Truyền máu lâm sàng chủ yếu liên quan đến các công tác như chỉ định truyền máu, dự trù máu và chế phẩm máu, lĩnh máu từ trung tâm truyền máu về phòng bệnh và thực hiện truyền máu tại giư
Trang 1TP HỒ CHÍ MINH- 2018
Trang 2MỤC LỤC
A NỘI DUNG 3
1 Các hệ nhóm máu 4
1.1 Các hệ nhóm hồng cầu chính có ý nghĩa trong truyền máu lâm sàng… 4
1.2 Các loại kháng thể của các hệ nhóm máu 5
1.3 Hệ nhóm máu ABO 6
1.4 Hệ nhóm máu Rh 7
1.5 Sơ lược về hệ HLA 7
1.6 Sơ lược về kháng nguyên tiểu cầu 7
2 Các chế phẩm máu chính 7
3 Các nguyên tắc truyền máu lâm sàng 8
4 Quy trình trước khi tuyền máu 8
4.1 Xét nghiệm bệnh nhân: 9
4.2 Xét nghiệm túi máu: 9
4.3 Quy trình xét nghiệm hòa hợp giữa túi máu và bệnh nhân 9
5 Chỉ định truyền máu lâm sàng 10
5.1 Chỉ định truyền máu toàn phần 10
5.2 Chỉ định truyền khối hồng cầu 10
5.3 Chỉ định truyền khối hóng cầu rửa 11
5.4 Chỉ định truyền máu tự thân 11
5.5 Chỉ định truyền khối bạch cầu 11
5.6 Chỉ định truyền khối tiểu cầu 12
5.7 Chỉ định truyền huyết tương đông lạnh 12
5.8 Chỉ định truyền tủa lạnh yếu tố VIII và yếu tố VIII đông khô 13
Trang 36 Các bước truyền máu lâm sàng 13
7 Các phản ứng truyền máu 20
7.1 Phản ứng sớm 20
7.2 Phản ứng muộn 21
B BÀI THUYẾT TRÌNH 22
Trang 4A NỘI DUNG
Trang 5MỤC TIÊU:
1 Nêu được nguyên tắc truyền máu lâm sàng
2 Quy trình truyền máu lâm sàng
Truyền máu là một phương pháp điều trị bao gồm truyền máu toàn phần hoặc các chế phẩm máu từ người cho sang người nhận (bệnh nhân) Truyền máu lâm sàng chủ yếu liên quan đến các công tác như chỉ định truyền máu, dự trù máu và chế phẩm máu, lĩnh máu từ trung tâm truyền máu về phòng bệnh và thực hiện truyền máu tại giường bệnh, theo dõi bệnh nhân trong và sau khi truyền máu cũng như xử lý các phản ứng không mong muốn liên quan đến truyền máu
Việc truyền máu phải được thực hiện theo quy định của Quy chế truyền máu do Bộ Y tế ban hành ngày 19 tháng 1 năm 2007
1 Các hệ nhóm máu
1.1 Các hệ nhóm hồng cầu chính có ý nghĩa trong
truyền máu lâm sàng
Trong rất nhiều hệ nhóm máu hồng cầu được biết đến hiện nay thì
hệ nhóm máu ABO và Rh có ý nghĩa quan trọng nhất trong lâm sàng nêuxét về khả năng gây phản ứng tan máu Một số hệ nhóm máu khác có tầnsuất gây tan máu ít hơn
Trang 61.2 Các loại kháng thể của các hệ nhóm máu
Có hai loại kháng thể chính là kháng thể tự nhiên và kháng thể miễn dịch:
+ Kháng thể tự nhiên có trong huyết tương của người không có kháng nguyên nhóm máu tương ứng và không được truyền máu từ trước hay mẫn cảm do có thai Quan trọng nhất là anti-A và anti-B của hệ ABO, thường là IgM và có khả năng phản ứng tốt nhất ở 4°c nên gọi là kháng thể lạnh
+ Kháng thể miễn dịch hình thành do phản ứng của cơ thể đáp ứng với kháng nguyên hồng cầu lạ sau truyền máu hoặc do mẫn cảm trong thời gian mang thai Các kháng thể này thường là IgG và phản ứng tốt nhất ở 37°c (kháng thể nóng) Một ví dụ về kháng thể miễn dịch là anti-Rh
Trang 71.3 Hệ nhóm máu ABO
Đây là hệ nhóm máu có ý nghĩa quan trọng nhất trong truyền máu lâm sàng Gen quy định của hệ nhóm máu này chứa 3 allen: A, B và O Allen A và B có tác dụng tổng hợp các men đặc hiệu để gắn các gốc carbohydrat đặc trưng cho từng nhóm máu vào chất cơ bản H Allen O không làm thay đổi chất H nói trên Nhóm A có hai nhóm là Al và A2 được xác định bằng kháng thể đặc hiệu anti-Al Kháng thể của hệ ABO
là kháng thể tự nhiên Kháng nguyên hệ ABO có trên bề mặt hồng cầu
và các tế bào khác trong cơ thể (bao gồm bạch cầu và tiểu cầu cũng như trong các dịch cơ thể)
Trang 8Sơ đồ truyền máu cổ điển phù hợp hệ nhóm máu ABO
1.4 Hệ nhóm máu Rh
…
Hệ nhóm máu Rh do các cặp gen allen Cc, Ee và Dd quy định Kháng thể của hệ Rh thường là kháng thể miễn dịch thu được sau khi truyền máu hoặc có thai lần trước mẹ có nhóm máu Rh (-) có thai mang nhóm Rh(+) Anti-D có ý nghĩa lâm sàng quan trọng nhất vì gây ra hầu hết phản ứng tan máu do bất đồng hệ nhóm máu Rh
1.5 Sơ lược về hệ HLA
Bảng Hệ HLA
Trang 91.6 Sơ lược về kháng nguyên tiểu cầu
Ngoài kháng nguyên hệ ABO và HLA , tiểu cầu còn có các kháng nguyên riêng ký hiệu HPA 1-5
2 Các chế phẩm máu chính
3 Cá
c nguyên tắc truyền máu lâm sàng
- Thực hiện truyền máu và chế phẩm máu hợp lý nhằm đạt hiệu quả điều trị cho bệnh nhân
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân về mặt miễn dịch
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân về các bệnh truyền qua đường máu
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân về các biến chứng khác như quá tải tuần hoàn, nhiễm sắc do truyền máu
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế thực hiện việc truyền máu
Trang 10- Để đảm bảo các mục tiêu trên, truyền máu lâm sàng cần thực hiện đúng theo quy tắc điều trị của ngành y tế
4 Quy trình trước khi tuyền máu
- Có chỉ định truyền máu
- Bác sĩ giải thích cho BN hoặc thân nhân BN
- Bác sĩ lập phiếu xin máu
- Điều dưỡng lấy máu: kiểm tra tên,tuổi,giường, khoa
- Chuyển phiếu xin máu tới đơn vị phát máu
- Làm các xét nghiệm nhóm máu của túi máu, định nhóm máu bệnh nhân ( người nhận), phản ứng hòa hợp
4.1 Xét nghiệm bệnh nhân:
Định nhóm máu loại ABO và Rh(D)
Sàng lọc kháng thể bất thường trong huyết thanh cho những bệnh nhân :
- Có tiền sử truyền máu
- Phụ nữ có sanh đẻ,sảy thai nhiều lần
- Trong quá trình điều trị BN cần truyền máu nhiều lần, nhiều ngày thì phải làm xét nghiệm này định kỳ không quá 7 ngày 1 lần
Định danh kháng thể bất thường nếu có
4.2 Xét nghiệm túi máu:
Định nhóm máu loại ABO, Rh(D) đối với sản phẩm là hồng cầu lắng Định nhóm máu loại ABO đối với sản phẩm là huyết tương tươi đông lạnh hoặc tiểu cầu đậm đặc
Trang 114.3 Quy trình xét nghiệm hòa hợp giữa túi máu và bệnh nhân
Khoa xét nghiệm thực hiện bằng Gel card
5 Chỉ định truyền máu lâm sàng
5.1 Chỉ định truyền máu toàn phần
Máu toàn phần hiện nay thường chỉ được chỉ định cho các bệnh nhân mất máu cấp số lượng lớn (thường trên 30% thể tích máu của cơ thể và có biểu hiện sốc giảm thể tích không bù được bằng các dung dịch thay thể ) Trường hợp số lượng cần truyền ngay không lớn (2-3 đơn vị trở xuống) thì nên thay bằng khối hồng cầu Máu toàn phần cần phù hợp nhóm máu ABO và Rh Việc thay máu toàn phần nhóm O cần hết sức hạn chế và với số lượng không lớn (dưới 2 đơn vị)
Trang 125.2 Chỉ định truyền khối hồng cầu
Khối hồng cầu được chỉ định cho các bệnh nhân mất máu cấp khối lượng vừa không bù được bằng các dung dịch thay thế và các bệnh nhân mất máu mạn tính Khối hồng cầu được chỉ định dựa trên các dấu hiệu mất bù về tim mạch và thần kinh của bệnh nhân và kết quả xét nghiệm máu (Hb < 70-80 g/1) Khối hồng cầu cần phù hợp nhóm ABO và Rh Việc thay khối hồng cầu O cần hết sức hạn chế
5.3 Chỉ định truyền khối hồng cầu rửa
Khối hồng cầu rửa được chỉ định cho các bệnh nhân truyền máu nhiều lần đã có biểu hiện dị ứng kiểu phản vệ trước đây, các bệnh nhân
có mẫn cảm với protein lạ trong máu truyền vào, các bệnh nhân thiếu hụt IgA bẩm sinh có kháng thể chống lại IgA Hồng cầu rửa cũng có thể được dùng cho các bệnh nhân tan máu tự miễn có hoạt hóa bổ thể kiểu đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm
5.4 Chỉ định truyền máu tự thân
Truyền máu tự thân thường được chỉ định cho các trường hợp phẫuthuật theo chương trình định trước, lấy máu ngay trước khi mổ (sau khi gây mê) truyền lại vào cuối ca mổ, hoặc lấy máu trực tiếp bị mất trong
ca mổ truyền lại cho bệnh nhân Lấy máu dự trữ một thời gian trước mổ
có hạn chế là giá thành đắt và không lấy được khối lượng máu lớn
(thường chỉ từ 2 - 4 đơn vị)
Trang 135.5 Chỉ định truyền khối bạch cầu
Khối bạch cầu được chỉ định cho các bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính quá thấp (dưới 0,5G/1) và có tình trạng nhiễm trùng
không đáp ứng với điều trị kháng sinh
5.6 Chỉ định truyền khối tiểu cầu
Khối tiểu cầu được chỉ định cho các bệnh nhân giảm tiểu cầu nặng
có biểu hiện xuất huyết nghiêm trọng hoặc để điều trị dự phòng chảy máu do giảm tiểu cầu cần truyền tiểu cầu dự phòng trong các bệnh giảmtiểu cầu như suy tủy xương, lơxêmi cấp sau điều trị hóa chất có số lượngtiểu cầu dưới 10 - 20G/1 Cần truyền tiểu cầu trong giảm tiểu cầu miễn dịch có số lượng tiểu cầu dưới 10 - 20G/1 và/hoặc có biểu hiện xuất huyết nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân (tốt nhất là
truyền khối tiểu cầu từ một người cho bằng cách tách tiểu cầu dùng máy tách tế bào) Tiểu cầu có thể truyền cho các bệnh nhân có suy nhược chức năng tiểu cầu Tiểu cầu được truyền trong trường hợp truyền máu khối lượng lớn để đề phòng biến chứng chảy máu do pha loãng Trong các can thiệp phẫu thuật trên bệnh nhân có giảm tiểu cầu cần truyền tiểu cầu dự phòng để duy trì số lượng tiểu cầu bệnh nhân ít nhất trên 50G/1 Tiểu cầu chỉ có kháng nguyên HLA lớp I nên ít khi hình thành kháng thểsau truyền nhiều lần (do kháng thể chỉ được hình thành khi hệ miễn dịch
bị mẫn cảm do kháng nguyên HLA cả 2 lớp I và II) Tuy nhiên một khi
đã có kháng thể thì kháng thể này sẽ phá huỷ tiểu cầu và trong trường
Trang 145.7 Chỉ định truyền huyết tương đông lạnh
Huyết tương tươi đông lạnh được chỉ định để thay thế các yếu tố đông máu trong các trường hợp như đông máu rải rác trong lòng mạch, hemophilia B, trong trường hợp truyền máu khối lượng lớn, điều trị quá liều warfarin cần chú ý là hoạt tính yếu tố VIII giảm rất nhanh trong bảo quản huyết tương Trong trường hợp bù thể tích máu nên dùng các dung dịch keo cao phân tử hơn là huyết tương tươi đông lạnh
5.8 Chỉ định truyền tủa lạnh yếu tố VIII và yếu tố
VIII đông khô
Tủa lạnh yếu tố VIII và yếu tố VIII đông khô được chỉ định trong bệnh hemophilia A và bệnh von Willebrand Tủa lạnh yếu tố VIII còn được truyền cho các bệnh nhân thiếu fibrinogen nặng (chẳng hạn trong thiếu fibrinogen bẩm sinh hoặc đồng máu rải rác trong lòng mạch)
Albumin người (4,5 hoặc 20%): được chỉ định như một dung dịch
bù thể tích hoặc cho các bệnh nhân có giảm nặng albumin máu như trong bệnh xơ gan
Immunoglobulin: được sử dụng cho các bệnh nhân có giảm
immunoglobulin máu nặng để chống nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hoặc trong các bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch
6 Các bước truyền máu lâm sàng
Bước 1: Lãnh máu
Trang 15• Kiểm tra lại túi máu và đối chiếu sổ lãnh máu ( tên, tuổi, tình trạng túi máu, hạn dùng….)
Có nhãn phải ghi đầy đủ thông tin
Kiểm tra phẩm chất máu
Trang 16 Màu sắc có tươi hay có bị tiêu huyết hay nhiễm khuẩn
không?
Túi máu có vón cục hay không
Đối chiếu
Túi máu lãnh về có phù hợp với phiếu xin máu không?
Có phiếu thử thuận hợp của bệnh nhân và túi máu không
Trang 17• Định nhóm máu tại giường và phản ứng chéo
• Ghi vào phiếu truyền máu
• Tình trạng bệnh nhân,ngày giờ,tốc độ truyền,chế độ theo dõi
Trang 18• Giải thích kỹ cho BN hoặc người nhà BN về tác dụng của việc truyền chế phẩm máu và các tai biến có thể xảy ra.
Điều dưỡng
• Đưa cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân ký giấy xác nhận đồng ý truyền máu
• Kiểm tra đối chiếu BN -túi máu- phiếu truyền máu
• Thực hiện truyền máu có mặt của BS
Trang 19Kỹ thuật định nhóm máu tại giường
Mục đích :
- Đảm bảo an toàn truyền máu lâm sàng
- Quy định bắt buộc
1
Quy trình kỹ thuật định nhóm máu ABO tại giường bệnh :
- Trên phiến đá nhỏ hai giọt anti A, anti B, anti AB vào 6 vị trí 1, 2, 3, 4,
5, 6;
- Thêm 1 giọt dịch treo hồng cầu cần định của bệnh nhân lấy trực tiếp từ dây truyền máu vào 4 vị trí 1, 2, 3, 7;
- Thêm 1 giọt dịch treo hồng cầu cần định của đơn vị máu lấy trực tiếp
từ dây truyền máu vào 4 vị trí 4, 5, 6, 7;
- Trộn đều huyết thanh mẫu với hồng cầu cần định nhóm bằng các que thuỷ tinh Trộn 2 giọt máu của đơn vị máu và bệnh nhân ở vị trí 7
- Sau đó lắc nhẹ liên tục trong vòng 2 phút và đọc kết quả
Trang 21Điều dưỡng
• Theo dõi toàn bộ quá trình truyền máu ghi vào phiếu truyền máu ( 0-15 phút-15phút-30phút-1h-> kết thúc)
• Nếu có phản ứng: ngưng truyền và báo ngay BS
Bước 4 : Kết thúc truyền máu
Bác sĩ
• Hoàn chỉnh hồ sơ truyền máu
Điều dưỡng
• Thực hiện thao tác kết thúc truyền máu
• Ghi giờ kết thúc truyền máu
Bước 5 : Theo dõi sau truyền máu
• Tình trạng BN sau truyền máu
• Ghi hồ sơ khi có diễn tiến bất thường
• Đánh giá hiệu quả cuộc truyền máu:
Lâm sàng, xét nghiệm
7 Các phản ứng truyền máu
7.1 Phản ứng sớm
1 Tan máu do bất đồng nhóm máu
2 Phản ứng do máu nhiễm khuẩn
3 Phản ứng sốt, dị ứng
Trang 225 Tắc mạch khí.
6 Nhiễm độc citrat
7 Tăng kali máu
8 Bất thường đông máu do truyền máu khối lượng lớn
7.2 Phản ứng muộn
1 Nhiễm các virus truyền qua đường máu
2 Nhiễm khuẩn: giang mai, Brucella
3 Nhiễm ký sinh trùng: sốt rét
4 Nhiễm sắt do truyền máu nhiều lần
5 Mẫn cảm với một số thành phần của chế phẩm máu truyền vào
6 Bệnh ghép chống chủ do tế bào lympho của máu truyền vào chống lại cơ thể người nhận
Trang 23B BÀI
THUYẾT TRÌNH
Trang 24TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Sách Huyết học và Truyền máu
• buoc-thuc-hien-truyen-mau-lam-sang/
https://www.dieutri.vn/bghuyethoctruyenmau/nguyen-tac-va-cac-• http://www.bvtrungvuong.vn/LinkClick.aspx?
fileticket=uldb4vs2XjE%3D&tabid=164
• https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=910
Trang 25NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 267 151302310 Nguyễn Ngọc Yến Mai
8 151302265 Nguyễn Nhựt Minh