1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BỘ CÂU HỎI ÔN THI LUẬT KINH DOANH CÓ ĐÁP ÁN (CÔNG TY CỔ PHẦN , TNHH, PHÁ SẢN )

16 4,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ Câu Hỏi Ôn Thi Luật Kinh Doanh Có Đáp Án (Công Ty Cổ Phần, TNHH, Phá Sản)
Tác giả Nhóm 2, Nhóm 6, Nhóm 4
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 377,65 KB

Nội dung

Khác nhau: -Chủ thể: + Chuyển nhượng cổ phần: Bên bán là cổ đông, bên mua là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn + Mua lại cổ phần: Bên bán là cổ đông, bên mua là công ty phát hà

Trang 1

TRẢ LỜI CÂU HỎI : “ CÔNG TY CỔ PHẦN”

Câu 1:

So sánh chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần? Trình bày các trường hợp hạn chế

chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp?(Nhóm 2)

Trả lời : Giống nhau :

Chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần có bản chất là giống nhau, đều có bản chất là quan hệ mua bán làm thay đổi chủ sở hữu đối với cổ phần được bán hoặc chuyển nhượng trong công ty cổ phần

Khác nhau:

-Chủ thể:

+ Chuyển nhượng cổ phần: Bên bán là cổ đông, bên mua là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn

+ Mua lại cổ phần: Bên bán là cổ đông, bên mua là công ty phát hành cổ phần

- Điều kiện:

+ Chuyển nhượng cổ phần: Tự do chuyển nhượng trừ một số ít trường hợp pháp luật cấm hoặc hạn chế (Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông số lượng khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông + cổ đông có thể hạn chế theo thỏa thuận điều lệ +cổ phần ưu đãi biểu quyết)

+ Mua lại cổ phần: Việc mua lại cổ phần chỉ được thực hiện trong trường hợp: cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại điều lệ hoặc theo quyết định của công ty

- Hệ quả:

+ Chuyển nhượng cổ phần: Không thay đổi vốn điều lệ

+ Mua lại cổ phần: Làm thay đổi vốn điều lệ

Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần

 căn cứ vào khoản 3 Điều 113, Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh Sau 03 năm khi cổ phần có thể chuyển nhượng thành cổ phần phổ thông thì mới có thể chuyển nhượng

Trang 2

 Theo Điều 119, Luật Doanh nghiệp 2014 đối với trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

 Điều lệ của công ty quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng

Câu 2:

Vì sao nói: CTCP là loại hình doanh nghiệp thích hợp với mục tiêu kinh doanh quy mô

lớn?(Nhóm 6)

Trả lời : Công ty cổ phần là loại hình công ty thích hợp với mục tiêu kinh doanh quy mô

lớn bởi pháp luật của các nước nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng chỉ quy định

số lượng cổ đông tối thiểu, không quy định số cổ đông tối đa Mặt khác, do vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau - sẽ làm cho các cổ đông có thể dễ dàng chuyển nhượng cổ phần tự do (trừ trường hợp bị pháp luật hạn chế hoặc cấm chuyển nhượng), linh hoạt, tính thanh khoản cao, tạo hứng thú cho các nhà đầu tư Bên cạnh đó, đây là loại hình công ty được huy động vốn thông qua phát hành cổ phần nên

tốc độ huy động vốn cao hơn hẳn so với các loại hình công ty khác

Câu 3:

Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông khác nhau như thế nào về thẩm quyền?

(Nhóm 4)Trả lời :

Thứ nhất, thẩm quyền trong việc ký kết hợp đồng

Thẩm quyền ký kết hợp đồng, giao dịch của công ty phụ thuộc vào đối tượng ký kết

( khoản 1, Điều 162 và điểm h, khoản 2, Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2014) trong trường hợp này để phân biệt được thẩm quyền ký kết các hợp đồng trên thì phải căn cứ vào giá trị của hợp đồng, giao dịch ký kết

Thứ hai, thẩm quyền trong việc chào bán cổ phần mới

Hội đồng quản trị có thẩm quyền trong các trường hợp (Điểm b, c, d, đ Khoản 2, Điều

149 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền trong các trường hợp(Điểm b, g Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Thứ ba, thẩm quyền trong việc thay đổi đại diện theo pháp luật của công ty

Hội đồng quản trị có thẩm quyền ký kết thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp nếu việc thay đổi đó không làm thay đổi điều lệ công ty ngoài nội dung họ,

Trang 3

tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 25 của Luật Doanh nghiệp năm 2014

Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền ký kết việc thay đổi đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi đó làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty

Ngoài ra, một số hoạt động nội bộ của doanh nghiệp phải được Hội đồng quản trị phê duyệt bao gồm: một là, thành lập chi nhánh, công ty con hoặc văn phòng đại diện; hai là,

bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác mà điều lệ có quy định

Câu 4:

Phân biệt cổ phiếu và cổ phần Hãy cho biết mối quan hệ giữa cổ phiếu và cổ phần

(Nhóm 4)

Thứ nhất, về khái niệm:Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền

sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty cổ phần

Cổ phiếu là hình thức thể hiện của cổ phần, có thể coi cổ phần và cổ phiếu biểu hiện mối

quan hệ của hai cặp phạm trù nội dung và hình thức

Thứ hai, về mệnh giá

Mệnh giá cổ phần do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần Hội đồng quản trị của công ty cổ phần quyết định giá chào bán cổ phần nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, trừ trường hợp cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập; cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của công ty; cổ phần

chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh

Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định về mệnh giá tối thiểu của cổ phiếu, tuy nhiên trên thực tế người ta thường phát hành cổ phiếu có mệnh giá tương đương để dễ dàng so sánh trên thị trường chứng khoán

Thứ ba, về giá trị pháp lý của cổ phiếu và cổ phần:

Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách là cổ đông của công ty cổ phần Cổ phần thuộc mỗi loại tạo cho người sở hữu các quyền và nghĩa vụ pháp lý

Trang 4

Cổ phiếu là giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu cổ phần của cổ đông công ty cổ phần Nếu là bút toán ghi sổ thì những thông tin về cổ phiếu được ghi nhận trong sổ đăng ký cổ đông của công ty

Câu 5:

Sự khác biệt của Hội Đồng Quản Trị và thành viên độc lập(HĐQT) trong bộ máy tổ

chức(? Ở điểm b khoản 1 điều 134 LDN 2014 Trong trường hợp này tại sao phải có ít

nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập?( Nhóm 5)

Trả lời :

Khái niệm : Hội Đồng Quản Trị (Điều 149 Luật DN 2014 ) HĐQT là cơ quan quản lý

công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ

Thành viên độc lập(HĐQT) Khoản 2 Điều 151 Thành viên Hội đồng quản trị độc lập sẽ

đóng vai trò như người giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý, điều hành, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ

Vì thành viên độc lập không có quan hệ lợi ích riêng trong công ty, không bị chi phối bởi

lợi ích cá nhân nên sẽ đưa ra những ý kiến khách quan nhằm bảo vệ lợi ích của công ty

mà không vì lợi ích riêng của một cá nhân hay một nhóm người nào đó.Sự hiện diện của

họ trong Hội đồng quản trị được kỳ vọng sẽ làm cho Hội đồng quản trị có thể đưa ra những quyết định không thiên vị, gây xung đột về lợi ích giữa các cổ đông công ty, bảo

vệ được cổ đông nhỏ, tạo ra đối trọng để hài hòa lợi ích giữa các nhóm cổ đông, đồng thời quan tâm tới cả những chủ thể khác, bảo vệ được uy tín của công ty, giữ được lòng tin của khách hàng, “giữ chân” được người lao động… hạn chế được những thiệt hại cho công ty Hơn thế nữa, sự tồn tại của các thành viên hội đồng quản trị độc lập cũng thể hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động của công ty, làm các cổ đông yên tâm hơn

và thu hút được nhiều nhà đầu tư

Câu 6:

Tôi được biết khi thành lập công ty cổ phần thì phải có một số cổ đông sẽ giữ vai trò và

tư cách của cổ đông sáng lập( Nếu chuyển đổi thì không cần CĐSL ) Xin cho biết thế nào là cổ đông sáng lập và những lưu ý đối với cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần là

?(Nhóm 2)

Trả lời :Theo Khoản 2 Điều 4 Luật DN 2014 và Nghị định 78-2015-NĐ-CP Cổ đông

sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông ,ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần và danh sách cổ đông sáng lập đó phải được nộp cho Phòng

Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trang 5

Lưu ý : Điều 119 Luật DN 2014

Câu 7:

Ông A có góp vốn thành lập công ty cổ phần và là thành viên sáng lập Hiện tại công ty đang chuẩn bị phát hành thêm cổ phần để tăng thêm vốn điều lệ công ty, nhưng ông A không đồng ý và muốn bán cổ phần ở công ty đi Biết A có ra điều kiện " công ty muốn phát hành thêm cổ phần để bán thì trước hết công ty mua lại hết cổ phần của Ông A hoặc khách hàng muốn mua cổ phiếu của công ty ( chuẩn bị phát hành thêm) thì phải mua hết

cổ phần của ông A trước" HỎI Việc ông A làm như vậy có đúng không ? Vì sao ?

(Nhóm 3)

Trả lời : Đúng nhưng với trường hợp Theo quy định tại Điều 129 Luật Doanh nghiệp

năm 2014 có quy định :" Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công

ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu

cầu công ty mua lại cổ phần của mình "

Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định:Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông

Nếu Trường hợp Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 và Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014

Nếu ông A nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty thì ông không thể chuyển nhượng cổ phần này cho người khác trong thời hạn 3 năm từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh Chỉ khi hết thời hạn 3 năm đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển thành cổ phần phổ thông thì ông ta mới có thể chuyển nhượng

Câu 8:

Công ty X và 4 cổ đông sáng lập cùng thành lập công ty Y Trong đó, vốn của công ty X

là 20.0 tỷ đồng( chiếm 36.76% vốn điều lệ) và nguồn vốn gồm giá trị xây dựng tòa nhà B cùng 1 số bất động sản, tài sản khác Sau khi công ty cổ phần Y được capa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổng giám đốc của X đã ký quyết định bàn giao tài sản cho

Y ,Đồng thời khẳng định " kể từ ngày bàn giao, X từ bỏ mọi quyền lợi liên quan tài sản

đã giao"Sau 4 tháng, công ty X đã bán lại phần vốn góp vào Y, X đề nghị chuyển nhượng 200.000 cổ phần của mình cho cổ đông khác trong công ty Y Và đồng thời yêu cầu: " trong trường hợp các cổ đông nào không có nhu cầu mua, đề nghị hội đồng quản trị công

ty cho chuyển nhượng số cổ phần này cho các đối tác khác" do không có cổ đông nào mua, đại hội cổ đông bất thường của Y đã quyết định mua 188.000 cổ phần để làm cổ phiếu quỹ Con số 12.000 cổ phần sau đó được X yêu cầu Y mua lại và sau đó giao dịch hoàn tất Câu hỏi đặt ra đó là

Trang 6

+một công ty cổ phần có bắt buộc phải có cổ phiếu hay không

Phát hành cổ phiếu là hình thức huy động vốn của các công ty cổ phần hay sử dụng Nếu không muốn huy động thêm vốn công ty cp không bắt buộc phải phát hành cổ phiếu

+việc mua lại cổ phần và chuyển nhượng cổ phần có gì khác nhau? Công ty X có quyêng

yêu cầu Y mua lại cổ phần hay không? (Xem lại câu 1 ) Có quyền theo Khoản 1 Điều

129

+việc công ty Y mua 188.000 cổ phần để làm cổ phiếu quỹ có đúng quy định phát luật

hay không (Nhóm 3) Không đúng quy định PL Thông tư số 130/2012/TT-BTC Theo

Điều 4 Các trường hợp không được mua lại cổ phiếu

2 Trừ trường hợp việc mua lại được thực hiện theo tỷ lệ sở hữu của từng cổ đông hoặc trường hợp công ty thực hiện chào mua công khai đối với cổ phiếu đã phát hành, công ty không được mua cổ phiếu của các đối tượng sau làm cổ phiếu quỹ:

a) Người quản lý công ty và người liên quan theo quy định của Luật Chứng khoán;

b) Người sở hữu cổ phần có hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều

lệ công ty;

c) Cổ đông lớn theo quy định tại Luật Chứng khoán

Câu 9:

Cty Cổ phần chúng tôi chỉ có 1 người đại diện cho pháp luật đồng thời làm Tổng Giám đốc Thực tế hoạt động đã phát sinh:

- TGĐ, quá nhiều việc nên quán xuyến công việc không bao quát hết

- Hiện tượng độc đoán và lạm quyền đã xay ra (Lỗi của Cty chúng tôi là xây dựng điều lệ thiếu chặt chẽ và không có ban GĐ)

Hỏi: - Để khắc phục những bất cập trên Công ty chúng tôi khắc phục như thế nào để khắc

phục mà vẫn đúng luật.(Nhóm 1)

Trả lời : Cần cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý của công ty cho đúng với loại hình công ty CP cần có : ĐHĐCĐ , HĐQT,BKS … để phân tán quyền hành với các cấp bậc tương ứng Không tập trung quyền hành vào riêng GĐ đó Xây dựng , sửa đổi Điều lệ công ty cho chặt chẽ đúng với quy định của pháp luật Câu 10:

Ông Zou quốc tịch trung quốc hiện đang là cổ đông sáng lập ctcp Điện tử Mi Bà huệ quốc tịch việt nam hiện là thành viên hợp danh của cty hợp danh Duy Huệ

Trang 7

+CTCP thương mại dịch vụ Phong Châu

+DN tư nhân Chiến Hữu

Họ muốn thành lập ctcp sản xuất điện gia dụng để kinh doanh

hỏi

1:các chủ thể có thể thành lập ctcp đc không ?

Trả lời : Theo khoản 2 Điều 18 , Ông Zou , Bà Huệ , CTCP Phong Châu không bị cấm

thành lập doanh nghiệp nhưng DNTN Chiến Hữu là tổ chức không có tư cách pháp nhân nên không được phép thành lập doanh nghiệp ( Điểm đ khoản 2 Điều 18 )

2:trách nhiệm , tài sản của bà huệ mếu ctcp dự định thành lạp hoặc công ty hợp danh Duy

Huệ gặp rủi ro (Nhóm 1)

Nếu công ty CP dự định thành lập gặp rủi ro thì Bà Huệ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty

Nếu công ty hợp danh Duy Huệ gặp rủi ro thì trách nhiệm của bà Huệ đối với nghĩa

vụ của công ty hợp danh đó là trách nhiệm vô hạn

Câu 11:

Hội đồng quản trị của công ty cổ phần A gồm 9 thành viên Theo yêu cầu của 1/3 số thành viên HĐQT của công ty A yêu cầu tổ chức cuộc họp và bãi nhiệm ông X hiện là giám đốc công ty

1 Cuộc họp này có được diễn ra không?

Trả lời : TH1 : Theo khoản 3, 4 Điều 153 Luật DN 2014

3 Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập khi xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp í t nhất một lần

4 Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập;

b) Có đề nghị của Giám đốc, Tổng Giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác; c) Có đề nghị của ít nhất hai thành viên điều hành của Hội đồng quản trị;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định

Trang 8

=> Nếu trong số 1/3 thành viên đó có Chủ tịch HĐQT hoặc thuộc Khoản 4 thì cuộc họp được diễn ra

TH2: Theo khoản 8 Điều 153 Luật DN 2014.=> Cuộc họp không diễn ra

2 Giả sử cuộc họp được diễn ra và có 8 thành viên HĐQT tham gia cuộc họp về những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT Kết quả cuộc họp có 4 phiếu đồng ý và 4 phiếu không đồng ý quyết định của HĐQT Trong đó chủ tịch HĐQT đã bỏ phiếu đồng ý Vậy thì quyết định trên có được thông qua hay không? (Nhóm hãy giải quyết theo 2 trường

hợp : thành viên còn lại bỏ phiếu và không bỏ phiếu sẽ ra sao?)(Nhóm 6)

Trả lời : Theo Khoản 9 , 10 Điều 153

TH1 : Thành viên bỏ phiếu đồng ý hoặc không đồng ý thì quyết định của HĐQT sẽ lấy ý kiến có số phiếu cao hơn

TH2: Thành viên bỏ phiếu trống thì số phiếu bằng nhau khi đó quyết định cuối cùng thuộc về phía ý kiến của Chủ tịch HĐQT là đồng ý

Câu 12:

Ông Hoàng là Cổ Đông của Công ty cổ phần AZoo và ông đang giữ 100.000 cổ phần, hiện tại ông đã đăng kí mua thêm 100.000 cổ phần nữa Và đã được Đại Hội Đồng cổ đông đồng ý, Vì một số vấn đề phát sinh ông chỉ có thể thanh toán được một nữa số cổ phần đã đăng kí là 50.000 cổ phần đúng thời hạn cho phép, nữa số cổ phần còn lại ông chuyển nhượng cho một người Bạn của mình Việc làm của Ông Hoàng về việc chuyển

nhượng cổ phần đúng hay sai? Tại Sao?(Nhóm 5)

Trả lời :Sai Theo điểm b Khoản 3 Điều 112 , khoản 4 Luật DN 2014

b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được quyền chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

Trang 9

Danh Sách Câu hỏi LDK về Phần Phá Sản

Câu 1, ( nhóm 4): Phân biệt bị phá sản và lâm vào tình trạng bị phá sản của doanh nghiệp? Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

Theo luật phá sản thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản ( điều 3 LPS2014)

Doanh nghiệp bị phá sản: là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án ra quyết

định tuyên bố phá sản

- Về trách nhiệm:

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có trách nhiệm thực hiện theo các quy định của

luật phá sản, có thể được phục hồi khả năng kinh doanh, thoát khỏi tình trạng phá sản…

Doanh nghiệp bị phá sản thì bị chấm dứt hoạt động kinh doanh và tùy theo từng loại hình

doanh nghiệp nhất định mà chủ sở hữu, những người quản lí doanh nghiệp phải chịu những hạn chế nhất định

Câu 2, ( nhóm 2): Luật phá sản 2014 áp dụng đối với những đối tượng nào ? Có áp dụng

cho đối tượng là hộ gia đình không ?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 2 Luật phá sản 2014 thì “đối tượng được áp dụng của Luật

phá sản là các doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”

khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”

Như vậy, Luật phá sản 2014 chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp và hợp tác xã mà không

áp dụng với các đối tượng là cá nhân kinh doanh hay các đối tượng khác như tổ hợp tác hay

hộ gia đình Trách nhiệm về tài sản của cá nhân được thực hiện theo các hợp đồng hay thỏa thuận mà họ tham gia và chịu sự điều chỉnh của pháp luật có liên quan

Câu 3, ( nhóm 6 ): Tại sao LPS 2014 không trao cho chủ nợ có đảm bảo quyền nộp đơn

yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Trả lời : Vì nếu chủ nợ có đảm bảo được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ lạm

dụng quyền đó để buộc doanh nghiệp trả nợ cho mình trước khi đến hạn thanh toán theo điểm b khoản 1 điều 53 LPS2014

Câu 4, ( nhóm 2 và nhóm 4 nhóm 7): Tại sao nói phá sản là một hình thức thanh toán

nợ đặc biệt? Cho ví dụ?

Trả lời : Sở dĩ nói phá sản là một thủ tục đòi nợ và thanh toán nợ đặc biệt là do:

1 Việc đòi nợ và thanh toán nợ mang tính tập thể tất cả các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến Tòa án trong thời hạn luật định, Tòa án sẽ dựa vào danh sách này để tiến hành thanh toán cho các chủ nợ trên cơ sở tập thể Nó khác với đòi nợ thông thường là ai đến trước thì được

Trang 10

trả trước, còn trong phá sản, tài sản thanh lý được trả cho các chủ nợ theo tỉ lệ tương ứng của khoản nợ trong tổng khối nợ mà con nợ đang có nghĩa vụ phải thanh toán

2 Việc đòi nợ và thanh toán nợ (kể cả nợ đến hạn và nợ chưa đến hạn) được tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền, đó là Tòa án

3 Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của Doanh nghiệp, khi giải quyết thủ tục phá sản, nghĩa vụ của Doanh nghiệp mắc nợ sẽ chấm dứt sau khi dùng toàn bộ tài sản của DN để trả nợ mặc dù có thể thanh toán chưa đủ cho các chủ nợ

4 Việc thanh toán các khoản nợ được tiến hành sau khi có quyết định của Tòa án

Câu 5 , ( nhóm 6) : Chủ nợ của DN, HTX bị ra quyết định mở thủ tục phá sản không có

quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đối với DN, HTX đó đúng hay sai?

Trả lời: Sai Hội nghị chủ nợ có quyền thảo luận và thông qua phương án phục hồi hoạt động (tham khảo điều 88, 89,90,91)

Câu 6 , ( nhóm 1): Khi có quyết định đình chỉ(việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp) tiến hành thủ tục phá sản, DN có bị coi là đang lâm vào tình trạnh phá sản hay không ?

Không Vì Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện:

Có các khoản nợ đến hạn

Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán.

Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 86 Luật Phá sản 2014

1 Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết

định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản Câu 7, ( nhóm 1): Tại sao nói ( CHỨNG MINH ) PHÁ SẢN LÀ THỦ TỤC TƯ PHÁP

ĐẶC BIỆT ?

Trả lời: Phá sản được xem là thủ tục tư pháp đặc biệt vì :

- Thứ nhất, thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể;

- Thứ hai, thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ được tiến hành trong hoàn cảnh đặc biệt, như một biện pháp cuối cùng của quá trình đòi nợ;

- Thứ ba, thủ tục phá sản là thủ tục mà hậu quả của nó thường là sự chấm dứt hoạt động của một thương nhân;

- Thứ tư, thủ tục phá sản không chỉ thuần túy là một thủ tục đòi nợ mà còn là một thủ tục có khả năng giúp con nợ phục hồi;

Ngày đăng: 25/05/2019, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w