1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm đội hình đội ngũ

20 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 174,5 KB
File đính kèm Sáng kiến kinh nghiệm chi tiet kien 2015.rar (29 KB)

Nội dung

Đảng và nhà nước luôn quan tâm tới việc đổi mới và phát triển giáo dục, nghị quyết đại hội IV khẳng định “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đôỉ mới nội dung, phương pháp học và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục”. Ngoài việc giáo dục các mặt khác như: Trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức... còn có cả công tác giáo dục thể chất. Đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần hình thành con người mới phát triển toàn diện nói chung và nhà trường nói riêng. ( Theo luật giáo dục 1998 ) Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công tác thể dục thể thao. Đăc biệt là lĩnh vực giáo thể chất cho thế hệ trẻ. Đảng ta cho rằng “Giáo dục thể chất luôn hướng mục tiêu chủ yếu là bảo vệ tăng cường sức khỏe, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện có sức khỏe dồi dào”. Để đáp ứng nhiệm vụ quan trọng đó thì giáo dục thể chất là một nội dung không thể thiếu được trong sự nghiệp xây dựng nước nhà. Giảng dạy TDTT ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới sự phát triển thể lực cho học sinh. Việc đào tạo kế tục có hệ thống để các em có thần kinh khỏe mạnh, có sự phát triển cân đối về thể chất và tinh thần, cũng như kết quả của quá trình hoàn thiện thể lực tiếp theo. Việc xác định đúng hương cá vấn đề giáo dục sức khỏe cho học sinh THCS đòi hỏi phải nghiên cưu về nguyên lý chung, về nội dung và cách thức tổ chức phương phap dạy học. Có như vậy luyện tập TDTT mới đi đúng mục đích của nó trong việc tăng cường sức khỏe và thể lực cho các em.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Đảng và nhà nước luôn quan tâm tới việc đổi mới và phát triển giáo dục, nghị quyết đại hội IV khẳng định “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đôỉ mới nội dung, phương pháp học và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục” Ngoài việc giáo dục các mặt khác như: Trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức còn có cả công tác giáo dục thể chất Đây

là nhiệm vụ quan trọng góp phần hình thành con người mới phát triển toàn diện

nói chung và nhà trường nói riêng ( Theo luật giáo dục 1998 )

Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công tác thể dục thể thao Đăc biệt là lĩnh vực giáo thể chất cho thế hệ trẻ Đảng ta cho rằng “Giáo dục thể chất luôn hướng mục tiêu chủ yếu là bảo vệ tăng cường sức khỏe, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện có sức khỏe dồi dào” Để đáp ứng nhiệm vụ quan trọng đó thì giáo dục thể chất là một nội dung không thể thiếu được trong sự nghiệp xây dựng nước nhà

Giảng dạy TDTT ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới sự phát triển thể lực cho học sinh Việc đào tạo kế tục có hệ thống để các em có thần kinh khỏe mạnh, có sự phát triển cân đối về thể chất và tinh thần, cũng như kết quả của quá trình hoàn thiện thể lực tiếp theo Việc xác định đúng hương cá vấn đề giáo dục sức khỏe cho học sinh THCS đòi hỏi phải nghiên cưu về nguyên lý chung, về nội dung và cách thức tổ chức phương phap dạy học Có như vậy luyện tập TDTT mới đi đúng mục đích của nó trong việc tăng cường sức khỏe và thể lực cho các em

Trong chương trình TD ở cấp học THCS đội hình đội ngũ được đưa vào dạy ở tất cả các khối lớp 6, 7, 8; mặc dù ở lớp 8 số tiết không nhiều, tuy nhiên lại rất quan trọng bởi nó là cơ sở để dạy tất các bộ môn khác đó là cách sắp xếp đội hình dạy học hợp lý để các em có thể quan sát tốt quá trình giảng dạy và làm mẫu của giáo viên, quan sát bạn học thực hiện động tác, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân khi thực hiện kỹ thuật

Dạy đội hình đội ngũ là giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tính đồng đội tạo

tư thế đúng, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giúp cho việc tổ chức học tập, luyện tập các môn thể thao khác Đồng thời là hình thức tổ chức tập hợp quần chúng biểu dương lực lượng Hiện nay trong tất cả các nội dung học của bộ môn thể dục, tất cả các tiết học thực hành đều bắt đầu từ việc tập trung hàng ngũ, ổn định, báo cáo Sau đó mới đến nội dung học cụ thể Thế nhưng trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, thậm chí còn có những em không nghe theo sự hướng dẫn của các em trong ban cán sự lớp Vì vậy ngoài việc rèn luyện giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe

và thư giãn sau những giờ học lý thuyết căng thẳng thì việc rèn luyện cho học

Trang 2

sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tác phong nhanh nhẹn, tư thế cơ bản đúng góp phần hình thành nhân cách Đó chính là những nội dung trong chương đội hình đội ngũ Để các em có tiến bộ, tiếp thu nhanh trong học ĐHĐN, yêu cầu mỗi giáo viên phải tìm được phương pháp giảng dạy hợp lý, tạo được hướng thú tập luyện cho các em, qua đó thực hiện tốt được kế hoạch dạy học

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Tìm ra những phương pháp dạy học mới phù hợp với đặc trưng từng nội dung của môn học thể dục, đặc biệt là phần đội hình đội ngũ từ lớp 6 đến lớp 8 trong trường TH & THCS Tả Ngảo, tạo được hướng thú tập luyện cho các em, qua đó thực hiện tốt được kế hoạch dạy học

3 Đối tượng nghiên cứu đề tài.

Nghiên cứu, áp dụng một số phương pháp dạy học phần đội hình đội ngũ

từ lớp 6 đến lớp 8 trong trường TH & THCS Tả Ngảo

Sách giáo viên môn thể dục 6 – 7 – 8 và một số tài liệu khác

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài.

Nghiên cứu và khảo sát hoc sinh trong trường TH & THCS Tả Ngảo từ lớp 6 đến lớp 8 trong năm học 2013 – 2014 và đầu năm học 2014 - 2015

5 Phương pháp nghiên cứu :

- Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy

- Đọc, nghiên cứu tài liệm và xem phim tư liệu

- Quan sát và điều tra tình hình tham gia học tập trước và sau khi thực hiện đề tài

PHẦN NỘI DUNG 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề.

Chương trình thể dục 6, 7 giúp học sinh hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong học tập vì độ tuổi của các em rất thích tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động Các em thường ham chơi, ưa thích hoạt động, thích bắt chước và cố gắng làm theo đúng động tác, điệu bộ, hành vi của giáo viên Ở lớp 8, 9, học sinh đã

có thể thực hiện được một số kỹ năng vận động cơ bản ở mức độ khá thành thạo,

có khả năng phối hợp vận động tương đối tốt, mức độ phức tạp của động tác kỹ năng và biên độ vận động của các động tác được các em thực hiện cao hơn so

Trang 3

với các lớp dưới Tuy nhiên kỹ năng đó còn ở mức độ thấp mang nặng tính tự nhiên và chưa bền vững

- Khả năng thích ứng của cơ thể các em với môi trường sống còn nhiều hạn chế, sức chịu đựng đối với sự thay đổi thởi tiết còn thấp, ý thức hiểu biết liên quan về vệ sinh và bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ còn yếu

- Hình thức tổ chức kỷ luật, tính tự giác, tính thẫm mỹ chưa cao, nhận thức về tinh thần tập thể còn nhiều hạn chế

- Chương trình thể dục lớp 6, 7 phần đội hình đội ngũ nhằm củng cố và nâng cao những kỹ năng đã học ở các lớp tiểu học như : tập hợp hàng dọc, tập hợp hàng ngang, dóng hàng, dồn hàng, điểm số, báo cáo, tư thế nghỉ, nghiêm, quay trái, quay phải, dàn hàng, đi đều, vòng phải, vòng trái, giậm chân Biết các khẩu lệnh và thực hiện các động tác trên ở mức độ tương đối chính xác, đều, đẹp, nhanh, không mất trật tự, không chen lấn xô đẩy nhau

- Đội hình đội ngũ là tổ chức sắp xếp trong tập thể nhằm đảm bảo hoạt động thống nhất trong hàng ngũ Nhằm rèn luyện ý thức tập luyện, tính đồng đội, ý thức tổ chức kỷ luật Tạo tư thế đúng, đẹp, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát Giúp cho việc học tập, luyện tập các môn thể thao, tổ chức bồi dưỡng kỹ chiến thuật, thể lực cần thiết trong chiến đấu Đồng thời là hình thức tổ chức, tập hợp quần chúng, biểu dương lực lượng

- Rèn cho học sinh có tư thế, tác phong đúng đắn, ngay ngắn chính xác và chấp hành nghiêm về mệnh lệnh Đội hình đội ngũ được sử dụng rộng rãi trong khi lên lớp thể dục, diễu hành và trong các cuộc buổi biểu diễn thể dục khác

1.2 Thực trạng của vấn đề.

Nhà trường nằm trong một xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất phục vụ cho môn thể dục còn hạn chế bên cạnh đó học sinh toàn trường chiếm đa số là con em dân tộc tiểu số trình độ nhận thức không đồng đều, cho nên việc dạy môn thể dục trong nhà trường gặp rất nhiều khó khăn Phần lớn học sinh không được tập luyên các môn TDTT; Đồng thời, nội dung Đội hình đội ngũ là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu đòi hỏi năng lực sức chịu đựng và thời gian của người tập rất nhiều, vì hoạt động trong một thời gian dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, quá trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cần có tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai

Là giáo viên giảng dạy môn thể dục, tôi thấy đa số học sinh ngày càng ngại tập luyện, ý thức tổ chức kỷ luật ngày một đi xuống, tính kiên trì còn hạn chế, học sinh xuống sân vẫn chưa chủ động tập trung vào hàng theo quy định Trang phục thể dục thể thao chưa đồng bộ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình học tập

Tư thế đứng trong tập luyện còn gò bó, không tự nhiên hoặc xô đẩy nhau khi tập hợp lớp Sân bải tập luyện quá nhỏ, không có sân tập riêng

Trang 4

Ngoài những khó khăn, chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể, tổ khối Phần lớn các em học sinh ngoan, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau có ý thức cố gắng trong học tập

Từ thực tế bản thân tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đã áp dụng các phương pháp mới phù hợp với học sinh, kích thích tích tự giác và tính hứng thú cho học sinh trong từng nội dung học, tìm ra các phương pháp, biện pháp hợp lý cho từng đối tượng học sinh và đã thu được kết quả đáng khả quan trong năm học 2013 - 2014 đó là:

Kết quả đầu năm học 2013 - 2014

Ý thức tập trung nhanh – thực hiện

đúng theo khẩu lệnh

14/18 77.8%

12/17 70.6%

14/19 73.7%

Đã tập trung nhưng chưa nghiêm

túc - còn sai sót

2/18 11.1%

3/17 17.6%

3/19 15.8% Tập trung chậm – không tập trung

– thực hiện sai khẩu lệnh

2/18 11.1%

2/17 11.8 %

2/19 10.5%

3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

Để việc giảng dạy đội hình đội ngũ đạt kết quả cao, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải :

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết, khoa học: Thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng và đặc biệt phải chú ý đến sự phát triển các tố chất thể lực,

sự phát triển của các hệ cơ quan trong cơ thể như: Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và cơ bắp

- Luôn sáng tạo trong giảng dạy, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức và các bài tập khác nhau để tập luyện cho hoc sinh

- Trong quá trình giảng dạy cần phải tạo ra không khí tập luyện thoải mái, thu hút gây hứng thú học tập cho học sinh , tránh gây căng thẳng ức chế trong

3.1 Giáo viên cần phải xác định rõ với học sinh : không được chủ quan, coi thường, cho là đã biết nên tập qua loa, đại khái mà phải nghiêm túc tập luyện.

Trang 5

* Bước 1 :

- Giáo viên cần chọn trong một lớp mình dạy từ 6 – 8 em thực hiện tốt, nghiêm túc Hướng dẫn cho các em về cách thực hiện các thao tác, những khẩu lệnh của người chỉ huy và một số yêu cầu khi thực hiện

- Tiến hành cho các em tập mẫu để lớp quan sát ( giáo viên nhắc các em chú ý về từng nội dung thực hiện và khẩu lệnh của người chỉ huy )

* Bước 2 :

- Giáo viên là người chỉ huy để cho cả lớp cùng thực hiện

- Học sinh chú ý lắng nghe khẩu lệnh để thực hiện cho đúng

- Chia tổ cho các em thực hiện để ban cán sự sửa sai cho từng em, đồng thời giáo viên cũng quan sát cách các em thực hiện để sửa sai

* Bước 3 :

- Giáo viên vẫn tiếp tục quan sát sửa sai uốn nắn những động tác sai cho các em, tăng cường cho các tổ tập dưới dạng thi đua có đánh giá

- Tạo điều kiện cho các em thay phiên nhau làm chỉ huy ( trọng tâm vẫn là các em trong Ban Cán Sự )

- Giáo viên cần có sự khích lệ, động viên các em phải thường xuyên tập luyện và có ý thức hơn trong mỗi tiết học qua đó dần dần hình thành ý thức tự giác tập luyện, tập trung và ý thức tập thể trong mỗi em Bên cạnh những em tích cực tham gia tập luyện cũng sẽ còn những em ý thức chưa cao, giáo viên cần quan tâm giáo dục từ từ ( nếu cần nên có 1 số biện pháp chế tài cụ thể là đánh giá vào kết quả học tập của các em để cho các em chủ động quan tâm đến

bộ môn )

3.2 Danh từ chuyên môn thường dùng trong tập luyện đội hình, đội ngũ:

- Hàng ngang: Đường thẳng nối trục phải – trái của người này với người khác, đơn vị này với đơn vị khác Giữa hai người cách nhau một nắm tay giữa hai khuỷu tay(10cm)

- Hàng dọc: Đường thẳng nối trục trước – sau giữa hai người hoặc giữa đơn vị này với đơn vị khác Cự ly giữa hai người là một cánh tay

- Cự ly: Khoảng cách trước sau giữa hai người

- Giãn cách: Khoảng cách phải trái giữa hai người

10cm

x x

Trang 6

x x x x x

Hàng ngang

- Chiều sâu của đội hình: khoảng cách từ người đứng đầu đến người đứng cuối của đội hình

- Chiều rộng của đội hình: khoảng cách từ sườn phải đên sườn trái của đội hình

- Sườn của đội hình: mép phải, trái của đội hình Khi di chuyển hướng vòng, sườn của đội hình không thay đổi

- Mặt của đội hình: hàng đầu của đội hình Mặt và thân người hướng về phía trước

- Lưng của đội hình: lưng của người tập (lưng người đứng cuối hàng của đội hình hàng dọc hoặc lưng của hàng cuối của đội hình hàng nganh)

- Làm chuẩn: một điểm hoặc một người nào đó do chỉ huy chỉ định để từ

đó điều chỉnh dàn hoặc dồn hàng Người làm chuẩn không thay đổi vị trí

- Người đầu hàng: người đứng sườn phải của đội hình hàng ngang hoặc người đứng đầu của đội hình hàng dọc Khi di chuyển người đầu hàng trực tiếp nhận lệnh của người chỉ huy

- Người cuối hàng: người đứng ở sườn trái của đội hình hàng ngang hoặc lưng của đội hình hàng dọc

- Đội hình 2 hàng dọc: lưng của hàng ngang thứ nhất hướng vào mặt của hàng ngang thứ hai (có nhiều hàng ngang thì cách sắp xếp tương tự)

- Đội hình 2 hàng dọc: hàng dọc thứ hai đứng ở sườn trái của hàng dọc thứ nhất (nếu có nhiều hàng dọc cách sắp xếp tương tự)

- Đội hình dãn rộng: đội hình mà trong đó cự ly giãn cách tăng rộng hơn đội hình chuẩn ban đầu (khoảng cách rộng hẹp do người chỉ huy quy định Thông thường là một dang tay)

- Khẩu lệnh: là người chỉ huy phát ra để điều chỉnh đội hình, đội ngũ Khẩu lệnh gồm hai phần dự lệnh và động lệnh

Trang 7

+ Dự lệnh: báo trước cho người trong đội ngũ, đội hình tập trung tư tưởng, biết hướng thực hiện động tác

+ Động lệnh: thi hành động tác Dứt động lệnh người tập thực hiện động tác ngay

- Nghiêm: tư thế đứng cơ bản: đứng thẳng, ngực ưỡn mắt nhìn phía trước, hai tay duỗi thẳng dọc thân, bàn tay khép kín, gót chân chạm nhau, hai bàn chân

- Nghỉ: tư thế đứng thả lỏng, thoải mái tại chỗ

- Quay: thay đổi hướng theo trục thẳng đứng Với sự thay đổi vị trí bàn chân

- Đi thường: bước đi thoải mái, nhưng vẫn đảm bảo đội hình, đội ngũ

- Đi đều: những bước đi quy định – tần số và biên độ thống nhất, có người chỉ huy Chân trái bước trước khi bắt đầu di chuyển

- Đứng lại: khẩu lệnh của người chỉ huy để chấm dứt sự di chuyển của cá nhân hay tập thể

- Điểm số: khẩu lệnh của người chỉ huy yêu cầu mọi người báo cáo vị trí đứng của mình theo thứ tự trong đội ngũ hoặc để chuẩn bị chuyển sang một đội hình tập luyện khác

- Đội hình di chuyển tạo hình: khi di chuyển tạo thành một hình khác với ban đầu Đội hình mới có tên gọi thích hợp(đội hình vòng tròn, xoáy ốc…)

- Đội hình biến hóa: sự thay đổi đội hình thay đổi vị trí sắp xếp trong đội hình

- Đội hình dàn và dồn hàng: thay đổi cự ly dãn cách giữa mọi người trong đội ngũ

- Người chỉ huy: người trực tiếp điều khiển đội hình, đội ngũ

- Vị trí chỉ huy: nơi chỉ huy bao quát toàn bộ đội hình, đội ngũ một cách hợp lý Vị trí chỉ huy có thể cố định hoặc di chuyển theo đội ngũ

- Tập hợp: lệnh của người chỉ huy yêu cầu tập trung thành đội ngũ

- Bước dồn: di chuyển theo hàng ngang Di chuyển sang bên nào thì chân bên đó bước trước sau đó thu chân kia về Cứ như vậy cho đến bước cuối cùng

3.3 Phân loại đội ngũ.

a Phân loại đội ngũ:

Trang 8

- Các hoạt động tại chỗ và quay tại chỗ: Bao gồm tập hợp hàng ngang, hàng dọc, nghiêm, nghỉ, điều chỉnh hàng, điểm số, dậm chân và chạy tại chỗ; quay và quay khi đang dậm chân tại chỗ; các hình thức báo cáo của trực ban

- Các hoạt động trong di chuyển, quay trong di chuyển: gồm đi đều, chạy đều, đứng lại, đổi chân khi đi và chạy đều Chuyển từ đi sang chạy đều, chạy thường, quay các hướng

b Phân loại đội hình:

- Đội hình di chuyển tạo hình: Khi di chuyển tạo thành các hình: vòng tròn, xoắn ốc, rắn lượn… đội hình này rất phong phú thường được sử dụng trong đồng diễn

- Đội hình biến hóa: Sự biến đổi từ ít thành nhiều hàng ngang, hàng dọc

và ngược lại Hình thức này có thể thực hiện tại chỗ hoặc di chuyển Thường được vận dụng nhiều trong đồng diễn

- Đội hình dàn và dồn hàng (có 3 cách):

+ Dàn, dồn hàng theo bước chân

+ Dàn, dồn hàng bình thường

+ Dàn, dồn hàng theo hình vòng cung

- Đội hình biến hóa kết hợp dàn, dồn hàng: Trong biến hóa cự ly và dãn cách tăng lên Ví dụ: 1 thành 2 – 3 – 4 – 5 hàng dọc chéo

1 thành 2 – 3 hàng ngang

3.4 Người chỉ huy:

Vai trò của người chỉ huy trong tập luyện đội hình, đội ngũ rất quan trọng Người chỉ huy cần nắm vững những yêu cầu sau đây:

- Nắm vững danh từ chuyên môn, thành thạo về kỹ thuật, biết cách vận dụng linh hoạt đội hình, đội ngũ

- Tùy theo điều kiện sân bãi mà sử dụng đội hình thích hợp Tránh điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến việc tập luyện(mặt sân có nước, không bằng phẳng, mùa hè nắng chiếu vào mắt, vào gáy; mùa đông tránh gió thổi vào mặt; những chỗ làm người tập mất tập trung tư tưởng)

- Dùng khẩu lệnh để chỉ huy: khẩu lệnh phải đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, thể hiện được tính chất của động tác Âm thanh to, rõ, rứt khoát

Giữa dự lệnh và động lệnh phải cách nhau, tùy theo đội ngũ ít hay đông

mà người sử dụng chi thích hợp

Trang 9

- Vị trí người chỉ huy phải thích hợp bao quát được toàn bộ đội ngũ, đội hình

3.5 Những bài tập đội ngũ, đội hình thông thường:

a Những bài tập đội ngũ:

- Tập hợp một hoặc nhiều hàng ngang:

Kỹ thuật: Người chỉ huy chọn đơn vị, hướng tốt nhất, quay mặt về phía học sinh và hô khẩu lệnh(1) Khi học sinh đứng nghiêm quay mặt vào người chỉ huy, lúc đó mới phát khẩu lệnh (2) Người chỉ hhuy quay về hướng đã chọn, đứng nghiêm, giơ tay phải lên cao Khi học sinh thứ nhất đứng bên sườn trái của người chỉ huy(học sinh đứng theo thứ tự từ cao đến thấp hoặc ngược lại) Sau đó người chỉ huy hạ tay xuống và bước tới vị trí thích hợp để điều khiển đội ngũ

Người nọ cách người kia nắm tay giữa hai khuỷu tay(cùng hàng) Giữa hàng nọ và hàng kia cách nhau một cánh tay

- Tập hợp một hoặc nhiều hàng dọc:

Kỹ thuật: Cách thực hiện giống như hàng ngang

Lưu ý: Học sinh thứ nhất đứng sau lưng người chỉ huy, cự ly cách nhau một cánh tay

Hàng dọc thứ 2 đứng ở sườn trái hàng dọc thứ nhất, các hàng tiếp theo đứng tương tự, hàng dọc nọ cách hàng dọc kia một nắm tay giữa hai khuỷu tay

- Động tác nghiêm:

Khẩu lệnh: “Nghiêm”

Kỹ thuật: Nghe khẩu lệnh của người chỉ huy, người tập chụm 2 gót chân

đều trên 2 chân Đứng thẳng, ngực căng, mắt nhìn phía trước Tay duỗi thẳng sát sườn, các ngón tay khép

- Động tác nghỉ:

Khẩu lệnh: “Nghỉ”

Kỹ thuật(có hai tư thế):

Trang 10

+ Đứng thoải mái, trọng tâm dồn vào một chân, chân kia thả lỏng, hơi gập khớp gối Thân trên thẳng, mỏi chân nọ đổi chân kia

+ Hai chân đứng rộng bằng vai, trọng tâm dồn đều trên 2 chân Hai tay nắm lấy nhau ở sau lưng

- Động tác quay phải, trái tại chỗ:

Khẩu lệnh: “Bên phải(trái) – Quay”

Kỹ thuật: Dứt động lệnh người tập dồn trọng tâm sang chân phải (trái), dùng gót chân làm trụ, phối hợp với nửa bàn chân trái(phải) Quay tòan thân

duỗi sát thân, chân thẳng thành tư thế đứng nghiêm

- Quay đằng sau:

Khẩu lệnh: “Đằng sau - Quay”

- Động tác dậm chân tại chỗ:

Khẩu lệnh: “Dậm chân tại chỗ – Bước”

Kỹ thuật: Dứt động lệnh, người tập nhấc chân trái lên cách mặt đất khỏang 20cm – trọng tâm dồn vào chân phải,rồi hạ xuống vị trí ban đầu bằng nửa bàn chân trước đến cả bàn; tiếp tục chân phải và cứ như vậy lần lượt chân

nọ tay kia, người thẳng

- Động tác đi đều thể dục: Như đi đều thể thao chân lăng ra trước, duỗi thẳng, trước khi đặt bàn chân duỗi thẳng - đặt từ mũi đến cả bàn chân

- Động tác đứng lại:

Khẩu lệnh: “Đứng lại - Đứng”

Dứt động lệnh rơi vào chân phải – chân trái bước lên một bước, trọng tâm dồn vào chân trái, sau đó thu chân phải về đứng nghiêm Tay cũng dừng lại theo nhịp chân

- Động tác đổi chân trong đi đều:

Kỹ thuật: Khi đang đi đều Nghe nhịp hô của người chỉ huy không đúng với bước chân của mình, người tập bước chân sau lên sát gót chân trước rồi bước nhanh chân trước tiếp tục đi như thường, tay dừng lại một nhịp rồi lại tiếp tục

- Động tác chạy đều:

Khẩu lệnh: “Chạy đều – Chạy”

Ngày đăng: 13/10/2018, 22:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w