Thông qua luận án này, tác giả sẽ hệ thống hóa các lý luận, công trình nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, từ phân tích quá trình tái cơ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH MAI LONG
CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TIẾN TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Trang 2Công trình được thực hiện tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học:
Trang 3DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1 Đinh Mai Long, (2015), “Phát triển thị trường mua bán nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng:Kinh nghiệm Trung Quốc và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Vietnam Socio-
Economic Development, A Social Science Review, Number
84, January 2016, pp.57-70
2 Đinh Mai Long, (2015), “Phát triển thị trường mua bán nợ
xấu trong hệ thống ngân hàng:Kinh nghiệm Trung Quốc và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Quản lý
Kinh tế, Số 65 (Tháng 01, 02/2015)
3 Đinh Mai Long, (2015), “Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng: Nhìn tư góc độ chính sách công”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Tập 1 – Số 5 – Tháng 5/2015
4 Đinh Mai Long, (2015), “Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng nhìn tư góc độ chính sách công”, Tạp chí Thị trường
Tài chính Tiền tệ, Số 10 (427) tháng 5/2015
5 Đinh Mai Long, (2015), “Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân
hàng”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Số 82 (2015), ngày
06/4/2015
6 Bùi Trường Giang và Đinh Mai Long, (2013), “Nợ công của
Việt Nam: quan niệm, đặc điểm và xu hướng”, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, Số 4 (151), 2013
7 Đinh Mai Long, (2007), “Averting Disaster”, Vietnam
Economics Times, Issue number 164, Octorber 2007
8 Đinh Mai Long, (2007), “Bài học Khủng hoảng Tài chính Châu Á 1997: chuẩn bị đón nhận những thử thách tài chính – tiền tệ”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Số 158 (2007), ngày 03/7/2007.
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Vấn đề tái cấu trúc hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2010 Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đặt trọng tâm tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng là một trong số 3 “trụ cột” chính của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Tuy nhiên, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế -
xã hội giai đoạn (2011-2015) cho thấy, mặc dù đã có nhiều chủ trương, định hướng lớn được xác định nhưng quá trình triển khai tái cấu trúc các tổ chức tín dụng vẫn còn chậm so với kế hoạch và kỳ vọng của thị trường, đang chờ những bước đi và giải pháp căn cơ phù hợp Do đó, đây đã trở thành một chủ đề học thuật nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và của toàn xã hội Thông qua luận án này, tác giả sẽ hệ thống hóa các lý luận, công trình nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế liên quan đến vấn đề tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng, từ phân tích quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Trung Quốc thời gian qua để rút ra một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng Việt Nam thời gian sắp tới
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quá trình cải cách hệ thống ngân hàng
Trung Quốc và tình hình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu kinh nghiệm cải cách hệ
thống ngân hàng Trung Quốc nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam sắp tới
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu “Những mô hình, chính sách và giải pháp cải cách hệ thống ngân hàng chủ yếu trên thế giới hiện nay, đặc biệt
Trang 52
là tại Trung Quốc, có thể được áp dụng cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn sắp tới như thế nào?”
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tái cơ cấu nền kinh
tế nói chung và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng Luận án với cách tiếp cận lịch sử và logic cũng như cách tiếp cận hệ thống, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của kinh tế học bao gồm: thống kê, phân tích, tổng hợp, tổng quan tài liệu, so sánh quốc tế
6 Những đóng góp dự kiến của luận án
Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa những lý thuyết, quan điểm
cơ bản có ảnh hưởng lớn đến mô hình, chính sách và giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở một quốc gia
Thứ hai, phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản
liên quan đến tái cấu trúc ngân hàng trong bối cảnh đặc thù của nền kinh tế chuyển đổi trên cơ sở nghiên cứu quá trình cải cách hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc
Thứ ba, từ kinh nghiệm của Trung Quốc góp phần đề xuất
những phương hướng, chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ, nâng cao hiệu quả và tạo sự chuyển biến cơ bản về chất đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn tới
7 Kết cấu của luận án
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống
ngân hàng trên thế giới, tại Trung Quốc và Việt Nam thời gian qua
- Chương 2: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới; phân tích những giải pháp tái cơ cấu cơ bản được thế giới và khu vực áp dụng
- Chương 3: Phân tích quá trình cải cách hệ thống ngân hàng tại
Trung Quốc (tư góc độ chính sách và thực tiễn thị trường) nhằm đánh giá những trọng tâm và hiệu quả của quá trình cải cách
- Chương 4: trên cơ sở các kết quả phân tích, đặc điểm hệ
thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và so sánh với Trung Quốc, đề xuất một số định hướng chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong thời gian tới
Trang 6CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới:
Trong số các nghiên cứu về khủng hoảng hệ thống ngân hàng trên thế giới, tiêu biểu nhất là Luc Laeven và Fabián Valencia (2012), theo đó khủng hoảng ngân hàng có tính hệ thống xảy ra khi có đủ 02 điều kiện: (i) những dấu hiệu đình trệ tài chính nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng (được thể hiện thông qua những cuộc tháo chạy khỏi ngân hàng (bank run), tình trạng thua lỗ phổ biến của các ngân hàng và khó khăn thanh khoản); (ii) có những chính sách cạn thiệp sâu rộng để giải quyết tình trạng khó khăn của hệ thống Đồng thời, những biện pháp can thiệp bao gồm ít nhất 03 trong số 06 giải pháp sau: (i) hỗ trợ thanh khoản ở quy mô lớn; (ii) chi phí tái cấu trúc ngân hàng (ít nhất 3% GDP); (iii) quốc hữu hóa các ngân hàng lớn; (iv) bảo lãnh ở quy
mô lớn cho các khoản nợ của ngân hàng; (v) mua tài sản từ các tổ chức tài chính (ít nhất 5% GDP); (vi) đóng băng các khoản gửi tiết kiệm Thông lệ quốc tế hiện nay có hai các tiếp cận phổ biến về tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng Cách thứ nhất, theo IMF (1999), tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng nhằm đạt được 03 mục tiêu: (i) Củng cố hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc bảo đảm khả năng thanh toán và khả năng sinh lời; (ii) Cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng; và (iii) Khôi phục niềm tin
của công chúng Cách thứ hai, theo Waxman (1998), tái cấu trúc nhân
hàng có thể nhằm giải quyết vấn đề của một ngân hàng đổ vỡ ngày trong điều kiện của hệ thống ngân hàng đang hoạt động hiệu quả Sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận này là ở đối tượng tái cơ cấu là toàn bộ hệ thống ngân hàng hay chỉ những khâu yếu nhất của hệ thống này
1.2 Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc
1.2.1 Những đánh giá tích cực: quá trình cải cách hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc đã đạt được những thành tựu cơ bản
- Alicia, Sergio và Daniel (2006) khi nghiên cứu 03 trụ cột tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng của Trung Quốc, cho thấy mức độ lành
Trang 74
mạnh của hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là về chất lượng tài sản1
- Chunxia và Shujie (2010) khảo sát 47 ngân hàng tại Trung Quốc,
sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên một bước (SFA) để đánh giá hiệu quả của hệ thống ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 1995-2008 gắn với các chính sách tái cấu trúc chủ yếu, trong đó tập trung phân tích các hiệu ứng về sở hữu, lựa chọn và tác động của những thay đổi trong quản trị tới hoạt động của ngân hàng là tích cực
- Berger, Hasan và Zhou (2009) nghiên cứu về hiệu quả hoạt
động của 4 NHTMNN đang kiểm soát ¾ tổng tài sản của hệ thống ngân hàng của Trung Quốc (nhóm “Big Four”) trong giai đoạn 1994-
2003 và kết luận nhóm ngân hàng này hoạt động kém hiệu quả về lợi nhuận so với các nhóm ngân hàng còn lại (mẫu nghiên cứu gồm 38 ngân hàng lớn nhất - chiếm 95% tổng giá trị tài sản của thị trường ngân hàng Trung Quốc), đồng thời cho thấy chỉ cần tỷ lệ nhỏ (thiểu số) tham gia của cổ đông nước ngoài cũng có thể giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động (cả về lợi nhuận và chi phí) của nhóm “Big Four”
- Barth, Koepp và Zhou (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa các
nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1978-2003 và kết luận rằng những cải cách trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế) là nhân tố kinh tế quan trọng nhất
1.2.2.2 Những đánh giá tiêu cực: cải cách ngân hàng Trung
Quốc chưa tạo nên sự thay đổi căn bản về mô hình hoạt động, cấu trúc thị trường của các ngân hàng này theo hướng bền vững và hiện đại
- Genevieve và Shang-Jin (2005) cho thấy sự mất cân đối giữa tỷ
lệ tiết kiệm – đầu tư tại các khu vực kinh tế khác nhau của Trung Quốc và vai trò trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng nước này kết luận chính sự chi phối của nhà nước, thông qua hệ thống các NHTMNN (đặc biệt là nhóm “Big Four”) đã dẫn đến sự chia cắt trong thị trường ngân hàng Trung Quốc
1 Gồm: (i) Xử lý nợ xấu và bổ sung vốn cho 04 NHTMNN lớn nhất; (ii) Mở của thị trường ngân hàng trong khi vẫn kiểm soát chặt tài khoản vốn; (iii) Tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng
Trang 8- Guonan Ma (2007) sử dụng khung phân tích của Dziobek
(1998) nghiên cứu về chi phí và việc phân bổ chi phí trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Trung Quốc Nghiên cứu ước tính riêng chi phí cải thiện bảng cân đối tài sản của các NHTM tại nước này trong giai đoạn 1998-2006 lên đến khoảng 22% GDP (theo giá năm 2007), trong đó, người nộp thuế phải gánh chịu nặng nề nhất, khoảng 85% tổng chi phí (trích từ ngân sách), phần còn lại thuộc về PoBC, các cổ đông và khách hàng của các ngân hàng liên quan
- Xiaoqing và Shelagh (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu
trúc và hiệu quả của thị trường ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 1985-2002 sử dụng phương pháp tiếp cận của Berger (1995) và Goldberg (1996) về ước tính dữ liệu chuỗi (panel data estimation) để kiểm tra giả thiết về sức mạnh thị trường và hiệu quả cấu trúc; nghiên cứu cũng mở rộng mô hình này để xét đến những tác động từ quy mô
sở hữu của các NHTM và áp lực cạnh tranh với nhóm “Big Four”
- DaCosta và Ping (2002) nghiên cứu các tác động kinh tế - xã
hội của quá trình tái cấu trúc từng bước hệ thống ngân hàng trong hơn
2 thập niên qua của Trun Quốc và cho thấy có sự khác biệt đáng kể về các chỉ tiêu kinh tế - tài chính vĩ mô giữa giai đoạn trước và sau năm
1993 (ngoại trừ tốc độ gia tăng tín dụng và tiền gửi nội địa, tỷ lệ giữa
nợ nước ngoài trên tổng tiền gửi); các biện pháp kiểm soát kênh truyền tải tiền tệ có thể thay đổi nhưng cơ chế kiểm soát theo mệnh lệnh hành chính vẫn được duy trì, dẫn tới tình trạng phần lớn tín dụng trong nền kinh tế vẫn chảy vào khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả
1.3 Tại Việt Nam
- Nguyễn Hồng Sơn (2012) trong nghiên cứu về “Tái cơ cấu
kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu: Kinh nghiệm của các nước
và khuyến nghị cho Việt Nam” đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu
mà các nền kinh tế mới nổi cần tái cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 vừa qua, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng
- Viện Quản lý kinh tế Trung ương (2009) trong nghiên cứu về
“Cơ cấu lại nền kinh tế: một số vấn đề về nhận thức và kinh nghiệm
một số nước” đã phân tích khá chi tiết về quá trình và kinh nghiệm rút
ra từ một số nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xia
Trang 96
- Trần Quang Minh (2004) trong nghiên cứu “Tái cơ cấu Hệ
thống tài chính Hàn Quốc sau Khủng hoảng tài chính 1997 - 1998, Những kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam” đã phân tích khá chi tiết
về công cuộc cải tổ kinh tế sau khủng hoảng tài chính châu Á và một
số gợi ý phù hợp cho việc tái cơ cấu hệ tài chính của Việt Nam
- Nguyễn Đức Thành và Vũ Minh Long (2014) nghiên cứu định
lượng “Đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bằng bộ chỉ số lành mạnh tài chính (FSIs)” đánh giá tác động của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Tuy nhiên, tác giả đã không thể tính được một số FSIs quan trọng do số liệu thống kê chưa phù hợp với thông lệ quốc
tế (độ an toàn vốn, nợ xấu trên tổng nợ, tính thanh khoản, độ nhạy cảm với rủi ro…), mới dừng lại ở phân tích về các FSIs trong quá khứ và chưa lượng hóa được mối quan hệ với các chỉ số vĩ mô khác
- Vũ Thành Tự Anh chủ biên (2013) “Sở hữu chống chéo giữa
các tổ chức tín dụng và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam: đánh giá và các khuyến nghị thể chế” đã áp dụng khung phân tích dự trên các lý thuyết
về “ủy quyền – thừa hành” để chỉ ra những hạn chế trong hệ thống các quy định hiện nay liên quan đến vấn đề sơ hữu chéo giữa ngân hàng – ngân hàng, ngân hàng – doanh nghiệp Tuy nhiên, khung phân tích của nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các lý thuyết của kinh tế học cổ điển,
mà chưa xem xét thỏa đáng đến những thất bại của thị trường hiện đại
- Đinh Thanh Tâm và Nguyễn Thế Tùng (2015) “Xử lý nợ xấu
theo mô hình công ty quản lý tái sản: từ kinh nghiệm quốc tế tới thực tiễn tại Việt Nam” tập trung phân tích mô hình xử lý nợ xấu của
VAMC, so sánh với hoạt động của DATC tại Việt Nam và các AMCs tại Trung Quốc, tuy nhiên, chưa tham khảo các quốc gia có mô hình xử
lý nợ xấu tập trung như Hàn Quốc, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia…
1.4 Khung phân tích quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
1.4.1 Cơ quan thực hiện tái cơ cấu
Vấn đề cơ quan chủ trì quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thường mang yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình này Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu NHTW chủ trì tái cấu trúc, thì hệ thống ngân hàng thay đổi chậm và khó đạt được hiệu quả cao (Hawkins, 1999)
Trang 101.4.2 Nguồn lực tài chính để thực hiện tái cơ cấu
Theo thông lệ quốc tế, nguồn tài chính cho việc xử lý các NHTM yếu kém thường được xác định bao gồm: nguồn của các NHTM khác mua lại, kể cả việc tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài, nguồn từ thanh lý tài sản của các NHTM là đối tượng phải xử
lý, nguồn từ chính chủ các NHTM phải đáp ứng, nguồn từ phát hành trái phiếu chính phủ qua Bảo hiểm tiền gửi, dùng tiền để Chính phủ quốc hữu hóa các NHTM yếu kém, vực dậy, sau đó bán lại cho tư nhân, thậm chí còn có lãi Tuy nhiên, trong trường hợp Chính phủ bỏ tiền ra để hỗ trợ các NHTM yếu kém, Chính phủ sẽ đưa ra các quy định để đảm bảo hiệu quả của quá trình tái cấu trúc cũng như giảm
thiểu tối đa rủi ro đạo đức trong quá trình thực hiện
1.4.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quá trình tái cơ cấu
Claudia Dziobek, Ceyla Pazarbasioglu (1998) và Barth J.R, Yago G (2003) đã xác định 06 tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng, gồm: (i) tăng trưởng dư nợ tín dụng; (ii) tăng trưởng vốn chủ sở hữu; (iii) tỷ lệ nợ xấu; (iv) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; (v) tỷ lệ chênh lệch lãi suất và chi phí hoạt động trên thu nhập từ lãi; (vi) khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE); (vii) thanh khoản của hệ thống và các nhóm/ngân hàng cụ thể Ngoài ra, các biện pháp định tính như: so sánh giữa mục tiêu và kết quả, so sánh giữa chi phí và lợi ích của tái cơ cấu, đánh giá mức độ thực hiện các phương án phục hồi của các NHTM yếu kém, đánh giá mức độ phục hồi sau tái cơ cấu/sau sát nhập của các NHTM định dạng mô hình, cấu trúc hệ thống NHTM sau tái cơ cấu, mức độ cải thiện năng lực tài chính và quản trị của các NHTM sau tái cơ cấu… cũng thường được
sử dụng trong quá trình nghiên cứu
Trang 118
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẢI CÁCH
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Hệ thống ngân hàng và những nguyên nhân cơ bản cần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
2.1.1 Hệ thống ngân hàng
Hệ thống ngân hàng thường bao gồm: NHTW, NHTM, các TCTD vi mô/HTX tín dụng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
2.1.1.1 NHTW: Là định chế công (độc lập hoặc phụ thuộc
Chính phủ) thực hiện các chức năng chủ yếu: (i) là ngân hàng cho Chính phủ và hệ thống ngân hàng, (ii) là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; (iii) có thẩm quyền pháp lý phát hành tiền; (iv) chịu
trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ
Trong quá trình thực hiện chức năng trung gian tài chính của
hệ thống ngân hàng, đặc biệt là hệ thống các NHTM, lý thuyết tài chính tiện tệ cổ điển cũng như hiện đại đều chỉ ra những rủi ro cố hữu
mà cả hệ thống cũng như mỗi NHTM phải đối diện, đó là: (i) thông tin bất đối xứng (asymmetric information), (ii) sai lệch kép (double mismatch), (iii) khủng hoảng tài chính (financial crisis), (iv) áp chế tài chính (financial depression) và (v) tự do hóa tài chính (financial liberalization) Trong đó, thông tin bất đối xứng là nguyên nhân cơ
bản gây nên những vấn đề còn lại (các vấn đề này được trình bày cụ
thể tại các mục 2.1.2.1 2.1.2.4 của Luận án)
2.2 Khái niệm, đối tượng, mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
2.2.1 Khái niệm: “Tái cơ cấu” (hay “tái cấu trúc”) khác với
“cải cách”/“cải tổ”/“điều chỉnh” hệ thống ngân hàng ở mục tiêu nhằm tạo ra những thay đổi mang tính cơ bản về “chất”, hướng tới hoàn thiện cấu trúc và thay đổi căn bản mối quan hệ/tương tác giữa những thành tố chủ yếu trong hệ thống đó và thường được tiến hành khi có dấu hiệu
Trang 12khủng hoảng hoặc hậu khủng hoảng tài chính – tiền tệ; có tính đột phá
và thường theo định hướng của các nhà hoạch định chính sách Trong khi “cải cách”/“cải tổ” hay “điều chỉnh” hệ thống ngân hàng chỉ mọi thay đổi mang tích cực trong hệ thống, diễn ra thường xuyên, liên tục cùng với sự phát triển của một hệ thống và thường mang tính tuần tự, khách quan Tuy nhiên, “cải cách” và “tái cơ cấu” không hoàn toàn khác biệt mà có thể bao gồm lẫn nhau: những “cải cách”/“cải tổ” cụ thể có thể tích lũy tạo nên những sự thay đổi mang tính “cấu trúc” và ngược lại quá trình “tái cơ cấu”/“tái cấu trúc” không chỉ được thực hiện thông qua những giải pháp đột phá mà thông qua một loạt những “cải cách” cụ thể
2.2.2 Đối tượng tái cơ cấu: thường gắn liền với các mục tiêu
cụ thể Xét theo nghĩa rộng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là quá
trình tái cấu trúc tất cả các bộ phận cấu thành của hệ thống, bao gồm: i) Ngân hàng trung ương; ii) Hệ thống ngân hàng thương mại; iii) Hệ thống ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng phát triển; và iv)
Hệ thống các tổ chức tín dụng vi mô Xét theo nghĩa hẹp, tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng chỉ bao gồm việc giải quyết những vấn đề của một trong những cấu phần nói trên của hệ thống, hoặc thậm chí là một ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ ngay trong điều kiện hệ thống ngân hàng vẫn đang hoạt động hiệu quả (Waxman, 1998)
2.2.3 Mục tiêu tái cơ cấu: Theo IMF (1998), tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng thường nhằm đạt được 3 mục tiêu: (i) Củng cố hiệu
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng sinh lời; ii) Cải thiện năng lực thực hiện chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng giữa người đi vay và người cho vay; và (iii) Khôi phục niềm tin của công chúng
(IMF, 1998) Tuy nhiên, việc đặt ưu tiên vào mục tiêu cụ thể hay tập
trung vào cấu phần cụ thể nào trong hệ thống ngân hàng sẽ phụ thuộc
vào đặc điểm thực tiễn của các quốc gia (Hawkin et al,1999)
2.3 Bối cảnh, vai trò của nhà nước và xu hướng tái cơ cấu:
2.3.1 Bối cảnh
Phần lớn các quốc gia bắt đầu tiến hành tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng một cách “bị động”, tức là khi đã xảy ra khủng hoảng tài
Trang 132.3.2 Vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu ngân hàng
Trong thập niên 30 của thế kỷ XX, dưới sự ảnh hưởng của học thuyết Keynes về vai trò điều tiết của Nhà nước, chiến lược tái cơ cấu
hệ thống ngân hàng tại các quốc gia thường dựa vào các giải pháp phi thị trường, như: (i) bắt buộc các ngân hàng thương mại quốc hữu hóa, (ii) kiểm soát lãi suất và tỷ giá, (iii) chỉ định tín dụng theo các lĩnh vực
ưu tiên (Dziobek, 1998) Như vậy, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn liền với sự nâng cao vai trò của Nhà nước, hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Ưu điểm của chiến lược tái cơ cấu này
là nhanh chóng chấm dứt sự hoảng loạn của công chúng đối với hoạt động ngân hàng, tuy nhiên cũng đã tạo tiền đề cho những bất ổn mang tính hệ thống, cản trở sự phát triển dài hạn của thị trường ngân hàng
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng nhà kinh tế F.Hayek về hiệu quả của thị trường tự do, chiến lược tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại các quốc gia chuyển dần sang các giải pháp thị trường Cho đến thời điểm hiện tại chiến lược này được phần lớn các quốc gia áp dụng Theo Dziobek (1998), có thể phân loại các giải pháp thị trường vào 3 nhóm chính: (1) Nhóm giải pháp tài chính hướng tới việc cải thiện năng lực tài chính của ngân hàng thương mại; (2) Nhóm giải pháp hoạt động hướng tới việc cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại; (3) Nhóm giải pháp cơ cấu lại cấu trúc sở hữu của ngân hàng thương mại để nâng cao tính cạnh tranh
2.3.3 Những xu hướng chủ yếu
Trong số các mô hình cải cách hệ thống ngân hàng rất đa dạng được áp dụng trên thế giới thời gian qua, có thể nhận thấy hai