1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh lồng ghép trong dạy và học môn vật lý THCS

21 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm trong đó cónhiều kiến thức liên quan đến phương tiện giao thông, đến môi trường, nhiệt độ, … có thể thay thế một số câu hỏi để lồng ghép giáo dục về ph

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Tai nạn thương tích (TNTT) thậm chí dẫn đến tử vong thường gặp ở trẻ em

Việt Nam gồm: tai nạn giao thông, đuối nước, điện giật, ngã, bỏng, tai nạn docác vật sắc nhọn tấn công, ngộ độc, động vật cắn… Trẻ con vốn hiếu động, thíchkhám phá nhưng chưa ý thức được các mối nguy hiểm có thể xảy ra Tai nạnthương tích đã gây tổn hại về sức khoẻ thậm chí tính mạng, gây tổn thất về kinh

tế cho gia đình và xã hội

Môi trường trường học luôn là một môi trường an toàn đối với học sinh(HS) tuy nhiên cũng không tránh khỏi những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đếnnhiều loại hình tai nạn thương tích Qua nhiều kết quả khảo sát về tai nạnthương tích thì lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) thuộc đối tượng nhómthứ 2 xảy ra tai nạn thương tích nhiều.Và hiện nay tại các trường học tai nạnthương tích cũng còn xảy ra nhiều gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và việc họctập của học sinh; gây ra nỗi lo cho nhà trường và gia đình

Làm thế nào để giáo dục được ý thức tự giác phòng chống tai nạn thươngtích (PCTNTT), góp phần giảm tai nạn thương tích, thông qua mỗi bài học kiếnthức văn hóa là điều cần thiết Vật lí là môn khoa học thực nghiệm trong đó cónhiều kiến thức liên quan đến phương tiện giao thông, đến môi trường, nhiệt độ,

… có thể thay thế một số câu hỏi để lồng ghép giáo dục về phòng chống tai nạnthương tích, giúp các em suy nghĩ hành động đúng để phòng chống tai nạnthương tích bảo vệ tính mạng cho mình, cho bạn, gia đình và cộng đồng

Muốn học sinh có ý thức phòng chống tai nạn thương tích phải xuất phát từgiáo dục tri thức thông qua những bài học thường xuyên liên tục, tích hợp củanhiều môn học của mỗi giáo viên Là một giáo viên dạy Vật lý trước thực trạng

xã hội tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm, ngoài vấn đề truyền tải kiếnthức chuẩn của bộ môn còn tìm cơ hội tích hợp giáo dục phòng chống tai nạnthương tích cho học sinh Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm

là: “Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh lồng ghép trong dạy và học môn Vật lí trung học cơ sở ”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Tích hợp, lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào bài học

Vật lí

- Gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời

sống Thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với hành".

- Giáo dục học sinh có kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích để bảo

vệ bản thân Thông qua các em tuyên truyền đến gia đình, bạn bè, góp phầncùng với xã hội giảm thiểu tai nạn thương tích, đem lại hạnh phúc cho mọingười

- Góp phần tạo ra môi trường học tập an toàn đối với học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các bài dạy Vật lí có lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích

- Học sinh Trường THCS Cầu Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp sau:

a Phương pháp nghiên cứu lí luận: Trong nghiên cứu lí luận ta dựa vào

những lí thuyết đã được khẳng định liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để xemxét vấn đề và tìm ra những giải pháp hợp lí, có sức thuyết phục, xây dựng một líthuyết mới, bổ sung hoàn chỉnh cụ thể hoá lí thuyết cũ

b Phương pháp quan sát và đàm thoại: Việc dự giờ, quan sát quá trình

và thái độ học tập rèn luyện của học sinh cũng như các biện pháp sư phạm củagiáo viên trong các tiết học Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện, tham gia hoạtđộng cùng các em để có thể tìm thấy những biểu hiện có liên quan đến hứng thútham gia các hoạt động giáo dục của học sinh

c Phương pháp kiểm chứng, đánh giá tổng kết thực hiện: Trên cơ sở

kiểm chứng, đánh giá các thông tin thu lượm được sẽ hình dung được thựctrạng, đặc điểm hoạt động của học sinh một cách tương đối chính xác Từ đó cóphương hướng điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình của tập thểhọc sinh

d Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: Dựa trên kết quả điều tra

thống kê lại, so sánh và tổng hợp để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra những biệnpháp thích hợp để giáo dục học sinh

Trang 3

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của đề tài

Trên thế giới: Theo tổ chức y tế thế giới TNTT là nguyên nhân hàng đầu gây

ra tàn tật và tử vong Mỗi ngày trên thế giới có 16.000 người chết do tai nạnthương tích (theo WHO) Kèm theo tai nạn tử vong thì có vài ngàn người bịthương tật vĩnh viễn Có khoảng 40% trường hợp trẻ tử vong từ 1-14 tuổi ở cácnước đang phát triển là do chấn thương Hàng năm có 2300 trẻ em này tử vong

là chấn thương do tai nạn giao thông, ngã, bỏng, chết đuối,… Tuy nhiên tỉ lệ tửvong do TNTT giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển có khoảng cáchrất lớn Người dân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có tỉ lệ tửvong do TNTT cao gấp 4 lần người dân ở nước có thu nhập cao hơn Bên cạnh

đó ở mọi quốc gia trẻ em, người già, người nghèo đều là nhóm có nguy cơ bị tainạn thương tích cao Tổ chức Y tế thế giới đã xem tai nạn thương tích là “Gánhnặng bệnh tật toàn cầu”

Tại Việt Nam: Theo văn phòng đại diện của tổ chức y tế thế giới (WHO) tạiViệt Nam cho biết: tai nạn thương tích là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầugây tử vong ở Việt Nam (2010) Theo kết quả khảo sát tỷ suất tai nạn thươngtích không tử vong ở Việt Nam khá cao, ước tính một năm có tới 1,8 triệu lượtngười bị tai nạn thương tích khác nhau phải nghỉ việc hoặc cần đến chăm sóc y

tế [3].

Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên Trẻ em bịtai nạn thương tích thực sự đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, để lại hậuquả nặng nề cho gia đình và xã hội

2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có hơn900.000 trẻ em và vị thành niên dưới 18 tuổi tử vong do thương tích, trong đó90% là thương tích không chủ ý 95% tử vong do thương tích trẻ em xảy ra ởcác quốc gia thu nhập thấp và trung bình Ngoài những ca tử vong, hàng chụctriệu trẻ em đòi hỏi phải được chăm sóc tại các cơ sở y tế và nhiều trẻ bị tàn tậtsuốt đời

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trungbình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15 - 19 chiếm tỷ

lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5 - 14 chiếm 36,9%, thấp nhất lànhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5% Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toànquốc do tất cả các nguyên nhân Theo một chuyên gia tâm lý giáo dục, lứa tuổihọc sinh thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa đủ kiến thức, kỹnăng để phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích Các tai nạn học sinhthường gặp phải là: tai nạn giao thông , đuối nước, điện giật, bị ngã, bị bỏng,ngộ độc…

TNTT gây ra hậu quả nghiêm trọng [3]

Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các

biện pháp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh Tuy nhiên

việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự

Trang 4

gần gũi với đời sống thực tế học sinh Trong khi đó, Vật lí là môn khoa họcmang tính thực tiễn cao, chúng ta càng liên hệ với thực tế càng nhiều thì sẽ cótác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biếtcủa học sinh, đặc biệt là nâng cao được ý thức của các em trong việc phòngchống TNTT

Tai nạn thương tích mấy năm gần đây ở nước ta nói chung và trên địa bànhuyện Hậu Lộc còn tiềm ẩn ở mức độ rất cao xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi họcsinh nguyên nhân do tâm lí lứa tuổi hiếu động, nông nổi chưa lường trước đượcnhững gì có thể xảy ra, gây mối lo bất an cho học sinh, phụ huynh và giáo viên, Thực tế tại trường THCS Cầu Lộc những năm qua cũng đã xảy ra nhiều vụ tainạn thương tích như :

- Năm học 2014 - 2015 em Cù Văn Quyền lớp 6A bị thương ở chân do daorơi vào chân, em Nguyễn Duy Xuân lớp 7A bị bỏng nước sôi, em Lê Thị LanAnh lớp 8A bị gãy tay do đùa nghịch với bạn, em Nguyễn Văn Nam lớp 6B bịđuối nước

- Năm học 2015 - 2016 có em Phạm Thị Mai lớp 7B bị đuối nước, em ĐỗVăn Dương lớp 6B ngã xe đạp bị thương ở chân, em Trịnh Văn Nguyên lớp 7A

bị thương ở mắt khi va chạm với bạn

- Năm học 2016 - 2017 em Trịnh Trọng Đại lớp 9A bị ngã sai khớp chân dongã xe, em Đỗ Thị Hằng lớp 7A bị bỏng điện, em Đỗ Văn Hùng lớp 8A bị gãytay do trượt cầu thang phải bó bột

Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về phòng chống tai nạn thương tích trong mônVật lí của học sinh trong trường trường THCS Cầu Lộc năm học 2016 - 2017,khi bắt đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi thử khảo sát HS khối lớp

8 Tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra trắc nghiệm gồm 10 câu trong thời gian 10phút sau khi học xong chương I: Cơ học.(Môn Vật Lý lớp 8)

Nội dung đề kiểm tra: Xem phần PHỤ LỤC

Kết quả thu được như sau:

Điểm ( 5,0 -6,0)

Điểm (7,0-8,0)

Điểm ( 9,0-10)

TB trở lên

2.3 Các giải pháp thực hiện

2.3.1 Tìm hiểu các nhóm tai nạn thương tích có thể lồng ghép trong dạy và học môn Vật Lí THCS và kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích

* Các nhóm TNTT có thể lồng ghép trong dạy và học môn Vật lí là:

- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài

ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ngườitham gia giao thông gây nên…

- Đuối nước: là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong nước dẫnđến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cầnchăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác

Trang 5

- Điện giật: là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả

bị thương hay tử vong

- Bỏng: là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏngnóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặctổn thương phổi do khói xộc vào

- Ngã: là TNTT do xô đẩy, ngã, rơi từ trên cao xuống

- TNTT do các vật sắc nhọn tấn công như dao, kéo… đâm vào các bộ phậncủa cơ thể

* Kĩ năng phòng chống TNTT:

- Xây dựng môi trường học tập an toàn

- Xây dựng cho HS kĩ năng sống ví dụ như khi ra đường thì phải chấp hành antoàn giao thông, phải thực hiện các quy tắc an toàn điện Kết hợp với một sốmôn học dạy cho HS biết bơi, dạy một số kĩ năng sơ cứu

Một số kĩ năng sơ cứu như:

+ Với người bị bong gân tổn thương dây chằng: Cách xử lý là cởi giầy, tất

chèn ép quanh vùng bị chấn thương, đắp khăn có bọc đá để làm bớt sưng vàgiảm đau Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gânnhưng không được quấn chặt Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong

+ Khi người bị tai nạn thương tích bị ngạt thở, ngừng thở, ngừng tim: Làm

sạch, thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu bệnh nhân xuống thấp rồi laymạnh kích thích gây nôn bớt nước trong dạ dày ra ngoài, móc dị vật ép lồngngực tháo nước ở đường hô hấp Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạokhoảng 2 tiếng Dùng 2 tay ép lồng ngực ngoài tim, ép 100 lần /1 phút, tần suất

ép tim 15 lần kết hợp 2 lần thổi ngạt

+ Với trường hợp bị chấn thương mắt: Khi bị dị vật lọt vào mắt thì dùng

nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý nhỏ nhiều vào mắt bị thương để dị vậttrôi ra Có thể dùng tăm bông hoặc bông sạch gạt nhẹ dị vật ra khỏi mắt

Mắt bị dập, va chạm: lấy vải sạch nhúng vào nước lạnh/ nước đá vắt khô đắp lênmắt 30 phút Mắt bị dị vật xuyên qua: đắp gạc sạch lên cả 2 mắt, băng nhẹnhàng 2 mắt rồi chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất

+ Sơ cấp cứu trường hợp bỏng: Tách đối tượng khỏi nguồn gây bỏng, ngâm

chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trongthời gian khoảng 20 - 30 phút Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải, băng hay gạcsạch, tránh làm vỡ nốt phỏng, không dùng băng dính vết bỏng Nhanh chóngchuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời

2.3.2 Thu thập tài liệu về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong môn Vật lí THCS sinh động và có sức thuyết phục

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm

bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng Đây là một điều kiệnthuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc giáo dụcphòng chống tai nạn thương tích Một số tài liệu về giáo dục phòng chống tainạn thương tích mà tôi dã thu thập được như:

1 Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em - Bộ y tế.

(moh.gov.vn/pctainan/pages/tintuc.aspx?CateID=3&ItemID=1582)

Trang 6

2 Phóng sự phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em.

(https://www.youtube.com/watch?v=sEhvFCpSbMw.)

3 Kỹ năng sống: Phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em.

2.3.3 Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để giáo dục phòng chống tai nạn thương tích

Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng Một mặt

nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọnkhông phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức Ýthức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ bài để vừa đảm bảo dạyđúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục Để đảm bảo được các yêu cầu đóthì nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích được đưa vào sau khi các

em đã tiếp thu được kiến thức nôi dung học tập của phần đó.Tuỳ từng bài mà ta

có thể lồng ghép giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào đơn vị kiến thứccủa bài mới học, vào phần vận dụng, phần có thể em chưa biết, phần thực hành,ngoại khoá, kiểm tra đánh giá

2.3.4 Vận dụng kiến thức liên môn và phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp

Vận dụng kiến thức liên môn và phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp

là rất cần thiết trong việc tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.Tuỳ từng bài, từng nội dung mà ta có thể vận dụng kiến thức của các môn họckhác nhau Một số môn học ta có thể tích hợp được như môn Sinh học, mônCông nghệ, môn Thể dục…

2.3.5 Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp

Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy caotính trực quan của bài dạy Đặc biệt phần giáo dục phòng chống tai nạn thươngtích đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ởhọc sinh thái độ tích cực trước các vấn đề về tai nạn thương tích, điều này sẽ đạtđược hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh, clip về thựctrạng cũng như những hậu quả của các tai nạn thương tích

2.3.6 Xây dựng nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và phương pháp truyền tải nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong môn Vật lí THCS

Những bài học có nội dung tích hợp giáo dục phòng chống tai nạn thươngtích là không nhiều giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, chắt lọc kiến thứctìm cơ hội đưa vào bài giảng về tai nạn thương tích sao cho học sinh cảm thấy

tự nhiên.Từ những giải pháp đã đưa ra ở trên, tôi đã mạnh dạn xây dựng chươngtrình GD phòng chống tai nạn thương tích trong dạy và học môn Vật lý THCSnhư sau:

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

TRONG MÔN VẬT LÍ THCS

I MÔN VẬT LÝ LỚP 6

Trang 7

Tên bài

Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài)

Nội dung giáo dục PCTNTT

Phương pháp truyền tải nội dung giáo dục PCTNTT

Hạn chế nô đùa quá mức cóthể va chạm gây tai nạnthương tích.Chơi các trò chơi

an toàn, lành mạnh

-GV trình chiếumột số hình ảnh

về lực

- GV đặt câu hỏi

để HS suy nghĩtrả lời

- Không nên chơi súng cao su

vì dây cao su là vật đàn hồi, cóthể xảy ra tai nạn thương tíchnếu vô tình bắn vào mắt bạn,gây tai nạn về mắt

- GV đặt câu hỏi

- HS suy nghĩ trảlời

- GV yêu cầu

HS liên hệ vớithực tế

- GV đặt câu hỏi

- HS suy nghĩ trảlời

- Sử dụng nhiệt kế thủy ngân

đo được nhiệt độ trong khoảngbiến thiên lớn, nhưng thủyngân là một chất độc hại chosức khỏe con người và môi

- GV thông báothông tin để HShiểu

Trang 8

nhiệt kế thủyngân,

trường

Trong trường hợp sử dụngnhiệt kế thủy ngân cần tuânthủ nghiêm ngặt các quy tắc

an toàn tránh làm vỡ nhiệt kếgây thương tích

Bài

28-Bài 29 :

Sự sôi

-Dùng đèn cồnđun sôi nướcđến 100 độ C

-Trong quá trình tiến hành thínghiệm cần đảm bảo an toàn

để tránh bị bỏng do lửa và donước sôi

-GV trình chiếumột số hình ảnh

về tai nạn do bịbỏng

- GV đặt câu hỏi

- HS suy nghĩ trảlời

II.MÔN VẬT LÝ LỚP 7

Tên bài

Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài)

Nội dung giáo dục PCTNTT Phương pháp truyền tải nội

dung giáo dục PCTNTT

từ nguồnsáng chiếutới

- Ở các thành phố lớn, do có nhiềunguồn ánh sáng (ánh sáng do đèncao áp, do các phương tiện giaothông, các biển quảng cáo .)khiến cho môi trường bị ô nhiễmánh sáng Ô nhiễm ánh sáng gây

ra các tác hại như: lãng phí nănglượng, ảnh hưởng đến việc quansát bầu trời ban đêm (tại các đôthị lớn), tâm lý con người, hệ sinhthái và gây mất an toàn trong giaothông và sinh hoạt…

-GV trình chiếuhình ảnh

- HS thảo luậnnhóm

- Các biển báo hiệu giao thông,các vạch phân chia làn đườngthường dùng sơn phản quang đểngười tham gia giao thông dễdàng nhìn thấy về ban đêm

- Tại vùng núi cao, đường hẹp vàuốn lượn, tại các khúc quanhngười ta thường đặt các gươngcầu lồi nhằm làm cho lái xe dễ

- GV trình chiếuhình ảnh

- GV đặt câu hỏi

- HS trả lời

Trang 9

hơn vùngnhìn thấycủa gươngphẳng cócùng kíchthước.

dàng quan sát đường và cácphương tiện khác cũng như người

và các súc vật đi qua Việc làmnày đã làm giảm thiểu số vụ tainạn giao thông, bảo vệ tính mạngcon người và các sinh vật

cọ xát

- Vào những lúc trời mưa dông,các đám mây bị cọ xát vào nhaunên nhiễm điện trái dấu Sự phóngđiện giữa các đám mây (sấm) vàgiữa đám mây với mặt đất (sét)vừa có lợi vừa có hại cho cuộcsống con người

- Để giảm tác hại của sét, bảo vệtính mạng của người và các côngtrình xây dựng, cần thiết xây dựngcác cột thu lôi

- GV cung cấpthông tin

- GV đặt câu hỏi-HS trả lời

độ cao thìphát sáng

- Nguyên nhân gây ra tác dụngnhiệt của dòng điện là do các vậtdẫn có điện trở Tác dụng nhiệt cóthể có gây nguy hiểm đến tínhmạng con người như có thể gây rabỏng điện…

-Một số dụng cụ hoạt động dựatrên tác dụng nhiệt như : máy sấytóc, ấm điện, lò sưởi khi sử dụngđúng với điện áp định mức, đảmbảo an toàn về điện và nhiệt

- GV cung cấpthông tin

- Dòng điện gây ra tác dụng sinhlý

+ Dòng điện có cường độ 1mA điqua cơ thể người gây ra cảm giác

tê, co cơ bắp (điện giật) Dòngđiện càng mạnh càng nguy hiểmcho sức khỏe và tính mạng conngười Dòng điện mạnh ảnhhưởng nghiêm trọng đến hệ thầnkinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếudòng điện mạnh có thể gây tửvong

- Biện pháp an toàn: Cần tránh bị

- HS làm bàikiểm tra trắcnghiệm

Trang 10

điện giật bằng cách sử dụng cácchất cách điện để cách li dòngđiện với cơ thể và tuân thủ cácquy tắc an toàn điện.

- Quá trình đóng ngắt mạch điệncao áp luôn kèm theo các tia lửađiện, sự tiếp xúc điện không tốtcũng có thể làm phát sinh các tialửa điện Tia lửa điện có tác dụnglàm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởngđến thông tin liên lạc hoặc gây racác phản ứng hóa học (tạo ra cáckhí độc như: NO, NO2, CO2,…)

Vì vậy, cần đảm bảo sự tiếp xúcđiện thật tốt trong quá trình vậnhành và sử dụng các thiết bị điện

Tia lửa điện truyền đến các vậtliệu xốp, dễ cháy có thể gây rahỏa hoạn

- Biện pháp an toàn khi sử dụngđiện:

+ Đề ra các biện pháp an toànđiện tại những nơi cần thiết

+ Cần tránh bị điện giật bằng cáchtránh tiếp xúc với dòng điện cóđiện áp cao

+ Mỗi người cần tuân thủ các quytắc an toàn khi sử dụng điện và cónhững kiến thức cơ bản nhất về sơcứu người bị điện giật

- GV trình chiếuhình ảnh

- GV cung cấpthông tin

-HS thảo luậnnhóm

III MÔN VẬT LÝ LỚP 8

Tên bài

Địa chỉ tích hợp (vào nội dung nào của bài)

Nội dung giáo dục PCTNTT

Phương pháp truyền tải nội dung giáo dục PCTNTT

Bài 6:

Lực ma

sát

-Lực masát trượtsinh ra khimột vậttrượt trên

bề mặt củavật khác

- Trong quá trình lưu thông đường

bộ, do ma sát giữa bánh xe và mặtđường, xe đi trên đường có thể bịtrượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khitrời mưa và lốp xe bị mòn

Để giảm thiểu tác hại này cầngiảm số phương tiện giao thông

- GV trình chiếuhình ảnh

- GV đặt câu hỏi

- HS trả lời

Ngày đăng: 20/11/2019, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w