1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tính toán và thiết kế hệ thống nghiền ngũ cốc 1000kg h

48 444 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 3,21 MB

Nội dung

Toàn bộ các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt cho bữa ăn được thực hiện bằng cách nghiền ngũ cốc nguyên hạt để làm cho bột ngũ cốc nguyên hạt.. Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày dùng làm thứ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Trang 2

DANH MỤC HÌNH

Trang 3

DANH M C B NG Ụ Ả

Trang 4

PHẦN 1: TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu hạt ngũ cốc

Hình 1 Ngũ cốcNgũ cốc nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên chất, ngũ cốc toàn phần là cácloại ngũ cốc trong đó các hạt hạt ngũ cốc có chứa mầm ngũ cốc, nội nhũ và cám, trái ngược với các loại ngũ cốc tinh chế (chỉ giữ lại nội nhũ) Ngũ cốc nguyên hạt có thể đượcmọc mầm lên trong khi các loại ngũ cốc tinh chế nói chung sẽ không nảy mầm vì đã qua

xử lý Toàn bộ các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt cho bữa ăn được thực hiện bằng cách nghiền ngũ cốc nguyên hạt để làm cho bột ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn tự nhiên cung cấp protein cũng như một nguồn carbohydrate, rất tốt cho sức khỏe vì không qua chế biến, bảo quản đảm bảo chất lượng và vệ sinh

Trang 5

Hạt ngũ cốc có thành phần dinh dưỡng rất cao, giàu protein, lipit, xenlulo ; hydrat

cacbon, nhiều loại sinh tố, muôí khoáng, các axit – amin và vitamin cần thiết cho cuộc sống Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày dùng làm thức ăn và nước uống các loại; dùng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp; các cây ngũ cốc có tác dụng cải đất, thân

lá có thể làm phân bón; đặc biệt ngũ cốc còn ứng dụng trong y học chữa bệnh và làm đẹp…

Ngũ cốc là hỗn hợp các loại hạt: đậu nành, đậu xanh, bắp, kê, gạo, kê… Bột ngũ cốc là sản phẩm các loại hạt trên ta có thể nghiền khô sản phẩm sau khi rang hoặc nghiền ướt sản phẩm sau khi ngâm ủ Các hạt rất giàu đinh dưỡng và xu hướng hiện nay mọi người thích dùng sản phẩm sản phẩm sạch, không hóa chất bảo quản, các sản phẩm hạt ngũ cốc sau khi rang dễ bảo quản và sử dụng thay thế nguồn dinh dưỡng thực vật thay cho nguồn dinh dưỡng động vật nên hạt ngũ cốc là nguồn dinh dưỡng được nhiều người chú ý đến Nhóm chúng em nghiên cứu hạt ngũ cốc: đậu nành, đậu xanh và bắp vì các loại này có hàm lượng dinh dưỡng và tỷ lệ rất cao trong bột ngũ cốc

Ngũ cốc là hỗn hợp nhiều loại hạt nhưng tính chất hạt gần giống nhau về kích thước hạt

và độ cứng Nhưng hạt có thành phần dinh dưỡng cao, chiếm tỷ trọng lớn là đậu nành và đậu xanh Thực tế mọi người thường uống sữa đậu nành hoặc đậu xanh nguyên chất Nênnhóm nghiên cứu 2 loại này và thiết kế máy nghiền, trên cơ sở này chúng ta có thể nghiềncác loại khác, sản phẩm nghiền sau khi rang đạt độ cứng, giòn

1.1.1 Đậu nành

- Dựa vào tình hình sản xuất đậu nành trong và ngoài nước ta thấy diện tích, năngsuất và sản lượng tăng Người tiêu dùng thấy được giá trị dinh dưỡng của nó nên nhu cầutăng, đậu dùng trong rất nhiều sản phẩm, nhu cầu ngày càng tăng nên diện tích tăng Với

sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành nông nghiệp phát triển, áp dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất làm cho năng suất, sản lượng và chất lượng tăng nhanh

- Nước ta đậu nành ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm: giá, đậu phụ, tương xì dầu,bánh kẹo, thịt nhân tạo…Trong công nghiệp: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xàphòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng, làm nến, xà phòng ; Trong nông nghiệp:nguồn thức ăn tốt cho gia súc, luân canh cải tạo đất; Trong dược phẩm: dùng để chữa

Trang 6

bệnh, đậu nành đen có tác dụng cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột… Đậu dùng làm thức

ăn cho người bị bệnh đái tháo đường , thấp khớp, thần kinh suy nhược và suy dinhdưỡng

- Phần lớn sản lượng đậu nành của Mỹ dùng làm thức ăn, dược phẩm, để nuôi giasúc, hoặc để xuất khẩu Dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ

ở Mỹ

- Tại các quốc gia như Braxin, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hằng ngày là

do đậu nành cung cấp Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu nành cao hơn nhiều

so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác

Quy trình chế biến đậu nành được thể hiện qua sơ đồ sau

Trang 7

Hình 2 Sơ đồ sản xuất đậu nành

Trang 8

1.1.2 đậu xanh

- Đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tínhhàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làmsạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật,

bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấpnhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ

- Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri Người thường xuyên ăn đậu xanh vàchế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp Trong đậu xanh còn có thành phần hạ huyết

mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnhcao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc

- Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu canh,chè, làm bánh, xay thành bột làm miến, rang vàng tán bột làm thực phẩm ngũ cốc dinhdưỡng Lá đậu xanh được tận dụng làm dưa nhưng không phổ biến Vỏ đậu xanh có tínhnóng, giúp giảm bớt mờ mắt, vì vậy nhiều người thường nấu cả vỏ, không bỏ đi

- Thông số kỹ thuật hạt đậu xanh sau khi rang:

+ Đặc điểm hình học : hạt hình bầu dục có kích thước hạt d = 4 – 5,5 mm

+ Môđun đàn hồi: E=107 N/ m2

+ Độ ẩm hạt sau khi rang ≤6%

+ Hệ số hồi phục: ε=0,4

Hình 3 Hạt đậu xanh

Trang 9

Bảng 1 Thành phần hóa học của hạt đậu xanh.

Trang 10

lipit:15-20% ; hydrat cacbon từ 15 – 16% và nhiều loại sinh tố và muôí khoáng cần thiếtcho cuộc sống Trong đậu nành còn chứa nhiều loại vitamin: B1, B2, PP, A, E, K, D, C…

và nhiều muối khoáng như: Ca, P, Fe…Chính vì vậy mà đậu nành có khả năng cung cấpnăng lượng khá cao khoảng 4700cal/kg Chính vì vậy nhóm nghiên cứu máy nghiền đậunành có thành phần dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu xã hội

1.2 Cơ sở lý thuyết của quá trình nghiền

Nghiền là quá trình làm giảm kích thước của hạt vật liệu rắn nhờ ngoại lực tác dụng đểphá vỡ nội lực liên kết giữa các phần tử của nó gọi là quá trình nghiền

Thiết bị để thực hiện quá trình nghiền gọi là máy nghiền

Chỉ tiêu kinh tế của máy nghiền được đánh giá bởi các yếu tố sau:

- Mức độ nghiền

- Năng lượng tiêu hao

- Chi phí vận hành

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền.

Yêu cầu kích thước của sản phẩm sau khi nghiền quyết định đến việc lựa chọn phương pháp nghiền hợp lý

Đặc điểm về hình dạng, kích thước, tính chất của vật liệu là cơ sở để tính toán thiết kế

Độ ẩm của vật liệu ảnh hưởng đến năng suất nghiền khô, năng lượng tiêu tốn trong quá trình nghiền Do đó cần chọn độ ẩm cho vật liệu trước khi nghiền

Độ cứng, độ bền của vật liệu quyết định năng lượng cần để phá vỡ, từ đó chọn phương pháp nghiền hợp lý để tạo ra lực đập cần thiết

Kích thước, đặc tính vật liệu sau khi nghiền ảnh hưởng đến việc tính toán thiết kế hệ thống vận chuyển phân li sản phẩm nghiền.

Trang 11

1.4 Các dạng máy nghiền

1.4.1 Máy nghiền dạng trục.

a Nguyên lý làm việc máy nghiền trục:

Quá trình nghiền vật liệu được thực hiện bởi 2 trục quay ngược chiều nhau Vật liệuđem nghiền được cho vào phía trên qua khe giữa 2 trục, tại đây nó sẽ bị nghiền bởi lựcnén và lực ma sat, sau đó vật liệu thoát ra ngoài dưới tác dụng của trọng lực

Vật tốc trục nghiền từ 0,5- 4 m/s Mức độ nghiền thô, trung bình hoặc mịn (BảngX-1, trang 197 sách Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm – tập 2, Nhà xuất bản khoahọc - kỹ thuật)

Vật liệu được nghiền bởi trục di động 5 và trục cố định 8 trong buồng nghiền 9, vậtliệu cung cấp vào phễu cấp liệu 7, được điều tiết nhờ tấm chắn liệu 6 Trục 5 quay nhờđộng cơ 11 thông qua bộ truyền đai 10, vật liệu nghiền sẽ theo máng 12 ra ngoài Tùytheo yêu cầu mà ta có thể nghiền nhiều lần với các khe hở S khác nhau thông qua cơ cấukhóa 2 và lò xo 3 tác động lên giá đỡ ổ lăn 4, cơ cấu này di chuyển trục di động 5 tạo rakhe hở S khác nhau, nó còn có tác dụng tránh hiện tượng quá tải cho máy Các chi tiếtđặt trên khung máy 1

b Phân loại máy nghiền trục:

Hình 4 Máy nghiền dạng trục

Hình 5 Phân loại theo số lần nghiền

Trang 12

Hình 3 I, II, III: Nghiền 1 lần Hình 3 IV, V: Nghiền 2 lần Hình 3 VI, VII: Nghiền 3 lần.

Hình 4 I: Hai trục nghiền cố định

Hình 4 II: Một trục nghiền cố định - Một trụcnghiền di động

Hình 4 III: Hai trục nghiền di động

c Bộ phận trục nghiền:

- Trục nghiền là bộ phận quan trọng nhấtcủa máy Trên bề mặt trục nghiền có thể phẳng, có gân hoặc có răng nhằm tăng độmasat khi tiếp xúc với hạt vật liệu, đưa nguyên liệu vào dễ dàng hơn Hình dạngcủa trục có ảnh hưởng đến tính chất nghiền, trục có răng dùng để nghiề thô, trụctrơn dùng nghiền mịn

Hình 6 Phân loại theo tính chất trục nghiền.

Trang 13

- Trục nghiền thường được đúc bằng gang đặc biệt (C 3,2 – 3,7%; Si 0,4 – 0,7%;

Mn 0,2 – 0,8%; P 0,5%; N 0,25%), có độ cứng bề mặt cao 370 – 450 HB Vớicác trục nghiền cần độ cứng cao hơn 500HB được chế tạo gồm hai lớp: phần lõi làgang xám, còn vỏ ngoài bằng hợp kim crom-niken (C 3,7%; Si 0,25%; Mn 0,3%;

P 0,15%; Cr 0,4%; Ni 2%) Trục còn có độ bền uốn cao, độ võng lớn nhất của trụcnghiền không được lớn hơn 0,01mm (ymax≤0,01mm)

- Trục nghiền nhẵn với độ bóng cao, độ nhám thấp cho phép giới hạn 0,025 – 0,05micro m Trục nghiền xẻ rãnh nghiêng 2-10o so với đường sinh của mặt trục trụcnghiêng Prôfin của rãnh tạo góc vuông với góc nhọn 20o, góc lưng 70o và góc màidao 90o

d Ưu nhược điểm của máy nghiền dạng trục

Ưu điểm:

- Cấu tạo đơn giản, làm việc êm, chắc chắn, giá thành không cao

- Chất lượng bột tốt, đồng đều, ảnh hưởng nhiệt độ trong quá trình nghiền khôngcao

Nhược điểm:

- Năng suất thấp, độ mịn kém

- Trục nghiền chóng mòn, đối với máy nghiền trục nhẵn thì cần có đường kính trụclớn để đảm bảo độ ma sát, thời gian tiếp xúc

1.4.2 Máy nghiền dạng đĩa.

a Nguyên lý làm việc máy nghiền đĩa

Hình 7 Góc răng trên trục nghiền

Trang 14

Máy gồm hai đĩa nghiền được lắp trong vỏ máy, giữa hai đĩa là khe nghiền có thể điềuchỉnh được bằng cách dịch chuyển một trong hai đĩa Vật liệu được cho vào khe nghiềnqua lỗ cấp liệu ở tâm đĩa và bị nghiền nhỏ khi di chuyển trong khe nghiền từ tâm ra đếnchu vi của đĩa Vật tốc đĩa nghiền từ 7 – 68 m/s Mức độ nghiền trung bình hoặc mịn.(Bảng X-1, trang 197 sách Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm – tập 2, Nhà xuất bảnkhoa học và kỹ thuật).

Vật liệu được cấp vào phễu cấp liệu 10, hạt rơi tự do xuống buồng nghiền 4 quatấm chắn phôi 9 Buồng nghiền 7 gồm hai nữa ghép lại nhờ bulong 6, bên trong có đĩa cốđịnh 13 và đĩa di động 14 quay nhờ động cơ 2 thông qua bộ truyền đai 3, trục 16 và ổ lăn

15 Vật liệu sau khi nghiền xong theo nắp buồng nghiền dưới 5 ra ngoài Độ mịn của sảnphẩm phụ thuộc vào khe hở của máy nghiền được điều chỉnh nhờ tay điều chỉnh khe hở 8thông qua ống trụ có ren 11, lò xo 12 phòng khi quá tải khi tải trọng lớn Các chi tiết đặttrên khung máy 1

b Phân loại máy nghiền đĩa

- Máy có trục thẳng đứng, đĩa trên quay

- Máy có trục quay thẳng đứng, đĩa dưới quay

- Máy có trục quay nằm ngang, một đĩa cố định - một đĩa quay

- Máy có trục quay nằm ngang, hai đĩa quay ngược chiều nhau

c Cấu tạo đĩa nghiền

Hình 8 Máy nghiền đĩa trục đứng

Trang 15

- Đĩa nghiền là bộ phận quan trọng nhất của máy Trên đĩa có các rãnh gân hoặc córăng nhằm tăng độ masat khi tiếp xúc với hạt vật liệu, rãnh ở phía trong sâu hơn ởngoài để dẫn vật liệu Vật liệu chế tạo bằng kim loại hoặc hỗn hợp vô cơ cứng Dolực liên kết của các đĩa đá kém hơn đĩa kim loại nên phải làm thêm đai thép vàthường cho đĩa làm việc với vận tốc tiếp tuyến là 10m/s đối với trục quay thẳngđứng, tới 18m/s đối với trục quay nằm ngang Đĩa gang đúc thì vận tốc vòng cóthể tới 28m/s, đĩa thép đạt tới 68m/s.

- Kích thước của rãnh ảnh hưởng đến tính chất nghiền Tùy theo mức độ nghiền ta

có thể lặp lại với kích thước rãnh nhỏ hơn

Bảng 3 Thành phần vật liệu của đĩa nghiền

Tên đá

Thành phần %Bột

nhám Silic

Thạchanh

Magezit

Mageclorua

Bột nhám

Bột nữa nhám

Silic

7040-

3070

-1315

22 - 18

1315

8 - 12

Hình 9 Đĩa nghiền

Trang 16

a) Các vành trên đĩa nghiền; b) Kích thước rãnh trên đĩa nghiền

A- Lỗ tiếp liệu; B- Vành thân; C- Vành chuyển; D- Vành nghiền

d Ưu nhược điểm:

1.4.3 Máy nghiền dạng búa.

a Nguyên lý làm việc máy nghiền búa:

Quá trình nghiền là do sự va đập giữa cánh búa và vật liệu, giữa hạt và vỏ máy.Ngoài ra vật liệu còn có thêm sự chà xát của vật liệu với thành trong của máy, vật liệu sẽbiến dạng rồi vỡ thành các hạt nhỏ hơn Do bị va đập nhiều lần giữa cánh búa và vỏ máy,nguyên liệu sẽ giảm kích thước hạt đến nhỏ hơn kích thước lỗ lưới Các hạt vật liệu nhỏ

qua lưới thoát ra ngoài hoặc được hút ra khỏi máy, còn hạt vật liệu to chưa qua lưới vẫn

tiếp tục được nghiền nhỏ Để nghiền được động năng của búa khi quay phải lớn hơncông làm biến dạng vật liệu để phá vỡ vật liệu Do đó, khi nghiền vật liệu nhỏ cần búanhỏ, khi nghiền vật liệu lớn cần búa lớn

Vật tốc búa nghiền từ 40 – 200 m/s Mức độ nghiền trung bình, mịn và rất mịn.(Bảng X-1/197 sách Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm – tập 2, Nhà xuất bản khoahọc và kỹ thuật)

Trang 17

Vật liệu cho vào phễu cấp liệu 6 và được điều tiết nhờ tấm chắn liệu 5 sao cho phùhợp năng suất máy, vật liệu vào buồng nghiền 3 sẽ va đập và được nghiền nhờ cánh búa

10 treo các búa 7 bắt chặt nhờ các chốt 8 Trục chính 9 bắt với cánh búa 10 và nhận vậntốc thông qua bộ truyền đai 11 từ động cơ 12 Búa 6 đập vỡ hạt, và hạt chuyển động vavào tấm đập 4, hạt liệu tiếp tục đập trong buồng nghiền 3, hạt đạt yêu cầu sẽ qua lưới 2,nếu hạt lớn hơn còn trong buồng và tiếp tục nghiền lại Các chi tiết bắt trên khung máy 1

b Phân loại máy nghiền búa

 Theo công dụng:

Máy nghiền búa vạn năng

Máy nghiền búa chuyên dùng

 Theo trục roto:

Máy nghiền búa 1 trục roto

Máy nghiền búa 2 trục roto

Trang 18

c Cấu tạo búa nghiền:

Búa nghiền quay với vận tốc rất cao, để nghiền được thì động năng của búa khi quayphải lớn hơn công làm biến dạng phá vỡ vật liệu Do vậy khi nghiền vật liệu lớn cần cótrọng lượng búa lớn Cấu tạo búa đập thường có 3 bộ phận: đĩa treo (1), chốt búa (2) vàbúa (3) được lắp như hình trên, búa lắp lỏng hoặc lắp chặt Để khống chế hiện tướng quátải ta lắp máy nghiền búa lắp lỏng dùng để nghiền vật liệu có độ cứng không đồng đềukhi quá tải búa sẽ xếp lại hình 3.10 a; sau đó nhờ lực ly tâm các búa đập sẽ mở ra hình3.10 b

1- cánh búa; 2-chốt búa; 3-búa

d Ưu nhược điểm của máy nghiền búa

Ưu điểm:

Hình 11 Quá trình va đập của búa và hạt vật liệu

Trang 19

- Máy có cấu tạo đơn giản nhỏ gọn, trọng lượng máy không lớn, dễ thay thế các chitiết khi bị hư hỏng So với máy đập khác nếu tính trên 1 đơn vị sản phẩm thì rẻhơn 1,5-5,5 lần Công suất tiêu hao ít hơn 1,5-2 lần.

- Sau khi nghiền kích thước hạt d≤500μm

Nhược điểm:

- Các búa mau chống mòn, nếu có hạt vật liệu quá cứng thì có thể búa sẽ bị hư hỏng

do không có bộ phận an toàn Không nghiền được vật liệu có độ ẩm trên 15%

- Khi nghiền gây ra tiếng ồn, cần phải bố trí nhiều búa để tăng số lần va đập do đóchiều dài trục chính lắp búa sẽ tăng lên máy sẽ cồng kềnh, phức tạp hơn

a) b)

1.4.4 Máy nghiền dạng đĩa răng.

a Nguyên lý làm việc máy nghiền răng

Nguyên lý máy nghiền đĩa răng giống nguyên lý máy nghiền búa Nhưng có nhiềuhàng răng lồng vào nhau nên khả năng va đập rất nhanh, mức độ đập cao hơn đạt độ siêumịn, năng suất rất cao

Hình 12 Máy nghiền Hosokawa hammer mill loại búa cố định và búa xếp

Trang 20

Nguyênliệu được cấp vào phễu chứa liệu 5 và đi vào buồng nghiền 2, lượng vật liệu vào đượcđiều tiết nhờ tấm chắn liệu 6 Vật liệu được nghiền do chuyển động va đập của răng đập

Hình 13 Máy nghiền răng

Trang 21

động từ động cơ 14, thông qua cơ cấu dây đai 12 và bánh đai 11 Trục gắng với gối đỡ ổlăn 9 Vật liệu được nghiền trong đĩa quay 8 và đĩa cố định 3, sau khi vật liệu đạt kíchthước nhất định theo yêu cầu kĩ thuật thì vật liệu qua buồng lưới 7 và thoát ra ngoài quaống thoát liệu 13 Các chi tiết được liên kết và bắt trên khung máy 1.

b Phân loại theo tính chất đĩa răng:

Máy nghiền có 2 đĩa roto quay ngược chiều nhau

Máy nghiền có 1 đĩa roto quay – 1 đĩa cố định

c Cấu tạo buồng nghiền:

- Buồng nghiền là bộ phận chính của máy: gồm 2 đĩa răng roto và tato có lắp rấtnhiều răng đang xen với nhau, các hàng răng được bố trí trên các đĩa theo từngvòng tròn đồng tâm Khoảng cách các răng ở hàng răng trung tâm là lớn nhất sau

đó giảm dần ra các vòng ngoài Tuỳ theo yêu cầu độ mịn sản phẩm mà trên mỗiđĩa có từ 2 đến 4 hàng răng Tính cả hai đĩa có từ 4 đến 8 hàng răng Các răngđược làm bằng thép không gỉ và chịu mài mòn cao

d Ưu nhược điểm của máy nghiền răng

Ưu điểm:

Hình 14 Buồng nghiền răng

Trang 22

- Phạm vi ứng dụng rất cao, có khả năng thay thế các loại máy nghiền có cùng chứcnăng.

- Hạt sau khi nghiền có kích thước khoảng 0,05mm = 50µm Theo tài liệu [1]

- Năng suất cao, kết cấu của máy đơn giản

- Ngoài ra máy nghiền răng còn có ưu điểm hơn so với các loại máy khác là số lần

va đập của vật liệu với các răng nghiền là liên tục Vật liệu sẽ được va đập rấtnhiều lần trước khi thoát ngoài các vòng răng

Hiện nay các nước phát triển trên thế giới đã sản xuất máy nghiền răng dạng răng

Máy nghiền răng ( Universal pin mill) do công ty Kek-gardner chế tạo

1.4.5 So sánh và chọn kiểu nghiền.

Bảng 4 So sánh các phương pháp nghiền

Kiểu nghiền

Tiêu chí nghiền đĩaMáy nghiền trụcMáy nghiền búaMáy răngMáy nghiềnHình 15 Máy nghiền răng Universal mill của công ty Kek-gardner

Trang 23

Độ mịn Trung

bình

Nguyên lý Đơn giản Đơn giản Đơn giản Đơn giản

Kết cấu máy Đơn giản Đơn giản Phức tạp Phức tạp

1.5 Ứng dụng nghiền trong chế biến thực phẩm

Các dạng máy nghiền tùy thuộc vào mực đích sẽ chọn ra loại máy nghiền phù hợp ví dụtrong sản xuất ngũ cốc, xay tiêu, xay bột,

1.6 Các tài liệu tham khảo và website

(1) Giáo trình kỹ thuật thực phẩm 1 Trường ĐH CNTP TPHCM

http://www.kekgardner.com/universal_mills

http://www.hosokawamicron.co.jp/en/powder/milling/c-mill/hummermill-h/index.htmlhttps://www.slideshare.net/VohinhNgo/cc-loi-my-mc-thit-b-trong-cng-ngh-thc-phm-ti-liu-ebook-gio-trnh

http://www.kythuatchetao.com/cac-loai-may-nghien-trong-che-bien-thuc-pham/

Trang 24

PHẦN 2: TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ THIẾT BỊ

2.1 Các thông số ban đầu và lựa chọn tiêu chuẩn

Số liệu thiết kế ban đầu: Tính chất của hạt đậu nành cần nghiền.

- Độ ẩm của hạt đậu trước khi đem nghiền ≤3%

- Kích thước hạt đậu sau khi nghiền d= 100 µm

2.1.1 Hệ thống nghiền

2.1.1.1 Tốc độ quay của roto:

- Tốc độ quay của roto ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nghiền

- Tốc độ của hạt đậu đi vào rất bé so với tốc độ của răng nên ta có thể xem vận tốcban đầu hạt đậu bằng 0

Ngày đăng: 01/02/2019, 03:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Viên, H. L. Máy gia công cơ vật liệu rắn và dẻo, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy gia công cơ vật liệu rắn và dẻo
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
2. Chấn, G. T. T. n. N. c. (2001) Ô nhiễm không khí và xử lý chất thải NXBKHKT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô nhiễm không khí và xử lý chất thải
Nhà XB: NXBKHKT HàNội
3. Nguyễn Bin, Các quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm - NXB KHKT HN Khác
4. Hồ Lê Viên, Các máy gia công vật liệu rắn và dẻo tập 2. NXB KHKT Khác
5. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất tập 1. NXB KHKT Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w