i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ về đề tài "Nghiên c ứu, đề xuất giải pháp nâng cao ch ất lượng công tác chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân"
Trang 1i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ về đề tài "Nghiên c ứu, đề xuất giải pháp nâng cao ch ất lượng công tác chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân" theo quyết định giao đề tài luận văn số 913/QĐ – ĐHTL ngày
15/5/2017 của Trường Đại học Thủy Lợi là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của thầy TS Võ Anh Tuấn
Các số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng
H ọc viên thực hiện luận văn
Tr ần Thái Thi
Trang 2i
LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực
tiếp hay gián Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, em đã nhận
được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè xung quanh
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
từ đáy lòng đến quý Thầy Cô của trường Đại học Thủy Lợi đã cùng dùng những tri
thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS Võ Anh Tuấn đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu Nhờ có
những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài luận văn này của em đã hoàn thành một cách
suất sắc nhất Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Bài luận văn được thực hiện trong 04 tháng Ban đầu em còn bỡ ngỡ vì vốn
kiến thức của em còn hạn Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp bài luận được hoàn thiện hơn
Trân trọng.!
H ọc viên thực hiện luận văn
Tr ần Thái Thi
Trang 3i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I
LỜI CẢM ƠN I
MỤC LỤC I DANH MỤC HÌNH III DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VI
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THẤT THOÁT NƯỚC 6
1.1 ĐỊNH NGHĨA 6
1.2 TÌNH HÌNH THẤT THOÁT NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 6
1.2.1 Tình hình thất thoát nước trên thế giới 6
1.2.2 Tình hình thất thoát nước tại Việt Nam 7
1.3 TÌNH HÌNH THẤT THOÁT NƯỚC CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN TNHH MTV, CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC PHÚ HÒA TÂN 10
1.3.1 Tổng quan MLCN tại Tp HCM 10
1.3.2 Tình hình thất thoát nướccủa Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV 3
1.3.3 Tổng quan MLCN tại công ty CPCN Phú Hòa Tân 4
1.3.4 Tình hình thất thoátnước của công ty Cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân 7
1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THẤT THOÁT NƯỚC TẠI SAWACO VÀ CTCPCN PHÚ HÒA TÂN 9
1.4.1 Thất thoát hữu hình 9
1.4.2 Thất thoát vô hình 10
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU HIỆN NAY TẠI SAWACO VÀ CTY CTCPCN PHÚ HÒA TÂN 11
1.5.1 Các dự án chống thất thoát nước đã tiến hành tại SAWACO [14] 11
1.5.2 Các phương pháp chống thất thoát nước tại CTCPCN Phú Hòa Tân 15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẤT THOÁT NƯỚC 18
2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ THẤT THOÁT NƯỚC 18
2.2 MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐỂ TÍNH TOÁN THẤT THOÁT NƯỚC 19
2.2.1 Trên thế giới 19
2.2.2 Tại Việt Nam 20
2.3 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ÁP LỰC VÀ LƯU LƯỢNG RÒ RỈ 21
Trang 4ii
2.4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA NHU CẦU DÙNG NƯỚC, ÁP LỰC VÀ THẤT THOÁT
CƠ HỌC 23
2.4.1 Mối liên hệ giữa nhu cầu dùng nước và áp lực 23
2.4.2 Mối liên hệ giữa nhu cầu dùng nước và thất thoát cơ học 25
2.5 CỤM CẤP NƯỚC CÔ LẬP DMA 28
2.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP DÒ TÌM RÒ RỈ 30
2.6.1 Phương pháp nghe và xác định rò rỉ bằng âm thanh 30
2.6.2 Phương pháp khảo sát ghi nhận hình ảnh trong lòng ống 33
2.7 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THẤT THU 34
2.8 PHƯƠNG PHÁP THANG ĐO TRUNG BÌNH CỘNG MEAN 37
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC 38
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC PHÚ HÒA TÂN 38
3.2 KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THẤT THOÁT NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC PHÚ HÒA TÂN 38
3.2.1 Cơ sở lựa chọn số mẫu, đối tượng khảo sát 38
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 39
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THOÁT 45
3.3.1 Các giải pháp đề xuất 45
3.3.2 Thiết lập đường dây nóng 24/24h tiếp nhận thông tin ngay khi có sự cố, bể trên MLCN 47
3.3.3 Tổ chức quy trình thực hiện dò tìm rò rỉ 49
3.3.4 Giải pháp điều tiết áp lực trong cụm cấp nước cô lập DMA 57
3.3.5 Công tác chống thất thoát nước vô hình 63
3.4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 65
3.4.1 Nâng cao chất lượng công tác chất thất thoát nước 66
3.4.2 Điều tiết áp lực trong cụm cấp nước cô lập DMA 74
3.4.3 Kết quả giảm thất thoát nước tại CTCPCN Phú Hòa Tân 78
3.4.4 Công tác chống thất thoát nước vô hình 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 1 87
PHỤ LỤC 2 91
PHỤ LỤC 3 94
Trang 5iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thất thoát nước năm 2012 [2] 9
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của Tổng Công Ty Cấp nước Sài Gòn [16] 1
Hình 1.3 Tỷ lệ thất thoát nước của SAWACO 2007-2016 [3] 3
Hình 1.4 Biểu đồ phân nguồn cấp nước tại CTCPCN Phú Hòa Tân 6
Hình 1.5 Biểu đồ so sánh tỉ lệ thất thoát giữa công ty CPCN Phú Hòa tân và SAWACO (2013-2015) 7
Hình 1.6 Biểu đồ so sánh tỉ lệ TTN giữa các Công Ty cổ phần cấp nước tại Sawaco (2015) 7
Hình 1.7 Tuổi thọ trung bình củaMLCN tại Tp HCM [14] 9
Hình 1.8 Gian lận bằng cách sử dụng nam châm [17] 10
Hình 1.9 Khách hàng đấu nối trước đồng hồ nước [17] 11
Hình 1.10 Sử dụng bút dò bể để phát hiện đấu nối trái phép trước đồng hồ khách hàng [6] 17
Hình 2.1 Biểu đồ áp lực nước tại nhà máy nước Thủ Đức, ngày 1//11/2013 [15] 26
Hình 2.2 Biểu đồ áp lực nước tại nhà máy nước BOO Thủ Đức, ngày 1/11/2013 [15] 26
Hình 2.3 Vào giờ dùng nước ít nhất, áp lực đầu và cuối mạng lưới gần như ngang bằng 27
Hình 2.4 Vào giờ dùng nước nhiều nhất, áp lực đầu và cuối mạng lưới có sự chênh lệch lớn 27
Hình 2.5 Cấu tạo điển hình của DMA [21] 29
Hình 2.6 Vị trí các logger để tiền định vị [30] 31
Hình 2.7 Phương pháp tương quan âm [30] 31
Hình 2.8 Phương pháp khuếch đại âm [30] 32
Hình 2.9 Hình ảnh hoạt động của Smart Ball [32] 33
Hình 2.10 Mối tương quan giữa áp lực nước và cường độ âm thanh rò rỉ [30] 33
Hình 2.11 Thiết bị dò tìm rò rỉ đang di chuyển và ghi nhận hình ảnh bên trong đường ống [32] 34
Hình 2.12 Đường bao sai số cho phép của một đồng hồ nước [29] 36
Hình 3.1 Sơ đồ khu vực kiểm tra van bước 53
Hình 3.2 Sơ đồ đóng van kiểm tra lưu lượng từng bước 53
Trang 6iv
Hình 3.3 Biểu đồ kết quả đóng van kiểm tra lưu lượng từng bước 54
Hình 3.4 Biểu đồ áp lực – lưu lượng trong một DMA tại CTCPCN Phú Hòa Tân 59
Hình 3.5 Đồng hồ thẻ tích cấp C Delta [30] 64
Hình 3.6 Đồng hồ điện từ ISOMAG [31] 65
Hình 3.7 Điểm bể trên ống ngánh phát hiện được 70
Hình 3.8 Hầm van giảm áp tại DMA 05-11 74
Hình 3.9 Tỷ lệ TTN tại CTCPCN Phú Hòa Tân năm 2016 78
Hình 3.10 Biểu đồ tỉ lệ thất thoát nước của CTCPCN Phú Hòa Tân qua các năm 2014-2016 79
Trang 7v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng ước tính nước không doanh thu toàn cầu (năm 2009) [16] 7
Bảng 1.2 Tỷ lệ thất thoát-thất thu nước sạch của Việt Nam và các công ty cấp nước qua các năm [1] 8
Bảng 1.3 Thống kê công suất cấp nước của các nhà máy tại Tp HCM năm 2016 [3] 2
Bảng 1.4 Thống kê DMA tại Vùng 1 [6] 4
Bảng 1.5 Thống kê DMA tại Vùng 2 [6] 5
Bảng 1.6 Bảng phân loại Mức độ quản lý nước thất thoát [24] 8
Bảng 2.1 Bảng cân bằng nước của Hiệp hội Nước Quốc tế (International Water Association – IWA) [23] 18
Bảng 2.2 Thành phần và định nghĩa của bảng cân bằng nước IWA [23] 18
Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật của đồng hồ loại đa tia R = 75 [29] 36
Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật của đồng hồ loại thể tích R = 156 [29] 36
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới thất thoát nước tại công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân 40
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát thiết bị công nghệ có hiệu quả giảm thất thoát nước tại Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân 42
Bảng 3.3 Các yếu tổ ảnh hưởng nhiều nhất đến TTN tại CTCPCN Phú Hòa Tân (từ cao đến thấp) 44
Bảng 3.4 Các giải pháp thiết bị công nghệ có hiệu quả nhất chống TTN tại CTCPCN Phú Hòa Tân 45
Bảng 3.5 Quy trình tiếp nhận thông báo và sửa bể 48
Bảng 3.6 Quy trình dò tìm, sửa chữa rò rỉ 49
Bảng 3.7 Tỷ lệ thất thoát nước các DMA Vùng 1 – (11/2015) 50
Bảng 3.8 Danh sách van điều áp được lắp tại các DMA Vùng 1 60
Bảng 3.9 Danh sách van điều áp được lắp tại các DMA Vùng 2 62
Bảng 3.10 Thống kê điểm bể tại DMA 10J-23 67
Bảng 3.11 Thống kê số liệu quá trình điều tiết áp lực tại các DMA vùng 1 74
Trang 8m3/ngđ Mét khối / ngày đêm
MLCN Mạng lưới cấp nước
OIML Organisation International de Métrologie Légale – Tổ
chức Đo lường Quốc tế PRV Pressure Reducing Valve – Van giảm áp
SAWACO Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Trang 91
MỞ ĐẦU
TÍNH C ẤP THIẾT CỦA ĐỀTÀI
Nước là một tài nguyên quý và có hạn, có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và duy trì cuộc sống cho con người, là điều kiện cần thiết cho sự
sống còn của tất cả các sinh vật trên trái đất
Việc bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh đã
tạo ra một sức ép lớn lên nguồn tài nguyên nước do nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng cao Cụ thể cho đến hết năm 2011, dân số toàn quốc đã lên đến 87,8 triệu người, trong đó dân số thành thị đã lên đến 27,9 triệu người (chiếm khoảng 31,8% tổng dân số cả nước).Trong khi đó, tại Tp Hồ Chí Minh, nguồn nước thô và nước ngầm sử dụng cho xử lý nước sạch đang ngày càng suy giảm
cả về chất và lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau: ô nhiễm nguồn nước thô
do hoạt động sản xuất công nghiệp, trữ lượng nước ngầm sụt giảm do khai thác không kiểm soát, biến đổi khí hậu dẫn đếnnước nhiễm mặn do nước biển dâng Trong bối cảnh đó, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước sạch cần được quan tâm xem xét
Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tânquản lý mạng lưới cấp nước tại
Quận 10, Quận 11 và phường Phú Trung - Quận Tân Phú Hiện nay tỷ lệ thất nước tại Cấp nước Phú Hòa Tân khoảng 22.83% (năm 2016), với lượng nước cung cấp hàng ngày khoảng 120.000 m3/ngàyđêm, mỗi ngàycó khoảng 30.285m3ngàyđêm, nước sạch mất đi do thất thoát, đây là một sự lãng phí tài nguyên nước
rất lớn Về mặt kinh tế, với giá nước bán lẻ trung bình là 9.110 đồng/ m3, mỗi ngày công ty sẽ mất đi khoảng 276triệu đồng [6]
CTCPCN Phú Hòa Tân từ lâu đã quan tâm tới công tác chống thất thoát, tuy nhiên hiện nay vẫn còn mang tính bị động, chưa vận dụng tốt công nghệ cũng như quy trình chống thất thoát nước, chưa phát huy hết khả năng giảm thất thoát
Trang 10sạch Nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ thất thoát nước (bao gồm của thất thoát
và thất thu) tại công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân đến năm 2020 còn 16%,
(căn cứ theođề án giảm thất thoát nước trên hệ thống cấp nước TP Hồ Chí Minh
của SAWACO giai đoạn 2015-2020) Quan trọng nhất, lượng nước thu hồi được
do giảm thất thoát nước sẽ giúp nhiều người dân được sử dụng nước sạch hơn, áp
lực nước tốt hơn, có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt xã hội
Kết quả nghiên cứu này được ứng dụng rộng rãi sẽ giúp cho việc giảm thiểu thất thoát nước sạch tại Tp.HCM cũng như áp dụng cho các đơn vị cấp nước khác một cách hiệu quả
M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân;
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: mạng lưới cấp nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân
Phạm vi nghiên cứu: Giảm thất thoát nước trên địa bàn Cấp nước Phú Hòa Tân quản lý (gồm Quận 10, Quận 11 và phường Phú Trung-Quận Tân Phú)
CÁCH TI ẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 113
Tiếp cận cơ sở lý thuyết khoa học, nghiên cứu các tài liệu, các bài báo khoa học… đã được công bố;
Tiếp cận thực tế: khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu;
Tiếp cận hệ thống: tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy đủ và hệ thống khoa học;
Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới trên thế giới
N ỘI DUNG LUẬN VĂN
Nghiên cứu quy trình thực hiện chống thất thoát, thất thu Nghiên cứu
tổng thể, cách thức thực hiện công tác chống thất thoát nước tại đơn vị Cấp nước Phú Hòa Tân
Từ các hiện trạng tiến hành phân tích, đánh giá; kế thừa cách chống thất thoát nước tiến bộ của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam từ đó phát triển
và đúc kết để đưa ra giải pháp chống thất thoát nước chủ động phù hợp với Công
ty Cổ phần Cấp nước Phú Hòa Tân;
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác chống thất thoát nước, từ công tác xác định lượng nước thất thoát; phân tích; chống thất thoát vô hình hay
hữu hình; các bước thực hiện ngoài hiện trường (steptest) để xác định, phát hiện khu vực rò rỉ một cách nhanh nhất, tiến hành dò tìm và sửa bể
Phân tích các nguyên nhân, các cơ sở khoa học về công tác chống thất thu,
đề xuất phương án, thiết bị công nghệ chống thất thu;
Áp dụng các quy trình, công nghệ, thiết bị vào công tác chống thất thoát nước (quy trình phù hợp với việc dò tìm rò rỉ tại đơn vị cấp nước; đề xuất lắp đặt van giảm áp tại một số khu vực áp lực cao, sao cho vẫn đảm bảo áp lực, không gây áp lực dư, cũng như ảnh hưởng đến lượng nước tiêu thụ của người dân (theo
một số nghiên cứu giảm áp lực sẽ giảm rò rỉ nhưng đồng thời lượng tiêu thụ cũng
giảm);
Trang 124
Phân tích đánh giá kết quả thực hiện giải pháp;
Kết luận và kiến nghị
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin;
- Các quy định của pháp luật liên quan về công tác chống thất thoát nước;
- Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
- Thực hiện đề án giảm thất thoát nước trên hệ thống cấp nước TP Hồ Chí Minh năm giai đoạn 2015-2020;
- Tiêu chuẩn kỹ thuật ngành cấp nước;
- Kế hoạch giảm nước thất thoát thất thu Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV năm 2016;
- Các đề tài nghiên cứu khoa học chống thất thoát thất thu nước sạch đã công bố, minh chứng rõ các cơ sở khoa học để áp dụng vào đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác chống thất thoát nước
K ẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
Trang 135
- Việc nghiên cứu tất cả các phương pháp chống thất thoát nước tại Việt
Nam cũng như thế giới, tìm hiểu quy trình cấp nước hiện tại, từ đó đưa ra giải
pháp chống thất thoát nước phù hợp với đơn vị cấp nước Phú Hòa Tân
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác chống thất thoát: phân
tích số liệu từ các thiết bị, công nghệ đưa ra quyết định có cần thực hiện dò tìm
rò rỉ cho khu vực đó không? Nếu có thì thực hiện chống thất thoát hay thất thu?
Tổ chức quản lý theo dõi chủ động để kịp thời phát hiện các sự cố bể ống một
cách nhanh nhất Đề xuất các vị trí có khả năng rò rỉ cao trên mạng lưới phân
phối nước sạch để tiến hành dò tìm rò rỉ bằng thiết bị và phạm vi phù hợp
- Điều tiết áp lực trong cụm cấp nước cô lập (DMA) trên mạng lưới cấp
nước nhằm giảm thiểu áp lực dư gây thất thoát nước trên mạng lưới cấp nước
phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và đặc trưng áp lực tại cấp nước Phú Hòa Tân; Đề
xuất công tác chống thất thoát nước vô hình; sử dụng các công cụ để quản lý tốt
mạng lưới cũng như phục vụ cho công tác chống thất thoát nước
- Áp dụng giải pháp sẽ mang lại hiệu quả tốt, nếu áp dụng tốt giải pháp, và
sự quyết tâm trong công tác chống thất thoát nước sẽ giúp cho đơn vị Cấp nước
Phú Hòa Tân kéo giảm và duy trì ở mức 16% trong năm 2020
- Từ kết quả giải phápđạt được, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp các điều chỉnh
trong giải phápđể tạo ra nhiều kịch bản để phù hợp cho từng đơn vị cấp nước
khác nhau (khác nhau về áp lực, tuổi thọ đường ống, đối tượng khách hàng…)
Trang 146
Chương 1 Tổng quan tình hình
thất thoát nước
1.1 ĐỊNH NGHĨA
Thất thoát nước là lượng nước tổn thất trong quá trình vận chuyển và phân
phối nước sạch (từ trạm bơm cấp II đến hộ dùng nước) được xác định bởi sự chênh lệch giữa lượng nước sạch vào mạng lưới cấp nước với lượng nước tiêu
thụ thực tế ghi nhận được và các lượng nước khác (như súc xảđường ống, khử trùng, thử áp, chữa cháy ) Bao gồm hai thành phần chính là thất thoát cơ học và
thất thu
Thất thoát cơ học (Physical Loss, hay thất thoát hữu hình) liên quan đến rò rỉ
từ các điểm bể nổi và bể ngầm trên mạng lưới truyền tải - phân phối nước sạch đến vị trí đồng hồ nước tiêu thụ(chiếm gần 90% lượng nước không doanh thu của đơn vị)
Th ất thu (Commercial Loss/Invisible Loss, hay thất thoát vô hình) là lượng
nước thất thoát không thể xác định được do liên quan đến sai số đo đếm, tiêu thụ nước bất hợp pháp như đấu nối phía trước đồng hồ nước, tác động lên đồng hồ nước
1.2 TÌNH HÌNH TH ẤT THOÁT NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1 Tình hình th ất thoát nước trên thế giới
1.2.1.1 Th ực trạng thất thoát nước trên thế giới
Mọi mạng lưới cấp nước dù mới xây dựng hay sử dụng được một thời gian đều xảy ra hiện tượng thất thoát nước, do nhiều nguyên nhân khác nhau Do
đó thất thoát nước là một vấn đề mà mọi quốc gia phải đối mặt và tìm cách khắc
phục, tỉ lệ thất thoát nước trên thế giới giữa các quốc gia, khu vực không đồng
Trang 15- Một thực tế là 70% lượng nước thất thoát trên khắp thế giới xảy ra ở
những nước có thu nhập thấp Ngay tại khu vực Châu Á, tỷ lệ TTN của các đơn
vị cấp nước vào loại cao nhất, nhất là Hệ thống cấp nước ở Châu Phi và Châu Mỹ
La Tinh
- Chi phí nước không doanh thu làm cho các đơn vị cấp nước trong nhóm các nước có thu nhập vừa và thấp tiêu tốn khoảng 10 tỷ USD hàng năm
1.2.2 Tình hình th ất thoát nước tại Việt Nam
1.2.2.1 Th ực trạng thất thoát nước ở Việt Nam
Trang 16cấp nước khu vực đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 75%; tỷ
lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ cấp nước liên
tục, đủ áp lực 24 giờ trong ngày
Và tầm nhìn đến năm 2050, đáp ứng mọi nhu cầu và bảo đảm cấp nước an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp [12]
So với các nước trong khu vực, tỷ lệ thất thoát nước ở Việt Nam nhìn chung còn cao, nhất là ở 2 thành phố lớn là Tp HCM và Hà Nội Tuy nhiên, tỷ lệ thất thoát nước trung bình có xu hướng giảm dần qua các năm
Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2011 -
2016 đạt kết quả khả quan, giảm tỷ lệ thất thoát trung bình cả nước từ 30% trong năm 2009 xuống còn 23,5 - 24% năm 2016
Bảng 1.2 Tỷ lệ thất thoát-thất thu nước sạch của Việt Nam và các
công ty c ấp nước qua các năm [1]
Trang 17Công ty TNHH MTV Cấp nước Môi trường Bình Dương 12.9
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) 40.53
Công ty TNHH MTV Cấp Thoát nước và Môi Trường Đô Thị
Hình 1.1 Bi ểu đồ thể hiện tỷ lệ thất thoát nước năm 2012 [2]
Tỉ lệ TTN tại Tp.HCM cao nhất cả nước với 40.53% (2009), 36.54% (2012)
Theo chương trình quốc gia về chống thất thoát nước, mục tiêu đến năm 2025tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15% [11]
Trang 1810
1.3 TÌNH HÌNH TH ẤT THOÁT NƯỚC CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN TNHH MTV, CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC PHÚ HÒA TÂN
1.3.1 Tổng quan MLCN tại Tp HCM
Hệ thống cấp nước tại Tp.HCM hiện nay do SAWACO và các công ty trực thuộc quản lý SAWACO có 13 phòng ban chức năng và ban Quản lý dự án; 2 nhà máy nước mặt và 1 nhà máy nước ngầm; 6 công ty Cổ phần Cấp nước và 2 công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước; 2 công ty Cổ phần chuyên ngành; 2 công ty thành viên và 1 xí nghiệp quản lý hệ thống truyền tải
Trong đó 8 đơn vị sau đây là có liên quan trực tiếp đến quản lý thất thoát,
thất thu nước sạch: Cty TNHH MTV CN Tân Hòa, Cty TNHH MTV CN Trung
An, Cty CPCN Bến Thành, Cty CPCN Chợ Lớn, Cty CPCN Gia Định, Cty CPCN Thủ Đức, Cty CPCN Phú Hòa Tân và Cty CPCN Nhà Bè
Trang 191
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của Tổng Công Ty Cấp nước Sài Gòn [16]
Trang 202
SAWACOcung cấp nước cho toàn bộ quận huyện tại Tp.HCM, tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch là 89,96% với tổng quy mô cấp nước hiện nay khoảng 2,1triệu
m3/ngđ (2016)
Nguồn nước được khai thác từ hai nguồn: Nguồn nước sông được khai thác
từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn chiếm 93,6% và nguồn nước dưới đất được khai thác chủ yếu ở các giếng thuộc quận 12, quận Tân Bình, một phần tại quận Gò Vấp,
quận Bình Tân và quận 8 chiếm 6,4% [16]
Theo quy hoạch tổng thể cấp nước đến năm 2025 của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, dự kiến:
+ Tổng công suất phát nước: 3.276.000 m3/ngày (tăng gấp 2,7 lần so với hiện nay)
+ Tỷ lệ hộ dân được cấp nước:
Trang 21Hình 1.3 T ỷ lệ thất thoát nước của SAWACO 2007-2016 [3]
Nhìn chung tỷ lệ thất thoát nước tại SAWACO giảm dần qua các năm Năm
2016, tỷ lệ thất thoát nước của Tổng công ty tiếp tục được hạ thấp ở mức 27.65%,
và giảm được 2,78% so với năm 2015 (30,43%)
Trang 224
1.3.3 Tổng quan MLCN tại công ty CPCN Phú Hòa Tân
Công ty Cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thành lập vào năm 2007, quản lý
mạng lưới cấp nước trên địa bàn Quận 10 và Quận 11 và Phường Phú Trung –
Quận Tân Phú
Trong những năm qua, công tác giảm TTN đã và đang được triển khai mạnh
mẽ và đồng bộ cùng với tiến trình nâng cấp mạng lưới cấp nước tại các Công ty Cổ
phần Cấp nước, tuy nhiên, tỷ lệ thất thoát nước của công ty CPCN Phú Hòa Tân
vẫn còn khá cao (27% - cuối năm 2014)
Từ năm 2009-2014 công ty CPCN Phú Hòa Tân cùng với nhà Thầu Manila Water và BMC-Minh Thông đã tiến hành chia nhỏ mạng lưới cấp nước trên địa bàn
quản lý thành các DMA, tại vùng 1 (19DMA) và vùng 2 (33DMA) Đến tháng 9/2014, hai nhà thầu đã hoàn thành công tác xây dựng, thiết lập, vận hành và chính
thức bàn giao cho công ty Đây là tiền đề để công ty tập trung đầu tư vào công tác
giảm TTN và mang lại hiệu quả cao hơn
Bảng 1.4 Thống kê DMA tại Vùng 1 [6]
STT DMA Phường Quận TLTT Cơ sở(%)
Trang 23Bảng 1.5 Thống kê DMA tại Vùng 2 [6]
STT DMA Phường Quận TLTT Cơ sở(%)
Có 3 nguồnvào MLCN của Phú Hòa Tân:
+ Giao lộ đường CTM8 và 3-2 : nguồn từ nhà máy nước Thủ Đức
Trang 24Hình 1.4 Bi ểu đồ phân nguồn cấp nước tại CTCPCN Phú Hòa Tân
Áp lực trung bình tại nguồn vào:
+ Khu vực quận 10: 2,2 – 2,8 bar
+ Khu vực quận 11: 1,8 – 2,5 bar
Hệ thống cấp nước nằm trong trung tâm thành phố được lắp đặt nhiều năm qua, các tuyến ống cấp nước tại đây đã bị đóng cặn phèn bên trong lòng ống, làm
giảm tiết diện ống và tăng tổn thất áp lực nước trong ống cũng như giảm khả năng truyền tải nước và làm tăng tổn thất áp lực trên MLCN, do đó vào giờ cao điểm tại các DMA trung bình chỉ khoảng 0,5m
Trang 257
1.3.4 Tình hìnhthất thoátnước của công ty Cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân
Hình 1.5 Bi ểu đồ so sánh tỉ lệ thất thoát giữa công ty CPCN Phú
Hòa tân và SAWACO (2013-2015)
Giữa các công ty Cổ phần cấp nước do SAWACO quản lý, tỉ lệ TTN có sự chênh lệch như sau:
Hình 1.6 Bi ểu đồ so sánh tỉ lệ TTN giữa các Công Ty cổ phần cấp
nước tại Sawaco (2015)
So với các công ty còn lại, tỷ lệ TTN tại CTCPCN Phú Hòa Tân tương đối
Trang 268
Nh ận xét:Lượng nước thất thoát tại CTCPCN Phú Hòa Tân thấp hơn so với
SAWACO và có xu hướng giảm dần qua các năm Trong đó lượng nước thất thoát
cơ học do rò rỉ chiếm tới 90% tổng lượng nước thất thoát
Để đánh giá mức độ quản lý thất thoát nước của công ty CPCN Phú Hòa Tân,
tổ chức IWA phân cấp theo lượng nước thất thoát được trình bày như theo Bảng1.6 như sau:
Bảng 1.6 Bảng phân loại Mức độ quản lý nước thất thoát [24]
Phân loại ILI Thất thoát cơ học (lít/đấu nối/ngày)
(khi h ệ thống có áp lực) với áp lực trung bình là
Giảm thất thoát nước hơn nữa có thể không hiệu quả vềmặt kinh tế
Cần phân tích kỹ để xác định những cải thiện hiệu quả vềmặt chi phí B:
Khá
Có tiềm năng cải thiện
Xem xét: quản lý áp lực, các biện pháp kiểm soát rò rỉ chủđộng tốt hơn và
bảo dưỡng tốt hơn
Sử dụng các nguồn lực, tài nguyên thiếu hiệu quả
Các chương trình giảm NRW là bắt buộc và ưu tiên
Trang 279
NH ẬN XÉT
Tp.HCM nói chung và Vùng cấp nước củaCTCPCN Phú Hòa Tân nói riêng
là vùng có áp lực cấp nước trung bình thấp, tùy thuộc vào khoảng cách so với các nhà máy cấp nước, áp lực phân bố ở khoảng 0.5 – 4.9 bar – Trung bình là 2 bar; Tỷ
lệ thất thoát nước hiện nay ở khoảng 20-26%
Vậy với tỉ lệ thất thoát là nằm trong khoảng 24,2 – 37,5 % cho vùng áp lực trung bình 20m - ở mức C->rất cần thiết để tiến hành các giải pháp chống thất thoát nước
1.4 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TH ẤT THOÁT NƯỚC TẠI SAWACO
VÀ CTCPCN PHÚ HÒA TÂN
1.4.1 Th ất thoát hữu hình
Do đặc trưng khu vực quận 10, 11, Phường Phú Trung là khu vực dân cư đông đúc, MLCN phức tạp, chủ yếu là ống phân phối khách hàng bằng nhựa uPVC với đường kính từ 200mm trở xuống, mạng lưới đường ống lâu đời với tuổi thọ khoảng hơn 20 năm, dù việc thi công thay thế ống mục diễn ra liên tục nhưng không thể theo kịp sự xuống cấp của đường ống
Hình 1.7 Tu ổi thọ trung bình củaMLCN tại Tp HCM [14]
Trải qua tác động của nhiều lần thi công xây dựng nhà cửa, mở rộng đường giao thông, xây dựng công trình ngầm hóakhác (điện, thông tin, thoát nước, )gây
chồng lấn, tác động đến hệ thống cấp nước gây bể, thất thoát nước Có những
Trang 2810
trường hợp thi công công trình ngầm không đảm bảo khoảng cách an toàn dẫn đến
bể ống nhưng không báo cho Công Ty Phú Hòa Tân để có biện pháp phối hợp, dẫn đến việc bể ống tự sửa chữa tạm(quấn dây thung), do đó sau một thời gian ngắn điểm bể sẽ bị xì
Tải trọng động do các phương tiện lưu thông trên đường tác động lên đường ống (đặc biệt là trong tình hình hiện nay, mật độ xe tham gia giao thông ngày càng tăng cao và số lượng đường ống cũ, mục còn chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn Thành
Phố) góp phần gây nên sự cố bể ống làm tăng thất thoát hữu hình
Do quy trình thi công tuyến ống cấp nước mới, cải tạo ống cũ sai kỹ thuật, vật
liệu ống và phụ kiện đấu nối không đảm bảo chất lượng do đó dễ bị xì đặc biệt là tại các mối nối, ống nhanh bị lão hóa do chất lượng kém Trên mạng lưới cấp nước còn
tồn tại nhiều chủng loại ống và phụ tùng có vật liệu không đồng bộ, tiêu chuẩn khác nhau
Trang 2911
- Sử dụng nước không qua đồng hồ: doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân đấu đường ống trước đồng hồ mà không qua đo đếm
Hình 1.9 Khách hàng đấu nối trước đồng hồ nước [17]
- Người dân cho mở vòi nước nước nhỏ giọt, để vận tốc nước chảy qua đồng
hồ nước không đủ để làm quay cánh quạt đồng hồ và đồng hồ không thể đo đếm được lưu lượng thất thu này
- Các đơn vị thi công xây dựng sử dụng nước trực tiếp từ vòi cứu hỏa mà không thông báo công ty cấp nước để trả phí
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU HIỆN NAY T ẠI SAWACO VÀ CTY CTCPCN PHÚ HÒA TÂN
1.5.1 Các d ự án chống thất thoát nước đã tiến hành tại SAWACO [14]
1.5.1.1 D ự án đầu tư giảm thất thoát nước thành phố hồ chí minh (thu ộc dự án phát triển cấp nước đô thị việt nam) khoản vay
4028 – VN - Ngân hàng th ế giới
a N ội dung thực hiện
Dự án được thực hiện theo các nội dung chủ yếu sau:
- Phân vùng và tái cơ cấu mạng lưới cấp nước: thành lập 06 vùng thủy lực và thiết lập các khu vực DMA trong 2 vùng để kiểm soát lưu lượng, áp lực và lượng nước thất thoát
Vị trí cắt tê trên ống
ngánh trước đồng hồ
nước
Trang 3012
- Giảm thất thoát nước: hữu hình và vô hình trong 02 vùng:
+ Vùng 1 (bao gồm các Quận 1, 3, 5 và 10): thiết lập 119 DMA do nhà thầu
giảm rò rỉ chuyên nghiệp thực hiện, chịu trách nhiệm thiết kế chi tiết, thiết
lập DMA và vận hành quản lý và giảm rò rỉ
+ Vùng 2: (bao gồm các Quận 11, Tân Bình và Tân Phú): thiết lập 81 DMA, trong đó́ tư vấn chịu trách nhiệm thiết kế, tuyển chọn tư vấn đào tạo SAWACO sẽ vận hành, quản lý và giảm thiểu rò rỉ các DMA trong vùng này …
- Nâng cao năng lực quản lý giảm thất thoát nước: huấn luyện, chuyển giao công nghệ cho SAWACO và các công ty cổ phần cấp nước
Các nội dung trên được thực hiện thông qua các hạng mục đầu tư:
+ Phân vùng mạng lưới cấp nước, xây dựng các công trình đo đếm trên mạng
để đo đạc lưu lượng giữa các vùng
+ Thiết lập khu vực đồng hồ tổng (DMA), lắp đặt hệ thống kiểm soát rò rỉ
chủ động và công nghệ quản lý áp lực tại 02 vùng
+ Thay thế cơ sở hạ tầng có lựa chọn và mở rộng mạng lưới Ưu tiên thay thế các ống chính có tình trạng kém, kể cả thay thế các đấu nối với ống chính
bị thay thế Mức đầu tư tương đương với việc xây dựng 30km ống mới + Giảm thất thoát nước thực tế Thay thế 24.000 đấu nối dịch vụ rò rỉ và sửa 24.000 chỗ rò rỉ trên đường ống Chính sách của dự án là thay thế hoàn toàn một đấu nối dịch vụ bị rò rỉ từ điểm đấu nối vào ống chính tới đồng hồ khách hàng
+ Sử dụng một phần nguồn lực bên ngoài để giảm thất thoát nước thực tế + Giảm thất thoát nước vô hình Thay thế có lựa chọn 1.000 đồng hồ khách hàng lớn, thay thế mới 25.000 đồng hồ nước sinh hoạt và mua sắm 150 thiết bị cầm tay ghi chép dữ liệu để cải thiện hoạt động đọc số và ghi hóa đơn
+ Xây dựng năng lực quản lý thất thoát nước
b Th ời gian thực hiện: từ năm 2006 đến năm 2013
Trang 3113
c K ết quả
Dự kiến lượng nước giảm rò rỉ đạt được là 125.000 m3/ngày, trong đó: + Vùng 1: Dự kiến lượng nước giảm rò rỉ đạt được là 75.000 m3/ngày + Vùng 2: Dự kiến lượng nước giảm rò rỉ đạt được là 50.000 m3/ngày
1.5.1.2 D ự án hỗ trợ kỹ thuậtchuẩn bị dự án giảm thất thoát nước;tăng cường, mở rộng mạng lưới cấp nước và tăng cường thể chếcho Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòndo ADB tài tr ợ
a N ội dung thực hiện
− Lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án Giảm thất thoát nước 4 vùng còn
− Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án giảm thất thoát nước cho 4 vùng còn
lại ngoài dự án Ngân hàng Thế giới;
− Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án tăng cường và mở rộng hệ thống
mạng chuyển tải và mạng cấp 1 của Thành phố;
− Chương trình khung cho hợp tác công - tư và sự tham gia của khu vực tư nhân vào ngành nước; chương trình khung cho việc tiêu chuẩn hóa tất cả các hoạt động sản xuất và phân phối các dịch vụ cấp nước; và chiến lược cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
1.5.1.3 D ự án hỗ trợ chuyên ngành cho tổng công ty cấp nước sài gòn do chính ph ủ Hà Lan và công ty Vitens – Evides tài trợ
b N ội dung thực hiện
− Cải thiện hoạt động của các Nhà máy nước:
+ Xác định các yêu cầu nâng cấp của các nhà máy nước hiện hữu
Trang 3214
+ Phát triển các chính sách và quy trình cho việc quản lývà bảo đảm chất lượng
+ Phát triển và ứng dụng việc tiêu chuẩn hóa
+ Công tác huấn luyện: Đào tạo thông qua công việc cụ thể sẽ là nội dung chính yếu của công tác huấn luyện
− Cải thiện hệ thống mạng lưới chuyển tải và phân phối:
+ Xây dựng và thực hiện mô hình thí điểm giảm thất thoát thực tế và hữu hình
+ Cải thiện chất lượng nước trong mạng lưới tại các khu vực thí điểm
+ Triển khai áp dụng phương pháp can thiệp ngắn hạn cho các chi nhánh cấp nước
+ Phát triển quản lý mạng lưới bền vững
+ Công tác huấn luyện: Đào tạo thông qua công việc cụ thể sẽ là nội dung chính yếu của công tác huấn luyện
− Phát triển chiến lược và kế hoạch tài chính
+ Xây dựng một kế hoạch phát triển mang tính chiến lược và một chương trình tài chính và đầu tư liên quan Kế hoạch và chương trình đầu tư này sẽ là căn
cứ để thiết lập chính sách giá nước và tài chính phù hợp
− Hỗ trợ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn trong việc thiết lập và đưa vào hoạt động một bộ phận quản lý chiến lược và kế hoạch tài chính, sẽ cung cấp công tác huấn luyện và tạo điều kiện tập huấn nước ngoài
c Th ời gian thực hiện: trong 03 năm (từ năm 2008 – 2011)
d K ết quả
− Cải thiện và nâng cao năng lực quản lý của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn trong việc vận hành, bảo trì hệ thống cấp nước, trong quản lý chất lượng nước tại nguồn và mạng, trong xây dựng chiến lược, chính sách tài chính, với kết quả số lượng người dự kiến được tập huấn nâng cao trình độ
là 490 người
Trang 3315
− Hình thành phương pháp luận cho công tác giảm thất thoát nước, vận hành,
bảo trì hệ thống cấp nước, quản lý chất lượng nước
− Hình thành một chiến lược phát triển bền vững, một kế hoạch huy động các nguồn lực tài chính cho việc đầu tư phát triển hệ thống cấp nước, cải thiện
chất lượng nước và giảm thất thoát nước;
− Hình thành một chương trình phối hợp, liên kết với các dự án khác ở Thành phố để đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho người nghèo ở Thành phố
Hồ Chí Minh trong lĩnh vực cấp nước
1.5.2 Các phương pháp chống thất thoát nước tại CTCPCN Phú Hòa Tân
1.5.2.1 Th ất thoát hữu hình
Việc chống thất thoát nước ở CTCPCN Phú Hòa Tân tập trung vào chống
thất thoát cơ học do thành phần này chiếm tỉ trọng vượt trội so với thất thu Ưu tiên
chống thất thoát cơ học mang lại hiệu quả cao và rõ ràng so với chống thất thu
Trước năm 2014, CTCPCN Phú Hòa Tân thực hiện chống thất thoát nước chủ
yếu bằng giải pháp như sau:
- Giải pháp dò tìm rò rỉ
+ Căn cứ trên những DMA đã được thiết lập, tiến hành so sánh lượng nước chênh lệch giữa đồng hồ tổng (đầu vào DMA) và đồng hồ khách hàng để đánh giá tỷ lệ thất thoát nước trong từng DMA
+ So sánh các DMA để xác định DMA có lượng nước thất thoát lớn và tỷ lệ
thất thoát nước cao nhất để ưu tiên tiến hành chống thất thoát nước trước + Nhân viên đội dò bể sẽ tiến hành dò tìm rò rỉ bằng các thiết bị khuếch đại
âm, sử dụng công nghệ nghe âm thanh của nước chảy trong ống xác định vị trí điểm rò rỉ Thường tiến hành vào ban đêm để yên tĩnh
+ Sau khi nghi ngờ có điểm bể, đội dò tìm rò rỉ sẽ đánh dấu vị trí
+ Sau đó đội sửa bể sẽ căn cứ trên vị trí đánh dấu, tiến hành đào lên và sửa
chữa hoặc thay thế đường ống để khắc phục điểm bể
Trang 3416
- Từng bước cải tạo và thay thế có chọn lọc các đường ống cũ nát trên tuyến truyền dẫn, phân phối dựa vào tuổi thọ đường ống và chất lượng ống
- Cơi van khuất lấp, sửa chữa kịp thời các van bị hư, đề xuất lắp thêm van
chặn tuyến để hạn chế khu vực bị ảnh hưởng mất nước cũng như công tác cô
lập được dễ dàng
NH ẬN XÉT
Về giải pháp dò tìm rò rỉ, nghe bể cótrường hợp dò ra điểm bể sai, do người nghe cần phải có nhiều kinh nghiệm.Bên cạnh đó, giải pháp mang tính thủ công, tốn
sức lực và rời rạc, việc phát hiện và sửa chửađiểm bể ở một chỗ nhưng không loại
bỏ nguy cơ tái bể ở những vị trí khác trên MLCN
Về hệ thống đường ống vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại:
+ 750 bộ ống ngánh 20Pb lắp đặt trên mạng lưới lắp đặt từ 1993-1998 Đây
là loại ống có đặc điểm rất dễ vỡ vụn nên việc bể ống gây thất thoát nước
rất lớn và không cùng kích thước chủng loại và chất lượng với ống OD25, 20PE hiện đang sử dụng, nên không có vật tư thay thế khi sửa chữa mà
phải thay toàn bộ ống ngánh mới
+ 12.225m ống gang xám (Cast iron), ống fibro xi măng (Abestos cement)
cũ mục và chất lượng các loại ống không đảm bảo, hệ thống ống này cung
cấp chủ yếu cho các chung cư Ngô Gia Tự, Nguyễn Kim, Lý Thường Kiệt
có tần suất bể nhiều gây thất thoát nước lớn
1.5.2.2 Th ất thất vô hình
Thường xuyên theo dõi chỉ số chỉ số đồng hồ khách hàng, nếu lưu lượng qua đồng hồ trong tháng quá thấp so với nhu cầu sử dụng thông thường của số người trong nhà, công ty cấp nước nghi ngờ có sự can thiệp vào đồng hồ nước và sẽ tiến hành kiểm tra ngoại quan
Kiểm tra đột xuất đồng hồ hộ dân, các công trình thi công để kịp thời phát
hiện gian lận nước
Trang 35- Các giải pháp mang tính thủ công, tốn nhân lực
- Thực tế rất khó phát hiện khách hàng tác động vào đồng hồ nước do đặc điểm đồng hồ nước ở Việt Nam thường nằm sâu trong nhà Đa số nhân viên ghi số vào vào thời điểm không có người ở nhà, nên thường sẽ không đọc
trực tiếp số đồng hồ mà ghi nhận số liệu do chủ nhà cung cấp (ví dụ chủ hộ ghi trên bảng và treo trước cửa nhà)
Trang 3618
Chương 2 Cơ sở lý thuyết về thất
thoát nước
2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ THẤT THOÁT NƯỚC
Thất thoát nước bao gồm hai thành phần chính là thất thoát cơ học và thất thu,
cụ thể thể hiện trong bảng cân bằng nước của IWA [23]
Bảng 2.1 Bảng cân bằng nước của Hiệp hội Nước Quốc tế
(International Water Association – IWA) [23]
Bảng 2.2 Thành phần và định nghĩa của bảng cân bằng nước IWA [23]
vậy Lượng nước thất thoát Sự chênh lệch giữa Thể tích nước cấp vào hệ thống và
Trang 3719
Lượng nước tiêu thụ hợp pháp, bao gồm Thất thoát
hữu hình và Thất thoát vô hình
Lượng hàng năm bị mất thông qua tất cả các loại rò rỉ,
rò rỉ trên mạng truyền dẫn và phân phối chính, rò rỉ và
chảy tràn từ các bể chứa nước, tháp điều hòa và rò rỉ trên ống nhánh kết nối với đồng hồ khách hàng
Nước có doanh thu Những thành phần của Thể tích nước cấp vào hệ
thốngđược tính phí và tạo ra doanh thu Nước không doanh thu
Có th ể tính toán đơn giản bằng
b ảng cân bằng nước; phù hợp
để sử dụng như một chỉ số cơ
b ản
Lượng nước không doanh
thu tính theo % chi phí
hàng năm để vận hành hệ
thống
Tài chính - Tiền Nước không doanh thu
Cho phép đơn vị tính khác nhau cho các thành phần nước không doanh thu
Lượng nước thất thoát vô
hình hàng ngày cho mỗi
đấu nối dịch vụ khách
Vận hành - Thất thoát
vô hình
Chỉ số cơ bản nhưng có ý nghĩa
để tính toán hoặc ước tính lượng
thất thoát vô hình
Trang 38Không phù hợp để đánh giá tính
hiệu quả quản lý hệ thống phân
phối
Thất thoát hữu hình được
chuẩn hóa - Số gallon /
P = áp lực trung bình trong đường ống, psi
Một giá trị tham khảo lý thuyết đại diện cho giới hạn kỹ thuật rò
rỉ thấp có thể đạt được nếu áp
dụng thành côngtất cả các công nghệ tốt nhất hiện nay Một biến chính trong tính toán Chỉ số rò
rỉ cơ sở hạ tầng (ILI)
Không cần thiết để các hệ thống thiết lập mức này như là một
mục tiêu trừ khi nước là rất đắt
tiền, khan hiếm hoặc cả hai
Là tỉ số giữa lượng thất thoát
hữu hình trong năm hiện thời (CARL) và thất thoáthữu hình
tất yếu (UARL)
2.2.2 T ại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam, công thức tính tỷ lệ thất thoát nước được sử dụng tại các công ty cấp nước(bao gồm cả thất thoát và thất thu) như sau [6]:
% 𝐓𝐋𝐓𝐓 = QT− QQC − QK
Trang 3921
QT: Lưu lượng nước sạch qua đồng hồ tổng (thể tích nước cấp vào hệ thống)
Qc: Tổng lượng nước qua đồng hồ con (lượng nước tiêu thụ hợp pháp có hóa đơn)
Qk: Tổng lượng nước sạch sử dụng cho các mục đích khác như: chữa cháy, xúc xả đường ống, khử trùng, xả cặn… (lượng nước tiêu thụ hợp pháp không có hóa đơn)
Công thức này có thể xác định thông qua bảng cân bằng nước
2.3 M ỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ÁP LỰC VÀ LƯU LƯỢNG RÒ RỈ
Lưu lượng nước rò rỉ có liên quan mật thiết với áp lực nước Mối quan hệ đó
thể hiện qua công thức thủy lực cơ bản dưới đây
Công thức nước chảy tự do qua lỗ và vòi của GS P G Kixelep: [5]
q=𝜇𝜇 × 𝜔𝜔 × �2𝑔𝑔𝑔𝑔 (𝑚𝑚3/s) (2-1)
Trong đó:
+ q - lưu lượng nước chảy qua lỗ hoặc vòi
+ µ - hệ số lưu lượng
+ ω - diện tích tiết diện của lỗ hoặc vòi, là diện tích
tiết diện nước chảy qua (m2)
+ g - gia tốc trọng trường, 9,81 m/s2
+ H - giá trị áp lực trước lỗ hoặc vòi (m)
Với một diện tích tiết diện xác định (ω là hằng số), các đại lượng µ, g là
những hằng số, như vậy theo công thức thủy lực trên thì lưu lượng nước chảy qua lỗ
và vòi tỉ lệ thuận với H0,5
Trong MLCN, ống chôn dưới đất, nếu bỏ qua tổn thất thủy lực của nước khi
đi qua lớp đất xung quanh ống, nước chảy qua điểm rò rỉ qua thành ống xem như nước chảy tự do qua vòi trong bể chứa.Với tổng diện tích tiết diện số chỗ rò rỉ là ω,
nếu áp lực trong MLCN tăng thì lượng nước rò rỉ qua diện tích tiết diện đó cũng tăng theo Điều này dễ hình dung khi quan sát một bể nước có lắp đặt vòi để lấy
Trang 4022
nước Với độ mở của vòi cố định (ω là hằng số), ta thấy khi bể nước đầy, áp lực trước vòi tương ứng với chiều cao nước tính từ mực nước tới tâm của vòi lớn thì nước chảy qua vòi mạnh, khi bể nước vơi, áp lực nước trước vòi giảm thì lượng nước qua vòi cũng giảm [26]
Theo JE van Zyl 1 (2001), áp lực là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng nước rò rỉ trên mạng lưới cấp nước, thể hiện qua công thức sau:
q = chα Trong đó c là hệ số rò rỉ và α là số mũ rò rỉ, một vài nghiên cứu đã chỉ ra
rằng α có thể lớn hơn 0,5 và thường nằm giữa khoảng 0,5 và 2,79 [26], trung bình là 1,15 [21]
Hình dưới đây mô tả sự thay đổi tỉ lệ lưu lượng so với sự thay đổi tỉ lệ áp lực
với các giá trị khác nhau của α Ví dụ: khi áp suất trong đường ống giảm xuống H1/H0 = 0,3, lưu lượng nước rò rỉ sẽ giảm 45%, 70% và 95% tương ứng với các số
mũ rò rỉ 0,5; 1,0 và 2,5 [21]
Do các hệ số C và α > 0, khi h tăng thì q cũng tăng, nói cách khác lưu lượng nước rò rỉ trong MLCN tỉ lệ theo hàm mũ với áp lực của nước trong đường ống trước chỗ rò rỉ, áp lực càng cao thì lưu lượng rò rỉ qua các điểm đấu nối, điểm bể càng lớn
Số mũ: