1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh: Kết quả sớm qua 7 trường hợp

5 83 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh: Kết quả sớm qua 7 trường hợp
Tác giả Phạm Hữu Đoàn, Vũ Anh Tuấn
Trường học Bệnh viện Bình Dân
Chuyên ngành Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học
Thể loại bài báo
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 326,18 KB

Nội dung

Phẫu thuật điều trị qua ngả âm đạo ngày càng phổ biến, đặc biệt dành cho những người bệnh già yếu hay những người bệnh đã trải qua nhiều phẫu thuật khác trước đây. Bài viết triển khai phẫu thuật mới điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh tại bệnh viện Bình Dân và báo cáo các kết quả ban đầu.

Trang 1

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SA TẠNG CHẬU QUA NGẢ ÂM ĐẠO

SỬ DỤNG MESH 6 NHÁNH: KẾT QUẢ SỚM QUA 7 TRƯỜNG HỢP

Phạm Hữu Đoàn * , Vũ Anh Tuấn *

TÓM TẮT

Mục tiêu: Phẫu thuật điều trị qua ngả âm đạo ngày càng phổ biến, đặc biệt dành cho những người bệnh

già yếu hay những người bệnh đã trải qua nhiều phẫu thuật khác trước đây Chúng tôi triển khai phẫu thuật mới điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh tại bệnh viện Bình Dân và báo cáo các kết quả ban đầu

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp Bệnh nhân sa tạng chậu

khoang trước và khoang giữa được phẫu thuật qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh tại bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến 05/2019

Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 7 trường hợp Tuổi trung bình: 62,2 ± 9,07 tuổi 3 bệnh nhân có tiền sử phẫu

thuật cắt tử cung ngả bụng (42,7%) Có 4 trường hợp sa bàng quang độ 3 (57,4%), 3 bệnh nhân sa bàng quang

độ 4 (42,7%), tất cả 7 bệnh nhân có sa tử cung kết hợp ít nhất độ 2 Thời gian phẫu thuật trung bình là 99,3

±18,4 phút, ngắn nhất là 80 phút và dài nhất là 120 phút Tỷ lệ thành công về kỹ thuật: 100% (7/7) Tỷ lệ thành công về phục hồi giải phẫu (dựa trên thang điểm POP-Q) ngay sau mổ và sau 4 tuần là 100% Không có biến chứng xảy ra trong lúc mổ và sau mổ

Kết luận: phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng mesh 6 nhánh là phương pháp phẫu

thuật được các tác giả khác đánh giá khả thi và hiệu quả cao, nên tiếp tục thực hiện và đánh giá kết quả với thời gian dài và số liệu lớn hơn

Từ khóa: sa tạng chậu, lưới phẫu thuật, phẫu thuật qua ngả âm đạo

Viết tắt: TSS: qua dây chằng cùng – gai; PTO: nhánh sau qua lỗ bịt; ATO: nhánh trước qua lỗ bịt

ABSTRACT

TRANSVAGINAL TREATMENT PELVIC ORGAN PROLAPSE USING SIX-AIM MESH: INITIAL

RESULTS OF 7 PATIENTS

Pham Huu Doan, Vu Anh Tuan

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol 23 - No 3 - 2019: 60 – 64

Objectives: transvaginal surgery is increasingly popular, especially for those who are elderly or those who

have undergone many other previous surgeries We implemented a new surgical technique to treat the pelvic organ prolapse transvaginal using the 6-branch Mesh at Binh Dan Hospital and report the initial results

Materials and methods: A case – series was performed on patients Patients with anterior and apical

prolapse who had undergone transvaginal treatment using 6-aim Mesh in the period time from 01/2019 to 05/2019 at Binh Dan hospital

Results: There were 7 patients The mean age was 62.2 ± 9.07 years 3 patients with a history of abdominal

hysterectomy (42.7%) There were 4 cases with cystocele grading 3 (57.4%), 3 patients with cystocele grading 4 (42.7%), all 7 patients with uterine prolapse associated at least degree 2 The average surgery time is 99.3 ± 18.4

*Khoa Niệu nữ - Niệu chức năng, Bệnh viện Bình Dân

Tác giả liên lạc: BSCKI Vũ Anh Tuấn ĐT: 0986979902 Email: drtuan87@gmail.com

Trang 2

minutes, the shortest is 80 minutes and the longest is 120 minutes Technical success rate: 100% (7/7) The success rate of anatomic recovery (based on POP-Q scale) immediately after surgery and after 4 weeks is 100%

No complications occurred during surgery and after surgery

Conclusions: Transvaginal treatment of anterior and central pelvic organ prolapse using six tension-free

straps is surgical methods evaluated by other authors are highly feasible and effective, should be continued to perform and evaluate results with long time and larger data

Keyswords: Pelvic organ prolapse, surgical mesh, vaginal approach surgery

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sa tạng chậu (POP) là vấn đề rất phổ biến ở

phụ nữ, đó là tình trạng các cơ quan vùng chậu

sa vào hoặc vượt ra ngoài âm đạo Tỷ lệ sa tạng

chậu ngày càng tăng và có khoảng 11% phụ nữ

cần phẫu thuật để điều trị(5,14)

Trước đây, phẫu thuật cố định âm đạo vào ụ

nhô hay phẫu thuật cắt tử cung với khâu bít âm

đạo trong thời gian dài được xem như là tiêu

chuẩn vàng trong điều trị(11) Tuy nhiên, trong

khoảng thập kỷ trở lại đây, xu hướng phẫu thuật

sử dụng lưới nâng đỡ qua ngả âm đạo điều trị sa

tạng chậu ngày càng gia tăng(3,15)

Phẫu thuật ngả âm đạo có sử dụng lưới có

rất nhiều lợi thế như: xâm lấn tối thiểu hơn ngả

bụng, dễ thực hiện hơn so với tiếp cận qua nội

soi ổ bụng và có tỷ lệ tái phát thấp hơn so với các

phẫu thuật truyền thống trước đây(4) Do đó,

những lợi ích của phẫu thuật ngả âm đạo sử

dụng lưới có vẻ như vượt trội hơn so với nhược

điểm của nó Đặc biệt, với sự phát triển của các

loại lưới với trọng lượng thấp mới và các nghiên

cứu gần đây cho thấy lợi ích ngày càng rõ ràng

và ủng hộ phẫu thuật trên bệnh nhân(2,4)

Qua tham khảo nhiều tài liệu và y văn trên

thế giới đã phẫu thuật thành công và có hiệu quả

cao(7,8,10), chúng tôi quyết định triển khai kỹ thuật

này lần đầu tiên tại Bệnh viện Bình Dân và báo

cáo kết quả ban đầu

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 7 bệnh nhân

được phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả

âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh tại Bệnh viện

Bình Dân Thành Phố Hồ Chí Minh trong khoảng

thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Bệnh nhân (BN) sa tạng chậu khoang trước

và khoang giữa có chỉ định phẫu thuật được chẩn đoán, nhập viện phẫu thuật và theo dõi tại khoa Niệu Nữ - Niệu Chức Năng, Bệnh viện Bình Dân Thành Phố Hồ Chí Minh

Tiêu chuẩn loại trừ

BN không đồng ý tham gia nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp (case-series)

Các bước thực hiện

Đánh giá trước mổ

Bệnh nhân được khai thác bệnh sử chi tiết, khám thực thể, khám âm đạo: khám bằng tay và

mỏ vịt, sử dụng thước đo, dựa trên thang điểm POP-Q để đánh giá mức độ sa tạng chậu Làm đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu cơ bản, chụp MRI defecography, áp lực đồ bàng quang + áp lực niệu dòng, phết tế bào cổ tử cung Người bệnh được chuẩn bị trước phẫu thuật theo quy trình thống nhất: nhịn ăn, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ hoặc không tùy theo chỉ định

Dụng cụ phẫu thuật

Mesh 6 nhánh trọng lượng nhẹ (22g/m2)

Bộ kim xuyên thích chuyên dụng

Phương pháp phẫu thuật (Hình 1)

Bệnh nhân được tê tủy sống, nằm tư thế sản phụ khoa

Rạch niêm mạc thành trước âm đạo theo đường ngang Bóc tách về hai phía ngành ngồi

Trang 3

mu và tìm dây chằng cùng – gai 2 bên Xuyên

kim qua lỗ bịt đặt mesh 4 nhánh theo kỹ thuật

không căng 2 nhánh còn lại xuyên qua trung

tâm dây chằng cùng – gai ra hai bên theo hướng

trong – ngoài ra cơ mông

Đánh giá mức độ sa tạng chậu ngay sau mổ

(dựa trên POP-Q)

Hình 1: Vị trí của mảnh lưới (trước và sau của lưới được nâng đỡ với 6 nhánh) Mảnh lưới nâng đỡ toàn bộ

bàng quang, làm giảm khả năng di chuyển và cuộn lại của lưới Điều trị và theo dõi sau mổ

Ngày 1 rút thông tiểu + gạc âm đạo, ngày 2

theo dõi và chăm sóc hậu phẫu, ngày 3 xuất

viện Tái khám sau 01 tuần và 04 tuần Tổng

phân tích tế bào máu, tổng phân tích nước tiểu,

siêu âm bụng tổng quát và khám lâm sàng, đánh

giá mức độ đau và sa tạng chậu mỗi lần tái

khám Đánh giá kết quả dựa vào triệu chứng

lâm sàng và cận lâm sàng

KẾT QUẢ

Bảng 1: Kết quả nghiên cứu

Biến số Kết quả

(trung bình)

Khoảng dao động

Tỉ lệ thành công về kỹ

thuật

100%

Thành công về phục

hồi giải phẫu (thang

100%

Biến số Kết quả

(trung bình)

Khoảng dao động

điểm POP-Q)

Bảng 2: Kết quả về giải phẫu (n=7)

Biến số Trước mổ Ngay sau mổ Sau mổ 4 tuần

Sa bàng quang hay sa khoang trước

Sa tử cung hay sa khoang giữa

Đánh giá về phương diện phục hồi giải phẫu của tạng chậu bị sa dựa trên thang điểm POP –Q (pelvic organ prolapse quantification) trước mổ

và sau mổ Là thành công khi mức độ sa ≤ độ 1 (Bảng 1, 2)

Bảng 3: Đau vùng chậu sau mổ: dựa trên thang điểm

đau VAS (visual analog scale) (n=7)

Đau Đau vừa Đau nhẹ Không

Trang 4

nặng đau

Hầu hết bệnh nhân có đau nhẹ đến vừa hậu

phẫu ngày 1 sau mổ, sau đó mức độ đau giảm

dần và không đau (71,4%) và đau nhẹ (28,6%)

sau 4 tuần (Bảng 3)

Không có biến chứng xảy ra lúc mổ và theo

dõi sau mổ 4 tuần (Hình 2)

Hình 2: Kết quả điều trị sa trước và sau mổ

BÀN LUẬN

Sa tạng chậu là vấn đề phổ biến ở phụ nữ,

ngày càng gia tăng do điều kiện kinh tế và tuổi

thọ ngày càng cao Hiện nay, với sự phát triển

không ngừng của y học, có nhiều quan điểm

mới trong phẫu thuật điều trị sa tạng chậu như

việc bảo tồn cơ quan bị sa với sự phục hồi về giải

phẫu bình thường là tốt nhất và hạn chế các rối

loạn đi tiểu Ngoài ra, trong bệnh lý sa tạng chậu

thường kết hợp sa nhiều khoang với nhiều cơ

quan bị sa, do đó, phẫu thuật điều trị sa phải

đảm bảo khả năng phục hồi cùng lúc tốt nhất

giải phẫu các cơ quan bị sa với các biến chứng

tối thiểu(4,6,13)

Trong khoảng thập kỷ trở lại đây, với xu

hướng ngày càng ưa chuộng của phẫu thuật

xâm lấn tối thiểu Phẫu thuật qua ngả âm đạo

điều trị sa tạng chậu ngày càng gia tăng và ủng

hộ So với ngả bụng, phẫu thuật ngả âm đạo có

ưu điểm dễ thực hiện hơn, phù hợp với người

bệnh không thể trải qua gây mê thời gian dài;

hậu phẫu có thời gian nằm viện ngắn hơn, tái

hòa nhập với cuộc sống sớm hơn, tránh được các

biến chứng phẫu thuật ngả bụng như dính ruột

và phúc mạc với hiệu quả điều trị sa có tỉ lệ gần

như tương đương(1,4)

Bên cạnh đó, phẫu thuật ngả âm đạo có sử dụng mesh vẫn còn vài hạn chế như: lộ lưới, đau khi quan hệ tình dục, đau vùng đáy chậu(1,9,12) Tuy nhiên, với sự phát triển của các dòng lưới có trọng lượng nhẹ cũng như các kỹ thuật mới, phẫu thuật ngả âm đạo có sử dụng lưới ngày càng chứng tỏ ưu điểm ngày càng vượt trội hơn

so với mặt hạn chế của nó(2,4) Mesh 6 nhánh trọng lượng nhẹ với 2 nhánh thêm cố định xuyên qua dây chằng cùng – gai

2 bên nên ngoài khả năng nâng đỡ toàn bộ bàng quang, tránh được việc di chuyển và cuộn của mảnh lưới còn giúp cố định khoang giữa (phần đỉnh âm đạo), từ đó có thể điều trị hiệu quả cùng lúc thêm khoang giữa (tử cung

và ruột non), giúp phục hồi về giải phẫu cơ quan đáy chậu tốt hơn(4)

Phẫu thuật viên chính và phụ ít gặp khó khăn hơn vì không cần phải bóc tách và bộc lộ nhiều về phía dây chằng cùng – gai để khâu cố định 2 mũi Prolen 1.0, mà chỉ cần bóc tách tối thiểu dựa trên mốc gai hông, từ đó tìm dây chằng cùng – gai và xuyên kim

Tuy nhiên, để phẫu thuật thuận lợi phẫu thuật viên thường phải có kinh nghiệm về phẫu thuật qua ngả âm đạo điều trị sa tạng

Trang 5

chậu, phải nắm thật vững giải phẫu vùng chậu

cũng như các mốc của khung chậu, ngoài ra

phải cảm nhận đúng qua ngón tay vị trí giải

phẫu các mốc xương (đặc biệt là gai hông) Vì

nếu không nắm vững và cảm nhận không

đúng, sẽ rất dễ dẫn đến thất bại và tổn thương

các cơ quan vùng chậu

KẾT LUẬN

Phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả âm

đạo sử dụng mesh 6 nhánh là phương pháp

phẫu thuật được các tác giả khác đánh giá khả

thi và hiệu quả cao, chúng tôi sẽ tiếp tục thực

hiện, đánh giá kết quả và báo cáo với thời gian

theo dõi lâu hơn và số liệu lớn hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Clavé A, Yahi H, Hammou JC, Montanari S, Gounon P,

Clavé H (2010) “Polypropylene as a re- inforcement in pelvic

surgery is not inert: comparative analysis of 100 explants”

Int rogynecol J; 21(3):261–70

2 de Tayrac R, Devoldere G, Renaudie J, Villard P,

Guilbaud O, Eglin G, et al (2007) “Prolapse repair by

vaginal route using a new protected low-weight

polypropylene mesh: 1-year functional and anatomical

outcome in a prospective multicentre study” Int

Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct; 18(3):251–6

3 Debodinance P, Amblard J, Fatton B, Cosson M, Jacquetin B

(2007) “The prosthetic kits in the prolapse surgery: is it a

gadget?” J Gynecol Obstet Biol Reprod (Paris); 36(3):267–75

4 Delorme E (2011) “OPUR Treatment of anterior prolapse

and mid-segment prolapse of genito-urinary tract

through vaginal route (DVD)” Saint Etienne: Abiss

Company

5 Deval B, Rafii A, Poilpot S, Aflack N, Levardon M (2002)

“Prolapse in the young woman: study of risk factors”

Gynecol Obstet Fertil; 30(9):673–6

6 Dwyer PL, O'Reilly BA (2004) “Transvaginal repair of

anterior and posterior compartment prolapse with

Atrium polypropylene mesh” BJOG; 111(8):831–6

7 Eglin G, Ska JM, Serres X (2003) “Transobturator subvesical mesh Tolerance and short-term results of a 103 case

continuous series in French” Gynecol Obstet Fertil; 31(1):14–9

8 Feiner B, Jelovsek JE, Maher C (2009) “Efficacy and safety

of transvaginal mesh kits in the treatment of prolapse of

the vaginal apex: a systematic review” BJOG; 116(1):15–

24

9 Lin LL, Haessler AL, Ho MH, Betson LH, Alinsod RM, Bhatia NN (2007) “Dyspareunia and chronic pelvic pain after polypropylene mesh augmentation for transvaginal

repair of anterior vaginal wall prolapse” Int Urogynecol J Pelvic Floor Dysfunct; 18(6):675–8

10 Maher C, Feiner B, Baessler K, Schmid C (2013) “Surgical

management of pelvic organ pro- lapse in women” Cochrane Database Syst Rev; 4:CD004014

11 Moon JW, Chae HD (2016) “Vaginal Approaches Using

Synthetic Mesh to Treat Pelvic Organ” Ann Coloproctol; 32(1):7-11

12 Murphy M, Holzberg A, van Raalte H, Kohli N, Goldman

HB, Lucente V, et al (2012) “Time to rethink: an evidence-based response from pelvic surgeons to the FDA Safety Communication: “UPDATE on Serious Complications Associated with Transvaginal Placement of Surgical Mesh

for Pelvic Organ Prolapse”” Int Urogynecol J; 23(1):5–9

13 Notten KJ, Essers BA, Weemhoff M, Rutten AG, Donners

JJ, van Gestel I, et al (2015) “Do patients prefer mesh or anterior colporrhaphy for primary correction of anterior vaginal wall prolapse: a labelled discrete choice

experiment” BJOG; 122(6):873–80

14 Olsen AL, Smith VJ, Bergstrom JO, Colling JC, Clark AL (1997) “Epidemiology of surgically managed pelvic organ

prolapse and urinary incontinence” Obstet Gynecol; 89(4):501–

6

15 Sand PK, Koduri S, Lobel RW, Winkler HA, Tomezsko J, Culligan PJ, et al (2001) “Prospective randomized trial of polyglactin 910 mesh to prevent recurrence of cystoceles and

rectoceles” Am J Obstet Gynecol; 184(7):1357–62

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019

Ngày đăng: 15/01/2020, 02:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Vị trí của mảnh lưới (trước và sau của lưới được nâng đỡ với 6 nhánh). Mảnh lưới nâng đỡ toàn bộ - Phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh: Kết quả sớm qua 7 trường hợp
Hình 1 Vị trí của mảnh lưới (trước và sau của lưới được nâng đỡ với 6 nhánh). Mảnh lưới nâng đỡ toàn bộ (Trang 3)
Bảng 1: Kết quả nghiên cứu - Phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh: Kết quả sớm qua 7 trường hợp
Bảng 1 Kết quả nghiên cứu (Trang 3)
Bảng 2: Kết quả về giải phẫu (n=7) - Phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh: Kết quả sớm qua 7 trường hợp
Bảng 2 Kết quả về giải phẫu (n=7) (Trang 3)
Hình 2: Kết quả điều trị sa trước và sau mổ - Phẫu thuật điều trị sa tạng chậu qua ngả âm đạo sử dụng Mesh 6 nhánh: Kết quả sớm qua 7 trường hợp
Hình 2 Kết quả điều trị sa trước và sau mổ (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w