Với ý tưởng cốt lõi nằm trong sự tincậy giữa con người với con người; sự tôn trọng, tuân thủ các quy tắc-luật lệ;nguồn vốn xã hội phong phú giúp ích một quốc gia hay một cộng đồng giải q
Trang 1chúng tôi, không sao chép công trình nghiên cứu của bất kỳ
ai, dưới bất cứ hình thức nào
Trang 2Lời đầu tiên chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Ngô ThịKim Dung cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Khoa học xã hội và nhân văntrường Đại học Tôn Đức Thắng đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình chúngtôi thực hiện đề tài này.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy đãtạo điều kiện về thời gian và không gian giúp chúng tôi thu thập được nhữngthông tin hữu ích và xác thực với đề tài
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới những người bạn, người thân đãủng hộ, động viên và giúp đỡ trong nhiều khâu đặc biệt là xử lý gỡ băng phỏngvấn sâu để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài đúng tiến độ
Trang 4STT Tên hình vẽ
Trang
Hình 1 Mạng quan hệ xã hội thứ bậc 4
Hình 2 Khung phân tích 13
Hình 3 Cấu trúc ba người 15
Hình 4 Vốn con người, vốn xã hội và mạng lưới xã hội 16
Hình 5 Phả hệ các thế hệ làm giấy di cư từ làng Sét đến TP.HCM 23
Hình 6 Tính chất của vốn xã hội theo phạm vi 42
Hộp 1 Trách nhiệm cung cấp thông tin 44
về giá của công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ Hộp 2 Các mô hình phường/ hội- 43
một hình thức của vốn xã hội ở nước ta
Trang 5STT Tên bảng Trang
Biểu đồ 2.1.1 Lực lượng lao động theo ngành kinh tế (nông nghiệp và phi
nông nghiệp) tại xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định năm 2009 21Biểu đồ 2.1.2 Tỷ lệ nhóm tuổi của những người sản xuất- kinh doanh giấy
theo từng giai đoạn di cư từ làng Sét vào TP.HCM (tỉ lệ đượclượng hóa từ 14 cuộc pvs) 23Bảng 1.2.2.1 So sánh khái niệm vốn xã hội của J.Coleman, Portes, Trần Hữu
Dũng 18Bảng 1.2.2.2 So sánh vốn con người, vốn vật chất và vốn xã hội 19Bảng 2.1.1 Lý do di cư phân theo sự khác biệt về mối quan hệ tại nơi đến
22Bảng 2.2.1.1 Các nguồn huy động vốn tài chính 26Bảng 2.2.2.1: Các nguồn hỗ trợ tìm kiếm mạng lưới phân phối giấy lúc khởi
nghiệp 29Bảng 2.2.3.1: Các nguồn cung cấp thông tin của các chủ hộ sản xuất- kinh
doanh giấy 33Bảng 2.2.4.1: Nguồn gốc xuất cư của lao động 38Bảng 3.1.1: Sự khác biệt trong hưởng lợi từ vốn xã hội giữa các thế hệ làm
nghề khi khởi nghiệp 46Bảng 3.3.1: Các yếu tố tác động đến việc chọn mô hình kinh doanh độc lập
55
Trang 6Bên cạnh các nguồn vốn vật chất và vốn con người, ngày nay vốn xã hộicũng được xem là nguồn lực của sự phát triển Trước hết, vốn xã hội là một dạngvốn trong sản xuất - kinh doanh, sau đó là một nhân tố đảm bảo cho sự vận hànhtrơn tru và có tính bền vững của nền kinh tế Với ý tưởng cốt lõi nằm trong sự tincậy giữa con người với con người; sự tôn trọng, tuân thủ các quy tắc-luật lệ;nguồn vốn xã hội phong phú giúp ích một quốc gia hay một cộng đồng giải quyếtnhững bài toán tập thể đòi hỏi sự phối hợp của số đông, tiết kiệm chi phí giaodịch của nền kinh tế và thúc đẩy nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người laođộng trong một xã hội nhiều tin cẩn, nơi học vấn, tay nghề chứ không phải mốiquan hệ là yếu tố được quan tâm hơn.
Đặt trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, mà cụ thể ở đây là cộng đồngdân di cư từ làng Sét Nam Định tới thành phố Hồ Chí Minh chuyên nghề sảnxuất và kinh doanh giấy, việc nghiên cứu tìm hiểu cách thức huy động và sửdụng vốn xã hội trong cộng đồng những người di cư từ làng Sét sẽ giúp chúng tahiểu thêm về quy mô cũng hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội của cộng đồngtại Việt Nam hiện nay Từ đó có những giải pháp trong việc mở rộng vốn xã hộitrên phạm vi quốc gia, đưa vốn xã hội, cùng vốn vật chất và vốn con người, trởthành nguồn lực quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước
Với những lý do đã nêu, cùng với sự kế thừa những nội dung mà các công
trình nghiên cứu trước đã chỉ ra, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài Vai trò của
Trang 7vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứu trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay).
2- Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh
doanh giấy (nghiên cứu trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay), chúng tôi có tìm đọc một số các tài liệu,
công trình nghiên cứu có liên quan đề tài
2.1- Lý luận về vốn xã hội:
Vốn xã hội là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề cậpnhiều trong giới khoa học xã hội, nhưng cho đến giờ, dường như giới học thuậtvẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này
Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội (Social capital), PGS.TS Trần Hữu Quang,
Tạp chí Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81, bằng phương pháp thuthập tài liệu thứ cấp tác giả đã cho ta cái nhìn tổng quan nhiều chiều trong khi sosánh khái niệm vốn xã hội của một số lý thuyết gia trên thế giới Trong khiBourdieu nhấn mạnh tới vốn xã hội với tư cách là một thứ tài sản mà mỗi cá nhân
có thể có được, thì Coleman và Putnam lại hiểu vốn xã hội như là một thứ tài sảnchung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó Mặc dù đã có nhiều cách địnhnghĩa khác nhau, nhưng tựu trung vốn xã hội thường được định nghĩa xoayquanh ba yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: khả năng làm việc chung với nhau,
sự tin cậy giữa con người với nhau, và các mạng lưới xã hội Nhà xã hội họcngười Mỹ gốc Nhật Fukuyama nhấn mạnh đến yếu tố chuẩn mực xã hội, còn cácyếu tố: sự tin cậy, các mạng lưới [xã hội], xã hội dân sự, là những hiện tượng thứphát [epiphenominal], nảy sinh do vốn xã hội chứ không phải là bản thân vốn xãhội
Khái niệm “vốn xã hội” không phải là một khái niệm triết học, cũng chưatrở thành một khái niệm kinh tế học Có lẽ cần coi “vốn xã hội” như một kháiniệm xã hội học được dùng để chỉ một cách tổng hợp hiện thực và đặc trưng của
Trang 8những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xãhội Những mối dây liên kết này chịu sự chi phối quyết định của các chuẩn mực(chính thức và phi chính thức) và các định chế đang tồn tại trong cộng đồng hay
xã hội ấy, được biểu hiện ra thành những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sátđược như sự tin cậy giữa con người với nhau, khả năng làm việc chung với nhautrong các mạng lưới xã hội khác nhau Từ đó PGS.TS Trần Hữu Quang có nhữngnhững liên hệ, phân tích ngắn đến vốn xã hội Việt Nam cổ truyền và xã hội ViệtNam hiện đại
Đo lường vốn xã hội cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, như bài biết Về đo lường vốn xã hội, Đinh Thị Thơm, tạp chí Thông tin Khoa Học Xã Hội, số 7,2009, tr 30- 36, Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội,
Th.S Lê Minh Tiến, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3-2007, tr 72-77 Bằng việcphân tích các tài liệu thứ cấp, cả hai tác giả đều đưa ra quan niệm về vốn xã hội.Riêng Th.S Lê Minh Tiến đã nêu rõ năm chủ đề trong nghiên cứu về vốn xã hội:
sự tham gia xã hội và sự dấn thân vào đời sống dân sự; mức độ khẳng định sự tựchủ; quan niệm về cộng đồng; các mạng lưới xã hội, tương trợ xã hội và tươngtác xã hội; niềm tin, sự tương hỗ và gắn kết xã hội và các chỉ báo khi đo lường vềcác mảng chủ đề này
Như vậy, vốn xã hội vẫn là một phạm trù được thống nhất ở một số điểm,một số biểu hiện và hiện nay những lý luận về vốn xã hội vẫn đang là mối quantâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
2.2- Những nghiên cứu thực địa về vốn xã hội:
Trong bài viết Kinh tế nông thôn - Một số ghi nhận về những mối quan
hệ xã hội và nghiên cứu xã hội học về những người lao động và buôn bán hàng rong tại Hà Nội”, Regina Abrami, Tạp chí Xã hội học, Số 4(60), 1997, tr 61,
mạng lưới xã hội của người lao động tự do, cụ thể là của người bán hàng rong
và người lao động tự do ở Hà Nội, được ông phát hiện thấy là có xu hướng biếnđổi từ mô hình thủ công sang mô hình đồng nghiệp và mô hình thứ bậc
Trang 9Hình 1: Mạng quan hệ xã hội thứ bậcTheo tác giả, vốn xã hội ngoài những tác động tích cực có thể gây ranhững rủi ro tức là “phản chức năng” (defunctions) trong những điều kiện nhấtđịnh
Bài viết Thông tin và doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi, Lê Ngọc
Hùng, Tạp chí Xã hội học, Số 4 (64), 1998, Tr 106-112, đã đề cập đến chủ đềmạng thông tin của doanh nghiệp Nghiên cứu này cho biết trong thời kỳ trướcĐổi mới doanh nghiệp chủ yếu dựa vào mạng nội bộ khép kín với thông tinchính thức nhỏ giọt từ trên xuống và thẩm thấu chậm chạp từ ngoài vào doanhnghiệp qua một số kênh phi chính thức Trong quá trình Đổi mới, doanh nghiệpchuyển dần sang mô hình mạng mở rộng với môi trường thông tin bên ngoài có
sự tham gia của các đầu mối thông tin chuyên nghiệp và các mạng lưới xã hộichính thức và phi chính thức
Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, Đặng Nguyên Anh,Tạp chí Xã hội học, Số 2 (62), 1998, tr 17, dựa vào khái niệm “mạng lưới xãhội” được hiểu là tập hợp các mối liên kết, các mối quan hệ giữa các cá nhân
và các nhóm dân cư, một số tác giả đưa ra khái niệm “mạng lưới di cư” đểnhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới xã hội của những người di cư Hơn75% số người di cư được khảo sát cho biết có họ hàng, người thân, bạn bè sinh
Trang 10sống tại nơi chuyển đến và những người thân đó là những đầu mối của thông tin
và nguồn hỗ trợ kinh tế - xã hội đối với người di cư Phụ nữ là người thườngđóng vai trò “nội tướng”, “tề gia nội trợ” nên quá trình di cư của phụ nữ phụthuộc nhiều vào mạng lưới quan hệ gia đình Các tổ chức kể cả cơ quan chínhquyền địa phương, cơ quan truyền thông đại chúng, tổ chức giới thiệu việclàm, tổ chức ngân hàng đóng vai trò nhỏ bé đối với người dân trong việc quyếtđịnh chuyển cư và quá trình sinh kế ở nơi nhập cư Người di cư chủ yếu sử dụngmạng lưới quan hệ xã hội truyền thống (người nhà, người thân quen, bạn bè)
để giao dịch kinh tế như tìm việc làm, vay tiền, gửi tiền về nhà Câu nói “sẩynhà ra thất nghiệp” cho thấy vai trò quan trọng to lớn của gia đình đối với việc
di cư và tìm kiếm việc làm ở nơi nhập cư
Việt Nam tấn công nghèo đói, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, Hà
Nội, 1999, tr 105 nêu lên vai trò của các loại vốn trong xoá đói, giảm nghèo.Nghiên cứu định tính với phương pháp phân tích trường hợp và phỏng vấn sâu
đã phát hiện thấy hộ gia đình nghèo không chỉ thiếu vốn tài chính, vốn vậtchất và vốn tự nhiên mà còn thiếu cả vốn con người và vốn xã hội Ngườinghèo sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để đối phó với đói nghèo trong đó cónhững chiến lược có thể huỷ hoại sự phát triển bền vững như bắt trẻ em bỏhọc Do đó, các chương trình xoá đói giảm nghèo được đề xuất là cần phảihướng vào hỗ trợ người nghèo về cả vốn tín dụng và đặc biệt là vốn con người(ví dụ đào tạo nghề) và vốn xã hội (ví dụ tổ chức các nhóm tiết kiệm và câu lạcbộ) để người nghèo có thể khai thác, phát triển và chuyển hoá các nguồn vốnnày họ nhằm cải thiện đời sống
Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình So sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc, Nguyễn Quý Thanh, Tạp chí Xã
hội học, Số 2(90), 2005, tr 119 đề cập vai trò của vốn xã hội trong giao dịch kinh
tế Trong điều kiện thị trường vốn tín dụng chưa phát triển, các doanh nghiệp gia
đình dựa chủ yếu vào nguồn vốn xã hội từ mạng lưới xã hội gia đình, ngườithân và bạn bè để huy động vốn kinh tế Vốn xã hội dưới dạng trách nhiệm,lòng tin giữa các thành viên gia đình và mối quan hệ thân quen với các cá nhân
Trang 11trong các cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thểgiúp giảm chi phí giao dịch kinh tế cho các doanh nghiệp gia đình và tăngcường khả năng huy động nguồn lao động khi cần thiết Tuy nhiên, vốn xã hộitrong trường hợp này có thể gây phản chức năng hay rủi ro cao do phát sinh chiphí cơ hội và làm giảm triển vọng của thế hệ tương lai, ví dụ như trong trườnghợp huy động lao động trẻ em.
Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội
dưới tác động của đô thị hoá, Nguyễn Duy Thắng, Tạp chí Xã hội học, Số 4
(100), 2007, tr 41, tác giả cho biết cách thức sử dụng vốn xã hội của ngườinông dân Hơn 93% số hộ được khảo sát ở ven đô Hà Nội có người tham giacác tổ chức xã hội ở địa phương và trung bình mỗi hộ có 1,6 người tham gianhững tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh Hộ giađình nào có nhiều thành viên tham gia các tổ chức xã hội, tức là nhiều vốn xãhội thì thường có mức thu nhập cao hơn những hộ có ít vốn xã hội Đô thị hoá
có xu hướng phá vỡ các cấu trúc của mạng lưới xã hội truyền thống và buộcngười nông dân phải tham gia vào các quan hệ xã hội mới ở ngoài làng, xã đểtìm thu thập thông tin, tìm việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn nghềnghiệp một cách phù hợp Vốn xã hội đã có sẵn trong quan hệ gia đình, dòng
họ, bạn bè và các tổ chức xã hội ở nông thôn có khả năng giảm chi phí giao dịchkhi tạo dựng những mạng lưới xã hội mới nhằm tìm ra sinh kế phù hợp Khi
mà nguồn vốn tự nhiên như đất đai bị thu hẹp do đô thị hoá thì người nông dân
có xu hướng tìm cách đầu tư và khai thác vốn xã hội và vốn người gồm “kiếnthức khoa học, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, tay nghề chuyên môn”
Có thể thấy rằng, vốn xã hội có vai trò lớn trong hoạt động kinh tế xã hộicủa con người, trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống Tuy nhiên nó cũng chứađựng trong đó những rủi ro (phản chức năng) đối với các hoạt động đó
Trang 122.3- Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh:
Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh qua một số công trình nghiên cứu gần đây, Th.S Lê Văn Thành, Viện nghiên cứu phát triển
thành phố Hồ Chí Minh (http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn), trên cơ sởnhững kết quả trực tiếp nghiên cứu của Viện, những khảo sát riêng lẻ và nhữngtheo dõi về các công trình nghiên cứu các đơn vị khác và của các nhà khoa học,kết quả các cuộc tổng điều tra dân số 1989, 1999 và điều tra dân số giữa kỳ năm
2004, một số vấn đề được tác giả tổng hợp lại và trình bày một cách khái quátnhư sau:
- Quy mô dân nhập cư vào thành phố và tốc độ gia tăng qua các năm Số ngườinhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người; thời kỳ 1994-
1999 là: 86.753 người; thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người
- Một số đặc điểm của người nhập cư
Nguồn gốc người nhập cư, từ hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và
1999 (điều tra dân số giữa kỳ năm 2004), tuy có một số biến đổi về quan hệ tỷ lệ,nhưng nhìn chung người nhập cư đến TP HCM từ mọi vùng đất nước
Độ tuổi giới tính và trình độ học vấn và chuyên môn, đa số người nhập cưđều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ Những cuộc điều tra của Viện Kinh tế chothấy độ tuổi trung bình ở cuộc điều tra sau bao giờ cũng thấp hơn cuộc điều tratrước Người trẻ đi ngày càng nhiều hơn và họ đi độc lập (tự mình đi) chứ khôngnhư những giai đoạn trước đi cùng với gia đình
Nếu thời gian trước nam giới đi nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ đinhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và điều rất đáng lưu ý là nữ trẻ từ cáctỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
Về trình độ chuyên môn và học vấn thì nhìn chung có một sự suy giảmnhất định, đặc biệt là trình độ chuyên môn Có thể hiểu rằng trước kia người nhập
cư được chọn lọc hơn để đủ tiêu chuẩn nhập hộ khẩu (chuyển, điều động côngtác…), còn bây giờ di chuyển tự do hơn, số người nhiều hơn và ít chọn lọc hơn
Trang 13Động lực nhập cư vào thành phố, nếu như những năm trước tỷ lệ nhập cư
vì lý do phi kinh tế (đoàn tụ gia đình, cưới hỏi,…) chiếm một tỷ lệ khá cao, gầnnhư một nửa thì bây giờ động lực kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng ápđảo
Khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị và vấn đề quản lý dân nhập cư, vềvấn đề tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, có thể nói rằng trong điều kiện cơchế thị trường thì người nào có tiền cũng có thể tiếp cận các dịch vụ đô thị
Tóm lại, đã có rất nhiều bài viết khoa học về chủ đề vốn xã hội (lý luận)
và những tác động của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội như: di dân, mạnglưới thông tin, vấn đề đói nghèo, đô thị hóa … Các tài liệu này với các bằngchứng thực nghiệm, cách viết khoa học súc tích, cô đọng, nêu bật vấn đề giúpchúng tôi vừa có cái nhìn tổng quát nhiều chiều vừa có cái nhìn sâu về vốn xã hội
và vai trò của nó
Bên cạnh đó, chủ đề di dân là một trong những chủ đề lớn được rất nhiềuhọc giả xã hội học quan tâm, vì nó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển.Tuy nhiên, hầu hết các cuộc nghiên cứu về di dân và đặc điểm của nó được cáchọc giả quan tâm trên diện rộng theo vùng miền, thậm chí trên cả phạm vi quốcgia
Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn chủ đề là vốn xã hội, hướng đi riêng làvai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh giấy của những người di cư từ làngSét (Nam Định) vào Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay
3- Mục tiêu, nhiệm vụ:
3.1- Mục tiêu:
- Tìm hiểu việc sử dụng vốn xã hội trong hoạt động kinh doanh giấy củanhững người di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh Tìm hiểuvốn xã hội nguồn lực hay vật cản cho sự phát triển trong hoạt động kinhdoanh giấy của những người di cư từ làng Sét (Nam Định) đến Thành Phố
Hồ Chí Minh
Trang 14- Phân tích sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề trong sử dụng vốn xã hộicủa những người kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (Nam Định) đến ThànhPhố Hồ Chí Minh.
- Chỉ ra xu hướng sử dụng vốn xã hội trong việc lựa chọn mô hình pháttriển di cư từ làng Sét (Nam Định) đến TP HCM
3.2- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm tài liệu và tổng quan tình hình nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết của đề tài
- Sử dụng những khái niệm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Vốn xã hội,nhập cư, kinh doanh, sản xuất, trong quá trình mô tả và phân tích vấn đề nghiêncứu
- Xác định công cụ để thu thập thông tin
- Tiếp cận khách thể nghiên cứu
- Xử lý thông tin
- Dựa vào phần xử lý để phân tích, viết báo cáo
4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
4.1- Đối tượng:
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứutrường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ ChíMinh hiện nay)
4.2- Khách thể:
Trang 15Chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy trong những người di cư từ làng Sét(Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4.3- Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thời gian: Nghiên cứu những người nhập cư đến TP.HCM trong khoảngthời gian 1997- 2011
5- Phương pháp nghiên cứu:
5.1- Phương pháp thu thập thông tin:
Với chủ đề vốn xã hội – một khái niệm có “tính chất tổng hợp và phức
tạp của khái niệm này, nên chúng ta khó lòng đo lường hay định lượng hóa được
“vốn xã hội”, mà chỉ có thể đề cập đến nó về mặt định tính Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể quan sát và đo lường những biểu hiện ra bên ngoài của nó như sự tin cậy, sự hợp tác, sự tham gia vào các hội đoàn, và các mạng lưới xã hội” (Tìm
hiểu khái niệm vốn xã hội (Social capital), PGS.TS Trần Hữu Quang, Tạp chí
Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81), chúng tôi quyết định sử dụngphương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu cơ cấu hoá với bảng câu hỏi được soạn sẵn,phỏng vấn viên sẽ sử dụng linh hoạt các câu hỏi với từng đối tượng cụ thể Vớiviệc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm hiểunhững quan niệm của từng cá nhân cụ thể trong quá khứ và hiện tại Thông quacuộc trò chuyện thoải mái của phỏng vấn viên và khách thể chúng tôi sễ có đượcthông tin một cách khách quan nhất, kết quả nghiên cứu sẽ chính sát nhất
- Số lượng câu hỏi: dưới 15 câu
Trang 16+ Nghề: Chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy
- Đơn vị mẫu: cá nhân
- Cách lấy mẫu: tăng nhanh là hình thức chọn mẫu phi xác suất Trong giaiđoạn đầu của quá trình này, các cá nhân được nhận biết và có thể được chọn haykhông được chọn qua phương pháp ngẫu nhiên Nhóm này sau đó được dùng đểxác định các nhóm khác có đặc điểm tương tự và cứ thế được phát triển ra Mẫuphi xác suất thường được sử dụng để kiểm tra các cuộc khảo sát lớn mà chi phí và
cố gắng cho sự lựa chọn một mẫu xác suất là không cần thiết đối với mục đích của
sự kiểm tra lại
3 - Phương pháp xử lý thông tin:
- Tiến hành xử lý dữ liệu qua 4 bước
(1) Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu,
(2) Sắp xếp, lập hồ sơ dữ liệu,
(3) Mã hóa, làm bảng chỉ dẫn,
(4) Cô đọng thông tin
- Các dữ liệu định tính sau khi đã được xử lý sẽ được trình bày bằng hai hìnhthức:
(1) Phân loại hiện tượng bằng bảng biểu và ma trận1
1 Xem: H Russel Bernard 2007, Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học: Tiếp cận định tính và định lượng, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr 376-382.
Trang 17(2) Kết nối dữ liệu bằng các biểu đồ dòng nhân quả 2
6- Câu hỏi nghiên cứu:
- Vốn xã hội được những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét(Nam Định) sử dụng như thế nào? Nó là nguồn lực hay vật cản cho sựphát triển?
- Sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề trong việc sử dụng vốn xã hội diễn
ra như thế nào?
- Xu hướng sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn mô hình sản xuất- kinhdoanh giấy của những người nhập cư từ làng Sét (Nam Định) đến TP.HCM là gì? Vì sao?
7- Giả thuyết:
- Lợi ích từ vốn xã hội đặc biệt là uy tín đã tạo ra những điều kiện thuận lợitrong hoạt động sản xuất kinh doanh của những người di cư từ làng Sét(NĐ) đến TP.HCM
- Có sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề về sử dụng vốn xã hội
- Mô hình sản xuất- kinh doanh độc lập là xu hướng sử dụng vốn xã hộitrong việc lựa chọn mô hình phát triển của những người nhập cư từ làngSét (NĐ) đến TP.HCM
2 Sđd, tr 376-382.
Trang 18Sự trao đổi qua lại
Sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh giấy
Phân phối- lưu thông
Khuyến nghị
Quyền uy/
uy tín
Lòng tin Vốn xã hội
Vốn tài
chính
Trang 19đặc biệt là ông phát hiện ra một yếu tố rất quan trọng sức mạnh của quan hệ yếu
(The Strength of Weak Ties)
Theo Granovetter (1983:205; 1973:1369- 1373) 3, những người thuộcnhóm quan hệ mạnh (hay nói đúng hơn là quan hệ với những người gần gũi,thường xuyên gặp gỡ) thì có mức độ “đồng chất” cao về mạng lưới xã hội, họ cókhả năng thuộc vào mạng lưới xã hội giống nhau Trong khi đó, những ngườiquan hệ yếu (hay nói đúng hơn, quan hệ với những người hiếm khi gặp) thì mức
độ đồng chất thấp, họ có khả năng thuộc về mạng lưới xã hội khác Xã hội hoặcthế giới xung quanh mình và xã hội hoặc thế giới của người khác tất nhiên cókhác biệt về thông tin Cho nên người ta có thể hiểu biết được những thông tinmới nhiều hơn qua những người quan hệ yếu
Áp dụng hướng tiếp cận mạnh yếu của Granovetter rất phù hợp với lýthuyết về mạng lưới xã hội và chủ đề vốn xã hội trong di cư, khiến đề tài sáng rõvấn đề cần nghiên cứu Cụ thể, hướng lý luận này giúp ta nhận ra sự khác biệt đốivới từng vấn đề: vốn, đầu ra- vào, thông tin, lao động trong hoạt động kinh doanhgiấy của những người làng Sét, Nam Định di cư vào Thành Phố Hồ Chí Minhnhận được sự hỗ trợ qua lại đối với những người có quan hệ mạnh- yếu
1.1.2- Lý thuyết áp dụng:
Thuyết chức năng về vốn xã hội: Quan n i ệ m của James Coleman
3 Xem: Nhà hàng Việt Nam- một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, Hirasawa
Ayami, Tạp chí Xã hội học số 1(113), 2011.
Trang 20James Coleman là giáo sư xã hội học trường Đại học Harvard, Mỹ, ôngcùng với Pierre Bourdieu, Putnam là các tác gia tiêu biểu về vốn xã hội.
Dựa vào chức năng luận, James Coleman định nghĩa vốn xã hội là cácnguồn lực cấu trúc-xã hội mà cá nhân có thể sử dụng như là nguồn vốn tàisản4 Như vậy, vốn xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây: thứ nhất nó làmột chiều cạnh của cấu trúc xã hội và thứ hai nó hỗ trợ cho hành động nhấtđịnh của cá nhân trong phạm vi cấu trúc đó
Một đặc trưng cơ bản của vốn xã hội là nơi trú ngụ của nó không phải
ở trong cá nhân mà ở trong cấu trúc của các mối quan hệ giữa người này vớingười khác Coleman đã đưa ra cấu trúc mạng lưới ba người dưới dạng mộttam giác đều trong đó vốn con người nằm ở ba đỉnh và vốn xã hội nằm ở bachiều cạnh của tam giác tức là ở mối quan hệ giữa các cá nhân:
Trang 21Hình 4 Vốn con người, vốn xã hội và mạng lưới xã hội
Mô hình tổng hợp cho thấy vốn người là tập hợp các năng lực tồn tạitrong mỗi cá nhân, nhóm, tổ chức và thể hiện trong từng đầu mối của các quan
hệ xã hội Vốn xã hội tồn tại trong từng quan hệ giữa các các nhân, nhóm, tổchức tức là quan hệ xã hội giữa các đầu mối của mạng lưới xã hội người Căn
cứ vào quy mô của nhóm có thể phân biệt mạng lưới xã hội vi mô với đặctrưng là tập hợp các quan hệ xã hội trong nhóm nhỏ và mạng lưới xã hội vĩ môdựa vào các quan hệ trong nhóm lớn hay trong cộng đồng xã hội
Như vậy, vốn xã hội nảy sinh từ mạng lưới xã hội, tồn tại chức năng vàphi chức năng dựa trên bốn hình thái biểu hiện: lòng tin, sự trao đổi thông tin,những chuẩn mực, quyền uy/uy tín Vốn xã hội là những giá trị của những yếu
tố của mối quan hệ xã hội mà chủ thể có thể sử dụng như là những nguồn lực đểthực hiện mục đích nhất định Áp dụng lý thuyết của J.Coleman vào đề tài giúp
ta tìm được cơ sở của những lợi ích và cả những bất lợi khi nghiên cứu vốn xãhội của những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (NĐ) đếnTP.HCM
Trang 221.2- Các khái niệm có liên quan:
1.2.1- Vốn
Vốn5 là từ đa nghĩa:
- Tiền gốc bỏ vào kinh doanh
- Cái có sẵn hay do tích lũy, đem lại hiệu quả nếu được sử dụng
- Nguyên từ trước vẫn là
Trong kinh tế, vốn có những đặc tính cơ bản sau6:
Thứ nhất, vốn được tích lũy từ các loại nguồn lực khác với mong mỏi sẽ có thêm
thu hoạch trong tương lai
Thứ hai, vốn được sử dụng trong nhiều việc khác nhau
Thứ ba, vốn được chuyển thành những loại nguồn lực khác, vốn khác.
5 Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt phổ thông, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002
6 Xem: Trần Hữu Dũng , VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Tạp chí Tia sáng, 05/07/2006
Trang 23động được thực hiện đều là
những hình thái của vốn xã hội.
- Sự tín nhiệm áp đặt liên quan đến sự trao đổi: người cho có thể tin người nhận chắc chắn trả lại là nếu người nhận không trả lại thì người đó sẽ bị bất lợi giao dịch mà không cần dựa vào luật pháp và bạo lực.
- Sự tin cẩn giữa những người cùng một “cộng đồng” (không nhất thiết bao trùm toàn thể quốc gia)
- Thông tin được phát triển và
thu-phát trong quan hệ giữa
người này với người kia mà nhờ
nó hành động được thực hiện
cũng là hình thái của vốn xã hội.
- Sự trao đổi qua lại: là một sự tín nhiệm vụ lợi Người ta cho người khác cái gì mà người khác cần là do người ta có thể được trả lại trong tương lai, có khi cái mà người ta nhận được là vị trí xã hội, danh tiếng, sự ủng hộ.
- Những chuẩn mực có hiệu lực
mà nhờ nó hành động được thực
hiện Dưới hình thái là những
chuẩn mực xã hội, vốn xã hội có
thể khuyến khích hoặc kiềm chế
hành động.
- Giá trị được hấp thu: là những giá trị, quy tắc chúng ta hấp thu từ lúc nhỏ một cách tự nhiên Chúng ta thường tuân thủ mà không ý thức đặc biệt về nó.
- Sự tuân theo thói lề, phong tục của cộng đồng ấy (không cần pháp luật cưỡng chế, hoặc vì hấp lực của quyền lợi vật chất),
- Quyền uy, uy tín là hình thái
của vốn xã hội: khi ta chuyển
giao quyền kiểm soát hành
động cho một người nhất định
tức tạo VXH cho người đó
- Sự cố kết giới hạn: - “ tạo ra ý thức
“chúng ta” Sự đoàn kết không phải
do quy tắc được hấp thu từ nhỏ mà là
do thân phận chung.
- “mạng lưới” xã hội (có thể là những hiệp hội, liên hệ gia tộc)
Theo bảng trên, ta thấy ba hình thái/ đặc tính mà Trần Hữu Dũng đưa ratương đồng với hai tác gia còn lại: tin cẩn/ lòng tin/ sự tín nhiệm áp đặt, sự tuântheo thói lề/chuẩn mực/ giá trị được hấp thu, cái được cho là khác biệt là mạng
Trang 24lưới xã hội thực chất hai tác giả Coleman và Portes cũng đồng ý nguồn gốc vốn xãhội được sinh ra từ mạng lưới xã hội nhưng không đưa vào các đặc điểm của vốn
xã hội
Theo chúng tôi: vốn xã hội được sinh ra từ mạng lưới xã hội và có 5 chỉbáo: lòng tin, sự trao đổi qua lại, sự tuân theo thói lề/chuẩn mực/giá trị được hấpthu, sự cố kết giới hạn và quyền uy
Vốn xã hội là một nguồn lực mang những đặc trưng của vốn, nhưng cũngchứa đựng những điểm khác biệt với các loại vốn khác:
Bảng 1.2.2.2: So sánh vốn con người, vốn vật chất và vốn xã hội
Gắn với người sở hữu, chỉ
được sử dụng khi người chủ
của nó tham gia vào quá trình
sản xuất
Không gắn với chủ sở hữu Gắn với người sở hữu
Không thể chia sẻ hoặc đầu tư
Dễ dịch chuyển, mang tính
động
Khó dịch chuyển, mang tính tĩnh
Dễ dịch chuyển, mang tính động
Tăng lên nhờ hoạt động đầu tư của chủ thể Hao mòn theo thời gian Tăng lên theo thời gian
Trang 251.2.3- Người di cư:
Là người thay đổi nơi cư trú hoặc lưu trú ở nơi xa nhà trong một thời giannhất định, bao gồm cả người di cư theo thời gian dài và di cư theo mùa vụ
Khái niệm này liên quan mật thiết đến hai khái niệm xuất cư và nhập cư10:
- Xuất cư: Là việc di chuyển nơi ở ra khỏi một đơn vị hành chính tạm thời
hay vĩnh viễn Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng mứcsống, thu nhập và lao động phân bố không đồng đều Xuất cư có ảnh hưởng đếnmọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân khẩu, của địa bàn nơi đến cũng như nơi đi
- Nhập cư: Là sự di chuyển trên một khu vực hoặc đơn vị hành chính
khác, thậm chí tại một quốc gia khác Quá trình này thường xuyên bị chi phối bởinhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… cũng như xuất cư, nhập
cư có ảnh hưởng quan trọng đến địa bàn nơi đi và nơi đến
1.2.4 - Sản xuất : 11
- Tạo ra của cải vật chất nói chung
- Hoạt động sản xuất tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao độngtác động vào đối tượng lao động
1.2.5- Kinh doanh : 12
Tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm sinh lợi
1.2.6- Trung gian : 13
- Ở khoảng giữa có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái đối lập
- Ở giữa giữ vai trò môi giới trong quan hệ giữa hai bên
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn xã hội của những người kinh doanh giấy
di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh
10 Xem: (Khái niệm và thuật ngữ, http://www.runsystem.net/long/TEACHING)
11 Xem: Sđd, tr 773
12 Xem: Sđd, tr 470
13 Xem: Sđd, tr 966
Trang 262.1- Chân dung xã hội của những người được nghiên cứu:
Làng Sét (NĐ) là một làng thuần nông ở Đồng Bằng Sông Hồng với ¾ laođộng làm nông nghiệp và cây trồng chính nơi đây là lúa nước mang tính tự cung
tự cấp chưa trở thành nền nông nghiệp hàng hóa
Biểu đồ 2.1.114: Lực lượng lao động theo ngành kinh tế (nông nghiệp và phi nôngnghiệp) tại xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định năm 2009
Nền kinh tế chậm phát triển và chưa đa dạng, đã dẫn tới trình độ chuyênmôn, tay nghề của đa số lao động ở mức thấp, theo kết quả phỏng vấn sâu màchúng tôi thu được trước khi xuất cư 13/14 người hoàn thành cấp trung học cơ
sở, nhưng họ luôn muốn tìm cơ hội phát triển để thay đổi cuộc sống Chính điềunày đã tạo một “lực đẩy” khiến họ quyết định di cư
Trong cộng đồng những người di cư từ làng Sét vào TP.HCM, các chủ hộsản xuất kinh doanh giấy đều là nam giới và họ cư ngụ tập trung theo cụm (Quận
12, và Quận Tân Bình) Việc lựa chọn địa điểm quần cư gần nhau của các chủ hộ
đã góp phần hình thành “phố Nam Định” (quận 12) trong lòng Sài Gòn với đa số
cư dân xuất cư từ Nam Định
Trang 27dọc Những làn sóng di cư từ nông thôn lên thành thị đã tạo mạng lưới di cư theođịa phương
Bảng 2.1.1: Lý do di cư phân theo sự khác biệt về mối quan hệ tại nơi đến
Không có mối quan hệ tại nơi đến Có mối quan hệ tại nơi đến
Lý do di cư Đơn vị phân công
Nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế
Nhận thấy cơ hội phát triểnkinh tế
Được anh em, gia đình bạn bè
hỗ trợ: nơi ở, công việc,…(Kết quả nghiên cứu của đề tài)Theo bảng 2.1.1, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết những người di cư từlàng Sét (NĐ) đến TP.HCM đều quyết định di cư ngoài “lực đẩy” từ địa phương,
“lực hút” của TP.HCM là cơ hội phát triển kinh tế rõ hơn so với các địa phươngkhác, thì lý do chính là họ có người thân, gia đình, bạn bè ở TP.HCM tạo nên
mạng lưới bảo vệ trước những rủi ro: “Tại vì ở TP HCM là có nhiều cơ hội hơn
vì nó rộng lớn Ví dụ như bán một tấn thóc ở quê thì em bán mấy tháng mới hết còn ở thành phố HCM thì mình bán một thời gian ngắn là hết… có bạn thân cùng quê nó làm ở trong này, thì mình nghĩ nó cũng giúp mình, có chỗ cho mình đến, chỗ cho mình nghỉ chân là được… Làm ăn thì phải có cơ sở cũng như đi từ quê vào phải có chỗ ở’’ (BBPV 2, 35 tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Những người di cư trước trở thành đầu mối quan trọng, trở thành điểm tựacho những người di cư sau Năm di cư có thể cho chúng ta nhận rõ điều này
Trang 28Biểu đồ 2.1.2: Tỷ lệ nhóm tuổi của những người sản xuất- kinh doanh giấy theotừng giai đoạn di cư từ làng Sét vào TP.HCM (tỉ lệ được lượng hóa từ 14 cuộcpvs)
Theo biểu đồ trên ta thấy, những người sản xuất- kinh doanh giấy baogồm bốn nhóm tuổi 21-30, 31-40, 41-50 và trên 51 Đáng chú ý ngoài việc cácnhóm tuổi khác nhau di cư vào những thời điểm khác nhau, chúng tôi còn nhậnthấy rằng cùng nhóm tuổi nhưng cũng có sự khác biệt trong thời điểm di cư.Người kinh doanh giấy có độ tuổi từ 21- đến 30 tuổi chiếm 35.7%, trong đónhững người di cư trong khoảng thời gian từ 1991- 2000 chiếm 40% và 60% di
cư khoảng 2001- 2011 Độ tuổi từ 31-40 chiếm 28.6% và tất cả những ngườitrong độ tuổi này đều di cư trong những năm 1991- 2000, nhóm tuổi từ 41- 50chiếm 21.4%, trong đó 66.7% là những người di cư trước năm 1990, nhữngngười di cư những năm 1991- 2000 chiếm 33.3% Nhóm tuổi lớn nhất là nhóm từ
51 tuổi trở lên chiếm 14.3%, trong đó 50% di cư trước 1990, còn lại di cư trongkhoảng 1991-2000
Tuy cùng chung tác động lực hút- lực đẩy trong quá trình di cư, song việcchọn lựa công việc của các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy ngay từ khi mớinhập cư tại TP.HCM có sự khác biệt: 9/14 trường hợp là công nhân (giấy, mộc,bao bì) 2/14 là bộ đội, 1/14 trường hợp là thợ sửa chữa điện tử và 1/14 trườnghợp là phục vụ quán nhậu Chỉ đến năm 1997, khi có một người đứng ra thành
Trang 29lập một cơ sở sản xuất giấy và sử dụng lao động cùng quê, thì mạng lưới nhữngngười kinh doanh liên quan đến giấy được hình thành và mở rộng
Như vậy, những người di cư trước và đặc biệt là làm nghề trước cùng với
sự thành công của họ “thấy người ta làm giấy có nhiều tiền quá nên mình chuyển
sang làm” (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu) đã trở thành “lực hút”
mạnh mẽ khiến những người cùng quê tiếp tục di cư và làm nghề tạo mạng lướilàm nghề cùng quê ngày càng rộng lớn về quy mô
2.2- Sử dụng vốn xã hội của những người kinh doanh giấy di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay:
Khác với phương thức quần cư dọc theo tuyến lộ, kinh, rạch của cư dânNam Bộ, cư dân nông thôn Bắc Bộ thường quần cư co cụm lại với nhau hìnhthành làng tương đối khép kín Vì vậy mà hầu hết người dân trong làng đều quenbiết nhau thậm chí có mối quan hệ dòng tộc với nhau (Từ Đường) vì vậy ở làngthường có câu “họ với cả làng” và họ giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuấtcũng như sinh hoạt Sự giúp đỡ tương trợ nhau giữa những người cùng làng đãtrở thành giá trị hấp thu, trở thành chuẩn mực xã hội dù họ có di cư, sinh sống ởmột địa phương khác Và điều này được minh chứng khá rõ trong sự tương trợgiúp đỡ nhau giữa những người đồng hương trong sản xuất kinh doanh giấy đặcbiệt những ngày đầu khởi nghiệp
Trang 30Hình 5: phả hệ các thế hệ làm giấy di cư từ làng Sét đến TP.HCM
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)Việc mô hình hóa các thế hệ làm nghề giúp ta dễ dàng nhận thấy rằng thờiđiểm năm 1997 chỉ có một người trong làng tổ chức sản xuất giấy với những lao
động cùng quê “Trong làng có người mở nghề, tức là người đầu tiên sản xuất,
kinh doanh mặt hàng này, giống như ông tổ nghề ngày xưa, để bà con cùng quê
mở nghề theo” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu), sau đó họ tách ra sản
xuất- kinh doanh giấy độc lập tạo ra những thế hệ làm nghề nối tiếp nhau theo ba
mô hình chính: sản xuất, thu mua giấy phế liệu và trung gian Những thế hệ làmnghề sau có thể được những người làm nghề trước hỗ trợ về :“Người mà làm cho
người ta 2 năm rưỡi rồi thì biết lái xe, biết cân đong mua bán không bị thiệt hại tài sản của chủ, làm tốt thì người ta còn tạo điều kiện giúp đỡ vốn để mua xe mở nghề tiếp cho” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu), đặc biệt đối với
những người có mối quan hệ mạnh, thường xuyên gặp gỡ, có mối quan hệ huyết
thống thì sự trợ giúp ấy càng lớn: “anh chị đã mở nghề rồi và đã giàu họ đã có
tiền trăm tiền tỉ rồi thì anh chị cho vay vốn ô tô không lời lãi gì thì những người
đó làm theo thì có ô tô ngay còn những người tạo nghiệp mà cách đây khoảng 7,
Trang 318 năm về trước hầu như là ba gác, xe lam” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy
phế liệu)
2.2.1- Trong việc huy động vốn sản xuất- kinh doanh:
Vốn tài chính là một nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong sảnxuất kinh doanh, ông bà ta có câu “có bột mới gột nên hồ”
Bảng 2.2.1.1: Các nguồn huy động vốn tài chính
Bản thân Gia đình Bạn bè cùng
Người cho vay chuyên nghiệp Khởi
nghiệp
Phát
triển
Khởi nghiệp
Phát triển
Khởi nghiệp
Phát triển
Khởi nghiệp
Phát triển
Khởi nghiệp
Phát triển
bố mẹ) 01
04 /05(nhờ
bố mẹ vay)
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)Theo bảng 2.2.1.1, ngoài vốn của bản thân, các nguồn tín dụng để các chủ
hộ huy động vốn tài chính khá phong phú bao gồm cả chính thức: ngân hàng và
phi chính thức: gia đình, bạn bè cùng quê, cho vay chuyên nghiệp “Lượng vốn
ban đầu là khá lớn, ngoài số tiền tích lũy của bản thân bác huy động từ rất nhiều nguồn: vay bạn bè, vay anh em, vay ngân hàng, vay chợ đen Mỗi người vài triệu, có những người thân người ta có là người ta giúp đỡ Thời gian đầu sản xuất, vay bạn bè, anh em họ hàng, anh em bạn nhiều vay ngân hàng” (BBPVS
10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy) Sự giúp đỡ lúc khởi nghiệp dù với số vốnkhông lớn nhưng thực sự có ý nghĩa tạo tiền đề cho sự phát triển: giảm chi phí vìkhông có lãi phát sinh, tạo tâm lý thoải mái, giúp các chủ hộ có các bước đi vữngchắc giảm thiểu những rủi ro
Chúng ta nhận thấy rằng, hầu hết những người di cư nhận được sự hỗ trợlớn từ nguồn tín dụng phi chính thức: bạn bè cùng quê đặc biệt từ gia đình trongthời gian đầu khởi nghiệp: 8/14 người nhận được sự hỗ trợ vốn tài chính từ gia
Trang 32đình “ngoài vốn của gia đình, bố mẹ đứng ra vay ngân hàng cho em được 40
triệu, cộng thêm vay những người thân trong gia đình chòm xóm được 80 với em làm 2 năm cũng tích góp được hơn 10 nữa là được 90 với cô Bích- bạn học với
bố mẹ là vợ của chú giám đốc nhà máy giấy cho vay vốn là 50 nữa Tổng là được
140 triệu’’ (BBPVS 11, 21 tuối, thu mua giấy phế liệu) thậm chí hoàn toàn “chỉ
đi vay mượn toàn chỗ nguời nhà thôi Ngân hàng thì không vay Vay của người
em họ bên Mỹ mấy trăm triệu để mở rộng mặt hàng của mình, không phải trả lãi” (BBPVS 9, 48 tuổi, chủ cơ sở sản xuất giấy)
Nguồn huy động từ bạn bè, gia đình mà đặc biệt là cha mẹ còn dùng mạnglưới bạn bè của mình để vay mượn giúp con cái Thậm chí huy động vốn từnguồn chính thức là ngân hàng cũng do cha mẹ, gia đình đứng ra thế chấp tàisản- nhà cửa để vay vốn: trong 5 người vay vốn ngân hàng, có tới 4 người được
bố mẹ đứng ra vay dùm
Điều gì đã khiến cho gia đình, họ hàng sẵn lòng giúp đỡ những chủ hộ sảnxuất kinh doanh giấy về vốn tài chính? Đó chính là sợi dây tình cảm, trách nhiệm
của những người chung huyết thống Và sẽ rất khó khăn khi “Anh em thì nghèo,
còn đất thì có đâu, nhà cũng không có Ở quê thì cũng không có’’, còn vay mượn
người ngoài còn khó khăn gấp bội bởi ‘‘Mình chưa làm chủ thì làm sao ai dám
cho vay mượn rất khó, mượn xe đạp thì phải cắm tiền chứ nó không dám cho mượn vì mình nghèo không còn chỗ nào để nhìn Người ta thấy mình nghèo nên không tin Lúc mình có thì dễ, người ta bảo người giàu càng giàu Điều kiện nhiều hơn, cơ hội người ta có thể nắm bắt được, còn lúc mình nghèo thì cơ hội đến thì anh cũng biết và để trong lòng thôi’’ (BBPVS 2, 35 tuổi, thu mua giấy
phế liệu)
Đó còn là uy tín, thực hiện đúng lời hứa, cam kết- một dạng biểu hiện của
vốn xã hội mà những chủ hộ sản xuất kinh doanh tạo được: “Thứ nhất là vì anh
em trong gia đình, thứ hai là nguời ta tin tuởng vào đạo đức tư cách và công việc làm ăn của mình Không sợ là bị mất hay là trả chậm thì họ cho vay Khẳng định vay là phải trả… Vì bố mẹ cô em họ đó còn ở Việt Nam nên vẫn qua lại rất là thân thiết, gần gũi Không gặp được em nhưng mà thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi
Trang 33thăm sức khoẻ, công việc làm ăn thế nào” (BBPVS 9, 48 tuổi, chủ cơ sở sản xuất
giấy)
Như vậy, giá trị được hấp thu/ chuẩn mực- cha mẹ cố gắng chăm lo giúp
đỡ con hết sức có thể, niềm tin mà các chủ hộ sản xuất- kinh doanh tạo ra từ phíagia đình đã giúp họ không chỉ vay mượn được số vốn tài chính tích lũy từ giađình mà họ còn được gia đình dùng uy tín của mình vay mượn chòm xóm, bạn bèthậm chí thế chấp tài sản để lấy vốn sản xuất- kinh doanh Phần lớn sự hỗ trợ vốn
từ gia đình, bạn bè cùng quê hầu như không có lãi suất, sự giúp đỡ xuất phát từnhững chuẩn mực/ giá trị hấp thu, nhưng trong cuộc sống luôn tồn tại cán cân
cho- nhận “Mình vay thì phải trả lãi vì mình làm ăn cũng phát triển đi lên rồi
nên mình phải trả lãi dù người ta không lấy nhưng mình tự giác Cách mình trả lãi thì có rất nhiều, để tình cảm mình không nói thẳng là trả lãi mà có thể nay mình cho họ cái nọ, mai mình cho họ cái kia theo sở thích của cũng như nhu cầu của người ta nếu mình có khả năng, hoặc có thể chỉ là tết nhất thăm hỏi, quà cáp chút đỉnh nhưng duy trì hàng năm thì cũng là cách trả cái ơn, duy trì tình cảm Còn vay chợ đen thì 90% lãi trả là sòng phẳng và hết” (BBPVS 10, 67 tuổi,
giám đốc nhà máy giấy) Sự trao đổi qua lại, tức sự đền ơn, uống nước nhớnguồn lại trở thành một thứ chuẩn mực, nguyên tắc mà con người phải tuân theonhư một thứ giá trị hấp thu trong cách đối xử của mình Nó trở thành quy luậtcuộc sống
Khi đã ổn định, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nguồn lợi nhuận trởthành nguồn vốn tài chính của bản thân để các chủ hộ sản xuất kinh doanh tiếptục đầu tư Theo bảng 2.2.1.1, chúng tôi nhận thấy rằng, khi mở rộng quy mô,nguồn vốn tài chính được huy động chủ yếu là vốn bản thân tích lũy từ lợi nhuậnthu được, chỉ có một hộ vay ngân hàng Điều này xuất phát từ tâm lý của các chủ
cơ sở sản xuất- kinh doanh vừa và nhỏ: “làm nghề buôn bán nhỏ mà đi vay cái
tâm lý trả nợ nó đã nặng rồi Nghề này bỏ công làm lời, chịu khó chịu cực có khi trưa không được ăn cơm có khi tối không được ngủ, thì mới làm được cái nghề này Vay thì dễ nhưng mà trả thì rất khó Bây giờ mình vay lãi suất, mình không làm ra tiền; nhưng mà vốn của mình, nếu mình làm có lời thì mình ăn còn mình
Trang 34làm không có lời mình không phải trả lãi yên tâm hơn” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu
mua giấy phế liệu)
Với tâm lý cẩn trọng và chắc chắn của những người buôn bán nhỏ, phầnlớn các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy di cư từ làng Sét chỉ huy động vốn tàichính từ các nguồn tín dụng phi chính thức dù nguồn vốn cung cấp không lớnnhưng có lợi thế lãi suất thấp đặc biệt là không lãi suất
2.2.2- Sử dụng vốn xã hội trong việc xây dựng mạng lưới phân phối – lưu thông hàng hóa (đầu ra- vào):
Bên cạnh vốn tài chính, việc phân phối – lưu thông hàng hóa có vai tròquan trọng quyết định sự thành bại của quá trình sản xuất- kinh doanh
Bảng 2.2.2.1: Các nguồn hỗ trợ tìm kiếm mạng lưới phân phối giấy lúc khởinghiệp
10 10 14 6 (4 bạn; 1tìm kiếm trên mạng,1môi giới)
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)Ngoài sự nỗ lực của bản thân, theo bảng 2.2.2.1, cả 14 T/h đều nhận được
sự hỗ trợ trong phân phối lưu thông hàng hóa của những người cùng làm nghề di
cư trong làng, 10 người nhận được sự giúp đỡ của gia đình họ hàng, 6 người là
có sự hỗ trợ bởi bạn bè ở các vùng miền khác trong đó có 4 người nhận được sự
hỗ trợ từ bạn, 1 người nhận từ người môi giới và 1 nhận từ nguồn internet
Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của sự hỗ trợ phụ thuộc vào mối quan
hệ mạnh yếu Trong trường hợp này, mối quan hệ gia đình mạnh hơn mối quan
hệ làng xã, người xưa có câu “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nên sự hỗ trợ
của những mối quan hệ mạnh có hiệu quả lớn hơn: “vợ anh làm ở công ty giấy,
anh trai làm giám đốc điều hành của một công ty sản xuất giấy nên cũng có nhiều thuận lợi, anh làm tư nhân nhưng lấy danh nghĩa của công ty- xe gắn tên công ty khi mình giao dịch cũng thuận tiện hơn vì những cơ sở công ty này hoạt động lâu năm nên cũng có uy tín, rồi hàng hóa, giá cả cũng dễ dàng hơn”
Trang 35(BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu) hay “mình là con cháu ruột thịt cũng
được ưu tiên nhập hàng vào là bác trả tiền liền Không có vốn mà, bắt buộc mình phải dựa chỗ như vậy mà làm Bây giờ mình đi đổ cho các công ty ngoài, nhập hàng công ty khác đôi khi người ta nợ nần lâu Thứ hai nhiều khi mình không biết công ty đó làm mạnh như thế nào, lúc nó phá sản một cái thì mất tiền, hoặc không mất thì lấy cũng khó’’ (BBPVS 3, 32 tuổi, thua mua giấy phế liệu).
Đối với mối quan hệ đồng hương, sự hỗ trợ về mối hàng chỉ là: “do
những người làm cùng ngành giấy thân quen ở cùng quê giới thiệu thường không hiệu quả, do người ta chê mới giới thiệu cho mình… người ta chê là do những người này đã sắm cái xe trọng tải lớn hơn như 2 tấn rưỡi nên mối nhỏ người ta cho mình, phù hợp với xe của mình ví dụ như một tấn mình chở cái mối này 5 tạ
mà trước khi ra nghề mua được 5 tạ giấy 1 ngày là rất thích rồi” (BBPVS 14, 51
tuổi, thu mua giấy phế liệu) Thậm chí, khi đi tìm nguồn hàng- đầu vào, một sốngười còn không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía những người cùng làng cùng
mô hình kinh doanh: “khi tách ra làm độc lập anh cũng nhận được sự hỗ trợ
nhiều từ phía chủ cũ, tuy nhiên mình có thể học được một chút kinh nghiệm, được anh ấy hỗ trợ vốn còn mối hàng anh ấy nói phải tự tìm lấy” (BBPVS 4, 27
tuổi, thu mua giấy phế liệu) Bởi sự cạnh tranh trong tiếp cận nguồn hàng đối với
hình thức kinh doanh thu mua giấy là rất lớn, 7/8 hộ thu mua cho rằng cạnh tranh
từ phía đầu vào khốc liệt hơn đầu ra: “như anh thấy cái nghề này thì cái đầu vào
là cạnh tranh lớn hơn đầu ra Đầu ra thì nhiều người mua, nhiều công ty mua chứ còn đầu vào nhiều khi mình không có uy tín, không có vốn mạnh là mình thua’’ (BBPVS 3, 32 tuổi, thu mua giấy phế liệu) Điều này cho thấy rằng, chính
giá trị lợi ích là cái quyết định hành động của bản thân các cá nhân
Ở phạm vi vùng miền, sự giúp đỡ được phân biệt ở ba mối quan hệ: bạn
bè, người môi giới và internet Tuy có 6 người nhận được sự giúp đỡ- tức phạm
vi vùng miền hỗ trợ được cho số ít người nhưng nó đã mang lại hiệu quả thực tế:
“Hồi đó là cùng làm chung ở công ty 751 giờ họ ra làm trước mình nên họ có điều kiện kinh tế hơn nên giúp mình nhiều mặt thứ nhất là kinh tế, thứ 2 là tình cảm, thứ 3 là công việc, họ giúp mình về mối lái họ kiếm mối cho mình làm còn
Trang 36giá cả mình tự bàn bạc, rồi cho mượn vốn chỉ cho mình nguồn hàng… Hôm đi Cần Thơ cũng vậy mình cũng được bạn anh hồi đó làm chung giờ họ cũng làm công ty giấy vệ sinh chứ không làm giấy vụn này giúp đỡ, mạng lưới làm ăn cũng khá rộng như là Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng bạn giới thiệu mình ở đâu thì mình tới đó thôi còn mình thì chỉ biết ở thành phố” (BBPVS 5, 36 tuổi, trung
gian) thậm chí: “Nhờ những số điện thoại ở trên mạng, trên báo chí có đăng các
công ty, rồi mình liên hệ gặp họ, mình gọi rồi đến chào hàng, đưa mẫu cho họ xem, ngồi nói chuyện với họ Những mối trên mạng đó mang lại hiệu quả thực tế khá nhiều, đã có nhiều công ty mình đã giao hàng và đã lấy được tiền” (BBPVS
1, 30 tuổi, trung gian) Đây là một thông tin rất thú vị, như ta đã biết, hầu hết cácchủ hộ sản xuất kinh doanh giấy có trình độ học vấn thấp, việc mở rộng mạnglưới bằng công nghệ hiện đại đã cho thấy sự năng động nhạy bén trong thiết lậpmạng lười với một môi trường kinh doanh tại thành phố hiện đại Và chúng tôinhận thấy rằng đối với mối quan hệ yếu, tồn tại những mạng lưới bạn hàng-mạng lưới xã hội khác biệt nhau rất hữu ích trong việc xây dựng hệ thống phânphối
Sau thời gian khó khăn khi khởi nghiệp, việc lưu thông hàng hóa trở nên
dễ dàng hơn, các mối hàng tự nảy nở do mạng lưới cung cấp giới thiệu thêm,
thậm chí bạn hàng chủ động gọi đặt yêu cầu bán hàng cho: “Đầu tiên thì mình đi
kiếm nguồn hàng Nhưng sau đó thì anh không đi kiếm nữa mà người ta kiếm anh Khi họ kiếm anh thì rất là dễ còn anh kiếm họ mới khó Bởi vì họ kiếm mình tức là người ta muốn bán cho mình rồi Mình đi mua hàng người ta thì người ta không muốn rồi Bởi vậy rất là khó, mà khi mình muốn bán thì mình phải cạnh tranh.’’ (BBPVS 2, 35 tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Cạnh tranh là quy luật tất yếu tồn tại trong sản xuất- kinh doanh, và ở đây
có sự khác biệt trong cạnh tranh giữa các mô hình sản xuất- kinh doanh giấy Đối
với mô hình thu mua giấy thì việc tìm nguồn hàng gặp nhiều khó khăn: ‘‘anh
đang lấy ở một công ty này giấy là 50 mà anh đi lấy là 47 chẳng hạn, có người vào trả 48 hoặc 49 Nhưng mà gian lận một thời gian người ta phát hiện ra được thì người ta cũng không để cho người đấy, lúc đó dứt khoát người ta sẽ gọi anh.”