Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án cung cấp những tư liệu về cơ sở lý luận, giải pháp giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh; làm tư liệu cho công tác tuyên truyền, phổ biến và
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Đễ
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Viết Thông
Phản biện 2: PGS.TS Lê Thanh Thập
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Bá Dương
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi……giờ…….phút, ngày ……tháng……năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Tổ quốc có tốc độ phát triển nhanh, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế Tuy nhiên, trước xu hướng mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã tác động nhiều đến lối sống, suy nghĩ của sinh viên Tình trạng vi phạm pháp luật, lối sống buông thả, thực dụng đã xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ sinh viên trong tỉnh
Tình trạng vi phạm pháp luật ở sinh viên không chỉ gia tăng về số lượng mà tính chất, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn Hành vi
vi phạm pháp luật hết sức đa dạng và phức tạp, đặc biệt có một bộ phận sinh viên tham gia các băng, ổ nhóm tội phạm sử dụng bạo lực có tính chất côn đồ, hung hãn gây hậu quả hết sức nghiêm trọng
Trong thời gian qua, giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh đã mang lại sự khởi sắc trong đời sống pháp luật của sinh viên, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý trong nhà trường Tuy vậy, giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên trong nhà
Trang 42
trường vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về nội dung, chương trình; sách giáo khoa, tài liệu; đội ngũ làm công tác giáo dục ý thức pháp luật; lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp… Điều này dẫn đến hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên còn thấp, trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế, sự thờ ơ, thiếu niềm tin vào pháp luật vẫn phổ biến Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện hoạt động giáo dục
ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn to lớn Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Ý thức pháp luật
và vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Luận án khảo sát, phân tích thực trạng và trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay
2.2 Nhiệm vụ
- Phân tích làm rõ khái niệm, tính chất, kết cấu, vai trò của ý thức pháp luật; mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và sự cần thiết phải tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
- Phân tích những yếu tố tác động, chỉ ra những thành tựu, hạn chế về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay; làm rõ những nguyên nhân của thực trạng trên
- Luận án luận chứng cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức pháp luật và chất lượng giáo dục
ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng
Trang 5Số liệu nghiên cứu lấy từ 12 trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trong đó có 2 trường đại học, 01 phân hiệu đại học và 09 trường cao đẳng) trong thời gian từ năm 2015 đến nay Số phiếu điều tra là 1784 đối với sinh viên, 25 phiếu điều tra giảng viên luật, 31 phiếu điều tra cán bộ quản lý Thời gian điều tra từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính sách của tỉnh Quảng Ninh về YTPL và giáo dục YTPL Ngoài ra, luận án kế thừa có chọn lọc những công trình khoa học của các tác giả đi trước đã công bố liên quan đến đề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả
sử dụng hệ thống các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp điều tra xã hội học Ngoài ra, tác giả còn vận dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như: phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu để rút ra nhận định, khái quát về thực trạng YTPL của sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
5 Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án góp phần sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến
Trang 66 Ý nghĩa của luận án
6.1 Ý nghĩa khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm phong phú thêm luận
cứ khoa học về ý thức pháp luật, kết cấu ý thức pháp luật, mối quan hệ YTPL với các hình thái ý thức xã hội khác Làm sâu sắc thêm các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường giáo dục YTPL trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án cung cấp những tư liệu về cơ sở lý luận, giải pháp giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh; làm tư liệu cho công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; là tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập các bộ môn triết học, giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng tỉnh Quảng Ninh
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các công trình khoa học đã công bố, danh mục chữ viết tắt, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 14 tiết
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Các công trình nghiên cứu về YTPL và giáo dục YTPL
Nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật có công trình của các tác giả đã được công bố
như: “Ý thức pháp luật” của Lê Đức Tiết (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994); “Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức
pháp luật ở Việt Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ triết học của Đào Duy
Tấn, 2000); “Một số đặc điểm của ý thức pháp luật Việt Nam” của
Trang 75
Nguyễn Thúy Vân (Tạp chí Triết học, số 4, 2000); “Lôgíc khách quan
của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam”
(Luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Thị Thúy Vân, 2001); “Bàn về ý
thức pháp luật” của Hoàng Thị Kim Quế (Tạp chí Luật học, số 1,
2003); “Về cấu trúc, vai trò và chức năng của văn hóa pháp luật” của Ngọ Văn Nhân (Tạp chí Triết học, số 7, 2010); “Ý thức pháp luật” (Tác
giả Nguyễn Minh Đoan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011); “Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội” của Đào Thu
Hiền (Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thủy lợi và môi trường, số 43, 2013)
1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng YTPL và giáo dục YTPL cho sinh viên
Cuốn sách “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” do Đào
Trí Úc chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995);
“Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, 2006) của Tống Đức Thảo;
" Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học" của Phan Hồng
Dương (Tạp chí Giáo dục, số 190, kì 2 - 5/2008); Luận án tiến sĩ “Giáo
dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam” của Phan Hồng Dương (2014); Luận án tiến sĩ Luật học
“Giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay” của Lê Thị
Phương Nga, (2015); Luận án tiến sĩ Triết học của Đỗ Thành Đô “Giáo
dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh Trung Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay” (2016); “Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học một số yêu cầu cấp bách hiện nay” của Vũ
Thị Hồng Vân (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3, 2016)…
1.3 Các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục YTPL cho sinh viên
Luận án Tiến sĩ Luật học “Nâng cao ý thức pháp luật của đội
ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay của Lê
Đình Khiên, (1996); “Lệ làng truyền thống với việc hình thành ý thức
Trang 86
pháp luật cho nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới” (Luận án tiến sĩ
Triết học của Nguyễn Văn Long, 2002); “Sự hình thành ý thức pháp
luật và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta trong thời kỳ đổi mới” (Tác giả Đào Duy Tấn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2004); “Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam
hiện nay” (Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công của Trần Công Lý,
2009); “Ý thức pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt
Nam hiện nay” (Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Xuân Huy, 2010)
Tác giả các công trình trên đã phân tích tương đối sâu sắc và đầy
đủ về cơ sở lý luận của ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật; đặc điểm, kết cấu, vai trò của ý thức pháp luật; tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật; mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với các hình thái ý thức xã hội khác; thực trạng và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân… Đây là những tài liệu có giá trị để chúng tôi tham khảo và làm rõ thêm nội hàm của ý thức pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật, cũng như vai trò của ý thức pháp luật đối với sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
1.4 Đánh giá các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Qua nghiên cứu các công trình khoa học ở trên có thể thấy rằng vấn đề YTPL và giáo dục YTPL trong thời gian gần đây đã được đề cập một cách có hệ thống, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Mặc dù vậy, cho đến nay vấn đề YTPL và giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh là một vấn đề còn khá mới mẻ cả về mặt lý luận và thực tiễn, chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và cụ thể Để thực hiện luận án, tác giả tập trung làm rõ một số nội dung cụ thể như:
Một là, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, vai
trò của ý thức pháp luật, đặc điểm, mục đích, nội dung, phương tiện, hình thức giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh;
Trang 97
những nhân tố tác động đến YTPL của sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Hai là, khảo sát thực trạng YTPL và giáo dục YTPL cho sinh
viên tỉnh Quảng Ninh Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao YTPL và chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Chương 2 Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP
LUẬT CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1 Ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay và vai trò của nó trong đời sống xã hội
2.1.1 Vấn đề ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay
2.1.1.1 Quan niệm về ý thức pháp luật
Trên cơ sở phân tích các quan niệm đã có về YTPL, tác giả đưa
ra quan điểm về YTPL: Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội mà trước hết là quan hệ sản xuất, là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, thái
độ của con người đối với pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật, tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi ứng xử của cá nhân, các tổ chức xã hội nhằm bảo vệ trật tự xã hội hiện hành và các lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền
2.1.1.2 Tính chất của ý thức pháp luật
Thứ nhất, YTPL luôn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội Thứ hai,YTPL có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội Thứ ba: ý thức pháp luật luôn mang tính giai cấp
Thứ tư, YTPL có sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, nhất là ý thức chính trị, đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ
Thứ năm:ý thức pháp luật XHCN là hệ tư tưởng quan điểm pháp luật tiến bộ và nhân đạo
Trang 108
2.1.1.3 Kết cấu của ý thức pháp luật
Thứ nhất, căn cứ vào tính chất và phương thức phản ánh thì
YTPL được chia thành hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật
Thứ hai, căn cứ vào trình độ nhận thức, YTPL được chia thành ý
thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật lý luận
Thứ ba, căn cứ vào chủ thể của YTPL, ý thức pháp luật bao gồm
YTPL cá nhân, YTPL nhóm và YTPL xã hội
2.1.2 Vai trò của YTPL trong đời sống xã hội
Là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, ra đời và bị quy định bởi tồn tại xã hội, YTPL có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đời sống xã hội nói chung, đời sống pháp luật nói riêng
Thứ nhất, vai trò YTPL với sự phát triển kinh tế- xã hội
Thứ hai, vai trò của YTPL với sự ổn định trật tự xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
2.2 Giáo dục ý thức pháp luật và tầm quan trọng của giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay
2.2.1 Quan điểm về giáo dục ý thức pháp luật
2.2.1.1 Khái niệm giáo dục ý thức pháp luật
Giáo dục ý thức pháp luật là hoạt động có tổ chức, có mục đích,
có định hướng của chủ thể giáo dục ý thức pháp luật tác động lên đối tượng được giáo dục ý thức pháp luật, thông qua phương pháp, hình thức giáo dục nhất định, nhằm hình thành ở họ sự hiểu biết, thái độ, tình cảm đối với pháp luật, sự đánh giá về pháp luật, về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trong xã hội, về hành vi hợp pháp hay không hợp pháp của
cá nhân, các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong xã hội
2.2.1.2 Mục đích của giáo dục ý thức pháp luật
Việc xác định đúng đắn mục đích của giáo dục YTPL chẳng những là tiêu chí để đánh giá hiệu quả mà còn là căn cứ để xây dựng nội dung giáo dục YTPL cho phù hợp với đối tượng được giáo dục Mục
Trang 119
đích của giáo dục YTPL khác với mục đích của các dạng giáo dục khác,
cụ thể:
Một là,nâng cao nhận thức về pháp luật cho công dân
Hai là, giáo dục YTPL nhằm hình thành niềm tin với pháp luật
Ba là, giáo dục YTPL nhằm hình thành động cơ, hành vi, thói
quen xử sự hợp pháp
2.2.2 Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
2.2.2.1 Khái niệm giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Giáo dục YTPL cho sinh viên là hoạt động có tổ chức, có mục đích của chủ thể giáo dục ý thức pháp luật thông qua những phương pháp và hình thức nhất định, nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức pháp luật, hình thành ở sinh viên thái độ và tình cảm đối với pháp luật; giúp sinh viên đánh giá về tính công bằng, hành vi hợp
pháp của công dân, nhà nước, các tổ chức trong xã hội
2.2.2.2 Chủ thể và đối tượng của giáo dục ý thức pháp luật
* Chủ thể của giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
Nhóm một: Bao gồm tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ
chức chính trị, đoàn thể xã hội, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các hệ thống cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội…Đây là những chủ thể quan trọng của giáo dục YTPL bằng những hoạt động của mình để chỉ đạo, lãnh đạo, đưa ra chủ trương, đường lối các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Nhóm hai: là những người có vai trò quyết định trực tiếp trong
công tác giáo dục YTPL bao gồm toàn bộ đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình đã tham gia tích cực vào việc thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung giáo dục YTPL
* Đối tượng của giáo dục ý thức pháp luật
Đối tượng giáo dục YTPL cho sinh viên là toàn bộ thế hệ sinh viên đang học tập trong các trường cao đẳng đại học, họ được tiếp nhận
Trang 12* Nội dung giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
Nội dung giáo dục YTPL bao gồm những kiến thức pháp luật tối thiểu, phổ thông sao cho phù hợp với từng đối tượng sinh viên (chuyên luật và không chuyên luật), nhằm giúp họ có hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, bản chất, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của nhà nước và pháp luật; các quyền và nghĩa vụ của công dân; biết vận dụng pháp luật để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình
* Hình thức giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
Hình thức giáo dục YTPL chính là hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa chủ thể giáo dục với đối tượng giáo dục YTPL Có thể chia hình thức giáo dục YTPL thành hai loại cơ bản sau:
Một là, hình thức giáo dục YTPL chính khoá thông qua các môn
học: pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành
Hai là, hình thức giáo dục YTPL thông qua các hoạt động ngoại
khoá và tuyên truyền pháp luật
* Phương pháp giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
Phương pháp giáo dục YTPL được hiểu là tổng thể, cách thức, biện pháp mà chủ thể và đối tượng giáo dục YTPL sử dụng để nhằm truyền đạt và lĩnh hội nội dung giáo dục YTPL Giáo dục YTPL cho sinh viên hiện nay, có thể sử dụng các nhóm phương pháp giáo dục YTPL sau:
Một là, nhóm các phương pháp áp dụng cho giáo dục YTPL
trong chương trình chính khoá diễn ra trên lớp: thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, làm việc theo cặp, mô hình trực quan, các bài tậpthực hành, phương pháp tạo tình huống, phương pháp nêu gương
Trang 1311
Hai là, nhóm các phương pháp tiến hành các hoạt động ngoại khoá:
các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, tổ chức các hoạt động “ngày pháp luật”, tuyên truyền pháp luật trong các đợt cao điểm phòng chống tội phạm, tuyên truyền tháng cao điểm an toàn giao thông
* Phương tiện giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên
Phương tiện giáo dục YTPL là những công cụ mà chủ thể giáo dục YTPL sử dụng để tuyên truyền, giáo dục nội dung pháp luật đến đối tượng giáo dục YTPL như: máy chiếu, tivi, sách, báo, các video tình huống pháp luật, internet, các phương tiện thông tin đại chúng
2.3 Sự cần thiết phải giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay
Thứ nhất, ý thức pháp luật góp phần hình thành và xây dựng cho
sinh viên lối sống theo pháp luật, duy trì trật tự xã hội
Hai là, giúp sinh viên phòng ngừa trước tác động của mặt trái nền
kinh tế thị trường và toàn cầu hoá hiện nay
Ba là, góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên, đào tạo nguồn
nhân lực phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
2.4 Tiêu chí cơ bản đánh giá ý thức pháp luật cho sinh viên
2.4.1 Sự nhận thức và hiểu biết về pháp luật của sinh viên
Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng Hiểu biết pháp luật một cách chung chung, thiếu chính xác là đặc điểm của lứa tuổi sinh viên nói chung, điều này hoàn toàn dễ hiểu vì ở
độ tuổi này được gia đình bảo đảm về cuộc sống, các mối quan hệ xã hội còn hạn chế Do đó, các em không quan tâm đến sự quy định của pháp luật