Mục đích tổng quát Vận dụng các luận điểm của lý thuyết Thẩm mỹ truyền thông TMTT, chỉ ra những thành công của nghệ thuật TKDT ấn phẩm tạp chí Heritage TCH.. Phạm vi nghiên cứu Về khôn
Trang 1VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Vương Trọng Đức
THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG
TRONG THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9 21 01 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội – 2018
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS Lê Anh Vân
số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Vào lúc giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại bùng nổ của thông tin và truyền thông, các xuất bản phẩm in ấn như báo, tạp chí đang phát huy sức mạnh to lớn của mình Tuy nhiên trong sự phát triển ào ạt quá nóng thì các xuất bản phẩm đó cũng để lại không ít những vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm
Hệ quả của nó là lĩnh vực thiết kế dàn trang (TKDT) báo chí chủ yếu dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm, học truyền khẩu, truyền tay đã trở
nên méo mó và không dễ kiểm soát
Việc nghiên cứu sự chuyển biến thẩm mỹ trong TKDT ấn phẩm
TC là một yêu cầu cấp thiết hiện nay ở Việt Nam, khi bàn về lĩnh vực này chủ yếu các vấn đề đưa ra đều mang tính thực hành kỹ năng Các tài liệu nghiên cứu lý thuyết thẩm mỹ không nhiều và cũng chưa bắt kịp được với sự phát triển đa dạng của nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC đương đại
2 Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục đích tổng quát
Vận dụng các luận điểm của lý thuyết Thẩm mỹ truyền thông (TMTT), chỉ ra những thành công của nghệ thuật TKDT ấn phẩm tạp chí Heritage (TCH) Qua đó xác định được xu hướng và bài học kinh nghiệm của TMTT trong thiết kế đồ hoạ nói chung và thiết kế tạp chí nói riêng
2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định khái niệm và cơ sở lý luận của lý thuyết thẩm mỹ truyền thông
Nghiên cứu nghệ thuật TKDT tạp chí Heritage
Vận dụng các luận điểm cơ bản của TMTT nhằm chỉ ra những vấn đề thẩm mỹ được vận dụng trong TKDT tạp chí Heritage
Trang 4Xác lập những nguyên tắc và định hướng cho ngành thiết kế đồ hoạ, tòa soạn báo, các cơ quan nhà xuất bản, cơ sở đào tạo, cũng như các cá nhân thiết kế sáng tạo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC Heritage Thông qua đó tìm ra những yếu tố ảnh hưởng lý thuyết thẩm mỹ truyền thông của nghệ thuật đương đại của Việt Nam cũng như trên thế giới
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án đề cập đến nghiên cứu tính thẩm mỹ
truyền thông của nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC Heritage
Về thời gian: Thời điểm ra đời TCH số đầu tiên năm đến nay
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Về phương diện lý luận
Luận án đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của thiết kế dàn trang TCH theo quan điểm của thẩm mỹ truyền thông Một quan điểm thẩm
mỹ mới sẽ hoá giải các bất cập tồn tại trong nội hàm phát triển của nghệ thuật đương đại nói chung và nghệ thuật thiết kế đồ hoạ nói riêng
4.2 Trong công tác đào tạo
Nghiên cứu thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế TCH ở Việt Nam trước hết bổ sung một quan điểm thẩm mỹ mới cho hệ thống lý thuyết trong chương trình đào tạo của các trường đại học cao đẳng chuyên sâu trong lĩnh vực mỹ thuật
4.3 Hướng tiếp cận thẩm mỹ trong thiết kế đồ hoạ
Trên cơ sở nghiên cứu này, thiết kế đồ hoạ có thể có những giải pháp rõ nét hơn nhằm giải quyết nhiệm vụ thiết kế xuất bản phẩm và
Trang 5sản phẩm ấn loát
4.4 Đối với ngành in ấn và xuất bản
Đề tài nghiên cứu sẽ giải quyết được về căn bản mối quan hệ sản xuất giữa các bộ phận trong chu trình biên tập, thiết kế và in ấn
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Thu thập thông tin, sưu tầm và phân tích tài liệu:
5.2 Quy nạp và diễn giải:
5.3 Điều tra xã hội học, phiếu hỏi, phỏng vấn sâu:
5.4 Tiếp cận cấu trúc quan niệm và cấu trúc phân giải
5.5 Áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu trường hợp:
6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
Nghệ thuật TKDT tạp chí Heritage, một trong những TC hàng đầu tại Việt Nam đã có những thành công gì về thẩm mỹ?
Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH, thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác đã có những biểu hiện gì mang tinh thần của TMTT?
Xu hướng phát triển của thiết kế TC đang phát triển theo hình thức nào và nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH với các biểu hiện của TMTT đã mang đến những bài học kinh nghiệm gì cho các nhà thiết
kế TC ở Việt Nam?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH luôn mang trong mình bản sắc của văn hoá Việt Nam, đồng thời cập nhật những phong cách nghệ thuật hậu hiện đại phù hợp với hơi thở của cuộc sống
Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC có sự chuyển biến về nhận thức TMTT Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC có sự chuyển biến về phương pháp thể hiện TMTT
Các quan điểm của TMTT đã lan toả khắp thế giới và phát triển
Trang 6tại Việt Nam Có nhiều xu hướng phát triển nghệ thuật TKDT ấn phẩm TC, điểm nổi bật đó là xu thế xuất bản điện tử tích hợp đa phương tiện Các biểu hiện của TMTT trong TKDT ấn phẩm TCH để lại nhiều bài học kinh nghiệm thực hành và sáng tạo cho các nhà thiết
kế đồ hoạ nói chung và TKDT ấn phẩm TC nói riêng
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (11 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (09 trang) và Phụ lục (105 trang), nội dung luận án được kết cấu bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan tình hình nghiên cứu về thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage (32 trang) Chương 2: Nghệ thuật thiết kế tạp chí Heritage (36 trang) Chương 3: Thiết kế tạp chí Heritage từ cách tiếp cận lý thuyết thẩm mỹ truyền thông (33 trang)
Chương 4: Bàn luận về thẩm mỹ truyền thông và thiết kế tạp chí
ở Việt Nam hiện nay (31 trang)
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG TRONG THIẾT KẾ
TẠP CHÍ HERITAGE 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các tài liệu nghiên cứu về thiết kế đồ họa ấn phẩm
Năm 2012, cuốn Grids and Page Layouts (Dàn trang và ô lưới)
Amy Graver & Ben Jura đưa ra những gợi ý về việc xây dựng hệ thống lưới và bố cục trang như số lượng lưới, vị trí của các đối tượng đặt trên hệ thống lưới; nhịp điệu, sự đối xứng, hình minh họa, mối tương quan của hình và chữ, không gian, tỷ lệ
Nhận xét:
Trang 7Các tài liệu thiết kế đồ hoạ ấn phẩm khá phong phú cung cấp đầy
đủ các cơ sở nền tảng cho ngành thiết kế đồ hoạ nói chung Tuy nhiên các tài liệu chủ yếu đề cập đến vấn đề kỹ thuật và giải pháp, ít bàn luận đến vấn đề quan điểm thẩm mỹ hay xu hướng thẩm mỹ mang tính cập nhật đương đại
1.1.2 Các tài liệu nghiên cứu về thiết kế dàn trang ấn phẩm báo chí
Năm 2007, Đặng Đức Tuệ trong cuốn Ma-két và Trình bày báo,
Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội, đặt vấn đề ma-két báo là hệ thống quy chuẩn quy định việc tổ chức kỹ thuật, dàn trang báo
Nhận xét:
Thực tế các tài liệu về TKDT ấn phẩm báo chí không nhiều và cũng chưa thực sự đầy đủ cho các loại hình thiết kế báo chí rất đa dạng Tài liệu thường đi vào những nội dung cụ thể và mang tính ứng dụng trực tiếp mà ít bàn đến tính thẩm mỹ
1.1.3 Các tài liệu nghiên cứu về thẩm mỹ truyền thông
Năm 2008, nhà nghiên cứu mỹ thuật Bùi Như Hương trong cuốn
Nghiên cứu mỹ thuật, trường đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, đã có nghiên cứu về Thời kỳ thẩm mỹ thứ ba Ở
Việt Nam thời kỳ thứ ba gọi là thời kỳ thẩm mỹ mở cửa, được nhà nghiên cứu đặt tên “Thẩm mỹ tạp kỹ”
Năm 2016, Marc Jimenez (Phạm Diệu Hương dịch) trong cuốn
50 câu hỏi mỹ học đương đại, Nxb Thế giới [37], đã nêu ra một loạt
các vấn đề về nhận thức thẩm mỹ đối với nghệ thuật đương đại Nhận xét:
Thông qua khái quát chung về tổng quan tình hình nghiên cứu để thấy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có công trình khoa học nào tại Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về thẩm mỹ trong thiết kế dàn trang
Trang 8ấn phẩm tạp chí Heritage
1.2 Cơ sở lý luận về thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí
1.2.1 Khái niệm về báo chí, nhật báo và tạp chí
1.2.1.1 Khái niệm báo chí, nhật báo
1.2.1.2 Khái niệm tạp chí
Báo chí (journal) là xuất bản phẩm định kỳ, nội dung chứa đựng thông tin mang tính thời sự được phát hành rộng rãi trong xã hội, có hai thể loại chính là nhật báo (newspaper) và tạp chí (magazine)
1.2.2 Khái niệm về Thiết kế, Thiết kế đồ họa, Thiết kế dàn trang
1.2.2.1 Khái niệm thiết kế
Thiết kế là quy trình xây dựng đồ án đồ hoạ để sản xuất chế tạo sản phẩm ứng dụng phục vụ đời sống xã hội
1.2.2.2 Khái niệm thiết kế đồ hoạ
Thiết kế đồ họa là cách tổ chức có ý thức của văn bản (chữ) và/hoặc hình ảnh để truyền đạt (một) thông điệp cụ thể Thuật ngữ thiết kế đồ họa (graphic design) đề cập đến cả quá trình thiết kế mà theo đó các quá trình giao tiếp được tạo ra, cũng như các sản phẩm của quá trình thiết kế này
1.2.2.3 Khái niệm thiết kế dàn trang
Thiết kế dàn trang là việc xây dựng những ma-két sách báo trước khi mang đi in ấn xuất bản Đây là một thể loại nằm trong ngành thiết
kế đồ họa (Graphic design)
1.2.3 Khái quát về Thẩm mỹ truyền thông
1.2.3.1 Khái niệm về Thẩm mỹ và Truyền thông
Khái niệm Thẩm mỹ (Aesthetic)
Thẩm mỹ (aesthetic) là khả năng cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp
Trang 9Khái niệm Truyền thông (Communication)
Truyền thông là sự tương tác trao đổi thông điệp giữa con người với con người và sự truyền gửi một số thông tin liên lạc trông cộng đồng và xã hội
1.2.3.2 Khái niệm và sự ra đời lý thuyết Thẩm mỹ truyền thông
Khái niệm thẩm mỹ truyền thông
Thẩm mỹ truyền thông là một lý thuyết thẩm mỹ đề cập đến thực hành nghệ thuật hoạt động thông qua sự phát triển mang tính cách mạng và các mô thức của công nghệ truyền thông cuối thế kỷ thứ 20 Nhận thức những vấn đề đang bùng nổ thông qua các thể loại tạo nên một bức tranh toàn cảnh, hay còn được gọi như là một cách tiếp cận nghệ thuật, và tập trung nghiên cứu những chuyển biến trong cuộc chạy đua xã hội công nghệ Thẩm mỹ truyền thông nằm trong hệ thống lý thuyết nghiên cứu nghệ thuật thị giác, thuộc trường phái nghệ thuật hậu hiện đại
Sự ra đời và phát triển của thẩm mỹ truyền thông
Thẩm mỹ truyền thông được phát kiến vào tháng 10 năm 1983 tại Mercato San Severino nước Ý bởi Mario Costa (Giáo sư mỹ học Đại học tổng hợp Salerno, Cộng hòa Ý) và Fred Forest (Nghệ sỹ thực hành nghệ thuật đa phương tiện, Giáo sư nhiều trường đại học Pháp)
1.2.3.3 Cơ sở lý luận của Thẩm mỹ truyền thông
Công nghệ và truyền thông đã tái cấu trúc xã hội, cung cấp công
cụ sáng tạo mới cho các nghệ sĩ Nghệ thuật đương đại được công chúng hoá, kêu gọi sự tương tác Nghệ thuật đương đại không đề cao vai trò cá nhân nghệ sĩ Tính sáng tạo và phi sáng tạo của công nghệ, truyền thông Sự thay đổi cách tiếp cận về không gian và thời gian Mối liên hệ giữa công nghệ và nghệ thuật, xu hướng thực tế ảo Tuyên ngôn thẩm mỹ mới
Trang 101.2.3.4 Một số thẩm mỹ liên quan đến nghệ thuật thị giác và sự phù hợp của lý thuyết Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí
1.3 Khái quát về thiết kế tạp chí Heritage
Tạp chí Heritage (TCH) ra đời tháng 6 năm 1993 với mục tiêu là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của hệ thống dịch vụ trên máy bay của Vietnam Airlines
“Heritage vẫn luôn là một ấn phẩm sang trọng, đan xen và hòa quyện giữa quá khứ và tương lai, di sản với hiện tại, Heritage không chỉ là một ấn phẩm mà còn là một tác phẩm nghệ thuật”
Tiểu kết
Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài phần lớn là tài liệu nước ngoài, tuy nhiên chủ yếu đề cập đến vần đề kỹ thuật thực hành, ít
đề cập vấn đề thẩm mỹ Thẩm mỹ truyền thông nghiên cứu các vấn đề
lý thuyết liên quan đến thực hành nghệ thuật dựa trên cơ sở của sự phát triển mang tính cách mạng trong công nghệ truyền thông Nghệ thuật TKDT ấn phẩm TCH mang hơi thở của thời đại, mang tính nghệ thuật cao xứng đáng đại diện cho nghệ thuật TKDT ở Việt Nam
Chương 2 NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE
2.1 Nghệ thuật thiết kế bìa tạp chí Heritage
2.1.1 Cấu trúc thiết kế bìa tạp chí Heritage
Tên của TC chỉ có duy nhất một từ tiếng Anh “Heritage” (tạm dịch là Di sản), chính là hình ảnh thương hiệu của tạp chí
Ấn tượng thị giác mạnh nhất trên bìa TCH vẫn là hình ảnh chính (Main image) luôn được để tràn trang
TCH luôn chỉ có duy nhất một tít bìa và sự tối giản này mang lại
vẻ sang trọng của một tạp chí tầm cỡ
Toàn bộ cấu trúc trang bìa của TCH khá đơn giản, sang trọng,
Trang 11kiên định phong cách từ khi xuất bản số đầu tiên
2.1.2 Tiêu chí thiết kế bìa tạp chí Heritage
TCH có tính quảng bá mạnh mẽ, luôn có được sự bắt mắt cần thiết và nó chính là poster quảng cáo cho chính số báo đó Hình ảnh được sử dụng luôn có độ tương phản và một sức cuốn hút độc giả Trang bìa TCH có sự hấp dẫn ban đầu, có sự sâu sắc khi ngẫm ngợi và thể hiện rõ nội dung chủ đạo của TC
2.1.3 Những dạng thức thiết kế bìa tạp chí Heritage
Dạng thức thứ nhất đồng thời là dạng thức TCH hay sử dụng nhất là sử dụng hình ảnh chụp làm chủ đạo trên trang bìa
Dạng thức thứ hai mà bìa TCH cũng hay sử dụng, đó là sử dụng tranh minh hoạ vẽ tay làm hình ảnh chủ đạo
Một dạng thức nữa nhưng không nhiều TCH, đó là cách sử dụng hình ảnh theo phong cách ý niệm
2.1.4 Các phương pháp thiết kế bìa tạp chí Heritage
Bìa tạp chí Heritage (TCH) trước hết là gây ấn tượng
TCH luôn giữ phong cách trang bìa ổn định nhất quán từ khi ra đời tuy có đôi lúc phá cách, nhưng về cơ bản không thay đổi suốt hàng chục năm qua
Kiểu chữ hay phông chữ là vấn đề được ban biên tập TCH coi trọng trong trang bìa của mình
Nghệ thuật xử lý màu sắc trên trang bìa TCH ngoại trừ một số báo kỷ niệm hay lễ hội mang màu sắc rực rỡ, hầu hết sắc thái có nét sang trọng và trang nhã
Thiết kế trang bìa TCH là một sự phối hợp thống nhất giữa các khâu ý tưởng, nội dung, hình ảnh và thiết kế môt cách nhuần nhuyễn
2.2 Nghệ thuật thiết kế dàn trang tạp chí Heritage
2.2.1 Cấu trúc thiết kế dàn trang nội dung tạp chí Heritage
Trang 12Trên một trang TCH thường bao gồm các thành phần cơ bản sau: đầu trang ở phía trên và chân trang ở phía dưới chiếm tỷ lệ nhỏ trên trang; phần nội dung bài được sắp đặt ở vị trí giữa Phần nội dung là khu vực trung tâm của trang báo bao gồm bài viết chính và hình ảnh minh họa
2.2.1.1 Cấu trúc cơ bản của trang nội dung ấn phẩm tạp chí Heritage
Để tạo sự đồng bộ, nhất quán cũng như định ra quy chuẩn và xử
lý các kỹ thuật in ấn, gia công thành phẩm, Heritage thiết lập bát chữ cho hệ thống với kích thước lề trên 2cm, lề dưới 2.2cm, lề trái và lề phải 2.2cm, và lề giữa 1.8cm
2.2.1.2 Hệ thống lưới của trang nội dung ấn phẩm tạp chí Heritage
Để đảm bảo khả năng đọc được thuận thị giác, nội dung của bài viết thường được chia thành cột Khi sử dụng hệ thống lưới, chữ và hình ảnh sẽ căn cứ theo hệ thống lưới để dàn trang Khi đó, chữ sẽ chạy theo hệ thống lưới, cột và định hình cấu trúc dàn trang
2.2.2 Tiêu chí thiết kế dàn trang nội dung tạp chí Heritage
- Tiêu chí thứ nhất: TKDT phải phù hợp với năng lực thị giác của độc giả và chuyển tải thông tin, thông điệp
- Tiêu chí thứ hai: TKDT phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đem đến
vẻ đẹp hình thức thông qua ngôn ngữ tạo hình
2.2.3 Phương pháp thiết kế dàn trang nội dung tạp chí Heritage
2.2.3.1 Phân cấp nội dung thông tin bài viết trên tạp chí Heritage
2.2.3.2 Kiểu chữ và cỡ chữ trên tạp chí Heritage
Tiêu đề trên tạp chí Heritage
Trang 13Đoạn mở đầu bài viết trên tạp chí Heritage
Chữ nội dung bài viết trên tạp chí Heritage
Chú thích hình ảnh trên tạp chí Heritage
2.2.3.3 Màu sắc và mảng trên tạp chí Heritage
2.2.3.4 Hình ảnh minh họa trên tạp chí Heritage
2.2.3.5 Sự kết hợp giữa chữ và hình trên tạp chí Heritage
Tiểu kết
Tạp chí Heritage đã trở thành một hình mẫu, một tiêu chuẩn cho rất nhiều tạp chí ở Việt Nam ra đời sau đó Thực tế thiết kế dàn trang TCH đã đạt tới một trình độ nghệ thuật nhất định, là niềm tự hào của văn hoá đọc trong giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước
Chương 3 THIẾT KẾ TẠP CHÍ HERITAGE TỪ CÁCH TIẾP CẬN LÝ
THUYẾT THẨM MỸ TRUYỀN THÔNG
3.1 Nhận thức Thẩm mỹ truyền thông trong thiết kế tạp chí Heritage
3.1.1 Khủng hoảng nhận thức trong thiết kế ấn phẩm tạp chí
Thời đại của chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc về nhận thức trong hoàn cảnh các diễn giải lý thuyết về những hiện tượng nghệ thuật khác nhau đang đặt ra những thách thức
3.1.2 Tuyên ngôn nghệ thuật mới trong thiết kế ấn phẩm tạp chí
Như một dự đoán tất yếu, phải tiếp tục tìm tòi thẩm mỹ dàn trang mới Điều này là rất đáng lưu ý nghiêm túc vì nó đã thiết lập và dẫn dắt một hệ thống thừa nhận thẩm mỹ truyền thông (TMTT)
3.1.3 Hiện tượng luận của quan điểm đương đại trong thiết kế
ấn phẩm tạp chí
Khám phá và kích hoạt thế giới của các phương tiện truyền thông