Ngoài việc để các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đúng, thì cần phát huy tính sáng tạo trong nhiều lĩnh vực của ngành như: áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới tư duy...Có thể n
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan “Ứng dụng mô hình quản lí tức thời (JIT-Just in time management) trong công tác tổ chức thi công công trình thủy lợi ” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi
Các số liệu, kết quả trong Luận văn đạt được là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào
GIẢ LUẬN VĂN
Trần Minh Nhật
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sỹ, tôi đã được sự giúp
đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện của bạn bè, các thầy cô giáo với những kiến thức khoa học, cũng như kiến thức xã hội
Tôi xin chân thành cảm ơn với lòng thành kính tới PGS.TS Đinh Tuấn Hải đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu, để tôi hoàn thành được luận văn này
Đồng thời, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và những đóng góp quý báu trong suốt quá trình làm Luận văn của mình
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn với năng lực của mình, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót hoặc có phần nghiên cứu chưa sâu Rất mong các sự góp ý và chỉ bảo của các thầy, cô
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Minh Nhật
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN .ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii PHẦN MỞ ĐẦU .1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
6 Kết quả dự kiến đạt được 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÍ TỨC THỜI JIT - JUST IN TIME MANAGEMENT 4
1.1 Giới thiệu chung về hoạt động xây dựng tại Việt Nam 4
1.1.1 Tổng quan về ngành xây dựng tại Việt Nam 4
1.1.2 Khái quát về xây dựng công trình thủy lợi 6
1.1.3 Khái niệm và nội dung của tổ chức thi công công trình 11
1.1.4 Đặc điểm thi công xây dựng công trình thủy lợi 13
1.2 Giới thiệu về mô hình quản lí tức thời JIT – Just in Time Management 15
1.2.1 Khái niệm 15
1.2.2 Nguồn gốc của mô hình quản lí tức thời JIT– Just in Time Management 17
1.2.3 Bản chất của mô hình quản lí tức thời JIT– Just in Time Management 21
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu và áp dụng trong nước và quốc tế về mô hình quản lí tức thời JIT – Just in Time Management 22
Trang 41.3.1 Công tác nghiên cứu về mô hình quản lí tức thời JIT – Just in Time
Management trên thế giới 22
1.3.2 Công tác nghiên cứu về các yếu tố cơ bản trong mô hình quản lí tức thời JIT – Just in Time Management 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA MÔ HÌNH JIT - JUST IN TIME MANAGERMENT TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH 35
2.1 Cơ sở khoa học của mô hình JIT-Just in Time Managerment trong công tác tổ chức thi công trong xây dựng 35
2.1.1 Những yếu tố chính cấu thành khái niệm JIT – Just in Time Management 35
2.1.2 Các yếu tố dẫn đến việc nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi công khi áp dụng mô hình JIT 44
2.1.3 Điều kiện áp dụng mô hình JIT trong công tác tổ chức thi công công trình 46
2.2 Cơ sở thực tiễn của của mô hình JIT trong công tác tổ chức thi công trong xây dựng 48
2.3 Khả năng áp dụng mô hình JIT trong công tác tổ chức thi công xây dựng tại Việt Nam 52
2.3.1 Kanban –card - h ệ thống kểm soát sản xuất Kaban trong JIT và hệ thống kéo (Pull system) 52
2.3.2 Tổ chức lao động và bố trí mặt bằng trong JIT 55
2.3.3 Quản lý Kaizen (cải tiến liên tục) 57
2.3.4 Quan hệ JIT và các mô hình khác 59
2.3.5 Khả năng áp dụng mô hình JIT trong công tác tổ chức thi công công trình thủy lợi 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC T Ổ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH JIT 65
3.1 Đánh giá chung về mô hình quản lý tức thời 65
3.1.1 Những ưu điểm 65
Trang 53.1.2 Những hạn chế 65
3.2 Đề xuất áp dụng khái niệm hệ thống kéo trong mô hình JIT nhằm hợp lý hóa công tác cung ứng vật liệu trên công trường 67
3.2.1 Công tác cung ứng vật tư trên công trường xây dựng 67
3.2.2 Th ực trạng công tác cung ứng vật tư trên công trường xây dựng 69
3.2.3 Biện pháp áp dụng khái niệm hệ thống kéo trong mô hình JIT nhằm hợp lý hóa công tác cung ứng vật tư trên công trường 73
3.3 Đề xuất áp dụng khái niệm hệ thống kéo trong mô hình JIT nhằm cung ứng vữa Bê tông cho công trường xây dựng 75
3.4 Đề xuất tổ chức thực hiện JIT trong thực tế 77
Kết luận chương 3 79
PH ẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Công trình hồ chứa nước Cửa Đạt 10
Hình 1-2: Khái niệm mô hình quản lí tức thời JIT 15
Hình 1-3 : Dây chuyền sản xuất của Toyota 24
Hình 2-1: Các yếu tố cơ bản trong mô hình JIT 37
Hình 2-2 : Hệ thống kéo 42
Hình 2-3 : Hệ thống kểm soát sản xuất Kaban trong JIT 52
Hình 2-4: Thẻ Kanban trong thực tế 53
Hình 2-5 : Hệ thống kéo (Pull system) trong JIT 53
Hình 2-6: Các bước cải tiến liên tục trong JIT 58
Hình 2-7: Mối quan hệ giữa JIT và MRP 59
Hình 2-8 : Hệ thống MRP 61
Hình 3-1 : Công tác cung ứng vật liệu trên công trường xây dựng 70
Hình 3-2 Áp dụng hệ thống "kéo" trong công tác cung ứng vật tư trên công trường xây dựng 72
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Báo cáo kết quả tình hình tài chính của tập đoàn Toyota năm 2006 24Bảng 1-2: Bảng tổng kết số liệu điều tra về các hãng xe ở Việt Nam 25Bảng 2-1 : So sánh nguyên tắc “kéo” và nguyên tắc “đẩy” 43
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây hội nhập quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, vấn đề quan trọng nhất là chiến lược phát triển nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam cần phù hợp với thông lệ Quốc tế
Ngành xây dựng ở nước ta là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân
vì vậy các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển ngành xây dựng đang rất được quan tâm
Thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành các văn bản và đi vào thực hiện các luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng ở Việt Nam
như Luật xây dựng 50 /2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014, Luật đầu tư 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, Luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 ngày
26 tháng 01 năm 2014 , Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 06 năm 2009, Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 , cùng với các Nghị định , Thông tư
và các văn bản hướng dẫn đã đóng góp hoàn thiện và khắc phục những hạn chế khi thực hiện theo cơ chế cũ
Ngoài việc để các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đúng, thì cần phát huy tính sáng tạo trong nhiều lĩnh vực của ngành như: áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới tư duy Có thể nói, công tác tổ chức thi công công trình là yếu tố quan trọng giúp tiến hành thi công công trình một cách nhịp nhàng, rút ngắn được thời gian thi công, nâng cao năng suất thi công, giúp làm giảm giá thành công trình Tối ưu hóa được công tác tổ chức thi công công trình sẽ giúp chúng ta giám sự lãng phí, không chỉ là công sức, mà còn là những khoản đầu tư tài chính và các hoạt động khác chỉ làm tăng chi phí công trình mà không mang lại hiệu quả
Với tinh thần trên, đặt ra trong thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng của việc tối
ưu hóa công tác tổ chức thi công, học viên lựa chọn đề tài :“Ứng dụng mô hình quản lí tức thời (JIT-Just in time management) trong công tác tổ chức thi công công trình thủy lợi ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
Trang 102 Mục đích của đề tài
a Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tổ chức thi công trong thi công xây dựng công trình thủy lợi bằng việc vận dụng lý thuyết về tổ chức thi công vào trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình
b Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức thi công trong quá trình thi công xây dựng các công trình thủy lợi
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu về các dự án xây dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam để từ đó:
- Hệ thống hóa một số vấn đề tổ chức thi công trên các công trường thi công xây dựng công trình
- Quan điểm lý luận về áp dụng mô hình quản lí tức thời (JIT-Just in time management) trong công tác tổ chức thi công công trình thủy lợi
- Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi công trong thi công các công trình xây dựng nước nhà để có thể áp dụng vào thực tiễn với mục đích đóng góp thiết thực cho quá trình thi công công trình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức thi công trên các công trường thi công công trình thủy lợi, các vấn đề xâu chuỗi trong quá trình tổ chức thi công cũng như nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức thi công trên các công trường xây
dựng công trình thủy lợi ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi điển hình đang
thực hiện tại Việt Nam Phân tích tổng hợp, đánh giá mô hình quản lí tức thời vào công tác tổ chức thi công khi thực hiện dự án, biện pháp nhằm tối ưu hóa công tác tổ
chức thi công công trình
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng của nhà nước
- Tiếp cận các mô hình thi công, biện háp thi công, thông qua sách báo và thông tin internet
Trang 11- Tiếp cận các thông tin dự án, thông tin về công trường,
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra, thu thập và xử lý thông tin liên quan
Trang 12CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÍ TỨC THỜI JIT - JUST IN TIME MANAGEMENT
1.1 Giới thiệu chung về hoạt động xây dựng tại Việt Nam
1.1.1 T ổng quan về ngành xây dựng tại Việt Nam
Trên thế giới, ngành xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân Ở nhiều nước trên thế giới, trong bảng xếp hạng các ngành tạo nguồn thu chủ yếu và sử dụng nhiều lao động của nền kinh tế ta luôn thấy có tên ngành xây dựng
Ở Việt Nam cũng vậy Những số liệu thống kê chính thức trong nhiều năm đã cho phép chúng ta cùng hình dung ra các nét cơ bản nhất của ngành xây dựng
Theo “ Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ngành xây dựng này 15/1/2016”
- Giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2015: [1]
+ Theo giá hiện hành: đạt khoảng 974,4 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2014; tăng 75,7% so với năm 2010);
+ Tính theo giá so sánh 2010: đạt khoảng 777,5 nghìn tỷ đồng (tăng 11,2% so với năm 2014; tăng 40,2% so với năm 2010)
- Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 35,7% (tăng 1,2% so với năm 2014 và tăng 5,2% so với năm 2010)
- Tỷ lệ phủ kín quy hoạch: Quy hoạch chung đạt 100%, (tăng 7% so với năm 2010), quy hoạch phân khu đạt 72% (tăng 2% so với năm 2014; tăng 27% so với năm 2010), quy hoạch chi tiết 1/500 đạt khoảng 33% (tăng khoảng 3% so với năm 2014, tăng 13%
so với năm 2010), quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 98,2% (tăng 3,3% so với năm 2014; tăng 71,8% so với năm 2010);
- Tổng sản lượng xi măng, clinker tiêu thụ: ước đạt khoảng 72,7 triệu tấn, đạt 101% kế hoạch năm (tăng 3% so với năm 2014, tăng 43,4% so với năm 2010); trong đó, tiêu thụ
Trang 13nội địa khoảng 56,5 triệu tấn (tăng 11,1% so với 2014), xuất khẩu khoảng 16,3 triệu tấn (giảm 17,3% so với 2014)
Ngành xây dựng đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển các khu đô thị mới nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho nhân dân đô thị Số lượng các dự án nhà ở đô thị tăng nhanh với hơn 1500 dự án được triển khai, Hiện cả nước có khoảng hơn 890 triệu m2 nhà ở trong đó đô thị có khoảng 260 triệu m2, bình quân mỗi năm tăng thêm 58 triệu m2 trong những năm gần đây Công nghiệp vật liệu xây dựng cũng đang hướng mạnh tới sản xuất các sản phẩm có chất lượng và hàm lượng khoa học công nghệ cao thay thế các sản phẩm nhập khẩu và tăng xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng đạt 17%/năm, cao hơn tốc
độ tăng trưởng chung của các ngành công nghiệp trên cả nước Nhiều sản phẩm có chất lượng cao như xi măng, gạch ceramic, granit nhân tạo, sứ vệ sinh, kính xây dựng
đã phần lớn chiếm lĩnh thị trường xây dựng trong nước và được xuất khẩu tới hơn 100 nước trên thế giới
Bằng nỗ lực tiếp cận công nghệ mới và nâng cao chất lượn nguồn nhân lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã tự đảm đương hoặc nhận thầu hầu hết các công trình quan trọng của quốc gia, nhiều công trình của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Có thể kể đến các công trình lớn như thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dàu Dung Quất, dự án nhiệt điện Cà Mau, thủy điện Buôn Lốp, cầu Thủ Thiêm
Cùng với đó là việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành Trong những năm gần đây Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã thông qua hàng loạt những Luật , Nghị định, Nghị quyết, Thông tư liên quan đến các vấn đề liên quan đến ngành xây dựng như: Luật xây dựng năm 2014, Luật đấu thầu 2013, Luật đất đai 2013, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lí chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư số 01/2015/TT-BXD về hướng dẫn xây dựng đơn giá trong quản lí chi phí đầu tư xây dựng Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách được ban hành với những quan điểm, tư tưởng đổi mới đột phá, được các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, người
Trang 14dân và xã hội đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao, từng bước đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng
1.1.2 Khái quát v ề xây dựng công trình thủy lợi
Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Ngoài ra, thủy lợi còn có tác dụng chống lại sự cố kết đất Thủy lợi thường được nghiên cứu cùng với hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống này có thể là tự nhiên hay nhân tạo để thoát nước mặt hoặc nước dưới đất của một khu vực cụ thể
Công trình thủy lợi là các công trình được xây dựng cho các mục đích sử dụng nguồn nước, phòng chống thủy tai Đặc điểm để phân biệt công trình thủy lợi và các công trình xây dựng khác là chịu sự tác động trực tiếp của nước dưới các hình thức khác nhau ( tác động cơ học và các tác động hóa lí sinh học )
Các điều tra khảo cổ học đã xác định có công trình thủy lợi ở Lưỡng Hà và Ai Cập vào khoảng thiên niên kỷ 6 TCN, lúa mạch được trồng ở các khu vực có lượng mưa không
Có dấu hiệu cho thấy vào thời pharaon Amenemhat III nhà thứ 12 (khoảng 1800 TCN), người Ai Cập cổ đại đã sử dụng các hồ tự nhiên của ốc đảo Faiyum làm hồ
Trang 15chứa để cung cấp nước trong mùa khô, vì nước hồ này dâng lên trong mùa lũ hàng năm của sông Nin
Các công trình thủy lợi được xây dựng ở Ba Tư cổ đại vào khoảng năm 800 TCN, là một trong số những phương pháp thủy lợi cổ nhất từng được biết đến mà ngày nay vẫn còn sử dụng Ngày nay chúng được tìm thấy ở châu Á, Trung Đông và Bắc Phi Hệ thống nào bao gồm mạng lưới giống như giếng đứng và các ống dẫn hơi nghiêng hướng vào mặt của các vách đá và các đồi dốc để khai thác nước ngầm Noria, một guồng nước được gắn các bình bằng đất sét xung quanh được vận hành bởi năng lượng của dòng nước, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong thời gian này bởi những người La Mã đến định cư ở Bắc Phi Vào năm 150 TCN, các bình được lắp các van cho phép nước chảy vào êm hơn khi chúng chịu tác động của lực nước
Các công trình thủy lợi của Sri Lanka cổ đại sớm nhất được định tuổi vào khoảng 300 TCN vào thời vua Pandukabhaya và tiếp tục phát triển liên tục đến 1000 năm sau đó,
là một trong những hệ thống thủy lợi phức tạp nhất trong thế giới cổ đại Người Sinhal
là những người đầu tiên xây các bể chứa để trữ nước Do những ưu thế về kỹ thuật của
họ trong lĩnh vực này, họ thường được gọi là 'bậc thầy về thủy lợi' Hầu hết các hệ thống thủy lợi này vẫn tồn tại mà không bị phá hủy cho đến ngày nay ở Anuradhapura
và Polonnaruwa do những kỹ thuật tiên tiến và chính xác của họ Hệ thống này đã được hồi phục rộng rãi và mở rộng vào thời vua Parakrama Bahu (1153 – 1186 TCN)
Các kỹ sư thủy lực đầu tiên của Trung Quốc là Tôn Thúc Ngao (thế kỷ 6 TCN) vào thời Xuân Thu và Tây Môn Báo (thế kỷ 5 TCN) vào thời Chiến Quốc, cả hai đã xây dựng các dự án thủy lợi lớn Ở vùng Tứ Xuyên thuộc nước Tần, hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển được xây dựng vào năm 256 TCN để tưới cho một vùng nông nghiệp rộng lớn mà ngày nay vẫn còn được sử dụng để cung cấp nước Vào thế kỷ 2, dưới thời nhà Hán, người Trung Quốc cũng sử dụng bơm chuyền để đưa nước từ thấp lên cao Chúng được vận hành bởi bàn chân có bàn đạp với các guồng nước hoặc bằng sức kéo của trâu, bò Nước được dùng cho các công trình công cộng cung cấp nước cho các khu dân cư đô thị và các khu vườn của cung điện, nhưng hầu hết được dẫn vào các kênh thủy lợi để tưới cho các cánh đồng
Trang 16Máy đo mưa đầu tiên trên thế giới ở Triều Tiên là uryanggye (tiếng Triều
Tiên:우량계), được phát hiện vào năm 1441 Người phát minh là Jang Yeong-sil, một
kỹ sư Triều Tiên vào thời nhà Triều Tiên, theo chỉ vụ của vua Thế Tông Nó được lắp đặt trong các bồn chứa như là một phần của hệ thống thủy lợi trên toàn quốc để đo và thu thập lượng mưa phục vụ cho nông nghiệp Với công cụ này, các nhà quy hoạch và nông dân có thể có được nhiều thông tin hơn trong công việc của mình
Qua thời gian, các hệ thống công trình thủy lợi ngày càng được phát triển cả về quy
mô lẫn độ tinh vi, thậm chí nhiều công trình tồn tại qua nhiều thế kỷ mà đến nay vẫn còn giá trị sử dụng Tiêu biểu có thể kể đến :
+ Công trình thủy lợi Đô Giang Yển tại Trung Quốc, công trình này được xây dựng vào năm 256 TCN để tưới cho một vùng nông nghiệp rộng lớn mà đến nay vẫn còn được sử dụng để cấp nước tưới
+ Đập Tam Hiệp tại Trung Quốc – đây là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới với công suất 22.000 MW, đập cao 181m và hồ chứa dài 610km
+ Công trình thủy điện Itaipu nằm tại biên giới Brazil và Paragway với công suất phát điện 14.000 MW , dài 7.235m
+ Công trình Guri thuộc Venezuela có công suất phát điện 10.235 MW, dài 7.426m và cao 126m
+ Công trình Tacurui tại Brazil – đây là công trình bê tông trọng lực có đập chính cao 78m, dài 6,9 Km và tổng chiều dài lên đến 12.515m
Ở Việt nam năm 1945, đất nước vừa độc lập, trước muôn vàn khó khăn, Chính phủ đã ban hành các sắc lệnh về bảo vệ đê điều, hộ đê phòng lụt; bảo vệ quản lý hệ thống nông giang, mở rộng diện tích tưới Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
“Tất cả cho tiền tuyến” thủy lợi được coi là biện pháp hàng đầu để bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp Từ năm 1952, thực dân Pháp đã phá hoại các công trình thủy lợi: Đập Thác Huống, Cầu Sơn, cống Liên Mạc, Trung Lương, Nam Đàn, hệ thống
Trang 17thủy lợi Đồng Cam… đứng trước thách thức, nhân dân ta kiên trì làm thủy lợi nhỏ, khôi phục dần những công trình bị phá hoại, góp phần vào chiến thắng năm 1954.Miền Bắc được giải phóng, thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong phục hồi, phát triển kinh tế, làm hậu phương cho kháng chiến miền Nam Phục hồi các công trình lớn bị hư hỏng, phát triển mạnh tiểu thủy nông, tăng cường củng cố đê điều, như: Khai thông cống Liên Mạc, xây lại cống Trung Lương, khởi công xây dựng thủy điện Thác Bà, Bàn Thạch, các hồ Đại Lải, Suối Hai, trạm bơm Trịnh Xá, Đan Hoài, Nam Nghệ An, khởi công xây dựng hệ thống Bắc Hưng Hải, Ngũ Huyện Khê Đến năm 1957, vụ Chiêm tưới 603.816 ha, vụ Mùa 685.512 ha Năm 1959 xúc tiến kế hoạch trị thủy và khai thác sông Hồng Giai đoạn 1961 - 1975, tập trung hoàn chỉnh thủy nông, quy hoạch bậc thang các lưu vực sông Nhiều công trình thủy lợi (CTTL), hệ thống công trình thủy lợi (HTCTTL) lớn được tập trung đầu tư giai đoạn này như: Hồ Núi Cốc, các cống Long Tửu, Phủ Lý, Neo, Bá Thủy, trạm bơm Như Quỳnh, La Khê, Nam sông
Mã, Cốc Thành, Cổ Đam, Hữu Bị, hệ thống thủy lợi Nậm Rốm, các khu chậm lũ, phân
lũ Tam Nông - Thanh Thủy, khu Vân Cốc, cải tạo Đập Đáy, khởi công hồ Kẻ Gỗ Năm 1970, các công trình Đồng Mô - Ngải Sơn, các bậc thang sông Lô, sông Đà cũng được triển khai nghiên cứu
Trong khoảng 10 năm trở lại đây (2005 - 2015), nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,
sự đóng góp công sức, tiền bạc của nhân dân trong suốt nhiều thập kỷ qua, Việt Nam
là một trong số ít các quốc gia trong khu vực có hệ thống thủy lợi tương đổi hoàn chỉnh phục vụ tốt SX nông nghiệp
Theo tổng hợp của Tổng cục Thủy lợi, hiện nay cả nước hiện có 6.648 hồ chứa các loại, khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.958 km đê các loại Trong đó, có 904 hệ thống thủy lợi quy mô vừa và lớn, phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên Công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái
Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ, đầu tư nhiều HTCTTL lớn phục vụ đa mục tiêu, như các
hệ thống công trình Cửa Đạt, Ngàn Trươi - Cẩm Trang, Bản Mồng, Tả Trạch, cống Đò
Trang 18Điểm, cải tạo hệ thống cấp nước sông Tích, nâng cấp các hệ thống thủy lợi Bắc Nam
Hà, Bắc Hưng Hải, Bắc Nghệ An, Bắc Đuống, Nam Thái bình, hệ thống công trình sông Đáy… Đầu tư xây dựng nhiều trạm bơm tiêu lớn, một số công trình tiêu biểu như: Hệ thống công trình đầu mối thủy lợi Cửa Đạt có chiều cao 119m được thiết kế, thi công theo công nghệ đập đá đổ bê tông bản mặt, hồ có dung tích 1,45 tỷ m3 với nhiệm vụ giảm lũ cho hạ du, tưới 87.000 ha, tạo nguồn nước sinh hoạt cho 2,5 triệu dân, cấp nước với lưu lượng 8 m3/s cho sản xuất công nghiệp, phát điện với công suất lắp máy 97 MW; hồ Tả Trạch phục vụ chống lũ cho Thành phố Huế, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, tưới, đẩy mặn, cải thiện môi trường, nuôi trồng thủy sản, phát điện
Hình 1-1: Công trình hồ chứa nước Cửa Đạt.[2]
Việc đầu tư phát triển thủy lợi đã mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho đất nước ta như :
Tạo điều kiện quan trọng cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh tác, năng suất, sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu Các công trình thủy lợi đã góp phần, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước như vùng Bắc Nam
Hà, Nam Yên Dũng; vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười Phát triển thuỷ lợi
đã tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở miền Đông nam Bộ, Tây Nguyên, chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững tại những vùng có hệ thống thủy lợi bảo đảm nguồn cấp
và thoát nước (nước ngọt, mặn) chủ động
Trang 19Phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt lở ), bảo vệ tính mạng, sản xuất, cơ sở hạ tầng, hạn chế dịch bệnh:Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần suất 10% gặp bão cấp 9 Hệ thống đê Trung Bộ, bờ bao đồng bằng Sông Cửu Long chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ
Hè Thu và Đông Xuân Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống lũ cho công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du Các công trình chống lũ
ở ĐBSH vẫn được duy tu, củng cố.Hàng năm các công trình thuỷ lợi bảo đảm cấp 5-6
tỷ m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác:Cấp nước sinh hoạt cho đồng bằng, trung du miền núi Đến nay khoảng 70-75% số dân nông thôn đã được cấp nước hợp vệ sinh với mức cấp 60 l/ngày đêm.Cấp nước cho các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng.Các hồ thuỷ lợi đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: Đại Lải, Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Xuân Hương, Dầu Tiếng
Góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới: thủy lợi là biện pháp hết sức hiệu quả đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới
Góp phần phát triển nguồn điện: hàng loạt công trình thuỷ điện vừa và nhỏ do ngành Thuỷ lợi đầu tư xây dựng Sơ đồ khai thác thuỷ năng trên các sông do ngành Thuỷ lợi
đề xuất trong quy hoạch đóng vai trò quan trọng để ngành Điện triển khai chuẩn bị đầu
tư, xây dựng nhanh và hiệu quả hơn
Góp phần cải tạo môi trường: các công trình thủy lợi đã góp phần làm tăng độ ẩm, điều hòa dòng chảy, cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường nước, phòng chống cháy rừng
Công trình thuỷ lợi kết hợp giao thông, quốc phòng, chỉnh trang đô thị, phát triển cơ
sở hạ tầng nông thôn; nhiều trạm bơm phục vụ nông nghiệp góp phần đảm bảo tiêu thoát nước cho các đô thị và khu công nghiệp lớn
1.1.3 Khái ni ệm và nội dung của tổ chức thi công công trình
Trang 20Tổ chức thi công là một môn khoa học nhằm mô phỏng các biện pháp kĩ thuật thi công
đã được nghiên cứu thành chương trình, thành mô hình theo dạng tổ chức và quản lí Giúp các chuyên gia xây dựng nắm vững các công việc cần tiến hành trước khi và khi triển khai các bản vẽ kiến trúc ,kết cấu, nền móng thành các công trình thật tại công trường Biết cách quản lí, nhân lực, vật lực, máy móc, tiền bạc theo từng giai đoạn thi công Biết cách giải quyết các vấn đề bất trắc thường xảy ra trên công trường để tiến
độ liên tục và cuối cùng là hoàn thành với công trình với chất lượng cao , giá thành hạ
và làm trong thời hạn quy định.[3]
Công tác tổ chức thi công xây dựng bao gồm : tổ chức xây lắp, tổ chức công ứng vật tư- kĩ thuật và vận tải cơ giới hoa xây lắp, tổ chức lao động, lập kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất và tổ chức kiểm tra chất lượng xây lắp
Nội dung tổ chức thi công nhằm giải quyết hai vấn đề chính:
- Phương pháp lập tiến độ thi công : tức là cách mô phỏng trình tự trước sau các công việc, mối quan hệ ràng buộc với các công việc với nhau, nhu cầu vật tư, nhân lực, máy móc để thi công Thời gian hoàn thành từng công việc và toàn bộ, cách cân đối sắp xêp thời gian sao cho tiến hành song song, kết hợp, bảo đảm kĩ thuật hợp lý, nhân lực máy móc điều hòa, năng suất lao động cao và hoàn thành tiến độ trong thời gian quy định với giá thành hạ
- Thiết kế mặt bằng : nghĩa là nghiên cứu các nguyên tắc lập tổng bình đồ công trình , các cách vận chuyển và đường xá công trường, các dạng cung ứng vật liệu, và các kho bãi công trường
Tổng mặt bằng công trường là mặt bằng thi công xây dựng, trong đó ngoài những nhà
cửa công trình vĩnh cửu còn phải trình bày nhà cửa, lán trại, các kho bãi, trạm điện nước, cống rãnh, đường xá tạm, các xưởng gia công, trạm thi công máy móc thi công, trạm cơ khí sửa chữa, và những công trình tạm khác phục vụ thi công và sinh hoạt của công nhân
Trang 21Cung ứng và kho bãi công trường là nghiên cứu việc đảm bảo cung cấp vật liệu xây dựng, các thiết bị đúng chất lượng, đủ số lượng và kịp thời hạn, nghiên cứu việc cất chứa, bảo quản và phát hàng cho các đơn vị thi công
1.1.4 Đặc điểm thi công xây dựng công trình thủy lợi
Công trình thuỷ lợi, thuỷ điện được xây dựng trong điều kiện tự nhiên, điều kiện kỹ thuật phức tạp, sản phẩm của nó mang tính chất đơn chiếc, được xây dựng theo các chỉ tiêu, tiêu chí bắt buộc với kinh phí được ấn định (giá trúng thầu), đòi hỏi chất lượng và thời gian thi công nghiêm ngặt Cho nên mục tiêu được đặt ra cho các nhà kinh doanh xây dựng phải thực hiện đó là chất lượng tốt, giá thành hạ, tiến độ đạt, an toàn cao Trong bốn mục tiêu trên đứng về góc độ kinh doanh thì mục tiêu giảm chi phí xây dựng và chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất, nó mang ý nghĩa phát triển bền vững, đồng thời cũng là mục tiêu sống còn của đơn vị kinh doanh Cả bốn mục tiêu đều liên quan với nhau và là cơ sở tạo nên thương hiệu của đơn vị thi công và hiệu quả đầu tư khi xây dựng các công trình Thuỷ lợi, thuỷ điện
Để thực hiện các mục tiêu trên, công tác tổ chức, quản lý trên công trường đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nó có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc,được xây dựng theo đơn đặt hàng (theo đồ
án thiết kế) của chủ đầu tư
- Điều kiện tự nhiên phức tạp, luôn luôn chi phối tác động đến quá trình thi công công trình Công tác thi công công trình thuỷlợi tiến hành trên lòng sông suối, địa hình chật hẹp, mấp mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa, ngầm, thấm do đó thi công rất khó khăn
- Quy mô công trình lớn, khối lượng nhiều, điều kiện kỹ thuật yêu cầu cao và phức tạp, đôi khi lại phân tán trên hiện trường rộng, kinh phí đầu tư lớn
Ví dụ: CTTL Phú Ninh công tác đất riêng công trình đập đất đầu mối V = 2,5 106 m3 CTTL Sông Đà đập đất đổ : 27 106 m3
Trang 22CTTL Âu tàu Sông Đà : 2,2 106
m3 bêtông
-Thời gian xây dựng công trình kéo dài nhiều năm, nhưng phải đảm bảo các điều kiện hoạt động bình thường ở hạ du như: giao thông thuỷ, cấp nước cho nông nghiệp, cho sinh hoạt…Đặc biệt phải đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống lũ
- Phần lớn các công trình nằm ở vùng xa đô thị, xa khu dân cư, nên điều kiện sinh hoạt trên công trường gặp nhiều khó khăn
-Trong một công trường thường có nhiều đơn vị tham gia, nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau
- Công trường thường diễn ra trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân, nên mang tính chất xã hội cao
Tính chất của việc thi công công trình thủy lợi:
-Tính phức tạp : Thi công trong điều kiện khó khăn Liên quan đến nhiều bộ môn khoa học kĩ thuật, nhiều ngành kinh tế quốc dân, nhiều địa phương , nhiều người Phải đảm bảo lợi dụng tổng hợp và tiến hành thi công trên khô
-Tính khẩn trương : Do chất lượng đòi hỏi cao, khối lượng lớn , thi công điều kiện khó khăn, trong tình trạng thiếu vật tư trang thiết bị, và yêu cầu đưa công trình vào sử dụng sớm do đó phải khẩn trương
-Tính khoa học : Trong thiết kế phải đảm bảo vững chắc, thỏa mãn các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, tiện lợi cho quản lí khai thác Trong thi công phải sử dụng các loại vật tư máy móc nhân lực và phải xử lí các vấn đề kĩ thuật
-Tính quần chúng : Công tác thi công công trình thủy lợi yêu cầu khối lượng lớn phạm
vi xây dựng rộng nên phải sử dụng lượng lao động lớn vì vậy Đảng đưa ra chủ trương:
“ Phải kết hợp chặt chẽ giữa công trình hạng nhỏ do nhân dân làm với công trình hạng vừa và hạng lớn do nhà nước hoặc nhân dân cùng làm’ Do vậy công tác thi công mang tính chất quần chúng
Trang 23Tất cả những đặc điểm và tính chất trên đòi hỏi phải có những giải pháp hợp lý trong công tác tổ chức, quản lý để đảm bảo chất lượng, giảm giá thành xây dựng và thực hiện đúng tiến độ đặt ra khi thi công các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
1.2 Giới thiệu về mô hình quản lí tức thời JIT – Just in Time Management
1.2.1 Khái ni ệm
Just-In-Time (JIT) được gói gọn trong một câu: "Đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm" Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất ra những cái
mà khách hàng muốn.Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành [4]
Hình 1-2: Khái niệm mô hình quản lí tức thời JIT
Trang 24Just-in-Time (JIT) Còn được gọi là Sản xuất "Pull", sản xuất Pull chủ `của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp
JIT là một bộ nguyên tắc, các công cụ kĩ thuật cho phép một công ty sản xuất và phân phối sản phẩm theo từng lô nhỏ, trong thời gian ngắn, đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng Nói một các đơn giản just in time là giao đúng sản phẩm, đúng thời gian với đúng số lượng thế mạnh của JIT là nó cho đáp ứng được việc vận chuyển hàng
hàng ngày theo yêu cầu của khách hàng, chính là những gì mà Toyota cần The preceding process must always do what the subsequent process says (công đoạn trước luôn luôn phải thực hiện những gì mà công đoạn sau yêu cầu) đó chính là thuật ngữ có
ý nghĩa nhất trong Just in time [5]
JIT chính là công cụ mà doanh nghiệp sử dụng nhằm cung cấp cho khách hàng ở cuối quy trình đúng cái mà họ cần, đúng thời điểm và đúng số lượng mà họ mong muốn
bổ xung nguyên vật liệu phụ theo yêu cầu chính là nguyên tắc chủ đạo trong JIT (Jeffrey K.Liker)
Như đã xem xét ở trên đã có nhiều định nghĩa, trên nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng chúng đều có đặc điểm chung: Just in time (vừa đúng lúc) : nó như là một chiết
lý trong sản xuất dựa trên nền tảng cốt lõi loại bỏ lãng phí và cải tiến liên tục, nâng cao năng suất.Nó cũng được coi như một phương pháp tiếp cận với mục tiêu của sản xuất
là đúng chủng loại đúng nơi và đúng lúc (just in time: kịp thời) lãng phí chính gây ra bơỉ bất cứ hoạt động nào làm tăng thêm chi phí mà không tạo ra giá trị Ví dụ sự di chuyển không cần thiết của nguyên vật liệu, tông kho quá mức, hay áp dụng những phương thức sản xuất sai lầm taọ ra các sản phẩm phải sửa chữa lại sau này Jit (cũng được hiểu như là sản xuất tinh gọn hay, phương pháp sản xuất không tồn kho) làm tăng lợi nhuận và tái đầu tư bằng cách giảm thiểu mức tồn kho, (tăng số chu kì tồn kho lên), giảm thiểu sự biến đổi và nâng cao chất lượng sản phẩm giảm thời giam chết trong sản xuất và phân phối và giảm các chi phí khác (ví dụ các chi phí có liên quan đến vận hành và hỏng hóc các thiết bị) Trong hệ thống JIT sử dụng quá mức khả năng được sử dụng thay vì tồn kho quá mức để đối mặt với các vấn đề có thể xảy ra
Trang 25JIT cũng được nghiên cứu để áp dụng vào ngành xây dựng sau khi đã áp dụng khá thành công với các ngành sản xuất Một số ví dụ của việc áp dụng thành công khái niệm JIT là sử dụng bê tông tươi hay là thi công lắp ghép…
1.2.2 Ngu ồn gốc của mô hình quản lí tức thời JIT– Just in Time Management
JIT bắt nguồn từ Nhật Bản Sự ra đời của nó giống như sự nhận ra một kĩ thuật, một chiếc lý, một phương thức tiến hành công việc nó gắn với sự hoạt động và phát triển của tập đoàn Toyota ban đầu JIT được biết đến như là hệ thống TPS (Toyota Production System), cần nhấn mạnh ở đây rằng – JIT là một phương thức nhìn nhận một hệ thống sản xuất, nó có những đặc trưng khác biệt với những quan niệm đã tồn tại trong những mô hình sản xuất truyền thống trước nó
Trong tập đoàn Toyota Taiichi Ohno được ví như một người cha người đã tạo ra phương thức hoạt động của tập đoàn nổi tiếng này Giai đoạn đầu tiên của hệ thống sản xuất này được bắt nguồn từ chính hoàn cảnh lịch sử của nó, những hoàn cảnh mà Toyota phải đỗi mặt Sau đại chiến thế giới thứ II chủ tịch của Toyota nói rằng: “ Phải đuổi kịp Mỹ trong vòng 3 năm hoặc nền công nghiệp ôtô của chúng ta sẽ bị giết chết.” Trong thời gian đó một công nhân trong doanh nghiệp ôtô Mỹ làm việc bằng 9 công nhân Nhật Taiichi Ohno đã tiến hành kiểm nghiệm nền công nghiệp Mỹ và ông phát hiện ra rằng các nhà sản xuất Mỹ có được các lợi thế nhờ qui mô -một quan điểm truyền thống khi cho rằng sẽ là tốt nhất nếu như sản xuất theo lô lớn (ví dụ như các kiểu xe cụ thể, các bộ phận cấu thành cụ thể.) trước khi chuyển đến những sản phẩm khác, những thành phần khác Và họ cũng giành lợi thế kinh tế nhờ qui mô trong đặt hàng và lưu kho nguyên vật liệu, phụ tùng cần thiết cho dây truyền sản xuất xe ôtô
Ohno đã cảm thấy rằng những phương thức như vậy sẽ chẳng thể vận dụng tốt trên đất Nhật –nhu cầu trong nước thường thấp hơn, và các đoạn thị trường trong nứơc cần một
hệ thống sản xuất với quy mô nhỏ hơn nhưng phải đa dạng về chủng loại
Theo như hệ thống sản xuất mà Ohno thiết lập dựa trên nguyên tắc loại bỏ lãng phí Trong hệ thống nguồn lãng phí cuả mình Ohno loại bỏ chúng như sau:
Trang 26- Just in time : vật liệu, phụ tùng chỉ xuất hiện trong quá trình sản xuất chỉ khi cần
- Autonomation: (đánh vần từ này một cách chính xác –có thể bạn chưa gặp từ này trước đâu) tự động hoá hệ thống sản xuất vì vậy bao gồm :sự giám sát của con người chỉ cần đến khi mà một khuyết điểm được phát hiện một cách tự động và rồi thì hệ thống sẽ ngừng lại, quá trình sẽ không được tiếp tục nếu như vấn đề chưa được giải quyết
Trong hệ thống tồn kho (inventory-stock) được đánh giá như một sự lãng phí không cần thiết cho và điều này cũng tương tự như việc phải đối mặt với sai lỗi
Ohno cho rằng lãng phí bao gồm lãng phí thời gian, nguồn lực, và nguyên vật liệu Ông định rõ các nguồn lực lãng phí mà ông cho rằng phải được loại bỏ đó là:
- Sản xuất quá mức: sản xuất quá số lượng nhu cầu cần thiết
- Thời gian chờ: lãng phí gắn với thời gian mà một công nhân phải chờ đợi một công nhân khác để chuyển đến cho mình thứ mà anh ấy muốn trong công việc của anh (ví
dụ như (rất thường xuất hiện trong các hệ thống sản xuất dây truyền liên tục)
- Vận chuyển không cần thiết
- Thời gian trễ : (thời gian quá trình) thời gian vận hành quá mức không cần thiết vận hành trên một máy
- Tồn kho quá mức : lãng phí liên quan đến duy trì tồn kho
- Những sai lỗi
Trong khoảng thời gian mà giá bán ôtô được tính bằng giá thành cộng với lãi và kinh phí (chi phí quản lý và bán hàng) Tuy nhiên trên đất Nhật nhu cầu thấp điều này có nghĩa là các nhà sản xuất phải đối mặt với giá của đối thủ Chính vì thế mà làm thế nào
để một doanh nghiệp có thể tăng thêm lợi nhuận ? rõ ràng là phải giảm giá thành, giảm chi phí Và như vậy hệ thống sản xuất Toyota tập chung chủ yếu vào việc giảm chi phí
Trang 27Với mục tiêu giảm thiểu chi phí của mình Toyota bắt đầu định mức- bình chuẩn hoá, loại bỏ sự không cân bằng trong luồng các khoản mục Có thể lấy ví dụ như nếu một khách hàng yêu cầu 100 sản phẩm cần lắp ráp trong vòng 25 ngày làm việc của một tháng sau đó thì 4 chiếc sẽ được lắp ráp mỗi ngày, và cứ 2h hoàn thành một chiếc trong 8h làm việc trong ngày Bình chuần hoá cũng được áp dụng cho luồng sản phẩm hoàn thành ra khỏi nhà máy và dòng nguyên vật liệu đầu vào nhà máy
Toyota đã thayđổi cách bố trí các nhà máy sản xuất Đầu tiên tất cả các máy có cùng kích cỡ ví dụ như máy ép (presses) sẽ được bố trí cùng khu vực trong nhà máy Điều này có nghĩa rằng các phụ tùng, nguyên vật liệu phải được vận chuyển lên xuống và chúng cũng cần phải sử lý qua hàng loạt các máy móc khác Để loại bỏ lãng phí vận chuyển từ máy này sang máy khác ta có thể gộp chúng lại với nhau khi đó thì các sản phẩm dở dang, thiết bị, phụ tùng có thể di chuyển thông xuốt dễ dàng từ máy này sang máy kia Điều này cũng có nghĩa là đội ngũ công nhân phải trở nên thành thạo hơn không phải chỉ trên một máy
Trong khi ngày nay chúng ta đang nghĩ rằng người Nhật có mối quan hệ hài hoà giữa đội ngũ quản lý và công nhân lao động, họ cùng hợp táclàm việc với nhau vì mục tiêu chung Nhưng sự thật là trước đây giá trị này không tồn tại Trong giai đoạn hậu WW2, lấy ví dụ trong năm 1950 Nhật Bản lâm vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn năm 1950 Toyota có một cuộc đình công năm 1950, năm 1953 nhà sản xuất Nissan phải trải qua một cuộc đình công của công nhân kéo dài trong 4 tháng phải đóng cửa không cho công nhân vào sử dụng các hàng dào dây thép gai để ngăn chặn công nhân khỏi nơi làm việc
Cuộc tranh cãi kết thúc bằng thông tin về công ty từ công đoàn, định dạng trước đó bằng các thành viên trong bộ phận kế toán của công ty Những công nhân tham gia biểu tình tham gia công đoàn mới này nhận được một khoản cho thời gian tham gia đình công
Trang 28Một sức mạnh tài chính đâỳ sáng tạo để dời khỏi công đoàn cũ trong suốt thời gian dài tranh chấp, một slogan của công đoàn mới này là “ những ai thực sự yêu quý công đoàn này thì người đó yêu qúy công ty của họ
Để giúp lực lượng lao động của mình có thể thích nghi với những đởi khác về môi trường làm việc sản xuất Ohno đã tổ chức một cuộc đua giữa các đội tương tự như nhau có sử dụng gậy truyền tay như người ta vẫn sử dụng nó trong đường chạy tiếp sức trong thể thao : đội nào biết kết hợp, khai thác sức mạnh tập thể độiđó sẽ giành chiến thắng Và trong nội bộ doanh nghiệp sự sắp xếp lại này, công nhân sẽ được khuyến khích để tự họ suy nghĩ về chính họ như giống như những thành viên của một đội - truyền qua tay những thanh gậy (những bán thành phẩm) giữa các thành viên với mục tiêu vươn tới vạch kết thúc một cách phù hợp nhất
Nếu một công nhân vẫn cờ (vắng mặt) và sẽ có người khác có thể giúp đỡ anh ấy, có thể điều hành máy cho anh ta và kết quả cuối cùng của cả đội sẽ không bị ảnh hưởng
gì cả
Để có được phương thức kiểm soát sự sản xuất (luồng sản phẩm) trong môi trường mới này Toyota sử dụng thẻ báo –kanban Tất cả sự chuỷển động sung quanh nhà máy được kiểm soát bởi thẻ Kanban Thêm vào đó do Kanban có thể định lượng một cách chính xác, không có sai lỗi nào có thể bỏ qua Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của tự động kiểm lỗi hệ thống phải phát hiện và nhấn mạnh những sai lỗi vì vậy những vấn đề gây nên sai lỗi có thể được giải quyết
Ohno đã viết chỉ có Toyota là công ty duy nhất có thể nghiên cứu áp dụng Kanban trong quy mô công ty vào những năm 1962 Mười năm sau đó họ lần đầu tiên họ bắt tay cho ra đời hệ thống sản xuất mới của họ Mặc dầu vậy, rõ ràng rằng phương pháp tiếp cận truyền thống về hệ thống sản xuất của Toyota có rất nhiều điều để học hỏi song nó bộc lộ nhiều nhược điểm.đây minh hoạ cho thời gian cần đuợc tiến hành thành công hệ thống JIT trong quy mô lớn Hơn thế nữa bạn có thể phản ánh thời gian quản
lý, những cố gắng, chi phí mà được dùng vào thi hành và phát triển hệ thống JIT của họ.[5]
Trang 29Với sự ngưỡng mộ của thế giới phương Tây, Nhưng Jit chỉ thực sự tác động vào sản xuất trong những thập niên 1970s và 1980Và thậm chí nó tồn tại dưới rất nhiều cái tên khác nhau, ví dụ như : Hewlett Packard gọi nó với cái tên “ không tồn kho” (stockless production) Những sự tiếp thu như vậy của nền công nghiệp phương Tây được dựa trên những phân tích chính thức được tiến hành trong các hệ thống sản xuất của Nhật Bản Những cuốn sách viết về Jit do chính tác giả của chúng biên soạn về chi tiết sự phát triển của JIT được chỉ được lưu hành ở các nước phương tây từ những năm 80 trở lại đây
Những tài liệu, các cuộc nghiên cứu các hội thảo có liên qua đên Just in time phát triển nhanh về số lượng và chất lượng điều này cho thấy rằng mức độquan tâm của thế giới đến JIT ngày càng cao
1.2.3 B ản chất của mô hình quản lí tức thời JIT– Just in Time Management
Bản chất của mô hình Just-In-Time (JIT) được gói gọn trong một câu: "đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm" Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất
ra cái mà khách hàng muốn Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.[4]
JIT đang được áp dụng cho những quy trình sản xuất lập đi lập lại, nghĩa là sản xuất lặp đi lặp lại cùng loại sản phẩm và thành phần cấu tạo nào đó Ví dụ như những dây chuyển sản xuất như xe hơi, trang thiết bị điện tử, dệt may, … Theo đó, các công việc
và các nguyên vật liệu có liên quan sẽ được nối kết với nhau trong một quy trình sản xuất Điều này nghĩa là hệ thống JIT sẽ khác nhau tại các giai đoạn sản xuất khác
Trang 30nhau Ngành công nghiệp sản xuất xe hơi là một ví dụ điển hình cho JIT: các nhà cung cấp lốp xe, các bộ phận động cơ và bảng táplô sẽ ứng dụng kỹ thuật JIT để phân phối sản phẩm của mình vào các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất Với ngành xây dựng thì khái niệm JIT cũng đã được đưa vào áp dụng ở một số công đoạn nhất định, tuy rằng chưa phải là quá phổ biến
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu và áp dụng trong nước và quốc tế về mô hình quản lí tức thời JIT – Just in Time Management
1.3.1 Công tác nghiên c ứu về mô hình quản lí tức thời JIT – Just in Time Management trên th ế giới
1.3.1.1 Sự thành công của Toyota –TPS
Cuối năm 50, nền kinh tế Nhật Bản gượng dậy từ đống tro tàn, người dân dành dụm để mua ôtô riêng, những chiếc xe tiện dụng và giá cả hợp lý Chiếc xe đầu tiên của Toyota mang tên Toyota Publica họ đã tiến hành nghiên cứu và cho xuất sưởng xe mới Toyota Crow và Toyota Corolla Cuối năm 1960 mẫu mã những chiếc xe phong phú hơn nhiều : Toyota 2000GT thay cho hai mẫu xe trên
Năm 1966, Toyota Motor hợp tác với Hino, một nhà sản xuất xe hơi của Nhật Bản, năm 1967lại bắt tay với Daihatsu Motor và tạo ra những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa
về công nghệ Từ thập niên 70 trở đi họ JIT xuất hiện trong các xưởng sản xuất của Toyota và sau đó phát triển thành Big JIT hay Lean Production thực sự là bước ngoặt cho tập đoàn này với sự ra đời của ba dòng xe mới Celia, Sprinter, và Carana Năm
1972 chiếc xe thứ 10 triệu được xuất sưởng Năm 1978 Tercel và Mark II ra đời đã chiếm được sự ủng hộ của người tiêu dùng vào những năm 1980 mẫu Creamy ra đời
Năm 1983 kí kết hợp tác với General Motor, cuộc xâm lấn thị trường Mỹ thực sự bắt đầu năm 1984 Toyota sản xuất những chiếc xe đầu tiên trên đất Mỹ tại Nammy Gergetown.năm 1986 chiếc ôtô thứ 50 triêụ được bán trên thị trường Năm 1988 đánh dấu một bước phát triển quan trọng của Toyota Corporation chiếc xe Lexus lịch lãm ra đời hoàn toàn chinh phục giới danh nhân của Mỹ, quan niệm đã thay đổi không phải
Trang 31chỉ những thương hiệu nổi tiếng đến từ Âu Mỹ mới đáp ứng được thị hiếu của những “ ông chủ”
Năm 1999 chiếc xe thứ 100 triệu được sản xuất
Hiện nay trên thị trường có đến 45% xe hơi thương hiệu Toyota được sản xuất ngoài nước Nhật Bản Toyota đã xuất hiện ở mọi nơi trên khắp Châu lục, kể cả Châu Phi
Năm 2005, Theo số liệu điều tra thị trường Hoa Kỳ một đất nước được coi là cường quốc công nghệ sản xuất ôtô, nhưng chơ trêu thay, người tiêu dùng lại thích những chiếc ôtô “made in Japan” hơn, họ đặc biệt ưu ái với thương hiệu “Toyota” Tạp chí Forbes đã công bố danh sách những chiếc xe hơi được giới danh nhân yêu thích nhất : Lexus Model RX của Toyota BMW của Đức, cũng trong năm này tạp chí ConsumerReport trưng cầu ý kiến của hơn một triệu người dân Mỹ kết quả là 31 mẫu
xe được lựa chọn được cho là bền và tiện dụng nhất trong đó có tới 29 mẫu xe của Nhật, Toyota chiếm 15 mẫu cũng nói thêm, trong danh sách 42 mẫu“những chiếc xe nhanh hỏng nhât” được bình chọn bời người tiêu dùng Mỹ thì có tới 22 xe từ Mỹ, 20
xe từ châu Âu, 4 mẫu xe từ Nhật.Những chiếc xe bền nhất phải kể đến Toyota Echo, Toyota Prius, …Toyota Land Cruiser là chiếc xe địa hình đựơc người Mỹ ưu chuộng nhất trong khi Toyota gặt hái được những thành công to lớn thì năm 2005, đầu 2006 lại là thời điểm tồi tệ nhất của Ford Motor, tập đoàn ôtô hùng mạnh thứ 2 trên đất Mỹ sau GM, Ford bắt buộc phải đóng cửa 5 nhà máy, giảm biên chế gần 7500 công nhân
Trong năm nay rất có thể Toyota sẽ vươn lên dành vị trí đứng đầu thị trường ôtô, vượt lên GM, theo những thông tin mới nhất GM cũng phải đóng một số nhà máy trong nước trong khi đó Toyota lại tăng số lượng các nhà máy của mình ở nước ngoài (Liên Bang Nga, ) mua công ty Daihatsu, Hino Theo thông tin từ Reuters và Itar-Tass, 7 tháng đầu năm 2006, thị phần của GM, Ford, Daimler Chrysler ở Mỹ mất khoảng 54.4% cuối năm 2006 GM phải thu hẹp 8%
Cách đây không lâu, số liệu thống kê cho hay Toyota đã vượt quá đối thủ cạnh tranh của mình là Ford, giới chuyên môn đánh giá là năm nay Toyota hoàn toàn có khả năng bắt kịp và vượt GM
Trang 32Hình 1-3 : Dây chuyền sản xuất của Toyota [6]
Sau đây là một số số liệu báo cáo kết quả tình hình tài chính của tập đoàn Toyota năm 2006:
Bảng 1-1: Báo cáo kết quả tình hình tài chính của tập đoàn Toyota năm 2006.[6]
(Cosolidate basic)
Cuối quý 1 năm 2005
Cuối quý 1 năm 2006
Si sánh với năm trước
Số liệu không chính thức cuối năm 2006 Doanh thu thuần 18, 551.5 (tỉ yên) 21, 036.9 +13.4% 10, 191.8 Lợi nhuận thuần 1, 171.2 1, 378.3 +172% 765.9 Tổng số tài sản 24, 335.0 28, 731.5 18.1% 9, 909.0
Số lượng xe sản xuất
7, 231 nghìn chiếc 7, 711 nghìn chiếc 6.6%
3, 863 nghìn chiếc
Số lượng xe bán
7, 408 nghìn chiếc 7, 974 nghìn chiếc +7.6 3895 nghìn chiếc
Trang 33Ở Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam cũng đã khẳng định ý kiến của mình, trong năm 2007, người tiêu dùng được hỏi “ nếu mua ôtô trong năm nay bạn sẽ chọn loại nào?”
Kết qủa điều tra như sau:
Bảng 1-2: Bảng tổng kết số liệu điều tra về các hãng xe ở Việt Nam.[6]
Từ những thông tin kể trên có thể thấy được sự thành công đáng tự hào của Toyota Motor Corporation, trong thành công này nó là thành quả qua nhiều thế hệ của những con người trong Toyota, họ đã nuôi dưỡng trình độ quản lý của mình, khả năng làm việc theo nhóm, sự linh hoạt và sáng tạo.quan trọng hơn họ đã xây dựng một nền văn hoá cho riêng họ, mà kết tinh là hệ thống sản xuất TPS, một vũ khí bí mật để chuyển đổi một doanh nghiệp một hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Production- hay còn được gọi là BIG JIT) nổi tiếng thế giới mà khởi nguồn của nó chính là chiết lý JIT- cải tiến liên tục (kaizen) chuỗi một sản phẩm (one-piece-flow), tự kiểm lỗi (Jidoka), và bình chuẩn hoá (Heijungka)
Trang 341.3.1.2 Một số doanh nghiệp áp dụng JIT
Trong suốt những thập niên 70 và 80 Nhật bản trở thành cường quốc kinh tế thế giới các cong ty sản xuất của Nhật Đặc biệt là điện tử ô tô trở thành các nhà sản xuất dẫn đàu trên thị trường thể giới và họ đã thiết lập với các chất lượng sản phẩm và chi phí
trái ngược với các công ty của các quốc gia khác sự thành công này là do sự phát triển của Nhật bản và phát triển JIT - một sự kết hợp hoàn hảo Từ sự phát triển Little JIT đến Big JIT Lean Production sản xuất tinh gọn sự thanh công của Toyota LISAN và vị thế của các doanh nghiệp Nhật bản trên thị trường thế giới đã khẳng định tính ưu việt của Big JIT nhờ thế mà Big JIT xuyên qua các biên giới quốc gia Đến với những doanh nghiệp hang đầu thế giới ví dụ như CHRISLER, Ford, general moto, Xerox, blacker, Honeywell đến các nhà bán lẻ như wal-mart và Toy US
Hàng trăm việc thực hiện thành công về các phương pháp JIT đã đựoc báo cáo và chúng đã trở nên nổi tiếng và không còn gì mới mẻ về giá trị nữa các cong ty DOVER Corp Hewlett- Packard, 3M, General Electric, Johnson and Johnson… Đã báo cáo việc giảm sản phẩm tônf kho cũng như thời gian đưa nguyên liệu vào máy giảm 90%
và cai tiến đáng kể về năng xuất cũng như thời gian phân phối đúng giờ Price harmington chủ nhân trong chuyên mục on the Job đã giảm sản phẩm tồn kho của công ta hơn 95% và các đòi hỏi về không gian chỉ bằng 1/3 khi cải tiến lại hệ thống sản xuất của ông ta bằng cách sử dụng Big JIT thực tế, việc sản xuất JIT dựa trên các nguyên tắc sản phẩm chinh xác nó được bổ sung với vô số kỹ thuật hoạt động mà có thể cải tiến bất ngờ về chất lượng và tính hiệu quả về chi phí của hầu hết mọi hệ thống sản xuất nhưng việc thực hiện là vô cùng quan trọng JIT không phải là một mẫu tức thời hay một sự nố bịch thú vị trong một số trương hợp nó là huyết mạch của công ty
…
Hãy xem xét tôi đưa ra ví dụ điển hình về một doanh nghiệp áp dụng thành công JIT ngoài nứơc Nhật với hy vọng đưa đến cho các bạn với :1987 brude harminton Phó giám đốc điều hành Massachusets nhà sản xuất thiết bị điện tử United Electric control
đã đưa công ty đên mức 180 trước đó
Trang 35Theo kế hoạch sản xuất UE đã thiết lập các quy trình sản xuất đã tối đa hoá việc sử dụng máy móc có tốc độ cao sản xuất 1000 dây dẫn taị một thời điểm và chí phí khoảng vài xu cho mỗi dây điều này trông có vẻ như hiệu quả và các bảng thông kê các sản phẩm tồn kho là một tài sản tài sản nầy là nguồn cung cấp 4 năm về sản phẩm
và chính nó đã làm cho công ty mất đến hang ngàn đo la chi phi lưu kho Bru nhận ra điêu nàyvà ông đã bắt tay vào việc loại bỏ lãng phí các sản phẩm tồn kho các sản phẩm tồn kho gọn gang vào cùng thời gian đó là công viẹc lôi kéo và thu hút khách hang “ cái gì họ muốn và khi nào” nhờ hệ thống sản xuất JIT UE đã cắt công việc trong quy trình sản xuất từ 30000 còn 1000 dơn vị sản phẩm giảm không gian cần thiết đơn vị sản xuất bằng kho chứa thích hợp và giảm được các lỗi sai sót và lãng phí thông qua sản xuất lô nhỏ Hiện nay, các đơn đặt hàng của khách hang dều ký trong một ngày
Bên cạnh sự thành công trong sản xuất JIT thể hiện rất tốt vai trò của mình trong lĩnh vực dịch vụ thí dụ như vấn đề về JIT trong hệ thống dịch vụ liên quan đến một sự phân chia tư vấn quốc gia của Eastman Kodark Company bằng cách xây dựng việc sản xuất với JIT, sụ phân chia mà nó cung cấp việc thực hiện thử nghiệm, đưa các dịch
vụ và thông tin cho các bộ phận đơn vị khác của Kodark đã làm giảm thời gian đầu xuống từ vài ngày vài tuần xuống còn vài vài phút vài giờ đã làm giảm được các chi phí hơn hai triệu đô la / năm Một thí dụ khác Mc Donald đã đang sử dụng việc thiết lập JIT khoảng nhiều nămg trong việc chuẩn bị thức ăn tại các nhà hang, Humburgers, Cheeseburgers và các sản phẩm khác đã được chuẩn bị theo đợt nhỏvà Kanban được bán ra cho nhà bếp bất cứ khi nào sản phẩm tồn kho tiến đến một cách chắc chắn Lối tiếp cận này đã làm tăng khả năng của Mc Donald để phục vụ khách hang nhanh chóng với thức ăn được nấu tươi
1.3.1.3 Những bài học kinh nghiệm trong thực hiện JIT
Rõ ràng là JIT là một phần quan trọng trong thành công của các doanh nghiệp nhật và
nó đã được các công ty Nhật làm ăn ở phương Tây sử dụng rất thành công, rất nhiều công ty châu Âu và Mỹ lựa chon JIT dể cải tiến ngoạn muc trong hoạt động.Tuy nhiên các tổ chức đã được đền bù nhờ vào chi phí thấp.Thực hiện các công việc ít rủi ro.Với
Trang 36điều kiện thái độ nhạy bén, quy tắc vàng là không bao giờ được loại bỏ các tài nguyên, các kho chứa-trước khi tổ chức sẵn sang và có thể sửa chữa bất kì các vấn đề bộc lộ ra khi thực hiện.Việc giảm mức nức lộ ra hòn đá để cho chúng có thể bị phá huỷ là hợp
lý với diều kiện là chúng ta có thể nhanh chóng kiểm soát được vấn đề trong khi vấn
đề đang sửa chữa
Các giai đoạn tiếp theo của JIT có thể trở nên hiệu quả về tài chính bằng cách đơn giản hoá nhanh các hệ thống và dòng công việc nhưng không bao giờ được xem JIT như một (giải quyết nhanh) ở giai đoạn trung gian
Việc quản lý phải dự liệu được thời gian thực hiện trong vòng 5-7 năm
Một chương trình quản lý chất lượng của JIT
Cải tiến không ngừng và giảm chất thải
Mục tiêu đầu tiên của JIT là việc cải tiến chất lượng thông qua việc giảm lãng phí.Điều này đòi hỏi lưu kho ở mức tồi thiểu và giá lưu kho (đơn bảo hiểm, lãi suất, sự lỗi thời của sản phẩm…) có thể chiếm tới 26% của giá trị hàng chứa và sự cải tiến về chi phí chất lượng có thể đạt được bằng giảm lưu kho Các sản phẩm, vật tư, khuyết tật
và các lỗi tay nghề của công nhân được phát hiện đúng lúc và nhanh chóng phản hồi lại tới quá trình sản xuất, nơi các vấn đề được phát hiện và sửa chữa tại chỗ.Ngoài việc cải tiến liên tục sẽ không phải có nhiều nhà kho hay rất nhiều nhân viên
Với mức độ tồn kho thấp trong hệ thống, bất kì một giao động nào trong sản xuất hoặc vận hành cuối cùng đều tạo ra sự biến đổi yêu cầu ở giai đoạn trước nó.Sự biến đổi ngày càng trở nên lớn hơn khi các quá trình càng ở xa giai đoạn cuối.Để ngăn chặn sự biến đổi trong giai đoạn đâu, nên lựa chọn một số lượng lô mức độ tối thiểu.Lô chỉ gồm một sản phẩm là lý tưởng nhất Các số lượng lô nhỏ giúp giảm sự không tuân thủ thông qua sự phát hiện và giải quyết các vấn đề mọt cách nhanh chóng trước khi một
khối lượng lớn được sản xuất ra
Trong các ứng dụng của một vài ngành công nghiệp chế biến và chế tạo các trở ngại chính trong việc sản xuất một lô nhỏ lạ thời gian lắp đặt thiết bị máy móc Thời gian
Trang 37càng dài việc sản xuất lô nhỏ càng không kinh tế như vậy giảm thời gian cài đặt là nhiệm vụ đầu tiên, điều này cũng làm giảm thời gain ngừng máy, quản lý, giám sát vật
tư và kiểm soát chất lượng Thời gian cài đặt ngắn làm thời gian hoàn thành sản phẩm ngắn hơn càng khó (lead time) làm cho các quá trình linh hoạt hơn để có thể đáp ứngđược sự thay đổi của nhu cầu trên thị trường
Việc thực hiện JIT yêu cầu một tổ chức lập kế hoạch phối hợp trên phạm vi toàn công
ty Và nên có ba thành phần chính yếu: Một ban chỉ đạo, một giám đốc dự án, các nhóm dự án Tổ chức này rất giống với tổ chức TQM đến mức độ hai tổ chức có thể song song với nhau Ban chỉ đạo nên tổ chức thành một nhóm chức năng chéo với các
cá nhân gặp gỡ nhau thường xuyên để hướng dẫn và kiểm soát chương trình.Các thành viên của ban có thể gồm những ngưòi từ bộ phận Maketing, thiết kế mua sắm, sản xuất, vận hành, chất lượng, nhân sự và có thể cả bộ phận lao động Nên chỉ định một giám đốc dự án để hướng dẫn việc thực hiện Khả năng một giám đốc dự án và việc đào tạo sẽ mang tính chất quyết định Đối với trách nhiệm tìm kiếm tổ chức sử dụng các tài nguyên hỗ trợ và tổ chức các buổi họp Các kết quả được công bố nội bộ Các
dự án được xây dựng để thực hiện các chương trình JIT với sự giúp đỡ của giám đốc
dự án
Các ban này nên thành lập các điều khoản giao việc Ngay tại giai đoạn đầu, từng thành viên nên có tính chức năng, nhưng trên hết là liên quan đến kỹ thật JIT Hệ thống báo cáo nên bắt đầu từ nhóm thông qua bởi giám đốc dự án cho tới ban chỉ đạo
Ở tất cả các giai đoạn thực hiện JIT nên chú trọng sự tham gia của cá thành viên, dặc biệt là sự có mặt của người có ảnh hưởng lớn Điều này yêu cầu một đoàn (tăng cường) cùng chuyên gia như các kỹ sư công nghiệp và kỹ sư chất lượng, các công nhân có tay nghề cao trong nhà máy
1.3.2 Công tác nghiên c ứu về các yếu tố cơ bản trong mô hình quản lí tức thời JIT – Just in Time Management
1.3.2.1 Bình chuẩn hoá lượng công việc ( Heijunka in Japanese)
Trang 38“ Nhìn chung khi cố gắng áp dụng JIT điều đầu tiên bạn phải làm là dàn đều hay chuẩn hoá sản xuất, đó là trách nhiệm chính của việc kiểm soát sản xuất hay của người quản
lý sản xuấ định mức sản xuất và tồn kho có thể phải giao hàng sớm hoặc hoãn việc giao hàng hoặc có thể phải yêu cầu vài khách hàng chờ đợi trong một thời gian ngắn một khi định mức sản xuất ít, nhiều, tương đồng hoặc không đổi trong cả tháng thì bạn phải áp dụng nhiều hệ thống kéo và cân bằng dây truyền Nhưng nếu mức sản xuất thay đổi hàng ngày thì chẳng có ý nghĩa gì khi cố gắng áp dụng những hệ thống khác,
vì bạn chỉ đơn giản là không thể thiết lập công việc được chuyển hoá trong hoàn cảnh ấy” [7]
( Fuji CHO - chủ tịch tập đoàn ô tô Toyota )
Tạo ra số lượng chuẩn trong tất cả các trung tâm công việc xuyên xuốt ổn định sản xuất hàng ngày (thiết lập các cửa sổ lạnh (freeze window) để ngăn ngừa các sự thay đôỉ trong kế hoạch sản xuất trong một số giai đoạn của qúa trình sản xuất.) và mô hình chuỗi hỗn hợp (sản xuất cố định hỗn hợp các sản phẩm như nhau mỗi sản phẩm, sử dụng trình tự lặp lại nếu như một số sản phẩm được sản xuất trên cùng một dây truyền.) thỏa mãn nhu cầu thay đổi thông qua thay đổi trong sản phẩm lưu kho cuối cùng hơn là thông qua sự thay đổi trong sản xuất sử dụng lịch sản xuất ổn định cũng cho phép sự hữu dụng để quản lý sản phẩm tồn kho
Theo sau tập đoàn máy tính Dell và một số công ty thành công khác, hàng loạt các công ty Mỹ theo đuôi sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng chớ trêu thay việc dự đoán nhu cầu của khách hàng lại rất khó khăn điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải trong giai đoạn cầu khách hàng lớn, ngược lại cũng có thời gian lại quá rảnh rỗi do khách hàng đặt hàng ít mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng nghiêm ngặt rõ ràng là không đem lại hiệu quả : tạo ra rất nhiều hàng tồn đọng những khó khăn tiềm ẩn và chất lượng cuối cùng rất kém, cuối cùng thì thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình sản xuất mới có su hướng tăng lên vì nhà máy không được tổ chức và hỗn loạn Áp dụng JIT người ta phân cấp danh mục các sản phẩm và không phải luôn luôn làm theo đơn đặt hàng để có thể vận hành có hiệu quả
Trang 39Những nhà quản lý và nhân viên của Toyota dùng thuật ngữ Muda của người Nhật khi
họ nói về sự lãng phí và loại bỏ Muda là trọng tâm của hầu hết các nỗ lực sản xuất sao
có lợi nhất
Heijunka Bình chuẩn hoá hay dàn đều sản xuất và kế hoạch
Heijunka là việc bình chuẩn hoá sản xuất ở cả số lượng sản phẩm hỗn hợp nó không tạo ra các sản phẩm theo đúng các đơn đặt hàng của khách hàng Những đơn đặt hàng này có thể lên cao xuống thấp rất bất ngờ, mà lấy tổng lượng đơn đặt hàng trong một khoảng thời gian, dàn đều chúng và sản xuất đều một lượng như nhau mỗi ngày để bình chuẩn hoá bạn lấy nhu cầu thực của khách hàng, xác định mô hình số lượng, trộn lẫn và xây dựng kế hoạch đều cho mỗi ngày,
1.3.2.2 Giảm thiểu hoặc loại bỏ thời gian lắp đặt
Mục tiêu cho thời gian là số hàng đơn vị (nhỏ hơn 10 phút) hoặc là “ one-touch” lắp đặt Điều này có thể thực hiện đựơc một cách tốt hơn thông qua việc lập kế hoạch, thiết kế quá trình, hoặc thiết kế sản phẩm Một thí dụ điển hình cho khả năng phát triển tiềm năng của thời gian khởi động có thể tìm thấy trong các cuộc đua mô tô Nơi mà một NASCAR có thể vặn một chiếc đinh ốc của mình có thể tháo rời cả bốn bánh và
đổ đầy bình xăng chỉ trong vòng 20s (bạn nghĩ rằng phải mất bao lâu để mình có thể tháo rời một chiếc bánh xe của bạn ?) hiệu quả của chiếc ốc vít kia chính là kết quả của nổ lực của toàn đội cùng sử dụng những thiết bị chuyên dùng và phối hợp ăn ý, đó
là cả một quá trình được đào tạo và tập dượt lâu dài
1.3.2.3 Giảm thiều quy mô lớn ( Sản xuất và mua hàng)
Giảm thời gian giảm thời gian chờ cho phép sản xuất một cách kinh tế với lô nhỏ, hợp tác chặt chẽ hơn với nhà cung ứng là rất cần thiết để đạt được sự giảm bớt đặt hàng với
số lượng lớn hàng cần mua, Từ đó sẽ cần có sự giao hàng thường xuyên hơn
1.3.2.4 G iảm thời gian trễ ( Trong sản xuất và giao hàng)
Trang 40Giảm thời gian chờ trong sản xuất có thể được thực hiện thông qua di chuyển nơi làm việc gần nhau hơn, sử dụng những nhóm công nghệ và khái niệm mạng sản xuất, giảm bớt sự xếp hàng chờ, (giảm bớt số lượng công việc chờ để tiếp tục trong những máy móc thiết bị nhất định), và tăng cường sự phối hợp giữa những quy trình, thời gian trễ trong giao hàng có thể giảm thiểu bằng mối quan hệ khăng khít với nhà cung ứng, có thể tiến hành thuyết phục các nhà cung ứng chuyển tới vị trí gần nhà máy của mình hơn
1.3 2.5.Liên tục phòng ngừa
Sử dụng máy móc và nhân công trong lúc nhàn rỗi để bảo trì thiết bị và ngăn ngừa hỏng hóc
1.3.2.6 L ực lượng lao động di chuyển dễ dàng
Công nhân nên được đào tạo điều hành một số máy móc, để thực hiện nhiệm vụ bảo trì, và tiến hành kiểm tra giám sát các vấn đề chất lượng Nói một cách chung nhất Just
in time yêu cầu công nhân làm việc theo nhóm thành thạo về chuyên môn, được trao quyền những người sẽ có trách nhiệm nhiều hơn trong công việc của chính họ trong quan niệm của mình The Toyota Production System “tôn trọng con người” chính là khái niệm góp phần rất lớn trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa công nhân và đội ngũ quản lý
1.3.2.7 Yêu cầu sự đảm bảo về chất lượng của các nhà cung cấp và tiến hành chương trình chất lượng
Lỗi bằng không những sai lỗi dẫn đến những khuyết điểm của sản phẩm phải được triệt tiêu, từ đó sẽ không còn tồn tại vật đệm của những thành phần quá mức chương trình chất lượng từ nguồn lực (tự kiểm lỗi của Jikoda) phải được tiến hành để có thể trao trách nhiệm trực tiếp đến từng cá nhân về chất lượng công việc mà chính họ tiến hành, mà tinh thần của chương trình là không bao giờ để cho một phế phẩm đi qua giai đoạn tiếp theo đồng thời không để cho con người quá ỉ lại vào máy móc Một thuật ngữ về kĩ thuật “ JIT lights” (ánh sáng của JIT- thông báo dây truyền đang chậm lại