bởi vì "nói làm cho xiết những điều thay đổi về vật chất, phương Tây
đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước Nào dầu tây, diêm tây, nào vải tây, chỉ tây, kim tây, đinh tây Đừng tưởng tôi ngụy biện Một cái đinh cũng
Trang 33mang theo nó một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh, về vũ trụ, và có ngày ta sẽ thấy thay đổi cả quan niệm của phương Đông" [200, 16] Con người của thời hiện đại, thời
Âu hóa này đã "tìm thấy cái đẹp, thấy giá trị trong cuộc sống Âu hóa: cá nhân, tự do, hạnh phúc Họ phủ nhận con người chức năng trong luân thường đạo lý Nho giáo" [22, 217]
Như vậy, khác hẳn với quan niệm thời trung đại, đến giai đoạn này, một cái tôi tự nó
và cho nó đã thực sự xuất hiện trong ý thức, tư tưởng của người Việt Nam Cái tôi đó chính là
"cấu trúc phần tự giác, tự ý thức của nhân cách Có thể coi đó là trung tâm tinh thần ý nghĩa, điều chỉnh dự báo của nhân cách, mang tính định hướng về động cơ, niềm tin, lợi ích, thế giới quan, là cơ sở hình thành những tình cảm xã hội của con người (ý thức về phẩm giá, nghĩa
vụ, trách nhiệm, nguyên tắc đạo đức)" [173, 17]
Văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của các trường phái triết học, của nền tảng tư tưởng
xã hội Cho nên, sự thức tỉnh ý thức cá nhân thời hiện đại sẽ kéo theo cả sự thay đổi về nhịp rung cảm trong tâm hồn của các văn nhân, những người có trái tim và điệu tâm hồn nhạy cảm nhất
1.2.2 Sự xuất hiện khuynh hướng lãng mạn trong văn học
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhiều dòng văn học: văn học truyền thống, tiểu thuyết mới Trung Hoa, văn học Pháp văn học Việt Nam buổi giao thời có những đặc điểm khá nổi bật Bên cạnh việc tiếp nối mạch văn chương đạo lý (nhưng đã mang màu sắc hiện thực khá
rõ nét) với những tên tuổi như Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, còn xuất hiện một xu hướng mới: xu hướng lãng mạn Xu hướng này đã manh nha từ những truyện giai nhân - tài tử trước đây, được phát triển thêm lên dưới tác động của sự thức tỉnh ý thức cá nhân đầu thế kỷ Có lẽ,
đó là lý do để Thanh Lãng đưa ra lời nhận xét:
Trang 34"Đặc tính chung của các tiểu thuyết ra đời trong thời kỳ này đều bộc lộ tâm tình của thế hệ, một thế hệ đang biến hóa sợ sệt, nhất là đang đau đớn, tuyệt vọng, muốn đi tìm sự giải thoát trong tưởng tượng Chính vì thế mà ở thế hệ 1913 tiểu thuyết đều:
a) Nặng tính cách phiêu lưu, trôi dạt, phần nhiềulà tưởng tượng theo lối thần tiên b) Nặng tính cách lãng mạn, vu vơ
c) Nặng những mối tình đau đớn, tuyệt vọng
d) Hình ảnh sự chết, cái chết bi thảm, lảng vảng, chập chờn khắp nơi
e) Tuy vậy vẫn gói ghém nhiều bài học luân lý khô khan" [115, 480]
Trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ, người ta thấy đồng thời xuất hiện nhiều dạng
tiểu thuyết thử nghiệm theo các khuynh hướng khác nhau Bên cạnh Quả dưa đỏ của Nguyễn
Trọng Thuât vừa khơi nguồn truyện cổ nước nhà vừa phỏng theo lối phiêu lưu tiểu thuyết Rôbinxơn Cruxô, còn có những cuốn tiểu thuyết mô phỏng sách Tây của Hồ Biểu Chánh như
Chúa Tàu kim quy (phỏng theo Monte - Crixto của Alexandre Dumas), Ai làm được (phỏng
theo Andre Corneles của P Bourget), Cay đắng mùi đời (phỏng theo Sans famille của Herto Malo), Ngọn cỏ gió đùa (mô phỏng Les Miserables của Victor Hugo) Chỉ riêng trường hợp
Tố Tâm, các nhà nghiên cứu đã lần lượt liệt kê được 10 cuốn tiểu thuyết Tây Âu có liên quan,
ảnh hưởng tới nó, chưa kể đến cuốn sách Tuyết hồng lệ sử của Từ Trầm Á so với Tố Tâm "có
những điểm nổi bật" [xem 30, 135, 650]
Đặc điểm nổi bật của văn học giao thời là tính lãng mạn, nó phản ánh rõ nét tâm lý sầu não của cả một xã hội đang trải qua cuộc khủng hoảng tâm hồn trầm trọng bởi cuộc xung đột giữa hai thế hệ: thế hệ già cả lão thành cố níu lấy những tập tục phong hóa cũ, thế hệ trẻ đang say sưa
Trang 35chạy theo cái mới từ phương Tây ùa tới Nhưng bi đát là ở chỗ cả hai bên đều đang ở trạng thái ngập ngừng, lưỡng lự, nước đôi, chưa dám quyết liệt trong hành động và trong tất cả mọi vấn đề Vì vậy, nhân vật văn học được yêu mến là những con người xanh xao, u sầu, chết yểu "Cùng với Trần Tuấn Khải, với Đông Hồ, với Hoàng Ngọc Phách, Tương Phố là hiện thân của tình cảm lãng mạn, tất cả mọi sầu buồn của thế hệ như cô đúc lại trong người thiếu phụ của sông Thương" [115, 498] Những tác giả này đều mượn tiếng khóc riêng tư ai oán để gửi gắm một nỗi buồn chung: mối sầu mất nước, mối sầu thiên cổ vì thân phận bèo bọt của kiếp người Người đọc yêu quý tiểu thuyết tình cảm và các nhân vật lãng mạn khi nó đáp ứng được nhu cầu đa sầu đa cảm của họ Sự xung đột gay gắt giữa Đông và Tây để lại một chuỗi sầu bi, vỡ mộng khiến họ nhìn đời với thái độ yếm thế vào có thể sụt sùi rơi lệ bất cứ lúc nào
Như vậy, cả sự xuất hiện một xu hướng văn học lẫn nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của người thưởng thức đã chi phối rất lớn tới việc thể hiện xây dựng mẫu nhân vật tương ứng trong các tác phẩm cụ thể
1.2.3 Những thành tựu bước đầu của nghệ thuật miêu tả tâm lý
Sự phản chiếu tâm lý thời đại qua tâm lý nhân vật văn học được thể hiện tập trung, rõ
nét và thuyết phục nhất qua Tố Tâm Đây là tác phẩm đi tiên phong cho trào lưu hiện đại hóa
tiểu thuyết Việt Nam
Mặc dù trong suốt hai mươi năm đầu thế kỷ đã có nhiều cây bút tiểu thuyết lần lượt
xuất hiện, nhưng chỉ đến khi Tố Tâm ra đời được in thành sách năm 1925 thì, hệt như "một
trái bom nổ giữa khung trời tình cảm", "một cuộc cách mạng trong làng văn về tư tưởng, về lối viết" (Vũ Bằng), người ta mới chợt nhận ra có một cái gì đó làm bầu không khí văn học Việt Nam thực sự đổi khác Nói như Nguyễn Huệ Chi thì "Hoàng Ngọc Phách là người đầu tiên cho thấy đâu là sức mạnh đích thực của tiểu thuyết mới,
Trang 36cũng là người chính thức trước bạ thể loại này vào lịch sử văn học Việt Nam" [30, 79] Với
Tố Tâm, khi để cho tiếng nói của tình yêu tự thì thầm với độc giả, chiếm lĩnh và mách bảo
trái tim độc giả bằng "chân dung của những tâm hồn" (Đào Đăng Vĩ), Hoàng Ngọc Phách lần đầu đã đi một bước đột khởi, vượt qua ranh giới tự sự và sự ước lệ của tiểu thuyết tình truyền thống với mô típ "giai nhân - tài tử", "uyên ương, hồ điệp", góp thêm vào đó một sắc điệu
mới: hội thoại trữ tình Tất nhiên, không phải chỉ đến Tố Tâm, tiểu thuyết Việt Nam mới có những dấu hiệu đổi mới so với Truyện Nôm, nhưng nó đã thể hiện tập trung nhất những cái
mới đột xuất trong quan niệm nghệ thuật, để cho cái tôi trần trụi, sống thực giữa cõi đời và ngay trong mỗi người, được ngang nhiên phơi bày chân tướng
Khi đánh giá về tác phẩm này, Nguyễn Huệ Chi đặc biệt lưu ý bạn đọc rằng "Tố Tâm
đã chuyển hướng sáng tác từ môi trường nhãn giới sang môi trường tâm giới, từ khuynh hướng đạo lý sang khuynh hướng tâm lý, từ bút pháp chuyện kể sang bút pháp tự thuật, từ loại hình tiểu thuyết lấy sự chỉ vẽ thói đời làm đối tượng sang loại hình tiểu thuyết lấy sự mách bảo của con tim làm đối tượng, từ sự đồng nhất đơn giản xung đột nghệ thuật với xung đột xã hội đến sự hóa thân tinh tế xung đột xã hội trong xung đột nội tâm" [30, 89] Với nhan
đề Tố Tâm - Tiểu thuyết tâm lý, Hoàng Ngọc Phách đã khẳng định một hướng đi mới của tiểu
thuyết Trong lời tựa, ông viết: "Tôi có mục đích viết một quyển tiểu thuyết khác hẳn tiểu thuyết đã có, cả về hình thức lẫn tinh thần Về hình thức, chúng tôi xếp đặt theo những thuyết mới của Pháp, lối kể chuyện, tả cảnh theo văn chương của Pháp cả Về tinh thần, chúng tôi đem vào những tư tưởng mới, tâm lý nhân vật được phân tích theo phương pháp của các nhà tâm lý tiểu thuyết đương thời ( ).Giải phẫu một câu chuyện đời khuất khúc, éo le theo nguồn các luật của tâm lý để độc giả xem đến tự ngẫm nghĩ vào mình Đại khái như
Trang 37nguyên nhân kia thì phải có kết quả nọ, tính tình ấy phải có hành động này" [173, 8, 18]
Về tư tưởng nghệ thuật mà nói, phải thừa nhận rằng Hoàng Ngọc Phách rất có ý thức cách tân nghệ thuật tiểu thuyết khi lấy việc miêu tả tâm lý nhân vật là mục tiêu thể hiện Quả thực, ông đã thành công khi khám phá ra tâm lý ngập ngừng, nước đôi của xã hội đương thời, đặc biệt là tâm lý yêu đương của thanh niên Ông đã nói giúp họ những điều mà vì e lệ, vì tập quán, vì thành kiến xã hội, họ chỉ dám chôn chặt trong lòng, không dám đề xướng và tranh luận Vì vậy, mới có được hiệu quả nghệ thuật là nhiều thanh niên nam nữ thời đó cảm thấy
mình là Tố Tâm và Đạm Thủy Họ coi Tố Tâm là tiểu thuyết gối đầu giường Cuốn sách là cả
một cuộc phân tích tâm lý ái tình Nhân vật vừa cúi xuống quan sát tình yêu vừa giải thích cho bạn đọc thấy những chỗ éo le của tâm hồn, tình cảm, nhiều khi lại còn đúc kết thành định luật nữa Đối với những độc giả đã từng làm quen với tiểu thuyết Pháp thì những kiến thức tâm lý tác giả phô bày không có gì là lạ lùng và cao siêu, nhưng với đa số bạn đọc chỉ biết
đến Truyện Nôm hoặc tiểu thuyết Tàu thì quả là một sự khám phá mới Bởi lẽ, tuy những tên
tuổi được tác giả nhắc tới trong tác phẩm đều là những gương mặt tiêu biểu cho trào lưu tiểu thuyết tình cảm thế kỷ XIX như P Loti, P Bourget, M Barres , đã bị những thành tựu miêu
tả tâm lý đầu thế kỷ XX vượt qua, nhưng đối với đời sống văn học Việt Nam thời đó, họ vẫn
còn nguyên tính chất thời sự nóng hổi Mặt khác, so với tiểu thuyết cổ điển Việt Nam thì Tố
Tâm đã phần nào vượt qua được cái rào chắn ước lệ, tượng trưng vốn hạn chế khả năng sáng
tạo của nhà văn để xây dựng nên những nhân vật sống động hơn, gắn với con người thực hơn Tâm lý của Tố Tâm và Đạm Thủy mang tính chất đại diện cho cả một thế hệ thanh niên mới lớn lên, đang còn e lệ, rụt rè, nhưng lại rất say sưa rạo rực đuổi
Trang 38theo những cái mới lạ của buổi giao thời, không còn là những công thức, khuôn mẫu kiểu
"trai anh hùng gái thuyền quyên" trước đây nữa
Hoàng Ngọc Phách rất thành công khi miêu tả những trạng thái tâm lý của thanh niên nam nữ trong tình yêu Khi thì là thứ tình yêu mãnh liệt đầy thi vị tuy cố giấu giếm mà vẫn bộc lộ qua diện mạo, cử chỉ lời nói:
"Đại khái những lúc tôi đến, gặp nàng đang cúi đầu ngồi thêu, chẻ dưa, hay xem sách,
bất thình lình ngửng lên thấy tôi thì nét mặt nàng có vẻ khác, có một tia mừng tự trong tâm chạy lên mặt, thoáng qua hai con mắt và đôi gò má Tia mừng ấy không ai ngăn được, thứ
mừng này là mừng của đôi nam nữ yêu nhau được trông thấy mặt nhau, thứ mừng nó làm cho quả tim đập một lúc" [173, 46]
(Ở đây, phần giải thích của người kể đi kèm ngay sau những biểu hiện tâm lý qua sắc thái nhân vật, tỏ ra có tác dụng hỗ trợ tốt, cho thấy rõ những xao động của tâm hồn nhân vật)
Hoặc là những hành vi tự bộc lộ, bởi những mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của nhân vật:
"Nhiều lúc ngồi lâu quá thì nàng giục tôi về kẻo quá giờ vào trường, mà chính nàng tìm cách lưu tôi lại, được vài phút cũng lưu Đại khái như tôi đứng dậy cầm mũ thì nàng bảo
để cho người gọi xe đã, có khi đến mười lăm phút mà không thấy xe Tôi ra về thì nàng lại hỏi tôi một câu chuyện gì đó bắt tôi phải cắt nghĩa, hay tôi có nhờ mua hoặc làm hộ cái gì, thì đôi lúc tôi ra về nàng mới hỏi lại Thành ra từ lúc chuyển về đến lúc ra cửa có khi hàng giờ đồng hồ" [173, 47]
Khi thì là thứ tình yêu đầy tuyệt vọng và đau đớn - một tình yêu không thể dẫn đến hôn nhân, do những lý do ngoại cảnh Tố Tâm thì:
Trang 39"Nàng vì yêu tôi mà không thể rời tôi, nàng cũng vì yêu tôi mà không chịu lấy tôi, các thứ tính tình, tương phản này làm cho nàng rối mà nàng cứ đành để chịu nỗi chua xót một mình" [173, 69]
Còn Đạm Thủy:
"Tôi sợ về sau mang với nàng một điều lỗi suốt đời không khi nào gỡ xong, nên thường vẫn lấy nhời phải trái mà khuyên nàng vâng nhời giáo huấn" [173, 69] Nhưng khi thấy Tố Tâm không vâng theo thì lại "có cái thỏa, vì đã chiếm được lòng nàng" [173, 70]
Hoàng Ngọc Phách đã miêu tả rất thành công những thay đổi rõ nét về tính tình, những che giấu vụng về mà không tự biết, những giằng co xung đột bên trong nhân vật, mở
ra một hiện thực về tâm hồn con người Đặc biệt, màn thổ lộ tình yêu giữa Tố Tâm và Đạm Thủy được đánh giá là "cuộc tỏ tình đầu tiên" (Nguyễn Huệ Chi) trong văn học sử Việt Nam hiện đại, đã hội tụ trong nó khuynh hướng giải thích tâm lý của tác phẩm, "thât là khám phá
mà cũng là êm dịu" (Phạm Thế Ngũ) [Xem 173, 51-53]
Xét cho cùng, tất cả những trạng thái tình cảm có vẻ khác lạ của các nhân vật trong Tố
Tâm đều liên quan khá cần thiết đến những thời điểm khác nhau của một cuộc tình đang từng
lúc diễn biến, tạo ra thời gian tâm lý cho tác phẩm Không gian nghệ thuật trong Tố Tâm cũng
nhuốm màu tâm lý Tác giả đã đặt mối tình Tố Tâm - Đạm Thủy vào trong những khung cảnh thích hợp, tương ứng với diễn biến tình cảm của họ Khi mới bắt đầu quen hơi bén tiếng, họ chỉ có thể miên man trò chuyện trong cảnh trí của một khuê phòng Nhưng khi tình yêu của
họ đã lên tiếng, thì không gian cũng rộng mở mãi ra với những vùng ánh sáng rực rỡ, lấp lánh, gắn với từng kỷ niệm Còn khi tình yêu tan tác, chia lìa thì không gian cũng đầy những màu sắc u ám, mờ mịt, xao xác, thê lương
Trang 40Có thể nói, mọi tình tiết cốt truyện đều xoay quanh trục tâm lý yêu đương, khiến bi kịch tình yêu và hôn nhân của Tố Tâm - Đạm Thủy được thể hiện với những cung bậc thăng trầm đầy xúc động Đó chính là sự giằng co giữa hai thế lực mới - cũ sau này Tự lực văn đoàn đã vượt lên, giành thế áp đảo, chiến thắng cho phái mới Nhưng, có một điều đáng tiếc
là, do tình huống truyện (câu chuyện được kể qua lời Đạm Thủy với đối tượng cụ thể là tác giả - một người bạn cùng khóa học) mà các tình tiết, sự kiện, sự nhận xét, phán đoán chỉ được thể hiện chủ yếu qua điểm nhìn nhân vật (đôi khi tác giả cũng bộc lộ những nhận xét của mình, nhưng duy nhất chỉ là thái độ đồng tình) Điểm nhìn duy nhất ấy đã hạn chế hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm, nếu như không nói là bạn đọc có cảm tưởng bị "xỏ mũi" bởi một nhân vật - nhà tâm lý học - triết gia Điều đó khiến cho tác phẩm bị rơi vào tình trạng sa đà khảo cứu tâm lý, làm giảm đi chất văn chương và sức gợi mở, chưa kể nhiều chỗ cách lý giải