Vai trò này được triển khai ở hai phương diện: tính tiên phong của thể loại sự phát triển, hoàn thiện sớm chức năng thể loại và tác động đến quá trình hiện đại hóa như: tương tác đến các
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Bước sang thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển sang một quỹ đạomới Những thay đổi nhanh chóng về xã hội, chính trị, văn hóa thúc đẩy vănhọc biến đổi theo mô hình văn hóa phương Tây Làn sóng Âu hóa tạo ra bướcngoặt lớn trong lịch sử văn học Văn học chuyển từ phạm trù văn học trungđại sang văn học hiện đại, bắt nhịp với dòng chảy văn học thế giới Nghiêncứu giai đoạn văn học nửa đầu thế kỷ XX, do đó, có ý nghĩa quan trọng nhằm
lý giải sự chuyển mình lớn lao của văn học Nó cũng là một tiền đề để nhìnnhận, soi sáng từ mạch nguồn dẫn đến sự phát triển của văn học Việt Namhiện đại
1.2 Lựa chọn văn học nửa đầu thế kỷ XX, với đối tượng chính là sựvận động của thể ký, chúng tôi mong muốn tái hiện lịch sử cũng như diệnmạo, vai trò của thể văn này Đây là khoảng trung chuyển, giai đoạn bản lề từtruyền thống sang hiện đại nên thể ký có một vai trò đặc biệt Bởi lẽ, ký làmột thể văn truyền thống có sự phát triển nối tiếp sang đầu thế kỷ XX.Nghiên cứu sự vận động, phát triển của nó sẽ có cơ sở lý giải sự tiếp nối củavăn học trung đại sang giai đoạn hiện đại Từ thành tựu, giá trị mở đường củathể ký ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn chứng minh đây làthể loại tiên phong cho quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam Trong khi
đó, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ nhắc đến ký với vai trò phụ màchưa có đánh giá đầy đủ về nó so với các thể loại khác Thậm chí, ký vốn baohàm nhiều tiểu loại nhưng thành tựu của thể loại này mới chỉ được nghiên cứu
ở du ký, phóng sự
1.3 Khảo sát thể ký trong tiến trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế
kỷ XX, luận án muốn tiếp cận từ góc nhìn tương tác và vận động thể loại.Tiền đề ấy là cơ sở để bao quát, nhìn nhận lại diện mạo văn học Việt Namgiai đoạn này Nghiên cứu thể loại hay cụ thể là nghiên cứu trên văn bản thể
Trang 2loại trong mối quan hệ vận động, tương giao giữa các thể loại đang là mộthướng đi cần thiết, mở ra những khám phá nhiều chiều, đa diện cho các hiệntượng văn học phong phú, phức tạp Với một thể loại năng động, nhiều nội lựctruyền thống, chúng tôi tin rằng sẽ có cơ sở để lý giải vai trò tiên phong của nótrong nền văn học Việt Nam đương chuyển biến theo hướng hiện đại hóa.
1.4 Văn học nửa đầu thế kỷ XX vẫn thường được ghi nhận qua hai lĩnhvực chủ yếu là thơ và văn xuôi Nếu như thơ như người đến sau trong tiến trìnhhiện đại hóa nhưng lại làm mới mình rất nhanh thì văn xuôi lại đi theo mộthướng khác Ngay từ đầu thế kỷ, việc hình thành một thị trường văn học đã tácđộng vào quá trình phát triển và phân hóa văn học nghệ thuật Văn học trởthành một hình thái ý thức xã hội đặc thù, tự trị và có những quy luật vận độngriêng Thị trường văn học mới đã góp phần định hình đời sống văn chương, tạobước ngoặt cho văn xuôi Từ vị trí đường biên của văn học trung đại, văn xuôitiến vào trung tâm với thế năng động, chủ đạo của nền văn học mới Trongbước chuyển ấy, nổi lên với số lượng tác phẩm lớn từ đầu thế kỷ, thể ký trởthành trụ cột cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ Cơ sở nào để ký nở rộsớm nhất và chuyên chở nhiều giá trị quan trọng của đời sống văn học từ đầuthế kỷ XX? Phải chăng có sự tiềm ẩn một quy luật, một sự biến đổi về chất,một gạch nối trong sự vận động của thể văn này với tiến trình hiện đại hóa đờisống văn hóa nói chung và văn học nói riêng?
1.5 Sức sống của thể ký càng được khẳng định trong tiến trình hiện đạihóa Nó thể hiện khả năng phân nhánh nhiều tiểu loại đồng thời tác động,thâm nhập vào các thể văn xuôi khác, góp phần hoàn chỉnh diện mạo của nềnvăn xuôi hiện đại Thể du ký khởi động tiên phong với số lượng lớn trên tạpchí Nam Phong 1917 - 1934, gắn liền với sự phát triển của báo chí ba thậpniên đầu Từ những năm ba mươi, thể ký có sự biến chuyển cả về lượng vàchất, nở rộ nhiều tiểu loại như phóng sự, bút ký, hồi ký, nhật ký, tùy bút, tiểuphẩm văn học… Sự phát triển ấy chứng tỏ sức thâm nhập sâu rộng, khả nănghòa nhập mạnh mẽ vào đời sống văn học của ký Thậm chí, truyện ngắn xuất
Trang 3hiện cùng thời điểm ký nở rộ cũng in rất rõ dấu vết ký sự Còn tiểu thuyếtngay khi trở thành thể loại trung tâm của văn xuôi hiện đại thì dấu ấn của ký
in đậm, tạo lập thành thể tiểu thuyết - phóng sự Ký cũng tạo động lực mạnh
mẽ, đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực, có tác động không nhỏ đến vănxuôi lãng mạn những năm 1930 - 1945 Tác động này đặt ra cho chúng tôihứng thú nghiên cứu và lý giải quy luật phân nhánh và con đường phát triểncủa thể loại ký
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của luận án là xem xét, khẳng định vai trò quan trọngcủa thể ký trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc nửa đầu thế kỷ XX
Vai trò này được triển khai ở hai phương diện: tính tiên phong của thể loại (sự phát triển, hoàn thiện sớm chức năng thể loại) và tác động đến quá trình hiện đại hóa như: tương tác đến các thể loại văn xuôi khác, ảnh hưởng đến các trào lưu và khuynh hướng văn học Như thế, vai trò của thể ký được xem
xét trong thế vận động và hình thành các thể loại văn học hiện đại nói chung
và thể ký hiện đại nói riêng, từ nhiều phương diện và góc nhìn Xuyên suốttoàn bộ luận án, thế tương tác, phân hóa, phân nhánh của thể ký sẽ được khảosát kỹ lưỡng
Với mục đích trên, luận án đề ra 2 nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, phác thảo diện mạo thể ký với tính tiên phong của một thể
văn hiện đại về nội dung và nghệ thuật
Thứ hai, phân tích, lý giải ảnh hưởng của sự vận động thể ký đến tiến
trình hiện đại hóa văn học, cụ thể đối với sự hình thành, phát triển các thể loạivăn xuôi quốc ngữ đồng thời tác động đến các khuynh hướng, trào lưu vănhọc nửa đầu thế kỷ XX
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của luận án là sự vận động của thể ký trong tiến trìnhhiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Về thể
Trang 4ký, tồn tại hai bộ phận: ký văn học và ký báo chí Thực tế, thể ký nói riêng vàvăn học Việt Nam nói chung được ra đời từ môi trường báo chí Do đó, việcphân định rạch ròi hai dạng tồn tại này là khó khăn, không thể tuyệt đối hóa.Tuy nhiên, căn cứ vào mục đích luận án, chúng tôi sẽ tập trung vào các tácphẩm ký đậm thuộc tính văn học và in dấu rõ đặc trưng vận động thể loại Do
đó, những tác phẩm ký không nằm trong con đường phát triển thể loại, tácđộng đến quá trình hiện đại hóa sẽ không thuộc đối tượng nghiên cứu củaluận án
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung vào các tác phẩm ký đăng tải trên báo chí và các tácphẩm ký thuộc mọi thể tài được xuất bản nửa đầu thế kỷ XX
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án khảo sát tồn tại lịch sử, sức xâm nhập và ảnh hưởng của mộtthể loại đang trong quá trình hình thành và phát triển, trong một giai đoạn cónhiều biến động xã hội Do đó, khảo sát sự vận động của thể loại không thể
bỏ qua mối quan hệ hữu cơ, đặc thù của thể loại, đặc trưng ngôn ngữ nghệthuật với nhu cầu thẩm mỹ của xã hội Từ yêu cầu đặc thù ấy, phương pháp
chính của luận án là phương pháp liên ngành, huy động kiến thức lịch sử, văn
hóa, xã hội nhằm lý giải quy luật vận động của thể ký
Bên cạnh đó, để nắm bắt bước chuyển của thể ký từ phạm trù trung đạisang hiện đại, để đánh giá tiến trình hiện đại hóa thể ký, luận án sử dụng
phương pháp so sánh lịch sử (đồng đại và lịch đại) Từ đó, chúng tôi mong
muốn đặt những đặc trưng hiện đại hóa của thể ký trong sự đối sánh với toàn
bộ tiến trình văn học Việt để khẳng định vai trò lịch sử - cụ thể của nó
Khảo sát tác động của ký như cầu nối của các thể văn xuôi quốc ngữ
buổi đầu, việc nghiên cứu tất yếu liên quan đến thi pháp học thể loại Khi ấy,
đặc trưng thẩm mỹ cơ bản của thể ký mới được bộc lộ trọn vẹn, cụ thể
Cuối cùng, do có khả năng phân nhánh thành nhiều tiểu loại, luôn xuấthiện trong thế chuyển tiếp, bắc cầu của những thể loại mới nên khi tập hợp tư
Trang 5liệu, chọn lọc tác phẩm ký, chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống để khái quát hóa, hệ thống hóa những giá trị cơ bản của thể loại.
5 Đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu sự vận động của thể ký, luận án hướng tới hai đóng gópchính sau:
Thứ nhất, phác thảo diện mạo, giá trị lịch sử của thể ký trong tiến trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Thứ hai, phân tích và lý giải tác động của thể ký đến các phương diện
của quá trình hiện đại hóa văn học (thể loại, trào lưu, khuynh hướng…), trọngtâm là sự tương tác giữa ký với các thể văn xuôi quốc ngữ buổi đầu
6 Cấu trúc của luận án
Phần Mở đầu
Phần Nội dung
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thể ký trong văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX
Chương 2: Tiền đề xã hội - văn hóa - văn học và diện mạo của thể ký trong
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Chương 3: Sự vận động và phân nhánh các tiểu loại của thể ký
Chương 4: Mối tương quan/tương tác giữa ký và các thể văn xuôi hiện đại
Phần Kết luận
Trang 6Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỂ KÝ TRONG
VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1 Trước năm 1945
Ngay từ những công trình văn học sử đầu tiên về sự hình thành dòng
văn xuôi quốc ngữ, thể ký sớm giành được chú ý, tiêu biểu như Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, các công trình phê bình văn học của Vũ
Ngọc Phan, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế…
Việt Nam văn học sử yếu (1943) gồm hai phần: Khái quát văn chương
Việt Nam và lịch sử văn chương tính từ Lý Trần đến Tự lực văn đoàn Chỉdành bảy chương trên tổng số 46 chương của cuốn sách nhưng Dương QuảngHàm đã xác nhận sự ra đời của nền văn học hiện đại, những thể phôi thai củathể văn quốc ngữ buổi đầu; đặc biệt chú ý đến những tác giả đầu tiên như PhạmQuỳnh, Tản Đà Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận khoa học, vừa có cái nhìntuyến tính, vừa có cái nhìn soi chiếu bản chất, đặc điểm của văn học nửa đầuthế kỷ Điều đáng chú ý tác giả cũng chỉ ra nghiên cứu thể loại bước đầu đượcxem là hướng đi đúng đắn khi khảo sát văn học giai đoạn văn học này
Cùng với Việt Nam văn học sử yếu, cuốn Nhà văn hiện đại (quyển 1
năm 1942 và quyển 2 năm 1943) cũng là công trình quan trọng nghiên cứuvăn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Trong cuốn sách này, tác giả không chỉphác thảo diện mạo các thời kỳ hay thể loại văn học nổi bật mà thông qua mộttập hợp phê bình nhóm/ tác giả cụ thể nhằm khẳng định giá trị của văn họcgiai đoạn Do vậy, tác giả nói rõ chủ ý của mình là “vừa chia ra từng nhóm,vừa chia từng loại văn” Từng nhóm với những nhà văn lớp đầu và từng loạivăn đối với những nhà văn lớp sau hay chi tiết hơn, “để đoán được bướcđường tiến hóa hay tương lai của những nhà văn ấy tôi sẽ xếp đặt những nhàvăn lớp sau theo một thể loại nổi trội nhất của họ”[181] Trong bốn phần củacuốn sách thì tác giả dành hai phần đầu cho văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ
Trang 7XX Trong đó, tác giả khảo sát một tập hợp tác giả từ Trương Vĩnh Ký người đặt nền móng cho văn xuôi quốc ngữ đến nhiều tên tuổi của thể tài du
-ký, bút ký trên Nam Phong tạp chí (Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, NguyễnTrọng Thuật, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Hữu Tiến, Lâm Tấn Phác, Tương Phố),các nhà biên khảo, các tiểu thuyết gia Như vậy, Vũ Ngọc Phan chủ trươngtổng kết quá trình văn học từ nhân tố tác giả Sau đó, nhóm tác giả này tiếptục được phân định theo thể loại: biên khảo, thơ, tiểu thuyết, ký Đáng chú ý,
trong phần biên khảo các tác giả ký, tác giả Nhà văn hiện đại cũng thấy tính
đa dạng về thể loại khi chia nhóm các nhà văn theo thể loại ký: nhà văn viết bút
ký, nhà văn viết lịch sử ký sự và truyện ký và nhà văn viết phóng sự So với các
thể loại khác, Vũ Ngọc Phan đã đánh giá cao sự phong phú, đa dạng của thể kýđối với buổi đầu hiện đại hóa Tuy nhiên, do góc tiếp cận từ phạm vi tác giả, việcphân nhóm các nhà văn viết ký giai đoạn sau đã không chứng tỏ được khả năngthâm nhập, tương tác thể loại cũng như vai trò tiên phong của ký
Bên cạnh đó, diện mạo của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cũng
được khái quát khá công phu qua cuốn Nghiên cứu và phê bình văn học của
Lê Thanh Sách gồm bốn nội dung chính: khảo sát về ba tác giả Tản Đà, Tú
Mỡ, Trương Vĩnh Ký; Cuộc phỏng vấn các nhà văn; Cuốn sổ văn học và các
bài báo Lê Thanh cũng lấy tiêu chí tác giả để đánh giá giá trị văn học của giaiđoạn mà nổi bật là sự hình thành nhiều xu hướng, trào lưu văn học Trong
Cuốn sổ văn học, tác giả bàn đến những thể loại chính, những xu hướng chính
như tiểu thuyết, thi ca, dịch sách và phê bình văn học Bản thân Lê Thanhcũng chủ trương “nên quay về những gì thực Á Đông” [12] Như thế, vớicông trình này, thể ký vẫn chưa được tiếp cận như một nhân tố, một thể loạivăn học năng động của nền văn học hiện đại Duy nhất, một bài báo của tác
giả về phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây (Vũ Trọng Phụng) đã tiên đoán chính xác về
triển vọng của thể văn này Ông cho rằng với một “thể văn tả thực mới mẻ và
chua chát, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên ở Kỹ nghệ lấy Tây một tấn kịch vĩ
đại Do đó, nó xứng đáng là một công trình có thể vạch phương hướng cho
Trang 8văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi
này” [12, tr.338] Ngoài việc đánh giá cao thể phóng sự, trong Cuộc phỏng vấn các nhà văn, Lê Thanh đã góp thêm cho thể ký một tiểu loại phôi thai - ký chân dung văn học Trong các bài phỏng vấn các nhân vật văn học này, tác giả đã xây
dựng theo bố cục chặt chẽ gồm 3 phần: nhận xét, ấn tượng chủ quan về nhân vật,phỏng vấn chính và bàn luận của tác giả
Những tác phẩm đầu tiên đều ít nhiều bàn đến vấn đề hiện đại hóa quachân dung tác giả, tác phẩm; tuy nhiên vẫn còn hạn chế nhất định:
Thứ nhất, tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam chưa được phục
hiện đầy đủ qua các chặng, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Thứ hai, do hạn chế về lịch sử, các công trình nghiên cứu thiếu đi
phương pháp luận hiện đại, mới dừng lại ở cảm nhận chủ quan Vì lẽ đó,nhiều hiện tượng văn học, nhiều tác phẩm có ý nghĩa trong tiến trình hiện đạihóa chưa được quan tâm đúng mức
Thứ ba, tuy có chú ý trong phân tách diện mạo thể loại văn học nhưng
thể ký - thể loại tiên phong của văn xuôi quốc ngữ hầu như chưa được đề cập
của Thế Phong ở miền Nam… Trong các công trình trên, đáng chú ý là hai bộvăn học sử của Phạm Thế Ngũ và Thanh Lãng
Công trình của Phạm Thế Ngũ gồm 3 tập trong đó dành hẳn tập 3 viết vềvăn học hiện đại (tính từ 1862 đến 1945) Cách phân chia của tác giả lấy cộtmốc thời gian làm chính yếu, tập hợp tư liệu khá phong phú Tác giả nhấn
Trang 9mạnh vai trò của báo chí và dịch thuật đối với sự ra đời của nền văn học mới.
Bước đầu Phạm Thế Ngũ chú ý đến sự hình thành thể loại mới: tiểu thuyết Sự
ra đời của tiểu thuyết được lý giải qua ảnh hưởng của truyền thống truyện Nôm
và tiểu thuyết dịch Tác giả cũng miêu tả những quan hệ đa dạng giữa các bộphận ký sự, đoản thiên và trường thiên tiểu thuyết Như vậy, ở góc tiếp cận thể
loại, tác giả đã dừng lại ở việc mô tả tính phong phú, đa dạng tuy chưa đi sâu
phân tích mối quan hệ giữa thể loại với hoàn cảnh văn hóa xã hội đương thời.Đặc biệt ở giai đoạn bản lề từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, do phạm vi khảosát rộng, nhà nghiên cứu chưa có điều kiện quan tâm đến vận động thể loạitrong những nguồn ảnh hưởng đa dạng từ truyền thống đến hiện đại, ảnh hưởng
cả phương Đông và phương Tây
Với Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng đem đến một cái
nhìn mới mẻ về lịch sử văn học dựa trên sự xuất hiện của các thế hệ nhà văn.Quan điểm và phương pháp xã hội học của tác giả là một đóng góp đáng kểcho nghiên cứu, phê bình văn học thời kỳ này Theo sát sự vận động của văn
học, tác giả cố gắng mô tả một hoạt động đặc thù: đó là các cuộc tranh luận văn chương Từ các cuộc tranh luận ấy, tác giả làm rõ chuẩn thẩm mỹ mới của
thời đại - tầm tiếp nhận đặc thù trong công chúng Với kiến thức sâu rộng, sự
phê phán sắc sảo, Thanh Lãng cũng khởi thảo hướng nghiên cứu của văn học
so sánh khi nói về tác động của ảnh hưởng nước ngoài đến sự hình thành các
thể văn xuôi hiện đại, đặt trong mối quan hệ giữa thể loại và môi trường xã hội
- văn hóa - thẩm mỹ mà nó sinh ra, tác động của tranh luận văn chương Như
vậy, tiếp cận thể loại trong quan hệ với xã hội, văn hóa là một đóng góp của
tác giả khi mô tả quá trình hiện đại hóa của giai đoạn văn học này
Công trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 (1988)
của Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng có một ví trị đặc biệt trong lịch sửnghiên cứu văn học Hai tác giả không theo những định kiến cũ, tìm hìnhchiếu của tác phẩm thông qua hiện thực mà chỉ ra mối tương quan phức tạp,
đa dạng giữa tác phẩm, nhà văn và xã hội Nhiều vấn đề chính của quá trình
Trang 10hiện đại hóa được soi sáng: kiểu thể loại, kiểu tác giả, cách tân văn học truyềnthống, du nhập, bản địa hóa văn học phương Tây Xác định đây là giai đoạnvăn học giao thời, có tính chất cầu nối nên từng hiện tượng văn học, mỗi tácgiả, tác phẩm đều được nhà nghiên cứu xem xét ở góc độ kế thừa và vận động.
Xét về thể loại văn học giao thời, tác giả chú ý đến thơ (Tản Đà, Tú Mỡ), truyện ngắn (Nguyễn Công Hoan), tiểu thuyết (Hoàng Ngọc Phách) Tác giả
chủ yếu nhấn mạnh sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu, khuynh hướng Truyệnngắn Nguyễn Công Hoan được công trình nhìn ở góc độ hòn đá tảng của chủ
nghĩa hiện thực trong khi Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách được đánh giá đã
“mở ra con đường tiến tới chủ nghĩa lãng mạn của văn học Việt Nam” [108].Cùng với khảo sát tác phẩm văn xuôi tiêu biểu cho các tác giả những năm haimươi, công trình mới dừng lại ở tiểu thuyết và truyện ngắn mà không đề cậpđến thể loại ký Thể ký chỉ được nhắc đến với vai trò chuyển tiếp, cầu nối chocác thể văn xuôi hiện đại: “Từ những bài tường thuật, phóng sự, du ký tập dượt
mô tả, kể chuyện dần dần người ta viết những truyện ngắn, những quyển tiểuthuyết” [108, tr 40] Trong khi, chưa đầy ba mươi năm đầu thế kỷ XX, du ký -thể tài tiên phong của ký đã xuất hiện với số lượng lớn trên tạp chí Nam Phong(1917 - 1934) Sang những năm bốn mươi, du ký vẫn thể hiện sức sống, nội lựckhi góp mặt trên tạp chí Tri tân, Phụ nữ tân văn và Tiểu thuyết thứ Năm
Tuy nhiên, tính đúng đắn và hợp lý của công trình là nghiên cứu mộtgiai đoạn trong dòng chảy liên tục của tiến trình, trong sự xâm nhập, ảnhhưởng nội tại của nền văn học cũng như ảnh hưởng của các nền văn học lớntrên thế giới Thêm nữa, các tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của chủ thể tiếpnhận ở một giai đoạn văn học đương vận động, tiến tới hiện đại hóa “Trong
cả khối lượng đồ sộ của văn học phương Tây tràn vào nước ta lúc đó ngườiViệt Nam đã chọn những gì ở trong tầm tay, gần gũi, thích thú và phù hợp”
[108, tr.436] Điều đó khẳng định, sự lựa chọn, thâm nhập, tương tác sẽ là tư duy hiện đại hóa văn học chính của các ngòi bút giai đoạn văn học này.
Trang 11Từ công trình của hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng đến nay,tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và vấn đề nghiên
cứu thể ký bắt đầu có những chuyển biến quan trọng Công trình Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam (Mã Giang Lân chủ biên) tập hợp nhiều bài
viết xoay quanh vấn đề thể loại, các hiện tượng khác như dịch thuật, báo chí,chữ quốc ngữ Hiện đại hóa của văn xuôi quốc ngữ được phân tích ở ba thểloại: phóng sự, truyện ngắn và tiểu thuyết Trong khi làm sáng tỏ tiến trìnhhiện đại hóa thể loại, tác giả chủ yếu quan tâm đến các thể loại có ảnh hưởng
từ văn học phương Tây nên ít chú ý đến vai trò cầu nối của thể ký truyền
thống Bài Phóng sự và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam của Hà Văn
Đức có những đánh giá khách quan và hé mở ảnh hưởng quan trọng của nó
trong nền văn xuôi quốc ngữ buổi đầu Thứ nhất, tác giả đề xuất phóng sự là một tiểu loại ký, xuất hiện nhiều vào những năm ba mươi làm thay đổi quan niệm văn học theo hướng dân chủ hóa Thứ hai, nghệ thuật phóng sự được tác
giả nhìn nhận trong tương quan chín muồi với thể tiểu thuyết: “một điều dễnhận thấy trong phóng sự giai đoạn này là sự xâm nhập, đan xen của thể tiểuthuyết” [124, tr.340] Hà Văn Đức nhận xét rằng hai cuốn phóng sự - tiểu
thuyết Ngõ hẻm, Ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp thực chất “được viết giống
như một bộ tiểu thuyết - phóng sự hai tập” [124, tr.340] Như vậy, tác giả đãkhẳng định tính năng động trong phản ánh và khả năng tương tác đến các thểvăn xuôi khác của thể ký Do giới hạn khuôn khổ một bài viết nên tác giảchưa có sự dẫn giải, chứng minh kỹ càng hơn
Triển khai từ góc độ nhà văn - tác giả, Vương Trí Nhàn cũng nhằm tớikhái quát tiến trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ XX Gắn các nhà vănvới những đóng góp, vị trí của họ, tác giả không thể không nhắc đến vai tròcủa thể loại Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn, tác giả dành vị trí riêng cho
thể ký với ba bài viết: Nơi gặp gỡ của báo chí và văn học (Sự phát triển của thể phóng sự trong văn học nửa đầu thế kỷ XX), Nguyễn Tuân, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút và Một bước khai phá của Vũ Bằng trong việc xử lý ngôn
Trang 12ngữ văn xuôi Về phóng sự, tác giả đề xuất nhìn nhận nó từ góc độ thể loại
văn học và xếp nó ngang hàng cùng với thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn Trênthực tế, khi nói về thành tựu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, cáctài liệu đều ít quan tâm đến vai trò của ký sự, du ký, phóng sự Tác giả đưa rahai phản đề để chứng minh Những tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên
chính là những tác phẩm du ký thường bị lãng quên: Chuyến đi Bắc Kỳ năm
Ất Hợi (1876) - Trương Vĩnh Ký (1881), Như Tây nhật trình (1888) - Trương Minh Ký, Hương Sơn hành trình (1914) - Nguyễn Văn Vĩnh, Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ (1918) - Phạm Quỳnh, Hạn mạn du ký (1921) - Nguyễn
Bá Trác … Tiếp theo, trên nhiều tờ báo Phong hóa, Ngày nay, Nam Phong,phóng sự, ký sự luôn có một vị trí riêng Thậm chí, nhiều tên tuổi nhóm Tự lực
văn đoàn cũng có những sáng tác ký: Trước vành móng ngựa, Bùn lầy nước đọng (Hoàng Đạo), Hà Nội băm sáu phố phường, Một tháng ở nhà thương (Thạch Lam)… Từ đó, tác giả cho rằng “không thể bỏ qua sự phát triển của ký
sự, phóng sự, du ký, cụ thể là vai trò khởi động của nó” [169, tr.63] Đặc biệt
với bài nghiên cứu thứ hai và ba đã dẫn, tác giả đã có sự phân tích khá thuyếtphục vai trò của hai tiểu loại ký (tùy bút và hồi ký) đối với tiến trình hiện đại hóavăn học nửa đầu thế kỷ XX Với Nguyễn Tuân, tùy bút như một thể tài dànhriêng cho bản mệnh Nguyễn khi thể hiện “một kiểu tư duy trong văn xuôi hiệnđại… một hướng đi có triển vọng” [169, tr.158]
Bên cạnh đó, có khá nhiều cuốn nghiên cứu về hiện đại hóa giai đoạn này
như Hiện đại hóa văn học Việt Nam, Về văn học Việt Nam hiện đại và nghĩ tiếp (Phong Lê), Bàn thêm về mấy vấn đề văn học Việt Nam hiện đại (Lê Thị Đức
Hạnh)… Trong đó, có nhiều công trình biên soạn công phu cả về lý luận và khảo
sát thực tiễn sáng tác như Lý luận phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến
1945 (Viện Văn học, Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ chủ biên), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX (Viện Văn học)…
Hầu hết các công trình này đều chú ý đến quá trình hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ
ở các thể loại: phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết đồng thời đánh giá cao vai trò củacác tạp chí trong việc định hình một môi trường văn học chuyên nghiệp
Trang 13Trong Tuyển tập Phan Cự Đệ (4 tập), nhà nghiên cứu đã khái quát giá
trị văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX ở góc nhìn thể loại Khi viết về
Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), tác giả phát hiện mối liên hệ giữa hồi ký
- tự truyện và tiểu thuyết - tự truyện Khẳng định đây là cuốn tiểu thuyết - tựtruyện đầu tiên trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tác giả cũng chứngminh quan hệ của nó với thể tự truyện trên thế giới Với một thể loại mới mẻđược du nhập từ phương Tây này, tác giả khá sắc sảo khi nhận thấy cơ sở của
tự truyện chính là hồi ký “Điều chúng ta muốn nhấn mạnh là khi NguyênHồng viết tiểu thuyết tự truyện, anh không sử dụng những sự kiện của cái hômnay mà là những hồi ức, những kỷ niệm, những cảm giác tinh tế và sâu lắng,những ấn tượng không phai mờ theo sự thử thách của thời gian”[59, tr.731].Nhận xét này khẳng định sự tương tác của ký với một thể loại trung tâm của nềnvăn học hiện đại là tiểu thuyết
Quá trình hiện đại hóa đi liền với sự chuyển đổi, vận động thể loại được
đề cập nhiều hơn trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định của tác giả Vũ Tuấn Anh Trong hai phần của cuốn sách, tác giả dành
riêng một phần bàn về vấn đề lịch sử và thể loại văn học Tác giả đã phân tíchkhá sâu sự vận động, thâm nhập của thể loại trước nhu cầu của đời sống vănhọc, trước sự chuyển mình tất yếu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Lý giải thành tựu đỉnh cao của văn học 1930 - 1945, tác giả đã phát hiện ra
đặc thù của giai đoạn: đó là sự hoàn chỉnh và tính năng động của thể loại Sự
vận động này giúp thể loại có sự phát triển bền vững đồng thời đẩy mạnh tiếntrình hiện đại hóa Văn xuôi, thơ, kịch đều được tác giả khảo sát trong thế
“cộng sinh” và “thường xuyên có sự thâm nhập trong tiến trình văn học” [3,tr.26] Điều quan trọng là tác giả chứng minh thuyết phục sự phong phú, đadạng của thể loại trong thế tương tác thường trực chính là lực đẩy của tiếntrình hiện đại hóa “Sự thâm nhập lẫn nhau tạo ra các khu vực trung gian vềthể loại, tạo ra cả những thể ghép làm phong phú rất nhiều cho mặt bằng thểloại Nói cách khác, hiện tượng tích cực này tạo ra bội số công năng cho thể
Trang 14loại: mỗi thể loại không chỉ là nó, mà rộng hơn, giàu có hơn bản thân nó” [3,
tr.27] Do đó, khi bàn đến văn xuôi, tác giả phân tích mối quan hệ giữa phóng
sự và tiểu thuyết, hồi ký và tự truyện, tự truyện và tiểu thuyết, truyện ngắn vàtiểu thuyết Còn về quá trình phát triển thể loại, chúng cũng tự phân nhánh,phân hóa đa dạng Tiếp đến, tác giả khẳng định “trong sự phân hóa đa dạng thểloại thì phong cách cá nhân nhà văn dường như là kết quả cuối cùng của cả quátrình” [3, tr.33] Như vậy, tác giả đã xem cá nhân nhà văn như một yếu tố thểloại và chính thể loại là nhân tố tạo nên diện mạo hoàn chỉnh, đa dạng củaquá trình hiện đại hóa Bên cạnh đó, thể ký được khẳng định vai trò tiênphong cho nền văn xuôi quốc ngữ buổi đầu nhưng do khuôn khổ một cuốnsách, do việc giới hạn thời gian khảo sát từ 1930 - 1945, tác giả chưa cónhiều kiến giải kỹ lưỡng Điều ghi nhận là tác giả đã chứng minh được tínhnăng động của thể ký - đóng vai trò như một thể loại trung gian, chi phối đờisống thể loại văn học đầu thế kỷ, thậm chí sức sống của nó vẫn được chứngminh ở những giai đoạn tiếp sau
Cũng tiếp cận ở quá trình tương tác thể loại, tác giả Trần Đăng Suyền
cũng khẳng định tính năng động của thể phóng sự trong Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: “Quan sát sự phát triển của thể
loại, chúng ta có thể nhận ra, không ít phóng sự có chất tiểu thuyết, nhiều tiểuthuyết đậm chất phóng sự” [208, tr.319] Ngoài ra, tác giả cũng chứng minhphóng sự có sự thâm nhập sang truyện ngắn (phóng sự Ngô Tất Tố), tự truyện
là một dạng hóa thân của hồi ký (Những ngày thơ ấu, Sống mòn) Rõ ràng,
trong mối quan hệ tương tác trên, thể ký với các tiểu loại khác nhau nắm vaitrò chi phối, là cơ sở để tạo ra những thể ghép, thể tổng hợp của văn học nửađầu thế kỷ XX Tuy nhiên, việc điểm diện mạo thể loại của cuốn sách chủ yếuvẫn nhằm minh chứng cho khuynh hướng văn học Do đó, thừa nhận sự thâmnhập thể loại như bước tổng hợp mới của chủ nghĩa hiện thực thì cả phóng sự,tiểu thuyết, truyện ngắn chủ yếu được khảo sát kỹ ở những giá trị thuộc trạngthái tĩnh (đồng đại)
Trang 15Đẩy mạnh hướng nghiên cứu văn học nửa đầu thế kỷ XX theo mạch
vận động thể loại, phải kể đến đề tài khoa học cấp Bộ Sự tương tác giữa các thể loại trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đến 1945 do Tôn Thất
Dụng (2001) (chủ biên) Đóng góp quan trọng của công trình là chọn mộtphương pháp tiếp cận hiệu quả với giai đoạn văn học trên quá trình hiện đại
hóa Đó là tiếp cận từ sự tương tác thể loại trong tổng thể nền văn học Hướng
nghiên cứu này có sức thuyết phục vì ở giai đoạn bản lề này diễn ra sự chuyểnđổi phạm trù thẩm mỹ cho nên việc nghiên cứu thể loại sẽ bao quát được trọnvẹn những thay đổi đó Sự pha trộn, kế thừa, chọn lọc sẽ diễn ra tất yếu ở thểloại - phương thức đặc thù thể hiện sự chiếm lĩnh đời sống một cách nghệthuật của nhà văn Quá trình tương tác, thâm nhập tự thân bộc lộ các phươngdiện của tiến trình hiện đại hóa như tác giả, tác phẩm, khuynh hướng, trào lưuvăn học… Trọng tâm của công trình là khảo sát sự tương tác các thể loại tiểuthuyết, truyện ngắn, kịch và thơ Trên cơ sở đó, tác giả mô tả diện mạo và đặcđiểm văn học hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 dưới góc nhìntương tác thể loại
Xét trong mối liên hệ trực tiếp với đề tài luận án, khi đặt tiểu thuyết,truyện ngắn tương quan với các thể loại khác, công trình này đã có nhiều gợi
mở quan trọng cho chúng tôi Về tương quan của tiểu thuyết với các thể loại
đầu thế kỷ XX, tác giả chú trọng mối liên hệ với phóng sự Mối quan hệ này
thể hiện rõ tính tiên phong của phóng sự - một tiểu loại quan trọng của ký.Bởi “trong quá trình thử nghiệm, thể loại phóng sự có tác động đến quá trìnhvận động và phát triển của tiểu thuyết đồng thời tiểu thuyết lại thâm nhập vàgóp phần tạo ra tiểu thuyết - phóng sự” [40] Như thế, phóng sự dù ra đờimuộn hơn tiểu thuyết nhưng lại có tác động mạnh mẽ và trở thành động lựcthúc đẩy tiểu thuyết tự làm giàu có bản thân nó bằng một thể ghép (tiểu thuyết
- phóng sự) Qua phân tích của tác giả, thấy rõ tiêu điểm của sự tương tác thểloại này chính là phóng sự Chính xác hơn, bằng sự ảnh hưởng nhanh chóng
ngay khi ra đời, phóng sự đã chứng tỏ vai trò tiên phong của ký - một thể loại
Trang 16tác động không nhỏ cho sự phát triển của các thể loại văn học mới Về tươngquan của truyện ngắn so với các thể loại khác, công trình dừng lại ở hai tươngtác: truyện ngắn với yếu tố trữ tình của thơ và truyện ngắn với tiểu thuyết
Tuy nhiên, mục đích của công trình là phác thảo diện mạo và đặc điểmvăn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ góc nhìn tương tác thể loại Thếmạnh của lối tiếp cận này giúp nhà nghiên cứu không bỏ sót những hiệntượng văn học tiêu biểu từng thời kỳ (tác giả, tác phẩm), đồng thời có cái nhìnđối chiếu với truyền thống những thể loại đang có sự tương tác Việc nhìn sâuvào trong tổ chức thể loại của đời sống văn học là cơ sở để nhận ra nội lực,đặc điểm của quá trình hiện đại hóa văn học Tuy vậy, do chưa chú ý đến vaitrò tiên phong của thể ký - một thể loại chuyển tiếp từ văn học trung đại nênnhận xét, khái quát của tác giả về tương tác thể loại còn chưa thực sự toàndiện Chẳng hạn, giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến những năm hai mươi TônThất Dụng cho rằng “hệ thống thể loại cũ tuy đã có cố gắng nhưng cũngkhông thể phù hợp với tâm lý công chúng mới” [46] Do đó, một số cố gắngcách tân thể loại (trường hợp Phan Bội Châu viết truyện, tự truyện, tiểu thuyếtlịch sử) cũng chưa có đóng góp đáng kể Thực tế, đúng là truyện thơ và một
số truyện văn xuôi viết theo lối cũ như Phan Yên ngoại sử, Tiết phụ gian truân (Trương Duy Toản), Hoàng Tố Anh hàm oan (Trần Thiên Trung), Ai làm được
(Hồ Biểu Chánh)… hầu như không có nhiều tác động về thể loại Nhưng từ
1917 trở đi, du ký - một tiểu loại ký vốn có nguồn gốc truyền thống lại nở rộ với
số lượng lớn, thu hút khá nhiều cây bút Vì thế, ở chặng đầu này, chính thể kýtruyền thống lại có sự chuyển mình nhanh chóng hơn cả, bắt kịp với tốc độ hiệnđại hóa Tiếp đến, những năm hai mươi, tác giả Tôn Thất Dụng cho rằng hai thểloại mới là tiểu thuyết và truyện ngắn đã có bước định hình và phát triển Cũngcần bổ sung thêm, đây là giai đoạn du ký có sự bùng nổ nhất, với nhiều tên tuổitiêu biểu đã góp mặt hơn chục năm trên tạp chí Nam Phong Chắc hẳn, nguồn tưliệu hiện thực dồi dào, lối tư duy hiện đại của ký chính là cơ sở để các nhà tríthức Tây học tiếp thu các thể loại mới từ phương Tây
Trang 17Khi tổng kết về đặc điểm văn học giai đoạn văn học này, từ góc nhìn
thể loại, tác giả nhấn mạnh vai trò chủ đạo của tiểu thuyết trong tương quan
với các thể loại khác “Trong quá trình tương tác thể loại những thể loại trướcđây nằm ở ngoại vi không được coi trọng nay chuyển vào trung tâm trở thànhnhững thể loại chủ yếu của đời sống văn học Và khi vào vị trí trung tâm cácthể loại này sẽ góp phần chi phối các thể loại văn học khác” [40] Nhấnmạnh sự chi phối của tiểu thuyết đến các thể loại khác là đúng nhưng chưa
đủ, đặc biệt là chặng đầu hiện đại hóa Căn cứ vào bối cảnh lịch sử cụ thể
của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ, thể loại có sức tổng hợp, tạo ra nhiều thể ghép, thậm chí phân nhánh đa dạng hơn cả chính là thể ký.
Nghiên cứu văn học nửa đầu thế kỷ XX - một giai đoạn đẩy nhanh, hoàn tấtquá trình hiện đại hóa trong khoảng thời gian ngắn 1930 - 1945 thì thể kývới vai trò quan trọng trong sự tương tác, vận động suốt tiến trình cũng cầnđược xem xét kỹ hơn
Tiếp nối hướng nghiên cứu giai đoạn văn học trong sự tương tác thể
loại, Nguyễn Thành Thi trong Lược đồ văn học quốc ngữ trước 1945 - nhìn
từ quá trình hình thành và tương tác thể loại (2010) khẳng định đây là hướng
nghiên cứu triển vọng vì sẽ “có thêm những sự kiện, những tư liệu thuyếtphục để miêu tả, cắt nghĩa một cách đầy đủ, khoa học hơn về tiến trình vănhọc” [226] Sự tương tác thể loại văn học này được chia thành hai giai đoạn
và khảo sát trên các phương diện: loại với loại, loại với thể; thể với thể; yếu tốthuộc nhóm thể loại có sáng tác hư cấu (fiction) và yếu tố thuộc nhóm sángtác không hư cấu (non - fiction) Trên cơ sở của các yếu tố ngoài thể loại (vănhóa, chính trị, xã hội), Nguyễn Thành Thi đã chỉ ra đặc trưng của hiện đại hóa
ở tính phức tạp, đa dạng của quá trình vận động thể loại Về ký, tác giả nhậnthấy có sự tương tác giữa truyện (yếu tố hư cấu) và ký (không hư cấu); du ký(tự sự) với thơ (trữ tình) Từ thể ký, xuất hiện các thể ghép tiểu thuyết - phóng
sự, sự tương tác giữa truyện ngắn, tiểu thuyết, ký tạo ra tiểu thuyết - tự thuậthay tiểu thuyết - tự truyện, hồi ký - tự truyện Như vậy, đặt trong quan hệ
Trang 18tương tác, tác giả đã khái quát, nhìn nhận đúng đắn bản chất vận động thể loại
có sự phù hợp với tiến trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ XX Có lẽ, dophạm vi khảo sát rộng (tất cả các thể loại), do mục đích phân tích sự tương tácnên tác giả đã không chú ý một đặc điểm quan trọng của hiện đại hóa thể loại
Đó là không chỉ tác động, thâm nhập với thể loại khác, các thể loại còn tự làmphong phú, đa dạng bằng việc phân nhánh, phân hóa thành nhiều tiểu loại nhỏ.Quá trình tương tác, tổng hợp thể loại diễn ra chính trong quá trình “sinh sôinảy nở” này Như vậy, sự vận động nối tiếp, phân nhánh của chính các thể loại
mới là bản chất thứ hai của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Trên đây là tổng hợp những bài viết khái quát về quá trình tương tác thểloại văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Thể ký chỉ được đề cập ở phạm vi hẹp, sơlược và cũng chưa được đánh giá đúng vị trí mở đường của nó Xét ở bình diện
bài nghiên cứu cụ thể, chúng tôi muốn nhắc đến ba bài nghiên cứu: Ký Việt Nam giai đoạn 1900 - 1945 (trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Phan Cự Đệ chủ biên) của Lê Dục Tú, Ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Hữu Sơn và Lời giới thiệu Tuyển tập Ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội của Nguyễn Đăng Điệp.
Ở bài viết của tác giả Lê Dục Tú, ký được nhìn nhận, khảo sát qua haigiai đoạn lớn, làm rõ những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật Thể kýmới chỉ được tác giả phân tích qua phóng sự và tùy bút - hai mảng dung chứanhiều giá trị của thể ký Vì chưa tập hợp đầy đủ các tiểu loại ký khác (du ký,hồi ký, bút ký, tùy bút, ký báo chí…) nên thể ký chưa có dịp phục hiện đầy đủtrên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Nối tiếp mạch khảo sát thể ký nửa đầu thế kỷ XX, tác giả Nguyễn Hữu
Sơn trong Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945 đi sâu mô tả, thống kê ở từng giai
đoạn hệ thống tác giả, tác phẩm tiêu biểu Điểm nổi bật là tác giả đã tiếp cận thể
ký từ các tiểu loại làm rõ tính linh hoạt, năng động của thể ký Hơn nữa, chínhcác tiểu loại ký như bút ký (Tản Đà), du ký - du hành (trên Tạp chí Nam Phong)lại là những tác phẩm xuất hiện trước tiên của nền văn xuôi quốc ngữ Tác giảbước đầu đề cập đến sự vận động, tương tác của thể ký “khi mà ngay đường biên
Trang 19thể loại giữa truyện ngắn và ghi chép, giữa tiểu thuyết và phóng sự đôi khi cũngchưa được phân định rõ nét” [198] Cũng vì lẽ ấy, tác giả cho rằng việc xuất hiện
sự xâm nhập, mối tương quan phóng sự và tiểu thuyết, du ký với bút ký, tạp văn,tản văn với tùy bút “thể hiện rõ hơn hết cốt cách nhà văn và tính chất hỗn dunggiữa các thể văn” [198]
Trong Lời giới thiệu Tuyển tập Ký - Tản văn Thăng Long - Hà Nội, tác
giả Nguyễn Đăng Điệp đã lý giải mối quan hệ qua lại giữa ký báo chí và kývăn học, giữa ký và tản văn Tác giả chỉ ra sự phức tạp của ký báo chí và kývăn học: “Ở ký báo chí, tính thông tấn có vị trí nổi bật, sự khách quan của các
sự kiện được đảm bảo tối đa, trong khi đó, ở ký văn học, màu sắc chủ quancủa người viết được chú ý hơn, mặc dù về căn bản người viết cần phải giữđược sự chân xác của các sự kiện thực tế” [66, tr.12] Trên cơ sở đó, bàinghiên cứu đã phác thảo diện mạo của ký - tản văn từ thời trung đại đếnđương đại, chú ý tính nghệ thuật nổi trội của thể ký Việc tác giả phân tíchquan hệ giữa ký và tản văn dựa vào đối sánh với văn học Trung Quốc, vănhọc Tây Âu cũng giúp chúng tôi tuyển chọn chính xác hơn các sáng tác kývăn học - đối tượng nghiên cứu chính của luận án, trong đó có những tiểuphẩm/ký báo chí giàu chất văn học của tác giả Ngô Tất Tố
Bên cạnh hướng nghiên cứu khái quát diện mạo thể ký, nhiều bài viết,công trình tập trung vào những tiểu loại ký đỉnh cao như du ký, phóng sự, tùy
bút và tiểu phẩm văn học như: Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất
Tố đối với văn học Việt Nam 1930 - 1945 (2007) (Phan Thị Mỹ Hạnh, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh), Khảo sát những đặc điểm thể loại phóng sự của Vũ Trọng Phụng (1999) (Nguyễn Hoài
Thanh, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân (2004)
(Nguyễn Thị Hồng Hà, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Du ký trong tiến trình hiện
Trang 20đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (2008) (Nguyễn Thị Thúy
Hồng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)…
Đáng chú ý nhất là hai luận án nghiên cứu trực tiếp ký với tư cách thể
loại riêng biệt: Đặc điểm và mối quan hệ giữa ký văn học và ký báo chí
(2003) của Nguyễn Đức Dũng (Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn) và Ký như một loại hình diễn ngôn (2013) của Nguyễn Thị
Ngọc Minh (Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
Luận án của Nguyễn Đức Dũng miêu tả khá kỹ lưỡng đặc điểm, các tiểuloại của ký văn học và ký báo chí Xuất phát từ sự hình thành của ký hiện đạitrong môi trường báo chí, tác giả đã chứng minh thuyết phục mối quan hệ, tươngtác của ký văn học và ký báo chí Vừa chỉ ra sự chồng lấn vừa phân định rạch ròigiá trị văn học của ký nghệ thuật trong đối sánh với chất văn học của ký báo chí
là những thành công đáng ghi nhận của công trình Tương quan ký văn học và
ký báo chí mà luận án xác lập được đã giúp chúng tôi xác định rõ hơn đối tượngnghiên cứu chính của đề tài: thể ký văn học, nhận thức rõ hơn là do bối cảnh lịch
sử, việc nhập nhằng, xâm nhập giữa tính báo chí và tính văn học thể hiện trong
ký là một tất yếu
Ký như một loại hình diễn ngôn là một hướng nghiên cứu mới của tác
giả Nguyễn Thị Ngọc Minh khi hóa giải những “mâu thuẫn” trong thi phápthể loại ký dưới ánh sáng lý thuyết về diễn ngôn Tác giả cho rằng ghi chép sựthực là đặc trưng quan trọng của ký; tuy nhiên “việc xác định tiêu chí đánhgiá sự thật, mức độ và phạm vi hư cấu là những vấn đề gây rất nhiều tranhluận, đặc biệt là cuộc tranh luận về nghệ thuật tả chân những năm 1936 - 1939
và cuộc tranh luận về ký những năm 1960” [151, tr.1] Nhờ vận dụng hệ
thống lý thuyết về diễn ngôn ở hai phương diện mã ý thức hệ và mã tư tưởng
hệ, bám sát thực tiễn đời sống xã hội, văn hóa, văn học, luận án đã thành công
khi lý giải những khoảng trống, sự bất đồng trong các tranh luận trên, thậmchí đem đến diễn ngôn mới cho những hiện tượng ký vốn quá quen thuộc.Thể ký được nhìn trong cả sự vận động (đồng đại và lịch đại) từ những quan
Trang 21niệm xã hội khác nhau; do đó, tác giả đã xác định khá rõ những đặc trưng loạihình văn học ký Luận án của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh có những liên
hệ trực tiếp, gần gũi đến hướng triển khai nghiên cứu của chúng tôi Việc phân
tích, lý giải mã thể loại, mã ý thức hệ của thể ký từ khởi thủy đến đương đại của
tác giả đã cho thấy những mã di truyền của thể ký từ đầu thế kỷ XX đến năm
1945 thực sự đã củng cố, định hình và mở đường cho một thể loại văn xuôikhông kém năng động, linh hoạt bên cạnh tiểu thuyết và truyện ngắn
Song song với các hoạt động sưu tầm và khảo cứu chuyên biệt là nhữngnghiên cứu cụ thể về đặc điểm, quy luật vận động của văn xuôi quốc ngữ đầuthế kỷ, cũng như một số thể loại chính, tiêu biểu như các công trình:
- Tôn Thất Dụng, Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến 1932, Luận án
tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993
- Cao Xuân Mỹ, Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, 2001
- Nguyễn Thanh Sơn, Truyện ngắn Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2001.
- Nguyễn Đức Thuận, Tìm hiểu Văn trên Nam Phong tạp chí, Luận án
tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006
- Phạm Xuân Thạch, Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX,
Luận án tiến sĩ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2007
- Trần Văn Toàn, “Tả thực” với hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ giai đoạn giao thời, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.
Chúng tôi chú ý hơn cả đến ba công trình luận án gần đây đều dành sựtập trung chú ý vào văn xuôi, đến thể ký xem nó như một phương tiện đắc lựchình thành nền văn học hiện đại của tác giả Nguyễn Đức Thuận, Phạm XuânThạch và Trần Văn Toàn
Trang 22Với Tìm hiểu Văn trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1934), Nguyễn Đức
Thuận đã khảo sát khá công phu tư liệu của Văn lý thuyết, Văn dịch từ sáng táccủa nước ngoài, Văn sưu tầm từ vốn cổ của dân tộc, Văn sáng tác của tác giảtrong nước (bao gồm các thể loại) Với cái nhìn lịch sử cụ thể như vậy, ngườiviết phân tích được vai trò quan trọng của Văn trên tạp chí đối với quá trình hiệnđại hóa
Luận án “Tả thực” với hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ giai đoạn giao thời của Trần Văn Toàn lấy đối tượng chính là phạm trù “tả thực” trong quan
hệ với văn xuôi hư cấu giai đoạn giao thời Trên cơ sở khảo sát thực tiễn vănhọc Việt Nam, không vay mượn công cụ lịch sử của văn học phương Tây, tácgiả xác nhận một hệ chuẩn giá trị để nhận diện đặc điểm của văn xuôi nghệthuật quốc ngữ giai đoạn giao thời Theo phân tích của luận án, “tả thực” cónhững phạm trù gần trùng khít với quá trình hiện đại hóa Đi sâu tạo lậpnhững mẫu số chung của văn học giao thời cả về nội dung và hình thức, tácgiả đã chú ý đến tương quan các thể loại văn xuôi giai đoạn này với truyềnthống và sau đó
Khác với Trần Văn Toàn, Phạm Xuân Thạch trong luận án Sự hình thành hệ thống thể loại tự sự nghệ thuật trong tiến trình hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XX muốn áp dụng một số lý thuyết văn
chương hiện đại hình thành từ phương Tây trong giai đoạn hậu bán thế kỷ XXvào nghiên cứu thực tiễn văn chương Việt Nam Thành công của luận án là xâydựng một khung lý thuyết mô tả được tối đa bản chất và sự vận động của thểloại tự sự nghệ thuật Về cơ bản, tác giả mới chỉ nghiên cứu sâu truyện ngắn vàtiểu thuyết giai đoạn giao thời Hướng nghiên cứu thể loại như vậy tuy khôngmới, vì đã được M.Bakhtin và tiếp đó là T.Todorov đề xuất và quan tâm nhưngtác giả luận án đã vận dụng một cách chắc chắn và nhuần nhuyễn những quanniệm này trong việc ứng dụng vào khảo sát văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầuthế kỷ XX
Trang 23Căn cứ vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX, chúng tôi cũng tìm thấy những gợi mở từ hai số chuyên về thể loại (số 2
và 3) của tạp chí New Literary History Trong các bài viết của tạp chí, đáng
quan tâm là bài Một hướng mở cho nghiên cứu thể loại của Ralph Cohen Tác
giả đề xuất khái niệm thể loại và các thể loại có tính quy phạm nhưng ở nhiềunhà văn “thường tìm ra những thói quen khác thích hợp hơn những gì mà họtiếp nhận và thói quen này dẫn đến những giải pháp mới” [191] Những giảipháp mới ở đây có thể hiểu là kiến tạo những yếu tố mới trên nền tảng các thể
loại cũ được tác giả gọi chung là sự biến hình thể loại Từ đó, tác giả đặt ra
vấn đề truy tìm “những dấu vết trong lịch sử thể loại và nghiên cứu nhữngthay đổi chức năng của một thể loại đã diễn ra như thế nào?” [191] Cả hai số
tạp chí đều có tham vọng đưa ra một lý thuyết cho việc tái cấu trúc thể loại.
Đặt trong bối cảnh văn học đầu thể kỷ XX, với một thể loại có nguồn mạch từtruyền thống như ký, việc nghiên cứu pha trộn các thể loại khác trong ký hẳn
có nhiều cơ sở và ý nghĩa Vậy có hay không việc tái cấu trúc thể loại kýtruyền thống trong tiến trình hiện đại hóa văn học suốt nửa thế kỷ XX hayhoàn toàn là một ảnh hưởng ngoại lai?
Bên cạnh một số đóng góp của những công trình nói trên, việc nghiêncứu tiến trình hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ nói chung, thể ký nói riêng ởtrong và ngoài nước vẫn còn một số vấn đề tồn tại như sau:
Thứ nhất, đa số các công trình đều lấy phương pháp sáng tác làm trung
tâm để phân kỳ lịch sử văn học Đây là một lý thuyết tiếp thu từ phương Tâynhưng đặt vào bối cảnh văn học nước nhà, với truyền thống hơn mười thế kỷtrung đại, cần thấy quá trình hiện đại hóa này có nhiều đứt gãy Ngay khiphân chia văn xuôi thành ký, truyện ngắn và tiểu thuyết chưa có công trìnhnào lý giải tiêu chí, quan điểm hay mối liên hệ với truyền thống Việc thể ký
có sự vận động nổi trội đầu thế kỷ XX cũng chưa được lý giải cụ thể hay phântích tác động đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trang 24Thứ hai, các công trình luận án phần lớn tập trung vào giai đoạn giao
thời, bỏ qua giai đoạn kiểm chứng quan trọng những biểu hiện của hiện đạihóa ở thời kỳ cao trào 1930 - 1945 Khảo sát những nối tiếp nghệ thuật này,theo chúng tôi cần thiết để nhận thức đầy đủ quá trình hiện đại hóa văn họcViệt Nam
Thứ ba, các công trình trên đề cập đến văn xuôi tự sự nhưng thường ít
hoặc chỉ điểm qua diện mạo của thể ký Các tác giả chỉ dừng lại ở một số tiểuloại ký chính (du ký, phóng sự, tùy bút, tiểu phẩm văn học) nên thiếu cái nhìnđầy đủ về cấu trúc cũng như quy luật vận động của thể loại này
Trên thực tế, ngay từ đầu thế kỷ XX, thể loại ký có sự chuyển mìnhsớm hơn cả, có sức ảnh hưởng sớm đến sự định hình văn xuôi hiện đại Căn
cứ vào thành tựu của thể ký và thực tế nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành
luận án với đề tài Thể ký trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Để tương xứng với thể loại tiên phong năng động này, rất
cần một nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về diện mạo, sự vận động của từngtiểu loại ký cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thể văn xuôi khác Giữacác tiểu loại ấy có sự chuyển hóa, tương tác ra sao để có mặt hầu khắp cácchặng của hiện đại hóa, thậm chí tương tác với nhiều thể loại mới sau này?Chỉ khi bám sát hai hướng nghiên cứu ấy, chúng tôi cho rằng mới phác thảođược diện mạo thể ký hoàn chỉnh trong một vận động nội tại dồi dào, liên tục
Trang 25Chương 2 TIỀN ĐỀ XÃ HỘI - VĂN HÓA - VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO
CỦA THỂ KÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Có hai mục đích chính chúng tôi đặt ra khi tiến hành thực hiện chương này:1) định rõ vai trò thể loại ký trong sự tiếp nối của thể ký trung đại và sựhình thành ký hiện đại; 2) xác định vị trí của thể ký trong sự hình thành cácthể văn xuôi quốc ngữ buổi đầu hiện đại hóa
Hai nội dung này có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối bởi ưu thế tiếp nốithể loại truyền thống sẽ tạo cơ sở, tiền đề cho ký có được vai trò tiên phong,
có sức ảnh hưởng tới việc hình thành các thể văn xuôi tự sự khác Đó sẽ là
những tiền đề lý luận và thực tiễn để chúng tôi đi sâu khảo sát sự vận động
mạnh mẽ của thể loại ký nửa đầu thế kỷ XX trong các chương tiếp theo
2.1 Quan niệm chung về thể loại
2.1.1 Quan niệm về thể loại văn học
Có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại Xét ở góc độ lí luận vănhọc, thể loại chính là hình thức chỉnh thể của một tác phẩm văn học Thể loại(genre) là một từ tiếng Pháp có nguồn gốc la tinh (genus), nghĩa gốc của nó
biểu thị khái niệm loài trong hệ thống phân loại sinh vật; vì từ này cũng có
hàm nghĩa “chủng loại” nên cũng được sử dụng như một thuật ngữ biểu thị sựphân loại văn học Thể loại văn học “là phạm trù hình thức thẩm mỹ ổn định,
là diện mạo chỉnh thể của tác phẩm dựa trên phương diện biểu hiện, là sựphân loại căn cứ trên đối tượng miêu tả, phương thức thể nghiệm tình cảmcủa người sáng tạo cho đến các thủ pháp biểu hiện, vận dụng ngôn ngữ, kếtcấu, bố cục”[179, tr.863-864]
Xét ở góc độ văn hóa, các nhà nghiên cứu đề xuất “nghiên cứu thể loạilớn hơn một kiểu tiếp nhận tới văn chương hay thể chế xã hội hay thực tiễnkhoa học; nó phân tích quá trình thu nhặt, tích lũy tri thức của chúng ta, baogồm những thay đổi mà tri thức đó trải qua” [190]
Trang 26Như vậy, thể loại văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và
tiếp nhận văn học, được hình thành trên cơ sở lặp lại có quy luật của cácyếu tố cấu thành tác phẩm Các yếu tố quy luật này ứng với một nội dungnhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể Do đó, thể loạithể hiện một cách thức tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một gócnhìn, một quan niệm đối với đời sống đồng thời cũng thể hiện một nguyêntắc xây dựng thế giới nghệ thuật
Tuy nhiên, do đời sống luôn vận động biến đổi nên thể loại tất yếu có
xu hướng biến đổi theo Sự vận động thể loại sẽ tạo ra những biến thể phùhợp với nhu cầu của từng giai đoạn văn học nhất định Vì thế, bản thân kháiniệm thể loại văn học đã gắn liền với sự biến đổi và kéo theo sự tiến triển của
cả nền văn học Về cơ bản, thể loại văn học tồn tại cả tính quy phạm và tính biến đổi Sự thống nhất biện chứng này vừa thể hiện sự phong phú của văn
học vừa là động lực cho tiến triển văn chương Bởi “thể loại văn học sau khi đãhình thành, mặc dù có tính ổn định, nhưng đồng thời nó lại biểu hiện ra hai đặc
trưng rất rõ ràng: Một là thẩm thấu vào các thể loại văn học khác: một số đặc
điểm, một số nhân tố của nó thẩm thấu và ảnh hưởng tích cực đến các thể loại
văn học khác; Hai là dung nạp một số đặc điểm nào đó, một số nhân tố nào đó
của thể loại văn học khác để bổ sung và tự làm phong phú thêm bản thân nó”[180, tr.864-865]
Mối quan hệ giữa các thể loại như vậy chỉ được ý thức rõ ràng bởingười cầm bút, khi tuân theo mục đích sáng tác nhất định Chính Lỗ Tấn từng
nói về hoạt động sáng tác của mình:“Có một cảm xúc nhỏ chỉ viết được một đoạn văn ngắn, nói quá lên một chút thì đó thành thơ văn xuôi… Có được tài liệu tương đối gọn gàng thì viết được một truyện ngắn” [212] Điều này đặt ra
vấn đề phân chia thể loại để tìm hiểu đầy đủ bản chất của sáng tác Ở Trung
Quốc, Lưu Hiệp là người đầu tiên phân loại văn học thành văn và bút; không
có vần là bút, có vần là văn Sau đó, dựa vào đề tài, phương thức thể hiện, cấu
tứ, hình tượng nghệ thuật, người ta chia thành 3 loại: tự sự, trữ tình và kịch.Đến Aristote, ông cho rằng văn học chỉ là mô phỏng, với ba điểm khác biệt:
Trang 27phương tiện dùng để mô phỏng, đối tượng lựa chọn và phương thức lựa chọn.
Vì vậy, ông chia thành văn học kịch, thơ trữ tình và sử thi Hy Lạp
Sang thế kỷ XX, quan niệm về thể loại có sự tiếp nối, phát triển từ cácnhà hình thức luận Nga đến Bakhtin và Genette Theo Tomachevski, thể loại
là một “tập hợp các biện pháp”, trong đó “những biện pháp cấu trúc được tậphợp xung quanh những biện pháp cảm nhận được” Chính những “biện phápcảm nhận được” này tạo thành “nét”, đặc trưng cho các thể loại Quá trìnhsinh thành biến hoá của thể loại thực chất là sự tăng và giảm các chủ âm ĐếnBakhtin, từ mối quan tâm với trường phái Hình thức Nga, ông đã khái quát
thành tuyên ngôn đầu tiên về lý thuyết thể loại trong công trình Phương pháp hình thức trong nghiên cứu văn học (1928) viết chung với P.N.Medvedev Thứ nhất, thể loại chính là “mô hình hóa thực tại” và là con đường duy nhất tiếp cận thực tại của nghệ thuật Thứ hai, thể loại có vai trò quan trọng trong
lịch sử văn học Ông cho rằng: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm
ồn ào của tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơbản của văn học và ngôn ngữ, mà nhân vật chính nơi đây trước hết là thể loại,còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba” [143,tr.28] Tiến trình thể loại theo ông chính là sự vận động của cả hệ thống thểloại, trong đó, có những thể loại chủ đạo, chi phối và kéo theo sự thay đổi của
cả nền văn học Như vậy, tiếp nối các nhà chủ nghĩa hình thức Nga, Bakhtin
đã tạo ra bước ngoặt nhận thức quan trong khi nghiên cứu thể loại văn học.
“Nếu trước đây, người ta cố gắng vạch ra những ranh giới giữa các thể loại,hướng đến đúc kết, quy phạm hóa thể loại thì ngày nay, người nghiên cứu tiếpcận thể loại theo một hướng khác: không tìm những lằn ranh thể loại để quyphục những quy phạm thể loại đông cứng mà tìm kiếm những điểm mờ,những vùng chồng lấn, những sự pha trộn" [142]
Với Genette, thể loại văn bản luôn xuất hiện các mô thức, quy phạm tức là ít có sự xâm lấn các khuôn hình ổn định, ít biến đổi Chính các yếu tốnày trở thành một yếu tố quan trọng của giao tiếp văn học: thể loại có khả
Trang 28-năng định hướng tiếp nhận của độc giả Vì vậy, đương nhiên nó có chức -năngbảo tồn vai trò của tác giả.
Bên cạnh những quy phạm thể hiện tính ổn định của thể loại, các nhà líluận cũng nhận thấy xu hướng hỗn dung, pha trộn thể loại Sự kết hợp tính ổnđịnh và tính linh hoạt của nó là cơ sở lý giải việc xuất hiện nhiều thể loại
“phụ” hay những thể loại “kép” Bởi lẽ “khi các thành viên của một thể loại
có thể có những quan hệ tối thiểu với một trường kết hợp mà không bị bỏ rơithể loại, chúng cũng sẵn sàng thuộc về hơn một kết hợp Khái niệm về mộtquy phạm do vậy dùng để nhắc tới chỉ một giai đoạn hữu hạn trong đó cácthành viên cố kết trong một trường hợp - như trường hợp xảy ra với bi kịchtrung cổ đối lập với bi kịch Aristote” [142] Vì thế, bản chất của thể loại là sựbiến đổi, kết hợp của những quy phạm và tạo ra nhiều tiểu loại thì chính nócũng tiến triển
Như vậy, hướng tiếp cận lịch sử văn học quan trọng nhất được các nhà
lí luận đặt trong thế vận động, tương tác của các thể loại văn học Nó có sựchuyển đổi từ quan điểm trước đây của Aristote khi phân chia thành thơ, sử
thi và bi kịch đến quan niệm phân chia thể loại theo chức năng trong diễn ngôn Thể loại với tư cách là mô thức cảm nhận thế giới của nhà văn, sẽ là
động lực chính tạo sự phát triển văn học
2.1.2 Quy luật về tương tác thể loại trong lịch sử văn học
Thành tựu nghiên cứu của các nhà lí luận Nga đã chỉ rõ những quy luậtquan trọng trong sự vận động của thể loại văn học Trước hết, các thể loạithường có xu hướng tiếm vị nhau trong tiến trình văn học theo nguyên tắc:các thể loại không chính thống của giai đoạn trước trở thành trung tâm ở thời
kỳ kế tiếp: “Vào một thời kỳ một thể loại nào đó bị tan rã, nó dịch chuyển từtrung tâm ra ngoại biên, thay thế vị trí của nó là những cái không đáng kể củavăn học, từ các sân sau, dưới đáy của văn học, hiện tượng mới ngoi lên và tiếnvào trung tâm” [142, tr.113-114] Tiếp đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ rarằng, những thể loại giữ vai trò chủ đạo của nền văn học không phải là thểloại lưu giữ nhiều mô thức quy phạm nhất mà luôn có khả năng biến đổi,
Trang 29tương tác sang các thể loại khác Chẳng hạn, tiểu thuyết tỏ ra là một thể loại báchủ, khi nó tiến vào trung tâm thì có thể lôi kéo tất cả các thể loại khác vào vòngxoáy của nó Vì thế, “trước sự có mặt của tiểu thuyết như một thể loại thốngsoái, ngôn ngữ ước lệ của các thể loại bị quy phạm hóa nghiêm ngặt đều bắt đầuvang âm một cách mới khác hẳn âm hưởng của chúng ở các thời đại mà trongnền văn học lớn chưa có tiểu thuyết” [142].
Có một quy luật ngầm rút ra từ những khái quát này: sự tiến triển củavăn học bắt nguồn từ việc xuất hiện các thể loại phàm tục, vốn không đượccoi trọng dần tiến vào trung tâm của quỹ đạo Khi ấy, đồng thời với phát triển,
nó cũng tác động và biến đổi các thể loại lân cận Vậy bản chất tương tác thể
loại là các yếu tố thể loại gốc đã được mã hóa, di truyền Đơn giản hơn,
nghiên cứu vận động thể loại thực chất là phục nguyên quá trình tồn tại củathể loại, dựng lên một lý thuyết về thể loại mà ở đó “cắt nghĩa cho chúng ta hệthống của những thể loại tồn tại: vì sao có những thể loại này mà những cáikhác lại không?” [258,tr.153]
Quả thực, những tiền đề quan trọng của lí luận thể loại nêu trên có ýnghĩa lớn cho chúng tôi nghiên cứu, khảo sát một thể loại văn học hiện đại
Đặc biệt, quan điểm nghiên cứu thể loại từ việc truy tìm nguồn gốc được bảo lưu sẽ là gợi dẫn cho chúng tôi khái quát thể loại ký từ quan niệm truyền
thống đến hiện đại Từ đó, tạo cơ sở để định vị những bảo lưu và phát triểncủa thể ký những năm đầu hiện đại hóa
2.2 Khái lược chung thể ký văn học
2.2.1 Khái niệm
Ký vốn là một thể loại rất phức tạp trong sự duy danh, phân định Ký
theo nghĩa gốc vốn là động từ, với nghĩa ghi chép lại cho không quên Xét về
nghĩa thể loại, nó “là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữavăn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ
yếu là văn xuôi tự sự” Trong 150 thuật ngữ nghiên cứu văn học (Lại Nguyên Ân), “ký được xem là một loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi
chép, miêu tả người thật, việc thật… Hình tượng của ký có địa chỉ của nó trong
Trang 30cuộc sống” [10, tr.176-177] Trong Từ điển văn học “ký là một thể văn tự viết
về người thật,việc thật, có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực với mứccao nhất” [180]
Như vậy, ký được xác định là một thể loại ghi lại người thật, việc thật.
Tác giả của nó bắt buộc phải chứng kiến hoặc từng tham gia câu chuyện Tínhthời sự là tất yếu đối với sự thực phản ánh Đặc biệt, người viết ký thể hiện
một năng lực mẫn cảm đặc biệt ở chỗ “biết chọn đúng đối tượng để viết, biết tìm hiểu kỹ đối tượng và làm nổi bật tầm tư tưởng” Thể loại ký do đó là một
thể loại phản ánh cuộc sống nhanh chóng và linh hoạt Nó không chỉ hấp dẫnngười đọc ở một hiện thực cấp bách, kịp thời mà còn lôi cuốn bởi ngôn ngữtruyền cảm với những cảm xúc trực tiếp Nếu căn cứ vào những đặc điểm trênthì có một ranh giới rất gần gũi giữa ký văn học và ký báo chí
Điểm thống nhất cơ bản là hai loại hình này đều lấy “người thực, việcthực” để phản ánh, đều phải thể hiện đánh giá, thái độ của chủ thể Tuy nhiên,
có sự khác biệt trong những đặc thù của mỗi tiểu loại ký Trước hết, đó là vấn
đề về hiện thực, sự thực phản ánh Đối với ký báo chí, đó là hiện thực có thật,
được nhìn theo lôgic khách quan của đời sống Người viết kịp thời phản ánh
tuân theo nguyên tắc thời sự và xác thực Trong khi đó, mọi hiện thực trong
ký văn học dù có thể kiểm chứng nhưng đã thấm đẫm tình cảm chủ quan Có
nghĩa, hiện thực ở ký văn học đã được nhìn từ góc chủ thể, lôgic nội tại của tâm hồn Như thế, đằng sau thông tin sự thực ở ký báo chí là trách nhiệm
công dân, còn ở ký văn học là rung cảm thẩm mỹ của chủ thể Vì thế, nếu
“hình thức thông báo báo chí có tính chất chóng vánh thì hình thức thông báonghệ thuật chính xác, chi tiết và sinh động hơn” [189] Điều đó kéo theo sựkhác biệt cơ bản về chức năng “Ký báo chí và ký văn học giống nhau ở chỗđều tôn trọng tính xác thực và tính thời sự Nhưng ở ký báo chí tính xác thựcphải đảm bảo ở mức độ tuyệt đối, và tính thời sự cũng mang tính thật cấpbách, có khi hàng ngày hàng giờ Ký văn học không đòi hỏi như vậy, ngượclại nó yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và tính cảm của chủ thể” [189] Điềunày chứng tỏ, một người viết ký văn học hẳn phải có tư duy của người viết ký
Trang 31báo chí khi chọn lọc sự kiện phản ánh Nhưng cái tạng thẩm mỹ, xúc cảmnghệ sĩ trong phản ánh luôn gắn liền, nổi lên trên sự kiện Chẳng thế, ngườiviết ký văn học thường đối diện với câu hỏi tự vấn trước khi muốn tác phẩmcủa mình đạt giá trị: “Trước khi chảy qua ngòi bút, những điều ấy đã chảy quatrái tim của anh như một dòng máu chưa ?” [255] Đặc trưng về đối tượng ấycũng đi kèm với sự khác biệt về tác giả của hai loại ký Cái Tôi ký báo chí làmột cái tôi trần thuật duy lí, một nhân chứng khách quan không chỉ với hiệnthực phản ánh và với chính đối tượng tiếp nhận phản ánh Người đọc thể văn
báo chí này luôn có tâm thế biết sự thực, kết quả hiện thực, bởi nó hiển hiện ngay trong phương thức phản ánh trực tiếp Trái lại, với cái Tôi thẩm mỹ,
người viết ký văn học phản ánh sự thực thông qua hình tượng nghệ thuật Vìvậy, tiếp nhận ký văn học, người đọc vẫn hình thành cơ chế giải mã nhữngthông tin thẩm mỹ ẩn giấu trong ngôn từ, bút pháp của tác giả Cũng chínhnguyên lý này bộc lộ sự khác nhau về hai quan điểm Người làm báo phải tôntrọng tối đa sự thật, không được quyền thêm bớt, hư cấu còn người viết ký vănhọc vẫn phải tuân theo quy luật đặc thù của sáng tác nghệ thuật: nhất thiết họphải được hư cấu Đó cũng là thêm căn cứ để chúng ta phân định ký báo chí và
ký văn học Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay còn chưa được thống nhất Nhiềunhà nghiên cứu cũng băn khoăn: ký có phải là văn học không? Trong ký có hưcấu không? Nếu là văn học, ký đứng ở vị trí nào trong hệ thống? Đặc trưng củathể ký là gì? Liệu có nên phân chia thành “ký báo chí” và “ký văn học”không?” Người sáng tác (nhà văn Tô Hoài) thì không đồng tình về sự phânchia: “Có hai loại: ký văn học và ký báo chí Ý riêng tôi chia như thế chỉ tạo ranhững thể thức có hại, hạ thấp giá trị và khả năng của ký” [191] Những mâuthuẫn về vấn đề này phải chăng bắt nguồn từ hai câu hỏi: Liệu hư cấu có làmmất đi thuộc tính nghệ thuật trong ký văn học? Hay ký văn học mà hư cấu thì
tự đánh mất bản chất thể loại? Tiệm cận hai câu trả lời, rất dễ có ý kiến hòanhập hai thể loại này làm một, xóa bỏ tính văn học của ký
Sự thực, làm rõ vấn đề hư cấu sẽ thêm căn cứ về sự khác biệt của hailoại này; hoặc chính nó sẽ là dấu hiệu phân biệt, nhận diện từng thể loại Hư
Trang 32cấu chắc chắn phải được đặt ra với những người viết ký văn học Thôngthường, hư cấu vẫn được quan niệm là sự tưởng tượng, sáng tạo những gìkhông có trong hiện thực Vậy để tôn trọng sự thực ở mức cao nhất, ký văn
học có quyền hư cấu điều gì? Thứ nhất, hư cấu không mang nghĩa thêm, bịa
ra mà đồng nghĩa với bớt đi Sự thực đời sống vốn phong phú, đa dạng.
Những sự kiện diễn ra cũng muôn hình vẻ, luôn có những quá trình mới đemđến một ý nghĩa, kết luận nào đó Thông thường, chân lý mà sự kiện đúc rút
có thể tóm lược ở đại thể Người viết ký bằng năng lực nhạy cảm, bằng soi
xét trí tuệ sẽ chọn lọc chính xác hồn cốt sự việc Cho nên: “dù chỉ ở dạng cấu tạo những gì có sẵn trong thực tế, thì với sự lựa chọn lúc quan sát, sự loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên và những chất thô, sự tổ chức tài liệu theo một cấu trúc nào đó (giống như trò chơi trong ghép hình của trẻ con), một tác phẩm
ký chỉ được sinh thành sau một quá trình hư cấu trong đó ý thức sáng tạo được hoạt động kín đáo nhưng quyết liệt” [208] Thêm nữa, hoạt động cái
Tôi chủ thể trong ký rất mạnh, đặc biệt về mặt cảm xúc, rung động nên hưcấu cũng có thể hiểu nhà văn đã mở rộng hoàn cảnh văn học bằng nhữngchân trời xa xôi khác, bằng cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng Trongnhiều trường hợp, soi ở góc nhìn nội tâm, sự kiện trong ký văn học được lýgiải mạnh hơn bản thân nó trong đời sống Bởi lẽ, hiện thực khách quanđược nối liền với dữ kiện nội tâm, tạo ra sự thống nhất giữa cái hư và cáithực Về phía ký báo chí, cái Tôi thường khách quan trình bày sự kiện,không được quyền hư cấu Họ quan tâm đến những sự kiện mà bản thân nó
đã toát lên những ý nghĩa xã hội
Tóm lại, ký văn học tỏ ra có nhiều tác động và ảnh hưởng hơn ký báochí khi mà ngoài thông tin sự kiện xã hội, nó còn chứa đựng ý nghĩa thẩm mỹ
- nhân sinh toát lên từ hình tượng nghệ thuật Nhờ tính biểu tượng, đa nghĩacủa hình tượng nghệ thuật này, các tác phẩm ký văn học có thể xây dựngđược những điển hình, khái quát nghệ thuật chân thực, sâu sắc Sự gạt bỏnhững rườm rà đời sống và nới rộng chiều kích nội tâm khiến ký văn học sẽ làthể đặc thù trong phương thức “hư cấu một cách chân thực đời sống”
Trang 332 Dựa vào mức độ thâm nhập, kết hợp giữa ba thành phần tự sự, trữ tình
và chính luận thì có thể chia thành 3 loại: loại ký tự sự gồm ký sự, phóng sự,truyện ký, hồi ký; loại ký trữ tình bao gồm tùy bút, bút ký, nhật ký; loại ký chínhluận bao gồm các dạng tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp ký…[35, tr.32 - 35]
Việc ký gồm nhiều tiểu loại tồn tại đã khẳng định biên độ thể loại rộnglớn của ký trong đời sống Từ những việc mắt thấy tai nghe, ký còn dungchứa thế giới nội tâm của chủ thể một cách trực tiếp nhất Tất nhiên không thể
có những tiểu loại chỉ thuộc một phương thức phản ánh Điều thú vị là có sựxuất hiện song song nhiều phương thức thâm nhập tự nhiên trong các tiểuloại Việc tiểu loại nào chiếm vị trí chủ đạo sẽ phản ánh những đặc điểm lịch
sử - văn học của giai đoạn ấy
Mặt khác, với sự phong phú tiểu loại này, thể ký đã chứng tỏ khả năngpha trộn nhiều đặc điểm của các thể loại khác (tự sự và trữ tình) và hoàn toàn
có thể mở rộng sang lĩnh vực báo chí Nhưng việc tương tác với các thể loạikhông làm mất đi bản chất ký mà chỉ soi sáng, làm giàu thêm khả năng của
nó Dễ thấy nhất là trường hợp tiểu phẩm văn học Đến nay vẫn tồn tại nhiều
quan điểm trái ngược về tiểu loại này khi thuộc tính văn học rất đậm nétnhưng môi trường tỏa sáng nhất lại chính là báo chí Vì thế, sẽ là không thỏađáng khi xếp nó vào thể loại báo chí Nó càng minh chứng cho sức lan tỏa,thâm nhập mạnh mẽ của thể ký vào mọi lĩnh vực nghệ thuật
Trang 342.2.2 Đặc trưng của thể ký văn học
Đặc trưng nổi bật của ký văn học là luôn có sự mở rộng, linh hoạt phùhợp với tính chất phong phú, đa dạng của đối tượng miêu tả Nghệ thuật ký cócách xử lý và tái hiện phù hợp với mọi hình thức của đối tượng miêu tả Dùvậy, ký văn học phải là sự gặp gỡ của hai nhân tố: sự thật đời sống và giá trịnghệ thuật Đặc trưng của ký chính là sự kết hợp hài hòa hai nhân tố đó
2.2.2.1 Nguyên tắc thông tin sự thực và khảo cứu tư liệu
Với mục đích ghi chép người thực việc thực, ký rất gần với khuynhhướng văn xuôi tư liệu Tuy nhiên, hình thức ghi chép dưới dạng tư liệu nàycũng khiến ký rất gần với thể văn báo chí Tôn trọng tính xác thực của sự kiện
và con người buộc người viết ký phải nhìn nhận hiện thực như bức tranh hiệntại tổng thể Khi ấy, anh ta phải quan sát cùng lúc nhiều đối tượng, sự kiệnkhác nhau để rút ra nhận xét và đánh giá Do đó, người viết phải thấm nhiều,
đi nhiều, trải nhiều Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả những gì hiểnhiện đã mang tính khái quát, bản chất Đôi khi, nó chỉ là một tình huống, một
thời điểm nhất định Tính duy nhất này sẽ làm khó cho nhà viết ký nếu anh
không từng chứng kiến và trải nghiệm những cảnh huống ấy Lúc này, người
viết buộc phải lựa chọn, gạt bỏ sự kiện mà quan trọng nhất là sử dụng nguyên tắc điển hình hóa để xây dựng hình tượng nghệ thuật Điều này đồng nghĩa
với việc “phải vận dụng vốn kiến thức phong phú của mình về cuộc sống dựatrên sự hiểu biết có tính quy luật về quá trình phát triển của hiện thực, dựatrên những năng lực và ước đoán mạnh mẽ để bổ sung vào những điểm trắng,
xây dựng nên những cảnh ngộ, những tình tiết và chi tiết phù hợp với khuôn khổ của con người và sự việc trong tác phẩm, có tác dụng cho hình tượng hoàn
chỉnh, sinh động” [82] Hiện thực lúc này không còn là hiện thực “tự nó” mà làhiện thực trực tiếp của tư tưởng người viết Nhưng phép điển hình hóa ở ký văn
học (văn xuôi phi hư cấu) vẫn khác hẳn về chất so với văn xuôi hư cấu khi cốt
lõi vẫn là sự thực kiểm chứng, không đồng nhất với tưởng tượng
Khuynh hướng lựa chọn “người thực việc thực” trong khái quát ấy cùngvới nguyên tắc hư cấu khiến ký văn học có khả năng lưu giữ tư liệu quý giá của
Trang 35thời đại Tính lịch sử - cụ thể của dòng văn học này vừa là thước đo giá trị, vừa
là bản chất đặc thù của thể ký Nhất là khi sự lưu chuyển của thời gian, khônggian luôn đồng thời mang chở những dấu tích văn hóa, văn học một đi khôngtrở lại
2.2.2.2 Hình tượng cái Tôi tác giả
Cái người ta quan tâm trước nhất ở ký là chủ đề hơn là nhân vật tức là
sự khái quát tư tưởng hơn phạm vi phơi bày, phản ánh Do đó, thể ký “là nơibộc lộ rõ nhất cái Tôi của người viết” (Nguyễn Đăng Na) Hình tượng tác giảluôn là trung tâm, quán xuyến sự phát triển cốt truyện, sự kiện trong ký vớimột thái độ trực tiếp Có nghĩa là không ở thể văn tự sự nào sự đối thoại củangười viết với chính hiện thực mạnh mẽ như thể ký Điều này đòi hỏi nhànghiên cứu vạch rõ sự khác biệt về ý thức chủ thể so với các thể văn khác:người viết ký văn học luôn chịu sự tác động của những thôi thúc nội tâm đồngthời với sự nhức nhối trí tuệ - hai phương diện tưởng như tách biệt mà thốngnhất biện chứng Sự thôi thúc nội tâm của ký khác cảm hứng nghệ thuật thông
thường vì nó có gốc rễ từ sự thực Hiện thực cuộc sống trước mắt qua tư duy
phân tích, lý giải buộc người viết phải cầm bút ghi lại ngay bởi tính thời sự,cấp bách tất yếu Đối chiếu với tiểu thuyết, truyện ngắn, điều này càng bộc lộ
rõ tính đặc thù Nhà tiểu thuyết, truyện ngắn cần ấp ủ, thai nghén một chủ đềnào đấy và không nhất thiết phải viết “tức thời” Trong khi, giới hạn thời gian
đã tạo ra động lực viết mạnh mẽ cho người viết ký Sự thật khi ấy tự thân nốitiếp, hiển hiện vì đã được lọc qua trái tim, khối óc người viết
Đặc trưng này đòi hỏi người viết ngoài khả năng văn chương để táihiện sinh động hiện thực mà còn có quá trình tích lũy, thu thập, xử lý thông
tin Chẳng thế, một tác giả gắn liền với thể từ như Tô Đông Pha luôn có thói
quen đi đâu cũng ghi chép những sự việc rồi bỏ vào một túi đeo bên mình.Ông nói rằng phần lớn tư liệu tác phẩm của ông được rút ra từ đó Rõ ràng,khi kiến thức nhận được về cuộc sống đã ứ đầy, cảm hứng phân tích, lý giảimới có điều kiện nảy nở và bản thân cái Tôi lúc này thỏa sức tung hoành
Trang 36kê, phân tích, tổng hợp và cả trải nghiệm thực tế Tất cả những kết luận, tranhbiện của ký cần phải có cơ sở khoa học, xuất phát từ một “quan hệ đạo đức”với sự kiện đời sống Khi ấy, tác phẩm ký vừa có tính nghệ thuật vừa có tínhthông tin Đối tượng của ký là sự kiện trong vận động phức tạp, đa dạng củađời sống Những dạng thức ấy buộc ký luôn uyển chuyển các thủ pháp nghệ
thuật trong xây dựng kết cấu Ký có thể lấy cốt truyện làm điểm tựa để triển
khai chủ đề song thường là những cốt truyện không mấy kịch tính Xét trong sự
chi phối của chủ đề với hiện thực, có thể bắt gặp một số thủ pháp: dựa vào cái đơn nhất, xác thực để tạo hình tượng, tôn trọng trật tự biên niên của sự kiện,
sử dụng kĩ thuật “lắp ráp” điện ảnh để lược bỏ tối đa ngôn ngữ trần thuật và làm nổi bật hình tượng tác giả - người chứng kiến.
Thứ hai, giọng điệu ký thường linh hoạt, đa dạng, thường nổi bật giọng thuyết phục và tranh luận của tác giả Vì tái hiện cuộc sống ở “gương mặt
mộc mạc” nhất nên thể ký là bức tranh sinh động với đủ hạng người, hiệntượng Để phù hợp với sự diễn tả đó, người viết ký tự tạo những sắc tháigiọng khác nhau Tuy nhiên, do cảm quan nhấn mạnh về đánh giá nên giọngcủa chủ thể tác giả sẽ nổi bật nhất Người viết ký phản ánh hiện thực trongkinh nghiệm thu nhận của chính mình nên không thể thiếu tính thuyết phục và
tranh luận Do đó, tính đối chiếu hiện thực tự nó với hiện thực được phản ánh
trong tác phẩm tất yếu phải được nhà văn chứng minh ở góc nhìn gần
Trang 372.3 Tiền đề xã hội - văn hóa - văn học của sự phát triển thể ký nửa đầu thế kỷ XX
2.3.1 Những biến đổi của đời sống
2.3.1.1 Không gian đô thị và nhu cầu “xê dịch”
Bước sang thế kỷ XX, cuộc gặp gỡ với phương Tây “là cuộc biến thiênlớn trong lịch sử mấy mươi năm” (Hoài Thanh) Nó đã chứng tỏ sức ảnhhưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đối với một đất nước mang đậm tưtưởng thủ cựu Cùng với nền văn minh hiện đại, những trải nghiệm mới mẻ củacon người cũng được hình thành - điều mà văn học trung đại luôn muốn kìm
tỏa Một trong những đổi thay là sự mở rộng không gian sống, thưởng lãm.
Việc mở rộng giao thương trong nước, đi sang các nước phương Tây đã hìnhthành nên dòng cảm hứng say mê, tha thiết ghi chép lại của một bộ phận trí
thức Đồng thời với xúc cảm, nhu cầu về nhận thức cuộc sống cũng dần hình
thành Sự đời trước mắt quá mới mẻ kích thích bản tính khám phá, tìm hiểu củacon người Tốc độ cuộc sống cũng nhanh hơn nên để tăng sự hiểu biết, conngười muốn tìm đến các tác phẩm ghi chép trung thực Sự thống nhất, phối hợpcủa người viết với thị hiếu độc giả lý giải vì sao bộ phận ký phát triển và đi đầutrong quá trình hiện đại hóa
Sự xuất hiện của đô thị là bước ngoặt quan trọng trong đời sống xã hội
Việt Nam Từ đây, tầng lớp công chúng mới xuất hiện, văn chương trở thànhhàng hóa, hình thành những quan niệm sống mới, những nhu cầu thẩm mỹ mới
Cùng với sự phát triển của đô thị, nhiều vùng đất, vùng quê cũng có sựthay đổi Phục vụ cho nhu cầu chính trị, hành chính, các phương tiện giaothông hiện đại xuất hiện Năm 1910, thực dân Pháp chính thức khai tháctuyến đường Hà Nội - Hải Phòng - Lào Cai - Vân Nam Từ tháng 1 đến tháng
10 năm 1936, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương chính thức hoạt động [5,tr.507] Trước đây, người Việt chỉ sống trong lũy tre làng, bên giếng nước sânđình thì nay, họ có dịp mở rộng tầm mắt ra giang sơn gấm vóc, đến những
miền đất xa xôi Nhu cầu “xê dịch” chính là việc thỏa mãn niềm khao khát,
khám phá thưởng ngoạn vẻ đẹp đời sống của chính dân tộc mình Giao thôngphát triển thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ nhu cầu này Với người cầm bút -
Trang 38những người có cơ hội Đi và Xem có dịp trải nghiệm những chuyến du ngoạntới mọi danh thắng của đất nước Đó cũng phần nào cắt nghĩa sự nở rộ của thểtài du ký ngay những năm đầu thế kỷ XX.
Tóm lại, sự mở rộng không gian sống, không gian giao tiếp đối với conngười là một trong những tiền đề quan trọng để văn học ký phát triển, đến gầntiến trình hiện đại hóa
2.3.1.2 Đời sống báo chí và dịch thuật
Về lĩnh vực báo chí, văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX có một
thuận lợi khi nảy sinh cùng lúc trong/ nhờ môi trường báo chí Tác động củabáo chí tới đời sống luôn trực tiếp và nhanh hơn Hầu hết, các tác phẩm kýđầu tiên đều được xuất hiện trên báo Nam Phong Tác giả viết ký đều là tầnglớp trí thức Sự tích lũy vốn truyền thống văn chương của họ được dịp đốidiện với hiện thực đời sống mới Thêm nữa, yêu cầu của báo chí là phải đápứng tính thời sự, tính hấp dẫn Mong muốn cung cấp thông tin thực giúp chothể ký sớm định hình chức năng và đặc trưng thể loại trong giai đoạn đầu hiệnđại hóa
Mặt khác, phần lớn những nhà Nho - những người sẽ tiếp nối truyềnthống văn xuôi tự sự - đều đề cao vai trò của báo chí Theo họ, báo chí đồng
nghĩa với “mở mang dân trí” nên “bao nhiêu phép tốt, ý hay, nghề tài, ngón khéo ở Châu Âu, cùng là những việc xưa nay ở nước ta, hoặc những lời và việc đáng nêu làm kiểu mẫu, hoặc những bài thiết thực về thời sự góp nhặt được trong sách luận, bài thơ… thì đều đăng lên báo hết cho mọi người cùng biết” [91, tr.142] Quan niệm này thực chất mở ra phạm vi hiện thực to lớn
trong ký cũng như chuyển dịch vai trò của thể ký Góp nhặt những chuyện đờithường trở thành đặc trưng cho ký hiện đại Quan trọng hơn, ký từ một thểloại phụ của văn học trung đại đã đi vào trung tâm trong sáng tác hiện đại.Tản Đà mở hẳn mục “Xã hội thiển đàm ba đào ký” trên An Nam tạp chí cũngtrong chủ trương ấy và hội tụ được nhiều cây bút đương thời Nhiều tác phẩm
ký này được chuyển thành chất liệu khởi đầu cho truyện ngắn trào phúngNguyễn Công Hoan
Trang 39Bên cạnh chức năng thông tin - thời sự, báo chí những năm ba mươi
của thế kỷ XX còn thể hiện nét đặc thù “ý thức của trí thức đương thời trong việc sử dụng báo chí làm công cụ cho sự nghiệp cách mạng văn hóa, thay đổi
xã hội” Đây là một định hướng có tác động mạnh đến sáng tác văn học
đương thời Trên cơ sở những bài lý luận nghiên cứu học thuật, nhiều lýthuyết văn học phương Tây được du nhập Với một thể văn có truyền thống
như ký, bối cảnh này khiến nó bước vào một giai đoạn bước ngoặt: vừa củng
cố vừa phát triển Nó cũng quy định tính chất cải tạo, tác động xã hội sẽ là chủ
đạo trong một bộ phận mới của ký: thể phóng sự Sự tiếp nối các thế hệ sángtác trên các tạp chí cũng chứng tỏ sự sống không ngừng nghỉ của ký Có sựgiao lưu, giao thoa, tiếp biến giữa cái cũ và cái mới Trong sự giao thoa và cảgiao tranh ấy, thể ký hiện đại dần vững vàng với bản lĩnh của một thể loại mới
và khỏe, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu thời đại
Như vậy là, thông qua báo chí, khuynh hướng vận động của cả giaiđoạn văn học được hình thành rõ nét, đưa tới sự xuất hiện hàng loạt các thể
loại văn học hiện đại Mở đầu là sự xuất hiện của du ký trên Nam Phong tạp
chí với các tên tuổi như Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Thái Học,Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Mộng Tuyết rồi đến một dòng ký ghi chép kếthợp ký ngụ tâm tình của Hội Nhân, Đông Hồ, Tương Phố… Khi ảnh hưởngcủa báo chí mạnh, nhánh ký ghi chép sự thực kết hợp với yếu tố thời sự để tạo
ra thể phóng sự và nhiều tiểu loại ký cùng xuất hiện: hồi ký, tùy bút, nhật ký,bút ký, tạp văn, tiểu phẩm văn học… Nhìn vào sự đa dạng tiểu loại này, cóthể khẳng định chính môi trường báo chí đã giúp thể ký vận động, cách tânđến cùng những khả năng truyền thống tạo nên sự thoát xác hoàn toàn
Về dịch thuật, các tác phẩm dịch, dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng
có tác động không nhỏ đến việc định hình thể loại ký Nó góp phần “lấp đầykhoảng đứt gẫy truyền thống và hiện đại” [241] cho cả nền văn học Donhững ưu tiên thể loại, phù hợp với nhu cầu thưởng thức của lớp độc giả đôthị, phần lớn tác phẩm dịch đều thuộc tiểu thuyết hoặc truyện ngắn TrungQuốc và phương Tây Tuy nhiên, ngay trong sự chọn lọc này cũng có tác
Trang 40động lớn đến thể ký Đó là bộ phận lớn các tiểu thuyết phiêu lưu (romand’aventure) và tiểu thuyết bợm nghịch (roman picaresque) thời Phục Hưngđược dịch sang chữ quốc ngữ như Gargantua và Pantaguruel (F.Rabelais, thế
kỷ XV), đặc biệt là Don Quichotte (Cervantes, thế kỷ XVII) Dùng nhữngcuộc phiêu lưu của nhân vật như công cụ để khám phá thế giới (tiểu thuyếtphiêu lưu) hay mô tả những bức tranh phong tục, xã hội, chắc hẳn những tácphẩm dịch này cũng ảnh hưởng đến thể du ký và bộ phận ký phong tục lúcbấy giờ Điều quan trọng, các nhà viết ký học tập bút pháp phương Tây trongviệc xây dựng tính hấp dẫn, li kỳ của sự kiện Bởi hầu hết trong các tác phẩmnày, chức năng trần thuật đóng vai trò chủ đạo, kết cấu truyện và tâm lý nhânvật phần lớn đơn giản Đây sẽ là kinh nghiệm quý báu cho dòng ký tự sự giaiđoạn đầu
2.3.1.3 Sự hình thành con người cá nhân
Việc tiếp xúc với văn hóa phương Tây, lối sống đô thị hóa làm cho ýthức cá nhân nảy nở nhanh chóng và lấn át ý thức của cộng đồng xưa cũ
Cuộc giao lưu Á - Âu đã “đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta” (Hoài Thanh) khi làm xuất hiện ý thức sâu sắc về con người cá nhân Văn hóa phương Tây đề
cao cái Tôi, sáng tạo cá nhân Luồng gió mới ấy giúp con người Việt Namnhận thức đầy đủ hơn vị trí của mình Đánh dấu sự xuất hiện của ý thức cá
nhân đầu tiên, chính là việc được sống thật với cảm xúc của chính mình Lời
phát biểu của Lưu Trọng Lư tại nhà hội học Quy Nhơn đã cho thấy nhữngbiến chuyển tinh tế của cảm xúc con người thời đại: “Các cụ ta ưa màu đỏchoét, ta lại ưa những màu xanh nhạt… các cụ ta bâng khuâng vì tiếng trùngđêm khuya; ta lại nao nao vì tiếng gà đúng ngọ… nhìn một cô gái xinh xắnngây thơ các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ nhưđứng trước một cánh đồng xanh…Cái ái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân,nhưng đối với chúng ta thì trăm hình muôn trạng…” [222] Gốc rễ của sựkhác biệt ấy chính là sự hình thành những chuẩn giá trị, những cảm xúc mới
mà Hoài Thanh gọi là “khát vọng được thành thực, một nỗi khát vọng khẩnthiết đến đau đớn” [222]