1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB, chi nhánh Hoàn Kiếm

98 376 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia (tầm vĩ mô), với doanh nghiệp (tầm vi mô). Gắn liền với hoạt động đầu tư là các dự án đầu tư. Một dự án đầu tư mới có tính khả thi hay không cần phải được xem xét và đánh giá một cách chính xác và đầy đủ về dự án đó. Để từ đó doanh nghiệp mới có thể quyết định có nên đầu tư hay không. Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tài chính để thực hiện. Điều đó bắt buộc Doanh nghiệp phải tính đến phương án nguồn vốn khác. Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng đối với các chủ đầu tư. Sự phát triển của các ngân hàng làm cho sự luân chuyển của các dòng tiền nhanh hơn và tạo nhiều lợi ích hơn cho xã hội. Hiện thực đã chứng minh điều đó, những năm gần đây hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, rất nhiều ngân hàng mới cả trong nước lẫn nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam làm cho sự phát triển của các ngành tăng cao. Ngân hàng quốc tế VIB Việt Nam đã góp phần không nhỏ trước những thành tựu trên. Là một trong những ngân hàng có hệ thống chi nhánh lớn, mạng lưới mở rộng đến từng quận huyện của Hà Nội và các tỉnh thành phố trên khắp đất nước. Với hoạt động nhiều năm đủ sức tài trợ cho nhiều hoạt động vay vốn của nhiều thành phần kinh tế. Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm, một chi nhánh của Ngân hàng VIB Việt Nam cũng luôn cố gắng để góp sức mình vào thành tựu chung của hệ thống ngân hàng quốc tế. Trong những năm vừa qua, mặc dù các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP quốc tế VIB nói riêng đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng ngân hàng quốc tế VIB Hoàn Kiếm, e đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB, chi nhánh Hoàn Kiếm “

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIB – CHI

1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP quốc tế VIB – chi nhánh Hoàn Kiếm

3 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP quốc tế

VIB – chi nhánh Hoàn Kiếm 3 1.1.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng VIB Hoàn Kiếm……… 4 1.1.3 Một số hoạt động kinh doanh của chi nhánh VIB Hoàn Kiếm 7

1.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại

NH quốc tế VIB Hoàn Kiếm 15

1.2.1 Mục đích, căn cứ của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

15 1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm 16 1.2.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh

23 1.2.4 Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VIB Hoàn Kiếm

25 1.2.5 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 28

1.3 Ví dụ minh họa về công tác thẩm định tài chính dự án tại

VIB Hoàn Kiếm 36

1.3.1 Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn: Công ty TNHH Trường An

36 1.3.2 Phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp 37 1.3.3 Phân tích nhu cầu tín dụng của Doanh Nghiệp 45

Trang 2

1.4 Đánh giá chung thực trạng thẩm định tài chính tại ngân hàng

VIB Hoàn Kiếm 59

1.4.1 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của công ty TNHH Trường An 59

1.4.2 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án tại VIB Hoàn Kiếm 60

CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG VIB HOÀN KIẾM 71 2.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2011-2015 71

2.1.1 Định hướng chung cho ngân hàng VIB Hoàn Kiếm 71

2.1.2 Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh trong giai đoạn 2011 - 2015 73

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng quốc tế VIB Hoàn Kiếm 74

2.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án “ Vay vốn tại VIB để bổ sung VLĐ phục vụ hoạt động kinh doanh 2009-2010 và xây dựng nhà máy sản xuất kết cấu thép của công ty TNHH Trường An” 74

2.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại VIB Hoàn Kiếm 75

2.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng quốc tế VIB Hoàn Kiếm 87

2.3.1 Đối với chính phủ và bộ nghành 87

2.3.2 Đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 87

2.3.3 Ngân hàng VIB Hoàn Kiếm 88

Trang 4

TMCP : Thương mại cổ phần

NHTM : Ngân hàng thương mại

DADT : Dự án đầu tư

Thuế TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp

Công ty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn

SXKD : Sản xuất kinh doanh

ROA : Thu nhập ròng trên tổng tài sản

ROE : Thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu CSTK : Công suất thiết kế

Trang 5

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010 9

Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010 11

Bảng 3 : Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tại ngân hàng VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010 13

Bảng 4 : Tình hình thẩm định dự án tại VIB Hoàn Kiếm gđ 2006-2010 26

Bảng 5 : Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Trường An 2006-2008 37

Bảng 6: Một số chỉ tiêu tài chính trung gian 40

Bảng 7 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 42

Bảng 8 : Dòng tiền từ kết quả hoạt động SXKD 44

Bảng 9: Tổng mức đầu tư 48

Bảng 10: Kết quả kinh doanh và dòng tiền của dự án 49

Bảng 11: Tính các chỉ tiêu hiệu quả và kế hoạch trả nợ của dự án 51

Bảng 12: Sự ảnh hưởng của giá bán sp1 đến hiệu quả dự án

Bảng 13: Sự ảnh hưởng của giá bán sp2 đến hiệu quả dự án 54

Bảng 14: Sự thay đổi chi phí NVL sản phẩm 1 ảnh hưởng đến hiệu quả dự án .54

Bảng 15: Sự thay đổi chi phí NVL sản phẩm 2 ảnh hưởng đến hiệu quả dự án .55

Bảng 16: Sự thay đổi khả năng huy động công suất thiết kế sp1 ảnh hưởng đến hiệu quả dự án 55

Bảng 17: Sự thay đổi khả năng huy động công suất thiết kế sp2 ảnh hưởng đến hiệu quả dự án 56

Bảng 18: Sự thay đổi giá bán và chi phí nguyên liệu sp1 ảnh hưởng đến hiệu quả dự án 56

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu điều hành của VIB Hoàn Kiếm 5

Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm 17

Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định tài chính dự án tại VIB Hoàn Kiếm 20

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010 10

Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng vốn của VIB Hoàn Kiếm 2006 – 2010 12

Trang 6

Biểu đồ 4: Tình hình thẩm định dự án tại VIB Hoàn Kiếm 2006- 2010 26

Trang 7

Hệ thống ngân hàng thương mại là một trong những kênh dẫn vốn quan trọngđối với các chủ đầu tư Sự phát triển của các ngân hàng làm cho sự luân chuyển củacác dòng tiền nhanh hơn và tạo nhiều lợi ích hơn cho xã hội Hiện thực đã chứngminh điều đó, những năm gần đây hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, rất nhiềungân hàng mới cả trong nước lẫn nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam làm cho sựphát triển của các ngành tăng cao.

Ngân hàng quốc tế VIB Việt Nam đã góp phần không nhỏ trước những thànhtựu trên Là một trong những ngân hàng có hệ thống chi nhánh lớn, mạng lưới mởrộng đến từng quận huyện của Hà Nội và các tỉnh thành phố trên khắp đất nước.Với hoạt động nhiều năm đủ sức tài trợ cho nhiều hoạt động vay vốn của nhiềuthành phần kinh tế Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm, một chi nhánhcủa Ngân hàng VIB Việt Nam cũng luôn cố gắng để góp sức mình vào thành tựuchung của hệ thống ngân hàng quốc tế

Trong những năm vừa qua, mặc dù các ngân hàng thương mại nói chung vàngân hàng TMCP quốc tế VIB nói riêng đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưngkết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế Chính

vì vậy, trong thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng ngân hàng quốc tế VIB

Hoàn Kiếm, e đã chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VIB, chi nhánh Hoàn Kiếm “

Về mục đích nghiên cứu của đề tài: Đi sâu tìm hiểu và phân tích quy trình,

nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của các doanh nghiệp tạichi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếm, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân,đồng thời xem xét những tồn tại ở chi nhánh và đưa ra giải pháp, kiến nghị để côngtác thẩm định tại chi nhánh ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 8

Về bố cục chuyên đề: bao gồm 2 chương:

Chương I : Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân

hàng quốc tế VIB – chi nhánh Hoàn Kiếm

Chương II : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm

định tài chính dự án tại ngân hàng VIB Hoàn Kiếm

Chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các anh chị ởphòng tín dụng và phòng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng VIB Hoàn Kiếm

Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên bài chuyên đề của em còn nhiềuđiểm hạn chế, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo bàiviết của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2011

Sinh viên

Trang 9

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ

VIB – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP quốc tế VIB – chi nhánh Hoàn Kiếm 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP quốc tế VIB – chi nhánh Hoàn Kiếm

Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, viết tắt là ngân hàng quốc tế(VIB), được thành lập ngày 18/9/1996, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, quận Đống Đa,

Hà Nội

Sau 14 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCPhàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4000 tỷđồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130 đơn vị kinh doanh trên cả nước

Từ ngày thành lập đến nay, VIB luôn được xếp hạng A theo các tiêu chí xếphạng của ngân hàng nhà nước Trong nhiều năm gần đây, VIB luôn đạt mức tăngtrưởng nhanh và ổn định Theo xếp hạng của UNDP, năm 2007, VIB là doanhnghiệp lớn đứng thứ 137 trong số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước BáoVietNamnet bình chọn VIB đứng thứ 3 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhấtViệt Nam về doanh thu VIB cũng giành được nhiều danh hiệu và giải thưởng docác tổ chức uy tín trong nước và nước ngoài trao tặng, như danh hiệu thương hiệumạnh Việt Nam, danh hiệu ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, ngânhàng thanh toán quốc tế xuất sắc… Năm 2010 đánh dấu bước phát triển quan trọngcủa VIB bằng việc hợp tác chiến lược với ngân hàngCommonwealth( Commonwealth bank of Australia) – ngân hàng bán lẻ hàng đầucủa Úc

Là một ngân hàng đa năng, VIB cung cấp những sản phẩm dịch vụ hiện đại,tiện ích cho khác hàng Với quyết tâm trở thành “ ngân hàng luôn sáng tạo và hướngđến khách hàng nhất tại Việt Nam”, trong thời gian tới VIB sẽ tăng hiệu quả sửdụng vốn và tăng cường năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triểnmạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa

Trang 10

dạng, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm.Ngân hàng quốc tế VIB chi nhánh Hoàn Kiếm, hay gọi tắt là VIB Hoàn Kiếm,được thành lập vào 27/12/2004, là một trong 35 chi nhánh tại Hà Nội VIB – chinhánh Hoàn Kiếm được thành lập do nhu cầu phát triển thị trường của VIB, đáp ứngyêu cầu phát triển của 1 doanh nghiệp, và trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trườngđối với những sản phầm tài chính mà VIB phục vụ.

Chi nhánh đặt trụ sở tại 76 phố Huế, quận Hai Bà Trưng

1.1.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng VIB Hoàn Kiếm

1.1.2.1 Mô hình tổ chức

Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam ( VIB ) được quản lý bởi hội đồng quảntrị ( HĐQT) và điều hành bởi tổng giám đốc ( TGĐ) VIB được tổ chức thành hệthống tập trung thống nhất; thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụngân hàng theo quy định của pháp luật

VIB chi nhánh Hoàn Kiếm có các phòng ban sau :

- Văn phòng

- Phòng tín dụng

- Phòng kế toán nội bộ

- Phòng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế

- Phòng tiền tệ, kho quỹ

- Phòng kế hoạch và dịch vụ khách hàng

- Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Điều hành các phòng là các trưởng phòng, giúp việc các trưởng phòng là cácphó phòng Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước TGĐ, HĐQT Thực hiện nhiệm

vụ được giao, đồng thời có quyền giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong phòng,quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả công việc được giao và phải liên đới chịu tráchnhiệm trước TGĐ, HĐQT về những sai phạm xẩy ra của cán bộ phòng mình dobuông lỏng quản lý

Trang 11

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng VIB Hoàn Kiếm

Nguồn : Báo cáo thường niên VIB

1.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếm

Trước hết nói về chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh, VIB Hoàn Kiếm thựchiện tốt các hoạt động của mình nhằm củng cố vị thế của VIB nói chung trên thịtrường và làm cho VIB Hoàn Kiếm nói riêng ngày một hoàn thiện, hiệu quả hơnđáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường

Các hoạt động chính của chi nhánh là :

- Huy động vốn: Ngân hàng VIB Hoàn Kiếm huy động vốn của các tổ chức,các nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụtài chính khác theo quy định của pháp luật

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong vàngoài nước

Chi nhánh

Văn

phòng

Phòng tín dụng

Phòng

kế toán nội bộ

Phòng quan

hệ đối ngoại

và thanh toán quốc tế

Phòng tiền tệ, kho quỹ

Phòng

kế hoạch

và dịch

vụ khách hàng

Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Đơn vị giao dịch trực

thuộcBan giám đốc

Trang 12

- Vay vốn của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác: trong nhữngtrường hợp cần thiết chi nhánh có thể nhờ tới sự giúp đỡ của ngân hàng Trung Ương

và các tổ chức tín dụng khác bằng cách vay vốn từ NHTW và các tổ chức tín dụng

để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn: Hoạt động chính của ngân hàng là đi vay đểcho vay, gần 70% thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động cho vay Vì thế đây có thểcoi là hoạt động đặc trưng, căn bản của ngân hàng

- Hùn vốn liên doanh theo quy định pháp luật: Chi nhánh có thể không đủ khảnăng tài trợ một dự án nên có thể liên kết với các ngân hàng khác để thực hiện chovay theo quy định của pháp luật

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác: Ngân hàngthực hiện thanh toán hộ giữa các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp bằng việc chiếtkhấu thương phiếu, hối phiếu và các giấy tờ có giá

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng

Mỗi phòng ban trong chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưngđều hỗ trợ giúp chi nhánh thực hiện tốt các hoạt động của mình Cụ thể là:

 Ban lãnh đạo

Ban lãnh đạo gồm : một giám đốc và hai phó giám đốc

Giám đốc ngân hàng là người đứng đầu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cấp trên Giám đốc chịu tráchnhiệm về hoạt động của Ngân hàng VIB Hoàn Kiếm Giám đốc có quyền phâncông, uỷ quyền cho các phó giám đốc giải quyết và ký một số văn bản thuộc thẩmquyền của mình.Ban giám đốc điều hành công việc theo chương trình, kế hoạchtháng, quý, năm theo quy định của ngân hàng cấp trên

Phó giám đốc là người trợ giúp công việc của Giám đốc, phụ trách điều hànhmột số nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trướcGiám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ được phân công

 Văn phòng

Thực hiện những nhiệm vụ như: tuyển tập hồ sơ CBNV theo quy chế của VIB,

tổ chức phục vụ thi tuyển; theo dõi báo cáo các vấn đề về chế độ, tiền lương ; quản

Trang 13

lý TSCĐ, TSLĐ và các trang thiết bị, sản phẩm, vật liệu của VIB

 Phòng tín dụng

Phòng tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tín dụng của năm và tổchức thực hiện kế hoạch tín dụng; xây dựng quy trình nghiệp vụ tín dụng; trực tiếpthẩm định và cho vay đối với cá nhân và tổ chức

 Phòng kế toán nội bộ

Nhiệm vụ của phòng là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cáccông việc liên quan đến quản lý tài chính, chi tiêu nội tài chính của chi nhánh

 Phòng quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế

Phòng này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiệp vụ quan hệ đối ngoại vàthanh toán quốc tế Cụ thể như:

- Thực hiện nghiệp vụ và thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp

- Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ

- Phối hợp với phòng kế toán thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài

 Phòng tiền tệ kho quỹ

Nhiệm vụ của phòng là nhận và quản lý an toàn các loại tiền mặt, hồ sơ thếchấp của khách hàng; thực hiện thu chi tiền mặt theo địa chỉ của khách hàng; lập vàbáo cáo về tiền mặt, kho quỹ theo quy định của NHNN

 Phòng kế hoạch và dịch vụ ngân hàng

Có nhiệm vụ chính là nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường tài chính –tiền tệ, dự kiến chiến lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch quý, năm và kế họach dàihạn của VIB, thông báo chỉ tiêu kế hoạch cho đợn vị trực thuộc

 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra, kiếm toán các hoạtđộng kinh doanh tại trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh nhằm đảmbảo thực hiện đúng pháp chế và quy định của nghành

Mỗi phòng ban có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều nhằm mục đích củng cố vịthế của VIB nói chung trên thị trường, và làm cho VIB Hoàn Kiếm nói riêng ngày

Trang 14

càng hoàn thiện, hiệu quả, đáp ứng hơn nữa yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

1.1.3 Một số hoạt động kinh doanh của chi nhánh VIB Hoàn Kiếm

Chính thức đi vào hoạt động từ 27/12/2004, sau gần 8 hoạt động, VIB HoànKiếm đang từ bước khẳng định vị thế là một trong những chi nhánh có tốc độ pháttriển bền vững trong hệ thống

Với 28 cán bộ nhân viên VIB Hoàn Kiếm đã luôn nỗ lực để hoàn thành xuấtsắc các chỉ tiêu kinh doanh được giao Để nâng cao chất lượng dịch vụ, bộ phậndịch vụ khách hàng mà trực tiếp các giao dịch viên chi nhánh đã đóng góp khôngnhỏ trong việc xây dựng hình ảnh những nhân viên ngân hàng thân thiện và nhiệttình.Với nghiệp vụ vững vàng các giao dịch viên VIB Hoàn Kiếm nhiệt tình giảiđáp cặn kẽ mọi vướng mắc của khách hàng Ngược lại thông qua hòm thư góp ýkhách hàng lại là những tư vấn viên tốt nhất cho chi nhánh trong việc hoàn thiệnchất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ Từ những việc làm thiết thực ấy VIBHoàn Kiếm đã, đang và sẽ dành được nhiều thiện cảm và ủng hộ của khách hàngnhờ phương châm phục vụ “Ưu tiên số 1 - chất lượng dịch vụ khách hàng”

Những năm qua đặc biệt là năm 2009, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữacác ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn vàthanh khoản, chi nhánh Ngân hàng VIB Hoàn Kiếm vẫn đạt mức tăng trưởng tốt vềnguồn vốn

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn của Chi nhánh không ngừng tăng cao và được thể hiệnqua các năm dưới bảng sau:

Trang 15

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010

I Nguồn nội tệ huy động 573,382 637,627 759,637 793,668 1,004,026

1 Tiền gửi doanh nghiệp 198,678 200,467 234,788 247,842 292,828

2 Tiền gửi tiết kiệm 167,387 212,738 223,646 245,996 330,613

1 Tiền gửi doanh nghiệp 90,646 94,566 76,688 143,624 123,435

Trang 16

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ huy động vốn của chi nhánh ta thấy tổngnguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, trừ năm 2008,

do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tổng vốn huy động giảm.Điển hình như tổng vốn huy động tăng từ 1,154,600 triệu đồng ( 1,154 tỉ đồng)năm 2009 lên 1,298,708 ( 1,298 tỉ) năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 12,5%.Trong đó huy động vốn bằng VNĐ chiếm 68,74% năm 2009 lên 77,3 % trong năm

2010 trên tổng vốn huy động Trong khi đó huy động bằng ngoại tế giảm từ 33,86%( 2009 ) xuống còn 22,7 % ( 2010) Nguyên nhân do năm 2009 lượng ngoại tệ vàoViệt Nam lớn và nguồn chủ yếu là do các kiều bào gửi về cho người thân qua hệthống ngân hàng

Nguyên nhân tăng trưởng trong nguồn vốn huy động của chi nhánh là do:

- Chi nhánh được đầu tư vốn từ ngân hàng trên để mở rộng mạng lưới từ 01phòng giao dich và 02 quỹ tiết kiệm ban đầu lên thành 04 phòng giao dịch và 04

Trang 17

quỹ tiết kiệm vào 2010.

- Chi nhánh luôn điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường, áp dụng cáchình thức huy động vốn hợp lý giúp khách hàng tạo được lợi nhuận từ nguồn vốnnhàn rỗi

- Chi nhánh luôn tìm cách quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ tạo nhiều

sự chọn lựa cho khách hàng

1.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Bên cạnh hoạt động huy động vốn cũng phải kể đến tình hình cho vay và đầu

tư lại của ngân hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngân hàng, nómang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng Cho vay trong hoạt động của ngân hàng

là một quá trình tạo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Với chứcnăng chính là đi vay để cho vay nên các ngân hàng nói chung cũng như ngân hàngVIB Hoàn Kiếm nói riêng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng như: đầu tư,phát triển các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng của công tác tín dụng, đảm bảo kinhdoanh có hiệu quả và an toàn vốn Kết quả là chi nhánh đã thực sự giúp các đơn vịnhất là các doanh nghiệp nhà nước duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, luônquan tâm đến đầu tư trung và dài hạn, tạo môi trường giúp các doanh nghiệp đổimới trang thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sảnphẩm giúp doanh nghiệp thắng trong cạnh tranh

Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn của VIB Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2010

Trang 18

2 Nợ trung và dài hạn 99,889 110,781 174,321 121,466 205,369

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VIB Hoàn Kiếm 2006 -2010)

Biểu đồ 2: Tình hình sử dụng vốn của VIB Hoàn Kiếm 2006 – 2010

Từ bảng và biểu đồ trên cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng quacác năm Trong 2 năm 2006, 2007, do mới đi vào hoạt động được 2 năm ( bắt đầu từ27.12.2004) nên doanh số cho vay còn thấp Những năm sau, doanh số cho vay dầntăng lên do hoạt động kinh doanh đã bắt đầu đi vào quỹ đạo Điển hình như doanh

số tăng từ 802,978 trđ ( 2009 ) lên 1,043,883tr đ ( 2010 ), tương ứng với tốc độtăng 30% Điều này cho thấy tình hình phát triển kinh doanh trên địa bàn quận làkhá tốt dẫn đến nhu cầu vốn tăng Tỉ lệ cho vay ngắn hạn trên tổng doanh số là66,67% ( 2009 ) tăng lên 76,24% ( 2010) cho thấy ngân hàng tập trung vào cho vayngắn hạn để tăng khả năng đảm bảo an toàn vốn so với cho vay dài hạn Đồng thờidoanh số thu nợ cũng thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng Tỉ lệ doanh sốthu nợ trên doanh số cho vay năm 2010 tăng 1,156% so với 2009

Trang 19

Bảng 3 : Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tại ngân hàng VIB Hoàn Kiếm

giai đoạn 2006-2010

Doanh số thu nợ 300,132 387,225 471,086 508,772 605,345

Thu nợ ngắn hạn 264,546 339,503 409,266 448,395 523,244Thu nợ trung, dài hạn 35,586 47,722 61,819 60,377 82,101

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2006-2010)

Biểu đồ 3: Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tai VIB Hoàn Kiếm 2006- 2010

Trang 20

Bảng doanh số thu nợ cũng đã cho ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay năm 2007 tăng 0,73% so với năm

2007, sang năm 2008 tăng lên 0,76% Tiếp theo đó tăng dần qua các năm, năm 2009doanh số thu nợ trên doanh số cho vay đạt 0,79% và đến năm 2010 mặc dù tăng knhiều nhưng cũng đạt 0,8% Có được kết quả này, ngân hàng phải thường xuyêntheo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra, đôn đốc và đẩy mạnh côngtác thu nợ Về dư nợ cuối kỳ, năm 2008 tăng 20,78% so với năm 2007, sang năm

2009 thì bằng 20,1% Trong đó nợ ngắn hạn chiếm 84,25% năm 2008 và chiếm86,06% năm 2009 Điều này cho thấy ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn vì đây

là nguồn vốn có khả năng quay vòng nhanh và do chi nhánh Hoàn Kiếm thành lậpchưa lâu nên khả năng huy động vốn chưa cao, việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp chovốn huy động được luân chuyển nhanh hơn

Bên cạnh đó việc quản lý nợ của ngân hàng VIB Hoàn Kiếm có nhiều chuyểnbiến tích cực Nhìn vào bảng doanh số thu nợ ta thấy ngay tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ giảm dần qua các năm Năm 2006 đang là 1,904%, đến năm 2007 giảmxuống còn 1,62% và đến 2010 chỉ còn 1,272% Điều này cho thấy việc quản lý cáckhoản nợ ngày càng có hiệu quả Chi nhánh luôn tập trung mọi nguồn lực để thu nợ,luôn luôn có kế hoạch để đôn đốc người vay trả nơ, phân loại các khoản nợ củakhách hàng theo quy định của NHNN để có các biện pháp xử lý

1.1.3.3 Một sô hoạt động kinh doanh khác

 Hoạt động thanh toán

Được trang bị thiết bị, máy móc tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin và cómạng lưới liên kết chặt chẽ tạo niềm tin và sự thuận lợi cho khách hàng Nhờ đó màdoanh số từ hoạt động thanh toán tăng đáng kể từ năm 2009 đến năm 2010 Trong

đó, thu chi hộ giữa các tổ chức tín dụng là 55,804 triệu năm 2009 lên 67,890 năm

2010 Thanh toán hộ giữa các tổ chức tín dụng là 45,602 tr năm 2009 lên 78,900trnăm 2010

 Các hoạt động dịch vụ khác

Tuy không phải là hoạt động chính của ngân hàng nhưng các hoạt động nàymang lại doanh thu không nhỏ cho ngân hàng bên cạch đó các hoạt động này tạo sựthuận tiện trong kinh doanh cho khách hàng như: thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng từ

Trang 21

556 triệu năm 2009 lên 667 tr năm 2010 Thu từ dịch vụ ngân quỹ tăng từ 415trnăm 2009 lên 598 triệu năm 2010

1.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại NH quốc tế VIB Hoàn Kiếm

1.2.1 Mục đích, căn cứ của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

1.2.1.1 Mục đích thẩm định tài chính

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, chi nhánh ngân hàng VIB Hoàn Kiếmphải thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau để làm sao có cái nhìn kháchquan trước khi quyết định cho vay Chi nhánh VIB Hoàn Kiếm với tư cách là ngườicho vay, tài trợ cho dự án đầu tư, đặc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm định tàichính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định Hoạt động chovay là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, các khoản cho vaythường chiếm 60% tài sản của ngân hàng và 65 - 70% lợi tức ngân hàng sinh ra từcác hoạt động cho vay Thành công của ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thựchiện kế hoạch tín dụng và thành công tín dụng, xuất phát từ chính sách cho vay củangân hàng Trong các hoạt động cho vay của ngân hàng thì cho vay theo dự án đượcngân hàng đặc biệt quan tâm vì nó đòi hỏi vốn lớn, thời hạn kéo dài và rủi ro caonhưng lợi nhuận cao Vô số các rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vaytheo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trảđược nợ khi đến hạn Do đó để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, ngânhàng cần phải coi trọng phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự ánnói riêng Thông qua việc thẩm định này, ngân hàng có cái nhìn toàn diện về dự ánđánh giá về nhu cầu tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồnvốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án.Với mục tiêu hoạt động là an toàn và sinh lời, ngân hàng VIB chi nhánh HoànKiếm chỉ cho vay đối với các dự án có hiệu quả tài chính tức là dự án mang lại lợinhuận và khả năng trả nợ thì ngân hàng mới có thể thu hồi được gốc và lãi, khoảncho vay mới đảm bảo, Ngân hàng mới có được khoản vay có chất lượng

1.2.1.2 Căn cứ thẩm định tài chính dự án

Công tác thẩm định tài chính dự án chủ yếu cần dựa vào hồ sơ tín dụng của dự

án bao gồm:

Trang 22

 Giấy đề nghị vay vốn

 Các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của chủ đầu tư

 Tài liệu về tài chính

 Tài liệu thuyết minh vay vốn

 Tài liệu về bảo đảm tín dụng

Trong đó quan trong nhất là các tài liệu về tài chính của khách hàng vay vốn, bao gồm:

- Báo cáo tài chính của 2-3 năm gần nhất bao gồm : bảng cân đối kế toán,bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp vay vốn

- Bảng kê công nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

- Bảng liệt kê các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho

- Liệt kê những nguồn tài trợ vốn cho dự án, khả năng tài chính của các cổ đông

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảng dự kiến doanh thu của dự án

Ngoài ra công tác thẩm định tài chính còn dựa trên một số căn cứ pháp lý sau:

- Các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư do các cơ quan chức năngnhà nước ban hành: luật đầu tư 2006 số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, luật Doanhnghiệp 2005, Luật thương mại 2005, pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, nghị định78/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài,

- Quản lý, sử dụng trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư BTC ngày 20-10-2009 của Bộ Tài Chính

203/2009/TT Quy chế về giới hạn tín dụng và thẩm quyền phê duyệt tín dụng của hệ thốngngân hàng VIB ban hành kèm theo

- Các tiêu chuẩn, quy phạm, các định mức kinh tế kỹ thuật: như công văn số1784/BXD về định mức vật tư, công văn 1776/BXD về định mức dự toán xây dựngcông trình xây dựng, văn bản 28/2010/TT- BTNMT định mức kinh tế kỹ thuật vềđiều tra đánh giá chất lượng đất

- Các quy ước, thông lệ quốc tế nếu dự án có những yếu tố vượt khỏi phạm viquốc gia như: nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, khách hàng nước ngoài

- Một số tài liệu liên quan khác như Bộ luật tố tụng dân sự 2005

1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm

1.2.2.1 Quy trình thẩm định dự án tại VIB Hoàn Kiếm

Sơ đồ 2 : Quy trình thẩm định dự án tại VIB Hoàn Kiếm

Trang 23

Khách hàng Phòng khách hàng doanh nghiệp Người có thẩm

quyền quyết định cho vay

Hồ sơ

Hồ sơ

Nhận tờ trình

từ phòng khách hàng

Thẩm định

Yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu

Thẩm định rủi ro tín dụng

Thẩm định rủi ro tín dụng

Yếu cầu bổ sung

hồ sơ nếu thiếu

Xét duệt cho vay

Xét duệt cho vay

Thẩm định rủi ro tín dụng

Thẩm định rủi ro tín dụng

Yếu cầu bổ

sung hồ sơ nếu

thiếu

Trang 24

Cụ thể, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn gửi tờ trình cho

người có thẩm quyền

* Người thực hiện: Cán bộ thẩm định.

- Cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ

+ Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: CBTĐ hướng dẫn kháchhàng thiết lập hồ sơ vay vốn và cung cấp những thông tin cần thiểt theo quy địnhcủa NHKT

+ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: CBTĐ hướng dẫn khách hàng

bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn CBTĐ tiếp nhận, đối chiếu và kiểmtra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn, báo cáo lãnh đạophòng về tình trạng hồ sơ Nếu hồ sơ khách hàng đầy đủ và theo đúng quy định củapháp luật, CBTĐ báo cáo lãnh đạo phòng và tiến hành các buớc tiếp theo của quytrình Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTĐ yêu cầu khách hàng bổ sung

hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra các hồ sơ bổ sung cho đến khi hồ sơ của khách hàngđầy đủ và đúng quy định, CBTĐ báo cáo lãnh đạo phòng và thực hiện các bước tiếptheo của quy trình Lập phiếu giao nhận hồ sơ

- Lâp tờ trình: CBTĐ tiến hành lập tờ trình trong đó có một số thông tin về

dự án và khách hàng

- Gửi tờ trình cho người có thẩm quyền: CBTĐ gửi tờ trình cho trưởngphòng và cho ban giám đốc Sau khi người có thẩm quyền thông qua tờ trình thìmới tiến hành các bước tiếp theo

Bước 2: Thẩm định/ tái thẩm định khách hàng vay vốn, Dự ÁN ĐầU TƯ,

biện pháp bảo đảm tiền vay

* Người thực hiện: Cán bộ thẩm định tại chi nhánh và cán bộ thẩm định tại hội sở.

+ Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của chi nhánhthì cán bộ thẩm định của chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn vàthẩm định dự án đầu tư Thẩm định khách hàng vay vốn được thực hiện theo hướngdẫn tại Quy trình cho vay vốn lưu động ban hành theo Quyết định 296/QĐ – TGĐcủa Tổng Giám đốc ngân hàng, ngày 13 tháng 03 năm 2003 Thẩm định dự án đầu

Trang 25

tư thực hiện theo Quy trình cho vay trung và dài hạn ban hành theo Quyết định số848/QĐ – TGĐ ngày 03 tháng 09 năm 2002.

+ Đối với những dự án không thuộc thẩm quyền quyết định cho vay của chinhánh thì cán bộ thẩm định gửi hồ sơ vay vốn lên Hội sở để tiến hành tái thẩm định

+ Thẩm định / tái thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

+ Xác định lãi suất cho vay

Bước 3: Lập tờ trình thẩm định, tái thẩm định.

* Người thực hiện: Cán bộ thẩm định.

- CBTĐ lập tờ trình thẩm định/ tái thẩm định theo biểu mẫu quy định, ghi rõ

ý kiến đề xuất cho vay/hay không cho vay, các điều kiện kèm theo (nếu có), ký vàtrình lãnh đạo phòng Tờ trình thẩm định theo hướng dẫn quy định tại Quyết định số848/QĐ – TGĐ của Tổng Giám đốc Ngân Hàng ngày 03 tháng 09 năm 2002

- Trong quá trình thẩm định/ tái thẩm định, nếu cần lấy ý kiến tham gia củacác phòng ban, cá nhân khác, CBTĐ báo cáo lãnh đạo phòng để trình Giám đốc/Phó giám đốc xem xét, quyết định, làm đầu mối chuyển hồ sơ và tổng hợp ý kiếncủa các phòng ban, cá nhân theo quy định của GĐ/PGĐ Chi nhánh

Bước 4: Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định/ tái thẩm định.

* Người thực hiện: Lãnh đạo phòng khách hàng doanh nghiệp.

- Kiểm soát, rà soát hồ sơ trình và nộ dung trình thẩm định/ tái thẩm định củaCBTĐ, yêu cầu CBTĐ bổ sung, chỉnh sửa và làm rõ các nội dung còn thiếu hoặcchưa đầy đủ

- Ký tắt trên từng trang tờ trình thẩm định/ tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đềxuất cho vay/ không cho vay, các điều kiện kèm theo, ký trình người có thẩm quyềnquyết định cho vay

Bước 5: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt kết quả thẩm định

rủi ro tín dụng

* Người thực hiện: Chuyên viên khách hàng, Lãnh đạo phòng Dịch vụ khách hàng

doanh nghiệp

Trang 26

- Nghiên cứu hồ sơ, thu thập thêm thông tin, nắm bắt tình hình thực tế, pháthiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi

ro, chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình

- Chuyên viên khách hàng lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng

Bước 6: Xét duyệt khoản vay.

* Người thực hiện: Người có thẩm quyền quyết định cho vay.

- Yêu cầu bộ phận thẩm định thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp bổ sung

hồ sơ, thông tin, giải trình thêm các nội dung chưa rõ

- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay và tờ trình thẩm định, báo cáo kết quảthẩm định rủi ro tín dụng Ghi ý kiến đồng ý cho vay/ không đồng ý cho vay và cácđiều kiện nếu có vào tờ trình thẩm định cho vay

1.2.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB Hoàn Kiếm

Thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng là một phầnkhông thể thiếu trong nghiệp vụ cho vay của ngân hàng Đây cũng là công đoạnphức tạp, đòi hỏi kiến thức tổng hợp và chuyên sâu, kinh nghiệm cũng như sự nhạycảm nghề nghiệp của cán bộ thẩm định Các dự án đầu tư thường có quy mô vốnlớn và thời gian kéo dài, do đó việc thẩm định trước khi cho vay đòi hỏi phải có mộtquy rình chặt chẽ NH VIB Hoàn Kiếm rất coi trong khâu thẩm định tài chính trướckhi cho vay và luôn tuân thủ theo các bước của ngân hàng nhà nước Việt Nam TạiVIB Hoàn Kiếm việc thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng tuân theo 3 bước giốngthẩm định chung

B1: Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ dự án

B2: Thẩm định khách hàng vay vốn

B3: Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Trong quá trình thẩm định, CBTĐ tiến hành tiến hành bước 1 và bước 2 trongquy trình Nếu đủ tiêu chuẩn, tức là hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, khách hàng có uy tín,năng lực thì mới tiếp tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư

Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định tài chính dự án tại VIB Hoàn Kiếm

Trang 27

( Nguồn: Tài liệu thẩm định VIB Hoàn Kiếm)

Bước 1: Xác định và phân tích mô hình đầu vào, đầu ra của dự án

Tùy theo từng loại hình đầu tư của từng dự án mà cách xác định mô hình đầuvào, đầu ra của dự án khác nhau Nhằm đảm bảo kết quả thẩm định phản ánh trungthực, chính xác khả năng trả nợ của chủ đầu tư

+ Đối với những dự án xây mới: Việc xác định quy mô đầu vào và đầu ra của

dự án được dễ dàng vì khoản mục của dự án được tách biệt rõ ràng

+ Đối với những dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất: Hiệu quả của dự án

được các cán bộ thẩm định xác định trên cơ sở công suất tăng thêm, sản lược tăngthêm của dự án sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư

+ Đối với những dự án đầu tư theo chiều sâu, nâng cấp cơ sở hạ tầng: Hiệu

quả của dự án được xác định trên cơ sở là doanh thu tăng thêm, chi phí tiết kiệm,năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm, của dự án sau khi đầu tư

Phân tích các yếu tố đầu

Trang 28

Trên cơ sở đó CBTĐ đi xem xét các yếu tố đầu ra cần thiết để tính toán các chỉtiêu hiệu quả Chúng được thực hiện bao gồm những bước sau:

- Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án bao gồm: thị trường mụctiêu, giá bán, tình hình cung cầu sản phẩm của dự án, chu kỳ sản phẩm, xác địnhnhững yếu tố này nhằm đánh giá xem hình thức đầu tư của dự án có hợp lý haykhông Kỹ thuật công nghệ: công suất, thời gian khấu hao, đời của dự án, định mứctieu hao nguyên vật liệu

- Nguồn cung cấp NVL có tương ứng với công suất đã đề ra hay không

- Tổ chức quản lý: nhu cầu lao động, chi phí tiền lương

- Kế hoạch thực hiện ngân sách

Sau đó tính toán cho trường hợp thực tế của dự án, trường hợp mà nhà đầu tư

đã kỳ vọng cho tương lai và những trường hợp mà độ xác suất của chúng chưa tincậy và nhạy cảm khi có tác động của các yếu tố khác

Bước 2: Lập bảng tính trung gian

Bảng tính trung gian bao gồm:

Bảng 1: Bảng dự tính sản lượng và doanh thu của dự án

Bảng 2: Bảng tính chi phái hàng năm của dự án: chi phí hoạt động, nhu cầu vốn lưu động tăng thêm hàng năm, khấu hao, lãi vay, nhu cầu nhiên liệu

Bảng 3: Bảng tính khấu hao: được xác định bằng các quy định của các cơ quan nhà nước về tính khấu hao.

Bảng 4: Bảng tính lãi vay phải trả hàng năm.

Bước 3 : Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Trong bước này CBTĐ đã tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án bao gồm:+ Bảng dòng tiền của dự án: Từ bảng dòng tiền CBTĐ có thể xác định đượckhả năng trả nợ của dự án nên bảng dòng tiền của dự án là rất cần thiết Bảng dòngtiền cho ta biết giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian thuhồi vốn đầu tư T là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chính xác nhất vì nó đưatất cả các yếu tố của dòng tiền về cùng một thời gian

+ Bảng kế hoạch trả nợ vay vốn của dự án

Bước 4: Tiến hành phân tích độ nhạy

Ở bước này cán bộ thẩm định cần đi theo trình tự sau:

Trang 29

+ Xác định những yếu tố trong bảng dòng tiền có thể thay đổi để tính toán độ nhạy.+ Liên kết những dữ liệu trong bảng tính có liên quan tới mỗi biến.

+ Xác định các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợcủa dự án như : NPV, IR, T, ROA, ROE

1.2.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của chi nhánh

1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự

Trong phương pháp này, việc thẩm định tài chính được tiến hành theo một trình

tự từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau Quy trìnhnày được thực hiện dưới sự phối hợp giữa phòng đầu tư với phòng thẩm định

Phòng đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư và tiến hành thẩm định tổng quátcác nội dung cơ bản thể hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của dự án đặcbiệt là hiệu quả tài chính dự án Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát

dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển nghành

và xã hội, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát đượccủa bộ máy quản lý dự án dự kiến Đồng thời dự tính hiệu quả mà dự án mang lại

1.2.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Khi thẩm định tài chính về mua sắm trang thiết bị, máy móc hay nguyên vậtliệu, phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu thường được sử dụng Các chỉ tiêucủa dự án sau khi được tính toán dựa trên cơ sở những phân tích về thị trường và kỹthuật công nghệ sử dụng sẽ đượng so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của các dự án khác cùng loại và đnag hoạt động, hoặc với giá thành chung trên thị trường Cácchỉ tiêu của dự án có thể được so sánh với:

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn về côngnghệ thiết bị

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng nguyên liệu, nhân công, tiềnlương, chi phái quản lý của nghành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật hiệnhành

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi

- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành củanhà nước, của nghành đối với doanh nghiệp cùng loại

- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư; các chỉ tiêu về hiệuquả đầu tư ( ở mức trung bình tiên tiến )

Trang 30

Và khi xuất hiện các vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu hay xuất khẩu côngnghệ hay nguyên vật liệu thì cán bộ thẩm định phối hợp với bộ phận ngoại hối đểxác định giá thành của các dây chuyền công nghệ qua các L/C chuyển về hoặcchuyển ra nước ngoài.

1.2.3.3 Phương pháp dự báo

Khi tính doanh thu dự án, CBTĐ thường sử dụng phương pháp dự báo để ướctính mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ước tính nhu cầu thị trường cũng như xuhướng phát triển và khả năng cạnh tranh trên thị trường hay giá cả và chất lượngcủa công nghệ, thiết bị, nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khảthi của dự án Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi trình độ của CBTĐ phải cao, cónhiều kinh nghiệm và nhạy bén trong việc dự báo tình hình và rất khó thu thập đầy

đủ số liệu để dự báo

1.2.3.4 Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong thẩm định tài chính, để kiểmtra tính vững chắc về hiểu quả tài chính của dự án xin vay vốn Các cán bộ thẩmđịnh sẽ xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liênquan đến chỉ tiêu đó thay đổi Muốn vậy, trước hết phải xác định được những yếu tốgây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Sau đó dự kiếnmột số tình huống bất trắc có thể xẩy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đốivới dự án như: vượt chi phí đầu tư, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bấtlợi…Qua đó đánh giá tác động của cá yếu tố đó đến hiêuj quả tài chính của dự ánđang xem xét

Mức độ sau chênh lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự ántrong những tình huống xấu thường chọn từ 10% đến 20% và dự án trên cơ sở phântích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ , hiện tại và dự báo trong tươnglai Nếu dự án tỏ ra vẫn hiệu quả trong kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phátsinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc có độ an toàn cao Trong trườnghợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng bất trắc để đề xuất các biện pháp hữu hiệu

để khắc phục hoặc hạn chế chúng

Các cán bộ thẩm định của Chi nhánh thường sử dụng phương pháp này đểthẩm định các dự án xin vay vốn trong điều kiện nền kinh tế trong và ngoài nước cónhiều biến động, bất ổn, có sự thay đổi liên tục của các chính sách kinh tế vĩ mô…

Trang 31

1.2.3.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Các dự án đần tư vay vốn trung và dài hạn có thời gian hoàn vốn rất dài nên

sẽ có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án Vì vậy, khi thẩmđịnh các dự án này, cán bộ thẩm định sẽ phải tìm hiểu, dự đoán các khả năng xảy rarủi ro và các tác động của nó đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án Cần xemxét rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục của chủ đầu tư đã hợp lý chưa

* Giai đoạn thực hiện dự án :

- Đầu tiên, cần xem xét rủi ro về tổng mức đầu tư : khi lập dự án người tathường sử dụng các mức giá ở thời điểm tính toán Nhưng giá cả thị trường luônbiến động không ngừng, vì thế đến khi dự án đi vào thực hiện thì có thể xảy ratrường hợp giá nguyên vật liệu, giá nhân công…tăng vọt làm cho tổng mức đầu tưtăng lên ngoài mức dự kiến

- Rủi ro chậm tiến độ thi công: do gặp khó khăn cản trở khi giải phóng mặtbằng, chậm trễ của nhà thầu thi công…

- Các rủi ro bất khả kháng

* Giai đoạn vận hành dự án :

- Rủi ro trong việc mua sắm các yếu tố đầu vào: về số lượng, giá cả, chất lượng…

- Rủi ro về tài chính: thiếu vốn kinh doanh, khách hàng trả nợ lâu, khó đòi,…

- Rủi ro về vấn đề tổ chức điều hành sản xuất: năng lực đội ngũ quản lý yếukém, thiếu kinh nghiệm,…

- Các rủi ro bất khả kháng: cháy nổ, thiên tai…

Phương pháp này đặc biệt cần thiết để các cán bộ thẩm định của Chi nhánh sửdụng đối với các dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro như: các dự án thuộc các lĩnh vực đầu tưmới, các dự án mà hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, cácyếu tố thường xuyên biến động

1.2.4 Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VIB Hoàn Kiếm

Nhận định được tầm quan trọng của công tác thẩm định nói chung và thẩmđịnh tài chính nói riêng trong hoạt động tín dụng, chi nhánh ngày càng quan tâm,

Trang 32

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2010)

Biểu đồ 4: Tình hình thẩm định dự án tại VIB Hoàn Kiếm 2006- 2010

Trang 33

Qua kết quả thẩm định dự án của ngân hàng VIB Hoàn Kiếm trong các năm

2006 – 2010 cho thấy số dự án được vay vốn những năm sau cao hơn năm trước.Năm 2007 số dự án được thẩm định tăng 2 dự án so với 2006, nhưng đến năm 2010

số dự án được thẩm định là 40, tăng 5 dự án so với 2009 là 35 dự án Số dự án đượctài trợ vốn cũng tăng lên Tỷ lệ dự án được tài trợ là 80%( 2007), tăng 1,74% so vớinăm 2006 là 78,26% Đến năm 2010 tỷ lệ dự án được tài trợ đã chiếm 90% trongtổng số các dự án được thẩm định Lý do các dự án bị từ chối cho vay vốn là donhững nguyên nhân chủ yếu sau : dự án không có tính khả thi, dự án chi phí quá lớn

mà lợi nhuận thu được không tương xứng, mặc dù vẫn có lãi, không đủ khả năngchi trả cho ngân hàng

Chi nhánh đã thẩm định và cho vay được nhiều dự án, dư nợ trung và dài hạntăng nhanh qua các năm 2006 – 2009 nhưng nợ quá hạn cũng có chiều hướng giatăng ở mức tương đối cao Bên cạnh những dự án hoạt động và đem lại hiệu quảkinh tế cao thì cũng có nhiều dự án đầu tư kém hiệu quả, không thu được nợ, liêntục phải chuyển đến nợ quá hạn Các dự án này chủ yếu rơi vào những doanhnghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tiêu biểu là những dự án vayvốn Trung Quốc

1.2.5 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư

Trang 34

Khi có một dự án xin vay vốn Ngân hàng các cán bộ ngân hàng VIB HoànKiếm thực hiện thẩm định các nội dung sau:

+ Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.

Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi

Bao gồm: quyết định thành lập; giấy phép đăng ký kinh doanh; quyết định bổnhiệm giám đốc; kế toán trưởng; Điều lệ tổ chức hoạt động; quy chế tổ chức;Nghị quyết của HĐQT hoặc HĐTV về việc giao quyền cho Giám đốc ký kếtcác tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố; Giấy phép hoặc hạn ngạch XNK

Hồ sơ kinh tế :

Bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả SXKD, báo cáo lưu chuyển

tiền tệ, thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Hồ sơ vay vốn

Bao gồm: giấy đề nghị vay vốn, dự án đề nghị vay vốn, hợp đồng kinh tế liênquan đến khoản vay

Hồ sơ đảm bảo tiền vay

- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan

+ Thẩm định khách hàng

Thẩm định yếu tố phi tài chính : Khả năng quản lý , kinh doanh theo ngành

nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh , vị thế của doanh nghiệp, uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường

Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình SXKD có ổn định

và hiệu quả không , có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủvốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của NHCT hay không, tàisản có tính thanh khoản ra sao, hàng hoà vật tư tồn kho , tình hình luânchuyển công nợ , có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…

+ Thẩm định DAĐT

Cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và quyết

định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo quy chế đầu tư Giấy phépđầu tư thuộc dự án , giấy phép xây dựng , giấy phép sử dụng tài nguyên ,

Trang 35

hợp đồng bảo hiểm , chứng nhận bảo hiểm Phê duyệt tổng dự toán dự áncủa cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán những thiết bị trong nước, hợpđồng nhập khẩu thiết bị, hợp đồng giao thâu xây lắp…

Thẩm định phương diện thị trường: Khả năng cung cấp đầu vào, khả năng

tiêu thụ sản phẩm…

Thẩm định phương diện kỹ thuật nhân lực hạ tầng

Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý

Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính:thời hạn thu hồi vốn đầu tư, tỷ

suất sinh lời của dự án, điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy của DATrong nội dung thẩm định phương diện kinh tế - tài chính, CBTĐ tiến hànhthẩm định:

1.2.5.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án

 Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo nguồn hình thành

Vốn đầu tư là tổng số tiền được chi tiêu để hình thành nên các tài sản cố định

và tài sản lưu động cần thiết Những tài sản này sẽ được sử dụng trong việc tạo ra doanh thu, chi phí, thu nhập trong suốt vòng đời hữu ích của dự án Thẩm định vốn đầu tư là việc phân tích và xác định nhu cầu vốn đầu tư cần thiết dành cho dự án.Đặc điểm của dự án là thường yêu cầu một lượng vốn lớn và sử dụng trongmột thời gian dài Tổng vốn đầu tư này trước khi trình ngân hàng thì đã được xácđịnh và được nhiều cấp, nghành xem xét, phê duyệt Tuy nhiên Ngân hàng vẫn cầnphải thẩm định lại trước khi cho vay, bởi vì: Sai lầm trong việc xác định nhu cầuvốn đầu tư của dự án có thể dẫn tới tình trạng lãng phí vốn lớn, gây khó khăn tronghoạt động đầu tư cũng như hoạt động vận hành kết quả đầu tư sau này, thậm chí gâyhậu quả nghiêm trọng đối với chủ đầu tư

Do đó việc xác định hợp lý tối đa tổng mức vốn đầu tư của một dự án là cầnthiết đối với ngân hàng Ngân hàng sẽ thẩm định chi tiết tổng vốn đầu tư được hìnhthành như thế nào:

Vốn đầu tư vào tài sản cố định:

Đây là hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định Vốnđầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho dự

Trang 36

án Các tài sản cố định được đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cốđịnh vô hình.

Cụ thể là:

- Chi phí xây lắp: Chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế - kỹthuật, chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, chi phí cần thiết và hợp

lý cho các thủ tục pháp lý như đăng ký kinh doanh, thuế trước bạ, lệ phí chứng từ,

- Chi phí máy móc thiết bị công nghệ, hệ thống dây chuyền và các thiết bị bánlẻ: Giá mua thiết bị, chi phí bảo quản, vận hành, vận chuyển

- Chi phí dự phòng

- Chi phí khác: Chi phí này phát sinh trong quá trình thực hiện dự án khôngliên quan trực tiếp đến việc tạo ra hay vận hành các tài sản cố định

Vốn đầu tư vào tài sản lưu động:

Đây là vốn đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để thực hiện

dự án Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án.Bao gồm tài sản lưu động trong sản xuất ( Nguyên liệu, vật liệu, và sản phẩm dởdang) và tài sản trong quá trình lưu thông (Vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán, sảnphẩm hàng hoá chờ tiêu thụ )

 Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

Theo giai đoạn triển khai công tác đầu tư một dự án, tổng mức đầu tư chia racác thành phần chủ yếu sau:

- Vốn cho chuẩn bị đầu tư: bao gồm các khoản chi phí điều tra, khảo sát,

nghiên cứu phục vụ cho lập báo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (kể cả tư vấn) hoặcbáo cáo đầu tư; chi phí đo đạc, khảo sát đính giá hiện trạng khi lập dự án đầu tư cảitạo sửa chữa; phí và lệ phí thẩm định;

- Vốn thực hiện đầu tư gồm:

+ Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, các trang thiết bị khácphục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình, chi phí vận chuyển, chi phí lưukho, lưu bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường…

+ Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị: chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chiphí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, chi phí xây dựng

Trang 37

các hạng mục công trình; chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt)…+ Các chi phí khác: chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù;tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất; chi phí khảo sát xây dựng, thiết

kế công trình, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kếtquả đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp vàcác chi phí tư vấn khác…

- Vốn đầu tư ở giai đoạn kết thúc đầu tư: đưa dự án vào khai thác sử dụng: chi

phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí tháo dỡ công trình tạm,công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ đi giá trị thu hồi)

- Lãi vay, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, dự phòng

CBTĐ xem xét và đánh giá từng khỏan mục vốn đầu tư trongtừng giai đoạn, so sánh sự khác nhau giữa dự án đang thẩm địnhvới các dự án tương tự đã thẩm định về các khoản vốn, quy môvốn từ đó xem xét tính hợp lý của mức tổng đầu tư Đối với mỗi dự

án mỗi lĩnh vực, mỗi ngành hoạt động có những đặc thù riêng, do

đó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, ứng dụng linh động của cán bộthẩm định trong mỗi trường hợp Trên cơ sở các khoản mục đã liệt

kê cộng thêm kinh nghiệm của mình, cán bộ thẩm định của Chinhánh sẽ đánh giá được tính hợp lý của tổng mức đầu tư, làm cơ

sở cho xét duyệt tín dụng cho khách hàng

 Thẩm định cơ cấu nguồn vốn dự án

Xem xét khả năng tham gia, chi phí, điều kiện vay đi kèm của từng loạinguồn vốn Đối với từng loại nguồn vốn, VIB Hoàn Kiếm xem xét ở các khíacạnh cơ bản sau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: tiến hành kiểm tra, đánh giá tình

hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nguồn vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp và xem xét khả năng huy động nguồn vốn này của doanh nghiệp Thông thường căn cứ vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để cán bộ tíndụng thẩm định nguồn vốn này

- Nguồn vốn vay: xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của các ngân hàng,

các tổ chức tín dụng cam kết cho vay Đặc biệt đối với các dự án có tổng mức đầu

Trang 38

tư lớn, có nhu cầu vay lớn thì việc xem xét khả năng cho vay của các ngân hàng hếtsức quan trọng nó đảm bảo khả năng cung cấp vốn cho dự án không làm ảnh hưởngđến tiến độ dự án từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án do có thể làm chậm tiến

độ đưa dự án vào vận hành kinh doanh

CBTĐ tiến hành phân tích so sánh các nội dung trên, nếu thấy có sự khác biệt

ở bất kỳ nội dung nào thì CBTĐ phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và

từ đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiếnban đầu của dự án VIB Hoàn Kiếm tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện dự án, từ

đó xác định nhu cầu vốn cho từng giai đoạn

1.2.5.2 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Hiệu quả tài chính dự án đầu tư được đánh giá thông qua phương pháp phântích tài chính trên cơ sở dòng tiền của dự án Các chỉ tiêu mà ngân hàng VIB HoànKiếm sử dụng để thẩm định dự án thường là:

- Giá trị hiện tại thuần ( NPV – Net Present Value): Chênh lệch giữa dòng

tiền ra và dòng tiền vào được chiết khấu về cùng thời điểm dự án bắt đầu thực hiện,NPV là tổng giá trị của NPV tính tại các năm trong toàn bộ đời dự án Công thức:

NPV = i

n i i n

1 )

1 (

Bi là doanh thu năm i (hay các khoản thu năm i)

Ci là các khoản chi phí năm i

r là lãi suất chiết khấu

n là số năm hoạt động của dự án

Đánh giá dự án theo chỉ tiêu này đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:+ Chỉ chấp nhận các dự án có NPV > = 0

+ Nếu lựa chọn dự án trong một tập hợp các dự án thì dự án được chọn là dự

án có NPV lớn nhất

Tuy nhiên chỉ tiêu NPV có một số hạn chế sau:

Trang 39

+ Không thấy được lợi ích thu được từ một đồng vốn đầu tư.

+ Phụ thuộc vào cách lựa chọn tỷ suất chiết khấu

+ Không áp dụng được trực tiếp để so sánh, lựa chọn các dự án có vòng đờihay vốn đầu tư khác nhau

- Tỷ suất sinh lời vốn nội bộ ( IRR): phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án.

Đây là một loại tỷ suất thu hồi đặc biệt mà nếu dùng nó làm lãi suất chiết khấu đểtính các khoản thu, chi của dự án về hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi( tức là mức r* là mức lãi suất chiết khấu làm cho NPV = 0 )

Để tính IRR người ta thường sử dụng phương pháp nội suy theo các bướcnhư sau:

1

r r NPV NPV

Nhược điểm : Không xác định được IRR trong trường hợp dòng tiền bị biến

dạng, thay đổi nhiều lần từ (-) sang (+) hoặc ngược lại, vì có rất nhiều đáp sốkhác nhau

Chỉ tiêu IRR không những phụ thuộc vào nghành nghề lĩnh vực mà còn phụthuộc vào từng điều kiện cụ thể của dự án như: cơ cấu vốn đầu tư, điều kiện kinh tế

xã hội nơi thực hiện dự án, năng lực triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư Do

đó các dự án khác nhau sẽ có chỉ tiêu IRR khác nhau Chi nhánh VIB Hoàn Kiếm

áp dụng chỉ tiêu này khi đánh giá hiệu quả dự án như sau: nếu IRR > mức chi phívốn đầu tư thì dự án có hiệu quả tài chính và ngược lại; dự án có IRR càng cao thì

Trang 40

hiệu quả tài chính càng cao, dự án càng hấp dẫn; dự án có IRR thấp chứng tỏ hiệuquả tài chính dự án không cao, cần điều chỉnh Tuy nhiên đây chỉ là chỉ tiêu mangtính tương đối nên khi sử dụng nó, NH VIB Hoàn Kiếm cần kết hợp với chỉ tiêuNPV để đánh giá hiệu quả tài chính.

- Thời gian thu hồi vốn (T) :

+ Là thời gian cần thiết mà dự án phải hoạt động để thu hồi đủ vốn đầu tưban đầu Để tính chỉ tiêu này, cán bộ thẩm định dùng bảng dòng tiền đã tính ở trên,

sử dụng phương pháp cộng dồn để xác định nó Cộng lũy kế đến khi dòng tiền códấu dương thì đó chính là lúc đã thu hồi đủ số vốn ban đầu Lúc này NPV >0 đồngthời IRR >r

+ Công thức:

=

Trong đó:

PV ( NCFi ) : Giá trị hiện tại của dòng tiền thu được năm i

PV ( VDTi ) : Giá trị hiện tại của vốn đầu tư bỏ ra năm i

T : Thời gian hoàn vốn chiết khấu của dự án

n : Số năm hoạt động của đời dự án

Thời gian hoàn vốn là chỉ tiêu thiên về đánh giá rủi ro của dự án Dự án cóthời gian thu hồi vốn càng ngắn thì độ rủi ro càng thấp

Ưu điểm: Mang tính thực tế cao, là căn cứ để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu

rủi ro vì dữ kiện trong những năm đầu của dự án bao giờ cũng đạt được độ tin cậycao hơn

Nhược điểm: Không cho biết thu nhập lớn hay nhỏ sau kỳ hoàn vốn, trong

thực tế đây cũng là mối quan tâm lớn của nhà đầu tư Có những dự án thời gian đầumang lại thu nhập rất thấp nhưng triển vọng về lâu dài thì có thể tốt đẹp

- Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ( ROE):

ROE là tỷ lệ mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu được tạo ra từ vốn chủ

Ngày đăng: 06/10/2018, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w