Nghị quyết số 29NQTW ngày 04112013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Trang 1HUYỆN ỦY
*
Số ….-BC/HU
, ngày tháng năm 2019
BÁO CÁO
sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
-I- TÌNH HÌNH CHUNG
là huyện ……… , diện tích tự nhiên ……… ha; có … km đường biên giới tiếp giáp với huyện Pechr Chanda, tỉnh Munđulkiri, Vương quốc Campuchia; dân số trên … ngàn người; có … xã, thị trấn với … thôn, bon, tổ dân phố; có 19 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên ….%; có … tôn giáo chính (công giáo, tin lành, phật giáo) chiếm khoảng …% dân số toàn huyện Đảng bộ huyện có
… tổ chức cơ sở đảng với gần … đảng viên Toàn huyện có có trường học
và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, với trên … học sinh và 1.402 giáo viên (hệ công lập)
Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (sau đây viết tắt là Nghị quyết 29-NQ/TW); sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện không ngừng được củng cố và phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng và phát triển với nhiều loại hình; giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tiếp tục được cải thiện và từng bước hiện đại hóa; chất lượng đội ngũ nhà giáo được nâng lên; công tác xã hội hóa được đẩy mạnh
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, huyện gặp không ít khó khăn, thách thức, đó là: Là một huyện miền núi, biên giới, địa bàn rộng, cách trở, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa; dân
số tăng nhanh, một bộ phận người dân đời sống không ổn định; cơ sở vật chất, các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nâng cao chất lượng đào tạo chưa nhiều; tình trạng học sinh bỏ học còn xảy ra Cơ cấu đội ngũ nhà giáo vẫn còn có sự bất hợp lý
về cấp học, theo chuyên môn (tỷ lệ giáo viên mầm non còn thấp; đối với giáo viên
Trang 2tiểu học khi triển khai dạy 2 buổi/ngày, dạy học theo đề án ngoại ngữ, tin học vẫn thiếu giáo viên; đối với bậc học trung học cơ sở vẫn thiếu giáo viên ở một số bộ môn đặc thù, như: Công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật,… dẫn đến tình trạng giáo viên dạy kiêm nhiệm không đúng chuyên môn đào tạo) Một bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục Bộ máy còn cồng kềnh, tỷ lệ người làm trong bộ phận hành chính còn cao,…
II- VIỆC TỔ CHỨC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Trên tinh thần Chương trình số 32-CTr/TU ngày 19-11-2014 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) (sau đây viết tắt là Chương trình số 32-CTr/TU), Ban Thường vụ Huyện
ủy đã tổ chức quán triệt, học tập cho các đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện và đến ngày 13-02-2015 ban hành Chương trình số 42-CTr/HU về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW để chỉ đạo thực hiện, đảm bảo phù hợp với yêu cầu đề ra Đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể tổ chức triển khai, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09-6-2014 của Chính phủ, Quyết định số 2653/QĐ-BGD&ĐT ngày 25-7-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp đã nêu trong Chương trình số 42-CTr/HU cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành giáo dục và nhân dân trên địa bàn; căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp1
Nhìn chung, việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW trên địa bàn huyện cơ bản kịp thời, nghiêm túc, giúp các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, hội, cán bộ, đảng viên, giáo viên và người dân nhận thức được sự cần thiết, nội dung, yêu cầu, vấn đề cốt lõi của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chuyển từ nền giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến thức sang bồi dưỡng, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, xây dựng một nền giáo dục mở, tạo cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập
III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo
Tiếp tục chỉ đạo UBND huyện thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia, Đề án phát triển giáo dục, triển khai thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20-02-2014 của Thủ tướng
1 UBND huyện ban hành Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia, Đề án phát triển giáo dục, Kế hoạch số 31/KH-UBND, ngày 21-3-2017 về triển khai đề án kiên cố hóa trường, lớp tại các trường mầm non, Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 05/02/2018 về thực hiện Chương trình số 42-CTr/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy,
Trang 3Chính phủ về phê duyệt đề án đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 và nhiều chương trình, kế hoạch, cơ chế
về giáo dục và đào tạo
Thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, ban, ngành đưa công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình 42-CTr/HU vào chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm Từng năm học, ngành giáo dục tổ chức và phối hợp thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm định về chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục - chống mù chữ, trường chuẩn quốc gia Định kỳ chỉ đạo, tổ chức tổng kết, sơ kết các chỉ thị liên quan2, qua đó tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30-5-1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về “Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng viên trong các trường học” Đến nay, hầu hết các trường học đều có chi
bộ độc lập với tỷ lệ đảng viên đạt 56,3% trên tổng số giáo viên (tăng 11,2% so với năm 2013); các chi bộ đã phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo các đơn vị trường học theo quy định của Ban Bí thư3 Đã phát huy vai trò các cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo, hội đồng trường, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo Tập trung xây dựng nề nếp, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm trong trường học Thời gian qua, cấp ủy các cấp đã kịp thời chỉ đạo xác minh, báo cáo, xử lý các ý kiến, kiến nghị cử tri về lĩnh vực giáo dục
và đào tạo
Thực hiện Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT- BNV, ngày 19-10-2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động, thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, năm 2016, huyện tiến hành sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cơ cấu tổ chức được kiện toàn với 01 giám đốc, 02 phó giám đốc, qua đó, hoạt động của đơn vị bước đầu có hiệu quả, hiệu lực, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao
Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị, Đề án số 03-ĐA/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các trường học trên địa bàn huyện được quan tâm thực hiện; hoạt động của hội đồng nhà trường đảm bảo dân chủ, khách quan; bên cạnh đó, ban giám hiệu thường
2 Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về xây dựng và nâng cao chất lương đội ngũ NG&CBQLGD, sơ kết 5 năm, sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW của Bộ Chính trị về phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn…
3 Quy định 97-QĐ/TW ngày 22-3-2004 Ban Bí thư (Khoá IX) về "Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cở sở
trong đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu…) công lập" và Quy định 163-QĐ/TW ngày
15/4/2006 của Ban Bí thư (Khóa IX) về "Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trường học, viện nghiên cứu ngoài công lập".
Trang 4xuyên tổ chức họp phụ huynh học sinh để bàn công khai các nội dung có liên quan, nhất là các khoản thu, chi của nhà trường có liên quan
Công tác quản lý nhà nước về dạy thêm, học thêm được tăng cường4 Hàng
năm, chỉ đạo ngành giáo dục quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh các văn bản của TW, của tỉnh và Sở giáo dục và đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm, tổ chức lớp học sinh và quy định về thực hiện các khoản thu trong nhà trường để nghiêm túc thực hiện Thông qua các cuộc kiểm tra hành chính, kiểm tra chuyên ngành, Phòng GD&ĐT lồng ghép kiểm tra công tác dạy thêm, học thêm, thu, chi kinh phí tại các đơn vị
Thường xuyên chỉ đạo thực hiện thu các khoản phí học sinh, khoản đóng góp của phụ huynh học sinh theo theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, ngày 30-3-2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 02-10-2015 của Chính phủ về cơ chế quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học
2020-2021, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22-11-2011 của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh, Công văn số 5031/BGDĐT-KHTC, ngày 27-10-2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo về kiểm tra và
xử lý dứt điểm tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục
Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09-5-2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, công tác kiểm tra đã đi vào nề nếp, kỷ cương gắn với các hoạt động của ngành, tập trung kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục và những vấn đề phát sinh trong triển khai nhiệm vụ năm học, đảm bảo hàng năm tổ chức kiểm tra 30% cơ sở giáo dục theo quy định Qua kiểm tra, phát hiện một số sai sót nhỏ của các trường học và đã chỉ đạo khắc phục kịp thời
2- Về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học
Công tác chuẩn bị các điều kiện áp dụng Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28-11-2014 củ Quốc hội về “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” đã được huyện tiến hành từ nhiều năm trước5 Trong đó,
4 Năm học 2016 - 2017, có 9/12 trường THCS với 225 lớp, 450 giáo viên được cấp phép dạy thêm, học thêm tại trường.
5 Cụ thể: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, được tiến hành thông qua các đợt tập huấn giáo viên với các chủ đề: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực học sinh, phát triển chương trình giáo dục môn học theo hướng tích hợp liên môn, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và trên “Trường học kết nối”; tổ chức rà soát đội ngũ giáo viên, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và đề ra các biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo
Trang 5tập trung triển khai thực hiện nội dung dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, thiết kế lại phân phối chương trình phù hợp với nội dung chương trình dạy học; thực hiện
đa dạng hóa các hình thức, vừa dạy chương trình giáo dục thường xuyên, vừa dạy nghề phổ thông, dạy các lớp ngoại ngữ, tin học…
Tăng cường thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ và tin học, trong đó môn tiếng Anh được đặc biệt chú trọng với tư cách là môn học bắt buộc theo chương trình giáo dục phổ thông mới; có kế hoạch chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông
Chủ động, tích cực thực hiện các hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo về đổi mới, chương trình, sách giáo khoa Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, giá trị sống, ý thức pháp luật, ý thức công dân, lịch sử, địa lý địa phương, giáo dục thể chất và hướng nghiệp để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành phẩm chất cho học sinh Đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong toàn ngành giáo dục và đào tạo Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, giáo viên các cấp, nhất là Luật Giao thông đường bộ, các văn bản về công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự trong nhà trường Cùng với đó, chú trọng trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên về phòng, chống tội phạm và ma túy, gắn với công tác quản lý học sinh
Hiện mô hình trường học mới (VNEN) đã được triển khai tại 23/23 trường tiểu học, 06/12 trường THCS và hiện nay đang tiếp tục áp dụng những yếu tố tích cực của mô hình trường học mới đối với giáo dục bậc Tiểu học và THCS
Triển khai thực hiện học 02 buổi/ ngày theo Chương trình giáo dục mầm non ở 18/18 trường; nhóm lớp học 02 buổi/ngày thực hiện Chương trình giáo dục mầm non tiếp tục được mở rộng, đạt tỷ lệ 100%; lớp mẫu giáo 05 tuổi thực hiện chương trình giáo dục mầm non và đánh giá Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đạt 100%; 95% trẻ trong độ tuổi (3-5 tuổi) đến trường; 99,4% trẻ em 05 tuổi đi học mẫu giáo; tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đạt 98%, trung học cơ sở đạt 96%, trung học phổ thông đạt 75,3%
Đối với cấp tiểu học, các trường tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý học sinh tiểu học; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
chuẩn nghề nghiệp và có biện pháp giải quyết đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn; thực hiện bổ nhiệm, xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định; xây dựng kế hoạch sắp xếp, đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy học và chuẩn bị một số điều kiện đảm bảo cho dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học, cũng như thực hiện áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trang 6thông tin trong dạy học và quản lý; tổ chức kiểm tra định kỳ nghiêm túc, đúng thực chất Tiếp tục thực hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, dạy tiếng anh theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia đến năm 2020 (tỷ lệ học sinh học ngoại ngữ theo Đề án là 16,1%), có 23/23 trường đã tổ chức dạy học 02 buổi/ngày với 330 lớp, có 12 trường mầm non, 03 trường tiểu học tổ chức học bán trú, qua đó giúp học sinh rèn luyện, thực hành, làm bài tập ngay tại lớp, giảm áp lực phải học thêm, học bài tại nhà
Đối với bậc trung học, đã thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo Chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu; tăng cường tổ chức cho học sinh học tập, nghiên cứu, làm việc nhóm; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học và thực tế Đồng thời, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, nhất phương tiện dạy học phù hợp, trong đó, có việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật, trao đổi thông tin để nâng cao chất lượng dạy học, phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh… Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông trong các trường học, giáo dục thể chất, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, học gắn với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội; bình quân hàng năm trên 1.000 người, chủ yếu đào tạo chứng chỉ nghề cho học sinh như: Điện dân dụng, làm vườn, trồng trọt, Đồng thời, phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương6
Phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn
và thực hiện chính sách trong giáo dục được chú trọng thực hiện Hiện nay, huyện
có 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú với 16 giáo viên, với 193 học sinh Đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách của học sinh theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 02-10-2015 của Chính Phủ về quy chế thu quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân và chính sách miễn giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18-7-2016 của Chính Phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông và học sinh xã, thôn đặc biệt khó khăn đều được chi trả đảm bảo, kịp thời và đầy đủ đến các em học sinh, tạo điều kiện cho các em đi học được đầy đủ hơn Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên của ngành đã mạnh dạn đổi mới cách dạy học phù hợp với học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn; nhờ đó, chất lượng dạy học không ngừng được tăng lên; khuyến khích học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức mới
6 Mở lớp đại học kế toán, lớp đại học sự phạm tiểu học, lớp đại học luật kinh tế, lớp trung cấp y; khóa bồi dưỡng kế toán trưởng.
Trang 7Chỉ đạo các đơn vị ngành giáo dục phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương đã làm tốt công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ cho đồng bào DTTS Năm 2013, xã ……… là xã đầu tiên của tỉnh tổ chức lớp xóa mù chữ, đến năm 2017 đã mở được 5 lớp xóa mù chữ Tiếp tục thực hiện công tác này, trong năm học 2017-2018 Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp tổ chức được 06 lớp xóa mù chữ tại các xã ……… và 02 lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ tại xã
……… Đến nay, huyện đã đạt phổ cập xóa mù chữ mức độ 02
3- Đổi mới căn bản hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bảo đảm trung thực, khách quan
Huyện đã triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo; chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế giáo án, sử dụng thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp giúp học sinh tích cực hoạt động, tích lũy kiến thức, hình thành kỹ năng và thái
độ cho các em Các trường tiểu học trên địa bàn huyện thực hiện có hiệu quả việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày
22-9-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Thực hiện đổi mới công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT theo phân tuyến dưới sự chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo
Chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học theo hướng đánh giá năng lực người học ở cả 4 mức độ nhận biết (40%), thông hiểu (30%), vận dụng (20%), vận dụng cao (10%) đáp ứng yêu cầu cơ bản
và nâng cao, bảo đảm phân hóa trình độ học sinh Nội dung kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng, phân phối chương trình, đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông, bám sát nội dung sách giáo khoa; chú trọng kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết; kiểm tra, đánh giá theo hướng “mở” đối với các môn khoa học xã hội Chỉ đạo công tác xét tốt nghiệp, kiểm tra học kỳ và phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2014, 2015, 2016,
2017 đúng quy chế, an toàn, tiết kiệm, đạt kết quả cao
Qua đó, chất lượng, hiệu quả đào tạo qua các năm không ngừng được nâng lên, thể hiện cụ thể qua tỷ lệ tốt nghiệp các năm đều đạt trên 98%, trong đó, tỷ lệ học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú có học lực từ trung bình trở lên chiếm trên 80%; về hạnh kiểm, 100% được xếp loại khá, tốt; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đạt 100% Đến nay, huyện đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non trẻ 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 02, phổ cập giáo dục bậc THCS mức độ 01; công nhận kết quả xếp loại “Cộng đồng học tập" đối với các xã, thị trấn (năm 2017),…
Trang 8Thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập
4- Xây dựng hệ thống giáo dục theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân
Chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch hệ thống trường học, cơ sở giáo dục đảm bảo cân đối, hợp lý giữa quy mô và cơ cấu; giữa các loại hình, vùng miền, cấp học; sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề về trực thuộc UBND huyện theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19-10-2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn
Đến nay, mạng lưới trường, lớp của huyện đã được quy hoạch, sắp xếp lại phù hợp với hệ thống giáo dục quốc dân và tình hình thực tế của huyện Quy mô các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được điều chỉnh hợp lý, toàn huyện hiện có 59 trường học7 và 01 Trung tâm GDNN -GDTX, với trên 28.100 học sinh (tăng 02 trường và khoảng 400 học sinh so với năm học 2013-2014) Nhiều trường học được xây dựng khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị dạy học, thư viện, phòng bộ môn được cải thiện rõ rệt và từng bước được đầu tư, phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đến nay, toàn huyện hiện có 23 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 39,7%8 (tăng 07 trường so với năm 2014)
Công tác xã hội hóa bước đầu thu được kết quả khích lệ, nhất là huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, hiện toàn huyện 06 trường mầm non ngoài công lập, 01 trường THCS&THPT tư thục (trường Trương Vĩnh Ký) và từ các nguồn hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ đã đầu tư sửa chữa hàng chục phòng học, mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học tập của học sinh Công tác khuyến học, khuyến tài thu được một số kết quả nhất định, tạo nên phong trào học tập sôi nổi trong các tầng lớp xã hội
5- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
Quy mô và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, cấp học tiếp tục được củng cố, theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo và có một bộ phận trên chuẩn Toàn huyện, có 1.402 giáo
7 Trong đó, có 18 trường mẫu giáo, mầm non; phổ thông: 41 trường ( 23 trường tiểu học, 11 trường THCS, 01 trường Phổ thông
dân tộc Nội trú, trung học phổ thông: 04 trường, và 01 trường THCS & THPT tư thục Trương Vĩnh Ký).
8 Gồm: 3/12 trường mầm non công lập (tỷ lệ 25%), 11/23 trường tiểu học (tỷ lệ 47,8%), 6/12 trường THCS (tỷ lệ 50%), 2/4 trường THPT (tỷ lệ 50%) và 01 trường PTDT Nội trú.
Trang 9viên hệ công lập Về trình độ giáo viên: 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên (năm
2014, có 99% giáo viên đạt trình độ chuẩn), 74,3% giáo viên đạt trên chuẩn (năm
2014, có 65% đạt trình độ trên chuẩn)9
Xác định đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực và là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của công tác cán bộ, trong những năm qua, số lượng khá lớn các cán bộ quản lý giáo dục được tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực công tác và hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch, của từng vị trí, chức danh mà họ đang nắm giữ Toàn huyện có 137 cán bộ quản lý giáo dục, trong đó: 120 người đã được bồi dưỡng, chiếm tỷ lệ 86,3% Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 06 người, chiếm 04%; trung cấp 65 người, chiếm 47,4% Bên cạnh đó, công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục trong các năm qua được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định, quy trình10 Việc thực hiện xây dựng nguồn cán bộ quản lý, tham mưu các cấp bổ sung đội ngũ giáo viên đúng tỷ lệ quy định Đồng thời, thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức bồi dưỡng giáo viên ở nhiều trình độ và phương thức đào tạo phù hợp với năng lực của giáo viên
6- Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tăng cường đầu tư của nhà nước và nhân dân đảm bảo các điều kiện cho
sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai thực hiện khá tốt các nội dung Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục và Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ về phân cấp quản lý trong giáo dục, phân cấp quản lý cho các trường trên nguyên tắc tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, có 100% cơ sở giáo dục công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm Từ đó, hàng năm, các đơn vị trường học xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng nguồn vốn ngân sách hiệu quả, tiết kiệm Cùng với đó, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo được thực hiện đồng bộ, chi trả kịp thời Quản lý tốt tài sản trong toàn ngành Một số trường khai thác sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý tài chính, tài sản trong công tác quản lý, chỉ đạo
Công tác điều hành và quản lý được thực hiện thông qua kế hoạch, quy chế, đảm bảo dân chủ, công khai trong các hoạt động giáo dục Các đơn vị đã tích cực chỉ đạo đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và giảng dạy Đặc biệt, việc ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý cán bộ, giáo viên, học sinh, quản lý tài chính đã mang lại hiệu quả thiết thực
9 Trong đó: Thạc sỹ 26 người; đại học 1002 người; cao đẳng 292 người; trung cấp 82 người.
10 Trong 03 năm đã thực hiện bổ nhiệm 45 người, điều động 21 người.
Trang 10Công tác quản lý giáo dục luôn được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công việc được giao Cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin hiện nay được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet
Những năm qua, công tác đầu tư của nhà nước cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn chiếm tỷ lệ cao trong dự toán chi ngân sách của huyện (năm 2018, chi thường xuyên khoảng 200 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng chi ngân sách địa phương) Ngoài ra, từ các nguồn vốn đầu tư phát triển, huyện đã triển khai thực hiện xây dựng các công trình nước sạch, nhà vệ sinh tại các trường mầm non, trường học phổ thông và kiên cố hóa trường, lớp học được tập trung thực hiện, đến cuối năm 2017 đã đầu tư mới 40 phòng học, với tổng kinh phí trên 15,5 tỷ đồng, nâng tổng số phòng học trên địa bàn huyện lên 768 phòng học, trong đó, có 263 phòng học kiên cố (năm 2013 có 32 phòng học tạm, mượn), không có phòng học
ca 3; đầu tư mới 32 công trình nước sạch và nhà vệ sinh, với tổng kinh phí đầu tư trên 8,9 tỷ đồng (đến nay, có 59/59 trường học có công trình vệ sinh và nước sạch, trong đó, có 42/47 trường học công lập trực thuộc có công trình vệ sinh được xây dựng phù hợp nhu cầu sử dụng và đáp ứng yêu cầu môi trường, có 43/47 trường học công lập trực thuộc có công trình nước sạch); có 61 nhà công vụ giáo viên Việc miễn giảm học phí thực hiện theo Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ trong năm học 2014 - 2015, từ năm học 2015 - 2016 thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02-10-2015 của Chính phủ, với tổng số tiền trên 4,91 tỷ đồng11
Các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trường lớp, trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tặng vở, sách giáo khoa cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi, các em thuộc gia đình chính sách Hội Khuyến học các cấp và ban, ngành, đoàn thể trong huyện đã vận động trao hàng nghìn suất học bổng cho học sinh có hoàn khó khăn và phần thưởng cho học sinh giỏi
IV- ĐÁNH GIÁ CHUNG
1- Ưu điểm
Trong 5 năm qua, các cấp, ngành, mặt trận, đoàn thể, hội trên địa bàn huyện
đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương, Chương trình 42-CTr/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy đạt một số kết quả đáng khích lệ Hầu hết, cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức rõ
sự cần thiết, nội dung, yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Hệ thống trường, lớp mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục
11 Năm học 2014 – 2015: 273.950.000 đồng Năm học 2016 – 2017: 1.511.100.000 đồng Năm học 2017 – 2018:
dự toán cấp 3,125 tỷ đồng.