1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khoá luận tốt nghiệp dịch trạm trên con đường thiên lý bắc nam dưới triều nguyễn (1802 – 1858)

65 137 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

dưới một triều đại phong kiến lớn mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử dân tộc, để từ đó có thể đúc rút được kinh nghiệm của các thế hệ đi trước trong việc hoạch định chính sách, đề ra đường

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH SỬ

======

ĐÀO THỊ LAN

DỊCH TRẠM TRÊN CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1858)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH SỬ

======

ĐÀO THỊ LAN

DỊCH TRẠM TRÊN CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM

DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1858)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS CHU THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo

TS Chu Thị Thu Thủy – người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày10 tháng 5 năm 2018

Tác giả khóa luận

Đào Thị Lan

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Chu Thị Thu Thủy Tôi xin cam đoan:

Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi

Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018

Đào Thị Lan

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của khoá luận 4

6 Bố cục của khóa luận 5

Chương 1: CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1858) 6

1.1 Lịch sử hình thành con đường Thiên lý 6

1.2 Đường Thiên lý dưới triều Nguyễn 10

Tiểu kết chương 1 14

Chương 2: HỆ THỐNG DỊCH TRẠM 15

2.1 Khái niệm dịch trạm 15

2.2 Khái quát hệ thống dịch trạm trước năm 1802 16

2.3 Dịch trạm thời Nguyễn (1802 – 1858) 25

Tiểu kết chương 2: 40

KẾT LUẬN 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

“Đường quan lộ - đường cái quan - đường Thiên lý” đó đều là những tên gọi cũ cho tuyến đường giao thông huyết mạch của Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam Bắt đầu từ cây số 0 Km ải Nam Quan (nay là Cửa khẩu Hữu Nghị) đến mũi Cà Mau dừng lại ở cây số 2,301.340 Km Quá trình xây dựng con đường Thiên lý gắn liền với quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam Lịch sử đã đi qua bao sóng gió, thăng trầm, cho đến ngày hôm nay chúng ta

có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có nền kinh tế đang trên đà phát triển Nhưng để ghi nhớ công lao của cha ông năm xưa, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử và thử một lần làm người lữ hành trên con đường xuyên Việt

Giao thông vận tải nước ta trong lịch sử bao gồm hệ thống đường bộ và đường thủy, cùng với đó là hệ thống dịch trạm do nhà nước quân chủ dựng đặt nhằm phục vụ cho việc vận chuyển và truyền tin tới các vùng trong cả nước và ngược lại Hệ thống dịch trạm còn đảm nhận chức năng trung gian cho việc vận chuyển tô thuế, cống vật của các địa phương lên triều đình, cung cấp thuyền, ngựa cho các quan đi công tác Nhà trạm cũng là nơi dừng chân của các đoàn sứ thần mỗi khi có việc lên kinh thành và các phái đoàn đi sứ bang giao với các nước lân cận Có thể nói hệ thống dịch trạm ở nước ta đã hình thành từ rất sớm song song với việc mở rộng cương vực, lãnh thổ từ Bắc vào Nam Nhưng hệ thống dịch trạm chỉ được tổ chức một cách quy củ và hoàn thiện nhất dưới triều Nguyễn do kế thừa các thành tựu của các nhà nước quân chủ trước đó Sự hình thành con đường Thiên lý nói chung và hệ thống dịch trạm nói riêng dù đã được các nhà nghiên cứu quan tâm đề cập đến ở các mức độ khác nhau, nhưng phần lớn các nghiên cứu đó chỉ tập trung vào một khía cạnh nhất định Với những lí do nêu trên, cùng với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc về hệ thống dịch trạm trên con đường Thiên lý Bắc Nam

Trang 7

dưới một triều đại phong kiến lớn mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử dân tộc,

để từ đó có thể đúc rút được kinh nghiệm của các thế hệ đi trước trong việc hoạch định chính sách, đề ra đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển hệ thống giao thông, thông tin liên lạc Cá nhân tôi xin chọn vấn đề

“Dịch trạm trên con đường Thiên lý Bắc Nam dưới triều Nguyễn (1802 – 1858)” làm đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tình hình nghiên cứu về hệ thống dịch trạm và con đường Thiên lý đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm như: các bộ sách thông sử Việt Nam đã cung cấp một bức tranh tổng thể về lịch sử Việt Nam qua các triều đại trong

đó có những phản ánh liên quan đến giao thông vận tải và hệ thống dịch trạm

Tiêu biểu nhất trong số đó là bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập, từ khởi thuỷ đến

năm 2000) của tập thể tác giả Viện Sử học biên soạn (trong đó liên quan đến

khung thời gian của đề tài là từ tập 2 đến tập 5); bộ Lịch sử Việt Nam (3 tập)

của tập thể tác giả khoa Lịch sử (trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) biên soạn

Tiếp đó là các bài viết trên các tạp chí, các cuộc hội thảo…cung cấp

nhiều khía cạnh liên quan đến nội dung của đề tài, cụ thể như “ Con đường

thiên lý” của Khuông Việt trên Tạp chí Tri Tân (năm 1944); “Con đường thiên lý” của Nguyễn Thanh Lợi trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (năm 2008);

“Đất Quảng Nam và con đường thiên lý” của Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Phước Bảo Đàn trên Tạp chí Xưa và nay (năm 2011); “Tìm hiểu về bưu chính

đời Gia Long, Minh Mạng” của Nguyễn Đoàn trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử

(năm 1967); “Con đường cái quan” trên tạp chí Người du lịch (năm 1992);

“Hệ thống dịch trạm nước ta dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1858)” của

Lê Quang Chắn trong Thông báo khoa học 2017 Những bài viết nêu trên chủ yếu trình bày về hệ thống các tuyến đường giao thông của nước ta qua các

Trang 8

thời kì Các vấn đề liên quan trực tiếp như dịch trạm, các phương tiện vận chuyển, truyền tin tuy có được đề cập đến nhưng còn rất ít ỏi, các bài viết trên chủ yếu đề cập đến tuyến giao thông trên bộ mà còn ít trình bày đến hệ thống giao thông vận tải đường thuỷ của nước ta (bao gồm đường sông và đường biển), vì đây là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống các tuyến giao thông bằng dịch trạm nước ta dưới thời phong kiến

Các công trình sách đã xuất bản cung cấp nhiều thông tin hữu ích Đó

là bộ sách Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam (do Bộ Giao thông – vận tải

chủ trì xuất bản năm 2002, dày 1279 trang) là một công trình nghiên cứu về lịch sử ngành giao thông vận tải của nước ta qua các giai đoạn lịch sử

Các công trình Giao thông liên lạc nước ta trong lịch sử (của tác giả Nguyễn Văn Khoan làm chủ biên, năm 1992); Lịch sử bưu điện Việt Nam (tập

1, Bưu điện Việt Nam xuất bản, 1990),…là những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp, có đề cập nhiều đến việc hình thành mạng lưới giao thông, cùng với đó là hệ thống các dịch trạm cũng như các hình thức liên lạc truyền tải thông tin của nước ta khoảng thời gian từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX

Ngoài ra còn có các luận án như:“Văn bản quản lí nhà nước và công

tác công văn giấy tờ thời phong kiến Việt Nam” (của Vương Đình Quyền,

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2002), “Văn bản quản lí nhà nước thời

Nguyễn (Giai đoạn 1802 – 1884)” (của Vũ Thị Phụng, NXB.Đại học quốc gia

Hà Nội, 2005), “Văn hoá Việt Nam thường thức” (do Nguyễn Tiến Dũng làm

chủ biên, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2005)

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày quá trình hình thành con đường Thiên lý dưới triều Nguyễn

Trang 9

- Trình bày khái quát hệ thống dịch trạm của nước ta trước năm 1802

và hệ thống dịch trạm dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1858

- Tìm hiểu về phương thức hoạt động của các hệ thống dịch trạm trên con đường Thiên lý và nhận xét, đánh giá vai trò của hệ thống dịch trạm đối với việc quản lí đất nước dưới triều Nguyễn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện nay, dọc theo con đường Thiên Lý hay chính là tuyến đường giao thông huyết mạch từ Lạng Sơn đến Năm Căn, Cà Mau

- Về thời gian: giai đoạn 1802 – 1858, từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, lập ra vương triều Nguyễn và trải qua các đời vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đến năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam tại cửa biển Đà Nẵng

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử giúp trình bày các vấn đề liên quan đến sự hình thành hệ thống nhà trạm và con đường Thiên lý qua các giai đoạn lịch sử, phương pháp logic giúp xâu chuỗi các sự kiện và đưa ra kết luận, đánh giá vấn đề một cách chân thật nhất Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê những số liệu cần thiết để lập bảng minh họa

5 Đóng góp của khoá luận

- Lý luận: Nghiên cứu về “Dịch trạm trên con đường Thiên lý Bắc Nam dưới triều Nguyễn (1802 – 1858)”, giúp khái quát về chức năng, hệ thống dịch trạm và sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải dưới thời Nguyễn trong lịch sử

- Thực tiễn: Là tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử giao thông vận tải,về lịch sử xã hội và dân tộc

Trang 10

6 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 2 chương:

Chương 1: Con đường Thiên lý Bắc Nam dưới triều Nguyễn (1802 – 1858) Chương 2: Hệ thống dịch trạm

Trang 11

Chương 1 CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

(1802 – 1858)

1.1 Lịch sử hình thành con đường Thiên lý

Do nhu cầu luôn phải di chuyển để làm ăn, trồng cây, săn bắt, trao đổi vật phẩm, giao lưu giữa các bộ tộc, vùng dân cư… Người Việt cổ đã kiến tạo nên hệ thống đường sá từ rất sớm, song song với sự hình thành những con đường là những cây cầu vượt chướng ngại như khe, suối, vực nó làm cho con đường ngắn hơn, dễ đi hơn Từ con đường nhỏ luôn luôn thay đổi vị trí, phục

vụ cho từng nhóm người tương đối nhỏ, lẻ tẻ theo thời gian con đường trở nên định hình, được nhiều người sử dụng sửa sang, san lấp thường xuyên và lớn dần lên qua nhiều thế hệ, hình thành nên những con đường lớn và cố định [6; tr.72]

Đến đầu công nguyên, nước ta chắc chắn đã có những đường sá đủ lớn cho xe thô sơ, xe bánh gỗ do ngựa hoặc trâu bò kéo, nghĩa là có xe trở người

và hàng hoá tương đối nhiều [6; tr.72] Thời Văn Lang, nước ta có những tuyến đường tương đối lớn là:

Đường từ Cổ Loa đến núi Vũ Ninh ( Quế Võ – Bắc Ninh) ra vùng Phả Lại (Triệu Đà đã đi theo con đường này tiến đánh An Dương Vương)

Đường từ Văn Lang (Mê Linh), Bạch Hạc (Việt Trì) đến Cổ Loa

Đường dọc theo lưu vực sông Hồng từ Phong Châu (Vĩnh Phú) ngược lên Tây Bắc tới Ích Châu (Trung Quốc)

Bước vào thời kì Đại Việt, hệ thống đường bộ nước ta đã có những con đường lớn như sau:

+ Đường từ thành Đại La tới biên giới Lạng Sơn ngày nay Đường đi qua một vùng đồng bằng, dọc theo thung lũng sông Thương Con đường này

Trang 12

từ thời Bắc Thuộc, là tuyến hành quân từ Bắc xuống và chở cống phẩm, vật phẩm và tù nhân, nô tỳ nước ta ngược lên Bắc để cống cho bọn xâm lược Ít nhất từ thế kỉ thứ I, bọn cai trị đã đặt hệ thống trạm dịch thông tin từng chặng

từ Đại La về đến kinh đô nước Tàu [6; tr.73] Đây cũng là đoạn đường đầu của con đường Thiên lý được mở rộng về sau bắt đầu từ vua Lý Thái Tổ

Đường dọc theo sông Hồng, từ Mê Linh (đất Phong Châu) ngược lên tới Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc (và kéo dài tới Miến Điện)

Đường từ Bắc Ninh đi Phả Lại – Lục Đầu, đi ven biển tới Quảng Ninh sang đất Tàu (cơ sở của đường 18 hiện nay)

Đường từ Thăng Long qua đồng bằng Bắc Bộ tới vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ xuyên qua dãy Tam Điệp (đèo Ba Dội) qua Thanh Hoá đi tiếp vào Nghệ An, Hà Tĩnh Đường rất hiểm trở, qua núi rừng có nhiều ác thú Từ thời Đinh Tiên Hoàng và Lê Hoàn đã huy động nhiều công sức dân chúng để mở mang

+ Con đường “thượng đạo”, tiền thân của con đường số 6 ngày nay Đường được mở từ Thăng Long qua Gốt, Hòa Bình rồi đắp tiếp mở qua vùng thượng du Thanh Hoá, Nghệ An

+ Đường từ Vụ Ôn (Hương Sơn – Hà Tĩnh) vượt Trường Sơn qua Lào Năm 992, vua Lê Hoàn đã cho làm con đường từ cửa biển Nam Giới (cửa Sót thuộc huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vào đến châu Địa Lý (miền đất Quảng Bình) để di dân, dịch chuyển binh lính tiếp nhận vùng đất mới Quan coi làm đường là phụ quốc Ngô Tử An đã phải huy động đến 3 vạn tráng binh cho công việc này [6; tr.74]

Cho tới trước khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi là Thăng Long (năm 1010), thì từ các châu quận phía Nam ra Đại La có lẽ chỉ có một con đường chính mà sau này gọi là “thượng đạo” Tới thế kỉ thứ X

Trang 13

đó là tuyến đường bộ duy nhất nối đồng bằng sông Hồng với vùng Thanh – Nghệ, so với ngày nay đoạn đầu của thượng đạo hầu như trùng với quốc lộ 6

Đường qua sông Đáy đi lên Chúc Sơn (Chúc Động) theo đường Đìa qua Tốt Động, vượt sông Tích qua đất Mĩ Lương đến chợ Bến; đường tiếp tục

đi qua Chi Nê, Nho Quan, Rịa (Ninh Bình) vượt qua Đồi Ngang vào Thanh Hoá, Phố Cát, Thạch Thành… đến núi Đồng Cổ (huyện Yên Định)

Đến thời nhà Lý, nhất là trong khoảng thế kỉ XI công việc xây dựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho

sự phát triển của một quốc gia phong kiến độc lập.Vua Lý Thái Tổ chia cả nước ra thành 24 lộ Cương vực nước ta khi ấy mới tới núi Hoành Sơn ở phía Bắc sông Gianh Đã mở thêm đường “hạ đạo” hoặc đường cái quan, đường

Thiên lý (tức đường quốc lộ 1 ngày nay, hoặc gần trùng quốc lộ 1) “Sử học

bị khảo” của Đặng Xuân Bảng chép: “Nhà Lý về sau đóng đô ở Thăng Long, muốn vào Thanh Hoá thì theo một đường qua các huyện Thượng Phúc (Thường Tín), Thanh Liêm mà vào Gia Viễn…”

Từ nhà Lý về sau, con đường Thiên lý đi về các vùng đất phương Nam ngày càng thêm dài cùng với sự mở rộng đất đai từ châu Địa Lý (Quảng Bình)

mở tiếp đến châu Ô, Châu Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên)…và sau này vào tới Gia Định [6; tr.75]

Đến đời Hồ Quý Ly (1400-1407) với những cải cách trong công tác quản lý đất nước, trong đó chú ý mở rộng đường cái quan (quan lộ, đường Thiên lý), để tiện việc giao thông và liên lạc Năm 1402, Thiên lý cù nối tiếp

từ Hoan Châu đến Hoá Châu (Huế) Sau chiến thắng Trà Bàn của vua Lê Thánh Tông vào năm 1471, đạo thừa tuyên thứ 13 của quốc gia Đại Việt được thành lập, đạo thừa tuyên Quảng Nam Nhà vua đã cho tổ chức lại hệ thống giao thông liên lạc thông suốt từ Thăng Long cho đến phủ Hoài Nhơn (Bình Định) bằng đường bộ [17; tr.1]

Trang 14

Kể từ năm 1600, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng trốn vào Thuận Hoá, đất nước ta bắt đầu lâm vào cảnh Bắc Nam phân tranh kéo dài suốt 2,5 thế kỉ đến cuối thế kỉ XVIII Chiến tranh Nam Bắc đẩy nhân dân hai miền vào cảnh lầm than khốn khổ, tuy nhiên nó lại làm cho hoạt động giao thông vận tải phát triển và mở rộng

Trước năm 1653, người Chăm đã tổ chức được hệ thống đường mòn cho voi đi suốt cả vùng duyên hải miền Trung Ngoài ra, hệ thống đường ngang cũng được phát triển để khai thác tài nguyên rừng và biển Các chúa Nguyễn khi làm chủ được vùng này đã kế thừa mạng đường sẵn có để tạo nên đường Thiên lý và phát triển hệ thống đường ngang dài hơn, dày hơn [17; tr.2]

Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh hạ lệnh cho quan dân đắp đường Thiên lý Bản

Kỷ tục biên quyển 18) đường Thiên lý lúc này đủ rộng để voi, ngựa đi được

từ Thăng Long qua Thanh Hoá, Nghệ An vào đến đồn Hà Trung, huyện Kỳ Hoa ( Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vượt Đèo Ngang vào sông Gianh Các cảng sông, cảng biển được mở mang ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Móng Cái), Cần Hải (cửa Triều, Thanh Hóa), phố Hiến (Hưng Yên)

Ở Đàng Trong, một mặt chúa Nguyễn tìm cách phát triển đất đai vào phương Nam mở rộng lãnh thổ, một mặt cũng lo mở đường khai sông, phát triển các phương tiện giao thông vận tải, thuyền bè, xe cộ, súc vật kéo

Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ và chiếm được một

số vùng miền, giao thông đường sá tiếp tục được mở mang, xây dựng để phục

Trang 15

Một đường bộ từ Khâm Châu – Cao Bằng tới Khương Thượng – Đống

Đa

Một đường bộ từ Khâm Châu xuống Quảng Yên – Hải Dương

Một đường biển dự định theo vịnh Bắc Bộ tiến vào Việt Nam, nhưng chưa kịp đến nơi đã thất trận

Cũng trong cùng năm này, ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân, Nguyễn Huệ đã đưa quân từ Phú Xuân (Huế) ra đến Ninh Bình Đoạn đường từ Nghệ

An đến Tam Điệp dài 800km, với 8 vạn quân, 200 voi chiến, nhiều ngựa mà chỉ đi trong 7 ngày [17; tr.2] Đến mùng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu (1789) Quang Trung đã quét sạch quân giặc ở Thăng Long Điều đó cho thấy hệ thống đường giao thông có đóng góp to lớn đối với chiến thắng này

Tháng 7 năm Tân Dậu (1801), đoạn đường Phú Xuân (Huế) – Đồng Hới (Quảng Bình) được đắp lại Năm 1809, đắp đường quan ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận Nhưng con đường Thiên lý huyết mạch kinh tế chỉ được tổ chức một cách đầy đủ, quy củ và hoàn thiện nhất dưới triều Nguyễn do kế thừa các thành tựu của các nhà nước quân chủ trước đó

1.2 Đường Thiên lý dưới triều Nguyễn

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long mở đầu một thời đại lịch sử mới ở đầu thế kỉ XIX Lúc này hệ thống đường bộ nước

ta từ Phú Xuân, Thuận Hoá ( Huế) băng qua đèo Hải Vân vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Đồng Nai; “từ Phú Xuân (Huế) ra Thăng Long lên Lạng Sơn dài 848 km Từ Huế đến Hà Tiên dài 1.832km Từ Huế ra Hà Nội khoảng 672km” Đường lên miền núi: từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Xuân lên Phú Phong, Tây Sơn, Tây Nguyên Từ Thăng Long lên

Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, vào Hoà Bình, đi Quảng Yên…đó là những hướng tuyến đã hình thành theo đường các dạng trục chính mà sau này thực

Trang 16

dân Pháp dựa vào đó mà gia cố, mở rộng rồi đặt tên là những đường 1A, 1B, đường 15, đường 6, 19,…[6; tr.99]

Sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước đã tiếp nhận những thành quả về giao thông vận tải của các triều đại trước đó, các vua triều Nguyễn chú trọng nhiều hơn đến các biện pháp tổ chức quản lí, kiểm soát giao thông vận tải, đường sá, cầu cống, cảng biển, các phương tiện chuyên trở, bổ sung luật thuế má… Năm 1817, cho đào kênh Đông Xuyên – Kiên Giang Năm 1819 cho đào kênh Vĩnh Tế đi Châu Đốc, Hà Tiên dài 100 km

Từ năm 1802 đến năm 1855 các vua Nguyễn đã ban 25 sắc dụ về việc khai hoang, lập làng ấp song song với đào sông đắp đường Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ lập ra hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại đào kênh Núi Sập, kênh Vĩnh Tế

và khẩn hoang vùng Châu Đốc…Triều đình giao cho ba tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Nghệ An sửa sang các sông và kênh, bến đò, đường sá, cầu cống

Nói về con đường Thiên lý liên lạc trong toàn quốc và các xứ phụ

thuộc, Taberd là người đầu tiên ghi vẽ trên bản đồ đầy đủ nhất Đó là đường

Thiên lý chính yếu giao thông từ ải Nam Quan (Lạng Sơn), qua Hà Nội, Huế vào tới thành Gia Định Lại có đường cái quan thứ yếu: đường đi Hà Nội qua Hải Đông (Hải Dương), Quảng Yên rồi vòng lên Lạng Sơn và Cao Bằng; đường đi từ Hà Nội qua Thái Nguyên đến Cao Bằng, có thêm chi nhánh từ Thái Nguyên lên Lạng Sơn; đường đi từ Hà Nội qua Sơn Tây, Hưng Hóa đến Thủy Vĩ châu Từ đường Thiên lý Ninh Bình có đường đi Nam Định ở phía Đông và một đường dài đi từ Ninh Bình tới Ninh Biên châu phía Tây [10; tr.246]

Tại Trung bộ, từ đường Thiên lý ở Vinh, có đường vượt dãy Trường Sơn, tới Qùy Hợp thì chia thành hai nhánh: một nhánh qua huyện Kỳ Sơn, lại chia làm hai chi (chi phía Bắc qua trạm Ninh Cường rồi tới bến Ninh Biên

Trang 17

châu; chi phía Nam dẫn tới Vạn Tượng quốc) Còn nhánh thứ hai đi qua đèo

Cổ Thai, Bản Đơn, Lào Xi Đa, vượt sang hữu ngạn sông Mê Công tới Lạc Khôn, rồi tới Thành Lào Bu Thác Từ đường Thiên lý ở Bình Định, có đường qua huyện Phù Ly, huyện Tuy Viễn, Tây Sơn Thượng, vượt qua Trường Sơn rồi chia ra hai ngả [10; tr.247]

Tại Nam Bộ, có Thiên lý từ thành Gia Định qua Lái Thiêu đến núi Bà Đen thì chia làm 2 ngả: ngả theo hướng Tây đến Nam Vang, còn ngả theo hướng Bắc tới Chê Tăng Lang Chỉ trên đường Thiên lý Bắc Nam mới có ghi địa điểm các cung trạm bằng một cờ đuôi nheo nhỏ Trên một số cung trạm ở Đàng Trong có ghi địa danh từ thời Gia Long Ở Đàng Ngoài hầu như không

có tên cung trạm [10; tr.247]

Trước năm 1831, ở 11 trấn thuộc Bắc thành chỉ có một đường cái quan

từ kinh đô ra đến ải Nam Quan Triều đình Huế đã cho đắp thêm nhiều đường

to: “Đường lấy mặt đất làm mực Mặt rộng một trượng, thân rộng 5 trượng 5

thước, giữa cao 2 trượng, hai bên đường đều cao 1 thước”, do đó các trấn có

thể nối liền nhau và từ các trấn có thể chạy ngựa trạm đến thẳng kinh đô [18.tr.34] Các vua triều Nguyễn rất quan tâm đến việc tu bổ con đường huyết mạch của quốc gia này Năm 1832, vua Minh Mạng dụ cho Bộ Công:

“…đường cái quan có nhiều chỗ núi cao, lính trạm leo trèo, nhân dân đi lại,

có nhiều khó khăn trở ngại Vậy truyền lệnh cho các quan địa phương xem xét địa phận hạt mình, chỗ nào có đá lớn ngăn trở, thì đốt cho nát phá bỏ đi, cốt rộng từ 4-5 thước trở lên, đủ đi lại được; chỗ nào vì nước mưa lụt chảy xói, lâu ngày thành trũng sâu, thì đá lấp đầy, hoặc xây thành bậc, cho được bằng phẳng, rồi ủy cho phủ huyện thuê dân làm, trả công ưu hậu bằng tiền và gạo, rộng cho thời hạn, cốt được thành công để lợi ích lâu dài” [21; tr.191]

Năm 1835, Minh Mạng cho đắp các đường bộ ở các tỉnh Nam Kỳ dùng vào việc quan báo, khắc phục việc đi lại chủ yếu bằng đường thủy trước đây

Trang 18

Năm 1861, triều đình lại cho khơi đào nắn sông từ xã Phúc Lai đến Tự Cường (Bắc Ninh); cho khơi cửa biển Khúc Phu, mở luồng cho các sông vùng Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc ở Thanh Hóa, khơi đào cửa Thiên Uy (Cửa Thiết)

ở Nghệ An

Nguyễn Thanh Lợi trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử có bài viết về

“ĐườngThiên lý dưới thời Nguyễn” đã đưa ra nhận xét về tuyến đường từ Gia

Định đến Huế như sau: “Khởi đầu từ cầu Thị Nghè qua Hàng Xanh, cầu Sơn, qua bến đò chỗ cầu Bình Triệu 1 (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh), đến ngã tư quốc lộ 13 và đường Kha Vạn Cân ở địa phận phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (trên nền cũ là đường Thuộc địa số 1 thời Pháp), song song với đó là đường sắt xuyên Việt Băng qua chợ Thủ Đức, lên ngã tư Linh Xuân (ranh giới giữa tỉnh Bình Dương- TP Hồ Chí Minh), đường Thiên lý lên tới chợ Đồn, rồi qua sông Đồng Nai vào TP Biên Hòa Từ Bình Trước (quảng trường Sông Phố), đường Thiên lý qua ngã ba Vũng Tàu, đi theo hướng quốc lộ 51 ngày nay, xuống Phước Lộc (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), huyện Tân Thành, thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), đến An Điền Đường Thiên lý đi tiếp xuống huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ, thị trấn Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc), rồi sang địa phận của huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) Từ đây, đường Thiên lý chạy dọc ven biển các tỉnh ra đến kinh

đô Huế” [18; tr.4]

Đường Thiên lý từ Sài Gòn đi về phía tây do Tổng trấn Lê Văn Duyệt thực hiện theo lệnh của vua Gia Long vào tháng 10 năm Ất Hợi (1815) Bắt đầu từ cửa Đoài Nguyệt ở phía tây thành Bát Quái, qua cầu Tham Lương (đường Trường Chinh nay), qua bến đò Thị Sưu, qua đầm Lão Đống, giáp ngã

ba đường sứ tới Khê Lăng đến đất Kha Pha (Cao Miên), cho đến sông lớn dài

439 dặm Chỗ gặp sông ngòi thì bắc cầu, đầm lầy thì đắp đất, gặp rừng thì đốn cây Mặt đường rộng 6 tầm (12,72m), đường thông suốt cho người và ngựa

Trang 19

Từ Kha Pha dọc sông xuống phía nam 194 dặm đến đồn Lò Yêm, từ Kha Pha lên phía bắc 49 dặm đến trại Chế Lăng dùng vào việc phòng binh

Ngoài ra, còn nhiều đường nhánh ngang nối vào đường Thiên lý và mạng giao thông địa phương từ vùng này sang vùng khác Một số trục đường cắt ngang theo chiều đông tây, ngang qua thị xã Tây Ninh, trục đường tỉnh

781 (tỉnh lộ 13 cũ) qua cửa khẩu Phước Tân, từ thị xã xuống Bến Kéo

Đường Thiên lý từ Sài Gòn- Gia Định đi phía nam thì được làm vào đầu trung hưng năm Canh Tuất (1790) Trịnh Hoài Đức chép về con đường

này: “Đường cái quan từ cửa Chấn Hanh qua cầu Hòa Mỹ đến sông Bình

Đồng tới trấn Biên Hòa Đường rộng 6 tầm, hai bên trồng câu mù u và cây mít là những thứ cây thích hợp với đất này Cầu cống thuyền bến đều luôn được gia tăng tu bổ, đường rộng suốt phẳng như đá mài, gọi là đường thiên

lý phía nam”

Tiểu kết chương 1

Có một con đường bắt đầu manh nha và hình thành từ thời Lý, trải qua các triều đại phong kiến khác nhau, dưới mỗi một vị vua cai trị khác nhau thì con đường ấy lại được kiến tạo, mở rộng và kéo dài từ Bắc vào Nam song song với quá trình mở mang bờ cõi Con đường ấy chỉ thực sự hoàn thiện và phát triển nhất ở dưới thời Nguyễn, khi mà nền quân chủ của đất nước được xây dựng vững vàng Đó là con đường mang tên Thiên lý - đường cái quan, kéo dài từ ải Nam Quan (Lạng Sơn) đến thành Gia Định (Sài Gòn) Các vua triều Nguyễn quan tâm đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống đường sá giao thông được mở mang xây dựng không chỉ phục vụ cho việc đi lại mà còn là các hoạt động mang tính chất khoa học dựa trên việc thành lập các cung và trạm

Trang 20

Chương 2

HỆ THỐNG DỊCH TRẠM

2.1 Khái niệm dịch trạm

Dịch trạm là một khái niệm Hán Việt Theo Hán Việt từ điển giản yếu

của học giả Đào Duy Anh thì:

-Dịch: Dùng ngựa trạm để đem công văn Các cụm từ liên kết có liên

quan như:

+Dịch đạo: Đường trạm đi (tương ứng với dịch lộ : đường trạm)

+Dịch đình: Nhà trạm hoặc là nhà ở bên cung điện của vua

+Dịch mã: Ngựa trạm

+Dịch phu: Phu trạm

+Dịch trạm: Nhà trạm xem việc chuyển đệ thư tín và công văn

- Trạm: đứng thẳng, đứng lâu, chỗ trú tạm ở giữa đường Các cụm từ

liên kết có liên quan như:

+Trạm lộ: Một trạm đường Ngày xưa cứ khoảng đường 40 dặm thì đặt

01 trạm, gọi là trạm lộ

+Trạm phu: Phu trạm đưa thư tráp và công văn

Cuốn Hán – Việt tân từ điển của tác giả Hoàng Thúc Trâm do nhà sách Vĩnh Bảo Sài Gòn in năm 1951 cho biết thêm về từ phu trạm như sau: “phu

trạm” (phu trạm ở các trạm miền quê chuyên việc đưa thư và công văn)

Sách Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên đã giải nghĩa từ

“trạm” như sau:

- “Trạm” là: Nhà làm ở từng chặng trên dọc đường cái quan, làm nơi

nhận chuyển công văn thời phong kiến Phu trạm Ngựa chạy trạm (chạy giữ các trạm)

Trang 21

-“Trạm” là: Nhà nơi bố trí ở dọc đường giao thông để làm một nhiệm

vụ nhất định nào đó Trạm gác Trạm kiểm soát

-“Trạm” là: Cơ sở của một số cơ quan chuyên môn đặt ở các địa

phương Trạm biến thế điện Trạm khí tượng Trạm cứu thương

Như thế dịch trạm là các nhà trạm nằm trên dọc đường cái quan có chức năng nhận và chuyển đệ công văn, thư tín

Khái niệm dịch trạm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa cổ đại Theo các tài liệu thư tịch và từ điển Trung Quốc, dịch trạm là nơi cung cấp lương thực, chỗ ở, thay đổi ngựa trạm trên đường của các quan binh trong việc truyền đạt các tin tức quân sự thời cổ đại

2.2 Khái quát hệ thống dịch trạm trước năm 1802

*Thời cổ đại

Nước Việt Nam là một trong những cái nôi loài người xuất hiện sớm nhất Việt Nam ở vào một khu vực là ngã ba đường của Đông Nam Á nên sớm trở thành nơi gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều luồng thông tin, gắn liền với sự giao thoa văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau

Thời kì nhà nước Văn Lang, đã kế thừa thành tựu của văn hóa Đông Sơn, nhưng có nhiều bước phát triển hơn, trên các mặt trống đồng của thời đại đồng thau đã có những hình khắc người cầm “cờ tín hiệu” trên mũi thuyền cong Phải chăng đây là những người đảm nhiệm việc thông tin? [18.tr31] Sự xuất hiện của anh “xá” (khá, sau là mõ) thời kỳ Vua Hùng rao lời vua cầu hiền dựng nước và giữ nước (truyện Phù Đổng – Thiên Vương), truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh gợi cho ta một phương thức “thông tin truyền khẩu” Quanh thành Cổ Loa hiện nay vẫn còn vết tích của những “Hỏa đài” là những đài có vật dựng chất dẫn cháy Mỗi khi giặc đến người ta đốt những vật dẫn cháy đó để báo cho quan binh, cho các bộ lạc biết Ngọn lửa đó vừa là ám hiệu thông tin liên lạc, vừa để uy hiếp tinh thần quân địch

Trang 22

Các sách “Thủy kinh chú”, “Giao Châu ngoại vực kí” mà sử sách của

ta vẫn thường viện dẫn đều có chép các sứ giả Việt Vương đem bò, rượu, cống cho Lỗ Bác Đức Như vậy là các trạm dịch trong nước đã thông “liên lạc” với hệ thống trạm dịch của các vương triều Trung Quốc [24; tr32]

Năm 40 – 43 sau công nguyên, hai chị em Bà Trưng phát động khởi nghĩa, đánh đuổi bọn quan lại Đông Hán, khôi phục được toàn bộ lãnh thổ, giành lại độc lập dân tộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã thắng lợi và

đó là một phong trào có tính chất quần chúng, rộng rãi chứ không phải là một hành động tự phát của một tư tưởng của một bộ lạc riêng lẻ Để thống nhất được các lực lượng, chắc chắn công tác thông tin liên lạc lúc bấy giờ phải được tổ chức chặt chẽ Truyền thuyết cũ cho biết Trưng Vương có giao cho một phụ nữ, tên Nôm gọi là Nàng Nội – giữ công tác tiếp nhận “báo cáo” xử

lí “tin tức” “thư từ” “tổ chức mạng lưới giao thông liên lạc” Nó giống như một tư lệnh về thông tin liên lạc Khi dẹp xong giặc, nàng được phong là

“Nhập nội Bách Hạc nữ công chúa” Ngày nay ở gần Việt Trì vẫn còn đền thờ Nàng Nội

*Thời kì phong kiến Việt Nam

Chiến thắng oanh liệt của quân dân ta chống quân Nam Hán dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền cuối năm 938 kết thúc hoàn toàn thời kì Bắc Thuộc kéo dài hơn một nghìn năm Dân tộc ta dành được quyền làm chủ đất nước Một thời kì độc lập của dân tộc bắt đầu

Thông tin liên lạc trong các triều đại phong kiến nước ta có nhiệm vụ chuyển đưa công văn của Nhà nước Việc tổ chức hoạt động bộ máy thông tin liên lạc của nước ta phụ thuộc vào sức sản xuất của phương thức sản xuất phong kiến và chịu ảnh hưởng một phần lúc ban đầu cách tổ chức bưu dịch của Trung Quốc thời kỳ hơn một nghìn năm Bắc Thuộc [11; tr.35] Lê Qúy

Đôn viết “Đời vua Đường Huyền Tông chỉ định điều lệ bưu dịch (trạm truyền

Trang 23

Tống công văn) phải được cấp chỉ khoán (giấy chứng thực), thường thường các quan ở ngoài được bổ nhiệm hoặc nghỉ phép qua lại phải được cấp giấy chứng khoán Từ đấy về sau Bộ Binh cấp thẻ bài để di chuyển theo đường dịch trạm bắt đầu từ đấy” Có thể là các vương triều Việt Nam cũng theo

cách này của nhà Đường nên xuất hiện các danh từ “bưu dịch” “trạm dịch”

“thẻ bài” rất thông dụng trong các thế kỉ sau đó

Trong thời Tiền Lê (980 – 1008), do thắng lợi của cuộc đấu tranh chống Tống và do chính sách đối ngoại vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết của Lê Hoàn, mà biên giới phía Bắc và phía Nam của Tổ quốc được bảo vệ vững chắc Tình hình đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà Tiền Lê đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình Bộ máy chính quyền ở Trung ương đến các địa phương tiếp tục được củng cố, các khu vực hành chính trong nước được sắp xếp lại, chia thành các lộ rồi đến các phủ Quyền lực và ảnh hưởng của chính quyền Trung ương ngày càng được mở rộng Để kiểm soát được các thế lực phong kiến ở địa phương, chính quyền trung ương đã chú trọng đến việc mở mang giao thông, xây dựng “hệ thống liên lạc”, con đường sông

từ ngoài Bắc vào vùng Thanh Nghệ được mở rộng, nhờ đó thuyền bè đi lại thuận tiện “Những đường giao thông bộ cũng được đắp thêm và trên những đường giao thông chính đã có hệ thống trạm dịch, cứ cách từng chặng đường lại có một nhà trạm ba gian hoặc năm gian lợp tranh” [3; tr.14] Những con đường giao thông thủy bộ và hệ thống trạm dịch đó tạo điều kiện mở rộng mối giao lưu kinh tế trong nước, đồng thời tăng cường xây dựng và củng cố

ổn định xã hội, bảo vệ Tổ quốc

Sang thời nhà Lý, nhất là trong khoảng thế kỉ XI công việc xây dựng đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của quốc gia phong kiến độc lập

Trang 24

Vua Lý Thái Tổ chia cả nước ra thành 24 lộ (như tỉnh ngày nay) Cương vực nước ta khi ấy mới tới núi Hoành Sơn ở phía Bắc sông Gianh Tuy nhiên với phương tiện đơn giản, lấy sức người là chính, việc thông tin và truyền lệnh giữa kinh đô với 24 lộ không phải chuyện dễ dàng nhanh chóng

Do đó “năm Qúy Mùi (1043) Thái Tông hạ chiếu cấm không cho ai được mua hoàng nam để làm nô Vua lại chia đường quan lộ ra từng cung, đặt nhà trạm

để chạy giấy tờ công văn” [15; tr.104] và “các ụ đất cắm biển gỗ ở trên để chỉ phương hướng” hoặc cắm cờ [3; tr.153]

Năm 1044, triều đình lại cho đặt trạm Hoài Viễn ở Gia Lâm để làm nơi nghỉ trọ cho người nước ngoài khi đến chầu: “Tháng 12, ngày mồng, đặt trạm Hoài Viễn ở bờ sông Gia Lâm làm quán nghỉ trọ cho người nước ngoài khi đến chầu” [21; tr.267] Ngoài trạm Hoài Viễn, năm 1047, triều đình lại cho đặt thêm 7 trạm làm chỗ nghỉ nữa: “Đinh Hợi, năm thứ 4 (1407) Mùa xuân tháng 3, đặt trấn Vọng Quốc và 7 trạm Quy Đức, Bảo Ninh, Tuyên Hóa, Thanh Bình, Vĩnh Thông, Cảm Hóa, An Dân các trạm đều đặt ụ bia, để làm chỗ trọ cho người man di” [21; tr.268] Những ghi chép về các nhà trạm trên

cũng được sách Khâm định Việt Sử thông giám cương mục chép vào năm

1044, nhân dân các nước lân bang đến chầu, do vậy triều đình hạ lệnh cho các địa phương làm các nhà trạm để làm chỗ nghỉ ngơi cho khách đi đường “Bấy giờ các nước phương xa đến chầu, đặt ra trạm Hoài Viễn để cho họ tạm nghỉ, lại đặt trấn Vọng Quốc và bảy trạm là Tuyên Hóa, Vĩnh Thông, Thanh Bình, Quy Đức, Bảo Ninh, Cảm Hóa và An Dân, mỗi trạm đều đặt một mốc tiêu để làm chỗ hành khách nghỉ ngơi” [22; tr.328] Qua nguồn tư liệu trên có thể khẳng định, đến năm 1043 dưới triều vua Lý Thái Tông, hệ thống nhà trạm đã được hình thành và được đặt trên các tuyến đường quan lộ để phục vụ vào việc truyền đệ công văn và làm chỗ nghỉ trọ cho các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô Thăng Long

Trang 25

Dưới thời nhà Lý, quân đội đã có các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh Để thống nhất chỉ huy, chỉ đạo giữa các binh chủng, việc

“liên lạc”, “truyền tin” trong quân đội được coi trọng

Phải nói rằng, chính quyền phong kiến triều Lý đã nhận thấy vai trò quan trọng của công tác thông tin liên lạc nên đã quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống liên lạc với các yếu tố cơ bản là thường xuyên và đều khắp mọi nơi

Trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ thời Lý, triều Trần tiếp tục công việc dựng nước, trước hết là củng cố quốc gia thống nhất, tăng cường lực lượng quốc phòng và phát triển kinh tế để lo đối phó với nạn ngoại xâm

Vào đầu đời Trần, chế độ trung ương tập quyền không những được khôi phục mà còn được tăng cường về mọi mặt Trong triều, nhà Trần đặt thêm nhiều chức quan và cơ quan chuyên trách mới để đáp ứng yêu cầu của

bộ máy hành chính, trong đó có cơ quan “liên lạc” Ngoài việc tổ chức các trạm dịch để chạy các giấy tờ công văn, nhà Trần còn sửa sang và mở rộng các đường giao thông thủy bộ trong nước Phương tiện vận chuyển chủ yếu lúc bấy giờ là thuyền bè đi lại trên sông và ven biển Thuyền lớn có đến 30 hay hơn 100 người chèo, tốc độ khá nhanh, đặt chức tào vận, chuyên lo việc vận tải hàng hóa, lương thực, đồ tế cống và kiêm cả việc vận chuyển các giấy

tờ của các quan chức ở ngoài các lộ về kinh Nhờ vậy khi các lộ ở ngoài xảy

ra việc gì thì lập tức bằng nhiều phương tiện (ngựa trạm, thuyền,…) báo ngay

về kinh thành Năm 1420, khi người Thổ Mán nhà Tống sang cướp bóc của cải ở dân gian vùng Lạng Giang, viên thủ thần ở đây đã cho chạy trạm về triều báo cáo [22; tr.146]

Trang 26

Trải qua ba lần kháng chiến và chiến thắng Nguyên Mông, trong quân đội đời Trần cũng như trong cả nước việc tổ chức giao thông liên lạc rất được coi trọng

Năm 1258, cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất đã giành được thắng lợi Ngoài việc đưa các đạo quân thủy bộ tiến lên bố trí phòng thủ biên giới, hệ thống “thông tin liên lạc” cũng được hoàn thiện và tăng cường Ngoài các trạm dịch thủy bộ, các trạm “hỏa đài”được bố trí ở những vùng xung yếu nhất là vùng Đông Bắc, cắt người trông coi suốt ngày đêm, để kịp thời báo tin về kinh thành khi có việc

Đời nhà Hồ (1400 – 1407), trước nguy cơ xâm lược của phong kiến phương Bắc ngày càng đến gần, Hồ Qúy Ly một mặt lo tăng cường số quân đội thường trực, sắm sửa vũ khí và xây dựng các tuyến phòng thủ, một mặt cho mở rộng đường cái quan, đặt một hệ thống trạm dịch chạy hỏa tốc từ Tây

Đô (Thanh Hóa) theo đường Thiên lý vào Hoan Châu (Nghệ An) và ra Thăng Long Các trạm dịch được phân bố như sau: từ thành Đông Quan đến huyện Gia Lâm, phủ Từ Sơn thì đặt trạm để chạy giấy tờ bằng ngựa; từ huyện Chí Linh, huyện Đông Triều cho đến phủ Vạn Ninh thì đặt trạm giấy bằng thuyền

Từ Đông Quan vào Thanh Hóa qua các trạm ngựa ở Bảo Phúc (Thường Tín,

Hà Tây); Khương Kiều (Thanh Liêm, Hà Nam), Vĩnh An (Bình Lục, Hà Nam), Sinh Dược (Gia Viễn, Ninh Bình), Khả Lũ (Nga Sơn, Thanh Hóa), Lũ Liễu (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) [16; tr.375] Như vậy, đến thời kì này, ngựa chạy trạm đã dần sử dụng phổ biến

Đến thời Thuộc Minh, với tham vọng không chỉ dừng lại ở sự bóc lột

vơ vét để làm giàu, bọn phong kiến phương Bắc còn muốn vĩnh viễn nô dịch nhân dân ta, sáp nhập đất nước ta vào lãnh thổ quốc gia phong kiến nhà Minh Khắp nơi chúng đều dựng lên nhiều thành lũy và đồn ải dày đặc Giữa các cứ

Trang 27

điểm quân sự lại có một hệ thống liên lạc bằng trạm dịch nối liền nhau để kịp thời tiếp ứng, cứu viện cho nhau

Với tầm nhìn của một viên tướng lão luyện, Trương Phụ hiểu rõ hơn ai hết về tầm quan trọng của công tác thông tin liên lạc trong việc chinh phục , thống trị các nước xung quanh nên năm Ất Mùi (1415) khi sang lại nước ta, việc đầu tiên Trương Phụ làm là cải tiến và chấn chỉnh hệ thống trạm dịch

“Trương Phụ nói từ Châu Khâm thuộc Quảng Đông rồi theo đường Châu Vạn Ninh nước ta để đến thành Đông Quan, phần nhiều đi theo đường thủy, về phần đường bộ chỉ có 291 dặm, con đường này so với con đường cũ Khâu Ôn gần hơn được 7 trạm, nên đặt từng trạm để đi lại cho tiện Vua nhà Minh theo lời Vì thế từ Vạn Ninh, Đông Triều, Chí Linh đều đặt trạm đường thủy Còn ở Từ Sơn, Gia Lâm đều đặt trạm đi bằng ngựa” [22; tr.756]

Về phía nghĩa quân Lam Sơn, ngoài việc tổ chức một hệ thống “thông tin liên lạc” riêng cho mình để thống nhất chỉ huy giữa các đạo quân bằng phương thức chạy bộ, đi ngựa, đi thuyền, còn xuất hiện một phương thức mới

là dùng chim bồ câu, chó để chuyển đưa văn thư và đạt hiệu quả cao Đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khi Trần Nguyên Hãn bị quân Minh vây hãm

ở thành Vũ Ninh ông đã buộc tờ biểu xin cứu viện vào chân chim bồ câu và thả bay về bản doanh của Lê Lợi Nhận được tin bằng phương tiện truyền đưa nhanh chóng này, Lê Lợi đã kịp đem quân giải cứu Trần Nguyên Hãn Không chỉ có câu chuyện về Trần Nguyên Hãn mà còn có một vị tướng khác cũng sử dụng chim bồ câu để thông tin đó là Nguyễn Chích, ông đã có nhiều chiến công to lớn trong việc truyền tin tạo nên thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn Hiện nay nhân dân vùng Thanh - Nghệ vẫn lưu truyền bài đồng dao:

Bồ câu bồ các

Nó hát cúc cu

Cu đi Quan du

Trang 28

Cu về Bù Rộc

Thư này hỏa tốc

Phải đợi cu về

Ăn gạo vua Lê

Đậu vai ông Chích

Cu là cu thích

Lại hát cúc cu!

Đến thời Lê, theo sách “Lịch triều tạp kỉ” thì công tác thông tin liên lạc ngày càng được hoàn chỉnh Thể lệ chạy trạm ở các tuyến đường được định rõ: “Các nơi đều đặt nhà trạm, sai quan đứng giám sát công việc Nội trấn (gồm 4 tỉnh Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn Tây) thì dùng quan huyện, ngoại trấn (gồm An Quảng, Cao Bằng, Hưng Hóa) thì dùng thổ tù để sung vào làm việc, Bộ Binh giữ và coi quản việc bưu dịch này… “Phàm có những sự chuyển đệ bằng cách chạy trạm, ở nội trấn thì dùng bài hiệu của Bộ Binh, ở ngoại trấn thì dùng giấy tờ làm bằng của trấn quan, cả hai đều ghi rõ phu trạm, cho phép quan giám tri thuê mướn dân đinh để làm, rồi trả cho tiền cước lực” [24 ; tr.41]

Chuyển đệ văn thư, tính vào hạng nhẹ; đồ vật phải gánh vác tính vào hạng nặng.Tiền công đều lĩnh ở nơi trấn quan Cứ cuối năm sẽ tính cộng tất cả các chi phí, trấn quan phải làm sổ kê khai từng loại, nộp lên Bộ Binh, để bộ này điều tra cho đúng Nếu kẻ nào góp thiếu số phu trạm hoặc ăn bớt tiền công thuê phu thì bị giáng chức và luận vào tội “đồ” Theo “Quốc Triều hình luật” trong chương “Quân chính” Điều 37 quy định: “Nếu có việc gì khẩn cấp thì phải phi báo, đi qua nơi nào quan sở tại nơi ấy phải cấp tốc truyền đệ ngay không được theo lệ chuyển công văn thường, nếu trái lệnh thì bị xử tội “đồ” hay “lưu”

Trang 29

Về quan chế, đời Hồng Đức đặt ty Thông Chính lo việc tổ chức chuyển đạt công văn, dụ chỉ của triều đình về dân gian và chuyển đệ đơn từ của dân gian về triều đình

Dưới thời nhà Mạc, voi ngựa được dùng với số lượng lớn trong quân đội Nhà nước thành lập các đội kị binh, tượng binh để dùng trong chiến tranh

và làm công tác vận chuyển trong thời bình Trong cuộc chiến tranh Nam Bắc triều, nhà Mạc sử dụng phương tiện truyền tin bằng cờ trống, đốt lửa Năm

1560, khi quân của Trịnh Kiểm ra miền Đông Bắc đánh chiếm huyện Kinh Môn, Đông Triều, Giáp Sơn, quân Mạc rút về phòng thủ ở Kinh thành và cho lập một phòng tuyến dài dọc sông Hồng “Trên từ Bạch Hạc, dưới đến Nam Sang, dinh trại liền nhau, ban ngày phát cờ trống báo, ban đêm đốt lửa hiệu”[26 ; tr.133]

Dưới thời Lê Trung Hưng, hệ thống dịch trạm có sự kế thừa của các triều đại trước đồng thời mở rộng hơn về phía Nam Việc truyền đạt tin tức nhanh chóng, kịp thời Tuy nhiên việc đốt lửa báo hiệu vẫn được sử dụng

Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim có nhận xét: “ Về thời Trịnh Tạc, Trịnh Căn, Trịnh Cương làm chúa, thì ông nào cũng hết lòng lo việc trị dân, và lại có những người tôi giỏi như Phạm Công Trứ, Nguyễn Công Hãng,…đều hết sức giúp đỡ, cho nên sửa sang được nhiều, việc nước yên trị Nhưng mà từ khi Trịnh Giang lên nối nghiệp chúa, giết vua Lê, hại cả các quan đại thần Tính ông ấy đã tàn ngược lại hay tiêu dùng xa xỉ, thuế má ngày một nhiều, sưu dịch ngày một nặng, dân tình khổ sở, giặc giã nổi lên khắp mọi nơi, đường sá, trạm dịch đi không được, phải làm đồn hỏa hiệu ở trên núi để phòng khi có việc gì thì đốt lửa báo” [15; tr.316] Trong sách Khâm định Việt Sử thông giám cương mục cũng có ghi: “Vì bọn trộm cướp ở các xứ nổi lên như ong, trạm báo tin không được nhanh chóng, bèn hạ lệnh

Trang 30

cho các lộ Sơn Tây và Thanh Hoa đều đặt đồn hỏa hiệu ở trên đỉnh núi, bắt dân sở tại ngày đêm canh giữ, nếu có nguy cấp thì đốt lửa báo về triều”

[22; tr.500]

Triều đại Tây Sơn tồn tại trong khoảng thời gian không dài, chỉ kéo dài

31 năm (1771 – 1802) Triều đại Tây Sơn lúc đó không chỉ đối đầu với cuộc nội chiến ở trong nước mà còn phải đối phó với hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, do vậy không có những điều kiện thuận lợi tập trung phát triển kinh tế đất nước nói chung, hệ thống giao thông vận tải nói riêng Tuy nhiên phần kế thừa hệ thống dịch trạm của nhà Lê Trung hưng trước đó phục vụ cho việc quân sự chắc chắn vẫn được quan tâm

Năm 1740 lại chế bài “hỏa tốc” để dùng khi “điều động việc quân” Năm 1748 lại cho vệ binh đi tuần tra cảnh giới ở thượng du và trung du, phường Nhật Chiêu, đặt đồn trên bộ, chia đặt quân thuộc liên lạc Ngoài ra còn cho vẽ đường trạm từ Thăng Long đến Hoành Sơn Nạn tham nhũng

“cước lực” và áp bức dân hai bên đường có trạm dịch vẫn hoành hành khiến Trịnh Sâm năm 1775 ra lệnh: “Từ nay về sau lấy phu trạm từ nơi đóng quân

về kinh phải dùng phiếu có dấu của Bình phiên Từ kinh đô đi các nơi phải có dấu của quan coi giữ đường Nếu ai trái lệnh thì bắt giải nộp” Tuy vậy với phương tiện chỉ là ngựa và phu cáng nên không nhanh lắm

2.3 Dịch trạm thời Nguyễn (1802 – 1858)

Trước khi vương triều Nguyễn được thành lập năm 1802, chúa Nguyễn Ánh cũng đã rất quan tâm đến việc củng cố chính quyền, quân đội và hệ thống dịch trạm Năm 1793, chính sử cho biết việc Nguyễn Ánh cho đặt nhà trạm và các kho chứa lương thực từ Bình Thuận vào Nam Sách Đại Nam thực lục chép: “Đặt nhà trạm và kho trạm từ Bình Thuận vào Nam” Những người lính trạm ngoài việc chuyển công văn còn phải phục dịch các công việc khác như chuyên trở đồ vật, hay phục dịch Những công việc phục dịch này

Trang 31

thường do triều đình giao thì các phu trạm mới phải thực hiện Đối với các quan do triều đình cử đi mới được sử dụng phu trạm và các quan lại địa phương thì không được tự tiện bắt phu trạm làm việc riêng như kiêng chở hay cung đốn đồ ăn uống “Từ nay hễ cong việc khẩn yếu mới cho lấy phu trạm,

đi qua đâu phải ghi sổ, cuối tháng do đao chuyển đạt Sai việc tư và yêu sách thì đều cấm” [20 ; tr.361]

Năm 1799, Nguyễn Ánh sai các dinh ở Phú Yên đến Bình Thuận, sửa sang lại cầu đường và nhà trạm để khi vua đi qua thì làm chỗ nghỉ trưa và ngủ tối: “ Sai các dinh Phú Yên, Bình Khang và Bình Thuận đều xét những nơi nhà trạm dọc đường để nghỉ trưa tối ngủ mà dựng nhà quan cư, sửa cầu đường, dự bị dân phu lương thực (mỗi trạm dân phu 200 người, gạo lương

500 phương), chờ xa giá đi qua dừng lại.Cùng năm này thì Nguyễn Ánh cho

đo đạc và đặt đường nhà trạm: “Sai các dinh Bình Thuận, Bình Khang, Phú Yên đo đường sá gần để tâu lên (Bình Thuận từ trạm Du Quân đến trạm Xích Lam dài 79.680 trượng Bình Khang từ mốc giới đỉnh đèo Đại Lãnh đến trạm

Du Quân dài hơn 39.317 trượng, Phú Yên từ đỉnh núi Cù Mông đến mốc giới đỉnh đèo Đại Lãnh dài hơn 20.737 trượng)” [20 ; tr.403]

Năm 1800, Nguyễn Ánh lại căn cứ vào Quãng đường gần xa mà cho định lệ số phu trạm ở các trạm thuộc Bình Thuận và Bình Khang, những người phu trạm này thì được miễn dao dịch: Sách Đại Nam thực lục chép:

“Đặt phu trạm các trạm ở Bình Thuận và Bình Khang Sai Võ giáp cơ Tống phước Thuận và Hàn lâm viện Phan Tiến Dưỡng đi hội với các dinh thần, xem đường sá xa gần mà dịch số phu nhiều ít Người làm phu trạm đều được miễn dao dịch (dinh Bình Thuận tổng là 14 trạm, dinh Bình Khang tổng là 9 trạm)

Năm 1801, Nguyễn Ánh lại cho đặt nhà trạm ở dọc đường từ cửa Hải Vân đến sông Gianh và lấy một cai đội đội trưởng để trông coi việc phu trạm,

Trang 32

chạy trạm: “Đặt nhà trạm dọc đường quan từ cửa Hải Vân đến sông Gianh, lấy Cai đội đội trưởng cũ vẫn coi phu trạm để chạy trạm [20 ; tr.448]

Năm 1802, sau khi hoàn thành thống nhất lãnh thổ đất nước, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long lập nên vương triều Nguyễn (1802 – 1945), quản lí một dải đất thống nhất trải từ Bắc xuống Nam và đến các hải đảo xa xôi Cùng với những chính sách củng cố nền kinh tế, xã hội thì các vua triều Nguyễn đã cho tổ chức lại pháp luật ổn định nền chính trị, trong đó việc cho dựng đặt các dịch trạm suốt từ Lạng Sơn đến Hà Tiên để đảm bảo việc vận chuyển truyền tin được thông suốt và nhanh chóng, kịp thời Căn cứ vào các nguồn sử liệu như: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ, Hoàng Việt luật lệ,…có thể thấy rằng đây là thời kì hệ thống dịch trạm nước ta được tổ chức một cách quy củ, rộng khắp trong cả nước

*Hệ thống nhà trạm

Thống kê trong sách Khâm Định Đại Nam hội điển sử lệ (viết tắt là KĐĐNHĐSL), Đại Nam nhất thống chí (viết tắt là ĐNNTC), và Sử học bị khảo (viết tắt là SHBK), tính đến năm 1851, trên địa bàn cả nước Việt Nam khi đó , tổng cộng đã có 148 dịch trạm, cụ thể phân bố tại các tỉnh, phủ

(Bảng phụ lục)

Tổng số dịch trạm ở nước ta được các nguồn tư liệu chép vẫn chưa có

sự thống nhất Sách ĐNNTC, KĐĐNHĐSL chép tổng cộng có 148 trạm còn sách SHBK chỉ có 143 trạm và tên trạm ở các sách nhiều khi chép vẫn không giống nhau Trong tổng số 148 dịch trạm thống kê ở sách ĐNNTC, KĐĐNHĐSL thì có 107 trạm đã có từ triều đại vua Gia Long, 38 nhà trạm dựng đặt thêm dưới triều Minh Mệnh, 1 trạm đặt thêm dưới thời vua Thiệu Trị (trạm Biên Lộc của tỉnh Biên Hoà, dựng năm 1840) và hai dịch trạm được

Ngày đăng: 05/10/2018, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Văn An (1997),Ô châu cận lục, Bản dịch Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô châu cận lục
Tác giả: Dương Văn An
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
2. Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển giản yếu, Trường Thi xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển giản yếu
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1957
3. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1956
4. Đào Duy Anh, Phạm Trọng Điềm, Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học (1992), Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí
Tác giả: Đào Duy Anh, Phạm Trọng Điềm
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 1992
5. Đặng Xuân Bảng (1997),Sử học bị khảo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử học bị khảo
Tác giả: Đặng Xuân Bảng
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1997
6. Bộ Giao thông vận tải (2012), Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2012
7. Võ Kim Cương (chủ biên), 2017, Lịch sử Việt Nam, tập 6 (từ năm 1858 đến năm 1896), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam, tập 6 (từ năm 1858 đến năm 1896)
Tác giả: Võ Kim Cương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2017
8. Lê Quang Chắn, “Hệ thống dịch trạm nước ta dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1884)”, Thông báo khoa học năm 2017, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, tr.62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống dịch trạm nước ta dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802 – 1884)
Tác giả: Lê Quang Chắn
Nhà XB: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam
Năm: 2017
9. Nguyễn Tiến Dũng (2005), Văn hoá Việt Nam thường thức. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Việt Nam thường thức
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hoá dân tộc
Năm: 2005
10. Nguyễn Đình Đầu (2017), Tạp ghi Việt Sử Địa. Nxb. Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp ghi Việt Sử Địa
Tác giả: Nguyễn Đình Đầu
Nhà XB: Nxb. Trẻ
Năm: 2017
13. Đỗ Thị Thu Hương (2013), Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của thành ngữ thuần Việt
Tác giả: Đỗ Thị Thu Hương
Nhà XB: Học viện Khoa học xã hội
Năm: 2013
14. Nguyễn Văn Khoan (chủ biên) 1992, Giao thông liên lạc nước ta trong lịch sử, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao thông liên lạc nước ta trong lịch sử
Tác giả: Nguyễn Văn Khoan
Nhà XB: Nxb Thông tin lý luận
Năm: 1992
15. Trần Trọng Kim (2012), Việt Nam sử lược. Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam sử lược
Tác giả: Trần Trọng Kim
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2012
16. Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (1977), Khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khởi nghĩa Lam Sơn
Tác giả: Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1977
17. Tạ Ngọc Liễn (chủ biên) 2013, Lịch sử Việt Nam, tập 3. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
18. Nguyễn Thanh Lợi (2008), “Con đường Thiên lý” trên Tạp chí NCLS 2008 số 9, số 10 (tr.17 – tr.29) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Con đường Thiên lý”" trên "Tạp chí NCLS
Tác giả: Nguyễn Thanh Lợi
Năm: 2008
19. Hoàng Tuấn Phổ, Phạm Tấn (2005), Địa chí huyện Hà Trung. Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí huyện Hà Trung
Tác giả: Hoàng Tuấn Phổ, Phạm Tấn
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2005
20. Vũ Thị Phụng (2005), Văn bản quản lí nhà nước thời Nguyễn (Giai đoạn 1802 – 1884). Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản quản lí nhà nước thời Nguyễn (Giai đoạn 1802 – 1884)
Tác giả: Vũ Thị Phụng
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
21. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1964), Đại Nam thực lục chính biên, tập 9, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam thực lục chính biên
Tác giả: Quốc Sử quán triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1964
22. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khâm định Việt Sử thông giám cương mục
Tác giả: Quốc Sử quán triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w