Pháp luật về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể cá nhân sau khi chết Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể cá nhân sau khi chết là một quyền nhân thân của cá nhân, nằm trong các quyền dân sự và l
Trang 1A MỞ BÀI
Kinh tế ngày càng phát triển thì những vấn đề xã hội cũng ngày càng một phức tạp hơn Cùng vơi sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực như văn hóa, công nghệ khoa học kĩ thuật thì ngành luật ở Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện để phục vụ cuộc sống Các điều luật không chỉ gói gọn trong khuôn khổ chật hẹp tàn dư chế độ cũ với những e ngại về ảnh hưởng đến những vấn đề nhạy cảm mà đã hoàn toàn thay đổi, hay nói cách khác chúng ta đã dám đối mặt với những yêu cầu mà cuộc sống đề ra chứ không còn e dè trong bế tắc nữa Một trong những biểu hiện cụ thể nhất là quyền nhân thân, quyền con người đã được quan tâm sâu sắc Đặc biệt là các quyền như hiến bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi chết, quyền xác định lại giới tính lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật dân sự 2005
B NỘI DUNG
I Cơ sở pháp lý
1 Khái niệm quyền nhân thân
Điều 24 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
2 Pháp luật về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể cá nhân sau khi chết
Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể cá nhân sau khi chết là một quyền nhân thân của cá nhân, nằm trong các quyền dân sự và là một phần của quyền công dân, quyền con người
Điều 34 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định: “Cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể của mình hoặc hiến xác sau khi chết vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học…”
Trang 2Như vậy, ta thấy Bộ luật dân sự 2005 quy định rất chung chung về việc cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể khi còn sống hoặc sau khi chết mà không quy định cụ thể về độ tuổi, sức khoẻ đối với người hiến
Ra đời sau Bộ luật dân sự 2005, Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 có những quy định cụ thể hơn về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, cụ thể Luật đã quy định một số điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết:
- Điều kiện về năng lực chủ thể
Điều 5 của Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
năm 2006 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác” Sở dĩ có quy định như vậy bởi các nhà làm luật nước ta
quan niệm rằng ở tuổi đó, người hiến mới phát triển đầy đủ về tâm, sinh lý cũng như về mặt pháp lý họ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có thể bằng hành vi của mình tham gia xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật
- Điều kiện về trình tự
Những người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế, khi nhận được thông tin của người hiến mô, bộ phận cơ thể, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người Sau khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về bộ phận cơ thể có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có đủ điều kiện về trang thiết bị, về đội ngũ cán bộ y tế để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm trực tiếp gặp người hiến để tư
Trang 3vấn thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể và hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cho người hiến Đến đây, người hiến mô, bộ phận cơ thể người để được hiến phải đảm bảo được điều kiện về sức khoẻ Còn trường hợp hiến xác sau khi chết thực hiện theo quy định điều 19 của Luật
- Điều kiện về sức khỏe
Để bảo đảm tính mạng, sức khoẻ cũng như tinh thần cho người hiến, Luật
2006 đưa ra những quy định về hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết phải được kiểm tra sức khoẻ, tuy nhiên lại chưa quy định cụ thể người hiến cần phải đáp ứng được điều kiện gì về sức khoẻ Nhưng theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc thực hiện kỹ thuật cấy ghép thận, gan… cho người bệnh thì trong Quyết định này có chỉ rõ là người hiến
về sức khoẻ không bị mắc các bệnh nan y như: viêm gan B, nhiễm HIV,…
3 Pháp luật về quyền xác định lại giới tính
Giới tính được hiểu là “sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ
nữ Quyền xác định lại giới tính là một quyền mới và quan trọng đối với cá
nhân lần đầu tiên được quy định tại Điều 36 của Bộ luật Dân sự: “Cá nhân
có quyền được xác định lại giới tính Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật’’
Trên cơ sở quy định tại Điều 36 Bộ luật Dân sự về quyền xác định lại giới tính, ngày 05/8/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2008/NĐ – CP hướng dẫn cụ thể về quyền xác định lại giới tính của cá nhân như các vấn đề:
Trang 4- Đối tượng được quyền xác định lại giới tính cho cá nhân là: các cá nhân,
tổ chức trong nước và các cá nhân và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam,
- Nguyên tắc xác định lại giới tính: Bảo đảm cho mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình; việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính, giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp
hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính
- Điều kiện đối với cơ sở khám, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính: về cơ sở vật chất; về điều kiện trang thiết bị y tế;, điều kiện về Nhân sự
- Điều kiện để xác định lại giới tính
Thứ nhất, về biểu hiện của bệnh lý: Những người được xem xét để xác định
lại giới tính là những người có những biểu hiện sau:
Một là, có khuyết tật bẩm sinh về giới tính: Có khuyết tật bẩm sinh về giới tính được hiểu là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay
từ khi sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật
- Nữ lưỡng giới giả nam: là một người có nhiễm sắc đồ kiểu nữ (46, XX), có
2 buồng trứng nhưng cơ quan sinh dục ngoài lại giống như nam, thường do trong thời kỳ phôi thai, thai nhi nữ bị phơi nhiễm quá nhiều với hormon nam ngay từ khi chưa sinh ra Môi lớn và môi nhỏ của cơ quan sinh dục nữ dính vào nhau nên trông giống như bìu và âm vật phát triển to giống như dương vật Thường vẫn có tử cung và 2 vòi trứng bình thường;
Trang 5- Nam lưỡng giới giả nữ: là trường hợp có nhiễm sắc đồ kiểu nam 46, XY nhưng cơ quan sinh dục ngoài lại không thành hình hoàn chỉnh, không rõ nam hay nữ hoặc rõ là con gái Bên trong cơ thể thì 2 tinh hoàn có thể bình thường hay dị tật hay không có
- Lưỡng giới thật: là trường hợp có cả 2 tuyến sinh dục (cả tinh hoàn và buồng trứng) tồn tại trên một cá thể, từ sự cố về gen học và cũng rất hiếm Những người này có thể sống được nhưng không thể sinh sản và hạn chế về khả năng tình dục vì các hormon nam đã triệt tiêu tác dụng của các hormon
nữ và ngược lại Hai loại mô buồng trứng và tinh hoàn có thể trên cùng tuyến sinh dục (ovotestis) hay có một buồng trứng và một tinh hoàn riêng biệt Người bệnh có thể có nhiễm sắc thể giới XX hoặc XY hay cả hai
Hai là, giới tính chưa định hình chính xác được hiểu là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục
và nhiễm sắc thể giới
Điều kiện thứ hai, để một cá nhân có quyền xác định lại giới tính đó là độ
tuổi: về cơ bản thì không hạn chế bất kỳ một độ tuổi nào trong việc xác định lại giới tính của cá nhân Tuy nhiên, do Luật Dân sự đã quy định rất cụ thể
về năng lực hành vi dân sự của cá nhân tương ứng với từng độ tuổi: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự ” và « Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật này" Như vậy,
trong các mối quan hệ dân sự thì người thành niên được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được tự mình quyết định mọi vấn đề liên quan đến các giao dịch do mình thực hiện Còn các trường hợp khác phải có người
Trang 6giám hộ để đảm bảo quyền lợi cho cá nhân đó Việc xác định lại giới tính cho cá nhân cũng phải tuân theo các quy định về độ tuổi của cá nhân
Điều kiện thứ 3, về tính tự nguyện, trong mọi trường hợp người muốn xác
định lại giới tính phải làm đơn gửi cơ sở khám chữa bệnh xin xác định lại giới tính, nếu không có đơn thì cơ sở y tế không được phép tiến hành xác định lại giới tính cho cá nhân
II Sưu tầm 1 vụ việc liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của
cá nhân sau khi chết, và 1 vụ liên quan đến quyền xác định lại giới tính của cá nhân Vận dụng quy định pháp luật liên quan để phân tích và đưa ra những bình luận kiến nghị của nhóm về hai vụ việc này.
1.Vụ việc liên quan đến quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết.
Tử tù làm đơn xin hiến xác là Nguyễn Văn Hải (30 tuổi, trú tại Quảng Ninh) Tháng 8/2008, Nguyễn Văn Hải thuê một tàu ra một đảo gần đó chở hàng Tuy nhiên, ra đến giữa biển, Hải đã trói chủ tàu, đẩy xuống biển rồi mang tàu về Nghệ An bán được 7 triệu đồng Sau khi gây án, Hải trốn vào Nam nhưng sau đó chưa đầy nửa năm thì bị bắt tại Kiên Giang
Hải bị Tòa Phúc thẩm, TAND tối cao tại Hà Nội xét xử và tuyên phạt án tử hình về tội giết người và cướp tài sản Tháng 9/2009, cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh thông báo cho tử tù Nguyễn Văn Hải về việc viết đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm Tuy nhiên, thay vì viết đơn xin ân giảm,
bị án này lại viết đơn xin được thi hành án trong đó thể hiện nguyện vọng hiến xác cho y học
Lá đơn của tử tù này có đoạn: “Tôi có tội nên xin được thi hành án để trả lại
sự công bằng Tôi xin hiến xác cho khoa học để giúp đỡ những người đang
Trang 7bị bệnh tật, để chuộc lại những lỗi lầm tôi đã gây ra… Tôi đã mắc nhiều tội lỗi, tôi xin tình nguyện làm những việc như trên để linh hồn tôi khi chết được thanh thản”
Những người làm công tác quản lý trại tạm giam ở đây luôn tâm niệm các phạm nhân dù ngoài đời đã phạm tội ác tày trời nhưng vào trại thì trước hết
họ là một con người Vì thế, dù bất ngờ họ vẫn tôn trọng mong muốn xin hiến xác của Hải (http://vtc.vn/phap-luat/tung-co-2-tu-tu-xin-hien-xac-nhung-khong-duoc-chap-nhan-364725.html)
1.1.Phân tích vụ việc
Từ tình huống trên ta có thể phân tích vụ việc như sau:
Thứ nhất: Nguyễn Văn Hải là người đã bị Tòa án tuyên hình phạt tử hình và
đang bị giam trong trại tạm giam để chờ thi hành án tử hình Như vậy, việc Hải bị tuyên án đã làm hạn chế một số quyền công dân của Hải như: quyền được tự do, quyền được sống, quyền tự do cư trú,quyền được bầu cử, ứng cử… Hơn nữa Nguyễn Văn Hải muốn hiến xác thì thông tin của Hải là người như thế nào? Lý lịch nhân thân, thông tin về sức khỏe…? cũng cần được quan tâm đến
Thứ hai: Nguyễn Văn Hải tự nguyện hiến xác của mình sau khi thi hành án, thực tế Hải là một cá nhân ( con người cụ thể) đang còn sống và nhận thức được hành vi của mình, hiến xác là quyền cơ bản của mỗi cá nhân không phải là nghĩa vụ, không ai có quyền ép buộc hoặc cản trở người hiến thực hiện quyền này “ Tự nguyện” được hiểu là phải có sự thống nhất giữa ý chí của cá nhân và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài Trong vụ việc trên thì Hải đã thể hiện rõ ý chí bên trong và thể hiện rõ ý chí đó ra bên ngoài bằng việc viết
Trang 8đơn xin được hiến xác của mình sau khi thi hành án tử Vì việc hiến xác có tính chất quan trọng nên ý chí của người hiến phải được thể hiện ra bằng văn bản chứ không phải qua lời nói như một số giao dịch thông thường được Và nguyên tắc “tự nguyện” là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 4 Luật Hiến, láy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006 Nguyên tắc này được đòi hỏi là điều kiện cần cho hoạt động hiến xác
Thứ ba: việc Nguyễn Văn Hải hiến xác ở đây không nhằm mục đích thương mại mua bán xác người mà là vì mục đích cho y học, cho nghiên cứu khoa học để giúp đỡ người người đang bị bệnh tật Con người là giá trị cao quý nhất, là trung tâm của mọi chính sách, pháp luật, tất cả là vì con người và cho con người Đây cũng được xem là một nguyên tắc cơ bản trong luật hiến, lấy xác năm 2006 Hơn nữa hiến tặng xác là nghĩa cử vô cùng cao đẹp nên không thể mang ra mua bán Ttrong vụ việc trên với lỗi lầm mà tử tù Hải gây ra, anh thấy hối hận, day dứt nên muốn làm một điều gì đó để giảm bớt tội lỗi của mình bằng việc anh viết đơn tự nguyện xin được hiến xác cho
y học, cứu giúp người
1.2.Bình luận vụ việc
Tử tù Nguyễn Văn Hải là một chủ thể đặc biệt, đã lĩnh mức án tử hình và hạn chế một số quyền công dân Thế nhưng tử tù Nguyễn Văn Hải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng được ban hành năm 2006 nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hiến xác vì mục đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề này còn chưa rõ ràng, thiếu xót Điển hình là việc tử tù muốn hiến xác Điều 34, Bộ luật Dân
Trang 9sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền được hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học” Như vậy, chủ thể của việc hiến xác sau khi chết là “cá nhân” chứ không phải công dân Tử tù bị tước quyền công dân Tuy nhiên, tử tù là một cá nhân trong xã hội Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (ban hành năm 2006 - gọi tắt là Luật 2006) nêu rõ: “Người từ
đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác” Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 thì Nguyễn Văn Hải hoàn toàn có quyền hiến xác vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, sự việc còn gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý Trên thực tế, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc tử tù hiến xác Cụ thể mắc phải một số khó khăn sau:
xác tử tội phải chôn ở pháp trường, thân nhân không được đem về an táng
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không có quy định nào về việc cho phép thân nhân nhận lại xác; đến nay, chỉ thị trên vẫn còn hiệu lực và cản trở quyền được hiến xác của tử tù Thủ tục để tử tù Nguyễn Văn Hải hiến xác cũng hết sức phức tạp Chúng ta chỉ xét trường hợp tử tù hiến xác sau khi chết Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hình thức thi hành án tử hình duy nhất là bắn Các văn bản dưới luật hướng dẫn việc xử bắn sẽ được thực hiện bằng đội hành quyết, bắn một loạt đạn, tiếp đó đội trưởng thi hành án thực hiện phát súng ân huệ Theo quy trình ấy, thi thể tử tù sẽ bị bắn thủng nhiều
và về mặt y tế thì khó có thể tìm thấy bộ phận cơ thể nào còn nguyên vẹn, đủ giá trị để hiến, ghép
Trang 10Điều 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
năm 2006 quy định: “Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế” Vậy tử tù có được truy tặng Kỷ niệm chương
theo quy định của pháp luật không?
Hiện tại chưa có quy định nào của pháp luật về việc tử tù hiến xác và việc
tử tù hiến xác còn gặp rất nhiều cản trở về mặt pháp lý Tuy nhiên, việc tử tù xin hiến xác là một hành vi thể hiện tinh thần nhân đạo Đây là nguyện vọng cuối cùng của một người sắp chết Hơn nữa, nguyện vọng đó là vì sự phát triển của cộng đồng Hơn nữa nguồn mô, tạng phục vụ cho chữa bệnh và nghiên cứu khoa học ở nước ta còn thiếu rất nhiều
1.3 Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác sau khi chết
Từ những phân tích về vụ việc trên nhóm em xin đưa ra một số kiến nghị:
Thứ nhất, cần có sự thừa nhận của pháp luật về thi hành án tử hình đối với
việc các tử tù được tự nguyện hiến xác cho khoa học và xã hội Luật không cấm tử
tù hiến xác nhưng lại không có một quy định pháp lý nào về quy trình hiến xác và các thủ tục để tử tù hiến xác Hơn nữa, tranh cãi pháp lý về địa vị pháp lý của tử tù, mâu thuẫn giữa mục đích của hình phạt đối với tử tù và chế độ chăm sóc đặc biệt đối với người hiến xác khiến cho việc tử tù xin hiến xác hiện nay chưa thể làm được Mặc dù tại Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ngày 29/1/2006 khuyến khích việc hiến xác của các cá nhân nhưng trong các quy định về thi hình án tử hình trong các văn bản trước đây và ngay Luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ 1/7/2011 cũng không có quy định vấn đề này Bởi vậy, pháp luật cần có sự điều chỉnh phù hợp để đáp ứng nguyện vọng hiến xác của các tử tù,