HỒ CHÍ MINH ****** NGUYỄN THỊ MỸ LỆ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUÁ LIỀU LƯỢNG TRONG CANH TÁC RAU TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******
NGUYỄN THỊ MỸ LỆ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUÁ LIỀU LƯỢNG TRONG CANH TÁC RAU TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11/2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
******
NGUYỄN THỊ MỸ LỆ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUÁ LIỀU LƯỢNG TRONG CANH TÁC RAU TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số : 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học
Ts NGUYỄN VĂN NGÃI
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11/2011
Trang 3PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT QUÁ LIỀU LƯỢNG TRONG CANH TÁC RAU TẠI
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
NGUYỄN THỊ MỸ LỆ
Hội đồng chấm luận văn:
1 Chủ tịch: TS Lê Quang Thông
Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
2 Thư ký: TS Nguyễn Ngọc Thùy
Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
3 Phản biện 1: TS Trần Đắc Dân
Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
4 Phản biện 2: TS Nguyễn Tấn Khuyên
Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh
5 Ủy viên: TS Nguyễn Hữu Dũng
Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
1 Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ LỆ
2 Nam, nữ: Nữ
3.Ngày sinh: 01 tháng 4 năm 1982
4 Nơi sinh: Tỉnh Quảng Bình
5 Nguyên quán: xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
6 Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
7 Tốt nghiệp Đại học ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông, hệ chính quy, tại trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2006
8 Tháng 9 năm 2008 theo học cao học ngành kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
9 Địa chỉ liên lạc: 6/14 KP Tân Quý, phường Đông Hòa, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0919255265
Email: nguyen_myle14@yahoo.com
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng trong canh tác rau tại thành phố Biên Hòa” là công
trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực được thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm
ơn Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại Học, Khoa Kinh
Tế và quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngãi, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này, tôi vô cùng biết ơn và trân trọng những ý kiến quý báu Thầy đã giúp tôi trong suốt thời gian qua
Tôi xin chân thành cảm ơn các Phòng chức năng của thành phố Biên Hòa và các Hộ nông dân tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập các số liệu nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Trang 7Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích hiện trạng sử dụng thuốc BVTV không an toàn, phương pháp kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc quá liều trong canh tác rau Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 70 hộ trồng rau tại 4 phường, xã của thành phố Biên Hòa
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hô trồng rau đều vi phạm về quy tắc 4 đúng trong canh tác rau, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc quá liều lượng là: trình độ học vấn, diện tích/ lao động, số năm kinh nghiệm và nhà lưới
Trang 8ABSTRACT
The thesis: “Impact of the factors on determining decision of overdose chemical using for vegetable production in Bien Hoa City” During the period from November 2010 to November 2011 The main objectives of research was to Analyze impact of factors effecting to using unsafe pesticides in vegetables cultivating and to give solutions
Research used descriptive statistics method and economictric method Descriptive method indicator was used to analyze present condition of using unsafe pesticides in vegetables cultivating Economictric method to analyze impact of factors effecting to unsafe use of chemicals for vegetable production Research data was collected from 70 vegetable households in Bien Hoa city
Research result showed that all vegetable production households broke 4 right in using chemicals for vegetable production The factors determining decision
of unsafe chemical using for vegetable production are: education, net house, seniority, area/ labor
Trang 9MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Trang chuẩn y i
Lý lịch cá nhân ii
Tóm tắt v
Abstract vi
Mục lục vii
Danh sách các chữ viết tắt x
Danh sách các hình xi
Danh sách các bảng xii
MỞ ĐẦU 1
1.Sự cần thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3.Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan về tài liệu 4
1.1.1.Tình hình sản xuất rau trong nước 4
1.1.2.Tình hình sản xuất rau trên thế giới 8
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 10
1.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Biên Hòa 10
1.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa 12
1.3 Tổng quan về tình hình sản xuất rau tại thành phố Biên Hòa 13
1.4 Tổng quan về những nghiên cứu trước đây 14
Trang 10Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Cơ sở lý thuyết và các khái niệm cơ bản liên quan trong quá trình phân tích đề tài 16
2.1.1 Các khái niệm có liên quan về thuốc bảo vệ thực vật 16
2.1.1.1 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật 16
2.1.1.2.Tầm quan trọng của việc nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 16
2.1.1.3 Khái niệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và không an toàn trên cây
rau 17
2.1.1.4 Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến con người và môi trường 18
2.1.1.5 Khái niệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 19
2.1.2 Lý thuyết về kiến thức nông nghiệp 19
2.1.3 Lý thuyết về rủi ro khi ứng dụng công nghệ mới 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Nguồn thông tin, phương pháp và công cụ thu thập thông tin 21
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu 22
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 22
2.3 Mô hình nghiên cứu 22
2.3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình 22
2.3.2 Cơ sở lựa chọn các biến 25
2.3.3 Đánh giá và kiểm định ý nghĩa thống kê mô hình logit 28
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Đặc điểm của những hộ trồng rau 30
3.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội và kỹ thuật canh tác của người được phỏng vấn 30
3.1.2 Đặc điểm ngành nghề 33
3.1.3 Tham gia tập huấn khuyến nông 34
3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau tại thành phố Biên Hòa 35
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc BVTV quá liều của các hộ trồng rau. 40
3.3.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình 41
Trang 113.3.2 Tác động biên của các yếu tố lên xác xuất phun thuốc trừ sâu vượt liều 45
3.3.3 Kết luận từ mô hình logit 46
3.4 Những tồn tại trong việc sử dụng thuốc BVTV khi sản xuất rau 47
3.5 Giải pháp để sử dụng thuốc BVTV an toàn 49
3.5.1 Giải pháp về công tác quản lý 49
3.5.2 Giải pháp về kỹ thuật 50
3.5.3 Giải pháp về tuyên truyền và huấn luyện 51
3.5.4 Giải pháp về nguồn vốn 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
1.Kết luận 53
2.Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC
Trang 12a.i (active ingredient) Hoạt chất thuốc
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Lượng thuốc BVTV nhập khẩu qua các năm 6
Hình 1.2 So sánh tốc độ tăng diện tích đất trồng rau của một số quốc gia 9
Hình 1.3 Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa 11
Hình 3.1 Trình độ học vấn của người trồng rau 31
Hình 3.2 Tỉ lệ trồng rau trong nhà lưới so với các phương thức khác 34
Trang 14DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam giai đoạn 1991- 2009 5
Bảng 1.2 Mức độ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam 6
Bảng 1.3 Tình hình ngộ độc thực phẩm ở nước ta từ năm 1999 - 2009 7
Bảng 1.4 Thống kê tốc độ tăng diện tích và năng suất trồng rau, giai đoạn 1982- 2002 8
Bảng 1.5 Kết quả thanh, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau màu tại tỉnh Đồng Nai 14
Bảng 3.1 Diện tích đất của hộ nông dân được phỏng vấn ở thành phố Biên Hòa 31
Bảng 3.2 Đặc điểm hộ trồng rau 32
Bảng 3.3 Lý do lựa chọn nghề trồng rau và phương pháp trồng rau 33
Bảng 3.4 Những loại cây trồng chính 34
Bảng 3.5 Tham gia lớp tập huấn khuyến nông của các hộ trồng rau 35
Bảng 3.6 Danh sách thuốc BVTV được sử dụng trong trồng rau tại địa bàn 37 Bảng 3.7 Cơ sở để người dân trồng rau sử dụng thuốc hóa học 38
Bảng 3.8 Liều lượng thuốc BVTV 39
Bảng 3.9 Thời gian cách ly trước khi thu hoạch 40
Bảng 3.10 Kết quả phân tích 3 mô hình logit 41
Bảng 3.11 Hệ số tác động biên của một vài yếu tố trong mô hình logit 45
Bảng 3.12 Ước lượng xác suất sử dụng thuốc trừ sâu vượt liều theo tác động biên lên từng yếu tố 45
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Nông nghiệp nước ta chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng thuốc BVTV trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong thâm canh rau màu có xu hướng gia tăng cả về chất lượng lẫn chủng loại Một thực tế hiện nay là việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái
Rau là thức ăn hàng ngày và rất cần thiết cho cơ thể con người, nó cung cấp các chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất xơ trong bữa ăn của mọi người dân Cùng với sự phát triển của xã hội, đòi hỏi nhu cầu rau không những ngày càng tăng về số lượng mà còn đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất rau hiện nay, người nông dân thường chú trọng đến năng suất và sản lượng rau nên sử dụng nhiều các hợp chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh, đây chính
là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước, đất nông nghiệp, gây ảnh hưởng tới chất lượng của cây trồng, đặc biệt tác động xấu đến sức khoẻ của con người thông qua ăn uống Tình trạng ngộ độc cấp tính do người tiêu dùng vô tình sử dụng rau, thực phẩm nhiễm thuốc BVTV thường xuyên xảy ra Ngoài ra, những nguy hại tiềm ẩn như sự ô nhiễm môi trường nước, mạch nước ngầm, đất trồng trọt,
sự mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp từ việc lạm dụng thuốc BVTV trong bảo
Trang 16vệ cây trồng là điều có khả năng xảy ra Sự ngộ độc thức ăn từ rau xanh có xu hướng ngày một gia tăng Một số nguyên nhân được ghi nhận là lượng tồn dư của thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng nitrat và vi sinh vật gây bệnh đường ruột trong nông sản và rau xanh vượt mức quy định Trong những năm gần đây tình hình ngộ độc thuốc BVTV xảy ra rất nghiêm trọng, Cục y tế dự phòng và môi trường cho biết trong năm 2009 có 4.515 người bị nhiễm độc thuốc BVTV làm chết 138 người nên vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân và các cơ quan hữu trách
Thành phố Biên Hòa là một trong những vùng có diện tích canh tác rau khá lớn, cung cấp rau tươi các loại cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh.Thực tế, trong những năm gần đây, thành phố đã chú trọng thực hiện chương trình phát triển rau an toàn, huấn luyện và tực hiện chương trình IPM, hướng dẫn nông dân biết cách phòng trừ tổng hợp và sử dụng thuốc BVTV an toàn theo nguyên tắc “4 đúng” nhằm để tạo ra được những sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Nhưng vì rau xanh có nguồn tiêu thụ và có giá cao ổn định, vì mục tiêu lợi nhuận và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên người trồng rau chỉ chú trọng đến năng suất mà chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm,
do tính tự giác của người sản xuất thấp, kỹ thuật canh tác của nông dân trồng rau phần lớn theo tập quán và kinh nghiệm lưu truyền… do đó, vẫn còn tình trạng người trồng rau đã chỉ chú trọng đến biện pháp hóa học để bảo vệ cây trồng, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) không tuân thủ theo các nguyên tắc: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian cách ly Vì thế đã tạo ra những sản phẩm rau kém chất lượng, dư lượng thuốc BVTV tồn dư cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm mất lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm rau trên thị trường
Đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng trong canh tác rau trên địa bàn thành phố Biên Hòa” nhằm đánh giá được thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân trồng rau trên địa bàn TP Biên Hòa, cũng như mức độ và quy trình sử dụng thuốc bảo vệ
Trang 17thực vật Qua đó xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều của người dân và đề xuất những giải pháp chủ yếu để thành phố có chính sách thích hợp giúp người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp
lý, an toàn cho người tiêu dùng, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau và sản xuất rau an toàn, bền vững
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng thể
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng trong canh tác rau tại Thành phố Biên Hòa Từ đó, đề xuất giải pháp để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho người tiêu dùng và sản xuất rau an toàn, bền vững
3 Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn trong canh tác rau tại thành phố Biên Hòa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay tại thành phố Biên Hòa trồng rất nhiều loại rau Tuy nhiên, rau ăn lá được trồng phổ biến và có tần suất sâu hại xuất hiện nhiều Vì vậy, luận văn chỉ tiến hành thực hiện khảo sát trên phạm vi các hộ trồng rau ăn lá theo mô hình hộ nông dân tại Thành phố Biên Hòa
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về tài liệu
1.1.1.Tình hình sản xuất rau trong nước
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), đến năm
2009 cả nước có 400.000 ha rau, sản lượng 6 triệu tấn/năm với tiềm năng rất lớn về xuất khẩu
Tuy nhiên, do thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong thu hoạch, chế biến, tiêu thụ Hầu hết các địa phương đều chưa có quy hoạch cụ thể tạo thuận lợi cho việc tích tụ đất, lập trang trại để tạo ra được các vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh cho rau, sản xuất hàng hoá, tạo sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu Quy mô nhỏ lẻ, chưa thành sản xuất hàng hóa Cho tới nay, sản xuất của người nông dân vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm và phương pháp truyền thống, dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tự nhiên, theo mùa vụ nên vào thời kỳ cao điểm của các mùa
vụ (mùa đông với rau, mùa hè với quả) thì lượng hàng hoá tập trung quá cao, không tiêu thụ nhanh thì thua lỗ nặng, nhưng trái vụ thì hầu như không có, không tạo được sản lượng đủ lớn Sản xuất chủ yếu vẫn theo quy mô hộ gia đình, với mỗi hộ từ 200
- 300 m2 cho rau Quy mô sản xuất quá nhỏ bé khiến cho sản lượng hàng hóa không nhiều (quy mô sản xuất của Thái Lan là 5-10 ha/hộ, còn của Australia là 40-50 ha/hộ) Hạ tầng cơ sở cho sản xuất rau vừa yếu, thiếu, lại không đồng bộ, thường phải sử dụng chung với sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp nên rất khó đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 19Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam giai đoạn 1991- 2009
NA 644,0
NA
NA
400
3213,4 3304,7 3483,5 3793,6 4155,4 4706,9 4969,9 5236,6 5792,2 5732,1 6777,6 7485,0 8183,8 8876,8
NA 9653,0
Trang 20Bảng 1.2 Mức độ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Lượng thuốc bình quân trên 1 ha (kg) 0,5 1,05
45 22,54 32,03 Nguồn:Lê Văn Khoa, Trần Thiện Cường,Nguyễn Quốc Việt, Võ Văn Minh (2003)
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Hình 1.1 Lượng thuốc BVTV nhập khẩu qua các năm
Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ngày càng gia tăng, những năm 1990 lượng
thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,5kg a.i/ ha, từ năm 2000 lượng thuốc bình quân
1kg a.i/ha, đến nay là 1,4kg a.i/ha Lượng thuốc tiêu thụ qua các năm đều tăng, do
nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gây khó khăn cho công tác
quản lý, có quá nhiều tên thuốc nên người sử dụng khó lựa chọn được thuốc tốt,
Trang 21tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại vào biện pháp hóa học đã dể lại những hậu
quả xấu cho sản xuất và sức khỏe con người
Tình trạng sử dụng thuốc BVTV tràn lan, quá liều lượng, không hợp lý và lưu
thông tùy tiện các loại hóa chất trong nông nghiệp nhất là ở những vùng sản xuất
rau đã dẫn đến tình trạng ngộ độc tràn lan trên phạm vi cả nước
Nguồn: Cục vệ sinh ATTP, Bộ y tế
Theo thống kê của Cục Vệ sinh ATTP, Bộ Y tế(2009) trong số các nguyên
nhân gây ngộ độc thực phẩm thì nguyên nhân do ngộ độc hóa chất BVTV chiếm
23%, như vậy hàng năm số người bị ngộ độc hóa chất BVTV lên đến hàng ngàn
người gây tổn thất lớn cho xã hội
Trang 221.1.2.Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Diện tích trồng rau trên thế giới hiện nay đang tăng nhanh, cao hơn tốc độ tăng diện tích các giống cây trồng khác Nguyên nhân là do người nông dân chuyển một phần diện tích trồng ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau(FAO STAT, 2006)
Điển hình như ở Trung Quốc, diện tích đất trồng rau tăng rất ấn tượng, ngang với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này, đạt mức trung bình 6%/năm trong suốt
20 năm qua Trong khi đó, các nước đang phát triển ở châu Á và một số quốc gia phát triển khác có tốc độ tăng chậm hơn, đạt mức 3%/năm Tính chung trên toàn thế giới, diện tích đất trồng rau hiện đang tăng 2,8%/năm
Bảng 1.4 Thống kê tốc độ tăng diện tích và năng suất trồng rau, giai đoạn 1982-
Các nước đang phát triển ở Châu Á
Châu Mỹ Latinh &Caribbean
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Toàn thế giới
0,775,932,461,833,860,243,301,192,80
2,571,241,440,531,731,381,051,701,18Nguồn: FAO STAT, số liệu năm 2006 (C.Clavero phân tích)
Trang 23Nguồn: FAO STAT, số liệu năm 2006
Hình 1.2 So sánh tốc độ tăng diện tích đất trồng rau của một số quốc gia
Nền kinh tế của thế giới hiện nay đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao để đạt mục tiêu là tạo mức cân bằng mới, với sự ổn định thị trường trên toàn cầu Cùng với sự phát triển kinh tế đã kéo theo hàng loạt các vấn đề có liên quan đến môi trường xung quanh Do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và công nghiệp cũng như
sự gia tăng lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người Trong những năm gần đây các tổ chức quốc tế như Nông lương(FAO), y tế thế giới (WHO), và các tổ chức về môi trường đã đưa ra các khuyến cáo hạn chế việc sử dụng hóa chất nhân tạo vào nông nghiệp, xây dựng các quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo… Chính vì vậy, từ quy trình công nghệ sản xuất rau truyền thống, các nước này đã cải tiến công nghệ sản xuất rau an toàn và được phát triển mạnh, ngày càng được phỗ biến rộng rãi trên thế giới Ở các nước phát triển công nghệ sản xuất rau được hoàn thiện ở trình độ cao Sản xuất rau
an toàn trong nhà lưới, nhà kính, trong dung dịch đã trở nên quen thuộc Phần lớn
Trang 24các loại rau quả trên thị trường đều có thể sản xuất theo quy trình rau an toàn Vì vậy rau an toàn là nhu cầu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày ở các nước này Những năm gần đây một số nước như Singapo, Thái Lan, Hồng Công cũng đã phát triển mạnh trong công nghệ sản xuất RAT để phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu Ở Đức có hàng ngàn cửa hàng bán “rau xanh sinh thái”, và “trái cây sinh thái” để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng
1.1.3 Tình hình sản xuất và sử dụng thuôc BVTV trên thế giới
Ở thập kỷ 80 lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở các nước như: Indonesia, Srilanca, Philipin đã gia tăng hơn 10% hàng năm Tổ chức y tế thế giới
đã ước tính rằng mỗi năm có 3% lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển
bị nhiễm độc thuốc BVTV Trong thập kỷ 90 ở Châu Phi hàng năm có khoảng 11 triệu trường hợp bị ngộ độc Ở Malaisia hàng năm có 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm, 15% người bị ngộ độc thuốc BVTV ít nhất một lần trong đời
Trong 10 năm trở lại đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ trên thế giới có xu hướng giảm nhưng giá trị của thuốc tang không ngừng Nhiều loại thuốc cũ giá rẻ dùng với lượng lớn gây độc hại tới môi trường đã được thay thế dần bằng các loại thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn và dùng ít hơn nhưng giá thành lại cao
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Biên Hòa Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Biên Hòa là thành phố loại II, là trung tâm kinh tế chính trị của Đồng Nai, có vị trí nằm ở phía tây của tỉnh với 26 đơn vị hành chính Tổng diện tích là 15508,57 ha, chiếm 2,63 % diện tích tự nhiên của tỉnh, mật độ dân số trung bình 3430 người/ km2
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu
Phí Đông giáp huyện Trảng Bom
Phía Nam giáp huyện Long Thành
Phía Tây giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 25Thành phố Biên Hòa nằm hai bên bờ sông Đồng Nai, giáp quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của Đồng Nai và vùng Đông Nam Bộ
Hình 1.3 Bản đồ hành chính thành phố Biên Hòa Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu: thành phố Biên Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với các đặc trưng của khí hậu Đông nam bộ, đặc điểm nắng nhiều, mưa tập trung theo mùa Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và thường hết sớm hơn miền tây nam bộ, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Thủy văn: chế độ thủy văn của sông Đồng Nai ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kênh rạch trong khu vực Đoạn sông Đồng Nai qua thành phố Biên hòa khoảng 10km phân thành 6 nhóm phụ tạo nên cù lao Hiệp Hòa Sông Đồng Nai là nguồn nước mặt lớn cung cấp nước ngọt cho thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu Ngoài sông Đồng Nai trên địa bàn thành phố Biên Hòa còn có hệ thống các sông, suối, rạch và ao, hồ khác chủ yếu tiêu thoát nước cho mùa mưa
Trang 26Đặc điểm địa hình
Thành phố Biên Hòa có địa hình rất phức tạp và đa dạng gồm đồng bằng, chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, có xu hướng thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây
1.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa
Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,29%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, tương xứng với một trung tâm kinh tế - công nghiệp của tỉnh Trong đó, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông – lâm- thủy sản GDP bình quân đầu người tăng 14,38% Như vậy trong những năm qua kinh tế của Biên Hòa không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong và ngoài tỉnh, thu nhập bình quân đầu người tăng Tuy nhiên cũng gây áp lực không nhỏ đối với đất đai do việc xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư và các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân
Dân số, lao động của thành phố Biên Hòa
Dân số
Hiện nay tổng dân số của thành phố khoảng 541.495 người với 116.200 hộ (bình quân
5 người/hộ) Trong đó, dân số thành thị khoảng 505.595 người và dân số nông thôn là 35.900 người Dân số Biên Hòa trong những năm qua đã tăng với tốc độ cao chủ yếu
do tăng nhanh dân số cơ học Mật độ dân số trung bình của thành phố là 3492 người/
km2 tuy nhiên phân bố không đều, ở các phường nội ô như Trung Dũng, Hòa Bình, Quyết Thắng, Quang Vinh dân số tập trung đông, mật độ trung bình trên 10.000 người/
km2 , còn đối với các phường xã ngoại ô như Tân Hạnh, Hóa An, Long Bình Tân, Trảng Dài thì sự phân bố thưa dần trung bình dưới 3000 người/ km2
Lao động
Lực lượng lao động không ngừng tăng qua các năm, cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Số lao động trong khu vực nông nghiệp của thành phố luôn
Trang 27giữ ở mức ổn định (khoảng 10000 người), tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 4,72% xuống còn 3,79% Điều này thể hiện đặc thù của nền kinh tế công nghiệp và quá trình đô thị hóa nông thôn
1.3 Tổng quan về tình hình sản xuất rau tại thành phố Biên Hòa
Tp Biên Hòa có 11 phường, xã trồng rau từ lâu đời Cùng với tốc độ gia tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sản xuất rau ở Tp Biên Hòa vẫn phát triển dưới sức ép của tốc độ đô thị hóa của khu đô thị Theo số liệu báo cáo phòng Kinh tế Biên Hòa(2010) thành phố hiện có tổng diện tích canh tác rau 461ha, tập trung chủ yếu ở các phường Tân Phong, Tân Biên, Trảng Dài, Hóa An, Tân Hạnh Năm 2001 địa phương bắt đầu phát triển chương trình trồng rau an toàn, năm 2003 có 11 phường xã tham gia trồng RAT với diện tích và sản lượng gia tăng đáng kể Đến năm 2005 do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích sử dụng khác như phát triển khu công nghiệp, quy hoạch làm đường hoặc chuyển sang đất thỗ cư nên diện tích trồng RAT giảm đáng kể từ 63,5 ha còn 43 ha và đến nay các HTX RAT hầu như tồn tại không có hiệu quả nên nông dân rút ra khỏi HTX và trồng theo hộ gia đình và trồng theo phương pháp truyền thống là chủ yếu Diện tích trồng RAT chỉ chiếm 1,5% diện tích trồng rau màu của địa phương
Hiện nay phần lớn rau được tư thương mua tại ruộng theo giá thỏa thuận, tuy nhiên tư thương luôn tìm cách ép giá người trồng rau vào thời điểm thu hoạch rộ Mặc dù là vùng trồng rau hàng hóa nhưng người trồng rau chỉ đưa ra thị trường bán những gì họ có mà không thâm nhập thị trường để bán những gì thị trường cần
Trang 28Khó khăn
Cùng với tốc độ đô thị hóa thì diện tích canh tác rau ngày càng thu hẹp dần,
còn nhiều quy hoạch treo nên người trồng rau không an tâm sản xuất, tỉ lệ đất trống
bỏ hoang nhiều
Nhà nước chưa có hệ thống quản lý chất lượng rau nên người trồng rau trồng
một cách tự phát, không đảm bảo an toàn
Bảng 1.5 Kết quả thanh, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau màu tại
tỉnh Đồng Nai
Khoản mục
Năm 2002 Năm 2006
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số hộ dùng thuốc ngoài danh mục 126 5,50 118 7,70
Số hộ dùng thuốc không rõ nguồn gốc 32 1,40 16 1,04
Số hộ không đảm bảo thời gian cách ly 244 10,70 238 15,48
Số hộ dùng thuốc không đúng kỹ thuật 1.200 52,63 686 44,63
Nguồn: Sở NN&PTNT Đồng Nai
Kết quả thanh, kiểm tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên rau màu tại tỉnh
Đồng Nai của cục BVTV năm 2006 thì có đến 70% hộ vi phạm về quy tắc an toàn
trông canh tác rau
1.4 Tổng quan về những nghiên cứu trước đây
- Phạm Văn Hội (2008) đã mô tả thực trạng sử dụng thuốc BVTV ngày càng
gia tăng về số lượng và chủng loại trong những năm qua ở Việt Nam và chỉ ra một
số hạn chế trong cách tiếp cận quản lý sản xuất nông nghiệp nói chung và thuốc
BVTV nói riêng của một số cơ quan quản lý nhà nước và từ đó đề xuất một số giải
pháp vĩ mô nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV của người dân, tăng cường độ
an toàn của các sản phẩm nông nghiệp
Trang 29- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2007) đã kết luận rằng đa số nông dân sử dụng hoá chất dựa trên cảm tính kinh nghiệm, ít theo chỉ dẫn và ít theo nguyên tắc 4 đúng (đúng liều, đúng lúc, đúng cách, đúng thuốc) Các thuốc trừ sâu cần dùng trên rau hiện nay là DDT, BHC, methyl parathion, Monitor, Demecron, azodrin, furadan, Vifuran, Yaltox, Sát trùng linh, Demon, Kelthan, bidrin, thiodan, Endosol, Cyclodan, Thasodant, Thiodol, Tigiodan, Lannate , cũng còn một số ít hộ sử dụng, nhưng do họ không biết hoặc giấu nhãn hiệu
-Theo Moustier (2000,trích bởi Nguyễn Văn Dư 2007) tình hình sản xuất nhỏ
lẻ, manh mún và thiếu đồng bộ dẫn tới nhiều sâu bệnh và sản phẩm có chất lượng thấp Với giới hạn về diện tích canh tác, thường là dưới 500m2, người trồng rau phải dùng một lượng lớn phân bón để kích thích tăng trưởng và thuốc trừ sâu để bảo
vệ khỏi sự phá hoại của sâu bọ nhằm đạt được sản lượng cao
- Trần Công Nhờ (2009) đã phân tích các yếu tố tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau và nêu lên thực trạng tồn dư thuốc BVTV trên rau đáng báo động, không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, người sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của rau trên thị trường Tác giả đã nêu lên các yếu tố dẫn đến việc tồn dư thuốc BVTV trên rau là sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép hoặc quá hạn sử dụng, liều dùng vượt mức khuyến cáo và không đảm bảo thời gian cách ly cũng như những bất cập trong việc quản lý thuốc BVTV
Trang 30Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết và các khái niệm cơ bản liên quan trong quá trình phân tích đề tài
2.1.1 Các khái niệm có liên quan về thuốc bảo vệ thực vật
2.1.1.1 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác (Điều 3- Pháp lệnh của UB.Thường vụ Quốc Hội về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, 2002)
2.1.1.2.Tầm quan trọng của việc nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp: thuốc sẽ tác động đến dịch hại Nếu không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thì thuốc bảo vệ thực vật không chỉ gây độc cho dịch hại mà còn gây hại cho con người, cây trồng, sinh vật
có ích và môi trường sống Trong những năm gần đây, do người nông dân sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, do đó đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thoái hóa và tỷ lệ người dân bị ngộ độc ngày càng gia tăng Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn được xem là nền tảng, cơ sở để tiến đến sản xuất nông nghiệp bền vững Quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế- xã hội của Quốc Gia đã có những tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người
Trang 312.1.1.3 Khái niệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và không an toàn trên cây rau
Khái niệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn trên cây rau
Các yếu tố gây ô nhiễm trên rau xanh thường có trong thuốc bảo vệ thực vật Đây là một trong những vật tư kỹ thuật không thể thiếu trong canh tác rau Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao là những nguyên nhân chủ yếu làm rau bị
ô nhiễm, lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng quy định Việc sử dụng thuốc đúng kỹ thuật không những đạt được mục tiêu giết chết sâu hại, bệnh hại, tăng hiệu quả phòng trừ, giảm chi phí mà còn bảo vệ sức khỏe con người và môi trường Vì vậy, các hộ nông dân trồng rau phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho người sử dụng và người tiêu dùng
là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách và đúng thời gian (Trung tâm khuyến nông Quốc Gia)
thực phẩm
Đúng liều lượng, nồng độ
Mỗi loại thuốc, dù là trừ sâu, trừ bệnh hay trừ cỏ có tác dụng hiệu quả nhất ở một liều lượng nhất định Người sử dụng thuốc cần phải biết nồng độ thuốc sử dụng trước khi phun và phải sử dụng đúng nồng độ, liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng Việc dùng đúng liều lượng thuốc còn có ý nghĩa bảo đảm an toàn vệ sinh nông sản phẩm
Trang 32Đúng thời gian
Trong thực tế sản xuất thường gặp hiện tượng phun thuốc không đúng lúc: Mới thấy sâu xuất hiện đã tiến hành phun ngay, nhưng cũng có khi để sâu bệnh phát triển tràn lan mới phun Cả hai trường hợp này, việc phun thuốc không mang lại hiệu quả mong muốn Phun sớm quá, khi sâu bệnh xuất hiện còn ít, sẽ gây lãng phí, song phun muộn quá, khi cây trồng đã bị phá hại nhiều, sâu non vào nhộng thì việc phun không còn tác dụng nữa Do đó, cần phải sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc, từng loại rau, không phun thuốc gần ngày thu hoạch Thời gian cách ly: Thời gian cách ly là tính từ thời điểm phun thuốc lần cuối cho đến lúc thu hoạch và được tính bằng ngày
Đúng cách
Đối với từng loại thuốc BVTV đều được hướng dẫn sử dụng từng thuốc và đa dạng thuốc Chế phẩm dạng bột, thấm nước, dạng sữa phải pha với nước; dạng hạt, viên nhỏ thì rải vào đất; có dạng để phun mù, phun sương với lượng rất nhỏ hoặc có dạng thuốc chỉ để xông hơi, khử trùng kho tàng Đa số thuốc BVTV trong trồng trọt thuộc dạng pha với nước hoặc rải vào đất
Cách phun thuốc cũng có hướng dẫn và cần tuân thủ chặt chẽ Dịch hại phát triển
ở mặt dưới lá, chỉ ở phần lộc non hoặc ở gốc cổ rễ thì cách sử dụng đúng là phun chủ yếu vào nơi có dịch hại
Khái niệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn: Là lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng tùy tiện các loại thuốc bảo vệ thực vật, không tuân thủ đúng theo các nguyên tắc: đúng thuốc, đúng liều lượng- nồng độ, đúng cách, đúng thời gian Đây là những nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường
2.1.1.4 Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến con người và môi trường
Thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người như gây ra một số bệnh ung thư, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh hiểm nghèo khác do tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn lại trên nông
Trang 33sản vượt mức cho phép Có thể nói dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ít hay nhiều đều gây độc hại cho sức khoẻ con người, đặc biệt là dư lượng thuốc trừ sâu còn tồn dư trong rau có thể làm người tiêu dùng bị ngộ độc, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
Thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí do con người sử dụng quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng
Trần Thị Thanh Dung (1997, trích bởi Nguyễn Văn Dư, 2007) đã nghiên cứu các ảnh hưởng của sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa đến chất lượng môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam, tác giả đã thông báo rằng nông dân Việt Nam đã gia tăng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu, cả về số lượng và chủng loại Hơn 96% nông dân đã sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ mùa màng Hậu quả là nếu tăng 1% trong chi phí sử dụng thuốc thì chi phí về sức khỏe sẽ tăng từ 0.5 tới 0.55% Tác giả cũng kết luận rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy cách thì không chỉ ảnh hưởng tới việc giảm sút về sản lượng mà còn gây ảnh hưởng tới môi trường
Kết quả công trình nghiên cứu của Lê Văn Khoa (2003), cho thấy tình trạng lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là thuốc trừ sâu (trích Đinh Phi Hổ, 2008)
2.1.1.5 Khái niệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Theo FAO/WHO (1994, trích Nguyễn Nam Hải, 2006), mức dư lượng tối đa (MRL) của một số thuốc bảo vệ thực vật trên rau tươi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
2.1.2 Lý thuyết về kiến thức nông nghiệp
Kiến thức nông nghiệp của nông dân có thể xem như là tổng thể các kiến thức
về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình Kiến thức nông nghiệp bao gồm kiến thức chung về nông nghiệp và kiến thức kỹ thuật nông nghiệp
Theo Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất
Trang 34Kiến thức chung về nông nghiệp: được xem xét bởi mức độ tham gia của nông dân vào các hoạt động cộng đồng nông thôn Nông dân tham gia vào các hoạt động khuyến nông và xã hội ở nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận các kiến thức nông nghiệp hiện đại, học hỏi các kỹ thuật mới và như vậy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của họ
2.1.3 Lý thuyết về rủi ro khi ứng dụng công nghệ mới
Wharton (1971) đã đưa ra 6 nguyên nhân chính giải thích lý do tại sao mà nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới (Đinh Phi Hỗ, 2008)
(a) Không biết hoặc không hiểu về kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng (b) Không có đủ năng lực để thực hiện: vì điều kiện để thực hiện kỹ thuật mới đòi hỏi người dân phải có kiến thức và kỹ năng mới nhưng họ lại không có đủ những điều kiện trên để thực hiện kỹ thuật mới
(c) Không được chấp nhận về mặt tâm lý, văn hoá và xã hội: do những kỹ thuật mới không phù hợp với tâm lý, văn hóa và xã hội mang tính truyền thống của nông dân
(d) Không được thích nghi: Do kỹ thuật mới chưa được thử nghiệm tại địa phương mà nông dân cư trú Vì thế, người nông dân có sự hoài nghi không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện tự nhiên địa phương không
(e) Không khả thi về kinh tế: Do khi áp dụng kỹ thuật mới, chi phí tăng cùng với sản lượng tăng nhưng khả năng sinh lợi thấp hơn so với cách tính truyền thống (f) Không sẵn có điều kiện để áp dụng
Trong 6 yếu tố ảnh hưởng chính đến việc nông dân không sẳn lòng áp dụng kỹ thuật mới thì có đến 3 yếu tố là do kiến thức nông nghiệp hạn chế của nông dân
Trang 352.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nguồn thông tin, phương pháp và công cụ thu thập thông tin
Nguồn thông tin
Kết hợp từ hai nguồn thông tin cần thu thập là thông tin xuất phát từ những
hộ trồng rau trên địa bàn Thành phố Biên Hòa (người trực tiếp sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trên cây rau) và thông tin từ Phòng nông nghiệp, phòng thống kê, Hội nông dân các phường xã thuộc thành phố Biên Hòa, trạm Khuyến Nông, Chi Cục BVTV Thành phố Biên Hòa, báo chí, internet Trong đó, thông tin từ hộ nông dân trồng rau là nguồn thông tin chủ yếu
Phương pháp thu thập thông tin
Thực tế, hiện nay trên địa bàn Thành phố Biên Hòa số hộ gia đình trồng rau tập trung nhiều nhất ở 5 phường, xã: Tân Hạnh, Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình, Hóa An Do địa bàn rộng và giới hạn về mặt thời gian nên số lượng hộ được điều tra để thực hiện mục tiêu nghiên cứu là 70 hộ nông dân trồng rau ở 4 phường, xã Trảng Dài, Tân Phong, Tân Hạnh, Tân Biên Thông tin được thu thập bằng cách điều tra ngẫu nhiên một số hộ trồng rau tại Thành phố Biên Hòa thông qua phương pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi Kỹ thuật phỏng vấn và bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu để làm cơ sở cho việc khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến
số, thu thập dữ liệu thực tế của các biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích, đánh giá, kiểm định mô hình nghiên cứu
Công cụ thu thập thông tin
Công cụ thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn là kế hoạch phỏng vấn những thông tin cơ bản của hộ nông dân trồng rau theo quy mô hộ gia đình như việc sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác Công cụ thu thập thông tin bằng phương pháp bảng câu hỏi là bảng câu hỏi
Trang 362.2.2 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu sao cho khả năng được chọn của tất cả các đơn vị được chọn ra là như nhau (mỗi đơn vị được chọn ra đều không
có dụng ý trước mà chỉ là sự ngẫu nhiên)
Quy mô mẫu: Mô hình nghiên cứu với kích thước mẫu là 70 mẫu
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài có sử dụng phương pháp thống kê mô tả Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân trong trồng rau tại địa bàn nghiên cứu Sử dụng chương trình Excel để tính các trị số mô tả thống kê cho mẫu nghiên cứu Bên cạnh đó, khóa luận còn dùng phần mềm Eview để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn trong trồng rau của người nông dân trên địa bàn
2.3 Mô hình nghiên cứu
2.3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình
Phân tích hồi qui trong kinh tế lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Thông thường, chúng ta thường gặp các biến phụ thuộc ở dạng liên tục và các biến độc lập ở dạng liên tục hoặc không liên tục Tuy nhiên trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp mà biến phụ thuộc không phải là một biến liên tục, nó là 1 biến định tính Biến định tính nhận hai giá trị như: có/không, tham gia/không tham gia, đóng góp/không đóng góp, áp dụng kỹ thuật mới hay không, chọn/ không chọn… Các phương pháp phân tích như mô hình hồi qui tuyến tính không thể áp dụng được cho các loại biến phụ thuộc định tính
Đối với loại biến này, các loại mô hình lựa chọn rời rạc như mô hình xác suất tuyến tính (LPM) có thể được xem xét, tuy nhiên mô hình Logit vẫn tỏ ra thích hợp hơn bởi vì mô hình LPM có nhiều nhược điểm, ví dụ như vi phạm nguyên tắc xác suất hay dễ bị phương sai sai số thay đổi
Trang 37Do khái niệm an toàn bao hàm rất nhiều nội dung, ở đây ta chỉ xét về mặt sử dụng thuốc có đúng liều lượng hay không Vì mô hình với biến phụ thuộc Y là biến định tính có 2 tính chất: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều (Nếu người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều thì Y = 1; Ngược lại nếu người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều thì Y =0) nên ta sử dụng mô hình logit nhằm xem xét, đánh giá được tầm quan trọng tương đối và tác động sự thay đổi của biến độc lập sẽ ảnh hưởng lên biến phụ thuộc như thế nào
Xác suất mà người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều (Y=1) với điều kiện Xi đã xảy ra sẽ là:
)
( 0 1 1 2 21
11
1
i i
Z i
e e
11
i i
Z i
e e
Zi sẽ nhận giá trị từ -∞ đến + ∞ và Pi thay đổi 0 đến 1, khi đó Pi
quan hệ phi tuyến tính Zi.
Sau khi biến đổi và thực hiện lấy logarit, mô hình logit áp dụng cho đề tài có dạng như sau:
Li = Ln[Pi/(1-Pi)] =Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + … + βiXi+ ui
Trong đó: L: là logit
Yi là biến phụ thuộc, biến giả (Y=1: sử dụng thuốc BVTVquá liều; Y=0: sử dụng thuốc BVTV đúng liều
β1, β2, β3, βi: Các hệ số hồi quy của các biến số
ui là sai số ngẫu nhiên
Trang 38X1, X2, X3 Xi: là những biến độc lập (các nhân tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều)
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
i
e
e P
P O
) (
Gọi Odds (O) của 2 sự kiện:
0 0
(là hệ số chênh lệch về sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật quá liều ban đầu, trong đó P0 là xác suất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều ban đầu)
iXi X
X Z
e e
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố Xi tăng lên một đơn vị thì
hệ số chênh lệch về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều mới:
i i
i i i
i i i
e P
) 1 (
e O
1
Thế hệ số Odd vào, ta được:
) 1
e P
Trang 392.3.2 Cơ sở lựa chọn các biến
Thông qua những nghiên cứu trước và những thông tin qua báo đài, internet Những người nông dân trồng rau đều thấy được tác hại của việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật quá liều quy định Nhưng để người nông dân trồng rau có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách an toàn trên cây rau còn gặp rất nhiều khó khăn Đề tài sẽ xác định yếu tố nào đã ảnh hưởng việc người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá liều khuyến cáo
Các biến được đưa vào mô hình là diện tích đất/lao động, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trồng rau, rau trồng trong nhà lưới, và có tham gia khuyến nông Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình:
Mô hình: Li = Ln[Pi/(1-Pi)] = β0 + β1 DTICH/LĐ + β2.HVAN + β3.SNKN + β4.NHALUOI+β5.KNONG
Trong đó: Pi là xác suất để Y=1, tức là trả lời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều
Trang 40
Các biến đưa vào mô hình và dấu kỳ vọng:
Ký hiệu biến Diễn giải Kỳ vọng
dấu
Y Y là biến phụ thuộc đại diện cho những hộ trồng rau sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều nhận giá trị bằng 1 (Y=1) và Y=0 cho những hộ trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng
LĐ Diện tích rau tính trên lao động trồng rau của hộ
X 3 :SNKN Số năm kinh nghiệm của người trồng rau (năm) -
X 4 :NHALUOI Nhà lưới là biến dummy nhận giá trị là 1 nếu trồng
trong nhà lưới, không trồng rau trong nhà lưới nhận giá trị là 0
-
X 5 :KNONG Khuyến nông là biến DUMMY, nhận giá trị là 0 nếu
người trồng rau có tham gia lớp tập huấn kiến thức về
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn Nhận giá trị là 1 nều người trồng rau không tham gia tập huấn kiến thức
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn