Tổng hợp các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ theo lĩnh vực quản lý đất đai từ năm 2013 đến nay Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi bồi thường, hỗ
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG
Trang 2BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG
NĂM 2018
Tên nhiệm vụ: Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ trong lĩnh vực đất đai phục vụ sửa đổi Luật Đất đai 2013
Ngày … tháng12 năm 2018 Ngày … tháng 12 năm 2018
VIỆN TRƯỞNG
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
Trang 3DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
I Những người trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ
1 Đinh Thị Mai Quản lý đất đaiThạc sỹ Phòng Nghiên cứu chính sáchpháp luật đất đai
2 Dương Xuân Hiện Quản lý đất đaiThạc sỹ Phòng Nghiên cứu chính sáchpháp luật đất đai
3 Đào Thị Thanh Lam Quản lý đất đaiThạc sỹ Phòng Nghiên cứu chính sáchpháp luật đất đai
4 Trần Thị Hòa Biến đổi khí hậuThạc sỹ Phòng Nghiên cứu chính sáchpháp luật đất đai
5 Vũ Thị Nhung Quản lý đất đaiThạc sỹ Phòng Nghiên cứu chính sáchpháp luật đất đai
6 Trần Văn Toán Cử nhân Địa chính TT Triển khai và ứng dụng công nghệ về đất đai
7 Hà Quang Thuyết Quản lý đất đaiThạc sỹ Phòng Nghiên cứu chiến lượcvà quy hoạch sử dụng đất
8 Nguyễn Khánh Hà Khoa học bền vữngThạc sỹ TT Triển khai và ứng dụng công nghệ về đất đai
9 Bùi Duy Thành Cử nhân xây dựng Phòng Nghiên cứu tài chính và kinh tế đất
II Những người gián tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ
1 Thái Thị Quỳnh Như Quản lý đất đaiTiến sĩ Lãnh đạo Viện
2 Nguyễn Tiến Cường Quản lý đất đaiTiến sĩ Lãnh đạo Viện
3 Lương Huyền Mai Tài chính, Kế toánCử nhân Phòng Hành chính
tổng hợp
4 Phạm Thị Kim Oanh Cử nhân Kế toán Phòng Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch sử dụng đất
5 Nguyễn Thị Thanh Hòa Cử nhân Kế toán Phòng Hành chính
Trang 4tổng hợp
Trang 5DANH MỤC BÁO CÁO
I Thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2018
II Điều chỉnh thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2018III Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2018
Trang 6MỤC LỤC
I Danh mục các nhiệm vụ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực đất đai 4
II Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học – công nghệ trong lĩnh
II.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực đất đai 7
II.1.3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi bồi
II.1.4 Kinh tế - tài chính đất đai và thị trường bất động sản 14II.1.5 Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
II.1.6 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
II.1.7 Xây dựng mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai, cải cách hành chính
II.2 Đánh giá các kết quả nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệtrong lĩnh vực đất đai có liên quan đến nội dung sửa đổi Luật đất đai năm 2013
20
III Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ sửa đổi luật đất đai 2013 42
Trang 7III.1 Tổng hợp các đề xuất sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 của các nghiên cứukhoa học thuộc lĩnh vực quản lý đất đai từ năm 2013 đến nay 42
3 Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi bồithường, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hạn mức giao đất
4 Về kinh tế - tài chính đất đai và thị trường bất động sản 48
5 Về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
2.Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi bồi
3.Về kinh tế - tài chính đất đai và thị trường bất động sản 58
4 Về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
5.Về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 1 Số lượng đề tài NCKH cấp Bộ qua các năm từ 2013 - 2018 5
Biểu đồ 2 Số lượng đề tài NCKH cấp cơ sở qua các năm từ 2013 - 2018 5
Bảng 1 Tổng hợp các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ theo
Bảng 2 Tổng hợp các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ theo
Trang 9MỞ ĐẦU
I Nhu cầu triển khai nhiệm vụ
Luật Đất đai 2013 ra đời đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai,đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời khắc phục, giải quyết nhiều tồn tại, hạnchế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003
Nhằm tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai theo tinh thần của Nghịquyết số 19-NQ/TW, Luật Đất đai năm 2013 đã ban hành rất nhiều nội dung đổimới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế So vớiLuật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục được một số tồn tại,hạn chế phát sinh trong thực tiễn thi hành Tuy nhiên, sau 05 năm triển khai, LuậtĐất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đang bộc lộ những hạnchế, bất cập cần phải tiếp tục hoàn thiện (về giá đất; về thu hồi đất và bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư, về giao đất, cho thuê đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; về xử lý vi phạmpháp luật đất đai…) Còn rất nhiều phương hướng đổi mới chính sách đất đai màNghị quyết Trung ương số 19-NQ/TW đã đặt ra nhưng chưa được luật hóa Đâychính là điều cần thực sự nghiêm túc xem xét lại trên tinh thần thực hiện đầy đủcác Nghị quyết của Đảng trong quá trình sửa đổi Luật đất đai …
Nghiên cứu khoa học được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, góp phầnxây dựng luận cứ cho những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là công cụđắc lực để đổi mới công nghệ, đưa lực lượng sản xuất phát triển, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng nền khoa học tiên tiến, đáp ứng yêu cầu củathời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từng bước thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội, được thể hiện rõ trong Nghị quyết Trung ương 2 khóaVIII, Luật Khoa học và công nghệ, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và kết
luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa IX coi “Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển
Trang 10nhanh, bền vững đất nước”
Công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai có vai tròcung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước về đất đai Các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnhvực quản lý đất đai đã đóng góp những thành tựu to lớn trong việc hoàn thiệncác văn bản quản lý về đất đai qua các giai đoạn phát triển Nhiều đề tài, dự ánkhoa học và công nghệ đã đạt được một số kết quả nổi bật, cung cấp cơ sở lýluận và thực tiễn góp phần đổi mới chính sách pháp luật về đất đai, nâng caohiệu quả công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; đổi mới tư duy,nhìn nhận vai trò của đất đai trong thị trường quyền sử dụng đất và thị trườngbất động sản Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, thống kê,kiểm kê đất đai cũng có những đề xuất kịp thời nhằm khắc phục những vấn đềcòn tồn tại trong lĩnh vực quản lý đất đai
Bên cạnh các thành tựu đạt được của các đề tài nghiên cứu khoa học vẫn còn
có nhiều nội dung còn bỏ ngỏ cần tiếp tục được nghiên cứu Chính vì vậy, việc
thực hiện nhiệm vụ: “Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ trong lĩnh
vực đất đai phục vụ sửa đổi Luật Đất đai 2013” là rất cần thiết nhằm đánh giá,
tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đất đai từ 2013 đến nay để
từ đó cung cấp thông tin phục vụ sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013
Viện nghiên cứu quản lý đất đai là tổ chức khoa học và công nghệ công lập,kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên theo chức năngnăm 2018 có sự thay đổi so với kinh phí được phê duyệt theo Thuyết minh Vớinhiệm vụ này, điều chỉnh kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo các khoản chi
II Thông tin chung về nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
II.1 Mục tiêu của nhiệm vụ
- Đánh giá, tổng hợp kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnhvực đất đai; (Các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ thực hiện từnăm 2013 đến nay)
- Cung cấp thông tin phục vụ sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013
Trang 11II.2 Nội dung của nhiệm vụ
1 Xây dựng và phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ
- Thu thập các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc xây dựng thuyết minh
- Xây dựng và hoàn thiện, trình duyệt thuyết minh nhiệm vụ
2 Danh mục các nhiệm vụ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực đất đai
- Thu thập tài liệu về các nhiệm vụ khoa học - công nghệ trong lĩnh vựcđất đai;
- Tổng hợp và liệt kê danh mục các nhiệm vụ khoa học - công nghệ tronglĩnh vực đất đai
3 Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệtrong lĩnh vực đất đai
- Nghiên cứu, đánh giá các kết quả nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ khoahọc - công nghệ trong lĩnh vực đất đai có liên quan đến nôi dung sửa đổi LuậtĐất đai 2013;
Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực đất đai
-4 Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ sửa đổi Luật Đất đai 2013
- Nghiên cứu, xây dựng một số tài liệu cung cấp cho hồ sơ đề nghị sửađổi, bổ sung Luật Đất đai 2013;
- Xây dựng báo cáo cung cấp thông tin phục vụ sửa đổi Luật Đất đai 2013
5 Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, cuộc họp nội bộ để lấy ý kiếnhoàn thiện các báo cáo
6 Hoàn thiện báo cáo tổng hợp nhiệm vụ và trình nghiệm thu
II.3 Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí: 824,000 triệu đồng, trong đó:
- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 824,000 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
II.4 Đơn vị thụ hưởng
Viện Nghiên cứu quản lý đất đai
Trang 12PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
I Danh mục các nhiệm vụ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực đất đai
Phát huy những thành công ở giai đoạn trước, công tác nghiên cứu khoahọc và công nghệ thuộc lĩnh vực đất đai trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay đã
có những đóng góp về cơ sở lý luận và thực tiễn, những kinh nghiệm quốc tế đểgóp phần sửa đổi, hoàn thiện Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thihành đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế
và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu Bêncạnh đó, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ thời gian này cũng khôngngừng được đổi mới tập trung vào các vấn đề trọng điểm, bám sát các nhiệm vụquản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao Hoạt động nghiên cứukhoa học và công nghệ về lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai được triển khai đãbám sát theo nội dung, mục tiêu Chương trình TNMT.01/10-15 của Bộ Tàinguyên và Môi trường “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện,hiện đại hóa hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả,hài hòa giữa các lợi ích, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệmôi trường” Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lĩnh vực quản lýđất đai đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nội dung hướng dẫn thihành Luật Đất đai 2013 được ưu tiên thực hiện; Làm cơ sở để hoàn thiện cơ chế,chính sách liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai; Xây dựng cơ sởphương pháp luận và đề xuất các giải pháp cho một số lĩnh vực có liên quan củacủa Ngành
Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên về nghiên cứu đề xuấtsửa đổi Luật Đất đai 2013, nhóm nghiên cứu đã tiến hành rà soát, thu thập các
đề tài từ năm 2013 cho đến nay bao gồm các đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở về các lĩnhvực của quản lý nhà nước về đất đai, kết quả tổng hợp được như sau:
Tổng số các đề tài nghiên cứu: 78 đề tài, trong đó:
Trang 13Đề tài cấp Bộ: 42 đề tài (Biểu đồ 1) Số lượng các đề tài qua các năm có
sự biến động không nhiều, năm 2013 có 3 đề tài, 2014 có 8 đề tài, 2015 có 5 đềtài, 2016 có 9 đề tài, 2017 có 6 đề tài, 2018 có 11 đề tài
Đề tài cấp cơ sở: 36 đề tài (Biểu đồ 2), năm 2013 có 4 đề tài, 2014 có 7 đềtài, 2015 có 6 đề tài, 2016 có 5 đề tài, 2017 có 8 đề tài, 2018 có 6 đề tài
Biểu đồ 1 Số lượng đề tài NCKH cấp Bộ
qua các năm từ 2013 - 2018
Trang 14Các lĩnh vực được định hướng nghiên cứu thời kỳ này tập trung vào cácvấn đề: Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật đất đai; Điều tra,đánh giá tài nguyên đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuêđất, thu hồi bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Kinh tế - tài chính đất đai và thịtrường bất động sản; Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
Biểu đồ 2 Số lượng đề tài NCKH cấp cơ sở qua các năm
từ 2013 - 2018
Trang 15khác gắn liền với đất, thống kê đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai, giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; Xây dựng mô hình hệthống cơ quan quản lý đất đai, cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ tronglĩnh vực đất đai (Chi tiết tại Phụ lục 2).
Bảng 1 Tổng hợp các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
theo lĩnh vực quản lý đất đai từ năm 2013 đến nay
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
giao đất, cho thuê đất, thu hồi bồi
thường, hỗ trợ tái định cư
4 Kinh tế - tài chính đất đai và thị
5
Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất, thống kê đất đai
1
6
Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai
1
7
Xây dựng mô hình hệ thống cơ quan
quản lý đất đai, cải cách hành chính
Trang 16những điểm bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 2013trên thực tế.
Các đơn vị thực hiện đề tài cũng được mở rộng hơn, ngoài Tổng cục quản
lý đất đai là đầu mối chính còn có Viện Chiến lược Chính sách tài nguyênmôi trường; Đại học Tài nguyên và môi trường; Viện Khoa học đo đạc vàbản đồ (Chi tiết tại Phụ lục 2)
Bảng 2 Tổng hợp các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ
theo đơn vị thực hiện từ năm 2013 đến nay
Cấp Bộ Cấp Cơ sở
2 Viện Chiến lược Chính sách tàinguyên môi trường 3 1
II Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực đất đai
II.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực đất đai
Công tác nghiên cứu khoa học trong thời gian qua đã được Đảng và nhànước ta quan tâm thể hiện cụ thể ở Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, Việc thực hiện các Nghị quyết này đãbước đầu nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của tất cả các ngành trongnước nói chung và Ngành Quản lý đất đai nói riêng
Kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quản lý đất đaithời gian từ năm 2013 đến nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Cụ thểtrong từng lĩnh vực như sau:
II.1.1 Xây dựng chính sách, pháp luật về đất đai
Trang 17Trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay các nhiệm vụ nghiên cứu khoa họccông nghệ thuộc lĩnh vực nghiên cứu về xây dựng chính sách, pháp luật đất đai
đã thực hiện gồm các nội dung chủ yếu về:
Hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng hiệu quả đất nông lâm trường
Đề xuất chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
Đề xuất tiêu chí quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở
Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất
Biến động sử dụng đất lâm nghiệp và đề xuất giải pháp nhằm quản lý sửdụng đất bền vững khu vực Tây Nguyên
Hoàn thiện định mức sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp
Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu dự án có sử dụng đất theo nội dungđổi mới được quy định tại Luật Đất đai 2013
Cập nhật biến động đất đai trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tác động của việc dồn điền, đổi thửa trong xây dựng nông thôn mới đếncông tác quản lý nhà nước về đất đai
Chính sách quản lý, sử dụng hợp lý đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nướcven biển vào mục đích phi nông nghiệp
Hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng đất thực hiện dự án sản xuất, kinhdoanh không thông qua hình thức Nhà nước thu hồi đất
Đề xuất mô hình ngân hàng quỹ đất nông nghiệp Việt Nam
Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất đai sau khai thác than tại vùng thanHòn Gai, tỉnh Quảng Ninh
Quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
Tiêu chí đánh giá tác động của pháp luật đất đai đến kinh tế, xã hội, môi trường
Trình tự, nội dung đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai ở các cấp
Tác động của việc quản lý sử dụng đất các công trình thủy điện
Nhìn chung, công tác xây dựng văn bản chính sách pháp luật về đất đai làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai.Trong 5 năm qua, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực
Trang 18này đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật về đất đai, một số kết quả điển hình như:
- Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện chính sách quản lý,
sử dụng hiệu quả đất nông lâm trường” Kết quả của đề tài đã đề xuất sửa đổimột số nội dung liên quan đến quy định tại các Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6,Điều 7 và Phụ lục số 01) của Thông tư 07/2015/TT-BTNMT ngày 26 tháng 02năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập phương án sửdụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc lập bản đồ địa chính; xác địnhgiá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâmnghiệp Ngoài ra, kết quả của đề tài đã đóng góp trong quá trình xây dựng dựthảo Báo cáo số 69/BC-CP ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về “Tìnhhình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâmtrường giai đoạn 2004 - 2014”
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất chính sách
về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số” Kết quả nghiên cứu của đềtài đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nộidung về quy định về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dung đất tại Điều 7
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; Sửađổi, bổ sung điểm c và điểm e, Khoản 3 của Điều 12, Điều 31, Điều 55 - Thông
tư số 19/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất tiêu chí quy định diện tích tối thiểu đượctách thửa đối với đất ở” Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất được nội dunghoàn thiện các quy định phục vụ sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 đối với quyđịnh về diện tích tối thiểu được tách thửa và bổ sung thêm các điều kiện về táchthửa đối với đất ở
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện định mức
sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp” Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được
Trang 19dự thảo về định mức sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp (đất cơ sở vănhóa, đất cơ sở y tế, đất cơ sở giáo dục và đào tạo và đất cơ sở thể dục thể thao)phục vụ công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệuquả công tác đấu thầu dự án có sử dụng đất theo nội dung đổi mới được quyđịnh tại Luật Đất đai 2013” Kết quả của đề tài đã hệ thống hóa các quy định vềđấu thầu dự án có sử dụng đất, ý nghĩa, vai trò của việc đấu thầu dự án có sửdụng đất, phân tích được những tồn tại bất cập trong các thủ tục đất đai về đấuthầu dự án có sử dụng đất từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiệnthủ tục đất đai về đấu thầu dự án có sử dụng đất
- Đề tài: “Đánh giá tác động của việc dồn điền, đổi thửa trong xây dựngnông thôn mới đến công tác quản lý nhà nước về đất đai” Kết quả của đề tài đã
hệ thống hóa và luận giải sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn, sự cần thiết củadồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn Từ thực trạng tác động của việc dồn điền, đổi thửaxác định được những thay đổi về số thửa đất; diện tích của từng ô thửa; tên củachủ sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…từ đó đưa ra nhữnggiải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả các nội dung quản lý nhà nước vềđất đai như đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, hoàn thiện công táclập hồ sơ địa chính, cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
II.1.2 Điều tra, đánh giá tài nguyên đất
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nghiên cứu vềđiều tra, đánh giá tài nguyên đất trong giai đoạn này đang triển khai đề tài:Nghiên cứu đề xuất phương pháp tích hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềmnăng đất đai theo mục đích sử dụng Đề tài này bắt đầu thực hiện từ năm 2018.Kết quả nghiên cứu của đề tài dự kiến sẽ làm rõ cơ sở khoa học về việc tích hợpkết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng phục
vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện từ đó đề xuất phương pháp tích hợp kết quả
Trang 20đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng phục vụ quyhoạch sử dụng đất cấp huyện và xây dựng tài liệu hướng dẫn về phương pháptích hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sửdụng phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
II.1.3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Trong giai đoạn này các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ thuộclĩnh vực nghiên cứu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất,thu hồi bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện bao gồm các nội dung chủyếu về:
Phương pháp lồng ghép các quy hoạch về tài nguyên thiên nhiên vàoquy hoạch sử dụng đất;
Hoàn thiện cơ chế xử lý đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tếchậm tiến độ sử dụng đất;
Xây dựng hệ thống tiêu chí đối với khu tái định cư và đề xuất suất táiđịnh cư tối thiểu cho người có đất bị thu hồi;
Đề xuất tiêu chí thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu
tư thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sửdụng đất;
Thực hiện việc chuyển sang hình thức thuê đất đối với tổ chức sựnghiệp công lập tự chủ tài chính;
Xây dựng quy định kỹ thuật về lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất vàlập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện phù hợp với Luật Đất đai 2013;
Hoàn thiện quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm khuyếnkhích phát triển kinh tế trang trại;
Đổi mới nội dung, phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất trong nềnkinh tế thị trường phù hợp với Luật đất đai sửa đổi ở Việt Nam;
Trang 21 Xác định chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu;
Hoàn thiện cơ chế cho thuê đất đối với nhà đầu tư trong nước và nướcngoài để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
Cho nhà đầu tư nước ngoài nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất củahộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp;
Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý, đảm bảo phát triểnbền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu;
Bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đấtnông nghiệp;
Tiêu chí phân cấp một số loại đất phát triển hạ tầng phục vụ lập quyhoạch sử dụng đất
Tiêu chí đối với các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng trong quyhoạch sử dụng đất;
Chế độ sử dụng đất đối với đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Định mức sử dụng đất ở tại nông thôn khu vực đồng bằng thuộc Vùngđồng bằng sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của các đề tài đã góp phần cung cấpnhững luận cứ để phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất theo các cấp hành chính và theocác mục đích sử dụng đất, đổi mới phương pháp luận, hoàn thiện hệ thống quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất; cung cấp cơ sở khoa học trong việc thu hồi đất, bồithường, hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư vàngười dân, một số kết quả điển hình như:
- Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoànthiện cơ chế xử lý đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế chậm tiến độ sửdụng đất” Kết quả đã cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hìnhchậm tiến độ sử dụng đất, không đưa đất vào sử dụng của các dự án đầu tư pháttriển kinh tế, làm cơ sở đề xuất được một số nội dung sửa đổi, bổ sung một sốquy định hoàn thiện các cơ chế xử lý đối với đất của các dự án vi phạm tiến độ
sử dụng đất trong quá trình xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm
Trang 22pháp luật về đất đai Cụ thể như một số nội dung đã được quy định tại Nghị định
số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Sửađổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- Đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đối với khu tái định cư
và đề xuất suất tái định cư tối thiểu cho người có đất bị thu hồi” Kết quả của đềtài đã đề xuất được hệ thống tiêu chí đối với khu tái định cư và xây dựng suất táiđịnh cư tối thiểu (khung) đối với từng khu vực: đô thị, phát triển đô thị và nôngthôn, phục vụ cho công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tái định cư, xácđịnh suất tái định cư tối thiểu được đồng bộ và thống nhất trong cả nước
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất tiêu chí thẩm định nhu cầu
sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức giao đất, cho thuêđất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất” Kết quả nghiên cứu của đề tài đã
đề xuất được các tiêu chí nhu cầu sử dụng đất và dự thảo quy định về nhu cầu sửdụng đất theo tiêu chí để thực hiện dự án đầu tư thông qua hình thức giao đất,cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và kết quả của đề tài đãđược sử dụng trong soạn thảo Báo cáo sơ kết Nghị quyết số 19-NQ/TW và sơkết 3 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013 và góp phần vào việc sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Đất đai 2013, trong đó có phần quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất: do Bộ TNMT chủ trì
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định
kỹ thuật về lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đấthàng năm cấp huyện phù hợp với Luật Đất đai 2013” Kết quả nghiên cứu đề tài
đã đề xuất được các quy định kỹ thuật về lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấtcác cấp và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện phù hợp với Luật Đấtđai 2013, làm cơ sở bổ sung, hoàn thiện thông tư quy định lập, điều chỉnh quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và đã xây dựng được tài liệu hướng dẫn kỹthuật lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp và lập kế hoạch sử dụng đấthàng năm cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai 2013
Trang 23- Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất hoàn thiện quy định chuyểnđổi mục đích sử dụng đất nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại” Kếtquả của đề tài đã đưa ra được dự thảo đề xuất nội dung hoàn thiện các quy định
về chuyển mục đích sử dụng đất nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trạiphục vụ sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013
- Ngoài ra còn một số đề tài có nội dung liên quan đến vấn đề thu hồi, bồithường, hỗ trợ tái định cư thì các kết quả của các đề tài đã góp phần đề xuất cácquy định, giải pháp đối với việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theohướng rõ ràng, công khai, minh bạch và dân chủ; kiểm soát chặt chẽ và thu hẹphơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi íchquốc gia, công cộng
II.1.4 Kinh tế - tài chính đất đai và thị trường bất động sản
Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực kinh tế - tàichính đất đai và thị trường bất động sản tập trung vào các nội dung:
Phương pháp định giá đất hàng loạt dựa trên ứng dụng kỹ thuật CAMA
và cơ sở dữ liệu địa chính;
Nâng cao tính công khai và minh bạch trong đấu giá quyền sử dụng đấtphù hợp với Luật đất đai năm 2013;
Xây dựng chỉ số biến động giá đất thị trường;
Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tư vấn giá đất độc lập;
Đề xuất mức biến động tới hạn để điều chỉnh giá đất, bảng giá đất phùhợp với cơ chế thị trường;
Xây dựng tiêu chí xác định vùng đất thuộc hạ lưu các sông lớn ở Việt Nam;
Hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch quyền sử dụng đất củaDòng họ;
Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã tập trung hoàn thiện hệ thống, chơ chế,chính sách về kinh tế và tài chính đất đai, xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn trongviệc định giá đất, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lành mạnh, bềnvững thị trường bất động sản Cụ thể:
Trang 24- Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao tính côngkhai và minh bạch trong đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với Luật đất đainăm 2013” Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất được một số các giải phápnhằm nâng cao tính công khai và minh bạch trong đấu giá quyền sử dụng đất.
- Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện khung pháp lý chohoạt động tư vấn giá đất độc lập” kết quả nghiên cứu đã đề xuất được một sốquy định nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tư vấn giá đất độc lập
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mức biến động tới hạn đểđiều chỉnh giá đất, bảng giá đất phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước” Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được mức biến động tới hạn để điềuchỉnh giá đất ở, đất trồng cây hàng năm trong khung giá và bảng giá đất là cơ sở đềxuất sửa đổi, bổ sung quy định về điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất bảo đảmlinh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất… góp phần cungcấp những luận cứ cho cơ quan quản lý trong quá trình xây dựng và ban hành Nghịđịnh số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất
II.1.5 Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thống kê đất đai
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nghiên cứu vềđăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,thống kê đất đai trong giai đoạn này chỉ có đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận vàthực tiễn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quảcủa công tác kiểm kê đất đai” Kết quả đề tài đã đề xuất những vấn đề cơ bản vềđổi mới công tác kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất như:
- Chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kiểm kê đất đai;
- Điều chỉnh nội dung và đề xuất bổ sung mới một số bảng biểu kiểm kê:Điều chỉnh nội dung các biểu về thống kê, kiểm kê diện tích đất đai; bổ sungmới 02 biểu gồm biểu kiểm kê tình hình sử dụng đất theo nghĩa vụ tài chính vàbiểu kiểm kê diện tích đất quốc phòng, an ninh;
- Đổi mới các nội dung cụ thể về phương pháp kiểm kê: phương pháp xác
Trang 25định tổng diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính cấp xã; các phương pháp tínhtoán các chỉ tiêu kiểm kê theo nguồn tài liệu, bản đồ được sử dụng; các phươngpháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã từ bản đồ địa chính, từ cácloại bản đồ khác; phương pháp tổng hợp để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụngđất của đơn vị hành chính cấp trên từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn
vị hành chính cấp dưới trực tiếp;
- Đổi mới việc tổ chức triển khai thực hiện kiểm kê đất đai với nội dung cụthể là giao cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện chủ trì và chịu tráchnhiệm chính trong việc thực hiện kiểm kê đất đai ở cấp xã; đổi mới công tác kiểmtra, nghiệm thu, thẩm định các sản phẩm kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiệntrạng sử dụng đất theo hướng thực hiện đầy đủ và chặt chẽ hơn
II.1.6 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nghiên cứu
về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và
sử dụng đất đai có đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của ngành Tài nguyên và Môitrường”, kết quả đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảiquyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai của ngành Tài nguyên và Môitrường như:
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai và ban hành quyết định hànhchính trong lĩnh vực đất đai
- Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai cụ thể như:(1) Đổi mới về mô hình tổ chức bộ máy giải quyết khiếu nại, tranh chấp tronglĩnh vực đất đai; (2) Hoàn thiện về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tranhchấp trong lĩnh vực đất đai; (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự giải quyếtkhiếu nại, tranh chấp về đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường
II.1.7 Xây dựng mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai, cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực đất đai
Trang 26Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nghiên cứu vềxây dựng mô hình hệ thống cơ quan quản lý đất đai, cải cách hành chính và ứngdụng công nghệ trong lĩnh vực đất đai tập trung vào các nội dung:
Chuẩn hóa các loại tư liệu đất đai hiện có phục vụ việc xây dựng cơ sở
Ứng dụng GIS hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian của một
số loại đất phi nông nghiệp, công bố và theo dõi thực hiện phương án quy hoạch
sử dụng đất
Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong đánh giá tác động của cácyếu tố tự nhiên và xã hội đến sử dụng đất;
Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu địa chính 3 chiều;
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc công chứng, chứng thực;
Ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu để đánh giá thoái hóa đất;
Đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nângcao năng lực quản lý của cán bộ địa chính cấp xã;
Ứng dụng công nghệ mô hình hóa và GIS trong việc đánh giá nguy cơxói mòn đất;
Ứng dụng GIS lồng ghép một số chỉ tiêu về môi trường trong xây dựngbản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Xây dựng công cụ dẫn xuất thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cáccấp từ CSDL địa chính
Đề xuất các quy định kỹ thuật thành lập bản đồ giá đất, bộ ký hiệu bản
đồ giá đất;
Ứng dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCA) và GIS để phânhạng đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai 2013;
Trang 27 Đề xuất thực hiện xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công;
Ứng dụng công nghệ trong đánh giá tiềm năng đất đai;
Ứng dụng công nghệ trong xây dựng mô hình để dự báo nhu cầu sửdụng đất phục vụ việc lập quy hoạch sử dụng đất;
Đề xuất giải pháp thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính;
Xây dựng Bảng thời hạn bảo quản chi tiết hồ sơ, tài liệu lưu trữ đất đai;
Giải pháp hoàn thiện cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về chất lượng đất;
Đề xuất giải pháp lựa chọn các nguồn dữ liệu đầu vào xây dựng cơ sở
dữ liệu thành phần điều tra cơ bản đất đai;
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và phương pháp phân tích đa chỉ tiêutrong đánh giá, lựa chọn vị trí đối với một số loại đất trong quy hoạch sử dụng đất;
Ứng dụng công cụ xây dựng, quản lý mẫu biểu điện tử (E-Form)
Đề xuất quy trình cho việc cung cấp và tra cứu thông tin giải quyết thủtục hành chính;
Hoàn thiện khung pháp lý và đề xuất cơ chế, công cụ thực hiện quantrắc tài nguyên đất;
Các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực này đã chiếmmột số lượng khá lớn, kết quả đạt được đã có những đóng góp nhất định về cơ
sở khoa học và thực tiễn trong việc hoàn thiện cải cách hành chính về đất đai,đưa ra được các giải pháp và nội dung chuẩn hóa các tư liệu, tài liệu đất đai hiệnđang sử dụng trong công tác quản lý đất đai và đề xuất hướng hoàn thiện nộidung cơ sở dữ liệu đất đai, ngoài ra còn đưa ra được nhiều mô hình ứng dụngcông nghệ trong lĩnh vực quản lý đất đai, một số kết quả điển hình như:
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm chuẩn hóa các loại tư liệu đất đaihiện có phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai” Kết quả nghiên cứu đã đưa rađược phương pháp đánh giá, lựa chọn tư liệu, tài liệu đất đai cần chuẩn hóa; tài liệuhưỡng dẫn về nội dung chuẩn hóa các loại tư liệu, dữ liệu đất đai; phương phápchuẩn hóa các loại tư liệu đất đai; đề xuất quy trình chuẩn hóa các loại tư liệu, dữliệu đất đai hiện có phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Trang 28- Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả của việc công chứng, chứng thực khi người sử dụng đất thực hiện các quyềntheo quy định của pháp luật đất đai” Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõthực trạng việc công chứng, chứng thực khi người sử dụng đất thực hiện quyềntheo quy định của pháp luật; đưa ra được hướng hoàn thiện các quy định củapháp luật đất đai về công chứng, chứng thực nhằm góp phần quản lý biến độngđất đai chặt chẽ và hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sửdụng đất.
- Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng GIS lồng ghép một số chỉ tiêu về môitrường trong xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện” Kết quảnghiên cứu của đề tài đã đưa ra được quy trình ứng dụng GIS lồng ghép một sốchỉ tiêu về môi trường trong xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.Điều này góp phần trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với môitrường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta đanghướng tới
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng phương pháp đánh giá đachỉ tiêu (MCA) và GIS để phân hạng đất nông nghiệp theo quy định của LuậtĐất đai 2013” Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được phương pháp đánhgiá đa chỉ tiêu (MCA) và GIS để phân hạng đất nông nghiệp và đã được thửnghiệm tại 3 tỉnh Thái Bình, Đắk Lắk, Bạc Liêu Ngoài ra, đề tài cũng đã xâydựng được Sổ tay hướng dẫn ứng dụng phương pháp MCA-GIS để phân hạngđất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất
- Đề tài: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong đánh giá tiềm năng đấtđai phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên đất” Kết quả nghiên cứu của đề tài đãđưa ra được mô hình và phần mềm ứng dụng công nghệ trong đánh giá tiềmnăng đất đai và đã được ứng dụng thử nghiệm tại tỉnh Nam Định
- Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong xây dựng mô hình để dựbáo nhu cầu sử dụng đất phục vụ việc lập quy hoạch sử dụng đất” Kết quảnghiên cứu của đề tài đã đưa ra được mô hình và phần mềm ứng dụng công nghệ
Trang 29trong xây dựng mô hình để dự báo nhu cầu sử dụng đất phục vụ việc lập quyhoạch sử dụng đất và đã được ứng dụng thử nghiệm tại huyện Kim Động tỉnhHưng Yên.
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Bảng thời hạn bảo quảnchi tiết hồ sơ, tài liệu lưu trữ đất đai tại cơ quan Tổng cục Quản lý đất đai”.Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần xây dựng Thông tư số46/2016/TT-BTNMT quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyênngành tài nguyên và môi trường
II.2 Đánh giá các kết quả nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực đất đai có liên quan đến nội dung sửa đổi Luật đất đai năm 2013
II 2.1 Những thành tựu đã đạt được
Với các kết quả đạt được của các đề tài nghiên cứu đã triển khai thuộcChương trình TNMT.01/10-15 đã cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chí về mục tiêu,nội dung và sản phẩm đầu ra của Chương trình TNMT.01/10-15 và các đề tàinghiên cứu đang triển khai thuộc Chương trình KHCN giai đoạn 2016 - 2020lĩnh vực Quản lý đất đai đến nay cũng cơ bản đáp ứng được các tiêu chí về mụctiêu, nội dung và sản phẩm đầu ra của Chương trình, tính đến hết năm 2018 có
10 đề tài cấp cơ sở kết thúc và đã được nghiệm thu thông qua Từ các kết quảnghiên cứu này nhiều công trình đã và đang cung cấp những cơ sở lý luận vàthực tiễn cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, nâng cao năng lựccủa các cơ quan quản lý nhà nước và các kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấptài liệu tham khảo phục vụ công tác tổng kết thi hành và sửa đổi Luật Đất đainăm 2013
Kết quả nổi bật của các công trình nghiên cứu thuộc Chương trìnhTNMT.01/10-15 và Chương trình KHCN giai đoạn 2016 - 2020 lĩnh vựcQuản lý đất đai là đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc xâydựng và ban hành Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết
Trang 30thi hành Luật Đất đai và Thông tư số 01/2017/TT-BTNMT ngày 09 tháng 02năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định định mức
sử dụng đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đạo tạo, cơ
sở thể dục thể thao, ngoài ra cũng đã đề xuất được nhiều nội dung đang đượcnghiên cứu để đưa vào sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 cụ thể như các vấn đềvề: Đề xuất được các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đấtđai liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, xây dựngcác giải pháp giải quyết một số vấn đề còn bất cập về cơ chế, chính sách đấtđai trong các lĩnh vực: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất,cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khinhà nước thu hồi đất; tài chính đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai Ngoài ra còn đề xuất được nhiều mô hình ứng dụng công nghệtrong lĩnh vực quản lý đất đai liên quan đến việc điều tra, đánh giá tiềm năngđất đai, phân hạng đất nông nghiệp và trong việc dự báo nhu cầu sử dụng đấtphục vụ công tác lập quy hoạch sử dụng đất, nhiều đề tài khoa học cấp Bộ,cấp cơ sở đã được ứng dụng để triển khai các dự án xây dựng cơ sở dữ liệuđất đai tại các địa phương; phục vụ xây dựng các quy định kỹ thuật, hướngdẫn kỹ thuật cho công tác thi công, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm cơ sở dữliệu đất đai
Một số kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc Chương trình đã tạo cơ sởkhoa học cho các dự án sự nghiệp của Bộ, đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhànước về đất đai và cho nhiều lĩnh vực khác
Việc triển khai các đề tài đã thu hút được nhiều cán bộ và cơ quan đơn vịkhác (gồm đơn vị thực hiện, các cơ quan phối hợp và cả các sở, ban, ngành địaphương) tham gia Đây là môi trường tốt để đào tạo, nâng cao năng lực của độingũ cán bộ nghiên cứu và khẳng định tiềm lực của các tổ chức tham gia nghiêncứu Việc thu hút được nhiều cá nhân, các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chứcngoài Tổng cục, Bộ tham gia cũng đã mở ra cơ hội hợp tác, tạo môi trường traođổi, học tập kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, các đơn vị khác nhau
Trang 31Nhiều đề tài đã góp phần tạo môi trường nghiên cứu, phát triển đào tạođại học và sau đại học, thực hiện tốt việc gắn kết giữa sản xuất và đào tạo, giữa
lý luận và thực tiễn Góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực củangành thông qua những đề tài khoa học công nghệ đã và đang được triển khai
Các kết quả nghiên cứu đã được thông tin rộng rãi trên các phương tiệntruyền thông như mạng internet, bài báo đăng trên các tạp chí, ấn phẩm khoahọc uy tín đã giúp cho việc tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu đếnngười sử dụng
Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong giaiđoạn từ năm 2013 đến nay đã được quan tâm, cơ chế quản lý từng bước đượchoàn thiện, các hoạt động khoa học, công nghệ đã dần đi vào nề nếp, để nângcao hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học đã tập trung chỉ đạo để kết quảcác đề tài được ứng dụng tại các địa chỉ cụ thể, phục vụ công tác quản lý đất đai
Có 8 đề tài cấp Bộ và 3 đề tài cấp cơ sở trong giai đoạn này có liênquan đến sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013 (Chi tiết tại Phụ lục 3) Cụthể thuộc các nội dung sau:
Cấp Bộ:
(1) Về kiểm kê đất đai - Chủ nhiệm Đề tài: ThS Phạm Như Hách
(2013), nội dung đề xuất cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các vănbản, pháp luật bao gồm:
- Đổi mới chỉ tiêu kiểm kê: Gộp chỉ tiêu đất có cỏ dùng vào chăn nuôivào đất trồng cây hàng năm khác; bổ sung chỉ tiêu đất vườn tạp; đổi mới cácchỉ tiêu đất lâm nghiệp, và đất nuôi trồng thủy sản (chỉ để chỉ tiêu chính);điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu thuộc đất trụ sở cơ quan, công trình sựnghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được bổ sung chỉ tiêu đấtthương mại, dịch vụ; điều chỉnh và bổ sung một số loại đất sử dụng vào mụcđích công cộng như đất sinh hoạt cộng đồng, đất khu vui chơi công cộng; bổsung chỉ tiêu "người Việt Nam định cư ở nước ngoài" trong các chỉ tiêu theođối tượng sử dụng đất;
Trang 32- Bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu theo phạm vi khu vực sử dụng đất nhưkhu vực trồng lúa nước, khu du lịch, các khu vực tổng hợp khác gồm khucông nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Quy định việc xác định đất cây hàng năm khác, tránh nhầm lẫn vớicây lâu năm trong thực tế kiểm kê; quy định các địa phương được phép bổsung chỉ tiêu chi tiết đến từng loại cây đối với cây lâu năm nếu cần thiết; đềxuất điều chỉnh quy định tiêu chí xác định một số loại đất nông nghiệp khác
và đất phi nông nghiệp khác;
- Về bảng biểu: Thay đổi trình tự các bảng biểu 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ,03-TKĐĐ; Thay đổi cấu trúc và tách nội dung các biểu 01-TKĐĐ, 02-TKĐĐ,03-TKĐĐ theo nhóm đối tượng sử dụng và nhóm đối tượng quản lý riêng, bổsung cột tỷ lệ phần trăm các loại đất thay cho biểu 08-TKĐĐ; bổ sung biểukiểm kê đất quốc phòng, an ninh; bổ sung thêm biểu kiểm kê đất đai sử dụngtheo nghĩa vụ tài chính
- Đổi mới phương pháp xác định, tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê, tổnghợp lập biểu kiểm kê đất đai các cấp; các yêu cầu về hoàn thiện phần mềmtổng hợp số liệu kiểm kê đất đai; đổi mới các phương pháp xây dựng bản đồhiện trạng sử dụng đất các cấp
- Quy định tiêu chí cụ thể để xác định đất khu nông thôn, đất đô thịtheo đúng tính chất sử dụng mà không chỉ theo phạm vi đơn vị hành chính
- Thay đổi thời điểm kiểm kê vào ngày 30 tháng 6 của năm cuối kỳ kếhoạch sử dụng đất chỉ có thể thực hiện khi các địa phương đã cơ bản xâydựng và vận hành được hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai
Trong đó, các đề xuất chưa được đưa vào các văn bản, pháp luật:
- Đổi mới các chỉ tiêu kiểm kê; Bổ sung các chỉ tiêu theo phạm vi khuvực sử dụng đất (không gian)
- Quy định việc xác định phân biệt đất cây hàng năm khác với cây lâunăm khác; quy định các địa phương được phép bổ sung chỉ tiêu chi tiết đến từngloại cây đối với cây lâu năm nếu cần thiết; đề xuất điều chỉnh quy định tiêu chí
Trang 33xác định một số loại đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp khác;
- Thay đổi trình tự và cấu trúc nội dung các bảng biểu 01-TKĐĐ, TKĐĐ, 03-TKĐĐ; bổ sung biểu kiểm kê đất quốc phòng, an ninh; bổ sungthêm biểu kiểm kê đất đai sử dụng theo nghĩa vụ tài chính
02 Đổi mới phương pháp xác định, tổng hợp các chỉ tiêu kiểm kê, tổnghợp lập biểu kiểm kê đất đai các cấp cho phù hợp với điều kiện cụ thể; cácyêu cầu về hoàn thiện phần mềm tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai; đổi mớicác phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp
- Quy định tiêu chí cụ thể để xác định đất khu nông thôn, đất đô thị
- Thay đổi thời điểm kiểm kê vào ngày 30 tháng 6 của năm cuối kỳ kếhoạch sử dụng đất khi đủ điều kiện là có hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai
(2) Hoàn thiện cơ chế chính sách của các dự án đầu tư phát triển kinh tế chậm tiến độ sử dụng đất - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tiến Cường
(2014), nội dung đề xuất cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các vănbản, pháp luật bao gồm:
- Thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng, thời gian xử lý của cơquan có thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc xác địnhtiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của 24 tháng được gia hạn đối với các
dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất
- Việc thu hồi đất đối với trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu
tư theo quy định của pháp luật về đầu tư
- Việc xử lý đối với các trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặcchậm đưa đất vào sử dụng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Trách nhiệm, hình thức tổ chức kiểm tra, thanh tra trong việc xác địnhhành vi vi phạm pháp luật về đất đai
- Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, chi phí đầu tư vàođất còn lại, tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất do vi phạm phápluật về đất đai
Trang 34- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật
Trong đó, các đề xuất đã được xem xét, đưa vào các các văn bản, pháp luật:
- Đã được quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quyđịnh chi tiết thi hành Luật Đất đai
Các đề xuất chưa được đưa vào các văn bản, pháp luật
- Để đồng bộ về các quy định có liên quan đến việc thu hồi đất đối vớicác dự án chậm tiến độ giữa Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Thông tư số30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ TN&MT (quy định về hồ sơgiao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ, thu hồi đất), đề nghị tiếp tụcxem xét, cân nhắc nội dung đề xuất về việc cưỡng chế thực hiện quyết địnhthu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (việc thông báo thu hồi đất, thànhphần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, kinh phí cưỡng chế thu hồi đất,giải quyết khiếu kiện phát sinh từ việc cưỡng chế thu hồi đất do vi phạm phápluật về đất đai theo Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013)
- Để đảm bảo việc đánh giá năng lực nhà đầu tư khi Nhà nước giao đất,cho thuê đất đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu
tư, đề nghị tiếp tục xem xét, cân nhắc nội dung đề xuất về thời điểm ký quỹđối với các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (hoặc
có ý kiến đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét sửa đổi, bổ sung Khoản 2Điều 27 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư)
Trang 35- Để phù hợp với thực tế sử dụng đất theo từng hạng mục đầu tư của dự
án cũng như tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thêm nguồn vốn thực hiện dự án,
đề nghị tiếp tục xem xét, cân nhắc nội dung đề xuất về việc giảm tiền thuê đấtđối với các dự án đầu tư phát triển khu du lịch, cụ thể là giảm tiền thuê đấtđối với diện tích đất trồng cây xanh trong các dự án khu du lịch sử dụngnhiều diện tích cây xanh cho không gian cảnh quan, mục đích sinh thái, phục
vụ cộng đồng (hoặc có ý kiến đối với Bộ Tài chính xem xét sửa đổi, bổ sungĐiều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quyđịnh về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư số77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định số46/2014/NĐ-CP)
(3) Về hoàn thiện chính sách đất có nguồn gốc từ nông lâm trường
-nhiệm đề tài TS Bùi Văn Sỹ, Viện Nghiên cứu quản lý đất đai” (2014), nộidung đề xuất cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản, pháp luậtbao gồm:
- Quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụngđất; đo đạc lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất cho thuê đất
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền đối với công ty nông, lâm nghiệp
- Hướng dẫn về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trườngbao gồm các nội dung về: việc lập phương án sử dụng đất nông, lâm trường;phương án sử dụng đất bàn giao cho địa phương có nguồn gốc nông, lâmtrường; khoán sử dụng đất nông, lâm trường; giải quyết tranh chấp đất cónguồn gốc nông, lâm trường
Trong đó, các đề xuất đã được xem xét, đưa vào các các văn bản, pháp luật:
- Đã được quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26 tháng
02 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 36- Đã được thể hiện tại các Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 vàPhụ lục số 01 của Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26 tháng 02 năm
2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
(4) Về hoàn thiện chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - chủ nhiệm đề tài ThS Đinh Ngọc Hà (2014) Nội dung đề xuất
cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản, pháp luật bao gồm:
- Giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên ở nơi chưa có tổ chức quản lýrừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để quản lý;
- Đề xuất quy định bổ sung quyền Nhà nước được ưu tiên mua lại diệntích đất đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trong trường hợp đồng bàochuyển nhượng quyền sử dụng đất này để tạo quỹ đất phục vụ cho việc thựcthi chính sách;
- Phân bổ quỹ đất để giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặcbiệt là quy hoạch bố trí dân cư dọc các tuyến biên giới trong nội dung quyhoạch sử dụng đất, có xét đến các vấn đề xã hội, phong tục tập quán sử dụngđất của đồng bào dân tộc thiểu số;
- Quy định tiêu chí phân định khu vực đồng bào DTTS theo từng vùngphù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, sinh kế, văn hóa, năng lực và trình độdân trí của đồng bàoDTTS để xây dựng, giải quyết chính sách đất đai;
- Quy định miễn các khoản thu đối với đồng bào DTTS khi được nhànước hỗ trợ đất ở, đất sản xuất (không phân biệt hộ gia đình, cá nhân là dântộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biêngiới, hải đảo);
- Bổ sung quy định về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấttại Điều 7 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai: Ủy ban dântộc, các cơ quan của ủy ban dân tộc chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tàinguyên và Môi trường, cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp trong việc
Trang 37xác định quỹ đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để hỗ trợ cho đồngbào DTTS;
- Sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm e, Khoản 3 của Điều 12, Điều 31,Điều 55 -Thông tư số 19/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định chi tiếtviệc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong đó, các đề xuất đã được xem xét, đưa vào các các văn bản, pháp luật:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được sử dụng trong Nghị định01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quyđịnh chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013
Các đề xuất chưa được đưa vào các văn bản, pháp luật:
- Đề xuất quy định bổ sung quyền Nhà nước được ưu tiên mua lại diệntích đất đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trong trường hợp đồng bàochuyển nhượng quyền sử dụng đất này để tạo quỹ đất phục vụ cho việc thựcthi chính sách;
- Phân bổ quỹ đất để giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số,đặc biệt là quy hoạch bố trí dân cư dọc các tuyến biên giới trong nội dung quyhoạch sử dụng đất, có xét đến các vấn đề xã hội, phong tục tập quán sử dụngđất của đồng bào dân tộc thiểu số;
- Quy định tiêu chí phân định khu vực đồng bào DTTS theo từng vùngphù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, sinh kế, văn hóa, năng lực và trình độdân trí của đồng bàoDTTS để xây dựng, giải quyết chính sách đất đai;
- Quy định miễn các khoản thu đối với đồng bào DTTS khi được nhànước hỗ trợ đất ở, đất sản xuất (không phân biệt hộ gia đình, cá nhân là dântộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biêngiới, hải đảo);
- Bổ sung quy định về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấttại Điều 7 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai: Ủy ban dântộc, các cơ quan của ủy ban dân tộc chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài
Trang 38nguyên và Môi trường, cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp trong việcxác định quỹ đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để hỗ trợ cho đồngbào DTTS;
- Sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm e, Khoản 3 của Điều 12, Điều 31,Điều 55 -Thông tư số 19/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định chi tiếtviệc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
(5) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
-chủ nhiệm đề tài CN Nguyễn Xuân Trọng (2014), nội dung đề xuất cho việcsửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản, pháp luật bao gồm:
Phát hiện ra phương thức lựa chọn chủ đầu tư sử dụng đất (là một trongcác tiêu chí thẩm định nhu cầu sử dụng đất chưa thống nhất trong các luật hiệnhành và mở rộng kiến nghị so với yêu cầu đặt hàng (sửa đổi các quy định cụ thểtrong các luật hiện hành), cụ thể là kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai và các Luậtliên quan để ngăn chặn nguy cơ lợi dụng sự không thống nhất giữa các luật đểgiao đất, cho thuê đất thực hiện dự án một cách tràn lan thiếu kiểm soát:
- Điều 118 và 119 đang quy định 02 cơ chế giao đất, cho thuê đất thôngqua đấu giá và không đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn chủ dự án saukhi đã giải phóng mặt bằng;
- Luật đấu thầu 2013 (khoản 3 Điều 1, điểm đ khoản 1 Điều 8, khoản 2Điều 15 đang quy định cơ chế đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn chủ
dự án trước khi giải phóng mặt bằng;
- Luật Đầu tư 2014 (Điều 32 đang quy định cơ chế quyết định chủtrương đầu tư cho từng dự án và từng chủ đầu tư không phụ thuộc vào quỹ đất
đã hay chưa giải phóng mặt bằng);
- Luật Xây dựng 2014 (khoản 3 Điều 7) và Luật Nhà ở 2014 (khoản 2Điều 22 đang quy định cơ chế chỉ định trực tiếp chủ đầu tư thực hiện dự ánnhà ở không phụ thuộc vào quỹ đất đã hay chưa giải phóng mặt bằng)
- Giải pháp về thể chế:
Trang 39Cần tiếp tục đổi mới hệ thống QH, KHSDĐ, trong trường hợp Quốc hộiban hành Luật Quy hoạch thì phải làm rõ (1) loại quy hoạch nào sử dụng làmcăn cứ để UBND cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, chophép chuyển mục đích sử dụng đất, (2) Tiếp tục đổi mới Kế hoạch sử dụngđất hàng năm của cấp huyện phải đáp ứng cả 2 yêu cầu (1) phải thay thế đượcvai trò của quy hoạch chuyên ngành (thông qua việc tích hợp, kế thừa kết quảcủa quy hoạch chuyên ngành, đặc biệt là yêu cầu về kỹ thuật) và (2) phải đủthông tin làm căn cứ duy nhất để quyết định GĐ (đủ thông tin về thửa đất, tàisản trên đất, về người SDĐ trên báo cáo thuyết minh, bản đồ và thực địa, hiệntrạng và quy hoạch).
Trong đó, các đề xuất đã được xem xét, đưa vào các các văn bản, pháp luật:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được sử dụng trong soạn thảo Báo cáo sơkết Nghị quyết số 19-NQ/TW và sơ kết 3 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013
Các đề xuất chưa được đưa vào các văn bản, pháp luật:
- Từ kiến nghị của Đề tài: Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, LuậtXây dựng, Luật Nhà ở, tuy nhiên, nội dung sửa đổi chưa khắc phục được hạnchế thiếu đồng bộ trong việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụngđất, cụ thể:
- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai: do Bộ TNMT chủ trì,
- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư: doBộ KH&ĐT chủ trì
- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở: doBộ Xây dựng chủ trì
- Từ giải pháp của Đề tài:
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi, bổ sung một số điều của cácluật liên quan đến Luật Quy hoạch và sửa đổi, bổ sung một số điều liên quanđến quy hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai:
- Việc sửa đổi 12 Điều của Luật Đất đai 2013 theo Phụ lục II của Luật
Trang 40Quy hoạch: do Bộ TNMT chủ trì
- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013, trong đó cóphần quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: do Bộ TNMT chủ trì
(6) Về quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất - Chủ
nhiệm đề tài: Nguyễn Tiến Thân (2016), nội dung đề xuất cho việc sửa đổi,
bổ sung Luật Đất đai và các văn bản, pháp luật bao gồm:
- Đề xuất bổ sung hoạt động quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào Điềunày để thực hiện theo phương án giao nhiệm vụ hoặc chỉ định thầu các dự ánquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như các dự án thống kê, kiểm kê đất đai;điều tra, đánh giá thoái hóa đất,
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 35 Luật Đấtđai): Đề xuất quy định mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất quốc phòng,
an ninh với quy hoạch sử dụng đất các cấp hành chính vào Khoản 2 Điều 35Luật Đất đai
- Về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 36 Luật Đất đai):
Đề xuất sửa đổi cho phù hợp với Luật Quy hoạch, theo đó bỏ quy định lậpquy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Về Quy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia (Điều 36 LuậtĐất đai): Đề xuất sửa đổi cho phù hợp với Luật Quy hoạch, theo đó bổ sung
về yêu câu và nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cho phù hợp vớiLuật Quy hoạch
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia (Điều 38 Luật Đấtđai): Đề xuất để đảm bảo sự thống nhất các chỉ tiêu sử dụng đất trong quyhoạch sử dụng đất và thống kê, kiểm kê đề cần rà soát lại các chỉ tiêu sử dụngđất trong quy hoạch sử dụng đất với phân loại đất tại Điều 10 Luật Đất đai vàsửa đổi, bổ sung nội dung trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cho phùhợp với Luật Quy hoạch