50 3.3 NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..... 3.4 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..... DANH
Trang 1MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN
ABSTRACT Error! Bookmark not defined.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN v
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN vi
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
5 ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN 2
6 PHẠM VI THỰC HIỆN 3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 4
1.1 KHÔNG KHÍ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÔNG KHÍ 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Thành phần các chất có trong môi trường không khí 4
1.1.3 Ô nhiễm không khí và các chất gây ô nhiễm môi trường không khí 5
1.1.4 Các nguồn gây ra ô nhiễm không khí 6
1.1.5 Tác hại của ô nhiễm không khí đến môi trường sống 8
1.1.6 Hậu quả mang tính toàn cầu do ô nhiễm không khí 12
1.2 QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 16
Trang 2CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 18
2.1 GIỚI THIỆU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 18
2.1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh 18
2.1.2 Điều kiện kinh tế -xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 20
2.2 Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh 25
2.3 Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí 30
CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 32
3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TPHCM NĂM 2015 32
3.1.1 Đánh giá nồng độ bụi lơ lửng (TSP) trung bình giờ năm 2015 32
3.1.2 Đánh giá nồng độ bụi PM10 trung bình 24 giờ năm 2015 34
3.1.3 Đánh giá nồng độ CO trung bình giờ năm 2015 35
3.1.4 Đánh giá nồng độ NO2 trung bình giờ năm 2015 38
3.1.5 Đánh giá nồng độ SO2 năm 2015 40
3.1.6 Đánh giá mức ồn năm 2015 41
3.2 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 43
3.2.1 Diễn biến nồng độ CO qua những năm gần đây 43
3.2.2 Diễn biến nồng độ NO2 qua những năm gần đây 45
3.2.3 Diễn biến nồng độ Bụi lơ lửng (TSP) qua những năm gần đây 47
3.2.4 Diễn biến nồng độ bụi PM10 2 năm 2014 và 2015 49
3.2.5 Nồng độ SO2 qua 2 năm 2014 và 2015 50
3.2.6 Diễn biến mức ồn qua những năm gần đây 50
3.3 NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 52
3.3.1 Nguyên nhân do yếu tố tự nhiên 52
3.3.2 Nguyên nhân do yếu tố con người 52
Trang 33.4 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 55
3.4.1 Biện pháp quản lý 55
3.4.2 Biện pháp kỹ thuật 57
3.4.3 Biện pháp quy hoạch môi trường đô thị 58
3.4.4 Biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức 59
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 61
1 KẾT LUẬN 61
2 KIẾN NGHỊ 61 PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ tài nguyên và môi trường
BTX: Benzen Toluen Xilen
BVMT: Bảo vệ môi trường
CLKK: Chất lượng không khí
ĐMC: Đánh giá môi trường chiến lược
GTVT: Giao thông vận tải
MTKK: Môi trường không khí
ONKK: Ô nhiễm không khí
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TSP: Bụi lơ lửng tổng số
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần các chất có trong môi trường không khí 4
Bảng 2.1 Các trạm đo không khí xung quanh (khu dân cư) 26
Bảng 2.2 Các trạm đo không khí ven đường 26
Bảng 2.3 Vị trí 15 trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí năm 2015 27 Bảng 2.4 Tần suất quan trắc của các thông số được đo đạc 29
Bảng 2.5 Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 31
Bảng 3.1 Nồng độ bụi lơ lửng trung bình giờ năm 2015 32
Bảng 3.2 Nồng độ bụi PM10 trung bình 24 giờ năm 2015 34
Bảng 3.3 Nồng độ CO trung bình giờ năm 2015 36
Bảng 3.4 Nồng độ NO₂ trung bình giờ tại một số vị trí trong năm 2015 38
Bảng 3.5 Nồng độ SO2 trung bình giờ năm 2015 40
Bảng 3.6 Cường độ tiếng ồn trung bình giờ năm 2015 41
Bảng 3.7 Nồng độ CO trung bình giờ 3 năm 2013, 2014, 2015 43
Bảng 3.8 Nồng độ trung bình giờ của NO2 năm 2013, 2014, 2015 45
Bảng 3.9 Nồng độ bụi trung bình giờ 2013, 2014, 2015 47
Bảng 3.10 Nồng độ SO2 trung bình giờ năm 2014, 2015 50
Bảng 3.11 Cường độ tiếng ồn năm 2013, 2014, 2015 50
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Nguồn ô nhiễm không khí do khói bụi giao thông và khu công nghiệp 7
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tại TPHCM 19
Hình 2.2 Bản đồ thể hiện 15 vị trí quan trắc chất lƣợng không khí tại TP Hồ Chí Minh năm 2015 29
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi lơ lửng trung bình giờ tại 15 trạm quan trắc năm 2015 33
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi PM10 trung bình 24 giờ tại 5 trạm trên địa bàn TPHCM năm 2015 35
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện nồng độ CO trung bình giờ tại 15 trạm năm 2015 37
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2 trung bình giờ tại 15 trạm năm 2015 39
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện mức ồn trung bình giờ tại 15 trạm năm 2015 42
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện nồng độ CO trung bình giờ từ năm 2013 đến năm 2015 44
Hinh 3.7 Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2 trung bình giờ từ năm 2013 đến năm 2015 46
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện nồng độ trung bình giờ bụi lơ lửng TSP từ năm 2013 đến năm 2015 48
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi PM10 trung bình 24 giờ năm 2014 và 2015 49
Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện mức ồn trung bình giờ những năm gần đây 51
Hình 3.11 Số liệu xe tham gia giao thông ở TP.HCM 54
Trang 7SVTH: Vương Thị Tình
MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường là ba nội dung không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm đảm bảo phát triển bền vững Tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và mạnh mẽ đồng thời tạo ra thách thức không nhỏ về mặt môi trường, như gây ra các tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường đặc biệt là các vùng công nghiệp và đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị lớn nhất cả nước về phát triển kinh
tế xã hội, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ Đây là một trong những nguyên nhân làm thành phố đã và đang phải đối mặt với vấn đề môi trường, trong đó đáng nói đến là ô nhiễm môi trường không khí đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe con người Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí là một vấn
đề nan giải đối với các nhà quản lý môi trường Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp
thiết của vấn đề bảo vệ chất lượng môi trường không khí, em đã chọn đề tài “Đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015”
để giúp ta nhận ra được chất lượng môi trường không khí cực kỳ quan trọng đồng thời đưa ra cái nhìn tổng quát về tình trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giúp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và cải tạo môi trường tạo một cuộc sống trong lành tốt đẹp hơn Đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với nhà quản lý môi trường và người dân trên địa bàn thành phố
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh, xác định mức ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến môi trường theo các tiêu chuẩn hiện hành, so sánh chất lượng không khí như bụi, tiếng ồn, CO, NO2, SO2, … trong những năm gần nhất
Song hành với việc thực hiện mục tiêu này em sẽ được trực tiếp tham gia, học hỏi được công tác quan trắc, lấy mẫu các thông số ô nhiễm không khí đồng thời em đưa ra các biện pháp hỗ trợ công tác quản lý, cải thiện và bảo vệ chất lượng môi trường không khí tại thành phố Hồ Chí Minh
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại khu vực, nắm rõ các nội dung về khí hậu, kinh tế xã hội và môi trường tại vùng thực hiện
So sánh một số thông số về chất lượng môi trường không khí với quy chuẩn hiện hành ở Việt Nam
Trang 8 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí và ảnh hưởng của chúng đến môi trường
Tìm hiểu và đưa ra các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí tại khu vực
Đưa ra giải pháp quản lý giúp hạn chế, khắc phục sự ô nhiễm cũng như bảo vệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập tài liệu
Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà thu thập số liệu chưa qua xử lý, phân tích Thu thập số liệu bằng cách tiếp cận trực tiếp từ nơi đáng tin cậy như Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường để từ đó thiết lập bảng biểu đánh giá, phân tích số liệu chính xác hơn Tài liệu thứ cấp: loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh …
Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp xử lý số liệu, lập bảng biểu, đồ thị so sánh đánh giá các chỉ
số chất lượng không khí trong những năm gần đây Sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia môi trường trong việc đánh giá các thông số để biết được mức ô nhiễm của các thông
số có trong môi trường không khí
Sử dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường để đánh giá số liệu Trong trường hợp các quy chuẩn chưa đầy đủ thì sử dụng các quy chuẩn nước ngoài để làm
cơ sở khảo sát đánh giá và phân tích
Ngoài việc so sánh đánh giá dựa vào quy chuẩn, so sánh trong một khoảng thời gian và so sánh theo không gian giữa các vị trí khác nhau
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp tham vấn, góp ý của các chuyên gia nhằm bổ sung, sửa chữa những thiếu sót của luận văn, ý kiến của các cán bộ môi trường, chuyên gia về lĩnh vực môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời sử dụng phương pháp chuyên gia trong đánh giá
5 ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
Chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: CO, NO2, Bụi lơ lửng, Bụi PM10, SO2, Tiếng ồn
Trang 9SVTH: Vương Thị Tình
6 PHẠM VI THỰC HIỆN
Đề tài giới hạn trong phạm vi các trạm quan trắc chất lƣợng không khí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1.1 KHÔNG KHÍ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÔNG KHÍ
Nhân loại hàng ngày sống và làm việc trong bầu không khí bao quanh mình Do vậy luôn luôn có một tác động qua lại giữa bầu không khí và con người ví dụ như: trao đổi Oxi và Cacbonic; trao đổi nhiệt; làm phát sinh bụi và hơi độc…
1.1.1 Khái niệm [2]
Không khí là một hỗn hợp khí gồm có khí nitơ chiếm 78.9%, oxi chiếm 20.94%, argon chiếm 0.93%, dioxit cacbon chiếm 0.32% và một số hiếm khí khác như neon, heli, metan, kripton Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí
1.1.2 Thành phần các chất có trong môi trường không khí [4]
Bảng 1.1 Thành phần các chất có trong môi trường không khí
TT Tên chất Công thức Tỉ lệ Tổng khối lượng (tấn)
Trang 11SVTH: Vương Thị Tình
1.1.3 Ô nhiễm không khí và các chất gây ô nhiễm môi trường không khí
a Ô nhiễm không khí [2]
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu
do khói, bụi, mồ hóng, hơi hoặc các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật Kiểm soát ô nhiễm là một từ dùng trong quản lý môi trường Nó bao gồm việc kiểm soát phát thải và chất thải vào không khí, nước và đất Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ làm tích tụ hoặc phát tán chất ô nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống Trong các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả
b Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí [2]
Các dạng thải vào không khí
Các chất ở dạng khí: là những chất ở điều kiện thông thường tồn tại ở thể khí như: CO, CO2, NO2, SO2, Cl2…
Các chất thải dạng bụi: là các hạt chất rắn được phân tán trong không khí có kích thước khác nhau (từ 1/10 đến hàng nghìn micromet)
Các chất dạng hơi: thể khí của các chất ở điều kiện bình thường là chất lỏng hoặc rắn Ví dụ: hơi benzen, iod, tetraetyl chì
Các chất dạng sol: là tập hợp các phân tử chất lỏng hoặc chất rắn tạo thành các
5 hạt nhỏ li ti phân tán trong không khí Các chất thải là khí, hơi, bụi hay sol
có tác hại ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào bản thân tính chất của chúng
Đặc trưng của một số thông số dùng trong đánh giá ô nhiễm môi trường không khí.[6]
SO2: Là sản phẩm của quá trình đốt các nhiên liệu như than, dầu Đây cũng là chất góp phần gây lắng đọng axit Thời gian tồn tại trong môi trường từ 20 phút đến 7 ngày
CO: Phát tán vào môi trường do quá trình đốt không hoàn toàn các nhiên liệu hữu
cơ như than, dầu, gỗ củi Thời gian lưu trong khí quyển có thể dao động từ 1 tháng đến 2,7 năm
NOx: Là hỗn hợp của khí NO2 và NO có mặt đồng thời trong môi trường, phát tán
do quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao từ hoạt động giao thông, nhà máy nhiệt điện,
lò hơi công nghiệp… Đây cũng là một trong những nhân tố gây ra lắng đọng axit, thường có thời gian tồn tại từ 3– 5 ngày trong khí quyển
O3: Có hai loại khí ozôn, trong đó khí ozôn tầng bình lưu là loại khí giúp bảo vệ bầu khí quyển; ngược lại, ozôn tầng mặt (tầng đối lưu) là loại khí ô nhiễm thứ sinh,
Trang 12được hình thành từ phản ứng quang hóa giữa các hợp chất NOx, VOCs, các hydrocarbon trong không khí Thời gian tồn tại trong môi trường từ 2 giờ - 3 ngày
Bụi: Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn và hạt lỏng có đường kính nhỏ cỡ vài micrômét đến nửa milimet, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian Bụi đề cập trong Chương này gồm các loại bụi sau:
- Bụi lơ lửng tổng số (TSP): là các hạt bụi có đường kính động học ≤100µm
1.1.4 Các nguồn gây ra ô nhiễm không khí
Trong thực tế có hai nguồn tạo ra khí thải và bụi, đó là nguồn ô nhiễm tự nhiên và
nguồn ô nhiễm nhân tạo gắn liền với các hoạt động của con người
a Nguồn ô nhiễm tự nhiên [1]
Các hoạt động tự nhiên có thể làm tăng hàm lượng bụi tại một thời điểm và ở một không gian nào đó như gió lốc, bão sa mạc mang theo bụi đất cát trên mặt đất tung vào bầu không khí Núi lửa hoạt động có thể phun vào bầu khí quyển một lượng bụi và khí khổng lồ Những hiện tượng như trên không xảy ra liên tục và phát tán nhanh ra một vùng rộng lớn làm giảm hàm lượng bụi và khí Các hiện tượng phân hủy, thối rữa động thực vật xảy ra thường xuyên cũng thải vào không khí một lượng khí độc hại Các hiện tượng sấm chớp, mây, mưa, bức xạ trong hệ mặt trời và vũ trụ, thông qua các phản ứng phân hủy hoặc kết hợp các chất tồn tại cân bằng trong không khí tạo ra các chất có hại Nhìn chung ô nhiễm không khí do thiên nhiên tạo ra về khối lượng là rất lớn song thường phân bố trong một không gian rộng và khá đồng đều nên ít gây nguy
Trang 13SVTH: Vương Thị Tình
hại Mặt khác các sinh vật trên mặt đất, qua hàng ngàn vạn năm đã quen và đã thích ứng được với những thay đổi nói trên
b Nguồn ô nhiễm nhân tạo [1]
Các nguồn ô nhiễm nhân tạo nguy hiểm ở chỗ rất dễ xảy ra hiện tượng cục bộ với nồng độ cao gây tác hại đến người và các sinh vật
Các chất ô nhiễm phát xuất từ nhiều nguồn khác khau; ô nhiễm không khí rất khó phân tích vì chất ô nhiễm thay đổi nhiều do điều kiện thời tiết và địa hình; nhiều chất còn phản ứng với nhau tạo ra chất mới rất độc
và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn
tự nhiên Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng
Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người Nó còn tạo ra các cơn mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng và các
Trang 14cánh đồng Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%
Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1.5 – 3.5 m (Stepplan Keckes) Có nhiều khả năng lượng
CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3.6°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0.3°C Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0.4°C Tại hội nghị khí hậu tại châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1.5 – 4.5°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn CFC là
"kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng
1.1.5 Tác hại của ô nhiễm không khí đến môi trường sống
a Đối với sức khỏe con người [1]
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người Ô nhiễm ozon có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm một năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tin là gây nên 527.700 ca tử vong Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000 Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị
Các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về mắt [12]
Các triệu chứng xuất hiện trên mắt do tình trạng ô nhiễm không khí gây ra Đó có thể là tình trạng bị kích thích và dị ứng thông thường, bệnh đục thủy tinh thể và thậm chí là ung thư
Những rắc rối phổ biến nhất đó là mắt bị đỏ; cảm giác bỏng rát; mắt chảy nước; mắt đổ nhiều ghèn; ngứa; cảm giác mắt bị khô, có sạn; thị lực suy giảm do mắt chảy nước và ngứa; các phản ứng dị ứng như ngứa, đỏ, có ghèn, mí mắt sưng phồng, không thể mở mắt, suy giảm thị lực và nguy cơ viêm nhiễm (viêm màng kết, có khối u)
Trang 15SVTH: Vương Thị Tình
NOx và CO2 là nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm kiểu Los Angeles: là một kiểu ô nhiễm đặc trưng do khói thải xe hơi gây ra với cường độ lớn gặp lúc thời tiết không thuận lợi cho việc khuếch tán và rửa sạch chất ô nhiễm trong không khí (Mùa
hè năm 1951, 400 người chết, nhiều ngàn người ngứa mắt do không khí ô nhiễm khói
xe hơi thải ra tích tụ trên đường phố gặp khi thời tiết không thuận lợi cho khuyếch tán chất ô nhiễm.)
Ô nhiễm không khí ngày càng được xem là một yếu tố quan trọng và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở thành thị
Dù chỉ tiếp xúc ngắn hạn, cấp thời với không khí ô nhiễm thì vẫn có thể xảy ra biến
cố xấu đối với hệ tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim Trong trường hợp tiếp xúc dài hạn với không khí ô nhiễm, nguy cơ tử vong vì bệnh mạch vành tim hoàn toàn có thể xảy ra Thành phần chính của không khí bị ô nhiễm là các tiểu phân cực nhỏ (kích thước tính bằng nanomet) trong khói thải từ xe cộ hay từ nhà máy, xí nghiệp Không khí ô nhiễm có hai cách tác động lên trên tim mạch Thứ nhất, gây ra viêm nhiễm trong phổi, rồi từ đó sẽ tác động tới toàn thân, trong đó có hệ tim mạch Thứ hai, từ phổi các tiểu phân độc hại đi vào hệ tuần hoàn qua màng mạch máu
- phế nang, gây tác động độc hại đối với hệ tim mạch Qua sự tác động của stress oxy hóa trên tế bào và qua các đường tiền viêm, các tiểu phân này thúc đẩy sự phát triển và tiến triển xơ vữa động mạch qua các tác động bất lợi trên tiểu cầu, mô mạch máu và cơ tim Các tác động này làm cơ sở cho chuỗi thuyên tắc mạch sau đó do tiếp xúc ngắn
hạn hay dài hạn với không khí bị ô nhiễm
Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi [13]
Ô nhiễm môi trường tác động đến nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó phải kể đến nhiễm trùng hô hấp trẻ em, hô hấp người lớn, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Trong ô nhiễm môi trường một loại ô nhiễm phải kể đến đó
là tự ô nhiễm ở những người hút thuốc, khói thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân gây bệnh COPD - ung thư phổi và nhiều bệnh lý khác Ung thư phổi có nguyên nhân từ các vấn nạn ô nhiễm như khói bụi, hay tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư Môi trường không khí tác động nhiều nhất tới hệ hô hấp của con người, vì hệ hô hấp tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp, với không khí
Môi trường không khí trở nên cực kỳ nguy hiểm, nếu xuất hiện các hạt có kích thước dưới 5 micromet vì những hạt này có thể vào sâu tận phế nang và lưu ở đó, nếu những hạt này mang vi khuẩn, ví dụ như vi khuẩn lao thì lao sẽ tiếp tục khư trú tại đó
và chờ cơ hội để phát bệnh
Trang 16Vấn đề ô nhiễm không khí đang tác động và làm thay đổi một số mặt bệnh Tại Bệnh viện Phổi trung ương, mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận 200 -300 trường hợp khám chuyên khoa, và cũng số tương tự tại phòng khám đa khoa của bệnh viện, trong đó có tới 80% bệnh nhân đến khám về các bệnh hô hấp và con số ngày càng tăng lên hàng năm Mặc dù vậy chưa thể khẳng định được vấn đề ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến bệnh nhân đến khám hô hấp tại bệnh viện gia tăng, vì còn có nhiều yếu tố khác tác động vào thực trạng này
Riêng về bệnh hen, hiện số ca khám và điều trị tăng lên cả ở đối tượng người trưởng thành và trẻ em Nguyên nhân chính có thể là do ô nhiễm không khí Hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề ô nhiễm không khí, trong
đó bao gồm cả ô nhiễm từ bên ngoài và yếu tố tự ô nhiễm như hút thuốc lá Theo nghiên cứu có khoảng 4,2% những người trên 40 tuổi, khoảng 1,5 triệu người ở Việt Nam mắc COPD, hiện con số này chắc chắn đã tăng lên Đáng lưu ý là bệnh COPD mắc cả ở những đối tượng không hút thuốc lá, chiếm khoảng 6% những người trên 40 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi mới đây
Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10m, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăng dần Các loại bụi này thường gây tác hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng
Con người tiếp xúc lâu với NO2 ở 0.06 ppm sẽ gia tăng các bệnh về đường hô hấp Người ta nhận biết được mùi của NO2 khi trong không khí có chứa NO2 với nồng độ lớn hơn hoặc bằng 0.12 ppm Với nồng độ ở 5 ppm, NO2 gây tác hại cho bộ máy hô hấp sau vài phút và ở nồng độ từ 1.5 đến 50 ppm NO2 sẽ gây nguy hại cho tim phổi trong vài giờ [1]
Khi con người hít phải khí có nồng độ SOx cao, SOx sẽ hòa tan trong các nước bọt
ở trong miệng, dịch ở màng phổi, tạo thành acid kích thích hệ hô hấp, gây tổn thương niêm mạc ở cơ quan hô hấp, tạo ra các chứng bệnh ở đường hô hấp
SOx là nguyên nhân chính gây ô nhiễm loại YOKKAICHI (Tháng 6/1963 thành phố YOKAICHI bị ô nhiễm nặng bởi bụi, khí SOx, H2S làm số bệnh nhân bị ngộp thở, đau nhói ngực tăng cao bất bình thường)
SO2 là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua, … SO2 là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 (thậm chí ở nồng độ thấp) có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản SO2 ảnh hưởng tới chức năng của
Trang 17Sự nguy hại chủ yếu của CO cho con người và động vật là vì CO có ái lực rất mạnh với hồng cầu trong máu dẫn tới các tai biến gây tử vong vì thiếu ô xy trong máu
Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,… Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,… Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong, làm giảm trí thông minh, )
Ảnh hưởng tới thính giác: Tùy thuộc vào tần số, cường độ ồn và thời gian tiếp cận với tiếng ồn, hậu quả đối với cơ quan thính giác có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn Những người tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài, thính giác sẽ bị giảm dần rồi đưa tới điếc hoàn toàn Tiếng động mạnh có thể gây điếc tức thì hoặc vĩnh viễn
b Đối với hệ sinh thái [2]
Lưu huỳnh đioxit và các ôxit của nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp
Các loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học
Trang 18Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy
c Đối với động thực vật [2]
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật
Thực vật rất nhạy cảm đối với ô nhiễm không khí Khí SO2, NO2, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh
Các giọt nước mưa hòa tan SOx tạo các loại axit sẽ làm hư hỏng mùa màng, hư hỏng các công trình xây dựng do hòa tan CaCO3 trong kết cấu xây dựng, ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm Mưa axit còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Canxi
và giết chết các vi sinh vật đất Nó làm ion nhôm được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước
Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá
Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn
Ngoài ra còn nhiều tác hại gián tiếp mà ô nhiễm không khí gây nên cho cả Trái Đất này mà chúng ta chưa thể lường trước được hậu quả của nó đến môi trường sống cũng như con người
1.1.6 Hậu quả mang tính toàn cầu do ô nhiễm không khí
a Mưa axit [3]
Mưa axit là mưa có tính axit do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo thành các axit khác nhau Trong tự nhiên, mưa có tính axit yếu vì trong nước mưa có CO2hòa tan (từ hơi thở của động vật) và một ít Cl- (từ nước biển) Mưa có pH khoảng 5, đôi khi có pH < 4 (do núi lửa sinh ra SO2 và H2SO3 tạo thành axit sulfuric-H2SO4) Trước khi cuộc cách mạng công nghiệp, pH nước mưa khoảng 5-6, hiện nay mưa axit dùng để chỉ nước mưa có pH < 5
Mưa axit có thể được tạo thành từ tự nhiên, do CO2 (có nguồn gốc từ động vật và con người) và chlorine (Cl có nguồn gốc từ muối), hòa tan với nước tạo thành axit chlohydric (HCl) và axit cacbonic (H2CO3)
CO2 + H2O → H+ + HCO
3-2Cl2 + 2H2O → 4H+ + 4Cl- + O2
Trang 19+ 2NO3- Khí SO2 được phát sinh từ nhà máy điện, công nghiệp, NO2 và NO3 (NOx) từ nhà máy điện, công nghiệp, giao thông Tại Mỹ, trong thành phần mưa axit thì 62%
H2SO4, 32% HNO3, và 6% HCl
Một số hậu quả của mưa axit:
Làm pH nước sông, hồ có tính axit, làm cá chết (cá ở 140 hồ ở Minnesota bị chết,
cá hồi ở Norway bị giảm sản lượng) Nguy hiểm hơn là có thể tác động trong thời gian dài vì làm ngưng sự sinh sản của cá Độ axit cao làm giải phóng kim loại độc
có trong đá, đặc biệt là nhôm, ngăn cản sự hô hấp của cá
Trên mặt đất, axit làm nước nhiễm độc và làm hư hỏng tầng đất màu nhạy cảm, giết chết cây cối và các loài thủy sinh vật Do mưa axit mà hàng năm các khu rừng
ở Châu Âu thiệt hại khoảng 30 tỉ đôla Ở vùng Đông Bắc nước Mỹ, hơn 50% trong
số 219 ao hồ được khảo sát đã bị axit phá hoại
Châu Âu và Bắc Mỹ là những nơi chịu trách nhiệm về 80% khí ô nhiễm đã gây ra mưa và sương mù axit (SOx, NOx) trong nhiều thập niên qua Trung Quốc là nước thứ 3 sau Mỹ và các nước SNG bị khí SO2 lan tỏa rộng nhất Những nước Đông Á cũng bị tình trạng mưa axit
b Hiệu ứng nhà kính [4]
Trái đất nhận năng lượng từ mặt trời dưới dạng các bức xạ sóng ngắn Bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ozon để xuống mặt đất Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt trái đất nóng lên Khi bề mặt trái đất nóng lên lại bức xạ năng lượng vào khí quyển dưới dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu
là các bức xạ nhiệt
Các bức xạ sóng dài không có khả năng xuyên qua "khí nhà kính", gồm khí CO2, hơi nước, CH4, các hợp chất chloroflorocacbon (CFC’s) và NO2 Khí nhà kính có mặt trong khí quyển sẽ hấp thu những bức xạ sóng dài, được sưởi nóng và lại phản xạ ra mọi phía trong đó có phía lên bề mặt của trái đất
Kết quả là bề mặt trái đất bị ấm lên, nhiệt độ bề mặt trái đất cũng bị nóng lên Hiện tượng này được gọi là "hiệu ứng nhà kính" vì quá trình nóng lên của trái đất tương tự như quá trình nóng lên trong nhà kính, có sự tăng khí CO2 và các chất bức xạ nhân tạo,
Trang 20lớp khí này có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau xanh vào mùa đông
Nổi bật trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, có khả năng hấp thụ các tia bức xạ bước sóng dài và nóng lên Do vậy, người ta cho rằng sự phát sinh CO2 ngày càng nhiều trong khí quyển sẽ làm bầu khí quyển nóng lên (CO2 tăng lên là kết quả của đốt cháy nhiên liệu, củi, than đá, giao thông vận tải, cháy rừng làm mất nguồn hấp thu bớt CO2 nhả O2) Sự tăng nhiệt độ làm thay đổi khí hậu của khí quyển toàn cầu Các nguồn phát sinh khí nhà kính:
Tự nhiên: hơi nước, N2O, CO2, CH4, O3
Nhân tạo: trong khoảng 50 năm trở lại đây, hàm lượng CO2, NOx, CH4 đã gia tăng nhanh chóng, và hợp chất mới xuất hiện CFC’s-chất làm lạnh, dung môi, thuốc xịt… Một phân tử CFC có thể hấp thu các tia hồng ngoại gấp 12000-16000 lần so với CO2 Một số nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính như: Quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch; phá rừng làm giảm nguồn hấp thu CO2; sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nylon (N2O)
Tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO2 (50%), CH4 (13%), N2O (5%), hơi nước (3%) Ngoài ra còn có CFC’s (24%), CO, NOx và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi Suy thoái lớp ozone do nhiều chất khí CFC’s, Clo… làm số lượng tia cực tím UV chiếu thẳng vào khí quyển nhiều hơn, là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy hiệu ứng nhà kính
Ngày nay, con người được nghe nói nhiều đến tác hại của hiệu ứng nhà kính Thực
tế hiệu ứng nhà kính tự nhiên có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất
Nhờ hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất vào khoảng 60oF Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ sẽ vào khoảng –70oF (hay –22oC)
Giữ "trạng thái cân bằng nhiệt" trên bề mặt trái đất Bình thường, sự gia tăng nhiệt
độ trên bề mặt trái đất ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt theo 2 cách: Khí CO2 và CH4tăng trong không khí góp phần vào hiệu ứng nhà kính
Khi các khí nhà kính vượt quá giới hạn và phát sinh khí nhà kính mới, thì "hiệu ứng nhà kính" gây hậu quả nghiêm trọng
Một số hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kinh như sự nóng dần lên của trái đất Nhiệt độ trái đất tăng lên ~0.5o
C (1870-1900) Đến 1900-1940, nhiệt độ trên bề mặt trái đất tăng khoảng 0.8oC, đã có hiện tượng băng tan ở 2 cực, mực nước biển tăng; khu vực bờ biển mong manh dễ bị tràn ngập sóng gió; Bão tố xảy ra thường xuyên hơn, nước mặn thấm vào hệ thống nước ngầm, làm hủy hoại nông nghiệp và
Trang 21SVTH: Vương Thị Tình
ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, làm khí hậu thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, những vùng hiện nay đang có đủ nước ngọt sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt thường xuyên hơn
Một số giải pháp góp phần giảm "hiệu ứng nhà kính" như giảm sử dụng năng lượng hóa thạch và thay chúng bằng nguồn năng lượng khác, trồng cây, sự cam kết thực hiện giữa các Quốc gia trên thế giới, v.v…
Ngoài ra các nhà khoa học Úc đã có kế hoạch tiêm vacxin cho hàng triệu con cừu
và gia súc trong nước (cừu và gia súc bị coi là thủ phạm gây nên hiệu ứng nhà kính do trong hệ tiêu hóa của chúng có một số chủng vi khuẩn sinh khí mêtan) nhằm giảm bớt khối lượng khí metan độc hại mà chúng thải ra – một tác nhân lớn làm trái đất nóng dần lên
c Suy thoái lớp ozon [4]
Ozon là loại khí hiếm tập trung thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng bình lưu từ khoảng 16-40 km Bản thân ozon là một chất gây ô nhiễm, vốn là sản phẩm của các phân tử chứa oxy như SO2, NO2 và andehit dưới tác dụng của tia tử ngoại
Ozon ở tầng đối lưu dưới dạng vệt, khi vượt quá giới hạn nồng độ cho phép (0.2 ppm) thì trở thành ô nhiễm và có hại cho sức khỏe con người, gây khó chịu cho mũi, mắt và cuống họng Một số thiết bị văn phòng như máy photocopy dễ tạo nên ozon gây hại cho sức khỏe nhân viên văn phòng Ozon nồng độ cao cũng gây hại cho cây trồng, gây tổn hại lá cây, tổn thương màng sinh chất, tác động xấu đến quá trình quang hợp, làm giảm sức chống chịu của cây trồng Trong giới hạn nhất định, người ta sử dụng ozon để khử trùng, chống nhiễm khuẩn thực phẩm
Ở tầng bình lưu, lớp ozon (độ cao từ 15-30 km) có tác dụng bảo vệ bề mặt trái đất khỏi tiếp xúc tia cực tím của mặt trời, bảo vệ sinh vật khỏi bị nguy hiểm Nguyên nhân chính làm suy thoái lớp ozon là các hợp chất CFC được dùng trong các bình bơm, máy làm lạnh, làm chất trung chuyển Khi lên tầng bình lưu, CFC’s sẽ giải phóng ra các nguyên tử Clo [Cl], chính [Cl] này sẽ phản ứng với từng phân tử O3 của lớp ozon [Cl] + O3 → ClO (chlorin monoxid) + O2
ClO + [O] → [Cl] + O2
[Cl] + O3 → ClO + O2
Những năm qua, do hàm lượng CFC’s và Br tích lũy nhiều ở tầng bình lưu đã làm lớp ozon bị mỏng đi, tia cực tím lọt xuống nhiều, ảnh hưởng đến sinh vật phù du trên
Trang 22biển và cá con, đến sản lượng của các giống cây nhạy cảm như cà chua, đậu nành và bông Đối với con người, có thể bị hỏng mắt, ung thư da, ức chế hệ miễn dịch
Sự trao đổi liên tục giữa khí quyển, địa quyển, thủy quyển và sinh quyển đã tạo nên những cân bằng động duy trì sự có mặt và tồn tại của các chất khí trong khí quyển Trong một đơn vị thể tích của không khí khô và sạch có chứa 78,08% nitơ (N2), 20,95% ôxy (O2), 0,93% acgon (Ar), 0,03% cacbonic Các chất khí neon, he li, cripton, hyđrô, xenon và ozon chỉ chiếm 0,01% (Bảng 2.1) Trong khí quyển còn có một số chất có thành phần biến động như hơi nước, bụi khói, các chất khí độc hại, các ion và các chất hữu cơ do thực vật thải ra
1.2 QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ [7]
u n tr môi trường là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ
tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một
kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường
Căn cứ vào các phương pháp tiêu chuẩn và sự phát triển của các phương pháp tương đương được công nhận có thể chia ra làm loại nhóm chính như sau:
Nhóm phương pháp thủ công
- Là các hướng dẫn kỹ thuật chi tiết cho việc quan trắc một thông số cụ thể từ hiện trường đến phân tích trong phòng thí nghiệm, việc thu mẫu có thể là chủ động hoặc thụ động
- Bao gồm các phương pháp gốc đã được công nhận, phê duyệt bởi các tổ chức uy tín trên thế giới (US EPA, ISO,…) và được viện dẫn là các Tiêu chuẩn để xác định nồng độ các chất Ví dụ: US EPA M6: Xác định nồng độ SO2 trong khí thải, ISO 6768:1998: Xác định NO2 trong không khí xung quanh
Trang 23SVTH: Vương Thị Tình
– Chuyển đổi quang phổ hồng ngoại/Fourier transform infrared spectroscopy-FTIR được ứng dụng để phát triển hệ thống trạm quan trắc tự động, di động, cố định- AQMS- hệ thống quan trắc liên tục khí thải – CEMs - Đặc biệt trong nhóm này là các thiết bị cầm tay (portable equipment) sử dụng các sensor điện hóa
Ngoài ra, hiện nay, một số phương pháp cũng đã được sử dụng tuy chưa rộng rãi: Phương pháp mô hình, phương pháp vệ tinh
Sự kết hợp giữa các phương pháp là lựa chọn hoàn hảo cho công tác quan trắc môi trường
Nguyên tắc lấy mẫu khí được thực hiện theo quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí theo Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quan tr môi trường không khí quốc gia
Tính đến năm 2013, tại Việt Nam có 30 trạm quan trắc không khí tự động, liên tục (27 trạm cố định và 3 xe di động) tại các thành phố lớn và cả các địa phương Ngoài
ra, theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường không khí sẽ được tăng cường thêm 58 trạm tính đến năm 2020 Tính đến nay đã có 57 địa phương trong cả nước thành lập Trung tâm Quan trắc môi trường với các tên gọi khác nhau, trực thuộc Sở TN&MT hoặc Chi cục Môi trường
Hệ thống các Trạm quan trắc môi trường không khí tự động, cố định Hệ thống trạm quan trắc môi trường không khí tự động do Bộ TN&MT quản lý, gồm 2 mạng lưới:
+ Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và môi trường quốc gia: gồm 10 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động và các điểm quan trắc khí tượng do các đài khí tượng thủy văn thực hiện tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Vinh,
Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Pleiku, Cần Thơ, Sơn La
+ Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia do Tổng cục Môi trường quản lý gồm:
07 trạm (Trạm 556 Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) vận hành từ tháng 6/2009; Trạm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hà Nội) vận hành từ tháng 10/2012; trạm Đà Nẵng vận hành
từ tháng 6/2011; trạm Khánh Hòa vận hành từ tháng 5/2012; 02 trạm Huế và Phú Thọ vận hành từ tháng 6/2013, trạm Quảng Ninh bắt đầu vận hành từ tháng 12/2013 - Hệ thống trạm quan trắc không khí tự động, cố định do địa phương quản lý: Vĩnh Phúc (01 trạm, đi vào vận hành từ 2013) và Đồng Nai (02 trạm vận hành từ năm 2012)
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2013
Trang 24CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 GIỚI THIỆU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh
a Vị trí địa lý [10]
Lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10°22’33"- 11°22’17" vĩ độ bắc
và 106°01’25" - 107°01’10" kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ) Chiều dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây
- đông là 75 km Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông
và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế Vùng cao nằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến
25 m Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 m như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 m, nơi thấp nhất 0.5 m Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét
Diện tích toàn Thành phố là 2056.5 km2, trong đó nội thành là 140.3km2, ngoại thành là 1916.2km2 Độ cao trung bình so với mặt nước biển: nội thành là 5 m, ngoại thành là 16 m
b Đặc điểm địa hình [10]
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m, trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối
Trang 25SVTH: Vương Thị Tình
thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0
m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện tích)
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tại TPHCM
c Địa chất, thủy văn [10]
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố
Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng Sông Ðồng Nai, với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố.Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m Nhờ
hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn
Trang 26có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An
Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu
Hũ, Kênh Ðôi Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành
d Khí hậu, thời tiết [10]
Thành phố Hồ Chí Minh Trong năm Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít) Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới
270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13.8°C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958 Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3.6 m/s, vào mùa mưa Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2.4 m/s, vào mùa khô Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3.7 m/s Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74.5%) Bình quân độ ẩm không khí đạt 79.5%/năm
2.1.2 Điều kiện kinh tế -xã hội Thành phố Hồ Chí Minh [10]
a Kinh tế
Tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 của TP Hồ Chí Minh có nhiều khởi sắc: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn cả năm tăng 9,85% so năm trước, cao hơn mức tăng 9,59% của năm 2014 Trong 9,85% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn giữ mức đóng góp cao nhất 6,59 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng 3,21 điểm phần trăm và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản 0,05 điểm phần trăm
Trang 27SVTH: Vương Thị Tình
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, tính chung cả năm chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,9% so với năm 2014, cao hơn chỉ số của năm trước (chỉ số năm trước: +7%) Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,3%; sản xuất và phân phối nước, xử lý chất thải tăng 12,8% Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12 tăng 10,9% so với cùng thời điểm năm trước
Giá trị sản xuất xây dựng cả năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 190.840 tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 14.805,8 tỷ đồng, chiếm 7,8%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 157.911,2 tỷ đồng, chiếm 82,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18.123 tỷ đồng, chiếm 9,5% Giá trị sản xuất xây dựng cả năm 2015 theo giá so sánh ước đạt 160.056 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2014
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2015 ước thực hiện 285.160 tỷ đồng, so với cùng
kỳ tăng 11,7% Vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân sách thành phố: 12 tháng ước thực hiện 20.800,2 tỷ đồng, đạt 87,3% kế hoạch năm, tăng 6,9% so với cùng kỳ;
Từ đầu năm đến ngày 15/12, đã có 555 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với vốn đăng ký đạt 2.810,3 triệu USD (cùng kỳ năm trước 2.842,8 triệu USD) Toàn Thành phố có 30.931 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2014 Trong đó: công nghiệp chiếm 12,2%, tăng 21,8%; xây dựng chiếm 10,2%, tăng 37,7%; khu vực dịch vụ chiếm 76,9%, tăng 29,3%
Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2015 là 18.077,7 tỷ đồng, tăng 6% so năm trước; Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 12.780,1 tỷ đồng, tăng 5,3%; trong đó, trồng trọt chiếm 32,9% tăng 4,4%, chăn nuôi chiếm 58,5% tăng 4,9%, dịch vụ chiếm 8,6% tăng 11,8% Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 175,1 tỷ đồng, giảm 4,6% so với cùng kỳ; trong đó hoạt động khai thác chiếm 90,4%, giảm 5,6%, trồng nuôi rừng tăng 3,1% Giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2015 ước đạt 5.122,6 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm trước Trong đó, giá trị sản xuất nuôi trồng chiếm 75,1%, tăng 10,5%; khai thác chiếm 24%, tăng 1,7%; dịch vụ tăng 22,6% Sản lượng thủy sản ước đạt 58.639,8 tấn, tăng 6,3%
Ước tính cả năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 678.085,7 tỷ đồng, tăng 10,5% so cùng kỳ năm 2014, loại trừ biến động giá, lượng hàng hóa và dịch
vụ tăng 10,3%
Trang 28Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 giảm nhẹ với mức -0,11% so với tháng 11, cả năm
2015 giảm 0,2% Giá vàng giảm 1,53% so tháng 11, giảm 5,84% so tháng 12/2014; tỷ giá USD tăng 1,11% so tháng 11 và tăng 5,65% so tháng 12/2014
Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính cả năm đạt 27.274,9 triệu USD, giảm 6,5% so năm trước (giảm 1.887,1 triệu USD); Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính cả năm đạt 29.449,8 triệu USD, tăng 14,9% so với năm 2014
Tổng doanh thu vận tải hàng hóa và hành khách ước tính cả năm đạt 74.589,7 tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm trước Vận tải hàng hóa chiếm 70,4%, tăng 17,6% so năm trước; vận tải hành khách chiếm 29,6%, tăng 18%
Tổng thu ngân sách Nhà nước 12 tháng ước thực hiện 280.767 tỷ đồng, đạt 104,8% dự toán, tăng 10,1% so cùng kỳ Thu ngân sách nhà nước địa phương 12 tháng ước đạt 90.035 tỷ đồng, đạt 167,6% dự toán, tăng 57,3% so cùng kỳ năm 2014 Tổng chi ngân sách địa phương 12 tháng ước thực hiện 59.735 tỷ đồng, đạt 109,4% dự toán, tăng 35,8%
so cùng kỳ
Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 12 đạt 1.516,6 ngàn tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 17,6% so với tháng cùng kỳ Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 12 đạt 1.190,2 ngàn tỷ đồng, so với tháng 12/2014 tăng 11,5% và tăng 14,7% so với tháng cùng kỳ
Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã trình Hội đồng nhân dân Thành phố 29 chỉ tiêu về kinh tế và xã hội trong năm 2013, đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2013 Trong đó có một số chỉ tiêu kinh tế gồm có GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD/người, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
dự kiến tăng 9.5-10%, tốc độ kim ngạch xuất khẩu là 13%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến khoảng 248,500 - 255,000 tỷ đồng, bằng 36 - 37% GDP, chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng của cả nước
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn
Trang 29SVTH: Vương Thị Tình
b Xã hội [10]
Uớc tínhdân sốbình quântrên địa bànthành phố năm 2015có 8.224,4ngàn người, tăng1.69% so với năm 2014 Trong nămthành phố đã thu hútvàgiải quyết việc làm 295.3ngàn lượt người, vượt11.4% kế hoạch năm, tăng 1.8% so năm trước.Số chỗ việc làm mới được tạo ra trong năm là 123.8 ngàn chỗ, vượt 3.2% kế hoạch năm, tăng 2% so với năm trước Từ đầu năm đến31/11/2015, trên địa bàn thành phố có 100.969 người đã nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 8.9%; 81.860 lượt người được tư vấn, giới thiệu việclàm; 14.758 người được hỗ trợ học nghề, tăng 22.62%
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều Trong khi một số quận như 4, 5, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ tương đối thấp 98 người/km² Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1.07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2.5% Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập
cư từ các tỉnh đến sinh sống
Ước tính đến cuối năm, thành phố còn 9905 hộ nghèo, chiếm 0,5% hộ dân thành phố Số hộ cận nghèo 35117 hộ, chiếm tỷ lệ 1.79% hộ dân thành phố Tổng quỹ giảm nghèo có 297891 tỷ đồng, tồn quỹ 61.38 tỷ đồng, trong đó tại quận-huyện, phường-xã
là 52598 tỷ đồng và thành phố là 8781 tỷ đồng
c Giao thông vận tải [11]
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85.6% vận tải hành khách Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga Năm 2015, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng Năm 2015, có khoảng 7.8 triệu xe
Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận - do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở
Trang 30đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách
Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh,
Ký Thủ Ôn Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1,200 xe/ngày, vận chuyển gần 41,000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106.4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15,000 – 20,000 tấn cập bến Tuy năng lực của các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sông gặp khó khăn Tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường sá nhỏ khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc Thành phố có
239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trong tình trạng xuống cấp Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng Hiện nay thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đang tiến hành Theo dự kiến, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và
22 nhà ga
d Quy hoạch đô thị [10]
Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn sẽ
là nơi sinh sống cho 500,000 dân Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tăng quy mô của thành phố lên đến 3 triệu dân Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả
Trang 31SVTH: Vương Thị Tình
số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải Sài Gòn từng là thành phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây Sau này thành phố đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc thành phố trở nên chật chội bởi nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất
Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém Đến thời điểm đầu năm 2008 mới chỉ có 23% khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện Quy hoạch cho
hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong Công tác xây quy hoạch và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng, không phải là những quận, huyện được chính quyền địa phương thành lập
Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên dưới
600 dự án quy hoạch tại 13 quận huyện
Chiến lược quy hoạch của Thành phố hiện nay là tránh dồn ứ dân cư về nội thành, đồng thời phát triển một số khu đô thị mới góp phần làm giảm mật độ dân số vốn đã quá cao như hiện nay
2.2 Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh [5]
Giai đoạn 1995 - 2000
TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu chương trình quan trắc không khí bằng 6 trạm lấy mẫu không khí bán tự động đặt tại các điểm nóng về giao thông (3) và tại các khu dân cư (3)
Giai đoạn 2000 – 2009
Giai đoạn này hệ thống quan trắc chất lượng không khí phát triển nhất bao gồm:
Các trạm quan trắc bán tự động ô nhiễm không khí ven đường
Địa điểm quan trắc: tại 6 vị trí Vòng xoay Hàng Xanh; Ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ; Vòng xoay Phú Lâm; Vòng xoay An Sương; Ngã 6 Gò Vấp; Ngã 4 Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát
Tần suất và thông số đo đạc: 10 ngày trong tháng và 3 lần/ngày, một lần đo 01 giờ vào các thời điểm 7h, 10h và 15h Các thông số đo đạc gồm: NO2, CO, bụi tổng, hàm lượng chì và tiếng ồn
Trang 32 Các trạm quan trắc chất lượng không khí tự động: Gồm 09 trạm với tần suất đo 24/24 giờ và các thông số giám sát gồm: PM10, SO2, NOx, CO, O3 được chia thành các nhóm:
Các trạm đo không khí khu vực dân cư
Bảng 2.1 Các trạm đo không khí xung quanh (khu dân cư)
Các trạm đo không khí không khí ven đường
Bảng 2.2 Các trạm đo không khí ven đường
Trang 33SVTH: Vương Thị Tình
Kết quả từ các trạm quan trắc này được sử dụng để tính toán chỉ số chất lượng không khí
Hệ thống quan tr c phóng xạ: gồm 01 trạm ở Trung tâm Thông tin Khoa học – Công
nghệ 79 Trương Định Quận 1 Tần suất và thông số đo đạc: Đo 1 lần/tháng với các thông số 238U, 232Th, 40K, 7Be, 137Cs
Các trạm quan tr c Benzen – Toluene – Xilene
- Hệ thống quan trắc các thông số Benzen, Toluen và Xylen trong không khí ven đường được đưa vào hoạt động với 08 trạm quan trắc
Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015
Các trạm quan trắc BTX ngừng hoạt động và các trạm quan trắc không khí tự động
bị hư hỏng hoàn toàn thay thế vào đó là các trạm quan trắc không khí bán tự động, tăng số trạm quan trắc bán tự động lên 15 trạm
Sau đây là các vị trí quan trắc chất lượng môi trường không khí năm 2015
Bảng 2.3 Vị trí 15 trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí năm 2015
STT Tên trạm K
Phương pháp quan trắc
Tọa độ Kinh độ Vĩ độ
1 Quận 2 (Q2) Hội Liên Hợp Phụ nữ Quận 2 Bán tự động 609,084.54 1,193,584.33
2 Quang Trung
(QT)
Khu phần mềm Quang Trung
Bán tự động 595,934.47 1,200,282.53
4 Tân Sơn Hòa
(TSH)
Viện Kỹ Thuật Nhiệt
Đới
Bán tự động 600,723.62 1,194,002.93
5 Thủ Đức
(TĐ)
Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thủ Đức
Bán tự động 611,543.73 1,199,850.76
6 Bình Chánh
(BC)
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình
Tân
Bán tự động 593,580.08 1,186,565.85
Trang 347 Thống Nhất
(TN)
Bệnh viện Thống Nhất
Bán tự động 598,522.78 1,193,512.43
Nghệ
Bán tự động 602,320.00 1,192,316.60
9 Hồng Bàng
(HB)
Trường PTTH Hồng Bàng – Quận 5
Bán tự động 599,478.79 1,189,544.21
10 An Sương
(AS)
Khu vực Cổng Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học TP.HCM
Bán tự động 594,463.30 1,199,174.32
11 Phú Lâm
(PL) Vòng xoay Phú Lâm
Bán tự động 596,524.69 1,189,326.33
12 HTP-NVL
Ngã tư Huỳnh tấn Phát – Nguyễn Văn
Linh
Bán tự động 606,791.67 1,189,307.95
13 ĐTH-ĐBP Hoàng – Điện Biên Ngã tư Đinh Tiên
Phủ
Bán tự động 603,405.13 1,193,426.15
14 Hàng Xanh
(HX)
Vòng xoay Hàng Xanh
Bán tự động 604,903.62 1,194,722.28
15 Gò Vấp (GV) Ngã sáu Gò Vấp Bán tự động 601,531.95 1,197,392.79
(Nguồn: Đánh giá hiện trạng quan tr môi trường TPHCM)
Với 15 trạm quan trắc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có:
10 vị trí /trạm quan trắc giao thông: Hàng Xanh, Điện Biên Phủ, Phú Lâm, Huỳnh Tấn Phát-Nguyễn Văn Linh, Gò Vấp, An Sương, Sở Khoa học công nghệ, Bình Chánh, Thống Nhất, Hồng Bàng
3 trạm quan trắc nền: Thảo Cầm Viên, Quận 2, Quang Trung
1 trạm quan trắc dân cư: Tân Sơn Hòa
1 trạm quan trắc công nghiệp: Thủ Đức
Trang 35SVTH: Vương Thị Tình
Quan trắc hàm lượng phóng xạ trong không khí: 79 Trương Định, Q1, Thông số quan trắc: 238U, 232Th, 40K, 7Be, 137Cs, Tần suất quan trắc: hàng tháng
Hình 2.2 Bản đồ thể hiện 15 vị trí quan trắc chất lượng không khí tại TP Hồ
Chí Minh năm 2015 (Nguồn: Chi Cục bảo vệ môi trường TP.HCM)
- Các thông số đo tại hiện trường : hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối,
áp suất, bức xạ mặt trời
- Các thông số lấy mẫu: SO2, NO2, CO, bụi lơ lửng TSP, bụi có kích thướt nhỏ hơn hoặc 10m (PM10), tiếng ồn (LAeq, LA min, LAmax)
Tiến hành thu mẫu 10 ngày trong tháng vào các thời điểm 7h30 và 15h
Bảng 2.4 Tần suất quan trắc của các thông số được đo đạc
Thông số
Tần suất Quan trắc bán tự động
Bụi TSP, SO2, CO,
CO2 Giá trị trung bình trong 1 giờ
Đối với các thông số bụi tổng, NO2, CO, SO2, tiếng ồn: 10 ngày/1 tháng
Trang 36Đối với thông số bụi PM10 quan trắc tại vị trí Bình Chánh, Thống Nhất, Sở Khoa học công nghệ, Tân Sơn Hòa, Quận 2:10 ngày/tháng và quan trắc hàng tháng
2.3 Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí
Để quản lý môi trường nói chung có hiệu quả và quản lý kiểm soát chất lượng môi trường không khí một cách tốt nhất cần có các quy định tiêu chuẩn quy chuẩn nhằm quản lý tốt khí thải khói bụi thải ra môi trường không gây nguy hại ảnh hưởng đến đời sống con người động thực vật
Hệ thống các tiêu chuẩn quy chuẩn về chất lượng không khí:
QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí - tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
Trang 37Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định
Đối với tiếng ồn áp dụng QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
tiếng ồn trung bình giờ 70 dB ( đối với khu vực thông thường)
Trang 38CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015
3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TPHCM NĂM
2015
3.1.1 Đánh giá nồng độ bụi lơ lửng (TSP) trung bình giờ năm 2015
Bảng 3.1 Nồng độ bụi lơ lửng trung bình giờ năm 2015
Trạm
Bụi lơ lửng trung bình giờ (μg m 3 )
Trung bình năm 2015 thấp nhất Nồng độ Nồng độ cao nhất
Tỉ lệ % vượt chuẩn
(Nguồn: Trung tâm quan tr và phân tí h môi trường TPHCM)
Nồng độ trung bình giờ của bụi lơ lửng trong năm 2015 tại 15 vị trí quan trắc không khí dao động trong khoảng 172.30 – 560.88 μg/m3
Nồng độ bụi trung bình giờ trong năm 2015 thấp nhất tại vị trí Quang Trung và Thủ Đức (60 μg/m3), cao nhất tại vị trí Huỳnh Tấn Phát-Nguyễn Văn Linh (1660 μg/m3) Nồng độ trung bình giờ cao nhất tại mỗi vị trí trên địa bàn thành phố đều vượt chuẩn cho phép cả trạm nền, dân cư, công nghiệp và giao thông có vượt từ 1.7 đến 5.53 lần so với quy chuẩn