1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp về quyền nuôi con sau li hôn

44 3,3K 63

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 77,48 KB

Nội dung

Từ thực tế trên, thông qua công tác xét xử, giải quyết án ly hôn trên địabàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tôi chọn đề tài: "Giải quyết tranhchấp quyền nuôi con trong các vụ án ly h

Trang 1

Đề tài: Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con trong các vụ án ly hôn tạiTòa án nhân dân quận Thanh Xuân

Trang 2

I Lời nói đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là cái nôi sản sinh ra và giáo dục con người cho xã hội Vìvậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới luật HN&GĐ nhằm xây dựng giađình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, bền vững Quan điểm của Đảng vàNhà nước ta về gia đình được ghi nhận tại Điều 64 Hiến pháp năm 1992:

“Gia đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo hộ HN&GĐ theo nguyên tắc

tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Cha mẹ có tráchnhiệm nuôi dạy con thành những người công dân tốt, con cháu có bổnphận chăm sóc ông bà, cha mẹ Nhà nước và xã hội không thừa nhận việcphân biệt đối xử giữa các con” Thế nhưng vì môṭ lý do nào đó hôn nhân gặptrục trặc và bị gián đoạn bằng ly hôn

Thanh Xuân là một trong những quận trung tâm của thành phố Hà Nội.Quận có vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế phát triển mạnh mẽ, dân số đông đúc vàphức tạp Trong những năm gần đây, quan niệm về cuộc sống hôn nhân củangười dân có nhiều thay đổi Số án ly hôn có chiều hướng gia tăng theo từngnăm, nội dung các vụ việc cũng phức tạp hơn Các vụ việc tranh chấp quyềnnuôi con cũng gia tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp Điều này đòi hỏichất lượng xét xử tại Tòa án quận Thanh Xuân phải được nâng cao đáp ứngđúng tinh thần của cải cách tư pháp, Tòa án phải là trung tâm và hoạt động xét

xử phải là trọng tâm Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 được sửa đổi bổsung năm 2011 đã giải quyết được những vướng mắc của Tòa án trong việcgiải quyết các tranh chấp quyền nuôi con trong ly hôn nói riêng nhưng chưahoàn toàn triệt để, còn có những quy định chưa được hướng dẫn cụ thể nêndẫn đến còn có những cách hiểu khác nhau Thực tiễn giải quyết vấn đề nàytại Tòa án quận Thanh Xuân đưa ra những quan điểm nhận thức trong ápdụng pháp luật khác nhau Vì vậy, cần phải điều chỉnh quy định pháp luật để

Trang 3

phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư phápđến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện một cách căn bản hệ thống pháp luật tốtụng dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con trong li hônnói riêng.

Từ thực tế trên, thông qua công tác xét xử, giải quyết án ly hôn trên địabàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tôi chọn đề tài: "Giải quyết tranhchấp quyền nuôi con trong các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân quận ThanhXuân" để có một cách đánh giá cụ thể hơn trong việc thực hiện giải quyếttranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án trong giải quyết án ly hôn, từ đó cómột số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự nói chung

và thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con án ly hôn nói riêng tại Tòa

án quận Thanh Xuân

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: đề tài nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành vềtranh chấp quyền nuôi con trong ly hôn (những quy định của pháp luật nộidung) và thực trạng giải quyết tranh chấp này trong giải quyết án ly hôn quacông tác xét xử tại Tòa án quận Thanh Xuân

- Phạm vi: tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu các quy định về thủ tụcgiải quyết tranh chấp quyền nuôi con trong việc giải quyết án ly hôn tại Tòa

án với đối tượng nghiên cứu bao gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụngcác quy định của BLTTDS trong thủ tục giải quyết các vụ án ly hôn của Tòa

án tại quận Thanh Xuân Tác giả chỉ đi sâu, giới hạn việc tìm hiểu các quyđịnh của pháp luật về thủ tục giải quyết qua công tác xét xử thực tiễn ở giaiđoạn xét xử sơ thẩm Khóa luận cũng không đề cập sâu đến những vụ án lyhôn có yếu tố nước ngoài

Trang 4

3 Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: phân tích những vấn đề lý luận chung trong thủ tục giải quyếttranh chấp quyền nuôi con trong vụ án ly hôn; phân tích và đánh giá cụ thể vềkhái niệm, trình tự thủ tục và các đặc trưng những quy định của pháp luật vềthủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con trong ly hôn theo quy định phápluật Việt Nam hiện hành, những ưu điểm, những hạn chế cần khắc phục

- Nhiệm vụ: nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về thủ tục giảiquyết tranh chấp quyền nuôi con trong án ly hôn để thấy được những vướngmắc, bất cập còn tồn tại để từ đó tìm ra một số giải pháp hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án ly hôntại Tòa án nói riêng Bên cạnh đó, đánh giá thực tiễn giải quyết án ly hôn củaTòa án trên địa bàn quận Thanh Xuân theo quy định của pháp luật tố tụngViệt Nam hiện hành để từ đó có một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủtục giải quyết vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự ViệtNam và giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tại ngành Tòa án quận ThanhXuân

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng một số phương pháp như: phương pháp luận, phântích, so sánh, tổng hợp, lịch sử Lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm phươngpháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài

- Phương pháp lịch sử: Áp dụng phương pháp này khi nghiên cứu đề tài nhằmlàm rõ sự phát triển có tính kế thừa của pháp luật trong việc điều chỉnh các thủtục liên quan trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình(HN&GĐ)

- Phương pháp phân tích: Các vấn đề mà đề tài đặt ra sẽ được phân tích

Trang 5

về mặt lý luận để thấy rõ tính khoa học của việc điều chỉnh các thủ tục giảiquyết quan hệ HN&GĐ nói chung và vấn đề ly hôn nói riêng.

- Phương pháp so sánh: so sánh nội dung các quy định pháp luật hiệnhành với những vấn đề lý luận pháp luật nhằm rút ra những điểm đã và chưaphù hợp trong quy định của pháp luật so với lý luận và thực tiễn áp dụng phápluật

- Phương pháp tổng hợp: áp dụng phương pháp này nhằm rút ra nhữngvấn đề cơ bản về mặt lý luận, từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế trongviệc quy định về nội dung quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề về thủtục giải quyết các tranh chấp về ly hôn

5 Cơ cấu đề tài khóa luận tốt nghiệp

Chương 1: Nhận thức chung về giải quyết tranh chấp quyền nuôi controng các vụ án ly hôn

Chương 2: Tình hình, đặc điểm có liên quan và thực trạng giải quyếttranh chấp quyền nuôi con trong các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân quậnThanh Xuân

Chương 3: Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấpquyền nuôi con trong các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân

Trang 6

II Nội dung chính

Chương 1: Nhận thức chung về giải quyết tranh chấp quyền nuôi controng các vụ án ly hôn

1.1 Khái niệm và cơ sở pháp lý ly hôn

1.1.1 Khái niệm ly hôn

Quan hệ hôn nhân được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa

vợ chồng và tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người tuynhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợchồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa

Ly hôn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoátkhỏi mâu thuẫn gia đình Đó là mặt trái của hôn nhân nhưng không thể thiếuđược khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực

sự tan vỡ

Ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia làkhác nhau: một số nước cấm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi vìtheo họ quan hệ vợ chồng bị ràng buộc thiêng liêng theo ý chúa; một số nướcthì hạn chế ly hôn bằng cách đưa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt.Thực ra, cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của

cá nhân Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do lyhôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiệnnhằm hạn chế quyền này Ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà áncông nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợchồng (Điều 8, khoản 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) Ly hôn dựatrên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ

Trang 7

chồng nên nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêunhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chungsống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bógiữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được Việc giảiquyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân tan vỡ

Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viênkhác trong gia đình Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, TrườngĐại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, Tr.239 có viết:

“thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “ tan rã ” những mối liên hệgia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dânchủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội vănminh” Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng làm ly tán gia đình, vợ chồng, concái Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân vàbản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác

để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình

1.1.2 Cơ sở pháp lý ly hôn

Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật

mà chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới được xử cho ly hôn.Như vậy, căn ly hôn chính là chuẩn mực pháp lý mà dựa vào đó Tòa án đánhgiá thực chất mối quan hệ vợ chồng để giải quyết, tức là dựa vào bản chất hônnhân chứ không phải lỗi Nội dung căn cứ ly hôn: Điều 89 Luật HN&GĐ năm

2000 quy định:

1 Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đờisống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa ánquyết định cho ly hôn

Trang 8

Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, như:Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồngmuốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổchức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như: Thườngxuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và

uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoànthể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần

- Vợ, chồng không chung thủy với nhau, như: Có quan hệ ngoại tình, đãđược người chồng hoặc người vợ hay bà con than thích của họ, hoặc cơ quan,

tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dàiđược, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại đã đạt đến mức trầm trọng nhưđiểm a.1 mục 8 này chưa Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giảinhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống lythan, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạmnhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thểkéo dài được “Khi thực tế quan hệ vợ chồng trong “tình trạng trầm trọng, đờisống chung không thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả “mục đích hônnhân không đạt được” Mục đích hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa làxây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, có tìnhyêu, trách nhiệm giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tíchxin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

Trang 9

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ:

Điều kiện hạn chế ly hôn Điều 85 Luật HN & GĐ năm 2000 quy định:

1 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc

ly hôn

2 Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai thángtuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn

Phân tích điều luật này, ta nhận thấy:

- Thứ nhất, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn chỉ có thể là quyền của

vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mà không thể chuyển giao cho bất kỳ ai

- Thứ hai, Luật chỉ quy định “vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mườihai tháng tuổi”; do đó, nếu người vợ đang thuộc một trong các trường hợp nêutrên, không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố đứa trẻ dưới mười thángtuổi là ai thì người chồng vẫn không có quyền yêu cầu ly hôn mà quyền yêucầu ly hôn chỉ thộc về người vợ

Trên thực tế xảy ra trường hợp ly hôn là do ý chí của một bên hoặc do cảhai bên thuận tình

Trường hợp 1: Ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu Sau khi lấy lờikhai của hai bên, Tòa án tiến hành thu thập thêm thông tin bổ sung đồng thờixác nhận lại lời khai của cả hai bên Sau đó, Tòa tiến hành hòa giải đoàn tụ vìmặc dù có yêu câu ly hôn nhưng có thể bên yêu cầu chưa hiểu hết hậu quả sau

ly hôn và cũng để mỗi bên tự nhận biết được lỗi của mình, ở đây, mục đíchduy nhất là nhằm để nguyên đơn rút đơn Nếu hòa giải không thành, Tòa tiếnhành xét xử Việc xét xử cũng chia thành 2 trường hợp: chấp nhận yêu cầu ly

Trang 10

hôn nếu đủ căn cứ hoặc bác yêu cầu ly hôn nếu xét thấy chưa đủ yêu cầu lyhôn Quyết định của Tòa án là độc lập, dựa vào các căn cứ thực tế chứ khôngdựa vào ý chí nguyên đơn

Trường hợp 2: Ly hôn do thuận tình Việc giải quyết ly hôn do thuậntình có thủ tục pháp lý cũng tương tự như trường hợp 1 nhưng sau khi hòagiải không thành, Toà tiến hành xét xử theo các hướng:

- Hướng 1: Công nhận thỏa thuận ly hôn nếu các bên thực sự, tự nguyện

ly hôn; thỏa thuận được với nhau về vấn đề con cái và tài sản chung Từ đó,

có căn cứ để tuyên bố ly hôn

- Hướng 2: Mở phiên tòa nếu hai bên vợ chồng không tự thỏa thuậnđược với nhau về vấn đề con chung và tài sản chung

- Hướng 3: Bác yêu cầu thuận tình ly hôn nếu các bên không thực sự tựnguyện ly hôn và chưa có đủ căn cứ ly hôn Như vậy, có thể nhận thấy rằngviệc giải quyết ly hôn do thuận tình cũng chứa đựng yếu tố bảo vệ quyền lợicủa trẻ em sau ly hôn vì vấn đề con chung được xem là một nội dung quantrọng trong chế định này Đó là một trong những yếu tố tác động đến hướnggiải quyết trường hợp ly hôn này

Những căn cứ ly hôn được quy định tại điều 89 Luật HN & GĐ và các nôidung được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tương đối rõràng, cụ thể Tuy nhiên, trên thực tế tùy từng trường hợp mà có cách xử lýkhác nhau và việc giải quyết cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ, khả năngphán đoán, trạng thái tâm lý của thẩm phán

1.2 Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp quyền nuôi con trong các vụ án

ly hôn do Tòa án nhân dân thụ lý

Trang 11

1.2.1 Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp nuôi con

Về nguyên tắc, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôicon và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án Nếu các đương

sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa

án sẽ căn cứ vào các quy định của Luật HN&GĐ (Điều 92) và các văn bảnliên quan để ra quyết định

Pháp luật quy định về người trực tiếp nuôi dưỡng con quy định tại điều

81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày

01 tháng 01 năm 2015:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vidân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mìnhtheo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗibên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa ánquyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọimặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng củacon

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợpngười mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”Như vây, khi hai bên không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con, Tòa

án sẽ căn cứ vào độ tuổi để giải quyết Các mốc quan trọng cần chú ý nhưsau:

Trang 12

Con dưới 03 tuổi: được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người

mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

Con trên 03 tuổi nhưng chưa đủ 07 tuổi: căn cứ vào quyền lợi về mọi mặtcủa con

Con từ đủ 07 tuổi trở lên: ngoài căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của concòn phải xem xét nguyện vọng của con

Căn cứ dựa vào quyền lợi mọi mặt của con được hiểu như sau:

Gồm các yếu tố sau: Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện học tập, đilại nên có thể thấy người có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, thói quensinh hoạt… Như vậy, bên nào có điều kiện tốt hơn trong các yếu tố đó sẽ cólợi thế trong việc giành quyền nuôi con

Ngoài ra, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọngcủa con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếpnuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của

Bộ luật dân sự

1.2.2 Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp cấp dưỡng

Theo Luật HN & GĐ năm 2000 Điều 50 khoản 1, nghĩa vụ cấp dưỡngđƣợc thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em giữa ông bà nội, ông bàngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật HN&GĐ

Điều 50 khoản 2 quy định trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôidưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Trang 13

theo quy định của luật này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con cónghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, khôngphân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, ngườikhông trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người khôngtrực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họhiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biếtnhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con Nếu xét thấy việc họ khôngyêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôidưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôidưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận Trong trường hợp cácbên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năngcủa mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng,hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần Trong trường hợp các bên khôngthoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàngtháng

Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếpnuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn

cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự pháttriển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt

Trang 14

về tinh thần Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà ánphải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai."Người không trực tiếp nuôi con (bố/mẹ bé) vẫn có nghĩa vụ và quyền:Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng cho con chưa thành niên hoặc đãthành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng laođộng và không có tài sản để tự nuôi mình;

Chương 2: Tình hình, đặc điểm có liên quan và thực trạng giải quyếttranh chấp quyền nuôi con trong các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân quậnThanh Xuân

2.1 Tình hình, đặc điểm có liên quan giải quyết tranh chấp quyền nuôicon trong các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân

2.1.1 Tổ chức, thẩm quyền Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân giải quyếttranh chấp quyền nuôi con trong các vụ án ly hôn

Về nguyên tắc, các tranh chấp quyền nuôi con trong các vụ án ly hôn doluật HN&GĐ điều chỉnh đều thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án TheoĐiều 27 BLT TDS quy định những tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết vụ

án khi có quyền nuôi con trong các vụ án ly hôn gồm:

- Tranh chấp về quyền nuôi con trong li hôn

- Tranh chấp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Trang 15

Theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 BLTTDS thì TAND cấp quậnhuyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp quyềnnuôi con trong các vụ án ly hôn.

Thủ tục giải quyết tranh chấp về HN&GĐ cũng rất đa dạng và phongphú, nhưng quy về những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ trong thụ lý, điều tra, đìnhchỉ và tạm đình chỉ vụ án:

 Thụ lý vụ án:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức do BLTTDS quy định có quyền khởi kiện đếnTòa án giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ theo Điều 27 BLTTDS, nếukhông thuộc các tranh chấp trên thì phải trả lại đơn khởi kiện theo quy địnhtại Điều 168 BLTTDS

 Điều tra vụ án:

Quá trình điều tra là một quá trình khá phức tạp Vì vậy, cần tuân thủnghiêm ngặt, chính xác các quy định của BLTTDS và các văn bản liên quanthì mới đảm bảo tính khách quan, làm rõ bản chất của vụ việc

 Đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án

Việc đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án dân sự đƣợc thực hiện theo Điều 192BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 (gọi chung là BLTTDS) và Điều 189.Thứ hai, giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ trong trường hợp hòa giảithành

Việc hòa giải phải tuân quy định tại Điều 180, 181, 185, 185a, 186BLTTDS Trong trường hợp hòa giải thành, sau khi tiến hành thụ lý vụ ánHN&GĐ, Tòa án tiến hành điều tra vụ án cũng tuân theo các bước như

Trang 16

trường hợp vụ án đình chỉ và tạm đình chỉ, nhưng việc thu thập các tài liệuchứng từ có liên quan đến vụ án phải tùy thuộc vào tính chất của từng vụ việcđang giải quyết, những vụ án đơn giản thì nội dung điều tra dễ dàng hơnnhững vụ phức tạp, khi đã điều tra đầy đủ làm rõ các tình tiết khách quantrong vụ án, thì Tòa án mới tiến hành hòa giải.

Thứ ba, hoạt động giải quyết các tranh chấp về nuôi con trong trường hợpthuận tình ly hôn

Trong trường hợp thuận tình ly hôn, khi tiến hành thụ lý vụ án HN&GĐ,tiến hành điều tra vụ án cũng phải tuân thủ các bước như trên, nhưng trongtrường hợp này, vụ án ly hôn nên cần phải điều tra thêm về con cái như độtuổi các con, nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn Tất cả phải được điềutra đầy đủ, rõ ràng

Thứ tư, giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ trong trường hợp đưa vụ án raxét xử bằng một bản án

Điều 28 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, quy định thẩm quyền củaTAND cấp quận huyện được mở phiên tòa sơ thẩm của TAND huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện)

2.1.2 Tình hình, đặc điểm các vụ án ly hôn do Tòa án nhân dân quậnThanh Xuân thụ lý

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, từ năm

1997 đến tháng 12/2016, Tòa án đã thụ lý 5787 vụ án hôn nhân và gia đình

Số vụ ly hôn trong các gia đình trẻ tăng đáng kể, trên 60% số vụ ly hôn thuộc

về các cặp vợ chồng từ 22-30 tuổi, nhiều vụ ly hôn khi mới kết hôn từ 1-5năm và hầu hết đã có con, có trường hợp con đã thành niên Đặc biệt phầnlớn các vụ ly hôn do phụ nữ chủ động đứng đơn

Trang 17

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn, nhưng chủ yếu tậptrung vào một số nguyên nhân sau: Khi xảy ra mâu thuẫn họ không biết cách

xử lý, giải quyết Nhiều gia đình vợ chồng có nghề nghiệp ổn định, điều kiệnkinh tế khá giả, nhưng do mải theo làm ăn kinh tế, thiếu quan tâm đến tìnhcảm vợ chồng Có trường hợp khi người chồng có địa vị và chỗ đứng trong

xã hội, hoặc có điều kiện kiếm ra tiền và tự cho mình “cái quyền” làm gì tùythích theo thú vui của riêng mình Họ thiếu quan tâm đến gia đình, vợ con, có

tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêmtrọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ Bên cạnh đó, sự thiếu gắn bógiữa các cặp vợ chồng; thiếu kỹ năng tổ chức cuộc sống cũng như ứng xửgiữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa hai bên nội ngoại cũng dễđẩy các cuộc hôn nhân đến bờ vực thẳm Cụ thể nguyên nhân xin ly hôn:

- Chủ yếu là do mâu thuẫn vợ chồng 36 vụ chiếm tỷ lệ 31,3%;

- Đánh đập ngược đãi chiếm tỷ lệ 25,2%;

- Do tính tình không hợp chiếm tỷ lệ 15,6%;

- Do ngoại tình chiếm tỷ lệ 5,2%;

- Không có con chiếm tỷ lệ 0,86;

- Một bên đi vắng lâu ngày không trở về chiếm tỷ lệ 2,6%;

- Do nghiện rượu, ma túy,…chiếm tỷ lệ 0,86%;

Trong số đó, các vụ án ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con chiếm88% Đặc điểm chung của các trường hợp đó là hai vợ chồng cùng đòi nuôicon chung Đa số các vụ án, vợ khởi kiện chồng và yêu cầu được nuôi con,không yêu cầu chồng cấp dưỡng Nhiều trường hợp người chồng (là bị đơn)

đã vắng mặt trong các buổi xử kiện Một số ít trường hợp khác là chồng khởikiện vợ và đòi nuôi con Trong các vụ này, tòa hầu hết ưu tiên quyền nuôicon cho người phụ nữ và yêu cầu bên người chồng phải cấp dưỡng Một sốkhác thì chia con, mỗi bên vợ chồng nuôi một đứa Hoặc giao cho người

Trang 18

chồng nuôi với điều kiện người vợ vắng mặt trong buổi xử kiện, không đủkhả năng nuôi con.

Ví dụ 1:

Vụ án vào ngày 29 tháng 9 năm 2017 (thụ lý số 98/2017/TLST - HNGĐngày 16 tháng 3 năm 2017), Toà án nhân dân Quận Thanh Xuân xét xử về tranhchấp xin ly hôn và nuôi con theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số203/2017/HNGĐ ngày 25 tháng 08 năm 2017 giữa: Nguyên đơn: Chị PhạmThị Phương Thanh - sinh năm 1984 (có mặt) và bị đơn: Anh Mai Anh Tuấn -sinh năm 1983 ( vắng mặt) Cả hai cùng ĐKHKTT và cư trú tại: P605 B2Chung cư JSC34, ngõ 164 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận ThanhXuân, thành phố Hà Nội

Về tình cảm: Chị và anh Mai Anh Tuấn kết hôn trên cơ sở tự nguyện cóđăng ký kết hôn ngày 06 tháng 01 năm 2010 tại Ủy ban nhân dân phườngĐồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Quá trình chung sống vợchồng hạnh phúc đến tháng 11 năm 2016 thì nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cuộcsống vợ chồng không hòa hợp do bất đồng quan điểm và lối sống Gia đìnhhai bên và chính quyền địa phương đã khuyên giải, động viên nhưng khôngkhắc phục được Hiện tại mâu thuẫn giữa vợ chồng anh chị ngày càng trầmtrọng Anh chị đã sống ly thân từ cuối năm 2016 đến nay tình cảm không còn.Chị Thanh đề nghị Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn anh Mai Anh Tuấn

Về con chung: Chị và anh Mai Anh Tuấn có một con chung là cháu MaiKhánh Vi sinh ngày 31 tháng 08 năm 2010 Hiện cháu Vi đang ở với chịThanh Sau khi ly hôn, chị Thanh có nguyện vọng được trực tiếp nuôi dưỡngcháu và không yêu cầu anh Tuấn cấp dưỡng nuôi con

Trang 19

Tại phiên tòa, chị Phạm Thị Phương Thanh vẫn giữ nguyên yêu cầu khởikiện, đề nghị Tòa án đưa ra phán quyết để chị được ly hôn với anh Mai AnhTuấn Chị trình bày về khả năng, điều kiện nuôi con và có nguyện vọng đượctrực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con chung là cháu Mai Khánh Vi vì cháu làcon gái còn nhỏ, rất cần sự chăm sóc của mẹ Chị không yêu cầu anh Tuấnphải đóng tiền cấp dưỡng nuôi con; Không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyếtvấn đề tài sản chung, nợ chung của vợ chồng đồng thời tự nguyện nộp toàn bộ

án phí ly hôn theo quy định của pháp luật

Ví dụ 2:

Vụ án vào ngày 30 tháng 9 năm 2017 (thụ lý số 37/2017/TLST - HNGĐngày 13 tháng 01 năm 2017), Toà án nhân dân Quận Thanh Xuân xét xử sơthẩm công khai vụ án Hôn nhân gia đình về tranh chấp xin ly hôn và nuôi contheo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 224/2017/HNGĐ ngày 24 tháng 08 năm

2017 giữa: Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh - sinh năm 1984 (cómặt), ĐKHKTT và cư trú tại: tổ 5 cụm 4, phường Khương Đình, quận ThanhXuân, thành phố Hà Nội và bị đơn: Anh Lê Thanh Tùng - sinh năm 1983( vắng mặt), ĐKHKTT: tổ 5 cụm 4, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân,thành phố Hà Nội Cả hai cư trú tại: Số 4 ngõ 88/211, Khương Trung, phườngKhương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Về tình cảm: Chị và anh Lê Thanh Tùng kết hôn trên cơ sở tự nguyện

có đăng ký kết hôn ngày 11 tháng 12 năm 2009 tại Ủy ban nhân dân phường

Hà Cầu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Quá trình chung sống vợ chồnghạnh phúc đến tháng 3 năm 2016 thì nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cuộc sống vợchồng không hòa hợp do bất đồng quan điểm và lối sống Gia đình hai bên vàchính quyền địa phương đã khuyên giải, động viên nhưng không khắc phụcđược Hiện tại mâu thuẫn giữa vợ chồng anh chị đã trầm trọng Anh chị sống

Trang 20

ly thân từ tháng 6/2016 đến nay và tình cảm không còn Chị Hạnh đề nghịTòa án giải quyết cho chị được ly hôn anh Lê Thanh Tùng.

Về con chung: Chị và anh Lê Thanh Tùng có hai con chung là cháu LêKhánh Nam sinh ngày 25 tháng 05 năm 2011 và cháu Lê Tuệ Anh sinh ngày

07 tháng 02 năm 2014 Hiện cả hai cháu đang ở với chị Hạnh Sau khi ly hôn,chị có nguyện vọng được trực tiếp nuôi dưỡng cả hai cháu và không yêu cầuanh Tùng cấp dưỡng nuôi con vì anh Tùng hiện đang không có việc làm vàthu nhập ổn định

Tại phiên tòa, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh vẫn giữ nguyên yêu cầu khởikiện, đề nghị Tòa án đưa ra phán quyết để chị được ly hôn với anh Lê ThanhTùng Chị trình bày: Chị và anh Tùng mâu thuẫn chủ yếu về lối sống AnhTùng có thói xấu là cờ bạc, thường xuyên thức khuya Chị đã từng muốn hàngắn nhưng anh Tùng không thay đổi Ngoài ra chị còn mâu thuẫn với anhTùng về cách nuôi dạy con cái Từ khi chị ly thân về ở cùng bố mẹ đẻ anhTùng cũng không quan tâm, không thăm con cũng không gửi tiền đóng gópnuôi con Đã lâu chị và anh Tùng không gặp nhau nên chị cũng không biếtanh Tùng ở đâu làm gì Chị Hạnh còn trình bày về khả năng, điều kiện nuôicon và có nguyện vọng được trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con chung làcháu Lê Khánh Nam và cháu Lê Tuệ Anh vì cả hai cháu đều đang sống ổnđịnh cùng chị và đều còn nhỏ, rất cần sự chăm sóc của mẹ Chị không yêu cầuanh Tùng phải đóng tiền cấp dưỡng nuôi con: Không yêu cầu Tòa án xem xétgiải quyết vấn đề tài sản chung, nợ chung của vợ chồng đồng thời tự nguyệnnộp toàn bộ án phí ly hôn theo quy định của pháp luật

Ví dụ 3:

Trang 21

Vụ án vào ngày 25 tháng 9 năm 2017, Toà án nhân dân Quận Thanh Xuânxét xử sơ thẩm công khai vụ án Hôn nhân gia đình thụ lý số 275/2017/TLST -HNGĐ ngày 16 tháng 6 năm 2017 về việc tranh chấp xin ly hôn và nuôi contheo; Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 196/2017/QĐXX - HNGĐ ngày 24tháng 8 năm 2017 giữa: Nguyên đơn: Anh Dương Quang Hưng - sinh năm

1979 (có mặt), ĐKHKTT và chỗ ở: Số 26 ngõ 32 phố Khương Trung, phườngKhương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và bị đơn: Chị Lê ThịThúy Hiền - sinh năm 1983 (vắng mặt), ĐKHKTT: Số 26 ngõ 32 phố KhươngTrung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; chỗ ở:hiện không xác định

Về quan hệ hôn nhân: Anh và chị Lê Thị Thúy Hiền kết hôn trên cơ sở

tự nguyện có đăng ký kết hôn ngày 30/10/2006 tại Ủy ban nhân dân phườngTiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Quá trình chung sống hạnh phúcđến năm 2015, thì phát sinh nhiều mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn do bấtđồng quan điểm về lối sống, cuộc sống không hòa hợp Mặc dù đã được giađình hai bên và bạn bè khuyên giải nhưng không có kết quả, mâu thuẫn vợchồng ngày càng trầm trọng Đến nay, tình cảm vợ chồng không còn, anh chị

đã sống ly thân từ năm 2015 Anh Dương Quang Hưng đề nghị Tòa án giảiquyết cho anh được ly hôn chị Lê Thị Thúy Hiền

Về con chung: Anh chị có một con chung là cháu Dương Hồng Hạnh sinhngày 27 tháng 9 năm 2008 Anh Hưng có nguyện vọng được trực tiếp nuôidưỡng, chăm sóc cháu Hạnh và không yêu cầu chị Lê Thị Thúy Hiền đónggóp tiền cấp dưỡng nuôi con chung Tại phiên tòa, anh Dương Quang Hưngvẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, đề nghị Tòa án đưa ra phán quyết để anhđược ly hôn với chị Lê Thị Thúy Hiền Anh trình bày về khả năng, điều kiệnnuôi con và nguyện vọng được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung là

Trang 22

cháu Dương Hồng Hạnh vì cháu hiện đang sống ổn định cùng anh Hơn nữa,cháu Hạnh có nguyện vọng được ở với bố vì mẹ không có ở nhà Anh khôngyêu cầu chị Hiền phải đóng tiền cấp dưỡng nuôi con; Không yêu cầu Tòa ánxem xét giải quyết vấn đề tài sản chung, nợ chung của vợ chồng đồng thời tựnguyện nộp toàn bộ án phí ly hôn theo quy định của pháp luật

Ví dụ 4:

Vào hồi 9 giờ 00 phút, ngày 21 tháng 9 năm 2017 tại trụ sở Toà án nhân dânQuận Thanh Xuân xét xử sơ thẩm công khai vụ án Hôn nhân gia đình thụ lý số155/2017/TLST - HNGĐ ngày 17 tháng 4 năm 2017 về tranh chấp xin ly hôn

và nuôi con theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 192/2017/HNGĐ ngày 17tháng 08 năm 2017 giữa: Nguyên đơn: Chị Phạm Ngọc Anh - sinh năm 1985(có mặt) HKTT: Số 144 Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quậnThanh Xuân, thành phố Hà Nội Chỗ ở: Tổ 9A, phường Láng Hạ, quận Đống

Đa, thành phố Hà Nội Bị đơn: Anh Lê Phương Ninh - sinh năm 1984 (vắngmặt) HKTT: Số 144 Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quận ThanhXuân, thành phố Hà Nội Chỗ ở: N8 A1, Nguyễn Thị Thập, phường NhânChính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Về quan hệ hôn nhân: chị và anh Lê Phương Ninh kết hôn trên cơ sở tựnguyện có đăng ký kết hôn ngày 31/7/2010 tại Ủy ban nhân dân phường Láng

Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Quá trình chung sống hạnh phúc đếnkhoảng năm 2014 thì phát sinh nhiều mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn dobất đồng quan điểm về lối sống, cuộc sống không hòa hợp Mặc dù đã đượcgia đình hai bên và bạn bè khuyên giải nhưng không có kết quả, mâu thuẫn vợchồng ngày càng trầm trọng Đến nay, tình cảm vợ chồng không còn, anh chị

đã sống ly thân nhiều năm, chị Ngọc Anh đề nghị Tòa án giải quyết để chịđược ly hôn anh Lê Phương Ninh

Ngày đăng: 08/02/2019, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2011), "Những điểm mới cơ bản về vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự", Tòa án nhân dân, (12), kỳ II, tr. 8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới cơ bản về vai trò củaViện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaBộ luật tố tụng dân sự
Tác giả: Hoàng Thị Quỳnh Chi
Năm: 2011
3. Lê Văn Đài (2012), "Quy định về xét xử vụ án ly hôn", baodientu.chinhphu.vn, ngày 09/3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về xét xử vụ án ly hôn
Tác giả: Lê Văn Đài
Nhà XB: baodientu.chinhphu.vn
Năm: 2012
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB:
Năm: 2005
5. Nguyễn Thị Hạnh (2006), "Giải quyết trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng theo thủ tục vụ án dân sự hay thủ tục việc dân sự?", Tòa án nhân dân, (22), tr. 21-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết trường hợp không công nhận quan hệ vợ chồng theo thủ tục vụ án dân sự hay thủ tục việc dân sự
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Nhà XB: Tòa án nhân dân
Năm: 2006
6. Nguyễn Thị Hạnh (2012), "Trao đổi về thực tiễn áp dụng khoản 3 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự trong giải quyết vụ án ly hôn", Tòa án nhân dân, (11), tr. 25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi về thực tiễn áp dụng khoản 3 Điều73 Bộ luật tố tụng dân sự trong giải quyết vụ án ly hôn
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Năm: 2012
7. Đặng Thanh Hoa (2007), "Về bài viết: Một số vấn đề khi giải quyết việc hôn nhân gia đình", Tòa án nhân dân, (24), tr. 37-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bài viết: Một số vấn đề khi giải quyết việc hôn nhân gia đình
Tác giả: Đặng Thanh Hoa
Nhà XB: Tòa án nhân dân
Năm: 2007
8. Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự (dùng cho đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự (dùng cho đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư)
Tác giả: Học viện Tư pháp
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2007
9. Học viện Tư pháp (2010), Tổ chức xét xử vụ án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức xét xử vụ án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Tác giả: Học viện Tư pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
10. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), "Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trưng trong Bộ luật tố tụng dân sự", Thongtinphapluatdansu.blogspot.com,ngày 12/9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên tắc tố tụng dân sự đặc trưng trong Bộ luật tố tụng dân sự
Tác giả: Nguyễn Ngọc Khánh
Nhà XB: Thongtinphapluatdansu.blogspot.com
Năm: 2007
11. Phan Vũ Linh (2011), "Cần sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự về hòa giải", tks.edu.vn, ngày 20/10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự về hòa giải
Tác giả: Phan Vũ Linh
Nhà XB: tks.edu.vn
Năm: 2011
12. Đoàn Đức Lương (2005), "Cần có hướng dẫn thống nhất về thụ lý yêu cầu ly hôn hay không công nhận vợ chồng và thủ tục giải quyết", Kiểm sát, (9), tr. 48-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần có hướng dẫn thống nhất về thụlý yêu cầu ly hôn hay không công nhận vợ chồng và thủ tục giải quyết
Tác giả: Đoàn Đức Lương
Năm: 2005
14. Tưởng Duy Lượng (2006), "Bố mẹ có quyền đại diện cho người con bị tâm thần khởi kiện xin ly hôn hay không?", Tòa án nhân dân, (6), tr.22-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bố mẹ có quyền đại diện cho người con bị tâm thần khởi kiện xin ly hôn hay không
Tác giả: Tưởng Duy Lượng
Nhà XB: Tòa án nhân dân
Năm: 2006
15. Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử
Tác giả: Tưởng Duy Lượng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2009
16. Nguyễn Thanh Mận (2012), "Kỹ năng hòa giải vụ án dân sự", toaan.gov.vn, ngày 30/8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng hòa giải vụ án dân sự
Tác giả: Nguyễn Thanh Mận
Nhà XB: toaan.gov.vn
Năm: 2012
17. Bình Minh (2012), "Vướng trong việc thay người giám hộ", phapluattp.vn, ngày 24/9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vướng trong việc thay người giám hộ
Tác giả: Bình Minh
Nhà XB: phapluattp.vn
Năm: 2012
18. Lê Phước Ngưỡng (2013), "Một số vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự", vkshue.gov.vn, ngày 14/11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
Tác giả: Lê Phước Ngưỡng
Nhà XB: vkshue.gov.vn
Năm: 2013
19. Vũ Thị Trang Nhung (2013), "Có được ra quyết định công nhận đoàn tụ thành không",Vienkiemsathaiphong.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có được ra quyết định công nhận đoàn tụ thành không
Tác giả: Vũ Thị Trang Nhung
Nhà XB: Vienkiemsathaiphong.gov.vn
Năm: 2013
20. Hoàng Phê (Chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1998
24. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000-QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 35/2000-QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Hà Nội
Năm: 2000
29. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung)
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Hà Nội
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w