BÁO CÁO GIỮA KỲ,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, DƯỢC LIỆU,MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU ,VÀ BỘT DƯỢC LIỆU(LONG NÃO)
Trang 1ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
--BÁO CÁO GIỮA KỲ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU VÀ BỘT DƯỢC LIỆU
(LONG NÃO)
(Cinnamomum camphora (L.) Presl Lauraceae)
Người thực hiện: Vũ Thị Ngọc An
Trần Thị Mỹ Hà
Buổi thực tập : Chiều thứ 7
Trang 2I THỰC VẬT HỌC
I.1 Tên gọi
Tên Việt Nam : Long não
Tên gọi khác : Chương não, rã hương
Tên khoa học : Cinnamomum camphora (L.) Presl.
I.2 Phân loại thực vật
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae)
Bộ Long Não (Laurales)
Họ Long Não (Lauraceae) Chi Cinnamomum
I.3 Đặc điểm thực vật
Mô tả cây
Long não là một loại cây thân gỗ, lớn, có thể cao tới 20 - 30 m Vỏ thân dày, nứt nẻ theo chiều dọc
Tán lá rộng Lá có cuống dài, mọc so le, không có lá kèm, gân lá hình lông chim Bề mặt lá nhẵn và bóng, có mùi long não khi vò nát Mặt trên phiến lá long não, đoạn gần cuống, ở gốc của gân chính và 2 gân phụ lớn nhất có 2 tuyến nhỏ
Cụm hoa hình sim 2 ngả ở ngọn cành Hoa nhỏ màu vàng lục Quả mọng đựng trong đế hoa tồn tại và rắn lại, mọc thành cụm, khi chín có màu đen, đường kính khoảng 1 cm Hạt không nội nhũ Mùa hoa tháng 3 – 4, mùa quả tháng 10 – 11
Phân bố, sinh thái
Long não được trồng lâu đời và được khai thác camphor từ thế kỷ XIII Nơi phát triển nhất là Đài Loan, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Bắc Phi, Pháp
Ở Việt Nam, long não được trồng ở các tỉnh miền núi Ở các thành phố lớn, long não được trồng để cho bóng mát
Trang 3Hình I.1 Một số hình ảnh về cây long não
II BÓC TÁCH BIỂU BÌ
Biểu bì gồm các tế bào hình đa giác xếp khít nhau, vách uốn lượn, chứa nhiều diệp lục Lỗ khí tập trung nhiều ở biểu bì dưới, kiểu song bào Biểu bì trên không quan sát thấy lỗ khí
Trang 4Hình II.1 Mảnh biểu bì lá long não (40x)
(a), (b): biểu bì trên; (c), (d), (e), (f): biểu bì dưới có lỗ khí kiểu song bào
III VI PHẪU LÁ
Trang 5Hình III.1 Vi phẫu lá long não (10x)
(a), (b): Vi phẫu lá không qua tuyến tiết (c): Vi phẫu lá cắt ngang tuyến tiết
(a)
(b)
(c)
Trang 6Mô dày góc
Mô mềm
Mô cứng
Mô mềm gỗ Mạch gỗ 1 Libe 1
Mô cứng
Mô mềm
Mô dày góc Cutin
Hình III.2 Một phần vi phẫu lá (10x)
Mô tả vi phẫu lá
Gân chính
Lồi ở cả 2 mặt, mặt trên lồi nhẹ, mặt dưới lồi tròn Biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi 1 lớp tế bào gần tròn, nhỏ, xếp đều đặn Lớp cutin mỏng Dưới lớp biểu bì là 3 – 4 lớp tế bào
mô dày góc, nhiều ở biểu bì dưới Mô mềm gồm những tế bào vách mỏng, hình tròn hay đa giác, kích thước không đều, tế bào kích thước lớn tập trung ở phía trong Rải rác trong vùng
mô mềm có các tế bào hóa mô cứng Cụm libe – gỗ hình cung nằm giữa gân lá, với cung gỗ ở trên, libe ở dưới, bao quanh bởi vòng mô cứng không liên tục gồm 2 – 3 lớp tế bào hình đa giác Mạch gỗ xếp thành các dãy, hình đa giác hay bầu dục, không đều, xen kẽ giữa các tế bào
mô mềm gỗ nhỏ, hình đa giác Libe xếp thành từng đám nằm dưới mạch gỗ
Phiến lá
Biểu bì trên và dưới gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng bao ngoài Biểu bì dưới
có lông che chở đơn bào hay đa bào, ngắn, nằm rải rác Dưới lớp biểu bì là mô mềm giậu gồm
1 – 2 lớp tế bào hình chữ nhật, thẳng góc với biểu bì Mô mềm khuyết gồm 2 – 3 lớp tế bào hình tròn hoặc đa giác, xếp chừa những khuyết to hay nhỏ Vùng thịt lá chứa nhiều tinh bột và các tế bào tiết tinh dầu
Biểu bì
Trang 7Hình III.3 Sơ đồ cấu tạo vi phẫu lá long não
Vi phẫu lá cắt ngang tuyến tiết
Hai tuyến tiết nằm trong phần thịt lá sát 2 bên gân chính, tiết diện lớn so với bề dày phiến lá, trống, vòng ngoài gồm 2 – 3 lớp tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, vách tẩm chất gỗ Trong tuyến tiết có lông tiết và dịch tiết
Trang 8Cutin Biểu bì
Mô dày
Mô mềm
Mô cứng
Mô cứng
Mạch gỗ 1
Mô mềm gỗ
(a)
(b)
Trang 9Mạch gỗ 1
Mô mềm gỗ Libe 1
Mô cứng
Mô mềm
Mô mềm
Mô dày Biểu bì Cutin
Hình III.4 Chi tiết vi phẫu lá (gân chính) từ biểu bì trên xuống biểu bì dưới (40x)
(a) (b) (c) (d)
(c)
(d)
Trang 10Hình III.5 Cụm libe – gỗ (40x)
Hình III.6 Chi tiết vi phẫu phiến lá (40x)
Lông che chở
Trang 11Hình III.7 Vi phẫu lá cắt ngang tuyến tiết (40x)
Hình III.8 Lông tiết chân đa bào (40x)
Trang 12IV BỘT DƯỢC LIỆU
IV.1 Cảm quan
Bột lá màu nâu sẫm, có mùi thơm
Hình IV.1 Bột dược liệu
IV.2 Mô tả cấu tử
Mảnh biểu bì trên với các tế bào hình chữ nhật hay đa giác xếp khít nhau Mảnh biểu bì dưới
có lỗ khí kiểu song bào Lông che chở đơn bào hay đa bào Tinh bột nhiều, nhỏ, hình tròn, đứng riêng hay tập trung thành đám Mảnh mạch xoắn
Trang 13Hình IV.2 Mảnh biểu bì (40x)
(a), (b), (c): Mảnh biểu bì trên; (d): Mảnh biểu bì dưới mang lỗ khí
Trang 14Hình IV.3 Lông che chở
Hình IV.4 Mạch xoắn Hình IV.5 Đám hạt tinh bột