1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thuộc tiêu chí quy hoạch trong quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2017 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 tại xã trung thành huyện vị xuyên tỉnh hà giang

70 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN THÁI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THUỘC TIÊU CHÍ QUY HOẠCH TRONG QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 20

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN THÁI

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THUỘC TIÊU CHÍ QUY HOẠCH TRONG QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TẠI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ

GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thái Nguyên, 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI VĂN THÁI

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THUỘC TIÊU CHÍ QUY HOẠCH TRONG QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011 – 2017 VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TẠI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ

GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Lợi

Thái Nguyên, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên cuốikhóa học, đây là giai doạn cần thiết để mối sinh viên nâng cao năng lực trithức và khả năng sáng tạo của mình, đồng thời còn giúp sinh viên tổng hợpđược kiến thức đã học, làm quen dần với nghiên cứu khoa học Nhằm hoànthành mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên môn với đầy đủ tri thức lý luận và kỹnăng thực tiễn

Khóa luận nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy,

Cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên – Trường Đại Học Nông Lâm TháiNguyên, các đoàn thể, đơn vị đã tạo diều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt bàibáo cáo này

Em vô cùng cảm ơn TS Nguyễn Thị Lợi – Giảng viên Khoa Quản Lý

Tài Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốtthời gian nghiên cứu đề tài

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tàinguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ Đồng thời, em xin chân thành cảm ơncán bộ, công chức Trung Tâm Tài Nguyên Môi Trường Miền Núi – TrườngĐại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn emtrong quá thời gian em thực tập tại đơn vị đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ emtrong quá trình nghiên cứu đề tài

Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên khóa luận của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đónggóp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Bùi Văn Thái

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số xã Trung Thành năm 2017 21

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Trung Thành đến 2017 22

Bảng 4.3: Hiện trạng các tuyến đường trục chính xã, liên xã năm 2017 25

Bảng 4.4: Hiện trạng các tuyến đường trục liên thôn, chính thôn năm 2017

26 Bảng 4.5: Hiện trạng tổng hợp các trạm biếp áp xã Trung Thành năm 2017

27

Bảng 4.6: Hiện trạng tổng hợp hệ thống giao thông xã Trung Thành 2017

28 Bảng 4.7 Đánh giá các tiêu chí XDNTM theo Quyết định 647/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang 29

Bảng 4.8: Quy hoạch nhà văn hóa thể thao thôn 34

Bảng 4.9: Dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2020 36

Bảng 4.10: Quy mô và nguồn cấp nước sinh hoạt xã Trung Thành 37

Bảng 4.11: Quy hoạch nâng cấp, mở mới giao thông trục liên thôn, nội thôn đến năm 2020 41

Bảng 4.12: Dự báo nhu cầu sử dụng điện giai đoạn 2018 – 2020 42

Bảng 4.13: Quy hoạch các trạm biến áp xã Trung Thành đến năm 2020 43

Bảng 4.14: Dự báo phát triển trồng trọt xã Trung Thành đến năm 2020 45

Bảng 4.15: Dự báo phát triển chăn nuôi xã Trung Thành đến năm 2020 47

Bảng 4.16: Cân bằng sử dụng đất xã Trung Thành đến năm 2020 48

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 Bộ VH – TT – DL Bộ văn hóa – thông tin – du lịch

5 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Trang 6

MỤC LỤC

Trang 7

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2.Mục đích đề tài 2

1.2.1 Mục đích chung 2

1.2.2 Mục đích cụ thể 2

1.3.Yêu cầu đề tài 3

1.4.Ý nghĩa đề tài 3

1.4.1 nghĩaÝ trong học tập và nghiên cứu 3

1.4.2 nghĩaÝ trong thực tiễn 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Những vấn đề về nông thôn mới 4

2.1.2 Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 6

2.2 Cơ sở thực tiễn về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới trong thời

kỳ mới 11

2.2.1 Những thành công bước đầu của “Chương trình xây dựng thí điểm mô

hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” 11

2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số nước trên thế giới 12

2.2.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh trong nước 13

2.2.4 Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên

15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17

3.1.2 vi nghiên cứu

17 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17

Trang 8

3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1 Nội dung nghiên cứu 17

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 17

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19

4.1.Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội

của xã Trung Thành 19

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 19

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 20

4.2 Hiện trạng sử dụng đất và không gian kiến trúc hạ tầng cơ sở của xã

Trung Thành 22

4.2.1 Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Trung Thành 22

Đất nông nghiệp 22

4.2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng – văn hóa – xã hội 23

4.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 24

4.2.4 Đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã Trung Thành 29

4.3 Định hướng sử dụng đất của xã Trung Thành đến năm 2020 32

4.3.1 Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư 32

4.3.2 Quy hoạch hạ tầng xã hội 33

4.3.3 Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật 39

4.3.4 Định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp 43

4.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 49

4.4.1 Thuận lợi 49

4.4.2 Khó khăn 49

4.4.3 Các giải pháp thực hiện 50

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5 2 Kiến nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 10

là mục tiêu, vừa là động lực phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn,

hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông thôn nói riêng và sự pháttriển của quốc gia nói chung Xây dựng nông thôn mới nhằm phát triểntoàn diện: Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng toàn diện tạo điều kiện pháttriển kinh tế, giao lưu hàng hóa; cơ cấu kinh tế hợp lý, thu nhập, đời sốngvật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; môi trường và an ninhnông thôn được đảm bảo; xây dựng nếp sống văn hóa thay đổi bộ mặtnông thôn, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp

Trung Thành là một xã vùng II của huyện Vị Xuyên, có tổng diện tích

tự nhiên 5.763 ha, dân số 5.396 khẩu (1.252 hộ), phân bổ thành 12 đơn vịthôn bản, với 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng, Kinh, Hoa Hán,H’Mông, Dao, La Chí, Cao Lan Xã được xác định là 1 trong 3 xã điểm nôngthôn mới của tỉnh Hà Giang Tuy nhiên với đặc thù là xã thuần nông, cơ sở hạtầng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp,

đã ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng Bộ

Thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010-2020; Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnhlần thứ XV về Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn

Trang 11

tỉnh Hà Giang, xã Trung Thành có nhiệm vụ hoàn thành xây dựng nông thônmới trong giai đoạn từ năm 2015-2020.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình, phát triển nôngthôn một cách bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từngbước cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần, tạo ra diện mạo mới chonông thôn theo hướng hiện đại văn minh thì việc lập Đồ án quy hoạch xâydựng nông thôn mới xã Trung Thành giai đoạn 2011-2020 là rất cần thiếttrong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhằm đảmbảo sự phân bố và phát triển hợp lý góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của xãphát triển Đồng thời, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có trên địa bàn xã tạođộng lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội địa phương

Xuất phát từ thực tế đó được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đại họcNông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ Nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, dưới sự

hướng dẫn của cô giáo TS Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thuộc tiêu chí quy hoạch trong quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2017 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang’’

1.2 Mục đích đề tài

1.2.1 Mục đích chung

Đánh giá được kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới và định hướng

sử dụng đất đến năm 2020 tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh HàGiang nhằm nhìn nhận những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại để

từ đó rút ra kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nângcao tính khả thi của các phương án thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạntiếp theo

1.2.2 Mục đích cụ thể

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trung Thành,huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;

Trang 12

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tiến trình xây dựng cơ sở hạ

tầng theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện

Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất đối với hạng mục cơ sở hạ tầngtheo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và đề xuất các giảipháp nhằm thực hiện trong thời gian tới tại xã Trung Thành

1.3 Yêu cầu đề tài

- Điều tra chính xác tình hình cơ bản của xã

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã

- Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội xã

Xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chí nông thôn mới phù hợp vớiQHTTKTXH, QHSDĐ, đảm bảo khả thi, sáng tạo, khoa học nhằm nâng caohiệu quả tiết kiệm đất đai, tạo cơ sở cho sụ phát triển của xã

1.4 Ý nghĩa đề tài

1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu

Là cơ hội củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường đồng thời giúpcho bản thân vận dụng được tốt nhất những kiến thức đã học được từ trườnglớp vào thực tế, công việc sau này

Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và sử lý thông tin của sinhviên trong quá trình làm đề tài

Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnhquá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong giai đoạn

“công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn” hiện nay.

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Tìm hiểu được kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới và địnhhướng sử dụng đất của xã Trung Thành nói riêng Đồng thời tìm ra những tácđộng tích cực và tiêu cực của quy hoạch nông thôn mới và định hướng sửdụng đất đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, cảnh quan môi trường tại địaphương, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp, phù hợp để nâng cao hơn nữanhững mặt tích cực và khắc phục những hạn chế tiêu cực

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Những vấn đề về nông thôn mới

2.1.1.1 Khái niệm nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thànhphố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mìnhkhang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội,

mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tíchcực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,dân chủ, văn minh

2.1.1.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới

- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuấttiên tiến;

- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và dulịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; từng bước thực hiệncông nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóadân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững;đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện vànâng cao

Trang 14

2.1.1.3 Đặc trưng của nông thôn mới

NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau:

1- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nôngthôn được nâng cao;

2- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hộihiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

3- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; 4- An ninh tốt, quản lý dân chủ;

5- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

2.1.1.4 Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

2.1.1.4.1 Ý nghĩa của Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới

- Là cụ thể hóa đặc tính của xã NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH

- Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng NTM, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấuđạt 19 tiêu chí nông thôn mới

- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTMcủa các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạtnông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xãtrong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

2.1.1.4.2 Nội dung bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới

Bộ tiêu chí quốc gia NTM được ban hành theo Quyết định số TTg, ngày 16/4/2009 gồm 5 nhóm tiêu chí, cụ thể như sau:

491/QĐ-Tiêu chí “Xã nông thôn mới”: Gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực được quyđịnh tại Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chínhphủ

- Gồm 5 nhóm là: Nhóm 1: Quy hoạch; Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã

hội; Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất; Nhóm 4: Văn hóa - xã hội - môitrường; Nhóm 5: Hệ thống chính trị va

- Gồm 19 tiêu chí là: 1: Quy hoạch, 2: Giao thông, 3: Thủy lợi, 4:

Điện, 5: Trường học, 6: Cơ sở vật chất văn hóa, 7: Chợ, 8: Bưu điện, 9: Nhà

ở dân cư, 10: Thu nhập, 11: Tỷ lệ hộ nghèo, 12: Cơ cấu lao động, 13: Hình

Trang 15

thức tổ chức sản xuất, 14: Giáo dục, 15: Y tế, 16: Văn hóa, 17: Môi trường,18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, 19: An ninh, trật tự xã hội.

Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới: Được thể hiệntại thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó đã thống nhất nội dung, cáchhiểu, cách tính toán và các quy chuẩn áp dụng đối với các tiêu chí nông thônmới

2.1.2 Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

- Nghị quyết số 26-NQ/TƯ Hội nghị Trung ương lần thứ 7 về vấn đềnông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ banhành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghịlần thứ 7 Ban hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân

- Quyết định số 491/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 về ban hành kèm theo

Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới

- Thông tư số 54/2009/TT-BNN ngày 21/8/2009 về hướng dẫn thựchiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới

- Quyết định số 800/QĐ-TTG 04/6/2010 phê duyệt chương trình mụctiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

- Quyết định số 193/QĐ-TTG ngày 02/2/2010 phê duyệt chương trình

rà soát quy hoạch xây dựng Nông thôn mới

- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT - BXD - BNNPTNT-BTN&MT,ngày 28/10/2011, quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xâydựng xã nông thôn mới

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 về quy định lập nhiệm

vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng Nông thôn mới

- Thông tư số 07/2010/TT-BNN ngày 08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất Nông nghiệpcấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới

Trang 16

- Quyết định số 193/QĐ-TTG ngày 02/2/2010 phê duyệt chương trình

rà soát quy hoạch xây dựng Nông thôn mới

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 về quy định lập nhiệm

vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng Nông thôn mới

- Thông tư số 07/2010/TT-BNN ngày 08/2/2010 về hướng dẫn quyhoạch phát triển sản xuất Nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí Quốc gia vềNông thôn mới

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn (Quychuẩn Việt Nam 14: 2009/BXD)

- Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư

số 31/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng

- Quyết định số 2933/BGTVT-KHĐT ngày 11/05/2009 và theo Quyếtđịnh số 315 ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn tiêu chíNông thôn mới trong lĩnh vực giao thông

- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/2/2010 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xãtheo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

Trang 17

- Quyết định 2632/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang về việc banhành định mức hỗ trợ các công trình nhà nước và nhân dân cùng làm trên địabàn tỉnh Hà Giang năm 2011;

- Quyết định số 79/QĐ-UBND, ngày 12/1/2012 của UBND tỉnh HàGiang Về việc ban hành định mức lập dự toán quy hoạch xã Xây dựng Nôngthôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020;

- Quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch GTVT, quy hoạch công nghiệptiểu thủ công nghiệp của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;

- Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất chitiết và định hướng sử dụng đất của xã Trung Thành giai đoạn 2011 -2015

- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 của Bộ Xây dựngban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và

đồ án quy hoạch xây dựng

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/08/2010 của Bộ Xây dựngquy định lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng Nôngthôn mới

- Quyết định số 1117/QĐ-BXD ngày 30/11/2009 của Bộ Xây dựng vềphê duyệt đề cương đề án nghiên cứu mô hình quy hoạch xây dựng Nôngthôn mới

- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng vềcông bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

- Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên

- Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hà Giang

- Bản đồ quy hoạch thủy lợi tỉnh Hà Giang

- Sơ đồ mạng lưới điện huyện Vị Xuyên

- Bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất chitiết và định hướng sử dụng đất của xã; bản đồ địa hình của xã

* Các văn bản pháp lý về việc sử dụng đất của tỉnh Hà Giang:

- Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Trang 18

- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai vàlập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)huyện Vị Xuyên;

- Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc Phêduyệt đồ án Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Vị Xuyên, thị trấnViệt Lâm, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt kếtquả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hà Giang;

- Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự ánđầu tư xây dựng công trình: các hạng mục công trình phục vụ diễn tập khuvực phòng thủ tỉnh Hà Giang;

- Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Kếhoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Xị Xuyên;

- Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Điềuchỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên đến năm2030;

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thông quaDanh mục các dự án, công trình đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đấttrồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm2017;

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thông quaDanh mục dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm2017;

Trang 19

- Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Quyhoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2025, định hướngđến năm 2030;

- Căn cứ Văn bản của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc Bổsung danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất; chuyển mục đích sửdụng đất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng năm 2017 trên địa bàn tỉnh;

- Căn cứ Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang vềviệc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh cho các huyện, thành phố

- Căn cứ Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt dự

án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đấtnăm đầu huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;

- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,

kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Vị Xuyên, tỉnh HàGiang;

Báo cáo và bản đồ điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

-xã hội huyện Vị Xuyên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giaiđoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030

- Báo cáo thuyết minh và bản đồ Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn

Vị Xuyên, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên giai đoạn 2012 - 2020;

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên nhiệm kỳ 2015 - 2020

- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020;

- Điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hà Giang đến năm

- Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Hà Giang đếnnăm 2020;

Trang 20

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làmvật liệu xây dựng tỉnh Hà Giang đến năm 2020;

- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 cóxét đến năm 2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm

2020 và định hướng đến năm 2025;

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2015,2016,2017 huyện Vị Xuyên;

- Các loại bản đồ có liên quan trên địa bàn huyện Vị Xuyên

2.2 Cơ sở thực tiễn về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ mới

2.2.1 Những thành công bước đầu của “Chương trình xây dựng thí điểm

mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

“Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá” (sau đây gọi tắt là Chương trình thí điểm)nhằm thử nghiệm các nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách.Xác định trách nhiệm và mối quan hệ chỉ đạo giữa các cấp trong việc xây dựngnông thôn mới Đồng thời, xây dựng 11 xã thành các mô hình trên thực tiễn vềnông thôn mới để rút kinh nghiệm cho triển khai chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới trên diện rộng Việc triển khai xây dựng mô hình thíđiểm cũng là quá trình tổ chức thực hiện thử nghiệm 19 tiêu chí nông thôn mớitrên địa bàn cấp xã

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mớiTrung ương, đến hết năm 2010 và sau gần 2 năm thực hiện, so với mục đích,yêu cầu đề ra, Chương trình đã thành công bước đầu và đạt được một số kếtquả quan trọng Số tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia, các xã đã đạt và cơbản đạt được, tăng hơn gấp 2 đến 3 lần so với trước khi triển khai Đến nay đã

có 7/11 xã đạt được 10 tiêu chí trở lên, trong đó có 3 xã đạt 14/19 tiêu chí; 3 xãđạt từ 8-10 tiêu chí Trong đó, một số xã đã đạt được các tiêu chí về thu nhập,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tổ chức sản xuất có hiệu quả,đây được xem là những tiêu chí khó thực hiện nhất

Trang 21

Các nội dung xây dựng các hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất ởcác xã đã đạt được kết quả rõ nét và toàn diện hơn; các hoạt động văn hóa, xãhội và môi trường được quan tâm; hệ thống chính trị và công tác cán bộ ở các

xã điểm được củng cố, nâng cao; an ninh trật tự được giữ vững

Từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm đã rút

ra được một số kinh nghiệm tốt về biện pháp, cách làm, cơ chế huy độngcác nguồn lực và công tác tổ chức thực hiện Những kinh nghiệm đó đãkịp thời chuyển giao cho Chính phủ, là cơ sở để Chính phủ, các bộ, ngànhTrung ương ban hành nhiều Nghị định, Quyết định, cơ chế, chính sáchphục vụ cho triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới Đây là những chính sách và điều kiện quan trọng để tiếp tục thựchiện thắng lợi Nghị quyết số 26/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấphành Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”

2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng NTM của một số nước trên thế giới

Trên thế giới nhiều nước đã thực hiện thành công chương trình xâydựng nông thôn mới từ rất sớm như:

- Hàn Quốc: Vào đầu thập niên 70 của thế kỷ XX là một nước nghèosau chiến tranh, GDP bình quân đầu năm chỉ có 75 USD, không đủ lươngthực và phần lớn người dân không đủ ăn Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nôngnghiệp nhưng hạn hán và lũ lụt xảy ra khắp đất nước Sự ra đời kịp thời của “Saemaulundong” (phong trào đổi mới nông thôn) vào đúng lúc nông thôn HànQuốc đang trì trệ trong lúc đói nghèo đã tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ và nhanhchóng đạt được những kết quả khả quan Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn cóthể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường , nước sạch, công trìnhvăn hóa ” Saemaulundong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan ra thànhmột phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc

- Malaysia: Chính phủ nước này cho rằng cơ sở để PTNT là phát triểnvốn xã hội (giáo dục, sức khỏe), tăng cường quản trị cấp địa phương, đầu tưnghiên

Trang 22

cứu và khuyến nông, cung cấp các thể chế hỗ trợ như giao thông, tài chính Đặc biệt, cần xác định nông dân là nền tảng phát triển quốc gia GS IbrahimNgah - Đại học Công nghệ Malaysia cho biết, PTNT luôn được coi là chươngtrình nghị sự quan trọng của Malaysia Rất nhiều nỗ lực và nguồn lực đã đượcđầu tư để cải thiện phúc lợi của người dân nông thôn, bao gồm phát triển cơ sở

hạ tầng và cơ sở vật chất Kinh nghiệm của Malaysia cũng chỉ ra rằng, cácphương pháp tiếp cận và các mô hình PTNT cần được triển khai đặc thù theođịa phương với thời gian phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, nguồn lực tàichính

- Trung Quốc: Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chínhsách cải cách ở nông thôn Năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửachữa khoảng 300.000 km đường bộ nông thôn; hộ trợ trên 46 triệu ngườinghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển khai thí điểm 320 huyện về bảodưỡng lão xã hội nông thôn Việc xây dựng NTM ngày càng linh hoạt hơn,dựa trên quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà nước và địa phương)

(http://giongvtnncongnghecao.com.vn/Tin-Tuc/946_781/Kinh-nghiem- xay-dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.htm ) [4]

2.2.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh trong nước

2.2.3.1 Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh

Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành, cácđịa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai, với phương châm: Cùng với sự đầu

tư lớn của nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, phải huy động sức mạnh tổnghợp của toàn thể nhân dân, dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, mọi việcphải được dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ Đồng thời không làmthí điểm mà triển khai đồng bộ ở 125 xã nông thôn của 13 huyện, thị, thành phố(trừ thành phố Hạ Long vì không còn xã) và thực hiện đồng bộ tất cả các tiêuchí Trong đó, lựa chọn 2 xã ở 2 huyện Hoành Bồ và Đông Triều làm mẫu triểnkhai thẩm định, phê duyệt quy hoạch Đề án Nông thôn mới cấp xã để làm mẫucho các đơn vị khác, rút kinh nghiệm trước khi các huyện phê duyệt trên phạm

vi toàn tỉnh

Trang 23

Theo báo cáo đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, tínhđến nay, các tiêu chí đạt tương đối cao như: 100% số xã hoàn thành phổ cậpgiáo dục THCS; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 123/125 xã có điểm bưuđiện cấp xã; 100% xã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát; 91/125 xã có trên20% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 89/125 xã có tỷ lệ hộ dân sử dụngđiện thường xuyên trên 95%; 107/125 xã có an ninh, trật tự xã hội được giữvững Toàn tỉnh có 28 xã đạt trên 20/39 chỉ tiêu NTM; 69 xã đạt từ 10-20/39chỉ tiêu; 28 xã đạt dưới 10/39 chỉ tiêu Công tác lập đề án được cấp huyện,cấp xã tích cực thực hiện, đã có 101 xã hoàn thiện đề án, 59 xã thông quaHĐND cùng cấp, 5 xã đã được UBND huyện phê duyệt; có 87/125 xã đãthông qua phương án quy hoạch tổng thể trung tâm xã lần 1 và quy hoạchphát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn lần 2 Dự kiến đến hết ngày 30-9-

2011, tất cả các xã sẽ phê duyệt xong quy hoạch xây dựng NTM và quy hoạchtrung tâm xã

Như vậy có thể khẳng định với sự quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệthống chính trị, sự đồng thuận trong nhân dân đã huy động được sức mạnhtổng hợp trong toàn dân tham gia thực hiện Chương trình xây dựngNTM Do đó, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ, tạo động lực để tỉnh Quảng Ninh về đích sớm sovới cả nước

2.2.3.2 Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn

và hơn 70% lao động làm nông nghiệp Vì vậy, việc xây dựng nông thônmới đang được thực hiện tích cực Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh,huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nôngthôn mới, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban Kế hoạch được thựchiện từ quý 4-2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô củatừng dự án Nhưng trước hết là tập trung vào các nội dung như: quy hoạch

Trang 24

vùng sản xuất, vùng dân cư, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hộitheo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển vănhóa, giữ gìn môi trường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương.

Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới tại 8 xã điểm:Thanh Tân (Kiến Xương), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy),

An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng), HồngMinh (Hưng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ) Đây là những điểm sáng đầutiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánhgiá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng

2.2.4.Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên

Hiện nay tất cả các xã thuộc huyện Vị Xuyên đã hoàn thành đề án xây dựngNTM giai đoạn 2011 – 2020 UBND huyện chỉ đạo các xã tập trung rà soáttriển khai lập quy hoạch chi tiết như quy hoạch sản xuất, quy hoạch khu dân

cư, quy hoạch nơi thu gom rác thải, giao thông; tăng cường quản lý quy hoạch

đã được phê duyệt; lập kế hoạch 5 năm, hàng năm; xây dựng các dự ánchuyên ngành để triển khai thực hiện; tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệthống đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, điện; tăng cường đầu tư

cơ sở vật chất trường lớp học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng cơ sở vật chất vănhóa, trạm y tế xã khám chữa bệnh

Tiêu biểu xã thí điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng NTM của huyện là xã Việt Lâm(xã đầu tiên của tỉnh Hà Giang đạtchuẩn nông thôn mới năm 2014) các con đường liên thôn xóm đã được bêtông hóa; đầy đủ điện, nước, công trình văn hóa đời sống nhân dân đượcnâng cao, bộ mặt nông thôn thay đổi đẹp hơn, giúp cho các xã xung quanhhọc hỏi các kinh nghiệm sản xuất và có tinh thần cùng nhà nước xây dựngnông thôn mới được thành công Hiện nay, toàn huyện có 04 xã (xã Phú Linh,

xã Đạo Đức, xã Việt Lâm, xã Trung Thành) đạt chuẩn theo bộ tiêu chí Quốcgia về xây dựng nông thôn mới, Vị Xuyên phấn đấu trong năm 2018, sẽ đạt

Trang 25

thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựngnông thôn mới (xã Linh Hồ) Toàn huyện nỗ lực thực hiện hoàn thành các tiêuchí gắn với việc bảo vệ bền vững các tiêu chí đã đạt được.

Trang 26

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thực trạng về cơ sở hạ tầng của xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên,tỉnh Hà Giang;

- Hiện trạng sử dụng đất theo quy hoạch nông thôn mới của xãTrung Thành;

- Định mức và sự phân bổ sử dụng đất đến năm 2020 cho xã Trung Thành

3.1.2.Phạm vi nghiên cứu

- Trong ranh giới hành chính của toàn xã (ranh giới theo bản đồ )

3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Trung tâm Tài Nguyên Môi Trường Miền Núi – TrườngĐại học Nông Lâm Thái Nguyên

- Thời gian nghiên cứu: Từ 14/8/2017 đến tháng 12/11/2017

3.3.Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Nội dung nghiên cứu

1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;

2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của cơ sở hạ tầng trên địa bàn xãTrung Thành;

3 Đánh giá phương án sử dụng đất thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng

kỹ thuật theo bộ tiêu trí nông thôn mới cho xã Trung Thành đến năm 2020;

4 Đánh giá những thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu

Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xãhội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các

Trang 27

tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sửdụng đất; tài liệu, số liệu đã được công bố tại Sở Tài Nguyên và Môi Trườngtỉnh Hà Giang, UBND huyện Vị Xuyên, Phòng Tài Nguyên và Môi Trườnghuyện Vị Xuyên, UBND xã và một số cơ quan ban ngành khác có liên quan.

3.3.2.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu và viết báo cáo

- Phương pháp so sánh, thống kê:

Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác địnhmức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích Phương pháp này cho taphát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu

đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thờigiúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng

- Phương pháp tổng hợp, phân tích:

Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét màkhi sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ,vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức tổnghợp

Trang 28

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của xã Trung Thành

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Trung Thành là một xã vùng II của huyện Vị Xuyên, có tổng diện tích

tự nhiên 5.763 ha Xã cách trung tâm huyện 12 km về phía Nam, cách trungtâm Thành phố Hà Giang 20km, có trục đường giao thông lớn đi qua Xã tiếpgiáp với các xã và huyện khác của tỉnh cụ thể:

- Phía Bắc giáp xã Ngọc Linh

- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang

- Phía Đông giáp xã Bạch Ngọc

- Phía Tây giáp thị trấn Nông Trường Việt Lâm và xã Việt Lâm ngăncách bởi sông lô

Trung Thành là một xã liền kề với thị trấn thị trấn Nông Trường ViệtLâm, có nhiều tuyến đường giao thông đi qua, tạo điều kiện cho sự liên kếtphát triển kinh tế và ngành nghề gắn với dịch vụ thương mại, có vị trí địa lýthuận lợi và lợi thế phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội đặc biệt là tronggiao lưu hàng hóa

4.1.1.2 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên nước

Xã có 2 hồ chứa lớn phục vụ cho sản xuất là hồ Thủy Lâm và hồ BảnTàn có thể khai thác dịch vụ du lịch sinh thái, ngoài ra xã còn có 2 hệ thốngsông suối chính: một suối bắt nguồn từ Cốc Héc chảy dọc qua các thôn bản(đây là dòng suối chính cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp củaxã), suối thứ 2 chảy qua bản Tàn thôn Đồng hợp lưu với suối chính chảy rasông Lô

Trang 29

Tài nguyên rừng

Theo số liệu điều tra tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã Trung Thành

là 3614,14 ha chiếm 62,75 % diện tích tự nhiên của xã

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản hiện nay chưa có tài liệu bản đồ điều tra khảosát nào được công bố trên địa bàn xã

Tài nguyên nhân văn

- Toàn xã có 12 thôn bản với tổng dân số 5396 khẩu, 1252 hộ, có 8 dântộc anh em cùng sinh sống, trong đó: Tày chiếm 36,8% Nùng chiếm 32,09%.Kinh chiếm 22% Hán chiếm 3,84% H’mông chiếm 2,2% Dao chiếm 1,63%

La Chí chiếm 1,2% Cao Lan chiếm 0,21% Chủ yếu là lao động sản xuấtNông lâm nghiệp nhưng hầu hết lao động chưa được đào tạo nghề, ngoàinhững lớp tập huấn ngắn ngày của cán bộ khuyến nông tổ chức tại xã

- Tập quán, văn hóa: Với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn xã TrungThành nên các phong tục, tập quán còn lưu truyền được nhiều nét truyền thống.Đây là các giá trị văn hóa nhân văn phi vật thể cần được duy trì và bảo tồn đểphát huy lợi thế về du lịch trong vùng

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 30

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số xã Trung Thành năm 2017

Nguồn: số liệu điều tra xã Trung Thành năm 2017

a Lao động

Tổng lao động toàn xã có 3821 lao động chiếm 70% nhân khẩu toàn xã.Trong đó lao động là nam giới là 2015 người (chiếm 52,73%), lao động nữ là

1806 (chiếm 47,27 %)

b Cơ cấu lao động theo ngành

- Lao động nông nghiệp là 3500 người chiếm 91,6% lao động toàn xã

- Lao động công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác là

216 người chiếm 5,65 %

- Lao động tại các công ty và xuất khẩu là 20 người chiếm 0,52 %

- Dịch vụ thương mại có 85 người chiếm 2,22 %

Thời gian lao động chính của lao động nông nghiệp chỉ khoảng 6 – 8tháng/năm, thời gian còn lại không có việc làm Đây là vấn đề cần quan tâmgiải quyết ở xã

Trang 31

c Mức sống

Giá trị thu nhập bình quân đầu người ở xã Trung Thành năm 2017 là11,7 triệu đồng/người/năm Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từngbước được cải thiện Nền kinh tế đang từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tựcung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi để người dân

mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập

4.2 Hiện trạng sử dụng đất và không gian kiến trúc hạ tầng cơ sở của xã Trung Thành

4.2.1 Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Trung Thành

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 5763 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 5117,18 ha chiếm 88,84 %

+ Đất phi nông nghiệp: 215,68 ha chiếm 3,74%

Nguồn: phụ lục dự thảo Quy hoạch nông thôn mới xã Trung Thành năm 2017

Trang 32

4.2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng – văn hóa – xã hội

- Hiện trạng xây dựng: Trụ sở Ủy ban Nhân dân xã được xây dựng trênkhu vực thôn Trang với diện tích khuôn viên là 1 994,1 m2, diện tích xây dựng

là 1710 m2 Trụ sở làm việc của Đảng ủy, hội đồng nhân dân, UBND, ủy banmặt trận tổ Quốc có 15 phòng làm việc, 1 phòng họp, 1 phòng thường trực

4.2.2.2.Giáo dục

- Trường mầm non: đảm bảo 12 m2/trẻ, có hệ thống sân chơi rộng rãi, antoàn, đã lát gạch 600 m2, có tường rào, cổng Có 18 lớp học với 357 học sinh

- Trường tiểu học: là các khu nhà cấp 4 với 27 lớp học cho 412 học sinh

- Trường trung học cơ sở: có tất cả 12 lớp học cho 325 học sinh (trong

đó 1 lớp bổ túc lớp 8 có 18 học sinh), trường đã xây dựng được nhà 2 tầng và

cả khu nhà câp 4, có hệ thống sân chơi, cây cảnh

4.2.2.3 Trạm y tế

- Trạm y tế xã: đã xây dựng 1 nhà 2 tầng 10 phòng, 1 nhà cấp 4 làmviệc , 1 nhà bếp, có diện tích sân bê tông 400 m2, có vườn thuốc nam và hệthống cây bóng mát có khuôn viên 2000m2 Trạm có 12 cán bộ mạng lướithôn bản và đội ngũ cán bộ y, bác sỹ tương đối đảm bảo phục vụ khám chữabệnh cho nhân dân

- Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm đạt 82,4%

4.2.2.4 Văn hóa, thể thao

Phong trào văn hóa của xã được duy trì phát huy tốt các thôn bản đều cóđội văn hóa văn nghệ tổ chức ca hát thường xuyên, đội bóng chuyền, bóng đáthi đấu tạo phong trào

Trang 33

4.2.2.5 Các công trình văn hóa tâm linh

Trên địa bàn xã không có công trình văn hóa nào

4.2.2.6 Chợ nông thôn

Trên địa bàn xã hiện đã có 1 chợ nông thôn nằm tại trung tâm xã, diện tích3.000 m2 gồm 2 nhà chợ 500m2 chưa có tường bao và hệ thống xử lý rác thải

4.2.2.7 Nhà ở dân cư

Theo số liệu báo cáo kết quả KT - XH năm 2017 trên đại bàn xã hiện

có 1.252 hộ với 100% hộ gia đình có nhà kiên cố

4.2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

4.2.3.1 Hệ thống giao thông

- Tổng chiều dài các tuyến giao thông đường bộ trên địa bàn xã102,307 km

Trong đó:

- Tuyến trục xã, liên xã dài 22 km đã rải nhựa 12,25 km

- Tuyến đường trục liên thôn, chính thôn dài 31,387 km đã được bêtông hóa là 6,62 km

- Tuyến đường ngõ thôn có chiều dài 34,453 km đã bê tông hóa1,708km

- Các tuyến trục nội đồng dài 8,467 km hầu hết là các đường đất

Hiện trạng đường giao thông của xã được thể hiện ở bảng như sau:

Trang 34

a Các tuyến đường liên xã, liên thôn

Bảng 4.3: Hiện trạng các tuyến đường trục chính xã, liên xã năm 2017

mục

Địa điểm (điểm đầu - điểm cuối)

Chiều dài (m)

(m)

Đánh giá hiện trạng Hiện trạng (m)

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp xã Trung Thành năm 2017

Trang 35

b Các tuyến đường trục liên thôn, chính thôn

Bảng 4.4: Hiện trạng các tuyến đường trục liên thôn, chính thôn năm 2017

mục

Địa điểm (điểm đầu - điểm cuối)

Chiều dài (m)

Đánh giá hiện trạng

Hiện trạng (m)

Nền Mặt Nhựa tông Bê phối Cấp Đất

1 Tuyến liên thôn

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp tại xã Trung Thành năm 2017

Ngày đăng: 14/03/2019, 08:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Vòng, Đỗ Văn Nhạ, Quy hoạch phát triển nông thôn, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển nôngthôn
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
8. Vũ Trọng Khải (2008) “Phát triển nông thôn Việt Nam: Tư làng xã truyền thống đến văn minh thời hiện đại”, NXB Nông nghiệp Hà Nội – Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển nông thôn Việt Nam: Tư làng xã truyềnthống đến văn minh thời hiện đại”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội – Đại họcNông Nghiệp I Hà Nội
1. Bộ NN & PTNT - CỤC HỢP TÁC KINH TẾ & PTNT - JICA - Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Khác
3. Cù Ngọc Bắc (2008), giáo trình môn cơ sở hạ tầng nông thôn – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
4. h t t p: / / g io n gv t n n c o n g n g he c a o . c o m .v n / Ti n - T uc /9 4 6 _ 78 1/ K i n h - n g h ie m -xa y - dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.htm Khác
6. UBND xã Trung Thành (2011), Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (giai đoạn 2011 – 2020) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w