1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường Trung cấp Sư phạm Mầm non tỉnh Thái Bình

117 148 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang ở thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, với xu thế này các nước trên thế giới đều chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua việc lấy giáo dục đào tạo làm động lực phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc Việt Nam gia nhập WTO... tất cả vừa là thời cơ vừa là thách thức lớn đối với nền giáo dục nước nhà. Đội ngũ giáo viên mầm non – sản phẩm quá trình đào tạo của các trường Sư phạm Mầm non chính là những người thực hiện sứ mệnh giáo dục mầm non. Muốn có đội ngũ giáo viên mầm non tốt thì ngay từ khi còn học nghề ở trường sư phạm, giáo sinh phải được trang bị những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành mầm non, đặc biệt là chú trọng rèn tay nghề và giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho học sinh. Theo quan điểm đổi mới hiện nay, đào tạo trung cấp chuyên nghiệp cần chú trọng việc rèn tay nghề cho người học, mà công tác thực hành, thực tập sư phạm đem lại hiệu quả thiết thực, hoàn thiện các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho học sinh, chuẩn bị cho họ tự tin bước vào thực tiễn lao động nghề nghiệp, góp phần quan trọng vào chất lượng đào tạo nghề. Thông qua hoạt động này nhằm phát huy tối đa năng lực của người học; giúp người học được tiếp xúc, chứng kiến, học hỏi, nghiên cứu thực tế, được rèn luyện các kỹ năng cần thiết nhằm củng cố, bổ trợ thêm cho những kiến thức lý thuyết đã học trên lớp; đồng thời giúp người học tích luỹ kinh nghiệm thực tế, tự tin khi làm việc độc lập sau này. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giáo sinh Sư phạm nói chung và giáo sinh Sư phạm Mầm non nói riêng khi đối tượng hành nghề của các em là con người - là trẻ Mầm non. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần IX chỉ rõ: Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và những vùng khó khăn.[39] Luật giáo dục khẳng định: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và "Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học ở lớp một" [15]. Vấn đề đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là một vấn đề quan trọng, then chốt trong hoạt động của nhà trường. Thực tập sư phạm là một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo giáo viên mầm non, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo giáo viên mầm non. Chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục một cách toàn diện, trong đó có Giáo dục Mầm non; vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay là cấp thiết. Trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình là cái nôi đào tạo giáo viên mầm non cho tỉnh Thái Bình. Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo tại quyết định số 2278/GD- ĐT ngày 15/08/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có trương trình thực hành, thực tập sư phạm. Đã nhiều năm nay, trường trung cấp sư phạm Mầm non Thái Bình cũng như các trường sư phạm mầm non khác trong cả nước tự soạn cho mình một chương trình thực hành, thực tập sư phạm để rèn nghề cho học sinh. Tuy nhiên, công tác quản lý thực hành, thực tập sư phạm đối với học sinh trường trung cấp sư phạm Mầm non tỉnh Thái Bình còn nhiều mặt bất cập so với yêu cầu đổi mới ngành học mầm non. Vì vậy, trường cần có những biện pháp đổi mới công tác quản lý thực hành, thực tập sư phạm để nâng cao hiệu quả công tác này, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục mầm non trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt đối với giáo sinh Trung cấp sư phạm Mầm non, do thời lượng của chương trình đào tạo trung cấp ngắn, hoạt động thực hành thực tế, thực tập giúp giáo sinh được tiếp xúc trực tiếp với trẻ mầm non, chứng kiến mọi hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non trên lớp là minh hoạ sống động nhất bổ trợ cho các bài học lý thuyết trên lớp; đồng thời giúp người học có cơ hội rèn tay nghề, tự tin khi làm việc độc lập sau này. Trong một số luận văn thạc sĩ đã bảo vệ như: "Biện pháp quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh trung cấp chuyên nghiệp trường trung học công nghệ chế tạo máy", Luận văn thạc sĩ - Quản lý giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga (2009) [32]. Hay luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thêu với đề tài "Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình"[23] ... đã đề cập đến nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau trong công tác tổ chức và quản lý thực tập sư phạm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến vai trò của thực tập sư phạm đối với sự hình thành phẩm chất, năng lực sư phạm của sinh viên và một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của học sinh trường trung cấp Sư phạm Mầm non. Điều đó đã thúc đẩy tác giả nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của học sinh trường trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Mầm non. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của học sinh trường trung cấp sư phạm Mầm non Thái Bình 3.2. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đào tạo của trường trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do động cơ học tập, phương pháp học tập của học sinh hoặc do hoạt động dạy… trong đó công tác quản lý hoạt động thực tập của nhà quản lí chưa khoa học và kém hiệu quả. Cần đề ra các biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động thực tập sư phạm của học sinh trường TCSP Mầm non Thái Bình. 5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp Sư phạm Mầm non tỉnh Thái Bình. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao kết quả hoạt động thực tập sư phạm của học sinh trường trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình 6. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện hạn chế về mặt thời gian, không gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của học sinh trường trung cấp sư phạm Mầm non Thái Bình. 6.1. Về đối tượng khảo sát Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình 6.2. Về mặt nội dung Luận văn tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của học sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Lý luận về quản lý, vấn đề giáo dục – Đào tạo nói chung và đào tạo giáo viên mầm non nói riêng trong các văn kiện đại hội Đảng các cấp, các văn bản pháp qui và về chiến lược phát triển giáo dục – Đào tạo. 7.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm về biện pháp quản lý thực tập sư phạm của trường TCSP mầm non Thái Bình, từ đó rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những biện pháp quản lý công tác thực tập sư phạm cho học sinh. 7.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp thăm dò bằng phiếu: Sử dụng phiếu gồm các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở về công tác quản lý hoạt động thực tập sư phạm và công tác quản lý thực tập sư phạm. 7.4 Phương pháp tọa đàm – trao đổi: Tọa đàm trao đổi với những người trực tiếpchỉ đạo, hướng dẫn thực tập sư phạm cho học sinh hoặc những người có liên quan để xin ý kiến về các vấn đề cụ thể có liên quan với đề tài mà phiếu hỏi không đề cập hết. 7.5 Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia cấp chuyên ngành, cán bộ quản lý các cấp và cán bộ chuyên môn cấp cơ sở. 7.6 Phương pháp thống kê toán học: Thống kê, phân tích và sử lý số liệu toán học. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn triển khai thành ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN CÔNG GIÁP

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

lý Giáo Dục, tôi viết luận văn Thạc sỹ Quản lý giáo dục với đề tài: "Biện pháp

quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường Trung cấp Sư phạm Mầm non tỉnh Thái Bình" Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã được:

Sự giúp đỡ tận tình của:

- Lãnh đạo và các thầy cô giáo Học viện Quản lý Giáo dục;

- Lãnh đạo và các chuyên viên phòng Giáo dục Chuyên nghiệp, phòngGiáo dục Mầm non, Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình;

- Lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục Thành phố Thái Bình

- Lãnh đạo và các đồng chí giáo viên trường Mầm non 1/6, Sơn Ca, Tiềnphong - Thành phố Thái Bình

- Lãnh đạo và các đồng chí giáo viên trường Trung cấp sư phạm Mầmnon Tỉnh Thái Bình

- Đặc biệt là Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Công Giáp

Sự động viên khích lệ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của:

- Các đồng chí Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình

- Các đồng chí lãnh đạo Trường Trung cấp sư phạm Mầm non Thái Bình

- Các đồng chí, đồng nghiệp, bạn hữu và gia đình

Với tấm lòng trân trọng và biết ơn của mình, tôi xin chân thành cảm ơncác cơ quan, tập thể, cá nhân nêu trên và cảm ơn các nhà nghiên cứu, tập thểcác tác giả của những tài liệu mà tôi đã tham khảo và trích dẫn

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Phạm Thị Thu Hương

Trang 3

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản và một số vấn đề có liên quan 7

1.1.1 Quản lý 7

1.1.2 Quản lý giáo dục 9

1.1.3 Quản lý nhà trường 10

1.1.4 Quản lý hoạt động thực tập 11

1.1.5 Nội dung quản lý hoạt động thực tập sư phạm 13

1.1.6 Biện pháp quản lý thực tập sư phạm 13

1.2 Công tác thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non 14

1.2.1 Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 14

1.2.2 Vai trò cuả thực tập sư phạm trong việc đào tạo giáo viên mầm non 16

1.2.3 Mục tiêu và nội dung của hoạt động thực tập sư phạm 17

Tiểu kết chương 1 27

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON TỈNH THÁI BÌNH 28

Trang 5

2.2 Thực trạng hoạt động thực tập sư phạm và công tác quản lý thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non Tỉnh Thái Bình

30

2.2.1 Thực trạng hoạt động thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình 31

2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thực tập sư phạm của trường trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình 48

Tiểu kết chương 2 57

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON TỈNH THÁI BÌNH 59

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 59

3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 59

3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ 59

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 60

3.2 Đề xuất các biện pháp đổi mới công tác quản lý thực tập sư phạm 61

3.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, quy trình thực tập sư phạm cho học sinh trường Trung cấp sư phạm mầm non khoa học và hợp lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non 61

3.2.2 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động thực tập sư phạm và quản lý thực tập sư phạm 64

3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng và hoàn thiện quy chế, các văn bản quy định về thực tập sư phạm và quản lý hoạt động thực tập sư phạm 66

3.2.4 Biện pháp 4 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên hướng dẫn và cán bộ quản lý công tác thực tập sư phạm 67

Trang 6

3.2.6 Biện pháp 6: Đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá và công tác thi đua khen thưởng kỷ luật trong quá trình thực tập

sư phạm 71

3.2.7 Biện pháp 7: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa trường TCSP Mầm non với các trường Mầm non cơ sở và làm tốt công tác thông tin trong quản lý hoạt động thực tập sư phạm 74

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 76

3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đổi mới công tác quản lý thực tập sư phạm đã đề xuất 78

Tiểu kết chương 3 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

1 Kết luận 83

2 Kiến nghị 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 90

Trang 7

Bảng 2.1 Thống kê ý kiến về những mặt mạnh của học sinh trong quá trình thực tập sư phạm 36 Bảng 2.2 Thống kê ý kiến về những mặt yếu của học sinh trong quá trình thực tập sư phạm 41 Bảng 2.3 Thống kê ý kiến về những khó khăn của học sinh trong quá trình thực tập sư phạm 45 Bảng 2.4 Thống kê ý kiến về những mặt mạnh trong công tác quản lý thực tập sư phạm 49 Bảng 2.5 Thống kê ý kiến về những mặt yếu trong công tác quản lý thực tập sư phạm 51 Bảng 2.6 Thống kê ý kiến về nguyên nhân của những mặt yếu trong công tác quản lý thực tập sư phạm 54

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động thực tập sưphạm 79

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới đang ở thế kỷ 21, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, với xu thế nàycác nước trên thế giới đều chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua việclấy giáo dục đào tạo làm động lực phát triển Trong bối cảnh Việt Namchuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sựphát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế, việc Việt Nam gia nhập WTO tất cả vừa là thời cơ vừa làthách thức lớn đối với nền giáo dục nước nhà

Đội ngũ giáo viên mầm non – sản phẩm quá trình đào tạo của các trường

Sư phạm Mầm non chính là những người thực hiện sứ mệnh giáo dục mầmnon Muốn có đội ngũ giáo viên mầm non tốt thì ngay từ khi còn học nghề ởtrường sư phạm, giáo sinh phải được trang bị những kiến thức cơ bản, kiếnthức chuyên ngành mầm non, đặc biệt là chú trọng rèn tay nghề và giáo dụcphẩm chất nghề nghiệp cho học sinh

Theo quan điểm đổi mới hiện nay, đào tạo trung cấp chuyên nghiệp cầnchú trọng việc rèn tay nghề cho người học, mà công tác thực hành, thực tập sưphạm đem lại hiệu quả thiết thực, hoàn thiện các phẩm chất và năng lực nghềnghiệp cho học sinh, chuẩn bị cho họ tự tin bước vào thực tiễn lao động nghềnghiệp, góp phần quan trọng vào chất lượng đào tạo nghề

Thông qua hoạt động này nhằm phát huy tối đa năng lực của người học;giúp người học được tiếp xúc, chứng kiến, học hỏi, nghiên cứu thực tế, đượcrèn luyện các kỹ năng cần thiết nhằm củng cố, bổ trợ thêm cho những kiếnthức lý thuyết đã học trên lớp; đồng thời giúp người học tích luỹ kinh nghiệmthực tế, tự tin khi làm việc độc lập sau này

Trang 9

Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giáo sinh Sư phạmnói chung và giáo sinh Sư phạm Mầm non nói riêng khi đối tượng hành nghềcủa các em là con người - là trẻ Mầm non

Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần IX chỉ rõ: Giáo dục –

đào tạo là quốc sách hàng đầu Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt

là ở nông thôn và những vùng khó khăn.[39]

Luật giáo dục khẳng định: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong

hệ thống giáo dục quốc dân và "Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ

em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học ở lớp một" [15]

Vấn đề đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là một vấn đề quan trọng,then chốt trong hoạt động của nhà trường Thực tập sư phạm là một khâuquan trọng trong quy trình đào tạo giáo viên mầm non, nó ảnh hưởng rất lớnđến chất lượng đào tạo giáo viên mầm non Chúng ta đang thực hiện đổi mớigiáo dục một cách toàn diện, trong đó có Giáo dục Mầm non; vì vậy, việcnâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay là cấp thiết Trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình là cái nôi đào tạo giáoviên mầm non cho tỉnh Thái Bình Trong chương trình đào tạo giáo viên mầmnon của Bộ giáo dục và Đào tạo tại quyết định số 2278/GD- ĐT ngày15/08/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có trương trình thựchành, thực tập sư phạm Đã nhiều năm nay, trường trung cấp sư phạm Mầmnon Thái Bình cũng như các trường sư phạm mầm non khác trong cả nước tựsoạn cho mình một chương trình thực hành, thực tập sư phạm để rèn nghề chohọc sinh Tuy nhiên, công tác quản lý thực hành, thực tập sư phạm đối vớihọc sinh trường trung cấp sư phạm Mầm non tỉnh Thái Bình còn nhiều mặtbất cập so với yêu cầu đổi mới ngành học mầm non Vì vậy, trường cần cónhững biện pháp đổi mới công tác quản lý thực hành, thực tập sư phạm để

Trang 10

nâng cao hiệu quả công tác này, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dụcmầm non trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đặc biệt đối với giáo sinh Trung cấp sư phạm Mầm non, do thời lượngcủa chương trình đào tạo trung cấp ngắn, hoạt động thực hành thực tế, thựctập giúp giáo sinh được tiếp xúc trực tiếp với trẻ mầm non, chứng kiến mọihoạt động giáo dục của giáo viên mầm non trên lớp là minh hoạ sống độngnhất bổ trợ cho các bài học lý thuyết trên lớp; đồng thời giúp người học có cơhội rèn tay nghề, tự tin khi làm việc độc lập sau này

Trong một số luận văn thạc sĩ đã bảo vệ như: "Biện pháp quản lý hoạtđộng thực tập nghề của học sinh trung cấp chuyên nghiệp trường trung họccông nghệ chế tạo máy", Luận văn thạc sĩ - Quản lý giáo dục, Viện khoa họcgiáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga (2009) [32] Hay luậnvăn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thêu với đề tài "Một số biện pháp quản lýthực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng sưphạm Thái Bình"[23] đã đề cập đến nhiều nội dung và khía cạnh khác nhautrong công tác tổ chức và quản lý thực tập sư phạm Tuy nhiên, các công trìnhnghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến vai trò của thực tập sư phạm đối với sựhình thành phẩm chất, năng lực sư phạm của sinh viên và một số biện phápquản lý thực tập sư phạm của sinh viên, nhưng chưa có đề tài nào đi sâunghiên cứu về biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của học sinhtrường trung cấp Sư phạm Mầm non Điều đó đã thúc đẩy tác giả nghiên cứu

đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của học sinh

trường trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý thực tập sư phạm của trường Trung cấp sưphạm mầm non tỉnh Thái Bình, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáoviên Mầm non

Trang 11

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm

của học sinh trường trung cấp sư phạm Mầm non Thái Bình

3.2 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đào tạo của trường trung cấp sư

phạm mầm non tỉnh Thái Bình

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp Sưphạm Mầm non Thái Bình còn nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn Nguyênnhân của thực trạng này có thể do động cơ học tập, phương pháp học tập củahọc sinh hoặc do hoạt động dạy… trong đó công tác quản lý hoạt động thựctập của nhà quản lí chưa khoa học và kém hiệu quả Cần đề ra các biện phápquản lý hoạt động thực tập sư phạm hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạocủa nhà trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động thực tập sư phạm của học sinh

trường TCSP Mầm non Thái Bình

5.2 Khảo sát thực trạng hoạt động thực tập sư phạm của trường trung cấp Sư

phạm Mầm non tỉnh Thái Bình

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao kết quả hoạt động thực tập sư

phạm của học sinh trường trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình

6 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện hạn chế về mặt thời gian, không gian, luận văn chỉ tập trungnghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của học sinhtrường trung cấp sư phạm Mầm non Thái Bình

6.1 Về đối tượng khảo sát

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường Trung cấp Sư phạmMầm non Thái Bình

Trang 12

6.2 Về mặt nội dung

Luận văn tập trung làm rõ thực trạng quản lý hoạt động thực tập sưphạm của học sinh trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Thái Bình

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên

quan đến đề tài nghiên cứu như: Lý luận về quản lý, vấn đề giáo dục – Đàotạo nói chung và đào tạo giáo viên mầm non nói riêng trong các văn kiện đạihội Đảng các cấp, các văn bản pháp qui và về chiến lược phát triển giáo dục –Đào tạo

7.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm về biện pháp

quản lý thực tập sư phạm của trường TCSP mầm non Thái Bình, từ đó rút ranhững kinh nghiệm, đề xuất những biện pháp quản lý công tác thực tập sưphạm cho học sinh

7.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp thăm dò bằng phiếu: Sử dụng phiếu gồm các câu hỏi đóng

và các câu hỏi mở về công tác quản lý hoạt động thực tập sư phạm và côngtác quản lý thực tập sư phạm

7.4 Phương pháp tọa đàm – trao đổi: Tọa đàm trao đổi với những người trực

tiếpchỉ đạo, hướng dẫn thực tập sư phạm cho học sinh hoặc những người cóliên quan để xin ý kiến về các vấn đề cụ thể có liên quan với đề tài mà phiếuhỏi không đề cập hết

7.5 Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia cấp chuyên

ngành, cán bộ quản lý các cấp và cán bộ chuyên môn cấp cơ sở

7.6 Phương pháp thống kê toán học: Thống kê, phân tích và sử lý số liệu

toán học

Trang 13

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn triển khai thành bachương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư

phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường

Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động thực tập sư phạm của trường

Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình

Kết luận và kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP

SƯ PHẠM MẦM NON

1.1 Một số khái niệm cơ bản và một số vấn đề có liên quan

1.1.1 Quản lý

1.1.1.1 Quan niệm về quản lý

Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cầnphối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung Quá trìnhtạo ra của cải vật chất và tinh thần … ngày càng được thực hiện trên quy môlớn với tính chất và độ phức tạp ngày càng cao, càng đòi hỏi sự phân công,

chuyên môn hoá lao động đã xuất hiện một dạng lao động đặc biệt - lao động

quản lý Hoạt động quản lý cần thiết với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội,

trong mỗi quốc gia và trên toàn cầu.

Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng (NXB Giáo dục, 1998) là: Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan.

F W Taylor cho rằng:” Quản lý là biết chính xác điều muốn người kháclàm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻnhất”.Các nhà nghiên cứu từ các góc độ tiếp cận khác nhau đã đưa ra các kháiniệm khác nhau

Theo tác giả Henry Fayol thì “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kếhoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [199, tr.108] [8]

Theo tác giả Trần Kiểm nêu khái niệm quản lý như sau: “Quản lý lànhững tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp,

sử dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong

Trang 15

và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt được mục đíchcủa tổ chức với hiệu quả cao nhất”[15,tr.15] [14]

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể lên khách thể bằng việc vậndụng những tri thức, kỹ năng nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và cơ hội của hệ thống tổ chức đạt được mục tiêu dự kiến.

Như vậy có thể xem quản lý là cách thức tổ chức để đạt mục đích quản

lý bằng chi phí thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Với tính chất là lao động dạng đặc thù xã hội của con người, quản lý vàcông tác quản lý là một vấn đề có tính lý luận và luôn gặp trong thực tiễn đờisống của mọi lĩnh vực riêng biệt trong hoạt động xã hội Quản lý là một khoahọc, là nghệ thuật mang đặc điểm tâm lý với tính nhạy cảm tế nhị có kỹ thuật(lao động đặc thù: trí óc và tay chân kết hợp hỗ trợ của các phương tiện kỹ

thuật và công nghệ…), mà thực chất là quản lý “Một tiểu hệ thống xã hội”

nảy sinh từ chức năng của chính bản thân nó trong quá trình điều khiển mọiquá trình xã hội khác: thông qua mối quan hệ hữu cơ tương tác, ảnh hưởngqua lại lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý, vận hành theo một hệthống để hướng đến đạt được mục tiêu nhất định của tổ chức xã hội Đó chính

là công tác quản lý và tập hợp các tác động tương hỗ quản lý, làm xuất hiệncác mối quan hệ quản lý để điều khiển một hệ thống tổ chức chuyển động từtrạng thái này sang trạng thái khác theo ý đồ của nhà quản lý

1.1.1.2 Chức năng của quản lý

Chức năng quản lý chiếm giữ vị trí then chốt, nó gắn liền với nội dungcủa hoạt động điều hành ở mọi cấp Quản lý có chức năng cơ bản sau:

- Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng căn bản trong quản lý Lập kế

hoạch là việc lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai chotoàn bộ và cho từng bộ phận của mỗi hệ thống quản lý, nó bao gồm sự lựachọn mục tiêu, xác định phương thức để đạt được các mục tiêu

Trang 16

- Chức năng tổ chức: Có tính quyết định, vì nếu không tổ chức được thì

sẽ không quản lý được Tổ chức là quá trình sắp xếp, xếp đặt một cách khoahọc những yếu tố, những con người, những dạng hoạt động thành một hệ toànvẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau một cách tối ưu

- Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo: Là huy động lực lượng để thực hiện kế

hoạch, là biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả hiện thực Phảigiám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng

kế hoạch Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làmthay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ nhằm giứ vững mục tiêu chiến lược

đề ra

- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Trong công tác quản lý không thể thiếu

hoạt động kiểm tra, đánh giá Nhiệm vụ của kiểm tra là nhằm đánh giá trạngthái của hệ, xem mục tiêu dự kiến ban đầu của toàn bộ kế hoạch đã đạt được ởmức độ nào Kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trìnhhoạt động, tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lýrút ra những bài học kinh nghiệm

Ở Việt nam theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “ Quản lý giáo dục theo

nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội

Trang 17

Theo F.G Panatrin thì “Quản lý giáo dục là tác động một cách có hệ

thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hoà ở thế hệ trẻ.”

Nguyễn Gia Quý khái quát “ Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức

của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân”[36]

Như vậy, khái niệm quản lý và quản lý giáo dục là một thuật ngữ vừa cónghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng Do đó, hiểu đúng nghĩa của các cụm từ này để vậndụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác quản lý giáo dục ở trường học nóichung và đại học nói riêng là vấn đề khá nan giải Cho nên, đòi hỏi nhà quản

lý giáo dục ở tất cả các cấp, bậc học phải nghiên cứu và hiểu thấu đáo, mangtính khoa học, có chiều sâu để ứng dụng phù hợp một cách tương thích, hàihoà với trách nhiệm quản lý đương nhiệm ở từng trường hợp cụ thể

1.1.3 Quản lý nhà trường

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì ‘‘Quản lý nhà trường là tập hợpnhững tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh vàcán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng

xã hội đóng góp và lao động xây dựng vốn tự có Hướng vào việc đẩy mạnhmọi hoạt động của nhà trường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻthực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lêntrạng thái mới.” [24]

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhàtrường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [12]

Trang 18

Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở nhữngquy luật chung của quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng Quản

lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội được quy định bởi bản chấthoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáodục trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa làchủ thể hoạt động của bản thân mình Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhâncách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rènluyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận

Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu: Quản lý, lãnh đạo nhà trường là

quản lý, lãnh đạo hoạt động của giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh trong trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục – đào tạo, hoạt động củanhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạochặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm sự đoàn kết, sẽ thống nhất được mọi lực lượngtrong và ngoài nhà trường, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chấtlượng và hiệu quả mục đích giáo dục

Công tác quản lý nhà trường phải nhằm quản lý toàn diện tất cả mọi hoạtđộng mới có thể giáo dục, hoàn thiện và phát triển nhân cách của trẻ một cáchhợp lí, hợp quy luật, khoa học và hiệu quả Hiệu quả giáo dục trong nhàtrường phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường kể cả các lực lượng hỗtrợ, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường Muốn có hiệu quả trongcông tác quản lý, người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù củanhà trường, phải chú trọng đến việc cải tiến công tác quản lý giáo dục

1.1.4 Quản lý hoạt động thực tập

a.Thực tập : Thực tập là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, được

yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (thực tập luật sư, thực tập sư

Trang 19

phạm), cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanhnghiệp để hoàn tất chương trình đào tạo.

Theo từ điển tiếng Việt, "Thực tập là việc tập làm trong thực tế để ápdụng và củng cố lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên môn" [33].Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên):Thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyênmôn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy, sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báocáo cho nhà trường

b Thực tập sư phạm là hoạt động vận dụng những tri thức khoa học về

chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên vào việc tập luyện giảng dạy và giáo dụchọc sinh nhằm hình thành năng lực sư phạm của người giáo viên trong tươnglai Trong quá trình thực tập, sinh viên được tập làm một cách trọn vẹn cácnhiệm vụ của một giáo viên

c Thực tập sư phạm của học sinh chuyên ngành mầm non là hoạt

động vận dụng những tri thức khoa học về chuyên môn nghiệp vụ đã đượclĩnh hội qua các bài giảng lý thuyết ở trường sư phạm vào việc tập luyệnchăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nhằm hình thành năng lực sư phạm vànhững phẩm chất cần thiết của người giáo viên mầm non trong tương lai có

đủ khả năng chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3 tháng - 72 tháng tuổi

Hoạt động thực tập nói chung từ lâu đã được thực hiện ở các trường đại học,cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Đặc biệt, đối với nghành Sư phạm nóiriêng, vấn đề thực tập không phải là một vấn đề hoàn toàn mới lạ Xuất phát từyêu cầu rèn luyện nâng cao tay nghề cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tiếpxúc với môi trường thực tế, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học, vấn đềnày đã được nhiều nhà khoa học, giáo dục quan tâm nghiên cứu

Trang 20

1.1.5 Nội dung quản lý hoạt động thực tập sư phạm

Quản lý hoạt động thực tập là quá trình vận dụng các chức năng quản lý(lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) một cách sáng tạo để tổ chức, điềuhành toàn bộ các hoạt động có liên quan đến việc thực tập Cụ thể là:

- Xây dựng kế hoạch thực tập với nội dung thực tập rõ ràng

- Tổ chức thực hiện hoạt động thực tập với sự phân công phân nhiệm chotừng nội dung công việc đến từng người, từng bộ phận có liên quan

- Kiểm tra thực tập theo những quy định và thời điểm nhất định

- Đánh giá hoạt động thực tập

Quản lý hoạt động thực tập cũng bao hàm ý nghĩa tìm những giải pháptốt nhất để thực hiện một cách có hiệu quả nội dung thực tập trên cơ sở đảmbảo những điều kiện thuận lợi giúp sinh viên có thể thực tập tốt và tích lũythêm được kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân Từ đó, kiến thức đã họcđược củng cố và nâng cao để sinh viên có thể vững vàng hơn về các kỹ năngcũng như có những nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp

Mục đích cuối cùng của quản lý thực tập là thực hiện được mục tiêu của

kỳ thực tập bằng những biện pháp tốt nhất, khả thi nhất Quản lý tốt việc thựctập cũng chính là thông qua các biện pháp mà nâng cao hiệu quả thực tập chohọc sinh, làm cho thực tập trở thành một thời gian bổ ích đối với học sinh

1.1.6 Biện pháp quản lý thực tập sư phạm

Biện pháp quản lý thực tập sư phạm: Là nội dung, cách thức, cách giải

quyết một số vấn đề cụ thể nào đó của chủ thể quản lý về tổ chức quản lý thựctập sư phạm, mà chủ thể quản lý chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện

* Quán triệt mục tiêu, nội dung thực tập

Mục tiêu thực tập là những chỉ tiêu tay nghề mà học sinh phải đạt đượcsau hoạt động thực tập Tùy theo từng đối tượng đào tạo, trình độ đào tạo mà

có các mục tiêu khác nhau

Trang 21

Nội dung thực tập: Trên cơ sở chương trình giáo dục kết hợp thực tế tại

cơ sở thực tập thì hoàn thành nội dung thực tập, được chi tiết hóa bằng các chỉtiêu tay nghề

1.2 Công tác thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non

1.2.1 Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Trong thực tế người giáo viên, ngoài hiểu biết sâu rộng chuyên môn củamình, phải có kỹ năng, kỹ xảo nghề để làm tốt công việc giảng dạy giáo dụchọc sinh Đối với sinh viên chuyên ngành mầm non cần phải biết vận dụngnhững kiến thức tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy các mônhọc để tổ chức các hoạt động giáo dụctrẻ mầm non Vì vậy, rèn luyện nghiệp

vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành mầm non là rất cần thiết

Bất cứ quá trình hình thành kỹ năng nghề nghiệp nào cũng được chia làmhai giai đoạn: Giai đoạn ở trường dạy nghề và giai đoạn trực tiếp hoạt độngtrong thực tế sau khi ra trường Sự hình thành kỹ năng sư phạm cũng vậy, ởgiai đoạn đầu, trường sư phạm cung cấp cho học sinh những tri thức kỹ năng,

kỹ xảo về nghề Giai đoạn 2 là quá trình hoạt động thực tiễn của người họcsinh khi ra trường để củng cố những kỹ năng, kỹ xảo đã hình thành phát triển

và hoàn thiện chúng

Những năm học ở trường Trung cấp sư phạm mầm non là cơ sở quantrọng để học sinh rèn luyện tay nghề của mình Song sự hoàn thiện tay nghềbao giờ cũng gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người Kỹ năng sưphạm của học sinh được phát triển và hoàn thiện trong giảng dạy, giáo dụcsau này của họ Do vậy rèn luyện kỹ năng sư phạm cho học sinh sư phạmmầm non là vô cùng quan trọng và phải được tổ chức một cách hợp lý vớinhiều hình thức khác nhau

Hình thức đầu tiên là thông qua việc giảng dạy và học tập các bộ mônvăn hóa, các môn học nghiệp vụ, qua các giờ thực hành

Trang 22

+ Các môn văn hóa cung cấp cho học sinh hiểu biết về tự nhiên, xã hội,con người giúp học sinh nắm vững tri thức chuyên môn.

+ Các môn nghiệp vụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuẩn bịtay nghề cho người giáo viên mầm non tương lai Các bộ môn này cung cấpcho học sinh những tri thức nghiệp vụ cơ bản, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cầnthiết để họ có thể giảng dạy và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻsau này

Hình thức thứ 2 là thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm,trường sư phạm không đơn thuần là trường dạy văn hóa chuyên môn mà còn

là trường dạy nghề Vì vậy trong quá trình học tập người học sinh cần đượctrang bị hệ thống tri thức về nghề Phải được rèn luyện các kỹ năng sư phạmcần thiết.Quá trình học tập và rèn luyện ở trường sư phạm cần phải được diễn

ra như một quá trình đào tạo tay nghề cho người thầy giáo để hình thành hoànthiện và phát triển xu hướng nghề, phẩm chất năng lực nghề và khả năngthích ứng với nghề Vì vậy việc rèn luyện tay nghề cho học sinh ngay từ vàotrường sư phạm cần phải được tiến hành mọi khâu đào tạo từ việc cung cấp trithức lý luận đến tổ chức thực hành để vận dụng lý thuyết vào thực tế

Việc thực hành rèn luyện tay nghề cho học sinh hết sức đa dạng theotừng chuyên nghành khác nhau song nhìn chung cần đảm bảo những yêucầu sau:

+ Cần nhận thức sâu sắc mục đích yêu cầu của hoạt động thực hành.+ Thực hành trên cơ sở nắm vững lý thuyết qua các hình thức khác nhauvào những hoàn cảnh khác nhau

+ Tiến hành hoạt động thực hành một cách kiên trì, tỷ mỉ và có hiệu quả

Ở trường Trung cấp sư phạm mầm non có thể tổ chức cho học sinh thựchành rèn luyện nghiệp vụ dưới nhiều hình thức khác nhau như làm các bàitập thực hành, làm đồ dùng dạy học, tập soạn giáo án và tập dạy để vận dụng

Trang 23

lý thuyết và phương pháp giảng dạy vào thực tế, hình thức này được tiến hànhthường xuyên vào năm thứ nhất

Thực hành thường xuyên có nhiệm vụ giúp học sinh làm quen vớitrường, nhóm, lớp mầm non, với trẻ, với các công việc chăm sóc giáo dục trẻ

và giảng dạy các bộ môn một cách riêng lẻ

1.2.2 Vai trò cuả thực tập sư phạm trong việc đào tạo giáo viên mầm non

Thực tập sư phạm là quá trình giáo dục - đào tạo ngoài lớp học, ngoàinhà trường sư phạm được tiến hành theo các nội dung quy định bắt buộc trongchương trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành và do ngành nghề quy định

Do vậy, quản lý thực tập sư phạm với sự tham gia phối hợp giữa trườngTrung cấp sư phạm và trường mầm non là rất quan trọng trong việc nâng cao

chất lượng và hiệu quả thực tập sư phạm

- Đối với học sinh

Thực tập sư phạm là hình thức đào tạo người giáo viên mầm non trongtương lai, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của ngườigiáo viên mầm non Phẩm chất nghề nghiệp của học sinh sư phạm mầm non

sẽ được hình thành tích cực và mạnh mẽ trong khi họ tiến hành hoạt độngthực tập nghề ở trường mầm non Đây là nội dung nằm trong chương trìnhđào tạo giáo viên mầm non có trình độ TCSP, khi thực hiện TTSP tốt sẽ cónhiều tác dụng đối với mỗi học sinh

Nhà trường trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết, chuẩn bị chuđáo về tư tưởng và các hệ điều kiện trước khi cho học sinh đi thực tập

Thực tập sư phạm còn giúp học sinh học thêm được nhiều điều trongcuộc sống và nhất là tiếp thu các kinh nghiệm nghề nghiệp của những đồngnghiệp đi trước là dịp để kiểm chứng những điều đã đã được học tập ở trường,

tự thử thách mình trước cuộc sống, là cơ hội để tìm tòi, phát hiện, khảonghiệm những tri thức nghề nghiệp rèn luyện nhân cách của người giáo viênmầm non

Trang 24

- Đối với trường sư phạm và trường mầm non

Thực tập sư phạm là dịp tốt để giúp trường sư phạm kiểm tra trình độnghề nghiệp của những giáo viên tương lai, đánh giá chất lượng đào tạo củamình để có sự cải tiến, điều chỉnh nội dung, phương pháp và kế hoạch đào tạocho phù hợp

Hướng dẫn thực tập sư phạm cho học sinh, giáo viên mầm non có điềukiện trao đổi, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời trao đổi đượcnhiều kinh nghiệm thực tế cho các đoàn thực tập

Đợt thực tập sư phạm giúp cho việc xác định các kỹ năng cơ bản, kỹnăng hỗ trợ mà người học sinh cần có trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đểtrường sư phạm vách ra các chuẩn đánh giá được chính xác Đây là cơ sởquan trọng để ban chỉ đạo thực tập sư phạm, các giáo viên hướng dẫn thực tậpkiểm tra, đánh giá đúng trình độ của học sinh thực tập

Khi tham gia công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực tập sư phạm chohọc sinh, giáo viên sư phạm mầm non có điều kiện trao đổi, học hỏi vềchuyên môn nghiệp vụ, đồng thời trao đổi được nhiều kinh nghiệm thực tếcho các đoàn thực tập Bên cạnh đó, khi chỉ đạo hướng dẫn thực tập, trườngmầm non cũng kiểm nghiệm lại các mặt công tác của mình và đóng góp nhiều

ý kiến cho trường sư phạm về công tác đào tạo giáo viên

1.2.3 Mục tiêu và nội dung của hoạt động thực tập sư phạm

1.2.3.1 Mục tiêu của hoạt động thực tập sư phạm

Hoạt động thực tập sư phạm nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụngcác kiến thức đã học vào thực tế, hình thành hệ thống các kỹ năng nghềnghiệp, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công tác sau này

Có 3 loại mục tiêu hay còn gọi là 3 cấp mục tiêu:

- Mục tiêu nhà trường: Do nhà trường (hội đồng giáo dục- khoa học nhàtrường vạch ra) nhằm xác định diện đào tạo

Trang 25

- Mục tiêu bộ môn: Do tập thể giáo viên mỗi bộ môn xây dựng, căn cứvào mục tiêu của trường Mục tiêu nhằm xác định những năng lực mà họcsinh phải đạt được để hoàn thành những hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnhvực nghiệp vụ sư phạm của mình

- Mục tiêu chuyên biệt: Là mục tiêu cụ thể của từng bài giảng thực tập

do chính các giáo viên sư phạm xác định, dựa vào mục tiêu giáo dục của bộmôn, mô tả những năng lực mà học sinh phải đạt trong ba lĩnh vực nhậnthức, kỹ năng, thái độ đối với những tiêu chuẩn hoàn thành nhất định củatừng bài giảng để có thể thực hiện được nhiệm vụ nghề nghiệp của ngườigiáo viên tương lai

Các mục tiêu đó được cụ thể hóa thành các mục đích yêu cầu sau:

- Về nhận thức:

+ Giúp học sinh nhận thức được thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọngcủa quá trình đào tạo, giáo viên mầm non nhằm rèn luyện tay nghề một cáchtoàn diện, hệ thống Từ đó giúp học sinh củng cố khắc sâu lý thuyết đã học ởtrường sư phạm

+ Hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ của ngành học mầm non, của giáoviên mầm non trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

+ Hiểu được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, phong trào giáo dục nóichung và bậc học mầm non nói riêng ở địa phương nơi thực tập

- Về tư tưởng đạo đức tác phong – tinh thần, thái độ:

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nghiêm túc các nội quy,quy chế , nhiệm vụ của đợt thực tập

+ Giáo dục cho học sinh lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệmđối với nhiệm vụ được giao

+ Giáo đức tính kiên trì, thái độ ân cần, chu đáo, công bằng với trẻ, tôntrọng trẻ; rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, khoa học của cô giáo mầm non

Trang 26

+ Khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm của giáo viên chỉ đạo, giáo viên hướngdẫn và bạn bè, xây dựng mối quan hệ đúng mức giữa cán bộ giáo viên, côngnhân viên trong trường và cha mẹ trẻ.

+ Có ý thức kỷ luật, chấp hành nghiêm túc các quy định, tự giác thựchiện các yêu cầu và nhiệm vụ của đợt thực tập

+ Kỹ năng tổ chức hướng dẫn các hoạt động như chăm sóc, vệ sinh, nuôidưỡng, bảo vệ trẻ, giáo dục trẻ vui chơi, học tập, lao động

+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm, đánh giá các hoạt động của trẻ,của đồng nghiệp và của bản thân

+ Kỹ năng làm đồ dừng, đồ chơi, trang trí nhóm trẻ và lớp mẫu giáo.+ Kỹ năng tuyên truyền phối kết hợp với gia đình trong việc chăm sócnuôi dưỡng và giáo dục trẻ

1.2.3.2 Nội dung quản lý thực tập sư phạm

Nội dung quản lý thực tập sư phạm được cụ thể hóa trong các chươngtrình khung và các chương trình thực tập Quản lý nội dung thực tập là quản

lý việc thực hiện các chương trình thực tập để đạt được kết quả thực tập; quản

lý việc chỉ đạo học sinh đạt được các mục tiêu thực tập Với các nghành họckhác dạy học là chủ yếu thì với giáo dục mầm non, dạy học chỉ là một khâutrong công việc hàng ngày của người giáo viên mầm non Công việc hàng

Trang 27

ngày của người giáo viên mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ, tổ chức cáchoạt động cho trẻ.

Dựa trên Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ của Bộ giáo dục & Đàotạo ban hành, các trường sư phạm mầm non thiết kế chương trình thực tập sưphạm cho phù hợp với đặc điểm của địa bàn mình

Nội dung thực tập sư phạm bao gồm thực tập toàn bộ các công việc của

cô giáo mầm non ở các độ tuổi khác nhau Cụ thể:

- Tìm hiểu thực tế địa phương: Tìm hiểu các hoạt động: Kinh tế, văn

hóa, xã hội; Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và Nhànước; Những mục tiêu lớn đối với công tác giáo dục, công tác dân số, Môitrường sinh thái của địa phương

- Tìm hiểu hoạt động của nhà trường: thực hiện những chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, quy chế, quy định của địa phương, củanghành và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường

Khi nhận quyết định đón đoàn về thực tập, các trường mầm non đã xâydựng kế hoạch, báo cáo Đảng ủy, chính quyền và chuẩn bị mọi điều kiện về

cơ sở vật chất và đảm bảo an ninh cho đoàn thực tập

Tổ chức long trọng buổi gặp mặt đầu tiên giữa đoàn thực tập và địaphương, học sinh được nghe báo cáo của Lãnh đạo địa phương về tình hìnhkinh tế chính trị, văn hóa giáo dục, an ninh nơi đoàn về thực tập; Báo cáo củaHiệu trưởng trường mầm non về công tác quản lý của nhà trường, công tácchỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học; Báo cáo kinh nghiệm của giáo viên giỏi;Thăm cơ sở vật chất của nhà trường và xem các loại hồ sơ sổ sách của cô vàcủa trẻ

Thông qua nội dung này học sinh được tiếp cận, hòa nhập và xác địnhtrách nhiệm của mình với phong trào chung của địa phương, và học sinh sẽ có

Trang 28

thêm nhiều kinh nghiệm để tổ chức giảng dạy và xử lý các tình huống sưphạm có hiệu quả.

+ Thực tập về công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt

Đoàn thực tập sư phạm chủ động lên kế hoạch, học sinh tự sắp xếp thờigian, tranh thủ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn thực tập

BGH các trường mầm non giao nhiệm vụ cho giáo viên hướng dẫn, phốikết hợp với trưởng đoàn tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập giáo viên cáctrường mầm non nơi thực tập có tinh thần trách nhiệm cao, tận tình giúp họcsinh nhanh chóng tiếp cận được chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nghiêmtúc thực hiện quy định soạn, duyệt giáo án, kế hoạch hoạt động và sử dụng cóhiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học

Học sinh đã nhận thức được để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục phải có

sự gắn bó mật thiết giữa lý luận và thực tiễn, đó là khoa học giáo dục mầmnon cộng với môi trường hoạt động tích cực của trẻ và trách nhiệm của côgiáo (Người hướng dẫn, tạo cơ hội, gợi mở tìm tòi khám phá, gây hứng thú vàkích thích khả năng tư duy của trẻ )

+ Thực tập về công tác chủ nhiệm lớp

Học sinh nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày, lên kếhoạch từng ngày, đón trả trẻ cùng giáo viên chủ nhiệm và tìm hiểu đặcđiểm tình hình lớp, đặc điểm hoàn cảnh của từng trẻ để thực hiện có hiệuquả kế hoạch

Các cô giáo trường mầm non hướng dẫn học sinh tỉ mỉ ( từ việc lên kếhoạch, làm đồ dùng dạy học, xây dựng góc đồ dùng, tận dụng nguyên vật liệu

để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu, biện pháp tiếp cận trẻ, chuẩn bị tốt chocác tiết dạy, trong khi dạy phải chú ý giáo dục lễ giáo, rèn kỹ năng lao động,nếp sống văn hóa cho trẻ mầm non )

Trang 29

Được sự giúp đỡ tận tình, hướng dẫn cụ thể của giáo viên các trườngmầm non, học sinh đã chuẩn bị bài dạy chu đáo, chủ động kiến thức, nắmđược phương pháp dạy các bộ môn, thiết kế nội dung theo chủ điểm, tích hợpkiến thức các môn trong tiết dạy cũng như các hoạt động; Biết cách tổ chứccác tiết dạy, chú ý tạo tình huống tốt cho trẻ hoạt động; Thái độ cô giáo nhẹnhàng, gần gũi giúp trẻ tự tin, hứng thú học tập.

Qua thực tập sư phạm, từ thực tế khả năng tiếp thu của các cháu mầmnon tại các nhóm, lớp, lứa tuổi, học sinh đã xác định được lượng kiến thứcphù hợp, tích hợp theo hệ thống chủ điểm, phát huy khả năng của trẻ, xâydựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, thiết kế giáo ántheo yêu cầu của công tác giáo dục mầm non mới

+ Thực tập về công tác vệ sinh chăm sóc trẻ

Đây là hoạt động rất đặc trưng trong nội dung thực tập sư phạm của họcsinh sư phạm mầm non Việc vệ sinh chăm sóc trẻ và vệ sinh môi trường đanxen vào các hoạt động khác trong suốt thời gian từ đón trẻ đến khi trả trẻ Cáccông việc cụ thể của hoạt động này là:

+ Đón trẻ và trả trẻ + Tổ chức cho trẻ ăn + Tổ chức giờ ngủ cho trẻ + Vệ sinh thân thể trẻ trong một ngày + Vệ sinh môi trường

Tất cả các công việc trên đòi hỏi người học sinh phải nắm vững lýthuyết, nắm vững thao tác Công việc này không yêu cầu học sinh phải chuẩn

bị như soạn giáo án mà công việc này yêu cầu học sinh phải biết lên kế hoạch

và làm thành thạo

+ Thực tập về nuôi dưỡng trẻ

Mỗi học sinh thực tập ở nhóm Dinh dưỡng từ 4 -5 ngày Trong nhữngngày này học sinh được lên thực đơn, tính khẩu phần ăn, biết từ thực tế bữa

Trang 30

ăn so sánh, đối chiếu với nhu cầu chuẩn của trẻ .Từ đó đề xuất với trườngmầm non thay đổi thực đơn hoặc cân đối lại cơ cấu bữa ăn cho phù hợp.Trong quá trình thực hiện chế biến thức ăn phải đảm bảo nguyên tắc vệ sinh

+ Thực tập tổ chức hoạt động chơi – hoạt động chủ đạo của tuổi mầm non

Thực tập tổ chức hoạt động chơi, chơi ở các thời điểm trong ngày của trẻ

ở nhóm, lớp mầm non Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức hoạt động chơi theocác góc (Góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc sách, góc thiênnhiên …)

Để tổ chức hoạt động chơi học sinh phải lên kế hoạch cho phù hợp vớicác nội dung hoạt động khác, phù hợp với chủ điểm, phù hợp với điều kiệnthực tế Khi hướng dẫn trẻ chơi thì phải đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện,hứng thú và có những biện pháp động viên, khuyến khích trẻ chơi tích cựccùng nhau

Trang 31

+ Thực tập về tuyên truyền phối hợp với gia đình trong việc giáo dục trẻ

Hoạt động tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ có vai trò rất quantrọng để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trẻ Khi đi thực tậphọc sinh cần phải chú ý gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với phụ huynh trẻ vềnhững vấn đề cần phối hợp giáo dục trẻ Khi đi thực tập học sinh cần phải chú

ý gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với phụ huynh trẻ về những vấn đề cần phốihợp giáo dục trẻ như chào hỏi, tự làm những công việc tự phục vụ Trang trígóc tuyên truyền về vấn đề lễ giáo, dinh dưỡng, vệ sinh - phòng bệnh , tùythuộc vào nơi thực tập, nhóm, lớp phụ trách, nếu yếu mặt nào thì sẽ tập trungtuyên truyền nhiều hơn Chú ý đến trưng bày sản phẩm của trẻ, đặc biệt ghichép nội dung cần thiết vào sổ cá nhân cho trẻ

+ Thực tập làm bài tập nghiên cứu tâm lý - giáo dục

Đây là việc làm mới và khó đối với học sinh, do thời gian ngắn, trình độ

lý luận hạn chế, khả năng xử lý, khai thác khái quát tổng hợp chưa cao Tuynhiên các em đã được giáo viên bộ môn hướng dẫn chu đáo về các đề tài Họcsinh tiến hành nghiên cứu nghiêm túc, biết tổng hợp số liệu và đưa ra nhận xétđánh giá Thông qua nội dung thực tập này giúp học sinh tập làm công tácnghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, biết thu thập các tài liệu để hiểu nhucầu và khả năng phát triển của trẻ Kết thúc đợt thực tập tổ Tâm lý - Giáo dụcthu bài tập chấm điểm

1.2.3.3 Các bước tổ chức thực tập sư phạm

Bước 1: Chuẩn bị trước khi hoc sinh xuống trường mầm non

Công tác chuẩn bị cho đợt thực tập sư phạm được tiến hành khẩn trươngchu đáo trước khi học sinh xuống trường mầm non Các công việc chuẩn bịbao gồm:

- Liên hệ với phòng mầm non Sở Giáo dục – Đào tạo và các phòng Giáo

dục Đào tạo huyện, thành phố để xác định địa bàn thực tập

Trang 32

- Xây dựng kế hoạch thực tập sư phạm trình, duyệt với Hiệu trưởng Kế

hoạch thực tập phải thể hiện đầy đủ mục đích, yêu cầu của công tác thực tập

sư phạm, xác định rõ nội dung thực tập sư phạm, các nhiệm vụ cụ thể, trình tựtiến hành các công việc và cách thức thực hiện

- Thành lập Ban chỉ đạo thực tập các cấp:

+ Ban chỉ đạo thực tập cấp tỉnh

+ Ban chỉ đạo thực tập cấp thành phố (cấp huyện)

+ Ban chỉ đạo thực tập của từng trường mầm non

- Họp Ban chỉ đạo thực tập các cấp để triển khai kế hoạch thực tập, thống

nhất nội dung và cách thức tổ chức thực tập sư phạm

- Thành lập các đoàn thực tập, phân chia học sinh vào các nhóm thực tập.

Mỗi nhóm thực tập có thể có từ 3 đến 4 học sinh Mỗi nhóm thực tập ở mộtnhóm, lớp mầm non Khi phân nhóm học sinh cần đảm bảo sự đồng đều

về chất lượng giữa các nhóm(dựa vào kết quả học tập và rèn luyện của

học sinh).

- Tổ chức cho học sinh học tập nội quy, quy chế thực tập sư phạm

- Các nhóm học sinh chuẩn bị kế hoạch thực tập của nhóm, phân công và

lên lịch thực tập của từng cá nhân

Bước 2: Tiến hành thực tập

- Ban chỉ đạo thực tập các cấp thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định.

- Học sinh thực hiện đúng kế hoạch, lịch trình thực tập sư phạm.

Trong quá trình tiến hành thực tập, việc đánh giá các nội dung thực tậpcủa học sinh được tiến hành hàng ngày, hàng tuần và sau mỗi đợt Việc tổnghợp kết quả thực tập thực tập phải được tiến hành trong từng ngày Cuối đợtđánh giá kết quả từng nội dung thực tập và xếp loại kết quả thực tập cho từnghọc sinh

Bước 3: Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác thực tập sư phạm

- Tổng kết thực tập sư phạm tại các trường mầm non cơ sở.

- Tổng kết thực tập sư phạm tại trường sư phạm.

Trang 33

1.2.3.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập sư phạm

Việc kiểm tra đánh giá các nội dung thực tập trong quá trình thực tập sưphạm của học sinh được tiến hành đồng bộ Kết quả thực tập sư phạm là mộttrong những điều kiện để học sinh được công nhận tốt nghiệp, do đó việckiểm tra đánh giá kết quả thực tập của học sinh phải được tiến hành thườngxuyên và đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng

Kết quả thực tập của học sinh được đánh giá, xếp loại theo điều 5 củaquy chế thực tập sư phạm Giáo viên trưởng đoàn thực tập và giáo viên mầmnon hướng dẫn thực tập chịu trách nhiệm tổng hợp, quyết định điểm thực tậpcủa học sinh trong đợt thực tập

Điểm ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy trong đợt thực tập của họcsinh do giáo viên trưởng đoàn thực tập và giáo viên mầm non hướng dẫn thựctập đánh giá cho điểm

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Thực tập sư phạm là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình đào tạo

và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non Đây là bướctiếp nối để hoàn thiện các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho học sinh,chuẩn bị cho họ bước vào thực tiễn lao động nghề nghiệp Do hoạt động thựctập sư phạm được tiến hành ngoài nhà trường sư phạm nên càng đòi hỏi côngtác quản lý thực tập sư phạm của trường sư phạm phải thực hiện tốt các khâuquản lý như xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch thực tập

sư phạm; Lãnh đạo chỉ đạo triển khai công tác thực tập sư phạm; Kiểm trađánh giá công tác thực tập sư phạm nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nội dunghoạt động quản lý thực tập sư phạm Đồng thời thực tập sư phạm còn là mộtđiều kiện để kiểm định kết quả đào tạo của nhà trường, một điều kiện để họcsinh trải nghiệm những hiểu biết nghề nghiệp của mình trong thực tiễn

Trang 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON TỈNH THÁI BÌNH

2.1 Khái quát về Trường trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình

Trường Trung cấp sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Thái Bình được thành lậptháng 1 năm 1992 trên cơ sở hợp nhất trường Sơ học nuôi dạy trẻ và trườngtrung cấp Sư phạm Mẫu giáo Tại thời điểm hợp nhất với bề dày 15 nămtrường Sơ học Nuôi dạy trẻ đào tạo giáo viên nuôi dạy trẻ và 25 năm trườngTrung cấp Sư phạm Mẫu giáo, đào tạo giáo viên Mẫu giáo là nền móng vữngchắc cho sự phát triển của Nhà trường trong những năm tiếp theo

Ngày 05/9/1996 trường có quyết định đổi tên là trường Trung cấp sư phạmMầm non Trường Trung cấp sư phạm Mầm non Thái Bình có chức năng:

- Đào tạo giáo viên mầm non trình độ chuẩn (Trung cấp sư phạmMầm non);

- Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước đào tạo một bộphận giáo viên Mầm non có trình độ trên chuẩn làm nòng cốt cho ngành học;

- Bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầmnon và nghiên cứu ứng dụng khoa học giáo dục Mầm non

Từ năm học 1996 - 1997, nhà trường thường xuyên có 7 đến 9 loại hìnhđào tạo, bồi dưỡng Số lượng học sinh hàng năm từ 1000 - 2000 học sinh Tính đến thời điểm nghiên cứu, nhà trường đã đào tạo được 23.126 giáoviên mầm non trong tỉnh và hàng nghìn giáo viên Mầm non cho các tỉnh bạn Trình độ giáo viên mầm non Thái Bình được nâng lên, học sinh ra côngtác trưởng thành nhanh chóng Nhiều học sinh của trường trở thành Anh hùnglao động, nhà giáo ưu tú, chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi các cấp và đều là lựclượng nòng cốt của các trường mầm non

Trang 36

Cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung đa dạng các loại hình đào tạo,nhà trường tập trung đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đàotạo góp phần nâng cao chất lượng ngành học mầm non Thái bình nói riêng,ngành học mầm non toàn quốc nói chung

Trải qua 44 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ viên chức nhàtrường luôn đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng và Ban lãnhđạo nhà trường vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao được các cấp Lãnh đạo ghi nhận và đánh giá cao

Nhà trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạngNhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng 3 và nhiều Cờ thi đua, Bằngkhen của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; UBND tỉnh Hàngchục năm liên tục Trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình là đơn vịtiên tiến xuất sắc dẫn đầu Khối Giáo dục Chuyên nghiệp tỉnh Thái Bình Chi bộ Đảng và các Đoàn thể nhà trường liên tục hàng năm là đơn vịmạnh, có nhiều thành tích xuất sắc được các cấp Lãnh đạo ghi nhận

Cơ sở vật chất của Nhà trường không ngừng được bổ xung, củng cố đảmbảo phục vụ tốt cho yêu cầu dạy và học

Trang 37

+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy 34 người

+ Giáo viên làm công tác ở các phòng, ban chức năng là 10 người, + Nhân viên hành chính 8 người

- Trình độ đội ngũ giáo viên:

Thạc sỹ: 7 người; Sau đại học: 8 người; Cử nhân: 18 người; Cao đẳng:

01 người

* Đảng, đoàn thể:

- Chi bộ Đảng cơ sở: Có 23 Đảng viên

- Công đoàn nhà trường: Có 52 Đoàn viên

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường có 1.038 đoàn viên

- Hội Cựu chiến binh nhà trường có 8 đồng chí

* Phương hướng phát triển của nhà trường trong thời gian tới

Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và Đào tạo do Đảng và Nhà nước đề

ra, đa dạng hóa các loại hình đào tạo Coi trọng việc đổi mới nội dung chươngtrình phương pháp giáo dục – Đào tạo, cải tiến cách kiểm tra đánh giá, nângcao trình độ mọi mặt cho đội ngũ giáo viên, tăng cường xây dựng cơ sở vậtchất trang thiết bị dạy học, gắn bó nhà trường với địa phương

2.2 Thực trạng hoạt động thực tập sư phạm và công tác quản lý thực tập

sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non Tỉnh Thái Bình

Để đánh giá thực trạng công tác thực tập sư phạm và công tác quản lýthực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình,chúng tôi tiến hành nghiên cứu tài liệu, văn bản tổ chức chỉ đạo thực tập sư

phạm, đồng thời điều tra 3 loại đối tượng bằng các phiếu hỏi (phụ lục số 1, 2)

và tiến hành tọa đàm, trao đổi trực tiếp khi cần:

- 7 cán bộ quản lý và 23 giáo viên trường Trung cấp SPMN Thái Bình

- 4 người trong Ban Giám hiệu và 26 giáo viên trường mầm non hướngdẫn thực tập

Trang 38

- Học sinh khóa 20 hệ 12 + 2: 30 người

Các đối tượng điều tra là những người có liên quan trực tiếp đến công tácthực tập sư phạm của nhà trường, mặt khác do vị trí và vai trò của mỗi ngườitrong thực tập sư phạm là khác nhau nên tổng hợp ý kiến, đánh giá của họ sẽ

là những thông tin cần thiết cho việc rút ra những kết luận khách quan đối vớivấn đề nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng hoạt động thực tập sư phạm của trường Trung cấp

sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình

2.2.1.1 Công tác tổ chức triển khai thực tập sư phạm của trường Trung cấp sư phạm mầm non tỉnh Thái Bình

Qua thực tế triển khai công tác thực tập sư phạm cho học sinh và theodõi, đánh giá hiệu quả chất lượng thực tập sư phạm của học sinh, hiệu quảcông tác tổ chức quản lý thực tập sư phạm cho thấy:

Công tác thực tập sư phạm cho học sinh nhằm hướng đến mục tiêu: Giúpcho học sinh hiểu sâu sắc hơn các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng,Nhà nước về giáo dục nói chung và về giáo dục mầm non nói riêng đồng thờigiúp cho học sinh thực hiện được một số chức năng của người giáo viên mầmnon, qua đó nâng cao lòng yêu nghề mến trẻ, tăng hứng thú với nghề dạy học,nâng cao năng lực và phẩm chất của người giáo viên mầm non

Với mục tiêu trên, trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình đã đầu

tư nhiều công sức, trí tuệ, nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho họcsinh Cụ thể:

* Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực tập sư phạm cho học sinh:

- Thành lập ban chỉ đạo thực tập cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp cơ sở

- Xây dựng kế hoạch thực tập, soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực tập

- Họp ban chỉ đạo thực tập triển khai kế hoach thực tập

- Liên hệ với các phòng giáo dục - Đào tạo để xác định địa bàn thực tập

Trang 39

- Lập dự trù kinh phí cho các đoàn thực tập theo chế độ hiện hành

- Tổ chức cho học sinh học nội quy, quy chế thực tập và viết cam kết

- Phân công đoàn thực tập: Mỗi đoàn thực tập có khoảng 35 đến 40 họcsinh do giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc giáo viên bộ môn làm đoàn trưởng, 1học sinh làm đoàn phó Trưởng đoàn phân chia học sinh vào các nhóm, lớpmẫu giáo, mỗi nhóm thực tập có từ 3 đến 4 học sinh sao cho các nhóm đồngđều nhau về học lực(dựa vào kết quả học tập và rèn luyện)

Mỗi đoàn thực tập được phân về thực tập ở một trường mầm non Banchỉ đạo thực tập ở trường mầm non gồm đồng chí Hiệu trưởng làm trưởngban, phó ban là giáo viên trưởng đoàn thực tập Các giáo viên mầm nonhướng dẫn thực tập là Ủy viên Ban chỉ đạo thực tập sư phạm của từng đoànchịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm của ban chỉ đạo thựctập cấp tỉnh đề ra Giữa giáo viên sư phạm, ban Giám hiệu của trường mầmnon và các giáo viên mầm non hướng dẫn thực tập sư phạm của mỗi đoàn có

sự phân công trách nhiệm cụ thể theo quy chế thực tập để thực hiện tốt côngtác thực tập sư phạm

* Lịch trình thực tập sư phạm:

- Thời gian thực tập sư phạm là 10 tuần, chia làm 2 đợt:

+ Đợt 1: Học sinh thực tập sư phạm ở lứa tuổi nhà trẻ (hoặc mẫu giáo) + Đợt 2: Học sinh thực tập sư phạm sang lứa tuổi mẫu giáo (hoặc nhà trẻ)

Trong lịch trình thực tập sư phạm quy định rõ các công việc trong mỗiđợt khoảng thời gian dành cho mỗi công việc:

Trang 40

+ Đánh giá xếp loại và tổng kết thực tập.

- Hội thi nghiệp vụ sư phạm, các chuyên đề được nhà trường tổ chứctrước khi đi thực tập, học sinh được bồi dưỡng thêm về kỹ năng sư phạm, vềphương pháp giảng dạy các bộ môn, chuẩn bị đồ dùng, các loại hồ sơ, sổ sáchcủa cá nhân, nhóm thực tập, đoàn thực tập Việc đó tạo điều kiện thuận lợicho học sinh xuống trường mầm non thực tập

- Trong thời gian thực tập:

+ Ngày đầu tiên học sinh được nghe báo cáo của địa phương, Hiệutrưởng trường mầm non, giáo viên giỏi nhóm nhà trẻ, lớp mẫu giáo, thăm cơ

sở vật chất của trường

+ Học sinh được kiến tập 3 ngày tại lớp mẫu giáo điểm, nhóm trẻ điểm,lớp thực tập

+ Dạy bình điểm mẫu 6 ngày (3 ngày ở lớp mẫu giáo và 3 ngày ở nhóm

nhà trẻ) Sau đó học sinh thực tập chăm sóc giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt

và thực hiện các nội dung của đợt thực tập

Trong 10 tuần thực tập học sinh được đổi nhóm thực tập một lần (1 lần ở

mẫu giáo, một lần ở nhà trẻ) Việc chuyển nhóm tuổi thực tập tạo điều kiện

cho học sinh được làm quen với nhiều độ tuổi khác nhau và tập vận dụng cácnguyên tắc phương pháp giảng dạy, giáo dục phù hợp với độ tuổi Mỗi lầnchuyển nhóm học sinh được kiến tập toàn diện các nội dung trong chế độ sinhhoạt một ngày của nhóm, lớp thực tập

Ngày đăng: 04/05/2019, 15:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban Bí thư trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40 - CT/TW “Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc xâydựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,Hà Nội
Tác giả: Ban Bí thư trung ương Đảng
Năm: 2004
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), “tài liệu tập huấn bồi dưỡng cán bộ QLGD triển khai chương trình sách giáo khoa trường THPT năm 2005 – 2006” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “tài liệu tập huấn bồi dưỡng cán bộQLGD triển khai chương trình sách giáo khoa trường THPT năm 2005 –2006
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
5. Đặng Quốc Bảo, (2003), “Tổng quan về tổ chức quản lý”, Tài liệu giảng dạy cho lớp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về tổ chức quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2003
7. Nguyễn Đình Chỉnh - Phạm Trung Thanh: (1999) “ Thực tập sư phạm” - NXBGD - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập sư phạm
Nhà XB: NXBGD - Hà Nội
9. Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm, (1982), “ một số vấn đề quản lý giáo dục tập 1”, Tủ sách trường cán bộ quản lý và nghiệp vụ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số vấn đề quản lý giáodục tập 1
Tác giả: Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm
Năm: 1982
7. Nguyễn Hữu Dũng: (1980) “ Nâng cao chất lượng thực tập sư phạm thường xuyên của sinh viên khối II khoa Tâm lý giáo dục” - Luận văn cấp I- Tư liệu thư viện Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng thực tập sư phạmthường xuyên của sinh viên khối II khoa Tâm lý giáo dục
8. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phùng Kỳ Sơn (19960, “ Các học thuyết quản lý”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các họcthuyết quản lý
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
11. Ngô Công Hoàn, (1996), “ Quy trình rèn luyện tay nghề cho sinh viên khoa GDMN”, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Quy trình rèn luyện tay nghề cho sinh viênkhoa GDMN”
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 1996
12. Phạm Minh Hạc, (1986), “ Một số vấn đề giáo dục và kế hoạch giáo dục”, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giáo dục và kế hoạch giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
Năm: 1986
13. Trần Kiểm, “ Khoa học quản lý giáo dục”,(2006), NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục
Tác giả: Trần Kiểm, “ Khoa học quản lý giáo dục”
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2006
14. Trần Kiểm, (1997), “ Quản lý giáo dục và trường học”, Viện khoa học giáo dục Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
16. Nguyễn Thị Liên (2007), “ Hướng dẫn thực tập sư phạm”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực tập sư phạm
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 2007
17. Luận văn: “Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao đẳng bán công hoa sen và một số giải pháp” (2004) - Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Trân Thúy - Trường Cao đẳng bán công Hoa sen Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng việc quản lý thực tập ở trường Cao đẳng báncông hoa sen và một số giải pháp” (2004) -
18. Luận văn: "Một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Yên Bái" - Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của tác giả Phạm Quang Hưng (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng thực tập sưphạm cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Yên Bái
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Thị Tuất: (1999) “Tổ chức quản lý nhóm - Lớp trẻ trường mầm non” - NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức quản lý nhóm -Lớp trẻ trường mầm non
Nhà XB: NXBGD
20. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị: (1999) “Chính sách và Kế hoạch trong quản lý Giáo dục” – NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và Kế hoạch trongquản lý Giáo dục
Nhà XB: NXBGD
21. Trần Thị Thanh – Phan Thu Lạc: (1995)“ Hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụsư phạm
22. Đinh Cẩm My: (1980) “ Vài suy nghĩ về công tác trưởng đoàn thực tập sư phạm” – Tiểu luận khoa học ĐHSP 1 Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Vài suy nghĩ về công tác trưởng đoàn thực tậpsư phạm” –" Tiểu luận khoa học ĐHSP 1 Hà Nội
23. “ Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành Mầm non trường CĐSP Thái Bình”, Luận văn thạc sĩ – Quản lý giáo dục, viện khoa học giáo dục Việt nam của tác giả Trần Thị Thêu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm của sinh viên chuyên ngànhMầm non trường CĐSP Thái Bình
24.Nguyễn Ngọc Quang, (1998), “ Nhà sư phạm người góp phần đổi mới lý luận dạy học”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà sư phạm người góp phần đổi mới lýluận dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w