1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ MÔN THỂ DỤC “Một số phương pháp gây hứng thú trong tập luyện chạy nhanh cho học sinh lớp 6”

18 289 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 163,5 KB

Nội dung

+ Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. + Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học thể dục nói chung và nội dung chạy nhanh nói riêng. + Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo tốt trong việc học tập. + Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THIỆN KẾ

CHUYÊN ĐỀ MÔN THỂ DỤC

“Một số phương pháp gây hứng thú trong tập luyện

chạy nhanh cho học sinh lớp 6”

Người thực hiện: Đặng Thành Đạt

TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thiện Kế, tháng 12 năm 2018

Trang 2

PHẦN I:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG

TẬP LUYỆN CHẠY NHANH CHO HỌC SINH LỚP 6

A LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

I Tính cấp thiết của chuyên đề:

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta

Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng

Tầm quan trọng của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”

Mục tiêu hàng đầu của giáo dục thể chất nói chung và tập luyện chạy nhanh nói riêng là người tập phải không ngừng phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực, cũng là một bện pháp tích cực, tác động nhiều đến sức khỏe học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức, tác phong và phát triển con người một cách toàn diện

II Lý do chọn chuyên đề:

Trong quá trình giáo dục các tố chất thể lực nói chung và giáo dục tố chất sức nhanh nói riêng, muốn đạt được hiệu quả cao cần phải chọn các phương tiện và phương pháp tập luyện để tạo nên một lượng vận động hợp lí với trình độ thể lực

và tâm lí lứa tuổi người tập, chúng ta biết rằng sức nhanh là một tố chất thể lực , và

là năng lực thực hiện một hoạt động vận động trong điều kiện đã được quy định trước với thời gian ngắn nhất Tố chất thể lực sức nhanh phụ thuộc vào các yếu tố: Tính linh hoạt của quá trình thần kinh , sự phối hợp của hệ thống thần kinh cơ, sức mạnh nhanh khả năng đàn tính của cơ bắp , khả năng huy động các nguồn năng lượng nhanh và hợp lí, các phẩm chất tâm lí

Trang 3

Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi THCS: tính hiếu động, ít tập trung, ít chú

ý, tính vui tươi, hồn nhiên là không thể thiếu được trong các em Đặc biệt về mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn.Vì vậy, trong môn học thể dục nói chung và tập luyện chạy ngắn nói riêng không nên theo khuynh hướng học thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em Cần tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích tập luyện tốt hơn.Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục nói chung và nội dung chạy ngắn nói riêng có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khỏe tốt, có

em có sức khỏe yếu, có em bị tật bẩm sinh.v.v.Do đó, phải làm thế nào với những

em đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn khao khát được tập luyện.Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi đặt ra khiến bản thân tôi trăn trở.Vì vậy, trên nền tảng GDTC, với những phương pháp sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, với nhiều phương pháp khác nhau, để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục

vụ tốt cho việc học tập.Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn

chuyên đề “Một số phương pháp gây hứng thú trong tập luyện chạy nhanh cho học sinh lớp 6”.

III Mục đích của chuyên đề:

+ Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

+ Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học thể dục nói chung và nội dung chạy nhanh nói riêng

+ Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo tốt trong việc học tập + Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn

IV Đối tượng phạm vi nghiên cứu :

+ Học sinh lớp 6 Trường trung học cơ sở Thiện Kế

+ Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà

Trang 4

V Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

+ Thực nghiệm sư phạm:Kích thích các em ham thích học nội dung chạy ngắn bằng việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp tâm lí và đặc trưng của mỗi nội dung bài dạy

+ Phương pháp trực quan, sử dụng các dụng cụ học tập như: Tranh, các loại bóng mang tính hấp dẫn

+ Phương pháp “ trò chơi vận động”, thi đua khen thưởng học sinh có các thành tích trong thể dục thể thao…

B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I.Thực trạng:

Đối với nội dung chạy nhanh, để có một tiết học đạt hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập.Từ đó giúp các em tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, thực hiện các động tác một cách chính xác, nhằm đảm bảo tốt chất lượng môn học Đặc biệt, qua tiết học các em không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, tập luyện một cách chiếu lệ.Muốn đạt được những yêu cầu trên, nhất thiết phải có những phương pháp dạy học phù hợp

II Một số phương pháp gây hứng thú tập luyện nội dung chạy nhanh cho HS:

1 Phương pháp 1: Phương pháp làm mẫu kết hợp với lời nói

Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.Giáo viên phải tập mẫu từng động tác, thao tác một cách nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp, từ đó giúp học sinh dễ nắm bắt ngay Khi giáo viên làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật Bởi lẽ, những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ các

em Đối với giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học sinh quan sát kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới

Trang 5

2 Phương pháp 2: Phương pháp sử dụng lời nói kết hợp với phương pháp trực quan.

Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích,

dễ hiểu.Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ minh hoạ làm tăng sự chú ý cho các em Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi THCS: tính hiếu động, ít tập trung,

ít chú ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng

Do vậy, trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi mà các em ưa thích để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản

3 Phương pháp 3: Phương pháp trò chơi vận động

Trong tiết học thể dục, không nhất thiết phải tuân thủ theo khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi, thêm vào một số tình tiết mới sẽ dễ gây hứng thú cho học sinh; như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng

Ví dụ có thể chạy thi, chạy tiếp sức giữa hai đội dưới hình thức trò chơi như

trò chơi:” Cướp cờ”, “Chạy tiếp sức”, “Hoàng Anh – Hoàng Yến”, ”Tiếp sức chuyển vật”,”Lò có tiếp sức”,“ Chạy thoi tiếp sức”, “Chạy tốc độ cao” Mục đích

là rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, khéo léo chính xác và phát triển sức mạnh của chân.Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi, giáo viên cần thay đổi hình thức tổ chức, hoán chuyển nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý, trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần tập luyện thể dục thể thao

* Cụ thể:

1/ Trò chơi:” Cướp cờ”

a/ Mục đích:

Luyện cho các em phát triển tính nhanh nhẹn và tháo vát, bước đầu giáo dục cho các em kỹ năng phản xạ, ý thức chơi tập thể giành phần thắng về cho đội mình

b/ Chuẩn bị:

Trên sân trường hoặc một bãi rộng, các em tham gia chơi chia làm hai đội với số người bằng nhau Hai đội điểm số từ một đến hết Các em nhớ số của mình,

Trang 6

hai đội xếp hàng ngang, mặt hướng vào nhau cách nhau 10-15m Giữa hai đội cắm một lá cờ

c/ Cách chơi:

Người điều khiển gọi bất kỳ số nào, thì hai em ở hai đội mang số hiệu đó nhanh chóng chạy lên và tìm cách chiếm lấy cờ mang về cho đội mình mà không

bị đối phương bắt được, thì coi như thắng và đội đó được một điểm Ngược lại nếu

bị bắt thì đội bạn được một điểm Sau đó cờ lại được đưa về giữa sân và người điều khiển lại gọi các số khác Qua một thời gian nhất định, đội nào được nhiều điểm là đội đó thắng

d/ Yêu cầu:

- Các em phải nhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo lừa cho đối phương không phán đoán được ý định của mình

- Chỉ được chạy trong khu vực sân chơi

2/ Trò chơi: “Chạy tiếp sức”.

a/ Mục đích:

Rèn luyện sức nhanh và ý thức tinh thần tập thể

b/ Chuẩn bị:

Tập hợp lớp thàn 2- 4 hàng dọc sau vạch xuất phát (số người các hàng bằng nhau cả nam và nữ) thẳng hướng với cờ

***********

***********

***********

***********

c/ Cách chơi

Khi có lệnh, em số 1 của từng đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn rồi chạy

về vạch xuất phát thì đưa tay chạm vào em số 2 Em số 2 sau khi chạm tay em số 1 thì chạy qua vạch xuất phát lên phía vòng tròn rồi vòng về chạm tay em số 3 Trò

Trang 7

chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết Đội nào hết trước đội đó thắng, đội nào thua phải hô:”học tập đội bạn” 3 lần

d/ Yêu cầu:

-Không được chạy ra ngoài vạch xuất phát trước khi có lệnh hoặc chạm tay bạn chạy trước mình

-Hàng ngũ phải ngay ngắn

-Các bạn trong hàng phải lần lượt chạy hết, không được bỏ xót

3/ Trò chơi: “Hoàng Anh – Hoàng Yến”

a/ Mục đích:

- Nhằm rèn luyện kỹ năng chạy kỹ năng phản xạ, phát triển sức nhanh, tính khẩn chương và khả năng tập chung chú ý cao

b/ Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch song song cách nhau 1m ở giữa sân, chiều dài của mỗi vạch phụ thuộc vào số lượng học sinh Cách 2m giữa sân khoảng 5m kẻ hai vạch giới hạn

- Tập hợp lớp thành hai hàng ngang đứng quay lưng vào nhau ở hai vạch

giữa sân ( em nọ cách em kia 0,8 – 1m) một hàng đặt tên là Hoàng Anh, hàng kia đặt tên là Hoàng Yến Nếu lớp đông, mỗi đội cho hai tổ vào chơi.

c/ Cách chơi:

Giáo viên hô to : “ Hoàng …Anh” thì hàng mang tên Hoàng Anh nhanh chóng quay lưng lại đuổi các em Hoàng Yến, các bạn Hoàng Yến phải nhanh chóng

chạy qua vạch giới hạn của sân mình Trong quá trình đuổi và chạy như vậy, nếu người chạy chốn chạy không kịp để người đuổi đuổi kịp thì người đuổi đập nhẹ tay

vào người bạn và coi như người này bị bắt Người của hàng mang tên Hoàng Anh

lúc này đang có quyền đuổi nhưng nếu chạy quá vạch giới hạn cũng phạm luật và coi như bị bắt Tính tổng số người bị bắt của mỗi bên để còn phân thắng bại Sau

đó tất cả học sinh lại tập hợp ở hai vạch giữa sân và trò chơi lại tiếp tục như lúc đầu, sau tổng số được gọi tên như nhau, hàng nào có số người bị bắt nhiều, hàng

đó thua cuộc

Trang 8

d/ Yêu cầu:

Trong khi chơi phải thực hiện nghiêm túc, tự giác không được xô đẩy nhau

4/ Trò chơi: "Tiếp sức chuyển vật".

a/ Mục đích:

Nhằm rèn luyện sức nhanh , sự phối hợp đồng đội khéo léo linh hoạt

b/ Chuẩn bị:

Kẻ vạch xuất phát Cách vạch xuất phát 8- 10m, tùy theo số đội tham gia chơi, kẻ các vòng tròn tương ứng Mội vòng tròn có đường kính 0,5- 0,8m, trong

đó đặt 1- 3 quả bóng (hay vật gì như khăn, mẩu gỗ ) Các vòng tròn cách nhau 2m Tập hợp các đội thành những hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với các vòng tròn đã chuẩn bị

***********

***********

***********

***********

c/ Cách chơi:

Khi có hiệu lệnh, những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng chạy đến vòng tròn, nhặt những quả bóng (hoặc vật) ở trong vòng tròn, rồi chạy nhanh trở lại vạch xuất phát trao cho bạn số 2 Số 2 nhanh chóng mang bóng đặt vào vòng tròn, chạy

về đưa tay chạm bạn số 3 Số 3 thực hiện như bạn số 1, số 4 thực hiện như bạn số

2, trò chơi lần lượt như vậy cho đến hết Hàng nào xong trước, ít phạm quy hơn hàng đó thắng cuộc

Chú ý: Khi để bóng rơi, cần nhanh chóng nhạt lên, tiếp tục chơi Khi để bóng vào

vòng tròn, nếu bóng lăn ra ngoài, cần đặt lại vào vòng tròn

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước, hay nhận bóng của bạn chạy trước ngoài vạch xuất phát

- Không trao bóng , mà ném bóng hoặc tung bóng cho nhau

Trang 9

d/Yêu cầu:

Trong quá trình chơi phải tích cực , tự giác chấp hành mọi qui ước của trò chơi đề ra

5/ Trò chơi: "Lò có tiếp sức".

a/ Mục đích:

Nhằm rèn luyện sức nhanh , sức mạnh của chân và sự phối hợp đồng đội khéo léo linh hoạt

b/ Chuẩn bị :

Kẻ một vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 4 - 5m kẻ một vạch giới hạn hoặc cắm 2 - 4 lá cờ, hay các vật làm chuẩn và để trong 2 - 4 vòng tròn có đường kính 0,5m Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ (vật chuẩn), số lượng học sinh trong các hàng phải bằng nhau

***********

***********

***********

***********

c/ Cách chơi :

Khi có lệnh chơi, những em số một của mỗi hàng nhanh chóng nhảy lò cò bằng một chân về phía trước vòng qua lá cờ (không được giẫm vào vòng tròn) rồi lại nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm vào người số 2, sau đó đi về đứng ở cuối hàng Em số 2 lại nhảy lò cò như em số một và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết Hàng nào lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc

- Những trường hợp phạm quy :

+ Xuất phát trước lệnh chơi của giáo viên hoặc cán sự môn học Người trước chưa

về đến nơi, chưa chạm tay, người sau đã rời khỏi vạch xuất phát

+ Không lò cò vòng qua cờ hay vật chuẩn, nhảy vào vòng tròn

+ Không lò cò mà chạy hoặc lò cò chạm chân co xuống đất

Trang 10

6/ Trò chơi: “ Chạy thổi tiếp sức”.

a/ Mục đích:

Nhằm rèn luyện sức nhanh , sự phối hợp đồng đội khéo léo linh hoạt

b/Chuẩn bị :

Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6 - 8m Có thể thay vạch đích bằng 2 - 4 lá cờ nhỏ (tương đương với số tổ học sinh trong lớp), cờ nọ cách cờ kia

1 - 2m Tập hợp học sinh trong lớp thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ

có số ngưòi bằng nhau

c/ Cách chơi :

Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng qua cờ rồi chạy về vạch xuất phát chạm tay (hoặc trao cho bạn 1 chiếc khăn hay quả bóng…) bạn số

2, số 2 lại chạy như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước,

ít phạm qui là thắng cuộc

* Các trường hợp phạm quy :

+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình

+ Không chạy vòng qua cờ

7/ Trò chơi: “Chạy tốc độ cao”

a/ Mục đích:

Nhằm rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự khéo léo linh hoạt, giáo dụctinh thần tập thể, tính tự giác

b/ Chuẩn bị:

Kẻ các vạch CB và vạch XP 1cách nhau tối thiểu 1,5m Kẻ vạch XP2 cách vạch XP1 8-10m Kẻ vạch đích cách vạch XP2 20m Cán sự cầm cờ đứng ở vạch XP2, GV cầm đồng hồ đứng ở đích Tập hơp học sinh thành những hàng dọc sau vạch chuẩn bị Những em đến lượt tiến vào vạch XP1 và thực hiện tư thế chuẩn bị XP

c/ Cách chơi:

Khi có lệnh, các em chạy nhanh đến đích Khi người thứ nhất và người thứ 2 chạy đến vạch XP2, cán sự phất cờ để GV bắt đầu bấm giờ đo thành tích của hai

Trang 11

người đó Cũng có thể không bấm giờ mà chỉ theo dõi người đến có phải là người đến vạch XP2 trước tiên hay không

d/ Yêu cầu:

Trong quá trình chơi phải tích cực , tự giác chấp hành mọi qui ước của trò chơi đề ra

Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, từng nội dung có thể cho các tổ thi đua với nhau, việc nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện trong các em học sinh.Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều

gì đó là các em sẽ thích thú ngay

Giáo viên cần tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu hay bệnh tật nhẹ.Để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau

Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không nên để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các em có sức khoẻ tốt giúp đỡ các em có sức khoẻ không tốt, giáo viên nên động viên giúp đỡ các em này Cần tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn

Nói chung, chương trình dạy nội dung chạy ngắn trong trường THCS rất đa dạng, phong phú nhưng tuỳ theo một mức độ khác nhau Chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy làm sao tạo mọi điều kiện, sử dụng mọi phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đồng thời phải đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê trong luyện tập, nâng cao sức khoẻ, đảm bảo tốt trong việc học tập

Ngày đăng: 10/05/2019, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w