1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản ph m xây lắp tại công ty cổ phần someco sông đà (2)

134 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 491,02 KB

Nội dung

Thông qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác kế toán quản trị chiphí và giá thành tại công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam Luận văn đã chỉ rõ công tycần xây dựng hệ thống chứng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SOMECO SÔNG ĐÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SOMECO SÔNG ĐÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS,TS TRẦN THỊ HỒNG MAI

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác

Hà Nội, Ngày tháng …… năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Vân

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợpvới kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, sự nỗ lực cố gắng của bản thân Tôi chân thành cám ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Thương Mại đãnhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnPGS, TS Trần Thị Hồng Mai người trực tiếp hướng dẫn khoa học và dày công giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Bên cạnh đó tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viênCông ty cổ phần Someco Sông Đà đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận vănnày

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn đứng bên cạnhđộng viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng Luận văn không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo, đồngnghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hải Vân

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Các câu hỏi nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Kết cấu luận văn 7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 8

1.1 Các khái niệm cơ bản 8

1.1.1 Chi phí sản xuất 8

1.1.2 Giá thành sản phẩm 10

1.1.3 Kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí 11

1.2 Nhu cầu thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp cho quản trị doanh nghiệp xây lắp 13

1.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp xây lắp và nhu cầu thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp cho quản trị doanh nghiệp 13

1.2.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong quản trị doanh nghiệp 16

1.3 Nội dung kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp 19

Trang 7

1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 19

1.3.2 Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 29

1.3.3 Thu thập thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 32

1.3.4 Phân tích và cung cấp thông tin kế toán quản trị về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 40

1.3.5 Tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí 49

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SOMECO SÔNG ĐÀ 52

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Someco Sông Đà 52

2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Someco Sông Đà 52

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 53

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Someco Sông Đà 56

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà 58

2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà 62

2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Someco Sông Đà 62

2.2.2 Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà 64

2.2.3 Thu thập thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà 66

2.2.4.Thực trạng phân tích và cung cấp thông tin kế toán quản trị về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà 84

2.2.5.Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Someco Sông Đà 86

Trang 8

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SOMECO SÔNG ĐÀ 94

3.1.Định hướng phát triển và quan điểm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà 94

3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2030 94

3.1.2 Quan điểm hoàn thiện 95

3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà 97

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán quản trị 97

3.2.2 Hoàn thiện phân loại chi phí 100

3.2.3 Hoàn thiện định mức chi phí 102

3.2.4 Hoàn thiện thu thập thông tin quá khứ 104

3.2.5 Hoàn thiện phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 108

3.2.6 Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 114

3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà 117 3.3.1 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng: 117

3.3.2 Đối với Công ty Cổ phần Someco Sông Đà 118

KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

7 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Someco Sông Đà 54

Sơ đồ 2.2 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp 58

Sơ đồ 2.3 Bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần SOMECO Sông Đà 59

Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý số liệu trong phần mềm kế toán SAS 61

Trang 10

Sơ đồ 2.5: Trình tự tính chi phí nhân công trực tiếp 71

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp 98

Bảng 3.1: Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo cách ứng xử của chi phí 102

Bảng 3.2: Mẫu Phiếu xuất kho 105

Bảng 3.3: Mẫu bảng theo dõi nguyên vật liệu trực tiếp 106

Bảng 3.4:Phiếu theo dõi lao động đối với công nhân trực tiếp sản xuất 107

Bảng 3.5 : Mẫu báo cáo trách nhiệm quản lý của trung tâm chi phí 116

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là khôngthể tránh khỏi Đối với ngành xây dựng, sự cạnh tranh này càng khốc liệt hơn Cácdoanh nghiệp xây lắp trong nước hiện nay đa phần là các công ty nhà nước trướcđây, được nhà nước đầu tư nguồn vốn lớn, có thiết bị và đội ngũ người lao độngđược đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm Bên cạnh đó là sự gia nhập của các tậpđoàn xây dựng nước ngoài với tiềm lực mạnh về vốn, thiết bị, con người, công nghệhiện đại vượt trội Yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp xây lắp là phải tìm ra thếmạnh riêng có của mình và phát huy thế mạnh đó, định vị được vị trí và thương hiệudoanh nghiệp trong ngành Mục tiêu cuối cùng là chất lượng công trình cao – giáthành thấp – lợi nhuân tối đa

Quản trị chi phí giá thành luôn là vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệpnói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng, nhất là khi chi phí xây lắp lớn, yêucầu nguồn vốn lớn, thực hiện trong thời gian dài dễ xảy ra thất thoát Trong bất kỳhoàn cảnh nào thì vai trò nhà quản trị vô cùng quan trọng Để thực hiện tốt các chứcnăng quản trị, các nhà quản trị cần có sự trợ giúp đắc lực của các thông tin kế toánquản trị nói chung và thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành nóiriêng

Trong những năm qua, công tác kế toán tại Việt Nam và trong các doanhnghiệp xây lắp đã không ngừng được cải tiến, hoàn thiện, tiếp cận các thông lệchuẩn mực quốc tế về kế toán, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý trong tiến trìnhhội nhập Tuy nhiên, hệ thống kế toán của các doanh nghiệp nhìn chung mới chỉ đềcập chủ yếu đến kế toán tài chính mặc dù hệ thống kế toán của các doanh nghiệpvẫn có những biểu hiện nhất định về kế toán quản trị nhưng còn khá mờ nhạt Cóthể nói kế toán quản trị vẫn đang còn là một vấn đề khá mới mẻ, kế toán quản trịchưa được xem xét đúng vị trí, vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp

Trang 12

Tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà, kế toán quản trị chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm cũng chưa được quan tâm đúng mức, còn khá nhiều bất cập Xuấtphát từ yêu cầu cấp thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn thực hiện

đề tài “ Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công

ty cổ phần Someco Sông Đà” để nghiên cứu.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Kế toán quản trị nói chung cũng như Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp Đã có nhiều tác giả tạiViệt Nam nghiên cứu về vấn đề này Cụ thể là:

Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thanh Mai (2011) - Học Viện Tài

Chính, “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại

công ty cổ phần Prime Vĩnh Phúc” Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra các

giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công

ty cổ phần Prime Vĩnh Phúc gồm: Xây dựng trung tâm chi phí, hoàn thiện các nộidung tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại Công ty (Phânloại chi phí, các định mức chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, ) Tuy nhiên,Luận văn chưa đưa ra giải pháp nhằm xây dựng mô hình kế toán quản trị cho Côngty

Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Đỗ Quang Sơn (2012)- Đại học Thương

Mại, “Kế toán quản trị chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo

hiểm Bảo Việt”.

Luận văn đã phân tích, hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơbản về KTQT chi phí trong DN Đánh giá thực trạng KTQT chi phí hoạt động kinhdoanh bảo hiểm tại Bảo hiểm Bảo Việt từ đó chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế củaKTQT chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty Trên cơ sở phân tích lýluận và từ thực trạng KTQT chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm để đưa ra cáckết luận và giải pháp để hoàn thiện KTQT chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểmtại Bảo hiểm Bảo Việt

Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang (2012) – Đại học

Trang 13

Thương Mại: “ Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây

lắp tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI” Luận văn đã đề cập tới lý luận chung về kế toán quản trị chi phí, tính giá

thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Trên cơ sở lý luận chung và khảosát thực tế tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển

hạ tầng LICOGI, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trịchi phí, tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp này

Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Phan Lê Trang (2014) – Đại học Thương

mại, “ Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần

nồi hơi Việt Nam” Luận văn đã trình bày và góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận

của kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm nóiriêng Thông qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác kế toán quản trị chiphí và giá thành tại công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam Luận văn đã chỉ rõ công tycần xây dựng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán quản trị chi phísản xuất và giá thành sản phẩm để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí, hạ giá thànhsản phẩm và dự đoán chính xác giá bán của các nhà quản trị tại công ty Trên cơ sởnhững mặt hạn chế còn tồn tại, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kếtoán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Tuy nhiên, tất cả các công trình đã công bố đều vẫn ở mức độ mang tính kháiquát rất cao, khiến cho việc áp dụng từ lý luận vào thực tiễn vẫn còn khó khăn Hơnnữa, tất cả các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm đã công bố đều mà tác giả biết chưa đi sâu vào hệ thống kế toán quản trị chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp, trong khi xâylắp là ngành công nghiệp quan trọng, phục vụ cho các ngành sản xuất khác và nhucầu về thông tin kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hết sứcquan trọng

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về kế toán quản trịchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp

Trang 14

- Phân tích, làm rõ thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần Someco Sông Đà.

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã nghiên cứu và thực trạng để đưa ranhững giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm xây lắp tại công ty cổ phần Someco Sông Đà

4 Các câu hỏi nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã đặt ra các câu hỏi cho việcnghiên cứu như sau:

1 Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Someco Sông Đà đáp ứng đượcyêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty như thế nào?

2 Cần phải làm gì để kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtại công ty cổ phần Someco Sông Đà đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực quảntrị chi phí giá thành tại Công ty?

3 Trên cơ sở hệ thống các câu hỏi trên, người nghiên cứu tiến hành lập kếhoạch nghiên cứu, sử dụng các biện pháp khảo sát phù hợp nhằm thu thập đầy đủ,chính xác các thông tin cần thiết Sau đó tiến hành phân tích, đánh giá dữ liệu thuthập được để rút ra các kết luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà và đề xuất các giải pháp hoàn thiện kếtoán quản trị chi phí tại công ty

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổphần Someco Sông Đà

Trang 15

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài: “Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmxây lắp tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà” trên cơ sở phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, học viên sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:Phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để tìm hiểu thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tạiCông ty cổ phần Someco Sông Đà, học viên sử dụng phương pháp thu thập số liệu

sơ cấp thông qua phương pháp khảo sát tài liệu thứ cấp, phương pháp phỏng vấn vàphương pháp quan sát

5.1.1 Phương pháp khảo sát tài liệu thứ cấp

Phương pháp khảo sát tài liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin từcác tài liệu thứ cấp như: Sách, báo, tạp chí, giáo trình chuyên ngành, số liệu, sổsách, báo cáo kế toán của Công ty cổ phần Someco Sông Đà…

Để thu thập các thông tin phục vụ cho quá trình hoàn thành Luận văn, họcviên đã sử dụng phương pháp nghiên cứu, khảo sát tài liệu thứ cấp Các tài liệu baogồm: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thông tư 200/2014/TT/BTC ngày22/12/2014 của Bộ Tài chính – Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, dự toán,Chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán quản trị của Công ty cổ phần Someco Sông Đà,các giáo trình kế toán tài chính, kế toán quản trị trường Đại học Thương mại, Kinh

tế Quốc dân, Học viện Tài chính…

Ngoài ra, học viên còn tìm kiếm thông tin về kế toán quản trị chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp thông qua internet, các bài báo, tạp chí,các công trình nghiên cứu khoa học, Luận văn thạc sỹ, Luận án tiến sĩ

5.1.2 Phương pháp phỏng vấn

Là phương pháp thực hiện phỏng vấn trực tiếp nhân viên phòng kế toán, nhânviên kỹ thuật và những người có liên quan về tình hình sản xuất tại Công ty Cổ phầnSomeco Sông Đà để giải đáp các nội dung về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và

Trang 16

kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần SomecoSông Đà.

Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin cũngnhư làm rõ hơn các thông tin đã thu thập được từ các phương pháp trên Chẳng hạnnhư việc phỏng vấn kế toán trưởng để được biết chi phí sản xuất của Công ty baogồm những nội dung chi phí nào, kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sảnphẩm được thực hiện ra sao; các loại báo cáo sử dụng trong kế toán quản trị chi phísản xuất, giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Someco Sông Đà

Hoặc phỏng vấn kỹ sư để được biết việc lập dự toán được thực hiện vào thờiđiểm nào, căn cứ vào đâu…?

Để tiến hành phỏng vấn, học viên gửi email để xin lịch phỏng vấn tới từngngười Trước khi đi phỏng vấn, học viên đã chuẩn bị hệ thống các câu hỏi cho từng

người Kết quả phỏng vấn được học viên ghi lại vào Biên bản phỏng vấn (Phụ lục

1.2).

Qua các cuộc phỏng vấn, học viên nắm được những vấn đề chung nhất, tổngquan nhất cũng như làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà học viên đã thu thập được từnhững phương pháp khác về kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩmtại Công ty cổ phần Someco Sông Đà

5.1.3 Phương pháp quan sát

Mục đích của việc quan sát là để nhận biết những đặc điểm cơ bản của sảnphẩm và đặc điểm của hoạt động sản xuất xây lắp Đồng thời, tác giả khảo sát trựctiếp thực trạng kế toán quản trị chi phí tại đơn vị và so sánh với kết quả điều tra,phỏng vấn đã thu nhận được Nội dung quan sát là quá trình thi công tại các côngtrình Đồng thời, học viên còn tiến hành quan sát công việc kế toán quản trị chi phí,giá thành tại tại Công ty Cổ phần Someco Sông Đà

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi đã thu thập đủ dữ liệu sẽ tiến hành kiểm tra rà soát và chuẩn hóa lạithông tin tiêu biểu, mã hóa thông tin, nhập các thông tin vào máy tính và sử dụngchương trình EXCEL để tính toán và sử lý số liệu Sử dụng các phương pháp so

Trang 17

sánh, phương pháp chênh lệch để phân tích kết quả và hiệu quả đạt được, tìm ra cácnguyên nhân gây ra biến động từ đó đưa ra các biện pháp để khắc phục, cải thiệntình hình

Phương pháp phân tích nhằm so sánh, phân tích, xử lý các thông tin đã thuthập được để đưa ra các thông tin, kết luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất, giáthành sản phẩm tại Công ty cổ phần Someco Sông Đà

Nội dung chủ yếu của phương pháp này là phân tích thông tin thu thập được

về tình hình lập dự toán, tình hình thu thập số liệu cũng như tình hình phân tích, lậpbáo cáo kế toán quản trị về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phầnSomeco Sông Đà trong 6 tháng cuối năm 2015, từ đó nêu lên được thực trạng vàcác kết luận để đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất,giá thành sản phẩm tại Công ty trong thời gian tới

Bên cạnh đó, để phản ánh kết quả phân tích, luận văn còn sử dụng các biểumẫu nhằm trích dẫn các mẫu biểu chứng từ, sổ sách; sử dụng sơ đồ để mô tả bộ máy

tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Someco Sông Đà

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, sơ đồ, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp

Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmxây lắp tại công ty cổ phẩn Someco Sông Đà

Chương 3: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmxây lắp tại công ty cổ phẩn Someco Sông Đà

Trang 18

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP

XÂY LẮP 1.1 Các khái niệm cơ bản

Ở góc độ chung, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 1 (IAS 1) – đoạn 31b:

“Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ, dướihình thức các khoản tiền chi ra hoặc giảm tài sản, hoặc làm phát sinh các khoản nợdẫn đến làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu nhưng không liên quan đến các khoản rútvốn Ngoài các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh thông thường, theochuẩn mực kế toán quốc tế, các khoản lỗ và thiệt hại từ các hoạt động khác cũngđược tính vào chi phí của doanh nghiệp”.Theo quan điểm này, chi phí của doanhnghiệp được coi là những khoản phí tổn gắn liền với hoạt động sản xuất trong một kỳhạch toán, có những khoản chi phí phát sinh của kỳ này nhưng không được tính vàochi phí trong kỳ để xác định kết quả hoặc ngược lại có những khoản chi phí chưa phátsinh ở kỳ này nhưng đã được tính vào chi phí trong kỳ để xác định kết quả

Theo KTQT (Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp – Học viện Tài chính,2010) : “Chi phí có thể là phí tổn thự tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng có thể

là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phương

Trang 19

án, hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác ” Như vậy, trong kế toán quảntrị, chi phí sản xuất kinh doanh không đơn thuần nhận thức như chi phí trong kếtoán tài chính mà chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin

để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh Do vậy, việc nhận diện chi phí phục

vụ cho so sánh, lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinhdoanh cụ thể cần được chú trọng hơn việc minh chứng chi phí phát sinh bằng cácchứng từ kế toán

Qua các định nghĩa trên có thể hiểu bản chất của chi phí như sau:

+ Chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinhdoanh được tổng hợp cho từng bộ phận, từng trung tâm chi phí cũng có thể là những phítổn ước tính hoặc dự kiến trước để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Chi phí có thể gồm cả những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án này thaycho phương án khác

+ Xét ở góc độ doanh nghiệp, chi phí luôn có tính cá biệt, nó bao gồm tất cảcác khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và hoạt động

Như vậy, tuy có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về chi phí,song đều có điểm chung nhất đó là sự tiêu hao của các yếu tố sản xuất, các nguồnlực tài chính sau một kì hoạt động để tạo ra các kết quả thu về

Chi phí của doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau Để thuận lợi cho công tácquản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết địnhkinh doanh, chi phí được phân loại theo các tiêu thức phù hợp Phân loại chi phítheo chức năng hoạt động là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng hệ thống dự toánchi phí theo các khoản mục, yếu tố nhằm phân tích, đánh giá sự biến động của chiphí Đó là nguồn thông tin kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp Theo cách phânloại này, chi phí chia thành hai dạng là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.Theo giáo trình Kế toán quản trị (Đặng Thị Hòa, Trường Đại học Thương mại,2006) : “Chi phí sản xuất là những khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng (bộphận) sản xuất gắn liền với các hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của doanhnghiệp ˮ

Trang 20

Theo giáo trình Kế toán quản trị (PGS TS Nguyễn Ngọc Quang, Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân, 2009) : ” Chi phí sản xuất là các khoản chi phí phát sinhtrong phạm vi sản xuất của doanh nghiệp Thông thường phạm vi sản xuất của các

tổ chức hoạt động kinh doanh đó là phân xưởng, tổ, đội, ”

Vì vậy, có thể hiểu: Chi phí sản xuất là những khoản phí tổn thực tế phát sinh

trong phạm vi sản xuất của doanh nghiệp, gắn với các phương án, sản phẩm, dịch

vụ Chi phí sản xuất được biểu hiện là sự tiêu hao của các yếu tố sản xuất như lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và các chi phí khác để tạo ra giá thành của sản phẩm hay dịch vụ trong kì.

Chi phí sản xuất theo quan điểm của kế toán quản trị mang tính cụ thể để xemxét hiệu quả của các bộ phận, là cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư, chọn phương

án tối ưu

1.1.2 Giá thành sản phẩm

Theo giáo trình Kế toán quản trị (Đặng Thị Hòa, Đại học Thương mại, 2006):

“Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra chonhững sản phẩm đã hoàn thành.”

Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượnggiá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra chosản xuất và phải được bù đắp đầy đủ để tái sản xuất tiếp theo Những chi phí nàyphát sinh trong phạm vi sản xuất của doanh nghiệp

Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất đều giống nhau về bản chất đó là haophí lao động sống và lao động vật hóa gắn với quá trình sản xuất kinh doanh Tuynhiên giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất lại có sự khác nhau Khi nói đến chiphí sản xuất là các hao phí chỉ liên quan đến một thời kỳ nhất định, không phân biệt làcho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa; còn khi nói đến giá thành sản phẩm làkhoản hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khốilượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong kỳ

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quantrọng đối với công tác quản lý của các doanh nghiệp và của nền kinh tế Giá thành

Trang 21

sản phẩm trong các doanh nghiệp có các chức năng cơ bản: chức năng thước đo bùđắp chi phí, chức năng lập giá, chức năng đòn bẩy kinh tế.

Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của cácyếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ

Giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần được bù đắp của sản phẩm đã hoàn thành, bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm.

1.1.3 Kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí

Từ những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, KTQT đã xuất hiện trong hệthống kế toán doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường Đầu tiên, kế toánquản trị xuất hiện dưới hình thức kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nhỏnhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp,kiểm soát chi phí, định hướng sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh, chống đỡsức ép từ những doanh nghiệp sản xuất lớn Sau đó, với thực tiễn hữu hiệu, kế toánquản trị bắt đầu được chú ý áp dụng, phát triển nhanh chóng trong những loại hìnhdoanh nghiệp khác và cả trong những tổ chức phi chính phủ, bệnh viện,…

Song song với thực tiễn của quá trình hình thành, phát triển kế toán quản trị,

hệ thống lý thuyết kê toán quản trị cũng sớm ra đời vào những năm đầu thế kỷ 20 Theo định nghĩa của Hiệp hội Kế toán Mỹ (Đặng Thị Hòa, Giáo trình Kế toán

quản trị, Trường Đại học Thương mại - 2006) : “ KTQT là việc áp dụng các kỹ

thuật và khái niệm thích hợp trong việc xử lý các dữ liệu kinh tế trong quá khứ và những số liệu dự báo của một tổ chức nhằm giúp các nhà quản trị xây dựng kế hoạch và ra các quyết định hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức’’.

Ngày nay, kế toán quản trị bắt đầu chuyển sang một kỷ nguyên mới, rất gầnvới quản trị, là một công cụ hợp nhất giữa chiến lược kinh doanh với thị trường,hợp nhất giữa kiểm soát và thông tin phản hồi với thông tin định hướng, hay kế toánquản trị là một bộ phận thiết yếu của quản trị, kế toán chiến lược

Ở Việt Nam, tại khoản 3, điều 4 Luật kế toán 03/2003/QH 11 ngày 17/06/2003của của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: “ Kế toán quản trị là

Trang 22

việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầuquản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” Định nghĩanày được nhắc lại nguyên vẹn tại khoản 10, điều 3, chương I Luật kế toán 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

Năm 2006, Bộ tài chính ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày12/06/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp Thông tư chitiết: “ KTQT nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệpnhư: chi phí từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; phân tích,đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lýtài sản; vật tư, tiền, vốn, công nợ; phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng

và lợi nhuận; lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn vàdài hạn; lập dự toán sản xuất, kinh doanh… nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra

và ra quyết định kinh tế KTQT là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉdẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và nội dung, phương pháp kế toán quản trịchủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện”

Theo giáo trình Kế toán quản trị (Đặng Thị Hòa, Trường Đại học ThươngMại, 2006): “ KTQT là khoa học thu nhận, xử lý cung cấp thông tin về hoạt độngsản xuất kinh doanh một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kếhoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chínhtrong nội bộ doanh nghiệp.”

Tóm lại, từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu kế toán quản trị là quá trình thu

thập, xử lý, phân tích và lập báo cáo nội bộ nhằm cung cấp thông tin phục vụ chủ yếu cho những nhà quản lý bên trong doanh nghiệp, giúp họ đưa ra các quyết định kinh tế và vạch ra kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược kinh doanh.

Như vậy, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho nhàquản trị các thông tin hữu ích phục vụ cho việc lập kế hoạch, soát xét và kiểm soátcác hoạt động cũng như thực hiện quá trình ra quyết định

Nhiệm vụ của nhà quản trị bao gồm việc xác định mục tiêu và đề xuất giảipháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra; đồng thời phải đảm bảo rằng các mục tiêu đã

Trang 23

đề ra được hiện thực hóa một cách thành công Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ củamình, nhà quản trị phải được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan, trong đóthông tin về chi phí là một trong những thông tin vô cùng quan trọng Hầu hết, cácquyết định của nhà quản trị đều phụ thuộc vào thông tin về chi phí, do đó hệ thống

kế toán quản trị phải có khả năng cung cấp cho nhà quản trị những thông tin đầy đủ,kịp thời, tin cậy về chi phí KTQT nói chung, KTQTCP nói riêng là một nội dung

cơ bản và quan trọng trong hệ thống kế toán của một doanh nghiệp

Ở góc độ kế toán tài chính, bộ phận kế toán chi phí có chức năng tính toán, đolường chi phí phát sinh trong doanh nghiệp theo đúng các nguyên tắc kế toán đểcung cấp thông tin về giá vốn hàng bán, các chi phí hoạt động trên báo cáo kết quảkinh doanh và giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán Ở góc độ kế toán quảntrị, bộ phận kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí vàkhả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động và các bộ phận của tổchức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt động kinh doanh

Với các phân tích trên, có thể cho rằng kế toán quản trị chi phí là một bộ phận

của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi doanh nghiệp thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý.

1.2 Nhu cầu thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp cho quản trị doanh nghiệp xây lắp.

1.2.1 Đặc điểm doanh nghiệp xây lắp và nhu cầu thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm xây lắp cho quản trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp sản xuất vật chất, hoạt động trong lĩnhvực xây dựng cơ bản - lĩnh vực quan trọng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nềnkinh tế quốc dân So với các ngành sản xuất khác, ngành xây lắp có những đặc điểmriêng về kinh tế - kỹ thuật, được thể hiện rõ nét trong quá trình tạo ra sản phẩm và ởchính sản phẩm xây lắp mà ngành tạo ra:

Trang 24

- Sản phẩm xây lắp được tạo ra là sản phẩm đơn chiếc:

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có kết cấuphức tạp mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm có yêu cầu riêng về tiêu chuẩn kỹthuật, mỹ thuật, kết cấu, hình thức Vì vậy, việc tổ chức quản lý và tổ chức kế toánquản trị nhất thiết phải có các dự toán thiết kế thi công Điều này giúp cho cácdoanh nghiệp xây lắp có thể dự đoán tương đối chính xác về giá trị công trình, từ đólên kế hoạch về tài chính cũng như giám sát các chi phí phát sinh đối với từng côngtrình Cũng do tính chất đơn chiếc, KTQT phải theo dõi, giám sát chi phí, giá thành

và kết quả thi công cho từng công trình xây lắp riêng biệt

- Sản phẩm xây lắp được bán theo giá dự toán hay giá thỏa thuận với ngườigiao thầu từ trước

Sản phẩm xây lắp chỉ được tiến hành sản xuất sau khi có đơn đặt hàng (hợpđồng giao nhận thầu) của người giao thầu (người mua sản phẩm) Nói cách khác làsản phẩm xây lắp thường được sản xuất theo hợp đồng đã được ký kết do đó tínhchất hàng hoá của sản phẩm xây lắp thường không thể hiện rõ nét Do vậy, nhàquản trị cần thông tin KTQT để theo dõi chặt chẽ các chi phí phát sinh và quản lýtốt các nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình xây lắp để đảm bảo chi phí sảnxuất nằm trong phạm vi cho phép, đảm bảo có lãi cho doanh nghiệp

- Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn và thời gian thi công dài

Sản phẩm xây lắp có kích thước và giá trị lớn thường vượt quá số vốn lưuđộng của doanh nghiệp xây lắp Hơn nữa thời gian thi công tương đối dài, trongthời gian sản xuất thi công xây dựng doanh nghiệp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hộinhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, chi phí… điều này làm cho vốn sản xuấtcủa doanh nghiệp xây lắp thường bị ứ đọng lâu tại công trình đang xây dựng Chính

vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng công trình; phải

có chế độ thanh toán giữa kỳ và dự trữ vốn phù hợp; quản lý, theo dõi các khoảnmục phí trong quá trình sản xuất thi công chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng vốn tiếtkiệm

Trang 25

Mặt khác do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành không xácđịnh hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định tùy thuộc vàođặc điểm kỹ thuật của từng loại công trình, vào phương thức thanh toán giữa haibên giao thầu và nhận thầu Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm xây lắphoàn thành hoặc là điểm dừng kỹ thuật hợp lý Sản phẩm xây lắp có kích thước vàtrọng lượng lớn nên đòi hỏi số lượng lao động, số lượng nguyên vật liệu, công cụdụng cụ phục vụ sản xuất lớn, khác nhau, vì vậy giá thành sản phẩm xây lắp rấtphức tạp và thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn Việc xác định đúng đắn đốitượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời vàchặt chẽ chi phí sản xuất, đánh giá đúng đắn tình hình quản lý thi công trong từngthời kỳ nhất định.

- Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài:

Sản phẩm xây lắp là những công trình, kiến trúc có quy mô và giá trị lớn, tạonên cơ sở vật chất của nền kinh tế quốc dân, có thời gian sử dụng dài do vậy mọi saisót trong quá trình xây dựng là những sai lầm ít khó có điều kiện sửa chữa, khắcphục một cách triệt để, đây là những sai lầm nhiều khi để lại những hậu quả rấtnghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục

- Hoạt động thi công xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sảnxuất (xe, máy, thiết bị thi công, người lao động) phải di chuyển theo địa điểm đặtsản phẩm Đặc điểm này làm khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điềukiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyểnlực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất như: chi phí điều độngnhân công, điều động máy thi công, chi phí xây dựng tạm công trình phục vụ côngnhân và máy móc thi công, chi phí chuẩn bị mặt bằng và dọn mặt bằng sau khi thicông xong… đòi hỏi kế toán phải xác định và phản ánh chính xác chi phí này và tổchức phân bổ chi phí cho hợp lý

- Hoạt động thi công xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếpbởi điều kiện thiên nhiên, môi trường và do đó việc thi công ở một mức độ nào đómang tính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý

Trang 26

lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ và có kế hoạch điềuđộng cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.

- Để nhận được công trình, các doanh nghiệp xây lắp thường phải trải quakhâu đấu thầu Do đó công tác xác định giá dự toán của công trình cần phải đượccoi trọng để từ đó xác định mức giá bỏ thầu hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt độngkinh doanh xây lắp của doanh nghiệp và khả năng trúng thầu

Những đặc điểm này của hoạt động xây lắp đòi hỏi việc quản lý, giám sát phảiđược tiến hành chặt chẽ để đảm bảo công trình thi công được tiến hành theo đúngtiến độ và sản phẩm xây lắp đạt tiêu chuẩn cả về kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn vềkinh tế Do vậy thông tin KTQT đầy đủ, thích hợp là yêu cầu cấp thiết để giúp nhàquản trị ra quyết định ngắn hạn và dài hạn

1.2.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong quản trị doanh nghiệp

Như đã phân tích, thông tin về chi phí gắn liền với các quyết định quản lý củanhà quản trị, đồng thời là thước đo để đánh giá hiệu quả của hoạt động Vì vậy,thông tin chi phí luôn là thông tin cơ sở, quan trọng phục vụ cho nhà quản trị trongviệc thực hiện chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát, đánh giá

Do đó, vai trò của kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm được thểhiện cụ thể như sau:

Lập kế hoạch

Kế toán quản trị chi phí là công cụ quản trị, một công cụ rất quan trọng trongquá trình hoạch định và lập kế hoạch của doanh nghiệp Trong đó, lập kế hoạch baogồm việc xây dựng chiến lược, lựa chọn phương hướng hành động thực hiện và cụthể hóa các hành động cần triển khai

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóalợi nhuận thông qua việc không ngừng mở rộng thị trường, đẩy nhanh tiêu thụ vàcung ứng các sản phẩm, dịch vụ với giá thành cạnh tranh nhất Chính vì thế, khi đưa

ra các quyết định, nhà quản lý thường phải căn cứ vào nguồn lực hiện có của công

ty, phải cân bằng giữa chi phí chi ra và lợi nhuận do chi phí đó mang lại Trên cơ sở

Trang 27

các dữ liệu quá khứ, kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nhà quản lý về doanh

số bán hàng, chi phí sản xuất…từ đó, nhà quản trị sẽ hoạch định ra các kế hoạchhoạt động trong tương lai

Thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những thông tinquan trọng phục vụ cho việc lập kế hoạch của nhà quản trị; đồng thời các dữ liệu vềchi phí là cơ sở cho việc ra các quyết định về giá bán, cơ cấu sản phẩm, mua sắpmáy móc thiết bị, loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm

Trong doanh nghiệp xây lắp, các nhà quản trị phải lập kế hoạch về cho hoạtđộng trong tương lai Kết quả của quá trình lập kế hoạch được kế toán quản trị chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện dưới dạng các dự toán chi phí và giáthành cho từng công trình, hạng mục công trình Ngoài ra, kế toán quản trị chi phísản xuất, giá thành sản phẩm còn có vai trò tính toán nhu cầu thị trường để nhằm có

kế hoạch ổn định sản xuất và đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm chi phí, hạ giáthành một cách có hiệu quả nhất

Tổ chức thực hiện

Trên thực tế, bên cạnh việc xây dựng các kế hoạch phát triển của một tổ chứctrong tương lai, các nhà quản lý còn có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫncác hoạt động thường ngày của đơn vị đó Nhà quản trị phải phân công nhiệm vụ cụthể cho từng bộ phận, giải quyết các vấn đề hàng ngày xảy ra, đưa ra các lựa chọn,quyết định hàng ngày Để thực hiện được chức năng này, nhà quản lý phải thườngxuyên nắm được thông tin thực hiện của doanh nghiệp Kế toán quản trị chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm cung cấp thông tin thực hiện tình hình chi phí sản xuất,giá thành sản phẩm cho nhà quản trị Những thông tin này giúp nhà quản lý nắmđược tình hình thực hiện dự toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; đồngthời phát hiện ra những trục trặc, yếu kém, tình trạng lãng phí chi phí ở từng bộphận, từng giai đoạn thực hiện Đồng thời, các nhà quản trị sử dụng các báo cáo này

để kiểm tra, đánh giá trong lĩnh vực trách nhiệm mà họ quan tâm để xem xét, điềuchỉnh, tổ chức thực hiện theo các mục tiêu đề ra

Trang 28

Ngoài ra, nhà quản trị còn phải nắm được tình hình thực hiện chi phí sản xuất

và giá thành sản phẩm để lựa chọn các phương án tác nghiệp tốt nhất trên phươngdiện chi phí

Kiểm soát, đánh giá

Kiểm soát, đánh giá là quá trình đảm bảo cho việc các kế hoạch được tổ chứcthực hiện đúng kế hoạch đã đề ra Để có thể kiểm soát và đánh giá tình hình thựchiện chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, các nhà quản lý phải sử dụng các biệnpháp so sánh giữa tình hình thực hiện và kế hoạch đã đề ra Kế toán quản trị chi phísản xuất, giá thành sản phẩm có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về tình hình chiphí sản xuất mà các doanh nghiệp xây lắp đã chi ra cho từng công trình, hạng mụccông trình Trên cơ sở các thông tin đã thu nhận được, kế toán quản trị có nhiệm vụphân tích, diễn giải, lập dự toán chi tiết phục vụ cho nhà quản trị lựa chọn, quyếtđịnh phương án tối ưu nhất trong quản lý Thông qua các báo cáo kế toán quản trị

về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm dạng so sánh, nhà quản trị kịp thời pháthiện, đánh giá được tình hình thực hiện chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có phùhợp với dự toán đề ra; có được tổ chức thực hiện một cách hiệu quả; cũng nhưnhững bộ phận, công trình, hạng mục công trình hay giai đoạn nào cần phải tiếnhành điều chỉnh

Những thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm dưới dạng các báocáo quản trị có dạng so sánh giúp các nhà quản trị sử dụng các báo cáo này để kiểmtra, đánh giá trong các lĩnh vực trách nhiệm mà họ cần quan tâm để xem xét, điềuchỉnh, tổ chức thực hiện theo các mục tiêu đề ra Do đó kế toán quản trị phải giúpcho các nhà quản lý nhận được những thông tin mà họ cần cung cấp theo chức năng

và lĩnh vực quản trị

Ra quyết định

Thông tin do KTQT cung cấp chủ yếu phục vụ chức năng ra quyết định củanhà quản trị Chức năng ra quyết định là chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâuquản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm soát,đánh giá Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt

Trang 29

động của doanh nghiệp Các quyết định của nhà quản trị có thể là các quyết địnhđầu tư dài hạn (như xây dựng them phân xưởng sản xuất mới, lắp đặt them dâychuyền công nghệ, thâm nhập vào thị trường mới,…) có thể là các quyết định ngắnhạn cho một khoản thời gian trước mắt (như quyết định tự sản xuất các chi tiết củamột loại sản phẩm của doanh nghiệp hay mua ngoài, quyết định ngừng kinh doanhmột bộ phận hay một loại sản phẩm,…) cũng có thể là các quyết định mang tínhchất tác nghiệp, điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Để ra các quyết định, nhà quản trị cần phải có thông tin đầy đủ, tin cậy, thíchhợp Không có thông tin thì nhà quản trị không có cơ sở để đưa ra quyết định.Ngược lại, thông tin quá nhiều nhưng không đủ độ tin cậy và không thích hợp cóthể làm nhiễu loạn thông tin, gây khó khăn cho việc ra quyết định hoặc dẫn đến lựachọn quyết định sai Nhưng thông tin thích hợp thỏa mãn nhu cầu ra quyết định củanhà quản trị thường không có sẵn Do đó KTQT phải thực hiện các nghiệp vụ phântích chuyên môn, chọn lọc thông tin cần thiết, thích hợp, rồi tổng hợp trình bàychúng theo một trình tự dễ hiếu nhất và giải thích quá trình phân tích đó cho các nhàquản trị

Ngoài việc cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị,KTQT còn vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ

đó nhà quản trị lựa chọn các quyết định kinh doanh hợp lý và có hiệu quả nhất

1.3 Nội dung kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp

1.3.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

1.3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp

Để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tổ chức kế toán tập hợpchi phí sản xuất, trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất thường phân loạichi theo các tiêu thức sau:

(1)Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng của chi phí

Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí sản xuất phátsinh trong hoạt động xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp Trong đó, chi phí

Trang 30

sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với hoạt động sảnxuất xây lắp, là bộ phận hình thành nên giá thành sản phẩm xây lắp; Chi phí sảnxuất ngoài xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực sản xuấtngoài xây lắp như hoạt động công nghiệp phụ trợ.

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, doanh nghiệp phân loạichi phí sản xuất xây lắp thành các khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuấtchung Đây là các khoản mục chi phí cấu thành nên sản phẩm xây lắp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp là những chi phí về vật liệu chính, vậtliệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham giacấu thành thực thể công trình xây lắp Bao gồm:

+ Vật liệu chính: là giá trị thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng

+ Vật liệu khác: Sơn lót, sơn phủ, que hàn,

+ Nhiên liệu: điện, xăng dầu, gas, oxi,

Chi phí vật liệu trực tiếp xây lắp không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụngcho máy thi công và sử dụng cho đội quản lý công trình Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp

Chi phí nguyên vật liệu trong trường hợp xuất kho nguyên vật liệu trực tiếpdùng cho sản xuất là trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho; trong trường hợp muangoài trực tiếp sử dụng cho công trình thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồmgiá mua, chi phí vận chuyển tính đến thời điểm về tại chân công trình và các khoảnthuế không hoàn lại

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương, tiền công phải trả và cáckhoản phụ cấp cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khốilượng công tác xây lắp và lắp đặt thiết bị, công nhân phục vụ xây lắp; kể cả côngnhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân

Trang 31

chuẩn bị, kết thúc thu gọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trongdanh sách hay thuê ngoài; bao gồm:

- Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhânphụ Công nhân chính như: công nhân hàn, công nhân xây, tháo dỡ ván khuôn đàgiáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ sắt thép,

- Các khoản phụ cấp theo lương như: Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấptrách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại

- Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp

- Tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu trong phạm vi công trườngthi công

- Các khoản phải trả cho lao động thuê ngoài

Chi phí sử dụng máy thi công

Máy thi công là các loại xe, máy chạy bằng động lực (Điện, xăng dầu, khínén ) được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như: Máy trộn bêtông, cần cẩu, máy đào xúc đất, máy ủi, máy đóng cọc, ô tô vận chuyển đất đá ởcông trường các loại phương tiện thi công này doanh nghiệp có thể tự trang bịhoặc thuê ngoài

Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thicông hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giáthành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công vàcác chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công Bao gồm:

- Chi phí nhân công: Là các khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp phảitrả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy và công nhân phục vụ máy thi côngnhư: vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật liệu cho xe, máy thi công Không baogồm các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công

- Chi phí vật liệu: Là chi phí vật liệu dùng để chạy máy, sửa máy thi công

- Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí dụng cụ, công cụ dùng cho nhu cầu sửdụng máy thi công

Trang 32

- Chi phí khấu hao máy thi công: là toàn bộ số tiền trích khấu hao của máy thicông.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bênngoài để sử dụng máy thi công, như: Chi phí về điện, nước, hơi, khí nén, chi phí sửachữa máy thi công thuê ngoài, tiền mua bảo hiểm xe, máy thi công

- Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêutrên phục vụ cho sử dụng máy thi công

Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quanđến việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trườngxây dựng, bao gồm:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các chi phí phải trả cho nhân viênphân xưởng (đội sản xuất) như : tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp của nhânviên quản lý đội xây dựng; các khoản trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ của côngnhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy và nhân viên quản lý, nhân viên kếtoán, thống kê, thủ kho, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở đội xây dựng

- Chi phí vật liệu: Bao gồm các chi phí vật liệu sử dụng chung như vật liệudùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng và những vật liệudùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng sản xuất

- Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí về dụng cụ, công cụ dùng cho nhu cầusản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất, như: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng

cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động,

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao củatài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng,đội sản xuất như: khấu hao nhà xưởng, truyền dẫn, tài sản cố định khác

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bênngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, đội sản xuất như chiphí về điện, nước, khí nén, hơi, chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa TSCĐ thuêngoài

Trang 33

- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm những chi phí bằng tiền ngoài những chiphí nêu trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng, đội sản xuất Cách phân loại này phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn

cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo giá thành và định mức chi phí chokỳ sau

(2)Phân loại theo khả năng quy nạp chi phí cho các đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phígián tiếp

Chi phí trực tiếp:

Chi phí trực tiếp là những chi phí quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng chịuphí (từng công trình, hạng mục công trình …) và được hạch toán trực tiếp vào đốitượng chịu chi phí đó như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chiphí máy thi công và một bộ phận chi phí sản xuất chung phát sinh gắn liền với cáccông trình, hạng mục công trình

Chi phí gián tiếp:

Chi phí gián tiếp là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu phí, để xácđịnh chi phí cho từng đối tượng cần phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp theotiêu thức phân bổ thích hợp Trong doanh nghiệp xây lắp có một bộ phận chi phímáy thi công, chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều công trình, hạng mụccông trình, kế toán doanh nghiệp sẽ dùng các tiêu thức phân bổ phù hợp như chi phínhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp… để phân bổ các chi phí trên cho các côngtrình, hạng mục công trình cụ thể

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp vàphân bổ các nguồn lực đã tiêu dùng (chi phí) cho các đối tượng chịu chi phí, songchỉ thuần tuý là kỹ thuật hạch toán Đối với chi phí liên quan đến nhiều đối tượngcần tiến hành phân bổ có thể cho phép đạt được mục tiêu xác định giá thành củamột loại sản phẩm nhất định nhưng khó có thể đạt được mục tiêu kiểm soát chi phí

Trang 34

(3)Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động

Theo cách phân loại này tổng chi phí được phân thành biến phí, định phí vàchi phí hỗn hợp

Biến phí (chi phí biến đổi) :

Biến phí là những chi phí mà tổng số thay đổi tỷ lệ với sự thay đổi của mức độhoạt động Do vậy, xét về mặt lý thuyết, sự biến động của chi phí trong mối quan hệvới khối lượng hoạt động có thể xảy ra các trường hợp

(1) Tổng biến phí thay đổi tỷ lệ thuận trực tiếp với khối lượng hoạt động thựchiện, còn biến phí tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động thì không thay đổi.Biến phí trong trường hợp này được gọi là biến phí tỷ lệ

(2) Tổng biến phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng hoạt động, vì vậybiến phí trung bình của một đơn vị khối lượng cũng tăng lên Trường hợp này xảy

ra khi cường độ lao động vượt quá mức bình thường, hiệu lực của các yếu tố sảnxuất giảm đi hoặc khi có sự tăng thêm khối lượng sản phẩm, đòi hỏi phải tăngcường nhiều hơn các chi phí sản xuất

(3) Tổng biến phí tăng chậm hơn khối lượng hoạt động, vì vậy biến phí trungbình của một đơn vị khối lượng hoạt động giảm xuống Trường hợp này xảy ra khităng khối lượng hoạt động đã tạo điều kiện để sử dụng tốt hơn các yếu tố của quátrình sản xuất

Trong sản xuất xây lắp, biến phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp Một đặc điểm của ngành xây lắp là trong định mức donhà nước qui định, chi phí sản xuất chung được tính theo một tỷ lệ nhất định so vớichi phí trực tiếp Vì vậy một bộ phận của chi phí sản xuất chung cũng được coi làbiến phí bao gồm: chi phí vật liệu phụ, lao động gián tiếp, chi phí nhiên liệu

Định phí (chi phí cố định hay chi phí bất biến):

Định phí là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt độngthay đổi còn chi phí tính cho một khối lượng hoạt động thì thay đổi

Trong quản trị doanh nghiệp cần phân biệt các loại định phí sau:

Trang 35

Định phí bắt buộc: Là định phí không thay đổi một cách nhanh chóng vì

chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức cơ bản của mộtdoanh nghiệp Định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu dài nên khi quyết định đầu

tư vào tài sản cố định, các nhà quản trị doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng vì mộtkhi đã quyết định thì doanh nghiệp phải gắn chặt với quyết định đó trong một thờigian khá lâu dài Mặt khác định phí bắt buộc lại có đặc điểm là không thể tuỳ tiệncắt bỏ trong một thời gian ngắn vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi và mụcđích lâu dài của doanh nghiệp Vì vậy, cho dù mức độ hoạt động có bị suy giảmhoặc bị đình trệ trong một thời kỳ nào đó thì nhà quản trị vẫn phải giữ nguyên địnhphí bắt buộc không được thay đổi nếu vẫn muốn theo đuổi và kỳ vọng đạt được mụcđích lâu dài của doanh nghiệp mình

Định phí tuỳ ý (định phí không bắt buộc): Là các định phí có thể được thay đổi

nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị Kế hoạch của các định phítuỳ ý là ngắn hạn, thường là một năm và các định phí tuỳ ý này có thể cắt giảmđược trong những trường hợp đặc biệt cần thiết Ví dụ như chi phí quảng cáo vềcông trình mà doanh nghiệp đang xây dựng, chi phí đào tạo bồi dưỡng công nhân,nhân viên kỹ thuật công trình, chi phí nghiên cứu phát triển vật liệu xây dựng mới…

Chi phí hỗn hợp:

Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả hai yếu tố biến phí vàđịnh phí Trong mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểmcủa định phí, song khi vượt qua ngưỡng đó thì nó lại thể hiện đặc tính của biến phí,

ví dụ như chi phí điện thoại, chi phí tiền lương khoán cho ban điều hành… Vì vậychi phí hỗn hợp mang đặc tính của cả hai loại định phí và biến phí nên khi lập dựtoán chi phí thì cần tách chi phí hỗn hợp thành hai bộ phận riêng biệt định phí vàbiến phí bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích chi phí như phương phápcực đại cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất

Việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí có ý nghĩa vô cùng quantrọng, nó giúp cho các nhà quản trị có thể hoạch định kế hoạch, kiểm tra tình hìnhthực hiện kế hoạch và ra các quyết định cần thiết Cách phân loại này giúp cho các

Trang 36

nhà quản trị có thể nhìn nhận và khai thác hết khả năng tiềm tàng của doanh nghiệpmình Bên cạnh đó việc phân biệt chi phí của doanh nghiệp ra thành biến phí vàđịnh phí còn giúp các nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng để nâng caohiệu quả của chi phí.

+ Đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết kiệm tổng biến phí và biến phíđơn vị

+ Đối với định phí: Cần phấn đấu nâng cao hiệu lực của định phí trong quátrình sản xuất kinh doanh

(4) Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định:

Theo cách phân loại này thì chi phí được chia ra thành chi phí kiểm soát được

và chi phí không kiểm soát được

Tuỳ thuộc vào các trung tâm trách nhiệm hay các cấp quản lý mà phạm vi cácchi phí này có sự khác nhau:

- Đối với các cấp quản lý: Chi phí kiểm soát được ở một cấp nào đó là chi phí

mà cấp đó có thẩm quyền ra quyết định Ví dụ như giám đốc doanh nghiệp kiểmsoát được khoản chi phí mua thiết bị bằng cách duyệt hoặc không phê duyệt, nhưngvới đội trưởng đội xây dựng thì khoản chi phí này là không kiểm soát được bởikhông thuộc thẩm quyền ra quyết định của họ

- Đối với các trung tâm trách nhiệm: Các trung tâm trách nhiệm thường làtrung tâm chi phí, trung tâm tiêu thụ hay trung tâm bán hàng, trung tâm lợi nhuận vàcao nhất là trung tâm đầu tư Một chi phí nào đó có thể được kiểm soát bởi mộttrung tâm này nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của trung tâm khác

Việc xem xét chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được chỉ có ýnghĩa thực tế khi đặt nó trong phạm vi một cấp quản lý nào đó và được các nhàquản trị hay sử dụng để lập báo cáo kết quả (lãi, lỗ) của từng bộ phận trong doanhnghiệp Báo cáo lãi, lỗ của từng bộ phận chỉ nên liệt kê các khoản chi phí mà bộphận đó kiểm soát được

(5) Nhận diện chi phí phục vụ yêu cầu của việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh:

Trang 37

Liên quan đến việc lựa chọn phương án, doanh nghiệp có thể tìm hiểu các loạichi phí sau:

+ Chi phí cơ hội: Là chi phí lớn nhất mà doanh nghiệp phải từ bỏ khi chọnphương án hành động này thay vì phương án và hành động khác Trước khi chọncác phương án, nhà quản trị còn phải xem xét chi phí cơ hội do những yếu tố kinhdoanh đó có thể sử dụng theo cách khác nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho họ.+ Chi phí chênh lệch: Là những chi phí có ở phương án này nhưng không cóhoặc chỉ có một phần của phương án khác, chi phí chênh lệch là một căn cứ quantrọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh

+ Chi phí chìm: Là loại chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể lựachọn phương án nào hay hành động nào Do đó chi phí chìm có ở mọi phương ánnên không có tính chênh lệch và không phải xét

1.3.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thànhkhối lượng xây lắp theo quy định Trong xây lắp cần phân biệt các khái niệm giáthành công tác xây lắp:

+ Giá thành dự toán: giá thành dự toán là toàn bộ các chi phí để hoàn thành

khối lượng công tác xây lắp theo dự toán Giá thành dự toán được xác định trên cơ

sở các định mức và đơn giá chi phí do Nhà nước quy định (Đơn giá bình quân khuvực thống nhất) Giá thành này nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần lãi định mức

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lãi định mứcTrong đó:

Lãi định mức trong XDCB được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ

Giá trị dự toán xây lắp được xác định dựa vào thiết kế kỹ thuật thi công, địnhmức và đơn giá của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thịtrường Đây là giá trị dự toán đấu thầu (tức là giá thanh toán cho khối lượng côngtác xây lắp hoàn thành theo dự toán)

Hoặc:

Giá thành = Khối lượng công tác xây X Đơn giá xây lắp do nhà nước ban

Trang 38

dự toán lắp theo định mức kinh tế

kỹ thuật do NN quy định

hành theo từng khu vực thi công vàcác chi phí khác theo định mứcGiá thành dự toán là chỉ tiêu để doanh nghiệp so sánh với giá thành thực tếtính được chỉ tiêu tích lũy của doanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng củadoanh nghiệp trong năm tới

+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định xuất phát từ những điều

kiện cụ thể ở một doanh nghiệp xây lắp nhất định trên cơ sở biện pháp thi công, cácđịnh mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp

Giá thành

kế hoạch =

Giá thànhdự toán -

Mức hạgiá thành ±

Chênh lệch sovới dự toánGiá thành kế hoạch là chỉ tiêu quan trọng để doanh nghiệp đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch và mức độ hạ giá thành kế hoạch của doanh nghiệp, từ đó có kếhoạch giá thành hợp lý hơn trong thời gian tới

+ Giá thành định mức: Giá thành định mức là tổng chi phí để hoàn thành một khối

lượng xây lắp cụ thể, được xây dựng trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, vềphương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức về chi phí hiệnhành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng); giáthành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt đượctrong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành

Giá thành định mức là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá mức độ hoàn thànhđịnh mức về giá thành đã đề ra của doanh nghiệp đối với từng khối lượng xây lắp,

để từ đó có biện pháp hạ giá thành sản phẩm

+ Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí sản xuất xây lắp

thực tế phát sinh đã hoàn thành sản phẩm xây lắp Giá thành này được tính trên cơ

sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất đã tập hợp được cho sản phẩm xây lắp thựchiện trong kỳ Giá thành công trình được lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị thiết

bị đưa vào lắp đặt, bởi vì thiết bị này thường do đơn vị chủ đầu tư bàn giao chodoanh nghiệp nhận thầu xây lắp Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế

toán

Trang 39

+ Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành là toàn bộ chi phí sản xuất để hoàn

thành một khối lượng hoặc giai đoạn xây lắp theo quy định

Căn cứ theo phạm vi tính toán chi phí thì giá thành sản phẩm xây lắp đượcchia thành ba loại:

* Giá thành sản xuất toàn bộ

Giá thành sản xuất toàn bộ là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí cố định vàchi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung

* Giá thành sản xuất theo biến phí

Giá thành sản xuất theo biến phí chỉ bao gồm các biến phí sản xuất (biến phítrực tiếp và biến phí gián tiếp)

* Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí

Giá thành có phân bổ hợp lý định phí bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất vàphần định phí được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt độngchuẩn (theo công suất thiết kế và định mức)

1.3.2 Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Lập dự toán là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xây lắp TrongDNXL có hai loại là dự toán dự thầu và dự toán công trình Dự toán dự thầu là dựtoán được xây dựng trên khối lượng công việc được bóc tách từ thiết kế kỹ thuật vàđịnh mức, đơn giá do Bộ xây dựng, Sở xây dựng các địa phương ban hành Dự toáncông trình là dự cơ sở để bộ phận vật tư kỹ thuật và đơn vị thi công chuẩn bị vật tưthi công theo tiến độ

Về kế toán, dựa vào dự toán để thực hiện chức năng giám sát tình hình sửdụng và giá mua vật tư, chi phí máy và nhân công Ngoài ra kế toán còn dựa vào dựtoán để tham mưu cho giám đốc phần khoán nhân công (nếu có) Dự toán là một kếhoạch chính thức tính theo đơn vị tiền tệ, là tổng hợp các mục tiêu của doanhnghiệp Dự toán được sử dụng như là một công cụ để giám sát

Việc lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệpxây lắp phải dựa trên nhiều nguồn thông tin như:

Trang 40

+ Thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng (xác định khối lượng công việc cầnthực hiện)

+ Định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định

+ Định mức lao động của doanh nghiệp

+ Hợp đồng mua bán đã kí kết ( xác định đơn giá các yếu tố đầu vào)

+ Bảng giá vật liệu do nhà cung cấp công bố

+ Đơn giá nguyên vật liệu, nhân công, giá ca máy của các công trình có cùngđiều kiện kinh tế, xã hội trong thời gian gần nhất

Dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xâylắp bao gồm:

* Tổng dự toán công trình: Là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây

dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặcthiết kế kỹ thuật thi công

Trong đó:

- Chi phí xây lắp công trình xây dựng là toàn bộ chi phí về xây dựng và lắp đặtcủa từng hạng mục công trình, loại công tác và kết cấu xây lắp của công trình đó,bao gồm chi phí xây lắp các hạng mục xây dựng mới và các hạng mục xây lắp khác

- Chi phí thiết bị bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công nghệ và các trangthiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình, chi phí vậnchuyển, bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị côngtrình

- Chi phí khác bao gồm chi phí ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư (điều tra, khảo sát,

tư vấn đầu tư, tuyên truyền quảng cáo công trình), chi phí ở giai đoạn thực hiện đầu

tư, chi phí ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng

- Chi phí dự phòng là chi phí để dự trù vốn cho các khối lượng phát sinh dothay đổi thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt,

Tổng dự

toán công

trình

Chi phí xây lắp Chi phí

thiết bị

Chi phí khác

Chi phí dự phòng

Ngày đăng: 14/01/2020, 16:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w