1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã quảng khê huyện ba bể tỉnh bắc kạn

71 98 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

a,Nhiệm vụ của công chức trưởng công an cấp xã Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa b

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp

Khoa : Kinh tế & PTNT

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Cù Ngọc Bắc

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Hoàng Thị Ngọc Châm

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dưới sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn và thầy giáo hướng dẫn Th.S Cù Ngọc Bắc, sau khi hoàn thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại

xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với tên đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”

Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn thiện Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Cù Ngọc Bắc

-Giảng viên khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập, thầy đã chỉ bảo và giúp đỡ tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Em cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND

và các ban ngành đoàn thể xã Quảng Khê đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ

để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian em thực tập tại cơ quan

Cảm ơn chị Hoàng Thị Ngọc Châm cán bộ nông nghiệp xã Quảng Khê

đã trực tiếp chỉ bảo, tận tình hướng dẫn em tại cơ sở thực tập và những bài học của chị

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được.Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2018

Sinh viên Hoàng Thị Phƣợng

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 31

Bảng 3.2: Thực trạng kinh tế của xã Quảng Khê năm 2017 33

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Quảng Khê 33

Bảng 3.4: Tình hình dân số của xã Quảng Khê năm 2017 34

Bảng 3.5: Tình hình lao động của xã Quảng Khê năm 2017 36

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ cán bộ công chức cấp xã 12 Hình 2.2 Sơ đồ cán bộ phụ trách nông nghiệp xã 17

Trang 6

9 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.2.3 Yêu cầu 3

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện 4

1.3.1 Nội dung 4

1.3.2 Phương pháp thực hiện 5

1.4 Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập 5

1.4.1 Thời gian thực tập 5

1.4.2 Địa điểm thực tập 5

1.4.3 Nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập: 5

1.5 Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập 8

1.6 Ý nghĩa của đề tài 9

1.6.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 9

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 9

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10

2.1 Cơ sở lý luận 10

2.1.1 Một số khái niệm 10

2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 23

Trang 8

2.2 Cơ sở thực tiễn 24

2.2.1 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp trên thế giới 24

2.2.2 Kinh nghiệm đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của một số nước trên thế giới 26

PHẦN 3 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 29

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của cơ sở thực tập 29

3.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Quảng Khê 38

3.1.3 Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thức tập 41

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 44

3.2 Tóm tắt kết quả thực tập 44

3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ nông nghiệp xã Quảng Khê 45

3.2.2 Mô tả nội dung thực tập và những công việc được giao tại cơ sở thực tập 52 3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 53

3.4 Đề xuất giải pháp 55

PHẦN 4 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 58

4.1 Kết luận 58

4.2 Kiến nghị 59

4.2.1 Đối với UBND xã Quảng Khê 59

4.2.2 Đối với cán bộ phụ trách nông nghiệp 60

4.2.3 Đối với người dân 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 9

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nông thôn là một lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước nông thôn đã có sự thay đổi mới và phát triển đáng kể Lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển.Để phát triển nông thôn đúng hướng phát triển nông thôn là lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nướcnông thôn đã có sự đổi mới và phát triển đáng kể Đây là vấn đề đang được Đảng

và Nhà nước rất quan tâm cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển.Để phát triển nông thôn đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo phát triển bền vững thì phải tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là công việc hết sức quan trọng.Nhưng để tiến hành được việc quy hoạch thì trước tiên ta phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá nông thôn để tìm

ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ở vùng nghiên cứu từ đó đưa ra định hướng cho sự phát triển.Sự phát triển của nông thôn sẽ tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định

về kinh tế, chính trị, xã hội

Phát triển nông thôn cần có một chiến lược phát triển bền vững Về chiến lược, cần tập trung vào cải thiện nông thôn về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng, dịch vụ xã hội để nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, bởi họ là tầng lớp nhạy cảm nhất với các tác động tiêu cực làm ngăn cản

sự phát triển của đất nước

Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta về cơ bản vẫn lạc hậu, nông dân còn nghèo, nông dân chậm tiến bộ Tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp có xu hướng giảm Dù chiếm tới 20% GDP trong nền kinh tế, tạo việc làm cho hơn

Trang 10

50% lao động,là thu nhập của trên 70% dân số nhưng chúng ta vẫn áp dụng lối sản xuấtmanh mún, nhỏ lẻ Có một thực tế là khi nông nghiệp tăng trưởng chậm thì sự cải thiện của đời sống nhân dân cũng sẽ chậm, nông thôn dù có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung còn rất nhiều biểu hiện của sự phát triển tự phát, có những xu hướng phát triển không thuận lợi

Để nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển, có khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước thì yêu cầu đặt ra là người nông dânphải có kiến thức

về sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, nắm được yêu cầu và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, thông tin thị trường Một trong những kênh thông tin giúp người dân có được những điều kiện đó là hệ thống các cán bộ nông nghiệp Không chỉ là bạn của riêng nhà nông, cán bộ nông nghiệp còn góp phần đảm bảo cho nhu cầu cơ bản mà vô cùng quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người, lương thực, thực phẩm Chinh phục khoa học và trực tiếp đưa những thành quả đó vào cuộc sống, vào từng vụ mùa, vào từng bữa ăn hàng ngày của mọi người Đó là niềm kiêu hãnh của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp Một nghiên cứu ứng dụng hoàn hảo cho nông nghiệp Việt Nam có thể đem đến tương lai khởi sắc cho người nông dân, nâng cao năng lực và phát huy vai trò của các cán bộ nông nghiệp chính là góp phần cho sự phát triển thêm bền vững của nền nông nghiệp đất nước

Vậy đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở cơ sở họ đang hoạt động như thế nào, đã phát huy được hết vai trò, năng lực của mình hay chưa, có giả pháp gì giúp họ nâng cao năng lực của mình hay không? Xuất phát từ thực tiễn trên

tôi đã chọn xã Quảng Khê, huyện Ba Bể để thực hiện đề tài “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”

Trang 11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp xã Quảng Khê

- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại địa bàn xã Quảng Khê

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Quảng Khê

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Quảng Khê

1.2.3 Yêu cầu

 Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ:

- Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hướng và chính xác

- Các kỹ năng nghiên cứu và dánh giá thông tin, xử lý, tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm được

- Kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm kiếm được phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu

- Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp, tổng quan, tổng luận các nguồn lực thông tin tìm kiếm được Sử dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng thông tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra

 Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm:

- Hoàn thành tốt công việc được giao

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND xã

Trang 12

 Yêu cầu về kỷ luật:

- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các quy định của nơi thực tập

- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập

- Luôn trung thực trong lời nói và hành động

 Yêu cầu về tác phong ứng xử

- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị Thực tập ngoài trường không chỉ để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế

- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập

- Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập

- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự

- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập

 Yêu cầu về kết quả đạt được

- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường

- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh nghiệm

- Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập

- Không được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập

 Yêu cầu khác

- Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện

1.3.1 Nội dung

- Nghiên cứu về đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương

- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Trang 13

1.3.2 Phương pháp thực hiện

1.3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Các thông tin được thu thập thông qua báo cáo tổng kết của văn phòng UBND xã Quảng Khê, sách, báo, Internet, các nghị định, thông tư, quyết định của nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã

1.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về cán

bộ xã như: Thông tin về họ tên, chức vụ, công việc, chức năng, quyền hạn

- Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp

- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa phương

UBND xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

1.4.3 Nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập

* Nhiệm vụ, chức năng của UBND xã

UBND cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống cơ quan Nhà nước ở nước ta, là cấp có bộ máy đơn giản nhất nhưng lại là cấp quản lý gần dân nhất, sát dân nhất, có quan hệ trực tiếp, thường xuyên với nhân dân Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan cấp xã có vai trò và vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương UBND xã có nhiệm vụ, chức năng sau:

- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã

Trang 14

- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi phân quyền, phân cấp theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã

- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã

*Nhiệm vụ và quyền hạn quản lý của UBND cấp xã đối với công chức cấp xã dược quy định tại nghị định số 112/2011NĐ - CP ngày 05/12/2011 của chính phủ về công chức xã, phường chương V điều 46 nghị định này

*Cơ cấu tổ chức: UBND xã Quảng Khê gồm có 25 cán bộ trong đó bao gồm 9 cán bộ chuyêntrách, 12 cán bộ công chức, và 04 cán bộ hợp đồng Số lượng

và cơ cấu cán bộ, công chức được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 1.1 Số lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức, cán bộ hợp đồng của

UBND xã Quảng Khê

Cơ quan

Số cán

bộ phụ trách

Nữ giới

Đảng viên

Trình độ văn hóa Trình độ lý luận

Đại học

Cao đẳng

Trun

g cấp THPT

Trung cấp

Sơ cấp

Chƣa qua đào tạo

Trang 15

Thông qua bảng trên, ta có thể thấy một số đặc điểm cụ thể của đội ngũ cán bộ, công chức xã Quảng Khê

Về tỷ lệ cán bộ, công chức phân theo giới tính:

Trong tổng số cán bộ công chức của xã thì trong đó nam chiếm tỷ lệ cao nhất so với nữ giới Trong đó cán bộ, công chức xã là nữ giới giữ chức vụ

là phó chủ tịch xã; chủ tịch hội phụ nữ, tư pháp, văn hóa xã hội, cán bộ nông nghiệp, địa chính đất đai, cán bộ 30A còn các chức vụ khác thì đều do nam giới đảm nhiệm, đặc biệt là các chức vụ chủ chốt

Trình độ văn hóa: Đội ngũ cán bộ, công chức xã đều có trình độ văn hóa 12/12

Về trình độ chuyên môn: Ta nhận thấy rằng số cán bộ, công chức có trình độ Đại học có 14 đồng chí, cao đẳng là có 8 đồng chí, trung cấp có 3 đồng chí và nhưng cán bộ nằm ở trong cao đẳng và trung cấp đang trong quá trình học liên thông lên đại học, còn về trình độ THPT thì xã có 25 cán bộ thì

25 cán bộ đều qua đào tạo 12/12 Do được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Đảng và Nhà nước số CBCC được tham gia các lớp Đại học ngày càng đông,

số CBCC cấp xã có trình độ đại học ngày càng tăng

Về trình độ lý luận: Trong tổng số 25 cán bộ, công chức xã thì xã có 23 cán bộ là Đảng viên Về trình độ lý luận của CBCC tại xã UBND Quảng Khê tương đối cao, số cán bộ, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên là 20 người, sơ cấp là 05 người, không có cán bộ nào là chưa qua đào tạo

Trang 16

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1.5 Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập

- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích cực, nhiệt tình, có trách nhỉệm trong công việc

- Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập

- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập

- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập

- Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cộng đồng và xã hội

- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quantheo quy định của pháp luật

và của cơ sở thực tập

- Nhận thức đúng đắn đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân

Chủ tịch UBNDPhó chủ tịch UBND

Cán

bộ văn phòng thống kê

Địa chính xây dựng

Địa chính đất đai

Địa chính nông nghiệp

Tư pháp -

Hộ tịch

Kế toán - Tài chính

Văn hóa -

Xã hội

Trang 17

1.6 Ý nghĩa của đề tài

1.6.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến thức môn học, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm…

- Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo

- Xác định rõ vai trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của để tài sẽ đóng góp một phần nào vào việc đánh giá sát thực hơn về tác động của cán bộ phụ trách nông nghiệp tới sản xuất nông nghiệp tại xã Quảng Khê Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý, các cán bộ nông nghiệp có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp, hoạt động hiệu quả

- Góp phần phát triển nông nghiệp tại xã thông qua nâng cao hiệu quả

hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp

Trang 18

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.Một số khái niệm

Khái niệm về khuyến nông:

- Theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niệm chung để chỉ tất cả

những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn

- Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính

thức mà đối tượng của nó là nông dân Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin và những lời khuyên giúp cho họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống.Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ[3]

Khái niệm về nông nghiệp:Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ

bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng

và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản[4]

Khái niệm về nông dân: Nông dân là những lao động cư trú ở nông thôn,

tham gia sản xuất nông nghiệp Nông dân chủ yếu sống bằng ruộng vườn, sau đó đến ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai Người nông dân lao động nặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và năng suất lao động lại thấp[14]

Khái niệm nông thôn: Là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó

có nhiều nông dân Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa,

xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác [Phan Kế Vân (2006), Quản lý nhà nước về nông thôn] [14]

Trang 19

Khái niệm về cán bộ, cán bộ xã phường,cán bộ phụ trách nông nghiệp:

- Theo điều 4 Luật cán bộ công chức 2008

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[4]

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật[4]

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[4]

- Cán bộ phụ trách nông nghiệp là những người làm công tác nhiệm vụ

chuyên môn trong một cơ quan hay một tổ chức quan hệ trực tiếp đến sản xuất

Trang 20

và các ngành kỹ thuật trong nông nghiệp (Nguyễn Văn Thảo (2010), Nâng cao năng lực cán bộ nông nghiệp xã của huyên Thạch Hà,tỉnh Hà Tĩnh)[5]

- Cán bộ nông nghiệp cấp xã là người trực tiếp chỉ đạo hay trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã.Đây là người trực tiếp tiếp cận với nông dân và tổ chức chỉ đạo hoặc triển khai các hoạt động

nông nghiệp của nông dân (Nguyễn Văn Thảo (2010), Nâng cao năng lực cán

bộ nông nghiệp xã của huyên Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh)[5]

- Cán bộ công chức cấp xã và nhiệm vụ của cán bộ công chức:

Hình 2.1 Sơ đồ cán bộ công chức cấp xã

- Nhiệm vụ của từng cán bộ công chức xã:Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn

a,Nhiệm vụ của công chức trưởng công an cấp xã

Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

CÔNG CHỨC

Ban Tài chính

- kế toán

Ban Văn hóa -

xã hội

Ban Công

an

BCH quân

sự

Ban địa chính

Trang 21

b) Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền[11]

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

c, Nhiệm vụ của công chức, văn phòng – Thống kê

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống

kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của Pháp luật[11]

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của hội đồng nhân dân, thường trực hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Giúp thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; Chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; Thực hiệncông tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại

Ủy ban nhân dân cấp xã; Nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; Tổng hợp, theo dõi và báo cáo thực hiện quy chế làm việc của

Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật[11];

Trang 22

- Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; Dự thảo văn bản theo yêu cầu của hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã[11]

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

d,Nhiệm vụ của công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật[11]

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp

và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;

- Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản

lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Chủ trì, phối hợp với các công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động

về đất đai trên địa bàn; Xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy

Trang 23

ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên

ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao[11]

e, Nhiệm vụ của công chức Tài chính – Kế toán

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;

- Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

- Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp

xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

f, Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Trang 24

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục

vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

- Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;

- Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;

- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

g, Nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã;

- Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế -

xã hội ở địa phương;

- Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính

Trang 25

sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản

lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;

- Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã:

Hình 2.2 Sơ đồ cán bộ phụ trách nông nghiệp xã

a,Chức năng của các CBNN xã:

Tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về nông nhiệp và phát triển nông thôn; Thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất, dịch vụ trên địa bàn cấp xã; Chịu sự quản lý nhà nước của UBND cấp xã và

sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Phòng nông nghiệp & PTNT (Phòng kinh tế) huyện, thành phố và các cơ quan chuyên ngành về nông nghiệp, phát triển nông thôn cấp huyện.[Bộ NN & PTNT (2009), Thông

tư 04/2009/TT-BNN về hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã, Hà Nội][10]

CÁN BỘ NÔNG NGHIỆP

Nhân viên thú y

Nhân viên khuyến nông

Trang 26

b, Nhiệm vụ của các CBNN xã [Bộ NN & PTNT (2009), Thông tư

04/2009/TT-BNN về hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn,

kỹ thuật ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp

xã, Hà Nội][10]

Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm; hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt

Xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng và tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo vệ

đê điều, đê bao, bờ vùng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng; biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phương

Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, công trình nước sạch nông thôn và mạng lưới thủy nông; Việc

sử dụng nước trong công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Phối hợp hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn

Trang 27

cấp xã theo quy định Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp

Hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề truyền thống nông thôn; Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất

và phát triển các ngành, nghề mới nhằm giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương

Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo quy định[10]

Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn; Củng cố các tổ chức dân lập, tự quản của cộng đồng dân cư theo quy định

Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã theo quy định[10]

* Nhiệm vụ cụ thể của từng CBNN xã:

Ở đây cán bộ phụ trách nông nghiệp xã gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý (phó chủ tịch xã), cán bộ công chức xã (Địa chính nông nghiệp), cán bộ không chuyên trách (nhân viên khuyến nông, nhân viên thú y)

a) Phó chủ tịch UBND xã (phụ trách lĩnh vực kinh tế): Là cán bộ cấp

xã, được điều chỉnh bởi Luật bầu cử HĐND và UBND, Luật cán bộ, công chức; Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước;

Trong lĩnh vực được phân công, Phó Chủ tịch UBND thị xã có nhiệm

vụ, quyền hạn[Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV về việc hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội][12]

Trang 28

- Chủ động kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc UBND thị xã, UBND xã, phường trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND thị xã, Quyết định, chỉ thị của UBND thị xã,chủ tịch UBND thị xã, chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về lĩnh vực được phân công[12];

- Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách phù hợp với Nghị quyết của HĐND thị xã, Quyết định, Chỉ thị của UBND thị xã, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể của các cơ quan Nhà nước cấp trên và đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước[12];

- Được sử dụng quyền hạn của chủ tịch UBND thị xã trong việc quyết định, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước chủ tịch về quyết định đó[12];

- Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch UBND thị xã xem xét, quyết định xử

lý kịp thời công việc liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách đã phối hợp xử lý nhưng ý kiến chưa thống nhất[12]

- Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi (bao gồm cả thuỷ sản) trong sản xuất nông nghiệp;

Trang 29

- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ

về chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y;

- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển chăn nuôi hàng năm; hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăn nuôi, thú y và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt[13];

- Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật;

đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh và chữa bệnh cho động vật theo kế hoạch, hướng dẫn của trạm thú y cấp huyện;

- Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc phối hợp thực hiện nội dung được duyệt và hướng dẫn của trạm thú y cấp huyện;

- Hướng dẫn thực hiện các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động vật, cách li động vật, mua bán động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, khử trùng tiêu độc và việc sử dụng, thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã;

- Phối hợp thực hiện việc khử trùng, tiêu độc cho các cơ sở hoạt động liên quan đến công tác thú y, các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và phục hồi môi trường sau khi dập tắt dịch bệnh đối với thuỷ sản trên địa bàn xã theo quy định;

- Giúp chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hướng dẫn hoạt động đối với

hệ thống cung cấp dịch vụ công về chăn nuôi, thú y và cá nhân kinh doanh thuốc thú y Thực hiện công tác khuyến nông về thú y theo kế hoạch được duyệt và các dịch vụ về thú y trên địa bàn xã theo quy định;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã cho trạm thú y cấp huyện và

Uỷ ban nhân dân cấp xã[13];

Trang 30

- Nhân viên thú y thực hiện nhiệm vụ về quản lý chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên;

- Thực hiện nhiệm vụ khác do trạm thú y cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã giao

c) Địa chính (phụ trách địa chính, giao thông, xây dựng, thuỷ lợi, nông

nghiệp): Là công chức cấp xã, được điều chỉnh bởi Luật cán bộ, công chức; được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; chịu sựđiều hành và quản lý trực tiếp của UBND cấp xã, được UBND huyện hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ

d) Nhân viên khuyến nông: Là cán bộ không chuyên trách chịu trách

nhiệm trực tiếp trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và bảo

vệ thực vật ở xã; Hưởng phụ cấp do xã quy định; Chịu sự quản lý, điều hành của UBND cấp xã

Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên khuyến nông[Bộ NN & PTNT (2009), Thông tư 04/2009/TT-BNN về hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã, Hà Nội][13]

- Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người sản xuất, tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp;

- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế; tổ chức tham quan, khảo sát, học tập cho người sản xuất;

- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với địa phương, nhu cầu của người sản xuất và chuyển giao kết quả từ mô hình trình diễn ra diện rộng;

Trang 31

- Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông dân về khoa học công nghiệp, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp

và phát triển nông thôn;

- Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực:

+ Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát trỉên nông thôn;

+ Tư vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản, thuỷ sản, nghề muối;

+ Tư vấn quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn;

+ Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã;

+ Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường giá cả, xây dựng dự

án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ khác do trạm khuyến nông- khuyến ngư cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã giao[13]

2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập

-Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán

bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn cụ thể:

Trang 32

- Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;

- Thông tư số: 04/2009/TT-BNN Hướng dẫn nhiệm vụ của Cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệpvà phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã

- Văn bản số: 402/UBND-VP V/v phòng trừ bệnh nghẹt rễ hại lúa xuân

- Văn bản số: 530/UBND-VP V/v tăng cường theo dõi và phòng trừ châu chấu tre lưng vàng

- Văn bản số: 1417/UBND-KT V/v tiếp nhận hóa chất sát trùng thuộc hàng dự trữ quốc gia để phòng chống dịch bệnh dại động vật

- Văn bản số: 564/UBND-VP V/v tăng cường chăm sóc cây trồng vụ xuân năm 2017

- Văn bản số: 571/UBND-VP V/v triển khai, đôn đốc phát dọn xử lý thực bì, cuốc hố trồng rừng năm 2017

- Công văn số: 18/CV-NN V/v chăm sóc cây trồng vụ xuân

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp trên thế giới

Chức năng, nhiệm vụ của CBNN tại Úc đƣợc quy định nhƣ sau:

Kỹ sƣ nông nghiệp

- Thực hiện và giám sát công việc kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng

và phát triển đất nông nghiệp, các tòa nhà, máy móc và thiết bị

Trang 33

Nhiệm vụ

- Kế hoạch và chỉ đạo xây dựng hệ thống phân phối điện nông thôn, thủy lợi cấp thoát nước, và hệ thống kiểm soát lũ để bảo tồn đất và nước thiết

kế, phát triển và giám sát việc sản xuất các máy móc và thiết bị nông nghiệp

- Xác định bố trí và giám sát việc xây dựng các tòa nhà trang trại, nhà máy chế biến cây trồng, thiết bị và hệ thống đối với động vật và sản phẩm động vật

- Thiết kế và sử dụng cảm biến, đo lường, và các thiết bị ghi âm và thiết

bị đo đạc để nghiên cứu các vấn đề như tác động của nhiệt độ, độ ẩm, và ánh sáng trên vật hoặc động vật, hoặc hiệu quả tương đối của các phương pháp khác nhau của thuốc trừ sâu áp dụng

- Thiết kế giám sát lắp đặt thiết bị và dụng cụ dùng để đánh giá và quátrình sản phẩm nông nghiệp, và để tự động hóa các hoạt động nông nghiệp[6]

Chức năng, nhiệm vụ của CBNN tại Canada được quy định như sau:

- Lập kế hoạch, thiết kế, giám sát việc xây dựng thủy lợi, cấp thoát nước, và lũ lụt và các hệ thống nước kiểm soát

- Lập kế hoạch, thiết kế, giám sát việc xây dựng các tòa nhà nông nghiệp và các cơ sở lưu trữ, chẳng hạn như kết cấu vật nuôi, nhà kính, siro, và các cơ sở bảo quản lạnh cho táo

- Thiết kế và đánh giá các thiết bị được sử dụng để chuẩn bị mặt bằng, gieo hạt, phun thuốc, thu hoạch và vận chuyển hàng hóa nông nghiệp

- Đảm bảo thiết kế phù hợp với mã số địa phương và tất cả các giấy phép cần thu được

- Giám sát làm sạch, xay xát, phân loại, trộn, chế biến, làm mát, đóng gói và phân phối các sản phẩm nông nghiệp

- Chuẩn bị và trình bày báo cáo kỹ thuật, đáp ứng với khách hàng, và giao tiếp khái niệm kỹ thuật cho các đồng nghiệp và khách hàng mới với nền phi kỹ thuật

Trang 34

- Tiến hành nghiên cứu để tìm ra những cách mới bền vững để sản xuất thực phẩm và chất xơ cho người tiêu dùng

- Tiến hành nghiên cứu cho việc thiết kế các cấu trúc mới sáng tạo và

hệ thống

- Tiến hành nghiên cứu để phát triển các công nghệ mới và thực hành quản lý sản xuất thực phẩm bảo vệ tài nguyên môi trường [6]

Chức năng, nhiệm vụ của CBNN tại Mỹ đƣợc quy định nhƣ sau:

- Thiết kế của máy móc thiết bị nông nghiệp, thiết bị, và nông nghiệp cơ cấuđộng cơ đốt trong như áp dụng cho máy móc nông nghiệp

- Quản lý tài nguyên nông nghiệp (bao gồm cả sử dụng đất, sử dụng nước)

- Quản lý nguồn nước, bảo tồn và lưu trữ cho vụ tưới tiêu và chăn nuôi sản xuất

- Khảo sát và đất profiling khí hậu học và khoa học khí quyểnđất quản

lý và bảo tồn, bao gồm xói mòn và chống xói mòn hạt giống, làm đất, thu hoạch và chế biến các loại cây trồngchăn nuôi sản xuất, bao gồm cả gia cầm, cá, và sữa động vật

- Quản lý chất thải , kể cả chất thải chăn nuôi, chất thải nông nghiệp, phân bón và dòng chảy kỹ thuật thực phẩm và chế biến sản phẩm nông nghiệp Nguyên tắc cơ bản của phân tích mạch, như áp dụng cho động cơ điện tính chất vật lý và hóa học của vật liệu sử dụng trong, hoặc sản xuất bởi, sản xuất nông nghiệp kỹ thuật Bioresource, trong đó sử dụng máy tính trên mức

độ phân tử để giúp cho môi trường

2.2.2 Kinh nghiệm đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của một số nước trên thế giới

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là các nước công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào những năm cuối thế kỷ 20

ở các nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức ) và Mỹ, Nhật, sự xuất hiện của các

Trang 35

nước khối như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông nổi lên các cường quốc về các ngành công nghiệp nhất là trong lĩnh vực chế tạo điện tử

Trong lịch sử phát triển của các nước trên thế giới, mỗi quốc gia khác nhau điều đó có nghĩa là đường lối và bước đi của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở mỗi nước, mỗi khu vực không thể rập khuôn như nhau Song

sự giống nhau về các nhân tố đó là các nước quan tâm đến bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, điều đó có nghĩa là thực hiện thành công sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh hay chậm ở mỗi nước Do đó mỗi quốc gia phải có một chính sách về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ cán bộ sao cho phù hợp tránh sự “Đào tạo xong để đó” Trong khi những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo đang rất cần những người có trình độ khoa học

kỹ thuật Mỹ là một nước có nền kinh tế - xã hội phát triển nhất hiện nay và tiến hành công nghiệp hóa từ một nền nông nghiệp(90% dân số làm nông nghiệp) trong thời gian 80 năm Mỹ đã tiếp thu được kinh nghiệm của quá trình công nghiệp hóa ở Châu Âu, đồng thời có những chính sách sử dụng thông qua đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hợp lý phục

vụ cho phát triển kinh tế xã hội, nhập khẩu các quy trình công nghệ nên đã hoàn thiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa tốt hơn Nhật Bản là nước đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa ở các vùng Châu Á, công nghiệp hóa

ở Nhật Bản bắt đầu xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX và phát triển ở thế kỷ XX Tiến hành CNH – HĐH từ một nền nông nghiệp cổ truyền tự cung tự cấp sản xuất manh mún với những hộ nông dân quy mô nhỏ Chính phủ Nhật đã quan tâm đến đội ngũ cán bộ KHKT Họ có những chính sách sử dụng cán bộ và cơ cấu ngành nghề hợp lý, luôn quan tâm đến quá trình bồi dưỡng KHKT Do đó Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế trên thế giới với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, kinh tế giữa thành thị và nông thôn đều phát triển thành công của công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa

Ngày đăng: 27/03/2019, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Đề tài “ Nâng cao năng lực cán bộ nông nghiệp xã của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” của Nguyễn Văn Thảo năm 2010Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa 6. Đề tài “ Vì sao ngành nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới” của Đại kỷnguyên.Vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài "“ Nâng cao năng lực cán bộ nông nghiệp xã của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” " của Nguyễn Văn Thảo năm 2010 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa 6. Đề tài "“ Vì sao ngành nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới”
14. Tài liệu “Phân tích vai trò nông nghiệp đối với phát triển kinh tế Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu “"Phân tích vai trò nông nghiệp đối với phát triển kinh tế Việt Nam
1. Thông tư Số: 04/2009/TT-BNN về hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệpvà phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã Khác
2. UBND xã Vô Tranh (2010), Quy hoạch tổng thể xã Quảng Khê giai đoạn 2010 – 2020 Khác
3. UBND xã Quảng Khê: Căn cứ vào đề án xây dựng nông thôn mới xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Giai đoạn 2013-2020 Khác
4. Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để các tổ chức chuyên ngành thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có Khác
7. BộNôngnghiệpvàPháttriểnnôngthôn(2009),Chiếnlượcpháttriển nôngnghiệp,nông thôngiaiđoạn2013- 2020banhànhkèmtheo côngvănsố:3310/BNN-KH ngày12/10/2009 củaBộNông nghiệpvàPháttriểnnôngthôn,HàNội Khác
8. Nhiệm vụ của từng cán bộ công chức xã:Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn Khác
9. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV về việc hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội Khác
10. Bộ NN & PTNT (2009), Thông tư 04/2009/TT-BNN về Hướng dẫn nhiệm vụ của Cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệpvà phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã, Hà Nội] Khác
11. Quyển kế hoạch sản xuất phát triển kính tế xã Quảng Khê năm 2017 12. Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w