Thuyết minh về đôi đũa hiện nay rất khó tìm, vậy nên mình đăng bài này dựa trên sưu tầm và kiến thức của mình cho các bạn cần. Mong nhận được sự ủng hộ từ các bạn học sinh và thầy cô... Liên hệ : Email: dunganthien0205gmail.com Facebook: Cạn Nêm
Trang 1Đôi đũa:
Hễ là người Việt, dù giàu sang hay nghèo túng, không ai chưa từng biết đến đôi đũa tre mộc mạc mang đầy
ý nghĩa đậm đà trong linh hồn dân tộc Việt Nam Đôi đũa tre hầu như đã trở thành đặc điểm của văn hóa Việt Nam không kém gì chiếc áo bà ba thân thương, tà áo dài duyên dáng hoặc món ăn thuần túy canh chua
cá kho tộ Từ đồng quê cho đến thành thị, từ những ngôi nhà lá chênh vênh đến những căn nhà cao tầng lộng lẫy, không có gia đình nào thiếu đôi đũa tre trong các bữa ăn
Đũa là một trong những đồ dùng ăn uống có lịch sử lâu đời, xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 5000 năm trước Thuở sơ khai đũa là các cành cây được sử dụng để lấy thức ăn đã được nấu từ trong xoong, chảo Khi các nguồn tài nguyên trở nên khan hiếm, khoảng năm 400 Trước Công Nguyên, các đầu bếp thông minh đã tìm ra cách để tiết kiệm tài nguyên đun nấu bằng cách cắt thức ăn thành những miếng nhỏ vì vậy nó sẽ chín nhanh hơn Phương pháp nấu ăn mới này đã làm cho dao không cần thiết có mặt trên bàn ăn nữa
Đũa là đồ dùng để và cơm và gắp thức ăn, hình que tròn, dài khoảng 15–25 cm, ghép thành từng đôi Chất liệu làm nên đôi đũa rất phong phú và đa dạng, từ chất liệu kim loại (vàng, bạc, nhôm….) thường được vua chúa, quan lại thời xưa sử dụng để phân biệt giai cấp, hay đến các loại chất liệu là nhựa, thiên nhiên (tre, trúc….) Đũa gồm 2 phần: tay cầm và đầu đũa Phần tay cầm của đũa to hơn, thường là được làm nhẵn Hiện nay, phần tay cầm thường được trang trí thêm một lớp trang trí ở phần đuôi đũa với những hình ảnh hoa văn
đa dạng Đầu đũa thì tuy có chuốt nhỏ lại so với tay cầm nhưng không nhọn hoắt Đầu đũa có thể thu hẹp hoặc mở rộng được một khoảng cách khá lớn chỉ với một chuyển động nhỏ của các ngón tay Có đầu đũa thì trơn, có đầu đũa lại có răng cưa để tăng ma sát và tăng thẩm mĩ Đôi đũa còn được phủ một lớp sơn Lớp sơn trên đũa có tác dụng ngăn các loại vi khuẩn và mốc, mọt xâm nhập vào thân đũa
Bạn có bao giờ tò mò đũa tre được sản xuất như thế nào? Đầu tiên, người ta sẽ vào rừng, chặt những cây tre thẳng, hoặc trúc sào Việc chặt tre, trúc không hề đơn giản mà phải tốn rất nhiều sức lực Tre, trúc mang về
cơ sở sản xuất sẽ được cạo vỏ ngoài, đem phơi khô Tiếp đó, người ta sẽ dùng máy, tách cây tre thành nhiều miếng bằng nhau Sau đó, họ cắt ngắn từng thanh tre, tiếp tục bào và nạo vỏ cho bằng phẳng, vuông vắn Tre tiếp tục được đem đi phơi nắng chuẩn bị gia công Trước khi gia công, người ta sẽ ngâm tre trong nước ngâm bột tẩy trắng để sát trùng khoảng 1 đêm và dùng nhiệt để tiêu độc Thanh tre đủ yêu cầu làm đũa, người ta sẽ chẻ thành nhiều thanh dài nhỏ Khi việc chẻ tre hoàn tất, người ta sẽ tạo hình, vót nhọn rồi dùng
đá đánh bóng
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại đũa Nào là đũa dùng một lần, đũa nhựa gọn nhẹ, đũa inox, Ở Việt Nam còn có đũa cả, như chúng ta đều biết rộng bản và dẹp cho dễ quệt cơm
Những chiếc đũa bằng tre, trúc gắn liền với văn hóa ẩm thực của Việt Nam, với đời sống thường nhật của người Việt, cũng bởi một phần lý do biểu tượng của làng quê Việt chính là hình ảnh của cây tre, cây trúc Tuy tầm thường, thô sơ, rẻ mạt không ai để ý, nhưng nó luôn luôn ở bên cạnh ta Cả đến khi ta qua đời, đôi đũa cũng được so ngay ngắn để bên chén cơm cúng ta trên bàn thờ Trong những bữa cơm nghèo nàn, muối dưa đạm bạc hay những yến tiệc linh đình, mỹ vị cao lương, người Việt ta vẫn phải dùng đến đôi đũa Nó vừa là một dụng cụ vừa là một chứng nhân của dòng sinh hoạt văn hóa dân gian, biểu tượng một phần của đời sống văn minh trong sự ăn uống Riêng người Việt Nam, qua cung cách sử dụng, đôi đũa còn thể hiện
Trang 2nét đẹp của tinh thần gia tộc: Biết kính trên nhường duới, biết ”ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, biết gắp miếng ngon dâng cho ông bà, cha mẹ, nhưng đồng thời cha mẹ, ông bà cũng chia sẻ, nhường nhịn thức ăn cho con cháu Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam đã hơn một lần chứng minh cho ta thấy về sự bình đẳng được biểu hiện qua đôi đũa theo văn chương Hai chiếc đũa phải bằng nhau, như tiêu biểu cho sự bình đẳng gắn liền với đời sống nên có giữa hai vợ chồng: “Vợ chồng như đũa có đôi.”Điểm đặc biệt, kho tàng văn học Việt Nam còn dùng đũa làm truyện ví dụ để dạy con cháu hiểu rõ về sự đoàn kết dùm bọc lẫn nhau của người Việt Nam qua câu chuyện “Đôi đũa”
Trong văn hóa châu Á, rất quan trọng văn hóa cầm đũa Trước khi cầm đũa, phải xếp hai đầu đũa cho đều nhau, lúc sử dụng chỉ động tới cạnh trên của đũa, dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng cầm đũa Trong suốt bữa ăn, khi muốn mời ai món gì đó, thường theo phép lịch sự, người ta phải đảo đầu đũa để gắp bằng đầu còn lại Cũng cần bảo quản đũa đúng cách Trước hết, phải lau sạch đũa gỗ trước khi dùng và sau khi dùng phải rửa ngay Không nên chà, cọ xát mạnh vào thân đũa gỗ làm xước thân đũa Đối với đũa gỗ còn cần phơi ra ngoài nắng thường xuyên
Tóm lại, đôi đũa tre đơn sơ mộc mạc của văn hóa đất Việt luôn hiện diện trong mọi nhà người Việt, luôn âm thầm nhắc nhở họ về tình yêu quê hương đất nước, về sự đoàn kết và bình đẳng trong xã hội Việt Nam Mỗi giờ ăn, trước khi ta dùng cơm, ta hãy nhìn vào đôi đũa tre thân thương kia mà nhận ra ý nghĩa sâu sắc về tình gia đình, tình chồng vợ trong mối quan hệ hài hòa, thuận thảo Nhìn thật sâu vào đôi đũa tre, ta sẽ biết mình nên làm gì trong bổn phận và trách nhiệm của một người dân đất Việt