1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện krông nô, tỉnh đăk nông

112 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

TRƯƠNG VĂN THẢONGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOÁT NGHÈO VÀ TÁI NGHÈO CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ TỈNH ĐĂK NÔNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN

Trang 1

TRƯƠNG VĂN THẢO

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOÁT NGHÈO VÀ TÁI NGHÈO CỦA CÁC

HỘ DÂN TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ TỈNH ĐĂK NÔNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ ĐỨC NIÊM

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là một công trình nghiên cứu độc lập, do bản thân tôi tự nghiên cứu, không sao chép từ các tài liệu sẵn có Các số liệu thu thập được là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Tôi tự chịu trách nhiệm về những vấn đề đã được nêu ra trong nội dung luận văn.

Tác giả luận văn

Trương Văn Thảo

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

6 Bố cục của đề tài 4

5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHÈO 8

1.1 KHÁI NIỆM NGHÈO ĐÓI 8

9 10 1.2 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÕ CỦA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 10

1.2.1 Khái niệm xoá đói giảm nghèo 10

1.2.2 Vai trò của xoá đói giảm nghèo 10

1.3 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO 11

1.3.1 Các chuẩn nghèo 11

1.3.2 Các chỉ số đo lường bất bình đẳng 12

1.4 MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOÁT NGHÈO 14

1.5 KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO 15

1.5.1 Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới 15

1.5.2 Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam 18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 25

2.1 THIẾT KẾ CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ QUY MÔ MẪU 25

Trang 4

2.3.1 Phân tích định tính và thống kê mô tả 28

2.3.2 Phân tích định lượng 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN KRÔNG NÔ 35

3.1 THỰC TRẠNG VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN KRÔNG NÔ 35

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36

3.2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ 38

3.3 CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ 39

3.3.1 Các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia 39

3.3.2 Các chính sách hỗ trợ từ địa phương 41

3.3.3 Các chính sách hỗ trợ từ các dự án phát triển 42

3.4 PHÂN LOẠI HỘ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP 43

3.5 CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở HUYỆN KRÔNG NÔ 45

3.5.1 Thành phần dân tộc 46

3.5.2 Đặc điểm của hộ 47

3.5.3 Khả năng tiếp cận nguồn lực: 55

3.5.4 Tình hình thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của hộ 60

3.6 MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ 62

3.6.1 Kiểm định về độ phù hợp tổng quát của mô hình: 62

Trang 5

3.7 NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ DÂN Ở

HUYỆN KRÔNG NÔ 67

3.7.1 Nguyên nhân và yếu tố tác động đến tình trạng nghèo đói của các hộ dân tại huyện Krông Nô 67

3.7.2 Những hạn chế, bất cập và vấn đề đặt ra cho tình trạng nghèo của huyện 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72

CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 73

4.1 ĐINH HƯỚNG CHO MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO HUYỆN KRÔNG NÔ ĐẾN NĂM 2020 73

4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 74

4.2.1 Cần có chính sách về đất sản xuất cho hộ nghèo 74

4.2.2 Mở rộng hoạt động tín dụng và tăng quy mô vốn vay cho người nghèo 75 4.2.3 Cần có chính sách hỗ trợ PTSX cho người nghèo 78

4.2.4 Cần quan tâm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực 79

4.2.5 Nâng cao trình độ của chủ hộ thông qua đào tạo 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

PHỤ LỤC.

Trang 6

Ký hiệu Ý nghĩa

DTTS Dân tộc thiểu số

LĐTBXH Lao động thương binh và Xã hội

WB World Bank - Ngân hàng thế giới

XĐGN Xóa đói giảm nghèo

GSO Tổng cục thống kê

TLSX Tư liệu sản xuất

KHKT Khoa học kỹ thuật

VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch

UBND Ủy ban nhân dân

KTXH Kinh tế xã hội

3EM Dự án tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào

dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Nông

NH CSXHVN Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

NH NN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 9

Số hiệu Tên sơ đồ, biểu đồ Trang

Sơ đồ 2.1 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng 27

đến sự giảm nghèo

Biểu đồ 3.1 Tình trạng nghèo của huyện Krông Nô 39

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghèo đói là một vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu, xuất hiện ngàycàng nhiều nếu sự phát triển trì trệ của một nền kinh tế thể hiện qua năng suất

và hiệu quả sản xuất thấp kéo dài Trước đợt trì trệ kinh tế gần đây, Việt Nam

đã có một thời gian dài phát triển với tốc độ cao Chính nhờ nền kinh tế nước

ta tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân tăng lên một cách rõ rệt.Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùngsâu, vùng xa vẫn đang sống dưới chuẩn đói nghèo Vì vậy, các chương trìnhxoá đói giảm nghèo của trung ương và địa phương là trọng tâm hàng đầu củachiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta

Việt Nam là nước đang phát triển, công tác xóa đói giảm nghèo vẫn luôn

là mục tiêu quan tâm của các Chính sách kinh tế - xã hội Quan tâm đến giảmnghèo nhằm tạo mức sống khá hơn cho tất cả mọi người, từ đó tiêu dùng xãhội sẽ cao hơn và sản xuất nhiều hơn, tạo điều kiện cho tăng trưởng và pháttriển kinh tế

Đăk Nông là một tỉnh nghèo của khu vực Tây Nguyên nói riêng và cảnước nói chung Trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh có xuhướng giảm dần từ 29,25% năm 2010 xuống còn 26,8% năm 2011 Năm

2012 tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh 17,55%, năm 2013 còn 15,64% [21], [5].Tuy tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao so mức bình quânchung của cả nước 9,9% năm 2013[23], hộ nghèo chủ yếu tập trung nhiềunhất là ở vùng sâu, vùng có đông đồng bào DTTS

Huyện Krông Nô thuộc tỉnh Đăk Nông, hiện nay có 12 đơn vị hànhchính (11 xã và 01 thị trấn), tổng cộng với 102 thôn bon, trong đó có 06 xãthuộc diện xã đặc biệt khó khăn Toàn huyện có 68.990 người, mật độ dân số

Trang 11

bình quân 85 người/km2[4] Cơ cấu nền kinh tế đơn giản, chủ yếu là nông,lâm nghiệp, trình độ canh tác còn lạc hậu Trong những năm qua, huyệnKrông Nô đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện chính sách xóa đói giảmnghèo, tuy tình hình kinh tế – ội huyện đã có sự chuyển biến, đời sống đại

bộ phận nhân dân đã được cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo củahuyện vẫn còn cao chiếm tới 28,12% năm 2013 (trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếmkhoảng 15,88%, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 12,24%) [13] Xuất phát từ các vần đề

trên, đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dân tại huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông”

được thực hiện ực trạng đói nghèo tại địa bàn nghiên cứu

-Gợi ý các hướng cho giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên

địa bàn huyện Krông Nô

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các yếu tố nào tác động tới sự giảm nghèo của các hộ dân tại huyện Krông Nô – tỉnh Đăk Nông?

Trang 12

Câu hỏi 2: Cần làm gì để giúp cho những hộ nghèo huyện Krông Nôgiảm nghèo?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng nghèo đói và các yếu tố có khả năng ảnh hưởngđến sự giảm nghèo của các hộ dân huyện Krông Nô bao gồm: Giới tính, nghềnghiệp, trình độ học vấn, thành phần dân tộc của chủ hộ, số nhân khẩu, sốngười phụ thuộc của hộ, diện tích đất hộ gia đình canh tác, số tiền hộ gia đìnhvay để SX mỗi năm và PTSX sản xuất

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung:

+ Tìm hiểu thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Krông Nô

+ Nghiên cứu các yếu tố có khả năng tác động đến sự giảm nghèo

+ Xác định hàm ý chính sách phù hợp nhằm mục đích giảm nghèo tại huyện Krông Nô

- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Krông Nô

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được lấy trong giai đoạn

2011-2013, số liệu sơ cấp (điều tra hộ gia đình) của năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Thông tin thứ cấp: Gồm các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội được lấy từ UBND các xã, Phòng Lao động - Thương binh Xã hội; Phòng Thống kê; Phòng Tài Nguyên và môi trường; Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của huyện Krông Nô.

+ Thông tin sơ cấp: Phỏng vấn hộ dân cư kết hợp với bảng câu hỏi

nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho phân tích mô tả và chạy mô hình

Trang 13

- Phương pháp xử lý thông tin:

+ Phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp thống

kê mô tả: Mô tả đặc điểm của hộ dân cư như đặc điểm về kinh tế, xã hội cũng như đời sống.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để xác định

xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu theo thời gian, phân tích, so sánh giữanhóm hộ nghèo với hộ không nghèo về các vấn đề như đầu tư sản xuất, thunhập, chi tiêu, trình độ học vấn Từ đó rút ra được thực trạng nghèo đói ở địabàn nghiên cứu

+ Phương pháp định lượng: Mô hình logistic được sử dụng nhằm xác

định những nhân tố tác động đến xác suất nghèo đói của hộ Số liệu được xử

lý với chương trình Excel 2007 và SPSS 18.0

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học:

+ Đề tài cung cấp thêm dẫn liệu, thông tin khoa học liên quan đến nghèođói ở một vùng rất đặc thù của Tây Nguyên với yếu tố ảnh hưởng đến tìnhtrạng nghèo của hộ dân được xác định cụ thể

-Ý nghĩa thực tiễn:

+ Đề tài đưa ra các ngầm ý chính sách về công tác giảm nghèo căn cứvào các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ Những gợi ý chínhsách này là cơ sở cho việc định hướng chính sách giảm nghèo không chỉ trênđịa bàn huyện Krông Nô mà còn có thể ứng dụng cho các vùng có đặc điểmtương tự

Trang 14

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự giảm nghèo

ở huyện Krông Nô

Chương 4: Hàm ý chính sách

7

- Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000 “Tấn công nghèo đói” [28], là

báo cáo chung của nhóm công tác các chuyên gia của Chính phủ Việt Nam vàNhà tài trợ Trong báo cáo này giảm nghèo được xem xét trên khuôn khổ gồm

có 3 vấn đề:

Một là nỗ lực giảm nghèo phải mở ra những cơ hội tạo việc làm và nângcao năng suất lao động như là cách thức để từ đó góp phần tăng thu nhập vàgiúp người nghèo vượt ra khỏi nghèo đói thông qua đa dạng hoá các hoạtđộng nông nghiệp và phi nông nghiệp, tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốnchính thức và tạo cơ hội hay cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bảnnhư cung cấp nước sạch, điện, vệ sinh, y tế hay phòng học

Hai là nỗ lực giảm nghèo phải đi cùng các biện pháp đảm bảo lợi íchcủa tăng trưởng và khả năng tiếp cận các dịch vụ một cách khách quan và

công bằng: công bằng trong phân phối thu nhập, công bằng trong tiếp cận thông tin và đảm bảo quyền phụ nữ.

Ba là cần đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ dễ bị tổn thương của ngườinghèo thông qua sự trợ giúp của Hội chữ thập đỏ, Uỷ ban phòng chống lụtbão, tham gia Bảo hiểm y tế, chương trình tiết kiệm của cộng đồng, xây dựngmạng lưới An sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo

Một số nghiên cứu về thực trạng đói nghèo và một số giải pháp XĐGNđối với dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên đã nêu lên các nguyên nhân

nghèo đói của đồng bào DTTS gồm các nguyên nhân: Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đất đai xấu (khách quan); Kiến thức, thiếu vốn sản xuất, đông con,

Trang 15

thiếu lao động (bản thân người nghèo) và không đồng bộ về các chính sách đầu tư, khuyến nông – lâm – ngư, về tín dụng, giáo dục đào tạo, y tế, đất đai (chính sách) [3]

Báo cáo đánh giá nghèo của Việt Nam trong năm 2012, cho rằng dù tiến

bộ đáng kể nhưng nhiệm vụ giảm nghèo vẫn chưa phải hoàn thành với những

lý do sau:

+ Những hộ nghèo trước kia vẫn dễ bị tái nghèo do: Các cú sốc về thờitiết, sức khỏe và rủi ro trước các cú sốc về thu nhập khác vẫn phổ biến và ởmột vài nơi thậm chí còn gia tăng

+ Tốc độ phát triển nhanh chóng của Việt Nam đã làm nảy sinh nhữngthách thức mới như: Những lao động ở độ tuổi 40, 50 chưa đưa ra nhữngquyết định về học hành và nâng cao kỹ năng làm việc trong một nền kinh tếkhác hoàn toàn, dựa vào một hệ thống khuyến khích hoàn toàn khác Nhiềungười lại không có kỹ năng hay trình độ để kiếm việc trong nền kinh tế đangđược hiện đại hóa nhanh chóng Thậm chí những lao động trẻ sau khi họcxong thường không được đào tạo đầy đủ để làm việc trong môi trường đòihỏi nhiều kỹ năng làm việc

+ Hiện nay bất bình đẳng đã xuất hiện trở lại, nhiều người dân Việt Nam

tỏ ra lo ngại về tình trạng bất bình đẳng có xu hướng gia tăng

+ Phát triển con người không đồng đều cũng gây ra sự bất bình đẳngtrong thu nhập Mặc dù Việt Nam đã làm tốt việc đảm bảo sự bao phủ của cácdịch vụ cơ bản song chất lượng không đồng nhất và có sự khác biệt lớn có thểnhận thấy rõ giữa các hộ và các vùng nghèo và khá giả Với động thái hướngtới “xã hội hóa” các dịch vụ y tế và giáo dục, việc tiếp cận dịch vụ trở nên gắnkết chặt chẽ hơn với thu nhập và gánh nặng chi trả của người dân cho chi phí

y tế và giáo dục đang gia tăng [10]

Trang 16

Hai tổ chức phi chính phủ Oxfam và ActionAid tại Việt Nam đã công bố

báo cáo nghiên cứu về giảm nghèo đối với DTTS “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam” Nghiên cứu này

nhằm tìm hiểu những yếu tố dẫn đến những hộ gia đình và cộng đồng DTTSđiển hình giảm nghèo có kết quả, cải thiện đời sống tốt hơn các hộ gia đình và

cộng đồng khác trong cùng bối cảnh Mỗi “mô hình giảm nghèo” được khảo sát trong nghiên cứu này đều dựa trên các yếu tố: tiên phong, lan tỏa, gắn kết cộng đồng, tận dụng lợi thế, thích ứng với điều kiện mới, đa dạng hóa sinh kế, phòng chống rủi ro và quản trị địa phương [29].

D n phân tích hiện trạng nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long, chothấy người dân khu vực này dễ rơi vào tình trạng nghèo đói nếu không có đấthoặc có ít đất canh tác, sống trong vùng nông thôn, lệ thuộc vào công việckhông ổn định, hoặc thuộc nhóm dân tộc Khmer hoặc nữ Qua đó, cácchương trình xóa đói giảm nghèo cần được thiết kế riêng cho phù hợp vớitình hình đặc trưng của vùng [1]

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo trên địa bàn Quận 9,TPHCM, đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ theogiới tính, quy mô hộ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng việc làm, khảnăng tiếp cận tín dụng Trong các nhóm yếu tố này, có 3 nguyên nhân chínhgây nên tình trạng nghèo của hộ là: Thiếu lao động hoặc gia đình có ngườibệnh nan y, đông người ăn theo, trình độ học vấn thấp, không có tay nghề laođộng [24]

Ở khu vực Nam Trung Bộ, đã có đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngđến nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác thủy hải sản Kết quả xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ ngư dân khu vực Nam Trung

Bộ bao gồm: Nhóm các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình và phân bố nguồnlực của Chính phủ; nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên như: rủi rothiên tai, thời tiết, khí hậu [12]

Trang 17

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHÈO

1.1 KHÁI NIỆM NGHÈO ĐÓI

ểu về nghèo đói nhưng hầu hết các khái niệm nghèo đóiđều đề cập đến mức sống vật của người dân Tuy nhiên, trong một số trườnghợp, khái niệm về nghèo đói được mở rộng liên quan đến khả năng tiếp cận dịch

vụ như giáo dục, văn hóa, y tế - không chỉ liên quan đến kinh tế thuần túy.Nghèo đói đôi khi còn được xem xét về chế kinh tế thị trường không hiệu quảhay thể chế nhà nước thiếu trách nhiệm giải trình và không vận hành trongkhuôn khổ pháp lý minh bạch Mở rộng hơn nữa, nghèo đói còn là tình trạng đedọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng

Người nghèo được các nhà kinh tế học định nghĩa: “Người nghèo là người có mức thu nhập hay mức sống dưới một ngưỡng tài chính nhất định” [16] Như vậy, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của

cá nhân Với định nghĩa này, người nghèo đơn giản là người có mức thu nhập

thấp và còn thiếu thốn về kinh tế

Định nghĩa về nghèo theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 như

sau:“Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện: Thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng…”.[16]

Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á tổ chức tại Băng Cốc, TháiLan 9/1993 đã đưa ra định nghĩa về nghèo và đã được những Nhà lập chính

Trang 18

sách Việt Nam thừa nhận như sau:“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”[11].

Mặc dù có sự khác biệt trong cách nhìn nhận về vấn đề nghèo, tuy nhiêntập trung lại các khái niệm này đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của ngườinghèo là:

1)Người nghèo có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

2) Người nghèo không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người

3) Người nghèo thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.

Nghèo tuyệt đối (absolute poverty) nhằm thể hiện một mức thu nhập tốithiểu và cần thiết của mỗi người để đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bảnnhư nhà ở, quần áo, lương thực, là thước đo những người dưới một ngưỡngnghèo nhất định, tính chung cho toàn thể nhân loại, không kể không gian haythời gian Nghèo tuyệt đối được xác định bằng số thu nhập cho 1 cá nhân đủkhả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại như: nhà ở, quần áo,lương thực

Nghèo tuyệt đối là tình trạng không có khả năng thoả mãn các nhu cầutối thiểu trong cuộc sống của một bộ phận dân cư Tiêu chuẩn về mức thunhập của Ngân hàng Thế giới đưa ra được các quốc gia trên thế giới thườngdựa vào để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia mình Trên cơ sở đó, mỗiquốc gia cũng xác định theo từng giai đoạn phát triển nhất định về mức thu

Trang 19

nhập tối thiểu riêng dựa vào điều kiện cụ thể về kinh tế trong nước, từ đó mứcthu nhập tối thiểu để xác định hộ nghèo được thay đổi và nâng dần lên [11].

Tình trạng sống dưới một mức tiêu chuẩn sống có thể chấp nhận đượctại một địa điểm và thời gian xác định được gọi là nghèo tương đối Tuynhiên, nghèo tương đối có sự khác biệt như về văn hóa - xã hội, đặc điểmkinh tế, quan niệm của từng quốc gia, từng khu vực, hay vùng miền khácnhau Nghèo tương đối là tình trạng mà một hộ gia đình hoặc một ngườithuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm

cụ thể và thời gian nhất định [11] Vì vậy, theo các yếu tố tương quan xã hội,phụ thuộc địa điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến từngnơi để xem xét nghèo tương đối Trong những địa điểm và thời gian xác định,

sự nghèo khổ tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêuchuẩn Cho nên, chuẩn mực để xem xét nghèo khổ tương đối thường khácnhau giữa các nước, các quốc gia, hoặc các vùng lãnh thổ, và sẽ luôn hiệndiện bất kể trình độ phát triển kinh tế xã hội nào

1.2 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÕ CỦA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.2.1 Khái niệm xoá đói giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước

và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạođiều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đápứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theotừng địa phương, khu vực, quốc gia [11]

1.2.2 Vai trò của xoá đói giảm nghèo

Xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứngvới nhau, tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để xoá đói giảmnghèo, đồng thời xoá đói giảm nghèo là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng

Trang 20

kinh tế bền vững Xoá đói giảm nghèo là yêu cầu cần thiết ổn định chính trị,

xã hội Trong những năm gần đây một số vấn đề về chính trị, xã hội ở một sốvùng miền núi và những nơi khó khăn diễn biến phức tạp Điều đó có nghĩa làxoá đói giảm nghèo ở nước ta không đơn thuần là một chương trình kinh tế

mà còn là chương trình mang ý nghĩa ổn định chính trị, xã hội, củng cố niềmtin của nhân dân vào chế độ [11] Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu côngbằng xã hội và phát triển kinh tế mà Việt Nam đang phấn đấu thì cần giảiquyết tốt vấn đề xoá đói giảm nghèo

1.3 ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ NGHÈO

Chuẩn nghèo mà ngân hàng thế giới đang áp dung đối với các quốc giađang phát triển là 1,25 USD/người/ngày [11]

* Theo bộ Lao động Thương binh xã hội

Chuẩn nghèo theo Bộ LĐTBXH sử dụng để tính tỷ lệ nghèo cho các nămnhư sau:

Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-

2010 như sau:

Trang 21

Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo Khu vực thành thị: những hộ cómức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.Chuẩn nghèo mới theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 30tháng 01 năm 2011 ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giaiđoạn 2011 - 2015 như sau:

1 Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống

2 Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống

3 Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ

để quy ra lương thực hoặc tiền Việc chưa thống nhất tiêu chí đo lường nên

tỷ lệ nghèo đói do hai Cơ quan đưa ra là khác nhau gây khó khăn trong quátrình phân tích Nghiên cứu này tác giả sử dụng chuẩn nghèo theo Quyết định09/2011/QĐ-TTg làm cơ sở để phân tích

1.3.2 Các chỉ số đo lường bất bình đẳng

Nghèo đói và bất bình đẳng luôn luôn song hành, người nghèo thường đikèm với mức thu nhập thấp, làm cho chi tiêu thấp nên thường bị đối xử khôngbằng những đối tượng khác trong việc tiếp cận các dịch vụ đời sống xã hôi

Trang 22

Nghiên cứu dựa trên mức độ biến động chi tiêu bình quân đầu người giữa các

hộ để đo lường mức độ bất bình đẳng

Sự bình đẳng tuyệt đối khi mà tất cả các hộ có mức chi tiêu bình quânđầu người như nhau và sự bất bình đẳng tuyệt đối khi có tất cả mức chi tiêucòn khác hộ khác thì không có [22]

Phân tích này sẽ tính toán chỉ số khá phổ biến đo lường sự bất bình đẳng

- hệ số Gini và đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz thể hiện mối quan hệ định lượng giữa tỷ lệ phầntrăm của dân số cộng dồn và tỷ lệ phần trăm cộng dồn của tổng thu nhập nhậnđược trong một khoảng thời gian nhất đinh, thường là một năm Ở mỗi điểmtrên đường chéo (đường 450) thể hiện tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận đượcđúng bằng tỷ lệ của số người có thu nhập Khoảng cách giữa đường chéo vàđường Lorenz cho biết mức độ bất bình đẳng, đường Lorenz càng xa đường

450 thì mức độ bất bình đẳng càng lớn Điều đó cũng có nghĩa là phần trămthu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi [2]

Hệ số Gini là phép đo tổng hợp về tính bất công và có thể dao động trongphạm vi từ 0 (công bằng hoàn toàn hay hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (bất cônghoàn toàn hay hoàn toàn bất bình đẳng) Phổ biến là 0 < Gini < 1, có xuất hiệntình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập [2]

Công thức tính hệ số Gini như sau:

Theo phương pháp tính của Tổng cục thống kê dành cho nhóm chỉ tiêunghèo đói thì công thức tính hệ số GINI (G) [31] được tính theo công thức sau:

G = 100% - Trong đó:

Fi - là phần trăm cộng dồn dân số đến người thứ i

Yi - là phần trăm cộng dồn thu nhập (chi tiêu) đến người thứ i

Trang 23

Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳngtuyệt đối) thì hệ số GINI bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhậpbình đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau; và khi đườngcong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số GINI bằng 1 (vì B=0), xã hội có sựphân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thunhập của cả xã hội Như vậy hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1 Hệ số GINIcàng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn.

Hệ số GINI có giá trị chính xác nhất khi được tính dựa trên số liệu thunhập bình quân của từng người dân Tuy nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sựthuận tiện trong tính toán cũng có thể tính hệ số GINI dựa trên số liệu thunhập bình quân đầu người theo nhóm dân cư Giá trị của hệ số GINI tính theonhóm dân cư thấp hơn giá trị của hệ số GINI tính theo từng người dân Sốnhóm dân cư càng lớn thì tính chính xác của hệ số GINI càng cao

Về lý thuyết, hệ số Gini nhận các giá trị từ 0 đến 1 Nhưng thực tế hệ sốnày nhận các giá trị trong khoảng 0 < G < 1

1.4 MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOÁT NGHÈO

Mô hình hồi quy Binary Logistic phân tích những yếu tố tác động đếnkhả năng nghèo của hộ gia đình như sau:

Y là biến giả, nhận giá trị bằng 1 (nếu là hộ gia đính nghèo) và bằng 0cho các hộ khác (không nghèo) Xj là các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo, u làphần dư

Dạng tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic:

Trang 24

Trong đó: P(Y = 1) = P0: Xác suất hộ nghèo;

P(Y = 0) = 1 – P0: Xác suất hộ không nghèo

Hệ số Odds:

Xi

Do đó, Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với các biến độc lập (i

= 1,2,…,n) [8]

1.5 KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO

1.5.1 Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới

a Kinh nghiệm giảm nghèo của Thái Lan

Thái Lan có các chương trình xóa đói giảm nghèo chủ yếu tập trung vàocác chương trình ở nông thôn nhằm tăng sản lượng nông nghiệp, tăng thu nhậpcho nông dân, đó cũng là những mục tiêu chính của chương trình phát triển nôngthôn trong hai kế hoạch quốc gia 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai Trongchương trình phát triển nông thôn 5 năm lần thứ 5 từ năm 1982 đến 1986 đã chú

ý nhiều hơn đến đối tượng không được hưởng lợi nhiều từ nguồn lợi phát triển.Điều đó được coi là đối tượng của đói nghèo Từ đó, Chính phủ đã tập trung cácgiải pháp vào 2 vấn đề chính là xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn và tạo cơhội công ăn việc làm cho khu vực nông thôn

Để thực hiện các vấn đề trên, một số dự án được triển khai như: “Pháttriển làng mới” do chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, các dự án cung cấp các dịch vụ

cơ bản cho người nghèo (dinh dưỡng, nước sạch…) nhóm dự án nhằm cảithiện chất lượng nguồn sản phẩm tự cung tự cấp cho chính họ và cung cấp

Trang 25

nguyên liệu đầu vào giá thấp để nông dân có khả năng sử dụng là nhữngchương trình nằm trong nhóm xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.Muốn tạo điều kiện giúp người dân tăng sản lượng, năng suất, thu nhậpcho nông dân nói chung và người nghèo nói riêng trong lĩnh vực nôngnghiệp, Thái Lan đã trang bị công nghệ, vật tư và thiết bị tiên tiến trong nôngnghiệp, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầuvào (phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi…) cải tiến giống và phương thức canhtác, tập trung vào công tác khuyến nông, thông tin cho người dân về giá cả,dung lượng thị trường, thị hiếu, các thông tin về giống cây trồng, phân bón

và hệ thống phương pháp gieo trồng…

Đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn là một chính sách trong công tác xóađói giảm nghèo của Thái Lan Chính phủ có những biện pháp tạo công ăn việclàm ngoài nông nghiệp như sử dụng công nghệ sản xuất dựa trên lao độngtrong toàn bộ các ngành đặc biệt trong ngành xây dựng Việc làm ngoài nướcvẫn tiếp tục để cung cấp công việc cho đến khi nền kinh tế trong nước có thể

tự tạo ra đủ

Hợp tác quốc tế thông qua những dự án vừa và nhỏ của các tổ chức đaChính phủ, song phương, phi Chính phủ nhằm cung cấp vốn cho các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó là những chính sách đầu tư cho giáodục , y tế, dân số, bình đẳng giới…[25]

b Kinh nghiệm giảm nghèo của Malaysia

Với đặc điểm là một quốc gia đa dân tộc với thành phần dân cư khá phứctạp, cùng với sự phân chia lĩnh vực hoạt động kinh tế đã dẫn đến tình trạng phânbiệt sắc tộc theo chức năng kinh tế ở Malaysia Điều này gây ra sự bất bình đẳngnghiêm trọng trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư Đây được coi là

Trang 26

nguyên nhân mang tính cơ cấu tác động mạnh mẽ đến sự phân biệt giàu nghèo

và tỷ lệ nghèo đói rất cao ở Malaysia đầu thập niên 70 của thế kỷ XX

Chính sách kinh tế mới (NEP) với chiến lược xóa đói giảm nghèo giaiđoạn những năm 1971 – 1990 với mục tiêu giảm và xóa bỏ tình trạng nghèođói trên toàn quốc bằng cách tăng mức thu nhập và tăng cơ hội việc làm chotất cả người dân, không phân biệt sắc tộc Trên cơ sở đó, chính phủ Malaysia

đã thực hiện các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế - xã hội trên 2 mục tiêu cơbản, đó là chuyển dịch cơ cấu việc làm và chuyển dịch cơ cấu sỡ hữu cổ phầncủa người bản địa Bên cạnh đó còn có các chính sách liên quan đến pháttriển nông nghiệp nông thôn, chính sách phát triển giáo dục và các chươngtrình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và công nghiệp hóa nông thôn như pháttriển cùng đất mới; hỗ trợ các lĩnh vực ngành nghề (trồng lúa, trồng cao su,các hộ ngư dân…), công nghiệp hóa các ngành chế biến thực phẩm, chế biếndầu ăn và chất béo, chế biến gỗ và giấy, dệt may…

Kết quả: Tỷ lệ nghèo trên toàn quốc đã giảm nhanh từ 52,4% năm 1970xuống còn 17,1% năm 1990, tỷ lệ nghèo ở nông thôn đã giảm từ 50,9% xuốngcòn 21,8%, ở thành thị giảm từ 18,7% xuống còn 7,5% trong cùng giai đoạn.Thu nhập bình quân hộ gia đình đã tăng từ 264 RM (1970) lên tới 1.163 RM(1990) Sự thay đổi đáng kể trong thu nhập đã kéo theo sự tăng lên rõ rệt củachất lượng cuộc sống về y tế, sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng và cơ hội việclàm [25]

Chính sách phát triển quốc gia (NDP) với chiến lược xóa đói giảm nghèogiai đoạn 1991 – 2000 với mục tiêu: 1) Chống nghèo đói khốn cùng không phânbiệt sắc tộc bằng cách tăng mức thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận củangười nghèo khốn cùng đối với các dịch vụ xã hội cơ bản 2) Giảm khoảng cáchnghèo tương đối giữa các sắc tộc, nhóm người và vùng trong

Trang 27

nước, đưa người dân tiếp cận công bằng hơn với cơ hội phát triển kinh tế.Theo mục tiêu này, các chính sách giảm nghèo giai đoạn này không chỉ quantâm đến nghèo tuyệt đối mà còn giải quyết cả nghèo tương đối như mở rộngđất đai, tạo thêm việc làm, hỗ trợ tín dụng tăng cường đầu tư cho điện,đường, trường, trạm để tăng tỷ lệ tiếp cận của người dân đến các dịch vụnày Kết quả giảm nghèo của giai đoạn này tỷ lệ người nghèo đã giảm rấtnhanh từ 17,1% (1990) xuống 9,6% (1995) và chỉ còn 6,8% (1997) Tỷ lệnghèo thành thị và nông thôn đều giảm mạnh, đặc biệt khu vực thành thị từ21,8% xuống còn 11,8% cùng thời kỳ Thu nhập của những hộ nghèo đã tăng

từ 1.163 RM (1990) lên 2008 RM (1995) và đạt tới 2.607 RM (1997)[25].Bên cạnh những thành tựu đạt được, công cuộc xóa đói giảm nghèo bắtđầu xuất hiện những chênh lệch thu nhập ngày càng lớn giữa các nhóm sắctộc cũng như các khu vực Đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường,khi mọi hoạt động kinh tế phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh Bên cạnh đó, mức chênh lệch trong thu nhập giữa thành thị và nôngthôn vẫn còn rất rộng Vì vậy, tình trạng nghèo tương đối và khả năng tiếpcận các dịch vụ cơ bản sẽ là những mục tiêu tiếp theo của chiến lược xóa đóigiảm nghèo ở Malaysia [25]

1.5.2 Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt

Nam a Chương trình 135

Ngày 31/07/1998, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khănmiền núi, vùng sâu và vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) Đây là mộtchương trình được cụ thể hoá từ nội dung Nghị quyết Đại hội VIII của Đảngthành một chương trình kinh tế xã hội tổng hợp để vực dậy vùng khó khănnhất của đất nước ta với mục tiêu tổng quát là "Nâng cao nhanh đời sống vật

Trang 28

135/1998/QĐ-chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núivùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏitình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triểnchung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốcphòng" (Nghị định 135).

Mục tiêu của chương trình gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn từ 1998 - 2000: Về cơ bản không có hộ đói kinh niên, mỗinăm giảm được 4 - 5% hộ đói nghèo Bước đầu cung cấp cho đồng bào nướcsinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường, kiểm soát đượcmột số dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh đến các trungtâm cụm xã và phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá thông tin

Giai đoạn từ 2001-2005: Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt khókhăn xuống còn 25% vào năm 2005 Bảo đảm cung cấp cho đồng bào đủnước sinh hoạt, thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phậnđồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất và đời sống; kiểmsoát phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo có đường giao thông cho xe

cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, thúc đẩy pháttriển thị trường nông thôn (Nghị định 135)

Ngoài những mục tiêu trên, chương trình 135 còn có 5 nội dung chủ yếusau (Nghị định 135):

Một là: Quy hoạch bố trí dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổchức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, buôn, sóc, ởnhững nơi không có điều kiện nhất là các vùng biên giới hải đảo, tạo điều kiện

để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống

Hai là: Đẩy nhanh phát triển nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến tiêu thụsản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm

Trang 29

nhiều cơ hội về việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước pháttriển sản xuất hàng hoá.

Ba là: Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạchsản xuất và bố trí lại dân cư Trước hết là hệ thống đường giao thông; nướcsinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ

Bốn là: Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tưxây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuấttiểu thủ công nghiệp và phát thanh truyền hình

Năm là: Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, buôn, sóc giúp cán bộ cơ sở nângcao trình độ quản lý hành chính, kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế

xã hội tại địa phương

Từ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình 135, các năm qua dưới

sự chỉ đạo của các ngành đã thu được những kết quả bước đầu rất đáng khích

lệ Năm 1999 chương trình 135 tập trung đầu tư trực tiếp cho 2 nhiệm vụ làxây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ trên địa bàn 1200 xã (1.012 xã đặcbiệt khó khăn và 188 xã biên giới) thuộc 37 tỉnh Năm 2000 hai nhiệm vụ nàytiếp tục đầu tư thực hiện trên toàn bộ 1.878 xã đặc biệt khó khăn và biên giới;

ba nhiệm vụ còn lại (quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất và xây dựng trungtâm cụm xã) hai năm qua được thực hiện lồng ghép bằng các nguồn vốn củachương trình, dự án khác trên địa bàn 1.878 xã thuộc 49 tỉnh Qua hai nămthực hiện tổng vốn đầu tư từ ngân sách của trung ương và địa phương là1.254 tỷ đồng Chương trình 135 hai năm qua đó đã bố trí kế hoạch đầu tưđược trên 5.200 công trình hạ tầng, đến nay đã có 4.367 công trình hoànthành và đưa vào sử dụng Trong đó 1.098 công trình đường giao thông, 642công trình trường học, 950 công trình thuỷ lợi, 208 công trình nước sạch, 202công trình điện hạ thế [37]

Trang 30

b Chương trình Nông thôn mới

Hoàng Viết Việt (2012) nghiên cứu việc thực hiện xây dựng Nông thônmới ở xã Ea Tiêu theo Nghị quyết 26/2008/TW của Hội nghị lần thứ 7 khóa XBan chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mụctiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Mục tiêucủa chương trình là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp

lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triểnnông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàubản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tựđược giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng đượcnâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Tuy nhiên, việc xây dựng Nôngthôn mới được xem là một giải pháp mang tính toàn diện nhằm phát triểnkinh tế- xã hội ở nông thôn trong đó có công tác xóa đói giảm nghèo

Như một hiệu ứng tổng hợp, chỉ trong 2 năm (2010-2012) thu nhập bìnhquân đầu người tăng 12% năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 21 % xuống còn 14%,

số hộ khá, hộ giàu từ 229 hộ tăng lên 312 hộ Như vậy mô hình phát triểnnông thôn mới với 19 tiêu chí có thể xem là biện pháp tổng hợp nhằm giảmnghèo bền vững [38]

c Giảm nghèo ở tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng coi đây là động lực và

là nền tảng của công cuộc xoá đói giảm nghèo Tỉnh ưu tiên đầu tư cho cáckhu vực nghèo, miền núi khó khăn, các xã đặc biệt nghèo, đặc biệt khó khănnhững công trình mang tính xã hội cao như cầu đường nông thôn, thuỷ lợi,mạng lưới điện, trường học, trạm y tế, chợ

Trang 31

Dạy nghề đi đôi với tạo việc làm là hoạt động thứ hai được tỉnh quantâm: xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề kể cả huyện, cụm liên xã ưu tiêncho các đối tượng nghèo Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích phát triển tiểu thủcông nghiệp, nhất là kinh tế hộ gia đình, giải quyết việc làm tại chỗ và tăngcường đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh để vừa phát triển sản xuấtvừa tạo thêm công ăn việc làm, thu hút lao động.

Mặt khác, coi việc hỗ trợ vốn là nhiệm vụ của chính phủ, tỉnh đã đẩymạnh thực hiện cho vay vốn với lãi suất thấp, thời gian dài để sản xuất kinhdoanh với quy mô nhỏ; Hỗ trợ cho vay đối với các đối tượng sinh viên thuộcgia đình diện nghèo, khó khăn

Nỗ lực của tỉnh chưa mang lại kết quả cao do nhiều nguyên nhân trong

đó có nguyên nhân vốn vay chưa thực sự được sử dụng hiệu quả (DươngNgọc Thanh và cộng sự, 2004)

d Kinh nghiệm giảm nghèo từ tỉnh Khánh Hòa

Đào Công Thiên (2008) nghiên cứu vấn đề nghèo đói từ các xã ven đầmNha Phu bao gồm: Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Lộc, Ninh Íchthuộc huyện Ninh Hoà và xã Vĩnh Lương thuộc thành phố Nha Trang Đây làcác xã có tỷ lệ các hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia là 16,54% Để thực hiệnmục tiêu giảm nghèo đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,4% theo chuẩnQuốc gia và 4% theo chuẩn mới của tỉnh là một vấn đề rất khó khăn đòi hỏicác ngành, các cấp và tự mỗi hộ gia đình phải vươn lên thoát nghèo trên cơ sởkhoa học và mang tính bền vững cao Tác giả đã điều tra để phân tích và đánhgiá các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nghèo đói của các hộ dân ven khu vựcnày có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp trong việc xóa đóigiảm nghèo tại khu vực này

Trang 32

Kết quả cho thấy những nguyên nhân chính có thể gây nên sự cách biệtgiàu nghèo bao gồm: việc làm, đất đai, vốn, quy mô hộ và vấn đề giới tính.Trong đó quan trọng nhất là tình trạng việc làm Chính đặc điểm công việccủa một người quyết định mức sống của người đó, thậm chí cả gia đìnhngười đó Tiếp đến là đất đai Đất đai trở nên vấn đề sống còn đối với các hộgia đình Những hộ gia đình không có đất sẽ chuẩn bị đối diện với mức sốngthấp và khả năng sống trong đói nghèo rất cao, ngược lại, những hộ có nhiềuđất là những hộ có thu nhập cao và có mức sống giàu có.

Trang 33

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tổng hợp về mặt lý thuyết mô hình địnhlượng Logistic để làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tìnhtrạng nghèo.

Tác giả cũng đã tổng hợp những kinh nghiệm giảm nghèo của hai quốcgia cùng khu vực là Malaysia và Thái Lan, một tỉnh lân cận với tỉnh ĐăkNông là tỉnh Đăk Lăk để rút ra bài học giảm nghèo chung công tác giảmnghèo từ đó làm cơ sở cho việc nêu ra gợi ý chính sách giúp giảm nghèo chohuyện Krông Nô

Trang 34

CHƯƠNG 2THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU2.1 THIẾT KẾ CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ QUY MÔ MẪU

Trên địa bàn huyện Krông Nô là một huyện thuần nông bao gồm 11 xã

và 01 thị trấn Nhìn chung, toàn huyện có điều kiện kinh tế - xã hội tương đốiđồng đều, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp Tỷ lệ hộ nghèo bìnhquân toàn huyện năm 2013 là 15,88% Để đại diện cho toàn huyện, tác giả đãlựa chọn hai xã trong nghiên cứu của mình Các xã này này phải có vị trí, đặcđiểm tự nhiên, đăc điểm dân số và tỷ lệ hộ nghèo bình quân mang tính đạidiện cho huyện cao Từ kết quả khảo sát thực địa và qua báo cáo của huyệnKrông Nô, 02 xã Đăk Sôr và Đăk Drô đã được lựa chọn làm địa điểm nghiêncứu mang đại diện cho huyện

Do hạn chế về mặt thời gian, số liệu điều tra được tiến hành tại một thờiđiểm (Cross-sectional data) Quy mô mẫu được ước lượng theo quy tắc đưa

ra bởi Tabachnick & Fidell (1996): số lượng mẫu tối thiểu là n = 50 + 8x(sốbiến độc lập) Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm địa hình, sự phân bố dân cư vàcác điều kiện chủ quan khác, quy mô mẫu điều tra được tăng so với ướclượng mẫu tối thiểu từ quy tắc Tabachnick & Fidell (1996) Kết quả, 200phiếu điều tra được thu thập tương ứng với 200 hộ gia đình được phỏng vấn

Các hộ điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn thuần căn

cứ vào danh sách các hộ lấy từ UBND hai xã (bốc thăm ngẫu nhiên) Sốlượng hộ điều tra phân bổ theo các xã như sau:

Bảng 2.1: Phân bổ số hộ điều tra theo xã

Trang 35

2.2 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên nghiên cứu tổng quan tài liệu vàtham khảo từ các nghiên cứu trước đây về đói nghèo Bảng câu hỏi tập trungvào các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ chủ yếu như: Giớitính, quy mô hộ, số người phụ thuộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tìnhtrạng việc làm, tín dụng và đất canh tác

Để đảm bảo bảng câu hỏi phủ khắp các vấn đề liên quan đến nghèo đói,một số tiêu chí được xem xét trong thiết kế câu hỏi:

- Tiêu chí tiếp cận theo mức thu nhập: Giả thiết rằng các nhóm hộ nông

dân có mức thu nhập khác nhau có những biến số khác nhau tác động.Phương pháp tiếp cận này giúp chúng ta đánh giá các yếu tố tác động tới tìnhtrạng nghèo và xem xét sự khác biệt giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo

- Tiêu chí tiếp cận theo đặc điểm dân số học: Các yếu tố giới tính, tuổi,

số lượng thành viên trong mỗi hộ được xem là các biến số ảnh hưởng tới tìnhtrạng giảm nghèo

- Tiêu chí tiếp cận chính sách: Tìm hiểu các chính sách đầu tư trực tiếp

cho người nông dân như: Chính sách hỗ trợ về tín dụng, tặng thẻ bảo hiểm y

tế, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc đối tựợng hộ nghèo, hỗtrợ tiền cho hộ nghèo làm nhà từ đó giúp chúng ta tìm hiểu ảnh hưởng của cácchính sách công đối với việc giảm nghèo

- Tiêu chí tiếp cận xem hộ như những đơn vị ra quyết định (DMUs):

Có thể xem hộ là một đơn vị sản xuất (production unit- PU) và một đơn

vị ra quyết định (decision making unit-DMU) vì vậy bảng câu hỏi phải xemxét cả yếu tố đầu vào đầu ra của hộ và sự lựa chọn các yếu tố đầu vào, đầu racủa hộ

Từ những tiêu chí trên, nội dung trong phiếu điều tra gồm:

Trang 36

Thứ nhất: Thông tin chung về hộ gia đình (tên, tuổi, giới tính của chủ

hộ, tình hình nhân khẩu, số người phụ thuộc, số lao động của hộ, nghềnghiệp, trình độ học vấn)

Thứ hai: Thông tin về tài sản chủ yếu của hộ (nhà cửa, tài sản phục vụ

sản xuất, diện tích đất đai, tình hình thu, chi của hộ)

Thứ ba: Tình hình kết quả sản xuất và chi phí sản xuất của hộ (trồng

trọt, chăn nuôi, thủy sản)

Thứ tư: Tình hình vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay.

2.3 KHUNG PHÂN TÍCH

Luận văn được tiến hành dựa trên một khung phân tích Khung phân tíchnày được xây dựng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự giảmnghèo Khung phân tích sử dụng được thể hiện trong Sơ đồ 2.1 sau:

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự giảm nghèo

Trang 37

2.3.1 Phân tích định tính và thống kê mô tả

Theo các công trình nghiên cứu trước đây như: Van de Walle, D vàDileni, G.(2001), Minot, N (2004), WB (2007), Đinh Phi Hổ và Nguyễn TrọngHoài (2007)[8], tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích các yếu tố sau:

-Nghề nghiệp, tình trạng việc làm: Người nghèo thường không có việc

làm, đi làm thuê hoặc làm công việc trong nông nghiệp; trong khi đó người

có thu nhập trung bình hoặc cao (không nghèo) thường có việc làm trongnhững lĩnh vực có thu nhập cao và tương đối ổn định như buôn bán, dịch vụhay công chức

- Trình độ học vấn: Vì không có đủ tiền để trang trải cho chi phí học tập

nên con cái hộ nghèo thường bỏ học rất sớm hay thậm chí không đi học.Hơn nữa, người nghèo không những thiếu hiểu biết mà còn thiếu khả năngtiếp thu kiến thức chuyên môn cần thiết trong hoạt động kinh tế Hệ quả là

người nghèo thường rơi vào vòng luẩn quẩn (bẫy nghèo đói):“ít học – nghèo” và không thể thoát ra được.

- Giới tính của chủ hộ: Ở vùng nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ

là nữ có nhiều khả năng nghèo hơn những họ có chủ là nam Điều đó do nữthường có ít cơ hội làm việc với thu nhập cao, mà thường làm việc nhà vàsống dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình

- Dân tộc: Dân tộc thiểu số thường có trình độ học vấn thấp, kinh

nghiệm sản xuất kém, ít biết tiếp cận thông tin về giá cả, về ứng dụng khoahọc công nghệ trong sản xuất, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, thườngsống ở vùng sâu, vùng xa, vì thế dễ rơi vào tình trạng nghèo hơn so với dântộc kinh

- Quy mô hộ: Quy mô một hộ gia đình càng lớn thì hộ có chi tiêu cao

hơn Do đó có nhiều khả năng nghèo hơn hộ ít người

Trang 38

- Số người sống phụ thuộc: Tỷ lệ người ăn theo càng cao, họ phải gánh

chịu nhiều chi phí hơn cho học hành, khám chữa bệnh Do đó có nhiều nghèohơn hộ có ít người phụ thuộc

- Quy mô diện tích đất của hộ gia đình: Ở nông thôn, đất là tư liệu sản

xuất chủ yếu của nông nghiệp, nguồn tạo ra thu nhập cho hộ Hộ không có đấthoặc quy mô đất ít thường đi đôi với nghèo

- Quy mô vốn vay từ định chế chính thức: Thiếu vốn đầu tư dẫn đến

năng suất thấp, kéo theo thu nhập hô gia đình thấp Do đó, vay vốn từ định chế chính thức là công cụ quan trọng giúp hộ nông thôn thoát nghèo

- Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm

đường giao thông, điện, chợ, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc Cơ sở hạtầng nông thôn phát triển, nhất là thông qua thực hiện các dự án phát triển cơ

sở hạ tầng, sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nghèo ở vùng

nông thôn

- Phương tiện sản xuất: Hộ được trang bị phương tiện sản xuất đầy đủ

có khả năng có thu nhập cao hơn, giảm được chi phí sản xuất, thu nhập tăngthêm từ việc cho thuê máy móc

2.3.2 Phân tích định lượng

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng kinh tế xã hội ở huyện Krông Nô và kếthợp với các công trình đã nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả chọn các biến độclập và biến phụ thuộc đưa vào mô hình hồi quy Binary Logistic để kiểm địnhcác yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của các hộ dân tại huyện Krông Nô

Giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ:

- Diện tích đất sản xuất: Đất đai ở huyện Krông Nô rất xấu, năng suất

sản lượng trên đơn vị diện tích thấp làm cho thu nhập của hộ ít Đối vớinhững hộ nghèo có ít đất sản xuất cảng dễ rơi vào tình trạng nghèo Vì vậy,

Trang 39

nếu tăng một đơn vị diện tích đất sản xuất cho các hộ dân thì xác suất rơi vào

hộ nghèo càng giảm

- Số tiền vay: Tình hình kinh tế của người dân rất khó khăn, họ rất cần vốn

để đầu tư sản xuất Vì vậy, nếu tăng quy mô vốn vay tạo điều kiện cho ngườidân có cơ hội đầu tư sản xuất thì khả năng rơi vào tình trạng nghèo càng thấp

- Phương tiện sản xuất: Có đầy đủ phương tiện sản xuất sẽ làm tăng

năng suất lao động của các hộ dân ở huyện Krông Nô Vì vậy, nếu tăngphương tiện sản xuất như máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm nước… có khảnăng giảm xác suất nghèo của hộ

- Giới tính của chủ hộ: Nam giới thường có tính mạnh mẽ, quyết

đoán hơn nữ giới trong các quyết định, kế hoạch đầu tư sản xuất Vì vậy nếu chủ hộ là nam giới có khả năng xác suất rơi vào hộ nghèo giảm

- Nghề nghiệp: Các hộ dân ở huyện Krông Nô đa số làm nông, thu

nhập rất thấp, có một số ít kinh doanh buôn bán hay làm công nhân ở các lâmtrường cà phê Những hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp ít rơi vào

hộ nghèo vì họ có thu nhập ổn định Vì vậy, nếu tăng lao động trong lĩnh vựcphi nông nghiệp thì có thể giảm khả năng rơi vào hộ nghèo

- Trình độ học vấn của chủ hộ: Nếu nâng cao trình độ học vấn hay

trình độ tay nghề của các hộ dân ở huyện Krông Nô thì xác suất rơi vào hộ nghèo càng thấp

- Thành phần dân tộc: Người dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu, vùng xa, có trình độ học vấn thấp Vì vậy, nếu càng tăng chủ hộ là người dân

tộc thiểu số thì tỷ lệ hộ nghèo càng cao

- Quy mô hộ: Số nhân khẩu trong một hộ càng lớn, chi phí càng tăng, vì

thế khả năng rơi vào hộ nghèo càng cao

- Số người phụ thuộc: Số người không tạo ra được thu nhập trong một

gia đình càng nhiều thì tỷ lệ thuận với khả năng rơi vào hộ nghèo càng cao

Trang 40

Bảng 2.2 Các biến của mô hình Logistic và kỳ vọng tác động của nó đến dự

giá trị 0 nếu không phải hộ nghèo

Dtdat Diện tích đất mà hộ gia đình canh tác Điều tra

-(1.000m2)SoTienVay Số tiền hộ gia đình vay để SX mỗi Điều tra -

nămPTSX Tổng nguyên giá của PTSX được Điều tra -

trang bị của hộBiến giả giới tính chủ hộ, nhận giá trịGioitinh là 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 Điều tra -

nếu chủ hộ là nữBiến giả, nhận giá trị là 1 nếu có thamNghenghiep gia hoạt động phi nông nghiệp, là 0 Điều tra -

nếu nghề nghiệp là thuần nông

-Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ làDANTOC người dân tộc thiểu số và nhận giá trị Điều tra +

0 nếu hộ là người kinh

Phuthuoc Số người không tạo ra được thu nhập Điều tra +

trong hộ gia đình

Ngày đăng: 28/05/2019, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[13] Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Krông Nô (2013), Báo cáo thực hiện công tác giám sát giảm nghèo 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Krông Nô (2013)
Tác giả: Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Krông Nô
Năm: 2013
[14] Phòng Tài chính kế hoạch huyện Krông Nô (2013), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Krông Nô năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Krông Nô (2013)
Tác giả: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Krông Nô
Năm: 2013
[15] Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Krông Nô (2013), Báo cáo tình hình sủ dụng đất năm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Krông Nô (2013)
Tác giả: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Krông Nô
Năm: 2013
[16] Phùng Đức Tùng (2000), Báo cáo phát triển Việt Nam 2004, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phùng Đức Tùng (2000)
Tác giả: Phùng Đức Tùng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000
[21] Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Đăk Nông (2013), Tổng hợp số liệu hộ nghèo toàn tỉnh Đăk Nông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Đăk Nông (2013)
Tác giả: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Đăk Nông
Năm: 2013
[24] Trần Thị Cẩm Trang (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo trên địa bàn quận 9, TPHCM. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế - Luật TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo trên địa bàn quận 9, TPHCM. "Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế "-
Tác giả: Trần Thị Cẩm Trang
Năm: 2011
[25] Võ Thị Thu Trân (2010), Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan, Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xóa đói giảm nghèo ở Malaixia và Thái Lan,Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Võ Thị Thu Trân
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2010
[26] Võ Đại Viên (2010), “Quan niệm của Mác về chế độ sở hữu và thực tế ở Việt Nam”, Tap chí Việt Nam – cải cách và hội nhập, số 11 (175), trang 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm của Mác về chế độ sở hữu và thực tế ởViệt Nam”, "Tap chí Việt Nam – cải cách và hội nhập
Tác giả: Võ Đại Viên
Năm: 2010
[27] Vũ Thị Ngọc Vân (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế phát triển
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Vân
Nhà XB: NXB Lao độngxã hội
Năm: 2005
[17] Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 Khác
[19] Quyết định số 167/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở Khác
[20] Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Khác
[23] Tổng cục thống kê (2013), Thông cáo báo chí Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w