Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
LÊ LAN HƯƠNG
Hà Nội - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106
Họ và tên học viên: Lê Lan Hương Người hướng dẫn: PGS, TS Lê Thị Thu Thủy
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu và thông tin sử dụng nghiên cứu trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam
Học viên cao học
Lê Lan Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế quốc tế và Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ
và trang bị những kiến thức quý báu trong những năm vừa qua
Đặc biệt,em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến PGS, TS
Lê Thị Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo trong suốt quá trình em thực hiện luận văn
Xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ của ông, bà, cha, mẹ, các anh chị, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn
Hà Nội, tháng 03 năm 2018
Học viên cao học
Lê Lan Hương
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC HÌNH & BIỂU ĐỒ vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Phạm vi và đối tượng của nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN 6
1.1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt 6
1.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt 6
1.1.1.1 Định nghĩa 6
1.1.1.2 Mô hình thanh toán không dùng tiền mặt 7
1.1.2 Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư 8
1.1.2.1 TTKDTM đáp ứng đa dạng các loại giao dịch thương mại của dân cư 8
1.1.2.2 TTKDTM có giá trị giao dịch thấp 9
1.1.2.3 TTKDTM không giới hạn về thời gian và địa lý 9
1.1.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 9
1.1.3.1.Theo kênh thanh toán 10
1.1.3.2 Theo công cụ thanh toán 13
1.1.3.3.Theo phương thức định danh 15
1.2 Tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến 17
1.2.1 Khái niệm cổng thanh toán trực tuyến 17
1.2.2 Đặc điểm của cổng thanh toán trực tuyến 18
1.2.3 Vai trò của cổng thanh toán trực tuyến 19
1.2.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến 21
1.2.4.1 Các điều kiện khách quan 21
1.2.4.2 Các điều kiện chủ quan 23
1.2.5 Hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến 25
1.3 Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến tại một số quốc gia trên thế giới 26
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến trong dân cư của Trung Quốc 26
Trang 61.3.2 Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến trong dân cư của Ấn Độ 28
1.3.3 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm ngân hàng di động của Châu Á 29
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM 33
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam 33
2.2 Các yếu tố tác động tới hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam 36
2.2.1 Các điều kiện khách quan 36
2.2.2 Các điều kiện chủ quan 39
2.3 Hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam 41
2.3.1 Các chủ thể tham gia 41
2.3.2 Nguyên tắc hoạt động 43
2.4 Thực trạng về hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam 45
2.4.1 Cổng thanh toán Paypal 45
2.4.2 Cổng thanh toán Payoo 47
2.4.3 Cổng thanh toán VTCPay 48
2.4.4 Cổng thanh toán Napas 51
2.4.5 Cổng thanh toán Onepay 52
2.4.6 Cổng thanh toán Ngân lượng 53
2.4.7 Cổng thanh toán Vn Pay 57
2.4.8 Cổng thanh toán Bảo Kim 60
2.5 Đánh giá chung về hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam 61
2.5.1 Thành công 61
2.5.2 Tồn tại 62
2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM 65
3.1 Xu hướng phát triển thanh toán trực tuyến trong thời gian tới tại Việt Nam 65
3.1.1 Định hướng của Chính phủ đối với hoạt động TTKDTM 65
3.1.2 Xu hướng phát triển của cổng thanh toán trực tuyến 66
3.2 Các giải pháp đề xuất 68
3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách quản lý của Nhà nước và Chính phủ 68
3.2.2 Nhóm giải pháp về công nghệ 70
3.2.3 Nhóm giải pháp về sản phẩm, dịch vụ 71
3.2.4 Nhóm giải pháp về cơ sở pháp lý 72
3.2.5 Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng 74
Trang 73.2.6 Nhóm giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và ứng dụng thanh toán 75
3.2.7 Nhóm giải pháp tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn 75
3.2.8 Giải pháp về nhân sự: 76
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SMS Short message service (Dịch vụ tin nhắn báo biến động số dư tài khoản)
Trang 9DANH MỤC HÌNH & BIỂU ĐỒ
Trang 10TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng, theo đó đưa ra một
số đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cổng thanh toán trực tuyến thành một phương thức thanh toán trực tuyến đi đầu tại Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài
“Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển” làm
đề tài luận văn của mình
Luận văn gồm có các nội dung chủ yếu như sau:
Chương 1 – Một số vấn đề lý luận chung về cổng thanh toán trực tuyến: đưa
ra những vấn đề cơ bản về hình thức và các đặc điểm của hoạt động TTKDTM Theo đó, Chương 1 cũng giới thiệu tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến với khái niệm, vai trò, đặc điểm, các yếu tố tác động và hoạt động của cổng thanh toán trực tuyens
Chương 2 - Thực trạng cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam: xem xét quá trình hình thành và phát triển cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, các yếu tố tác động cùng nghiên cứu các chủ thể tham gia cùng nguyên tắc hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam Chương 2 cũng tập trung nghiên cứu về thực trạng của một số cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam như Paypal, VTC Pay, Ngân Lương, Bảo Kim v v
Chương 3 - Đề xuất một số giải pháp phát triển cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam: dựa theo Đề án TTKTDM của Thủ tướng Chính phủ, Chương 3 đưa
ra những dự đoán về xu hướng phát triển thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp về chính sách, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, cơ sở pháp lý,
cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tuyên truyền quảng bá và nhân sự
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2010 là thời điểm mà khung pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã được hình thành Việc ra đời của Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử Từ năm 2012 tới nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TTKDTM đã dần được hoàn thiện và phát huy vai trò là hành lang pháp lý cho sự phát triển của hoạt động TTKDTM Nhiều ý kiến còn cho rằng chuyện mua bán hàng hoá và thanh toán qua mạng giờ đã trở thành một trong những hình thức không thể thiếu trong giao dịch thương mại TTKDTM hiện hữu dưới nhiều hình thức như thẻ, cổng thanh toán trực tuyến hay ví điện tử, ở đó người mua hoàn toàn có thể giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu Người mua và người bán thật sự có được sự nhanh chóng, tiện lợi khi mua bán hàng hóa; đặc biệt là phạm vi rộng khắp với dải sản phẩm đa dạng, phong phú cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, ngân hàng
Cùng với sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của hình thức TTKDTM, các cổng thanh toán trực tuyến cũng bước vào cuộc chạy đua công nghệ và chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng Cổng thanh toán trực tuyến đóng vai trò “ kết nối” giữa các ngân hàng và các website bán hàng, hay nói cách khác là trung gian giữa người mua
và người bán hàng, để đảm bảo không có rủi do kinh doanh
Cổng thanh toán trực tuyến xuất hiện cùng với sự phát triển của Internet và TTKDTM và là hình thức phát triển mới của thanh toán điện tử truyền thống Ngày nay, cổng thanh toán trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, các phương thức mới ra đời đã đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm cho cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng Bên cạnh các phương thức thanh toán truyền thống như chuyển khoản, chuyển tiền qua bưu điện hay thư đảm bảo, hình thức thanh toán thông qua cổng thanh toán trực tuyến đang ngày càng phát triển tại Việt Nam và các nước trên thế giới
Trang 12Cổng thanh toán trực tuyến ở Việt Nam chỉ mới thực sự đi những bước đi đầu tiên từ cuối năm 2006, đầu năm 2007 Nhưng đến năm 2010 nó mới phát triển mạnh
mẽ khi mà một loạt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán điện tử ra đời như Nganluong.vn, VNmart.vn, Payoo.vn, OnePay, Baokim.vn…Thay vì trước đây khi mua hàng trực tuyến khách hàng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp sau đó nhận hàng, rủi ro là rất lớn Chính vì thế, các cổng thanh toán trung gian đã ra đời nhằm giảm bớt rủi ro trong giao dịch
Sự phát triển của phương thức TTKDTM nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng đã đưa tới một thực tế là cần tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động này nhằm hạn chế những rủi ro và tăng cường tính an toàn, bảo mật đối với các phương thức thanh toán trực tuyến này, từ đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như đảm bảo trách nhiệm của các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến Có thể nói, đối với một phương thức sản phẩm thanh toán trực tuyến có tính phổ biến rộng và liên quan tới việc thanh toán cả trong và ngoài nước như cổng thanh toán trực tuyến thì việc đưa ra khuôn khổ pháp lý và các biện pháp quản lý và điều hành phù hợp là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các giải pháp thanh toán trực tiếp nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng
Theo đó, với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các mặt thành công và hạn chế đối với hoạt động cổng thanh toán trực tuyến và đề xuất một
số giải pháp trên góc độ quản lý nhà nước nhằm phát triển cổng thanh toán trực tuyến thành một phương thức thanh toán trực tuyến đi đầu tại Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát
triển” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
Trang 13phương thức thanh toán trực tuyến, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế của các phương thức này Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa và kiến thức nền tảng về phương thức thanh toán trực tuyến, đề tài đã tham khảo và đề cập tới một số nội dung liên quan tại một số bài viết/ nghiên cứu như sau:
- “New payment world” của Mary S.Schaeffer năm 2008
- “Hệ thống thanh toán điện tử trong Thương mại điện tử” của nhóm tác giả Donal O’Mahony, Michael Pierce và Hitesh Tewari năm 2008
- “Electronic Bill Presentment and Payment” của Kornel Terplan năm 2009
- Luận văn “Hoàn thiện quy trình thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng quốc
tế của cổng thanh toán trực tuyến Bảo Kim” của Vũ Thị Hồng Minh năm 2012
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu xuyên suốt đề tài nghiên cứu là hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về cổng thanh toán trực tuyến, tìm hiểu về thực trạng hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến hiện nay tại Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp trên góc độ quản lý nhà nước để phát triển cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam
Để hoàn thành mục tiêu tổng quát đó, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề chủ yếu sau:
- Đưa ra cơ sở lý luận về TTKDTM nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng
- Đánh giá vai trò, đặc điểm, sức ảnh hưởng, thành công và hạn chế của cổng thanh toán trực tuyến tạiViệt Nam
- Đưa ra đề xuất trên góc độ quản lý nhà nước để phát triển cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam
4 Phạm vi và đối tượng của nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thanh toán không
dùng tiền mặt và cổng thanh toán trực tuyến
b Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về lý luận TTKDTM nói chung và
hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam nói riêng, đưa ra kết quả
Trang 14nghiên cứu về hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam, theo đó đưa các khuyến nghị/giải pháp từ góc độ quản lý nhà nước nhằm phát triển hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam
- Thời gian: Các báo cáo, tài liệu nghiên cứu, tài liệu viết để phục vụ mục
đích nghiên cứu được cập nhật đến năm 2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: việc thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu Tác giả đã thu thập tài liệu, tư liệu về TTKDTM nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng từ nhiều nguồn khác nhau: các văn bản pháp luật, sách báo trong và ngoài nước, Internet và tham khảo ý kiến của một số doanh nghiệp trong nghề
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: phương pháp phân tích giúp tìm ra được những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động TTKDTM nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng Phương pháp so sánh
để thấy được sự khác biệt và những nét tương đồng giữa TTKDTM quốc tế và tại Việt Nam cũng như sự khác biệt giữa các cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam Kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin thu được chính là kết quả nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, tóm tắt, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn tốt nghiệp bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
Trang 15CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
1.1 Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1.1 Định nghĩa
Trên thế giới, thuật ngữ “thanh toán điện tử” xuất hiện từ cuối những năm 70 như một phần của thương mại điện tử Năm 1987, khuyến nghị số 87/598/EEC của EEC (European Economic Community) về Quy tắc ứng xử liên quan đến thanh toán điện tử định nghĩa: “Thanh toán điện tử là bất kể giao dịch thanh toán nào được tiến hành bằng cách sử dụng thẻ từ hoặc thẻ vi mạch tại trạm thanh toán điện tử (Electronic payment terminal – EPT) hoặc điểm chấp nhận thẻ (Point-of-sale terminal – POS).” Theo định nghĩa này, “thanh toán điện tử” chỉ được giới hạn trong một phạm vi hẹp là giao dịch thẻ Các tài liệu của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu trong khuôn khổ hội thảo về thanh toán điện tử năm 2002 và 2004 lại đưa
ra một định nghĩa rộng hơn nhiều về “thanh toán điện tử: “thanh toán điện tử là thanh toán mà được khởi tạo, xử lý và nhận được một cách điện tử”1
từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.”
Đến 2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện
tử trong hoạt động ngân hàng ra đời, đặt nền móng bước đầu cho khuôn khổ pháp lý
1Đến năm 2006, định nghĩa này lại được nhắc lại trong bài nghiên cứu “Sự phát triển về thanh toán điện tử”(E-payments evolution) của Monika Hartmann (nằm trong cuốn Handbuch E-Money, E-Payment & M-Payment của Thomas Lammer
Trang 16của việc TTKDTM Tiếp theo đó, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin cũng như nhu cầu ngày càng tăng đối với các hình thức TTKDTM, Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng tới 2020 và sau đó là Quyết định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 Đây chính là những văn bản mang tính bước ngoặt đối với hình thức TTKDTM tại Việt Nam, tạo nền tảng cho việc phát triển TTKDTM tại Việt Nam sau này
Tuy nhiên, mãi đến năm 2012 thì tại Việt Nam mới có một quy định chuẩn về thanh toán điện tử với tên mới là TTKDTM, đó là Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 thay thế cho Nghị định số 64/2001/NĐ-CP Nghị định này đã đưa ra quy định cụ thể về hoạt động TTKDTM, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ TTKDTM; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán, theo đó dịch vụ TTKDTM bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng Và gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-
CP ngày 01/7/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định
số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về TTKDTM để hoàn thiện hơn các quy định về TTKDTM, tạo hành lang pháp lý rõ ràng và chi tiết hơn cho hoạt động mới mẻ và đầy sức phát triển này
1.1.1.2 Mô hình thanh toán không dùng tiền mặt
Mô hình TTKDTM được phát triển dựa trên mô hình thanh toán thông thường2 Mô hình TTKDTM có 2 dạng: mô hình ba bên và mô hình bốn bên
Trang 17Các bên tham gia trong mô hình ba bên bao gồm: bên mua/bên trả tiền, bên bán/bên nhận tiền và trung gian thanh toán Trung gian thanh toán có thể là ngân hàng, cũng có thể là một tổ chức phi ngân hàng như công ty viễn thông (cung cấp dịch vụ điện thoại di động) Thông thường, tổ chức phi ngân hàng chỉ làm trung gian thanh toán trong Kênh thanh toán điện thoại di động Đặc trưng điện tử của mô hình này nằm ở các công đoạn chuyển tiếp thông tin thanh toán
Mô hình bốn bên
Các bên tham gia trong mô hình bốn bên gồm có: bên mua/ bên trả tiền, bên bán/bên nhận tiền, hai tổ chức trung gian là ngân hàng và một bên thứ ba đóng vai trò trung gian hỗ trợ thanh toán (broker) Điển hình ví dụ cho mô hình bốn bên chính là hình thức thanh toán thông qua cổng thanh toán trực tuyến
Ưu điểm của mô hình bốn bên là (i) khách hàng sử dụng thông tin định danh theo quy định của broker (email, số điện thoại…) nên không cần tiết lộ số tài khoản của mình; (ii) khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ của broker hơn so với dịch vụ ngân hàng Hơn nữa, broker không chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán đơn thuần mà còn cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như đảm bảo thanh toán … rất phù hợp với những giao dịch thương mại điện tử
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này chính là khách hàng phải làm việc với cả hai trung gian: ngân hàng và broker Khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng và đăng ký sử dụng dịch vụ, mở tài khoản tại broker, sau đó chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng sang tài khoản tại broker Trong nhiều trường hợp, nếu khách hàng đã có tài khoản tại ngân hàng, khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán theo
mô hình ba bên của ngân hàng, chứ không sử dụng dịch vụ thanh toán theo mô hình bốn bên với sự tham gia của broker nữa
1.1.2 Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư
1.1.2.1 TTKDTM đáp ứng đa dạng các loại giao dịch thương mại của dân cư
Người dân có thể sử dụng hình thức TTKDTM để mua hàng hóa, dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc tham gia vào giao dịch TTKDTM Các giao dịch có thể ứng dụng phương thức TTKDTM rất đa dạng, bao gồm:
Trang 18- Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm bán lẻ (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, cửa hiệu, máy bán lẻ tự động…)
- Thanh toán dịch vụ điện, nước, điện thoại, truyền hình… của hộ gia đình và
cá nhân
- Thanh toán dịch vụ công cộng (tiền tàu, xe, cầu phà, bến bãi…)
- Thanh toán tiền dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn lớn
vụ TTKDTM, do vậy, các giao dịch TTKDTM thường có giá trị tương đối thấp Thêm vào đó, giá trị giao dịch TTKDTM thường được các nhà cung ứng dịch vụ khống chế hạn mức để quản trị rủi ro, bao gồm cả rủi ro công nghệ (hacker…) và phi công nghệ (bị thất lạc, mất cắp thẻ tín dụng, điện thoại di động, mất password…)
1.1.2.3 TTKDTM không giới hạn về thời gian và địa lý
TTKDTM giúp cho khách hàng giao dịch mọi lúc mọi nơi, không cần phải trực tiếp đến quầy giao dịch của ngân hàng Khách hàng có thể thực hiện giao dịch thông qua mạng Internet (kênh Internet banking), và qua điện thoại di động (kênh Mobile banking)… TTKDTM rút ngắn thời gian giao dịch điện tử nhờ việc nhờ việc tự động hóa ở các khâu nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu thanh toán Kết quả là, khách hàng có thể tiết kiệm thời gian giao dịch và đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền
tệ
1.1.3 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Các hình thức TTKDTM trong dân cư được phân loại dựa trên các tiêu chí: kênh thanh toán, công cụ thanh toán, phương thức định danh, cụ thể như sau:
Trang 19Hình 1: Các hình thức TTKDTM
1.1.3.1.Theo kênh thanh toán
a) Kênh điện thoại di động
Dịch vụ chuyển tiền với lệnh chuyển tiền được chuyển qua kênh điện thoại di động được biết tới dưới tên gọi Dịch vụ ngân hàng di động Trên thế giới, hiện đang
có 2 mô hình cung cấp:
- Mô hình không có sự tham gia của ngân hàng (unbank-based model): Đây
chính là mô hình thanh toán 3 bên với trung gian là tổ chức phi ngân hàng Khách hàng gửi tin nhắn điện thoại (SMS) hoặc sử dụng ứng dụng riêng cài đặt trên điện thoại di động (WAP) để ra lệnh chuyển tiền
Trang 20- Mô hình có sự tham gia của ngân hàng (bank-based model): Ngân hàng
tham gia cung cấp Dịch vụ ngân hàng di động theo một trong hai hình thức: (i) Ngân hàng thực hiện chuyển tiền theo Lệnh thanh toán của khách hàng được gửi qua kênh Điện thoại di động (mô hình thanh toán 3 bên với trung gian thanh toán là ngân hàng) Khách hàng có thể thực hiện giao dịch thanh toán bằng điện thoại di động với điều kiện số điện thoại di động đó đã được đăng ký với ngân hàng Cũng qua kênh Điện thoại di động, khách hàng còn có thể truy vấn số dư, được cung cấp thông tin về tài khoản và nhiều sản phẩm khác nữa (ii) Ngân hàng hợp tác với công ty viễn thông, thực hiện thanh toán theo mô hình thanh toán 4 bên với trung gian thanh toán là ngân hàng, công ty viễn thông Kênh tiếp nhận Lệnh thanh toán
là kênh Điện thoại di động
b) Kênh điện thoại cố định
Bên trả tiền gửi Lệnh thanh toán, hoặc thông tin Thẻ thanh toán qua điện thoại
cố định để ngân hàng thực hiện thanh toán theo mô hình thanh toán 3 bên Cũng qua kênh Điện thoại cố định, khách hàng còn có thể truy vấn số dư, được cung cấp thông tin về tài khoản bằng cách sử dụng mật khẩu thỏa thuận trước với ngân hàng Bên trả tiền cung cấp cho ngân hàng thông tin Lệnh thanh toán/Thẻ thanh toán và mật khẩu bằng cách sử dụng các phím bấm trên điện thoại hoặc sử dụng giọng nói Trong trường hợp sử dụng giọng nói, ngân hàng của bên trả tiền phải cài đặt chương trình cho phép nhận dạng giọng nói
c) Kênh Internet
Bên trả tiền gửi thông tin Lệnh thanh toán/Thẻ thanh toán tới ngân hàng thông qua các chương trình ứng dụng chạy trên cơ sở kết nối Internet Ngân hàng thực hiện thanh toán theo mô hình 3 bên hoặc mô hình 4 bên
Mô hình 3 bên
- PC banking (Home banking): Ngân hàng cài đặt chương trình ứng dụng tại
máy tính của bên trả tiền Máy tính của bên trả tiền được kết nối mạng LAN với ngân hàng Bên trả tiền sử dụng chương trình này để lập và chuyển lệnh thanh toán tới ngân hàng
Trang 21- Internet banking: Bên trả tiền đã đăng ký sử dụng sản phẩm Internet banking
có thể thực hiện giao dịch thanh toán tại bất kỳ máy tính có nối mạng Internet nào Bên trả tiền có thể truy cập trực tiếp vào trang web của ngân hàng hoặc từ trang web của bên bán, liên kết với trang web của ngân hàng thông qua Cổng thanh toán điện tử Đồng thời, bên trả tiền có thể tạo Lệnh thanh toán điện tử hoặc sử dụng Thẻ để thực hiện thanh toán
- Mô hình 4 bên: Ngân hàng hợp tác với một bên thứ ba (broker), thực hiện
thanh toán theo mô hình thanh toán 4 bên với trung gian thanh toán là ngân hàng – broker, kênh thanh toán là Internet Điển hình cho mô hình này là Paypal – một trong những cổng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam hiện nay.Bên trả tiền, bên nhận tiền có tài khoản mở tại broker và tài khoản ngân hàng, theo đó bên trả tiền truy cập trang web của broker để ra lệnh thanh toán Bên thứ ba có thể là công ty phát triển ví điện tử
d) Kênh ATM
Đây là kênh thanh toán chuyên phục vụ giao dịch thẻ theo mô hình thanh toán
3 bên với trung gian thanh toán là ngân hàng Bên trả tiền phải có Thẻ thanh toán và dùng Thẻ thanh toán để lập Lệnh thanh toán tại máy ATM Từ đây, lệnh thanh toán được gửi tới ngân hàng qua một đường truyền thiết lập riêng cho giao dịch ATM
Đó có thể là: (i) Đường truyền được thiết lập giữa hai ngân hàng theo thỏa thuận song phương, nếu có hai ngân hàng tham gia; hoặc (ii) Đường truyền được thiết lập bởi một trung gian mà các ngân hàng liên quan đều là thanh viên của trung gian đó (Tổ chức thẻ), nếu có từ hai ngân hàng trở lên tham gia
- Giao dịch thanh toán có tiếp xúc: Bên mua hàng quẹt thẻ/đưa thẻ vào máy
chấp nhận thẻ đặt tại điểm bán hàng để thực hiện thanh toán
Trang 22- Giao dịch thanh toán không tiếp xúc (Contactless payment): Bên trả tiền có
thể sử dụng công cụ thanh toán để thanh toán tại POS mà công cụ thanh toán
đó không cần tiếp xúc vật lý với máy trạm thanh toán Ưu điểm của giao dịch này là giao dịch được xử lý rất nhanh và phù hợp với những địa điểm bán lẻ, sân bay, bến tàu xe, và các khu vực công cộng khác Các công cụ thanh toán không tiếp xúc phổ biến hiện nay là thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và điện thoại di động có gắn công nghệ NFC (Near Field Communication)
- Giao dịch thanh toán sinh học (Biometrics Payment): Dấu hiệu sinh trắc học
thường được sử dụng nhất là dấu vân tay Hình thức thanh toán này được thực hiện tại khu vực Autobank hoặc POS có đặt thiết bị thanh toán hoạt động dựa trên cảm ứng sinh học (biometric sensor) Thiết bị này thường là thiết bị di động, có thể mang đi và lắp đặt tại bất kỳ điểm nào
1.1.3.2 Theo công cụ thanh toán
a) Lệnh thanh toán
Lệnh thanh toán gồm hai loại: lệnh chuyển Có và lệnh chuyển Nợ, cụ thể:
- Lệnh chuyển Có: đây là một yêu cầu chuyển tiền do bên trả tiền lập Theo
đó, ngân hàng sẽ ghi Nợ tài khoản bên trả tiền để chuyển đi, ghi Có bên nhận tiền Hình thức lập lệnh cụ thể là lệnh chuyển Có có thể là lệnh chuyển tiền đơn (một lệnh chuyển tiền cho một người thụ hưởng), hoặc chuyển tiền hàng loạt (một lệnh chuyển tiền cho nhiều người thụ hưởng) và có thể được lập dưới dạng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử Bên trả tiền có thể lập Lệnh chuyển có để ra lệnh chuyển tiền tại thời điểm hiện tại hoặc ra lệnh chuyển tiền tại một/nhiều thời điểm trong tương lai theo một lịch trình được xác định trước
- Lệnh chuyển Nợ (Direct Debit): Lệnh chuyển Nợ là một yêu cầu chuyển tiền
do bên nhận tiền (người thụ hưởng) lập Sau khi được bên trả tiền ủy quyền trích nợ, ngân hàng có thể ghi nợ tài khoản bên trả tiền để ghi có bên nhận tiền theo thông tin trên Lệnh chuyển Nợ Tương tự như Lệnh chuyển Có, Lệnh chuyển Nợ có thể được lập dưới dạng chứng từ giấy hoặc điện tử Ủy
Trang 23quyền trích nợ có thể được lập để dùng cho một giao dịch hoặc nhiều giao dịch trong một thời kỳ thỏa thuận trước Lệnh chuyển Nợ thường được áp dụng trong việc thanh toán sao kê thẻ, các hóa đơn sinh hoạt định kỳ…
b) Séc
Trong hệ thống ngân hàng ngày nay, séc được định nghĩa là một lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích tài khoản để trả cho người thụ hưởng Séc là một chứng từ giấy, tuy nhiên, chứng từ giấy này có thể được sử dụng như một công cụ thanh toán điện tử nhờ quá trình Chuyển đổi séc điện tử (Electronic Check Conversion)
Chuyển đổi séc điện tử là quá trình mã hóa các thông tin trên séc như tên người ký phát, số tài khoản, số tiền, thông tin ngân hàng thanh toán trên séc thành lệnh thanh toán điện tử, thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử Chuyển đổi séc điện tử
là giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn nhằm khắc phục những nhược điểm của séc giấy như chi phí in ấn, quản lý giấy tờ cao, quy trình xử lý séc giấy tốn nhiều thời gian và nhân lực…
c) Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành cho chủ thẻ
để thực hiện thanh toán theo các điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận Khắc phục được những nhược điểm của séc giấy, thẻ được chấp nhận rộng rãi trong nền kinh tế và phát triển thành nhiều loại đa dạng như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước
d) Tiền điện tử
Tiền điện tử là tiền đã được số hóa và sử dụng cho những giao dịch thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, Internet , được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua, người trả tiền) mở tại tổ chức phát hành Tiền điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì giá trị của tiền điện tử được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam
Trang 24kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu.Về phân loại, các loại tiền điện tử gồm có:
- E-cash: bao gồm các loại ví điện tử và thẻ lưu giữ giá trị (có thể nạp tiền
được) Ví điện tử/Thẻ lưu giữ giá trị là công cụ thanh toán trả trước, trong đó
số tiền mà khách hàng sở hữu và được sử dụng sẽ được ghi lại trên một thiết
bị điện tử của khách hàng
- Network money: Tiền được lưu giữ trong các sản phẩm phần mềm có thể
được sử dụng để thanh toán hoặc chuyển tiền thông qua các mạng liên lạc (Internet)
- Access products: Cho phép người dùng truy nhập tài khoản của họ và chuyển
tiền Việc truy nhập và thực hiện các giao dịch thường được thực hiện bằng điện thoại hoặc máy tính nối mạng như mạng Internet, mạng viễn thông Đây
còn gọi là tiền điện tử thanh toán dựa trên tài khoản
1.1.3.3.Theo phương thức định danh
Công nghệ hỗ trợ thanh toán điện tử gồm bốn nội dung: Authentication (Xác thực dữ liệu), Authorization (Phân quyền), Integrity (Toàn vẹn dữ liệu), Encryption (Mã hóa dữ liệu).Sự kết hợp bốn nội dung trên mang lại tính bảo mật, an toàn cho giao dịch thanh toán điện tử, điều đầu tiên được khách hàng quan tâm Tuy nhiên, khách hàng thường chỉ biết đến nội dung đầu tiên (Authentication), là nội dung hỗ trợ công tác định danh khách hàng Vì vậy, ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác đang xây dựng sản phẩm thanh toán điện tử dựa trên các phương thức định danh Những yếu tố được dùng để định danh khách hàng gồm có:
- Những cái mà khách hàng sở hữu bẩm sinh (who you are): những dấu hiệu sinh trắc học như dấu vân tay, giọng nói, khuôn mặt, mống mắt, chuỗi AND…
- Những cái mà khách hàng có (what you own): gồm các thiết bị/công cụ do ngân hàng cung cấp cho khách hàng hoặc thỏa thuận với khách hàng dùng để làm cơ sở định danh như thẻ ATM thông thường, thẻ thông minh, token key, điện thoại di động… Có thể định danh khách hàng bằng chính thiết bị này
Trang 25(đưa thẻ ATM vào máy để nhận dạng, dùng điện thoại di động để thực hiện giao dịch contactless payment…) hoặc bằng mã OTP (one time password) do thiết bị này tạo ra (thông qua 2 cơ chế là (i) serve tạo OTP và gửi qua tin nhắn SM tới điện thoại di động và (ii) thiết bị của khách hàng như thẻ EMV, token key, điện thoại có gắn chip xử lý)
- Những cái mà khách hàng biết (what you know): mật khẩu (password), mã định danh cá nhân (PIN)…
Khách hàng có thể được định danh dựa trên một yếu tố hoặc kết hợp từ hai yếu tố trở lên Đây cũng chính là cơ sở vô cùng quan trọng để ngân hàng phát triển các hình thức thanh toán điện tử
- Định danh một yếu tố được thể hiện dưới một số dạng thanh toán bao gồm: (i) thanh toán công nghệ sinh học (Biometric payments): Khách hàng được định danh duy nhất bằng nhân tố sinh học như dấu vân tay, giọng nói… (ii) Thanh toán không tiếp xúc (Contactless payment): Mã nhận dạng khách hàng (số tài khoản ngân hàng, số điện thoại di động…) được lưu trữ trong thiết bị không tiếp xúc (thẻ, điện thoại di động)
- Định danh hai yếu tố: kết hợp 2 yêu tố định danh cụ thể như kết hợp “what you know” và “what you own” Đây là sự kết hợp thường gặp nhất Khi chuyển tiền qua Internet banking, PC banking, bên cạnh mật khẩu tĩnh, khách hàng thường được yêu cầu nhập thêm OTP
- Ngoài ra, ngân hàng có thể kết hợp “who you are” và “what you own”: Khi thực hiện giao dịch bằng thẻ (tại máy ATM hay tại POS), khách hàng sử dụng thẻ được yêu cầu xác thực giao dịch bằng dấu vân tay thay vì mã PIN Bên cạnh đó, đối với những đối tượng khách hàng không biết chữ (khu vực Châu Phi), nhà cung cấp dịch vụ có thể kết hợp “who you are” và “what you know” thông qua định danh khách hàng bằng giọng nói Theo đó, khách hàng sẽ nhắc lại mật khẩu đã thỏa thuận để khởi tạo giao dịch thanh toán
Trang 261.2 Tổng quan về cổng thanh toán trực tuyến
1.2.1 Khái niệm cổng thanh toán trực tuyến
Về khái niệm, cổng thanh toán trực tuyến thực chất là một hệ thống phần mềm cho phép các website thương mại điện tử có thể kết nối được với các kênh thanh toán như ngân hàng, nhằm cung cấp công cụ giúp cho khách hàng, có tài khoản tín dụng hoặc các loại thẻ tín dụng có thể thực hiện các thủ tục thanh toán hóa đơn hàng hoá, dịch vụ thanh toán tiền điện online ngay trên website khi mua hàng Như vậy, thay vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc nộp tiền mặt trực tiếp, thì khách hàng chỉ cần xác nhận thanh toán là xong, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại Cổng thanh toán trực tuyến lúc này có vai trò tương đương như một điểm bán hàng
và có thể hiểu là một “dịch vụ trung gian giữa người mua, người bán và ngân hàng” Với mục đích giúp các giao dịch mua bán online được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện nhờ quy trình người mua trả cho người bán bằng tài khoản ngân hàng
Có thể nói, cổng thanh toán trực tuyến là hệ thống kết nối giữa ngân hàng, người mua và người bán với mục tiêu cuối cùng là người bán có thể nhận được tiền ngay khi giao dịch trực tuyến hoàn tất Người mua chỉ cần biết rằng họ đã thanh toán cho người bán thông qua website thương mại điện tử bằng chính những tài khoản online họ đã đăng ký sử dụng một cách tiện ích nhất Như vậy, cổng thanh toán trực tuyến được sử dụng tương tự như một POS khi thanh toán online, theo đó, cổng thanh toán cho phép mã hóa các thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng để có thể đảm bảo thông tin có thể bảo mật và giao dịch thuận tiện giữa người bán và người mua
Nếu hiểu một cách đơn giản hơn nữa thì cổng thanh toán trực tuyến là bộ xử lý trực tuyến, có khả năng kết nối giữa thẻ tín dụng và tài khoản thanh toán của người bán (merchant account) để thực hiện giao dịch Nhiệm vụ chính của các cổng thanh toán trực tuyến là xử lý và xác minh tính chân thực của yêu cầu mua hàng, và hơn hết nó chỉ là một dịch vụ trung gian giữa tài khoản thanh toán của người bán và
ngân hàng, không phải là dạng lưu trữ giá trị như ví điện tử
Trang 27Hình 2: Chu trình thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến
(Nguồn: Tạp chí điện tử Expressmagazine, Mô hình cổng thanh toán trực tuyến)
1.2.2 Đặc điểm của cổng thanh toán trực tuyến
Về đặc điểm chung, cổng thanh toán trực tuyến chính là một trong những hình thức TTKDTM nên nó có đầy đủ các đặc điểm của hình thức thanh toán này Cổng thanh toán điện tử đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, gọn nhẹ về thanh toán online của khách hàng, có giá trị giao dịch thấp và không giới hạn về mặt địa lý, thời gian cũng như không gian
Về đặc điểm riêng, cổng thanh toán là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website thương mại điện tử Cổng thanh toán cung cấp
hệ thống kết nối an toàn giữa tài khoản thanh toán của khách hàng (tài khoản thẻ, ví điện tử) với tài khoản của website bán hàng, cho phép các cá nhân và doanh nghiệp thanh toán và nhận tiền trên Internet một cách nhanh chóng, tiện lợi và được bảo vệ
Trang 28an toàn Trong bối cảnh yếu tố bảo mật đã và đang được ưu tiên hàng đầu, cổng thanh toán hiện nay đã trở thành lựa chọn tối ưu cho các giao dịch thanh toán trực tuyến nhờ những tiện ích vượt trội so với các phương thức thanh toán thông thường:
- Cổng thanh toán cung cấp hình thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng &
an toàn: Khách hàng lựa chọn hàng hóa và thanh toán ngay trên website Giao dịch chuyển – nhận tiền được thực hiện chỉ với vài thao tác click chuột
- Một cổng thanh toán luôn có sẵn kết nối với các kênh thanh toán online phổ biến (thẻ ngân hàng nội địa, thẻ quốc tế, ví điện tử,…) Điều này đồng nghĩa với việc website sẽ được tự động kết nối với các kênh thanh toán này Việc kết nối cổng một mặt tạo ra cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn về phương thức thanh toán, mặt khác lại giản tiện cho doanh nghiệp khi chỉ cần mở một tài khoản để nhận tiền
- Quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng: các cổng thanh toán cung cấp tiện ích xử lý giao dịch, báo cáo trực tuyến và tự động Với tiện ích này, chủ gian hàng kinh doanh trực tuyến sẽ quản lý các giao dịch một cách khoa học và tiết kiệm thời gian
- Tăng uy tín hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Các cổng thanh toán chất lượng thường được vận hành bởi các công ty chuyên về giải pháp thanh toán, có tiềm lực vững chắc về tài chính và kết nối chặt chẽ với hệ thống ngân hàng Điều này như một sự đảm bảo vững chắc cho hoạt động kinh doanh của website có kết nối cổng
1.2.3 Vai trò của cổng thanh toán trực tuyến
Cùng với các hình thức TTKDTM khác, thanh toán thông qua cổng thanh toán trực tuyến góp phần hết sức quan trọng trong sự phát triển không ngừng của thời đại công nghệ thông tin Chỉ cần ngồi tại chỗ, với một cú click chuột, việc mua sắm, chi tiêu, thanh toán các nhu yếu phẩm cần thiết bỗng trở nên nhanh gọn và hiệu quả Điều này có thể cho thấy lợi ích thiết yếu của cổng thanh toán trực tuyến nói riêng
và TTKDTM nói chung đối với nền kinh tế quốc gia, dân cư hay các NHTM
Trang 29Đối với nền kinh tế quốc gia, việc sử dụng cổng thanh toán trực tuyến đóng góp vai trò giải quyết các vấn đề về tiền tệ, du lịch hay công nghệ thông tin Về mặt tiền tệ, thanh toán qua cổng thanh toán trực tuyến giúp giảm bớt khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm thiểu rủi ro quản lý tiền mặt Tiền mặt được rút bớt từ trong dân cư, tiết kiệm nhiều nguồn lực cho việc in ấn hay phát hành tiền mặt, giảm bớt rủi ro không đáng có
Lợi ích thứ hai mà thanh toán quan cổng thanh toán trực tuyến nhấn mạnh chính là sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, tạo cơ sở phát triển kinh tế tri thức Việc không phát triển cổng thanh toán trực tuyến nói riêng và TTKDTM nói chung là đồng nghĩa với việc quay lưng lại với nền kinh tế tri thức của nhân loại Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần thiết cho các nước công nghiệp hóa Như vậy, phát triển cổng thanh toán trực tuyến nói riêng và TTKDTM nói chung đối với nền kinh tế quốc gia được xem như một định hướng mang tính chiến lược, cần được phát triển trong lâu dài và bền vững
Ngoài tầm quan trọng mà thanh toán điện tử mang lại cho nền kinh tế quốc gia, đối với các ngân hàng thương mại, cổng thanh toán trực tuyến nói riêng và TTKDTM nói chung cũng được xem như nhiệm vụ then chốt để phát triển Thanh toán thông qua cổng thanh toán trực tuyến giúp các ngân hàng tiết kiệm được chi phí hoạt động trong việc vận chuyển, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt, từ đó giảm rủi ro trong việc thanh khoản Thanh toán nhanh gọn qua cổng thanh toán trực tuyến cũng giúp số lượng khách hàng giao dịch gia tăng, khoản tiền giao dịch qua ngân hàng cũng đột biến theo, luân chuyển vốn nhanh hơn, giảm thấp chi phí cho các hoạt động của ngân hàng
Boston Consulting Group nghiên cứu rằng nếu so sánh ích lợi của các khách hàng cá nhân trước và sau một năm áp dụng ngân hàng trực tuyến thì nhờ phương thức mới này, ích lợi của khách hàng sẽ tăng từ 20 đến 40 Có được kết quả như trên một phần cũng nhờ môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có những thay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch của các ngân hàng được mở rộng, thanh toán điện tử liên ngân hàng được triển khai có hiệu quả,
Trang 30các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng nhờ vậy các ngân hàng có thể kiểm soát được mọi giao dịch, tạo điều kiện cho công tác quản lý tốt hơn Ngoài
ra, lợi ích lớn nhất mà các ngân hàng đạt được là sự tiện lợi của cổng thanh toán trực tuyến nói riêng và TTKDTM nói chung Ngay khi khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ, ngân hàng có thể nhanh chóng cung cấp mà không phụ thuộc vào thời gian, khoảng cách địa lý
Ngoài việc đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế quốc gia hay ngân hàng thương mại, cổng thanh toán trực tuyến cũng đem lại những lợi ích thiết thực cho dân cư Thanh toán thông quan cổng thanh toán trực tuyến đồng nghĩa với việc thanh toán không dùng tiền mặt, điều này làm tăng tính an toàn, đặc biệt khi mua sắm sản phẩm có giá trị lớn Người dân không cần phải để tồn quỹ, cất giữ trong nhà quá nhiều tiền mặt, vừa rủi ro, không tiện lợi và tốn kém khi vận chuyển, thanh toán Chỉ cần một cú click chuột hay một chiếc thẻ có chiều dài chưa bằng một tờ tiền, mọi nhu yếu phẩm cũng như hàng hóa lớn đều có thể thanh toán nhanh, gọn, nhẹ Thanh toán thông qua cổng thanh toán trực tuyến nói riêng và TTKDTM nói chung giúp người dân tiết kiệm thời gian, linh hoạt trong thanh toán và đơn giản hóa quá trình thanh toán vốn lâu nay vẫn khá phiền toái và phức tạp
1.2.4 Các yếu tố tác động đến hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến
1.2.4.1 Các điều kiện khách quan
- Môi trường kinh tế: Sự phát triển ổn định nền kinh tế vĩ mô là tiền đề cơ bản
và quan trọng cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho sự phát triển hoạt động TTKDTM nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng Nền kinh
tế phát triển tạo điều kiện thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tiền tệ góp phần tạo diện mạo văn minh thương mại với sự ra đời của nhiều hệ thống phân phối như siêu thị, hệ thống bán hàng điện tử…
- Hệ thống văn bản pháp lý: Kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy TTKDTM nói chung và cổng thanh toán trực tiến nói riêng phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, cụ thể để điều chỉnh các quan hệ tham gia thanh toán điện tử Thiếu một cơ sở
Trang 31pháp lý đầy đủ, vững chắc Nhà nước sẽ không có cơ sở để kiểm soát các hoạt động thanh toán điện tử, doanh nghiệp và dân cư không có căn cứ xử lý các rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh Để phát triển dịch vụ TTKDTM cần một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch việc cung ứng dịch vụ một cách rõ ràng, cụ thể, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia Bên cạnh đó cũng rất cần các chính sách hỗ trợ của chính phủ, nhà nước được ví như một đòn bẩy tác động mạnh và tích cực đến việc mở rộng đối tượng sử dụng thanh toán điện tử, chính sách yêu cầu trả lương qua tài khoản…Thực
tế rất cần các Chính phủ vào cuộc, có chính sách để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các công cụ TTKDTM
- Môi trường sống cùng với quá trình công nghiệp hoá ngày càng rộng khắp sẽ khiến người dân khan hiếm ngày càng nhiều về mặt thời gian cho nhu cầu thương mại và dịch vụ Điều đó cũng có nghĩa là xã hội sẽ có những đòi hỏi
về tiện ích ngày một cao hơn về thương mại dịch vụ và ngân hàng có môi trường và cơ hội để vào cuộc, đồng thời cũng đòi hỏi ngân hàng phải có những thay đổi thích ứng về dịch vụ để có được một nền văn minh thanh toán thích hợp
- Số lượng dân cư, thói quen thanh toán và tiêu dùng của dân cư cũng là một yếu tố không nhỏ tác động tới sự phát triển của cổng thanh toán trực tuyến Tâm lý, thói quen, sự hiểu biết của dân cư đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ điện tử Thói quen của người tiêu dùng thường thay đổi chậm hơn so với tiến bộ của công nghệ, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại Thói quen dùng tiền mặt khiến cho người tiêu dùng khó chấp nhận việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ ATM, dịch vụ Internetbanking; SMS Banking…vì họ cho rằng sử dụng tiền mặt thuận tiện hơn Tâm lý ngại thay đổi, e dè, ngại tìm hiểu và sử dụng công nghệ mới, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người dân với các hình
Trang 32thức thanh toán mới, đây là lực cản cho sự quá trình phát triển TTKDTM trong dân cư
- Hạ tầng công nghệ nói chung, công nghệ thông tin và viễn thông quốc gia nói riêng phát triển đồng bộ, hiện đại và tiên tiến là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán điện tử trong dân cư Công nghệ ảnh hưởng tích cực đến mô hình hoạt động, tốc độ xử lý giao dịch, lưu giữ và
xử lý cơ sở dữ liệu tập trung cho phép tự động hoá các giao dịch, độ chính xác cao và khả năng quản trị rủi ro của các dịch vụ ngân hàng điện tử Để phát triển TTKDTM nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng tại một quốc gia thì hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán điện tử phải phát triển đồng bộ, chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng chung về hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ thanh toán phải đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán trong nền kinh tế
1.2.4.2 Các điều kiện chủ quan
- Mạng lưới thanh toán: Một trong những yếu tố dẫn đến thành công của các quốc gia trên thế giới trong việc phổ rộng TTKDTM trong khu vực dân cư
đó là mạng lưới rộng khắp các điểm chấp nhận thẻ thanh toán và đa dạng các dịch vụ thanh toán online Có như vậy người sử dụng mới thật sự cảm thấy giá trị về mặt thuận tiện của việc sử dụng các phương tiện thanh toán thay thế cho tiền mặt, từ đó kích thích nhu cầu TTKDTM, đồng thời có tác dụng thuyết phục và làm thay đổi thói quen tiêu tiền mặt của người dân
- Công nghệ áp dụng trong giao dịch giữa các ngân hàng: Với tốc độ phát triển như vũ bão, công nghệ đã và đang hỗ trợ tập trung hóa và chuyên môn hóa các hệ thống thanh toán cũng như đảm bảo tính chuẩn hóa, tốc độ xử lý của các giao dịch thanh toán Những trục trặc và sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử đã phần nào khiến người tiêu dùng e ngại Vì vậy điều quan trọng hơn cả là cần một sự định hướng và
kế hoạch tổng thể từ Chính phủ và Ngân hàng Trung ương cũng như các
Trang 33NHTM về hạ tầng công nghệ cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong dài hạn
- Hợp tác của các ngân hàng thương mại: Sự hợp tác trong cạnh tranh lành mạnh của các NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử Sự liên kết, hợp tác, liên thông và đồng bộ hóa giữa các NHTM sẽ đem lại các dịch vụ tiện ích cho KH và đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên
- Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của mỗi ngân hàng thương mại: Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của mỗi ngân hàng thương mại có ảnh hưởng nhất định đến phát triển thanh toán điện
tử trong dân cư Phát triển thanh toán điện tử chỉ có thể thành công nếu các ngân hàng có định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, bao gồm chiến lược khách hàng, chiến lược marketing thâm nhập thị trường, phát triển mạng lưới kênh phân phối, phát triển sản phẩm và đào tạo nhân sự nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng điện tử trong dân cư
- Năng lực quản trị rủi ro: Hoạt động TTKDTM luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường Nguyên nhân có thể là do yếu tố khách quan từ những chính sách vĩ
mô của Nhà nước, hạ tầng công nghệ quốc gia, hành vi cố tình lừa đảo của
KH, đối tác; hoặc có thể do những nguyên nhân chủ quan từ chính các NH như sự đáp ứng của hệ thống công nghệ, sự thiếu hụt và không đồng bộ của các cơ chế, chính sách, các quy trình nghiệp vụ, rủi ro về đạo đức của cán bộ
NH hay sự thiếu hiểu biết của cán bộ ngân hàng Hậu quả của nó sẽ làm xấu
đi tình hình tài chính của các NH và ảnh hưởng đến uy tín của NH và đặc biệt là niềm tin của khách hàng, đặc biệt khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, KH thường rất nhạy cảm và quan tâm đến tính an toàn, bảo mật
về tài sản và các thông tin cá nhân của mình Vì vậy năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu trong việc phát triển các dịch
vụ ngân hàng điện tử
Trang 34- Mạng lưới kênh phân phối: Tạo lập các kênh phân phối đa dạng nhằm tối đa hoá việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, thông tin đến KH đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư Mạng lưới phân phối bao gồm các chi nhánh trong và ngoài nước, các công ty trực thuộc, các đại lý, các phòng giao dịch, và các hệ thống giao dịch tự động như ATM, KIOS, SMS banking, Internet banking, Contact Center… đang tạo ra một ảnh hưởng rất lớn trong việc thu hút KH vì nó đem lại các tiện ích cho KH, giảm thiểu công sức đi lại và thời gian giao dịch, thông tin được cập nhật nhanh nhất mọi lúc mọi nơi Ngoài ra trên thế giới các ngân hàng còn phát triển kênh phân phối dưới hình thức là các đại lý bán hàng, tư vấn sử dụng dịch vụ hay các trung tâm Outsoures thậm trí ở các quốc gia khác để cắt giảm chi phí
- Dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ không chỉ được đánh giá thông qua chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng, mà còn được đánh giá thông qua độ an toàn, chính xác và cập nhật trong xử lí nghiệp vụ, thủ tục đơn giản thuận tiện trong giao dịch và tốc độ xử lý giao dịch nhanh Là yếu tố vô hình nhưng chất lượng dịch vụ khách hàng có ý nghĩa sống còn trong hoạt động kinh doanh các NHTM hiện nay và đặc biệt là đối với các dịch vụ thanh toán điện tử Với đặc thù khách hàng là người tự sử dụng dịch vụ điện
tử trong thời gian 24/7 nên khách hàng rất cần sự hỗ trợ từ ngân hàng 24/7
Vì vậy Trung tâm Dịch vụ khách hàng (Contact Center/ Call Center) hoạt động 24/7 nhằm hướng dẫn tư vấn, giải đáp thắc mắc và thực hiện các tác nghiệp liên quan trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ điện
tử của ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu trong ngân hàng
1.2.5 Hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến
Các cổng thanh toán trực tuyến có thể hiểu là một dịch vụ trung gian giữa người mua, người bán và ngân hàng Người mua hàng sẽ lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ trên website thương mại điện tử Quá trình thanh toán bắt đầu diễn ra, thay
vì thanh toán COD (trao tiền mặt khi nhận hàng) thì người mua sẽ điền thông tin tài khoản của mình vào cổng thanh toán trực tuyến tích hợp sẵn trên website Tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ bắt đầu bị trừ tiền đúng bằng số tiền mua hàng và
Trang 35chuyển cho người bán Phần người mua điền thông tin thẻ ngân hàng trên website thương mại điện tử chính là nền tảng cổng thanh toán trực tuyến Còn quá trình trừ tiền từ tài khoản ngân hàng của người mua chuyển đến người bán là dịch vụ thanh toán trực tuyến
Thông qua sự phát triển nhanh như vũ bão của các hình thức TTKDTM nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng, thanh toán bằng tiền mặt bắt đầu dần dần biến mất, thay vào đó là cách thức thanh toán bằng “tiền ảo” được diễn ra, mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người mua và bán khi giúp cho giao dịch được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi với độ bảo mật và an toàn cao
Cổng thanh toán trực tuyến bao gồm:
– Merchant account: là một tài khoản điểm chấp nhận giao dịch thanh toán Tài khoản này cho phép bạn chấp nhận thanh toán hóa đơn sản phẩm, dịch
vụ bằng thẻ tín dụng Việc bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể được tiến hành thông qua dạng tài khoản này
– Payment gateway: là phần mềm phục vụ chuyển dữ liệu của các giao dịch tài chính từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng, với mục đích hợp thức hóa quy trình thanh toán thẻ tín dụng
Cách thức hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến: Sau khi hoàn thành giao dịch thanh toán trực tuyến, một thông tin sẽ được gửi tới ngân hàng yêu cầu chuyển
số tiền mua hàng (thanh toán dịch vụ) trong tài khoản người mua tới người bán Người bán sẽ phải trả một khoản phí cho ngân hàng và cổng thanh toán trực tuyến một khoản tiền hoa hồng được thỏa thuận từ trước
1.3 Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến tại một số quốc gia trên thế giới
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến trong dân cư của Trung
Quốc
Hiện nay, khi muốn thực hiện giao dịch, người dân Trung quốc chỉ cần đến các trụ ATM hay ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của mình, sau đó đăng ký một tài khoản thanh toán qua mạng là có thể thỏa sức mua sắm, thanh toán trên
Trang 36mạng Sự thay đổi này bắt nguồn từ sự lớn mạnh của thị trường lập trình web thương mại điện tử và sự phát triển của cơ sở hạ tầng viễn thông tại Trung Quốc, do
đó không có gì ngạc nhiên khi người dân bắt đầu thay đổi xu hướng thanh toán truyền thống sử dụng tiền mặt mà chuyển sang sử dụng các cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất
Tính đến thời điểm hiện tại, số người tại Trung Quốc đăng ký sử dụng các app thanh toán qua mobile đã đạt 470 triệu người, chiếm khoảng 70% lượng người dùng Internet trên mobile Việc đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán qua mobile giúp người dân Trung quốc có thể ngồi ngay tại nhà và sử dụng các lệnh giao dịch online chi trả trên web nhập hàng các hóa đơn, mua vé máy bay, tàu hỏa, xem phim Những dịch vụ thanh toán online này giúp người dùng giao dịch, chi trả mọi thứ từ hóa đơn điện nước, mua sắm quần áo tới chuyển tiền cho bạn bè và người thân Theo thống kê hãng iResearch (Trung Quốc), thanh toán qua mạng trong quý I/2015 đạt giá trị giao dịch 2,4 ngàn tỷ NDT (386 tỷ USD), cao hơn năm ngoái 30%
Như vậy, có thể khẳng định rằng, thanh toán trực tuyến đang bùng nổ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới do sự phổ cập rộng rãi của điện thoại thông minh và dịch
vụ đám mây phát triển Phổ biến nhất là Alipay của Alibaba với trung bình hơn 400 triệu tài khoản hoạt động hằng năm Hãng Tencent cũng đang rất thành công với cổng thanh toán qua ứng dụng tin nhắn WeChat với trung bình 549 triệu người dùng mỗi tháng Năm ngoái, có khoảng hơn 100 triệu tài khoản ngân hàng tích hợp trong các ứng dụng WeChat và Mobile QQ, hai dịch vụ nhắn tin của Tencent (Theo Tạp chí tài chính)
Bên cạnh đó, giá trị thanh toán qua điện thoại di động ở Trung Quốc đã đạt 5,5 nghìn tỷ USD vào năm 2016, gấp 50 lần quy mô của thị trường Mỹ (doanh số 112
tỷ USD) Điều này chứng tỏ vị thế của các công ty Internet Trung Quốc trong một phân khúc của thị trường được coi là “cánh cổng” dẫn tới công nghệ tài chính ngân hàng duy trì hệ sinh thái (Louise, 2017) 2016 cũng là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng của thanh toán di động tại Trung Quốc khi việc sử dụng ví tiền điện tử hoạt động để thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị, nhà hàng và các cửa hàng quần áo đã trở nên phổ biến
Trang 37Thành công của thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc thể hiện rõ ràng nhất qua
3 lĩnh vực:
Thứ nhất, thanh toán qua điện thoại di động: Mua sắm trực tuyến được đẩy
mạnh cùng với sự phát triển của điện thoại thông minh Điều tra tại Trung Quốc cho thấy, có 95% người sử dụng internet duyệt mạng bằng điện thoại di động Ngoài ra với Alipay - dịch vụ thanh toán của Alibaba đã nhanh chóng trở thành sự lựa chọn cho ví tiền điện tử, tuy nhiên nó cũng phải đối mặt với thách thức lớn khi Tencent một công ty game và tin nhắn trình diện chức năng thanh toán cho ứng dụng của điện thoại Wechat với số người sử dụng lên tới 889 triệu tài khoản vào quý IV/2016 (Statista, 2017)
Thứ hai, ví tiền thông minh là sự cải tiến đặc biệt, khi ứng dụng trên điện thoại
di động có thể kết nối trực tuyến tới các giao dịch bán lẻ trực tiếp Mã vạch có dạng
ma trận (QR code) đã có mặt khắp nơi ở các cửa hàng bán lẻ hay quán ăn sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc Người sử dụng chỉ đơn giản mở ứng dụng Wechat hay Alipay chụp QR code và thanh toán hay là người bán hàng thu tiền của khách hàng bằng việc chụp ma trận mã vạch của khách hàng
Thứ ba, thương mại điện tử giúp tiếp cận các khách hàng nhỏ lẻ Hầu hết các
ngân hàng ở Trung Quốc đã bỏ qua những người vay tiền số lượng ít mà chỉ tập trung cho các doanh nghiệp nhà nước vay Thêm vào đó, sự thiếu vắng hệ thống xếp hạng tín dụng đã khiến cho các ngân hàng lưỡng lự khi cho các cá nhân vay
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển thanh toán trực tuyến trong dân cư của Ấn Độ
Điểm đáng chú ý là Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India - RBI) trong những năm qua đã nỗ lực rất nhiều để xây dựng khung pháp lý khá hoàn thiện
và thông thoáng nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động thanh toán điện tử trong dân cư một cách hiệu quả, cụ thể là cùng với Luật về Hệ thống thanh toán năm 2007, RBI
đã ban hành 2 quy định có hiệu lực từ 12/08/2008: (i) quy định về Cơ chế hoạt động của Ban xây dựng và giám sát thi hành quy định về Hệ thống Thanh toán (Board of Regulation and Supervision of Payment & Settlement Systems - BPSS) và (ii) quy
Trang 38định cụ thể liên quan đến Hệ thống thanh toán, cho phép các tổ chức phi ngân hàng được RBI cấp phép có thể tham gia vào mạng lưới thanh toán
Liên quan đến công cụ thanh toán trả trước, tháng 4/2009 RBI đã ban hành văn bản hướng dẫn việc phát hành và cơ chế hoạt động, quy định rõ bốn nhóm công
cụ trả trước gồm (i) công cụ trả trước do các đơn vị kinh doanh phát hành và chỉ được sử dụng trong hệ thống cửa hàng của đơn vị đó, không được phép rút tiền mặt hay quy đổi thành tiền mặt; (ii) công cụ trả trước được chấp nhận thanh toán ở một nhóm các đơn vị kinh doanh có ký kết thỏa thuận chấp nhận từ trước, không được phép rút tiền mặt hay quy đổi thành tiền mặt; (iii) công cụ trả trước dùng có thể thanh toán ở bất kỳ điểm chấp nhận thanh toán thẻ nào (POS), không được phép rút tiền mặt hay quy đổi thành tiền mặt; (iv) công cụ trả trước dùng để mua sắm hàng hóa và rút tiền mặt tại máy ATM; và cũng làm rõ vai trò của các tổ chức phát hành, cách thức giao dịch và mức nạp tiền Theo bản hướng dẫn được sửa đổi, bổ sung vào tháng 11/2010, các ngân hàng cũng đã được phép phát hành các công cụ thanh toán trả trước thuộc nhóm (ii) với trị giá tối đa là 5,000 Rupees ($89)/khách hàng
Bên cạnh đó, RBI đã đưa ra Tầm nhìn đối với hoạt động TTKDTM năm 2010, tập trung vào hai lĩnh vực chính: (i) ngân hàng di động và (ii) công cụ thanh toán trả trước dưới dạng thẻ thông minh, thẻ băng từ, tài khoản trực tuyến, ví trực tuyến, tài khoản di động, ví di động, phiếu mua hàng, …
1.3.3 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm ngân hàng di động của Châu Á
Công nghệ đã làm thay đổi ngành ngân hàng với sự ra đời của dịch vụ Ngân hàng Di động, tạo ra sự thuận tiện và khả năng tiếp cận chưa từng có cho khách hàng Số lượng người sử dụng dịch vụ Ngân hàng Di động trên toàn thế giới được
dự báo tăng từ 55 triệu năm 2009 lên 894 triệu năm 2015, với tốc độ tăng trưởng hàng năm 59% Châu Á là Châu lục dẫn đầu về ứng dụng các dịch vụ Ngân hàng Di động, chiếm hơn một nửa của tổng số người sử dụng trên toàn thế giới
Có thể nói, dịch vụ Ngân hàng Di động không chỉ đem lại cơ hội cho các ngân hàng và công ty viễn thông mà còn đặt ra các vấn đề pháp lý cho các ngân hàng trung ương và các cơ quan chính sách Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng Di động ở
Trang 39châu Á đòi hỏi phải có các quy định pháp lý bảo vệ khách hàng, bảo đảm an toàn cho các giao dịch, và tạo điều kiện phát minh các dịch vụ mới Mục tiêu của các quy định này là nhằm: (i) Định nghĩa rõ ràng hoạt động Ngân hàng Di động và các vấn
đề liên quan đến cấp phép và giám sát bởi các cơ quan tài chính; (ii) Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng Di động công bố phí dịch vụ và chi tiết các dịch vụ bao gồm cũng như bảo đảm đối xử công bằng và quyền riêng tư của khách hàng; và (iii) Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng Di động quản lý rủi ro gian lận và các hành động phạm tội khác theo Quy tắc Hiểu rõ khách hàng, các quy định về Phòng chống rửa tiền, và các quy định bảo đảm an toàn khác
Các mô hình cung cấp dịch vụ Ngân hàng Di động đã được triển khai không chỉ cho các khách hàng có tài khoản ngân hàng (khách hàng hiện tại) mà còn cho cả những người không có tài khoản ngân hàng Mặc dù các quy định pháp luật hiện hành không ngăn cấm các ngân hàng và công ty viễn thông lựa chọn cả 2 phân khúc thị trường trên nhưng các đơn vị cung cấp dịch vụ Ngân hàng Di động ở từng quốc gia tại châu Á đều chỉ tập trung vào 1 phân khúc thị trường
Trong số các nước châu Á, nơi mà hầu hết các ngân hàng hướng tới phân khúc thị trường này, Nhật Bản và Hàn Quốc là là hai nước có tỷ lệ thâm nhập thị trường đối với dịch vụ Ngân hàng Di động cao nhất Ở hai nước này, gần 100% khách hàng hiện tại đã sử dụng dịch vụ Ngân hàng Di động Nguyên nhân phải kể đến là hạ tầng viễn thông ở 2 quốc gia này rất phát triển, đặc biệt là ứng dụng công nghệ 3G – chuẩn viễn thông di động tiên tiến hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao kết hợp với nhận dạng giọng nói Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới phát triển thiết bị di động 3G và 90% thiết bị viễn thông hoạt động trên nền tảng 3G với thành công là đưa điện thoại di động vào hỗ trợ thanh toán điện tử từ năm 2004 Dịch vụ Ngân hàng
Di động ở Hàn Quốc cũng phát triển nhanh chóng do người dân sử dụng phổ biến điện thoại di động để mua sắm hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ Tất cả các ngân hàng bán lẻ tại Hàn Quốc đều cung cấp dịch vụ Ngân hàng Di động và năm
2004 đều bắt đầu phát hành các chip mạch tích hợp có thể gắn vào di động, cho phép chúng hoạt động giống như 1 chiếc thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ (khách hàng
Trang 40chỉ cần đưa điện thoại này lại gần máy đọc chuyên biệt ở ngân hàng và các cửa hàng)
Đối với phân khúc khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng, họ là những người nghèo hoặc ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng Với dịch vụ Ngân hàng Di động, họ có thể dùng di động của mình để nộp và rút tiền khỏi tài khoản giá trị tại các điểm như cửa hàng tạp hóa hoặc đại lý bán thẻ điện thoại Khách hàng cũng sử dụng dịch vụ Ngân hàng di động để chuyển tiền giữa các tài khoản và để thanh toán hóa đơn.Mặc dù hầu hết các nước đang phát triển ở châu Á trong đó có Campuchia, Việt Nam và Indonesia hướng tới phân khúc khách hàng hiện tại thì Ấn Độ và Philipin lại triển khai thành công dịch vụ Ngân hàng Di động cho phân khúc khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng Ấn Độ là quốc gia có doanh số chuyển tiền nước ngoài cao nhất trên thế giới, chiếm 12% của tổng số 413 tỷ USD năm 2009
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Để có thể phát triển được thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và cổng thanh toán trực tuyến nói riêng một cách thành công và quản lý chặt chẽ thì việc xây dựng khung pháp lý, tuyên truyền và nhìn nhận hình thức thanh thanh toán trực tuyến là một bước đi đúng đắn trong điều kiện kinh tế và xã hội ở Việt Nam Học tập mô hình phát triển của các quốc gia như Trung Quốc hay Ấn độ, một số khuyến nghị dưới đây được đưa ra nhằm đẩy mạnh hình thức hoạt động này đồng thời cũng góp phần thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam trong tương lai
Thứ nhất, vấn đề về bảo mật và lòng tin cần phải được giải quyết triệt để
Khách hàng có ít cơ hội tiếp xúc với công nghệ hoặc ít hiểu biết hãng cung cấp sản phẩm nên thường lo ngại về thanh toán trực tuyến có thể lộ thông tin cá nhân hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa tốt Vì thế, những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến phải tìm ra giải pháp để giảm thiểu rủi ro rò rỉ thông tin
Thứ hai, từ hình thức thanh toán qua bên thứ ba ở Trung Quốc, các nhà hoạch
định chính sách ở Việt Nam cần xem sự cạnh tranh giữa ví điện tử và ngân hàng là một xu hướng phát triển tích cực Vì thế, các quy định và luật lệ nên chú trọng đến