1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ

120 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,65 MB

Nội dung

Vì vậy, xâydựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Thực hiện Nghị quyết

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-ĐẶNG THỊ NHUNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-ĐẶNG THỊ NHUNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

CHỮ KÝGIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thái Nguyên - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hạ Hòa, ngày 22 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Đặng Thị Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Đề tài, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp

đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả của Phòng quản lý sau đại học – Trường đại họcNông lâm Thái nguyên và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy và Ủy bannhân dân các xã và đông đảo bà con nhân dân của huyện Hạ Hòa

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế vàPhát triển nông thôn – Phòng quản lý sau đại học, Trường Đại học Nông lâm Tháinguyên, đặc biệt là thầy G.S-T.S Trần Ngọc Ngoạn, người đã nhiệt tình hướng dẫn,giúp đỡ chúng tôi trong việc hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, các ban củaHuyện ủy, các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hòa; xin cản

ơn các Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã và bà con nhân dân đã giúp đỡ, cộng táccùng cúng tôi để Đề tài được thực hiện kịp tiến độ theo kế hoạch

Hạ Hòa, ngày 22 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Đặng Thị Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể .2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới 4

1.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới 4

1.1.1.1 Nông thôn .4

1.1.1.2 Phát triển nông thôn 4

1.1.1.3 Khái niệm nông thôn mới 5

1.1.1.4 Khái niệm xây dựng nông thôn mới 6

1.1.2 Đơn vị nông thôn mới 6

1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta 6

1.1.4 Chức năng của nông thôn mới 9

1.1.4.1 Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại 9

1.1.4.2 Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống 9

1.1.4.3 Chức năng sinh thái 10

1.1.5 Chủ thể xây dựng nông thôn mới .10

1.1.6 Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới 11

1.1.6.1 Động lực từ công nghiệp hóa và đô thị hóa 11

Trang 6

1.1.6.2 Động lực từ nông dân phi nông hóa 11

1.1.6.3 Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ chức hợp tác 11

1.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới 12

1.2.1 Các quan điểm của Đảng về xây dựng NTM từ Đại hội VIII đến nay 12

1.2.2 Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới 16

1.2.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới 17

1.2.3.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 18

1.2.3.2 Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội 18

1.2.3.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập 20

1.2.3.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội 21

1.2.3.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn .21

1.2.3.6 Phát triển giáo dục đào tạo 21

1.2.3.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân 22

1.2.3.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thôn tin và truyền thông 22

1.2.3.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 22

1.2.3.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn 23

1.2.3.11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn 23

1.2.4 Các bước xây dựng nông thôn mới 24

1.3 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 24

1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới 24

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 24

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 26

1.3.1.3 Phát triển nông thôn ở Đài Loan 27

1.3.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 28

1.3.2.1 Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở 28

1.3.2.2 Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo 29

1.3.2.3 Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo 30

1.3.2.4 Chỉ đạo cơ sở tập trung thực hiện một số nội dung 30

1.3.2.5 Các nghiên cứu có liên quan 31

Trang 7

1.3.3 Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới 32

Chương 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Nội dung nghiên cứu 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 34

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 34

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 35

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG BẢNG BIỂU 36

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 36

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

3.1.1.1 Vị trí địa lý 36

3.1.1.2 Địa hình 36

3.1.1.3 Thổ nhưỡng 36

3.1.1.4 Khí hậu 38

3.1.1.5 Tài nguyên rừng 38

3.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản 39

3.1.1.7 Thủy văn 40

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 41

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 41

3.1.2.2 Kết quả phát triển KT-XH của huyện từ 2011-2013 44

3.1.2.3 Dân số và lao động 46

3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng 48

3.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Hạ Hòa, Phú Thọ 50

3.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hạ Hòa 50

3.2.2 Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở 52

3.2.3 Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 53

3.2.4 Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 54

3.2.4.1 Nhóm tiêu chí Quy hoạch 54

3.2.4.2 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội 56

Trang 8

3.2.4.3 Đáng giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất 63

3.2.4.4 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Văn hóa- Xã hội- Môi trường 64

3.2.5 Kết quả đạt được từ mô hình xây dựng nông thôn mới 71

3.2.5.1 Kết quả chung đạt được 71

3.2.5.2 Một số tác động của chủ trương xây dựng nông thôn mới của nhà nước tại huyện Hạ Hòa 71

3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Hạ Hòa 75

3.3.1 Thuận lợi 75

3.3.1.1 Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ đạo và có nhiều cơ chế chính sách 75

3.3.1.2 Nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian vừa qua 75

3.3.1.3 Là địa phương có truyền thống cách mạng 76

3.3.1.4 Học tập được kinh nghiệm của nhiều nơi, cả trong nước và của nước ngoài .77

3.3.2 Khó khăn 77

3.3.2.1 Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp 77

3.3.2.2 Nguồn lực của địa phương có hạn 78

3.3.2.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế 78

3.3.2.4 Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa .80

3.3.2.5 Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít 80

3.4 Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hạ Hòa 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

Kết luận 87

Kiến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC

Trang 9

NTM Nông thôn mới

QCVN Quy chuẩn Việt

Nam QH Quy hoạch

SXKD Sản xuất kinh

doanh THCS Trung học cơ

sở UBND Ủy ban nhân dân

VH -TT-TT-DL Văn hóa-Thông tin – thể thao – Du lịchXHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai huyện Hạ Hòa qua 3 năm 2011

-2013 43

Bảng 3.2 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển KT-XH 45

Bảng 3.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Hạ Hòa từ 2011 – 2013 47

Bảng 3.4 Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí về Quy hoạch 55

Bảng 3.5 Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông (Tính đến tháng 12 năm 2013) 56

Bảng 3.6 Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi (Tính đến tháng 12 năm 2013) 58

Bảng 3.7 Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn (Tính đến tháng 12 năm 2013) 59

Bảng 3.8 Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (Tính đến tháng 12 năm 2013) 60

Bảng 3.9 Tình hình thực hiện tiêu chí về bưu điện (Tính đến tháng 12 năm 2013) .62

Bảng 3.10 Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư (Tính đến tháng 12 năm 2013) 62

Bảng 3.11 Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục (Tính đến tháng 12 năm 2013) .64

Bảng 3.12 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường (Tính đến tháng 12 năm 2013) .66

Bảng 3.13 Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị (Tính đến tháng 12 năm 2013) 68

Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện (Tính đến tháng 12 năm 2013) 70

Bảng 3.15 Tác động của chủ trương đến phát triển kinh tế 71

Bảng 3.16 Sự công bằng trong cộng đồng dân cư nông thôn 74

Bảng 3.17 Phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã năm 2013 78

Bảng 3.18 Tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hạ Hòa 80

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thànhphần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộngđồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống conngười Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếunông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp Vì vậy, xâydựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW, Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá

X đã ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân với mục tiêu xâydựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc vănhoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chínhtrị ở nông thôn được tăng cường; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới là một trong những nội dung cụ thể hóa đã trở thành phong trào lớnđược hưởng ứng rộng khắp trong cả nước Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi làmcho khu vực nông thôn ngày càng phát triển, ổn định, đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được nâng cao; Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốcgia về xây dựng nông thôn mới, hình thức tổ chức sản xuất là một trong những tiêuchí quan trọng, muốn xây dựng NTM thì xã đó phải có tổ hợp tác hoặc HTX hoạtđộng có hiệu quả do đó các tổ chức kinh tế hợp tác mà cụ thể là vai trò của HTXnông nghiệp được coi là quan trọng, vừa là hỗ trợ để thực hiện những tiêu chí cần đạtđược và là điều kiện phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng nôngthôn mới

Hạ Hòa là một huyện nhân dân có truyền thống cần cù trong lao động sảnxuất và phát triển kinh tế Địa hình đồi núi chiếm 48% diện tích tự nhiên của huyện

và thấp dần từ Tây bắc sang Đông nam Địa hình tương đối đa dạng và phong phú

đã hình thành nên nhiều cảnh quan đẹp và hấp dẫn Hạ Hòa đã đẩy mạnh cácchương trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn như chương trình bê tông hóa kênhmương, làm đường nhựa, xây dựng trường học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa,

Trang 13

địa phương, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mô hình nông thônmới ở huyện Hạ Hòa thời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quátrình xây dựng nông thôn mới ở địa phương thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Hạ Hòa

- Hệ hống hóa cơ sở lý luận về thực tiễn xây dựng nông thôn mới

- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới và quá trình xây dựng nôngthôn mới ở huyện Hạ Hòa thời gian qua

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới

ở địa phương trong những năm tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham gia quátrình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổchức đoàn thể thuộc huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Trang 14

Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 3 năm từ 2011 đến

2014 Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận của xây dựng nông thôn mới

1.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

1.1.1.1 Nông thôn

Nông thôn được coi như là khu vực địa lí nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó,

có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng , bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên cho hoạt đông sản xuất nông nghiệp

Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn xác về nông thôn Cóquan điểm cho rằng vùng nông thôn là vùng thường có số dân và mật độ dân số thấphơn vùng thành thị Một số quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân

cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính cư dân trong vùng là từsản xuất nông nghiệp Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể củatừng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng chotừng nền kinh tế Đối với những nước đang thực hiện công nghiệp hóa, chuyển từsản xuất thuần nông sang phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, xây dựng cáckhu đô thị nhỏ, thị trấn thị tứ rải rác ở các vùng nông thôn thì khía niệm về nôngthôn có những đổi khác so với khái niệm trước đây Có thể hiểu nông thôn hiện naybao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, những trung tâm công nghiệp nhỏ cóquan hệ gắn bó mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại và thúc đẩy nhau phát triển

Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thờigian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong

điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”.[5]

1.1.1.2 Phát triển nông thôn

Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quanđiểm khác nhau Đã có nhiều nghiên cứu và triển khai thuật ngữ này ở các quốc giatrên

Trang 16

Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát

triển kinh tế xã hội của chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế xã hội văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”.[5]

1.1.1.3 Khái niệm nông thôn mới

Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số491/Q Đ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí là: Tiêu chí

về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thông; tiêu chí về thủy lợi;tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí chợnông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở dân cư; tiêu chí về y tế; tiêu chí vềvăn hóa; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vữngmạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội

- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia

về nông thôn mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của các tiêuchí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhưng không được thấp hơnmức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia

Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định

số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chương

trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Trang 17

từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’.[6]

1.1.1.4 Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Từ Quyết định số 491 và Quyết định 800/Q Đ-TTg của Thủ Tướng Chínhphủ thì:” Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộtiêu chí quốc gia về Nông thôn mới”.[10]

1.1.2 Đơn vị nông thôn mới

Khoản 3 điều 23 Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm

2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêuchí quốc gia về nông thôn mới quy định: Ban chỉ đạo nông thôn mới Trung Ươngkiểm tra việc công nhận xã nông thôn mới ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnhđạt chuẩn nông thôn mới cho các huyện có 75% số xã trong huyện đạt nông thônmới và tỉnh có 75% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới

Như vậy đơn vị nông thôn mới có 3 cấp:

- Xã nông thôn mới (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới);

- Huyện nông thôn mới (khi có 75% số xã nông thôn mới);

- Tỉnh nông thôn mới (khi có 75% số huyện nông thôn mới)

1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta

Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sáchphát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổicăn bản Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưxem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực thựcphẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnhcông nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong pháttriển nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức

Trang 18

quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trườngthiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn Các chủ trương của Đảng, chính sáchcủa Nhà nước ta đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang nền nôngnghiệp hàng hóa

Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp nông thôn thời kì đổimới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn nhữngmâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như:

Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát

- Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã

có quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn chất lượng chưa cao

- Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu

- Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nhiềunét văn hóa truyền thống bị mai một

Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài

Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh Tỷ lệkênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25% Giao thông chất lượngthấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưaphục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn quy định Hệthống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ởnông thôn còn yếu, tổn hao điện năng cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điệncao hơn giá trần Nhà nước quy định Hệ thống các trường mầm non , tiểu học, trunghọc cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%) còn 11,7%

số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo; Mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu thể thao xãmới đạt 29,6%, hầu hết khác thôn không có khu thể thao theo quy định Tỷ lệ chợnông thôn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêuchuẩn, 22,5% số thôn có điểm truy cập internet Cả nước hiện còn hơn hàng nghìnnhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quyhoạch, quy chuẩn

Trang 19

Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp

- Kinh tế hộ phổ biến quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha đất)

- Kinh tế trang trại chỉ chiếm hơn 1% tổng số hộ nông- lâm -ngư nghiệptrong cả nước

- Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc tổ hợptác nhưng hoạt động còn hình thức, có trên 54% số hợp tác xã ở mức trung bình và yếu

- Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp,chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao,thu thập bình quân đạt 16 triệu đồng/ hộ (năm 2008) nhưng chênh lệch thu nhậpgiữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần)

- Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao (16,2%)

Thứ tư: Các vấn đề về văn hóa - môi trường - giáo dục - y tế

- Giáo dục mầm non: Còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp,

- Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển

- Môi trường sống ô nhiễm

- Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia thấp, vai trò y tế dự phòng của trạm y tếcòn hạn chế

Thứ năm: Hệ thống chính trị còn yếu (nhất là trình độ và năng lực điều hành)

- Trong hơn 81 nghìn công chức xã: 0.1% chưa biết chữ, 2.4% tiểu học,21,5% trung học cơ sở, 75,5% trung học phổ thông

- Về trình độ chuyên môn: Chỉ có 9% có trình độ đại học, cao đẳng, 32,4%trung cấp, 9,8% sơ cấp, 48,7% chưa qua đào tạo

- Về trình độ quản lý nhà nước: Chưa qua đào tạo là 44%, chưa qua đào tạotin học là 87%(3)

Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết củaĐảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạnnày là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH và hội nhậpnền kinh tế thế giới

Xây dựng nông thôn mới là chính sách về một mô hình phát triển cả nôngnghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực,vừa đi

Trang 20

sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với cácchính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, duy ý chí.[11]

1.1.4 Chức năng của nông thôn mới

1.1.4.1 Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại

Xây dựng nông thôn mới không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thànhthị Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng nông thônphần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn và khả năng phát triển trên

cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn (Cù Ngọc Hưởng, 2006) [1]

1.1.4.2 Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình thànhdựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống Quy tắc hành

vi của xã hội gồm những người quen này là những phong tục tập quán đã được hìnhthành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn nhau trên quy phạm phong tụctập quán đó Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan hệ quan trọng nhất Chính cáctập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc phục được những nhược điểmcủa kinh tế tiểu nông, giúp bà con nông dân chống chọi với thiên tai đại họa Cũngchính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báunhư lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thàđáng tin, yêu quý quê hương.vv , tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nôngthôn đặc thù Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn vàphát triển trong một hoàn cảnh đặc thù Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao,con người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hoá quê hương ở đây sẽ khôngcòn tính kế tục Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ

cư theo dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục vănhoá quê hương.Ngoài ra, các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đãhình thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học nhưtrời đất giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triểnhài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc (Cù Ngọc Hưởng,2006)[1]

Trang 21

1.1.4.3 Chức năng sinh thái

Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích luỹ trong suốt mộtquá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiênnhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu vàcuối cùng là tôn trọng tự nhiên Trong nông thôn truyền thống, con người và tựnhiên sinh sống hài hoà với nhau, chức năng người tôn trọng tự nhiên, bảo vệ tựnhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên Thành thị là hệthống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ cao nhất Quá trình mưu cầu cuộcsống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị càng ngày càng xa rời tự nhiên.Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hoà vốn có giữa con ngườivới thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trường một cách nghiêm trọng.(Cù NgọcHưởng, 2006)[1]

Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữathành thị với nông thôn Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuốicùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn

1.1.5 Chủ thể xây dựng nông thôn mới

Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền Tuynhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn Đókhông phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ thể này,

mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh đi chăng nữa thì cũng không thểthiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp nông dân Hiển nhiên nóingười nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải đượchiểu là các tổ chức nông dân (Cù Ngọc Hưởng, 2006) [1]

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân phải tham gia từkhâu quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sảnxuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gì bản sắc văn hóa dân tộc… đồngthời, cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới Chính vì vậy, nôngdân là chủ thể xây dựng nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xâydựng nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực củanông dân

Trang 22

1.1.6 Nguồn gốc động lực xây dựng nông thôn mới

1.1.6.1 Động lực từ công nghiệp hóa và đô thị hóa

Xây dựng nông thôn mới XHCN nếu chỉ dựa vào nguồn đầu tư từ nhà nướchay chỉ tiến hành trong nội bộ nông thôn sẽ không tạo ra được động lực cũng nhưtính linh hoạt, mà cần phải đặt nó trong bối cảnh phát triển thành thị và nông thônđồng hành với nhau, dựa trên những quan điểm hệ thống Thực tế, các vấn đề vềnông nghiệp cần phải được giải quyết thông qua phát triển công nghiệp, các vấn đề

về nông dân phải giải quyết thông qua phi nông hóa, phát triển nông thôn phải songhành cùng phát triển thành thị.Điều này cũng có nghĩa là việc giải quyết các vấn đề

“tam nông” không thể chỉ bó hẹp trong nội bộ nông thôn và nông nghiệp, mà cầnphải xây dựng nên quan niệm phát triển thành thị và nông thôn song hành với nhau,xóa bỏ mọi ngăn cách giữa thể chế nông thôn với thành thị, phải đưa vấn đề pháttriển nông nghiệp vào trong bố cục phát triển kinh tế quốc dân, đưa tiến bộ nôngthôn vào tiến bộ chung của toàn xã hội, phải xem xét mục tiêu gia tăng thu nhậpnông dân trong hệ thống phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân (Cù NgọcHưởng, 2006).[1]

1.1.6.2 Động lực từ nông dân phi nông hóa

Quá trình đi lên hiện đại hóa của một quốc gia cũng chính là quá trình chuyểndịch từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại, đồng thời cũng là quátrình người nông dân tự do chuyển đổi thân phận của mình Trong quá trình này,nguồn lực lao động sẽ chuyển dịch không ngừng từ nông nghiệp sang khu vực phinông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị, đó cũng chính là quá trình phi nông hóangười nông dân Giải phóng thân phận phi nông hóa của nông dân là yêu cầu để pháttriển nông thôn, đồng thời cũng là nhu cầu tất yếu của chính bản thân người nông dân(Cù Ngọc Hưởng, 2006).[1]

1.1.6.3 Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ chức hợp tác

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thônmới XHCN là phát triển hiện đại hóa nông nghiệp Hiện đại hóa nông nghiệp ở đâyphải được hiểu là ngoài các điều kiện sản xuất hiện đại như thủy lợi, làm đất, đường

Trang 23

1.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới

1.2.1 Các quan điểm của Đảng về xây dựng NTM từ Đại hội VIII đến nay

- Đại hội IX của Đảng:

Đại hội IX của Đảng đã chủ trương phải rút ngắn thời gian công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020, nước ta trở thành một nước côngnghiệp Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ rõ phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất,đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa,phát triển kinh tế đi đôi với phát triển vắn hóa - xã hội, tăng cường các nguồn lựccần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã ra Nghị quyết về

“Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 2010” Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung tổng quát công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp nông thôn là: “ là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện

-cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ,trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào cáckhâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnhtranh của nông sản hàng hóa trên thị trường”.[13]

Trang 24

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động cácngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nôngnghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn,bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phùhợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng văn minh, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn” (Văn kiện Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr93-94) [16]

Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã đề ra 5 quan điểm trong xây dựng nôngthôn Đó là:

“+Coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụquan trọng hàng đầu;

+ Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất ; thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuấthàng hóa quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phòngchống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

+ Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bênngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữvai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc;phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các loại hình doanh nghiệp, nhất

là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn

+ Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa

và thuần phong mỹ tục

+ Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônvới xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ”

- Đại hội X của Đảng:

Nghị quyết Đại hội X đã xác định: “Phải luôn luôn coi trong đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Gắn phát triển kinh tế với xâydựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị,giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội”

Trang 25

Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ:

+ Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nôngthôn đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng; phát triển mạnh ngành chăn nuôi; xâydựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung

+ Đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng; Phát triển mạnh nuôi trồng thủysản theo hướng hàng hóa lớn, phục vụ xuất khẩu; Quy hoạch và có chính sách pháttriển nghề làm muối

+ Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

+ Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn; tậptrung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới

+ Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ

+ Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn, phát triển cáclàng nghề, kinh tế trang trại

+ Tăng cường đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn

+ Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn

Tổ chức chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản

có cuộc sống văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hóa

Ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban

hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đánh giá thành tựu và hạn chế trong vấn

đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới, đồng thời nêu 4quan điểm về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đó là:

+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượngquan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảmbảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môitrường sinh thái của đất nước

+ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng

bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong mối

Trang 26

quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể củaquá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công

Trang 27

+ Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệthống chính trị và toàn xã hội; trước hết phải khơi dậy tình thần yêu nước, tự chủ, tựlực, tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận,dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực chophát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân”.

Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra các giải pháp để đẩy mạnh xâydựng nông thôn mới:

+ Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời pháttriển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các

+ Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, pháttriển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân

+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sứccủa các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là hội nông dân

Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã banhành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày16/4/2009 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010 - 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020

Trang 28

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng:

Đại hội XI đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó đã xác định nhữngđịnh hướng lớn về phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đốingoại là: Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo cótính nền tàng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệpngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến

và xây dựng nông thôn mới (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 tr 75).[16]

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 đã xác định rõ định hướngtrong xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển

đô thị và bố trí các điểm dân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghềgắn với bảo vệ môi trường Triển khai chương trình nông thôn mới phù hợp với đặcđiểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn vàphát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xây dựngkết cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu

tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,thu hút nhiều lao động Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1triệu lao động nông thôn mỗi năm Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở chongười nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùngbão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, vensông, ven biển (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốcgia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 123).[16]

Như vậy, kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, quan điểm,chủ trương, biện pháp về xây dựng nông thôn mới của Đảng ta ngày càng rõ và đếnĐại hội X thì hoàn chỉnh và thống nhất chỉ đạo trên phạm vi toàn quốc

1.2.2 Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới

Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày

13 tháng 4 năm 2011 (liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch vàđầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-

Trang 29

TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã đề ra 6nguyên tắc:

(1) Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phảihướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mớiban hành tại Quyết định số 491/Q Đ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ

(2) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế

hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộngđồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện

(3) Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ

trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nôngthôn

(4) Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạchphát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiệncác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây dựng

(5) Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự áncủa Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân

và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thựchiện và giám sát đánh giá

(6) Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xâydựng nông thôn mới

1.2.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới

Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

Trang 30

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thônmới.

* Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm

- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)

- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)

- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)

- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (co 04 tiêu chí)

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu:

+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa theo Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày10/9/2009 của Bộ Xây dựng

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển cáckhu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo Thông tư

số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 và Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch nông thônmới của Bộ Xây dựng

Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.2 Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội

Trang 31

+ Xây dựng đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, trong đóphần lớn được cứng hóa theo tiêu chuẩn 22TCVN 210:1992 (hoặc tiêu chuẩn thiết

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóathể thao trên địa bàn:

+ Xây dựng, hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã (gồm nhà văn hóa đanăng và sân thể thao phổ thông) đảm bảo theo Quy chuẩn trung tâm văn hóa, thểthao xã của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch (ban hành kèm theo Quyết định2448/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/7/2009);

+ Xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địabàn theo Quyết định 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07/2/2002 của Bộ Y tế

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trênđịa bàn

+ Hoàn thiện trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc giatheo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 262:2002 và đảm bảo quy định theoQuyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục về banhành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;

+ Hoàn thiện trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo tiêuchuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theo Quyết định

số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục về ban hành Quy chếchuẩn công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;

+ Hoàn thiện trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc giatheo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theoQuyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục về banhành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Trang 32

- Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn TCXDVN 361:2000 của Bộxây dựng.

- Về bưu điện:

+ Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông (đại lý bưu điện hoặc ki ốt,bưu cục hoặc điểm bưu điện - văn hóa, thùng thư công cộng, điểm truy nhập dịch

vụ bưu chính, viễn thông ) với diện tích tối thiểu 150m2;

+ Xây dựng điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn (đối vớiInternet băng rộng (ADSL) theo tiêu chuẩn TCN 68-227:2006 ban hành tại Quyếtđịnh định số 55/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bưu chính viễn thông)

- Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn:

+ Xây dựng đê hoặc bờ bao chống lũ theo tiêu chuẩn hoàn chỉnh mặt cắt thiết

kế, cứng hóa mặt đê và đường hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, trồng cây chân

đê phía sông, phía biển; cống dưới đê vững chắc, đồng bộ với mặt cắt đê; lử lý sạt

lở đảm bảo ổn định; đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp; có ban chỉ huy phòngchống lụt bão xã, có đội quản lý đê nhân dân, đội tuần tra, canh gác đê trong mùamưa lũ theo quy định, hoạt động có hiệu quả;

+ Hoàn thiện các công trình tưới tiêu, cấp nước công nghiệp, cấp nước sinhhoạt đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam đối với từng loại, phát huy trên75% năng lực thiết kế, 100% công trình có chủ quản lý đích thực;

+ Kiên cố hóa kênh mương (kể cả mương nội đồng);

- Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện đốinội, đối ngoại, diện tích khuôn viên tối thiểu 1000m2, diện tích sử dụng của trụ sởđối với khu vực đồng bằng, trung du tối thiểu 500m2, khu vực miền núi hải đảo tốithiểu 400m2; mật độ xây dựng dưới 50%, mật độ cây xanh trên 30%

- Nhà ở nông thôn: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có; xóa nhà tạm, dột nát,xây dựng, hoàn thành nhà ở nông thôn đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng, phù hợp vớiQuy hoạch theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng

Yêu cầu: đạt các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Nội dung:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng pháttriển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao

Trang 33

- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - nghiệp

Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông lâm - ngư nghiệp

Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làngmột sản phẩm”, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công nghiệp vào nôngthôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn

Yêu cầu: đạt tiêu chí 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội

Nội dung:

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theoNghị quyết 30a của chính Phủ

- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo

- Thực hiện an sinh xã hội

Yêu cầu: đạt tiêu chí 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

Nội dung:

- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn

Yêu cầu: đạt tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.6 Phát triển giáo dục đào tạo

Nội dung:

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo:+ Đạt và duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, chống mù chữ Đảm bảohuy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 90% (xã đặc biệt khó khăn đạt 80%) trở lên Ítnhất 80% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70 %) số trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểuhọc, số còn lại đang học tiểu học

+ Phổ cập giáo dục trung học Đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng

Trang 34

năm từ 90% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70%) trở lên Tỷ lệ thanh thiếu niên 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ 80% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70%) trở lên.

+ Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông

+ Đẩy mạnh đào tạo nghề

Yêu cầu: đạt tiêu chí 5, 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nội dung:

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế (theo Quyếtđịnh 108/2007/QĐ-Tg, ngày 17/7/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ)

-Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế

Yêu cầu: đạt tiêu chí 5 và 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thôn tin và truyền thông

Nội dung:

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa Phấn đấu

xã có trên 70% số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa” theo Quyết định62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch)

- Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn Xã có Đài truyền thanh xã hoạt động có hiệu quả

Yêu cầu: đạt tiêu chí 6 và 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

+ Chỉ đạo nhân dân xây dựng hố xí đảm bảo vệ sinh

- Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường trên địa bàn xã:+ Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn xóm Cácthôn đều có tổ vệ sinh, phát quang, khơi thông cống rãnh

Trang 35

+ Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải đạt yêu cầu chung theo TCVN6696-2000 Bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới theo tiêu chuẩn thiết kếTCXDXN 261-2001.

+ Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang Nghĩa trang có khu hung táng, cát táng,nơi trồng cây xanh, lối đi thuận lợi, có quy chế quản lý nghĩa trang, mộ đặt theohàng và xây đúng diện tích, chiều cao theo quy định đảm bảo theo tiêu chuẩnTCVN 7956:2008

+ Cải tạo, xây dựng các hồ sinh thái trong khu dân cư

+ Trồng cây xanh ở các công trình công cộng

Mục tiêu: đạt tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn

Nội dung:

- Thành lập, duy trì đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị; đảm bảo không

có trình trạng “trắng” các tổ chức này ở các thôn bản

- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ

- Thu hút cán bộ trẻ về công tác tại xã

- Xây dựng ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạtđộng của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nôngthôn mới

- Nâng cao chất lượng của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phấn đấuhàng năm, tổ chức Đảng, Chính quyền đạt “trong sạch vững mạnh”, các tổ chứckhác đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức

Yêu cầu: đạt tiêu chí 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.3.11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn

Nội dung:

- Ban hành, thực hiện nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòngchống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu

- Hàng năm Đảng ủy có nghị quyết, UBND có kế hoạch về công tác an ninh,

xã đạt đơn vị khá trở lên trong “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Công

an xã đạt danh hiện “Đơn vị tiên tiến” trở lên

Trang 36

- Đảm bảo cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo

an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới

- Không để xẩy ra các hoạt động chống đối; không để xẩy ra mâu thuẫn,tranh chấp trong nhân dân, các loại tội phạm, tai nạn giao thông giảm

Yêu cầu: đạt tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.2.4 Các bước xây dựng nông thôn mới

Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày

13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tàichính quy định các bước xây dựng nông thôn mới như sau:

Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện

Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựngnông thôn mới

Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêuchí quốc gia nông thôn mới

Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã

Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã

Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án

Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình

1.3 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nước từng bị đô hộ từ cuối thế

kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói Cuối thập kỷ 60 GDPbình quân đầu người chỉ có 85USD, phần lớn người dân không đủ ăn, 80% ngườidân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong nhữngcăn nhà lợp bằng lá Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệptrong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hạn lại xảy ra thường xuyên Xã hội HànQuốc thời đó là một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng Mối lo lớn nhất của Chínhphủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo

Trang 37

Vào những năm đầu 60 Hàn Quốc vẫn là nước chậm phát triển, nông nghiệp

là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, nôngdân quen sống trong cảnh nghèo nàn, an phận, thiếu tinh thần trách nhiệm Do vậynhiều chính sách mới về phát triển nông thôn ra đời nhằm khắc phục tình trạng trên

Bài học cua Hàn Quốc về phát triển nông thôn đáng để nhiều nước quan tâm

và suy ngẫm Cùng với nhiều biện pháp quan trọng khác, Hàn Quốc đã đặt mục tiêu

là làm thay đổi suy nghĩ thụ động và tư tưởng ỷ lại của phần lớn người dân nôngthôn Từ đó sẽ làm cho nông dân có niềm tin và tích cực với sự nghiệp phát triểnnông thôn Làm việc chăm chỉ, độc lập và có tính cộng đồng cao Trọng tâm củacuộc vận động phát triển nông thôn này là phong trào xây dựng “làngmới”(Saemoul Undong)

Tổ chức phát triển nông thôn được thành lập chặt chẽ từ trung ương đến cơ

sở Mỗi làng bầu ra “Ủy ban Phát triển Làng mới” gồm từ 5 đến 10 người để vạch

kế hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn

Nguyên tắc cơ bản của phong trào làng mới: Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhândân đóng góp công của Nhân dân quyết định loại công trình nào ưu tiên xây dựng

và chịu trách nhiệm quyết định toàn bộ thiết kế, chỉ đạo thi công, nghiệm thu côngtrình Sự giúp đỡ của nhà nước trong những năm đầu chiếm tỉ lệ cao, dần dần cácnăm sau, tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước giảm trong quy mô địa phương và nhân dântham gia tăng dần Nội dung thực hiện của chương trình:

Thứ nhất là, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông

thôn, Bao gồm: Cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân như ngói hóa nhà ở, lắpđiện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà… và kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đờisống của nhân dân

Thứ hai là, thực hiện các dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân như tăng

năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác trong sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng rừng, đa canh

Kết quả đạt được, 12 loại dự án mở rộng đường nông thôn, thay mái lá chonhà ở, lắp đặt cống và máy bơm, xây dựng các trạm giặt công cộng cho làng và sânchơi cho trẻ em đã bắt đầu được tiến hành Sau 8 năm, đến năm 1978, toàn bộ nhà

Trang 38

nông thôn đã được ngói hóa (năm 1970 có gần 80% nhà ở nông thôn lợp lá), hệthống giao thông nông thôn đã được xây dựng hoàn chỉnh Sau 20 năm, đã có đến84% rừng được trồng rong thời gian phát động phong trào làng mới Sau 6 năm thựchiện, thu nhập trung bình của nông hộ tăng lên 3 lần từ 1025 USD năm 1972 lên

2061 USD năm 1977 và thu nhập bình quân của các hộ nông thôn trở lên cao tươngđương thu nhập bình quân của các hộ thành phố Đây là một điều khó có hể thựchiện được ở bất cứ một nước nào trên thế giới

Thông qua phong trào nông thôn mới, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ

sở ở nông thôn, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao trình độ

tổ chức của nông dân, chấn hưng tinh thần quốc dân, cuộc sống của người nông dâncũng đạt mức khá giả, nông thôn đã bắt kịp quá trình hiện đại hóa của cả Hàn Quốc,đồng thời đưa thu nhập quốc dân Hàn Quốc đạt đến tiêu chí của một quốc gia pháttriển

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷ người, trong đónông dân sống ở nông thôn gần 900 triệu người Dân số của Trung Quốc chiếm 21%dân số thế giới, trong khi đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm có 9% của thế giới.Lại xuất phát điểm là một nước nghèo nhưng nhờ có công cuộc cải cách mở cửa,Trung Quốc đã trỗi dậy như một hiện tượng thần kỳ của khu vực Châu Á và trên thếgiới

Với một diện tích đất canh tác ít ỏi như vậy, để nuôi sống 21% dân số của thếgiới là một bài toán hóc búa Lời giải cho bài toán đó chính là chính sách Tam nôngcủa Trung Quốc mà nhiều người gọi là “Quốc sách”

Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện phápthích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu đường Chính phủ hỗ trợ,nông dân xây dựng Với mục tiêu “ly nông bất ly hương”, Trung Quốc đã thực hiệnđồng thời 3 chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Chương trình đốm lửa: Điểm khác biệt của chương trình này là trang bị chohàng triệu nông dân các tư tưởng tiến bộ khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa,nâng cao tố chất nông dân Sau 15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được

60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tao ra một

Trang 39

động lực tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp với thành thị.

Trang 40

- Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận nông dân ápdụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp,nông thôn Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần sovới những năm đầu 70 Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sảnchuyên dụng, phát triển chất lượng và tăng cường ché biến nông sản phẩm.

- Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao mức sống củavung nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa họctiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng cán bộ khoa học cốt cáncho nông thôn xa xôi, tăng sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân Sau khithực hiện chương trình, ở những vùng này, số dân nghèo đã giảm từ 1,6 triệu ngườixuống còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm từ 47% xuống còn 1,5%

Tại hội nghị toàn thể Trung Ương lần thứ 5 khóa XVI của Đảng Cộng SảnTrung Quốc, năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch “Xây dựng nôngthôn mới xã hội chủ nghĩa” Đây là kế hoạch xây dựng mới được Trung Quốc đưavào kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi năm năm lần thứ XI (2006-2010) Mục tiêucủa quy hoạch là: “Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn

xã sạch sẽ, quản lý dân chủ” Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc tạo nên mộthình ảnh mới đầy ấn tượng về một “nông thôn Trung Quốc” đầy vẻ đẹp tráng lệ

1.3.1.3 Phát triển nông thôn ở Đài Loan

Đài Loan là một nước thuần nông nghiệp Từ năm 1949 - 1953 Đài Loan bắtđầu thực hiện sách lược “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp pháttriển nông nghiệp”

Một vấn đề cải thiện kinh tế nông nghiệp đã được Chính phủ thực hiện là

“Chương trình phát triển nông thôn tăng tốc”, “Tăng thu nhập của nông trại và tăngcường chương trình tái cấu trúc nông thôn”, “Chương trình cải cách ruộng đất giaiđoạn 2” Từ các chương trình này nhiều đầu tư đã được đưa vào cơ sở hạ tầng nôngthôn và được cụ thể hóa bằng 10 nội dung cụ thể:

- Cải cách ruộng đất

- Quy hoạch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp và đổi mới kĩ thuật

Ngày đăng: 11/02/2019, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cù Ngọc Hưởng, 2006. Lý luận, thực tiễn và các chính sách xây dựng nông thôn mới Trung Quốc. Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Dự Án Mispa. Hà Nội Khác
2. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hòa (2002). Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn. NXB thống kê Khác
3. Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau. NXB Chính trị quốc gia Khác
4. Lê Thị Nghệ (2002). Tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển nông thôn cấp xã Khác
5. Mai Thanh Cúc - Quyền Đình Hà - Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
6. Nguyễn Mạnh Dũng: Hai khuynh hướng phát triển nông thôn”, tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 10-2006 Khác
7. Nguyễn Từ: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, 2008 Khác
8. Phạm Vân Đình (1997), Giáo trình nghiên cứu kinh tế nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Khác
9. Ban tuyên giáo Trung ương: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động - xã hội, 2008 Khác
10. Bộ Lao động Thương Binh và xã hội (2004), Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 Khác
11. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010). Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới. NXB lao động Khác
12. Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn (2000). Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động - xã hội Khác
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCH trung ương khóa VII, Lưu hành nội bộ, Hà nội, 1994 Khác
14. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, BCH Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác
15. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 2006. Chiến lược cơ sở hạ tầng. Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam Khác
16. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật, 2011 Khác
17. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa thời kỳ 2010 - 2020 18. Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013, Phương hướng,mục tiêu nhiệm vụ năm 2014 (số 1968/BC-UBND.KH, ngày 30 tháng 11 năm 2013) của UBND huyện Hạ Hòa Khác
19. Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách năm 2013, Phương hướng, nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2014, phương án phân bổ ngân sách huyện năm 204 (số 2038/BC-UBND.TCKH, ngày 01 tháng 12 năm 2014) của UBND huyện Hạ Hòa Khác
20. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2009-2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2013 - 2017 (số 2133/BC-UBND.KH, ngày 09 tháng 12 năm 2013) của UBND huyện Hạ Hòa Khác
21. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2013, Phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 (số 2119/BC-UBND.CT, ngày 08 tháng 12 năm 2013) của UBND huyện Hạ Hòa.22. Truy cập trên Internet Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w