LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở Việt Nam là một thành phần của kinh tế tập thể, luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và xác định vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhiều HTX nông nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, đem lại thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 33% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thuận Châu có 36 HTX nông nghiệp, hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu gồm: Sản xuất và chế biến sản phẩm chè, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất cây giống và dịch vụ nông nghiệp. Các HTX nông nghiệp đã thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; hỗ trợ nông dân tiếp cận các cơ chế chính sách của nhà nước, các nguồn lực. Tuy nhiên các HTX trên địa bàn phần lớn quy mô nhỏ, năng lực còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh; một số HTX hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính thời vụ, doanh thu thấp, lợi nhuận không cao; giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chưa cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường; các HTX chưa tham gia nhiều trong việc liên kết hợp tác sản xuất với các thành phần kinh tế khác, chưa tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa. Để các HTX tiếp tục củng cố và phát huy vai trò, hiệu quả, việc triển khai các chính sách hỗ trợ là rất cần thiết và đúng đắn. Ngày 20/11/2012, Quốc hội đã ban hành Luật HTX số 23/2012/QH13 trong đó bổ sung được những điểm tiến bộ, bứt phá so với Luật hợp tác xã 2003. Để thực hiện Luật HTX năm 2012, Chính phủ đã ban hành 10 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định và Chỉ thị số 19/CT-TTg triển khai thi hành Luật HTX 2012 cùng nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan. Tại địa phương tỉnh Sơn La, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cũng luôn quan tâm đến việc phát triển HTX trong đó coi trọng việc phát triển HTX nông nghiệp gắn với các chương trình, dự án thông qua các chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên do tính đặc thù nên các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu vẫn vướng mắc, khó tiếp cận với cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp. Do đó vấn đề cấp thiết hiện nay đó là phải đánh giá đúng thực trạng thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp hiện nay, chỉ ra những chính sách phát triển HTX đã được thực hiện và chính sách chưa được thực hiện, những tồn tại hạn chế vướng mắc các HTX nông nghiệp đang gặp phải từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi chính sách phát triển HTX trên địa bàn huyện. Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, vấn đề phát triển HTX nói chung và hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp nói riêng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước thể hiện qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, qua hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước. Các nhà nghiên cứu cũng đã có rất nhiều công trình khoa học, nhiều đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp. Đó là: Vũ Thị Thu Thủy, (2015). Luận văn thạc sỹ tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam về đề tài Đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Đề tài xác định thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Mai Thị Nguyệt, (2015). Luận văn tốt nghiệp tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam về đề tài Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Đề tài đã đánh giá được hệ thống chính sách hỗ trợ HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội; các thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển HTX. Lê Văn Tú, (2016). Luận văn thạc sỹ tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam về đề tài Đánh giá thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đề tài xác định cơ sở thực tiễn và lý luận, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và một số giải pháp thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Nhận xét: Các công trình nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ HTX hiện nay chưa nhiều. Nhìn chung các công trình nêu trên đã tập trung làm rõ các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng, đồng thời đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp tại địa bàn các tỉnh miền núi là vẫn là một đề tài còn ít được nghiên cứu. Đặc biệt trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào viết cụ thể về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp. - Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; từ đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Các nội dung tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - Về không gian: Trong phạm vi của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015-2017, số liệu sơ cấp thu thập từ tháng 3 đến tháng 5/2018, giải pháp đề xuất đến 2025. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Việc tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hiện nay như thế nào? - Các vấn đề còn tồn tại trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La? - Những giải pháp để thực hiện tốt việc tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La?
Trang 1TRẦN GIA KIÊN
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ & CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410
Người hướng dẫn khoa học:
PSG.TS ĐỖ THỊ HẢI HÀ
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả
Trần Gia Kiên
Trang 3Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể thầy, cô giáo TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo Sau đại học, đặc biệt là các thầy, cô giáotrong Khoa Quản lý kinh tế đã trang bị cho em những kiến thức quan trọng trongthời gian học tập và hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong quá trình em viết luận văn.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PSG.TS Đỗ Thị Hải Hà
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốtquá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ này
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạoUBND huyện và các phòng, ban, ngành và các HTX nông nghiệp của huyện ThuậnChâu cùng bạn bè, gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Trần Gia Kiên
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, HỘP
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN 6
1.1 Phát triển hợp tác xã nông nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã nông nghiệp 6
1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển hợp tác xã nông nghiệp 8
1.1.3 Tiêu chí đánh giá sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp 10
1.2 Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp 11
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp 11
1.2.2 Nguyên tắc chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp 12
1.2.3 Chủ thể và đối tượng chính sách 13
1.2.4 Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp 14
1.3 Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện 15
1.3.1 Khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện 15
1.3.2 Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện 16
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp 23
1.4 Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp và bài học rút ra cho huyện Thuận Châu 24
1.4.1 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước 24
1.4.2 Bài học cho huyện Thuận Châu 28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN hợp tác xã NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA 29
2.1 Đặc điểm của huyện Thuận Châu ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp 29
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thuận Châu 29
2.1.2 Tình hình KT-XH huyện Thuận Châu 32
2.2 Thực trạng phát triển hợp tác xã và các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu 37
Trang 52.3 Thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu 43
2.3.1 Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách 43
2.3.2 Thực trạng chỉ đạo triển khai 52
2.3.3 Thực trạng kiểm soát thực hiện 62
2.4 Đánh giá tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu 63
2.4.1 Đánh giá kết quả thực hiện chính sách 63
2.4.2 Đánh giá điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách 64
2.4.3 Đánh giá điểm yếu trong thực thi chính sách 65
2.4.4 Nguyên nhân của những điểm yếu 66
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA 69
3.1 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu đến năm 2025 69
3.1.1 Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu đến năm 2025 69
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu đến năm 2025 70
3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu đến năm 2025 72
3.2.1 Hoàn thiện chuẩn bị triển khai chính sách 72
3.2.2 Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện chính sách 75
3.2.3 Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện chính sách 77
3.2.4 Giải pháp khác 79
3.3 Một số kiến nghị để thực thi các giải pháp 80
3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 80
3.3.2 Kiến nghị với các hợp tác xã 81
KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
Trang 7Bảng: 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT-XH chủ yếu của huyện Thuận Châu 35
Bảng: 2.2: Tình hình thành lập, chuyển đổi, giải thể HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu (giai đoạn 2015-2018) 38
Bảng: 2.3: Tình hình hoạt động, kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Châu (giai đoạn 2015-2018) 40
Bảng: 2.4: Kết quả tập huấn triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX 51
Bảng: 2.5: Tổng hợp kết quả tuyên truyền triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp 53
Bảng: 2.6: Tổng hợp kết quả thực thi kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp 55
Bảng: 2.7: Tổng hợp kết quả huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ 57
Bảng 2.8: Tình hình hỗ trợ hợp đồng kỹ thuật 59
Bảng: 2.9: Tình hình cho vay các HTX, thành viên HTX nông nghiệp 60
HÌNH Hình 1.1 Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách 17
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 29
Hình 2.2: Tổ chỉ đạo phát triển HTX trên địa bàn huyện Thuận Châu 44
HỘP Hộp 2.1: Kết quả phỏng vấn về bộ máy thực thi chính sách 47
Hộp 2.2: Kết quả phỏng vấn về công tác xây dựng kế hoạch 49
Hộp 2.3: Kết quả phỏng vấn về ban hành văn bản hướng dẫn 50
Hộp 2.4: Kết quả phỏng vấn về công tác tập huấn triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp 52
Hộp 2.5: Kết quả phỏng vấn về công tác tuyên truyền triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp 54
Hộp 2.6: Kết quả phỏng vấn về việc thực thi kế hoạch triển khai chính sách 56
Hộp 2.7: Kết quả phỏng vấn về công tác phối hợp trong thực thi chính sách 57
Hộp 2.8: Kết quả phỏng vấn về kiểm soát và đánh giá việc thực hiện chính sách 63
Trang 8TRẦN GIA KIÊN
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ & CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở Việt Nam là một thành phần của kinh tế tậpthể, luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và xác định vai trò không thể thiếutrong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó, nhiều HTXnông nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, đem lại thu nhập và giải quyết việclàm cho người dân, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đóng góp quan trọngvào tăng trưởng kinh tế xã hội Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnước hiện có 33% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, tập trung chủ yếu ở lĩnhvực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thuận Châu có 36 HTX nông nghiệp, hoạt độngtrong các lĩnh vực chủ yếu gồm: Sản xuất và chế biến sản phẩm chè, trồng cây ănquả, cây dược liệu, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất cây giống
và dịch vụ nông nghiệp Các HTX nông nghiệp đã thực hiện chức năng cung ứngdịch vụ nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; hỗ trợ nôngdân tiếp cận các cơ chế chính sách của nhà nước, các nguồn lực Tuy nhiên cácHTX trên địa bàn phần lớn quy mô nhỏ, năng lực còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư sảnxuất kinh doanh; một số HTX hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính thời vụ,doanh thu thấp, lợi nhuận không cao; giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụchưa cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường; các HTX chưa tham gia nhiềutrong việc liên kết hợp tác sản xuất với các thành phần kinh tế khác, chưa tham giavào chuỗi giá trị hàng hóa Để các HTX tiếp tục củng cố và phát huy vai trò, hiệuquả, việc triển khai các chính sách hỗ trợ là rất cần thiết và đúng đắn Ngày20/11/2012, Quốc hội đã ban hành Luật HTX số 23/2012/QH13 trong đó bổ sungđược những điểm tiến bộ, bứt phá so với Luật hợp tác xã 2003 Để thực hiện LuậtHTX năm 2012, Chính phủ đã ban hành 10 nghị định; Thủ tướng Chính phủ banhành 3 quyết định và Chỉ thị số 19/CT-TTg triển khai thi hành Luật HTX 2012 cùngnhiều thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan Tại địa phươngtỉnh Sơn La, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cũng luôn quan tâm đến việc phát triển
Trang 10HTX trong đó coi trọng việc phát triển HTX nông nghiệp gắn với các chương trình,
dự án thông qua các chính sách hỗ trợ
Tuy nhiên do tính đặc thù nên các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện ThuậnChâu vẫn vướng mắc, khó tiếp cận với cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTXnông nghiệp Do đó vấn đề cấp thiết hiện nay đó là phải đánh giá đúng thực trạngthực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp hiện nay, chỉ ra những chính sáchphát triển HTX đã được thực hiện và chính sách chưa được thực hiện, những tồn tạihạn chế vướng mắc các HTX nông nghiệp đang gặp phải từ đó, đề xuất phươnghướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi chính sách phát triểnHTX trên địa bàn huyện
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp
- Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nôngnghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; từ đó chỉ ra điểm mạnh,điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong tổ chức thực thi chính sách hỗtrợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợphát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đếnnăm 2025
3 Nội dung nghiên cứu
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực thi chính
sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện
Trong chương này tác giả đưa ra khái niệm về phát triển HTX nông nghiệp, sựcần thiết và các tiêu chí đánh giá HTX nông nghiệp; khái niệm, mục tiêu, nguyêntắc, chủ thể, đối tượng và nội dung chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp;khái niệm, mục tiêu, quá trình tổ chức thực thi và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình
tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp Đồng thời cũng nêu
Trang 11một số kinh nghiệm của các địa phương từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyệnThuận Châu.
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Trong chương này tác giả khái quát chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội và thực trạng phát triển HTX nông nghiệp và các nhóm chính sách hỗtrợ phát triển HTX nông nghiệp đang triển khai trên địa bàn huyện Thuận Châu Tácgiả tiến hành thu thập số liệu và phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực thichính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp theo ba giai đoạn: Chuẩn bị triển khaichính sách, chỉ đạo triển khai chính sách và kiểm soát thực hiện chính sách Vớimỗi giai đoạn, tác giả đánh giá theo từng nội dung cụ thể:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị triển khai chính sách
+ Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nôngnghiệp của chính quyền huyện
+ Lập kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
+ Ra các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách
+ Tổ chức tập huấn triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
- Giai đoạn 2: Chỉ đạo triển khai chính sách
+ Truyền thông tư vấn chính sách
+ Thực thi kế hoạch
+ Vận hành các nguồn vốn
+ Cơ chế phối hợp các hoạt động
- Giai đoạn 3: Kiểm soát sự thực hiện chính sách
+ Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
+ Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện
+ Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
Việc hỗ trợ các HTX đã đem lại kết quả đối với bản thân các HTX và có nhữngảnh hưởng tích cực đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương Kết quả đó cóđược nhờ những điểm mạnh trong việc tổ chức thực thi chính sách của chính quyềnhuyện Thuận Châu Cụ thể:
Trang 12- Trong chuẩn bị triển khai: Các cơ quan, đơn vị huyện đã chủ động tham mưutriển khai các quy định, hướng dẫn của cấp trên, lập kế hoạch triển khai và các giảipháp tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình Một mô hình, số dự án
do huyện lựa chọn bước đầu được đánh giá phù hợp với tình hình KT-XH và điềukiện khí hậu, tự nhiên của địa phương
- Trong chỉ đạo thực hiện: Huyện ủy, HĐND, UBND huyện luôn quan tâmlãnh đạo, chỉ đạo sát sao việc tuyên truyền, phát triển kinh tế tập thể, HTX trên địabàn cũng như việc rà soát, tổ chức chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 Bêncạnh đó là sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc tuyên truyền,hướng dẫn và thực hiện cơ chế hỗ trợ
Tuy nhiên, việc tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệpcủa chính quyền huyện Thuận Châu vẫn tồn tại một số hạn chế như:
- Bộ máy tổ chức thực thi còn chồng chéo, hoạt động chưa hiệu quả; công tác lập
kế hoạch, triển khai văn bản hướng dẫn và tập huấn còn chậm, chưa được quan tâm
- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợphát triển HTX nông nghiệp và các đối tượng có liên quan đôi lúc chưa kịp thời; nguồnlực thực hiện các chính sách còn hạn chế; công tác phối hợp của một số đơn vị chưađược quan tâm triển khai
- Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát và đánh giá thực thi chính sách hỗ trợphát triển HTX nông nghiệp mới chỉ ở bề nổi, chưa đi sâu vào hiệu quả, tác độngcủa chính sách Kênh thông tin phản hồi còn nghèo nàn, chưa đảm bảo tính kháchquan nhất là các thông tin từ phía các HTX được hưởng chính sách và các HTX trênđịa bàn có quan tâm đến việc triển khai chính sách Việc đề xuất điều chỉnh, thayđổi chính sách còn hạn chế
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaTrên cơ sở các kết quả đã đạt được, huyện Thuận Châu tiếp tục đẩy mạnh pháttriển HTX theo định hướng chung của tỉnh và huyện là phát triển HTX theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Chính quyền huyện Thuận Châuđặt ra một số nội dung cần thực hiện đến năm 2025, cụ thể:
Trang 13- Tập trung khuyến khích, hỗ trợ các HTX hoạt động có hiệu quả, có đủ nănglực và có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh; quan tâm phát triển các HTX vềchất thay vì chạy theo số lượng; nhấn mạnh vai trò tự vận động của HTX.
- Việc thực chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp cần được triển khaiđồng bộ, chặt chẽ với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH địa phương cũngnhư các chương trình triển khai trên địa bàn
- Phát triển HTX phải đảm bảo tỷ lệ cung cấp dịch vụ cho thành viên HTX vàcân bằng giữa lợi ích của HTX và lợi ích thành viên
- Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; kiện toàn lại bộ máy tổ chứcthực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp Tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra, giám sát và đánh giá
- Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tổ chức thực thichính sách thông qua các khóa bồi dưỡng, đào tạo và tham quan, học tập kinhnghiệm trong và ngoài tỉnh
Để thực hiện các nội dung trên, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Nhóm giải pháp trong chuẩn bị triển khai chính sách: Tập trung vào việc ràsoát, kiện toàn bộ máy tổ chức thực thi; rà soát, thống nhất nội dung triển khai xâydựng kế hoạch; tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn triển khai chính sách
- Nhóm giải pháp trong chỉ đạo thực hiện chính sách: Tập trung vào việc tăngcường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia với người dântrong thực thi chính sách
- Nhóm giải pháp trong kiểm soát sự thực hiện chính sách: Tập trung vào cácnội dung hoàn thiện hệ thống thông tin phản hồi, cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giácủa các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện
- Nhóm giải pháp khác: Tập trung vào nâng cao chất lượng HTX nông nghiệp
là các đối tượng chính thụ hưởng chính sách
4 Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tổ chức thực thi chính sách hỗtrợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh SơnLa” cho thấy việc triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp là hết
Trang 14sức cần thiết và có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất, ổn định đờisống nhân dân nhất là đối với địa bàn huyện miền núi Thuận Châu, phát triển chủyếu dựa trên nông nghiệp.
Trong những năm qua, việc tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTXnông nghiệp đã được chính quyền huyện Thuận Châu quan tâm thực hiện và đã đạtđược một số kết quả đáng ghi nhận Số lượng HTX thành lập mới phát triển mạnh; sốHTX được tham gia các chương trình, dự án trên địa bàn tăng hàng năm Các chínhsách triển khai đã phát huy được hiệu quả, một số HTX bước đầu thu hái được thànhcông, đem lại hiệu quả cho các thành viên và tác động tích cực đến người dân cũngnhư các HTX khác trên địa bàn Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động củacác HTX, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH tại địa phương
Tuy nhiên, việc tổ chức thực thi chính sách của chính quyền huyện vẫn còntồn tại hạn chế trong cả 3 giai đoạn tổ chức thực thi chính sách, có thể kể đến nhưviệc thành lập bộ máy, việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi trùng lặp, không rõtrách nhiệm; công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện chưađược quan tâm triển khai hiệu quả
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc tổ chức thực thi chính sách của chínhquyền huyện Thuận Châu, xác định điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân trong tổchức thực thi chính sách, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp gồm:
- Nhóm giải pháp trong chuẩn bị triển khai chính sách
- Nhóm giải pháp trong chỉ đạo thực hiện chính sách
- Nhóm giải pháp trong kiểm soát sự thực hiện chính sách
- Nhóm giải pháp khác
Do kinh nghiệm bản thân trong công tác HTX còn hạn chế, việc thực hiệnchính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiềuyếu tố ảnh hưởng nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mongnhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, các cô để em hoàn thiện bản luận văncũng như nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác phát triển HTX nói chung
và công tác thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp trên địa bànhuyện Thuận Châu nói riêng
Trang 15TRẦN GIA KIÊN
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN
HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ & CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410
Người hướng dẫn khoa học:
PSG.TS ĐỖ THỊ HẢI HÀ
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 16LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở Việt Nam là một thành phần của kinh tế tậpthể, luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và xác định vai trò không thể thiếutrong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó, nhiều HTXnông nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, đem lại thu nhập và giải quyết việclàm cho người dân, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đóng góp quan trọngvào tăng trưởng kinh tế xã hội Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnước hiện có 33% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, tập trung chủ yếu ở lĩnhvực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thuận Châu có 36 HTX nông nghiệp, hoạtđộng trong các lĩnh vực chủ yếu gồm: Sản xuất và chế biến sản phẩm chè, trồngcây ăn quả, cây dược liệu, trồng rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất câygiống và dịch vụ nông nghiệp Các HTX nông nghiệp đã thực hiện chức năngcung ứng dịch vụ nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; hỗtrợ nông dân tiếp cận các cơ chế chính sách của nhà nước, các nguồn lực Tuynhiên các HTX trên địa bàn phần lớn quy mô nhỏ, năng lực còn hạn chế, thiếu vốnđầu tư sản xuất kinh doanh; một số HTX hoạt động sản xuất kinh doanh còn mangtính thời vụ, doanh thu thấp, lợi nhuận không cao; giá trị, chất lượng sản phẩmhàng hoá, dịch vụ chưa cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường; các HTX chưatham gia nhiều trong việc liên kết hợp tác sản xuất với các thành phần kinh tếkhác, chưa tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa Để các HTX tiếp tục củng cố vàphát huy vai trò, hiệu quả, việc triển khai các chính sách hỗ trợ là rất cần thiết vàđúng đắn Ngày 20/11/2012, Quốc hội đã ban hành Luật HTX số 23/2012/QH13trong đó bổ sung được những điểm tiến bộ, bứt phá so với Luật hợp tác xã 2003
Để thực hiện Luật HTX năm 2012, Chính phủ đã ban hành 10 nghị định; Thủtướng Chính phủ ban hành 3 quyết định và Chỉ thị số 19/CT-TTg triển khai thihành Luật HTX 2012 cùng nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành
có liên quan Tại địa phương tỉnh Sơn La, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh cũng
Trang 17luôn quan tâm đến việc phát triển HTX trong đó coi trọng việc phát triển HTXnông nghiệp gắn với các chương trình, dự án thông qua các chính sách hỗ trợ.Tuy nhiên do tính đặc thù nên các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyệnThuận Châu vẫn vướng mắc, khó tiếp cận với cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp Do đó vấn đề cấp thiết hiện nay đó là phải đánh giá đúng thựctrạng thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp hiện nay, chỉ ra những chínhsách phát triển HTX đã được thực hiện và chính sách chưa được thực hiện, nhữngtồn tại hạn chế vướng mắc các HTX nông nghiệp đang gặp phải từ đó, đề xuấtphương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi chính sáchphát triển HTX trên địa bàn huyện.
Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề phát triển HTX nói chung và hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp nói riêng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhànước thể hiện qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, qua hệ thống pháp luật, chínhsách của Nhà nước Các nhà nghiên cứu cũng đã có rất nhiều công trình khoa học,nhiều đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợphát triển HTX nông nghiệp Đó là:
Vũ Thị Thu Thủy, (2015) Luận văn thạc sỹ tại trường Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam về đề tài Đánh giá thực thi chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Đề tài
xác định thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao hiệu quả thựchiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện ThườngTín, thành phố Hà Nội
Mai Thị Nguyệt, (2015) Luận văn tốt nghiệp tại trường Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam về đề tài Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ, phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội Đề tài đã đánh giá được hệ thống chính sách hỗ trợ HTX dịch vụ nông
Trang 18nghiệp trên địa bàn xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội; các thuậnlợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchphát triển HTX.
Lê Văn Tú, (2016) Luận văn thạc sỹ tại trường Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam về đề tài Đánh giá thực thi chính sách phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Đề tài xác định cơ sở thực tiễn và lý luận,
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và một số giải pháp thực thi chính sách hỗ trợ pháttriển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Nhận xét: Các công trình nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ
HTX hiện nay chưa nhiều Nhìn chung các công trình nêu trên đã tập trung làm rõcác chính sách hỗ trợ phát triển HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng,đồng thời đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề này Tuy nhiên, thực thi chínhsách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp tại địa bàn các tỉnh miền núi là vẫn là một
đề tài còn ít được nghiên cứu Đặc biệt trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấychưa có đề tài nào viết cụ thể về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTXnông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp
- Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nôngnghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; từ đó chỉ ra điểm mạnh,điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu trong tổ chức thực thi chính sách hỗtrợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗ trợphát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đếnnăm 2025
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTXnông nghiệp của chính quyền huyện
Trang 19Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Các nội dung tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTXnông nghiệp huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Về không gian: Trong phạm vi của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015-2017, số liệu sơcấp thu thập từ tháng 3 đến tháng 5/2018, giải pháp đề xuất đến 2025
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Việc tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp củachính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hiện nay như thế nào?
- Các vấn đề còn tồn tại trong tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La?
- Những giải pháp để thực hiện tốt việc tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ pháttriển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La?
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Khung nghiên cứu
hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện:
- Chuẩn bị triển khai chính sách
- Chỉ đạo triển khai
- Kiểm soát thực hiện
Mục tiêu tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
- Phát triển HTX về số lượng HTX, số lượng thành viên HTX
- Gia tăng về hiệu quả hoạt động của HTX
- Chuyển đổi cơ cấu HTX theo định hướng chung của tỉnh, huyện
Trang 206.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, được thu thập từ
các tài liệu, các báo cáo kết quả hoạt động do các cơ quan ban ngành của huyệncông bố chính thức Sau đó được xử lý bằng các phương pháp như phân tích, tổnghợp, so sánh, mô hình hóa
Dữ liệu sơ cấp: Ngoài số liệu thứ cấp, tác giả còn thực hiện phỏng vấn, điều
tra một số cán bộ của huyện và đại diện các HTX để có được thông tin về công tác
tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp Số người phỏng vấn
là 5 người, bao gồm:
1- Đ/c Quàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện
2- Đ/c Đỗ Thị Ngần - Phó Trưởng phòng TCKH huyện
3- Đ/c Trần Hữu Hùng - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện
4- Đ/c Hà Văn Miến - Giám đốc HTX bản Lọng Bon
5- Đ/c Nguyễn Thị Bình - Giám đốc HTX chanh leo Thuận Châu
7 Những đóng góp của luận văn
- Góp phần xây dựng lý luận về tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp
- Trình bày, phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại, nguyênnhân, từ đó xây dựng những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc tổ chứcthực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyệnThuận Châu, tỉnh Sơn La trong định hướng phát triển KT-XH địa phương
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực thi chínhsách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách hỗtrợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Trang 21CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN
1.1 Phát triển HTX nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của HTX nông nghiệp
* Khái niệm HTX nông nghiệp
Liên minh HTX quốc tế (ICA) định nghĩa HTX là hiệp hội hay là tổ chức tựchủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu vànguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế
cùng nhau làm chủ và kiểm tra dân chủ [Liên minh quốc tế HTX, 1995].
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 3 Luật HTX năm 2012: HTX là tổ chứckinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tựnguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ,
tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX [Quốc hội nước CHXHXN Việt Nam, 2012].
Như vậy, HTX là một tổ chức kinh doanh thuộc quyền sở hữu và quản lý, điềuhành của một nhóm cá nhân có chung lợi ích; các thành viên HTX vừa là chủ sởhữu, vừa là người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh và mục đích cao nhấtcủa HTX không phải là lợi nhuận mà là đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích chungcủa các thành viên HTX
HTX nông nghiệp là một trong những loại hình cụ thể của HTX, là tổ chứckinh tế hợp tác, đồng sở hữu của những người sản xuất nông nghiệp; có tư cáchpháp nhân và hoạt động theo quy định của pháp luật trên cơ sở tự nguyện, bìnhđẳng, dân chủ, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh TheoĐiều 1, Thông tư số 09/2017/TT-BNN-PTNT ngày 17/4/2017, Bộ NN&PTNT cóthể phân loại HTX nông nghiệp bao gồm: HTX trồng trọt, HTX chăn nuôi, HTX
Trang 22lâm nghiệp, HTX thủy sản, HTX diêm nghiệp, HTX nước sạch nông thôn và HTXnông nghiệp tổng hợp.
* Đặc điểm của HTX nông nghiệp
- HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể của người sản xuất nông nghiệp;các thành viên là chủ của HTX, có toàn quyền quyết định những vấn đề tổ chức,hoạt động và phân phối lợi ích trong HTX
- HTX nông nghiệp hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện và hợp tác tương trợlẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
- HTX nông nghiệp có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về cácnghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
* Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của HTX nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 7, Luật HTX năm 2012, HTX hoạt động dựa trên một
- HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật
- Thành viên HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ vàtheo quy định của điều lệ Thu nhập của HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ
sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc theo công sức lao động đóng gópcủa thành viên đối với HTX tạo việc làm
- HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, cán bộ quản lý,người lao động trong HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX
- HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên và hợp tác với nhaunhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.Như vậy, có thể nhận thấy, HTX vừa mang tính chất của tổ chức kinh tế vừamang tính chất của tổ chức xã hội Về kinh tế, HTX hoạt động như một doanh
Trang 23nghiệp với mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm lợi ích của thành viên;khách hàng của HTX chính là thành viên; quyền hạn của các thành viên HTX làngang nhau và việc phân phối lợi nhuận dựa trên mức độ đóng góp của mỗi thànhviên HTX Đây là vai trò cơ bản và quan trọng nhất của HTX, xuất phát từ bản chấtcủa HTX và cũng là điểm khác biệt với doanh nghiệp và các loại hình tổ chức kinh
tế khác Về xã hội, HTX đảm bảo cho các thành viên HTX tham gia bình đẳng,nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau trong sản suất cũng như trong đời sống vật chất vàtinh thần; nâng cao lợi ích, địa vị xã hội của các thành viên; hợp tác, liên kết đểcùng xây dựng phát triển HTX
HTX nông nghiệp ngoài những đặc điểm chung kể trên của HTX còn một sốtính chất điển hình do là tổ chức của người nông dân như: quy mô hoạt động cònnhỏ, vốn điều lệ thấp, thành viên tham gia góp vốn chủ yếu bằng tư liệu sản xuất; cơ
sở vật chất, công nghệ lạc hậu; nội dung hoạt động còn nghèo nàn; sản phẩm hànghóa chưa nhiều, chất lượng dịch vụ chưa cao; thiếu vốn để mở rộng hoạt động dịch
vụ nên hiệu quả hoạt động thường không cao
1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển HTX nông nghiệp
* Khái niệm phát triển HTX nông nghiệp
Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình lớn lên, tăngtiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sựhoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống
Từ khái niệm phát triển kinh tế, phát triển HTX nông nghiệp có thể hiểu là sựgia tăng về số lượng HTX, số lượng thành viên HTX, gia tăng về hiệu quả hoạtđộng của HTX và sự chuyển đổi cơ cấu HTX theo định hướng phát triển của tỉnh,của huyện
* Sự cần thiết phát triển HTX nông nghiệp
- Vai trò của nông nghiệp và HTX nông nghiệp đối với kinh tế địa phươngViệt Nam là nước nông nghiệp với trên 70% dân số sống bằng nghề nông(67,46 triệu người), sử dụng gần 80% diện tích tự nhiên cả nước; tuy đóng góp củangành nông nghiệp trong nền kinh tế không cao nhưng là thành phần không thểthiếu Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã chuyển mạnh theo hướng chất
Trang 24lượng và giá trị gia tăng; phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng côngnghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng nông thôn mới; qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết việclàm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là quy mômanh mún, nhỏ lẻ, tự phát; việc sản xuất, tiêu thụ chưa tìm được tiếng nói chung;tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xảy ra Đa phần các hộ nông nghiệp đều
có quy mô rất nhỏ, trình độ, tập quán canh tác còn thấp Trong bối cảnh đó, với đặcđiểm hoạt động trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, HTX dễ dàng liên kết, thu hút sựtham gia của chính những người nông dân; trở thành khâu nối giữa sản xuất và tiêuthụ, làm trung gian giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân; tham gia xây dựngthương hiệu, nhãn hiệu giúp giảm chí phí, tăng giá bán sản phẩm và tăng tính cạnhtranh trên thị trường
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, tuy còn nhiều khó khăn, vướng mắcnhưng các HTX nông nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướngdẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậtnuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và hiệu quả kinh tế và nhất là đã thực hiện tốtviệc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản; góp phần tích cựctrong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; một số HTX nôngnghiệp đã mở rộng các loại hình, lĩnh vực dịch vụ khác đáp ứng trực tiếp nhu cầucủa các thành viên Việc hình thành và phát triển các HTX chuyên sâu gắn với xâydựng thương hiệu và phát triển nông nghiệp sạch như HTX rau an toàn, HTX cây ănquả, HTX chăn nuôi gia súc, gia cầm… cũng đang đem lại kết quả đáng khích lệ
- Vai trò đối với các thành viên HTX
Về mặt kinh tế, HTX nông nghiệp giúp gắn kết các thành viên có chung mụcđích, đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện
để các thành viên tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau thông qua việc tổ chức lại quy mô sảnxuất, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tiếp cận thị trường (thị trườngnguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, thị trường dịch vụ, sản phẩm đầu ra, vốn, tín dụng);trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất Đây được xem là vai trò cơ bản và quan
Trang 25trọng nhất, điều này xuất phát từ các chức năng, nhiệm vụ của HTX là nhằm giúpthành viên phát triển kinh tế, sau đó mới đến các chức năng khác.
Về mặt xã hội, HTX có một số vai trò đối với thành viên như: giải quyết, xử lýcác vấn đề xã hội trong cộng đồng thành viên đặt ra, làm gia tăng địa vị, lợi ích xãhội của thành viên; nâng cao năng lực hợp tác, liên kết thành viên để cùng nhau xâydựng, phát triển HTX
1.1.3 Tiêu chí đánh giá sự phát triển HTX nông nghiệp
* Xét trên từng HTX nông nghiệp:
Ngày 17/4/2017, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số PTNT hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.Theo đó, mỗi HTX nông nghiệp được đánh giá trên thang tiêu chí như sau:
09/2017/TT-BNN Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nămcủa HTX; điểm tối đa 38 điểm
- Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên HTX; điểm tối đa 16 điểm
- Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của HTX; điểm tối đa 17 điểm
- Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng; điểm tối
đa 8 điểm
- Tiêu chí 5: HTX được khen thưởng trong năm; điểm tối đa 6 điểm
- Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với HTX; điểm tối đa 16 điểm.Việc Bộ NN&PTNT lần đầu tiên ban hành hướng dẫn về phân loại, đánhgiá HTX nông nghiệp cho thấy sự quan tâm rất lớn của Nhà nước ta trong việcphát triển HTX nông nghiệp Từ các thang điểm trên có thể nhận thấy bên cạnhcác tiêu chí chính về hiệu quả hoạt động của HTX như doanh thu, kết quả hoạtđộng, vốn thì các HTX nông nghiệp trong quá trình tổ chức hoạt động cũng cầnquan tâm đến lợi ích thành viên HTX, mức độ hài lòng của thành viên cũng nhưviệc tham gia đóng góp, ảnh hưởng đến cộng đồng và tham gia các hoạt động củađịa phương
* Xét trên khía cạnh phát triển HTX chung:
Hiện nay chưa có hệ thống quy định chính thức để đánh giá sự phát triển HTXtrên địa phương cụ thể Theo Đề tài nghiên cứu đề xuất chính sách và giải pháp phát
Trang 26triển HTX trong nông, lâm, ngư nghiệp của Viện Chính sách và Chiến lược Pháttriển nông nghiệp nông thôn (2016) có thể đánh giá sự phát triển HTX nông nghiệpdựa trên một số chỉ tiêu sau:
1 Tốc độ tăng bình quân/năm (%) về số lượng các HTX nông nghiệp;
2 Tốc độ tăng bình quân/năm (%) về số lượng thành viên HTX nông nghiệp;
3 Tốc độ tăng bình quân/năm (%) về số lượng thành viên của 01 HTX nông nghiệp;
4 Tốc độ tăng bình quân/năm (%) về tỷ lệ số lượng thành viên HTX nôngnghiệp/ tổng số lao động nông nghiệp của địa phương
5 Tốc độ tăng tổng doanh thu/năm của các HTX nông nghiệp;
6 Tỷ lệ (%) tổng doanh thu của các HTX nông nghiệp trong GDP của địa phương.Như vậy việc đánh giá sự phát triển HTX nông nghiệp được xem xét dựa trên sựgia tăng về số lượng HTX, số lượng thành viên, doanh thu và mức đóng góp của HTX
1.2 Chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
* Khái niệm chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HàNội (Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt, 2012) có định nghĩa: “Chính sáchkinh tế xã hội (chính sách công) là tổng thể các quan điểm, các chủ trương, các mụctiêu, các giải pháp và nguồn lực mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thểkinh tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện các mục tiêu nhấtđịnh theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước”
Áp dụng vào việc hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp, ta có thể hiểu: “Chínhsách chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp là tổng thể các quan điểm, mụctiêu, các giải pháp và công cụ được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật và đượcNhà nước sử dụng để tác động đến các HTX nông nghiệp và các chủ thể có liênquan, nhằm mục tiêu tạo điều kiện, thúc đẩy các HTX nông nghiệp nâng cao trình
độ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khai thác tiềm năng, lợi thế và nâng cao vai tròcủa HTX nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”
* Mục tiêu của chính sách:
Trang 27- Khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HTX, tác động trực tiếp vào,sản xuất, kinh doanh của kinh tế thành viên xét trên các mặt về lượng như: số lượngHTX, số thành viên HTX.
- Gia tăng về hiệu quả hoạt động của HTX thông qua phát triển các tiêu chí như
số vốn, doanh thu, lợi nhuận, lợi ích đem lại cho thành viên và xã hội Từ đó tăngcường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của HTX, nâng cao hơn nữa vaitrò của HTX đối với sự phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước; tăng cườngnăng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sởsản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhậpkinh tế quốc tế; góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội Đây chính là mục tiêuchung trong chương trình hỗ trợ phát triển HTX trong giai đoạn 2015-2020 đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014
- Chuyển đổi cơ cấu HTX theo định hướng chung của tỉnh, huyện về các mặthàng, lĩnh vực trọng điểm; phát huy vai trò của HTX nông nghiệp trong việc thựchiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
1.2.2 Nguyên tắc chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
- Chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp thực hiện dựa trên cơ sở cácquy định pháp luật và chính sách của Nhà nước; tập trung khuyến khích, hỗ trợ cácHTX hoạt động có hiệu quả, có nhu cầu được hỗ trợ và đáp ứng các tiêu chí cụ thểcủa từng nội dung hỗ trợ
- Chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp được xây dựng căn cứ vàolĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển KT-XH trong từng thời kỳ, trình độ phát triểncủa HTX và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước
- Chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp sử dụng lồng ghép từ nhiềunguồn vốn để thực hiện: Ngân sách trung ương, Chương trình MTQG xây dựngnông thôn mới, ngân sách địa phương, vốn của HTX và các nguồn hợp pháp khác
Tỷ lệ hộ trợ quy định cụ thể với từng nội dung hỗ trợ
- Trường hợp có nhiều chính sách hỗ trợ tương tự, HTX được lựa chọn ápdụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất
Trang 281.2.3 Chủ thể và đối tượng chính sách
* Chủ thể của chính sách
Chủ thể triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nói chung là các cơ quantrong bộ máy nhà nước từ Trung ương tới địa phương Các chính sách hỗ trợ, ưu đãivới HTX đã được Quốc hội quy định tại điều 6, Luật HTX và được Chính phủ hướngdẫn tại Chương 4, Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 từ điều 24 đến điều27; trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các
bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗtrợ phát triển hợp tác xã để thực hiện, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, các bộ, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể huy động các nguồn khácngoài Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã để tham gia thực hiện các nội dungcủa chương trình và các nội dung được phân cấp theo thẩm quyền Như vậy, Quốchội là chủ thể đóng vai trò định hướng, Chính phủ là chủ thể ban hành chính sách, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan là chủ thể đề xuất chínhsách Trong qua trình triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan trong bộ máy hànhchính nhà nước là chủ thể thực thi chính sách, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụđiều tiết, định hướng các hoạt động thực thi chính sách bằng các công cụ quản lý củamình, trong đó Chính phủ là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách ở cấp Trung ương,các bộ, ngành quản lý nhà nước, thực hiện các chính sách liên quan đến ngành, lĩnhvực phụ trách, HĐND cấp tỉnh, huyện quyết định chủ trương, biện pháp thực hiện cácchính sách cho phù hợp với điều kiện của địa phương và UBND cấp tỉnh, huyện là cơquan chịu trách nhiệm chấp hành, thực hiện chính sách Đồng thời, việc giám sát thihành chính sách do các bộ ngành, HĐND, UBND các cấp và các đoàn thể thực hiệntheo chức năng, nhiệm vụ của mình
* Đối tượng của chính sách: Đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển HTX
nông nghiệp bao gồm:
- Các HTX đáp ứng các tiêu chí cụ thể của từng nội dung hỗ trợ theo quy định
- Thành viên HTX; sáng lập viên, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập vàtham gia HTX
Trang 29- Cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước về HTX và các tổ chức, cá nhân có liên
quan trực tiếp đến phát triển HTX
1.2.4 Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
Hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp hiện nay bao gồmcác nhóm sau:
- Chính sách thành lập mới HTX: Hỗ trợ thành lập mới HTX thông qua việc
cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật HTX trước khithành lập HTX; hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tụcthành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX
- Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX:
HTX có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh;hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đãi về lãi suất
và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX; ưu tiên vay vốn tín dụng từngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ pháttriển nông nghiệp, nông thôn
Ngoài ra, tùy theo mức độ thiệt hại, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và nhucầu thực tế, HTX nông nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn, giốngkhi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành vềviệc hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất đối với vùng
bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Nhà nước hỗ trợ kinh phí
đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộquản lý HTX, thành viên HTX
- Chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển KT-XH, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới:
Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp
Trang 30nghiên cứu khoa học công nghệ đối với HTX có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợnghiên cứu xây dựng dự án đầu tư chế biến sản phẩm và ưu đãi về tín dụng trongviệc triển khai dự án đầu tư chế biến sản phẩm Đồng thời tạo điều kiện tham gia cácchương trình mục tiêu, chương trình phát triển KT-XH trên địa bàn phù hợp với khảnăng của HTX
Nhà nước cũng hỗ trợ các HTX thực hiện các dự án đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinhhoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật
tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồngthành viên HTX trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Nhà nước hỗ trợ HTX
tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dànhriêng cho khu vực HTX; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xâydựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử chocác HTX
- Các chính sách khác: Ngoài ra, HTX được hưởng một số chính sách hỗ trợ
HTX có liên quan như giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của HTX, ưu đãi
về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính sách đặc thù của từngđịa phương
1.3 Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện
1.3.1 Khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi chính sách
hỗ trợ HTX nông nghiệp của chính quyền huyện
* Khái niệm tổ chức thực thi chính sách:
Tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành kết quả, docác đơn vị thực hiện nhằm hiện thực hóa các mục tiêu mà chính sách đã đề ra Đốivới mỗi chính sách, việc hoạch định mới chỉ là “điều kiện cần” còn “điều kiện đủ”
Trang 31để đưa chính sách vào cuộc sống là tổ chức thực thi chính sách Việc tổ chức thựcthi chính sách được thực hiện bởi nhiều tổ chức tại nhiều cấp độ Trong phạm viluận văn này chúng ta chỉ quan tâm đến tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ HTXnông nghiệp của chính quyền cấp huyện
Có thể định nghĩa: Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nôngnghiệp của chính quyền huyện là quá trình biến các chính sách hỗ trợ HTX thànhnhững kết quả thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của bộ máy chính quyềnhuyện và các cơ quan có liên quan nhằm giúp các HTX nâng cao chất lượng hoạtđộng, đóng góp vào việc phát triển KT-XH tại địa phương
* Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách:
Mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệpcủa chính quyền huyện có thể hiểu là nhằm đạt được được các mục tiêu đã đề ra củachính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp Đó là khuyến khích, tạo điều kiệnthúc đẩy phát triển HTX, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệptrên địa bàn huyện, từ đó tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thếcủa HTX, nâng cao vai trò của HTX đối với sự phát triển KT-XH của địa phương;góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và tham gia thực hiện các mục tiêu củaChương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; đồng thời nâng cao được nhận thứccủa cán bộ và người dân trong phát triển HTX, tạo sự đồng thuận và hiệu quả trongquá trình thực hiện Đối với huyện Thuận Châu, việc hỗ trợ phát triển HTX cònphải gắn với các chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, huyệnđang được triển khai quyết liệt hiện nay là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triểncây ăn quả, sản xuất theo quy trình nông nghiệp sạch
1.3.2 Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của chính quyền huyện
Quá trình tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp có thểchia thành ba (03) giai đoạn, bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
Trang 32a Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
b Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện
c Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
Nguồn: Giáo trình Chính sách KT-XH của Trường Đại học KTQD
Hình 1.1 Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách
1.3.2.1 Chuẩn bị triển khai chính sách
a Xây dựng bộ máy triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
* Cơ cấu bộ máy thực thi chính sách của chính quyền huyện: Bộ máy tổ
chức thực thi chính sách của chính quyền huyện bao gồm các cơ quan chuyênmôn và các cơ quan có liên quan được phân công nhiệm vụ theo chức năngcủa đơn vị mình, phối hợp với nhau trong quá trình tổ chức triển khai thựchiện, cụ thể:
- Lãnh đạo UBND huyện và các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện,như: Phòng TCKH, NN&PTNT, KT&HT; LĐTB&XH; TN&MT, Tư pháp, Chi cụcThuế, Trạm Khuyến nông, Đài Truyền thanh Truyền hình huyện
Trang 33- Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện có liên quan khác phối hợp thựcthi chính sách: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ; HộiNông dân; Đoàn Thanh niên công sản Hồ Chí Minh huyện.
- Chủ tịch (Phó chủ tịch) UBND các xã, thị trấn
- Chuyên viên một số đơn vị: TCKH, NN&PTNT
* Nhiệm vụ của bộ máy thực thi chính sách
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lậpHTX trên địa bàn
- Theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động, các khó khăn vướng mắc của cácHTX để kịp thời tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét
- Hướng dẫn, tạo điều kiện và triển khai các chính sách hỗ trợ đối với cácHTX theo quy định
- Kịp thời khen thưởng, động viên các đơn vị, các HTX thực hiện tốt
b Lập kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
Dựa trên chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp của Trung ương và củatỉnh, các cơ quan trong bộ máy thực thi chính sách của chính quyền huyện cần lập kếhoạch triển khai chính sách trên địa bàn địa phương, trong đó cụ thể hóa các mục tiêuchính sách của trung ương và của tỉnh về hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp theo giaiđoạn, từng năm Kế hoạch phải xác định rõ thời gian triển khai, mục tiêu cụ thể, danhmục các công việc cần triển khai, phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách và phâncông rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan.Các kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX bao gồm:
- Kế hoạch phát triển HTX giai đoạn, hàng năm
- Kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn thành lập HTX
- Kế hoạch rà soát, đăng ký nhu cầu và thực hiện hỗ trợ HTX
- Kế hoạch huy động nguồn kinh phí
c Ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực thi chính sách
Các cơ quan tổ chức thực thi chính sách có trách nhiệm ban hành các văn bản
để hướng dẫn và cụ thể hóa các chính sách cho các cơ quan, đơn vị, các HTX và cácđối tượng có liên quan biết và thực hiện Các loại văn bản hướng dẫn bao gồm:
Trang 34- Tuyên truyền, hướng dẫn cho các HTX, thành viên HTX và các cá nhân cóliên quan hiểu biết về nội dung chính sách cũng như các điều kiện, thủ tục cần thiếtthụ hưởng chính sách.
- Tổng hợp, đề xuất với cấp có thẩm quyền nội dung, kinh phí hỗ trợ đối vớitừng loại chính sách; xây dựng phương phân bổ kinh phí hỗ trợ phát triển HTXnông nghiệp đối với các nội dung đã được duyệt
- Giải quyết thắc mắc, kiến nghị của các HTX, thành viên HTX và các cánhân có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện
d Tập huấn triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
Tập huấn triển khai chính sách là tập huấn cho cán bộ, công chức chịu tráchnhiệm thực thi chính sách và các đối tượng chủ yếu của chính sách Những nội dungtập huấn cho cán bộ, công chức thực thi chính sách bao gồm: Phương pháp triểnkhai thực hiện hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năngtuyên truyền; tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm thực thi chính sách hỗ trợphát triển HTX nông nghiệp ở các địa phương trong và ngoài tỉnh Đối với các đốitượng chủ yếu của chính sách, nội dung tập huấn chính là các nội dung quy định,điều kiện, thành phần hồ sơ, thủ tục để hưởng chính sách Việc tổ chức tập huấn cóthể tổ chức độc lập hoặc kết hợp với các chương trình tập huấn khác do tỉnh, huyện
tổ chức
1.3.2.2 Chỉ đạo triển khai
Chỉ đạo triển khai chính sách là việc thực hiện chính sách, đưa chính sách vàothực tiễn thông qua các nội dung sau:
* Truyền thông và tư vấn chính sách
- Các cơ quan tổ chức thực thi chính sách thông qua công tác tuyên truyền,hướng dẫn giúp cho mọi người hiểu biết về nội dung chính sách, nghĩa vụ và lợi íchtrong việc thực hiện chính sách từ đó dễ dàng tiếp cận, hoàn thiện thủ tục, quy trìnhthụ hưởng chính sách Việc truyền thông có thể thực hiện qua các phương tiệntruyền thông đại chúng, các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình, các tổ chứcchính trị xã hội hoặc qua tư vấn trực tiếp
Trang 35- Tài liệu truyền thông có thể là các văn bản in, văn bản điện tử, tin bài truyềnthông chuyển tới đối tượng tuyên truyền bằng phương pháp trực tiếp hoặc qua hìnhthức niêm yết công khai.
b Thực thi kế hoạch triển khai chính sách
- Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thựchiện kế hoạch triển khai chính sách theo đúng tiến độ, yêu cầu và chất lượng đã
đề ra
- Việc tổ chức thực thi chính sách cần có những chế tài hợp lý, bên cạnhviệc động viên khen thưởng kịp thời cần có các biện pháp ngăn chặn việc sáchnhiễu hay lợi dụng chính sách vì mục đích cá nhân
c Vận hành các nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
Hiện nay, phần lớn các chính sách hỗ trợ phát triển HTX thực hiện thông qua
sự kiểm soát của các sở, ban, ngành của tỉnh Việc xây dựng dự toán kinh phí hỗtrợ phải thực hiện từ khâu thảo luận dự toán của năm trước Do đó để đảm bảoviệc hỗ trợ đến với các HTX nhanh nhất thì bộ máy tổ chức thực thi chính sáchcần chủ động, linh hoạt trong công tác tổng hợp, tham mưu cho UBND huyệntrình tỉnh xem xét thẩm định hồ sơ và phân bổ kinh phí hỗ trợ
Đối với các nội dung hỗ trợ thuộc thẩm quyền cấp huyện, các cơ quan thammưu thực hiện cần chủ động xây dựng dự toán, cân đối kinh phí để thực thi chínhsách theo đúng đối tượng Việc quản lý, giải ngân, thanh toán kinh phí hỗ trợphải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bảnhướng dẫn thi hành
Đối với các nội dung hỗ trợ về tín dụng, thuế, đất đai, các cơ quan chuyênmôn cần chủ động hướng dẫn đối tượng thụ hưởng thực hiện đầy đủ các quy địnhcủa pháp luật
d Phối hợp các hoạt động trong quá trình thực thi chính sách
Việc triển khai chính sách hỗ trợ phát triển HTX do Tổ chỉ đạo phát triển HTXcủa huyện thực hiện Tổ trưởng là lãnh đạo UBND huyện, tổ phó là lãnh đạo phòngTCKH và phòng NN&PTNT huyện Trên cơ sở quy chế hoạt động và sự phân công
Trang 36của Tổ trưởng, các thành viên của Tổ cần chủ động triển khai nhiệm vụ và phối hợpvới các thành viên khác khi cần thiết.
1.3.2.3 Kiểm soát thực hiện
Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các chỉ tiêuchuẩn, phát hiện sai lệch, nguyên nhân để thực hiện điều chỉnh Đây là một khâuquan trọng để thực hiện tốt và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tế
Đối với cấp huyện, công tác giám sát có thể thực hiện bởi HĐND huyện,UBND huyện, các cơ quan chuyên môn, ban ngành, đoàn thể và chính từ các HTXcũng như người dân Công tác kiểm tra, giám sát cần được thực hiện thường xuyên,nghiêm túc thông qua các kế hoạch cụ thể
Nội dung của công tác kiểm soát sự thực hiện chính sách hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp bao gồm:
a Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
Để nắm bắt tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp,chính quyền cấp huyện cần xây dựng hệ thống thông tin phản hồi trong quá trìnhthực thi chính sách Thông tin phản hồi có thể thu thập thông qua báo cáo định kỳ,đột xuất của các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn, qua công tác thanhtra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan quản lý cấp trên hoặc từphản ánh, kiến nghị của các HTX, người dân
Những thông tin cần nắm bắt bao gồm:
- Thông tin về quy trình, thủ tục, thành phần hồ sơ thực hiện các chính sách cókhó khăn, vướng mắc không, có nội dung cần thay đổi, điều chỉnh không
- Thông tin về tình hình, tiến độ tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triểnHTX nông nghiệp
- Thông tin về các kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX nôngnghiệp như: Số dự án, số đơn vị, cá nhân được thụ hưởng, số kinh phí thụ hưởng
- Thông tin về các đơn vị, cá nhân đăng ký thụ hưởng mới trong năm cũng nhưnăm kế tiếp
b Giám sát việc thực hiện chính sách
Công tác giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX nôngnghiệp được thực hiện trên một số nội dung:
Trang 37- Giám sát về quy trình, thủ tục, thành phần hồ sơ thực hiện chính sách hỗ trợ.
- Giám sát năng lực của cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính sách hỗtrợ phát triển HTX nông nghiệp
- Giám sát tình hình, tiến độ tổ chức thực hiện; tình hình giải ngân, thanhquyết toán nguồn kinh phí
c Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp
Từ các thông tin có ở trên, cơ quan thực thi chính sách tiến hành đánh giá kết quảthực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp thông qua các nội dung: đánhgiá tính hiệu lực, đánh giá tính hiệu quả và đánh giá tính công bằng của chính sách
- Tính hiệu lực của chính sách:
Đánh giá tính hiệu lực là so sánh giữa hiệu lực thực tế và hiệu lực lý thuyếtcủa chính sách, có thể qua tiêu chí: Số dự án, số đơn vị, cá nhân được thụ hưởng, sốkinh phí thụ hưởng
- Tính hiệu quả của chính sách:
Đánh giá tính hiệu quả của chính sách là xác định sự khác biệt của đối tượngthụ hưởng chính sách cũng như các đối tượng có liên quan trước và sau khi thụhưởng chính sách Hiệu quả của chính sách có thể là hiệu quả trên khía cạnh kinh tếhoặc khía cạnh xã hội
- Tính công bằng của chính sách:
Chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp tập trung thúc đẩy các HTXhoạt động có hiệu quả, có nhu cầu và khả năng mở rộng, nâng cao trình độ sản xuấtkinh doanh Đối với các HTX hoạt động yếu kém không phải là đối tượng chínhsách hướng tới Do đó việc đánh giá tính công bằng của chính sách chính là so sánhviệc thực hiện chính sách giữa các HTX có đủ điều kiện hỗ trợ với nhau
d Đưa ra các sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
Trong quá trình thực hiện chính sách, có thể xuất hiện các vấn đề trong bảnthân chính sách hay quá trình tổ chức thực thi Do đó để đảm bảo thực hiện chínhsách hiệu quả cần đánh giá, xác định vấn đề và thực hiện sửa chữa sai lệch Đối vớicác vấn đề thuộc thẩm quyền, chính quyền huyện có thể xem xét, điều chỉnh chophù hợp Đối với các vấn đề ngoài phạm vi, thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất vớichính quyền cấp tỉnh và Chính phủ thay đổi, điều chỉnh
Trang 381.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp
1.3.3.1 Các yếu tố thuộc về bản thân chính sách
- Chủ trương hỗ trợ phát triển HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng
là chủ trương đúng đắn của Nhà nước Tuy nhiên, để chính sách được thực thi thànhcông thì điều kiện tiên quyết là công tác hoạch định chính sách phải được thực hiệntốt (trong đó phải phù hợp với thực tế, có tính khả thi, xác định đúng vấn đề, đốitượng hỗ trợ, mục tiêu ưu tiên, giải pháp và công cụ thực hiện, có chương trình hànhđộng cụ thể, rõ ràng )
- Số lượng chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp hiện nay khá lớn, liên quannhiều lĩnh vực đòi hỏi sự phối hợp tham gia của các cấp, các ngành, đặc biệt là cán
bộ trực tiếp thực thi chính sách phải am hiểu, nắm bắt rõ từng nội dung hỗ trợ Bêncạnh đó, hệ thống văn bản hướng dẫn thực thi chính sách cũng phải được trình bàyhợp lý, khoa học và đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định của pháp luật mớigiúp cho công tác thực thi chính sách được hiệu quả
- Ngoài ra, chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp được quy địnhchung trong phạm vi cả nước Một số chính sách có thể phù hợp ở địa phương nàynhưng lại không phù hợp ở địa phương khác Do đó, tùy từng điều kiện cụ thể ở mỗiđịa phương thì cần điều chỉnh chính sách cho phù hợp
1.3.3.2 Các yếu tố thuộc về bản thân các HTX nông nghiệp
Đối tượng tác động lớn nhất của chính sách hỗ trợ phát triển HTX nôngnghiệp chính là bản thân của các HTX Do đó để chính sách được tổ chức thực thihiệu quả thì các HTX cũng phải đáp ứng yêu cầu Đó có thể là việc HTX đáp ứngđiều kiện cần thiết để được thụ hưởng chính sách hoặc có thể là thái độ thực thichính sách của các HTX Chính sách đúng, HTX đủ điều kiện nhưng không ủng hộ,không tham gia thì việc thực hiện chính sách cũng không khả thi Bên cạnh đó, trình
độ quản lý, vận hành khả năng tiếp cận, nắm bắt thông tin của HTX cũng ảnhhưởng không nhỏ đến việc thực thi chính sách
1.3.3.3 Các yếu tố thuộc về chính quyền huyện
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền huyện: Đây là một trong nhữngyếu tố quan trọng quyết định việc thành, bại của chính sách Chính sách có được
Trang 39triển khai hay không, có tới được với các đối tượng thụ hưởng hay không phải cóđược sự chỉ đạo sát sao, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của chính quyền.
- Cán bộ tổ chức thực thi chính sách: Cán bộ có chuyên môn, hiểu biết về chế
độ chính sách, có tư tưởng trung thực, đạo đức tốt thì mới giúp việc thực thi chínhsách dễ dàng Bên cạnh đó là việc bố trí, sắp xếp công việc cũng là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách do hiện nay phần lớn cán bộ các phòngban đều phải thực hiện kiêm nhiệm nhiều công việc, thời gian dành cho việc thựchiện chính sách có thể còn hạn chế
- Bối cảnh thực thi chính sách trong điều kiện thực tế: Yếu tố này bao gồmđiều kiện tự nhiên, khí hậu, cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển KT-XH tại địa bànthực hiện chính sách
1.4 Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp và bài học rút ra cho huyện Thuận Châu
1.4.1 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước
* Kinh nghiệm của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Huyện Mai Sơn có trên 143.200 ha đất tự nhiên, với 156.000 người thuộc 6dân tộc: Thái, Kinh, Mông, Sinh Mun, Khơ Mú, Mường chung sống trên 22 xã, thịtrấn Huyện được xác định là một trong những “vùng kinh tế động lực” của tỉnh Sơn
La Tuy vậy, Mai Sơn cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ trong phát triểnkinh tế: Địa bàn rộng với đa dân tộc cùng sinh sống; địa hình phức tạp, nhiều thôn,bản đời sống người dân còn rất khó khăn, trình độ canh tác lạc hậu, đất dốc và cằncỗi, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là ngô, sắn, mía
Trang 40Với quyết tâm bứt phá vươn lên trong xây dựng nông thôn mới, Đảng bộhuyện Mai Sơn đã đề ra khẩu hiệu hành động rất thiết thực: “Nghe được dân nói,nói cho dân hiểu, làm cho dân tin” Theo đó, cả hệ thống chính trị ở Mai Sơn đã vàocuộc quyết liệt, nghiên cứu, học hỏi, xây dựng mô hình, khảo nghiệm và vận dụngvào thực tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng mô hìnhsản xuất theo quy trình VietGap, mô hình chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm
mà trọng tâm là việc phát triển nông nghiệp Để thực hiện tốt điều này Mai Sơn chútrọng việc phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động HTX thông qua việc thực hiệntốt các chính sách của Trung ương, của tỉnh như phát triển cây ăn quả, cây dượcliệu, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả trên đất dốc, khuyến khích các HTX thamgia xây dựng nông thôn mới
Về phát triển HTX, huyện Mai Sơn đã tổ chức tuyên truyền, vận động chuyểnđổi, thành lập mới theo Luật HTX năm 2012 Đến nay, trên địa bàn huyện Mai Sơn
có 89 HTX, trong đó 74 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với doanh thubình quân khoảng 1.700 triệu đồng/năm
Về hỗ trợ HTX, UBND huyện Mai Sơn đã chủ động chỉ đạo các cơ quanchuyên môn thực hiện tốt các chính sách của trung ương, của tỉnh Năm 2017,huyện Mai Sơn đã hỗ trợ 14 HTX trồng cây ăn quả với tổng kinh phí 945 triệu đồng
hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, in nhãn mác bao bì; hỗ trợ 1.533 triệu đồng cho 15 HTXthực hiện mô hình hỗ trợ phát triển HTX gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, 400 triệuđồng hỗ trợ xây dựng vườn ươm Năm 2018, huyện dự kiến bố trí tiếp 3.335 triệuđồng hỗ trợ xây dựng các mô hình tưới ẩm, nhà lưới, vườn ươm lưu cây, Bêncạnh đó, huyện Mai Sơn cũng khuyến khích các HTX tham gia các mô hình củahuyện như mô hình thí điểm tưới ẩm bằng công nghệ Isarell cho cây cà phê và cây
ăn quả tại xã Chiềng Ban; mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo tiêuchuẩn VietGap tại hợp tác xã Nông nghiệp Mai Tiên, xã Mường Bon, HTX Dịch vụthương mại - nông nghiệp Thanh Sơn, xã Cò Nòi, HTX Nhãn chín muộn, xã ChiềngMung Chỉ đạo các Ngân hàng thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ và tạođiều kiện cho các HTX vay vốn sản xuất kinh doanh Kịp thời quan tâm động viên,