Bài viết trình bày việc kảo sát tỷ lệ xơ vữa ĐMC, đánh giá mối liên quan giữa tình trạng xơ vữa ĐMC với các yếu tố nguy cơ (YTNC) XVĐM và tình trạng tổn thương ĐMV.
Trang 1KHẢO SÁT BỀ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC
VÀ MỨC ĐỘ TẮC NGHẼN ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI SỌ
TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nguyễn Phúc Quang Điền*, Nguyễn Thị Út**, Bùi Thu Thảo*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh tim mạch do xơ vữa ngày càng phổ biến Xơ vữa động mạch (XVĐM) tác động trên hệ
thống động mạch toàn thân nên các biểu hiện ở mạch máu này có thể tiên đoán các biến cố ở các vị trí khác Trong việc khảo sát tình trạng XVĐM, siêu âm Duplex động mạch cảnh (ĐMC) là xét nghiệm đơn giản, không ăn tia X
và không nhiễm chất cản quang, có thể thực hiện lặp lại trong khi khảo sát động mạch vành (ĐMV) khó khăn hơn nhiều
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ xơ vữa ĐMC, đánh giá mối liên quan giữa tình trạng xơ vữa ĐMC với các yếu tố
nguy cơ (YTNC) XVĐM và tình trạng tổn thương ĐMV
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phân tích
Kết quả: Qua khảo sát 80 trường hợp bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp,
chúng tôi rút ra những kết quả sau: tỷ lệ của các YTNC XVĐM: Tuổi trung bình là 62,63 ± 12,26, tỷ lệ nam giới
là 76,25%, tang huyết áp (THA) chiếm 75%, đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm 25%, rối loạn lipid máu (RLLM) chiếm 67,86%, hút thuốc lá chiếm 32,5%, BMI > 25 chiếm 35%
Tỷ lệ dày thành ĐMC là 77,5%, tỷ lệ phát hiện mảng xơ vữa (MXV) là 46,25% và tỷ lệ hẹp ĐMC là 21,3%
Độ dày lớp nội trung mạc ĐMC tương quan thuận với huyết áp tâm thu, nồng độ Cholesterol, LDL và điểm GRACE Tuổi là YTNC liên quan độc lập đến dày thành ĐMC và sự xuất hiện của MXV ĐMC (OR=0,873; p=0,016 và OR=0,885; p=0,010) Khi có MXV ĐMC tuổi trung bình là 65,68 > 60 khi không có MXV ĐMC (p=0,038) Tuổi cứ tăng lên 1 năm thì thì nguy cơ xuất hiện MXV ĐMC tăng lên khoảng khoảng 4,1% (OR = 1,041 ; p=0.043)
Bề dày lớp nội trung mạc ĐMC tương quan với mức độ hẹp ĐMV (p=0,017), số nhánh ĐMV hẹp (với CIMT (P): r=0,335; p=0,006 và với CIMT (T): r=0,299; p=0,015) và tương quan tuyến tính chặt với khả năng bệnh ĐMV nặng (với CIMT (P): OR=6,382; p=0,046) Tỷ lệ MXV ĐMC cao hơn ở những bệnh nhân bệnh ĐMV nặng (với MXV ĐMC (P) p=0,009 và với MXV ĐMC (T) p=0,020) Số nhánh ĐMV tổn thương trung bình khi có MXV ĐMC là 2,3 ± 0,8 lớn hơn 1,9 ± 0,8 khi không có MXV ĐMC MXV ĐMC và BMI > 25 là các YTNC độc lập dự báo bệnh ĐMV nặng (OR=39,396; p=0,022 và OR=0,013 ; p=0,009) Chưa ghi nhận mối liên quan giữa tình trạng hẹp ĐMC với các YTNC XVĐM và bệnh ĐMV
Kết luận: Trên bệnh nhân NMCT cấp, độ dày lớp nội trung mạc ĐMC và MXV ĐMC có mối liên quan với
nhiều YTNC XVĐM và mức độ tổn thương ĐMV
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim, +ĐMC, độ dày lớp nội trung mạc ĐMC (CIMT), MXV, siêu âm Duplex
động mạch cảnh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Phúc Quang Điền ĐT: 0986377359 E-mail: quangdien@gmail.com
Trang 2ABSTRACT
STUDYING CAROTID INTIMA MEDIA THICKNESS AND OBSTRUCTION ON PATIENTS WITH
ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION
Nguyen Phuc Quang Dien, Nguyen Thi Ut, Bui Thu Thao * Benh vien An Binh
Background: Background: Atherosclerosis cardiovascular disease is more and more common Atherosclerosis
process influences arterial system so that the expression in some vessels can predict events in others To exam atherosclerosis condition, carotid duplex ultrasonography is a simple test, without X-rays and constract contamination, possible repeatability while coronary arteries exam is more difficult
Objective: Survey percentage of carotid atherosclerosis, evaluate the association between carotid
atherosclerosis status with risk factors and coronary lesions
Research methods: Cross-sectional descriptive and analysis study
Results: There are 80 cases of hospitalized patients with diagnosed acute myocardial infarction We gain the
following results: the proportion of atherosclerosis risk factors: Mean age is 62.63 ± 12.26, 76.25% male, 75% hypertension, 25%, 67.86% dyslipidemia, 32.5% smoke, 35% BMI> 25 Increasing carotid intima media thickness is 77.5%, detection of plaque is 46.25% and carotid narrow is 21.3% Carotid intima media thickness correlated with systolic blood pressure, cholesterol and LDL levels, and GRACE score Age was independently risk factor associating with thickening of carotid artery walls and plaque appearance (OR = 0.873; p = 0.016 and OR = 0.885; p = 0.010) When there is plaque, mean age is 65.68> 60 without one (p = 0.038) Any 1-year old, the risk of plaque appearance increased approximately 4.1% (OR = 1.041; p = 0043) Carotid intima media thickness correlated with the coronary stenosis levels (p = 0.017), number of stenosis coronary branches (with right CIMT: r
= 0.335; p = 0.006 and with left CIMT: r = 0.299; p = 0.015) and tight linear correlation with severe coronary disease capability (with right CIMT: OR = 6.382; p = 0.046) The rate of plaque is higher in patients with severe coronary disease (with right carotid plaque p = 0.009 and left carotid plaque p = 0.020) When there are plaques, mean number of narrow coronary branch is 2.3 ± 0.8 > 1.9 ± 0.8 without ones Carotid plaque and BMI> 25 are independent risk factors of severe coronary disease (OR = 39.396; p = 0.022 and OR = 0.013; p = 0.009) Not recognize the relation between the state of carotid artery narrow with atherosclerosis risk factors and coronary diseases
Conclusion: In patients with acute myocardial infarction, carotid intima media thickness and plaque are
relation to atherosclerosis risk factors and coronary diseases
Keywords: Myocardial infarction, carotid artery, carotid intima media thickness (CIMT), plaque, carotid
duplex ultrasonography
MỞ ĐẦU
Bệnh tim mạch do xơ vữa ngày càng phổ
biến là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở
những quốc gia phát triển và tăng lên một
cách nhanh chóng ở các nước đang phát triển
Tử vong do bệnh tim mạch chiếm một phần ba
tử vong chung trên phạm vi toàn cầu theo
thống kê năm 2011(6) Xơ vữa động mạch
(XVĐM) là một bệnh toàn thân, ảnh hưởng chủ
động mạch cảnh (ĐMC), động mạch vành (ĐMV), động mạch chậu và động mạch đùi(25) Các biểu hiện ở mạch máu này có thể tiên đoán các biến cố ở các vị trí khác(1,3,5)
XVĐM gây nên những thay đổi quan trọng đầu tiên ở lớp nội trung mạc Tăng độ dày lớp nội trung mạc ĐMC liên quan đến tiến trình XVĐM, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim (NMCT)
và đột quỵ(2,5,27) Khảo sát ĐMC bằng siêu âm Duplex không ăn tia X và không nhiễm chất cản
Trang 3quang, thực hiện dễ dàng trong khi khảo sát
ĐMV khó khăn hơn nhiều Siêu âm Duplex
ĐMC có giá trị tiên đoán biến cố ĐMV nặng và
mạch máu não(2,13,27) Do đó, việc khảo sát ĐMC
bằng siêu âm Duplex là một trong những biện
pháp tiên đoán nguy cơ tim mạch
Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐMV sẽ
góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, cải thiện chất
lượng sống thông qua việc ổn định MXV và
kiểm soát các yếu tố nguy cơ XVĐM
Để chẩn đoán và điều trị sớm bệnh XVĐM
nói chung và bệnh ĐMV nói riêng, thì việc xác
định mối liên quan giữa độ dày lớp nội trung
mạc, sự hiện diện của MXV và mức độ hẹp ĐMC
với các yếu tố nguy cơ XVĐM và các biến cố
mạch vành là rất cần thiết Vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này để đánh giá độ dày lớp nội
trung mạc, MXV và mức độ hẹp ĐMC ngoài sọ ở
bệnh nhân NMCT cấp
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định tỷ lệ tăng độ dày lớp nội trung mạc,
MXV, hẹp ĐMC và mối liên quan với các yếu tố
nguy cơ XVĐM và tổn thương ĐMV trên bênh
nhân NMCT cấp bằng siêu âm Duplex ĐMC
ngoài sọ
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp nhập
viện và điều trị tại bệnh viện tim Tâm Đức từ
tháng 09/2014 đến tháng 06/2015
Tiêu chuẩn loại trừ
Có phẫu thuật ĐMC
Đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc
mạn tính
Không hợp tác
Thiết kế nghiên cứu:
Cắt ngang mô tả, phân tích
Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:
n = Z21-α/2p(1-p)
d2
Trong đó:
Z 1-α/2 = 1,96 từ phân phối chuẩn, là giới hạn tương ứng với
độ tin cậy áp dụng cho nghiên cứu này là 95%
α = 5% xác suất sai lầm loại I
p là tỷ lệ xơ vữa ĐMC, nghiên cứu của Ioannis Kallikazaros (13) về xơ vữa ĐMC trên bệnh nhân nhập viện vì đau ngực có p = 0,73
d = 0.1 là độ chính xác mong muốn trong nghiên cứu này
Vậy cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là n = 76
Thu thập số liệu:
Bệnh nhân NMCT cấp thỏa tiêu chuẩn vào nghiên cứu được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm (ECG, siêu âm tim, xét nghiệm máu) Khi ổn, được siêu âm Duplex ĐMC và được ghi nhận các số liệu
Xử lý thống kê: Bằng phần mềm SPSS for Windows 18.0 và Microsoft Excel 2010
Biến định lượng: mô tả bằng số trung bình
và độ lệch chuẩn, khoảng tin cậy 95%, (trung vị
và khoảng tứ phân vị khi biến số không có phân phối chuẩn)
Biến định tính: mô tả tỷ lệ các biến số
Kiểm định tương quan hai biến định tính dùng test Chi – bình phương hoặc Fisher exact test (khi phép kiểm Chi bình phương không
đủ điều kiện) Ngưỡng khác biệt ý nghĩa thống kê α=0,05
Kiểm định tương quan biến định lượng dùng Student t test, nếu có ≥ ba nhóm dùng ANOVA, hoặc nếu các biến định lượng không thuộc phân phối chuẩn, chúng tôi trình bày số liệu bằng trung vị và khoảng tứ phân vị, dùng phép kiểm phi tham số Wilcoxon-Rank Sum Test hoặc Krussal Wallis
KẾT QUẢ
Qua khảo sát 80 trường hợp bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán NMCT cấp, rút ra những kết quả sau:
Trang 4Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tỷ lệ NMCT ST chênh lên chiếm 31,25%,
NMCT không ST chênh lên chiếm 68,75%
Tỷ lệ của các yếu tố nguy cơ (YTNC) XVĐM:
Tuổi trung bình là 62,63 ± 12,26, tỷ lệ nam giới là
76,25%, THA chiếm 75%, ĐTĐ chiếm 25%,
RLLM chiếm 67,86%, hút thuốc lá chiếm 32,5%,
BMI > 25 chiếm 35% Số bệnh nhân có 2 - 3 yếu tố
nguy cơ XVĐM chiếm 61,25% Điểm GRACE
trung bình là 141,34 ± 40,86
Tổn thương ĐMV: 1 nhánh 28,77%, 2 nhánh
21,92%, 3 nhánh 38,36%, thân chung + nhánh
10,96% Tỷ lệ bệnh ĐMV nặng (hẹp thân chung
và/ hoặc 3 nhánh) chiếm tỷ lệ 48,60%
Tỷ lệ dày thành ĐMC là 77,5%, tỷ lệ phát
hiện MXV là 46,25% và tỷ lệ hẹp ĐMC là
21,3% Độ dày lớp nội trung mạc ĐMC là 1,17
± 0,57 Mối liên quan tồn thương ĐMC hai bên
(P) và (T) rất chặt chẽ (với độ dày lớp nội
trung mạc Spearman’s r=0,756, p<0,001; với
MXV Pearson’s r=0,685, p<0,001; với mức độ
hẹp Pearson’s r=0,349, p=0,002)
Mối liên hệ tổn thương ĐMC và các YTNC
Độ dày lớp nội trung mạc ĐMC tương quan
thuận với huyết áp tâm thu, nồng độ
Cholesterol, LDL và điểm GRACE (giá trị p lần
lượt bằng 0,035; 0,003; 0,010 và 0,046)
Tuổi là YTNC liên quan độc lập đến dày
thành ĐMC (OR=0,873; p=0,016), và với sự xuất
hiện của MXV ĐMC (OR=0,885; p=0,010) Khi có
MXV ĐMC tuổi trung bình là 65,68 > 60 khi
không có MXV ĐMC (p=0,038) Tuổi cứ tăng lên
1 năm thì thì nguy cơ xuất hiện MXV ĐMC tăng
lên khoảng khoảng 4,1% (OR = 1,041 ; p=0,043)
Mối liên hệ tổn thương ĐMC và tổn
thương ĐMV
Độ dày lớp nội trung mạc ĐMC tương quan
với mức độ hẹp ĐMV (p=0,017), số nhánh ĐMV
hẹp (với CIMT (P): r=0,335; p=0,006 và với CIMT
(T): r=0,299; p=0,015) và tương quan tuyến tính
chặt với khả năng bệnh ĐMV nặng (phương
trình hồi quy Logistic Log(1-pp ) = -1,963 + 1,854 * CIMT (P); OR=6,382; p=0,046) Tỷ lệ MXV ĐMC cao hơn ở những bệnh nhân bệnh ĐMV nặng (với MXV ĐMC (P) p=0,009 và với MXV ĐMC (T) p=0,020) Số nhánh ĐMV tổn thương trung bình khi có MXV ĐMC là 2,3 ± 0,8 lớn hơn 1,9 ± 0,8 khi không có MXV ĐMC (p=0,05) MXV ĐMC và BMI > 25 là các YTNC độc lập dự báo bệnh ĐMV nặng (phân tích hồi quy Logistic đa biến, OR=39,396; p=0,022 và OR=0,013 ; p=0,009) Chưa ghi nhận liên quan giữa tình trạng hẹp ĐMC với các YTNC XVĐM và bệnh ĐMV
BÀN LUẬN
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ của mẫu nghiên cứu
YTNC
Nghiên cứu
Tuổi
Nam giới (%)
THA (%)
ĐTĐ (%)
RLLM (%)
Hút thuốc
lá (%)
Chúng tôi 62,63 76,25 75,00 25,00 67,86 32,50 Đào T.Thanh Bình(7) 60,90 64,90 74,00 19,50 47,40 Ng.Sĩ Phương
Thảo(21) 64,67 75,58 74,73 24,19 28,50 34,95
Võ T Kim Phương(32) 56,90 76,00 59,00 17,00 92,00 45,33 Ngô Ng Kim
Hường(19) 61,95 60,90 75,00 27,20 53,30 56,50 Đinh Hiếu Nhân(8) 58,48 79,20 44,34 22,60 90,56 Kallikazaros(13) 58,00 71,10 35,60 24,90 60,40 Satheesh B.N.(26) 56,90 82,00 47,00 25,00 72,00 63,00
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 62,63 ± 12,26 tuổi, khoảng tin cậy 95% là [59,84 – 65,31], tương tự với các nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình(7), Nguyễn Sĩ Phương Thảo(21), Ngô Nguyễn Kim Hường(19) Tuổi trung bình mắc bệnh ĐMV là trên dưới 60 tuổi Nam giới bị NMCT sớm hơn tương tự với nghiên cứu của Ngô Nguyễn Kim Hường(19) Kết quả này phù hợp với y văn, nữ giới thường mắc bệnh mạch vành trễ hơn nam giới, chủ yếu sau tuổi mãn kinh
Nam giới chiếm tỷ lệ 76,25%, khoảng 3/4 mẫu nghiên cứu, tương tự nhiều tác giả khác như Nguyễn Sĩ Phương Thảo(21), Võ Thị Kim
Trang 5Satheesh(26) đều có tỷ lệ nam giới chiếm đa số
trong các mẫu nghiên cứu Kết quả này đã ghi
nhận trong y văn, giới tính nam được xem là
YTNC của bệnh ĐMV
Tỷ lệ THA là 75%, THA là YTNC chiếm tỷ lệ
cao nhất trong số các YTNC, cho thấy THA là
một YTNC quan trọng của bệnh ĐMV, tương tự
với nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình(7) và
Ngô Nguyễn Kim Hường(19) Nghiên cứu
Framingham(23) cho thấy THA là YTNC có ảnh
hưởng cao nhất đến biến cố tim mạch Trong
nghiên cứu của chúng tôi, HATT là 130,98 ±
23,18 mmHg và HATTr là 76,59 ± 12,98 mmHg,
cho thấy, huyết áp bệnh nhân vẫn được kiểm
soát khá tốt, tưng tự Đào Thị Thanh Bình(7)
(134,64/ 80,5 mmHg), và Ngô Nguyễn Kim
Hường(19) (137,50/ 79,79 mmHg) Chúng tôi nhận
thấy trị số huyết áp được kiểm soát tương đối
tốt, có thể lý giải do bệnh nhân mắc bệnh mạn
tính nên tái khám thường xuyên và được tư vấn
nhiều lần nên tuân thủ điều trị tốt
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ là 25% , là YTNC
chiếm tỷ lệ thấp nhất Tỷ lệ RLLM là 85,5% Kết
quả của hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy,
tình trạng RLLM chưa được kiểm soát tốt, tương
tự như nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình(7),
Nguyễn Sĩ Phương Thảo(21), Ngô Nguyễn Kim
Hường(19), Võ Thị Kim Phương(32), Đinh Hiếu
Nhân(8), Kallikazaros(13) và Satheesh(26)
BMI trung bình là 24,65 ± 4,16, tỷ lệ BMI >25
là 35%, tương đương với nghiên cứu của Đào
Thị Thanh Bình(7) (23,1 ± 0,82), Đỗ Thị Hồng
Liên(9) (24,14 ± 3,17), Nguyễn Hoàng Hải(20) (23 ±
3,4), Tô Vũ Khánh An(28) (24,2 ± 3,9), và thấp hơn
rất nhiều so với nghiên cứu của Satheesh(26) ở
Châu Âu (27,6 ± 4,1) Kết quả này có lẽ do chế độ
ăn uống và sinh hoạt ở Châu Âu có tỷ lệ chất béo
cao làm gia tăng tỷ lệ béo phì
Tóm lại, trong nghiên cứu của chúng tôi, đa
số bệnh nhân có từ 2 đến 3 YTNC XVĐM, có thể
nhận thấy, biến cố mạch vành cấp là tương tác
của nhiều YTNC xơ vữa
Theo thang điểm GRACE(10), 48,8% số bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng nguy cơ tử vong cao cần được can thiệp mạch vành sớm, tương đương tỷ lệ của Phạm Hòa Bình và cs tại bệnh viện Thống Nhất (48%)(11)
Đặc điểm tổn thương ĐMV
Số nhánh tổn thương, mức độ tổn thương
và bệnh ĐMV nặng (tổn thương thân chung và/ hoặc 3 nhánh) đều nặng hơn các nghiên cứu khác của Kallikazaros(13), Đào Thị Thanh Bình(7) và Nguyễn Sĩ Phương Thảo(21) Có thể lý giải là các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đã được chẩn đoán là NMCT, trong khi các nghiên cứu trên chọn những bệnh nhân có triệu chứng nhập viện là đau ngực Như vậy, quá trình XVĐM diễn ra trên toàn
bộ hệ thống mạch máu của cơ thể, khi xảy ra biến cố mạch vành cấp khuynh hướng thường gặp là tổn thương đa nhánh ĐMV và mức độ tổn thương thường là rất nặng trên 90% Do
đó, việc phòng ngừa biến cố mạch vành cấp và điều trị tái tưới máu là hết sức quan trọng
Đặc điểm tổn thương ĐMC
Giá trị trung bình của CIMT là 1,17 ± 0,57mm, khoảng tin cậy 95% là [1,00 – 1,20], tương tự nghiên cứu của Naomi Mitsuhashi(18) (1,27 ± 0,07mm) và của Đào Thị Thanh Bình(7) (1,219mm) Kết quả này cao hơn rất nhiều so với người bình thường trong nghiên cứu của
Lê Văn Sĩ và cs(17) trên người Việt Nam (0,64 ± 0,18mm) và của Kota S K và cs(15) trên người
Ấn Độ (0,73 ± 0,08mm)
Tỷ lệ dày lớp nội trung mạc ĐMC của chúng tôi là 77,5%, tương tự Đào Thị Thanh Bình(7) (73,4%), Trần Thanh Tuấn(30) (77%) và Đinh Hiếu Nhân(8) (81,1%) Tỷ lệ dày lớp nội trung mạc ở nam giới có khuynh hướng cao hơn nữ giới, vì giới nam cũng là một YTNC XVĐM, ngoài ra, còn phải kể đến ảnh hưởng của hút thuốc lá lên tiến trình XVĐM mà nam giới có tỷ lệ hút thuốc
lá cao hơn
Tỷ lệ có MXV chiếm 46,25%, tương tự của Ngô Nguyễn Kim Hường(19) là 50,0%, Trần Thanh Tuấn(30) là 48,72%, trong nghiên cứu của
Trang 6Satheesh(26) là 59% cao hơn có ý nghĩa so với kết
quả của chúng tôi
Tỷ lệ hẹp ĐMC của mẫu nghiên cứu chiếm
21,3%, trong nghiên cứu Kallikazaros(13) tỷ lệ này
là 18% và Đinh Hiếu Nhân(8) là 15,2%, Valizadeh
GA và cs(31) là 18,3%, không khác biệt với kết quả
của chúng tôi
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ và hệ số tương
quan r của các tổn thương ĐMC giảm dần từ
CIMT MXV mức độ hẹp (0,756 0,685
0,349) Nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình(7)
cũng ghi nhận tương quan CIMT và MXV ĐMC
hai bên khá chặt Có thể lý giải là quá trình
XVĐM trước tiên làm tăng CIMT ĐMC cả hai
bên, nhưng lâu ngày sẽ có một bên tổn thương
nhiều hơn và hình thành nên MXV, trong số đó
có những MXV đủ lớn sẽ gây ra hậu quả sinh lý
bệnh làm hẹp lòng mạch máu Tuy nhiên, hệ
thống ĐMC ngoài sọ với những thông nối phức
tạp có hiện tượng tăng tưới máu bên ít hẹp hoặc
đảo dòng để đảm bảo cho tuần hoàn não, do đó
mức độ hẹp ĐMC chưa phản ánh hết tình trạng
XVĐM
Mối liên quan Tổn thương ĐMC và các
YTNC XVĐM
Tuổi là yếu tố nguy cơ độc lập có khả năng
dự đoán tình trạng dày thành ĐMC (mô hình
hồi quy logistic đa biến dự báo dày thành ĐMC
với các biến là các YTNC XVĐM: tuổi, giới tính,
BMI, THA, ĐTĐ, RLLM, hút thuốc lá, có
OR=0,873; p=0,016) Tuổi trung bình của nhóm
bệnh nhân có MXV ĐMC là 65,68 cao hơn nhóm
không có MXV là 60, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p=0,038 < 0,05) Phân tích hồi quy
logistic cho thấy, tuổi cứ tăng lên 1 năm thì thì
nguy cơ xuất hiện MXV ĐMC tăng lên khoảng
1,041 lần (OR = 1,041) hay có thể nói tuổi cứ tăng
thêm 1 năm thì nguy cơ xuất hiện MXV ĐMC
tăng lên khoảng tăng lên khoảng 4,1% Tương
quan giữa MXV ĐMC với tuổi cũng được ghi
nhận trong nghiên cứu của Đào Thị Thanh
Bình(7), Trần Thanh Tuấn(30) và Trần Thanh
Linh(29), Kogure D và cs(14) Tuổi là yếu tố nguy
cơ độc lập dự đoán sự xuất hiện của MXV ĐMC (mô hình hồi quy logistic đa biến dự báo MXV ĐMC với các biến là các YTNC XVĐM: tuổi, giới tính, BMI, THA, ĐTĐ, RLLM, hút thuốc lá, có OR=0,885 ; p=0,010) Mối tương quan giữa tuổi
và xơ vữa ĐMC được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu như của Đào Thị Thanh Bình(7) (r=0,566 và p<0,001), Võ Thị Kim Phương(32) (r=0,32-0,4), và Zakopoulos(33)
Tuy nhiên, không nhận thấy mối liên quan giữa tuổi và tình trạng hẹp ĐMC Độ dày lớp nội trung mạc ĐMC và tuổi có tương quan thuận nhưng chưa có ý nghĩa thống kê, có thể do mẫu nghiên cứu nhỏ, Marco M Ciccone và cs(4) cũng không thấy mối tương quan này
Khi có THA, giá trị CIMT trung bình là 1,11 ± 0,51mm > 1,08 ± 0,75mm khi không THA (p=0,038 < 0,05), tương tự Phạm Chí Hiền(24), Nguyễn Thị Nghĩa(22), Võ Thị Kim Phương(32), Đỗ Thị Hồng Liên(9), Tô Vũ Khánh An(28), Ngô Nguyễn Kim Hường(19) và Nguyễn Hoàng Hải(20) Khi phân tích sâu trong nhóm THA, chúng tôi nhận thấy, độ dày lớp nội trung mạc ĐMC lớn hơn có ý nghĩa so với trong nghiên cứu của Đỗ Thị Hồng Liên(9) và Nguyễn Hoàng Hải(20) trên bệnh nhân THA (1,11 ± 0,51mm so với 0,7± 0,08mm và 0,84 ± 0,14mm) Như vậy, khi đã xảy
ra biến cố mạch vành cấp, tình trạng xơ vữa động mạch nặng nề hơn
Có sự tương quan thuận giữa bề dày lớp nội trung mạc ĐMC và nồng độ Cholesterol (r=0,401 và p=0,003) và nồng độ LDL-cholesterol (r=0,353 và p=0,010) Ambar Kulshreshtha(16) và cs cũng cho thấy mối tương quan giữa CIMT và nồng độ cholesterol Đào Thị Thanh Bình(7) ghi nhận tương quan CIMT
và nồng độ Triglyceride Có sự khác nhau giữa các nghiên cứu vì trong khi CIMT là một thông số đánh giá tình trạng XVĐM tương đối hằng định, thì lipid máu chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như chế độ ăn, chế độ vận động thể lực, việc tuân thủ điều trị… Với phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả,
Trang 7điểm nên kết quả có thể khác với những
nghiên cứu khác
Trong nhóm ĐTĐ, bề dày lớp nội trung
mạc ĐMC trong nghiên cứu của chúng tôi lớn
hơn trong nghiên cứu của Tô Vũ Khánh An(28),
Naomi Mitsuhashi và cs(18), Kota S K và cs(15)
(1,22± 0,89mm so với 0,97 ± 0,27mm; 1,03 ±
0,04mm và 1,01± 0,28) Có thể lý giải vì bệnh
nhân đã xảy ra biến cố mạch vành cấp, tình
trạng xơ vữa nặng nề hơn trên bệnh nhân chỉ
có các YTNC xơ vữa động mạch hoặc bệnh
ĐMV mạn
Các kết quả của chúng tôi cho thấy tăng độ
dày lớp nội trung mạc ĐMC liên quan nhiều
nhất, MXV ĐMC liên quan ít hơn, còn tình trạng
hẹp ĐMC không ghi nhận có mối liên quan với
các YTNC XVĐM
Có sự tương quan thuận giữa độ dày lớp
trung mạc ĐMC với điểm GRACE (r=0,224,
p=0,046) Bệnh nhân có CIMT dày hơn khi
nhập viện vì NMCT cấp thường có điểm
GRACE nguy cơ tử vong tại viện cao hơn
Theo công trình nghiên cứu GRACE(10), yếu tố
huyết áp tâm thu là YTNC độc lập tiên lượng
tình trạng bệnh nặng
Mối liên quan giữa tổn thương ĐMC và
tổn thương ĐMV
Có sự tương quan thuận giữa độ dày lớp nội
trung mạc ĐMC với số nhánh ĐMV tổn thương
(r=0,335, p=0,006 và r=0,229, p=0,015), tương tự
của Đào Thị Thanh Bình(7) Chúng tôi sử dụng
mô hình hồi qui logistic đơn biến để mô tả mối
liên quan giữa độ dày lớp nội trung mạc ĐMC
và xác suất bị bệnh ĐMV nặng (kí hiệu p1):
Log(1-p1p1 ) = -0,955 + 0,807 * CIMT
(OR=2,240, p=0,21)
Log(1-p1p1 ) = -1,963 + 1,854 * CIMT (P)
(OR=6,382, p=0,046)
Log(1-p1p1 ) = -1,726 + 1,570 * CIMT (T) (OR= 4,804, p=0,069)
Chúng tôi nhận thấy độ dày lớp nội trung mạc ĐMC có tương quan thuận đến xác suất bị bệnh ĐMV nặng Trong đó, độ dày lớp nội trung mạc ĐMC bên (P) có liên quan mạnh nhất đến xác suất bệnh ĐMV nặng Độ dày lớp nội trung mạc cảnh bên (P) cứ tăng lên 1mm thì nguy cơ bị bệnh ĐMV nặng tăng lên khoảng 6 lần (OR = 6,382) hay có thể nói độ dày lớp nội trung mạc ĐMC bên (P) cứ tăng thêm 0,1mm thì nguy cơ bị bệnh ĐMV nặng tăng lên 0,6382 lần, hơn 60% Khi có MXV ĐMC, tần xuất bệnh ĐMV nặng cao hơn khi không có MXV ĐMC (p<0,05), khi có MXV ĐMC, số nhánh ĐMV tổn thương trung bình là 2,3 ± 0,8 > 1,9 ± 0,8 khi không có MXV ĐMC, tương tự nghiên cứu của Đào Thị Thanh Bình(7)
Tóm lại, những kết quả của chúng tôi cho thấy, sự gia tăng độ dày lớp nội trung mạc ĐMC và sự hiện diện của MXV ĐMC tương quan thuận với độ nặng của tổn thương ĐMV Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Satheesh(26), Đào Thị Thanh Bình(7), Ngô Nguyễn Kim Hường(19), Đinh Hiếu Nhân(8) Nghiên cứu Rotterdam(2) là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu cho thấy, gia tăng bề dày lớp nội trung mạc ĐMC là một yếu tố tiên đoán mạnh NMCT trong tương lai
Bảng 2 : Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh ĐMV nặng
(OR)
Khoảng tin cậy 95%
p
Hút thuốc lá 0,581 0,067 - 5,002 0,621 BMI > 25 0,013 0,000 - 0,337 0,009
Trang 8Chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy logistic
đa biến để dự báo bệnh ĐMV nặng với các biến
là các YTNC được ghi nhận trong nghiên cứu:
tuổi, giới tính, BMI, THA, ĐTĐ, RLLM, hút
thuốc lá, dày thành ĐMC, MXV và hẹp ĐMC
Kết quả cho thấy, BMI và MXV là hai yếu tố
nguy cơ độc lập có khả năng dự đoán tình trạng
bệnh ĐMV nặng (p=0,009 và 0,022) Do đó, MXV
phát hiện trên siêu âm Duplex ĐMC có thể dự
đoán bệnh ĐMV nặng, đặc biệt là trên bệnh
nhân béo phì Đào Thị Thanh Bình(7) cũng
ghi nhận MXV ĐMC có tương quan với bệnh
ĐMV nặng (r=0,232, p=0,004), khi có bệnh ĐMV
nặng thì thường kèm theo xơ vữa ĐMC gấp 5
lần Kallikazaros(13) ghi nhận các yếu tố: tuổi, giới
tính và bệnh ĐMC có liên quan độc lập đến bệnh
ĐMV nặng Kablak và cs(12) cũng ghi nhận MXV
ĐMC là yếu tố dự báo độc lập tổn thương ĐMV
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy MXV ĐMC là yếu tố dự báo độc lập
bệnh và mức độ nặng của bệnh ĐMV
KẾT LUẬN
Trên bệnh nhân NMCT cấp, độ dày lớp nội
trung mạc ĐMC và MXV ĐMC có mối liên
quan với nhiều YTNC XVĐM và với mức độ
tổn thương ĐMV Trong đó, tuổi là yếu tố
nguy cơ độc lập dự đoán gia tăng độ dày lớp
nội trung mạc và sự xuất hiện MXV ĐMC,
MXV ĐMC là yếu tố dự báo độc lập bệnh và
mức độ nặng của bệnh ĐMV
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Aronow WS and Ahn C, (1994) Prevalence of coexistence of
coronary artery disease, peripheral arterial disease, and
atherothrombotic brain infarction in men and women > or = 62
years of age Am J Cardiol 74(1): p 64-5
2 Bots ML, et al, (1997) Common carotid intima-media thickness
and risk of stroke and myocardial infarction: the Rotterdam
Study Circulation 96(5): p 1432-7
3 Cannon CP, (2002) Effectiveness of clopidogrel versus aspirin in
preventing acute myocardial infarction in patients with
symptomatic atherothrombosis (CAPRIE trial) Am J Cardiol
90(7): p 760-2
4 Ciccone MM, et al., (2011) Correlation between coronary artery
disease severity, left ventricular mass index and carotid intima
media thickness, assessed by radio-frequency Cardiovasc
Ultrasound 9: p 32
5 Chambless LE, et al., (1997) Association of coronary heart disease incidence with carotid arterial wall thickness and major risk factors: the Atherosclerosis Risk in Communities (ARIC) Study, 1987-1993 Am J Epidemiol 146(6): p 483-94
6 Deaton C, Froelicher ES, Wu LH, Ho C, Shishani K, Jaarsma T,
(2011) The Global Burden of Cardiovascular Disease European
Journal of Cardiovascular Nursing 10(2 suppl): p S5-S13
7 Đào Thị Thanh Bình, (2007) Nghiên cứu mối tương quan giữa siêu âm động mạch cảnh ngoài sọ, động mạch đùi với bệnh động mạch vành, luận án Tiến sĩ, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
8 Đinh Hiếu Nhân, (2009) Nghiên cứu mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh và động mạch vành, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
9 Đỗ Thị Hồng Liên, (2000) Khảo sát động mạch cảnh ở bệnh nhân THA bằng siêu âm Doppler màu tại bệnh viện 30/4, luận văn tốt nghiệpThạc sĩ, Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
10 Fox KA, et al., (2010) The Global Registry of Acute Coronary Events, 1999 to 2009–GRACE Heart 96(14): p 1095-1101
11 Hồ Thượng Dũng và Phạm Hòa Bình, (2011) Nhận xét về điều trị NMCT cấp tại Bệnh viện Thống Nhất Tp.HCM từ Tháng 1/2009 đến 6/2010 Tạp chí Y học TPHCM, Tập 15, phụ bản 2, tr
170
12 Kablak-Ziembicka A., et al., (2004) Association of increased carotid intima-media thickness with the extent of coronary artery disease Heart 90(11): p 1286-90
13 Kallikazaros I, et al., (1999) Carotid artery disease as a marker for the presence of severe coronary artery disease in patients evaluated for chest pain Stroke 30(5): p 1002-7
14 Kogure D, Iwamoto T, and Takasaki M, (1997) [Aging and ultrasonographic findings of carotid atherosclerosis] Nihon Ronen Igakkai Zasshi 34(7): p 560-8
15 Kota S K., et al., (2013) Carotid intima media thickness in type 2 diabetes mellitus with ischemic stroke Indian J Endocrinol Metab 17(4): p 716-22
16 Kulshreshtha A., et al., (2014) Association between ideal cardiovascular health and carotid intima-media thickness: a twin study J Am Heart Assoc 3(1): p e000282
17 Lê Văn Sỹ, Trần Đức Thọ, và Phạm Thắng, (1998) Nghiên cứu
độ dày nội trung mạc động mạch cảnh ở người bình thường bằng siêu âm in Kỷ yếu các đề tài khoa học đại hội quốc gia Việt Nam: 813-9
18 Mitsuhashi N (2002) Coronary Artery Disease and Carotid Artery Intima-Media Thichkness in Japanese Type 2 Diabetic Patients Diabetes Care 25(8)
19 Ngô Nguyễn Kim Hường, (2007) Khảo sát động mạch cảnh bằng siêu âm ở bệnh nhân bệnh động mạch vành, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
20 Nguyễn Hoàng Hải, (2010) Khảo sát độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân THA, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y dược TPHCM
21 Nguyễn Sĩ Phương Thảo, (2013) Tương quan giữa nồng độ NT-proBNP và số lượng ĐMV tổn thương ở bệnh nhân bệnh ĐMV
ổn định, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
22 Nguyễn Thị Nghĩa, (2006) Mối tương quan giữa các yếu tố nguy
cơ bệnh xơ vữa động mạch với độ dày nội trung mạc ĐMC được đo bằng siêu âm, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
Trang 923 O'Leary DH, et al, (1992) Cholesterol and carotid atherosclerosis
in older persons: the Framingham Study Ann Epidemiol 2(1-2):
p 147-53
24 Phạm Chí Hiền và Điêu Thanh Hùng, (2012) Bề dày lớp nội
trung mạc động mạch cảnh chung: một yếu tố dự báo nhồi máu
cơ tim và đột qui ở người bệnh đái tháo đường typ 2 Y Học TP
Hồ Chí Minh Tập 16, Phụ bản của Số 2/2012, tr 100
25 Phạm Nguyễn Vinh (2008) “Bệnh học tim mạch” Tập 2, NXB Y
học
26 Satheesh BN (2013) Comparison of carotid plaque
characteristics, arterial remodelling changes, left ventricular
geometry and inflammatory markers in patients with chest pain
and unobstructed coronary arteries, chronic stable angina or
acute coronary syndromes, University of Manchester
27 Tendera M., et al., (2011) ESC Guidelines on the diagnosis and
treatment of peripheral artery diseases: Document covering
atherosclerotic disease of extracranial carotid and vertebral,
mesenteric, renal, upper and lower extremity arteries: the Task
Force on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Artery
Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) Eur Heart
J 32(22): p 2851-906
28 Tô Vũ Khánh An, (2014) Khảo sát bề dày lớp nội trung mạc
ĐMC trên bệnh nhân ĐTĐ, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học
Y dược Tp Hồ Chí Minh
29 Trần Thanh Linh, (2009) Khảo sát ĐMC bằng siêu âm mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ Týp 2, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ,Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
30 Trần Thanh Tuấn, (2007) Khảo sát ĐMC bằng siêu âm Duplex màu ở bệnh nhân ĐMV trên 60 tuổi, luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh
31 Valizadeh GA, et al., (2015) Stenosis level, plaque morphology and intima-media thickness of internal carotid artery in chronic stable angina and acute coronary syndrome; a comparative study Iran Red Crescent Med J 17(1)
32 Võ Thị Kim Phương, (2004) Khảo sát ĐMC bằng siêu âm Doppler màu ở bệnh nhân bệnh ĐMV, luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ, Đại học Y dược Tp Hồ CHí Minh
33 Zakopoulos N A., et al., (2005) Time rate of blood pressure variation is associated with increased common carotid artery intima-media thickness Hypertension 45(4): p 505-12
Ngày nhận bài báo: 03/08/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/08/2016 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016