1.1.2 CSR Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR của doanh nghiệp.Khái niệm CSR của doanh nghiệp được nhà kinh tế học người Mỹ Howard R.Bowen 1908 –1989 định nghĩa lần đầu ti
Trang 1MỤC LỤCChương 1: Cơ sở lí luận Trang
1.1 Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1 Tiền lương
1.1.2 Trách nhiệm xã hội (CSR)
1.1.3 CSRvề tiền lương
1.2 Vai trò của việc thực hiện CSR về tiền lương
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR về tiền lương
1.4 Nội dung về việc thực hiện CSR về tiền lương
Chương 2: Thực trạng thực hiện CSR doanh nghiệp tại Tổng công ty May 10
2.1 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR doanh nghiệp tại Tổng công ty may 10
2.1.1 Sơ lược về công ty
2.1.2 Cơ cấu lao động của công ty
2.2 Thực trạng thực hiện CSR doanh nghiệp về tiền lương tại Tổng công ty may 10.
2.2.1 Về việc thực hiện pháp luật trong lao động về tiền lương
2.2.2 Về tính minh bạch, dễ hiểu của cách tính tiền lương
2.2.3 Vấn đề đối xử trong trả lương
2.2.4 Mức độ đáp ứng nhu cầu của tiền lương
2.3 Đánh giá việc thực hiện CSR doanh nghiệp về tiền lương tại công ty
Trang 2Danh mục viết tắt
Trách nhiệm xã hội : CSR
Người lao động : NLĐ
Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế :SAI
Tổ chức lao động quốc tế: ILO
Trang 3Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, chủ đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpluôn được thế giới quan tâm, đặc biệt là người tiêu dùng, khách hàng, nó trởthành một yêu cầu “ mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuấtkinh doanh sản phẩm, dịch vụ Nhưng ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp là chủ đề vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệpquan tâm, đầu tư đúng mức Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạmquyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã
và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần niềm tin vào các doanh nghiệp Từ
đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiệnTrách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnhkinh tế đất nước ta hiện nay và trình độ dân trí ngày càng nâng cao Các doanhnghiệp Việt Nam nếu muốn nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, muốn quảngcáo tên tuổi của mình trên thị trường và xa hơn nữa là để nâng tầm vị thế vươn
ra thế giới thì vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng nên được đặtthành một mục tiêu trọng yếu Như vậy, trách nhiệm xã hội có vai trò đặc biệtquan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệptrên thế giới nói chung Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài : “Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về tiền lương tại Tổngcông ty May 10”
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã nhận được sự góp ý quý báu củagiảng viên hướng dẫn Ths Vũ Phương Thảo
Em xin chân thành cảm ơn !
3
Trang 4Chương 1 : Cơ sở lí luận1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Tiền lương
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “ Tiền lương là sự trả công và
sự thu nhập, bất luận tên gọi, cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiềnmặt và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) vàngười lao động (NLĐ) hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do NSDLĐ trảcho NLĐ theo một hợp đồng lao động viết tay hay bằng miệng, cho một côngviệc đã được thực hiện hay sẽ phải làm
Theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, “ Tiền lương của NLĐ
do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng xuất laođộng, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương của NLĐ không được thấphơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”
1.1.2 CSR
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR của doanh nghiệp.Khái niệm CSR của doanh nghiệp được nhà kinh tế học người Mỹ Howard R.Bowen (1908 –1989) định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1953, trong chuyên đề
“Trách nhiệm xã hội của những nhà kinh doanh” là “những nghĩa vụ phù hợp với mục tiêu và giá trị của xã hội mà nhà kinh doanh phải thực hiện khi theo đuổi chính sách và đưa ra quyết định cho hoạt động kinh doanh của mình.”
Theo Hội đồng Kinh doanh Thế giới về Phát triển bền vững (WorldBusiness Council for Sustainable Development) vào năm 1998 định
nghĩa “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.”
Như vậy, dựa trên các khái niệm đã đưa ra, có thể thấy TNXH của doanhnghiệp đề cập đến cách thức ứng xử của doanh nghiệp đối với các đối tượng cóliên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh gồm mối quan hệ với chính phủ,
cổ đông, NLĐ, khách hàng cho đến cộng đồng xã hội
1.1.2 CSR về tiền lương
Là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các hệ thốngcác quy định về quản lý tiền lương bằng các phương pháp quản lý thích hợpcông khai,minh bạch, trên cơ sở pháp luật hiện hành
Trang 5Thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài hòa lợiích của doanh nghiệp, NLĐ trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích đạt được trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh.
Thực hiện trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng, khách hàngthông qua các hoạt động đóng thuế đầy đủ , giảm chi phí tiền lương trên mộtđơn vị sản phẩm
1.2 Vai trò của việc thực hiện CSR
Ở cấp độ doanh nghiệp, CSR có thể góp phần nâng cao thương hiệudoanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng thị phần và tạo thêm nhiều lợi nhuận hơnthông qua việc giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh theo một số cách sau đây:
- Do CSR liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đốitác của doanh nghiệp như nhà cung cấp, khác hàng, người lao động, cộng đồngbằng cách quan tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến các đốitác của mình hài lòng và kết quả là, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mốiquan hệ mật thiết này Chẳng hạn như, mối quan hệ mật thiết với các khách hàng
có thể giúp doanh nghiệp nhận thức tốt hơn về những nhu cầu của ho, từ đó giúpdoanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượngsản phẩm
- Trong một số trường hợp, CSR của doanh nghiệp có thể đem lại hiệusuất lớn hơn (chẳng hạn như tiết kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹthuật giảm thiểu chất thải, và điều này có thể giúp doanh nghiệp có được giá cảcạnh tranh hơn)
- Ngoài ra, khi CSR của doanh nghiệp khuyến khích các doanh nghiệpđảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội,
an toàn lao động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, vv Điều này cóthể giúp các doanh nghiệp giữ chân được người lao động có kỹ năng, tăng hiệusuất lao động và thậm chí thu hút thêm người lao động có trình độ Tất cả nhữngyếu tố này được tin là sẽ giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thuhút lao động
- Việc lấy chứng chỉ về CSR của doanh nghiệp có nhiều lợi ích tiềmnăng Lợi ích trước mắt là có thêm đơn đặt hàng từ những công ty mua hàng đòihỏi các tiêu chuẩn về CSR, còn lợi ích dài hạn là cho chính công ty như cải thiệnquan hệ trong công việc, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhânviên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăngdoanh thu, tăng giá trị, thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trườngmới CSR của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ranguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn
Trang 6- CSR của doanh nghiệp tốt là yếu tố giúp thu hút nhân tài Nhân viên làyếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm Việc thu hút nhân tài luônđược các công ty quan tâm Có được những nhân viên tốt đã khó nhưng việc níuchân các nhân viên này còn khó khăn hơn nhiều Điều này là cả một thách thứcđối với các công ty Những công ty trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo chonhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khảnăng thu hút và giữ được nhân viên tốt
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR về tiền lương
Những nhân tố bên trong bao gồm: lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, lựclượng lao động
- Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp với nhận thức đúng sẽ hành động đúngvới các quyết định được điều chỉnh từ nhiều khía cạnh của việc thực hiện CSRtrong toàn bộ doanh nghiệp
- Lực lượng lao động (LLLĐ) là người có quyết định cuối cùng trong việcthi hành một quyết định liên quan đến CSR của người quản lý Hành vi của lựclượng này chính là biểu hiện cụ thể của các hoạt động của doanh nghiệp trongviệc thực hiện các hoạt động thực hiện CSR
Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh Sự tác động của các nhân tố này làkhác nhau
- Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tác động đến việc thực
hiện CSR bằng công cụ của các hệ thống chính sách vè hệ thống pháp luật, bằng
sự hỗ trợ
- Còn đối tác, khách hàng đối thủ cạnh tranh lại tác động đến việc thực
hiện CSR bằng các phản ứng để tạo dấu hiệu nhằm điều chỉnh hành vi củadoanh nghiệp
1.4 Nội dung về việc thực hiện CSR về tiền lương
Trong một số bộ quy tắc ứng xử CoC (code of cunduct) có quy định vềvấn đề tiền lương Theo quy tắc ứng xử tại nơi làm việc của Hiệp hội lao độngcông bằng, người sử dụng lao động phải đảm bảo tiền lương mà họ trả chongười lao động thoả mãn những nhu cầu tối thiểu cơ bản nhất của người laođộng Sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động, ít nhất bằng mức lương tốithiểu theo quy định của luật, của nước sở tại hoặc mức lương phổ biến củangành, hoặc ở mức cao hơn và những phúc lợi khác theo quy định của pháp luật.Theo SA 8000 của tổ chức SAI, lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu cơ bảncộng thêm 10% tích luỹ… Nhìn chung, các quy định về tiền lương trong các bộCoC về cơ bản giống nhau Tổng hợp các quy định trong các bộ CoC, có thể
Trang 7thấy nội dung chủ yếu của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương baogồm:
+ Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành củanước sở tại trong vấn đề trả lương cho người lao động (trả không thấp hơn mứclương tối thiểu chung hoặc của ngành; không được khấu trừ lương người laođộngdo kỷ luật….)
+ Tiền lương trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính công khai, minh bạch,
dễ tính, dễ hiểu
+ Không được phân biệt đối xử khi trả lương
+ Các quy định về tiền lương, phúc lợi và thu nhập sáng tạo khác phải chitiết, rõ ràng, phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản cho người lao động
+ Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm đối với người laođộng trên cơ sở các quy định của luật lao động, luật bảo hiểm xã hội Việc đảmbảo này phải được đề cập rõ trong thoả thuận hợp đồng lao động
Trang 8Chương 2: Thực trạng thực hiện CSR doanh nghiệp tại Tổng công ty May 10
2.1 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR doanh nghiệp tại Tổng công ty May 10.
2.1.1 Sơ lược về công ty
* Giới thiệu chung:
Tên giao dịch : GARCO 10 JSC
Loại hình hoạt động: Công ty cổ phần
ty cổ phần May 10 đã trải qua một quá trình hình thành lâu dài để có thể pháttriển bền vững như ngày hôm nay, để những sản phẩm của công ty không chỉđược tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài đemlại nhiều lợi nhuận cho công ty Kể từ ngày thành lập cho đến nay Công ty cổphần May 10 đã tròn 62 năm
Công ty May 10 hoạt động trong những lĩnh vực sau :
- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguồn phụ liệu ngành
may mặc
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và
công nghiệp tiêu dùng khác
- Kinh doanh văn phòng, bất động sản,nhà ở cho công nhân.
- Đào tạo nghề
- Xuất khẩu trực tiếp
Trang 9Hình 2.1: Tổng công ty May 10
(nguồn : http://www.garco10.com.vn)
* Cơ cấu tổ chức:
Trang 10( nguồn : http://www.garco10.com.vn)
** Nhận xét : Công ty có HĐQT gồm 5 người, một ban giám đốc với 1tổng giám đốc,2 phó tổng giám đốc và 2 giám đốc điều hành – bộ máy quản lýkhá tinh giản, gọn nhẹ, đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh Tất cả cácphòng ban đều thuộc sự quản lí của ban giám đốc Công ty đã kết hợp đượcchuyên môn hóa và tổng hợp hóa một cách linh hoạt.Nhờ tổng hợp hóa mà bangiám đốc đã quản lý được tổng thể mọi hoạt động của công ty Nhờ vậy cácnhiệm vụ phức tạp của công ty trở thành những hoạt động đơn giản hơn trongtừng chuyên môn, chúng mang tính độc lập tương đối và giao chúng cho các bộphận của công ty
2.1.2 Cơ cấu lao động của công ty
Trang 11May 10 là doanh nghiệp dệt may đầu tiên được tặng thưởng Huân chương
Hồ Chí Minh, hai lần được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất May
10 còn là một trong số ít doanh nghiệp trong ngành dệt may có tới bốn thế hệcùng làm việc trong ngôi nhà chung và đang chuẩn bị đón thế hệ thứ năm Vớigần 12000 cán bộ, nhân viên được phân bổ như sau:
- Lao động trực tiếp chiếm hơn 90%, lao động gián tiếp chỉ chiếm 9,8% ;
tỉ lệ lao động nữ nhiều hơn lao động nam, đặc biệt là lao động trực tiếp thể hiệntính đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
- LLLĐ có tuổi bình quân cao, từ 35-40 , điều này giúp công ty có đội ngũ
lao động lâu năm, tâm huyết và giàu kinh nghiệm, tuy nhiên lại tạo ra hạn chế
đó là hạn chế về trình độ, kĩ năng, sức khỏe để có thể nắm bắt và tiếp thu nhữngcông nghệ mới, quản lí mới
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động Công ty May 10
Số lượng lao động (người) Tăng/Giảm Tỉ trọng
(%) 12/2/2013 12/8/2013
Trang 12** Nhận xét:
- Qua bảng trên ta thấy trình độ và bậc thợ của công nhân đều được nâng
lên
- Nhằm đáp ứng như cầu mở rộng của công ty thì đội ngũ lao động ngày
càng được bổ sung để kịp với tiến độ này
- Nhìn chung toàn công ty có đội ngũ lao động tương đối trẻ, lao động nữ
của công ty chiếm đến 73,89% gắn với đặc thù của ngành
- Với đặc thù là ngành may mặc nên LLLĐ công ty chủ yếu sử dụng là
nguồn lao động phổ thông trải qua giai đoạn học nghề may từ 3- 6 tháng và sửdụng đều tại các đơn vị sản xuất Tuy nhiên, LLLĐ có trình độ trên đại học(0,34%), đại học (7,37%) , cao đẳng (3.15%), trung cấp (4,31%)là tương đốithấp Do vậy, trong thời gian tới công ty nên có chính sách đào tạo bồi dưỡng vàtuyển dụng thêm LLLĐ chất lượng cao để có thể cạnh tranh với thị trường quốctế
- Tuy nhiên, bậc thợ của công nhân chưa cao, chủ yếu là bậc thợ 3 và bậc
thợ 4 chiếm gần 60% tổng số công nhân trong công ty Điều này cũng có thể lýgiải là do máy móc hiện đại, những khâu tinh tế thì máy móc làm sẽ cho độchính xã hơn con người
2.2 Thực trạng thực hiện CSR doanh nghiệp về tiền lương tại Tổng công ty may 10
Việc thực hiện CSR doanh nghiệp về tiền lương tại Tổng công ty may 10
là một công việc không thể bỏ qua để phát triển doanh nghiệp, đưa công ty chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và châu Á Công ty cần phải có chính sách trả lương, quy chế trả lương phù hợp để giữ chân NLĐ, đây là lực lượng quan trọng
để đưa công ty phát triển Tiếp sau đây là quá trình thực hiện CSR về vấn đề tiềnlương của công ty:
2.2.1 Về việc thực hiện pháp luật trong lao động về tiền lương
Tổng công ty may 10 có nền tảng là 1 công ty cổ phần nhưng việc trảlương cho công nhân vẫn phải thực hiện theo hệ thống các quy định của phápluật và các văn bản dưới luật do Nhà nước quy định như : công ty phải trả lươngcho công nhân bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quyđịnh; phải thực hiện đúng việc trả phụ cấp cho công nhân, không được thiếu.Nhưng đôi khi trên thực tế thì rất nhiều công ty lớn nhỏ đã cố gắng tận dụng các
kẽ hở của pháp luật để mang lại những lợi ích riêng cho chính họ Sau đây làmột số căn cứ để công ty xây dựng tiền lương cho NLĐ:
Trang 13- Căn cứ Bộ Luật Lao động được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và các văn bản hướng dẫnthi hành
- Căn cứ Luật Công đoàn được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thihành
- Thỏa ước lao động tập thể tại công ty may 10 có sự hài hòa, ổn định và
tiến bộ Thỏa ước Lao động tập thể luôn được sự quan tâm, đầu tư xây dựng,thực hiện của cả hai phía : Cổ đông công ty ( đại diện NLĐ) và lãnh đạo công ty (đại diện NSDLĐ)
- Nghị định số 122/2015/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng, để
xếp lương cơ bản cho NLĐ
- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng, để xếp
lương cơ bản cho NLĐ
- Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp : Thông tư
17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 04 năm 2015 Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương,phụ cấp và chuyển xếp lương đối với NLĐ trong công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quyđịnh chi tiết Bộ Luật Lao động về tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội ban hành
- Thủ tục hành chính đăng ký thang lương, bảng lương : Quyết định
1858/QĐ- LĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2015 công bố thủ tục hành chính(TTHC) lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động thuộc phạm vi chứcnăng quản lý nhà nước của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
- Tất cả những NLĐ đến công ty làm việc đều được kí kết thử việc và ký
hợp đồng đầy đủ, công ty đã đáp ứng đầy đủ việc làm, không ngừng nâng cao thunhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ Đáng nói, công ty luôn thực hiện đóng nộp100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể 24/24 giờ cho NLĐ
- Để tạo không khí vui tươi, đoàn kết, gắn bó trong đội ngũ cán bộ công
nhân viên của công ty, cổ đông công ty và lãnh đạo công ty thống nhất việc công
ty chi kinh phí mỗi năm nghỉ mát 4 ngày cho toàn thể các cán bộ công nhân viêntrong công ty ; những cán bộ công nhân viên lập gia đình sẽ được công ty tặng áocưới, cà vạt,… trị giá 1,1 triệu đồng Ngoài ra, công ty còn trợ cấp thêm cho cán
bộ công nhân viên và người nhà họ mỗi lần đi viện là 150.000 đồng/ trường hợp
từ nguồn quỹ phúc lợi của công ty
2.2.2 Về tính minh bạch, dễ hiểu của cách tính tiền lương
Trang 14May 10 một trong 4 DN dệt may tiêu biểu nằm trong số các DN được vinh danh là “DN vì người lao động” năm 2016 Công đoàn công ty đã phối hợp tốt với lãnh đạo công ty quan tâm chăm lo tốt đời sống thu nhập và điều kiện làmviệc của NLĐ.Tiền lương Công ty cần đảm bảo trả lương cho một tuần làm việc chuẩn mực phải phù hợp với tiêu chuẩn tối thiểu trong công nghiệp hoặc theo luật định và phải đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân viên, đồng thời cung cấp thêm thu nhập cho các mục đích sử dụng khác của nhân viên Công ty cần bảo đảm rằng những khỏan cắt giảm từ lương không nhằm mục đích kỷ luật
và các chi tiết về lương cũng như quyền lợi phải được ghi rõ ràng và cung cấp đều đặn cho nhân viên Công ty cũng phải bảo đảm rằng lương cùng phúc lợi phải được thực hiện theo đúng luật hiện hành, việc chi trả phải được thực hiện ở dạng tiền mặt hoặc ngân phiếu tùy theo cách nào tiện lợi cho nhân viên Công ty cần đảm bảo không có bất kỳ một loại hợp đồng lao động không công nào hay một hình thức thử việc không xác đáng nào được thực hiện nhằm mục đích lảng tránh các nghĩa vụ đối với nhân viên về lao động và an sinh xã hội theo luật và quy định hiện hành.Hình thức trả lương của công ty trả theo ngạch bậc dựa vào trình độ tay nghề của công nhân Sau đây là một số tiêu chí để tính lương của công ty:
Bảng 2.2a các yếu tố đánh giá giá trị công việc của bộ phận gián tiếp
Kinh nghiệm 2 năm - dưới 3 năm 100
Kinh nghiệm 3 năm - dưới 4 năm 130
Kinh nghiệm 4 năm - dưới 5 năm 160