1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế học phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp đánh giá chất lượng cuộc sống ở việt nam

13 154 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 303,71 KB

Nội dung

1 PH Ầ N M Ở ĐẦ U 1. Lý do ch ọ n đề tài V ấ n đề ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng (CLCS) (ti ế ng anh là Quality of Life) và nâng cao CLCS c ủ a ng ườ i dân là n ộ i dung ch ủ y ế u trong chi ế n l ượ c phát tri ể n con ng ườ i. Đ ây là m ụ c tiêu hàng đầ u trong chi ế n l ượ c phát tri ể n kinh t ế xã h ộ i (KTXH) c ủ a m ọ i qu ố c gia, là v ấ n đề đượ c nhi ề u n ướ c trên th ế gi ớ i c ũ ng nh ư Vi ệ t Nam h ế t s ứ c quan tâm. Trong nh ữ ng n ă m qua, d ự a trên n ề n nh ữ ng nghiên c ứ u v ề CLCS c ủ a các h ọ c gi ả trên toàn th ế gi ớ i, nhi ề u t ổ ch ứ c qu ố c t ế c ũ ng nh ư nhi ề u qu ố c gia đ ã đư a ra các quan đ i ể m, khái ni ệ m hay đị nh ngh ĩ a khác nhau v ề CLCS, tùy thu ộ c vào trình độ phát tri ể n, quan ni ệ m v ă n hóa xã h ộ i, truy ề n th ố ng c ủ a m ỗ i dân t ộ c, m ỗ i qu ố c gia. Cùng v ớ i vi ệ c xây d ự ng khái ni ệ m v ề CLCS, các t ổ ch ứ c qu ố c t ế và các qu ố c gia c ũ ng nghiên c ứ u và xây d ự ng các h ệ th ố ng ch ỉ tiêu đ o l ườ ng CLCS, m ứ c độ hài lòng, h ạ nh phúc v ề cu ộ c s ố ng. Trên c ơ s ở các ch ỉ tiêu này, các t ổ ch ứ c c ũ ng nh ư các qu ố c gia đ ã tính ch ỉ s ố t ổ ng h ợ p nh ằ m đ ánh giá CLCS c ủ a ng ườ i dân, s ự thay đổ i CLCS qua th ờ i gian hay so sánh gi ữ a các qu ố c gia, vùng, mi ề n hay c ộ ng đồ ng dân c ư . Tuy nhiên, ở Vi ệ t Nam, nh ữ ng nghiên c ứ u mang tính h ọ c thu ậ t v ề ch ủ đề này còn t ươ ng đố i ít. CLCS c ủ a Vi ệ t Nam m ớ i ch ỉ đượ c qu ố c t ế đ ánh giá và so sánh trên bình di ệ n th ế gi ớ i. Ở t ầ m qu ố c gia, chúng ta m ớ i d ừ ng l ạ i ở nh ữ ng cu ộ c lu ậ n bàn, trao đổ i v ề khái ni ệ m mà ch ư a làm rõ c ơ s ở lý lu ậ n hay b ố i c ả nh hình thành nên khái ni ệ m. M ộ t s ố nghiên c ứ u khác m ớ i ch ỉ xem xét m ộ t ph ầ n c ủ a CLCS nh ư s ự hài lòng v ớ i cu ộ c s ố ng hay đ o l ườ ng CLCS c ủ a t ừ ng nhóm ng ườ i riêng bi ệ t nh ư tr ẻ em, ng ườ i cao tu ổ i d ướ i góc độ tâm lý h ọ c, y t ế ... B ả n thân khái ni ệ m và n ộ i hàm c ủ a khái ni ệ m CLCS ở Vi ệ t Nam hi ệ n ch ư a đượ c làm rõ. Các ch ỉ tiêu đ o l ườ ng CLCS n ằ m r ả i rác và không có h ệ th ố ng nên không cho phép đ ánh giá m ộ t cách toàn di ệ n v ề CLCS. Đ ây chính là kho ả ng tr ố ng nghiên c ứ u v ề CLCS ở Vi ệ t Nam. Xu ấ t phát t ừ c ơ s ở th ự c ti ễ n v ề m ặ t chính sách và kho ả ng tr ố ng nghiên c ứ u, vi ệ c th ự c hi ệ n lu ậ n án “Ph ươ ng pháp xây d ự ng và tính ch ỉ s ố t ổ ng h ợ p đ ánh giá ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng ở Vi ệ t Nam” là hoàn toàn c ầ n thi ế t. 2 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở xác định khung khái niệm về CLCS, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS và phương pháp tính chỉ số tổng hợp CLCS nhằm phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội và hoạt động so sánh, đánh giá CLCS ở Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, luận án phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Nghiên cứu về CLCS ở Việt Nam nên được thực hiện theo hướng nào? Khái niệm CLCS ở Việt Nam được hiểu như thế nào? Cấu trúc của khái niệm CLCS bao gồm những thành phần gì? Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam được xây dựng như thế nào và sẽ bao gồm những chỉ tiêu gì? Chỉ số tổng hợp CLCS được xây dựng theo phương pháp luận nào? Trọng số và phương pháp tổng hợp chỉ số được xác định như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là CLCS ở Việt Nam, hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS và chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam. Tuy nhiên, do CLCS là một chủ đề nghiên cứu lớn trong khi nguồn số liệu còn nhiều hạn chế nên luận án chỉ giới hạn trong đo lường khía cạnh khách quan mà tạm thời chưa xem xét đến việc đo lường khía cạnh chủ quan của CLCS. Số liệu năm 2016 sẽ được thu thập nhằm phục vụ cho việc tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS ở cấp quốc gia. 4. Phương pháp nghiên cứu Do đây là một trong những vấn đề mới, chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam nên phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tổng quan tài liệu và phỏng vấn sâu chuyên gia được sử dụng xuyên suốt nhằm tìm hiểu, khám phá vấn đề, như hướng tiếp cận nghiên cứu và đo lường CLCS, các thành phần của CLCS; hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS; phương pháp tính chỉ số tổng hợp; … Bên cạnh đó, để tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS, luận án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có; phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định trọng số cho các chỉ số thành phần; phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu; phương pháp so sánh, đánh giá trong nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành phần đến CLCS nói chung. 3 5. Nh ữ ng đ óng góp m ớ i c ủ a lu ậ n án Lu ậ n án đ ã có m ộ t s ố đ óng góp tri th ứ c m ớ i v ề m ặ t lý lu ậ n g ồ m: C ơ s ở lý lu ậ n v ề nghiên c ứ u và đ o l ườ ng khái ni ệ m CLCS ở Vi ệ t Nam, trong đ ó xác đị nh h ướ ng ti ế p c ậ n nghiên c ứ u và xây d ự ng khung lý thuy ế t v ề CLCS bao g ồ m khái ni ệ m và c ấ u trúc c ủ a khái ni ệ m đ ó. H ệ th ố ng ch ỉ tiêu th ố ng kê đ o l ườ ng CLCS ở Vi ệ t Nam. Ph ươ ng pháp lu ậ n xây d ự ng và tính ch ỉ s ố t ổ ng h ợ p CLCS ở Vi ệ t Nam. Ngoài ra, lu ậ n án còn có đ óng góp v ề m ặ t th ự c ti ễ n khi tính th ử nghi ệ m ch ỉ s ố t ổ ng h ợ p CLCS ở Vi ệ t Nam n ă m 2016. Đ ây là ngu ồ n tham kh ả o h ữ u ích cho vi ệ c ho ạ ch đị nh chính sách nh ằ m nâng cao CLCS c ủ a ng ườ i dân. 6. K ế t c ấ u c ủ a lu ậ n án Ngoài ph ầ n M ở đầ u và K ế t lu ậ n, lu ậ n án g ồ m ba ch ươ ng: Ch ươ ng 1. C ơ s ở lý lu ậ n v ề ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng Ch ươ ng 2. H ệ th ố ng ch ỉ tiêu th ố ng kê đ o l ườ ng ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng ở Vi ệ t Nam Ch ươ ng 3. Xây d ự ng ph ươ ng pháp tính ch ỉ s ố t ổ ng h ợ p ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng ở Vi ệ t Nam. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chất lượng cuộc sống 1.1.1. Các cách tiếp cận nghiên cứu chất lượng cuộc sống Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu và đo lường CLCS trên thế giới. Ban đầu, CLCS được đánh giá bằng cách tiếp cận kinh tế thuần túy dựa trên thuyết vị lợi và thông qua một chỉ tiêu duy nhất là GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, quan điểm này đã dần thay đổi khi nhiều lý thuyết đề cập đến CLCS như một khái niệm đa chiều đa ngành. Trong những năm 1960 nổi lên hai cách tiếp cận truyền thống về CLCS. Đó là: cách tiếp cận khách quan xem xét CLCS dựa trên các nguồn lực và điều kiện sống khách quan; và cách tiếp cận chủ quan xem xét CLCS qua trạng thái hạnh phúc chủ quan cũng có nguồn gốc từ thuyết vị lợi. Đến những năm 1970, cách tiếp cận nhu cầu cơ bản dần thay thế thuyết vị lợi. Lý thuyết nhu cầu cơ bản cho rằng, CLCS được xác định là mức độ hài lòng với các nhu cầu theo thứ bậc của hầu hết các thành viên trong một xã hội nhất định (Sirgy, 1986). Cách tiếp cận năng lực của Amartya Sen tới CLCS được hình thành từ những năm 1980 và trở nên phổ biến từ những năm 1990. Theo Stigliz và cộng sự (2009), cách tiếp cận này nhận thức cuộc sống của mỗi người là sự kết hợp giữa những gì con người coi trọng có thể làm được và được làm (chức năng functionings) và sự tự do lựa chọn các chức năng đó (năng lực capabilities). Cách tiếp cận này được xem là đã bao trùm cả cách tiếp cận khách quan dựa trên nguồn lực và cách tiếp cận nhu cầu cơ bản. Đây là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng lớn nhất hiện tại và là tiền đề cho chỉ số Phát triển con người, Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và nhiều vấn đề phát triển khác ở cấp toàn cầu . 1.1.2. Một số tranh luận xung quanh khái niệm chất lượng cuộc sống Do sự đa dạng về cách tiếp cận cũng như quan điểm riêng của các cá nhân, nhiều khái niệm khác nhau về CLCS đã được đưa ra nhưng không có khái niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi. Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận xung quanh khái niệm CLCS và cách thức đo lường CLCS. Tuy vậy, trong các nghiên cứu khoa học xã hội, có hai vấn đề thường được nói đến nhiều hơn cả, đó là: CLCS được đo lường chủ quan hay khách quan và khái niệm CLCS là đơn chiều hay đa chiều và đó là những chiều nào. 5 Các đ o l ườ ng khách quan v ề CLCS đượ c th ể hi ệ n qua đ ánh giá đ i ề u ki ệ n s ố ng bên ngoài trong khi các đ o l ườ ng ch ủ quan l ạ i xem xét các đ ánh giá c ủ a m ỗ i cá nhân v ề nh ữ ng đ i ề u ki ệ n đ ó. Theo BorthwickDuffy (1992) (trích d ẫ n trong Felce Perry, 1995, 54), có ba quan đ i ể m v ề v ấ n đề này, g ồ m: (1) theo cách ti ế p c ậ n khách quan, xem CLCS là ch ấ t l ượ ng c ủ a các đ i ề u ki ệ n s ố ng; (2) theo cách ti ế p c ậ n ch ủ quan, coi CLCS là s ự hài lòng v ớ i cu ộ c s ố ng; (3) k ế t h ợ p hai cách ti ế p c ậ n ch ủ quan và khách quan trong đ o l ườ ng CLCS d ự a trên s ự th ừ a nh ậ n v ề đ i ể m m ạ nh và đ i ể m y ế u chúng. Khi đ ó, CLCS đượ c xem là s ự k ế t h ợ p gi ữ a đ i ề u ki ệ n s ố ng và s ự hài lòng v ớ i cu ộ c s ố ng. Theo Cummins (2000), Hagerty và c ộ ng s ự (2001), Costanza và c ộ ng s ự (2007), Stiglitz và c ộ ng s ự (2009)…, quan đ i ể m th ứ ba này nh ậ n đượ c s ự đồ ng tình c ủ a nhi ề u nhà nghiên c ứ u. D ướ i góc độ c ủ a nghiên c ứ u xã h ộ i, CLCS là m ộ t khái ni ệ m tr ừ u t ượ ng và vì th ế th ườ ng đượ c xem xét v ớ i nhi ề u thành ph ầ n (chi ề u) khác nhau. Ngày nay, có m ộ t s ự đồ ng thu ậ n l ớ n khi cho r ằ ng CLCS là m ộ t khái ni ệ m đ a chi ề u (Cummins, 1997; Felce, 1997; Snoek, 2000; Hagerty và c ộ ng s ự , 2001; …). Cùng v ớ i s ự đồ ng thu ậ n này, nhi ề u nhà nghiên c ứ u đ ã tìm cách nh ằ m xác đị nh các chi ề u hay các thành ph ầ n c ủ a CLCS. Tuy nhiên h ọ v ẫ n ch ư a th ố ng nh ấ t đượ c v ề s ố l ượ ng chi ề u c ũ ng nh ư đ ó là nh ữ ng chi ề u nào (Alkire, 2008). Nhìn chung, ba khía c ạ nh th ể ch ấ t, tâm lý và xã h ộ i th ườ ng đượ c xem xét khi nghiên c ứ u v ề CLCS. 1.1.3. M ộ t s ố đ o l ườ ng ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng c ủ a các t ổ ch ứ c qu ố c t ế và qu ố c gia trên th ế gi ớ i Trong nh ữ ng n ă m qua, d ự a trên n ề n nh ữ ng nghiên c ứ u v ề CLCS c ủ a các h ọ c gi ả trên toàn th ế gi ớ i, nhi ề u t ổ ch ứ c qu ố c t ế và các qu ố c gia đ ã có các nghiên c ứ u khác nhau nh ằ m đ o l ườ ng và đ ánh giá s ự thay đổ i c ủ a CLCS gi ữ a các qu ố c gia, các thành ph ố , các c ộ ng đồ ng... Trên c ơ s ở đ ó, nhi ề u ch ỉ s ố t ổ ng h ợ p CLCS đ ã đượ c công b ố r ộ ng rãi nh ư ch ỉ s ố H ạ nh phúc th ế gi ớ i (World Happiness index WHI) c ủ a Liên h ợ p qu ố c, ch ỉ s ố Cu ộ c s ố ng t ố t đẹ p h ơ n (Better Life Index) c ủ a T ổ ch ứ c H ợ p tác và Phát tri ể n Kinh t ế (Organisation for Economic Cooperation and Development OECD), ch ỉ s ố N ơ i đượ c sinh ra (Wheretobeborn index) c ủ a C ơ quan Tình báo Kinh t ế (The Economist Intelligence Unit EIU), ch ỉ s ố Hành tinh h ạ nh phúc (The Happy Planet Index HPI) c ủ a Qu ỹ Kinh t ế m ớ i (New Economics Foundation NEF)… 6 Không chỉ các tổ chức quốc tế mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS và tính chỉ số tổng hợp phản ánh CLCS hay những khái niệm tương tự. Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, New Zealand, Canada, … đều thực hiện các cuộc điều tra định kỳ nhằm thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu về CLCS ở quốc gia. Một số quốc gia lân cận với Việt Nam cũng đã nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này như chỉ số CLCS của Malaysia (Malaysia Quality of Life MQL), chỉ số Hạnh phúc và Xanh (Green and Happiness Index GHI) của Thái Lan… Điểm chung của những nghiên cứu này là phần lớn đều đánh giá CLCS theo hướng đa chiều. Cơ sở để xây dựng khái niệm và cấu trúc của khái niệm CLCS hay các khái niệm tương tự thường được xác định dựa trên một nền tảng lý thuyết hay những triết lý nhất định. Để đo lường CLCS, tùy thuộc vào cấu trúc của khái niệm, tiêu chí lựa chọn chỉ tiêu và khả năng thu thập số liệu mà mỗi nghiên cứu lại xác định những chỉ tiêu nhất định. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã kết hợp xem xét cả yếu tố khách quan và chủ quan trong đo lường và đánh giá CLCS. Trong đó, các yếu tố khách quan thường phản ánh điều kiện sống của dân cư có thể thu thập dễ dàng bằng nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt từ các nguồn thống kê chính thức và sẵn có. Những yếu tố khách quan được đề cập nhiều nhất khi đánh giá CLCS bao gồm: điều kiện kinh tế, nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường, cuộc sống gia đình và cộng đồng, sự an toàn và sự tham gia của người dân. Các yếu tố chủ quan phản ánh cảm nhận của người dân về cuộc sống đều được thu thập qua các cuộc điều tra xã hội học. 1.2. Khung lý thuyết chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 1.2.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam Mặc dù còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng quan điểm phát triển của Việt Nam là theo hướng toàn diện trên mọi mặt, mọi khía cạnh của đời sống KTXH, trong đó tập trung vào đảm bảo quyền con người, đáp ứng các nhu cầu sống của con người để tạo nên sự phát triển con người, nâng cao CLCS. Các mục tiêu phát triển KTXH của Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế đã thể hiện rõ điều đó. Điều 3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu 7 dân giàu, n ướ c m ạ nh, dân ch ủ , công b ằ ng, v ă n minh, m ọ i ng ườ i có cu ộ c s ố ng ấ m no, t ự do, h ạ nh phúc, có đ i ề u ki ệ n phát tri ể n toàn di ệ n”. Chi ế n l ượ c Phát tri ể n KTXH 20112020 nêu rõ cam k ế t c ủ a chính ph ủ Vi ệ t Nam nh ằ m: “T ă ng tr ưở ng kinh t ế ph ả i k ế t h ợ p hài hoà v ớ i phát tri ể n v ă n hóa, th ự c hi ệ n ti ế n b ộ và công b ằ ng xã h ộ i, không ng ừ ng nâng cao ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng c ủ a nhân dân” … 1.2.2. Cách ti ế p c ậ n đ o l ườ ng ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng ở Vi ệ t Nam Trên c ơ s ở xem xét các cách ti ế p c ậ n CLCS trên th ế gi ớ i c ũ ng nh ư quan đ i ể m phát tri ể n c ủ a Vi ệ t Nam, tác gi ả cho r ằ ng, CLCS ở Vi ệ t Nam nên đượ c đ ánh giá theo cách ti ế p c ậ n n ă ng l ự c còn g ọ i là cách ti ế p c ậ n phát tri ể n con ng ườ i (Cobb, 2000), k ế t h ợ p v ớ i cách ti ế p c ậ n h ạ nh phúc ch ủ quan. Đ i ề u này có ngh ĩ a là, CLCS ở Vi ệ t Nam ph ả i đượ c đ o l ườ ng b ằ ng c ả y ế u t ố khách quan và ch ủ quan. Quan đ i ể m này đ ã nh ậ n đượ c s ự đồ ng thu ậ n c ủ a nhi ề u chuyên gia ở trong n ướ c và phù h ợ p v ớ i xu h ướ ng qu ố c t ế . 1.2.3. Đề xu ấ t khung lý thuy ế t ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng ở Vi ệ t Nam V ớ i cách ti ế p c ậ n trên, CLCS ở Vi ệ t Nam là m ộ t khái ni ệ m đ a chi ề u. Trong đ ó, CLCS khách quan đượ c đ o l ườ ng qua các ch ỉ tiêu KTXH nh ằ m ph ả n ánh m ứ c độ các nhu c ầ u v ề đ i ề u ki ệ n s ố ng c ủ a con ng ườ i đượ c ho ặ c có th ể đượ c đ áp ứ ng; CLCS ch ủ quan đượ c đ o l ườ ng qua m ứ c độ h ạ nh phúc, d ễ ch ị u, th ỏ a mãn hay nh ữ ng tr ạ ng thái t ươ ng t ự c ủ a m ỗ i cá nhân. Do đ ó, theo quan đ i ể m c ủ a tác gi ả , khái ni ệ m v ề CLCS ở Vi ệ t Nam đượ c hi ể u nh ư sau: “Ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng là m ứ c độ đ áp ứ ng các nhu c ầ u v ề đ i ề u ki ệ n s ố ng khách quan c ủ a con ng ườ i trong m ố i liên h ệ v ớ i các c ả m nh ậ n v ề s ự h ạ nh phúc ch ủ quan c ủ a cá nhân”. Để l ự a ch ọ n các thành ph ầ n c ủ a CLCS, lu ậ n án s ử d ụ ng cách ti ế p c ậ n t ừ trên xu ố ng. Ngoài ra, c ầ n ph ả i d ự a trên lý thuy ế t hình thành khái ni ệ m k ế t h ợ p v ớ i s ử d ụ ng m ộ t danh sách đ ã có và l ự a ch ọ n d ự a trên tính s ẵ n có c ủ a s ố li ệ u. Các thành ph ầ n này không nh ữ ng ph ả i phù h ợ p v ớ i b ố i c ả nh c ủ a Vi ệ t Nam mà còn ph ả i phù h ợ p v ớ i thông l ệ qu ố c t ế . Nh ữ ng ý t ưở ng c ủ a Allardt (1993) và Stiglitz và c ộ ng s ự (2009) là c ơ s ở lý thuy ế t để tác gi ả xác đị nh các thành ph ầ n khách quan c ủ a CLCS ở Vi ệ t Nam theo cách ti ế p c ậ n n ă ng l ự c. Trong khi đ ó, c ả m nh ậ n c ủ a cá nhân thành ph ầ n ch ủ quan c ủ a khái ni ệ m CLCS ở Vi ệ t Nam đượ c xác đị nh theo lý thuy ế t v ề s ự h ạ nh phúc 8 chủ quan. Cơ sở thực tiễn là kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới cũng như tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay. Tổng hợp các thành phần của khái niệm CLCS hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu CLCS ở Việt Nam được thể hiện trong hình 1.1 dưới đây. Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở Việt Nam. Nguồn: Tác giả đề xuất Khung lý thuyết này là cơ sở để thực hành đo lường, đánh giá về CLCS ở Việt Nam đảm bảo tính hệ thống và khoa học. Khía cạnh chủ quan: Sự hài lòng với cuộc sống Khía cạnh khách quan: Điều kiện kinh tế Nhà ở và CSHT căn bản Giáo dục Y tế Quan hệ gia đình Sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, giải trí Môi trường tự nhiên Môi trường xã hội Quản trị Quyền chính trị CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Mục tiêu của chương 1 là xây dựng khung lý thuyết về CLCS ở Việt Nam, trong đó bao gồm khái niệm và thành phần của khái niệm CLCS. Khung lý thuyết này phải được xây dựng dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Cơ sở lý luận cơ bản để xây dựng khung lý thuyết về CLCS ở Việt Nam là các lý thuyết về CLCS trên thế giới. Nhìn chung, CLCS được tiếp cận theo hướng đa chiều đa ngành. Các lý thuyết về CLCS có thể được xây dựng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau như cách tiếp cận khách quan dựa trên các nguồn lực và điều kiện sống; cách tiếp cận chủ quan dựa trên sự hạnh phúc của cá nhân; cách tiếp cận nhu cầu cơ bản hay cách tiếp cận năng lực. Sự đa dạng trong cách tiếp cận đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau về CLCS. Mặc dù vậy, không có khái niệm nào được chấp nhận rộng rãi. Cơ sở thực tiễn để xây dựng khung lý thuyết về CLCS ở Việt Nam là quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển KTXH cũng như bối cảnh KTXH ở Việt Nam hiện nay và kinh nghiệm của tổ chức quốc tế, các quốc gia trong nghiên cứu về CLCS. Phân tích cho thấy, CLCS ở Việt Nam gắn liền với phát triển con người, phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, công bằng xã hội và xây dựng môi trường sống lành mạnh và an toàn. Từ đó, luận án kết luận rằng, CLCS ở Việt Nam là một khái niệm đa chiều và nên được xem xét theo cách tiếp cận năng lực kết hợp với cách tiếp cận hạnh phúc chủ quan. Do đó, CLCS ở Việt Nam phải được đo lường bằng cả yếu tố khách quan và chủ quan. Cấu trúc của khái niệm CLCS ở Việt Nam được chia thành 11 thành phần, trong đó 10 thành phần phản ánh các nhu cầu về điều kiện sống khách quan cần được đáp ứng gồm: (1) điều kiện kinh tế, (2) điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản, (3) giáo dục, (4) chăm sóc y tế và sức khỏe, (5) quan hệ gia đình, (6) tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động văn hóa, giải trí, (7) môi trường tự nhiên, (8) môi trường xã hội, (9) quản trị và (10) quyền chính trị; thành phần (11) phản ánh cảm nhận chủ quan của người dân về cuộc sống thông qua sự hài lòng với cuộc sống. 10 CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM 2.1. Một số vấn đề chung về xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống 2.1.1. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng cuộc sống Luận án sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống hay còn gọi là cách tiếp cận lý thuyết để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS. Với cách tiếp cận đó, luận án áp dụng thiết kế thứ bậc của Maggino Zumbo (2012), bắt đầu từ mô hình khái niệm xác định các thành phần của khái niệm, xác định các biến, các chỉ tiêu chỉ báo cơ bản có thể đo lường được, cuối cùng, các chỉ tiêu sẽ được sắp xếp một cách phù hợp trong hệ thống chỉ tiêu. Theo cách tiếp cận này, quá trình đo lường CLCS đòi hỏi phải có một khung lý thuyết tốt. Khi đó, các chỉ tiêu không đơn thuần chỉ cung cấp thông tin mà còn phải thể hiện được mối liên hệ với mô hình khái niệm. 2.1.2. Một số yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam Theo Noll (2004), một hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo các yêu cầu chung gồm: (1) được xây dựng trên cơ sở khoa học, có cách tiếp cận theo hướng lý thuyết và khái niệm rõ ràng; (2) là một hệ thống toàn diện và tích hợp; (3) sử dụng các chỉ tiêu phù hợp (có giá trị và đáng tin cậy) nhất; và (4) sử dụng cơ sở dữ liệu sẵn có tốt nhất và đảm bảo tính so sánh giữa các quốc gia (hoặc địa phương). Ngoài những yêu cầu trên, hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam phải bao quát đầy đủ các lĩnh vực chủ yếu của CLCS, đáp ứng yêu cầu đo lường CLCS ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh lịch sử cụ thể; các chỉ tiêu được quy định chặt chẽ về nội dung, phạm vi, phương pháp tính, bảo đảm tính pháp lý, thống nhất cao; phải ổn định trong thời gian tương đối dài nhưng có thể thay đổi cho phù hợp với điều kiện ở từng giai đoạn; Để đáp ứng các yêu cầu trên, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS phải tuân thủ các nguyên tắc: (1) đảm bảo tính hướng đích; (2) đảm bảo tính hệ thống; (3) đảm bảo tính cụ thể; (4) đảm bảo tính chính xác; (5) đảm bảo tính khả thi; (6) đảm bảo tính so sánh quốc tế; (7) đảm bảo tính thích nghi; (8) đảm bảo tính hiệu quả. 11 2.1.3. Các tiêu chí l ự a ch ọ n ch ỉ tiêu th ố ng kê đ o l ườ ng ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng Với mục tiêu đo lường CLCS, luận án sẽ sử dụng cả các chỉ tiêu trực tiếp và chỉ tiêu gián tiếp (proxy). Bên cạnh đó, các chỉ tiêu CLCS có thể đo lường đầu vào, đo lường đầu ra và đo lường kết quả, trong đó ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu đầu ra và các chỉ tiêu kết quả. Luận án sử dụng 14 tiêu chí do Hội đồng Cộng đồng Jacksonville, Florida, Mỹ đưa ra khi lựa chọn chỉ tiêu đo lường CLCS. Các tiêu chí gồm có: (1) Có mục đích; (2) Tầm quan trọng; (3) Tính giá trị và chính xác; (4) Tính liên quan; (5) Có độ nhạy; (6) Tính dự đoán; (7) Có thể hiểu được; (8) Tính sẵn có và kịp thời; (9) Tính ổn định và độ tin cậy; (10) Định hướng kết quả; (11) Định hướng tích cực; (12) Phạm vi; (13) Rõ ràng; (14) Tính đại diện. 2.1.4. Qui trình xây d ự ng h ệ th ố ng ch ỉ tiêu th ố ng kê đ o l ườ ng ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng Như đã trình bày ở trên, nội dung đo lường CLCS chủ quan vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu của luận án. Với các thành phần đo lường mức độ đáp ứng các nhu cầu về điều kiện sống khách quan, việc xác định các chỉ tiêu phản ánh được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tổng quan tài liệu, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS; xem xét các mục tiêu phát triển quốc gia; nghiên cứu các hệ thống chỉ tiêu thống kê có liên quan. Bước 2: Lập danh mục chỉ tiêu và xây dựng bảng tóm tắt đặc điểm của chúng. Bước 3: Lựa chọn các chỉ tiêu theo các tiêu chí đề ra và đảm bảo các yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu cũng như tuân thủ nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu. Bước 4: Tham vấn ý kiến chuyên gia về danh mục chỉ tiêu đề xuất ở bước 3. Bước 5: Tổng hợp ý kiến chuyên gia, nghiên cứu lại một lần nữa đặc điểm của dữ liệu và các tiêu chí lựa chọn và để rút ra hệ thống chỉ tiêu cuối cùng. 2.2. Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam được chia thành 12 nhóm, trong đó 10 nhóm đầu tiên phản ánh các khía cạnh khách quan của CLCS, nhóm 11 phản ánh khía cạnh chủ quan của CLCS và nhóm cuối cùng phản ánh đánh giá tổng hợp về CLCS. 2.2.1. Nhóm ch ỉ tiêu ph ả n ánh đ i ề u ki ệ n kinh t ế Chỉ tiêu 1.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm Chỉ tiêu 1.2: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng 12 Chỉ tiêu 1.3: Tỷ lệ nghèo Chỉ tiêu 1.4: Tỷ lệ người dân cho rằng điều kiện kinh tế hộ gia đình khá hơn so với 5 năm trước Chỉ tiêu 1.5: Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản Chỉ tiêu 2.1: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở kiên cố Chỉ tiêu 2.2: Diện tích nhà ở bình quân đầu người Chỉ tiêu 2.3: Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh Chỉ tiêu 2.4: Tỷ lệ hộ gia đình dùng điện lưới sinh hoạt Chỉ tiêu 2.5: Tỷ lệ hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh Chỉ tiêu 2.6: Tỷ lệ hộ gia đình có hoặc sử dụng ít nhất một loại thiết bị thông tin, truyền thông 2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục Chỉ tiêu 3.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ Chỉ tiêu 3.2: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và trên trung học phổ thông Chỉ tiêu 3.3: Số học sinh phổ thông bình quân trên 1 giáo viên Chỉ tiêu 3.4: Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng tuổi Chỉ tiêu 3.5: Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học Chỉ tiêu 3.6: Tỷ lệ trẻ em từ 5 tuổi trở xuống được theo dõi phát triển về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội Chỉ tiêu 3.7: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên 2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe Chỉ tiêu 4.1: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Chỉ tiêu 4.2: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi Chỉ tiêu 4.3: Số bác sĩ bình quân trên 10000 dân Chỉ tiêu 4.4: Số giường bệnh bình quân trên 10000 dân Chỉ tiêu 4.5: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin Chỉ tiêu 4.6: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng Chỉ tiêu 4.7: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 2.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ gia đình Chỉ tiêu 5.1: Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa Chỉ tiêu 5.2: Tỷ suất ly hôn 13 Chỉ tiêu 5.3: Tỷ lệ hộ gia đình có bạo lực gia đình Chỉ tiêu 5.4: Tỷ số giới tính khi sinh 2.2.6. Nhóm ch ỉ tiêu ph ả n ánh s ự tham gia sinh ho ạ t c ộ ng đồ ng và các ho ạ t độ ng v ă n hóa, gi ả i trí Chỉ tiêu 6.1: Tỷ lệ làng (thôn, bản, ấp) có nhà văn hóa Chỉ tiêu 6.2: Tỷ lệ làng (thôn, bản, ấp) văn hóa Chỉ tiêu 6.3: Tỷ lệ người dân đã đóng góp tự nguyện cho một công trình công cộng ở xãphường nơi sinh sống 2.2.7. Nhóm ch ỉ tiêu ph ả n ánh đ i ề u ki ệ n môi tr ườ ng t ự nhiên Chỉ tiêu 7.1: Tỷ lệ người dân cho rằng chất lượng không khí nơi cư trú hiện nay so với 3 năm trước là kém hơn Chỉ tiêu 7.2: Tỷ lệ người dân cho rằng chất lượng nước của các con sông kênh rạch suối hiện nay so với 3 năm trước là kém hơn Chỉ tiêu 7.3: Tỷ lệ che phủ rừng Chỉ tiêu 7.4: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt 2.2.8. Nhóm ch ỉ tiêu ph ả n ánh môi tr ườ ng xã h ộ i Chỉ tiêu 8.1: Tỷ lệ tội phạm trên 10000 dân Chỉ tiêu 8.2: Tỷ lệ dân số là nạn nhân của bốn loại tội phạm về an ninh trật tự Chỉ tiêu 8.3: Tỷ lệ dân số cảm thấy an toàn khi đi lại một mình vào ban đêm Chỉ tiêu 8.4: Mức độ an toàn, trật tự ở địa bàn đang sinh sống Chỉ tiêu 8.5: Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông trên 100000 dân 2.2.9. Nhóm ch ỉ tiêu ph ả n ánh qu ả n tr ị Chỉ tiêu 9.1: Chỉ số công khai, minh bạch ở địa phương Chỉ tiêu 9.2: Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công Chỉ tiêu 9.3: Chỉ số thủ tục hành chính công 2.2.10. Nhóm ch ỉ tiêu ph ả n ánh quy ề n chính tr ị Chỉ tiêu 10.1: Tỷ lệ người dân trực tiếp đi bầu đại biểu Quốc hội Chỉ tiêu 10.2: Tỷ lệ người dân trực tiếp đi bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Chỉ tiêu 10.3: Tỷ lệ người dân trực tiếp đi bầu trưởng thôntổ trưởng tổ dân phố Chỉ tiêu 10.4: Tỷ lệ người dân cho biết chính quyền không gợi ý bầu cho một ứng viên cụ thể 14 2.2.11. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự hài lòng với cuộc sống Chỉ tiêu 11.1: Mức độ hài lòng với cuộc sống 2.2.12. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống Chỉ tiêu 12.1: Chỉ số tổng hợp CLCS Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào công bố dữ liệu về mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân. Ngoài ra, cũng giống như CLCS, sự hài lòng với cuộc sống là một khái niệm trừu tượng, thường được đo lường bằng một thang đo có nhiều chỉ báo. Xây dựng thang đo này là một quá trình phức tạp, cần phải thực hiện trong một đề tài nghiên cứu riêng. Điều này vượt quá khả năng thực hiện của nghiên cứu sinh. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ dừng lại ở việc đặt ra vấn đề: cần phải nghiên cứu về sự hài lòng với cuộc sống khi thực hiện đo lường CLCS ở Việt Nam. Nội dung và phương pháp đo lường sự hài lòng với cuộc sống sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. Các nội dung liên quan đến chỉ số tổng hợp CLCS sẽ được trình bày trong chương 3 của luận án. 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Mục tiêu của chương 2 là xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam. Hệ thống này phải đáp ứng các yêu cầu chung của một hệ thống chỉ tiêu như có cơ sở khoa học, là hệ thống toàn diện và tích hợp, bao gồm các chỉ tiêu phù hợp, dữ liệu sẵn có và đảm bảo tính so sánh theo không gian. Ngoài ra, để đo lường CLCS, hệ thống này phải bao quát đầy đủ các lĩnh vực chủ yếu của CLCS, ổn định trong thời gian dài nhưng có thể được điều chỉnh cho phù hợp theo từng giai đoạn. Quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS phải tuân thủ các nguyên tắc như đảm bảo: tính hướng đích, tính hệ thống, tính cụ thể, tính chính xác, tính khả thi, tính so sánh quốc tế, tính thích nghi và tính hiệu quả. Mỗi chỉ tiêu trong hệ thống được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định như có tính mục đích, có tầm quan trọng, tính giá trị và chính xác, tính liên quan, tính nhạy, tính dự đoán, mức độ có thể hiểu được, tính sẵn có và kịp thời, tính ổn định và độ tin cậy, theo định hướng kết quả, theo định hướng tích cực, có tính rõ ràng, tính đại diện và theo phạm vi phản ánh. Về cơ bản, hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS được xây dựng theo thiết kế thứ bậc, theo cách tiếp cận lý thuyết. Kết quả của quá trình này là một hệ thống chỉ tiêu thống kê được chia thành 12 nhóm. Trong đó 10 nhóm đầu tiên đo lường 10 thành phần của CLCS khách quan gồm 48 chỉ tiêu; nhóm 11 đo lường CLCS chủ quan và nhóm 12 đo lường tổng hợp về CLCS. Mỗi chỉ tiêu trong hệ thống đều được trình bày đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, phương pháp tính và nguồn số liệu. Chỉ tiêu đo lường CLCS chủ quan chưa được nghiên cứu trong phạm vi của luận án này. 16 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về các phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp 3.1.1. Khái niệm và ưu, nhược điểm của chỉ số tổng hợp Theo OECD (2008), chỉ số tổng hợp là một chỉ số được xây dựng trên cơ sở kết hợp các chỉ tiêu riêng lẻ dựa trên một mô hình cơ bản về khái niệm đa chiều được đo lường. Chỉ số tổng hợp thường dùng để giải thích cho các vấn đề phức tạp và khó nắm bắt trong các lĩnh vực rộng lớn như kinh tế, xã hội, môi trường. Ưu điểm của chỉ số tổng hợp là: dễ giải thích; giúp đưa ra một cái nhìn tóm lược về các vấn đề phức tạp, đa chiều nhằm hỗ trợ người ra quyết định; cho phép thực hiện những so sánh đơn giản giữa các quốc gia, các vùng, các địa phương … Tuy nhiên, nhược điểm của chỉ số tổng hợp là dễ bị sai lạc về chính sách nếu bị giải thích sai hoặc quá trình xây dựng chỉ số tổng hợp không minh bạch hay không dựa trên một khung khái niệm tốt. Bên cạnh đó, tính chủ quan cao thể hiện qua việc lựa chọn các chỉ tiêu và trọng số có thể là vấn đề gây nhiều tranh cãi. 3.1.2. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp Hiện nay, có hai phương pháp tính chỉ số tổng hợp nhận được nhiều quan tâm của giới nghiên cứu, đặc biệt khi tính chỉ số tổng hợp CLCS hay các chỉ số tương tự. Đó là phương pháp của OECD và phương pháp AlkireFoster. Nhìn chung, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện số liệu cũng như bối cảnh KTXH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với phương pháp AlkireForster là yêu cầu toàn bộ dữ liệu phải được lấy từ cùng một cuộc điều tra để có thể xác định đồng nhất các đối tượng bị thiếu hụt theo một tiêu chí nào đó (Alkire Santos, 2011). Ngoài ra, việc thiếu các ngưỡng thiếu hụt CLCS ở Việt Nam cũng là trở ngại lớn. Vì vậy, tác giả đề xuất xây dựng chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam theo phương pháp của OECD (2008). 3.1.3. Lựa chọn phương pháp tính chỉ số tổng hợp Phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp của OECD (2008) khá phức tạp, với nhiều lựa chọn khác nhau ở mỗi bước của quy trình, đặc biệt trong nội dung về chuẩn hóa dữ liệu, xác định trọng số và cách thức tổng hợp. 17 Theo Mazziotta và Pareto (2013), để lựa chọn phương pháp tốt nhất khi tính chỉ số tổng hợp, có bốn vấn đề cần chú ý là: (1) loại chỉ tiêu (có thể thay thế không thể thay thế); (2) cách tổng hợp (đơn giản phức tạp); (3) cách so sánh (tuyệt đối tương đối); và (4) loại trọng số (chủ quan khách quan). Tùy theo mỗi giả định, yêu cầu và điều kiện thực tế mà lựa chọn giải pháp phù hợp. 3.2. Đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam Luận án đề xuất quy trình xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam gồm 5 bước: (1) xây dựng khung lý thuyết về CLCS; (2) lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS; (3) chuẩn hóa dữ liệu; (4) xác định trọng số; và (5) tính các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp. Các bước 1 và 2 đã được giải quyết chi tiết trong hai chương đầu của luận án. Các phương pháp trong ba bước còn lại được lựa chọn theo gợi ý của Mazziotta và Pareto (2013), điều kiện số liệu sẵn có và khả năng vận dụng trên thực tế. 3.2.1. Chu ẩ n hóa d ữ li ệ u Chuẩn hóa là bước cần phải thực hiện trước khi tổng hợp một hệ thống gồm nhiều chỉ tiêu với các đặc điểm, tính chất khác nhau. Phương pháp chuyển đổi MinMax được lựa chọn để chuẩn hóa dữ liệu trong luận án này. Cách chuyển đổi này dễ giải thích vì nó đưa giá trị của chỉ tiêu về dải biến động 0,1 nhưng không nhất thiết có cùng phương sai. Điểm số của chỉ tiêu chuẩn hóa càng cao chứng tỏ kết quả càng tốt. Công thức chuẩn hóa là: Giá trị chuẩn hóa = Giá trị thực tếGiá trị tối thiểu Giá trị tối đaGiá trị tối thiểu (3.1) Với các chỉ tiêu có độ biến thiên lớn, phân phối lệch nhiều nên lấy logarit cho các giá trị trước khi chuẩn hóa. Công thức là: Giá trị chuẩn hóa = ln(Giá trị thực tế)ln(Giá trị tối thiểu) ln(Giá trị tối đa)ln(Giá trị tối thiểu) (3.2) Với các chỉ tiêu có định hướng tiêu cực, chuẩn hóa sẽ giúp chuyển giá trị về dạng thuận để đảm bảo khả năng so sánh theo công thức: Giá trị chuẩn hóa = 1 Giá trị thực tếGiá trị tối thiểu Giá trị tối đaGiá trị tối thiểu (3.3) Với các chỉ tiêu hướng tâm, giá trị của nó càng gần với một giá trị trung tâm nào đó (ngưỡng tối ưu) thì càng tốt. Do vậy, công thức chuẩn hóa là: 18 Giá trị chuẩn hóa = 1 ? Giá trị thực tếGiá trị trung tâm ? Giá trị tối đaGiá trị tối thiểu (3.4) Với các chỉ tiêu thuộc dạng số tuyệt đối, số tương đối cường độ hay số bình quân, việc xác định các giá trị tối thiểu và tối đa có thể căn cứ vào giá trị nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng của chỉ tiêu trên thực tế; hoặc căn cứ vào mức độ thực tế đạt được trong nhiều năm của nhiều đơn vị; nên dự đoán để mở rộng khoảng cách đạt được của chỉ tiêu; hoặc tham khảo các mức tối thiểu và tối đa do các tổ chức quốc tế đưa ra đối với những chỉ tiêu đã công bố và áp dụng. Với các chỉ tiêu thuộc dạng số tương đối kết cấu và có đơn vị tính là %, chọn giá trị tối thiểu là 0 và giá trị tối đa là 100. 3.2.2. Xác định trọng số Xác định trọng số nhìn chung là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhìn chung, việc lựa chọn trọng số phải phù hợp với khung lý thuyết và đặc tính số liệu. Trọng số có thể được xác định một cách chủ quan hoặc khách quan. Trọng số khách quan được xác định bằng các phương pháp thống kê, dựa trên các mô hình toán học, vì vậy ít gây tranh cãi hơn. Tuy nhiên, do không có dữ liệu phù hợp nên luận án không thực hiện được việc xác định trọng số khách quan. Trọng số chủ quan sẽ được sử dụng để tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam. Do cấu trúc của khái niệm CLCS bao gồm nhiều thành phần nên trước khi đi đến chỉ số tổng hợp cuối cùng, phải tính được các chỉ số thành phần. Dựa trên ý kiến tham vấn của các chuyên gia cũng như điều kiện số liệu thực tế, luận án lựa chọn trọng số bằng nhau cho các chỉ tiêu khi tính chỉ số thành phần nhưng trọng số khác nhau cho các chỉ số thành phần khi tính chỉ số tổng hợp. Phương pháp quy trình phân bổ ngân sách (BAP) được sử dụng nhằm xác định trọng số của các chỉ số thành phần. Đây là một phương pháp xác định trọng số chủ quan qua phỏng vấn chuyên gia. 3.2.3. Xác định phương pháp tổng hợp Thủ tục tổng hợp chỉ số được thực hiện theo cách nào là tùy thuộc vào quan điểm có cho phép bù trừ hay không bù trừ giữa các chỉ tiêu hay các thành phần của hiện tượng nghiên cứu. Trong đo lường CLCS, với quan điểm cho phép các chỉ tiêu trong một thành phần có thể bù trừ hoặc bổ sung cho nhau, chỉ số thành phần được tính bằng công 19 thức trung bình cộng. Do các chỉ tiêu có vai trò như nhau trong mỗi thành phần nên các chỉ số thành phần được tính theo công thức trung bình cộng giản đơn: Chỉ số thành phần I i = ∑ Chỉ số riêng biệt j m j=1 m (3.5) Trong đó: i là số thứ tự thành phần, ? = (1,n) ??????? ; n là số lượng thành phần; j là số thứ tự chỉ tiêu trong mỗi thành phần, ? = (1,?) ???????? ; m là số lượng chỉ tiêu thuộc mỗi thành phần. Tuy nhiên, việc tính chỉ số tổng hợp CLCS được thực hiện theo quan điểm cho phép bù trừ một phần do đòi hỏi các thành phần của CLCS phải phát triển một cách đồng đều. Do các thành phần có vai trò khác nhau trong đánh giá CLCS nên chỉ số tổng hợp CLCS được tính theo công thức trung bình nhân gia quyền: I= ?? I i f i n i=1 ∑f i (3.6) Trong đó: I là chỉ số tổng hợp CLCS; I i là chỉ số thành phần thứ i; f i là trọng số của chỉ số thành phần thứ i. Theo kinh nghiệm của Liên hợp quốc khi xây dựng chỉ số Phát triển Con người, tác giả đề xuất đánh giá CLCS ở Việt Nam tùy vào giá trị của chỉ số như sau. Bảng 3.1. Khung giá trị của chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam Giá trị của chỉ số tổng hợp CLCS Kết luận I < 0,3 CLCS rất thấp 0,3 ≤ I < 0,5 CLCS thấp 0,5 ≤ I < 0,7 CLCS trung bình 0,7 ≤ I < 0,8 CLCS khá 0,8 ≤ I < 0,9 CLCS cao I ≥ 0,9 CLCS rất cao Nguồn: Tác giả đề xuất. 3.3. Tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam 3.3.1. K ế t qu ả tính th ử nghi ệ m ch ỉ s ố t ổ ng h ợ p ch ấ t l ượ ng cu ộ c s ố ng ở Vi ệ t Nam Trong điều kiện số liệu không đồng nhất giữa các chỉ tiêu về không gian và thời gian, luận án chọn tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam ở cấp quốc gia năm 2016. Ngoài ra, do không có dữ liệu về mức độ hài lòng với cuộc 20 sống nên chỉ số tổng hợp chỉ được tính dựa trên 10 nhóm chỉ tiêu phản ánh CLCS khách quan. 48 chỉ tiêu được chuẩn hóa theo phương pháp chuyển đổi MinMax. Các giá trị tối thiểu và giá trị tối đa được xác định như đã nêu trong mục 3.2.1. Trọng số của các chỉ số thành phần được xác định theo phương pháp BAP qua thang điểm có tổng điểm không đổi. Điểm trung bình của mỗi thành phần là cơ sở để xác định trọng số cho mỗi thành phần đó. Ngoài ra, kiểm định ttest được áp dụng để xác định liệu có sự khác biệt giữa điểm số trung bình của các thành phần. Kết quả cho thấy, có thể chia 10 thành phần CLCS thành 4 nhóm. Trọng số của các thành phần trong mỗi nhóm được gán bằng nhau và được tính là trung bình cộng giản đơn của điểm trung bình của các thành phần trong nhóm có điều chỉnh sao cho tổng trọng số của tất cả các thành phần là bằng 10. Kết quả, trọng số của nhóm (1) điều kiện kinh tế là 1,9; nhóm (2) gồm nhà ở, giáo dục, y tế và gia đình là 1,2; nhóm (3) gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là 0,9; và nhóm (4) gồm quản trị, tham gia sinh hoạt cộng đồng và quyền chính trị là 0,5. Các chỉ số thành phần được tính theo công thức 3.5, là trung bình cộng giản đơn của các chỉ số cá nhân đã được chuẩn hóa. Bảng 3.7. Kết quả tính các chỉ số thành phần STT Thành phần Ký hiệu Chỉ số 1 Điều kiện kinh tế I 1 0,617 2 Nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản I 2 0,791 3 Giáo dục I 3 0,608 4 Chăm sóc y tế và sức khỏe I 4 0,695 5 Quan hệ gia đình I 5 0,864 6 Tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động văn hóa, giải trí I 6 0,574 7 Môi trường tự nhiên I 7 0,601 8 Môi trường xã hội I 8 0,733 9 Quản trị I 9 0,572 10 Quyền chính trị I 10 0,564 Nguồn: Tính toán của tác giả. Chỉ số tổng hợp được tính theo công thức 3.6. Kết quả cho thấy, với giá trị của chỉ số tổng hợp là 0,671, CLCS ở Việt Nam năm 2016 ở mức trung bình khá. 21 3.3.2. M ộ t s ố v ấ n đề rút ra t ừ k ế t qu ả tính th ử nghi ệ m Từ kết quả tính thử nghiệm, luận án rút ra một số vấn đề như sau: (1) số liệu phục vụ tính chỉ số tổng hợp là tương đối phong phú và sẵn có từ các nguồn chính thống; (2) việc áp dụng phương pháp luận nói trên vào tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam là đảm bảo tính khoa học và khả thi; (3) phương pháp chuyên gia, cụ thể là BAP tương đối dễ áp dụng với chi phí thấp nhưng vẫn đem lại kết quả khá chính xác khi xác định trọng số của các thành phần CLCS; (4) kết quả tính được khá phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Mặc dù vậy, kết quả tính thử nghiệm vẫn bộc lộ một số hạn chế, chủ yếu do thiếu số liệu. Vì vậy, chỉ số tổng hợp CLCS tính được mới chỉ bao gồm 10 thành phần đo lường CLCS khách quan. Mối quan hệ giữa CLCS chủ quan và CLCS khách quan cũng chưa được đề cập tới. Ngoài ra, do chỉ tính thử nghiệm ở cấp quốc gia trong một năm nên hạn chế khả năng so sánh, đánh giá CLCS qua thời gian, không gian. Kết quả tính thử nghiệm cũng chưa được so sánh, kiểm tra tương quan với những chỉ số, chỉ tiêu phản ánh các khái niệm tương tự. 3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp chất lượng cuộc sống ở Việt Nam Luận án còn tồn tại một số hạn chế là: (1) hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS còn chưa thật đầy đủ, cần phải bổ sung, hoàn thiện hơn; (2) chưa đo lường được CLCS chủ quan; (3) chưa đề cập đến mối liên hệ giữa CLCS khách quan và CLCS chủ quan; (4) quá trình xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS không tránh khỏi tính chủ quan vốn có; và (5) chưa thực hiện được việc đánh giá tính vững và độ nhạy của chỉ số, chưa kết nối được chỉ số với các chỉ tiêu, chỉ số khác có liên quan. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần tiếp tục phát triển các nghiên cứu về CLCS và những chủ đề tương tự trong tương lai. Cụ thể: (1) cần hoàn thiện khung lý thuyết về CLCS ở Việt Nam, đặc biệt qua xây dựng thang đo CLCS; (2) cần nghiên cứu xây dựng thang đo sự hài lòng với cuộc sống; (3) các cơ quan sản xuất số liệu cần tuân thủ nghiêm qui định sản xuất và công bố dữ liệu thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình; (4) mở rộng nghiên cứu về CLCS ở Việt Nam đến cấp tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu so sánh về CLCS theo không gian; (5) cần nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa phương pháp luận tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam; và (6) đưa chỉ số tổng hợp CLCS vào danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia và được tính hàng năm. 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Mục tiêu của chương này là đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam đảm bảo tính khoa học và khả thi. Trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận tính chỉ số tổng hợp CLCS, kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và các quốc gia trong tính chỉ số CLCS và các chỉ số tương tự, điều kiện dữ liệu và khả năng của người nghiên cứu, luận án đề xuất phương pháp tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam gồm 5 bước: (1) xây dựng khung lý thuyết về CLCS; (2) lựa chọn hệ thống chỉ tiêu; (3) chuẩn hóa dữ liệu; (4) xác định trọng số và (5) tính các chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp. Hai bước đầu của qui trình đã được làm rõ trong chương 1 và 2 của luận án. Ba bước còn lại được trình bày trong chương 3. Trong đó, phương pháp chuẩn hóa dữ liệu được lựa chọn là chuẩn hóa Min Max. Các giá trị tối thiểu và giá trị tối đa được xác định tùy thuộc đặc điểm của chỉ tiêu. Trọng số chủ quan được gán bằng nhau cho các chỉ tiêu khi tính chỉ số thành phần và khác nhau cho các thành phần khi tính chỉ số tổng hợp CLCS theo phương pháp quy trình phân bổ ngân sách. Với quan điểm cho phép có sự bù trừ giữa các chỉ tiêu trong một thành phần nên phép trung bình cộng được dùng để tính các chỉ số thành phần; nhưng chỉ cho phép bù trừ một phần giữa các thành phần nên phép trung bình nhân được dùng để tính chỉ số tổng hợp CLCS. Kết quả tính thử nghiệm với số liệu của năm 2016 cho thấy CLCS ở Việt Nam mới ở mức trung bình khá khi giá trị của chỉ số tổng hợp là 0,671. Trên cơ sở kết quả phân tích, luận án đã chỉ ra một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung nghiên cứu trong tương lai. 23 KẾT LUẬN Trong nhiều năm qua, CLCS đã là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng như các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, người dân… trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, mặc dù CLCS là vấn đề đã được đặt ra trong các chương trình nghị sự quốc gia nhưng các nghiên cứu về CLCS vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, CLCS của người dân Việt Nam được cải thiện tương đối chậm và bị nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở mức thấp so với các quốc gia trên thế giới. Luận án được thực hiện với mong muốn góp phần lấp đầy một góc nhỏ trong khoảng trống nghiên cứu lớn về CLCS ở Việt Nam. Với mục tiêu chính là đề xuất phương pháp xây dựng và tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam, luận án đã lần lượt trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu và đo lường CLCS. Tuy nhiên, với quan điểm phát triển của Việt Nam hiện nay, CLCS ở Việt Nam gắn liền với phát triển con người, phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, công bằng xã hội và xây dựng môi trường sống lành mạnh và an toàn. Vì vậy, luận án đã lựa chọn nghiên cứu và đo lường CLCS theo cách tiếp cận năng lực kết hợp với cách tiếp cận hạnh phúc chủ quan. Khi đó, CLCS ở Việt Nam được hiểu là: “mức độ đáp ứng các nhu cầu về điều kiện sống khách quan của con người trong mối liên hệ với các cảm nhận của cá nhân về sự hạnh phúc chủ quan”. Trong đó, CLCS khách quan bao gồm 10 thành phần: điều kiện kinh tế; điều kiện nhà ở và cơ sở hạ tầng căn bản; giáo dục; y tế; quan hệ gia đình; tham gia sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động vui chơi giải trí; môi trường; an ninh, an toàn xã hội; quản trị; và quyền chính trị. CLCS chủ quan được đánh giá qua trạng thái hạnh phúc chủ quan với thành phần sự hài lòng với tổng thể cuộc sống. Trên cơ sở khái niệm CLCS và các thành phần của CLCS, luận án đã đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường CLCS ở Việt Nam. Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản và đảm bảo những nguyên tắc nhất định. Các chỉ tiêu được lựa chọn vào hệ thống này theo những tiêu chí xác định. Được xây dựng theo thiết kế thứ bậc, hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS gồm 12 nhóm chỉ tiêu, trong đó 10 nhóm đầu tiên gồm 48 chỉ tiêu riêng biệt đo lường CLCS khách quan; nhóm thứ 11 đo lường CLCS chủ quan và nhóm thứ 12 đo lường chỉ số tổng hợp. 24 Luận án đã đề xuất phương pháp luận tính chỉ số tổng hợp CLCS ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu phương pháp tính chỉ số tổng hợp nói chung và chỉ số tổng hợp CLCS nói riêng của quốc tế. Nhìn chung, chỉ số này được tính theo phương pháp luận cơ bản do OECD (2008) đưa ra nhưng với qui trình đơn giản hơn. Các phương pháp sử dụng trong quy trình này được lựa chọn sao cho phù hợp với nhau, phù hợp với điều kiện số liệu cũng như khả năng vận dụng trên thực tế. Với phương pháp đề xuất, luận án đã tính thử nghiệm chỉ số tổng hợp CLCS cho năm 2016 ở cấp quốc gia. Do không có số liệu phản ánh sự hài lòng với cuộc sống nên chỉ số tổng hợp CLCS chỉ bao gồm 10 chỉ số thành phần đo lường khía cạnh khách quan của CLCS ở Việt Nam. Giá trị của chỉ số tổng hợp tính ra bằng 0,671 cho thấy, CLCS ở Việt Nam chỉ ở ngưỡng trung bình khá. Mặc dù đã đạt được mục tiêu đặt ra nhưng do đây là một chủ đề nghiên cứu mới, hơn nữa, do giới hạn về trình độ, nguồn lực và thời gian nên kết quả nghiên cứu vẫn còn hạn chế, như: hệ thống chỉ tiêu đo lường CLCS còn thiếu nhiều chỉ tiêu phản ánh thực chất CLCS; chưa đo lường được CLCS chủ quan; chưa nghiên cứu mối liên hệ giữa CLCS khách quan và CLCS chủ quan; chưa đánh giá tính vững và độ nhạy của chỉ số, tính chủ quan trong lựa chọn chỉ tiêu và phương pháp... Vì vậy, luận án kiến nghị cần tiếp tục phát triển các nghiên cứu về CLCS và những chủ đề tương tự như sự hài lòng với cuộc sống, sự hạnh phúc ... trong tương lai. Các nghiên cứu nên tập trung vào hoàn thiện khung lý thuyết về CLCS; xây dựng thang đo sự hài lòng với cuộc sống; nghiên cứu mối liên hệ giữa CLCS chủ quan và CLCS khách quan, đặc biệt trong tính chỉ số tổng hợp CLCS; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS; mở rộng nghiên cứu đến cấp vùng, tỉnh thành phố, hoàn thiện phương pháp tính chỉ số CLCS… Ngoài ra, luận án cũng kiến nghị các cơ quan sản xuất số liệu cần tuân thủ qui định sản xuất và công bố dữ liệu thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình; đưa chỉ số tổng hợp CLCS vào danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia và cần được tính và công bố hàng năm. Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng tác giả rất hy vọng luận án sẽ góp phần phát triển lĩnh vực nghiên cứu còn non trẻ về CLCS ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách có được “cái nhìn” tổng thể về CLCS cũng như các khía cạnh của nó. Đây là những cơ sở, bằng chứng khoa học tốt cho việc ra chính sách ở Việt Nam nhằm nâng cao CLCS của người dân. 25 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyen Thi Xuan Mai (2018). ‘Measuring the quality of life in Vietnam’. Eurasian Journal of Social Sciences, 6(4), 2018. DOI: 10.15604ejss.2018.06.04.001. Online ISSN: 21480214. Trang 113. 2. Nguyễn Thị Xuân Mai (2018). ‘Kiểm định thang đo sự hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam’. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 252 (II), tháng 62018. ISSN: 18590012. Trang 1119. 3. Nguyễn Thị Xuân Mai (2018). ‘Một số phương pháp xác định trọng số khi tính chỉ số tổng hợp đo lường các hiện tượng kinh tế, xã hội’. Tạp chí Con số và Sự kiện, số 533, tháng 42018. ISNN 08667322. Trang 4849. 4. Nguyễn Thị Xuân Mai (2017), Nghiên cứu khía cạnh chủ quan trong khái niệm chất lượng cuộc sống’. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Các vấn đề kinh tếxã hội trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 2030 của Việt Nam. Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Dân số và các vấn đề xã hội. NXB Lao động – Xã hội, 62017. Trang 100108. 5. Nguyễn Thị Xuân Mai (2016), ‘Đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam: cách tiếp cận chủ quan hay khách quan’. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 232 (II), tháng 102016. ISSN: 18590012. Trang 1522. 6. Nguyễn Thị Xuân Mai (2016), ‘Quality of Life dimensions in Viet Nam’. International Conference Proceedings: Emerging issues in Economics and Business in the context of international intergration (EIEB 2016), Volume 02, Hanoi, November 4, 2016. National Economics University Press. Trang 5468. 7. Nguyễn Thị Xuân Mai, Nguyễn Đăng Khoa (2015), ‘Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng cuộc sống ở Việt Nam’. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội. Ban Kinh tế Trung ương, Đại học Kinh tế quốc dân, Ngân hàng thế giới, Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Hà Nội, 62015, trang 103113.

1 PHẦN MỞ ĐẦU Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu luận án sở xác định khung khái niệm CLCS, xây dựng hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS phương pháp tính số tổng hợp CLCS nhằm phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội hoạt động so sánh, đánh giá CLCS Việt Nam Lý chọn đề tài Vấn đề chất lượng sống (CLCS) (tiếng anh Quality of Life) nâng cao CLCS người dân nội dung chủ yếu chiến lược phát triển người Đây mục tiêu hàng đầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) quốc gia, vấn đề nhiều nước giới Việt Nam hết Để đạt mục đích trên, luận án phải trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: - Nghiên cứu CLCS Việt Nam nên thực theo hướng nào? sức quan tâm Trong năm qua, dựa nghiên cứu CLCS học giả toàn giới, nhiều tổ chức quốc tế nhiều quốc gia đưa quan điểm, khái niệm hay định nghĩa khác CLCS, tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm văn hóa xã hội, truyền thống dân tộc, quốc gia Cùng với việc xây dựng khái niệm CLCS, tổ chức quốc tế quốc gia nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu đo lường CLCS, mức độ hài lòng, hạnh phúc sống Trên sở tiêu này, tổ chức Khái niệm CLCS Việt Nam hiểu nào? Cấu trúc khái niệm CLCS bao gồm thành phần gì? - Hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS Việt Nam xây dựng bao gồm tiêu gì? - Chỉ số tổng hợp CLCS xây dựng theo phương pháp luận nào? Trọng số phương pháp tổng hợp số xác định nào? Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu luận án CLCS Việt Nam, hệ thống quốc gia tính số tổng hợp nhằm đánh giá CLCS người dân, thay đổi CLCS qua thời gian hay so sánh quốc gia, vùng, miền hay cộng đồng dân cư Tuy nhiên, Việt Nam, nghiên cứu mang tính học thuật chủ đề tương đối CLCS Việt Nam quốc tế đánh giá so tiêu thống kê đo lường CLCS số tổng hợp CLCS Việt Nam Tuy nhiên, CLCS chủ đề nghiên cứu lớn nguồn số liệu nhiều hạn chế nên luận án giới hạn đo lường khía cạnh khách quan mà tạm thời chưa xem xét đến việc đo lường khía cạnh chủ quan CLCS Số liệu năm 2016 thu thập nhằm phục vụ cho việc tính thử nghiệm sánh bình diện giới tầm quốc gia, dừng lại luận bàn, trao đổi khái niệm mà chưa làm rõ sởluận hay bối cảnh hình số tổng hợp CLCS cấp quốc gia Phương pháp nghiên cứu thành nên khái niệm Một số nghiên cứu khác xem xét phần CLCS hài lòng với sống hay đo lường CLCS nhóm người riêng biệt trẻ em, người cao tuổi góc độ tâm lý học, y tế Bản thân khái niệm nội hàm khái niệm CLCS Việt Nam chưa làm rõ Các tiêu đo lường CLCS nằm rải rác khơng có hệ thống nên khơng cho phép đánh giá cách tồn diện CLCS Đây khoảng trống nghiên cứu CLCS Việt Nam Xuất phát từ sở thực tiễn mặt sách khoảng trống nghiên cứu, việc thực luận án “Phương pháp xây dựng tính số tổng hợp đánh giá chất lượng sống Việt Nam” hoàn toàn cần thiết Do vấn đề mới, chưa nghiên cứu nhiều Việt Nam nên phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tổng quan tài liệu vấn sâu chuyên gia sử dụng xuyên suốt nhằm tìm hiểu, khám phá vấn đề, hướng tiếp cận nghiên cứu đo lường CLCS, thành phần CLCS; hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS; phương pháp tính số tổng hợp; … Bên cạnh đó, để tính thử nghiệm số tổng hợp CLCS, luận án sử dụng phương pháp thu thập liệu thứ cấp từ nguồn sẵn có; phương pháp thu thập liệu cấp qua vấn chuyên gia nhằm xác định trọng số cho số thành phần; phương pháp xử lý phân tích liệu; phương pháp so sánh, đánh giá nghiên cứu ảnh hưởng thành phần đến CLCS nói chung - Những đóng góp luận án Luận ánsố đóng góp tri thức mặt lý luận gồm: - Cơ sởluận nghiên cứu đo lường khái niệm CLCS Việt Nam, xác định hướng tiếp cận nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết CLCS bao gồm khái niệm cấu trúc khái niệm CHƯƠNG CƠ SỞLUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 1.1 Một số vấn đề lý luận chung chất lượng sống 1.1.1 Các cách tiếp cận nghiên cứu chất lượng sống Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu đo lường CLCS giới Ban đầu, CLCS đánh giá cách tiếp cận kinh tế túy dựa thuyết vị lợi - Hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS Việt Nam - Phương pháp luận xây dựng tính số tổng hợp CLCS Việt Nam thông qua tiêu GDP bình quân đầu người Tuy nhiên, quan điểm dần thay đổi nhiều lý thuyết đề cập đến CLCS khái niệm Ngồi ra, luận án có đóng góp mặt thực tiễn tính thử nghiệm số tổng hợp CLCS Việt Nam năm 2016 Đây nguồn tham khảo hữu ích cho việc hoạch định sách nhằm nâng cao CLCS người dân Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu Kết luận, luận án gồm ba chương: Chương Cơ sởluận chất lượng sống Chương Hệ thống tiêu thống kê đo lường chất lượng sống Việt Nam đa chiều đa ngành Trong năm 1960 lên hai cách tiếp cận truyền thống CLCS Đó là: cách tiếp cận khách quan xem xét CLCS dựa nguồn lực điều kiện sống khách quan; cách tiếp cận chủ quan xem xét CLCS qua trạng thái hạnh phúc chủ quan có nguồn gốc từ thuyết vị lợi Đến năm 1970, cách tiếp cận nhu cầu dần thay thuyết vị lợi Lý thuyết nhu cầu cho rằng, CLCS xác định mức độ hài lòng với nhu cầu theo thứ bậc hầu hết thành viên xã hội định (Sirgy, 1986) Chương Xây dựng phương pháp tính số tổng hợp chất lượng sống Việt Nam Cách tiếp cận lực Amartya Sen tới CLCS hình thành từ năm 1980 trở nên phổ biến từ năm 1990 Theo Stigliz cộng (2009), cách tiếp cận nhận thức sống người kết hợp người coi trọng làm làm (chức - functionings) tự lựa chọn chức (năng lực - capabilities) Cách tiếp cận xem bao trùm cách tiếp cận khách quan dựa nguồn lực cách tiếp cận nhu cầu Đây lý thuyết có ảnh hưởng lớn tiền đề cho số Phát triển người, Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ nhiều vấn đề phát triển khác cấp toàn cầu 1.1.2 Một số tranh luận xung quanh khái niệm chất lượng sống Do đa dạng cách tiếp cận quan điểm riêng cá nhân, nhiều khái niệm khác CLCS đưa khơng có khái niệm chấp nhận cách rộng rãi Điều dẫn đến nhiều tranh luận xung quanh khái niệm CLCS cách thức đo lường CLCS Tuy vậy, nghiên cứu khoa học xã hội, có hai vấn đề thường nói đến nhiều cả, là: CLCS đo lường chủ quan hay khách quan khái niệm CLCS đơn chiều hay đa chiều chiều 5 Các đo lường khách quan CLCS thể qua đánh giá điều kiện sống bên đo lường chủ quan lại xem xét đánh giá cá nhân điều kiện Theo Borthwick-Duffy (1992) (trích dẫn Felce & Perry, 1995, 54), có ba quan điểm vấn đề này, gồm: (1) theo cách tiếp cận khách quan, xem CLCS chất lượng điều kiện sống; (2) theo cách Không tổ chức quốc tế mà nhiều quốc gia giới nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu đo lường CLCS tính số tổng hợp phản ánh CLCS hay khái niệm tương tự Nhiều quốc gia Anh, Pháp, New Zealand, Canada, … thực điều tra định kỳ nhằm thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu CLCS quốc gia Một số quốc gia lân cận với Việt tiếp cận chủ quan, coi CLCS hài lòng với sống; (3) kết hợp hai cách tiếp cận chủ quan khách quan đo lường CLCS dựa thừa nhận Nam nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực số CLCS Malaysia (Malaysia Quality of Life - MQL), số Hạnh phúc Xanh (Green điểm mạnh điểm yếu chúng Khi đó, CLCS xem kết hợp điều kiện sống hài lòng với sống Theo Cummins (2000), Hagerty cộng (2001), Costanza cộng (2007), Stiglitz cộng (2009)…, quan điểm thứ ba nhận đồng tình nhiều nhà nghiên cứu and Happiness Index - GHI) Thái Lan… Điểm chung nghiên cứu phần lớn đánh giá CLCS theo hướng đa chiều Cơ sở để xây dựng khái niệm cấu trúc khái niệm CLCS hay khái niệm tương tự thường xác định dựa tảng lý thuyết hay triết lý định Để đo lường CLCS, tùy thuộc vào cấu trúc khái niệm, tiêu chí lựa chọn tiêu khả thu thập số liệu mà nghiên cứu lại xác định tiêu định Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu kết hợp xem xét yếu tố khách quan chủ quan đo lường đánh giá CLCS Dưới góc độ nghiên cứu xã hội, CLCS khái niệm trừu tượng thường xem xét với nhiều thành phần (chiều) khác Ngày nay, có đồng thuận lớn cho CLCS khái niệm đa chiều (Cummins, 1997; Felce, 1997; Snoek, 2000; Hagerty cộng sự, 2001; …) Cùng với đồng thuận này, nhiều nhà nghiên cứu tìm cách nhằm xác định chiều hay thành phần CLCS Tuy nhiên họ chưa thống số lượng chiều chiều (Alkire, 2008) Nhìn chung, ba khía cạnh thể chất, tâm lý xã hội thường xem xét nghiên cứu CLCS 1.1.3 Một số đo lường chất lượng sống tổ chức quốc tế quốc gia giới Trong năm qua, dựa nghiên cứu CLCS học giả toàn giới, nhiều tổ chức quốc tế quốc gia có nghiên cứu khác nhằm đo lường đánh giá thay đổi CLCS quốc gia, thành phố, cộng đồng Trên sở đó, nhiều số tổng hợp CLCS công bố rộng rãi số Hạnh phúc giới (World Happiness index WHI) Liên hợp quốc, số Cuộc sống tốt đẹp (Better Life Index) Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD), số Nơi sinh (Where-to-be-born index) Cơ quan Tình báo Kinh tế (The Economist Intelligence Unit - EIU), số Hành tinh hạnh phúc (The Happy Planet Index - HPI) Quỹ Kinh tế (New Economics Foundation - NEF)… Trong đó, yếu tố khách quan thường phản ánh điều kiện sống dân cư thu thập dễ dàng nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt từ nguồn thống kê thức sẵn có Những yếu tố khách quan đề cập nhiều đánh giá CLCS bao gồm: điều kiện kinh tế, nhà ở, giáo dục, y tế, mơi trường, sống gia đình cộng đồng, an toàn tham gia người dân Các yếu tố chủ quan phản ánh cảm nhận người dân sống thu thập qua điều tra xã hội học 1.2 Khung lý thuyết chất lượng sống Việt Nam 1.2.1 Quan điểm phát triển mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam Mặc dù nhiều vấn đề phải giải quyết, quan điểm phát triển Việt Nam theo hướng toàn diện mặt, khía cạnh đời sống KTXH, tập trung vào đảm bảo quyền người, đáp ứng nhu cầu sống người để tạo nên phát triển người, nâng cao CLCS Các mục tiêu phát triển KTXH Việt Nam cam kết quốc tế thể rõ điều Điều Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nhà nước bảo đảm phát huy quyền làm chủ nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ bảo đảm quyền người, quyền công dân; thực mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, người có sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” Chiến lược Phát triển KTXH 2011-2020 nêu rõ cam kết phủ Việt Nam nhằm: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hồ với phát triển văn hóa, thực tiến công xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng chủ quan Cơ sở thực tiễn kinh nghiệm tổ chức quốc tế nước giới tình hình thực tế Việt Nam sống nhân dân” … 1.2.2 Cách tiếp cận đo lường chất lượng sống Việt Nam Trên sở xem xét cách tiếp cận CLCS giới quan điểm phát triển Việt Nam, tác giả cho rằng, CLCS Việt Nam nên đánh giá theo cách tiếp cận lực - gọi cách tiếp cận phát triển người (Cobb, 2000), kết hợp với cách tiếp cận hạnh phúc chủ quan Điều có nghĩa là, CLCS Việt Nam phải đo lường yếu tố khách quan chủ quan Quan điểm nhận đồng thuận nhiều chuyên gia nước phù hợp với xu hướng quốc tế 1.2.3 Đề xuất khung lý thuyết chất lượng sống Việt Nam Với cách tiếp cận trên, CLCS Việt Nam khái niệm đa chiều Trong đó, CLCS khách quan đo lường qua tiêu KTXH nhằm phản ánh mức độ nhu cầu điều kiện sống người đáp ứng; CLCS chủ quan đo lường qua mức độ hạnh phúc, dễ chịu, thỏa mãn hay trạng thái tương tự cá nhân Do đó, theo quan điểm tác giả, khái niệm CLCS Việt Nam hiểu sau: “Chất lượng sống mức độ đáp ứng nhu cầu điều kiện sống khách quan người mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc chủ quan cá nhân” Để lựa chọn thành phần CLCS, luận án sử dụng cách tiếp cận từ xuống Ngoài ra, cần phải dựa lý thuyết hình thành khái niệm kết hợp với sử dụng danh sách có lựa chọn dựa tính sẵn có số liệu Các thành phần phải phù hợp với bối cảnh Việt Nam mà phải phù hợp với thơng lệ quốc tế Những ý tưởng Allardt (1993) Stiglitz cộng (2009) sở lý thuyết để tác giả xác định thành phần khách quan CLCS Việt Nam theo cách tiếp cận lực Trong đó, cảm nhận cá nhân - thành phần chủ quan khái niệm CLCS Việt Nam xác định theo lý thuyết hạnh phúc Tổng hợp thành phần khái niệm CLCS hình thành nên khung lý thuyết nghiên cứu CLCS Việt Nam thể hình 1.1 Khía cạnh khách quan: - Điều kiện kinh tế - Nhà CSHT - Giáo dục - Y tế - Quan hệ gia đình - Sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, giải trí - Mơi trường tự nhiên - Môi trường xã hội - Quản trị - Quyền trị CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Khía cạnh chủ quan: - Sự hài lòng với sống Hình 1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu chất lượng sống Việt Nam Nguồn: Tác giả đề xuất Khung lý thuyết sở để thực hành đo lường, đánh giá CLCS Việt Nam đảm bảo tính hệ thống khoa học 9 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG Mục tiêu chương xây dựng khung lý thuyết CLCS Việt Nam, bao gồm khái niệm thành phần khái niệm CLCS Khung lý thuyết phải xây dựng dựa tảng sởluận thực tiễn vững CHƯƠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VIỆT NAM 2.1 Một số vấn đề chung xây dựng hệ thống tiêu đo lường chất lượng sống 2.1.1 Phương pháp xây dựng hệ thống tiêu đo lường chất lượng sốngsởluận để xây dựng khung lý thuyết CLCS Việt Nam lý thuyết CLCS giới Nhìn chung, CLCS tiếp cận theo hướng Luận án sử dụng cách tiếp cận từ xuống hay gọi cách tiếp cận lý thuyết để xây dựng hệ thống tiêu đo lường CLCS Với cách tiếp cận đó, luận đa chiều đa ngành Các lý thuyết CLCS xây dựng theo nhiều cách tiếp cận khác cách tiếp cận khách quan dựa nguồn lực điều kiện sống; cách tiếp cận chủ quan dựa hạnh phúc cá nhân; cách tiếp cận nhu cầu hay cách tiếp cận lực Sự đa dạng cách tiếp cận dẫn đến nhiều quan điểm khác CLCS Mặc dù vậy, khơng có khái niệm chấp nhận rộng rãi Cơ sở thực tiễn để xây dựng khung lý thuyết CLCS Việt Nam quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển KTXH bối cảnh KTXH Việt Nam án áp dụng thiết kế thứ bậc Maggino & Zumbo (2012), mô hình khái niệm xác định thành phần khái niệm, xác định biến, tiêu/ báo đo lường được, cuối cùng, tiêu xếp cách phù hợp hệ thống tiêu Theo cách tiếp cận này, q trình đo lường CLCS đòi hỏi phải có khung lý thuyết tốt Khi đó, tiêu khơng đơn cung cấp thơng tin mà phải thể mối liên hệ với mơ hình khái niệm 2.1.2 Một số yêu cầu nguyên tắc xây dựng hệ thống tiêu thống kê đo kinh nghiệm tổ chức quốc tế, quốc gia nghiên cứu CLCS Phân tích cho thấy, CLCS Việt Nam gắn liền với phát triển người, phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, cơng xã hội xây dựng môi trường sống lành mạnh an tồn Từ đó, luận án kết luận rằng, CLCS Việt Nam khái niệm đa chiều lường chất lượng sống Việt Nam Theo Noll (2004), hệ thống tiêu phải đảm bảo yêu cầu chung gồm: (1) xây dựng sở khoa học, có cách tiếp cận theo hướng lý thuyết khái niệm rõ ràng; (2) hệ thống tồn diện tích hợp; (3) sử dụng tiêu phù hợp (có giá trị đáng tin cậy) nhất; (4) sử dụng sở liệu sẵn nên xem xét theo cách tiếp cận lực kết hợp với cách tiếp cận hạnh phúc chủ quan Do đó, CLCS Việt Nam phải đo lường yếu tố có tốt đảm bảo tính so sánh quốc gia (hoặc địa phương) Ngoài yêu cầu trên, hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS Việt khách quan chủ quan Cấu trúc khái niệm CLCS Việt Nam chia thành 11 thành phần, 10 thành phần phản ánh nhu cầu điều kiện sống khách quan cần đáp ứng gồm: (1) điều kiện kinh tế, (2) điều kiện nhà sở hạ tầng bản, (3) giáo dục, (4) chăm sóc y tế sức khỏe, (5) quan hệ gia đình, (6) tham gia sinh hoạt cộng đồng hoạt động văn hóa, giải trí, (7) mơi trường tự nhiên, (8) môi trường xã hội, (9) quản trị (10) quyền trị; thành phần (11) phản ánh cảm nhận chủ quan người dân sống thơng qua hài lòng với sống Nam phải bao quát đầy đủ lĩnh vực chủ yếu CLCS, đáp ứng yêu cầu đo lường CLCS Việt Nam phù hợp với bối cảnh lịch sử cụ thể; tiêu quy định chặt chẽ nội dung, phạm vi, phương pháp tính, bảo đảm tính pháp lý, thống cao; phải ổn định thời gian tương đối dài thay đổi cho phù hợp với điều kiện giai đoạn; Để đáp ứng yêu cầu trên, việc xây dựng hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS phải tuân thủ nguyên tắc: (1) đảm bảo tính hướng đích; (2) đảm bảo tính hệ thống; (3) đảm bảo tính cụ thể; (4) đảm bảo tính xác; (5) đảm bảo tính khả thi; (6) đảm bảo tính so sánh quốc tế; (7) đảm bảo tính thích nghi; (8) đảm bảo tính hiệu 11 12 2.1.3 Các tiêu chí lựa chọn tiêu thống kê đo lường chất lượng sống Với mục tiêu đo lường CLCS, luận án sử dụng tiêu trực tiếp tiêu gián tiếp (proxy) Bên cạnh đó, tiêu CLCS đo lường đầu vào, đo lường đầu đo lường kết quả, ưu tiên lựa chọn tiêu đầu tiêu kết Chỉ tiêu 1.3: Tỷ lệ nghèo Chỉ tiêu 1.4: Tỷ lệ người dân cho điều kiện kinh tế hộ gia đình so với năm trước Chỉ tiêu 1.5: Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội 2.2.2 Nhóm tiêu phản ánh điều kiện nhà sở hạ tầng Luận án sử dụng 14 tiêu chí Hội đồng Cộng đồng Jacksonville, Florida, Mỹ đưa lựa chọn tiêu đo lường CLCS Các tiêu chí gồm có: (1) Có mục Chỉ tiêu 2.1: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà kiên cố Chỉ tiêu 2.2: Diện tích nhà bình qn đầu người đích; (2) Tầm quan trọng; (3) Tính giá trị xác; (4) Tính liên quan; (5) Có độ nhạy; (6) Tính dự đốn; (7) Có thể hiểu được; (8) Tính sẵn có kịp thời; (9) Tính ổn định độ tin cậy; (10) Định hướng kết quả; (11) Định hướng tích cực; (12) Phạm vi; (13) Rõ ràng; (14) Tính đại diện 2.1.4 Qui trình xây dựng hệ thống tiêu thống kê đo lường chất lượng sống Như trình bày trên, nội dung đo lường CLCS chủ quan vượt phạm vi nghiên cứu luận án Với thành phần đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu điều kiện sống khách quan, việc xác định tiêu phản ánh Chỉ tiêu 2.3: Tỷ lệ dân số sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh Chỉ tiêu 2.4: Tỷ lệ hộ gia đình dùng điện lưới sinh hoạt Chỉ tiêu 2.5: Tỷ lệ hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh Chỉ tiêu 2.6: Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng loại thiết bị thơng tin, truyền thơng 2.2.3 Nhóm tiêu phản ánh giáo dục Chỉ tiêu 3.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ Chỉ tiêu 3.2: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tốt nghiệp trung học phổ thực theo bước sau: Bước 1: Tổng quan tài liệu, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế việc xây dựng hệ thống tiêu đo lường CLCS; xem xét mục tiêu phát triển quốc gia; nghiên cứu hệ thống tiêu thống kê có liên quan Bước 2: Lập danh mục tiêu xây dựng bảng tóm tắt đặc điểm chúng thông trung học phổ thơng Chỉ tiêu 3.3: Số học sinh phổ thơng bình quân giáo viên Chỉ tiêu 3.4: Tỷ lệ học sinh học phổ thông tuổi Chỉ tiêu 3.5: Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học Chỉ tiêu 3.6: Tỷ lệ trẻ em từ tuổi trở xuống theo dõi phát triển sức Bước 3: Lựa chọn tiêu theo tiêu chí đề đảm bảo yêu cầu hệ thống tiêu tuân thủ nguyên tắc xây dựng hệ thống tiêu khỏe, học tập tâm lý xã hội Chỉ tiêu 3.7: Số năm học trung bình dân số từ 15 tuổi trở lên Bước 4: Tham vấn ý kiến chuyên gia danh mục tiêu đề xuất bước Bước 5: Tổng hợp ý kiến chuyên gia, nghiên cứu lại lần đặc điểm liệu tiêu chí lựa chọn để rút hệ thống tiêu cuối 2.2 Đề xuất hệ thống tiêu thống kê đo lường chất lượng sống Việt Nam Hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS Việt Nam chia thành 12 nhóm, 10 nhóm phản ánh khía cạnh khách quan CLCS, nhóm 11 phản ánh khía cạnh chủ quan CLCS nhóm cuối phản ánh đánh giá tổng hợp CLCS 2.2.1 Nhóm tiêu phản ánh điều kiện kinh tế Chỉ tiêu 1.1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm Chỉ tiêu 1.2: Thu nhập bình quân đầu người tháng 2.2.4 Nhóm tiêu phản ánh điều kiện chăm sóc y tế sức khỏe Chỉ tiêu 4.1: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Chỉ tiêu 4.2: Tỷ suất chết trẻ em tuổi Chỉ tiêu 4.3: Số bác bình quân 10000 dân Chỉ tiêu 4.4: Số giường bệnh bình quân 10000 dân Chỉ tiêu 4.5: Tỷ lệ trẻ em tuổi tiêm chủng đầy đủ loại vắcxin Chỉ tiêu 4.6: Tỷ lệ trẻ em tuổi suy dinh dưỡng Chỉ tiêu 4.7: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 2.2.5 Nhóm tiêu phản ánh quan hệ gia đình Chỉ tiêu 5.1: Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa Chỉ tiêu 5.2: Tỷ suất ly hôn 13 14 Chỉ tiêu 5.3: Tỷ lệ hộ gia đình có bạo lực gia đình Chỉ tiêu 5.4: Tỷ số giới tính sinh 2.2.6 Nhóm tiêu phản ánh tham gia sinh hoạt cộng đồng hoạt động văn hóa, giải trí Chỉ tiêu 6.1: Tỷ lệ làng (thơn, bản, ấp) có nhà văn hóa 2.2.11 Nhóm tiêu phản ánh hài lòng với sống Chỉ tiêu 11.1: Mức độ hài lòng với sống 2.2.12 Nhóm tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng sống Chỉ tiêu 12.1: Chỉ số tổng hợp CLCS Việt Nam, chưa có nghiên cứu công bố liệu mức độ hài Chỉ tiêu 6.2: Tỷ lệ làng (thôn, bản, ấp) văn hóa Chỉ tiêu 6.3: Tỷ lệ người dân đóng góp tự nguyện cho cơng trình cơng lòng với sống người dân Ngoài ra, giống CLCS, hài lòng với sống khái niệm trừu tượng, thường đo lường thang cộng xã/phường nơi sinh sống 2.2.7 Nhóm tiêu phản ánh điều kiện môi trường tự nhiên Chỉ tiêu 7.1: Tỷ lệ người dân cho chất lượng không khí nơi cư trú so với năm trước Chỉ tiêu 7.2: Tỷ lệ người dân cho chất lượng nước sông/ kênh/ rạch/ suối so với năm trước Chỉ tiêu 7.3: Tỷ lệ che phủ rừng Chỉ tiêu 7.4: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đo có nhiều báo Xây dựng thang đo trình phức tạp, cần phải thực đề tài nghiên cứu riêng Điều vượt khả thực nghiên cứu sinh Chính vậy, phạm vi nghiên cứu luận án, tác giả dừng lại việc đặt vấn đề: cần phải nghiên cứu hài lòng với sống thực đo lường CLCS Việt Nam Nội dung phương pháp đo lường hài lòng với sống tiếp tục nghiên cứu tương lai Các nội dung liên quan đến số tổng hợp CLCS trình bày chương luận án 2.2.8 Nhóm tiêu phản ánh môi trường xã hội Chỉ tiêu 8.1: Tỷ lệ tội phạm 10000 dân Chỉ tiêu 8.2: Tỷ lệ dân số nạn nhân bốn loại tội phạm an ninh trật tự Chỉ tiêu 8.3: Tỷ lệ dân số cảm thấy an toàn lại vào ban đêm Chỉ tiêu 8.4: Mức độ an toàn, trật tự địa bàn sinh sống Chỉ tiêu 8.5: Tỷ lệ tử vong tai nạn giao thơng 100000 dân 2.2.9 Nhóm tiêu phản ánh quản trị Chỉ tiêu 9.1: Chỉ số công khai, minh bạch địa phương Chỉ tiêu 9.2: Chỉ số kiểm sốt tham nhũng khu vực cơng Chỉ tiêu 9.3: Chỉ số thủ tục hành cơng 2.2.10 Nhóm tiêu phản ánh quyền trị Chỉ tiêu 10.1: Tỷ lệ người dân trực tiếp bầu đại biểu Quốc hội Chỉ tiêu 10.2: Tỷ lệ người dân trực tiếp bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp Chỉ tiêu 10.3: Tỷ lệ người dân trực tiếp bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố Chỉ tiêu 10.4: Tỷ lệ người dân cho biết quyền không gợi ý bầu cho ứng viên cụ thể 15 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG Mục tiêu chương xây dựng hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS Việt Nam Hệ thống phải đáp ứng yêu cầu chung hệ thống tiêu có sở khoa học, hệ thống tồn diện tích hợp, bao gồm CHƯƠNG XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VIỆT NAM 3.1 Tổng quan phương pháp xây dựng số tổng hợp 3.1.1 Khái niệm ưu, nhược điểm số tổng hợp Theo OECD (2008), số tổng hợp số xây dựng sở tiêu phù hợp, liệu sẵn có đảm bảo tính so sánh theo khơng gian Ngồi ra, để đo lường CLCS, hệ thống phải bao quát đầy đủ lĩnh vực chủ kết hợp tiêu riêng lẻ dựa mơ hình khái niệm đa chiều đo lường yếu CLCS, ổn định thời gian dài điều chỉnh cho phù hợp theo giai đoạn Quá trình xây dựng hệ thống tiêu đo lường CLCS phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo: tính hướng đích, tính hệ thống, tính cụ thể, tính xác, tính khả thi, tính so sánh quốc tế, tính thích nghi tính hiệu Mỗi tiêu hệ thống lựa chọn theo tiêu chí định có tính mục đích, có tầm quan trọng, tính giá trị xác, tính liên quan, tính nhạy, tính dự đốn, mức độ hiểu được, tính sẵn có kịp thời, tính ổn định Chỉ số tổng hợp thường dùng để giải thích cho vấn đề phức tạp khó nắm bắt lĩnh vực rộng lớn kinh tế, xã hội, môi trường Ưu điểm số tổng hợp là: dễ giải thích; giúp đưa nhìn tóm lược vấn đề phức tạp, đa chiều nhằm hỗ trợ người định; cho phép thực so sánh đơn giản quốc gia, vùng, địa phương … Tuy nhiên, nhược điểm số tổng hợp dễ bị sai lạc sách bị giải thích sai q trình xây dựng số tổng hợp không minh bạch hay không dựa khung khái niệm tốt Bên cạnh đó, tính chủ quan cao thể độ tin cậy, theo định hướng kết quả, theo định hướng tích cực, có tính rõ ràng, tính đại diện theo phạm vi phản ánh Về bản, hệ thống tiêu đo lường CLCS xây dựng theo thiết kế thứ bậc, theo cách tiếp cận lý thuyết Kết trình hệ thống tiêu thống kê chia thành 12 nhóm Trong 10 nhóm đo lường 10 qua việc lựa chọn tiêu trọng số vấn đề gây nhiều tranh cãi 3.1.2 Phương pháp tính số tổng hợp Hiện nay, có hai phương pháp tính số tổng hợp nhận nhiều quan tâm giới nghiên cứu, đặc biệt tính số tổng hợp CLCS hay số tương tự Đó phương pháp OECD phương pháp Alkire-Foster Nhìn thành phần CLCS khách quan gồm 48 tiêu; nhóm 11 đo lường CLCS chủ quan nhóm 12 đo lường tổng hợp CLCS chung, phương pháp có ưu, nhược điểm riêng Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện số liệu bối cảnh Mỗi tiêu hệ thống trình bày đầy đủ nội dung, ý nghĩa, phương pháp tính nguồn số liệu Chỉ tiêu đo lường CLCS chủ quan chưa nghiên cứu phạm vi luận án KTXH quốc gia Tuy nhiên, khó khăn lớn với phương pháp Alkire-Forster yêu cầu toàn liệu phải lấy từ điều tra để xác định đồng đối tượng bị thiếu hụt theo tiêu chí (Alkire & Santos, 2011) Ngoài ra, việc thiếu ngưỡng thiếu hụt CLCS Việt Nam trở ngại lớn Vì vậy, tác giả đề xuất xây dựng số tổng hợp CLCS Việt Nam theo phương pháp OECD (2008) 3.1.3 Lựa chọn phương pháp tính số tổng hợp Phương pháp xây dựng số tổng hợp OECD (2008) phức tạp, với nhiều lựa chọn khác bước quy trình, đặc biệt nội dung chuẩn hóa liệu, xác định trọng số cách thức tổng hợp 17 Theo Mazziotta Pareto (2013), để lựa chọn phương pháp tốt tính số tổng hợp, có bốn vấn đề cần ý là: (1) loại tiêu (có thể thay thế/ khơng thể thay thế); (2) cách tổng hợp (đơn giản/ phức tạp); (3) cách so sánh (tuyệt đối/ tương đối); (4) loại trọng số (chủ quan/ khách quan) Tùy theo giả định, yêu cầu điều kiện thực tế mà lựa chọn giải pháp phù hợp 3.2 Đề xuất phương pháp tính số tổng hợp chất lượng sống Việt Nam Luận án đề xuất quy trình xây dựng tính số tổng hợp CLCS Việt Nam gồm bước: (1) xây dựng khung lý thuyết CLCS; (2) lựa chọn hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS; (3) chuẩn hóa liệu; (4) xác định trọng số; (5) tính số thành phần số tổng hợp Các bước giải chi tiết hai chương đầu luận án Các phương pháp ba bước lại lựa chọn theo gợi ý Mazziotta Pareto (2013), điều kiện số liệu sẵn có khả vận dụng thực tế 3.2.1 Chuẩn hóa liệu Chuẩn hóa bước cần phải thực trước tổng hợp hệ thống gồm nhiều tiêu với đặc điểm, tính chất khác Phương pháp chuyển đổi Min-Max lựa chọn để chuẩn hóa liệu luận án Cách chuyển đổi dễ giải thích đưa giá trị tiêu dải biến động [0,1] không thiết có phương sai Điểm số tiêu chuẩn hóa cao chứng tỏ kết tốt Cơng thức chuẩn hóa là: (3.1) Giá trị tối đa-Giá trị tối thiểu Với tiêu có độ biến thiên lớn, phân phối lệch nhiều nên lấy logarit cho giá trị trước chuẩn hóa Cơng thức là: Giá trị chuẩn hóa = Giá trị thực tế-Giá trị tối thiểu ln(Giá trị thực tế)-ln(Giá trị tối thiểu) (3.2) ln(Giá trị tối đa)-ln(Giá trị tối thiểu) Với tiêu có định hướng tiêu cực, chuẩn hóa giúp chuyển giá trị Giá trị chuẩn hóa = dạng thuận để đảm bảo khả so sánh theo công thức: Giá trị thực tế-Giá trị tối thiểu (3.3) Giá trị tối đa-Giá trị tối thiểu Với tiêu hướng tâm, giá trị gần với giá trị trung tâm (ngưỡng tối ưu) tốt Do vậy, cơng thức chuẩn hóa là: Giá trị chuẩn hóa = 1- 18 หGiá trị thực tế-Giá trị trung tâmห (3.4) Giá trị tối đa-Giá trị tối thiểu Với tiêu thuộc dạng số tuyệt đối, số tương đối cường độ hay số bình Giá trị chuẩn hóa = 1- qn, việc xác định giá trị tối thiểu tối đa vào giá trị nhỏ lớn tương ứng tiêu thực tế; vào mức độ thực tế đạt nhiều năm nhiều đơn vị; nên dự đoán để mở rộng khoảng cách đạt tiêu; tham khảo mức tối thiểu tối đa tổ chức quốc tế đưa tiêu công bố áp dụng Với tiêu thuộc dạng số tương đối kết cấu có đơn vị tính %, chọn giá trị tối thiểu giá trị tối đa 100 3.2.2 Xác định trọng số Xác định trọng số nhìn chung vấn đề gây nhiều tranh cãi Nhìn chung, việc lựa chọn trọng số phải phù hợp với khung lý thuyết đặc tính số liệu Trọng số xác định cách chủ quan khách quan Trọng số khách quan xác định phương pháp thống kê, dựa mơ hình tốn học, gây tranh cãi Tuy nhiên, khơng có liệu phù hợp nên luận án không thực việc xác định trọng số khách quan Trọng số chủ quan sử dụng để tính số tổng hợp CLCS Việt Nam Do cấu trúc khái niệm CLCS bao gồm nhiều thành phần nên trước đến số tổng hợp cuối cùng, phải tính số thành phần Dựa ý kiến tham vấn chuyên gia điều kiện số liệu thực tế, luận án lựa chọn trọng số cho tiêu tính số thành phần trọng số khác cho số thành phần tính số tổng hợp Phương pháp quy trình phân bổ ngân sách (BAP) sử dụng nhằm xác định trọng số số thành phần Đây phương pháp xác định trọng số chủ quan qua vấn chuyên gia 3.2.3 Xác định phương pháp tổng hợp Thủ tục tổng hợp số thực theo cách tùy thuộc vào quan điểm có cho phép bù trừ hay không bù trừ tiêu hay thành phần tượng nghiên cứu Trong đo lường CLCS, với quan điểm cho phép tiêu thành phần bù trừ bổ sung cho nhau, số thành phần tính cơng 19 20 thức trung bình cộng Do tiêu có vai trò thành phần nên số thành phần tính theo cơng thức trung bình cộng giản đơn: sống nên số tổng hợp tính dựa 10 nhóm tiêu phản ánh CLCS khách quan 48 tiêu chuẩn hóa theo phương pháp chuyển đổi Min-Max Các giá trị tối thiểu giá trị tối đa xác định nêu mục 3.2.1 Trọng số số thành phần xác định theo phương pháp BAP ∑m j=1 Chỉ số riêng biệt j (3.5) m Trong đó: i số thứ tự thành phần, ݅ = തതതതതതത (1, n); n số lượng thành phần; j തതതതതതതത ݉); m số lượng tiêu thuộc số thứ tự tiêu thành phần, ݆ = (1, Chỉ số thành phần Ii = thành phần Tuy nhiên, việc tính số tổng hợp CLCS thực theo quan điểm cho phép bù trừ phần đòi hỏi thành phần CLCS phải phát triển cách đồng Do thành phần có vai trò khác đánh giá CLCS nên số tổng hợp CLCS tính theo cơng thức trung bình nhân gia quyền: ∑ fi I= ඨෑ Ii fi n (3.6) i=1 Trong đó: I số tổng hợp CLCS; Ii số thành phần thứ i; fi trọng số số thành phần thứ i Theo kinh nghiệm Liên hợp quốc xây dựng số Phát triển Con người, tác giả đề xuất đánh giá CLCS Việt Nam tùy vào giá trị số sau Bảng 3.1 Khung giá trị số tổng hợp CLCS Việt Nam qua thang điểm có tổng điểm khơng đổi Điểm trung bình thành phần sở để xác định trọng số cho thành phần Ngồi ra, kiểm định t-test áp dụng để xác định liệu có khác biệt điểm số trung bình thành phần Kết cho thấy, chia 10 thành phần CLCS thành nhóm Trọng số thành phần nhóm gán tính trung bình cộng giản đơn điểm trung bình thành phần nhóm - có điều chỉnh cho tổng trọng số tất thành phần 10 Kết quả, trọng số nhóm (1) điều kiện kinh tế 1,9; nhóm (2) gồm nhà ở, giáo dục, y tế gia đình 1,2; nhóm (3) gồm môi trường tự nhiên môi trường xã hội 0,9; nhóm (4) gồm quản trị, tham gia sinh hoạt cộng đồng quyền trị 0,5 Các số thành phần tính theo cơng thức 3.5, trung bình cộng giản đơn số cá nhân chuẩn hóa Bảng 3.7 Kết tính số thành phần Giá trị số tổng hợp CLCS Kết luận STT Ký hiệu Chỉ số I < 0,3 CLCS thấp Điều kiện kinh tế I1 0,617 0,3 ≤ I < 0,5 CLCS thấp 0,5 ≤ I < 0,7 CLCS trung bình 0,7 ≤ I < 0,8 CLCS Nhà sở hạ tầng Giáo dục Chăm sóc y tế sức khỏe Quan hệ gia đình Tham gia sinh hoạt cộng đồng hoạt động văn hóa, giải trí Mơi trường tự nhiên Mơi trường xã hội Quản trị Quyền trị I2 I3 I4 I5 0,791 0,608 0,695 0,864 I6 0,574 I7 I8 I9 I10 0,601 0,733 0,572 0,564 0,8 ≤ I < 0,9 CLCS cao I ≥ 0,9 CLCS cao Nguồn: Tác giả đề xuất 3.3 Tính thử nghiệm số tổng hợp chất lượng sống Việt Nam 3.3.1 Kết tính thử nghiệm số tổng hợp chất lượng sống Việt Nam Trong điều kiện số liệu không đồng tiêu không gian thời gian, luận án chọn tính thử nghiệm số tổng hợp CLCS Việt Nam cấp quốc gia năm 2016 Ngoài ra, khơng có liệu mức độ hài lòng với 10 Thành phần Nguồn: Tính tốn tác giả Chỉ số tổng hợp tính theo công thức 3.6 Kết cho thấy, với giá trị số tổng hợp 0,671, CLCS Việt Nam năm 2016 mức trung bình 21 22 3.3.2 Một số vấn đề rút từ kết tính thử nghiệm Từ kết tính thử nghiệm, luận án rút số vấn đề sau: (1) số liệu phục vụ tính số tổng hợp tương đối phong phú sẵn có từ nguồn thống; (2) việc áp dụng phương pháp luận nói vào tính số tổng hợp CLCS Việt Nam đảm bảo tính khoa học khả thi; (3) phương pháp chuyên gia, cụ KẾT LUẬN CHƯƠNG Mục tiêu chương đề xuất phương pháp tính số tổng hợp CLCS Việt Nam đảm bảo tính khoa học khả thi Trên sở nghiên cứu phương pháp luận tính số tổng hợp CLCS, kinh thể BAP tương đối dễ áp dụng với chi phí thấp đem lại kết xác xác định trọng số thành phần CLCS; (4) kết tính nghiệm tổ chức quốc tế quốc gia tính số CLCS số tương tự, điều kiện liệu khả người nghiên cứu, luận án đề xuất phù hợp với tình hình thực tế Mặc dù vậy, kết tính thử nghiệm bộc lộ số hạn chế, chủ yếu thiếu số liệu Vì vậy, số tổng hợp CLCS tính bao gồm 10 thành phần đo lường CLCS khách quan Mối quan hệ CLCS chủ quan CLCS khách quan chưa đề cập tới Ngồi ra, tính thử nghiệm cấp quốc gia năm nên hạn chế khả so sánh, đánh giá CLCS qua thời gian, khơng gian Kết tính thử nghiệm chưa so sánh, kiểm tra tương quan với số, tiêu phản ánh khái niệm tương tự phương pháp tính số tổng hợp CLCS Việt Nam gồm bước: (1) xây dựng khung lý thuyết CLCS; (2) lựa chọn hệ thống tiêu; (3) chuẩn hóa liệu; (4) xác định trọng số (5) tính số thành phần số tổng hợp Hai bước đầu qui trình làm rõ chương luận án Ba bước lại trình bày chương Trong đó, phương pháp chuẩn hóa liệu lựa chọn chuẩn hóa MinMax Các giá trị tối thiểu giá trị tối đa xác định tùy thuộc đặc điểm tiêu 3.4 Một số kiến nghị nhằm hồn thiện phương pháp xây dựng tính số tổng hợp chất lượng sống Việt Nam Luận án tồn số hạn chế là: (1) hệ thống tiêu đo lường CLCS chưa thật đầy đủ, cần phải bổ sung, hoàn thiện hơn; (2) chưa đo lường CLCS chủ quan; (3) chưa đề cập đến mối liên hệ CLCS khách quan CLCS Trọng số chủ quan gán cho tiêu tính số thành phần khác cho thành phần tính số tổng hợp CLCS theo phương pháp quy trình phân bổ ngân sách Với quan điểm cho phép có bù trừ tiêu thành phần nên phép trung bình cộng dùng để tính số thành phần; cho chủ quan; (4) q trình xây dựng tính số tổng hợp CLCS khơng tránh khỏi tính chủ quan vốn có; (5) chưa thực việc đánh giá tính vững độ phép bù trừ phần thành phần nên phép trung bình nhân dùng để tính số tổng hợp CLCS nhạy số, chưa kết nối số với tiêu, số khác có liên quan Vì vậy, tác giả kiến nghị cần tiếp tục phát triển nghiên cứu CLCS chủ đề tương tự tương lai Cụ thể: (1) cần hoàn thiện khung lý thuyết CLCS Việt Nam, đặc biệt qua xây dựng thang đo CLCS; (2) cần nghiên cứu xây dựng thang đo hài lòng với sống; (3) quan sản xuất số liệu cần tuân thủ nghiêm qui định sản xuất công bố liệu thuộc phạm vi quyền hạn trách nhiệm mình; (4) mở rộng nghiên cứu CLCS Việt Nam đến cấp tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu so sánh CLCS theo khơng gian; (5) cần nghiên cứu hồn thiện phương pháp luận tính số tổng hợp CLCS Việt Nam; (6) đưa số tổng hợp CLCS vào danh mục tiêu thống kê quốc gia tính hàng năm Kết tính thử nghiệm với số liệu năm 2016 cho thấy CLCS Việt Nam mức trung bình giá trị số tổng hợp 0,671 Trên sở kết phân tích, luận án số hạn chế nghiên cứu đề xuất số kiến nghị nhằm hoàn thiện nội dung nghiên cứu tương lai 23 24 KẾT LUẬN Trong nhiều năm qua, CLCS vấn đề thu hút quan tâm nhiều đối tượng nhà nghiên cứu, nhà hoạch định sách, người dân… khắp giới Việt Nam, CLCS vấn đề đặt chương Luận án đề xuất phương pháp luận tính số tổng hợp CLCS Việt Nam sở nghiên cứu phương pháp tính số tổng hợp nói chung số tổng hợp CLCS nói riêng quốc tế Nhìn chung, số tính theo phương pháp luận OECD (2008) đưa với qui trình đơn giản Các phương pháp sử dụng quy trình lựa chọn cho phù hợp với trình nghị quốc gia nghiên cứu CLCS hạn chế Trên thực tế, CLCS người dân Việt Nam cải thiện tương đối chậm bị nhiều tổ nhau, phù hợp với điều kiện số liệu khả vận dụng thực tế Với phương pháp đề xuất, luận án tính thử nghiệm số tổng hợp CLCS chức quốc tế đánh giá mức thấp so với quốc gia giới Luận án thực với mong muốn góp phần lấp đầy góc nhỏ khoảng trống nghiên cứu lớn CLCS Việt Nam Với mục tiêu đề xuất phương pháp xây dựng tính số tổng hợp CLCS Việt Nam, luận án trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt Kết nghiên cứu cho thấy, có nhiều cách tiếp cận khác nghiên cứu đo lường CLCS Tuy nhiên, với quan điểm phát triển Việt Nam nay, CLCS Việt Nam gắn liền với phát triển người, phát triển kinh tế, phát cho năm 2016 cấp quốc gia Do khơng có số liệu phản ánh hài lòng với sống nên số tổng hợp CLCS bao gồm 10 số thành phần đo lường khía cạnh khách quan CLCS Việt Nam Giá trị số tổng hợp tính 0,671 cho thấy, CLCS Việt Nam ngưỡng trung bình Mặc dù đạt mục tiêu đặt chủ đề nghiên cứu mới, nữa, giới hạn trình độ, nguồn lực thời gian nên kết nghiên cứu hạn chế, như: hệ thống tiêu đo lường CLCS thiếu nhiều tiêu phản ánh thực chất CLCS; chưa đo lường CLCS chủ quan; chưa nghiên triển văn hóa, cơng xã hội xây dựng mơi trường sống lành mạnh an tồn Vì vậy, luận án lựa chọn nghiên cứu đo lường CLCS theo cách tiếp cận lực kết hợp với cách tiếp cận hạnh phúc chủ quan Khi đó, CLCS Việt Nam hiểu là: “mức độ đáp ứng nhu cầu điều kiện sống khách quan người mối liên hệ với cảm nhận cá nhân hạnh phúc cứu mối liên hệ CLCS khách quan CLCS chủ quan; chưa đánh giá tính vững độ nhạy số, tính chủ quan lựa chọn tiêu phương pháp Vì vậy, luận án kiến nghị cần tiếp tục phát triển nghiên cứu CLCS chủ đề tương tự hài lòng với sống, hạnh phúc tương lai Các nghiên cứu nên tập trung vào hoàn thiện khung lý thuyết CLCS; xây chủ quan” Trong đó, CLCS khách quan bao gồm 10 thành phần: điều kiện kinh tế; điều kiện nhà sở hạ tầng bản; giáo dục; y tế; quan hệ gia đình; tham dựng thang đo hài lòng với sống; nghiên cứu mối liên hệ CLCS chủ quan CLCS khách quan, đặc biệt tính số tổng hợp CLCS; nghiên cứu gia sinh hoạt cộng đồng hoạt động vui chơi giải trí; mơi trường; an ninh, an tồn xã hội; quản trị; quyền trị CLCS chủ quan đánh giá qua trạng thái hạnh phúc chủ quan với thành phần hài lòng với tổng thể sống Trên sở khái niệm CLCS thành phần CLCS, luận án đề xuất hệ thống tiêu thống kê đo lường CLCS Việt Nam Hệ thống tiêu xây dựng phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo nguyên tắc định Các tiêu lựa chọn vào hệ thống theo tiêu chí xác định Được xây dựng theo thiết kế thứ bậc, hệ thống tiêu đo lường CLCS gồm 12 nhóm tiêu, 10 nhóm gồm 48 tiêu riêng biệt đo lường CLCS khách quan; nhóm thứ 11 đo lường CLCS chủ quan nhóm thứ 12 đo lường số tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến CLCS; mở rộng nghiên cứu đến cấp vùng, tỉnh thành phố, hồn thiện phương pháp tính số CLCS… Ngoài ra, luận án kiến nghị quan sản xuất số liệu cần tuân thủ qui định sản xuất công bố liệu thuộc phạm vi quyền hạn trách nhiệm mình; đưa số tổng hợp CLCS vào danh mục tiêu thống kê quốc gia cần tính cơng bố hàng năm Mặc dù tồn nhiều hạn chế tác giả hy vọng luận án góp phần phát triển lĩnh vực nghiên cứu non trẻ CLCS Việt Nam Kết nghiên cứu luận án giúp nhà nghiên cứu, nhà hoạch định sách có “cái nhìn” tổng thể CLCS khía cạnh Đây sở, chứng khoa học tốt cho việc sách Việt Nam nhằm nâng cao CLCS người dân 25 DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Nguyen Thi Xuan Mai (2018) ‘Measuring the quality of life in Vietnam’ Eurasian Journal of Social Sciences, 6(4), 2018 DOI: 10.15604/ejss.2018.06.04.001 Online ISSN: 2148-0214 Trang 1-13 Nguyễn Thị Xuân Mai (2018) ‘Kiểm định thang đo hài lòng với sống Việt Nam’ Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 252 (II), tháng 6/2018 ISSN: 1859-0012 Trang 11-19 Nguyễn Thị Xuân Mai (2018) ‘Một số phương pháp xác định trọng số tính số tổng hợp đo lường tượng kinh tế, xã hội’ Tạp chí Con số Sự kiện, số 533, tháng 4/2018 ISNN 0866-7322 Trang 48-49 Nguyễn Thị Xuân Mai (2017), 'Nghiên cứu khía cạnh chủ quan khái niệm chất lượng sống’ Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Các vấn đề kinh tế-xã hội thực Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 2030 Việt Nam Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Dân số vấn đề xã hội NXB Lao động – Xã hội, 6/2017 Trang 100-108 Nguyễn Thị Xuân Mai (2016), ‘Đo lường chất lượng sống Việt Nam: cách tiếp cận chủ quan hay khách quan’ Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 232 (II), tháng 10/2016 ISSN: 1859-0012 Trang 15-22 Nguyễn Thị Xuân Mai (2016), ‘Quality of Life dimensions in Viet Nam’ International Conference Proceedings: Emerging issues in Economics and Business in the context of international intergration (EIEB 2016), Volume 02, Hanoi, November 4, 2016 National Economics University Press Trang 54-68 Nguyễn Thị Xuân Mai, Nguyễn Đăng Khoa (2015), ‘Hệ thống tiêu thống kê phản ánh chất lượng sống Việt Nam’ Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Hoàn thiện hệ thống tiêu Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội Ban Kinh tế Trung ương, Đại học Kinh tế quốc dân, Ngân hàng giới, Ủy ban kinh tế Quốc hội, Hà Nội, 6/2015, trang 103-113 ... XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM 3.1 Tổng quan phương pháp xây dựng số tổng hợp 3.1.1 Khái niệm ưu, nhược điểm số tổng hợp Theo OECD (2008), số tổng hợp. .. CLCS Việt Nam trở ngại lớn Vì vậy, tác giả đề xuất xây dựng số tổng hợp CLCS Việt Nam theo phương pháp OECD (2008) 3.1.3 Lựa chọn phương pháp tính số tổng hợp Phương pháp xây dựng số tổng hợp. .. giới Ở Việt Nam, CLCS vấn đề đặt chương Luận án đề xuất phương pháp luận tính số tổng hợp CLCS Việt Nam sở nghiên cứu phương pháp tính số tổng hợp nói chung số tổng hợp CLCS nói riêng quốc tế Nhìn

Ngày đăng: 21/04/2019, 22:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w