1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN lược KD đa nội địa của COCACOLA

25 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 540 KB

Nội dung

Thời đại ngày nay theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, kinh doanh quốc tế đang phát triển rất mạnh, phong phú và đa dạng. Rất quan trọng cho từng quốc gia, từng tập đoàn luôn phấn đấu không ngừng để phát triển, tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh để hoạt động kinh doanh và hướng đến đạt mục tiêu. Để thành công ở môi truờng cạnh tranh quốc tế khốc liệt như ngày nay thì việc hoạch định ra một chiến lược đúng đắn là chìa khóa dẫn đến sự thành công. Bài tiểu luận có cấu trúc gồm 3 phần: Phần đầu là giới thiệu về lịch sử hình thành cũng như cấu trúc tổ chức của công ty CocaCola. Phần thứ hai phân tích về chiến lược kinh doanh quốc tế của CocaCola. Phần cuối cùng là những thành công và thất bại của CocaCola. CocaCola là công ty nước giải khát chiếm thị phần rất lớn trên thế giới. Để đạt được những thành công như ngày hôm nay thì CocaCola cũng đã phải trải qua nhiều thuận lợi và khó khăn trên con đường kinh doanh quốc tế. Các thách thức như về khoảng cách địa lý của các quốc gia cũng như ngôn ngữ cũng khác nhau. Nhưng CocaCola tìm ra những triết lý, tìm hiểu chung về con người, rồi phân khúc lại thị trường theo yếu tố tâm lý, sở thích, sau đó vạch ra đường đi, chiến lựơc kinh doanh đã đem lại sự thành công và giá trị đích thực.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐA NỘI ĐỊA

CỦA CÔNG TY COCA-COLA

GVHD : PGD.TS Nguyễn Thị Như Liêm Lớp : K36.QTR.KT

Học Viên : Lê Duy Hải

Kon Tum, ngày tháng 5 năm 2018

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I : CHIẾN LƯỢC ĐA NỘI ĐỊA 4

1.Khái quát 4

2.Việc lựa chọn chiến lược đa nội địa 4

3.Lợi ích và bất lợi của chiến lược đa nội địa 5

a)Ưu điểm 5

b)Nhược điểm 5

4 Điều kiện áp dụng 6

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCACOLA 6

1.Lịch sử hình thành: 6

2 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi: 7

3.Cơ cấu tổ chức: 8

4.Các lĩnh vực hoạt động: 10

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA COCA-COLA 11

Đối với các công ty trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường toàn thế giới hiện nay, việc thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế không còn là một lựa chọn mà là một điểm tất yếu Thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của công ty Để đạt được mục tiêu, công ty phải quan tâm và cân nhắc trên cả hai phương diện: cắt giảm chi phí để tạo ra giá trị và thay đổi sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, để người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn cho những sản phẩm hơn mức chi phí tạo ra chúng 11

1.Phân tích cơ sở lựa chọn Chiến lược kinh doanh quốc tế: 12

2.Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế: 18

CHƯƠNG III: MỘT SỐ THÀNH CÔNG & THẤT BẠI 18

ĐIỂN HÌNH CỦA COCA-COLA 18

I.Thành công: 18

Trang 3

1.Doanh thu và thị phần: 19

Coca-Cola chiếm 34 % trong tổng thị phần nước giải khát trên toàn thế giới Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1,7 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới 19

2.Các giá trị khác: 19

II Những thất bại: 20

1.New Coke 20

2.Vấn đề sử dụng nước ở Ấn Độ: 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

MỞ ĐẦU

Thời đại ngày nay theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, kinh doanh quốc

tế đang phát triển rất mạnh, phong phú và đa dạng Rất quan trọng cho từng quốc gia, từng tậpđoàn luôn phấn đấu không ngừng để phát triển, tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoàinhằm tận dụng lợi thế so sánh để hoạt động kinh doanh và hướng đến đạt mục tiêu Để thànhcông ở môi truờng cạnh tranh quốc tế khốc liệt như ngày nay thì việc hoạch định ra một chiếnlược đúng đắn là chìa khóa dẫn đến sự thành công

Bài tiểu luận có cấu trúc gồm 3 phần: Phần đầu là giới thiệu về lịch sử hình thànhcũng như cấu trúc tổ chức của công ty Coca-Cola

Phần thứ hai phân tích về chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca-Cola Phần cuốicùng là những thành công và thất bại của Coca-Cola

Coca-Cola là công ty nước giải khát chiếm thị phần rất lớn trên thế giới Để đạt đượcnhững thành công như ngày hôm nay thì Coca-Cola cũng đã phải trải qua nhiều thuận lợi vàkhó khăn trên con đường kinh doanh quốc tế Các thách thức như về khoảng cách địa lý củacác quốc gia cũng như ngôn ngữ cũng khác nhau Nhưng Coca-Cola tìm ra những triết lý, tìmhiểu chung về con người, rồi phân khúc lại thị trường theo yếu tố tâm lý, sở thích, sau đó vạch

ra đường đi, chiến lựơc kinh doanh đã đem lại sự thành công và giá trị đích thực

Trang 5

CHƯƠNG I : CHIẾN LƯỢC ĐA NỘI ĐỊA

1 Khái quát

Chiến lược đa nội địa (multidomestic strategy) là giải pháp thứ hai sẵn có đối với các

công ty đa quốc gia (MNC) bên cạnh các chiến lược như: chiến lược quốc tế, chiến lược toàncầu và chiến lược xuyên quốc gia

Một tập đoàn đa nội địa xem bản thân nó như một tập hợp các công ty con hoạt độngtương đối độc lập, và mỗi công ty con tập trung vào một thị trường cụ thể trong nước Thêmvào đó, mỗi công ty con này được tự do tùy biến sản phẩm, các chiến dịch marketing, và các

kỹ thuật hoạt động để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của các khách hàng địa phương

Do vậy, một công ty theo đuổi chiến lược đa nội địa thường định hướng để đạt đượctối đa hóa việc đáp ứng nhu cầu địa phương Đặc tính cơ bản để phân biệt công ty đa nội địa,

đó là, họ cá biệt hóa một cách rộng rãi cả việc cung cấp sản phẩm và chiến lược marketingcủa họ để đáp ứng với các điều kiện quốc gia khác nhau Liên quan với cách tiếp cận này, họ

có khuynh hướng thiết lập một bộ các hoạt động sáng tạo giá trị - bao gồm sản xuất,marketing và R&D trong mỗi thị trường chủ yếu mà nó tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh

Vì mỗi công ty con thuộc tập đoàn đa nội địa phải đáp ứng thị trường địa phương nêncông ty mẹ phải ủy thác năng lực và quyền hạn quan trọng cho các nhà quản trị thuộc các chinhánh tại nhiều quốc gia khác nhau Các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong những năm

trước chiến tranh thế giới thứ 2 đã áp dụng phương pháp này vì những khó khăn trong việc

điều khiển các công ty con đặt tại nước ngoài xa xôi với những kỹ thuật liên lạc và vậnchuyển của thời kỳ đó

Kết quả là các công ty theo đuổi chiến lược đa nội địa khó có thể thực hiện giá trị từhiệu ứng đường cong kinh nghiệm và tính kinh tế của vị trí Do đó, nhiều hãng đa quốc gia cócấu trúc chi phí cao và cũng có khuynh hướng khai thác một cách khiêm tốn các năng lực cốtlõi mà công ty đã có được

2 Việc lựa chọn chiến lược đa nội địa

Việc lựa chọn một trong bốn chiến lược kinh doanh quốc tế dựa vào hai tiêu chí là sức

ép đáp ứng địa phương và sức ép giảm chi phí Các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý đếnnhững điều kiện địa phương khi thị hiếu và sở thích của khách hàng biến đổi rất nhiều qua cácquốc gia, khi tồn tại những sự khác biệt trong luật pháp địa phương, điều kiện kinh tế, và cơ

sở hạ tầng, hoặc khi chính phủ của nước chủ nhà đóng vai trò quan trọng trong một ngành

Trang 6

công nghiệp đặc biệt Áp lực đối với sức ép giảm chi phí gia tăng khi doanh nghiệp bán mộtmặt hàng đạt tiêu chuẩn với rất ít khả năng khiến sản phẩm của họ khác biệt về các đặc tínhhay chất lượng, ví dụ như những mặt hàng nông sản, hóa chất khối lớn, quặng, và những vimạch bán dẫn cấp thấp Nếu những rào cản thương mại và chí phí vận chuyển thấp thì cácdoanh nghiệp như thế phải cố gắng sản xuất hàng hóa với mức chi phí thấp nhất có thể.Ngược lại, nếu các tính năng của sản phẩm mong muốn bởi các khách hàng khác nhau theotừng nước hoặc nếu doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt cho sản phẩm của họ thông quathương hiệu, các dịch vụ hỗ trợ sau khi bán, và chất lượng nổi trội thì áp lực đối với sự giảmchi phí được giảm bớt.

Phương pháp đa nội địa thường được sử dụng khi sức ép địa phương cao nhưng áp lực

đối với sự giảm chi phí lại thấp Rất nhiều công ty bán sản phẩm thức ăn dựa trên thương

hiệu đã áp dụng phương pháp này Trong khi các công ty chuyên về marketing như Kraft quantâm đên việc kiếm lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí sản xuất thì Unilever và CadburySchweppes lại chú ý hơn đến việc đáp ứng những nhu cầu của khách hàng địa phương, đảmbảo rằng các khách hàng này sẽ tiếp tục trả giá cao cho những hàng hóa mang thương hiệunhững công ty này bán Hơn nữa, họ thường dựa vào những điều kiện thuận lợi trong sản xuấtcủa địa phương để đảm bảo rằng các khách hàng địa phương sẽ sẵn sàng tìm kiếm những sảnphẩm tươi mới và chất lượng cao trên các kệ hàng siêu thị

3 Lợi ích và bất lợi của chiến lược đa nội địa

a)Ưu điểm

Ưu điểm chủ yếu của chiến lược đa nội địa là đáp ứng được yêu cầu địa phương.Chiến lược này cho phép các công ty nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu dùng ở thị trườngcác quốc gia khác nhau, đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả các sở thích mới của người tiêudùng Kết quả mà các công ty mong đợi khi đưa ra những sản phẩm mới là người tiêu dùng sẽnhận biết được giá trị cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, cho phép công ty theochiến lược đa nội địa được định giá cao hơn và giành được thị phần lớn hơn Chiến lược đanội địa hợp lý khi có sức ép cao về phản ứng địa phương và sức ép thấp về giảm chi phí

b)Nhược điểm

Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược đa nội địa là không cho phép các công ty khaithác lợi ích kinh tế của qui mô trong việc phát triển, sản xuất hay marketing sản phẩm Nhưvậy, thông thường một chiến lược đa nội địa làm tăng chi phí cho các công ty quốc tế và buộccác công ty này phải định giá bán cao hơn để thu hồi những chi phí đó Do đó, chiến lược đanội địa thường không thích hợp với các ngành mà công cụ cạnh tranh bằng giá cả quyết địnhthực hiện chiến lược này, định hướng chủ yếu của các công ty là đáp ứng các điều kiện môi

Trang 7

trường của từng quốc gia thị trường, vì vậy công ty khó có thể xây dựng tốt và rõ ràng các khảnăng và các năng lực tiềm tàng xuyên suốt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đốithủ cạnh tranh quốc tế hay toàn cầu và các công ty địa phương của các công ty chủ nhà.

4 Điều kiện áp dụng

Sự khác biệt về văn hóa và xã hội đòi hỏi phải có những thay đổi trong chiến thuật.Các chính quyền của các nước trên thế giới cũng thường đòi hỏi rằng các hành động của cáccông ty là phải phù hợp với lợi ích của nước sở tại

Khi công nghiệp hóa phát triển, các nhà cạnh tranh nội địa tranh giành trong việc phục

vụ từng phân khúc thị trường nhỏ, điều này ép công ty phải thích ứng với nó Với một nhàcung ứng địa phương có khả năng tạo ra sản phẩm đơn chiếc phù hợp với nhu cầu cụ thể,khách hàng sẽ không còn bị ép buộc phải chấp nhận các sản phẩm được thiết kế cho quốc giakhác Việc phân phối và bán hàng là hai yếu tố cần được thích nghi với mỗi nước Mặc dù tênnhãn và việc quảng cáo có thể giống nhau ở các nước nhưng sự phân phối và tổ chức bánhàng không thể tiêu chuẩn hóa được vì việc tiết kiệm do quy mô thì chẳng bao nhiêu mà đểcho thích hợp thì có nhiều vấn đề

Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa bởi vì những khác biệt giữa các quốc gia và bởi vìtiềm năng có do tiết kiệm quy mô là rất ít Ngay việc dùng một cái tên chung cũng có nhiềubất tiện vì sự liên kết về ngôn ngữ mỗi nơi mỗi khác Ví dụ xe tải của Ford hiện là Fiera lại cónghĩa là “bà già xấu xí” ở những nước nói tiếng Tây Ban Nha Một nhãn hiệu mang tính địaphương có thể kích thích sự tự hào, có thể kết nối với những truyền thông hay đặc điểm củađịa phương Còn một tên nhãn mang tính toàn cầu có thể có ý nghĩa xấu ở một số địa phươnghoặc có thể liên kết vào chính trị của một nước và do đó cũng thăng trầm theo những biến cốquốc tế

Ví dụ: Chiến lược đa thị trường nội địa của Matshushita

Một chuyên viên tiếp thị của Matsushita về lò viba đã nhận xét như sau: “ dân Anhthích mặt trên của miếng thịt phải giòn cho nên phải thêm một chi tiết làm cho nhiệt độ thậtcao trong lò của họ Dân Đức muốn miếng thịt phải thật chín còn dân Anh chỉ thích nhai nghegiòn, do đó phải thiết kế các nút kiểm soát khác nhau”

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCACOLA

1 Lịch sử hình thành:

08/05/2986: tại Bang Atlanta – Hoa kỳ, một dược sỹ tên là John S.Pemberton đã chế ra

một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằngđồng Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời

Trang 8

bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc Ngay sau đó người trợ lý của John là

Ông Frank M.Robinson đã đặt tên cho loại sy – rô này là Coca-Cola.

1891: Ông Asa G.Candler, một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy

tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộquyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD

1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại

Georgia và đặt tên là “Công ty Coca–Cola” Cùng năm, Asa G.Candler đặt tên cho công tysản xuất ra syro Coca-Cola là công ty Coca-Cola

1893: Thương hiệu Coca–Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp 31/01/1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitekhăhead cùng với đồng nghiệp

J.T Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phânphối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ

1919: Những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho Ernest

Woodruff,, một chủ ngân hàng ở Atlanta Bốn năm sau, Ernest Woodruff được bầu làm Chủtịch điều hành Công ty,bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tàmcao mới mà không một người nào có thể mơ thấy Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thànhlập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn 200 nước trên thế giới

Sứ mệnh:

Lộ trình của chúng tôi bắt đầu với nhiệm vụ của chúng tôi, đó là bền vững Nó tuyên bốmục đích của chúng tôi là một công ty và phục vụ như một tiêu chuẩn mà chúng tôi cân nhắchành động và quyết định của chúng tôi

•Để làm mới thế giới

•Để truyền cảm hứng cho những khoảnh khắc lạc quan và hạnh phúc

•Để tạo ra giá trị và tạo sự khác biệt

Trang 9

•Danh mục đầu tư: Mang đến cho thế giới một danh mục các thương hiệu nước giảikhát chất lượng dự đoán và thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của mọi người.

•Đối tác: Nuôi dưỡng một mạng lưới khách hàng và nhà cung cấp chiến thắng, cùngnhau chúng tôi tạo ra giá trị lẫn nhau, lâu dài

•Hành tinh: Là một công dân có trách nhiệm tạo nên sự khác biệt bằng cách giúp xâydựng và hỗ trợ các cộng đồng bền vững

•Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi tức dài hạn cho các cổ đông trong khi chú ý đến tráchnhiệm chung của chúng tôi

•Năng suất: Hãy là một tổ chức có hiệu quả cao, nạc và di chuyển nhanh

•Lâu dài: Luôn luôn chân thật

•Trách nhiệm: Nếu nó được, nó thuộc vào tôi

•Niềm đam mê: Cam kết trong trái tim và tâm trí

•Tính đa dạng: Bao gồm các thương hiệu của chúng tôi

•Chất lượng: Những gì chúng tôi làm, chúng tôi làm tốt

Trang 10

Ở các khu vực lại được phân định tiếp theo từng khu vực địa lí

VD: Khu vực châu Á

=> Nhận xét :Như vậy không phải bất kì chi nhánh nào cũng đều thuộc công ty mẹ ởAtlanta, Công ty mẹ ngoài việc quản lí các công ty con 5 khu vực còn trực tiếp quản lí một sốcông ty đóng chai đặc biệt

+Bộ phận công nghệ thông tin(IT)

i Cơ cấu tổ chức theo cấu trúc theo khu vực mang tính toàn cầu

* Ưu điểm :

- Cung cấp cho các nhà quản trị bộ phận quyền tự chủ để ra quyết định nhanh chóng,

do đó công ty có thểdễ dàng hơn trong việc đáp ứng được nhu cầu của từng quốc gia

- Thu được kinh nghiệm quý giá theo đó dễ dàng thích nghi với từng quốc gia, đápứng thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng toàn cầu, đồng thời xây dựng được lợi thế cạnhtranh mạnh mẽ

- Hoạt động tốt ở những nơi mà hiệu quả theo quy mô đòi hỏi

* Nhược điểm :

Trang 11

- Sản phẩm đòi hỏi phù hợp với thị hiếu từng địa phương

- Phải chi phí lớn gấp nhiều lần cho các phương tiện, cơ sở vật chất kĩ thuật

- Khó có thể liên kết nhiều khu vực địa lý phân tán thành chiến lược tổng thể

- Các công ty nhờ vào nghiên cứu và phát triển để phát triển sản phẩm mới, nhận thấycác bộ phận khu vực toàn cầu không dễ dàng chấp nhận

ii Cơ cấu theo chức năng toàn cầu :

*Ưu điểm :

- Có sự chuyên môn hóa cao, cho phép các bộ phận tập trung vào chuyên môn của họ

- Tạo điều kiện cho bộ phận tuyển dụng những nhân viên với kĩ năng phù hợp với bộphận chức năng

* Nhược điểm :

Không có hiệu quả trong các công ty lớn, nhất là với tập đoàn đa quốc gia như coca –cola.Khi quy mô mở rộng, sự quản lí sẽ bị dàn mỏng, phân tán sự quan tâm đến nhóm đốitượng khách hàng

iii Cơ cấu theo sản phẩm

• Đồ uống có gas: Coca cola( Coca- cola diet, Coca cola light, Coca cola zero ) ,Sprite, Fanta

• Đồ uống không cồn : nước trái cây Minute Maid, trà Fuze, Delvalle

• Nước tinh khiết : Dasani, Smart Water

• Nước tăng lực : Burn, Samurai, Power ade

• Sản phẩm dạng bột : Nestea, Mg Cafe

iv Cơ cấu theo khách hàng

• Dành cho đối tượng thông thường: Coca cola thường, Sprite, Fanta, Fuze

• Dành cho người ăn kiêng: Coca cola Zero, Coke Diet

• Dành cho những người luyện tập thể thao: Power ade

Dành cho người lớn tuổi : Doctor pepper

Ưu và nhược điểm

*Ưu :

Khi công ty phân cấp ra nhiều khúc thị trường ( dành cho đối tượng khách hàngkhác nhau) và tạo ra chuỗi sản phẩm phong phú sẽ giúp công ti mở rộng được thịtrường, vươn tới nhiều người tiêu dùng và quảng bá rộng thương hiệu của mình

Trang 12

Coca-Cola là công ty nước giải khát lớn nhất thế giới với hơn 500 thương hiệu nổitiếng Sản phẩm kinh doanh chính của Coca-Cola là các loại nước uống, nước giải khát như:nước ngọt có Gas, nước ngọt ít đường, nước khoáng, nước trà,…

Gần đây, Coca-Cola đã tham gia thị trường cà phê với sản phẩm Far Coast, phát triển

như chuỗi các cửa hàng cà phê như Star Bucks, Coffee Bean,… và đang dần chiếm lĩnh thịphần không nhỏ

b) Lĩnh vực hoạt động phụ:

Coca-Cola đã tham gia thị trường download nhạc hợp pháp đầy tiềm năng bằng việctung ra dịch vụ âm nhạc trực tuyến của mình với hơn 250.000 bài hát trực tuyến được bán quamạng với giá 80 cent/bài Các bản nhạc trực tuyến có thể ở nhiều định dạng khác nhau nhưMP3, WMA, Real,… được người sử dụng mua và download về máy tính của mình quaInternet Điều này vừa giúp Coca-Cola quảng cáo thương hiệu, vừa thu được lợi nhuận từ thịtrường âm nhạc

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA COCA-COLA

Đối với các công ty trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trườngtoàn thế giới hiện nay, việc thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế không còn là một lựachọn mà là một điểm tất yếu Thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm khai thác vàphát triển lợi thế cạnh tranh của công ty Để đạt được mục tiêu, công ty phải quan tâm và cânnhắc trên cả hai phương diện: cắt giảm chi phí để tạo ra giá trị và thay đổi sản phẩm phù hợpvới yêu cầu của người tiêu dùng, để người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn cho những sảnphẩm hơn mức chi phí tạo ra chúng

Coca-Cola cũng không ngoại lệ, từ khoảng những năm 1900, Coca-Cola bước nhữngbước đi đầu tiên trên con đường thâm nhập thị trường thế giới Để đạt được thành công như

Ngày đăng: 15/09/2018, 20:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w