Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên Chi nhánh Đồng Nai đã được Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 4400398336002 đăng ký lần đầu ngày 12012017; Ban quản lý các KCN Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đầu tư số 0662461187 chứng nhận lần đầu ngày 25012017 để sản xuất và gia công cửa gỗ, kính hoa, khung cửa kim loại với quy mô 1.600 tấn sản phẩmnăm (không bao gồm công đoạn xi mạ). Hiện tại, Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên Chi nhánh Đồng Nai chưa đi vào hoạt động. Nắm bắt được sự lớn mạnh của thị trường tiêu thụ và nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng và mục tiêu lợi nhuận, Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên Chi nhánh Đồng Nai đã quyết định đầu tư nhà máy Sản xuất và gia công cửa gỗ (có gắn kính hoa) với quy mô 1.600 tấn sản phẩmnăm tại đường số 2, lô IVB, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014 cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của Dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời căn cứ điểm 59 – Phụ lục 2 – Nghị định 182015NĐCP ngày 14022015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Chủ dự án lập Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “Sản xuất và gia công cửa gỗ (có gắn kính hoa) với quy mô 1.600 tấn sản phẩmnăm” tại đường số 2, lô IVB, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trình nộp Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai xemxét, thẩm định và phê duyệt. Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên Chi nhánh Đồng Nai tiến hành lập bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Sản xuất và gia công cửa gỗ (có gắn kính hoa) với quy mô 1.600 tấn sản phẩmnăm” để đánh giá các tác động môi trường từ hoạt động của dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong suốt thời gian hoạt động sản xuất. Nắm được đây là một dự án quan trọng, chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ, với quy mô 16000 tấn sản phẩmnăm, nhóm thực tập nhận thấy rằng, vấn đề ô nhiễm do bột gỗ và hoá chất sơn đã đang và là một nguồn thải cực kỉ nguy hiểm, nếu không có sự kiểm tra, đánh giá và kiểm soát hợp lí thì đây sẽ là mối đe doạ cho môi trường. Với đề tài này, nhóm thực tập hi vọng sẽ dự báo được tác động của những yếu tố mà dự án sẽ gây ra cho môi trường để có những biện pháp đúng đắn và kịp thời
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix
PHẦN 1: TỔNG QUAN 10
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 10
1.1 Tổng quan về đơn vị hướng dẫn thực tập 10
1.1.1 Tên giao dịch và điạ chỉ liên hệ 10
1.1.2 Cơ cấu tổ chức 10
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động 11
1.1.3.1 Lĩnh vực môi trường 11
1.1.3.2 Lĩnh vực đo đạc, phân tích thí nghiệm môi trường 14
1.1.3.3 Lĩnh vực dịch vụ kinh doanh 14
1.2 Tổng quan về đơn vị được phân công thực hiện nghiên cứu đề tài 14
1.2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai 14
1.2.2 Vị trí địa lý của Dự án 15
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 17
2.2 Nội dung nghiên cứu 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu 17
2.3.1 Các Phương pháp ĐTM 17
2.3.2 Các phương pháp khác 18
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 19
3.1 Tổng quan về đề tài lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 19
Trang 3xuất và gia công cửa gỗ và kính hoa – quy mô 16000 tấn sản phẩm/năm của công
ty Semco Phú Yên – CN Đồng Nai 20
3.3 Quy trình nghiên cứu 21
3.4 Thuyết minh quy trình 23
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 27
1.1 Tên Dự án 27
1.2 Chủ Dự án 27
1.3 Vị trí địa lý của Dự án 27
1.4 Nội dung chủ yếu của Dự án 29
1.4.1 Mục tiêu của Dự án 29
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án 29
1.4.3 Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục 31 1.4.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 37
1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị 42
1.4.6 Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm của dự án 44
1.4.7 Tiến độ thực hiện dự án 47
1.4.8 Chi phí đầu tư 48
1.4.9 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 48
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 51
2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 51
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 51
2.1.2 Điều kiện khí tượng 52
2.1.3 Điều kiện thủy văn 56
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 57 2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 60
Trang 42.2.1 Ngành nghề thu hút đầu tư 60
2.2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 61
2.2.3 Hiện trạng cấp nước 61
2.2.4 Hiện trạng cấp điện 61
2.2.5 Thông tin liên lạc 61
2.2.6 Hiện trạng thu gom, thoát nước và xử lý nước thải 61
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 63
3.1 Đánh giá, dự báo tác động 63
3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng của Dự án 63
3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của Dự án 75
3.1.3 Tác động do các rủi ro, sự cố 101
3.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 105
CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 107
4.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 107 4.1.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 107
4.1.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu trong giai đoạn vận hành 114
4.2 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 135 4.3 Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 148
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 150
5.1 Chương trình quản lý môi trường 150
5.2 Chương trình giám sát môi trường 156
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 158
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 159
Trang 52 Kiến nghị 159
3 Cam kết 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO 162
PHẦN 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 164
Trang 6BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CS-PCTP : Cảnh sát phòng chống tội phạm
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Trang 7Bảng 1 1 Tọa độ vị trí khu vực nhà máy dự án 27
Bảng 1 2 Danh mục các máy móc thiết bị phục vụ giai đoạn thi công xây dựng các công trình chính và phụ trợ 30
Bảng 1 3 Quy mô sử dụng đất 30
Bảng 1 4 Diện tích các hạng mục công trình phục vụ dự án 30
Bảng 1 5 Máy móc,thiết bị chính phục vụ Dự án 42
Bảng 1 6 Nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ Dự án 44
Bảng 1 7 Nhu cầu nhiên liệu phục vụ dự án 45
Bảng 1 8 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án 46
Bảng 1 9 Sản phẩm và công suất của dự án 47
Bảng 1 10 Tiến độ thực hiện dự án 47
Bảng 2 1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 52
Bảng 2 2 Độ ẩm trung bình của các tháng trong năm 53
Bảng 2 3 Lượng mưa trung bình của các tháng trong năm 54
Bảng 2 4 Số giờ nắng trung bình của các tháng trong năm 55
Bảng 2 5 Kết quả phân tích vi khí hậu tại khu vực dự án 58
Bảng 2 6 Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án 58
Bảng 2 7 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Thị Vải 59
Bảng 2 8 Kết quản phân tích môi trường đất khu dự án 60
Bảng 3 3 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động máy móc 64
Bảng 3 5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong quá trình hàn kim loại 66 Bảng 3 6 Mức ồn từ các thiết bị thi công và theo khoảng cách ảnh hưởng 67 Bảng 3 7 Nguồn phát sinh và khối lượng rác thải nguy hại của dự án 72
Trang 8chuẩn bị, xây dựng dự án 75 Bảng 3 9 Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên 75 Bảng 3 10 Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến kinh tế - xã hội 76
Bảng 3 12 Hệ số ô nhiễm bụi trong công nghệ sản xuất gỗ gia dụng 78
Bảng 3 14 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại xưởng sản xuất nhà máy gỗ 80 Bảng 3 15 Thành phần lớn nhất các yếu tố hóa học trong nhiên liệu gỗ tạp 81
Bảng 3 17 Khí thải phát sinh từ đốt nhiên liệu chạy máy phát điện 85 Bảng 3 18 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ hoạt động máy phát điện 86
Bảng 3 21 Bảng tổng hợp các tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 88
Bảng 3 23 Các chất thải rắn không nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất 95 Bảng 3 26 Chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất 95 Bảng 3 27 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá khi triển khai dự án
105
Bảng 4 1 Thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải của Công ty 130 Bảng 4 2 Dự toán kinh phí cho các biện pháp bảo vệ môi trường 148 Bảng 5 1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 151
Trang 9Hình 1 1 Sơ đồ vị trí địa lý của Công ty 28
Hình 1 2 Hệ thống thoát nước mưa, nước thải của KCN 36
Hình 1 3 Sơ đồ quy trình sản xuất tại Công ty 38
Hình 1 4 Máy chà nhám thùng có trang bị hệ thống hút bụi 40
Hình 1 5 Bên trong buồng sơn tự động 41
Hình 1 6 Bên trong buồng sấy UV 41
Hình 1 7 Sơ đồ quản lý dự án 48
Hình 2 1 Hiện trạng khu đất của dự án 60
Hình 4 1 Mô hình bàn thao tác chà nhám 116
Hình 4 2 Minh hoạt filter lọc bụi túi vải 116
Hình 4 3 Quy trình xử lý khí thải lò hơi 117
Hình 4 4 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của cyclon 119
Hình 4 5 Sơ đồ và nguyên lý dự kiến HTXL hơi dung môi 122
Hình 4 6 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc 127
Hình 4 7 Quy trình xử lý nước thải 30 m3/ngày dự kiến 128
Trang 101.1.1 Tên giao dịch và điạ chỉ liên hệ
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG LÂM VIÊN
- Tên công ty bằng tiếng anh: LAM VIEN ENVIRONMENT AND
TECHNOLOGY COMPANY LIMITED
- Tên Viết Tắt: LAVIEN
Ông: Đoàn Văn Tình – Chức vụ: Giám đốc Công ty
Bằng cấp: Đại học chuyên ngành kỹ thuật khoa học môi trường
Số năm kinh nghiệm: 06
- Ban cố vấn:
Ông Cù Huy Đức – Giảng viên trường ĐH Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 11GVHD: ThS Nguyễn Thị Kiều Diễm 11 SVTH1: Trần Viết Duy
SVTH2: Nguyễn Thị Thuý Vân
Bà Nguyễn Thị Thúy Phượng – Thạc sĩ chuyên ngành Công Nghệ Môi Trường
Ông Võ Trọng Khang – Thạc sĩ quản lý môi trường
Cùng các một số giáo sư, tiến sĩ, giảng viên trường ĐH Tài Nguyên Môi Trường, Viện Tài Nguyên và Môi trường cùng một số chuyên gia các lĩnh vực có liên quan
Dưới đây là sơ dồ thể hiện cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động
1.1.3.1 Lĩnh vực môi trường
Tư Vấn Thiết Kế
P Kỹ Thuật Xây dựng
Thi công xây dựng
Lắp đặt thiết bị
Bảo trì, bảo dưỡng Vận hành
P Tư vấn
ĐTM
Tư vấn Môi trường
Đào tạo chuyển giao công nghệ
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Lâm Viên
Trang 12- Xử lý nước sạch, nước thải, khí thải
- Xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại
- Thiết kế M&E cho các công trình cao ốc
- Thiết kế hệ thống báo cháy & chữa cháy
Tư Vấn Môi Trường
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Lập đề án bảo vệ môi trường
- Lập Bản cam kết bảo vệ môi trường
- Công nghệ sản xuất sạch hơn (CP)
- Chương trình giám sát môi trường định kỳ
- Tư vấn nguồn vốn đầu tư môi trường
- Giấy phép khai thác nước ngầm, giấy phép xả thải
- Lập hồ sơ Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
- Hồ sơ vệ sinh an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động cho công nhân
- Kiểm định an toàn máy móc thiết bị…
Thi Công Lắp Đặt Bảo Trì
- Công trình, mạng lưới cấp thoát nước
- Hệ thống xử lý nước sạch và nước thải
- Xử lý khói bụi, khí thải, hơi dung môi
- Bãi chôn lấp chất thải rắn tiên tiến
- Thi công hệ thống báo cháy & chữa cháy
- Hệ thống nước hồ bơi, jacuzzi
Trang 13GVHD: ThS Nguyễn Thị Kiều Diễm 13 SVTH1: Trần Viết Duy
SVTH2: Nguyễn Thị Thuý Vân
- Hệ thống lò đốt chất thải nguy hại
- Nước tinh khiết cho ngành y tế, dược phẩm, công nghệ cao…
- Ngành chế biến thực phẩm, nước giải khát, sản xuất nước đá, nước tinh khiết
Xử Lý Nước Thải
- Các công trình công cộng, khu công nghiệp, khu dân cư, thương mại, bệnh viện, resort, khách sạn…
- Công nghiệp giấy và bột giấy, cao su
- Ngành chế biến thực phẩm, thủy hải sản, công nghiệp mía đường, cồn rượu
- Các nhà máy sản xuât các sản phâm từ gỗ
- Công nghiệp hoá chất, dệt nhuộm, xi mạ, in ấn, bao bì
- Công nghiệp hoá dầu, luyện kim
Xử Lý Khí Thải
- Khói thải lò hơi, lò đốt dầu, than đá, lò nung, nấu chảy kim loại, lò sấy
- Bụi công nghiệp: gỗ, cao su, vải, xi măng, kim loại
- Hơi dung môi, axit, kiềm, hoá chất, thuốc trừ sâu…
- Khử mùi, xử lý mùi hôi bằng các chế phẩm chuyên dụng
Xử Lý Chất Thải Nguy Hại
- Công nghiệp hoá chất, dệt nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm
Trang 14- Công nghiệp dầu khí, cao su, luyện kim
- Chất thải có tính độc hại từ hệ thống xử lý nước thải, khí thải
- Phế phẩm, sản phẩm loại có tính độc hại từ các ngành công nghiệp
1.1.3.2 Lĩnh vực đo đạc, phân tích thí nghiệm môi trường
- Phân tích mẫu nước, nước thải
- Phân tích các chỉ tiêu trong không khí
- Phân tích khí thải tại nguồn
- Phân tích mẫu đất, bùn
1.1.3.3 Lĩnh vực dịch vụ kinh doanh
- Kinh doanh các loại hóa chất xử lý môi trường
- Kinh doanh máy móc thiết bị xử lý môi trường các loại
- Đại lý vé máy bay, vé tàu trong và ngoài nước
- Cho thuê xe có động cơ
- Kinh doanh nhà ở
- Đại lý ký gửi hàng hóa
- Môi giới bất động sản
- Mua bán thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm
- Mua bán vật liêu xây dựng, thiết bị điện, linh kiện điện tử, thiết bị xử lý nước, thiết
bị máy móc phục vụ xây dựng
1.2 Tổng quan về đơn vị được phân công thực hiện nghiên cứu đề tài
1.2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai
Cơ quan chủ dự án : Công ty TNHH Công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai
Địa chỉ: Đường số 2, lô IVB, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0903557070
Đại diện pháp lý: Ông MURRAY FRANK ROSS
Trang 15GVHD: ThS Nguyễn Thị Kiều Diễm 15 SVTH1: Trần Viết Duy
SVTH2: Nguyễn Thị Thuý Vân
Chức vụ: Giám đốc
(Sinh ngày 17/06/1954, quốc tịch Mỹ, hộ chiếu số 488192574 cấp ngày 18/09/2012 tại Mỹ, địa chỉ thường trú tại 7675.NE 14 th st,Medina,WA.98039, Mỹ)
1.2.2 Vị trí địa lý của Dự án
Công ty được thực hiện tại Đường số 2, lô IVB, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nằm cách Thành Phố Biên Hòa 17 km về phía
Tây Nam
Ranh giới tiếp giáp của khu đất được xác định như sau:
- Phía Đông: giáp khu đất cây xanh của KCN
- Phía Tây: giáp Công ty TNHH Thực Phẩm Nhật Hồng
- Phía Nam: giáp đường số 2
- Phía Bắc: giáp đường 6C
Với vị trí triển khai Công ty phù hợp với quy hoạch chi tiết của KCN Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, cùng cam kết của Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai sẽ xử lý các nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động của Công ty đạt các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam quy định thì tác động trong quá trình hoạt động đến môi trường và các Công ty thuê đất xung quanh khu vực Công ty là không đáng kể
Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của Công ty: trong khu vực Công
ty và khu vực xung quanh không có bất kỳ công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử; khu đô thị, khu dân cư
Khoảng cách gần nhất đến khu dân cư: Trong khu vực Công ty không có dân cư sinh sống, khu vực dân cư tập trung gần nhất so với Công ty là khu dân cư xã Hiệp Phước
và xã Phước An, cách khu vực Công ty khoảng 2,5 km
Vị trí thực hiện Công ty có khá nhiều mặt thuận lợi:
Nằm gần trục chính giao thông: cách tỉnh lộ 319B khoảng 1 km;
Trang 16 Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 44 km;
Trang 17GVHD: ThS Nguyễn Thị Kiều Diễm 17 SVTH1: Trần Viết Duy
SVTH2: Nguyễn Thị Thuý Vân
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nắm được quy trình cơ bản của việc tư vấn lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Vận dụng được kiến thức được học vào thực tế: Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường; Xây dựng chương trình giám sát môi trường
2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tiếp cận dự án, tiếp nhận yêu cầu, thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu từ
dự án (Đi theo cùng với các chuyên viên môi trường của công ty)
Nội dung 2: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường,
KT – XH (Đi theo cùng với các chuyên viên môi trường của công ty)
Nội dung 3: Đánh giá tác động môi trường dựa trên những kết quả phân tích được
của các yếu tố khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn
Nội dung 4: Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi
trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường; Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
Tham gia viết báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng với các chuyên viên môi trường của công ty
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Các Phương pháp ĐTM
Phương pháp thống kê: Sử dụng nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự
nhiên, khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án
Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993,
nhằm dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án
Trang 18 Phương pháp liệt kê: Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án
gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp trong khu vực nhà xưởng Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của
nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố
Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành
Phương pháp ma trận: Phối hợp liệt kê các hoạt động phát triển với các nhân tố môi trường
2.3.2 Các phương pháp khác
Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về dự án, tiến hành điều tra,
khảo sát địa điểm khu vực dự án nhằm xác định vị trí cũng như mối tương quan đến các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án, đồng thời khảo sát hiện trạng môi trường trong khu vực dự án
Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường
không khí, môi trường nước và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án
Trang 19GVHD: ThS Nguyễn Thị Kiều Diễm 19 SVTH1: Trần Viết Duy
SVTH2: Nguyễn Thị Thuý Vân
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3.1 Tổng quan về đề tài lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, trong những năm qua hầu hết các dự án phát triển kinh tế đã quan tâm và thực hiện các trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng như Lập cam kết bảo vệ môi trường nói riêng Các ĐTM và Bản cam kết Bảo vệ Môi trường (CKBVMT) được tiến hành và vận dụngtheo các văn bản hướng dẫn của Luật Bảo Vệ Môi trường 2005, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của ngày 29 tháng 5 năm
2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường Do nhu cầu của xã hội ngày càng cao nên việc phát triển đầu tư các dự án xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ phát triển mạnh mẽ trong toàn quốc Ngoài những dự án lớn phải lập báo cáo ĐTM theo quy định của Điều 18 Luật BVMT 2014 và Phụ lục 2 của Nghị định Chính phủ số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng
02 năm 2015
Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định danh mục 113 nhóm dự án phải lập ĐTM thuộc
19 lĩnh vực (Phụ lục II Nghị định này) như là: xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; giao thông; năng lượng và phóng xạ; điện tử và viễn thông; thủy lợi; sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dầu khí; xử lý chất thải; cơ khí, luyện kim; chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ; chế biến thực phẩm; chế biến nông sản; chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm; sản xuất giấy và văn phòng phẩm; dệt nhuộm và may mặc và các nhóm dự án khác Chủ đầu tư dự án có thể lập hoặc thuê tổ chức bên ngoài có đủ điều kiện để lập ĐTM được quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Nghị định này
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM phải được lập lại trong các trường hợp như: Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, không triển khai thực hiện dự án trong thời gian 36 tháng, thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường
Lập ĐTM được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ Dự án phải tham vấn
Trang 20ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải dự báo được các tác động lên các điều kiện tự nhiên, môi trường, và các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan, phải có kết quả tham vấn cộng đồng, các biện pháp khắc phục cũng như cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp đó
3.2 Tình hình nghiên cứu lập đánh giá tác động môi trường cho dự án sản xuất và gia
công cửa gỗ và kính hoa – quy mô 16000 tấn sản phẩm/năm của công ty Semco Phú Yên – CN Đồng Nai
Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai đã được Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 4400398336-002 đăng ký lần đầu ngày 12/01/2017; Ban quản lý các KCN Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đầu tư số 0662461187 chứng nhận lần đầu ngày 25/01/2017 để sản xuất và gia công cửa gỗ, kính hoa, khung cửa kim loại với quy mô 1.600 tấn sản phẩm/năm (không bao gồm công đoạn xi mạ)
Hiện tại, Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai chưa đi vào hoạt động Nắm bắt được sự lớn mạnh của thị trường tiêu thụ và nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng và mục tiêu lợi nhuận, Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai đã quyết định đầu tư nhà máy Sản xuất
và gia công cửa gỗ (có gắn kính hoa) với quy mô 1.600 tấn sản phẩm/năm tại đường số 2, lô IVB, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2014 cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của Dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Đồng thời căn cứ điểm 59 – Phụ lục 2 – Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Chủ dự án lập Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “Sản xuất và gia công cửa gỗ (có gắn kính hoa) với quy mô 1.600 tấn sản phẩm/năm” tại đường số 2, lô IVB, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trình nộp Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai xem
Trang 21GVHD: ThS Nguyễn Thị Kiều Diễm 21 SVTH1: Trần Viết Duy
SVTH2: Nguyễn Thị Thuý Vân
xét, thẩm định và phê duyệt Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai tiến hành lập bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Sản xuất và gia công cửa gỗ (có gắn kính hoa) với quy mô 1.600 tấn sản phẩm/năm” để đánh giá các tác động môi trường từ hoạt động của dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong suốt thời gian hoạt động sản xuất
Nắm được đây là một dự án quan trọng, chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ, với quy
mô 16000 tấn sản phẩm/năm, nhóm thực tập nhận thấy rằng, vấn đề ô nhiễm do bột gỗ và hoá chất sơn đã đang và là một nguồn thải cực kỉ nguy hiểm, nếu không có sự kiểm tra, đánh giá
và kiểm soát hợp lí thì đây sẽ là mối đe doạ cho môi trường Với đề tài này, nhóm thực tập hi vọng sẽ dự báo được tác động của những yếu tố mà dự án sẽ gây ra cho môi trường để có những biện pháp đúng đắn và kịp thời
3.3 Quy trình nghiên cứu
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho “Dự án sản xuất và gia công cửa gỗ và kính hoa - quy mô 1.600 tấn sản phẩm/năm” của công ty Semco Phú Yên – CN Đồng Nai được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Trang 22Bước 1: Công ty môi trường
tiếp nhận yêu cầu từ chủ đầu
tư
Bước 2: Thu thập thông tin,
hồ sơ tài liệu từ dự án.
Kiểm tra dự án có cần lập ĐTM hay không?
Các đối tượng tác động chính của dự án
Bước 3: Công ty môi trường
tới dự án lấy mẫu để phân tích
Dựa trên các đối tượng từ bước 2
Bước 4: Chuyên viên môi
trường viết báo cáo ĐTM
Dựa theo tài liệu khách hàng cung cấp, kết quả phân tích mẫu
và đánh giá của chuyên viên
Bước 5: Kiểm tra báo cáo, gửi
cho khách hàng bản thảo
Để khách hàng góp ý,
chỉnh sửa
Bước 6: Hoàn thiện báo cáo,
nộp cho cơ quan thẩm định
Hoàn thiện báo cáo, in
Trang 23GVHD: ThS Nguyễn Thị Kiều Diễm 23 SVTH1: Trần Viết Duy
SVTH2: Nguyễn Thị Thuý Vân
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình tư vấn lập báo cáo ĐTM
3.4 Thuyết minh quy trình
Bước 1: Công ty tư vấn tiếp nhận yêu cầu từ phía công ty, thông qua các thông tin mà
công ty đưa ra, tổ tư vấn sẽ căn cứ vào các quy định, điều luật hiện hành quy định các kiểu dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nào nằm trong danh
mục 113 dự án này đều phải lập đánh giá tác động môi trường
Bước 2: Các chuyên gia của tổ tư vấn sẽ thu thập tài liệu liên qua đến dự án, căn cứ vào
các thông tin, tài liệu của công ty đưa lên để hành đưa ra những tác động chính mà dự
án gây ra Những thông tin này bao gồm quy mô sử dụng đất của công ty, quy mô sản xuất, trang thiết bị mát móc phục vụ cho quá trình xây dựng và vận hành sau khi dự án được hoàn thành Nhân công, tài nguyên, nhu cầu sử dụng điện nước, tiến độ sản
xuất…vv.vv
Bước 3: Căn cứ vào các tác động chính đã lọc ra ở bước 2, các chuyên viên của tổ tư vấn
sẽ tới khu vực thực hiện dự án để tiến hành lấy mẫu tương ứng để phân tích, nhằm đưa
Bước 8: Chỉnh sửa báo cáo Bổ sung, chỉnh sửa
theo ý kiến hội đồng
Bước 9: Hoàn thiện báo cáo In ấn, hoàn thiện, trình
khách hàng ký, nộp cơ quan thẩm định
Chờ cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo
Bước 10: Nhận quyết định từ
cơ quan thẩm định
Bàn giao khách hàng bản báo cáo hoàn chỉnh
Bước 11: Bàn giao cho khách
hàng
Trang 24ra các số liệu sát thực nhất về các đối tượng tác động chính mà dự án gây ra Từ đó đánh
giá mức độ tác động của những đối tượng đó tới môi trường, kinh tế và xã hội
Bước 4: Chuyên viên môi trường sẽ tiến hành viết báo cáo theo tài liệu khách hàng cung
cấp, kết quả phân tích mẫu và đánh giá của chuyên viên Đây là quá trình đòi hỏi tính chính xác và khách quan nhất để đảm bảo tính chính xác của các dự báo cho các tác động
mà dự án gây ra
Bước 5: Chuyên viên môi trường kiểm tra báo cáo, gửi khách hàng xem bản thảo Tiến
hành lấy ý kiến khách hàng để phục vụ cho công tác chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp thẩm định
Bước 6: Chuyên viên chỉnh sửa, hoàn thiện, in ấn và đưa khách hàng ký, nộp cơ quan
thẩm định (Do dự án nằm trong KCN đã được cấp ĐTM nên không tiến hành tham vấn
ý kiến cộng động theo quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 14, Nghị định Số: 29/2011/NĐ-CP)
Bước 7: Chờ cơ quan thẩm định, lập hội đồng thẩm định, bảo vệ trước hội đồng, lấy ý kiến chỉnh sửa, bổ sung
Bước 8: Bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng
Bước 9: In ấn, hoàn thiện, trình khách hàng ký, nộp cơ quan thẩm định
Bước 10: Chờ nhận quyết định từ cơ quan thẩm định
Bước 11: Bàn giao cho khách hàng
Vì điều kiện không cho phép về thời gian và không gian, nhóm thực tập chỉ tham gia vào một số nội dung cơ bản trong quy trình trên Cụ thể như sau:
a Khi tiếp cận dự án, tiếp nhận yêu cầu, thu thập thông tin, hồ sơ tài liệu từ dự án, nhóm
được các chuyên viên của công ty Lâm Viên dẫn đi và hỗ trợ tiếp nhận các yêu cầu cần thiết bước đầu để lập một báo cáo ĐTM bao gồm:
Quy mô sử dụng đất của toàn Công ty và các hạng mục công trình trong giai đoạn hoạt động
Diện tích các hạng mục công trình phục vụ dự án
Trang 25GVHD: ThS Nguyễn Thị Kiều Diễm 25 SVTH1: Trần Viết Duy
SVTH2: Nguyễn Thị Thuý Vân
Các máy móc thiết bị phục vụ giai đoạn thi công xây dựng các công trình chính và phụ trợ,
Quy trình sản xuất tại Công ty
Các loại máy móc, trang thiết bị chính phục vụ hoạt động sản xuất của Dự án
Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu phụ vụ dự án
Nhu cầu sử dụng nước của Công ty bao gồm: Nước sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong Công ty, nước sản xuất (dùng cho lò hơi và HTXL khí thải lò hơi), nước dùng để tưới cây xanh, phòng cháy chữa cháy
Sản phẩm của Công ty là cửa gỗ, gắn kính hoa, gắn khung kim loại Công suất sản xuất dự kiến của dự án
Nhu cầu lao động phục vụ dự án
Tiến độ thực hiện dự án
b Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH tại khu vực của dự án, các chuyên viên môi trường của công ty hỗ trợ thu thập dựa trên Nguồn tham khảo: Địa chất công trình, PGS TS Phạm Hữu Sy, 2011; Niên giám thống kê Đồng Nai 2016, và http://www.dongnai.gov.vn, cập nhật năm 2016 và số liệu quan trắc của Công ty liên kết với
đơn vị tư vấn cung cấp Bao gồm:
Đặc điểm địa lý, địa hình
Điều kiện địa chất
Điều kiện khí tượng (Nhiệt độ, Độ ẩm, Lượng mưa, gió và hướng gió, số giờ nắng)
Điều kiện thủy văn (nước mặt, nước ngầm)
Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí
Hiện trạng tài nguyên sinh vật
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Nhơn Trạch II – Nhơn Phú
c Đánh giá tác động môi trường dựa trên những kết quả phân tích được của các yếu tố khí
thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn Ở nội dung này, nhóm thực tập chỉ thực hiện đánh giá
sơ bộ bằng cách liệt kê các hoạt động của dự án, các nguồn phát thải, các loại chất thải phạm
Trang 26vi tác động trong quá trình xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động, không đi vào phân tích chi tiết
d Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình
hoạt động và dự phòng sự cố môi trường; Xây dựng chương trình giám sát môi trường; Tham khảo các ĐTM của các dự án liên quan và các bản báo cáo mẫu của các chuyên viên của công
ty
e Tham gia viết báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng với các chuyên viên môi trường
của công ty Nhóm chỉ tham gia viết nội dung của chương 1 và 2
Trang 27PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên Dự án
“Sản xuất và gia công cửa gỗ, gắn kính hoa, gắn khung kim loại với quy mô 1.600 tấn sản phẩm/năm”
1.3 Vị trí địa lý của Dự án
Công ty được thực hiện tại Đường số 2, lô IVB, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nằm cách Thành Phố Biên Hòa 17 km về phía Tây Nam
Ranh giới tiếp giáp của khu đất được xác định như sau:
- Phía Đông : giáp khu đất cây xanh của KCN
- Phía Tây : giáp Công ty TNHH Thực Phẩm Nhật Hồng
- Phía Nam : giáp đường số 2
- Phía Bắc : giáp đường 6C
Tọa độ địa lý của khu vực nhà máy tại cột mốc 4 góc chính như sau:
Bảng 1 1 Tọa độ vị trí khu vực nhà máy dự án
Trang 28Tên điểm Tọa độ VN 2000 (Kinh tuyến trục 107
Hình 1 1 Sơ đồ vị trí địa lý của Công ty
Với vị trí triển khai Công ty phù hợp với quy hoạch chi tiết của KCN Nhơn Trạch II – Nhơn Phú, cùng cam kết của Công ty TNHH công nghiệp Semco Phú Yên - Chi nhánh Đồng Nai sẽ xử lý các nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động của Công ty đạt các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam quy định thì tác động trong quá trình hoạt động đến môi trường và các Công ty thuê đất xung quanh khu vực Công ty là không đáng kể
- Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của Công ty: trong khu vực Công ty
và khu vực xung quanh không có bất kỳ công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử; khu
đô thị, khu dân cư
- Khoảng cách gần nhất đến khu dân cư: Trong khu vực Công ty không có dân cư sinh sống, khu vực dân cư tập trung gần nhất so với Công ty là khu dân cư xã Hiệp Phước và xã Phước An, cách khu vực Công ty khoảng 2,5 km
Trang 29Vị trí thực hiện Công ty có khá nhiều mặt thuận lợi:
- Nằm gần trục chính giao thông: cách tỉnh lộ 319B khoảng 1 km;
- Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 44 km;
1.4 Nội dung chủ yếu của Dự án
1.4.1 Mục tiêu của Dự án
Mục tiêu của Dự án là sản xuất và gia công cửa gỗ, kính hoa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; gia công cưa xẻ gỗ, sấy, chế biến thành phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
Dự án hoạt động hiệu quả sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế- xã hội thiết thực cho địa phương và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương
1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án
a Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Để tiến hành triển khai dự án, chủ dự án sẽ thuê các đơn vị nhà thầu nhằm thực hiện xây dựng, chuẩn bị các công trình, hạng mục phục vụ quá trình hoạt động sản xuất sau này
Dự kiến các hoạt động cho quá trình chuẩn bị và xây dựng như sau:
- Thời gian tiến hành xây dựng nhà xưởng, hạ tầng, văn phòng: 05 tháng
- Thời gian lắp đặt máy móc, thiết bị và hoạt động thử nghiệm: 02 tháng
- Thời gian hoạt động chính thức: tháng 03/2017
- Nhu cầu công nhân phục vụ quá trình chuẩn bị, xây dựng dự án dự kiến khoảng 20 người, trong đó khoảng 03 quản lý được cử từ các đơn vị nhà thầu và chủ dự án nhằm giám sát hoạt động của 17 công nhân xây dựng
- Không tổ chức lán trại của công nhân xây dựng do sử dụng nhân lực địa phương
Trang 30Bảng 1 2 Danh mục các máy móc thiết bị phục vụ giai đoạn thi công xây dựng các công trình chính và phụ trợ
(Nguồn: Công ty TNHH Công nghiệp Semco Phú Yên-CN Đồng Nai, 2017)
b Trong giai đoạn hoạt động
Quy mô sử dụng đất của toàn Công ty và các hạng mục công trình trong giai đoạn hoạt động cụ thể như sau:
Bảng 1 3 Quy mô sử dụng đất
Trang 311.4.3 Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
Giải pháp kiến trúc, kết cấu, diện tích xây dựng của từng hạng mục công trình được chọn phù hợp với công suất, năng suất sử dụng, theo yêu cầu công nghệ và bảo đảm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và mỹ quan
1.4.3.1 Phương án chuẩn bị mặt bằng
Hiện tại khi nhận bàn giao khu đất của dự án đã được giải tỏa và xử lý toàn bộ mặt bằng của dự án, do đó để tiến hành chủ dự án chỉ tiến hành xây dựng các hạng mục công trình theo thiết kế Vì vậy, báo cáo này không đánh giá các giai đoạn phát quang mặt bằng, chỉ đánh giá quá trình xây dựng và quá trình hoạt động của dự án
1.4.3.2 Phương án xây dựng các hạng mục công trình
Cổng rào và nhà bảo vệ:
Trang 32 Quy cách:
- Cổng rào: Mặt chính có kết cấu móng, cột BTCT, tường bao che xây gạch ống dày
100 cao 0,8m+giằng BTCT, tô mác vữa xi măng mác 100 dày 15, sơn nước bên trong và bên ngoài; phần trên rào khung sắt bảo vệ và trang trí Các mặt bên có kết cấu móng, cột BTCT, tường bao che xây gạch bloc không nung cao 2,20m+lưới thép bảo vệ cao 0,8m
- Nhà bảo vệ: Diện tích xây dựng 4,00m x 4,00m = 16,00m2 gồm 01 trệt; kết cấu khung BTCT, mái bê tông Tường bao che xây gạch ống dày 100, vữa xi măng mác 100 dày 15, sơn nước bên trong và bên ngoài Nền các khu vực sàn nhà làm việc lát gạch ceramic 400 x 400 Cửa sổ, cửa đi cửa kính khung nhôm
Trang 33 Quy cách: Diện tích xây dựng 30,00m x 10,00m = 300,00m2 gồm 01 trệt ; kết cấu móng, đà kiềng BTCT, cột thép, khung kèo thép tiền chế, mái lợp tole Nền nhà kết cấu bê tông dày 100mm
Vật liệu sử dụng:
+ Bê tông đá 10 x 20 cấp độ bền B20 (M250)
+ Thép A I có Rs = 225 Mpa (D<10)
+ Thép A III có Rs = 365 Mpa (D≥10)
Trang 34 Giải pháp nền móng: Móng đơn
Xưởng sản xuất:
Quy cách: Diện tích xây dựng 132,2 x 75 = 9.240m2 gồm 01 trệt ; kết cấu móng, cột, dầm kiềng BTCT, khung kèo thép tiền chế, mái lợp tole, vách bao che xây tường cao 1,2m, còn lại lợp tole Nền nhà kết cấu bê tông dày 120mm
Nhà vệ sinh công nhân:
Quy cách: Kích thước 15m x 3,5m = 52,5m2 gồm 01 trệt ; kết cấu khung BTCT, mái tole Tường bao che xây gạch ống dày 100, vữa xi măng mác 100, tô mác vữa xi măng mác
100 dày 15, sơn nước bên trong và bên ngoài Nền nhà làm việc lát gạch ceramic 400 x
400 Cửa sổ, cửa đi cửa kính khung nhôm
Vật liệu sử dụng:
+ Bê tông đá 10 x 20 cấp độ bền B20 (M250)
Trang 35+ Thép A I có Rs = 225 Mpa (D<10)
+ Thép A III có Rs = 365 Mpa (D≥10)
Giải pháp nền móng: Móng đơn
Đường nội bộ:
Đường nội bộ trong khu vực được thiết kế cho xe có tải trọng lớn trên cơ sở các yếu
tố kỹ thuật tính toán chọn kết cấu mặt đường nhuư sau:
+ Bê tông đá 1 x 2 M250: 150cm
+ Tấm PVC chống mất nước bê tông: 1,0kg/m2
+ Móng cấp phối đá dăm 1 lớp dày: 20cm
+ Nền cát san lấp đầm nén đạt: K = 0,98
Hệ thống cấp nước:
Đối với nước cấp cho quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong Công ty, nước sử dụng trong sản xuất dùng cho lò hơi được sử dụng nước thủy cục do Khu công nghiệp cấp
Hệ thống thoát nước:
Đối với nước thải:
Nước thải sinh hoạt:
- Chủ yếu phát sinh từ khu nhà vệ sinh, nhà ăn, khu nhà ở của cán bộ công nhân viên được thu gom về bể tự hoại 03 ngăn, sau đó được dẫn về xử lý ở hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án
Nước thải sản xuất:
- Nước thải từ quá trình sản xuất (nước thải từ HTXL khí thải lò hơi) được thu gom về HTXL nước thải tập trung để xử lý sau đó nước thải được thoát ra hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp
Đối với nước mưa:
Đối với nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn được thu gom theo hệ thống mương thoát nước mưa trong khuôn viên Công ty
Trang 36Đối với nước mưa từ mái các công trình: Được thu gom theo máng thu sau đó theo các ống đứng và ống ngầm PVC D140mm dẫn vào mương thoát nước mưa của toàn dự án Tiết diện mương thoát nước mưa được tính toán và thiết kế nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát có tần suất lưu lượng mưa cao nhất và có độ bền đảm bảo trong suốt quá trình vận hành khu xử
lý Toàn bộ lượng nước mưa sau khi thu gom được thoát ra hệ thống thoát nước mưa của Khu công nghiệp
Toàn bộ hệ thống thoát nước mưa được bố trí và xây dựng ngay khi bắt đầu triển khai
dự án, đảm bảo không để xảy ra tình trạng ngập úng trong khu vực ảnh hưởng đến sản xuất
Hình 1 2 Hệ thống thoát nước mưa, nước thải của KCN
Hệ thống thu gom và lưu trữ chất thải rắn:
Rác thải sinh hoạt của công nhân viên tại Công ty được tập kết vào thùng chứa rác chuyên dụng Cuối ngày bộ phận vệ sinh sẽ thu gom và phân loại tập trung tại khu vực xử lý rác – đối với rác hữu cơ Rác vô cơ sẽ được thu gom, phân loại và lưu trữ tại kho chứa rác định kì chuyển giao cho đơn vị thu gom
Rác thải công nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty được thu gom, lưu trữ tại kho chứa rác công nghiệp sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý
Trang 37Rác thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty sẽ bố trí tổ thu gom riêng, tập trung lưu trữ tại nhà chứa CTNH và hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng
thu gom, vận chuyển và xử lý
Hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc:
- Dự án nằm trong Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú đã hoàn thiện về hệ thống thông tin liên lạc, bưu điện, viễn thông Nguồn điện cung cấp cho khu vực dự án là điện lưới quốc gia thông qua hợp đồng mua bán điện với điện lực huyện Nhơn Trạch
- Đồng thời chủ dự án tự trang bị các trang thiết bị thông tin liên lạc là sẽ hệ thống được ghép nối vào mạng viễn thông (điện thoại, fax, máy vi tính có kết nối internet) của Bưu điện Huyện Nhơn Trạch
1.4.4 Công nghệ sản xuất, vận hành
Trang 381.4.4.1 Quy trình sản xuất của Công ty
Hình 1 3 Sơ đồ quy trình sản xuất tại Công ty
Thuyết minh công nghệ sản xuất:
Nguyên liệu: Nguyên liệu là các bán thành phẩm gỗ đã qua xử lý được nhập từ nước ngoài
(đa số là từ Newzeland) Toàn bộ gỗ đã được tẩm sấy và xử lý, do đó khi nhập về công ty sẽ được nhập ngay vào kho và chờ chuyển qua các khâu gia công sản xuất
Bụi, ồn, CTR
Bụi, ồn,
Hơi dung môi
Sấy UV
Trang 39Cưa cắt định hình: Nhằm tạo hình dạng ban đầu cho sản phẩm, các bán thành phẩm gỗ sẽ
được chuyển qua quá trình cưa cắt định hình ban đầu Quá trình này được thực hiện bằng các máy chuyên dụng Các chất thải phát sinh trong quá trình này chủ yếu là bụi gỗ, mùn cưa và tiếng ồn từ máy móc Lượng chất thải rắn như mùn cưa, dăm gỗ, gỗ vụn được thu vào thùng chứa và chuyển về kho chứa nhằm làm nhiên liệu để vận hành lò hơi phục vụ quá trình sấy
Sấy: Quá trình sấy nhằm loại bỏ độ ẩm còn lại trong gỗ giúp thuận tiện cho các quá trình gia
công và phun phủ sơn, hạn chế gỗ bị cong vênh về sau Công đoạn sấy được thực hiện trong buồng sấy cách ly, nhiệt độ sấy trung bình khoảng 70 – 80oC tiến hành trong 24h (hoặc tùy
độ ẩm của gỗ) Nhiệt cung cấp cho lò sấy được lấy từ lò hơi đốt bằng gỗ vụn nằm kế khu sấy Khí thải từ lò hơi sẽ được xử lý trước khi thải ra ngoài thông qua ống khói, lượng nhiệt
dư trong buồng sấy không cao được để thông thoáng tự nhiên
Gia công (khoan, bào, cắt): Nhằm tạo tính thẩm mỹ và tạo điều kiện cho quá trình lắp ráp
sau này, công nhân sẽ tiến hành sử dụng các máy chuyên dụng để tiến hành gia công khoan, cắt, bào các bán thành phẩm Quá trình này phát sinh lượng bụi gỗ, dăm bào … sẽ được công nhân thu vào thùng và chuyển về kho chứa để tận dụng làm nhiên liệu cho lò hơi
Sau khi hoàn thiện các bước cơ bản, các bán thành phẩm sẽ được chuyển qua công đoạn phủ sơn bằng dây chuyển UV, trong dây chuyển này sẽ diễn ra 03 công đoạn nhỏ: chà nhám, phun sơn, sấy bằng đèn UV
Chà nhám: Quá trình chà nhám được phân thành 2 loại: chà nhám thùng và chà nhám tay
- Chà nhám thùng: Được thực hiện bằng máy chà thùng và thường sử dụng cho các chi tiết lớn, máy này được thiết kế kín hoàn toàn, chỉ có 2 cửa vào và ra cho sản phẩm bằng màng chắn cao su nhằm hạn chế bụi phát tán ra ngoài Chổi chà được lặp đặt trong thùng và trang bị kèm theo các ống hút bụi ngay tại điểm phát sinh Lượng bụi được thu và dẫn về filter lọc bụi lắp đặt bên ngoài nhà xưởng
Trang 40Hình 1 4 Máy chà nhám thùng có trang bị hệ thống hút bụi
- Chà nhám tay: Được thực hiện bằng các máy cầm tay, thường áp dụng khi chà các chi tiết nhỏ và có bề mặt không đồng đều Công đoạn chà nhám tay được thực hiện trên các bàn chà nhám chuyên dụng, các bàn chà nhám này được thiết kế dạng lưới, dưới các lỗ lưới lắp các ống hút nhằm thu bụi phát sinh ngay tại điểm chà nhám Vì vậy, bụi từ công đoạn nhám tay được hạn chế
Phun sơn: Sau khi đã được làm sạch bề mặt, các tấm cửa được dây chuyền tự động chuyển
vào buồng sơn, tại đây các tay robot sẽ tự động phun sơn lên mặt cửa (1 mặt, mặt còn lại sẽ được lập lại lần 2 tương tự) Lượng sơn phun dư trong quá trình này sẽ được thu vào máng
và dẫn về thùng chứa để tái sử dụng mà không thải bỏ Quá trình sơn làm phát sinh lượng hơi dung môi, do đó trong buồng sơn sẽ lắp đặt các chụp hút và ống dẫn về tháp xử lý bằng than hoạt tính trước khi thải ra môi trường