Chính vì vậy, xuất phát từ thực trạng chung và chương trình của cuộc vận động, tác giả quyết định chọn đề tài “Sự tham gia của nhóm phụ nữ sống trên địa bàn Phường 5 Quận 3 vào các hoạt
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Sự tham gia của nhóm phụ nữ sinh sống trên địa bàn phường 5 quận 3 vào các hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu trường hợp cuộc vận động xây dựng Gia đình 5 không 3 sạch” là
do tôi nghiên cứu và thực hiện bằng hình thức tự khảo sát và phân tích thống kê mô
tả và phỏng vấn sâu Số liệu và các đoạn trích dẫn được sử dụng trong nghiên cứu
đều được trích dẫn nguồn và đạt mức độ chính xác trong phạm vi hiểu biết của tác
giả Luận văn này không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Luyến
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 6
2.1 Các khái niệm về sự tham gia cộng đồng 6
2.1.1 Vai trò của sự tham gia cộng đồng 7
2.1.2 Trở ngại của sự tham gia 8
2.2 Khảo lược tài liệu 9
2.3 Giới thiệu cuộc vận động 5 Không 3 Sạch 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
Trang 53.1 Quy trình nghiên cứu 21
3.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.3 Phương pháp chọn mẫu 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 24
4.1 Thực trạng triển khai cuộc vận động 5K 3S 24
4.2 Thông tin chung về đối tượng được điều tra 29
4.3 Kết quả khảo sát về sự tham gia của phụ nữ vào CVĐ 5K 3S 32
4.3.1 Thông tin về cuộc vận động 32
4.3.2 Sự tham gia của phụ nữ 35
4.3.3 Tiếp cận thông tin cuộc vận động của phụ nữ (Biết) 41
4.3.4 Sự tham gia cuộc vận động của phụ nữ ở khía cạnh cùng xây dựng nội dung (Bàn và ra quyết định) 46
4.3.5 Sự tham gia của phụ nữ tham gia vào cuộc vận động (Làm) 50
4.3.6 Sự tham gia của phụ nữ vào việc tham gia giám sát, quản lý CVĐ 54 4.3.7 Vài yếu tố liên quan khác 57
4.3.8 Đánh giá về sự tham gia vào cuộc vận động 5 không 3 sạch 60
4.4 Các giải pháp đề xuất 63
4.4.1 Nhóm giải pháp đối với phụ nữ 63
4.4.2 Nhóm giải pháp đối với Hội LHPN Phường 65
4.4.3 Nhóm giải pháp đối với Hội LHPN Quận 66
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Kiến nghị 70
Trang 65.3 Hạn chế của đề tài 715.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4 1: Thành phần dân tộc và tôn giáo của phụ nữ trong mẫu khảo sát 29
Bảng 4 2: Thành phần độ tuổi của phụ nữ tham gia trả lời khảo sát 30
Bảng 4 3: Tỷ lệ trình độ học vấn của phụ nữ tham gia khảo sát 31
Bảng 4 4: Tỷ lệ nghề nghiệp của phụ nữ tham gia khảo sát 31
Bảng 4 5: Tỷ lệ kinh tế gia đình của phụ nữ tham gia phỏng vấn 32
Bảng 4 6: Mức độ hiểu biết CVĐ do Hội LHPN trực tiếp hướng dẫn 32
Bảng 4 7: Mức độ biết về 8 tiêu chí của CVĐ 33
Bảng 4 8: Mức độ biết về thời gian bắt đầu CVĐ 33
Bảng 4 9: Tỷ lệ phụ nữ tiếp cận với các hình thức tuyên truyền 34
Bảng 4 10: Tổ chức và tập thể đóng vai trò quan trọng trong CVĐ 35
Bảng 4 11: Tần suất phụ nữ lựa chọn các lý do ít tham gia 36
Bảng 4 12: Lý do phụ nữ không tham gia CVĐ 5K 3S 38
Bảng 4 13: Mức độ PN được địa phương giới thiệu các chương trình tương tự 38
Bảng 4 14: Số phụ nữ lựa chọn lý do khiến tham gia CVĐ 5K 3S 40
Bảng 4 15: Sự hỗ trợ mà phụ nữ nhận được từ địa phương khi tham gia 40
Bảng 4 16: Mức độ tiếp cận thông tin của CVĐ 42
Bảng 4 17: Mức độ hiểu biết về ý nghĩa các tiêu chí trong CVĐ 5K 3S 43
Bảng 4 18: Mức độ biết về các nội dung trong CVĐ 45
Bảng 4 19: Mức độ tham gia của PN trong bàn bạc xây dựng nội dung CVĐ 47
Bảng 4 20: Việc quyết định khi lựa chọn các tiêu chí vào CVĐ 5K 3S 48
Bảng 4 21: Quan điểm của phụ nữ về việc bản thân có được tham gia góp ý 49
Bảng 4 22: Quan điểm của PN về việc ghi nhận của địa phương khi đóng góp ý kiến 49
Bảng 4 23: Mức độ tham gia thực hiện các tiêu chí của CVĐ 5K 3S 52
Bảng 4 24: Đánh giá của phụ nữ về kết quả tham gia vào CVĐ 53
Bảng 4 25: Quan điểm của PN về việc cần làm để cải thiện kết quả tham gia CVĐ 54
Trang 9Bảng 4 26: Quan điểm về quyền tham gia giám sát CVĐ của phụ nữ 55 Bảng 4 27: Quan điểm về quá trình tham gia giám sát, quản lý CVĐ của phụ nữ 56 Bảng 4 28: Quan điểm của PN về sự ủng hộ của đại phương trong sự giám sát CVĐ 57 Bảng 4 29: Những khó khăn từ phía phụ nữ trong việc tham gia CVĐ 5K 3S 58 Bảng 4 30: Những khó khăn từ phía địa phương cho việc tham gia CVĐ 5K 3S 59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2 1: Các yếu tố cản trở sự tham gia 9
Hình 2 2: Sơ đồ thang đo sự tham gia của Arstein 11
Hình 2 3: Mô hình tam giác can dự (Phụ lục 1) 12
Hình 2 4: Các mức độ tham gia của cộng đồng 14
Hình 2 5: Mô hình tham gia 15
Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu của đề tài 21
Hình 4 1: Tỷ lệ tham gia và không tham gia CVĐ của phụ nữ 35
Hình 4 2: Quan điểm của PN về chất lượng được tham gia bàn về CVĐ 5K 3S 50
Hình 4 3: Mức độ tham gia giám sát CVĐ 55
Hình 4 4: Cách thức tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào CVĐ 5K 3S 60
Hình 4 5: Thực trạng tham gia của phụ nữ đối với CVĐ “5 Không 3 Sạch” 61
Trang 11TÓM TẮT
Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động quản lý nhà nước cũng như các
cuộc vận động (CVĐ) của Nhà nước và chính quyền địa phương góp phần thúc đẩy
sự thành công của các phong trào liên quan đến phụ nữ Trong khi các báo cáo của
địa phương và tổ chức đoàn hội thường nêu lên thành công của các phong trào do
chính quyền thực hiện thì trên thực tế có đối lập Nhằm tìm hiểu thực trạng về sự
tham gia của phụ nữ địa phương vào các CVĐ cũng như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia, đề tài chọn nghiên cứu việc tham gia của nhóm nữ giới sống trên địa bàn Phường 5 Quận 3 vào CVĐ “Xây dựng gia đình Năm Không Ba
Sạch” Từ đó, đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm cải thiện ý thức tham gia của
phụ nữ địa phương
Đề tài áp dụng phương pháp khảo sát trực tiếp, phỏng vấn sâu và phân tích thống
kê mô tả Kết quả nghiên cứu đưa ra rằng phụ nữ tham gia vào CVĐ chưa tốt vì
nhiều lý do khác nhau, trong đó vì hoạt động không thiết thực và không có tác động tốt đến cuộc sống của họ cũng như yếu tố thời gian Những người phụ nữ tham gia phong trào cũng chỉ ở mức độ thi hành các nội dung chính quyền giao cho, mà chưa được tham gia chủ động thể hiện qua các bậc thang hợp tác, ủy quyền và quản lý
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tham gia thấp và hoạt động hời hợt của nhiều phụ nữ địa phương vào cuộc vận động
Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với nhóm phụ nữ, Hội LHPN Phường
và Hội LHPN Quận nhằm cải thiện, thu hút và nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào CVĐ 5 Không 3 Sạch nói riêng và các hoạt động xã hội nói chung
Từ khóa tìm kiếm: sự tham gia, sự tham gia của phụ nữ, Hội LHPN Phường 5
Quận 3
Trang 12ABSTRACT
Women‟s participation in state management activities as well as nation‟s programs and local government contribute to promote the success of programs related to female While the reports showed that this success, in fact a number of women have not ever known and taken part in programs To study the current situation of the local women‟s participation as well as research factors which affect
to this one, the topic is Ward 5- District 3 Women‟s participation in campaign
“Bulding 5 - Not - 3 - Clean - Family” From there, making suggestions and recommendations to improve women's consciousness with this issues
The research applies to a face-to-face survey method, in-depth interviews and descriptive statistical analysis The research result illustrates that women participate
in this program is not good with many different reasons, they don‟t concern because they think it is waste time and is not helpful and unpractical for their life The women who participate in programs, were also at the levels of executing the contents assigned by the authorities Women have not been actively involved in proposing ideas, planning the content of the campaign and related issues through the steps of partnership, delegated power and citizen control This one leads to the reason for a low participation proportion and poor women‟s participation
In conlude, the research offers some solutions for women, Ward Women‟s Union and District Women‟s Union to improve, attract and enhance women‟s participation
in the “Building 5 - Not - 3 - Clean - Family” program as well as social activities
Keywords: Participation, Women‟s participation, Ward 5 – District 3 Women‟s
Union
Trang 13CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và hội nhập thì vấn đề giới được quan tâm thực hiện nhiều hơn, nghĩa là quyền lợi và vai trò của nam giới cùng nữ giới là ngang nhau, giảm tình trạng phân biệt đối xử, bất bình đẳng giới Gia đình được coi như tế bào của xã hội thì người phụ nữ cũng được ví như một hạt nhân của tế bào
này, họ có vai trò rất quan trọng trong xã hội ngoài thiên chức làm mẹ, chăm lo cho
gia đình
Điều này chứng minh rằng phụ nữ sẽ có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội,
quyền tiếp cận thông tin, quyền đóng góp ý kiến vào các chương trình vận động ở
địa phương mình sinh sống hoặc thậm chí là các chính sách, chương trình cấp nhà
nước khác quan trọng hơn Một điều không thể phủ nhận là trước xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi định kiến và thử
thách để vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, phát huy sự ảnh hưởng của bản thân đối với nhiều lĩnh vực (tham gia quản lý nhà nước, tham gia
xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ
nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại, v.v) Trước tình hình này, vai trò của phụ
nữ đã thật sự có thay đổi tích cực Tuy nhiên, việc tham gia vào các tổ chức có đúng như thế, chẳng hạn như Hội Liên hiệp phụ nữ - một tổ chức hội hỗ trợ phụ nữ phát
huy vai trò cũng như trách nhiệm của mình rõ nhất Theo con số thống kê thì số
lượng hội viên qua các năm có tăng rõ rệt, thế nhưng nhiều bằng chứng nêu ra rằng đây cũng chỉ là số liệu báo cáo, chạy theo chỉ tiêu chứ không sát thực tế vì các tầng
lớp phụ nữ tích cực tham gia thường xuyên chưa cao
Song đó, hội LHPN có nhiều chương trình vận động, kế hoạch nhằm tăng cường ý
thức phụ nữ vào quá trình xây dựng, phát huy chất lượng cuộc sống gia đình nói
riêng và xã hội nói chung Trong đó, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3
sạch” với mục tiêu đem đến cuộc sống gia đình chất lượng của các thành viên, góp
Trang 14phần phát triển một xã hội văn minh, hiện đại Chương trình với 8 tiêu chí đặt ra là
gia đình “không có đói nghèo”, “không có thành viên vi phạm pháp luật và tệ nạn
xã hội”, “không có bạo lực”, “không vi phạm chính sách dân số”, “không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học”, “sạch nhà”, “sạch bếp”, “sạch ngõ” Đây là cuộc vận động
nhằm giúp phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh
phúc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, hạn chế tình trạng
sinh con thứ 3 trở lên, trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học
TW Hội LHPN Việt Nam triển khai nhiều chương trình, đề án khác nhau với mục
đích chung là hỗ trợ phụ nữ thích nghi kịp với một xã hội phát triển – văn minh,
được đối xử bình đẳng, có quyền tham gia và đóng góp ý kiến Chẳng hạn đề án
“Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”, “Tuyên truyền, giáo dục, vận
động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ
giai đoạn 2017 – 2027”, mà “Xây dựng gia đình 5K 3S” cũng chính là một trong
những đề án tương tự nhằm tiến tới mục tiêu chung này Chương trình được TW
Hội LHPN Việt Nam thông báo từ năm 2010 và bắt đầu có hướng dẫn thực hiện
trên toàn quốc vào ngày 21/3/2014 Đến nay đã được 5 năm, thế nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như sinh con thứ 3, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội,v.v Điều này
đối với 1 phường thuộc quận trung tâm thành phố như Phường 5 Quận 3 thì rất khó chấp nhận, hình ảnh chưa đẹp và chuẩn mực khi các địa phương trong cả nước nhìn vào; đặc biệt là các vùng miền núi xa xôi khi quận thuộc thành phố lớn làm chưa tốt thì sao có thể thuyết phục những nơi khác thực hiện Bên cạnh đó, một thực trạng
nữa chính là số liệu về hội viên hay hộ gia đình tham gia còn mang tính hình thức,
chạy theo chỉ tiêu thành tích, chưa sát thực tế nên là cuộc vận động đạt kết quả không cao
Chính vì vậy, xuất phát từ thực trạng chung và chương trình của cuộc vận
động, tác giả quyết định chọn đề tài “Sự tham gia của nhóm phụ nữ sống trên địa
bàn Phường 5 Quận 3 vào các hoạt động của Hội LHPN TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu trường hợp cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” Mong
Trang 15muốn là nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ sinh sống trên địa bàn Phường 5 Quận 3 vào CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là hiểu được động lực tham gia và từ đó
chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ sống trên địa bàn
Phường 5 Quận 3 đối với cuộc vận động của Hội LHPN TP Hồ Chí Minh cũng như
đề án của TW Hội LHPN Việt Nam
Thông qua đó, tác giả phân tích và đánh giá để đưa ra đề xuất nhằm nâng cao sự
tham gia của phụ nữ cùng quá trình tương tác giữa nhóm đối tượng này với chính
quyền địa phương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Đánh giá mức độ tham gia vào chương trình của các tầng lớp phụ nữ đối với cuộc vận động
Mục tiêu 2: Tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự tham gia của các tầng lớp phụ
nữ đối với cuộc vận động
Mục tiêu 3: Giải pháp để nâng cao hiệu quả tham gia cuộc vận động của các
tầng lớp phụ nữ trên địa bàn Phường 5 Quận 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi thứ nhất: Các tầng lớp phụ nữ tham gia cụ thể vào chương trình hành
động trên ra sao?
Câu hỏi thứ hai: Những yếu tố nào tác động đến sự tham gia của phụ nữ vào chương trình?
Câu hỏi thứ ba: Những giải pháp nào để hoàn thiện và nâng cao quá trình tham
gia vào chương trình?
Trang 161.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của các nhóm phụ nữ vào cuộc vận động
“Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”
Đối tượng khảo sát: nhóm phụ nữ sống trên địa bàn Phường 5 Quận 3 thuộc các
độ tuổi, trình độ, công việc Đề tài chọn phụ nữ là đối tượng khảo sát vì CVĐ trên là một chương trình hoạt động do Hội LHPN quản lý với mục đích định hướng, tổ chức cho hội viên cũng như chị em phụ nữ trên toàn quốc thực hiện các tiêu chí mà CVĐ đề ra để bảo vệ cuộc sống gia đình của chính bản thân mình nói riêng và cuộc sống xã hội nói chung
Phạm vi nghiên cứu: Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh (Quý 1/2019)
1.5 Kết cấu đề tài
Đề tài được tiến hành nghiên theo kết cấu như sau:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của đề tài
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Chương này trình bày tổng quan các khái niệm về sự tham gia, khảo lược các tài liệu lý thuyết liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, vai trò và trở ngại của sự
tham gia, các nghiên cứu trước và khung phân tích đề xuất, giới thiệu cuộc vận động 5 Không 3 Sạch
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày về quy trình nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên
cứu và phương pháp chọn mẫu
Chương 4: Kết quả khảo sát
Trang 17Chương này trình bày thực trạng cuộc vận động, thông tin về đối tượng được điều tra, kết quả khảo sát về sự tham gia của phụ nữ đối với CVĐ 5K 3S và đề xuất giải pháp
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày tóm tắt kết luận về kết quả nghiên cứu, kiến nghị, hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 18CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1 Các khái niệm về sự tham gia cộng đồng
Sự tham gia là một cụm từ quen thuộc, sử dụng khá rộng rãi và có nhiều định nghĩa phù hợp cho từng lĩnh vực
Theo Florin, Paul (1990) tham gia là hoạt động mà ở đây các đối tượng tham gia vào quá trình ra quyết định của tổ chức, chương trình và nơi mà tạo ra sự ảnh hưởng với chính họ Thế nhưng, khái niệm khác do Trần Thị Thanh Hà (2009) nêu ra là sự thỏa thuận một cách chủ động, lâu dài và tích cực ở phía cộng đồng vào phát triển trong các quá trình từ lập kế hoạch, giám sát, đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng và lợi ích của phát triển cộng đồng
Đồng thời, sự tham gia còn được tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau và được các tác giả trong nước lẫn quốc tế định nghĩa:
Cohen và Uphoff (1977) định nghĩa tham gia là sự tham dự của người dân trong việc ra quyết định, thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi và đánh giá các chương trình phát triển
Paul (1987) tham gia lại là một chu trình chủ động qua đó người thụ hưởng, nhóm thân chủ ảnh hưởng và quá trình triển khai tổ chức một dự án phát triển với quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc những giá trị khác mà họ kỳ vọng
FAO (1982) cho rằng mối quan hệ với kinh tế và chính trị trong diện rộng xã hội được tạo nên từ chính sự tham gia của người dân; ngoài tham gia vào chương trình thì người dân nông thôn còn tự tổ chức, xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế, thực hiện và kiểm soát cả hành động ở Việt Nam
Trang 19 Trương Văn Truyền (2007) đưa ra nhận định là con người cùng tham gia vào một hoạt động nhằm phát triển địa phương, hoạt động sinh kế hay trách nhiệm với
xã hội
Nhìn chung, sự tham gia chỉ hành động tham dự vào một chương trình, dự án để
cùng tiến tới mục đích mong muốn, được đóng góp thông qua chính hành động, thái
độ của bản thân Khi quá trình này càng được tăng cao thì sự phát triển càng hiệu
quả với quá trình trao đổi cởi mở, sẵn sàng chia sẻ, nhận ý kiến và phản hồi giữa
người dân, cán bộ quản lý và địa phương; tuy nhiên việc kiểm soát và mức độ tham gia vào hoạt động còn tuỳ thuộc từng cá nhân cũng như hoàn cảnh cụ thể
Từ đó, sự tham gia của phụ nữ mang tính đặc trưng thông qua đặc điểm tâm sinh lý – xã hội giới Vấn đề này nói lên mối quan hệ, tương tác của phụ nữ đối với các
chương trình, dự án (bên liên quan)
2.1.1 Vai trò của sự tham gia cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng quyết định sự thành công hay thất bại của một chương trình hay kế hoạch được cơ quan, tổ chức cũng như Nhà nước đề ra Đây có thể được so sánh như một phương tiện hữu ích để kêu gọi tài nguyên, quá trình đóng góp và sử dụng tính sáng tạo của người dân vào các hoạt động Đồng thời, sức mạnh nhóm đối tượng tham gia sẽ tăng cao khi làm việc cùng nhau, trao đổi ý tưởng thì khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn cũng được mở rộng hơn
Kế đến, kết quả sẽ đáng mong đợi hơn khi đón nhận sự tham gia này vì chính họ
biết rõ nhất bản thân mình cần gì, điểm mạnh ra sao cũng như cần khắc phục hay
phát huy nguồn lực thế nào cho đúng cách Một điều không thể phủ nhận là một
cuộc dự án có hiện diện của sự tham gia luôn dễ dàng thành công do nhận được sự
đồng tình và khuyến khích từ cộng đồng, ngược lại nếu bị phản đối, càng ít quần
chúng tham gia thì càng khó có cơ hội phát triển bền vững
Sự tham gia của người dân là quan trọng do nhiều nguyên nhân, mà có thể bao
quát như:
Trang 20 Người dân vừa là đối tượng của các hoạt động vừa là người chủ thực sự của chính hoạt động đó
Thực hiện dân chủ cơ sở
Các hoạt động có thể xảy ra sẽ được hạn chế
Các hoạt động sẽ tăng được tính bền vững
Nguồn lực của cộng đồng có thể khai thác hiệu quả hơn
Người dân có thể tự nâng cao năng lực
Vậy vai trò của STG là quan trọng và vô cùng cần thiết cho hoạt động phát
triển cộng đồng, thúc đẩy người dân gắn kết cùng các chương trình mà đem lại mục tiêu chung cho xã hội Tuy nhiện, việc thực hiện cũng như triển khai không tránh
khỏi những hạn chế khiến sự tham gia chưa phát huy được hiệu quả
2.1.2 Trở ngại của sự tham gia
Khi một chương trình hành động được đưa ra sẽ không tránh khỏi việc người dân
mà ở đây chính là nhóm phụ nữ chưa thực sự quen với cách làm mới, dẫn tới cảm
giác e ngại Quá trình xây dựng năng lực cho các nhóm đối tượng tham gia cần nhiều thời gian – yếu tố cản trở tương đối rõ ràng với phụ nữ Hơn nữa, khi một
cuộc vận động được nêu ra đồng nghĩa với việc cần tuyên truyền, điều phối và triển khai thì vấn đề chi phí luôn là điều tiên quyết để lập kế hoạch Ngân sách yếu thì
việc thực hiện sẽ bị hạn chế, thông tin khó mang đến người tham gia, nhất là nhóm phụ nữ - đối tượng vẫn còn bị phân biệt giới tính, khả năng tiếp cận thông tin còn
thấp Đồng thời, khuôn mẫu trong cuộc sống hằng ngày có thể bị xáo trộn khi tiếp
cận chương trình mà Nhà nước đề ra
Ngoài ra, theo Ngân hàng phát triển châu Á (2003) chỉ ra chiều hướng mâu thuẫn
giữa hành vi quan liêu và các yêu cầu của sự tham gia chính là thách thức lớn nhất
của sự tham gia Đầu tiên, chính quyền thiếu kiên nhẫn trong huy động cộng đồng
Trang 21đã bỏ quên quá trình tham gia nhằm phục vụ lợi ích Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng lo ngại ảnh hưởng đến quyền lực và kiểm soát dự án khi người hưởng lợi có dấu hiệu không thích, dẫn tới không hợp tác Khả năng hiểu biết và tiếp cận thông tin của người dân cùng với phương pháp diễn đạt phía chính quyền cũng ảnh hưởng đến sự tham gia Kết quả là người dân tham gia không đầy đủ, giảm hiệu quả và ý nghĩa của sự tham gia
Hình 2 1: Các yếu tố cản trở sự tham gia
Nguồn: Nguyễn Nguyệt Huế, 2015
Tóm lại, sự tham gia từ phía cộng đồng hay nhóm đối tượng thụ hưởng nhất định sẽ bị cản trở bởi nhiều tác nhân xung quanh xuất phát từ đặc điểm nội tại của cộng đồng cũng như thái độ của chính quyền địa phương và các tổ chức bên ngoài
2.2 Khảo lược tài liệu
Lý thuyết về sự tham gia được trình bày bởi nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới Đầu tiên, lý thuyết của Arnstein bàn luận về nấc thang của sự tham gia lần đầu xuất hiện vào năm 1969 từ nguồn cảm hứng công việc quy hoạch đô thị của bà năm
1960 Theo Arnstein việc trao quyền lực cho người dân tăng dần thông qua sự tham
Trang 22gia mà được ví như một cái „thang‟ với các „nấc‟ Mỗi nhóm bước thang tương ứng với sự thay đổi về mức độ tham gia của người dân Bà tập trung vấn đề vào mức độ tham gia thông qua 8 nấc thang (bị điều khiển, liệu pháp, chia sẻ thông tin, tham
vấn, động viên, hợp tác, uỷ quyền và dân quản lý) với 3 cấp độ tham gia (không
tham gia, tham gia mang tính hình thức, người dân kiểm soát) Cấp độ tham gia càng cao thì người dân sẽ càng có “quyền lực” cao hơn
Mức độ không tham gia gồm có bị điều khiển và liệu pháp “Bị điều khiển”
là người dân không tham gia vào bất kì khâu nào trong quá trình ra quyết định, mọi việc do nhà nước thực hiện và thuê ngoài mà ý kiến của người dân sẽ không được quan tâm hoặc tôn trọng “Liệu pháp” ý kiến của người dân bắt đầu được xem xét hơn bởi người đại diện của chính quyền, thực hiện theo chính quyền nhưng lại không nắm rõ những điều mình đang làm
Mức độ tham gia hình thức gồm thông tin, tham vấn và động viên “Thông tin” nhận được thông tin về chương trình (thường là thông tin một chiều), người dân chỉ tham gia trả lời câu hỏi nhưng không được phản hồi hay cùng phân tích thông tin mình góp ý Nội dung “Tham vấn” thì người dân sẽ tham gia các cuộc họp đối thoại, buổi lấy ý kiến do chính quyền tổ chức mà gần như chỉ là hình thức, mang
tính chất tham khảo là chính chứ không được tham gia vào quá trình ra quyết định
“Động viên” uỷ ban đại diện được bầu ra bởi chính người dân nhằm ghi nhận, lắng nghe của mình, đây là cách thể hiện quyền lực của người dân
Mức độ người dân quản lý gồm hợp tác, uỷ quyền và người dân kiểm soát Nội dung “hợp tác” thể hiện việc phối hợp cùng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm
trong quá trình lên kế hoạch, quyết định giữa nhà nước và người dân “Uỷ quyền” quyền quyết định thuộc về người dân, quyền lực và các vị trí trong uỷ ban cũng chủ yếu thuộc về họ, người dân sẽ ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với hành động của chính mình “Người dân kiểm soát” thể hiện quá trình người dân tự lên kế hoạch hành động, chính sách và cả việc quản lý chương trình nhằm để đáp ứng nhu cầu thực tế của mình
Trang 23Hình 2 2: Sơ đồ thang đo sự tham gia của Arstein.
và công cụ phù hợp cho quá trình
Thông báo quyết định giúp cung cấp cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định
Xây dựng năng lực nhằm hướng dẫn cộng đồng trong những tình huống đặc biệt hoặc vấn đề để tăng kiến thức, năng lực và thay đổi cách cư xử với chương trình tham gia
Tăng cường mối quan hệ giúp cán bộ quản lý, chính quyền địa phương tạo lập mối quan hệ tốt hơn với cộng đồng
Trong ba nguyên tắc chính của mô hình tam giác can dự được mở rộng gồm 10 mục tiêu cơ bản để đạt được mục tiêu đề ra
Trang 24Hình 2 3: Mô hình tam giác can dự (Phụ lục 1)
Nguồn: Amy Hubbard, 2015
Samuel Paul (1987) khi phân tích về sự tham gia của cộng đồng vào dự án
phát triển tiếp cận tham gia là một quá trình tích cực mà người thụ hưởng hay nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án phát triển với mục đích tăng
thu nhập cho họ, tăng trưởng cá nhân, tự lực và những lợi ích khác mà họ mong
muốn Thứ nhất, khái niệm này đặt trong bối cảnh tham gia là dự án phát triển chứ
không phải ở cấp độ chính trị như bỏ phiếu bầu cử, các cuộc vận động hành lang
chính trị,v.v, dù không thể phủ nhận rằng sự tham gia của chính phủ tạo môi trường thuận lợi cho tham gia của cộng đồng Thứ hai, vai trò trọng tâm nhất thuộc về sự
tham gia của người dân hay người thụ hưởng chứ không phải của cán bộ quản lý và nhà tài trợ trong dự án Thứ ba là tham gia cộng đồng là sự hợp tác của những người thụ hưởng theo nhiều cách với nhu cầu, sở thích của họ vào phát triển dự án Thứ tư, sự tham gia này là không được xem là quá trình chia sẻ lợi ích dự án cho
nhóm riêng mà đem lại lợi ích cho cả các nhóm yếu thế hơn
Trang 25Các mục tiêu của sự tham gia cộng đồng trong bối cảnh nghiên cứu của ông là công
cụ trao quyền, sự đóng góp của người dân cho dự án, tăng hiệu quả cho dự án, nâng cao năng lực cho chính người hưởng lợi và cải thiện hiệu quả cho dự án đưa ra
Theo nghiên cứu này có 4 cấp độ trong sự tham gia cộng đồng: chia sẻ thông tin,
hội đàm (cùng bàn bạc), ra quyết định, khởi xướng cho một hành động
Ngoài ra, ở bài nghiên cứu “Hướng dẫn cho sự tham gia hiệu quả” của David
Wilcox (1994) và cũng được Tổ chức từ thiện quốc tế vì sự phát triển tránh nghèo
đói (Voluntary Service Overseas) chuyển thể thì có 5 cấp độ tham gia theo thứ tự
tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 5:
Cấp độ 1 (Thông tin): phía cơ quan hay cán bộ quản lý dự án nói cho mọi
người kế hoạch để họ được thông báo về những gì đang xảy ra Việc này được thực hiện trong những buổi họp hoặc những phiếu thông báo, tờ hướng dẫn một cách rõ ràng Việc tham gia thụ động hơn là chủ động, không tăng năng lực cho người dân địa phương Những kế hoạch, hoạt động đã được lập sẵn do người dân
Cấp độ 2 (Tư vấn): cung cấp một số lựa chọn và lắng nghe phản hồi nhận
được Quyết định được đưa ra có tính đến kết quả tham vấn thông qua thảo luận
nhóm hoặc phỏng vấn, nhưng quyền lực vẫn thuộc về bên quản lý dự án
Cấp độ 3 (Quyết định cùng nhau): khuyến khích mọi người cung cấp thêm một số ý tưởng và lựa chọn, tham gia quyết định phương án tốt nhất Việc này được thực hiện thông qua ban dự án hoặc những sáng kiến cộng đồng sử dụng hoạt động
có sự tham gia, để khuyến khích phối hợp cùng nhau trong việc phân tích, lập kế
hoạch, và ra quyết định Nhiều người thuộc các bên tham gia, hoặc các bên liên quan, có cơ hội để tự tăng năng lực và làm chủ tiến trình
Cấp độ 4 (Hành động cùng nhau): không chỉ tham gia quyết định các lợi
ích khác nhau, mà còn tạo nên một quan hệ đối tác để thực hiện nó Người dân địa phương được tham gia trong tất cả giai đoạn của tiến trình và có sự chia sẻ quyền
lực như nhau Cơ quan phát triển dự án đóng vai trò đối tác và xúc tác nhiều hơn
Trang 26 Cấp độ 5 (Hỗ trợ các sáng kiến cộng đồng độc lập): giúp cộng đồng làm
những gì họ muốn bằng cách tài trợ, tư vấn và hỗ trợ nếu người dân cần trong khi quyền lực và kiểm soát thuộc về người dân
Hình 2 4: Các mức độ tham gia của cộng đồng
Nguồn: David Wilcox, 1994
Nhiều nghiên cứu phân tích mức độ tham gia của công dân Theo quan điểm của
Heller, Price, Reinharz, và Wandersman (1984) cho rằng sự tham gia của người dân chính là quá trình mà mỗi cá nhân tham gia vào việc ra quyết định liên quan đến thể chế, các chương trình và môi trường - nơi tác động đến đời sống người dân Trong khi, một số tác giả cũng đưa ra các quan điểm để diễn tả mức độ tham gia của người dân xét từ nhiều khía cạnh Ở lập trường người dân, theo Brager và Specht (1973) thì mức độ tham gia là một chuỗi hành động từ thấp đến cao theo hướng tăng mức độ quyền lực tới khi người dân có quyền kiểm soát đối với hoạt động liên quan đến bản thân họ
Cấp độ và lập trường
Hỗ trợ sáng kiến độc lập cộng đồng Hành động cùng nhau
Quyết định cùng nhau
Tư vấn Thông tin
Trang 27Hình 2 5: Mô hình tham gia
Nguồn: Brager và Specht, 1973 Nhìn chung, sự tham gia có nhiều mức độ tham gia khi xét từng góc độ khác nhau cũng như thực tế mỗi hành động, chương trình Chính vì vậy, muốn sử dụng đúng
mô hình phù hợp để xác định ra được vấn đề hay mức độ tham gia của cộng đồng cần kết hợp giữa thực tế với lý thuyết mà chọn ra yếu tố ảnh hưởng Vai trò của sự tham gia rất quan trọng trong quá trình thực hiện hành động và định hình nội dung theo đuổi Điều này được trình bày phần bên dưới
Bên cạnh đó, trong nước và quốc tế, nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng vào chương trình hay hoạt động nào đó, mỗi nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động có thể giống và khác nhau nhưng tổng thể đều hướng
Trang 28về cùng một mục đích là nêu ra các nhân tố nào hạn chế và thúc đẩy sự hợp tác của
cộng đồng vào quá trình tham gia các hoạt động do cơ quan nhà nước triển khai
nhằm đem lại hiệu quả và thành công cho mục tiêu đề ra
Trong bài nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới” của tác giả Nguyễn Nguyệt Huế (2015) lại cho rằng có 2 nhóm nguyên nhân
chính xuất phát từ phía cộng đồng và phía chính quyền dẫn tới cản trở cho quá trình tham gia của người dân như khả năng tếp cận thông tin, nguồn lực tham gia, cơ chế đại diện, thẩm quyền ra quyết định, thái độ chính quyền với cộng đồng, cơ sở pháp
lý
Lưu Thị Tho và Phạm Bảo Dương (2013) trong việc phân tích sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo ở 1 số địa phương miền núi phía
Bắc cho rằng quá trình tham gia sẽ bị tác động bởi 5 nhân tố là cơ cấu chính sách -
giải pháp huy động, năng lực – ý thức của nhóm cộng đồng, nguồn lực – khả năng
tiếp cận nguồn lực, thành phần dân tộc – phong tục tập quán, yếu tố giới Giải pháp
đề xuất chủ yếu tập trung vào nâng cao năng lực người tham gia, tuyên truyền cũng như các phương án hỗ trợ thêm từ cấp nhà nước
Công ty Mekong Economics (2005) đã chỉ ra các lý do cho sự tham gia yếu kém
của người dân đối với phát triển giao thông nông thôn là cơ chế cho sự tham gia
không thực tế, người dân thiếu hiểu biết về chuyên môn, sự tham gia của người dân không được các nhà tài trợ xem trọng, không có quy chế cụ thể về sự tham gia của
cộng đồng và cơ cấu thể chế, năng lực
Nguyễn Thị Khánh Hòa (2009) trong bài nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ trong các dự án cấp nước sạch thì các nhân tố tạo ra ảnh hưởng yếu tố cá nhân (năng lực, trình độ, địa vị, tâm lý), gia đình (kinh tế, chồng), văn hóa xã hội (các
chính sách) và điều kiện tự nhiên – địa lý
So với sự tham gia cộng đồng thì sự tham gia của phụ nữ sẽ có những điểm đặc
biệt riêng, ngân hàng Thế giới (1994) phân tích các hạn chế đối với vấn đề này trong giáo dục, sức khỏe, rào cản của cán bộ dự án, về thời gian và rào cản pháp
luật, vai trò phụ nữ ở nhà và bên ngoài Yếu tố thúc đẩy cản trở chung trong sự
Trang 29tham gia của phụ nữ, dù theo các lãnh đạo tổ chức thì nhóm đối tượng này cam kết đối với tổ chức cũng như dành nhiều thời gian hơn so với nam giới (Conrad Kottak)
Nhìn chung, mỗi trường hợp nghiên cứu cụ thể sẽ có từng nhân tố nhất định ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân/ cộng đồng cùng khung lý thuyết khác nhau, nhưng đây vẫn có thể xem là nguồn tham khảo hữu hiệu cho nghiên cứu này
Từ kinh nghiệm các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về mô hình sự tham gia được trình bày ở trên, kết hợp với thực tiễn của Hội LHPN Phường 5 Quận 3 thì mô hình nghiên cứu tiến hành xác định các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhóm phụ nữ sống trên địa bàn Phường 5 Quận 3 vào cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch Phường 5 dựa trên cở sở lý thuyết của Arnstein (19698) về 8 mức độ tham gia của người dân:
Trang 30Bảng 2 1: Khung phân tích đề xuất
Sự tham gia của phụ nữ
Người dân quản lý
Hợp tác
Uỷ quyền
Người Dân quản
lý
Tham vấn Động viên
Thông tin
Tham gia hình thức
Bị điều khiển
tham gia
Nguồn: Tác giả đề xuất
Trang 312.3 Giới thiệu cuộc vận động 5 Không 3 Sạch
Đây là cuộc vận động do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc” theo tinh thần nghị quyết Đại hội phụ nữ lần thứ X và góp phần thực hiện chỉ thị 49- CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí Thư TW Đảng về xây dựng
gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình
TW Hội phát động Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” năm 2010 gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” TW Hội LHPN ban hành Nghị quyết số 03/NQ-BCH ngày 11/1/2013 về đẩy mạnh thực hiện chương trình này với 8 tiêu chí cụ thể được yêu cầu bao gồm “5 không” và “3
sạch”:
Không đói nghèo: gia đình vượt qua ngưỡng nghèo (thu nhập bình quân phải
từ 1.750.000 đồng / người/ tháng, đảm bảo việc ăn - ở - mặc – chi tiêu mức trung
bình của xã hội, phương tiện cho nhu cầu tối thiểu cần có
Không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội: gia đình tuân thủ đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật Thành viên trong gia đình không vi phạm pháp
luật hay liên quan đến tệ nạn xã hội
Không có bạo lực gia đình: mọi người trong gia đình yêu thương, hòa thuận, yêu thương, kính trên nhường dưới, đối xử công bằng và bình đẳng giữa con trai
con gái, con dâu, con rể trong nhà
Không vi phạm chính sách dân số, không phá thai vì giới tính hay phân biệt
đối xử con trai và con gái, không sinh con thứ 3 trở lên (trừ 7 trường hợp quy định
tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP) (Phụ lục 2)
Không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học, được đảm bảo về thể chất và trí tuệ,
đi học đúng độ tuổi, bỏ học giữa chừng
Trang 32 Sạch nhà: phụ nữ đảm bảo vệ sinh thân thể cùng chăm sóc sức khoẻ các thành viên; giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Sạch bếp: gắn với giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Sạch ngõ: ý thức giữ gìn, bảo vệ và xây dựng môi trường khu dân cư, nơi
sinh sống, không để rác thải làm gây hại đến sức khoẻ cộng đồng và mỹ quan đưởng phố
CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” chính thức được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Trong giai đoạn 2017-2020,
Hội LHPN TP.HCM đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể trong thực hiện CVĐ gắn với xây
dựng nông thôn mới là: giúp thêm 3.000 hộ đạt tám tiêu chí của CVĐ; đến năm
2020, có 225 phường, xã hoàn thành chỉ tiêu “85% hộ đạt tiêu chí 3 sạch”, hằng
năm, mỗi quận/huyện xây dựng và trang trí được ba tuyến hẻm đạt tiêu chí “sạch
ngõ”
Cuộc vận động trên với mục đích giúp cho các tầng lớp phụ nữ nâng cao sự hiểu
biết và nhận thức trong việc phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của người vợ,
người mẹ hay thậm chí là một thành viên trong mỗi gia đình, tổ chức tốt cuộc sống
kết hợp nuôi, dạy con cái, hạn chế tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình mình, giữ
trật tự an ninh Đồng thời, một mục tiêu khác của hoạt động này là hỗ trợ phụ nữ tổ
chức gia đình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế gia đình nói riêng và xã hội nói
chung, cộng đồng văn minh Bên cạnh đó, đây còn là cách thức hữu ích khuyến khích nhóm đối tượng này tham gia vào các chương trình lớn của Quốc gia như
“Xây dựng nông thôn mới”, chương trình mục tiêu quốc gia, v.v
Trang 33CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày phương pháp triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu
3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Tác giả đề xuất
Xác định vấn đề sẽ nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Thực trạng vấn đề
Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ
Thu thập số liệu khảo
sát
-Phân tích dữ liệu -Phân tích định tính -Phân tích định lượng
Báo cáo kết quả, kết luận và kiến nghị
Trang 343.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài kết hợp giữa hai phương pháp định lượng và định tính thông qua kết quả khảo sát tại địa bàn phường Việc
thu thập thông tin, dữ liệu về các yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ sống
trên địa bàn phường 5 quận 3 vào cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch
sẽ đáp ứng cho đề tài nghiên cứu Phương pháp đã được áp dụng để điều tra, phỏng vấn sâu một số đối tượng như trên để có cái nhìn tổng quan hơn, nhận định được
sức ảnh hưởng của các yếu tố tác động
Số liệu thứ cấp: Thu thập từ báo cáo 6 tháng và báo cáo 1 năm về kết quả thực
hiện cuộc vận động, số liệu thống kê của hội LHPN Phường
Số liệu sơ cấp: Tác giả tổng hợp kết quả tại 160 phiếu điều tra để hình thành nguồn số liệu
Phân tích thống kê mô tả được áp dụng chủ yếu, đánh giá, nhận xét dựa trên kết
quả khảo sát nhóm đối tượng phụ nữ sinh sống trên địa bàn phường 5 Đồng thời,
việc thể hiện số liệu dưới dạng so sánh tỷ lệ, bảng biểu nhằm tạo tính liên kết và
tổng quan hơn giữa các yếu tố tác động
Từ đó, phân tích những mặt đạt được, hạn chế trong việc nâng cao sự sự tham gia cũng như cải thiện chương trình So sánh, đánh giá các chỉ số, yếu tố liên quan đến
sự tham gia của phụ nữ để thấy rõ nét sự thay đổi, tính hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện
3.3 Phương pháp chọn mẫu
Quá trình chọn mẫu là vô cùng quan trọng vì số lượng mẫu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu Kích thước mẫu càng lớn thì kết quả sẽ càng chính
xác, tuy nhiên, trong điều kiện giới hạn về thời gian, công sức và chi phí nên việc
lựa chọn mẫu cũng như cỡ mẫu chỉ cần theo nguyên tắc mức tối thiểu cần thiết nhằm đảm bảo độ tin cậy cho kết quả khảo sát
Phương pháp chọn mẫu xác suất thường khó áp dụng hơn phương pháp chọn mẫu phi xác suất vì lý do thời gian, nhân lực và cả chi phí thực hiện Chẳng hạn,
danh sách được chọn một cách ngẫu nhiên rằng một hộ thuộc địa chỉ cố định nào đó
Trang 35sẽ được phỏng vấn nhưng khi đến nơi thì họ không có ở nhà hoặc do bận công ăn việc làm không thể tham gia khảo sát, thậm chí là đã chuyển đến nơi tạm trú Chính
vì thế, công cụ chọn mẫu xác suất rất dễ dàng gặp trở ngại trong điều kiện hạn chế
về thời gian, nên đề tài nghiên cứu chọn phương pháp phi xác suất với mục đích dễ dàng tiếp cận đối tượng cũng như họ sẵn sàng trả lời bảng hỏi Đồng thời, điều này giúp tiết kiệm nguồn lực, chi phí cho việc thu thập thông tin trong hoàn cảnh hạn chế về thời gian
Đối tượng khảo sát của đề tài là nhóm phụ nữ không tham gia và tham gia cuộc vận động “5 Không 3 Sạch” sống trên địa bàn phường 5 quận 3 Phường 5 có 4 khu phố bao gồm 65 tổ dân phố (TDP) Tác giả chọn khảo sát 40 TDP thuộc các khu phố Do việc đồng ý tham gia khảo sát hay không tuỳ thuộc rất lớn vào tâm lý cá nhân của người trả lời, nên tác giả không thể áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất, mà thay vào đó là phương pháp phi xác suất Do số lượng TDP không đồng đều giữa các khu phố nên đề tài áp dụng phương pháp phi xác xuất hạn ngạch theo
tỷ lệ Tác giả chọn 60% tổng số TDP để trả lời bảng khảo sát lần lượt là 13, 11, 5,
và 11 TDP cho KP1, KP2, KP3, KP4 TDP chọn 4 quan sát, gồm 2 cá nhân tham gia và 2 cá nhân không tham gia cuộc vận động “5 Không 3 Sạch” Kích thước mẫu
là (13 + 11 + 5 +11) x 4 cá nhân bằng 160 quan sát
Bên cạnh đó, phương pháp định tính được sử dụng thông qua phỏng vấn sâu một số đối tượng thuộc chi hội phụ nữ, phụ nữ không tham gia và tham gia cuộc vận động
và cán bộ quản lý chương trình
Trang 36CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ Phường 5 Quận 3 vào cuộc vận động “5 Không 3 Sạch” (CVĐ 5K 3S) Sự tham gia của phụ
nữ vào CVĐ là vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đến sự thành công của
chương trình Dựa vào khung phân tích của đề tài, các nội dung khảo sát sẽ được
phân tích và diễn giải chi tiết
4.1 Thực trạng triển khai cuộc vận động 5K 3S
Hướng dẫn thực hiện số 06/HD- ĐCT của cuộc vận động “5 Không 3 Sạch” được Hội LHPN Việt Nam ban hành vào ngày 21/03/2014, và chính thức được đưa vào triển khai thực hiện rộng rãi Mục đích là góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thực hiện tốt công tác gia đình và đảm bảo an sinh xã hội tạo nền tảng
để đảm bảo bình đẳng giới, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương
nói riêng và cả nước nói chung Chương trình chia thành hai nhóm không và sạch,
gồm 8 tiêu chí:
Nội dung 5 không: không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn
xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy
dinh dưỡng và bỏ học
Nội dung 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ
Đối tượng triển khai là phụ nữ, nữ giới và các hộ dân sinh sống trên địa bàn
Phường 5 Quận 3 Phương thức hoạt động là bám sát các tiêu chí trong CVĐ và cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và triển khai rộng cho phụ
nữ cùng thực hiện Các gia đình hội viên và phụ nữ được khuyến khích đăng ký và
bình xét các tiêu chí, gắn với phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” Định kì cuối năm một lần, kết quả được
Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xem xét và công nhận danh hiệu “Gia
đình văn hóa”
Trang 37Ngày 20/9/2017, Ban thường vụ Hội LHPN Quận 3 ban hành bổ sung hướng dẫn số 04/HD-BTV thực hiện CVĐ giai đoạn 2017-2020 Trong đó, phương thức triển khai được nêu ra:
Gia đình không đói nghèo
Tiêu chí đánh giá đạt :
Kết quả “Đạt” tiêu chí này khi hộ gia đình không nằm trong danh sách hộ nghèo
(thu nhập bình quân >1.750.000 đồng/người/tháng và điểm thiếu hụt 05 chiều xã hội dưới 40 điểm theo tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hồ Chí Minh)1
Phương pháp đánh giá :
Sử dụng kết quả điều tra của phường ở thời điểm cuối năm trước làm căn cứ đánh giá Trường hợp các hộ thuộc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì không tính (Theo nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội)
Gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội
Tiêu chí đánh giá đạt:
Các thành viên trong gia đình chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, không ai mắc tệ nạn
xã hội như ma túy, cờ bạc, lô đề, mại dâm, v.v
Đối với gia đình có người từng vi phạm, nhưng đã khắc phục trong năm không còn
Trang 38 Gia đình không bạo lực
Gia đình không vi phạm chính sách dân số
Tiêu chí đánh giá đạt:
Không thực hiện các hành vi lựa chọn hay phá thai vì giới tính thai nhi; không
phân biệt đối xử giữa con trai và con gái
Không sinh con thứ ba trở lên (trừ 7 đối tƣợng theo quy định của Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010)2, hoặc gia đình đã có con thứ ba trở lên cam kết
không sinh thêm con và áp dụng biện pháp tránh thai an toàn
Trang 39Trẻ 05 tuổi đƣợc phổ cập giáo dục mầm non, trẻ từ 6 đến 15 tuổi đƣợc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp)
Phương pháp đánh giá :
Đánh giá qua rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí trong năm
Sạch bếp
Tiêu chí đánh giá đạt :
Giữ gìn nơi đun nấu, nồi, xoong, chén, dĩa, đồ đựng thức ăn luôn sạch sẽ, gọn
gàng, hợp vệ sinh; đảm bảo an toàn thực phẩm
Trang 40quan và sức khỏe con người, có thùng chứa rác thải và thực hiện phân loại rác tại
nguồn theo hướng dẫn
Tham gia xây dựng cảnh quan, môi trường của cộng đồng xanh – sạch – đẹp
Phương pháp đánh giá :
Đánh giá qua rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí trong năm
Hội LHPN có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và theo dõi quá trình triển khai CVĐ Tổ trưởng
tổ phụ nữ phối hợp cùng tổ trưởng và tổ phó TDP hỗ trợ các hộ gia đình thực hiện tốt nhằm phát triển kinh tế xã hội và xây dựng xã hội văn minh
Trong báo cáo về công tác triển khai và thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5K 3S” của UBND Phường 5 Quận 3, Hội LHPN Phường đã tổ chức các buổi tuyên truyền và phát hành 3.313 tờ bướm về thông tin của chương trình đến với hội viên và nhóm phụ nữ sống trên địa bàn phường trong năm 2017 Đồng thời, Hội phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khác để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ trong việc tham gia CVĐ này hơn Trong đó, trạm y tế phường tổ chức buổi tập huấn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho các bậc cha mẹ nhằm phát huy và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng Ngoài ra, những trường hợp gặp khó khăn chưa thể tham gia thực hiện tốt các tiêu chí của CVĐ cũng nhận được sự giúp đỡ từ phía địa phương như cấp nhà tình thương, thẻ bảo hiểm y tế, quà dịp lễ Vu lan và nhiều suất học bổng Kết quả Hội nêu ra là tỷ lệ hộ gia đình đăng ký là hơn 90% tổng số hộ trên địa bàn phường Trong đó, phía địa phương hỗ trợ 18 thẻ bảo hiểm y
tế cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2017, 45 xuất quà nhân dịp lễ Vu lan và 42 xuất học bổng Nguyễn Thị Minh Khai
Tuy nhiên trong thực tế khi khảo sát thì mức độ hiểu biết cũng như tham gia cuộc vận động 5K 3S của phụ nữ lại không được như kỳ vọng