1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong trường trung học phổ thông tỉnh lào cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

119 348 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MỘC VĂN THÀNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤTTRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH

LÀO CAI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNHGIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 2

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MỘC VĂN THÀNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤTTRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH

LÀO CAI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNHGIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Quang

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kìcông trình nghiên cứu nào của tác giả khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn

Mộc Văn Thành

i

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm thuộc Đạihọc Thái Nguyên, được các thầy giáo, cô giáo tận tình chỉ bảo, trang bị kiếnthức, kỹ năng; được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Phạm Hồng Quang,đến nay luận văn đã hoàn thành.

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô KhoaSau đại học, Khoa Tâm lý Giáo dục của Trường Đại học sư phạm thuộc Đại họcThái Nguyên đã mang đến cho em vốn kiến thức quý báu, làm nền tảng để emcó thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tạo mọi điều thuận lợi giúp đỡ em ngaytừ khi em bắt đầu thực hiện đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong ban lãnh đạo, các phòngban chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai; các đồng chí cán bộ quản lý, cácthầy giáo, cô giáo thuộc các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã tạođiều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế để có thểhoàn thành nội dung của luận văn.

Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giáo sư - Tiến sĩPhạm Hồng Quang, người hướng dẫn khoa học cho đề tài khóa luận tốt nghiệp.Thầy đã tận tình chỉ dẫn, góp ý giúp em nhận ra từ những lỗi nhỏ nhất trongsuốt quá trình thực hiện đề tài.

Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, em hy vọng khi áp dụng vàothực tiễn công tác sẽ giúp cho các nhà quản lý có được cái nhìn tổng thể về thựctrạng CSVC, từ đó có những hoạch định, chính sách, đầu tư xây dựng và quảnlý CSVC phù hợp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thôngmới của tỉnh Lào Cai.

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài không tránh khỏi gặpnhững sai sót, kính mong quý thầy, cô và các bạn bè đồng nghiệp góp ý giúp đềtài được hoàn thiện tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Tác giả luận vănMộc Văn Thành

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG TRƯỜNG THPT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 9

1.2 Các khái niệm cơ bản 12

1.2.1 Khái niệm về cơ sở vật chất trường THPT 12

1.2.2 Đánh giá cơ sở vật chất trường THPT 16

1.3 Những vấn đề cơ bản về đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong trườngTHPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 19

Trang 6

1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu đặt ra đối với CSVC

191.3.2 Đánh giá CSVC trường THPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dụcphổ thông mới 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29

Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG TRƯỜNG THPT TỈNH LÀO CAI VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 32

2.1 Khái quát về tình hình giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai 32

2.2 Thực CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai 33

2.2.1 Thực trạng về cơ sở vật chất 33

2.2.2 Thực trạng các trang TBDT và trang thiết bị dùng chung khác 38

2.3 Thực trạng quản lý phát triển CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai 40

2.3.1 Thực trạng kế hoạch phát triển CSVC 41

2.3.2 Thực trạng tổ chức phát triển CSVC 42

2.3.3 Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển phương tiện dạy học 44

2.3.4 Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phát triển CSVC 45

2.3.5 Đánh giá tổng thể mức độ thực hiện và hiệu quả các biện pháp quản lý phát triển CSVC 47

2.3.6 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý phát triểnCSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai 48

2.4 Thực trạng về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất trong trường THPTtỉnh Lào Cai với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới 50

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển CSVC trong trườngTHPT tỉnh Lào Cai 53

2.4.1 Những mặt mạnh trong quản lý phát triển CSVC trong trường THPTtỉnh Lào Cai 53

2.4.2 Những mặt yếu trong quản lý phát triển CSVC trong trường THPTtỉnh Lào Cai 53

Trang 7

573.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 57

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 57

3.2.3 Tổ chức các lực lượng trong nhà trường tham gia quản lý phát triển CSVC 663.2.4 Chỉ đạo khai thác, sử dụng CSVC đáp ứng mục tiêu chương trình giáodục phổ thông mới 68

3.2.5 Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phát triển CSVC 71

3.2.6 Huy động các nguồn lưc hỗ trợ phát triển CSVC 73

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 75

Trang 8

2.1 Đối với Bộ GD&ĐT 81

2.2 Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai 82

2.3 Đối với các trường THPT tỉnh Lào Cai 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 87

Trang 10

QLGD HS HĐND

: Quản lý giáo dụcHọc sinh

Hội đồng nhân dânTBDH : Thiết bị dạy học THPT : Trung học phổ thôngUBND : Ủy ban nhân dân

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Hiện trạng cơ sở vật chất của 36 trường THPT tỉnh Lào Cai 36Bảng 2.2 Hiện trạng các trang thiết bị dạy học của 36 trường THPT tỉnh

Lào Cai 39Bảng 2.3 Mức độ thực hiện và hiệu quả lập kế hoạch phát triển CSVC

trong trường THPT tỉnh Lào Cai 41Bảng 2.4 Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức phát triển CSVC 42Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển CSVC 44Bảng 2.6 Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả kiểm tra, giám sát,

đánh giá quá trình phát triển CSVC 46Bảng 2.7 Đánh giá tổng thể mức độ thực hiện và hiệu quả của các biện pháp

quản lý phát triển CVSC trong trường THPT tỉnh Lào Cai 47

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đến quản lý

phát triển CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai 49Bảng 2.9 Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng của CSVC 36 trường THPT

tỉnh Lào Cai với yêu cầu CTGDPT mới 51Bảng 3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp

đề xuất 76Bảng 3.2 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp

đề xuất 77

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất 16Hình 1.2 Sơ đồ quy trình đánh giá cơ sở vật chất 26

Trang 12

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Trang 13

Cơ sở vật chất là thành tố quan trọng của quá trình dạy học Trong bốicảnh đổi mới giáo dục hiện nay, những tiến bộ của khoa học, công nghệ trongcác lĩnh vực như: Trí tuệ nhân tạo, mạng Internet, công nghệ nano, khoa học vềvật liệu, cuộc “Cách mạng công nghệ 4.0”, có sự tác động mạnh mẽ đến cácthành tố của quá trình dạy học, đòi hỏi nhà quản lý giáo dục các cấp phải khôngngừng đầu tư xây dựng CSVC nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáoviên, chất lượng học tập của người học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chophát triển kinh tế, xã hội Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 xác

định, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần “Từng bước chuẩnhóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính vàCSVC tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục” [29, tr.20].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định chủ trương: “Đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩymạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai tròquốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sựnghiệp đổi mới và phát triển đất nước” [8, tr.116] Theo đó, phải đổi mới đồng

bộ tất cả các mặt, các thành tố của quá trình giáo dục; trong đó, tăng nguồn lựcđể đầu tư xây dựng CSVC theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ, đạttiêu chuẩn quốc gia và quốc tế là một trong những giải pháp quan trọng để thựchiện chủ trương trên.

Trong những năm qua, cùng với việc chỉ đạo đổi mới nội dung, PPDH,nâng cao chất lượng, ngành giáo dục tỉnh Lào Cai cũng quan tâm đầu tư CSVC.Tuy nhiên, thực tế cho thấy CSVC được đầu tư, song còn thiếu về số lượng,chưa đồng bộ về chủng loại, chất lượng chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu đổimới Bên canh đó, trong quản lý phát triển CSVC, nhận thức trách nhiệm củamột số cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên chưa cao, có biểu hiện tâm lý engại, sợ hư

Trang 14

hỏng, liên đới trách nhiệm nên hiệu quả sử dụng các CSVC không cao Côngtác kế hoạch hoá việc huy động, sử dụng, quản lý chưa thật sự phù hợp giữa kếhoạch dài hạn và ngắn hạn Tổ chức lực lượng, phân công, phân định tráchnhiệm trong quản lý phát triển CSVC còn có biểu hiện chồng chéo, khó khăncho việc quản lý, khai thác, sử dụng.

Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ

GD&ĐT cũng đã đánh giá: “CSVC và TBDH của nhiều trường học chưa đápứng được yêu cầu giáo dục toàn diện Các trường có phòng thí nghiệm, thưviện, nhà tập thể dục thể thao chiếm tỉ lệ rất nhỏ Thiết bị giáo dục vừa thiếuvừa lạc hậu, hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục rất thấp Công tác quản lý thiếtbị trường học còn yếu, số lượng cán bộ chuyên trách về thiết bị ít và thường làgiáo viên kiêm nhiệm nên không phát huy được hiệu quả sử dụng thiết bị ở cáccơ sở trường học” [10, tr.25].

Thực tế cho thấy, để nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh đổi mớigiáo dục hiện nay, một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng và cấp thiếtlà phát triển và quản lý phát triển CSVC, đảm bảo CSVC đủ về số lượng, chấtlượng, đồng bộ về cơ cấu; phát huy tối đa hiệu quả khả năng khai thác, sử dụng,từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dụcphổ thông hiện mới.

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý CSVC ở cácphạm vi và đối tượng khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học độclập nào nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về thực trạng CSVC ở các trường THPTtỉnh Lào Cai một cách đầy đủ và có hệ thống Xuất phát từ những lý do trên, tôi

lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong trường trung họcphổ thông tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thôngmới" làm luận văn tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng CSVC trườngTHPT tỉnh Lào Cai theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, đề

Trang 15

xuất các biện pháp quản lý phát triển cơ sở vật chất trong trường THPT tỉnhLào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới , góp phầnnâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục các trường THPT tỉnh Lào Cai tronggiai đoạn hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất các trường THPT.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trong trường Trung học phổ thông tỉnhLào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

4 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian nghiên cứu và trong khuôn khổ luận văn, tácgiả tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý pháttriển CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình phổthông

Việc khảo sát, đánh giá thực trạng được thực hiện ở 36 trường THPT,thông quá việc nghiên cứu hồ sơ quản lý, trao đổi, xin ý kiến của 360 người(cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên) của các trường này.

5 Giả thuyết khoa học

Cở sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng đối với nâng caochất lượng giáo dục trong đổi mới giáo dục hiện nay Việc kiểm tra, đánh giá cơsở vật chất đối với các trường THPT tỉnh Lào Cai đã được các chủ thể quản lýquan tâm Tuy nhiên việc đánh giá mới chỉ dừng lại ở kết quả đánh giá, chưatập trung đề xuất các biện pháp để quản lý, phát triển cơ sở vật chất Trên cơ sởkết quả đánh giá, nếu các chủ thể quản lý đề xuất được các biện pháp quản lý,phát triển cơ sở vật chất một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế củatừng địa phương, từng nhà trường, phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục thì sẽquản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển CSVC, góp phần nângcao chất

Trang 16

lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSVC, chương trình giáo dục phổ thôngmới, đánh giá CSVC trong trường trung học phổ thông theo yêu cầu của chươngtrình giáo dục phổ thông mới.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CSVC trong trường THPT trênđịa bàn tỉnh Lào Cai và mức độ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổthông

- Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển cơ sở vật chất trong trườngTHPT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới vàkhảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệthống hóa, khái quát các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến cơsở vật chất, đánh giá cơ sở vật chất, chương trình giáo dục phổ thông mới,nhằm xây dựng hoặc chuẩn hóa các khái niệm, các thuật ngữ; xác định cơ sở lýluận trong đánh giá CSVC trong trường THPT đáp ứng yêu cầu chương trìnhgiáo dục phổ thông mới, bao gồm các tài liệu:

- Các tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triểnGD&ĐT; các khái niệm, quy định, quy chuẩn về cơ sở vật chất, chương trìnhgiáo dục phổ thông mới; các nội dung về đánh giá cơ sở vật chất trường THPTđáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về cơ sở vậtchất, đánh giá cơ sở vật chất, chương trình giáo dục phổ thông, các tài liệukhoa học có liên quan đến dánh giá cơ sở vật chất trong trường trung học phổthông.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 17

- Phương pháp quan sát: Tiếp cận và xem xét trực tiếp CSVC và hoạt

động quản lý của đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn Mục đích chính củaviệc sử dụng phương pháp này là tìm hiểu về thực trạng chất lượng các mặthoạt động quản lý theo chức năng và nhiệm vụ của CBQL trường THPT; đồngthời nhờ phương pháp này, người nghiên cứu có thể khẳng định, đánh giá đượcthực trạng CSVC trong trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kết hợp với phương

pháp quan sát và trực tiếp nghiên cứu các loại hồ sơ có liên quan của nhà trườngđể tìm hiểu về thực trạng CSVC, các mặt hoạt động của CBQL, các tổ chứcđoàn thể và cá nhân để đánh giá được thực trạng CSVC (số lượng, chất lượng,tính đồng bộ, làm mới, hiệu quả sử dụng ) trong trường THPT tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý

kiến của 72 cán bộ quản lý, 288 giáo viên và nhân viên ở 36 trường THPTthuộc tỉnh Lào Cai Nội dung khảo sát là những vấn đề liên quan đến CSVC vàquản lý phát triển CSVC, nhằm thông tin khách quan, đảm bảo độ tin cậy, mangtính đại diện cho các trường THPT thuộc tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan

đến những vấn đề trong quản lý phát triển CSVC để trao đổi, phỏng vấn các đốitượng là CBQL, giáo viên, nhân viên các trường THPT thuộc tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của

các nhà khoa học, các nhà QLGD về vấn đề quản lý phát triển CSVC ở trườngTHPT thuộc tỉnh Lào Cai.

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Bằng việc sử dụng một số thuật toán thống kê toán học áp dụng trongnghiên cứu giáo dục; phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kếtquả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đưa ra các nhậnđịnh về thực trạng hay đề xuất việc quản lý CSVC thuộc phạm vi nghiên cứu.

9 Cấu trúc luận văn

Trang 18

THPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 2: Thực trạng CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Cai và mức độ

đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển CSVC trong trường THPT tỉnh

Lào Cai đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trang 19

Mãi đến thời V.A Xukhomlinski, nhà sư phạm nổi tiếng của nước Ngatrong tác phẩm “Trường trung học Pavlush” mới đề cập đến vị trí vai trò CSVCtrường học [34, tr.168].

Trong cuốn sách “Tổ chức lao động của hiệu trưởng” tác giả Zakharốp đãtrình bày về yêu cầu, điều kiện và tác dụng của CSVC của trường học [35,tr.268].

Trong cuốn sách “Những vấn đề quản lý trường học” của các tác giả P.V.Zimin - M.I Kônđkốp - N.I Saxerđôtôp đã đề cập các phương tiện cơ sở vậtchất của trường học (thiết bị của các phòng học, hệ thống các phòng học trongtrường phổ thông…), đồng thời cũng nêu ra yêu cầu và cách thức quản lý cácphương tiện nhưng mang tính chất khái quát [26, tr.231, 246, 247, 257, 271].

Trong những năm gần đây có một số nghiên cứu có đề cập đến CSVC:- Evaluation Rating criteria for the VTE Institution ADB/ILO - Bangkok

Trang 20

1997, đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở giáo dục - đào tạo, trong đó:Các điều kiện cơ sở hạ tầng của nhà trường: khuôn viên, CSVC và TBDH vàthư viện chiếm 125/500 tổng điểm chung [38, tr.312].

+ Country Report on Quality Assurance in Higher Education, Bangkok Thailand, 1998, đưa ra tỉ lệ đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dụccủa Malaysia với 6 chỉ số, trong đó: Các điều kiện đảm bảo về CSVC và TBDHcho công tác đào tạo chiếm 20% tổng điểm đánh giá chung [37, tr.313].

-1.1.1.2 Chương trình giáo dục

Thuật ngữ Curriculum trong tiếng Anh đã được nhiều tác giả, nhà khoahọc giáo dục chuyển dịch sang tiếng Việt là chương trình đào tạo, chương trìnhgiáo dục, chương trình học, chương trình dạy học… hoặc đôi khi chỉ gọi làchương trình Thuật ngữ này trong các tài liệu tiếng Anh về giáo dục, chương

trình giáo dục trong nhà trường cũng được định nghĩa và giải thích theo nhiềucách khác nhau Từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, trường học trong nền vănminh Tây Âu với sự ảnh hưởng tư tưởng triết học của Plato và A Ristotle, từ

chương trình (curriculum) được sử dụng để miêu tả các môn học được giảng dạy

trong thời kỳ cổ điển của nền văn minh Hy Lạp Theo thời gian, tuỳ thuộc vàoquan điểm triết học, quan điểm về giáo dục trong nhà trường của mỗi người mà

cách hiểu và giải thích về chương trình của họ sẽ khác nhau, chẳng hạn họ hiểuvà giải thích chương trình (curriculum) là:

1) Những gì được giảng dạy trong nhà trường; 2) Tập hợp các môn học; 3) Tấtcả những gì diễn ra trong nhà trường, bao gồm việc dạy, những hoạt động tronggiờ, ngoài giờ học, và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau; 4) Những gìđược dạy trong và ngoài trường do nhà trường định hướng; 5) Những hoạtđộng, kinh nghiệm mà người học trải qua trong trường, và những gì người họcthu nhận được qua quá trình học của chính mình trong trường; 6) Là nhữngmôn học hữu ích nhất cho cuộc sống xã hội hiện tại; 7) Là toàn bộ các hoạtđộng, kinh nghiệm học tập mà nhà tường tổ chức cho người học để họ có thể

Trang 21

đạt được những kỹ năng, kiến thức chung ở các môi trường học khác nhau; …8) Là tất cả những kiến thức mà

Trang 22

Đến thế kỷ XX, ý nghĩa của thuật ngữ chương trình được mở rộng hơn.

Tuỳ theo quan điểm về cách tiếp cận xây dựng chương trình, quan điểm vềphương thức tổ chức triển khai các hoạt động trong chương trình, căn cứ vàonhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, cácchuyên gia giáo dục, các nhà xây dựng chương trình (curriculum developer)đã đưa ra các định nghĩa về chương trình một các khái quát, đầy đủ và khácbiệt hơn.

Có thể nói rằng chương trình trong lĩnh vực giáo dục là một khái niệmđộng, quan niệm về chương trình giáo dục được phát triển, mở rộng theo trìnhđộ phát triển kinh tế - xã hội, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin.Với mục đích góp phần tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ởcác giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, chương trình giáo dục cũng phảiphát triển, cập nhật không ngừng để thực hiện được chức năng của mình.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

trạng quản lý CSVC-KT ở một số trường THPT tại TP.HCM, từ đó đề xuất cácbiện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC-KTphục vụ cho việc dạy-học ở trường THPT công lập tại TP.HCM.

- "Quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường mầm non thành phốLào

Cai, tỉnh Lào Cai" của tác giả Cao Thị Thanh Hân [14] Tác đã đánh giá đánh giá

thực

Trang 23

trạng quản lý, sử dụng và công tác làm mới TBDH ở các trường mầm non thànhphố Lào Cai từ đó đề xuất các biện pháp quản lý và làm mới TBDH của Hiệutrưởng các trường mồn non thành phố Lào Cai.

- "Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở trường phổ thôngnhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo trong tình hình mới" của tác giả Trần

Quốc Đắc [6]] Tác giả đã đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TBDH ởtrường phổ thông và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDHđáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH ở một số môn học.

Đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thế Vinh "Quản lý TBDH ở cáctrường THPT của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay" [36] Tác giả đã đưara một số biện pháp quản lý TBDH ở các trường THPT.

- “Thực trạng quản lý CSVC ở các trường trung học cơ sở huyện VĩnhThạnh thành phố Cần Thơ” của tác giả Vương Ngọc Lê Tác giả khảo sát thực

trạng quản lý CSVC tại các trường THCS ở huyện Vĩnh Thạnh, phân tíchnguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý tốt hơn cho các trường ở VĩnhThạnh

Về lĩnh vực quản lý trường học cũng đã có một số công trình nghiên cứuđề cập đến các phương pháp tổ chức và quản lý nhà trường ở mọi lĩnh vựcgiảng dạy, học tập, hướng nghiệp, CSVC trường học…, ví dụ như:

- Tác giả Nguyễn Văn Lê với công trình “Khoa học quản lý nhà trường”,

tác giả tập trung giới thiệu về các phương pháp tổ chức và quản lý nhà trường.Riêng về nội dung quản lý CSVC trường học, tác giả đã đưa ra 5 nguyên tắc tổchức và quản lý CSVC trường học; vấn đề bố trí tối ưu khu trường; việc tổ chứckhoa học trong một lớp học; phòng học bộ môn; thư viện và phòng thí nghiệm; [22].

- Hai tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn với tựa sách “Những bài giảng quản lýtrường học”, phần nội dung Hiệu trưởng quản lý CSVC trường học, tác giả đề

cập đến khái niệm và vai trò của CSVC trường học, sau đó đi sâu vào cácnghiệp vụ Hiệu trưởng quản lý việc xây dựng CSVC trường học [17].

- Trong “Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS, tập III”, tác giả

Trang 24

Chu Mạnh Nguyên trình bày các nội dung quản lý và nghiệp vụ quản lý trườngTHCS của Hiệu trưởng; trong đó tác giả đề cập đến quản lý CSVC của Hiệutrưởng trường THCS, bao gồm các nội dung: những vấn đề chung về CSVCtrường học; những vấn đề chung về quản lý CSVC trường học; quản lý trườngsở; quản lý TBDH; quản lý thư viện trường học và quản lý đồ dùng học sinh[25].

- Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sửdụng CSVC và TBDH ở trường phổ thông Việt Nam”, nhóm tác giả của Viện

Khoa học Giáo dục (do Trần Quốc Đắc chủ biên) đã hệ thống hóa một bước cơsở lý luận và thực tiễn của việc sáng tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC ởtrường phổ thông Trong đó các tác giả cung cấp những nội dung cơ bản, cụ thểvề những yêu cầu chất lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng một số loại TBDH;góp phần đổi mới phương pháp dạy-học các môn học ở trường phổ thông [13].

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đề cập đến những vấn đề vềcơ sở lý luận, thực tiễn quản lý CSVC trường học nhằm phù hợp với sự hiện đạihóa nội dung, phương pháp và hình thức dạy học

1.1.2.2 Chương trình giáo dục

Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, trong nhữngnăm qua, vấn đề xây dựng và phát triển CTGD đã thu hút sự quan tâm nghiêncứu của các nhà QL, các nhà nghiên cứu giáo dục Nhiều hội thảo khoa học,nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về xây dựng CTGD đã được tổchức và công bố.

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáodục phổ thông sau 2015” do Bộ GD - ĐT tổ chức đã thu hút sự tham gia của cácnhà nghiên cứu giáo dục, cán bộ QL các cấp [5] Báo cáo của các nhà khoa họctại Hội thảo như Đỗ Ngọc Thống, Đinh Quang Báo, Đào Thái Lai, Nguyễn AnhDũng, Lương Việt Thái, Nguyễn Công Khanh, Đỗ Tiến Đạt đã đề cập quanđiểm xây dựng CTGD phổ thông của Việt Nam sau 2015.

Trang 25

Hội thảo Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướngnăng lực do Bộ GD&ĐT tổ chức năm 2014 với 10 báo cáo khoa học lớn tậptrung vào

Trang 26

Trong công trình nghiên cứu “Xây dựng phương thức, tiêu chí đánh giá

chương trình giáo dục phổ thông” tác giả Nguyễn Thị Lan Phương đã nghiên

cứu chuyên sâu về một khâu trong quy trình phát triển CTGD Tác giả đã kháiquát cơ sở lý luận về đánh giá CTGD; giới thiệu kinh nghiệm đánh giá CTGDtrong nước và quốc tế [27].

Trong báo cáo tổng kết đề tài “Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về phát

triển chương trình nhà trương trong giáo dục phổ thông”, tác giả Trịnh Thị Anh

Hoa và nhóm nghiên cứu đã trình bày một số khái niệm liên quan đến CT nhàtrường, phát triển CTGD phổ thông, tổng quan kinh nghiệm phát triển CT nhàtrường trong GD phổ thông ở các nước trên thế giới Báo cáo cho thấy, pháttriển CT nhà trường trong GD phổ thông đã được nhiều nước phát triển thựchiện vào những năm 60 của thế kỷ XX và là xu thế của nhiều nước phát triểntrên thế giới

Từ những nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nghiêncứu nào nghiên cứu, đánh giá thực trạng CSVC trong trường THPT đề ra cácbiện pháp quản lý và phát triển CSVC đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông hiện nay Trong điều kiện công tác của bản thân, tác giảthấy cần có sự nghiên cứu, đánh giá về CSVC trong trường THPT tỉnh Lào Caitừ đó đề ra các biện pháp quản lý và phát triển CSVC đáp ứng yêu cầu chươngtrình giáo dục phổ thông mới.

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về cơ sở vật chất trường THPT

Trang 27

1.2.1.1 Khái niệm về cơ sở vật chất trường THPT

Theo tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn đã viết: “CSVC là những hệ thống cácphương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáodục và đào tạo toàn diện học trong nhà trường Đó là những đồ vật, những củacải vật chất và khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường” [17].

Hệ thống CSVC trong nhà trường đó là các khối công trình, nhà cửa, sânchơi, thư viện, dụng cụ thí nghiệm, bản đồ, tranh ảnh và các trang thiết bịkhác… được trang bị riêng cho nhà trường, và chia làm 3 bộ phận: trường sở,TBGD và thư viện do nhà trường trực tiếp quản lý và sử dụng.

Trường sở: Là nơi tiến hành dạy học và giáo dục Đó là những tòa nhà,sân chơi, vườn trường… và quang cảnh tự nhiên bao quanh trường Là mộttrong ba bộ phận quan trọng hình thành nên CSVC của trường học, bao gồm cáckhối, khu công trình: Khối phòng học, phòng học bộ môn; khối phục vụ họctập; khối phòng hành chính; khu sân chơi bãi tập; khu vệ sinh; khu để xe

Thiết bị dạy học: bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan,thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật (Các phương tiện nghe nhìn) Thiết bị dạyhọc các bộ môn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham gia vàoquá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trongtừng tiết học Các thiết bị giảng dạy và học tập tại lớp, thiết bị phòng thínghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc - họa và các thiết bị khác trongxưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống, … nhằm đảm bảo cho việcnâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàndiện.

Thư viện: Sách báo, sách giáo khoa và sách tham khảo là thành phầnchính của thư viện trường học, đó là sách được Bộ giáo dục và Đào tạo chophép sử dụng trong trường học, phòng đọc và cho mượn, kho sách là loạiCSVC trọng yếu, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc giảngdạy, học tập và nghiên cứu của GV, HS trong nhà trường, là nguồn tri thứcquan trọng của học sinh và giáo viên.

Trang 28

Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ ápđặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyếnkhích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức họctập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học" [1] Từ

yêu cầu đó, phương tiện dạy học hay nói cách khác đó là CSVC trường họctrong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thực hiện theo định hướng: Tăngcường hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin vàtruyền thông để hỗ trợ đổi mới việc lựa chọn và thiết kế nội dung, phương phápvà hình thức tổ chức dạy học Tạo điều kiện cho học sinh được học tập qua cácnguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua Internet Từ đóphát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời.

Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới và nước ta cho rằng đào tạocon người mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, ngày càng đa dạng nhằm phụcvụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước tất yếu phải có những cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng.

Từ nội dung trên chung ta có thể nhận thấy CSVC trường học không chỉdừng lại ở hệ thống trường sở, thiết thị dạy học, thư viện mà còn bao gồm cảmôi trường xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ

Như vậy để phù hợp với giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, có thể quan

niệm: Cơ sở vật chất trương học nói chung và trường THPT nói riêng là tất cảcác phương tiện vật chất, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trườngcông nghệ số được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt độngmang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.

1.2.1.2 Hệ thống cơ sở vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học bao gồm: Trường sở; sách và

Trang 29

thư viện; thiết bị dạy học…

Trường sở là nơi thực hiện việc giáo dục, dạy học Do đòi hỏi của quátrình phát triển giáo dục, đặc biệt là do yêu cầu của việc thực hiện các phươngpháp dạy học, trường học cũng có những thay đổi nhất định để phù hợp Môitrường xung quanh trường học không tác động xấu đến việc giảng dạy, học tậpvà sự an toàn của giáo viên, học sinh.

Sách và thư viện là loại cơ sở vật chất đặt biệt, là phương tiện cần thiếtphục vụ cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường, đồng thời là nguồn trithức quan trọng của giáo viên và học sinh.

TBDH bao gồm các thiết bị dùng chung, thiết bị dạy học tối thiểu theotừng cấp học, thiết bị phòng học bộ môn, các thiết bị trực quan, thực nghiệm vàcác thiết bị kỹ thuật, các phương tiện nghe - nhìn Các thiết bị dạy học được sửdụng thường xuyên và trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập,gắn liền với nội dung và phương pháp Số lượng và chất lượng của thiết bị dạyhọc bộ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh.

Các phương tiện nghe - nhìn như: Máy chiếu bản trong, máy chiếu dươngbản, máy chiếu trực tiếp, máy chiếu vật thể, máy chiếu phim, video, máy tínhnối mạng Internet , đã trở nên phổ biến trên thị trường và đã có mặt trong cáctrường học, cơ quan Các phương tiện kỹ thuật này với ưu thế về mặt sư phạmgóp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.Nhờ có các phương tiện kỹ thuật, một lượng thông tin lớn của bài học có thểđược hình ảnh hóa, mô hình hóa, trực quan hóa, phóng to, thu nhỏ, làm nhanhhơn hay chậm lại đem lại cho người học một không gian học tập mang tínhmục đích và hiệu quả

Sự phát triển nhanh chóng CSVC đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm tolớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹthuật dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.

Bên cạnh hệ thống CSVC trên còn phải kể đến hệ thống CSVC khác như:Môi trường tự nhiện, môi trường xã hội, môi trường công nghệ số, trí tuệ nhân

Trang 30

tạo, mạng internet, mạng xã hội

Hệ thống CSVC trong nhà trường có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:

CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC

CSVC dùng chung Thiết bị dạy học Môi trường dạy học

Trang 31

SGK,tài liệu

Các PTvà TL

CácPT kỹ

MôitrườngCN số

Khuhọctập;LĐTH;TDTT;khu PV

họctập,SH; sân

Bànghế, tủ,

Thiết bịâmthanh,

Các tàiliệuhọctập, tài

Câycối,sôngsuối, hạ

trí tuệnhân

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất

Có thể thấy CSVC là một hệ thống đa dạng về chủng loại và có một sốbộ phận tương đối và phức tạp về mặt kỹ thuật Tính đa dạng và phong phú củaCSVC tạo ra không ít trở ngại trong quản lý và sử dụng.

1.2.2 Đánh giá cơ sở vật chất trường THPT

1.2.2.1 Đánh giá

Trang 32

Đánh giá là một trong 4 chức năng của quản lý, hiện nay có nhiều địnhnghĩa khác nhau về khái niệm “đánh giá” và được xét trên những góc độ rộng,hẹp khác nhau: đánh giá nói chung, đánh giá trong giáo dục, đánh giá trong dạyhọc và đánh giá kết quả học tập.

Khái niệm đánh giá hiểu theo nghĩa chung nhất: có thể kể ra một số địnhnghĩa sau:

- Theo quan niệm của triết học, đánh giá là xác định giá trị của sự vật,hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi của con người tương xứng với những mụctiêu, nguyên tắc, kết quả mong đợi hay chuẩn mực nhất định, từ đó bộc lộ mộtthái độ Nó có tính động cơ, phương tiện và mục đích hành động.

- Theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh - Việt: thuật ngữ “Assessment” cónghĩa là kiểm tra đánh giá Đánh giá là quá trình thu thập thông tin hình thànhnhững nhận định, phán đoán về kết quả công việc, theo những mục tiêu, tiêuchuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thựctrạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

- Theo Jean-Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là “thu thập mộttập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độphù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với cácmục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thôngtin nhằm đưa ra một quyết định”.

- Theo P.E Griffin (1996): “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị củamột sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá củamột chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứngdụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”.

- Theo Peter W Airasian (1997) kiểm tra đánh giá (Assessment) là quátrình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định.Thuật ngữ ‘assessment’ trong tiếng Anh có thể bao gồm cả đánh giá định tínhnhư quan sát, lẫn kiểm tra, tức cách đánh giá mang tính định lượng như đánhgiá bằng điểm số, chẳng hạn như kiểm tra cho điểm học sinh bằng trắc nghiệmkhách quan Do

Trang 33

đó ‘assessment’ có khi được dịch là đánh giá, có khi là kiểm tra, có khi là kiểmtra đánh giá tùy theo văn cảnh.

Trong giáo dục, đánh giá được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau:- Đánh giá trong giáo dục xuất hiện khi có một người tương tác trực tiếphay gián tiếp với người khác nhằm mục đích thu thập và lí giải thông tin vềkiến thức, hiểu biết, kĩ năng và thái độ của người đó.

- Theo Marger (1993): đánh giá là việc mô tả tình hình của học sinh vàgiáo viên để quyết định công việc cần phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ.

- Theo R Tiler (1984): Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác địnhmức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục.

- Xét từ bình diện chức năng, mục đích cũng như đối tượng, “đánh giátrong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống các thông tinvề hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dụccăn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoànthiện những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.

1.2.2.2 Đánh giá cơ sở vật chất trường THPT

Nhằm mục đích tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước nói chung,quản lý nhà trường nói riêng đối với công tác CSVC cần phải có các hoạt động

kiểm tra giám sát, đánh giá “Quản lý mà không có kiểm tra, đánh giá thì xemnhư không có quản lý”, vì thế hiệu trưởng phải xem kiểm tra giám sát, đánh giá

là một khâu cơ bản, là một nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, kiểm tragiám sát, đánh giá là yếu tố kích thích, tư vấn và thúc đẩy việc quản lý CSVCđạt hiệu quả cao.

Do vậy người quản lý cần nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ sởvật chất, chương trình giáo dục và điều kiện vật chất cần thiết để thực hiệnchương trình, từ đó xác định được mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp phù hợp vàkhả thi cho công tác quản lý phát triển CSVC để nâng cao chất lượng giáo dục

Đánh giá nói chung và đánh giá CSVC nói riêng là một trong những nhiệm

Trang 34

vụ của cán bộ quản lý trường học Trong luận văn này, đánh giá CSVC đượchiểu là sự tác động có mục đích của người quản lý nhằm thu thập và xử lý cóhệ thống thông tin về hiện trạng cơ sở vật chất, đối chiếu với các tiêu chuẩn,làm cơ sở cho lập kế hoạch, tổ chức các nguồn lực thực hiện việc quản lý pháttriển CSVC đáp ứng mục tiêu giáo dục.

1.3 Những vấn đề cơ bản về đánh giá thực trạng cơ sở vật chất trongtrường

THPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới và yêu cầu đặt ra đối với CSVC

1.3.1.1 Khái quát về chương trình giáo dục phổ thông mới

Điều 29 - Luật Giáo dục 2005 có nêu "Chương trình giáo dục phổ thôngthể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạmvi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chứchoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ởmỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo".

Như vậy, chương trình giáo dục gồm các thành tố:- Mục tiêu và chuẩn.

- Nội dung giáo dục.

- Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.- Cách thức đánh giá kết quả giáo dục

Theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13:

- Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt đượcsau mỗi cấp học, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phươngpháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáodục đối với các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáodục phổ thông; chương trình bao gồm chương trình tổng thể và các chươngtrình môn học Chương trình tổng thể là sự kết hợp hài hòa các chương trìnhmôn học và chuyên đề học tập, chương trình hoạt động giáo dục.

1.3.1.1.1 Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông

Trang 35

- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổthông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quảkiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệpphù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính,nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ýnghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục pháttriển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức vànhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựachọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh củabản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động;khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cáchmạng công nghiệp mới.

1.3.1.1.2 Nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, nội dung đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông bao gồm:

- Mục tiêu giáo dục phổ thông (chủ yếu là đổi mới cách tiếp cận và thựchiện mục tiêu) theo chương trình hai giai đoạn: mục tiêu giáo dục cơ bản vàmục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Nội dung giáo dục phổ thông.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục.

- Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục

1.3.1.1.3 Định hướng về nội dung giáo dục

Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục, hìnhthành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua các nội dunggiáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội,giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dụccông dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thểchất, giáo dục hướng nghiệp Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cảcác môn học và hoạt

Trang 36

động giáo dục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệmvai trò cốt lõi.

Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ởtừng giai đoạn giáo dục và từng cấp học, chương trình mỗi môn học và hoạtđộng giáo dục xác định mục tiêu, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lựcvà nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục đó Giai đoạn giáo dụccơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bịcho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sautrung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phươngchâm giáo dục phân hóa, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bịcho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

1.3.1.2 Yêu cầu về CSVC để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Ngoài các điều kiện về: Tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý,giáo viên, nhân viên; đánh giá kết quả giáo dục, xã hội hóa giáo dục thì các điềukiện về CSVC, thiết bị phải đảm báo các yêu cầu sau:

a Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mátbảo đảm quy định; có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanhtheo quy định; có sân chơi, bãi tập, chỗ thực hành ngoài trời theo quy định.

b Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học bảo đảm theoquy định tối thiểu của Điều lệ trường phổ thông; kích thước, vật liệu, kết cấu,kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh bảo đảm quy định của Bộ GD&ĐT,Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế; kích thước, màu sắc, cáchtreo bảng trong lớp học bảo đảm quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.

c Khối phục vụ học tập, khối hành chính quản trị và phòng học bộ môn(đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) đạt tiêu chuẩn tốithiểu theo quy định.

d Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định củaBộ Giáo dục và Đào tạo; có các tủ sách lớp học, hoạt động của thư viện có tác

Trang 37

dụng phát triển văn hoá đọc, khuyến khích và đáp ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu,dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; bổ sung sách, báo và tàiliệu tham khảo hằng năm đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới.

đ Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụngthiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học củagiáo viên bảo đảm quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm kê, sửa chữa,nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm đáp ứng yêu cầu dạyhọc theo chương trình mới.

1.3.2 Đánh giá CSVC trường THPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dụcphổ thông mới

1.3.2.1 Mục đích, ý nghĩa của đánh giá1.3.2.1.1 Mục đích

Đánh giá cơ sở vật chất trường THPT nhằm xác định những ưu điểm, hạnchế về CSVC, công tác quản lý phát triển cơ sở vật chất của trường THPT sovới yêu cầu mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; đề xuất các biện pháp cảitiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của quản lý vàphát triển CSVC của nhà trường, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho trườngTHPT không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầuchương trình giáo dục phổ thông mới.

1.3.2.1.2 Ý nghĩa

Giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về hiện trạng cơ sở vật chấtcủa trường mình để từ đó có biện pháp quản lý và phát triển cơ sở vật chất đápứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạyvà học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học; phát triển môi trường vănhóa nhà trường.

1.3.2.2 Các nguyên tắc đánh giá

Trong đánh giá nói chung và đánh giá cơ sở vật chất nói riêng, cần phải

Trang 38

đảm bảo các nguyên tắc sau:- Đảm bảo tính toàn diện:- Đảm bảo tính lịch sử cụ thể

- Đảm bảo tính phát triển và tính dự báo- Đảm bảo tính dân chủ và thống nhất- Đảm bảo tính khánh quan và tin cậy

- Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng đánh giá- Đảm bảo sự thông nhất

1.3.2.3 Quy trình đánh giá

Tùy theo mục đích khác nhau, người ta có thể thiết kế các quy trình đánhgiá khác nhau Đối với việc đánh giá CSVC trường THPT có thể thực hiện theocác bước sau:

* Bước 1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá

Theo Thông tư 42/2012/TT-BGD&ĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD&ĐTQuy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểmđịnh chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 47/2012/TT-BGD&ĐT ngày 07/12/2012 Quy chế công nhận trường trường trung học phổthông đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bịdạy học đối với trường THPT như sau [31]:

- Tiêu chí 1: Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường

rào, cổng trường, biển trường theo quy định Điều lệ trường trung học; các khuvực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp Đủ diện tích sử dụngđể đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt (Các trườngnội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh; Các trường khuvực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh); Sân chơi, bãi tập:Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, khu sân chơicó hoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tậpthể

Trang 39

dục thể thao và đảm bảo an toàn.

- Tiêu chí 2: Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều

lệ trường trung học, cụ thể:

+ Phòng học, bàn ghế cho giáo viên, học sinh: Có đủ số phòng học chomỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế họcsinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánhsáng, an toàn.

+ Phòng học bộ môn: Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quyđịnh hiện hành (diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,00 m2, đối vớimôn Vật lí, Hoá học, Sinh học và Công nghệ phải có phòng chuẩn bị với diệntích từ 12 m2 đến 27 m2 mỗi phòng và được bố trí liền kề, liên thông với phònghọc bộ môn); phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bịdạy học.

+ Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy vàhọc: Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng phó Hiệutrưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phònghọp từng tổ bộ môn; phòng truyền thống, phòng làm việc của Công đoàn, phònghoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phòng thường trực,kho; có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý vàgiảng dạy và học tập.

+ Phòng y tế: Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốcthiết yếu theo quy định;

+ Thư viện: Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ giáo viên,nhân viên và học sinh Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theoquy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được bổ sung sách, báo và tài liệu thamkhảo hàng năm; Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy họccủa cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;

+ Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, họcsinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường;

Trang 40

+ Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trongkhuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;

+ Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáoviên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh;

+ Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quảnlý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên,hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

- Tiêu chí 3: - Phải có thiết bi day hoc, đồ dùng dạy học tối thiểu phục

vụ giảng dạy và học tập; Việc sử dụng thiết bi dạy học trong các giờ lên lớpvà tư làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo.

* Bước 2: Huy động lực lượng tham gia đánh giá

- Căn cứ vào đội ngũ hiện có (của nhà trường, cấp học), các nhà quản lýcần lựa chọn những người có hiểu biết, có năng lực để huy động họ tham giađánh giá.

- Mời chuyên gia hoặc các nhà quản lý có kinh nghiệm trong quản lýCSVC tập huấn cho lực lượng tham gia đánh giá (nội dung, tiêu chuẩn, phươngpháp đánh giá, phương pháp phân tích kế quản đánh giá ).

* Bước 3: Tổ chức các hoạt động đánh giá

- Ra quyết định thành lập đoàn đánh giá, phân công nhiệm vụ cụ thể chotừng thành viên.

- Quyết định và tổ chức thực hiện các phương pháp đánh giá (Quan sát;nghiên cứu sản phẩm; thống kê ); căn cứ các tiêu chí đánh giá, xây dựng bộcông cụ, các bảng biểu để đo lường, đánh giá

* Bước 4: Phân tích kết quả đánh giá

Trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng, kết hợp với kết quả đánh giá thôngquan bộ công cụ, bảng biểu phân tích, nhận định các điểm mạnh, điểm yếu vềcơ sở vật chất của đơn vị được đánh giá

* Bước 5: Đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển cơ sở vật chất

Căn cứ điểm mạnh, điểm yếu nhà quản lý (trưởng đoàn và các thành viên)

Ngày đăng: 08/03/2019, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Chương trình tiếp cận năng lực-Báo cáo số 2, tài liệu hội thảo “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình tiếp cận năng lực-"Báo cáo số2, tài liệu hội thảo “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Báo cáo số 4, Tài liệu Hội thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chương trình giáo dục phổthông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
7. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các họcthuyết quản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2016
9. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm QLGD, Trường CBQL ĐTTW1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm QLGD
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
11. Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển chương trình giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2015
12. Trần Quốc Bảo (2005), “Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc dạy Sách, tạp chí
Tiêu đề: 12. Trần Quốc Bảo (2005), “Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho việc dạy
Tác giả: Trần Quốc Bảo
Năm: 2005
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Tháng 7/2017) Khác
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông Khác
6. Trần Quốc Đắc, "Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo trong tình hình mới&#34 Khác
10. Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w