1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tình hình mắc bệnh Viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại trang trại TH True Milk tỉnh Nghệ An và đánh giá các phác đồ điều trị

59 537 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Khảo sát tình hình mắc bệnh Viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại trang trại TH True Milk tỉnh Nghệ An và đánh giá các phác đồ điều trị Khảo sát tình hình mắc bệnh Viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại trang trại TH True Milk tỉnh Nghệ An và đánh giá các phác đồ điều trị Khảo sát tình hình mắc bệnh Viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại trang trại TH True Milk tỉnh Nghệ An và đánh giá các phác đồ điều trị

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Ngành: Thú y

Đề tài “Khảo sát tình hình mắc bệnh Viêm tử cung ở đàn

bò sữa nuôi tại trang trại TH True Milk tỉnh Nghệ An

Trang 2

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Ngành: Thú y

Đề tài “Khảo sát tình hình mắc bệnh Viêm tử cung ở đàn

bò sữa nuôi tại trang trại TH True Milk tỉnh Nghệ An

Trang 3

Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các Thầy, Cô giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Nghệ An đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong các bộ môn đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc Sỹ Nguyễn Đình

Tường, giảng viên khoa Thú Y - Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại Học Kinh

Tế Nghệ An , thầy đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới Công Ty Cổ Phần Sữa TH True-Milk, cùng toàn thể kỹ sư, bác sĩ thú y và công nhân trang trại đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, đã trực tiếp hướng dẫn tôi, chỉ bảo tôi rất nhiệt tình trong quá trình tôi tham gia thực tập ở trại.

Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập.

Trong quá trình thực tập, bản thân tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự quan tâm, góp ý của các Thầy Cô để tôi được trưởng thành hơn trong công tác sau này.

Cuối cùng, tôi xin kính chúc toàn thể các Thầy Cô giáo trong khoa Thú

Y cùng gia đình và bạn bè luôn luôn mạnh khỏe và công tác tốt.

Vinh, ngày 16 tháng 9 năm 2019

Sinh viên

Đặng Hoàng Chinh

Trang 4

Bảng 1.1 : Lịch phòng bệnh bằng vacxin cho đàn bò sữa của trại 10

Bảng 4.2 Các chỉ tiêu để chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở bò sữa 32

Bảng 1.3 Một số bệnh sinh sản hay mắc ở bò sữa tại trại trong 2 năm 38

Bảng 2.4 : Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa trong 2 năm 40

2017 – 2018 40

Bảng 2.5 : Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ 41

Bảng 2.6 : Tỷ lệ viêm tử cung ở 3 giai đoạn chờ phối, sau phối và sau đẻ 42

Bảng 2.7 : Số ca mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2019 43

Bảng 2.8 : Tỷ lệ mắc các thể viêm tử cung bò sữa ( n=169 ) 45

Bảng 3.9 : Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên bò sữa tại trại 46

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bò sữa được gắn chíp điện tử vào chân 6

Hình 1.2 Chíp điện tử 7

Hình 4.3 Viêm nội mạc tử cung 28

Hình 4.4 Viêm cơ tử cung 29

Hình 4.5 Viêm tương mạc tử cung 30

Hình 7.6 Dịch viêm ở thể viêm nội mạc tử cung 35

Hình 7.7 Dịch viêm ở thể viêm cơ tử cung 35

Hình 7.8 Dịch viêm ở thể viêm tương mạc tử cung 35

Hình 1.9 Bò sữa bị bệnh viêm tử cung 39

Hình 1.10 Bò sữa bị sót nhau 39

Hình 4.11 Bò sữa bị lệch dạ múi khế 39

Trang 5

E coli Escherichia coli

LMLM Lở Mồm Long Móng

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thìnhu cầu sử dụng thực phẩm có giá trị dinh dưỡng như: thịt, trứng, sữa, ngàycàng cao Trong khi chăn nuôi lợn, gà gặp rất nhiều khó khăn do giá thức ăntăng cao, dịch bệnh cùng với giá bán xuống thấp thì chăn nuôi bò sữa vẫnmang lại thu nhập khá ổn định cho người chăn nuôi Trong đó sữa luôn làthực phẩm được lựa chọn hàng đầu về thành phần dinh dưỡng, nên nhu cầu vềsữa ngày càng trở nên cấp thiết hơn Theo thống kê của tổ chức Nông lươngLiên hiệp quốc (FAO), trong vài năm trở lại đây tăng trưởng ngành sữa ở cácnước phát triển là trên 4% và xu hướng này càng tăng nhanh hơn so với cácnước đang phát triển Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và ngànhsữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngànhthực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt18%/năm Chính phủ nước ta đã chú trọng và thúc đẩy việc phát triển chănnuôi bò sữa Các địa phương và doanh nghiệp đã triển khai xây dựng nhiều dự

án phát triển chăn nuôi bò sữa và nhập khẩu, nhân giống, lai tạo đàn bò sữa trongnước nhằm nâng cao sản lượng sữa, giảm bớt tình trạng nhập khẩu sữa chấtlượng không đồng đều, giá thành cao Chăn nuôi bò sữa là chiến lược tạo côngviệc và thu nhập ổn định cho các vùng nông thôn Việt Nam và cung cấp nhữngsản phẩm sữa chất lượng cho nhu cầu ngày càng cao do tăng dân số, tốc độ đôthị hoá – công nghiệp hoá, thu nhập được cải thiện và nhận thức của người tiêudùng về giá trị dinh dưỡng của sữa đặc biệt cho trẻ em.Để chăn nuôi bò sữađạt hiệu quả cao bên cạnh những yếu tố về thức ăn, chuồng trại, kỹ thuật chănnuôi… thì một trong những yếu tố hết sức quan trọng cần được đảm bảo làphải có con giống tốt Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng suất sinh sản của

bò sữa cái

Bò sữa sinh sản thường gặp rất nhiều bệnh như Ketosis, Viêm nhiễmđường sinh dục, Viêm móng, Viêm vú, Lệch dạ múi khế trong các bệnh

Trang 7

viêm nhiễm đường sinh dục thường gặp ảnh hưởng đến bò sữa phải kể đếnbệnh viêm tử cung chiếm tỉ lệ khá cao Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp tới khảnăng sinh sản của bò sữa Nếu không điều trị kịp thời có thể kế phát viêm vú,mất sữa, nặng có thể dẫn tới rối loạn sinh sản, chậm sinh, vô sinh, viêm phúcmạc, viêm vú, mất sữa có thể chết Làm tổn thất lớn đến phát triển chăn nuôi

bò sữa và kinh tế gia đình

Những vấn đề nêu trên chỉ ra rằng việc nghiên cứu về bệnh viêm tử cung ởđàn bò sữa cái sinh sản tìm ra phương pháp phòng trị bệnh là việc làm cầnthiết Với mục đích góp phần nâng cao năng suất sinh sản của đàn bò sữa cái,đồng thời bổ sung tài liệu nghiện cứu về lĩnh vực sinh sản của giống bò sữa

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Khảo sát tình hình mắc bệnh Viêm

tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại trang trại TH True Milk tỉnh Nghệ An và đánh giá các phác đồ điều trị”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại công ty

cổ phần thực phẩm sữa TH thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ

An phục vụ công tác chẩn đoán bệnh và đưa ra một số biện pháp phòng, trịhữu hiệu bệnh viêm tử cung ở bò sữa làm giảm thiệt hại cho chăn nuôi bò sữa

3 Ý nghĩa đề tài:

- Cung cấp, bổ sung thêm những thông tin và bằng chứng thực tiễn về tìnhhình bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại công ty cổ phần thực phẩmsữa TH thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

- Kết quả nghiên cứu là một phần quan trọng để tổng hợp và khuyến cáo

về thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa cũng như những biến đổi vềmột số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và biện pháp phòng trị từ đó giúpngười chăn nuôi, người quản lý, các thú y cơ sở khoa học trong việc chẩnđoán bệnh cũng như áp dụng biện pháp phòng và trị thích hợp nhằm giảmthiểu tác hại do bệnh gây ra góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngườichăn nuôi

Trang 8

- Kết quả của công trình nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng cho các nhàchuyên môn, các thú y cơ sở và người chăn nuôi phục vụ công tác giảng dạy,nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực bệnh sinh sản gia súc nói chung vàbệnh sinh sản của bò sữa nói riêng.

Trang 9

Phần thứ nhất TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Tình hình cơ bản tại đơn vị

1.1 Vài nét cơ bản về trang trại số 1 nuôi bò sữa của công ty TH True Milk thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

1.1.1 Vị trí địa lý:

Trại bò sữa của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH True Mik đượcxây dựng tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An Huyện NghĩaĐàn là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của của tỉnh Nghệ An có tọa độ105018’ - 105035’ kinh độ Đông và 19013’ - 19033’ vĩ độ Bắc giáp ranh vớicác huyện:

Phía Bắc giáp huyện Như Xuân (Thanh Hoá)

Phía Nam giáp huyện Tân Kỳ

Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu

Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp

Huyện có thị xã Thái Hòa và thị trấn Nghĩa Đàn vừa mới thành lập nằm

ở vị trí trung tâm của huyện Với vị trí địa lý như vậy, huyện giữ vai trò quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An

1.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu

Nghĩa Đàn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ và vùngTây Bắc Nghệ An, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, theo trạm khí tượng TâyHiếu, Nghĩa Đàn có những đặc trưng khí hậu sau:

Nhiệt độ trung bình năm 23,3°C, trung bình tháng cao nhất 28 - 29°C ởcác tháng 6,7; trung bình dưới 20°C chỉ xuất hiện ở 3 tháng 12, 1, 2 Có 6tháng (từ tháng 4 - 10) nhiệt độ trung bình vượt quá 25°C Tháng có nhiệt độtrung bình thấp nhất 18°C (tháng 1) Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm các thángmùa hè 8 - 11°C, mùa đông 6 - 8°C

Trong các tháng mùa đông do nhiệt độ xuống thấp nên thường xuấthiện sương mù, có năm bị sương muối nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất

Trang 10

Lượng mưa trung bình 1.633mm, trong đó có trên 70% lượng mưa tậptrung từ tháng 5 - 10 Lượng mưa bình quân cao nhất 2.784 mm (1978), bìnhquân thấp nhất 1.16mm (1969).

Tổng lượng nước bốc hơi bình quân năm 825 mm, ẩm độ trung bìnhnhiều năm phổ biến là 80 - 86%

Nhìn chung, khí hậu thời tiết ở Nghĩa Đàn phù hợp cho cây trồng, vậtnuôi phát triển

Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực sông Hiếu là nhánh sông lớn nhất của hệthống sông Cả bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào chảy qua địa phận huyệnNghĩa Đàn với chiều dài trên 50km Tổng lượng dòng chảy bình quân nhiềunăm qua huyện là 3,7 tỷ m3 nước Dòng chảy lớn nhất mùa lũ 5810m3/s, mùacạn chỉ đạt 13m3/s Ngoài ra, còn có trên 100 hồ đập thủy lợi với trữ lượnghàng chục triệu m3, đây là lợi thế về nguồn nước mặt cho phát triển kinh tếnông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là cơ sở cho việc xây dựng vùng du lịchsinh thái sau này

1.1.3 Cơ sở vật chất của trang trại

Trang trại của tập đoàn TH True Milk tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) đạt kỷlục với cánh đồng trồng nguyên liệu nuôi bò và một nhà máy sản xuất chếbiến sữa tươi sạch cho ra 500 triệu lít sữa/năm

Nơi đây hiện có 45.000 con bò sữa với hơn 22.000 con cho sữa, chonăng suất sữa bình quân 40 lít/ con/ ngày được nuôi trong trang trại tập trung

và khép kín Để cung cấp thức ăn cho bò, TH còn có một cánh đồng nguyênliệu hơn 2.000 ha với các loại ngô, cao lương, hướng dương, cỏ Mombasa(Mỹ) Bò sữa sống dưới các chuồng trại lợp tôn lạnh 3 lớp, có quạt gió, hệthống phun sương làm mát cho bò Chúng được nghe các bản nhạc cổ điển,dân ca mỗi ngày

Bò sữa tại trang trại TH chủ yếu được nhập khẩu từ các nước có nguồngiống tốt, cho năng suất sữa cao, chất lượng như New Zealand, Australia Trang trại có chế độ ăn riêng cho từng cá thể bò với các chế độ dinh dưỡng

Trang 11

khác nhau: bò đang vắt sữa, bò cạn sữa, bò đang dưỡng bệnh, bê con Nướcuống của chúng được lọc qua hệ thống máy móc hiện đại nhập từ Hà Lan.Mỗi cụm trại đều có một nhà máy xử lý nước sạch Amiad để cung cấp nướcuống, tắm mát cho bò sữa Từng con bò được gắn chíp điện tử dưới chân đểtheo dõi một số chỉ tiêu của bò như số bước chân trong một ngày, độ dẫn điệncủa sữa,

Hình 1.1 Bò sữa được gắn chíp điện tử vào chân

Trang 12

Hình 1.2 Chíp điện tử

Trường hợp nào bị bệnh sẽ tự động loại ra khỏi khu vực vắt sữa và đảmbảo chất lượng sữa tốt nhất Nhà máy sản xuất chế biến sữa tươi sạch có côngsuất thiết kế hơn 500 triệu lít sữa/năm, lớn nhất và hiện đại nhất châu Á cả vềquy mô lẫn công nghệ Toàn bộ sản phẩm làm hoàn toàn từ sữa bò tươinguyên chất qua các quy trình được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng như pro-tein, chất béo, test kháng sinh, các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh TH True Milk vừanhận danh hiệu Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệcao có quy mô lớn nhất châu Á do tổ chức kỷ lục châu Á xác nhận

1.1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng của Trại

a) Cơ cấu của trại

Trại có tổng tất cả là 100 người chia thành 8 bộ phận gồm có:

+ Bộ phận đàn + Bộ phận khu vắt sữa

+ Bộ phận thú y + Bộ phận điện nước

+ Bộ phận thức ăn + Bộ phận hành chính

+ Bộ phận khu bê + Bộ phận lái máy

Có 1 trưởng trại quản lý chung và 1 phó trại làm quản lý đàn Mỗi bộphận có 1 người trưởng và 1 người làm phó bộ phận

Trang 13

Trại có 12 dãy chuồng hơn 6000 bò gồm bò đẻ, bò vắt sữa, bò tơ và bò

có chửa Có 3 dãy chuồng bê với gần 1000 bê Khu vắt sữa nằm tách riêng ranằm ở phía Tây của trại

b) Chức năng, nhiệm vụ của trại

Là trại của công ty TH chuyên nuôi bò vắt sữa, 100% bò HF (HolsteinFriesian) Trại có hệ thống vắt sữa hiện đại, sữa vắt được cung cấp cho nhàmáy chế biến Trại còn có nhiệm vụ nuôi bê và cung cấp cho các trại kháctrong cùng công ty

Ngoài ra, trại nhận thêm nhân sự vào để đào tạo, hướng dẫn cho nhữngngười làm nghiên cứu và các đề tài nghiên cứu khoa học

c) Quy mô chăn nuôi

Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH được xây dựng với quy mô côngnghiệp hiện đại, tại Trang trại bò sữa TH, cách chế biến thức ăn, chăn nuôi bòsữa kiểu tập trung, vắt sữa bò thuộc một quy trình khép kín với quy trình côngnghệ nhập khẩu 100% từ Israel

Theo kế hoạch tổng thể, công ty đặt mục tiêu đạt sản lượng sữa bằng50% tổng lượng sữa của cả nước vào năm 2011 và đạt tổng sản lượng sữatươi nguyên liệu gấp 3 - 4 lần tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu của cảnước vào năm 2015

Quy mô dự án gồm 13 trang trại (12 trại sản xuất và 1 trại cách ly), dựkiến mỗi trang trại nuôi 2.500 con bò vắt sữa, một nhà máy chế biến sữa côngsuất 100 tấn sữa/ngày và đạt công suất 500 tấn/ngày vào năm 2012, bằng côngnghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại của Israel Ðây là dự án lớn nhất của ngànhNông nghiệp lần đầu được xây dựng tại Nghệ An nói riêng và trong cả nướcnói chung

Ngày 27/2/2010, Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH đã nhập đợt bòđầu tiên 1.600 con bò sữa thuần chủng HF (Holstein Friesian) từ New Zea-land qua cảng Cửa Lò cho dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trungquy mô công nghiệp Tiếp theo, ngày 18/4/2010 công ty nhập đợt 2 với tổng

Trang 14

số 1.490 con Như vậy, dự án đã nhập về 3.090 con trong tổng số dự kiếnnhập là 24.000 con phục vụ hoạt động nhân giống cho dự án Đàn bò giốngnhập về đều có sức khoẻ tốt, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch và vệ sinh thú ycủa Việt Nam.

Dự án thành công sẽ một trong những mô hình điểm về chăn nuôi bòsữa công nghiệp gắn liền với chế biến công nghiệp, chủ động tạo vùngnguyên liệu ổn định và bền vững Dự án dự kiến góp phần tăng ngân sáchkhoảng 40 triệu USD/năm cho tỉnh Nghệ An

1.1.5 Công tác vệ sinh, chăm sóc, phòng trị bệnh cho đàn bò sữa

Công tác vệ sinh của trại bao gồm các khâu: dọn phân, làm sạch nềnđất ở chuồng, rửa máng ăn, tắm chải cho đàn bò, xử lý rác thải, thức ăn dưthừa, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và xung quanh, sát trùng cácphương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y, xử lý nguồnnước…

Tuỳ vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc thay đổicho phù hợp:

- Dọn phân, làm sạch nền đất ở chuồng, tắm chải: mỗi ngày rửa và tắmcho bò 3 lần/1 ngày vào mùa hè, mùa rét thì 2 - 3 ngày tắm 1 lần Máng ăn cómáy đi dọn cỏ 1 ngày 3 - 4 lần, vào đầu buổi sáng máy đi thu dọn và bỏ hếtthức ăn dư thừa

- Sát trùng: Với chuồng trại thì có chế độ phun thuốc sát trùng định kỳ

và không định kỳ Trong chuồng sử dụng dung dịch cồn Iod 10% để phunthuốc sát trùng định kỳ một tuần một lần Bên ngoài phun thuốc sát trùng mộttháng một lần, khi có dịch mỗi ngày phun 1 lần vào buổi sáng trong ngày.Các phương tiện vận chuyển ra vào trại đều được phun thuốc sát trùng Đểvào khu chăn nuôi phải đi thay quần áo bảo hộ và qua một vũng dung dịch sáttrùng

- Nguồn nước uống: Nước sử dụng cho bò uống được lấy từ giếngkhoan, sau đó qua hệ thống lọc, rồi theo hệ thống ống dẫn đến từng máng

Trang 15

uống trong chuồng, nguồn nước ở đây đã được sở Tài nguyên và Môi trườngkiểm tra và cấp giấy phép đạt tiêu chuẩn chăn nuôi.

- Xử lý phân thải: Phân thải và nước tiểu của bò được thu lại và chovào hệ thống xử lý phân thô, phân tiếp tục được chuyển ra khỏi trại và đượcđưa đến nhà máy xử lý phân ở khu khác

* Phòng bệnh bằng vacxin

Trại đã áp dụng một chương trình vacxin cụ thể và chặt chẽ đối vớitừng loại bò Cụ thể việc phòng bệnh bằng vacxin được thể hiện qua bảngdưới đây :

Bảng 1.1 : Lịch phòng bệnh bằng vacxin cho đàn bò sữa của trại

Cách dùng Liều

(ml/con)

Đường đưa vacxin

3 tháng tuổi

Tụ huyết trùngchủng P52 +Botulism

Tụ huyết trùng +Phòng nhiễm độc thịt 2 Tiêm bắp

5 tháng tuổi

Covexin 10 +CattleMaster4 +L5

LMLM + Do VK

Clostridium + VK Rhinotracheitis + VR

7 tháng tuổi Rb – 51 Xảy thai truyền nhiễm 2 Tiêm bắp

Trang 16

10 tháng tuổi

Tụ huyết trùngchủng P52 +Botulism

Tụ Huyết Trùng +Phòng nhiễm độc thịt 2 Tiêm bắp

12 tháng tuổi Rb - 51 Xảy thai truyền nhiễm 2 Tiêm bắp

13 tháng tuổi

Covexin 10 +CattleMaster4 +L5

14 tháng tuổi BotulismAnthrax +

Phòng nhiễm độc thịt+ bệnh do VK

là vật chủ trung gian và gieo rắc mầm bệnh

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở trong nước

Hơn 10 năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đangphát triển mạnh về số lượng ở trang trại cũng như trong nông hộ Tình hìnhdịch bệnh cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt là các bệnh sản khoa một sốtác giả như Nguyễn Văn Thanh (1999), Phạm Trung Kiên (2012) đã cónhững nghiên cứu về lĩnh vực sinh sản và bệnh sinh sản của bò nói chung vàbệnh viêm tử cung ở bò sữa nói riêng

Theo Nguyễn Văn Thanh (1999), bệnh Viêm tử cung ở đại gia súc nóichung và bò sữa nói riêng là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiệndưới nhiều thể khác nhau Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tớirối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái

Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng (2007) đã tiến hành khảo sát tỷ lệmắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại một sốđịa phương ngoại thành Hà Nội và Bắc Ninh cho biết : tỷ lệ mắc bệnh viêm tử

Trang 17

cung ở đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc huyện Gia lâm thành phố

Hà Nội và huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh là khá cao trung bình 21,32% có địaphương lên tới 25,71%

Nguyễn Văn Thanh và cs (2007) nghiên cứu về thành phần các loài vikhuẩn trong dịch viêm tử cung âm đạo của bò sữa và tính mẫn cảm với một sốthuốc kháng sinh thông dụng cho biết : trong dịch tử cung âm đạo bò khoẻ

mạnh sau đẻ 12-24 giờ có 88,89% số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy E.coli; 83,33% có Staphylococcus; 77,78% có Streptococus và 55,56% phát hiện thấy Salmonella Khi tử cung âm đạo bị viêm, 100% số mẫu bệnh phẩm xuất

hiện các vi khuẩn kể trên ngoài ra con xuất hiện thêm 02 loại vi khuẩn

Pseudomonas với tỷ lệ 22,27% và Corynebacterium với tỷ lệ 18,18% Các

loại vi khuẩn kể trên mẫn cảm không cao với các thuốc thú y thông dụng.Phạm Trung Kiên (2012) nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn

bò sữa nuôi tại khu vực đồng bằng sông Hồng thông báo: tỷ lệ mắc bệnh viêm tửcung ở đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sôngHồng là khá cao, trung bình 22,88% giao động từ 20,52% đến 26,07% Bệnhthường mắc ở những bò đẻ lứa đầu và những bò đã đẻ nhiều lứa Tỷ lệ mắc bệnh

ở các mùa là khác nhau, cao nhất vào mùa hè 29,46% và thấp nhất là mùa thu17,28 %, tỷ lệ bệnh ở giai đoạn sau khi sinh cao hơn nhiều so với giai đoạn chờ phối

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài

Chăn nuôi bò là một nghề chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi ởnhiều nước trên thế giới Nhằm khai thác hiệu quả giá trị dinh dưỡng và sinhkhối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạogiống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năngsinh sản của chúng Trong đó các vấn đề về bệnh sinh sản của gia súc cũng làchủ đề được ngành thú y đặc biệt quan tâm Hàng năm các chương trình đàotạo quốc tế về sinh sản gia súc được tổ chức tại một số Trường Đại học thú y,Trung tâm Khoa học quốc tế về Nông nghiệp của các nước có ngành chănnuôi phát triển như Pháp, Thủy Điển, Úc, Ai Cập… Nội dung của các khóa

Trang 18

đào tạo chủ yếu về nghiên cứu phương pháp chẩn đoán phát hiện và điều trịcác bệnh sinh sản, vì hàng năm các bệnh sinh sản đã gây tổn thất rất lớn trongchăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng.

Trong các bệnh của cơ quan sinh dục cái thì bệnh ở tử cung đã đượcnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Ở các nước có ngành chăn nuôi bò pháttriển (Pháp, Úc, Hà Lan, Mỹ, Canada), để hạn chế các bệnh sản khoa, nhiềucông trình nghiên cứu đã tập trung giải quyết đã có kết quả cao trong việckhống chế các bệnh sản khoa (Andriamarga S, Stephan J và Thibier M, 1984)

đã nghiên cứu vấn đề dịch tễ với sự quan tâm đặc biệt đến chu kỳ tính để hạnchế bệnh viêm tử cung ở bò sữa Các tác giả Chuffaux SY, Recorbet Y, Baht

P, Crespean F và Thibier M, (1987) đã tiến hành sinh thiết niêm mạc tử cung

bò bị bệnh sản khoa để tìm hiểu quá trình sinh bệnh cho biết: hậu quả của thụtinh nhân tạo thô bạo, sai nguyên tắc đã làm tăng tỷ lệ bệnh viêm tử cungtrong chăn nuôi bò sữa

4 Cơ sở lý luận

4.1 Đặc điểm sinh sản của bò sữa

4.1.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục của bò sữa

- Giống như các loài gia súc khác, đường sinh dục bò sữa được chiathành 2 bộ phận: bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong

+) Bộ phận sinh dục bên ngoài gồm: Âm môn, âm vật, tiền đình

+) Bộ phận sinh dục bên trong gồm: Âm đạo, tử cung, buồng trứng, ốngdẫn trứng

a, Bộ phận sinh dục bên ngoài

+ Âm môn (Vulva) hay còn gọi là âm hộ: Nằm dưới hậu môn, bên ngoài có 2

môi (Labia vulvae) bờ trên hai môi có nhiều tuyến tiết chất nhờn trắng và mồhôi

+ Âm vật (Clit): Giống như dương vật thu nhỏ lại, bên trong có các thể hổng,

trên âm vật có lớp da tạo ra mũ âm vật, giữa âm vật bẻ gập xuống dưới

+ Tiền đình (Vestibum vaginae sinus inogenitalis): là giới hạn giữa âm môn

Trang 19

và âm đạo Trong tiền đình có màng trinh, trước là âm đạo Màng trinh gồmcác sợi cơ đàn hồỉ ở giữa và do 2 lớp niêm mạc giáp lại thành một nếp Tiềnđình có một số tuyến xếp chéo hướng về âm đạo.

b, Bộ phận sinh dục bên trong

*Âm đạo (Vagina)

Là một cái ống tròn, trước âm đạo có cổ tử cung, phía sau là tiền đình, cómàng trinh (Hymen) Cấu tạo của âm đạo chia thành 3 lớp:

Âm đạo còn là cái ống để thai đi ra ngoài khi sinh đẻ và cũng là ống thải cácchất dịch trong tử cung ra

tổ, mang thai và đẻ Tử cung của bò gồm 3 phần từ ngoài vào trong là: cổ tử

Trang 20

cung, thân tử cung và sừng tử cung.

- Cổ tử cung: Là phần ngoài cùng của tử cung, cổ tử cung bò hình tròn thôngvới âm đạo, dài khoảng 6 - 10 cm, đường kính từ 3 - 6 cm Cổ tử cung luônluôn đóng, chỉ mở khi nào hưng phấn cao độ hoặc khi sinh đẻ hoặc khi bị bệnh

lý Niêm mạc cổ tử cung gấp nếp nhiều lần làm cho thành cổ tử cung khôngđồng đều tạo thành những thuỳ gọi là thuỳ hoa nở, có từ 3 - 5 lần hoa nở Thuỳngoài cùng nhô vào âm đạo khoảng 0,5 - 1,0cm nhìn bên ngoài tựa như hoa cúcdại Có sự khác biệt về cổ tử cung giữa bò già và bò trẻ, giữa bò đẻ ít và bò đẻnhiều, giữa các giống bò, giữa bò đẻ bình thường và bò đẻ không bình thường

- Thân tử cung: Ở bò thân tử cung rất ngắn, chỉ khoảng từ 2 - 4 cm, thân tửcung nối giữa cổ tử cung với sừng tử cung

- Sừng tử cung: Bò cái có 2 sừng tử cung gồm sừng trái và sừng phải, độ dàicủa sừng khoảng 20 - 25cm, đường kính phần dưới sừng tử cung 3 - 4cm,phần ngọn chỉ khoảng 0,5 - 0,8cm Hai sừng tử cung của bò cái phần gắn vớithân tử cung dính lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng, phía trêncủa tử cung gọi là rãnh giữa tử cung dài 3 - 5cm, rãnh này dễ dàng nhận thấykhi khám qua trực tràng để chẩn đoán gia súc có thai và bệnh lý ở tử cung

*) Buồng trứng (Ovarium)

Buồng trứng của bò gồm một đôi, treo ở cạnh trước dây chằng rộng, gần mútsừng tử cung và nằm trong xoang chậu, hình dáng buồng trứng rất đa dạng,nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc ô van dẹt, không có lõm rụng, khi mớisinh buồng trứng có khối lượng khoảng 0,3 gram, khi trưởng thành có khốilượng 10 - 20 gram, kích thước dài 1 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm (Nguyễn TấnAnh và Cs, 1992) Buồng trứng của gia súc có chức năng sinh ra trứng và tiết

ra các hormon Cấu tạo của buồng trứng gồm lớp trong và lớp vỏ, được baobọc bởi lớp biểu mô mầm Lớp trong có nhiều mạch máu, tổ chức liên kết.Trên buồng trứng có từ 70.000 - 100.000 noãn bào ở các giai đoạn phát triểnkhác nhau, tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầngtrong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín thì nổi

Trang 21

lên trên bề mặt buồng trứng.

Tế bào thể vàng tiết ra progesterone, khối lượng thể vàng và hàm lượngprogesterone tăng nhanh từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 và giữ tương đối ổnđịnh cho đến ngày thứ 15, sự thoái hoá thể vàng ở bò bắt đầu từ ngày thứ 17 -

18 và chuyển thành thể bạch nếu trứng không thụ tinh

*) Ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng còn gọi là vòi fallop, nằm ở màng treo buồng trứng Chứcnăng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngượcnhau và đồng thời một lúc Cấu tạo của ống dẫn trứng thích hợp tốt với chứcnăng phức tạp đó Một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sátbuồng trứng và có hình loa kèn, loa kèn là màng mỏng tạo thành một cái tánrộng, vành tán có các tua điểm lô nhô không đều, ôm lấy buồng trứng Đốivới bò diện tích của loa kèn thường rộng 20 - 40mm2 và phủ toàn bộ buồngtrứng (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương), 1997 Bộ phận nhỏ màđiểm vận chuyển trứng rụng từ bề mặt buồng trứng tới phễu Trứng đượcchuyển qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng, tại 1/3 phía trên ống dẫntrứng là nơi xảy ra sự thụ tinh và phân chia sớm của phôi Phôi được lưu lạitrong ống dẫn trứng vài ngày trước khi về tử cung, dịch ống dẫn trứng cungcấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh và phân chia của phôi, bao gồm chấtdinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và hợp tử

Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày Trênđường di hành trong ống dẫn trứng tế bào trứng có thể bị đứng lại ở các đoạnkhác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng Có thể chia ống dẫn trứngthành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua điểm, phễu, phồng ống dẫn trứng và đoạn

co của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh, 1992)

4.1.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục của bò sữa

Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc cái nói chung và loài bò nói riêngđặc trưng cho loài, có tính ổn định với từng giống vật nuôi Nó được duy trìqua các thế hệ và luôn củng cố, hoàn thiện qua quá trình chọn lọc Ngoài ra

Trang 22

còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: Ngoại cảnh, điều kiện nuôi dưỡngchăm sóc, chế độ khai thác sử dụng,…vv Để đánh giá đặc điểm sinh lý sinhdục của bò cái người ta thường tập trung nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sauđây:

a) Sự thành thục về tính

Khi đường sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồngtrứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cungcũng biến đổi theo và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung, Nhữngdấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục

về tính Trong thực tế, thành thục về tính thường đến sớm hơn thành thục vềthể vóc Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, gia súc, ngoại cảnh vàmức độ nuôi dưỡng Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sự sinh trưởng đượcthúc đẩy và thành thục về tính sẽ đến sớm hơn Bò sữa thành thục tính dục khithể trọng đạt từ 30 - 40% thể trọng lúc trưởng thành, còn bò thịt với mức độcao hơn 45 - 50% Theo Trần Tiến Dũng (2002): Bò sữa thành thục tính vàokhoảng 12 - 14 tháng tuổi, bò Zebu thành thục tính muộn hơn bò sữa cónguồn gốc châu Âu từ 6 - 12 tháng

Bò sữa nếu nuôi dưỡng tốt thì thành thục lúc 12 tháng tuổi, còn tầm vóc để bảođảm cho sự phối giống phải từ 18 tháng trở lên Theo Khuất Văn Dũng (2005)đối với bò lang trắng, đen Hà Lan cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt thì thành thục lúc

10 - 12 tháng tuổi, chăm sóc kém có thể kéo dài tới 16 - 18 tháng tuổi

b) Chu kì động dục

Khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra liên tục

và có tính chu kì Các noãn bào trên buồng trứng phát triển lớn dần đến độchín, nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graf Khi nang Graf

vỡ, trứng rụng, gọi là sự rụng trứng Mỗi lần rụng trứng con vật có nhữngbiểu hiện tính dục bên ngoài gọi là động dục Thời gian từ lần rụng trứngtrước đến lần rụng trứng sau gọi chu kỳ sinh dục (chu kỳ tính) bò và lợnthông thường là 21 ngày (dao động 17 - 24 ngày), của trâu là 25 ngày (Trần

Trang 23

Tiến Dũng và Cs, 2002), những gia súc cái có chu kỳ động dục ngắn hơn 17ngày hoặc dài hơn 24 ngày thường có tỷ lệ thụ thai thấp Quá trình trứng pháttriển chín và rụng đều chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormon Trên cơ sở đónhiều tác giả đã phân chia chu kỳ động dục thành 2 pha:

- Pha Folliculin: Gồm toàn bộ biểu hiện trước khi trứng rụng

- Pha Lutein: Là những biểu hiện sau khi trứng rụng và hình thành thể vàng.Chu kỳ động dục của bò nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóng nang(Follicular wave)

Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thờigian Các công trình nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của buồng trứngInvivo bằng phương pháp nội soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố Ở bòtrong một chu kỳ thường có 2-3 đợt sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt).Đợt một bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3 - 9 của chu kỳ.Đợt 2 vào ngày 11 - 17 và đợt 3 vào ngày 18 - 20 Mỗi đợt sóng nang có thểhuy động tới 15 nang kích thước từ 5 - 7mm phát triển Sau này có một sốnang phát triển mạnh hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích thước củanang khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12 - 15mm và các kích thước nangtương ứng quan sát thấy vào các ngày 6, 13, 21

Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính tựđiều khiển và cạnh tranh giữa các nang Một đợt có 1 - 2 nang trội, vài nanglớn phát triển và sự phát triển của các nang còn lại bị kìm hãm Tuy vậy, khithể vàng còn tồn tại, nang khống chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợtcuối cùng khi thể vàng không còn thì nang khống chế mới phát triển tới chín

và rụng trứng xảy ra Do đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóngphát triển Trong mỗi đợt sóng như vậy sự tồn tại của các nang không phảinang khống chế, dao động 5 - 6 ngày (Bierschwal B J, (USA)1980) Riêngnang khống chế có thể phát triển nhanh sau ngày 18 của chu kỳ, tốc độ pháttriển của nang khống chế ở thời điểm này có thể đạt 1,6mm/ngày (HoàngKim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997)

Trang 24

Theo Trần Tiến Dũng (2002), bò chu kỳ động dục thường kéo dài 21 ngày,thời gian động dục thường kéo dài 25 - 36 giờ, chu kỳ động dục ở gia súcmang tính đặc trưng theo loài.

Chu kỳ động dục của bò được chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn trước động dục (Preoestrus)

- Giai đoạn động dục (Oestrus)

- Giai đoạn sau động dục (Postoestrus)

- Giai đoạn cân bằng sinh học (An-Di-oestrus)

* Giai đoạn trước động dục

Trong giai đoạn này, trong buồng trứng noãn bao bắt đầu phát triển, tiếthormone oestrogen Chính hormone này đã tác động làm tử cung biến đổi: Tếbào biểu mô phát triển, niêm mạc được tăng sinh, mạch quản trong màngnhầy tử cung tăng lên, nhu động sừng tử cung tăng cường, dịch nhầy cổ tửcung được tăng tiết, kích thích cho cổ tử cung hé mở

* Giai đoạn động dục

Đây là giai đoạn trong buồng trứng noãn bao đã chín và xuất hiện rụngtrứng Noãn bao tiết hormone oestrogen ở mức độ cao nhất Những biến đổicủa tử cung: sừng tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung mở hoàn toàn Tế bàoniêm mạc tử cung tăng sinh rất mạnh làm nội mạc tử cung dày lên, các tuyếntrong niêm mạc tử cung phát triển mạnh và tiết nhiều dịch

* Giai đoạn sau động dục

Giai đoạn này bên trong buồng trứng hình thành thể vàng, thể vàng bắtđầu tiết progesterone Chính hormone này chi phối làm cho các tuyến nội mạctiếp tục tăng sinh và tiết dịch Tế bào niêm mạc tử cung tăng sinh

* Giai đoạn cân bằng sinh học

Trứng không được thụ tinh, giai đoạn này thể vàng thành thục hoàntoàn và tiết progesterone, sau đó teo dần và đến cuối giai đoạn này thì tiêu biếnhẳn Vì trứng không được thụ tinh, hợp tử không được hình thành, hoạt động

Trang 25

tiết dịch của các tuyến nội mạc tử cung ngừng lại, lượng máu đưa đến tử cunggiảm đi rõ rệt, các tế nội mạc tử cung teo đi Thành tử cung trở lại trạng thái sinh

lý bình thường

c) Quá trình thụ tinh

Sự thụ tinh là một qúa trình đồng hoá và dị hoá lẫn nhau một cách phức tạpgiữa hai tế bào trứng và tinh trùng Kết quả của sự thụ tinh là sinh ra một tếbào mới gọi là hợp tử, sau này là phôi và phát triển thành một cơ thể mới khácvới bố mẹ nhưng mang đặc điểm di truyền của bố, mẹ cùng với đặc điểm ditruyền của loài

d) Quá trình mang thai

Sự phát triển của thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó được bắtđầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đẻ xong Trong thực tế sự có thaicủa bò được tính ngay từ ngày phối giống cuối cùng cho đến ngày đẻ Thờigian mang thai phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: Tuổi của mẹ, điều kiệnnuôi dưỡng, chế độ khai thác và sử dụng, số lượng thai, đôi khi còn phụ thuộcvào lứa đẻ và tính biệt của thai Thời gian mang thai của bò dao động trongkhoảng 278 - 290 ngày

Tác giả Lê Xuân Cương (1997) khi nghiên cứu nhóm bò sinh sản tại Bà Rịa –Vũng Tàu cho biết thời gian mang thai của bò trung bình là 280 ngày

e) Quá trình sinh đẻ

Khi gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tuỳ thuộc vào từngloài gia súc (bò 9 tháng 10 ngày, lợn 3 tháng 3 tuần 3 ngày, trâu 10,5 tháng,chó 2 tháng, ) Khi bào thai đã phát triển đầy đủ, dưới tác động của hệ thốngthần kinh và nội tiết con mẹ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhauthai và các sản phẩm trung gian ra ngoài gọi là quá trình sinh đẻ Để giải thíchquá trình sinh đẻ ta có thể dựa vào các học thuyết sau

- Học thuyết áp lực

Khi bào thai ở trong tử cung cơ thể mẹ sinh trưởng và phát triển đếnthời kỳ cuối Thai to tiếp giáp chặt vào thành tử cung, đè mạnh vào đuờng

Trang 26

sinh dục, các hoạt động của thai ngày càng tăng lên làm cho áp lực trongđường sinh dục cái thay đổi đồng thời cũng là vật kích thích cơ giới làm chodường sinh dục cái tăng cường hưng phấn Khi áp lực và kích thích cơ giớiđạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra phản xạ co bóp ở tử cung và cổ tửcung làm cổ tử cung mở ra gây ra quá trình đẻ.

- Học thuyết về kích tố

Ở thời gian có thai kỳ cuối hàm lượng Progesteron trong máu hạ xuốnghàm lượng oestrogen tăng lên làm cho các thụ quan hoá học trong tử cungmẫn cảm với các kích thích sinh ra phản ứng mạnh với các chất Acetylcholin.Oestrogen đi vào trong máu làm tăng cường tổng hợp Acetylcholin và ức chếmen có tác dụng phá huỷ hormone tuyến yên Đồng thời hormone tuyến yênlại ức chế men Cholinesteaza (men có tác dụng phá huỷ Acetylcholin trong cơthể) Tất cả các yếu tố trên làm cho tử cung xuất hiện những cơn co bóp, cổ tửcung mở ra gây ra quá trình đẻ

- Học thuyết biến đổi nhau thai

Khi bào thai đã phát triển thành thục, quan hệ sinh lý giữa nhau mẹ vànhau con trở lên không cần thiết nữa do đó màng thai bắt đầu biến thành sơhóa Chính vì thế quan hệ giữa mẹ và con bị đứt bào thai trở thành một dị vật

do đó bị tử cung cơ thể mẹ co bóp và tống ra ngoài

Quá trình sinh đẻ của gia súc nói chung và bò nói riêng bao gồm cácgiai đoạn sau:

- Giai đoạn mở cổ tử cung: Được tính từ khi con mẹ có triệu chứng rặn

đẻ đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn Đặc điểm của giai đoạn này là nhữngcơn rặn của con mẹ còn yếu và thưa, càng về cuối giai đoạn này cường độnhững cơn rặn mạnh dần lên, thời gian nghỉ giữa 2 lần rặn rút ngắn dần lại.Cuối giai đoạn này sảy ra hiện tượng vỡ ối

- Giai đoạn sổ thai: Được tính từ khi vỡ ối đến khi bào thai cuối cùng

được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ Đặc điểm của giai đoạn này là gia súc mẹ tậptrung tất cả sức lực để rặn để đẩy bào thai ra ngoài thời gian giai đoạn này dài

Trang 27

ngắn phụ thuộc vào từng loài gia súc ở bò là bò 20 phút đến 3 giờ.

- Giai đoạn bong nhau: Tính từ khi sổ bào thai cuối cùng đến khi toàn bộ

nhau thai con được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ, thời gian này ở bò 4 - 6 giờ Quá thờigian kể trên mà nhau thai con không được đẩy ra ngoài thì được gọi là bệnh sátnhau

Sự thành thục về tính được đánh dấu khi con vật bắt đầu có phản xạsinh dục và có khả năng sinh sản Lúc này bộ phận sinh dục đã căn bản hoànthiện và có thể bước vào hoạt động sinh sản So với sự thành thục về thể vóc,thành thục về tính ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng thường sớm hơn, nênngười ta thường không phối lợn ở chu kỳ động dục đầu tiên mà phối lợn ởnhững chu kỳ sau, khi mà nái đã phát triển về thể vóc

Sự thành thục về tính được nhận biết bằng sự biến đổi bộ phận ngoài của cơquan sinh dục và sự biến đổi của thần kinh Đầu tiên hai mép âm hộ sưng đỏ

và có dịch chảy ra, sau đó chuyển thành màu đỏ thẫm và dịch trở nên keodính Tương ứng là sự biến đổi của thần kinh: lúc đầu con vật hưng phấn, sựhưng phấn đạt dần đến cao độ, gia súc ở trạng thái không yên tĩnh, kêu rống,nhảy lên lưng con khác hay để con khác nhảy lên Sau đó con vật chuyển sangtrạng thái mê ì, thích gần con đực, xuất hiện các tư thế của phản xạ giao phối,hai chân sau dạng ra, đuôi cong về một bên Cùng với sự biểu hiện động dụcbên ngoài, ở bên trong buồng trứng cũng có sự biến đổi, các noãn bao nổi lêntrên bề mặt và chín, niêm mạc tử cung tăng sinh, cổ tử cung mở dần kèm theotiết dịch

4.2 Khái quát về viêm

a, Khái niệm

Hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau của viêm đã được đề cập tới trong yhọc cổ đại và những khái niệm về viêm cũng được hình thành từ rất sớm songlại rất khác nhau Theo Vũ Triệu An và cộng sự (1990) viêm là một phản ứngbảo vệ của cơ thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào Phản ứng này hìnhthành và phát triển phức tạp dần trong quá trình tiến hoá của sinh vật

Trang 28

Viêm là một quá trình phức tạp, luôn luôn thay đổi, có nhiều tính chấtbảo vệ, nhằm duy trì sự hang định nội môi Phản ứng này hình thành trongquá trình tiến hoá của sinh giới và bao gồm ba hiện tượng đồng thời tồn tại vàliên quan chặt chẽ với nhau: Rối loạn tuần hoàn, Rối loạn chuyển hoá - tổnthương mô bào và Tế bào tăng sinh.

Theo Nguyễn Hữu Nam, (2004) : Viêm là một phản ứng toàn thânchống lại mọi kích thích có hại, thể hiện ở cục bộ mô bào

b, Nguyên nhân sinh vật

- Các loại vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, các loại côn trùng đều có thể gâyviêm cho cơ thể gia súc do độc lực cũng như sự tác động cơ giới của chúng Vikhuẩn gây viêm thường có 3 loại:

Loại vi khuẩn hoá mủ: Loại này thường gây viêm hoá mủ đối với tế bào tổchức cơ thể gia súc Thường thấy nhất là loại Staphylococcus và Streptococusthường kết hợp gây nhiễm

- Loại vi khuẩn gây thối rữa: Thường chúng gây quá trình thối rữa đối với

tế bào tổ chức và gây nhiễm trùng toàn thân như các trực khuẩn gây hoạ thư sinhhơi

- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đặc biệt: Chủ yếu là vi khuẩn gây hiện tượngtruyền nhiễm từ các vết thương như vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn nhiệt thán, tỵthư (Clostridium tetani, Bacillus anthracis, Malleomyces mallei)

c, Hậu quả của phản ứng tuần hoàn khi viêm

Khi cơ thể bị viêm thì tại ổ viêm xảy ra phản ứng tuần hoàn và phảnứng tế bào gây nên các rối loạn chủ yếu như sau:

Rối loạn chuyển hoá: tại ổ viêm quá trình oxy hoá tăng mạnh, nhu cầu

oxy tăng nhưng vì có rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không

đủ, gây rối loạn chuyển hoá gluxit, lipid và protein gây ra hiện tượng tăng độaxit, xeton, lipid, albumoza, polipeptid và các axit amin tại ổ viêm

Tổn thương mô bào: các tế bào bị tổn thương tại ổ viêm giải phóng các

enzym cũng làm trầm trọng thêm quá trình huỷ hoại mô bào và phân huỷ các

Trang 29

chất tại vùng viêm, chúng tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cao

và hạ thấp độ pH của ổ viêm

Theo Nguyễn Hữu Nam, (2004) ngoài tính chất bảo vệ thì tổn thương

mô bào còn tạo ra nhiều chất có hại tham gia vào thành phần của dịch rỉ viêm,chính các chất này đã góp phần hình thành và phát triển vòng xoắn bệnh lýtrong viêm

Dịch rỉ viêm: là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm nước, thành

phần hữu hình và các chất hòa tan như nước, muối, albumin, globulin,íibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiếu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn cản viêmlan, Đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh lý như histamin, serotonin,acetylcholine có tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây đau

Tăng sinh mô bào: là hiện tượng tăng lên về số lượng các tế bào trong ổ

viêm, các tế bào này có thể từ máu tới hoặc các tế bào tại chỗ sinh sản pháttriến ra Trong quá trình viêm, giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đanhân trung tính Sự tăng sinh và phát triến của các loại tế bào phụ thuộc vàomức độ tổn thương của ổ viêm cũng như tình trạng phản ứng của cơ thể(Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, 1997)

Các tế bào viêm: là các tế bào tăng sinh trong ổ viêm, bao gồm: bạch

cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ưa toan, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu đơnnhân lớn Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào hay tạo ra những kích thíchtại các ổ viêm và giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhậpcủa các tác nhân lạ từ môi trường

4.3 Bệnh viêm tử cung

- Bệnh viêm tử cung ở trâu, bò cái sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng sản xuất của vật nuôi như làm cho trâu, bò cái mất sữa, chậm động dục trởlại, không thụ thai, làm giảm năng suất Trường hợp nặng trâu, bò cái giảm khảnăng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn

- Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, là đường đi của tinhtrùng để gặp tế bào trứng, nơi thai làm tổ nuôi dưỡng phôi phát triển thành thục

Ngày đăng: 16/09/2019, 06:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w