1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành công thương qua thực tiễn thành phố đà nẵng lê thị hoàng minh

114 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành công thương qua thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Tác giả Lê Thị Hoàng Minh
Người hướng dẫn TS. Đặng Minh Tuấn
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp - Luật Hành Chính
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 689 KB

Nội dung

việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương dưới góc độ lý luận và thực tiễn, qua góc nhìn từ một địa phương phát triển để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác này trong lĩnh vực Công Thương, đặc biệt là ở các địa phương trong bối cảnh hiện nay thật sự cần thiết. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương qua thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để triển khai nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG MINH TUẤN

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ đều có trích dẫn nguồn cụ thể và các trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa

vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi

có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Hoàng Minh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ, cụm từ viết tắt

Danh mục bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG 8

1.1 Về thanh tra chuyên ngành 8

1.1.1 Khái niệm thanh tra chuyên ngành 8

1.1.2 Đặc điểm của thanh tra chuyên ngành 12

1.1.3 Phân biệt giữa thanh tra chuyên ngành với kiểm tra chuyên ngành trong quản lý nhà nước 15

1.2 Về thanh tra chuyên ngành Công Thương 18

1.2.1 Khái niệm thanh tra chuyên ngành Công Thương 18

1.2.2 Đặc điểm về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương 18

1.2.3 Vai trò của thanh tra chuyên ngành Công Thương 25

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của thanh tra chuyên ngành Công Thương tại Việt Nam 27

Kết luận chương 1 31

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG -QUA THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32

2.1 Về tổ chức 32

2.1.1 Về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương 32

2.1.2 Về cơ cấu tổ chức các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương 35

2.1.3 Về mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương 43

2.1.4 Về tiêu chuẩn của thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành 49

Trang 5

2.2 Thực trạng hoạt động 56

2.2.1 Về mục đích hoạt động thanh tra 57

2.2.2 Về nguyên tắc hoạt động thanh tra 58

2.2.3 Về hình thức hoạt động thanh tra 59

2.2.4 Về nội dung, phạm vi lĩnh vực thanh tra 60

2.2.5 Về việc gửi kế hoạch thanh tra hàng năm cho đối tượng thanh tra 61

2.2.6 Về quy trình, thủ tục tiến hành thanh tra 62

2.2.7 Về việc kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra 66

2.2.8 Về vấn đề thanh tra lại 68

2.2.9 Về sự phân định giữa hoạt động thanh tra chuyên ngành và hoạt động kiểm tra chuyên ngành 69

2.2.10 Về thực tiễn ban hành và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thanh tra 71

2.2.11 Về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực thuộc ngành Công Thương 72

2.2.12 Về một số yếu tố khác tác động đến kết quả hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 74

Kết luận chương 2 77

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 78

3.1 Quan điểm 78

3.2 Giải pháp 82

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 82

3.2.2 Giải pháp tổ chức thực thi pháp luật, kiện toàn tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương tại địa phương 89

Kết luận chương 3 96

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 104

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Tên văn bản quy phạm

pháp luật được viết tắt Tên văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ

Nghị định số 127/2015/NĐ-CP

Nghị định số 127/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt độngthanh tra ngành Công Thương

Thông tư số

09/2001/TT-BTM

Thông tư số 09/2001/TT-BTM ngày 13 tháng 4năm 2001 của Bộ Thương mại (cũ) hướng dẫn về

tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng quản

lý thị trường địa phương

Thông tư số 29/2013/TT-BCT

Thông tư số 29/2013/TT-BCT ngày 13 tháng 11năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về tổchức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương

Thông tư số 01/2014/TT-TTCP

Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 4năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việcxây dựng, phê duyệt định hướng chương trìnhthanh tra, kế hoạch thanh tra

Luật Thanh tra 2004 Luật Thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15 tháng 6

năm 2004 của Quốc hội khóa XILuật Thanh tra 2010 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng

11 năm 2010 của Quốc hội khóa XIINghị định số 07/2012/NĐ-CP

Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quanđược giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành và hoạt động thanh tra chuyên ngànhNghị định số 10/CP

Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyềnhạn của Quản lý thị trường

Trang 7

năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ vàquyền hạn của Quản lý thị trường

Nghị định số 33/2015/NĐ-CP

Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 3năm 2015 của Chính phủ quy định việc thực hiệnkết luận thanh tra

Nghị định số 86/2011/NĐ-CP Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanhtra

Nghị định số 95/2012/NĐ-CP

Nghị định số 95/2012/NĐ-CP Nghị định số95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công ThươngNghị định số 97/2011/NĐ-CP

Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh traviên và cộng tác viên thanh tra

Pháp lệnh Thanh tra 1990 Pháp lệnh Thanh tra ngày 29 tháng 3 năm 1990

Thông tư liên tịch số 34/2015/

TTLT-BCT-BNV

Thông tư liên tịch số 34/2015/TTLT-BCT-BNVngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ CôngThương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quản

lý thị trường địa phươngThông tư số 05/2015/TT-TTCP Thông tư số 05/2015/TT-TTCP ngày 10 tháng 9

năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định vềgiám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

g

Bảng 2.1: Thống kê số lượng tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh

doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến tháng 3 năm

Bảng 2.2: Thống kê kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của Chi

cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng năm 2013, 2014,

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đối với hầu hết các quốc gia hiện đại ngày nay, công nghiệp và thương mạiđược xem là hai lĩnh vực chủ yếu tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh

tế Ở Việt Nam, kể từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh

tế thị trường với sự quản lý của nhà nước và ngày càng hội nhập kinh tế sâu rộng,hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại đã có những bước tiếnvượt bậc, qua đó đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường trong nước đã vàđang phải đối mặt với những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đó là tình trạngsản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu với những biến tướngngày càng tinh vi; các hoạt động sản xuất công nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn

kỹ thuật, an toàn; các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnhtrên thị trường.v.v… gây thiệt hại lớn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh,doanh chân chính và người tiêu dùng; qua đó cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến sựphát triển của nền kinh tế đất nước nói chung Chính vì vậy, để xây dựng đượcmột nền sản xuất và thị trường thương mại phát triển an toàn, bền vững, một trongcác nhiệm vụ, yêu cầu cần đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt làcác cơ quan quản lý nhà nước ngành Công Thương là phải tăng cường, nâng caohiệu lực, hiệu quả các hoạt động nhằm ngăn chặn, phòng ngừa cũng như phát hiện,

xử lý kịp thời các hành vi vi phạm này

Chính từ những yêu cầu trên mà hiện nay, vai trò của Thanh tra Bộ CôngThương, Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vàcác cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thươngtrong việc triển khai thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành ngày càng đượcchú trọng, nâng cao Điều này được thể hiện trước hết ở sự ra đời của hàng loạt cácvăn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách trực tiếp cũng như gián tiếp tổchức và hoạt động thanh tra chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị này, tạo cơ sở

Trang 10

pháp lý vững chắc, cụ thể, rõ ràng hơn cho việc tổ chức và hoạt động của cơ quanthanh tra ngành Công Thương, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác nàytrong thực tiễn Công tác thanh tra chuyên ngành Công Thương trong những nămgần đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực trong việc ngăn chặn, phát hiện và xử

lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, gópphần đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế

Tuy nhiên, có thể thấy, bên cạnh những chuyển biến tích cực, tổ chức các cơquan có chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương hiện nay cũng còn tồn tạinhiều bất cập, hạn chế Chẳng hạn như số lượng công chức tại hầu hết Thanh tra SởCông Thương các tỉnh, thành rất ít, ngoài Thanh tra Sở Công Thương Hà Nội hiệnnay có 17 công chức và Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh có 14 công chứcthì hầu hết Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh còn lại chỉ có từ 02 đến 05 côngchức [28]; chất lượng đội ngũ công chức thanh tra chưa đồng đều, chưa đáp ứngđược yêu cầu quản lý nhà nước, chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quanthanh tra các cấp, các ngành, các địa phương… Chính vì vậy, hiện nay nhiều viphạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương vẫn chưa được phát hiện, xử lý kịpthời, đã gây thiệt hại khá lớn đối với người tiêu dùng trước khi bị cơ quan chứcnăng phát hiện; tình trạng tái phạm vẫn còn tiếp diễn; nhiều vi phạm bị phát hiệnnhưng chậm trễ trong việc kết luận, xử lý, đặc biệt trong các lĩnh vực bán hàng đacấp, thương mại điện tử, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chấtlượng… Thực trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, không chỉ từ những bấtcập trong các quy định của pháp luật mà còn xuất phát từ một số hạn chế trong thựctiễn tổ chức và triển khai các hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành

Thành phố Đà Nẵng là một trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương, có điềukiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển so với một số tỉnh thành khác trong cả nước.Hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại tại thành phố Đà Nẵng trongnhững năm gần đây ngày càng phát triển với nhiều lĩnh vực, phương thức hoạt động

đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng cũng nhưcủa du khách đến tham quan, mua sắm, song cũng tiềm ẩn không ít hành vi vi phạm

Trang 11

Chính vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành CôngThương dưới góc độ lý luận và thực tiễn, qua góc nhìn từ một địa phương phát triển

để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệulực, hiệu quả công tác này trong lĩnh vực Công Thương, đặc biệt là ở các địa phương

trong bối cảnh hiện nay thật sự cần thiết Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Tổ

chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương - qua thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để triển khai nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến thời điểm hiện nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạtđộng thanh tra nói chung dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như:

Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay” (2009) của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền, Đề tài khoa học cấp Bộ “Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2011) do ông

Nguyễn Thái Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm, Đề

tài khoa học cấp cơ Sở “Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanh tra” (2014) do ông Nguyễn Đình Bính – Thanh tra viên, Vụ

Pháp chế, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm v.v… Ngoài ra, trong thời gian gầnđây, đã có một số đề tài nghiên cứu tập trung về hoạt động thanh tra chuyên ngành

như Luận văn thạc sỹ Luật học “Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thục, Đề tài khoa học cấp cơ sở “Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Luận án Tiến sỹ luật học “Pháp luật về thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay” (2015) của tác giả Bùi Thị Thanh Thúy; hay một số bài nghiên cứu trên các báo, tạp chí khoa học pháp lý như bài viết “Yêu cầu hoàn thiện tổ chức thanh tra theo ngành, lĩnh vực hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền đăng trên Tạp chí thanh tra số 6/2008, “Mô hình nào cho tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra Tổng Cục, Cục và Chi cục” của tác giả Nguyễn Hữu Quân đăng trên Tạp

chí Thanh tra số 5/2008…

Trang 12

Nhìn chung, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động thanh tra nóichung, đặc biệt là về hoạt động thanh tra hành chính Thế nhưng, việc nghiên cứu

về hoạt động thanh tra chuyên ngành theo Luật Thanh tra 2010 và các văn bảnhướng dẫn thi hành vẫn còn ở mức độ khiêm tốn Các nghiên cứu trước đây sẽ lànguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả về các vấn đề lý luận cũng như thựctrạng liên quan đến hoạt động thanh tra và hoạt động thanh tra chuyên ngành trongquá trình nghiên cứu về đề tài này

Dù hiện nay đã có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hoạt độngthanh tra chuyên ngành nói chung song có thể thấy ở mỗi ngành, lĩnh vực đều cónhững đặc điểm riêng, có những thuận lợi và khó khăn riêng trong việc triển khaicông tác thanh tra chuyên ngành nên việc tổ chức và hoạt động thanh tra theo từngngành, lĩnh vực cũng có những đặc thù nhất định Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạtđộng thanh tra chuyên ngành theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể thật sự cần thiết vàhiện nay cũng đã có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu tập trung về hoạt động

thanh tra ở một số ngành, lĩnh vực, chẳng hạn như: “Pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa” (2011) của tác giả Bùi Ngọc Thanh Trung, “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải” (2012) của tác giả Lê Thị Thanh Nga, “Nâng cao năng lực công chức thanh tra ngành Nội vụ, từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” (2013) của tác giả Nguyễn Minh Hoàng… Song

hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện nào về tổ chức và hoạt động củathanh tra chuyên ngành Công Thương – cũng có những nét đặc thù so với cácngành, lĩnh vực khác, đồng thời ngành, lĩnh vực này hiện nay cũng còn tồn tại nhiềubất cập, hạn chế và có tác động rất lớn đến các mặt của đời sống kinh tế, xã hội

Chính vì vậy, việc nghiên cứu về quy định pháp luật liên quan đến tổ chức vàhoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương qua thực tiễn một thành phố trựcthuộc Trung ương phát triển, cụ thể là thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện naythật sự cần thiết; và đề tài này không trùng lắp với nội dung và phạm vi của cáccông trình nghiên cứu đã được công bố

Trang 13

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra chuyên ngành

và thanh tra chuyên ngành Công Thương; đánh giá thực trạng pháp luật thông quathực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương trên địa bànthành phố Đà Nẵng; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật về thanh tra chuyên ngành Công Thương, qua đó góp phần đổi mới tổ chức vànâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này tại thành phố Đà Nẵng nói riêng vàtại các địa phương trên phạm vi cả nước nói chung

- Phân tích thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyênngành Công Thương thông qua thực tiễn thi hành tại thành phố Đà Nẵng, đánh giánhững ưu điểm và những hạn chế, vướng mắc của quy định pháp luật cũng như quátrình tổ chức thực hiện pháp luật tại địa phương

- Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật về thanh tra chuyên ngành Công Thương, qua đó góp phần đổi mới tổchức và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này tại thành phố Đà Nẵng cũngnhư tại các địa phương khác trên phạm vi cả nước

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hiện nay, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, các cơ quan thanh tracủa các ngành, lĩnh vực được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, vừa có chứcnăng thanh tra hành chính, vừa có chức năng thanh tra chuyên ngành và một sốchức năng, nhiệm vụ khác Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về tổ chức

và hoạt động của các cơ quan có chức năng thực hiện hoạt động thanh tra chuyênngành Công Thương tại địa phương và chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đếnchức năng thanh tra chuyên ngành, không nghiên cứu tổng thể chức năng, nhiệm vụcủa các cơ quan này

Luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật qua thực trạng tổ chức và hoạtđộng thanh tra chuyên ngành Công Thương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tronggiai đoạn từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về đổi mới tổ chức và hoạt động của nhànước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Ngoài ra, đề tài cũng được thực hiện dựa trên các phương pháp cụ thể khácnhư phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp, sosánh, gắn lý luận với thực tiễn để chọn lọc tri thức khoa học và những kinh nghiệmthực tiễn để nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất của vấn đề

6 Ý nghĩa và tính mới của đề tài

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây về mặt lý luận và thực tiễn tổchức, hoạt động thanh tra chuyên ngành nói chung, luận văn tiếp tục làm sáng tỏ vàxây dựng cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật, kiện toàn tổchức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương tại địaphương, dựa trên sự nghiên cứu, phân tích thực trạng về pháp luật và thực tiễn tổchức thực thi pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành CôngThương tại thành phố Đà Nẵng Qua đó, luận văn đã đưa ra một số đề xuất về quan

Trang 15

điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, kiện toàn về mặt tổ chức và hoạt độngthanh tra chuyên ngành Công Thương tại các địa phương nói chung và tại thành phố

-Với nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp thiết thực về mặt

lý luận và thực tiễn vào hoạt động nghiên cứu hiện nay nhằm kiện toàn về tổ chức

và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra chuyên ngành CôngThương, đặc biệt là tại các địa phương

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thanh tra chuyên ngành và thanh tra

chuyên ngành Công Thương

Chương 2: Thực trạng pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên

ngành Công Thương – qua thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Quan điểm, giải pháp kiện toàn tổ chức và hoạt động thanh tra

chuyên ngành Công Thương tại địa phương

Trang 16

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

VÀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG

1.1 Về thanh tra chuyên ngành

1.1.1 Khái niệm thanh tra chuyên ngành

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phân chia các ngành, lĩnh vựctrong đời sống xã hội thì hoạt động quản lý nhà nước cũng được thực hiện trên cơ

sở quản lý theo từng ngành, lĩnh vực Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung,quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực nói riêng, bên cạnh việc ban hành và tổ chứcthực hiện chính sách, pháp luật, các quy phạm về chuyên môn – kỹ thuật thì côngtác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định trên thực tế cũngđóng vai trò rất quan trọng Đây chính là một trong các cơ sở để ngăn ngừa, pháthiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; xemxét, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước cũng như sự phùhợp của chính sách, pháp luật đối với thực tiễn Do vậy, hoạt động thanh tra chuyênngành trong từng ngành, lĩnh vực ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một chứcnăng không thể thiếu đối với công tác quản lý nhà nước Để làm rõ một số vấn đềliên quan đến thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyên ngành CôngThương nói riêng, cần xác định rõ nội hàm của khái niệm “thanh tra chuyên ngành”

Thuật ngữ “thanh tra” theo tiếng Anh là inspect, xuất phát từ gốc Latinh

(inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ “một sự xem xét từ bên ngoài vào hoạt động bên trong của một số đối tượng nhất định” Hiện nay, có khá nhiều định

nghĩa khác nhau về thuật ngữ “thanh tra” Theo Từ điển pháp luật Anh - Việt, động

từ "inspect" có nghĩa là "thanh tra" và được giải thích là hoạt động kiểm tra, kiểmsoát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra; còn theo nghĩa của danh từ

“inspectorate” trong Từ điển Anh - Anh - Việt "thanh tra" lại có nghĩa là một cơquan, tổ chức, bộ phận thanh tra ví dụ như ban thanh tra, cơ quan thanh tra [10,

tr.3] Theo từ điển Luật học, thanh tra là hoạt động “ xem xét để làm rõ việc thực

Trang 17

hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…” [40, tr.697], theo đó, thanh tra được hiểu là một hoạt động nhằm

đánh giá quá trình thực hiện pháp luật của các chủ thể

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm “thanh tra” bao gồm “thanh tra nhà nước” và

“thanh tra nhân dân” Tuy nhiên, khái niệm “thanh tra nhân dân” tuy có chữ “thanhtra” nhưng về bản chất nó thuộc loại hình “giám sát, kiểm tra xã hội” [42] Nhưvậy, trong quản lý nhà nước, khi nói đến “thanh tra” là nói đến “thanh tra nhànước”, hay nói cách khác, thuật ngữ “thanh tra” và “thanh tra nhà nước” là đồngnhất Ở Việt Nam, thuật ngữ “thanh tra” lần đầu tiên xuất hiện tại Sắc lệnh số 64/SLngày 23 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Ban Thanh tra đặc

biệt Sắc lệnh nêu rõ “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có ủy nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ” Như vậy, thuật ngữ “thanh tra” theo Sắc lệnh số

64/SL được hiểu là một tổ chức của Chính phủ - Ban Thanh tra đặc biệt và chỉ mớithực hiện chức năng giám sát các công việc của Ủy ban nhân dân và các cơ quancủa Chính phủ hay chức năng thanh tra hành chính theo cách hiểu hiện nay Trong

Pháp lệnh Thanh tra 1990, thanh tra được xác định là “một chức năng thiết yếu của

cơ quan quản lý nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa” (Điều 1) Có

thể thấy, định nghĩa này chỉ mới khái quát được vị trí, vai trò của “thanh tra” chứchưa thể hiện rõ nội hàm khái niệm “thanh tra”, đặc điểm, mục đích của hoạt độngthanh tra Đến Luật Thanh tra 2004 và Luật Thanh tra 2010, nội hàm khái niệm

“thanh tra”, cụ thể là “thanh tra nhà nước” đã được thể hiện rõ hơn, cụ thể:

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theotrình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh trahành chính và thanh tra chuyên ngành [19, Điều 3, Khoản 1]

Định nghĩa này tiếp cận khái niệm “thanh tra nhà nước” dưới góc độ là một

Trang 18

“hoạt động” Ngoài ra, khái niệm này phần nào đã thể hiện được bản chất của hoạtđộng thanh tra trong công tác quản lý nhà nước song chưa bao quát được ý nghĩa,mục đích chung nhất của hoạt động thanh tra Mục đích của hoạt động thanh trađược Luật Thanh tra 2010 quy định riêng tại Điều 2, đó là:

Nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật

để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục;phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan,

tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tốtích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhànước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức, cá nhân [19, Điều 2]

Như vậy, có thể thấy cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm khoa họcchung nhất, toàn diện nhất về “thanh tra” hay “thanh tra nhà nước”; mỗi khái niệmchỉ phản ánh một phương diện, một góc độ nào đó của thuật ngữ

Đối với thuật ngữ “ngành” theo từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý– Bộ Tư pháp năm 2006 thì “ngành” là phạm trù chỉ tổng thể những đơn vị, tổ chứcsản xuất, kinh doanh có cùng một cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hay các tổ chức, đơn vịhoạt động với cùng một mục đích cuối cùng giống nhau là làm ra một loại sản phẩmnhất định [37, tr.6] Như vậy, trong tự nhiên và xã hội, các ngành được biểu hiện rất

đa dạng, phong phú, phản ánh tính chuyên môn hóa cao Trong một ngành có thểbao hàm nhiều chuyên ngành khác nhau, chẳng hạn như trong ngành công nghiệp

có các chuyên ngành như: công nghiệp thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, côngnghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản… Sự phân công lao động và chuyênmôn hóa các hoạt động của con người đã làm xuất hiện các ngành trong đời sống xãhội, tất yếu cũng dẫn đến việc thực hiện hoạt động quản lý nhà nước theo ngành,lĩnh vực Sự xuất hiện của hoạt động quản lý theo ngành và lĩnh vực chuyên môndẫn đến sự hình thành hoạt động thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chínhnhà nước Về nguyên tắc, hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực diễn rađến đâu thì hoạt động thanh tra chuyên ngành phải bao trùm đến đó Mục đích

Trang 19

chung nhất của hoạt động thanh tra chuyên ngành là giúp hoạt động quản lý nhànước theo ngành, lĩnh vực đạt hiệu quả.

Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ “thanh tra chuyên ngành” lần đầu tiên xuấthiện tại Pháp lệnh Thanh tra 1990, sau đó thuật ngữ này được sử dụng phổ biến vàđược quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưng chưa có một kháiniệm thống nhất về thanh tra chuyên ngành Khái niệm thanh tra chuyên ngành lầnđầu tiên được xác định trong Luật Thanh tra 2004:

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quanquản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cánhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn -

kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản

Như vậy, qua việc khái quát lý luận và pháp luật thực định, dưới góc độ

chung nhất, khái niệm thanh tra chuyên ngành có thể được hiểu là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm xem xét, đánh giá,

xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên

ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Trang 20

1.1.2 Đặc điểm của thanh tra chuyên ngành

Từ những khái niệm nêu trên có thể thấy thanh tra chuyên ngành là một hìnhthức của hoạt động thanh tra, do vậy, thanh tra chuyên ngành cũng mang một số đặcđiểm chung của hoạt động thanh tra, cụ thể như:

Thứ nhất, thanh tra tồn tại như một yêu cầu tất yếu khách quan trong quản lý

nhà nước, gắn liền với quản lý nhà nước Thực hiện chức năng quản lý, Nhà nướcban hành nhiều quy định để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của conngười Song bên cạnh việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật,Nhà nước luôn cần có các thiết chế để đánh giá việc thực hiện, chấp hành các quyđịnh đó trên thực tế; phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm của đối tượng quản lýcũng như những sơ hở, bất hợp lý của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật Mộttrong các thiết chế không thể thiếu đó là thanh tra Như vậy, có thể thấy, dù ở giaiđoạn nào, hoạt động thanh tra luôn gắn liền với quản lý nhà nước, như Lênin đã nói

“quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai” [41, tr.7] Xem nhẹ thanh tra trong trường hợp nào cũng đều là biểu hiện của

xem nhẹ quản lý, buông lỏng quản lý

Với tư cách là một hình thức của hoạt động thanh tra, hoạt động thanh trachuyên ngành cũng gắn liền với công tác quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực,phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực đó.Nói cách khác, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành bị chiphối bởi bản chất, nội dung, phạm vi quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực

Thứ hai, thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành nói riêng luôn mang

tính quyền lực nhà nước Là một chức năng cơ bản của quản lý nhà nước, thanh tracũng là phương thức thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý nhà nước đối với đốitượng quản lý Khi nhấn mạnh tính quyền lực của các tổ chức thanh tra, V.I.Lênin

nói: “Thanh tra thiếu quyền lực là thanh tra suông” [41, tr.19].

Thứ ba, thanh tra mang tính độc lập tương đối Đây là đặc tính vốn có, xuất

phát từ bản chất của thanh tra Đặc điểm này là cơ sở để phân biệt giữa thanh tra vớicác loại hình cơ quan, đơn vị, bộ phận chức năng khác của cơ quan quản lý nhà

Trang 21

nước Thanh tra không chỉ thuần túy là tổ chức tham mưu cho thủ trưởng cơ quanquản lý nhà nước mà dưới góc độ nào đó, thanh tra vẫn có tính độc lập nhất định.Tính độc lập của thanh tra xuất phát từ chức năng đặc thù của thanh tra trong quátrình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước, đó là xem xét, đánh giá, xử lý việc chấphành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Nếu trong quá trình thựchiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan thanh tra không có tính độc lập và chịu ảnhhưởng quá nhiều vào sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý sẽ làm giảm hiệulực, hiệu quả của hoạt động thanh tra Song thanh tra không phải là một tổ chức độclập hoàn toàn mà tính độc lập của thanh tra chỉ là tương đối Vì hoạt động thanh trakhông có mục đích tự thân mà mục đích của nó là hỗ trợ công tác quản lý nhà nước,góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, do đó nó chỉ mang tính độc lậptương đối và phải gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước Cơ quan thanh tra thôngqua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ giúp các cơ quan quản lý nhànước phát hiện những sơ hở, vướng mắc trong chính sách, pháp luật để có sự khắcphục kịp thời; đồng thời giúp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạmpháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước.

Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động thanh tra, thanh tra chuyênngành còn mang một số nét đặc thù – cơ sở để phân biệt giữa hoạt động thanh trahành chính và thanh tra chuyên ngành, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra: Hoạt động thanh tra

chuyên ngành do các cơ quan thanh tra thuộc cơ quan quản lý nhà nước theo ngành,lĩnh vực thực hiện, đó là Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở và các cơ quan được giao thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành (một số Tổng Cục, Cục thuộc Bộ, Chi cụcthuộc Sở) Trong khi đó, chủ thể của hoạt động thanh tra hành chính bao gồm hệthống cơ quan thanh tra nhà nước nói chung: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, cơquan ngang Bộ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra Sở;Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Thứ hai, về đối tượng thanh tra: Đối tượng của thanh tra chuyên ngành là các

cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh

Trang 22

của pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lýcủa ngành, lĩnh vực đó Giữa chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành với đốitượng thanh tra không có quan hệ thứ bậc hành chính mà chỉ thuần túy là quan hệgiữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Vì vậy, đối tượng của thanh tra chuyênngành chủ yếu là các tổ chức, cá nhân bên ngoài xã hội Trong khi đó, đối tượng củathanh tra hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếpcủa thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, có sự lệ thuộc về mặt tổ chức.

Thứ ba, về nội dung thanh tra: Nếu nội dung của hoạt động thanh tra hành

chính là thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạnđược giao thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước thì thanh trachuyên ngành là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, những quy định

về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó

Thứ tư, về thẩm quyền của chủ thể thanh tra: Có thể thấy, bản chất của hoạt động thanh tra chuyên ngành là hướng ra bên ngoài xã hội nhằm bảo đảm các quy

định pháp luật về quản lý nhà nước của các ngành, lĩnh vực phải được tuân thủ.Chính vì thế quyền hạn nổi bật nhất của các cơ quan và người thực hiện chức năngthanh tra chuyên ngành là xử phạt vi phạm hành chính Đây cũng chính là điểmkhác biệt so với quyền hạn của các tổ chức thanh tra hành chính - chỉ có quyền yêucầu, kiến nghị

Thứ năm, về mục đích thanh tra: Hoạt động thanh tra hành chính chủ yếu tập

trung vào kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các cơ quan nhà nước, củacán bộ, công chức, viên chức nhằm làm lành mạnh hóa bộ máy nhà nước; trong khi

đó hoạt động thanh tra chuyên ngành lại chủ yếu hướng tới việc kiểm soát hoạt độngchấp hành chính sách, pháp luật của mọi đối tượng trong xã hội, phát hiện và xử lýkịp thời các hành vi vi phạm, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội, phục vụhiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội

Thứ sáu, về phương thức tiến hành thanh tra: Hoạt động thanh tra chuyên

ngành không nhất thiết phải được tiến hành bằng Đoàn thanh tra – phương thứchoạt động duy nhất của thanh tra hành chính mà có thể được tiến hành bằng phương

Trang 23

thức thanh tra độc lập được thực hiện bởi thanh tra viên hoặc người được giao thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành Bởi vì, khác với thanh tra hành chính, trongnhiều trường hợp, hoạt động thanh tra chuyên ngành cần phải được tiến hành nhanhchóng và cần áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn hoặc phải xử lý ngay các hành

vi vi phạm pháp luật chuyên ngành…

Như vậy, có thể thấy, thanh tra chuyên ngành vừa mang những đặc điểmchung của hoạt động thanh tra, vừa có những điểm đặc trưng nhằm phân biệt vớihoạt động thanh tra hành chính Sự phân biệt này về mặt lý luận lẫn thực tiễn có ýnghĩa rất quan trọng, là cơ sở để các cơ quan thanh tra xác định được đối tượng,phạm vi, nội dung, phương thức, thẩm quyền… trong quá trình thực thi chức năng,nhiệm vụ thanh tra

1.1.3 Phân biệt giữa thanh tra chuyên ngành với kiểm tra chuyên ngành trong quản lý nhà nước

Trong công tác quản lý nhà nước, bên cạnh chức năng “thanh tra” còn tồn tạihình thức “kiểm tra” đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luậtchuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành,lĩnh vực Chẳng hạn như, theo quy định hiện hành thì Bộ Công Thương, Sở Công

Thương có một số chức năng, nhiệm vụ như: “hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện

các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai

thác mỏ và chế biến khoáng sản”; “hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện

các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng hóa, các hoạt động thươngmại trên thị trường, hàng hóa và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thươngmại, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định” (Nghị định số 95/2012/NĐ-

CP); “hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn thực phẩm

đối với cơ sở kinh doanh thương mại và các loại hàng hóa qua biên giới theo quyđịnh của pháp luật” (Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV) v.v…

Hiện nay, về mặt pháp lý, chưa có định nghĩa về “kiểm tra” trong hoạt động

quản lý hành chính nhà nước mặc dù kiểm tra cũng là một chức năng, một giai đoạntrong chu trình quản lý Có thể nói giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra có mối quan

Trang 24

hệ chặt chẽ, gần gũi và có nhiều điểm giao thoa nhau Chính vì vậy, trong các vănbản quy phạm pháp luật hiện hành, các cụm từ “thanh tra”, “kiểm tra” thường điliền với nhau Xét một cách khái quát, thanh tra, kiểm tra đều là sự xem xét, đánhgiá việc chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cánhân Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, giữa “thanh tra chuyên ngành” và

“kiểm tra” việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành trong công tác quản

lý nhà nước cũng có những điểm khác biệt Việc xác định những điểm khác biệt này

có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để xác định thẩm quyền, mức độ, mục đích, phươngthức tiến hành của từng loại hoạt động Theo tác giả, giữa “thanh tra” và “kiểm tra”các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành,quy định về chuyên môn – kỹ thuật có một số điểm khác biệt như sau:

Một là, về chủ thể tiến hành: Chủ thể có thẩm quyền thực hiện chức năng

“thanh tra chuyên ngành” chỉ là các cơ quan thanh tra thuộc Bộ, Sở và một số cơquan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành – vốn là các cơ quanquản lý nhà nước chuyên ngành nhưng được giao thêm chức năng thanh tra chuyênngành (như Cục Hóa chất, Cục Điều tiết Điện lực, Cục Xúc tiến thương mại…).Trong khi đó, hoạt động “kiểm tra” việc thực hiện các quy định pháp luật chuyênngành, các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành có thể do Thủtrưởng các cơ quan, đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực quyết định giao cho bất kỳ cơquan, đơn vị, phòng chuyên môn nào thực hiện theo yêu cầu tại từng thời điểm củacông tác quản lý nhà nước

Hai là, về nội dung: Nội dung kiểm tra thường dễ dàng nhận thấy, đơn giản

hơn trong khi đó, nội dung thanh tra chuyên ngành thường phức tạp hơn Sự phânbiệt này chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế có những vụ việc thuộc vềkiểm tra nhưng không phải hoàn toàn đơn giản, chẳng hạn như một số vụ việc kiểmtra hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái… của lựclượng quản lý thị trường

Ba là, về phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kiểm tra thường theo bề

rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú Phạm vi hoạt động

Trang 25

thanh tra chuyên ngành thường hẹp hơn Hoạt động thanh tra cần có sự chọn lọc, cótrọng tâm, trọng điểm, thường hướng vào những đối tượng hoặc những lĩnh vựcđang xảy ra nhiều vi phạm, cần chấn chỉnh.

Bốn là, về trình độ nghiệp vụ: Do nội dung, mục đích hoạt động thanh tra

thường phức tạp hơn, sâu hơn nên đòi hỏi thanh tra viên, người được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành phải có nghiệp vụ thanh tra giỏi, am hiểu về kinh

tế - xã hội, có chuyên môn sâu về lĩnh vực thanh tra Có như vậy mới có thể nắmbắt được chiều sâu của vụ việc, thu thập được thông tin, chứng cứ, xác minh, đốichiếu, phân tích, đánh giá để đi đến kết luận chính xác, khách quan Vì vậy, quyđịnh pháp luật thường đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể đối với thanh tra viên và ngườiđược giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Do nội dung hoạt độngkiểm tra ít phức tạp hơn và có phạm vi rộng hơn nên chủ thể tiến hành kiểm trakhông nhất thiết đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ sâu như thanh tra, quy định phápluật hiện hành không đưa ra các tiêu chuẩn về chủ thể tiến hành kiểm tra nên chủthể tiến hành kiểm tra có thể là bất kỳ công chức, viên chức, người lao động của cơquan quản lý nhà nước được phân công Sự phân biệt về chuyên môn, nghiệp vụgiữa chủ thể tiến hành thanh tra và kiểm tra cũng chỉ mang tính chất tương đối, vìtrong nhiều trường hợp cuộc kiểm tra mang tính chất phức tạp cũng đòi hỏi chuyênmôn, nghiệp vụ chuyên sâu và chủ thể kiểm tra càng có trình độ chuyên môn cao thìkết quả kiểm tra càng đảm bảo tính chính xác, khách quan hơn

Năm là, về thời gian tiến hành: Trong hoạt động thanh tra thường có nhiều

vấn đề phải xác minh, đối chiếu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ nên thườngphải sử dụng thời gian nhiều hơn kiểm tra Nếu so sánh từng cuộc kiểm tra, thanhtra chuyên ngành riêng lẻ, đôi khi có cuộc kiểm tra kéo dài hơn thanh tra, song nhìnchung, thời gian cần thiết để tiến hành thanh tra thường dài hơn kiểm tra

Như vậy, giữa thanh tra chuyên ngành và kiểm tra việc chấp hành các quyđịnh pháp luật chuyên ngành, các quy chuẩn kỹ thuật, quy tắc chuyên môn đối vớicác tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có sự khác biệt nhất định,song cũng mang tính chất tương đối Giữa thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ chặt

Trang 26

chẽ, tác động lẫn nhau Khi tiến hành cuộc thanh tra thường phải thực hiện nhiềuhoạt động kiểm tra Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc lại lựachọn được nội dung thanh tra.

1.2 Về thanh tra chuyên ngành Công Thương

1.2.1 Khái niệm thanh tra chuyên ngành Công Thương

Công Thương là cụm từ viết tắt của hai từ “công nghiệp” và “thương mại”.Hoạt động công nghiệp có thể hiểu là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch

vụ, còn hoạt động thương mại được hiểu là các công đoạn của quá trình tiêu thụ sảnphẩm hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ Có thể thấy, công nghiệp và thương mại làhai ngành, lĩnh vực hoạt động phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay Chính vì vậy không thể thiếu vai trò quản lý nhà nước nói chung

và hoạt động thanh tra chuyên ngành nói riêng đối với hai ngành, lĩnh vực này

Từ khái niệm thanh tra chuyên ngành nêu trên, có thể hiểu thanh tra chuyên

ngành Công Thương là một chức năng thiết yếu trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp và thương mại, do Thanh tra Bộ Công Thương, Thanh tra Sở Công Thương và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm xem xét, đánh giá, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý

thuộc phạm vi quản lý của ngành công nghiệp và thương mại.

1.2.2 Đặc điểm về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương

Thanh tra chuyên ngành Công Thương là một bộ phận của thanh tra chuyênngành Do đó, thanh tra chuyên ngành Công Thương cũng mang những đặc điểmchung nhất về mặt tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành Bên cạnh đó,thanh tra chuyên ngành Công Thương cũng có một số điểm đặc thù nhất định so vớithanh tra một số ngành, lĩnh vực khác nhằm đáp ứng yêu cầu, đặc điểm quản lý nhànước trong lĩnh vực Công Thương Cụ thể:

1.2.2.1 Về tổ chức thanh tra chuyên ngành Công Thương

Đặc điểm về mặt tổ chức thanh tra chuyên ngành Công Thương được xem

Trang 27

xét dưới một số khía cạnh như: các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành Công Thương, mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền thanh tra chuyênngành, phương thức bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt của cơ quan thanh tra, thẩmquyền của các cơ quan thanh tra…

Trước hết, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công

Thương là các cơ quan, đơn vị được giao chức năng thanh tra việc chấp hành cácquy định của pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại Do quan điểm về

tổ chức bộ máy nhà nước ở các quốc gia khác nhau nên tên gọi, mô hình tổ chức,phạm vi tổ chức của cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng thanh tra nói chung vàthanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại giữa các quốc giacũng như giữa các thời kỳ, giai đoạn cũng khác nhau Ở một số nước, mô hìnhthanh tra chuyên ngành mang tính hệ thống từ Trung ương đến địa phương, từ liênbang đến các bang, tiểu bang (như Mỹ); trong khi đó một số quốc gia khác nhưPháp không tồn tại cơ quan Thanh tra của Chính phủ mà các cơ quan Tổng thanh trađược thành lập ở các Bộ và được chia theo các cấp độ cao thấp khác nhau, trong đóthanh tra ngành công nghiệp, thương mại thuộc cấp độ trung bình; tại Nhật Bản bêncạnh các tổ chức thanh tra chuyên ngành được thiết lập tại các bộ, ngành thì ở cấpcao nhất vẫn có tổ chức thanh tra có chức năng điều hành, quản lý nhà nước về côngtác thanh tra chung, hình thành một hệ thống cơ quan thanh tra Mô hình thanh tracủa Nhật Bản tương đối giống với mô hình thành tra chuyên ngành của Việt Namhiện nay Các cơ quan thanh tra này có thể chỉ chuyên thực hiện chức năng thanhtra, kiểm tra chuyên ngành hoặc vừa thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngànhvừa giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chứcnăng thanh tra hành chính và một số chức năng, nhiệm vụ khác

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, không có tổ chức thanh trachuyên ngành nói chung, thanh tra chuyên ngành Công Thương nói riêng với tưcách là một cơ quan độc lập, chỉ chuyên thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành Hoạt thanh tra chuyên ngành Công Thương được giao cho Thanh tra BộCông Thương, Thanh tra Sở Công Thương và các cơ quan được giao thực hiện chức

Trang 28

năng thanh tra chuyên ngành Công Thương tiến hành Thanh tra Bộ Công Thương,Thanh tra Sở Công Thương vừa thực hiện chức năng thanh tra hành chính vừa thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành và một số công tác khác như giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng Đối với các cơ quan được giao thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương (một số Tổng Cục, Cục, Chicục) bên cạnh chức năng tham mưu công tác quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực

cụ thể của ngành Công Thương thì hiện nay được giao thêm chức năng thanh trachuyên ngành Về địa vị pháp lý thì Thanh tra Bộ Công Thương là cơ quan của Bộ,Thanh tra Sở Công Thương là cơ quan của Sở; Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở có condấu và tài khoản riêng Các Tổng Cục, Cục là đơn vị trực thuộc Bộ; Chi cục Quản

lý thị trường là đơn vị trực thuộc Sở Công Thương Như vậy, về bản chất, các cơquan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương đảm bảo các tiêuchí chung của cơ quan thanh tra chuyên ngành, đó là cơ quan thanh tra của các cơquan quản lý nhà nước theo ngành và một số cơ quan quản lý nhà nước theo từngchuyên ngành cụ thể được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Việcgiao chức năng thanh tra chuyên ngành cho một số Tổng Cục, Cục thuộc Bộ CôngThương, Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương theo quy định hiệnhành xuất phát từ mục đích khắc phục tình trạng nhân sự thiếu, mỏng và còn nhiềuhạn chế về kiến thức, hiểu biết chuyên môn sâu đối với từng chuyên ngành thuộcngành Công Thương

Đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngànhCông Thương không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập mà chỉthành lập bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành Bộ phận thammưu về công tác thanh tra chuyên ngành Công Thương tại Cục, Chi cục được tổchức thành phòng hoặc giao bộ phận khác của Cục, Chi cục kiêm nhiệm Công chứcđược giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương không xếpvào ngạch thanh tra viên như công chức các cơ quan thanh tra nhà nước mà đượcgọi là công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Thứ hai, về mối quan hệ công tác thì tùy thuộc vào từng mô hình tổ chức cơ

Trang 29

quan thanh tra ở từng quốc gia, trong từng thời kỳ, giai đoạn mà các cơ quan thanhtra chuyên ngành Công Thương có các mối quan hệ chỉ đạo, điều hành - chấp hànhkhác nhau Đối với mô hình cơ quan thanh tra độc lập với cơ quan quản lý nhà nướctheo ngành, lĩnh vực thì cơ quan thanh tra được tổ chức thành một hệ thống xuyênsuốt, chỉ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan thanh tra cấp trên và có sự độc lậptương đối lớn đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực Bên cạnh

đó, một số quốc gia không có hệ thống thanh tra nhà nước riêng mà các cơ quanthanh tra được thành lập tại các Bộ quản lý ngành (Pháp) thì cơ quan thanh trachuyên ngành chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lýngành Tại Việt Nam hiện nay, Thanh tra Bộ Công Thương chịu sự chỉ đạo, điềuhành của Bộ trưởng Bộ Công Thương và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về

tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ Thanh tra Sở Công Thương chịu sự chỉđạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướngdẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh trachuyên ngành của Thanh tra Bộ Công Thương Còn các cơ quan được giao thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương về nguyên tắc là các cơ quantrực thuộc Bộ Công Thương và Sở Công Thương, do vậy cũng chịu sự chỉ đạo, điềuhành của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Giám đốc Sở Công Thương, kể cả trongcông tác thanh tra chuyên ngành Ngoài ra, giữa Thanh tra Bộ Công Thương, Thanhtra Sở Công Thương với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành Công Thương cũng có những quan hệ công tác nhất định trong việcthực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành

Thứ ba, về phương thức bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt trong cơ quan thanh

tra chuyên ngành Công Thương Thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phócủa người đứng đầu cũng như các chức danh khác trong cơ quan thanh tra chuyênngành được quy định khác nhau ở các quốc gia, song hầu như đều có sự tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đó Cụ thểnhư, ở một số quốc gia, người đứng đầu cơ quan thanh tra chuyên ngành do Thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực đó trực tiếp bổ nhiệm; ở một

Trang 30

số quốc gia khác, việc bổ nhiệm này có thể do người đứng đầu cơ quan thanh tracấp trên bổ nhiệm sau khi có ý kiến đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhànước theo ngành, lĩnh vực….

Tại Việt Nam hiện nay, Thanh tra Bộ Công Thương, Thanh tra Sở CôngThương gồm có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên và công chứckhác Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khithống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Chánh Thanhtra Sở Công Thương do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thốngnhất với Chánh Thanh tra tỉnh Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở

Thứ tư, về tiêu chuẩn, điều kiện của thanh tra viên, công chức thực hiện chức

năng thanh tra chuyên ngành Công Thương: Tùy thuộc vào đặc điểm và tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội, lao động của từng quốc gia mà tiêu chí lựa chọn thanh traviên chuyên ngành có sự khác biệt nhất định Song nhìn chung, tiêu chí lựa chọnthanh tra viên ở nhiều quốc gia cũng thường có yêu cầu cao hơn so với công chứckhác, kể cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như về thâm niên công tác Cácquy định pháp luật thanh tra của Việt Nam cũng đã và đang đưa ra một số tiêu chí để

bổ nhiệm thanh tra viên và công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành,song xét một cách cụ thể, một số tiêu chí còn mang tính chất chung chung, đại khái

và chưa đáp ứng được yêu cầu lựa chọn được những thanh tra viên thật sự đáp ứngđược tính chất công việc chuyên môn tương đối phức tạp của công tác thanh tra

1.2.2.2 Về hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương

Dưới góc độ là một hoạt động, thanh tra chuyên ngành Công Thương có một

số đặc điểm sau:

Thứ nhất, về đối tượng, phạm vi, nội dung thanh tra: Đối tượng của thanh tra

chuyên ngành là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động trong cácngành, lĩnh vực, chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành, quy định vềchuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực đó Như vậy, có thể

Trang 31

hiểu đối tượng của thanh tra chuyên ngành Công Thương là các tổ chức, cá nhânhoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại chịu sự điềuchỉnh của các quy định pháp luật có liên quan Tuy nhiên, phạm vi, nội dung cáchoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại chịu sự tác động của thanhtra chuyên ngành Công Thương sẽ do pháp luật của từng quốc gia quy định Trongthực tiễn, hoạt động của các từng ngành vốn rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiềuchuyên ngành, lĩnh vực; đồng thời giữa các ngành đôi khi không có ranh giới phânbiệt một cách rõ ràng mà thường có sự tác động, ảnh hưởng, giao thoa lẫn nhau.Chính vì vậy, trong công tác quản lý nhà nước cần phải xác định cụ thể phạm viquản lý của từng ngành nhằm hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn trong công tácquản lý cũng như công tác thanh, kiểm tra giữa các ngành Về nguyên tắc, các cơquan quản lý nhà nước của mỗi ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng quản lý đếnđâu thì hoạt động thanh tra chuyên ngành cũng được tiến hành đến đó.

Tại Việt Nam, theo Nghị định số 95/2012/NĐ-CP, Bộ Công Thương thựchiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm cácngành, lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầukhí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, côngnghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thươngmại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thịtrường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử,dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng biện pháp

tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Phạm vilĩnh vực và nội dung quản lý của Sở Công Thương tương tự như với Bộ CôngThương song cũng có một số giới hạn như trong lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ

và chế biến khoáng sản, Sở Công Thương không thực hiện quản lý đối với vật liệuxây dựng (Điều 1, Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV)… Đồng thời,nội dung, phạm vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực CôngThương đối với từng chuyên ngành cụ thể được quy định tại các văn bản quy phạmpháp luật chuyên ngành

Trang 32

Nếu như một số ngành, lĩnh vực có đối tượng thanh tra hoạt động trongtừng lĩnh vực đặc thù, sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ đặc thù(như nông nghiệp, y tế, giáo dục…) thì có thể thấy hoạt động thanh tra chuyênngành Công Thương có đối tượng thanh tra rất phong phú, đa dạng Đó chính làcác tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh rất nhiều loại hàng hóa, dịch

vụ khác nhau, khi thực hiện các hoạt động thương mại, lưu thông, tiêu thụ, cungcấp hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thì đều có thể trở thành đối tượng của thanhtra chuyên ngành Công Thương

Thứ hai, về phương thức hoạt động, theo pháp luật của một số quốc gia trên

thế giới, hoạt động thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyên ngànhcông nghiệp và thương mại nói riêng có thể do Đoàn Thanh tra chuyên ngành hoặcthanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập song trong chừng mực nào đó cũng cónhững điểm khác biệt nhất định Chẳng hạn như, theo Khoản 3, Điều 7 Thông tư số29/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương thì các Cục, Chi cục được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương ở Việt Nam hiện nay khi thực hiệnnhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải tổ chức thành Đoàn hoặc Tổ có từ hai ngườitrở lên, trong đó có công chức thanh tra chuyên ngành, như vậy không có trườnghợp công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thươngtiến hành thanh tra độc lập Đây cũng là một trong những điểm khác biệt của hoạtđộng thanh tra chuyên ngành Công Thương tại Việt Nam so với một số ngành, lĩnhvực khác, do cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về ngành Công Thương là BộCông Thương quy định

Trên đây là hai đặc điểm cơ bản về mặt hoạt động thể hiện sự khác biệt nhấtđịnh giữa thanh tra chuyên ngành Công Thương với các ngành, lĩnh vực khác Vớimột số đặc điểm khác như về hình thức thanh tra, nguyên tắc tiến hành hoạt độngthanh tra, quy trình, thủ tục thanh tra…thì giữa thanh tra chuyên ngành CôngThương và thanh tra chuyên ngành trong các ngành, lĩnh vực khác có những néttương đồng nhất định

Trang 33

1.2.3 Vai trò của thanh tra chuyên ngành Công Thương

1.2.3.1 Góp phần ngăn ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Công Thương

Hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại vốn rất đa dạng,phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm pháp luật của các chủ thể sản xuất, kinhdoanh Các hành vi vi phạm có thể xuất phát từ sự vô ý, không nắm bắt hết các quyđịnh pháp luật có liên quan hoặc từ sự cố tình vi phạm, cố ý “lách luật” để vi phạm

Do vậy, trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Công Thương rất cần mộtthiết chế nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật– thiết chế đó chính là thanh tra Thanh tra là hoạt động thường xuyên của cơ quanquản lý nhà nước và chính tính chất thường xuyên của hoạt động thanh tra có tácdụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật Bởi vì kết quả thanh tra sẽ chỉ cho các tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thấy được những thiếu sót hoặc nguy cơ của sự

vi phạm để nhanh chóng có biện pháp khắc phục và chấn chỉnh kịp thời Ngoài ra,hoạt động thanh tra cũng có tính chất răn đe đối với những doanh nghiệp, cá nhân

có ý định vi phạm pháp luật Hoạt động thanh tra chuyên ngành sẽ giúp các tổ chức,

cá nhân sản xuất, kinh doanh nhận thấy được hành lang pháp lý và những giới hạncần phải tôn trọng cũng như cách thức hành xử trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh của mình

Bên cạnh vai trò ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, thanh tra chuyên ngành Công Thương còn đóng vai trò quan trọngtrong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật Trong tình hình mà các viphạm pháp luật còn diễn ra phổ biến như hiện nay thì việc phát hiện các hành vi viphạm để xử lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là mục đích của hoạtđộng thanh tra Làm tốt việc phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm trong hoạtđộng sản xuất, kinh doanh sẽ góp phần loại bỏ những yếu tố gây hại đến môi trườngkinh doanh, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệpcũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng Chính vì vậy, thanh trachuyên ngành Công Thương có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ quan quản

Trang 34

lý nhà nước ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt độngsản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại.

1.2.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương

Hoạt động thanh tra chuyên ngành không chỉ giúp phát hiện và xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá lại các

cơ chế, chính sách, pháp luật, các quyết định quản lý của mình có phù hợp với thựctiễn cuộc sống chưa, có những khiếm khuyết, sơ hở gì dễ dẫn đến sự vi phạm để kịpthời sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khiếm khuyết đó Điều này càngtrở nên quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay, bên cạnhnhững chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể theo

cơ chế thị trường thì vẫn còn tồn tại nhiều quy định pháp luật có thể làm hạn chế,cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như sự phát triển

và tăng trưởng kinh tế Thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyênngành trong lĩnh vực Công Thương nói riêng sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước pháthiện những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng như nhận thấy và xóa bỏnhững rào cản pháp lý đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất,kinh doanh có hiệu quả

1.2.3.3 Góp phần phát huy nhân tố tích cực; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền

và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương không chỉ tập trung xemxét, xử lý những mặt tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức,

cá nhân mà còn góp phần phát hiện, phát huy những “nhân tố tích cực”, những điểnhình tiên tiến Việc phát hiện và phát huy những việc làm hay, thể hiện tư duy mới,cách suy nghĩ và hành động mới phù hợp với quan điểm và chủ trương đổi mới toàndiện đất nước, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, kinh tế có ý nghĩa rấtquan trọng Đó chính là cơ sở để khuyến khích, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiệncho các tổ chức, cá nhân phát huy các khả năng của mình trong hoạt động sản xuất,

Trang 35

kinh doanh; nhân rộng những cách làm hiệu quả, sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế đểngày càng thích ứng với các yêu cầu của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc

tế Việc phát hiện những nhân tố tích cực qua thanh tra còn là cơ sở để kiến nghị cơquan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những quy định pháp luật gây khó khăn chohoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời ban hành những quyđịnh thông thoáng hơn, kích thích năng lực, trí tuệ của toàn dân phục vụ cho sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Với các vai trò quan trọng như phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi viphạm pháp luật; phát huy những nhân tố tích cực, những điển hình tiên tiến tronghoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, thanh tra chuyên ngànhCông Thương tất yếu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Nếu trong công tác quản lýnhà nước đối với lĩnh vực công nghiệp, thương mại không tồn tại hoạt động thanhtra chuyên ngành thì rất khó kiểm soát được tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả,hàng cấm, hàng nhập lậu với những biến tướng ngày càng tinh vi; các hoạt độngsản xuất công nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn; các hành vi gianlận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.v.v… gây thiệt hại lớncho Nhà nước và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính cũng nhưngười tiêu dùng

Như vậy, có thể thấy, hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương cómột vị trí, vai trò rất quan trọng, không chỉ đối với công tác quản lý nhà nước màcòn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống củangười dân trong quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do ngành công nghiệp vàthương mại đem lại Chính vì thế, việc phát huy, nâng cao vai trò của thanh trachuyên ngành Công Thương là một yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý nhànước nói chung và quản lý nhà nước trong lĩnh vực Công Thương nói riêng

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của thanh tra chuyên ngành Công Thương tại Việt Nam

Trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước thực hiện quản lý các mặt của đời sống

Trang 36

kinh tế, xã hội theo cơ chế tập trung, bao cấp, do đó hoạt động thanh tra chuyênngành chưa được đặt ra Mặc dù ở thời kỳ này, đã hình thành và tồn tại hoạt động củacác Ban Chỉ đạo Quản lý thị trường trực thuộc Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng trướcđây) và Ủy ban nhân dân các cấp song chức năng chủ yếu của các cơ quan quản lý thịtrường là kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, tích trữ, buôn lậu, trốn thuế,kinh doanh trái phép , không phải chức năng thanh tra chuyên ngành.

Sau năm 1986, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hộichủ nghĩa, ở nước ta bắt đầu hình thành các quan hệ kinh tế hàng hoá và sự pháttriển các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, tư bản, tư nhân hoạt động trongnhiều lĩnh vực, ngành nghề Từ đó đã làm nảy sinh các yêu cầu đổi mới về quản lýnhà nước, trong đó có yêu cầu về hoạt động thanh tra chuyên ngành Vì vậy, sự rađời của Pháp lệnh Thanh tra 1990 đã ít nhiều đề cập đến chức năng thanh trachuyên ngành của các cơ quan thanh tra thuộc cơ quan quản lý nhà nước theongành, lĩnh vực, trong đó bao gồm lĩnh vực công nghiệp và thương mại Cụ thể,trong các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ có quy định “Thanhtra việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xãhội và công dân theo thẩm quyền quản lý của Bộ ”; “hướng dẫn nghiệp vụ thanhtra chuyên ngành cho Thanh tra Sở” Tuy nhiên, Pháp lệnh Thanh tra 1990 vẫnchưa đưa ra khái niệm về thanh tra chuyên ngành cũng như trong giai đoạn nàychưa có quy định hướng dẫn cụ thể về hoạt động thanh tra chuyên ngành Về mặt

tổ chức, Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở bao gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanhtra và Thanh tra viên Trong đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra Bộ

do Bộ trưởng đề nghị, Tổng Thanh tra Nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng quyết định Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc

Sở đề nghị, Chánh Thanh tra tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyếtđịnh Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chánh Thanh tra Bộ/Phó Chánh thanh tra

Sở do Bộ trưởng/Giám đốc Sở quyết định theo đề nghị của Chánh Thanh traBộ/Chánh Thanh tra Sở

Trang 37

Trong giai đoạn từ khi ban hành Pháp lệnh Thanh tra 1990 đến trước khi banhành Luật Thanh tra 2004, tại các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành côngnghiệp và thương mại đều thành lập tổ chức thanh tra, đó là Thanh tra Bộ Côngnghiệp, Thanh tra Bộ Thương mại, Thanh tra Sở Công nghiệp và Thanh tra SởThương mại Trong đó, Thanh tra Bộ Công nghiệp, Thanh tra Sở Công nghiệp đồngthời thực hiện hai chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành (thanhtra chuyên ngành điện lực) Tại Bộ Thương mại, Sở Thương mại thì ngoài Thanh tra

Bộ, Thanh tra Sở thì lực lượng quản lý thị trường đã được Bộ trưởng Bộ Thươngmại giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại theo Thông tư số09/2001/TT-BTM ngày 13 tháng 4 năm 2001

Đến Luật Thanh tra 2004, có sự phân định rõ hơn tổ chức cơ quan thanh tratheo cấp hành chính và tổ chức cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực Trong đó, cơquan thanh tra tổ chức theo ngành, lĩnh vực gồm Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở, vừathực hiện chức năng thanh tra hành chính, vừa thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành Về mặt tổ chức của các cơ quan thanh tra, Luật Thanh tra 2004 đã cónhiều thay đổi so với Pháp lệnh Thanh tra 1990, cụ thể như: Chánh Thanh traBộ/Chánh Thanh tra Sở do Bộ trưởng/Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra/Chánh Thanh tra tỉnh Ngoài ra, LuậtThanh tra 2004 cũng quy định rõ Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộtrưởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ củaThanh tra Chính phủ; Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồngthời chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tratỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Các quy định này thểhiện rõ vị trí, chức năng của thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước theo ngành,lĩnh vực, cụ thể hoạt động thanh tra dù cần thiết phải có tính độc lập nhất định songvẫn luôn phải gắn liền với công tác quản lý nhà nước, là công cụ đắc lực cho thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp

Vào năm 2007, thực hiện Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 của Kỳ họp thứnhất Quốc hội khóa XII ngày 31 tháng 7 năm 2007 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Trang 38

và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII, Bộ Công nghiệp và Bộ Thươngmại đã được hợp nhất thành Bộ Công Thương Theo đó, cơ quan thanh tra của hai

Bộ, Sở này cũng được hợp nhất thành Thanh tra Bộ Công Thương, Thanh tra SởCông Thương, được tổ chức và hoạt động theo Luật Thanh tra 2004 Mặc dù LuậtThanh tra 2004 không quy định việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cácTổng Cục, Cục, Chi cục song căn cứ vào tình hình, yêu cầu thực tiễn trong công tácquản lý ngành, lĩnh vực, một số Bộ, ngành đã ban hành hoặc tham mưu Chính phủban hành các văn bản để quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành ở các TổngCục, Cục, Chi cục Ở Bộ Công Thương, chức năng thanh tra chuyên ngành vẫnđược tiếp tục giao cho Cục Quản lý thị trường và các Chi cục Quản lý thị trườngtheo Nghị định số 27/2008/NĐ-CP Tuy nhiên, trên thực tế, lực lượng Quản lý thịtrường đã không thực hiện được chức năng này do thiếu các văn bản quy phạmhướng dẫn cụ thể và chưa được cấp thẻ thanh tra chuyên ngành

Đến Luật Thanh tra 2010, về cơ bản, quy định về tổ chức và hoạt động củaThanh tra Bộ, Thanh tra Sở không có thay đổi nhiều so với Luật Thanh tra 2004.Tuy nhiên, có một điểm nhấn quan trọng là Luật Thanh tra 2010 đã quy định về các

cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Từ đó, tại Nghịđịnh số 07/2012/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định cụ thể các cơ quan được giao thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương bao gồm: Cục Quản lý thịtrường, Cục Hóa chất, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Chi cụcQuản lý thị trường Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành Công Thương được tiếp tục bổ sung theo Nghị định số 127/2015/NĐ-CPngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngànhCông Thương, cụ thể là bổ sung một số cơ quan sau: Tổng Cục Năng lực, Cục Điềutiết điện lực, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Công nghệthông tin, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương Đến đầu năm 2014, thựchiện Thông tư số 29/2013/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thanh tra Bộmới bắt đầu triển khai việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thanh tra cho công chứccác cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, tiến hành cấp thẻ

Trang 39

thanh tra cho một số công chức để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Vàtrên thực tế, một số Cục, Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành Công Thương mới bắt đầu triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyênngành từ đầu năm 2015.

Như vậy, có thể thấy, tổ chức và hoạt động của thanh tra, thanh tra chuyênngành nói chung và thanh tra chuyên ngành Công Thương nói riêng đã có sự thayđổi, điều chỉnh, củng cố theo từng thời kỳ, giai đoạn, nhằm thích ứng với những thayđổi của tình hình kinh tế - xã hội cũng như ngày càng phát huy vai trò của thanh trachuyên ngành trong lĩnh vực Công Thương

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung phân tích khái niệm và đặc điểm củathanh tra chuyên ngành, từ đó làm cơ sở để xác định nội hàm khái niệm thanh trachuyên ngành Công Thương, phân tích các đặc điểm về tổ chức và hoạt động của thanhtra chuyên ngành Công Thương, phân biệt giữa hoạt động thanh tra chuyên ngành vớihoạt động kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực

Trong chương này, luận văn cũng đi sâu xem xét các vấn đề lý luận về kháiniệm và một số đặc điểm đặc trưng về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngànhCông Thương, vai trò của thanh tra chuyên ngành Công Thương và quá trình hìnhthành, phát triển của thanh tra chuyên ngành Công Thương Từ đó, có thể khẳngđịnh rằng thanh tra chuyên ngành Công Thương là một chức năng thiết yếu, gắnliền với công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghiệp và thương mại.Việc phát huy vai trò, hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương

có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với công tác quản lý nhà nước mà còn đốivới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, quyền và lợi ích hợppháp của người dân trong cuộc sống Chính vì vậy, quy định pháp luật về tổ chức vàhoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương trong thời gian qua luôn có sự điềuchỉnh, bổ sung để ngày càng phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nâng cao vị thế và pháthuy vai trò tích cực của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Công Thương

Trang 40

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG - QUA THỰC

TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nhằm khắc phục một số tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật và thực tiễnthi hành pháp luật, Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành về tổchức và hoạt động thanh tra chuyên ngành, trong đó bao gồm thanh tra chuyênngành Công Thương đã được ban hành với một số sửa đổi, bổ sung quan trọng.Những sửa đổi, bổ sung này là cơ sở để ngày càng kiện toàn về mặt tổ chức cũngnhư nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương Song bêncạnh những tiến bộ, ưu điểm so với trước đây, pháp luật về thanh tra chuyên ngànhnói chung và thanh tra chuyên ngành Công Thương nói riêng đã và đang bộc lộ một

số bất cập, hạn chế, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu, xem xét quá trình áp dụngvào thực tiễn để có những định hướng khắc phục, điều chỉnh, bổ sung kịp thời,nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động này trong công tác quản lýnhà nước Việc nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật thông qua thực tiễnthực hiện pháp luật tại một thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể là thành phố ĐàNẵng được thể hiện dưới hai góc độ: Thực trạng pháp luật về tổ chức và thực trạngpháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương tại địa phương

2.1 Về tổ chức

2.1.1 Về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương

Theo quy định pháp luật hiện hành, chức năng thanh tra chuyên ngành đượcgiao cho các cơ quan thanh tra nhà nước theo ngành, lĩnh vực là Thanh tra Bộ,Thanh tra Sở; ngoài ra còn có các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành (Điều 4 Luật Thanh tra 2010) Đây là một trong những điểm mớiquan trọng của Luật Thanh tra 2010 so với Luật Thanh tra 2004 Trước đây, LuậtThanh tra 2004 chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về thanh tra chuyên ngành nên xuất

Ngày đăng: 13/07/2019, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Thị Thu An (2015), Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành, Trang Thông tin điện tử Viện Khoa học Thanh tra, Hà Nội http://www.giri.ac.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phápluật về thanh tra chuyên ngành
Tác giả: Hồ Thị Thu An
Năm: 2015
2. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng (2013), Báo cáo số 865/BC- QLTT ngày 04 tháng 12 về công tác quản lý thị trường năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 865/BC-QLTT ngày 04 tháng 12 về công tác quản lý thị trường năm 2013 và phươnghướng, nhiệm vụ năm 2014
Tác giả: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
Năm: 2013
3. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo số 733/BC- QLTT ngày 03 tháng 12 về công tác quản lý thị trường năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 733/BC-QLTT ngày 03 tháng 12 về công tác quản lý thị trường năm 2014 và phươnghướng, nhiệm vụ năm 2015
Tác giả: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
Năm: 2014
4. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng (2015), Báo cáo số 789/BC- QLTT ngày 16 tháng 12 về công tác quản lý thị trường năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 789/BC-QLTT ngày 16 tháng 12 về công tác quản lý thị trường năm 2015 và phươnghướng, nhiệm vụ năm 2016
Tác giả: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
Năm: 2015
5. Chi cục Quản lý thị trường TP.Đà Nẵng (2016), Công văn số 72/QLTT-TCHC ngày 05 tháng 02 về việc báo cáo tình hình sử dụng công chức thanh tra, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 72/QLTT-TCHCngày 05 tháng 02 về việc báo cáo tình hình sử dụng công chức thanh tra
Tác giả: Chi cục Quản lý thị trường TP.Đà Nẵng
Năm: 2016
6. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng (2015), Đề án số 331/ĐA- QLTT ngày 29 tháng 5 về vị trí việc làm của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án số 331/ĐA-QLTT ngày 29 tháng 5 về vị trí việc làm của Chi cục Quản lý thị trường thànhphố Đà Nẵng
Tác giả: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
Năm: 2015
7. Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng (2015), Tổng hợp số liệu thống kê công chức, người lao động đến tháng 11 năm 2015, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp số liệuthống kê công chức, người lao động đến tháng 11 năm 2015
Tác giả: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
Năm: 2015
8. Cục Thống kê Đà Nẵng (2014), Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2014, NXB Thống kê, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2014
Tác giả: Cục Thống kê Đà Nẵng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2014
9. Trương Khánh Hoàn (2011), Cần nâng cao vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra, Trang Thông tin điện tử Viện Khoa học Thanh tra, Hà Nội http://www.giri.ac.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần nâng cao vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn củacác cơ quan thanh tra
Tác giả: Trương Khánh Hoàn
Năm: 2011
10. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (2012), Đặc san tuyên truyền pháp luật, chủ đề Thanh tra và Pháp luật về Thanh tra, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc san tuyên truyền pháp luật, chủ đề Thanh tra và Pháp luật vềThanh tra
Tác giả: Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ
Năm: 2012
11. Nguyễn Khắc Hường (Chủ nhiệm) (2004), Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa Thanh tra Bộ và Thanh tra chuyên ngành - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức, hoạt động và mối quanhệ giữa Thanh tra Bộ và Thanh tra chuyên ngành - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Khắc Hường (Chủ nhiệm)
Năm: 2004
12. Phạm Tuấn Khải (1996), Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học Luật học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới tổchức và hoạt động của thanh tra nhà nước ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Tuấn Khải
Năm: 1996
13. Trần Đức Lượng (Chủ nhiệm) (1996), Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống thanh tra nhà nước theo hướng cải cách hành chính , Đề tài nghiên cứu khoa học, Thanh tra Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tổ chức và hoạt động hệthống thanh tra nhà nước theo hướng cải cách hành chính
Tác giả: Trần Đức Lượng (Chủ nhiệm)
Năm: 1996
14. Trần Đức Lượng (Chủ nhiệm) (2001), Báo cáo tổng quan: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới, Thanh tra Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quan: Tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thếgiới
Tác giả: Trần Đức Lượng (Chủ nhiệm)
Năm: 2001
15. Đinh Văn Minh (2012), Phân định thanh tra hành chính – Thanh tra chuyên ngành: Những vướng mắc đặt ra cho việc sửa đổi Luật Thanh tra, Cổng Thông tin điện tử Viện nghiên cứu lập pháp, Hà Nội http://vnclp.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân định thanh tra hành chính – Thanh tra chuyênngành: Những vướng mắc đặt ra cho việc sửa đổi Luật Thanh tra
Tác giả: Đinh Văn Minh
Năm: 2012
16. Đinh Văn Minh (2013), Quá trình phát triển của nhận thức, quy định của pháp luật và những vấn đề thực tiễn về thanh tra chuyên ngành , Trang Thông tin điện tử Viện Khoa học Thanh tra, Hà Nội http://www.giri.ac.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình phát triển của nhận thức, quy định củapháp luật và những vấn đề thực tiễn về thanh tra chuyên ngành
Tác giả: Đinh Văn Minh
Năm: 2013
17. Đặng Xuân Phương (Chủ nhiệm) (2009), Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức thanh tra Bộ, ngành đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự kỷ luật, kỷ cương hành chính , Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Vụ Tổ chức, biên chế - Bộ Nội vụ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổchức thanh tra Bộ, ngành đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước và trật tự kỷ luật, kỷ cương hành chính
Tác giả: Đặng Xuân Phương (Chủ nhiệm)
Năm: 2009
21. Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 95/QĐ-SNV ngày 19 tháng 01 về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2010, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 95/QĐ-SNV ngày 19tháng 01 về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2010
Tác giả: Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng
Năm: 2010
23. Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng (2012), Quyết định số 75/QĐ-SNV ngày 03 tháng 02 về việc giao bổ sung chỉ tiêu lao động hành chính, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 75/QĐ-SNV ngày 03tháng 02 về việc giao bổ sung chỉ tiêu lao động hành chính
Tác giả: Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng
Năm: 2012
44. Website của Bộ Công Thương: http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/3320/be-giang-khoa-1--lop-boi-duong-nghiep-vu-thanh-tra-chuyen-nganh-cong-thuong-nam-2014.aspx Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:  Thống kê số lượng tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh - Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành công thương    qua thực tiễn thành phố đà nẵng   lê thị hoàng minh
Bảng 2.1 Thống kê số lượng tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh (Trang 8)
Bảng 2.1: Thống kê số lượng tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành - Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành công thương    qua thực tiễn thành phố đà nẵng   lê thị hoàng minh
Bảng 2.1 Thống kê số lượng tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành (Trang 49)
Bảng 2.2: Thống kê kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trường - Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành công thương    qua thực tiễn thành phố đà nẵng   lê thị hoàng minh
Bảng 2.2 Thống kê kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trường (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w