1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHÂN vật LỊCH sử VIỆT NAM THAM GIA KHỞI NGHĨA yên THẾ CHỐNG PHÁP

72 180 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 586,5 KB

Nội dung

Đề Nắm tên thật là Lương Văn Nắm. Ông còn có các tên khác như Đề Hả, Thống Hả, Thống Nắm, Đại Hả, Đại Nắm. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Quyên, làng Hả, xã Thế Lộc, tổng Yên Lễ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Ninh, nay làng Hả, xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.Gia đình Lương Văn Nắm nghèo, không có điều kiện học nhiều, nhưng có sức khỏe, tính tình khẳng khái, không sợ cường quyền áp bức.Ngay sau ngày 25 tháng 4 năm 1882, khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai, Lương Văn Nắm đã có chủ trương chống Pháp bằng cách sử dụng những đồn lũy sẵn có của các thủ lĩnh chống triều đình nhà Nguyễn như: Nguyễn Văn Liễu1, Nguyễn Đình Khuyến1, Tạ Văn Thái2, Cai Vàng3; Quân Tường4; Đại Trận5.

Trang 1

NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM THAM GIA KHỞI NGHĨA YÊN THẾ CHỐNG PHÁP

Đề Nắm

Đề Nắm tên thật là Lương Văn Nắm Ông còn có các tên khác như Đề Hả, Thống Hả, Thống Nắm, Đại Hả, Đại Nắm Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm Quyên, làng Hả, xã Thế Lộc, tổng Yên Lễ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Ninh, nay làng Hả,

xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Gia đình Lương Văn Nắm nghèo, không có điều kiện học nhiều, nhưng có sức khỏe, tính tình khẳng khái, không sợ cường quyền áp bức.Ngay sau ngày 25 tháng 4 năm 1882, khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai, Lương Văn Nắm đã có chủ trương chống Pháp bằng cách

Vàng3; Quân Tường4; Đại Trận5

Hồi ấy, ông Cai Tràng làm cai tổng Yên Lễ bắt phu hàng tổng đến đắp bờ thành quanh xóm Quyên, bên trong đào hào, đắp lũy, rào giậu kínđáo chống giặc phỉ Một bộ phận quân Cờ Vàng thổ phỉ hóa, tràn về cướp phá vùng Yên Thế nên khắp các làng xã đều đào hào, đắp lũy chống

1 Nguyễn Văn Liễu quê ở Ngọc Nham, nay thuộc xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, khởi nghĩa năm 1811, xây dựng căn cứ ở núi Ngọc Nham Ông chiến đấu bị thương tại Lục Ngạn phải rút về căn cứ Ngọc Nham rồi mất, ông được nhân dân lập đền thờ tại đây.

1 Nguyễn Đình Khuyến người làng Ngô Xá, nay thuộc xã Cao Xá, Tân Yên khởi nghĩa chống nhà Nguyễn từ năm 1824 đến năm 1826 Hy sinh tại Cổ Đèo (nay thuộc làng Lai, huyện Việt Yên) Nghĩa quân đem xác ông và hai tùy tướng về làng Nguộn (Việt Yên) táng, nhân dân lập đền thờ ông gọi là đền Bá Quan.

2 Tạ Văn Thái, quê làng Tè, xã Văn Cầu, nay thuộc xã Song Vân, huyện Tân Yên, khởi nghĩa năm 1830 Quân của ông có mấy nghìn người, căn cứ được xây dựng trong các huyện của tỉnh Phúc Yên Yên Thế, Hiệp Hòa (nay thuộc tỉnh Bắc Giang), Đa Phúc, Kim Anh nay thuộc Sóc Sơn - Hà Nội.

3 Cai Vàng tên thật là Nguyễn Văn Thịnh, người xã Vân Sơn, tổng Sơn Đình, huyện Phượng Nhỡn, nay thuộc xã Phượng Sơn, huyện Lục Nam Khởi nghĩa nổ ra từ năm 1862 nhanh chóng lan sang các huyện Bảo Lộc, Yên Dũng, Thuận Thành, Bình Gia, phát triển sang Hải Dương, Sơn Tây, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang Ngày 12-10-1863, Cai Vàng hy sinh trong một trận kịch chiến với quân triều đình.

4 Quận Tường tên thật là Nguyễn Văn Tường người làng Châu, xã Ngô Xá (nay thuộc xã Cao Xá, Tân Yên), ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống triều đình từ năm 1866 đến năm 1874.

5 Đại Trận tên thật là Giáp Văn Trận quê ở làng Lý, xã Ngọc Lý, tổng Ngọc Cục, nay thuộc xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, ông cùng con trai là Giáp Văn Cương (Đề Cương) khởi nghĩa chống nhà Nguyễn kéo dài từ năm 1870 đến năm 1875.

Trang 2

giặc Lương Văn Nắm không đi phu đắp lũy, bị chánh tổng Yên Lễ cho tay chân đến đe dọa Lương Văn Nắm bỏ nhà đi, ít lâu sau về làng cùng 10người phỉ làm cơm rượu ăn uống tại nhà mình Chánh tổng Yên Lễ thấy vậy sợ hãi bỏ trốn, dân làng cũng trốn theo Sau đó Lương Văn Nắm và TưSang là người làng Hả cùng 200 quân phỉ với đầy đủ súng đạn về xóm Quyên

Ngày 12 tháng 3 năm 1884, sau khi quân Pháp do tướng Bơrie đờ lin (Briè de line) đánh chiếm được tỉnh thành Bắc Ninh thì phong tràokhởi nghĩa của nhiều thủ lĩnh ở Bắc Ninh nổi lên như: Đề Thị ở Thị, Lãnh Đê và Đề Sặt ở Sặt, Đề Huế ở Dương Lâm, Đề Sử ở Dĩnh, Đề Truật ởChuông, Đề Mía ở Mía, Đề Vườn ở Vườn, Đề Dĩnh ở Dĩnh Thép, Đề Tiền ở Hòa Mục, Đề Huỳnh ở Mạc, Đề Huỳnh ở Vân Cầu, Đề Gạo ở Trũng,

Đề Phức, Phó Thám ở Bằng, Lãnh Chản ở Chản, Quản Đang ở Khê Hạ, Đốc Chân ở Ba Làng, Lãnh Hòe ở Quế Nham, Bá Cơ ở Nghĩa Trung… ĐềNắm đã tuyên truyền, vận động nhân dân gia nhập nghĩa quân Ông mua súng bắn nhanh và cả súng thần công, sản xuất giáo mác, trang bị chonghĩa quân

Đề Nắm còn mở rộng sự liên kết với các tướng lĩnh khởi nghĩa chống Pháp, ở các vùng xung quanh Yên Thế Phong trào chống Pháp do

Đề Nắm khởi xướng đã phát triển mạnh mẽ

Để đối phó với quân Pháp, Thủ lĩnh Lương Văn Nắm đẩy nhanh tốc độ xây dựng lực lượng, cắt đặt các tướng chỉ huy từng cánh quân.Lương Văn Nắm vốn là người nổi tiếng trong giới võ lâm, có ý chí chống Pháp, có uy tín lớn trong vùng, nên chỉ trong một thời gian ngắn, ĐềNắm đã có vài ba trăm quân, có nhiều tướng lĩnh giỏi như Đề Hậu, Đề Trung, Thống Tài, Đề Lâm, Đề Sặt…

Mặc dù mới xây dựng lực lượng, trang bị còn kém, nhưng Lương Văn Nắm đã chủ động tìm quân Pháp mà đánh Ngày 15 tháng 3 năm

1884, trên đường đánh chiếm Thái Nguyên, tướng Brie đờ lin (Briè de line) đánh chiếm thành Tỉnh Đạo Ngay hôm sau, 16 tháng 3 năm 1884 hắntiếp tục hùng hổ đem quân đi đánh tỉnh thành Thái Nguyên Đề Nắm lập tức dẫn đội nghĩa binh vừa mới thành lập tấn công quân Pháp tại xã ĐứcLâm, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Đây là trận thắng lớn, trận đánh được coi là cái mốc đầu tiên đánh dấu sự bùng nổ cuộc khởi nghĩa YênThế

Ngay sau khi chiến thắng, chiều ngày 16 tháng 3 năm 1884 nghĩa quân rút về đình Hả ăn mừng chiến thắng và chính thức làm lễ Tế cờ phátđộng phong trào khởi nghĩa Yên Thế Trong buổi lễ long trọng này, có bắn súng thần công nổ rầm trời, rung chuyển cả núi rừng Nhiều bậc cha mẹđưa con em đến tòng quân Các tổng, lý mang trâu, bò, lợn, gạo đến để ông khao quân Trong không khí linh thiêng, quân sĩ và nhân dân suy tônLương Văn Nắm làm Thống lĩnh, Lãnh Đê được tôn làm Phó Thống lĩnh Yên Thế nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm kháng chiếnmạnh ở Bắc Kỳ

Tháng 3 năm 1884, quân Pháp đánh chiếm thành Tỉnh Đạo thuộc tổng Nhã Nam rồi đóng đồn Luộc Hạ nối từ Nhã Nam qua Luộc Hạ sang

Bố Hạ Chúng mang theo dân đạo Thiên Chúa ở làng Thải (Lạng Giang) đến Luộc Hạ thành lập làng Đạo, bao quanh đồn, làm bia đỡ đạn chochúng và cung cấp nhân công xây dựng đồn bốt đồng thời phục dịch chúng trong các trận đánh

Khi quân Pháp đóng đồn Luộc Hạ, Đề Nắm rời chỉ huy ở xóm Duyên, làng Hả là quê hương ông tới Hố Vường Trũng là vùng đồi núi cóthung lũng xây dựng thành đại bản doanh kiên cố Bên trong hào, lũy có lô cốt phòng vệ, trạm gác, nhà tiếp khách, chỉ huy sở, trại quân, xưởng rèn

Từ căn cứ Hố Vường Trũng, Đề Nắm đem quân tấn công đồn Luộc Hạ Trận ra quân thắng lợi, diệt được nhiều giặc, cướp được nhiều súngbắn nhanh, quân trang, quân dụng Tin thắng trận đồn Luộc Hạ làm nức lòng quân dân Yên Thế, trai tráng gia nhập nghĩa quân rất đông, nhân dânđem gạo, lợn, sắt thép đến ủng hộ nghĩa quân làm quân lương và rèn vũ khí

Bị thua đau ở Luộc Hạ, quân Pháp đem quân vây chặt làng Hả, đánh đập nhân dân tàn nhẫn, bắt dân chỉ nơi trú quân của Đề Nắm, nhưngkhông ai khai báo

Sau chiến thắng Luộc Hạ ít lâu có hai tên Pháp cưỡi ngựa tới vòng ngoài căn cứ Hố Vường Trũng dán yết thị kêu gọi Đề Nắm đầu hàng,cộng tác với chúng đánh quân phỉ Cờ vàng Quân sĩ xin bắn, nhưng Đề Nắm không cho để theo dõi hành động của chúng Ngay sau đó, Đề Nắm

1 Sau này trở thành xóm Của.

Trang 3

chuyển căn cứ về cánh rừng làng Thị, cùng ông Dương Phùng Xuân (Tổng Xuân) đào hào đắp lũy xây dựng căn cứ mới Giặc Pháp ở đồn Luộc Hạvào do thám Đề Nắm cho bắt những tên trong làng làm tay sai cho Pháp chém đầu nên quân Pháp không hiểu biết gì căn cứ

Để thực hiện được chủ trương sử dụng hệ thống làng chiến đấu, đồn lũy sẵn có ở Yên Thế với căn cứ vững mạnh được giấu kín trong cáckhu rừng rậm rạp của các thủ lĩnh nghĩa quân chống triều đình nhà Nguyễn, Đề Nắm đã xây dựng ở Khám Nghè một hệ thống đồn lũy liên hoàn,

hỗ trợ lẫn nhau Nơi ông chọn là một vùng cây cối rậm rạp nằm sâu trong một thung lũng, xung quanh có nhiều mỏm đồi và núi cao án ngữ Đồnchính mang tên ông là đồn Đề Nắm, còn gọi là đồn Khám Nghè cùng các đồn Ao Rắn do Đề Trung chỉ huy nên còn gọi là đồn Đề Trung, đồn ĐềLâm Các làng Thượng Thuổng, Thượng Hạ, Lèo Bắc, Lèo Nam đều trở thành các tiền đồn bảo vệ

Chính trong thời gian xây dựng các đồn lũy nghĩa quân đã phải chiến đấu nhiều trận với quân Pháp Chỉ trong vòng 8 tháng, quân Pháp cànquét vào Yên Thế nhiều trận Trong đó có trận đánh giáp lá cà hồi 14 giờ 40 phút ngày 8 tháng 10 năm 1884, đại tá GhinLin (Guilline) bị nhiềunhát gươm vào mặt, đại úy KecDrăng (Kerdran) bị giáo đâm trọng thương, thiếu tướng Nêgriê (Négrier) bị bắn vào chân Quân Pháp bị tiêu diệt 98tên trong đó có tên trung tá Sapuy (Chaput)

Ngày hôm sau, thiếu tướng Nêgriê huy động 3.200 quân, có các đại đội sơn pháo 40 và 80mm, kỵ binh, đại đội quân y tiến đánh Đề Nắm.Thiếu tá GôĐa (Godart) đem quân định tràn qua sông Thương đã bị nghĩa quân Đề Nắm phối hợp với nghĩa quân Cai Biều, Tổng Bưởi chặn đánh,làm chúng không vượt qua được sông Quân Pháp còn bị thua đau ở Phúc Đình, Bố Hạ, Chợ Dưỡng trong các ngày 16, 17 tháng 10 năm 1884 đànhphải bỏ dở cuộc hành quân chạy về Kép để cuối cùng phải rút chạy về Phủ Lạng Thương

Tháng 12 năm 1884, quân Pháp lại càn quét vào Yên Thế, cũng không đạt kết quả Đề Nắm xây dựng làng Sặt nay thuộc xã Liên Sơn thànhmột cứ điểm mạnh của nghĩa quân

Từ đầu tháng 12 năm 1885, Đề Dương (tức Đề Thám) và Bá Phức rời khỏi cuộc khởi nghĩa do Cai Kinh lãnh đạo, tham gia cuộc khởi nghĩaYên Thế do Đề Nắm lãnh đạo Các thủ lĩnh Cai Biều, Tổng Bưởi cũng đưa nghĩa quân sáp nhập vào cuộc khởi nghĩa Yên Thế nhưng vẫn hoạtđộng ở vùng Bảo Lộc Hai ông giữ mối liên hệ mật thiết giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế với cuộc khởi nghĩa của Cai Kinh ở Lạng Sơn và cuộc khởinghĩa Lưu Kỳ - Hoàng Thái Nhân ở Lục Nam - Lục Ngạn cùng cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên - Bắc Ninh - Hải Dương Các vị trí đồn lũyđóng quân của Cai Biều, Tổng Bưởi đóng giữ thực sự là tiền đồn phía Đông bảo vệ cho căn cứ Yên Thế của Đề Thám

Từ cuối năm 1885, thực dân Pháp thành lập đạo quan binh Tỉnh Đạo do đại tá Đuygien (Dũgel) chỉ huy Ngày 5 tháng 12 năm 1885,Đuygien mang 300 bộ binh, 1 tiểu đội pháo binh, một đơn vị kỵ binh tấn công vào Lèo Nam, Lèo Bắc (Phồn Xương, Yên Thế), Đề Nắm đã cùng

Đề Thám chỉ huy nghĩa quân chiến đấu, kìm chân địch suốt một tuần lễ, trong đó trận Na Lương, Tiểu La nghĩa quân chiến đấu kiên cường, gây

Ngày 22 tháng 8 năm 1888, Đề Nắm cùng các tướng lĩnh họp tại đình Dĩnh Thép nay thuộc huyện Tân Yên để cử ra bộ chỉ huy thống nhất

do Bá Phức làm Chánh tướng, Đề Nắm làm phó tướng, Đề Thám phụ trách quân sự Nhờ đó các hoạt động quân sự đã diễn ra liên tục và mạnh mẽ

Năm 1889, Đề Nắm đã chiếm toàn bộ vùng đất đai, rừng núi phía bắc Nhã Nam (Tỉnh Đạo) lập căn cứ Ông xây dựng làng Sặt (nay thuộc

xã Cao Thượng, huyện Tân Yên) thành một pháo đài kiên cố để kháng chiến lâu dài Ngày 18 tháng 9 năm 1889, quân Pháp kéo quân có đại bác,

kỵ binh yểm trợ, chúng bắn cấp tập vào làng phá vỡ chiến lũy, nhà cửa rồi cho bộ binh xông vào làng, Đề Nắm chỉ huy 250 nghĩa quân được phòngngự kiên cố, chống trả kịch liệt, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc Pháp Các toán nghĩa quân ở bên ngoài làng Sặt đánh vào sau lưng quân Pháp,quân Pháp bị kẹp giữa hai luồng đạn bị thương vong nặng nề Quân Pháp tung kỵ binh sục sạo, đàn áp các toán nghĩa quân bên ngoài trước, chặn

1 Hội đồng lịch sử Hà Bắc, Lịch sử Hà Bắc, 1986

Trang 4

các cuộc tấn công vào sau lưng quân Pháp Sau một ngày chiến đấu, Đề Nắm nghi binh đánh trả quân Pháp rồi bí mật cho quân rút khỏi làng Sặt vềlập căn cứ ở Hữu Thượng Quân Pháp cay cú đã phóng hỏa thiêu hủy làng Sặt và làng Thế Lộc.

Cũng ngày 18 tháng 9, toán quân Đội Văn trên đường lên Yên Thế gia nhập nghĩa quân của Đề Nắm đã chạm trán với quân Pháp do trung

úy Mayơ (Meilleur) chỉ huy ở chùa Lai, xã Nghĩa Trung

Không tiêu diệt được Đề Nắm và đội nghĩa quân của ông, ngày 1 tháng 10 năm 1889, quân Pháp mở cuộc tấn công kéo dài 15 ngày vào căn

cứ Hữu Thượng Để bảo toàn lực lượng, Đề Nắm rút quân vào rừng Khi quân Pháp rút lui, ông trở lại xây dựng công sự ở Hữu Thượng, DĩnhThép Lực lượng nghĩa quân phục hồi nhanh chóng, chỉ riêng đội quân thiện chiến, sử dụng súng bắn nhanh đã có tới 400 người, nhưng ông chỉ để

Phong trào kháng chiến chống Pháp ở Yên Thế ngày càng củng cố và mở rộng Chính thực dân Pháp cũng phải thừa nhận: " Đã từ lâu vùng Thượng Yên Thế nằm trong tay một số thủ lĩnh phiến loạn tuyệt đối làm chủ trong vùng Đóng trong một vùng tuyệt đối thích hợp với chiến tranh

du kích, những toán quân của họ không ngừng phát triển lên, vào tháng Tám (năm 1889) chúng đã không sợ mà đã đánh vào những đội thám báo của ta hai đợt Toán chính theo lệnh Đề Nắm đóng tất cả vùng bắc Tỉnh Đạo, những sào huyệt chính được đặt ở làng Sặt và Thế Lộc"1

Tháng 3 năm 1890, nghĩa quân Đề Nắm giành thắng lợi lớn trong trận Luộc Hạ

Ngày 4 tháng 11 năm 1890, quân Pháp huy động 800 quân chia làm hai đường thủy bộ tấn công Yên Thế Chiến dịch này kéo dài từ ngày 4tháng 11 đến 21 tháng 11 năm 1890 Nghĩa quân đánh cho quân Pháp thiệt hại nặng nề, buộc chúng phải rút lui, lập đồn ở Nhã Nam để khống chếcác hoạt động của nghĩa quân

Đến tháng 11 năm 1890, nghĩa quân lại đánh thắng quân Pháp do tên tướng Gôđanh (Godin) chỉ huy càn quét vào vùng rừng núi tổng CaoThượng mà trọng tâm là đồn Hố Chuối, tướng Gôđanh cho quân về đóng ở Nhã Nam, tung do thám đi dò xét để đánh báo thù

Ngày 9 tháng 12 năm 1890, tướng Gôđanh sai đồn trưởng Nhã Nam Pletxiê (Plecier) đem 145 lính, 1 sơn pháo, được bọn việt gian đưađường luồn sâu vào rừng núi tổng Hữu Thượng Song Đề Thám đã phát hiện ra chúng từ khi chúng ùa vào rừng, ông cho quân bí mật bám sát Khiquân giặc vừa nhìn thấy đồn Hố Chuối, chưa kịp dàn quân tấn công thì đã bị Đề Thám chỉ huy nghĩa quân đánh bật ra khỏi căn cứ này

Không cam chịu thất bại, ngày 10 tháng 12 năm 1890 Gôđanh cử tên thiếu tá Tan (Tane) đem 5 sĩ quan, 285 lính, 1 sơn pháo đánh đồn HốChuối lần thứ hai Song nghĩa quân đã phán đoán từ trước, chia quân mai phục các nơi hiểm yếu, đợi cho quân Pháp lọt vào các ổ phục kích mới nổsúng Quân Pháp liều chết chống đỡ, nhưng không đánh lại được nghĩa quân để tiếp cận căn cứ Hố Chuối Cuối cùng chúng phải rút chạy và đượcĐịa chí Hà Bắc ghi lại:

"Đến 12 giờ 40 phút, nhận thấy phải đương đầu với các toán (nghĩa quân) đang được khoảng 100 người từ các làng lân cận đến tăng cường,đồng thời nhận thấy sự bất lực hoàn toàn của bộ binh đối với công sự cũng như khả năng đại bác không chọc thủng được căn cứ, Thiếu tá Tan ralệnh rút quân"1

Tướng Gôđanh phải điều quân Pháp từ Thái Nguyên, Đáp Cầu (Bắc Ninh), Bố Hạ, Kép (Bắc Giang - khi đó cũng thuộc Bắc Ninh) với lựclượng 586 lính, 7 sĩ quan, 3 đại bác do tên trung tá Vanh Ken Mayơ (Vincent Meillur) chỉ huy tấn công vào Hố Chuối lần thứ ba vào ngày 21 tháng

12 năm 1890 Song quân Pháp vẫn cam chịu thất bại cay đắng Bọn sĩ quan Pháp phải thú nhận: Nghĩa quân đã " bảo vệ kiên quyết các pháo đài, đồng thời còn tấn công chúng ta (quân Pháp) ở đồn chính và đánh vào hai bên sườn, vào hậu quân Ba lần toán quân trái (của Pháp) xung phong vào toán quân trái là ba lần thất bại" 1

1 Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử, tập I, Nxb Khoa học xã hội, H 1981.

1 Tập thể Bộ Tổng tham mưu, Lịch sử quân sự Đông Dương, chiến dịch 1889-1890 (Histoire militaire de l'Indonchine).

1 ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc, Địa chí Hà Bắc, trang 344-345.

Trang 5

Kết cục là ngay chiều hôm đó, giặc Pháp phải bỏ chạy khỏi Hố Chuối, đem theo gần 100 xác chết và lính bị thương.

Sau ba lần bị thất bại thảm hại, giặc Pháp tung gián điệp trà trộn vào hàng ngũ nghĩa quân, mua chuộc một số nghĩa quân thoái hóa, biếnchất làm gián điệp cho chúng Nhờ đó bọn chúng biết nghĩa quân có 1.000 khẩu súng loại Oansétxtơ, Rơmanhtông và Gras Nghĩa quân còn cónhiều súng thần công bắn đạn ghém, súng kíp, súng nổ có tác dụng tích cực trong chiến thuật phòng thủ Đề Nắm cũng có chính sách động viên,khuyến khích quân sĩ lập công, có nhiều toán quân được phong các danh hiệu: Vô địch, tinh nhuệ, dũng liệt Những chỉ huy, quân sĩ lập công xuấtsắc đều được khen thưởng

Để đối phó với đội quân thiện chiến, trung kiên, được trang bị nhiều súng bắn nhanh, quân Pháp vơ vét từ Bắc Ninh, Phả Lại, Phủ LạngThương tới 1.500 tên, cùng 25 đại bác, 2 súng cối, 2 tàu chiến, thuốc nổ, dầu hỏa cùng các bảng chắn đạn đến đóng ở Nhã Nam

Ngày 2 tháng 1 năm 1891, tên đại tá hiếu chiến Phơrây cùng các tên trung tá Vanh Ken Mayơ, thiếu tá Tan, thiếu tá Gôgoli (Rôghe), cácđại úy Đácghêlô (Darguelaud), Rôbe (Robert), Côlani (Colane), Ôgiunne (Ôufoulner), Piôgê (Piôguer), Têta (Téta)… chỉ huy 1.100 lính cùng toàn

bộ súng đại bác, cối mở cuộc tấn công vào Hố Chuối lần thứ tư

Đề Thám đã bố trí trận địa đón đánh quân Pháp từ xa Trận đánh diễn ra quyết liệt suốt bảy ngày đêm liền Nghĩa quân chiến đấu gan góc,dũng cảm khiến quân Pháp chỉ quanh quẩn bên ngoài căn cứ Hố Chuối Nghĩa quân phản công nhiều đợt, giành được thắng lợi tiêu diệt hàmg trămlính, nhiều sĩ quan, trong đó có tên đại úy Côlani, các tên trung úy Béttanhơ (Béttagre), Xibô (Cibaud)… khiến quân Pháp phải bỏ chạy ở nhiềuphía Nghĩa quân còn dùng súng thần công bắn vào đội hình quân giặc

Song nghĩa quân cũng bị tổn thất Đại bác, súng cối phá hủy pháo đài và nhiều đoạn tường thành, nên sau 10 ngày tác chiến, ngày 12 tháng

1 năm 1891, nghĩa quân rút khỏi Hố Chuối

Nghĩa quân rút khỏi Hố Chuối về hệ thống đồn bốt được xây dựng ở dọc sông Sỏi từ trước Đề Nắm đóng ở đồn Khám Nghè, Đề Thámđóng ở đồn Hom, Đề Hậu đóng ở Đồng Vương, Đề Trung đóng ở Ao Rắn, Thống Tài đóng ở Hang Sọ và hai đồn do Đề Lâm và Bá Phức đóng.Đây là hệ thống đồn bốt liên hoàn hỗ trợ được cho nhau khi xảy ra tác chiến

Từ tháng 12 năm 1890 đến tháng 1 năm 1891, quân Pháp lại huy động 600 quân đánh vào căn cứ Yên Thế, song chúng lại bị thất bại, phảirút lui

Ngày 21 tháng 8 năm 1891, giám binh Pôlican (Policane) chỉ huy 40 tên lính bảo an truy đuổi toán quân Đề Nắm đi lấy lương thực ở làngKhê Hạ, nay thuộc xã Quế Nham, huyện Tân Yên Chúng chạm trán với nghĩa quân, tên giám binh bị bắn trọng thương Chúng phải xin đồn binhPhủ Lạng Thương cho quân chính quy lên tiếp viện

Làng Khê Hạ nằm ở hữu ngạn sông Thương cách thị xã Phủ Lạng Thương 10km về phía bắc được bao bọc bởi lũy tre dầy, phía trong còn

có nhiều hàng rào, lũy đất, ao đầm Xung quanh làng là ruộng sâu ngập nước Quân Pháp bao vây phóng hỏa một số nhà tranh ở rìa làng rồi tấncông vào làng Trong suốt một ngày quân Pháp không vào được làng Trong trận này tên trung úy chỉ huy bị giết chết, tên giám binh và 8 lính khố

đỏ, lính bảo an bị tiêu diệt và bị thương1

Ngày 11 tháng 3 năm 1892, thiếu tướng Vongrông (Vonrond) đem 2.400 quân từ ba ngả tấn công vào hệ thống phòng thủ trên sông Sỏi của

Đề Nắm Song nghĩa quân đã xây dựng công sự vững chắc đánh trả quyết liệt, làm cho quân Pháp bị thất bại nặng nề Khi quân Pháp tấn công đồnKhám Nghè do Đề Nắm chỉ huy, chúng nã đại bác dồn dập vào đồn rồi cho quân chặt phá rào lũy, nhưng chúng đã bị thiệt hại nặng nề Bọn tấncông vào đồn Hom do Đề Thám chỉ huy bị nghĩa quân bắn trả dữ dội Ngay từ loạt đạn đầu, nghĩa quân đã tiêu diệt 45 tên Bọn tướng lĩnh Pháp

phải thú nhận: "Những toán quân của Đề Nắm không mạnh như những toán quân của Lưu Kỳ, nhưng lại là những người An Nam gan góc, chống

cự quân Pháp rất ngoan cường".

1 ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc, Địa chí Hà Bắc, dẫn lời thú nhận của giặc Pháp, trang 345.

1 ủy ban nhân dân huyện Tân Yên, Địa chí Tân Yên, 1996.

Trang 6

Tính từ tháng 11 năm 1884 đến tháng 3 năm 1892, Đề Nắm cùng bộ chỉ huy nghĩa quân Yên Thế phải chống lại 7.000 lính Pháp cùng vũkhí hiện đại: đại bác, súng cối, tàu chiến với đủ các binh chủng lê dương, lính thủy đánh bộ, công binh, kỵ binh, đủ các sắc lính người Việt từ khố

đỏ, khố xanh, lính cơ, lính bảo an do các tên tướng sừng sỏ Pháp là Briè de line, Gôđanh, Voarong (Voyron) chỉ huy Chúng phải thừa nhận: " Đây

là bãi chiến trường và là nơi đã xảy ra những sự kiện quân sự quan trọng nhất trong xứ thuộc địa của chúng ta ở Viễn Đông"1

Bọn sĩ quan Pháp đã từng tham gia đàn áp phong trào khởi nghĩa Yên Thế cũng phải khâm phục về cách tổ chức lực lượng nghĩa quân của

Đề Nắm hết sức linh hoạt cơ động: "Những toán quân này gồm khoảng 400 tay súng chiếm đóng trong một vùng dưới quyền chỉ huy của Đề Nắm, chỉ trừ một lực lượng nòng cốt thường trực khoảng 60 người, còn lại là những dân đinh trong vùng hễ có lệnh là tập hợp ngay" 2

Các căn cứ nghĩa quân trong vùng Yên Thế do Đề Nắm thống lĩnh đã diễn ra những trận chiến đấu hết sức kiên cường, dũng cảm, bền bỉchống lại những trận tấn công quy mô lớn vào Cao Thượng, Hữu Nhuế, Hữu Thượng trong Thu - Đông 1890-1891

Nghĩa quân đã gây cho địch những tổn thất nặng nề Kẻ địch cũng phải thừa nhận: "Quân phiến loạn (nghĩa quân) không sợ đại bác, cũng không sợ đạn quân ta bắn như mưa, họ phòng thủ vị trí của họ một cách vô cùng quyết liệt, vị trí của họ xây dựng kiên cố đáng phục" 1 "Những người không đi học trường Cao đẳng quân sự mà biết lợi dụng địa hình, địa vật chất đáng khâm phục" 2

"Quân số của địch (nghĩa quân) không đông quá 100 người, nhưng cuộc kháng cự đã diễn ra rất kịch liệt và người ta không thể hiểu nổi tại sao một nhóm người trong một địa bàn nhỏ hẹp lại có thể đương đầu với đại bác đặt cách không đầy 300 mét và trong một thời gian khá lâu như vậy" 3 "Đề Nắm đã tổ chức lại vùng Yên Thế và lập ra ở đây những pháo đài thật sự" 4

Tối ngày 11 tháng 4 năm 1892 (rằm tháng 3 năm Nhâm Thìn), Đề Sặt đầu độc Đề Nắm rồi đem 50 đồ đảng và 48 khẩu súng ra hàng giặcPháp Thủ lĩnh Đề Nắm bị giết khiến cuộc khởi nghĩa Yên Thế bị khủng hoảng trong một thời gian Tiếp đó một số tướng lĩnh khác cũng bỏ hàngngũ kháng chiến ra hàng giặc Pháp như: Đề Tuân (13-4-1892), Đề Lâm (16-4-1892), Lãnh Lộc (5-1892), Lãnh Du (5-1892) Tới tháng 8 năm 1892

đã có tới 287 chỉ huy, nghĩa quân đem vũ khí ra đầu hàng giặc Pháp

Trước tình hình khó khăn đó, Đề Thám đã thống nhất lại lực lượng, cắt cử tướng chỉ huy các đồn, các cánh quân Ngày 14 tháng 8 năm

1892, nghĩa quân do Đề Thám chỉ huy chạm trán với quân Pháp ở làng Đồng, xã Cao Thượng, hai bên bắn nhau dữ dội, quân Pháp phải tháo chạy

về Yên Thế Có thêm lực lượng, Đề Thám quyết định hoạt động trở lại

Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 11 năm 1892, quân Pháp huy động một lực lượng 370 tên đến vây làng Bằng Cục, nơi nghĩa quân Đề Thám

1 Frây: Tài liệu đã dẫn.

2 Histoire militaire de l'Indochine.

1, 2 Dẫn theo Trần Văn Giàu - Đinh Xuân Lâm… Lịch sử cận đại Việt Nam, tập II, trang 285-286.

3 Dẫn theo Trần Văn Giàu - Đinh Xuân Lâm… Lịch sử cận đại Việt Nam, tập II, trang 285-286, Nxb Xây dựng Hà Nội, 1901.

4 Histoire militaire de l'Indonchine…

1 Tháng 6-1892, Bá Phức để mất đồn Mỏ Trạng, đưa lực lượng lên Tam Đảo.

2 Địa chí Tân Yên - Tài liệu đã dẫn, trang 130-131.

Trang 7

Để lấy danh nghĩa và khôi phục lại uy thế, sáng ngày 19 tháng 12 năm 1892 (tháng 11 năm Nhâm Thìn), Đề Thám đã tập hợp một lựclượng 400 quân tại đình làng Đông, xã Quỳnh Đông (sau đổi là Bích Động, nay thuộc xã Bích Sơn, huyện Việt Yên) tổ chức lễ Tế cờ chính thức

Đêm mồng 7 rạng ngày 8 tháng 2 năm 1893, Đề Thám đã bắt Đề Sặt, trị tội tên phản bội - kẻ đã hãm hại thủ lĩnh Đề Nắm

Ngay sau khi diệt Đề Sặt, Đề Thám nắm quyền Tổng chỉ huy phong trào khởi nghĩa Yên Thế, ông đã cho trùng tu lại Đình làng Hả, nơi ĐềNắm tế cờ khởi nghĩa chiều 16 tháng 3 năm 1884 Ông cho xây dựng hai cột đồng trụ với đôi câu đối:

"Miếu vũ trùng tân, hương hỏa huy hoàng Giang Bắc địa

Anh hùng tất tập, anh linh hách diệc Nhã Nam thiên".

Tạm dịch:

Đình miếu sửa sang, đất Bắc Giang lừng thơm hương lửa

Anh hùng tụ họp, trời Nhã Nam lồng lộng anh linh".

Nhân dân làng Hả cũng tạc tượng Đề đốc Lương Văn Nắm thủ lĩnh đầu tiên khởi xướng cuộc khởi nghĩa Yên Thế thờ bên cạnh thànhhoàng Đình Hả mở hội hàng năm vào ngày 16 tháng 3, để tưởng nhớ thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế

1 Lịch sử Hà Bắc, trang 194.

Trang 8

Giáp Văn Phúc

tỉnh Bắc Giang Nhà nghèo, Phúc phải đi ở, làm thuê khắp nơi, năm 18 tuổi khi tới làng Thị, xã Thế Lộc thì gặp Đề Dương (tức Đề Thám) ÔngThám khuyên Phúc theo ông đánh phỉ Tàu Giáp Văn Phúc khi đó đang gặp khó khăn nên tình nguyện đi theo Đề Dương, đó là vào năm 1873

Tháng 2 năm 1875, Giáp Văn Phúc và nghĩa quân bị quân triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đánh tan Lúc này Giáp Văn Phúc vẫntheo Đề Dương, ông đã cùng với Nguyễn Văn Hòa, Bá Phúc chỉ huy đánh phỉ Ngô Côn, Hoàng Sùng Anh, Lý Dương Tài, Lý A Phệ từ TrungQuốc tràn sang cướp phá các phủ huyện tỉnh Bắc Ninh (gồm cả Bắc Giang ngày nay) Chỉ huy đánh phỉ, Giáp Văn Phúc đã lập công xuất sắc trongnhiều trận đánh Khi Ngô Côn bị quân triều đình bắn chết ở tỉnh lỵ Bắc Ninh, tàn quân tràn lên cướp phá huyện Yên Thế (gồm cả Tân Yên ngàynay)

Ngày 12 tháng 3 năm 1884, quân Pháp do tướng Bơrie đơlin chỉ huy trên đường đánh chiếm Thái Nguyên, chiều 15 tháng 3 năm 1884,chúng chiếm được thành Tỉnh Đạo rồi đánh Thái Nguyên

Lương Văn Nắm ở làng Hả nay thuộc huyện Tân Yên lúc này đang phát động khởi nghĩa người Yên Thế Sau khi gia nhập khởi nghĩa YênThế do Đề Nắm lãnh đạo, trong đội quân do Đề Dương chỉ huy có Giáp Văn Phúc

Trong các trận đánh, Giáp Văn Phúc vì gan dạ, dũng cảm được giao nhiệm vụ cầm cờ nên gọi là Cai Cờ Trong các trận đánh Pháp ở CổĐèo, Luộc Hạ, Làng Sặt cũng như các trận Hồ Chuối ngày 2 tháng 10 năm 1890; trận Cao Thượng ngày 6 tháng 11 năm 1890, trận Đồn Hom ngày

29 tháng 11 năm 1890, hai cánh quân do Bey lie và Ta ne chỉ huy gặp nhau ở Mọc và sáp nhập làm một dưới sự chỉ huy của tướng Gôđanh có trậnquân Pháp đã huy động tới 2.000 quân và bắn nhiều đạn pháo vào căn cứ của nghĩa quân nhưng đến thất bại, trong các trận này Giáp Văn Phúc đều

đi đầu phất cờ

Trong trận Đồn Hom quân Pháp thua to phải tháo chạy Nghĩa quân đuổi đến làng Lèo thì quay về, riêng Cai Cờ đuổi Pháp đến tận gần NhãNam Khi kiểm quân không thấy Cai Cờ, mọi người tưởng Cai Cờ đã chết Đề Thám cho người đi tìm xác không thấy, khi Cai Cờ về ai cũngmừng Ông Đề Thám gọi Cai Cờ lên đánh cho ba roi và lại thưởng cho ba đồng bạc trắng Ông tuyên bố: "Trận này Quan Hoàng thưởng phạtnghiêm minh" Đánh ba roi vì không có lệnh mà một mình đuổi giặc đến tận Nhã Nam Nếu địch quay lại bắn chết thì ai mang xương về cho cai.Thưởng là vì có thành tích, gan dạ, đánh giặc đến cùng"

1 Năm 1873, Đề Dương (tức Đề Thám) tham gia khởi nghĩa do Đại Trận thủ lĩnh (Giáp Văn Trận 1870-1875) quê ở làng Lý, tổng Ngọc Cục, nay thuộc xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang chống triều đình Tự Đức.

Trang 9

Khi nghĩa quân đóng ở Hố Chuối, thì ngày 22 tháng 12 năm 1890, giặc Pháp do thiếu tá Tan đem theo 286 lính do 5 sĩ quan chỉ huy quânPháp tấn công Hố Chuối lần thứ ba Trong suốt một ngày giặc Pháp bắn 1.886 phát súng trường, 83 viên đạn đại bác, đến 5 giờ chiều biết không

Trận này khi giặc Pháp bắn đại bác vào đồn, có một quả chưa nổ Bằng hành động dũng cảm, Cai Cờ nhảy lên ôm quả đại bác ném ra ngoàithì quả đại bác nổ, đất đai, bụi khói bay mù mịt Ông Thám đến hỏi: "Tại sao Cai liều thế, nhỡ đang ôm nó nổ thì sao?" Cai Cờ trả lời: "Nếu nó nổchỉ chết mình tôi, còn hơn để chết nhiều người" Ông Thám khen: "Gan dạ"

Ngày 29 tháng 1 năm 1909, quân Pháp điều động 15.000 quân chính quy và quân các tỉnh vào trận đánh đồn Phồn Xương Song tên công

sứ Bắc Giang và Đại lý Nhã Nam tranh công đầu, huy động ba đơn vị khố xanh đánh trước Nghĩa quân phản công giết chết 20 tên, quân Pháp phải

bỏ chạy Kế hoạch đánh Phồn Xương của quân Pháp bị bại lộ, không thực hiện được

Để tránh thiệt hại trước cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp, vì quân số ở Phồn Xương đã ít, Đề Thám lại cho nhiều người về quê ăntết, nên ông ra lệnh rút quân để đánh du kích, có trận Nghĩa quân bị quân Pháp phục kích, truy kích, tướng quân mỗi người một nơi Cai Cờ bị lạcđơn vị, phải giấu súng giả làm người đi bẫy chim đi hết khu rừng này đến khu rừng khác để tìm ông Thám và anh em mà không thấy Đi langthang, đói khát, đầu năm 1910, Cai Cờ không lê nổi bước chân phải về làng Lăng Cao, đến nói với Chánh Tổng Thám xin ra đầu thú Pháp bắt tù ởnhà lao Thái Nguyên Ông đến nơi đã thấy Đốc Định (Ngô Xá) ông Thìn (Quất Du) bị Pháp bắt tù ở đó

Khi Cai Cờ Giáp Văn Phúc lang thang đi tìm đơn vị thì bà Giáp Thị Hai là vợ Cai Cờ có chửa, nóng lòng đi tìm chồng Trong túi khôngmột đồng tiền, đi đến đâu xin ăn đến đó Một hôm bà đến làng Ve Húc, huyện Tiên Du hỏi thăm vào nhà Quản Hối, một nhà giàu trong làng, trướcđây là bạn thân với Cai Cờ Quản Hối lật mặt, giam bà vào chuồng trâu để hôm sau nộp huyện Bà tìm được cái liềm, đào bức tường đất trốn thoát.Tới Thị Cầu bà không dám qua đò, sợ bị bắt, mà tìm chỗ nước nông lội qua Lên tới bờ thì trở dạ đẻ non ở một bụi cây Đứa con trai chỉ oe oe đượcvài tiếng thì oằn người lên rồi chết Không còn sức chôn con, bà đành dúi đứa con xấu số vào bụi cây, rồi khi đi, khi bò, cũng về tới làng Bà gặpđược cô hàng xóm tốt bụng đưa cho bà cái liềm và nắm cơm bảo phải đi ngay vì Quản Hối ở Tiên Du lên đang bàn với Chánh Thìn bắt bà

Lòng căm thù tên Quản Hối lừa thầy, phản bạn bà cầm chiếc liềm đi tắt sang nhà Chánh Thìn nghe ngóng Đúng lúc đó Quản Hối đi ra saunhà, bà quát: "Quản Hối" Tên này giật mình quay lại bụi, bà bổ luôn cái liềm vào mặt hắn Hắn kêu rú lên rồi ngã gục xuống đất giãy giụa Bà Haivội trốn khỏi làng Giáp Thị Hai nghe tin một số nghĩa quân Yên Thế bị giặc Pháp bắt giam ở nhà lao Thái Nguyên, chị lần hồi lên đó với hy vọnggặp được chồng Bà tá túc ở chợ Thái làm thuê, gánh mướn kiến ăn Quả nhiên ít ngày sau bà gặp được chồng phải đi lao công khổ sai Vợ chồnggặp nhau mừng rỡ từ đó bà gồng thuê, gánh mướn, mua đồng quà tấm bánh, thuốc lào cho chồng Năm 1917 Cai Cờ đi lao động trên bờ sông Cầu,thình lình thấy đứa bé lập lờ trôi trên mặt nước liền nhảy xuống vớt Thì ra đó là con của công sứ Bo Thái Nguyên ra bờ sông chơi xảy chân saxuống nước Để đền ơn, công sứ Thái Nguyên làm tờ giấy bẩn lên trên, nên Giáp Văn Phúc được tha về Ông về được bốn hôm thì nổ ra cuộc khởinghĩa Thái Nguyên, lính ở đồn Nhà Nam lại bắt giam ông Bốn tháng sau khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại hoàn toàn, Giáp Văn Phúc mớiđược tha

(Theo tài liệu của Hội đồng lịch sử Hà Bắc và Địa chí Tân Yên - ủy ban nhân dân huyện Tân Yên - 1996 Hội đồng lịch sử Hà Bắc, Lịch sử

Hà Bắc, tập I, 1986

1 Theo Phơrây: Thổ phỉ và phiến loạn ở Bắc Kỳ, Paris, 1902, Hội đồng lịch sử Hà Bắc dẫn trong sách "Lịch sử Hà Bắc", tập I, Hà Bắc, 1986.

Trang 10

Đốc Mến

tỉnh Bắc Giang Mến có tầm vóc to lớn, được cha mẹ theo học chữ nho và thường lén cha đi học võ

Thấy cảnh phu phen và đánh đập dã man của giặc đối với dân ta, Thân Văn Mến căm thù giặc Pháp, nên đi theo nghĩa quân Đề Thámchống Pháp từ năm 1886 Năm sau (1887), khi đã quen chiến trận, dạn dày tiếng súng, Đề Thám giao cho Mến chỉ huy một tiểu đội 13 nghĩa quânđánh trận Mỏ Thổ Mặc dù vũ khí được trang bị chỉ có súng trường, súng hỏa mai, súng cò quýt, nên so với súng của quân Pháp thì kém xa nhưngvới tinh thần căm thù giặc, muốn tiêu diệt chúng Mến chiếm núi Mỏ Thổ, đào công sự, đắp ụ tác chiến rồi cho người đem thư về Bắc Giang tháchquân Pháp đem quân lên đánh nhau

Quả nhiên, ngay hôm sau hơn 100 quân Pháp theo tiếng kèn xung trận hùng hổ leo lên núi Mến ra lệnh cho anh em: "Để chúng nó đến thậtgần mới bắn" Khi anh em nhìn rõ mặt bọn lính Pháp, lính khố xanh, Mến hô bắn Sau loạt đạn nổ ròn rã, xác giặc đổ xuống, lăn xuống chân đồi.Bọn bị thương giãy giụa trong vũng máu, kêu như bò rống Song, bọn chỉ huy Pháp ở phía sau lại thúc lính tràn lên Khi bọn giặc tới gần công sự,Mến đứng thẳng lên bóp cò, viên đạn rất căng đã xóc sâu 5 tên giặc Bọn giặc ở phía sau sợ hãi kêu âm ĩ Song bị bọn chỉ huy thúc ép, lính Tây,lính Nam lại tràn lên Mến thấy lính Nam rất đông, liền chụm hai bàn tay làm loa gọi lớn: "Các anh em lính An Nam hãy giãn ra để nghĩa quân bắngiặc Pháp" Nghe tiếng gọi, lính khố xanh giãn ra hai bên, để phơi ra chỉ còn bọn lính Pháp Lập tức súng nghĩa quân nổ ròn rã, quật ngã hơn mộtchục tên giặc Những tên còn lại sợ hãi bỏ chạy bổ nhào xuống chân núi

Bọn giặc ngừng tấn công để thu xác chết, băng bó cho các tên bị thương Mến lệnh cho anh em lấy cơm nắm ra ăn Bọn giặc tưởng nghĩaquân đã hết đạn, liền hò nhau xông lên Mến đứng thẳng người lên nói to: "Để chúng tao ăn cơm xong sẽ đánh nhau", không hiểu sao, nghe vậybọn chỉ huy Pháp cũng lùi xuống chân núi

Mến và anh em vừa ăn cơm xong thì giặc Pháp lại tấn công Lập tức anh em cầm lấy súng trong tư thế chuẩn bị chiến đấu Giặc vừa hùng

hổ xông lên vừa cắp súng vào nách bắn như vãi đạn Nghĩa quân vẫn yên lặng, đợi cho bọn chúng tiến sát chiến hào mới nổ súng Bọn giặc đứa ngãbật về phía sau, có đứa ngã sấp xuống, đổ cả người và súng xuống chiến hào, Nghĩa quân lập tức thu súng đạn, đẩy xác hắn lên mép chiến hào làmbia đỡ đạn Hai bên đánh nhau đến tối thì quân Pháp rút Mến dẫn sáu chiến sĩ chạy theo lối tắt đón đường diệt thêm một số tên nữa

Vừa về tới núi Mỏ Thổ thì Đốc Mến nhận được lệnh của thủ lĩnh Đề Thám cho rút quân về Cao Thượng Từ Cao Thượng, Đốc Mến còn chỉhuy các trận đánh:

- Trận chặn đánh quân Pháp ngày 6 tháng 11 năm 1890, Đốc Mến tham gia vào trận đánh do Đề Nắm chỉ huy 450 nghĩa quân chống ba đạoquân Pháp từ Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bố Hạ tiến đánh với 478 lính, 17 sĩ quan,

8 khẩu sơn pháo, 2 pháo thuyền Muloong (Moulon) và Giắc canh (Jacquin) Đề Thám, Đốc Mến chỉ huy một lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ giữCao Thượng

Trang 11

Trưa 6 tháng 11 năm 1890, chiến sự nổ ra dữ dội Nghĩa quân chiến đấu anh dũng ngoan cường dưới làn đại bác và các đợt tiến công củagiặc Pháp Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân làm cho giặc Pháp phải khâm phục, chính thiếu tá Đờ Bâylie (De Béllin) phải ngạc nhiênthốt lên: "Khó mà đoán được quân số của giặc (chỉ nghĩa quân) trong trận đánh này Chắc hẳn con số không lớn lắm và không quá 100 tên Trái lại,

sự chống cự đặc biệt kiên quyết và người ta không thể nào giải thích được làm thế nào những con người ấy tập trung trong khoảnh đất hẹp như thế,

Tấn công bằng quân sự không tiêu diệt được Đề Thám, Đốc Mến và số nghĩa quân chúng vô cùng cay cú và đã nghĩ ra một kế, mà theochúng không cần quá một trăm quân Pháp thực hiện âm mưu hèn hạ là sẽ ám sát được thủ lĩnh Đề Thám Chúng treo giải: "Ai bắt sống được ĐềThám sẽ thưởng một ngàn bạc trắng" Lúc ấy có nhiều tên bất lương, ham tiền đã làm việc xấu xa đó Một đêm Đốc Mến phát hiện được một tên lạ

ám sát ông Thám để lĩnh thưởng Đốc Mến đề nghị ông Thám xử tử hắn Song Đề Thám bảo tha cho nó Tên này vái lạy Đề Thám và các tướng rồilủi thủi rời khỏi doanh trại Đợi cho hắn đi khỏi, các tướng mới hỏi vì sao chủ tướng lại tha hắn Ông Thám nói:

- Tha cho nó về báo cho Pháp Ta chuẩn bị tác chiến, chỉ trong một, hai ngày nữa là chúng tới

Các tướng tuân lệnh gấp rút chuẩn bị chiến đấu Quả nhiên hai hôm sau quân Pháp bao vây kín đỉnh đồi Cao Thượng nơi ông Thám bảnhành doanh rồi bắn đại bác cấp tập vào Sau hơn 100 phát đại bác, quân Pháp tràn lên Đợi cho chúng đến cách chiến hào khoảng 10 mét, ôngThám mới hô bắn Loạt đạn rất căng đã quật ngã hơn một chục tên giặc Giặc lùi ra xa, bắn đại bác vô hồi kỳ trận vào căn cứ rồi hò nhau tràn lên.Nghĩa quân cũng đợi giặc đến sát mép hào mới nổ súng Có ba tên liều lĩnh bò vào sát bờ công sự Đốc Mến bắn liền ba phát, hạ cả ba tên Trời tốigiặc vội vã rút quân bỏ lại xác những tên bị chết Trận này số giặc chết lên đến 70 tên và thu nhiều súng đạn Ngay sáng hôm sau Đề Thám, ĐốcMến rút quân về đồn Hố Chuối

Đến năm 1897, khi triều đình Huế và Pháp ký hòa ước hoà hoãn lần thứ hai, ông Thám cho Mến về làng, Mến ra làm lý trưởng để bảo vệ

cơ sở, bảo vệ dân

1 Phơ Frây: Thổ phỉ và phiến loạn ở Bắc Kỳ, Paris 1902.

1 Cấp trung đội trong quân đội Pháp.

1 Theo tư liệu của Hội đồng lịch sử tỉnh Hà Bắc và lịch sử Hà Bắc tập I, do Hội đồng lịch sử tỉnh Hà Bắc xuất bản, 1988.

Trang 12

Đốc Chân

dân, xung quanh là rừng rậm

Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân, lúc còn nhỏ có theo học chữ Nho Ông có vóc dáng cao lớn, gan dạ, tính tình cương trực.Chứng kiến cảnh phu phe, đánh đập tàn ác của giặc Pháp với đồng bào ta, ông căm thù giặc Pháp và bọn lý dịch trong xã Một hôm ông cùng haibạn là Hỹ người thôn Ba Làng và Khoa người thôn Đông Bến ra chợ Rào chơi Phiên chợ đang đông vui thì thằng Tây và hai tên lính khố xanhmua gà của một bà già rồi quịt tiền Bà già giằng con gà lại thì bị chúng nó đấm đá túi bụi Vốn sẵn lòng căm thù giặc Pháp, song ông không muốn

để mọi người nhận ra mình liền nháy mắt cho Hỷ và Khoa rồi giật khăn vuông của mấy cô gái, bịt mặt, vơ đòn gánh của mấy người bán hàng.Chân xông tới vung đòn gánh giáng vào gáy tên Tây, làm tên này ngã gục kêu như bò rống Hai tên lính khố xanh thấy vậy, co cẳng toan chạy thì

bị Hỹ và Khoa đuổi theo đánh tới tấp, hai tên này lạy như tế sao Trận đánh làm náo loạn cả chợ, mọi người chạy tán loạn Chân cùng hai bạn giậtkhăn che mặt rồi lẩn vào đám đông ra khỏi chợ

Sau vụ này Pháp cho bọn tay chân đi dò xét Chúng nghi ngờ Chân là người chủ mưu vụ đánh Tây và lính ở giữa chợ Rào Để tránh sự nghingờ của Pháp, Chân phải lánh đến nhà ông Tuần Nhượng ở làng Khê Hạ Ông Nhượng làm xã tuần nhưng lại là trưởng Phường Rào, là người ủng

hộ phong trào đánh Pháp, ông đang điều khiển các thành viên trong phường rèn vũ khí cung cấp cho nghĩa quân Đề Nắm Vũ khí do ông chỉ đạosản xuất có tới hàng nghìn chiếc mã tấu, dao găm Đốc Chân thường xung phong gánh vào căn cứ giao cho ông Thống Bùi - người thường qua lạinhà Chân, rồi về rủ Hỹ và Khoa cùng tham gia vào nghĩa quân

Chân tham gia các trận đánh ở Phúc Yên do ông Cai Biều, Cai Sơn chỉ huy Chân chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tiêu diệt nhiều giặc Trongmột trận đánh vào đồn giặc ở thị trấn Phúc Yên, ông Đề Nắm giao cho Chân chỉ huy 50 quân tập kích vào trại giặc Trận đánh này thắng lợi, dưới

sự chỉ huy của Chân quân ta diệt nhiều lính Pháp và lính tập, thu nhiều súng bắn nhanh Được Đề Thám đánh giá cao phong ông chức Đốc binh

Tin Lê Văn Chân người làng Núi cả gan đánh lính Pháp ở chợ Rào đã theo nghĩa quân Đề Nắm; làng Núi lại hai năm không nộp thuế,không đi phu cho Pháp, nên Giám binh Pháp ở tỉnh muốn bắt Đốc Chân và diệt làng Núi Nhằm uy hiếp dân làng Núi, giám binh Pháp sức giấy vềlàng Núi yêu cầu phải cử người lên tỉnh để quan trên xét hỏi Nếu quá ba ngày, người làng Núi không tới thì quân Pháp sẽ về triệt hạ làng và giếthết dân làng Núi

Dân làng Núi thấy tình hình nguy cấp nên đã tổ chức họp làng, có cả Đốc Chân dự Mở đầu cuộc họp, Đốc Chân nói:

- Tôi theo ông Đề là để đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập cho đất nước Nay giặc đòi hỏi như vậy, tôi sẽ trực tiếp lên tỉnh đấu lý vớigiặc, thề sống chết với chúng

Đốc Chân chưa dứt lời thì ông Phạm Văn Hai là một lão nông đã 60 tuổi, nói:

- Ông Chân không đi được, chúng thấy ông là giết ông ngay…

Trang 13

Đốc Chân trả lời:

- Vậy không ai đi cả Giặc tới đây tôi chỉ huy dân làng đánh chúng đến cùng

Nhiều người thấy cách đó không ổn Ông Hai đứng lên quả quyết:

- Không được, việc này để tôi lo Mưu kế ở cả trong bụng tôi, không thể nói ra được

Tuy ông Hai nói như vậy, nhưng sau đó Đốc Chân cùng với Hỹ, Khoa vẫn khẩn trương cùng nghĩa quân và dân làng củng cố hào lũy, đặtchông, bẫy ở các ngả đường nơi quân Pháp có thể đột nhập vào làng Bà con nấu và làm sẵn cơm nắm, mổ lợn làm thức ăn dự trữ khi cuộc chiếnđấu xảy ra

Mờ sáng hôm sau ông Hai đội khăn xếp, mặc áo the chào bà con lên tỉnh Đốc Chân và bà con tiễn ông một đoạn đường dài, đến khi ônggiục hai ba lần, bà con mới quay về Đốc Chân dúi vào tay ông một đồng Đông Dương để ông ăn đường Ông Phạm Văn Hai đường hoàng vào trạilính Pháp, nói rõ với tên lính gác là mình đến gặp quan Giám binh theo giấy gọi Vừa bước vào phòng, tên giám binh đã nạt nộ:

- Có phải mày ở làng Núi, xã Quế Nham lên bẩm quan không?

- Tôi là bô lão, dân làng cử lên

Tên quan ba giám binh vẫn lên giọng:

- Làng Núi là làng đi ăn cướp…

Phạm Văn Hai ung dung đáp:

- Làng Núi tôi không đi ăn cướp, mà là đánh cướp…

Tên quan ba giám binh giận dữ, mặt tím bầm vì hắn biết lão già nói cướp là chỉ quân Pháp Hắn đập bàn hỏi dồn:

- Đốc Chân ở đâu, bọn phiến loạn ở đâu, vũ khí giấu ở đâu?

Ông Hai trả lời:

- Tôi không biết, các ông có súng đạn đi mà tìm!

Lập tức tên quan ba giám binh xông tới đấm, đạp ông túi bụi Máu mồn, máu mũi ông đổ ra Bọn lính cũng xúm lại quật ông nằm đất và thinhau đánh Chúng đánh cho đến khi ông chết ngất mới khiêng ông ném vào nhà giam, xích hai tay, đóng gông hai chân Hôm đó chúng bỏ đói ông

Sáng hôm sau chúng dẫn ông ra nơi hành hình Tên giám binh chỉ cái mâm đồng đỏ rực đặt trên bếp lửa rồi quật cái can trong tay vào lưngông quát:

- Đốc Chân ở đâu, làng Núi có bao nhiêu tên cướp, chúng có bao nhiêu súng, ẩn náu ở đâu?

Phạm Văn Hai biết đã lọt vào tay chúng chỉ có chết, ông nghĩ đằng nào cũng chết, nhưng phải chết một cách oai hùng, liền quắc mắt lênnhìn tên quan ba giám binh:

- Tao không biết…

Tên giám binh đe:

- Vậy tao ném mày ngồi trên cái mâm đồng kia…

Ông Hai biết bọn tàn bạo này nói thật chứ chẳng phải nói chơi Ông bảo chúng mở khóa tay Chúng tưởng ông run sợ sẽ khai hết nhữngđiều bí mật của Đốc Chân, và nghĩa quân nên sai lính mở khóa tay cho ông Nhưng ông sửa lại khăn áo cho ngay ngắn, bước thẳng tới chiếc mânđồng đỏ rực, nói:

Trang 14

thông thuộc từng đỉnh đồi, khe suối, vả lại ông được nhân dân trong xã quý mến, sẽ ủng hộ ông, nên ông tin là đội quân sẽ đông gấp năm, mười lần

và sẽ giành được thắng lợi

Phán đoán của Đốc Chân là đúng, vừa thấy ông dẫn quân về, dân làng đã hào hứng đón tiếp, đem theo mai cuốc xẻng để đào hào, đắp lũyphòng thủ Trai gái trong làng hăng hái gia nhập lực lượng, vào rừng luyện tập quân sự Những người có tay nghề, rèn mộc thì gấp rút nổi lửa, rèndao kiếm, chông sắt

Quân Pháp dò xét biết Đề Nắm đã phái một đội nghĩa quân về đóng ở Quế Nham là vị trí trọng yếu ở Yên Thế (nay Quế Nham thuộc TânYên) liền đem quân tấn công Chúng chia quân làm ba cánh, cánh thứ nhất từ thị trấn Phủ Lạng Thương tới Quảng Pháp chiếm ngọn Reo, là mộtquả đồi cao án ngữ trước cửa thôn Ba Làng, là một điểm cao thoáng đặt sơn pháo ở đó; cánh thứ hai cũng từ thị trấn Phủ Lạng Thương vượt sôngThương đến đóng ở Phương Đậu chặn phía đông Quế Nham

Nhận được tin của tổ trinh sát từ xa, Đốc Chân cho dân chúng trong làng chạy vào rừng Ông chia tiểu đội làm bốn tổ, mỗi tổ có ba chiến sĩnghĩa quân cũ do các bạn ông là Hỹ, Khoa, Nhiên chỉ huy, chia nhau phục kích ở ba ngả đường để chặn quân Pháp

Mờ sáng hôm sau, đích thân Đốc Chân chỉ huy 10 nghĩa quân cả cũ lẫn mới, cắt rừng tập kích vào trận địa sơn pháo của giặc Pháp ở ngọnReo Bị tập kích bất ngờ, sau phút hoang mang, quân giặc lấy lại tinh thần, bắn trả như đổ đạn Thấy nghĩa quân có ít, bọn giặc đuổi theo toan bắtsống Đốc Chân và nghĩa quân Khi anh em lọt được qua lũy, nghĩa quân phục ở trong lũy xả đạn vào lũ giặc, quật ngã gần một chục tên hung hăng

đi đầu Số còn lại hốt hoảng chạy dạt ra xa Lập tức anh em xông ra tước súng đạn

Khi bọn giặc về đến ngọn Reo, bọn giặc bắn pháo cấp tập vào trong làng Nghĩa quân núp dưới hào nên vẫn an toàn Đại bác vừa ngừngbắn, quân Pháp tràn vào giáp chân lũy tre làng Nghĩa quân bình tĩnh điểm xạ, mỗi phát súng hạ một tên giặc Giặc bị chết nằm la liệt ngoài chiếnlũy vẫn không đột nhập được vào làng, đến sẩm tối phải rút về ngọn Reo

Song, không để bọn chúng kịp hoàn hồn thì Đốc Chân lại dẫn quân đến tập kích, một số tên giặc chết ngay bên bếp lửa Bọn giặc còn lạibắn loạn xạ vào rừng

Hôm sau quân giặc lại bắn đại bác cấp tập vào làng rồi cho bộ binh tràn lên; song nghĩa quân có lợi thế lũy cao, hào sâu, mặc dù súng đạn

ít, vẫn phát huy hiệu quả

Không tấn công được quân của Đốc Chân, chúng huy động thêm quân bao vây chặt Ba Làng, kéo thêm hai khẩu sơn pháo, bắn như vãi đạnvào làng Làng xóm bốc cháy, nhiều đoạn lũy đã bị san bằng

Đốc Chân quyết định đợi đến đêm rút quân khỏi làng Trước khi rút quân ông cho đốt nhiều đống cỏ, rác mục và vùi đạn vào đó để nghibinh Trong khi bọn giặc bao vây nằm áp mặt xuống đất, tránh đạn từ trong lũy bắn ra, thì Đốc Chân mở lối đi ở lũy hướng đông là nơi giặc Pháp

sơ hở vượt vòng vây rút về làng Núi thực hiện vườn không nhà trống Sáng hôm sau quân Pháp xông vào làng nhưng trong làng không một bóngngười

(Viết theo tư liệu của Hội đồng Lịch sử Hà Bắc)

Trang 15

Giai đoạn thứ hai

Hoàng Hoa Thám

Trị nên bị bắt và bị giết Vợ chồng ông Thân là con cụ Nhàn (Bố, mẹ Hoàng Hoa Thám), cùng với em trai là Thản cũng bị vây bắt, nhưng chạythoát, trốn lên Sơn Tây đổi sang họ Đoàn Năm 1846, ông Thân sinh một con trai đặt tên là Nghĩa (Hoàng Hoa Thám) Bọn tổng lý phát giác ôngThân là con trai tội phạm Trương Văn Nhàn, nên chúng đến bắt Bà Thân chống cự bị chúng giết chết, ông Thân không muốn mình bị tội lăng trì(tùng xẻo cho đến chết) liền tự tử Khi đó Nghĩa được người chú tên là Thản bế đi chơi nên thoát chết Thản đưa cháu trốn lên huyện Yên Thế, tỉnhBắc Ninh, ngụ cư ở làng Trũng, tổng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, nay là xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Ông Thản phải đổi họ từ

họ Đoàn sang họ Hoàng, cải tên mình là Quát (Hoàng Quát), tên của cháu Nghĩa là Thám (Hoàng Hoa Thám) Vì đến ngụ cư chỉ có hai bàn taytrắng, ông Quát cũng phải đi làm thuê kiếm ăn, cho cháu đi ở chăn trâu, lớn thì làm tá điền cho nhà Lý Tích, sau lại làm con nuôi Bá Phức

Từ nhỏ ông đã có chí hướng ghi nhớ mối hận thù vua quan nhà Nguyễn giết ông nội và bố mẹ mình, nay lại ký Hiệp ước nhục nhã bánđứng lục tỉnh Nam Kỳ cho Pháp, đầu hàng Pháp một cách nhục nhã, nên ông đã giấu cha nuôi đi học võ, kết bạn với những tay giang hồ trong giớilục lâm Nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã viết về thời niên thiếu của Hoàng Hoa Thám trong bài "Chân tướng quân" như sau: "… Tính nết Người hếtsức đặc biệt Người khỏe mạnh, béo tốt, sức mạnh như hổ Khi chơi đùa đánh nhau với lũ trẻ chăn trâu thì một mình có thể đánh nổi vài chục đứa

Hễ gây chuyện đánh nhau là bọn trẻ phải thua, không dám chống cự lại, vì chúng rất sợ Anh em trẻ trâu cần gì, Người cũng ứng cho Người rấtcan đảm, tài trí"1

Hoàng Hoa Thám sớm có tinh thần yêu nước nên không ngừng luyện tập võ nghệ, chỉ mong có cơ hội trả mối hận thù triều đình Huế gây racho đất nước, cho gia đình ông và giặc Pháp cướp nước Năm ông 20 tuổi, ông đã gia nhập đội quân chiến đấu dưới hiệu lệnh của Trần QuangLoan, lãnh binh tỉnh Bắc Ninh Năm 1870 khi Giáp Văn Trận còn gọi là Đại Trận, quê ở làng Lý, tổng Ngọc Cục, huyện Yên Thế, nay là xã Ngọc

Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cùng con trai là Giáp Văn Cương (Đề Cương) khởi nghĩa chống triều đình Huế Cuộc khởi nghĩa này mangtên là khởi nghĩa Đại Trận Nghĩa quân Đại Trận hoạt động trên địa bàn rộng lớn đánh chiếm Mỏ Thổ, phân Phủ Lạng Giang đánh xuống tận tỉnhthành Bắc Ninh, Bằng Giốc đánh lên Tam Đảo Mãi đến tháng 2 năm ất Hợi (1875) lợi dụng lúc nghĩa quân thỏa mãn, vui chơi ở thôn An Viên, xãĐông Lỗ, Hiệp Hòa, Tôn Thất Thuyết tập trung binh lực tấn công Đại Trận cùng quân sĩ chiến đấu gần trọn một ngày, biết không chống nổi, liềnrút gươm tự tử

1 Phan Bội Châu: Chân tướng quân.

Trang 16

Cuộc khởi nghĩa thất bại, Hoàng Hoa Thám phải trốn tránh một thời gian rồi cùng cha nuôi là Bá Phức tới Lạng Sơn tham gia cuộc khởinghĩa do Hoàng Đình Kinh lãnh đạo Hoàng Hoa Thám đã được rèn luyện về tài cầm quân xông pha nơi trận mạc trong 5 năm tham gia cuộc khởinghĩa Đại Trận, từng lập công lớn trong các trận đánh thành Bắc Ninh, Tam Đảo, nên khi tham gia cuộc khởi nghĩa Cai Kinh đã lập nhiều chiếncông, được Cai Kinh phong là Đốc binh Tháng 12 năm 1885, Đề Thám cùng Bá Phức rời cuộc khởi nghĩa Cai Kinh gia nhập cuộc khởi nghĩa YênThế do Đề Nắm lãnh đạo Ông chiến đấu gan dạ, mưu lược được thể hiện ngay trong trận ngày 5 tháng 12 năm 1885 do Đại tá Đuygien chỉ huy đạoquan binh Tỉnh Đạo chỉ huy đem theo 300 bộ binh, 1 tiểu đội pháo binh, một đơn vị kỵ binh tấn công vào Lèo Nam, Lèo Bắc (Phồn Xương, YênThế) Dưới sự chỉ huy của Đề Nắm, Đề Thám, nghĩa quân đã kìm chân địch suốt hơn một tuần lễ Tại Tiên La, Na Lương, quân Pháp đã vấp phảisức chiến đấu ngoan cường và kiên quyết của nghĩa quân Đề Thám còn tham gia một số trận đánh và đều lập công, được Đề Nắm phong tới Đềđốc Nhưng do thành phần xuất thân ông không được xếp ngang hàng với các tướng khác Con ông là Cả Trọng cũng tham gia kháng chiến và trởthành một tướng giỏi, thường đảm nhiệm việc huấn luyện quân đội Từ khi Hoàng Hoa Thám và Bá Phức rời khỏi cuộc khởi nghĩa Cai Kinh trở vềtham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế thì từ đó giữa hai cuộc khởi nghĩa có sự hỗ trợ lẫn nhau và vai trò của Đề Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thếngày càng nổi lên.

Đề Thám đã cùng với Đề Nắm rút kinh nghiệm xây dựng đồn Na Lương để xây dựng hệ thống phòng thủ mới ở Hố Chuối Đồn này nằmgiữa một vùng đầm lầy thụt có cỏ cây rậm rạp bao phủ, từ đường vào đồn rất khó khăn Giặc Pháp đánh hơi được vậy mà sĩ quan và lính đồn TỉnhĐạo lùng sục suốt 2 năm 1886, 1887 vẫn không phát hiện được

Sau một số hoạt động quân sự nhỏ, hiệu quả chiến đấu không cao, ngày 22 tháng 8 năm 1888 các thủ lĩnh nghĩa quân họp ở đình Dĩnh Thép

đã cử ra một bộ chỉ huy quân sự mới do Bá Phức làm Chánh tướng, Đề Nắm làm Phó tướng, Đề Thám phụ trách quân sự Bộ chỉ huy mới đã lãnhđạo cuộc chiến đấu một cách toàn diện, đi vào nền nếp Tiêu biểu là trận đánh thắng ở làng Dương Sặt ngày 18 tháng 9 năm 1888, bọn giặc đã bị

250 nghĩa quân đánh trả quyết liệt, sau một ngày chiến đấu tiêu hao sinh lực địch, nghĩa quân rút khỏi căn cứ Giặc Pháp tràn vào làng thiêu hủylàng Sặt và làng Thế Lộc Cũng trong ngày 18 tháng 9 còn diễn ra trận đánh ác liệt giữa Đội Văn bỏ hàng ngũ giặc Pháp trên đường lên Yên Thếvới quân Pháp do trung úy Mayơ chỉ huy diễn ra ở chùa làng Lai, xã Nghĩa Trung

Nhằm tiêu diệt nghĩa quân Yên Thế, tháng 10 năm 1889 quân Pháp dùng một lực lượng lớn gồm 384 tên dưới sự chỉ huy của tên tiểu đoàntrưởng Đuymông (Dumond) đã càn quét vùng Yên Thế trong suốt 15 ngày từ ngày 1 tháng 10 " Với nhiệm vụ phải chiếm lấy thành Tỉnh Đạo, sanphẳng đồn nhỏ và những làng có đắp lũy trong vùng Yên Thế, sau đó xuống vùng hạ Yên Thế đánh tan bọn cướp đóng ở giữa sông Thương vàđường Phủ Mọc, Cầu Tràng"1

Đề Thám lập căn cứ trên núi Yên Ngựa gần làng Cao Thượng Năm 1890, Quân Pháp dò xét biết ở núi có quân của Đề Thám liền đemquân đến đánh, chúng bắn đạn pháo cấp tập vào núi rồi cho quân xung phong tràn lên; Đề Thám đã chỉ huy nghĩa quân đánh bại mọi đợt xungphong của chúng Thấy không đánh nổi Đề Thám, quân Pháp từ Bố Hạ sang cứu viện, biết giặc Pháp sẽ sang cứu viện Đề Thám thực hiện nghibinh, chỉ để một lực lượng nhỏ cầm cự trên núi Yên Ngựa, rút lực lượng lớn đi đánh quân tiếp viện Trong trận đánh này, quân Pháp bị thiệt hạinặng nề ở Luộc Hạ

Sau chiến thắng, Đề Thám rút quân khỏi trận địa, quân Pháp vào Cao Thượng chỉ còn trận địa không Chúng cay cú đốt làng Cao Thượngcùng đình, chùa Ngôi chùa một trăm gian bị thiêu hủy, dân đổ ra chữa được đình Nay trong đình còn rất nhiều vết đạn găm

Trong các cứ điểm của nghĩa quân ở Yên Thế phải kể đến đồn Hố Chuối do Đề Thám xây dựng từ năm 1886 và ông cũng là người chỉ huyđồn này

Hố Chuối là một hệ thống đồn lũy nằm trong một thung lũng rậm rạp thuộc tổng Hữu Thượng, được các ngọn đồi chung quanh che chở,đồn chính hình chữ nhật, có bốn pháo đài, có một lớp chông tre bảo vệ xung quanh rộng 40 mét với nhiều hầm chông, hố sập Suối Gồ là con hào

1 Tập thể Bộ Tham mưu, Lịch sử quân sự Đông Dương, chiến dịch 1889-1990.

Trang 17

lớn cũng cắm đầy chông Cách đồn chính 100 mét là pháo đài bắc và pháo đài nam Pháo đài bắc chu vi 300 mét, pháo đài nam chứa được 50người"1.

Tháng 12 năm 1889, tên đại tá Phơrây (Frey) chỉ huy một đạo quân lớn lùng sục cứ điểm Hố Chuối ở khu rừng tổng Cao Thượng bị ĐềThám đánh cho đại bại ngay từ khi chưa tới Hố Chuối phải tháo chạy Phơrây đã phải cay đắng thú nhận: "Do số lượng những công trình phòngngự và những trở ngại chồng chất làm cho nó trở thành một công sự vô cùng hùng mạnh, cái đồn (Hố Chuối) này quả thật xứng đáng với cái tên là

"đồn thần chết" như người dân địa phương đặt cho nó"2

Thực dân Pháp cho rằng Cao Thượng và Luộc Hạ là những căn cứ xuất phát quân của nghĩa quân Yên Thế, nên đề ra mục tiêu tiêu diệt.Ngày 4 tháng 11 năm 1890, thiếu tướng Gôđanh lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2, chỉ huy các đạo quân Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bố Hạ với 478 lính, 20 sĩquan, 8 sơn pháo, 2 pháo thuyền (Muloong và Giáccanh), bệnh viện dã chiến, đoàn tiếp lương dự trữ

Ngày 6 tháng 11 năm 1890, đạo quân Bắc Ninh, Thái Nguyên tập kết ở Phủ Mọc, đạo quân Bố Hạ được lệnh tiến về Luộc Hạ Tại căn cứLuộc Hạ có 20 thủ lĩnh, 450 nghĩa quân do Đề Nắm chỉ huy đã bố trí xong trận địa, đang đợi địch Đề Thám chỉ huy một lực lượng nhỏ quân tinhnhuệ giữ Cao Thượng

Chiến sự ở Cao Thượng nổ ra trước, từ trưa ngày 6 tháng 11, ngay từ đầu đã rất dữ dội Nghĩa quân giữ vững trận địa, anh dũng chiến đấudưới trận "mưa đạn đại bác" và các trận tấn công liên tiếp, dữ dội của quân Pháp Tên thiếu tá Đờ Bâyliê phải kinh ngạc thốt lên: " Khó mà đoánđược quân số của giặc (tức nghĩa quân) trong trận đánh này Chắc hẳn con số không lớn lắm và không quá 100 tên Trái lại, sự chống cự thật kiênquyết và người ta không thể nào giải thích được làm thế nào những người ấy tập trung trong khoảnh đất hẹp như thế lại bị 4 khẩu sơn pháo đặt cách

Trận địa Luộc Hạ diễn ra sau Cao Thượng, ngay từ đầu Đề Nắm đã tung quân ra bao vây nhiều tầng, nhiều lớp đạo quân do thiếu tá Têtachỉ huy Nghĩa quân rượt đuổi quân Pháp hết quả đồi này đến quả đồi khác trong 3 ngày liền Mãi tới ngày 9 tháng 11 nhờ có 2 toán quân của ĐờBâyliê và Tane đến cứu viện chúng mới thoát khỏi thế trận bao vây

Thấy không đạt được mục đích của chiến dịch, Gôđanh cho hơn 100 quân, cùng 1 sơn pháo đi đánh chiếm lại đồn Tỉnh Đạo Từ ngày 11tháng 11 năm 1890, quân Pháp tung quân càn quét Dĩnh Thép, Cầu Khoai, Nèo Nam, Yên Lễ, Dương Sặt, Ngô Xá Song chúng không gây đượctổn thất cho nghĩa quân Đầu tháng 12 năm 1890, Gôđanh phải kết thúc chiến dịch

Sau trận Cao Thượng, Luộc Hạ (từ ngày 6 đến 9-11-1890), đại úy Plétxiê đem 145 lính và sĩ quan, 1 sơn pháo đi dò tìm căn cứ Hố Chuối.Chúng đã phát hiện ra căn cứ Hố Chuối cách Nhã Nam 1 giờ đi bộ

Ngày 11 tháng 11 năm 1890, thiếu tá Tane chỉ huy 5 sĩ quan, 286 lính, 1 sơn pháo tiến vào Hố Chuối Nghĩa quân chặn đánh quân Pháp dữ

40 phút, bị tiêu diệt 10 tên, phải chạy về Nhã Nam Ngày 12 tháng 12 năm 1890, Đề Thám gửi thư ra Tỉnh Đạo cảnh cáo và lên án sự xâm lược củathực dân Pháp2

Sau hai lần bị đánh bật khỏi Hố Chuối, thiếu tướng Gôđanh đành phải rời Bắc Ninh lên Nhã Nam để điều khiển trận đánh, đồng thời điều

1 Địa chí Hà Bắc, trang 344-345.

2 Phơrây: sách đã dẫn.

1 Phơrây: sách đã dẫn.

1 , 2 Phơrây: sách đã dẫn.

Trang 18

Ngày 22 tháng 12 năm 1890, quân Pháp tổ chức tấn công vào đồn Hố Chuối lần thứ ba Trong suốt một ngày trời, quân Pháp bắn tới 8.855viên đạn súng trường, 83 viên đạn đại bác, để rồi để lại 33 xác chết Đến 5 giờ chiều, quân Pháp phải rút chạy Vanhken Mayơ chỉ huy trận đánh đã

phải tường trình với Gôđanh: "Từ 1 giờ đến 4 giờ phải chiến đấu kiên trì trên khắp các phòng tuyến Bọn phiến loạn (tức nghĩa quân) bất chấp những quả pháo và những loạt đạn của súng bộ binh, bảo vệ một cách quyết liệt pháo đài Bắc, đồng thời còn tấn công chúng ta ở phía chính diện,

ở hai bên sườn và hậu quân Ba lần cánh quân trái xung phong vào pháo đài Bắc, ba lần đều bị thất bại, mặc dù sĩ quan và binh lính của chúng ta

đã tỏ ra hăng hái và dũng cảm Xung quanh chúng tôi súng cũng nổ một cách dữ dội và đến 4 giờ chiều tôi thấy cần thận trọng rút lui về Nhã Nam, nếu không có thể bị đánh bại Chúng tôi bị bao vây khắp mọi phía và sau một đêm ở lại vị trí như thế, chúng tôi chỉ thoát ra với những tổn thất vô cùng to lớn" 1

Sau 3 trận tấn công vào đồn Hố Chuối thất bại, bọn sĩ quan chỉ huy Pháp cho rằng không nên nghĩ đến việc đánh Hố Chuối, vì muốn đánhthắng phải có 3.000 binh lính ít lâu sau tướng Gôđanh về Hà Nội nhận chức Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã điều thêmquân với mong muốn chỉ cần chiếm được Hố Chuối và đánh bật nghĩa quân ra nơi khác

Ngày 2 tháng 1 năm 1891, tức là chỉ 10 ngày sau trận tấn công vào Hố Chuối lần thứ ba thất bại, tướng Gôđanh sai đại tá Phơrây, lữ đoàntrưởng lữ đoàn 2 đến Nhã Nam với lực lượng 1.161 lính, 11 sĩ quan, 5 sơn pháo, 2 cối 55mm, 2 chiến thuyền để tấn công Hố Chuối Sau một thờigian do thám, vẽ bản đồ, điều tra kỹ lưỡng, ngày 3 tháng 2 năm 1891, quân Pháp tấn công Song Đề Thám, Đề Nắm đã tổ chức phản công mãnh

liệt, kéo dài trận đánh tới một tuần Sang tuần thứ hai, chiến sự trở nên đặc biệt dữ dội Các đơn vị, nghĩa quân mang các danh hiệu Vô địch, Tất Thắng, Tinh nhuệ kiên quyết chống giữ, đánh bật các đợt xung phong của quân Pháp Lực lượng đóng ở pháo đài bất chấp những đợt pháo kéo dài

nhiều giờ cũng ở lại vị trí chiến đấu Nghĩa quân còn dùng cả súng thần công, pháo cướp được của giặc để bắn vào chúng

Sau khi tiêu diệt được 50 tên địch, nghĩa quân rút khỏi đồn Hố Chuối Theo thú nhận của quân Pháp sau khi chiến dịch kết thúc ngoài 5 sĩ

Rút khỏi căn cứ Hố Chuối, các thủ lĩnh nghĩa quân tiến về phía sông Sỏi, chi lưu của sông Thương lập phòng tuyến mới Phòng tuyến cóbẩy đồn, khi thì gọi theo số thứ tự, khi gọi tên theo vị chỉ huy Các đồn đều có lũy bằng đất bao bọc, được trổ nhiều lỗ châu mai

Với cương vị phụ trách chiến đấu, Đề Thám phái các toán quân đi hoạt động xây dựng các căn cứ mới ở Thông Bài, Bỉ Nội, Ngòi Vo, BíchĐộng (Việt Yên), Làng Sặt, Phù Khê (Từ Sơn), Phú Khê (Quế Nham, Tân Yên), Quan Độ (Yên Phong), Văn Điềm, Vân Cốc, Mai Khê, Ngô Xá.Tại các căn cứ mới xây dựng trên đều diễn ra các trận đánh nhau với quân Pháp Tiêu biểu là các trận Đề Nắm giao chiến với quân Pháp ở Phú Khê

và Khê Hạ diệt 10 tên Pháp trong đó có 1 giám binh, 1 sĩ quan

Để bình định được các vùng miền có căn cứ kháng chiến Thực dân Pháp lập rất nhiều đồn bốt với lực lượng 7.500 lính cơ để bao vây cáccăn cứ của nghĩa quân

Cuối tháng 10 năm 1891, bọn cầm quyền Pháp sai tên thiếu tá Voarông chỉ huy Lữ đoàn 1, đem 2.800 lính, 31 sĩ quan chỉ huy, 12 sơn pháo80mm, 2 sơn pháo 95mm, 4 cối 15mm tấn công hệ thống phòng ngự sông Sỏi và chặn các đường bộ, đường thủy vào Yên Thế

Ngày 11 tháng 3 năm 1892, quân Pháp do thiếu tá Voarông chỉ huy Lữ đoàn 1 (Bắc Ninh) chia làm 5 mũi tiến công vào căn cứ Yên Thế.Ngày 25 tháng 3 năm 1892, cánh quân của thiếu tá Hăngri gồm 280 quân, 2 sơn pháo, bị Đề Thám chỉ huy nghĩa quân đánh cho đại bại ởđồn Hom (đồn số 5) Ngay từ phút đầu nghĩa quân đã bắn chết 1 đại úy, 3 trung úy, 50 lính

3 Phơrây: Sách đã dẫn.

1 Sách đã dẫn.

1 Lịch sử Hà Bắc.

Trang 19

- Ngày 27 tháng 3 năm 1892, một cánh quân Pháp đông tới 500 tên tấn công vào đồn Khám Nghè do Đề Trung chỉ huy Chúng bắn pháodồn dập vào đồn trước khi tấn công Đề Trung chỉ huy nghĩa quân tiêu diệt 1 tên, chúng phải cầu cứu thêm 4 trung đội yểm trợ Sáng ngày 28 tháng

3 giặc bắn tới 200 quả pháo vào Khám Nghè Lợi dụng đêm tối, nghĩa quân rút lui an toàn

Ngày 30 tháng 3 quân Pháp chiếm được đồn Bá Phức, ngày 31 tháng 3 căn cứ Yên Thế thất thủ Cũng ngày 31 tháng 3 quân Pháp chia làmnhiều mũi truy kích nghĩa quân Ngày 2 tháng 4 năm 1892, quân Pháp chiếm được một đoàn xe ngựa của nghĩa quân thu được thóc gạo, ấn tín,giấy tờ, kiếm lệnh Ngày 4 tháng 4 nổ ra cuộc chiến đấu giữa nghĩa quân và quân Pháp ở Đèo Inh, với quân của Bétboa (Betteboy) và các trận ởSơn Quả, Hòa Mục, Bỉ Nội, Bố Hạ

Trong khi quân Pháp càn quét ở Yên Thế Hạ (nay là huyện Tân Yên) thì Đề Thám, Đề Nắm trở lại củng cố Đồn Hom, đồn Khám Nghè.Quân Pháp tấn công dữ dội, nhưng lực lượng nghĩa quân chưa bị sứt mẻ nhiều Nhưng đáng tiếc là trước sự khốc liệt, ác liệt, sống chết cận kề,không đấu tranh nổi bản thân một số tướng lĩnh đã hoang mang ra đầu hàng giặc Tối ngày 11 tháng 4 năm 1892 (rằm tháng 3 năm Nhâm Thìn),

Đề Sặt đã đầu độc Đề Nắm mang 50 đồ đảng, 48 súng ra hàng quân Pháp Tiếp đó Đề Tuân đầu ra thú ngày 13 tháng 4 năm 1892, Đề Kiều ra đầuthú ngày 16 tháng 4 năm 1892, Đề Sặt ra đầu thú ngày 30 tháng 4 năm 1892 Đề Tiên cùng đường ra đầu thú nhưng chỉ nộp vũ khí hỏng, giặc Pháptìm thấy vũ khí tốt đã xử tử ông vào ngày 28 tháng 4 năm 1892

Trong những thời điểm khó khăn đó, Bá Phức đem lực lượng lên vùng Tam Đảo, Đề Thám tạm lánh ở Bằng Cục Tháng 11 năm 1892,Thống Luận, Thống Ngò cùng Bá Phức trở lại Yên Thế, Đề Thám quyết định hoạt động trở lại Từ tháng 2 năm 1893, Đề Thám bắt đầu trực tiếpnắm quyền lãnh đạo tối cao ở căn cứ Yên Thế

Đêm mồng 7 rạng ngày mồng 8 tháng 2 năm 1893, Đề Thám đích thân trừng trị Đề Sặt cùng 40 đồ đảng đã ra đầu thú Pháp

Để lấy danh nghĩa và khôi phục lại uy thế sáng 19 tháng 12 năm 1892 (tháng 11 Nhâm Thìn), Đề Thám tập hợp một lực lượng gồm 400quân tại đình làng Đông, xã Quỳnh Đông, sau đổi là Bích Động (nay thuộc Bích Sơn, Việt Yên) tổ chức lễ Tế Cờ chính thức nhận chức chỉ huycuộc khởi nghĩa Yên Thế Một bộ chỉ huy quân sự được thành lập gồm Đề Thám, Đặng Thị Nho, Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnhm Điển Ân và BaBiều

Sau khi được tập hợp, tổ chức lại, nghĩa quân hoạt động mạnh ở khu vực Nhã Nam, bí mật củng cố căn cứ Yên Thế

Tháng 7 năm 1893, nhiều làng chiến đấu đã được dựng lên với cái cớ dân phải rào làng, đắp lũy, đào hào để chống cướp Đề Thám vừacủng cố căn cứ Phồn Xương, Khám Nghè, Hom và đưa quân đi tập kích, các đồn bộ binh địch

ông và là một tướng lĩnh mưu trí xuất sắc Hai em trai bà là Đặng Văn Can, Đặng Văn Cán cũng là những viên tướng tài

Tháng 10 năm 1893, Lê Hoan mang một lực lượng 200 lính khố xanh, 690 lính cơ phối hợp với quân của các đồn binh Na Lương, MỏTrạng, Bố Hạ, Nhã Nam, Thái Nguyên càn quét Yên Thế suốt 2 tháng liền

Tháng 1 năm 1894, thực dân Pháp buộc phải thương lượng đình chiến với Đề Thám Công sứ Bắc Ninh phái tổng đốc Lê Hoan đến thươnglượng Đề Thám ra điều kiện quân Pháp phải nhổ hết đồn bốt quanh Yên Thế, Nhã Nam và ông hẹn ngày 7 tháng 2 năm 1894 ông sẽ đến gặp công

sứ Đề Thám lợi dụng thời gian thỏa thuận đình chiến kéo dài 3 tháng (tháng 1 đến tháng 4-1894) để bổ sung lực lượng, tu sửa đồn trại, tích trữlương thực Công sứ Bắc Ninh phải chấp nhận những điều kiện do Đề Thám đề ra Bá Phức lo sợ, ngày 15 tháng 2 năm 1894 vội vã đem 76 thủ hạ,

54 súng ra hàng Lê Hoan, nhận chức bang tá

Đề Thám không nao núng, vẫn điềm nhiên đến dự họp ở Luộc Hạ Mọi âm mưu đầu độc ông ở đây bị thất bại Cuối tháng 4 năm 1894 cuộcthương lượng tan vỡ

Tháng 5 năm 1894, công sứ Bắc Ninh Muydơliơ (Muselier) quyết định chấm dứt thương lượng với Đề Thám, chuẩn bị tấn công căn cứ Yên

Thế Muydơliơ cho Tổng đốc Lê Hoan sai Bá Phức vốn là bố nuôi Đề Thám với danh nghĩa đến "thuyết khách" để đặt mìn giết Đề Thám Ông

1 Nhiều sách viết là Đặng Thị Nhu.

Trang 20

tương kế, tựu kế giả chết để đánh lừa quân Pháp Quân Pháp tin Đề Thám đã chết, đem quân đến đánh, Đề Thám phản công, quân Pháp bị thất bạinặng nề.

Ngày 18 tháng 5 năm 1894, đích thân công sứ Muydơliơ trực tiếp chỉ huy 500 lính cơ đánh vào Hố Chuối nghĩa quân đợi giặc đến gần mới

nổ súng Quân Pháp bị chết 40 tên, bị thương gần 100 tên Tên giám binh Pháp bị giết tại chỗ, tên công sứ Muydơliơ và tên tham biện bị thương.Thiếu tá Valăngxơ (Valance) phải đem 150 quân đến tăng viện, nhưng nghĩa quân đã rút lui an toàn

Đề phòng quân Pháp tấn công trả thù, để bảo toàn lực lượng, Đề Thám chủ động rút quân vào rừng để tiếp tục chiến đấu lâu dài

Bang Kinh hoạt động ở vùng núi Voi, từ lâu đã bí mật ủng hộ nghĩa quân Yên Thế, đánh phá nhiều lần vào các công trường đường sắt PhủLạng Thương - Lạng Sơn Ông còn khuyến khích công nhân bãi công, bỏ về hàng loạt Bang Kinh cũng đã bắt cóc nhiều viên chức cao cấp trongngành đường sắt như: ngày 1 tháng 7 năm 1892, bắt cóc tên thầu khoán Vêdanh (Vézin) ngay tại công trường lấy tiền chuộc mua vũ khí; ngày 13tháng 10 năm 1892, Bang Kinh lại bắt cóc tên cai mỏ Pich xinelle (Piccinelli) ở gần Than Muội; ngày 28 tháng 7 năm 1893, bắt cóc tên Rôtty(Rotty), nhân viên hãng Đanien (Daniel) trên công trường đường sắt Lạng Sơn gần sông Hóa

Khi bọn thực dân Pháp phát hiện ra mối quan hệ giữa Bang Kinh và Đề Thám, thì vào đầu tháng 9, Bang Kinh công khai đem 50 tay súnggiỏi của mình gia nhập nghĩa quân Đề Thám Ngày 17 tháng 9 năm 1894, Bang Kinh chỉ huy một toán nghĩa quân phối hợp với công nhân đườngsắt bắt cóc tên Setnây (Chesnay) chủ bút Tờ báo "Tương Lai Bắc Kỳ" (Avenir du Tonkin) kiêm thầu khoán công trường đường sắt và tên Lôgiông(Logion) nhân viên trên đoạn đường Suối Ghềnh - Bắc Lệ Cùng ngày ông còn chỉ huy nghĩa quân tập kích một đoàn xe lửa của Pháp

Trước sự tấn công của nghĩa quân đã gây nhiều thiệt hại cho chúng, thực dân Pháp buộc phải bỏ tiền ra chuộc và nhờ cố đạo VasLescô(Vaslesco) người Tây Ban Nha ở nhà thờ Bắc Ninh làm trung gian đình chiến Chúng hứa để Đề Thám quản lý bốn tổng Mục Sơn, Nhã Nam, Yên

Lễ, Hữu Thượng gồm 22 xã, 2.600 nhân khẩu và được thu thuế trong 3 năm Bốn tổng trên rất quan trọng và đều nằm ở các vị trí hành quân củaquân Pháp, gần đường xe lửa Đây là một thắng lợi rất lớn của nghĩa quân và là một sự nhượng bộ bất đắc dĩ của quân Pháp Lợi dụng thời gianhòa hoãn, Hoàng Hoa Thám lo củng cố các căn cứ quân sự

Ngày 10 tháng 10 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương lại sai đại tá Galiêli (Galliéni) mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Yên Thế và quyếtđịnh chuyển giao vùng Thượng Yên Thế từ chính quyền dân sự sang quân sự để tiêu diệt nghĩa quân Đề Thám

Ngày 29 tháng 11 năm 1895, lợi dụng Đề Thám vắng mặt, Pháp điều quân đánh Yên Thế do chính viên đại tá Galiêli chỉ huy đánh các đồnPhồn Xương, đồn Hom, Bãi Mét, Lân Dú Để tránh tổn thất, nghĩa quân rút khỏi Yên Thế sau đó hoạt động quanh vùng Yên Thế

Đến ngày 24 tháng 12 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Tiểu quân khu Yên Thế trực thuộc đạo quan binh I đểtiêu diệt căn cứ Yên Thế

Ngày 9 tháng 4 năm 1896, Đề Thám rút quân về vùng núi Tam Đảo lập căn cứ mới Từ căn cứ này nghĩa quân tỏa đi, hoạt động ở BắcNinh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Bắc Giang Ông còn sử dụng cả đám quân của Lương Tam Kỳ (người Trung Hoa) hoạt động ở Chợ Mới, Chợ Chuchống Pháp

Ngày 4 tháng 8 năm 1896, Đề Thám đích thân chỉ huy quân tấn công huyện lỵ Phổ Yên rồi rút lui Đêm mồng 7 rạng ngày 8 tháng 9 năm

1896, nghĩa quân Đề Thám từ Thái Nguyên kéo về tấn công tiểu quân khu Yên Thế, tiến sâu vào nội địa quân khu hơn 1km rồi rút lui

Đêm 15 tháng 9 năm 1896, Lãnh Túc, con nuôi Đề Thám từ Thái Nguyên tấn công đồn điền của tên Gôbe (Gobert), giết lính canh đại diệncủa Gôbe rồi đưa quân về đóng ở huyện Kim Anh, Đa Phúc (tỉnh Bắc Ninh cũ nay là huyện Sóc Sơn, Hà Nội)

Trong suốt thời gian từ tháng 11 năm 1895 đến tháng 7 năm 1897, quân Pháp mở nhiều đợt tấn công vào Yên Thế, nhưng chúng không tiêudiệt được nghĩa quân mà còn bị thiệt hại, nghĩa quân vẫn làm chủ Yên Thế

Pôn Đume (Paul Dume) sang làm Toàn quyền Đông Dương, sai trung tá Pêrô (Péroz) lên bình định Yên Thế Pêrô thành lập đạo quân biệt

kích "không đi giày dép, mang đồ sắt, lưỡi lê bọc trong bao, nịt vào người, mặc quần áo màu đất " len lỏi trong rừng đánh nghĩa quân Cố đạo

Vasxili (Vassily) cũng được sử dụng do thám nghĩa quân Đám quân này lùng sục vùng núi Đót, làng Sặt, Phồn Xương, Đồn Hom, bến Chằm…

Trang 21

Song cả hai đạo quân trên đi đến đâu cũng bị nhân dân phát hiện báo cho nghĩa quân đón đánh nên chỉ một thời gian sau, quân Pháp phảigiải tán hai đạo quân trên Quân Pháp lại xua 150 lính khố xanh đi càn quét Yên Thế cũng không được.

Cuối cùng, từ tháng 12 năm 1897 thực dân Pháp phải chủ động đề nghị đình chiến lần thứ hai Nghĩa quân tranh thủ thời gian bổ sung, củng

cố lực lượng, liên hệ với thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa khác

Những hoạt động quân sự tích cực của Đề Thám khiến cho nhà cầm quyền Pháp lo ngại Từ cuối năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu chiếmđất của nông dân trong vùng lập đồn điền Sự có mặt của Đề Thám ở Yên Thế khiến chúng lo sợ Các tên thực dân kiêm chủ đồn điền như Gila(Gilat), Tataranh (Tatarin), Sétnay (Chesnay), Boasađam (Boisadame), Bônnafông (Bolnafond)… đòi Toàn quyền Đông Dương phải triệt phá các

căn cứ của Đề Thám Các tên công sứ Bắc Giang, Thái Bình đều viết thư cho Toàn quyền, nhận xét về Hoàng Hoa Thám: " Vẫn giữ nguyên vòng hào quang hùng cường và không có gì cho phép giả định là ông ta đã từ bỏ ước mơ dùng bạo lực để đuổi chúng ta ra khỏi xứ Bắc Kỳ".

Ngày 17 tháng 4 năm 1901, Hòa ước được ký kết tại đình làng Nẻo

Tuy bị ràng buộc về hòa ước, nhưng Đề Thám và các tướng lĩnh vẫn không ngừng bổ sung lực lượng, làm tốt công tác huấn luyện ĐềThám cũng rất quan tâm đến việc binh vận lính khố xanh, khố đỏ Ông cũng xây dựng vững chắc các căn cứ Phồn Xương, Nhã Nam, Hom, HữuThượng… Hoàng Hoa Thám còn tổ chức được một đường dây mua và vận chuyển súng đạn chủ yếu là súng trường, súng liên thanh mua từ HoaNam, Trung Quốc về

Đề Thám cũng mở rộng mối quan hệ với các nho sĩ, các nhà Văn Thân, các thủ lĩnh phong trào yêu nước khác Phồn Xương là nơi đón tiếpcác nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Đình Tân, Phạm Văn Ngôn các nhà yêu nước có khuynh hướng dân chủ tư sản Các nhàcách mạng trên cùng những người đi mua vũ khí còn đưa về Phồn Xương các sách báo tiến bộ như Việt Nam Quan báo, Đại Nam Đông Văn nhậtbáo, Lục quân binh thư, cách mạng tiên phong, Tân Đinh độc bản, v.v…

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều cơ sở của nghĩa quân được xây dựng ở Từ Sơn, Thuận Thành (Bắc Ninh) Văn Lâm (Hưng Yên), SơnTây Một hành lang cơ sở vững chắc kéo dài từ Yên Thế sang Hiệp Hòa, vượt sông Cầu tới hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên Các căn cứ ở tỉnh như:Nam Định, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa Các nhà nho ở Trung Kỳ cũng xây trại "Tú Nghệ" gần đồn Phồn Xương Với âm mưu hạ thấp

uy danh của thủ lĩnh Đề Thám, năm 1903 thực dân Pháp mở hội chợ ở Hà Nội, Pháp cố mời ông về dự để xếp ông ngang hàng với các tướng lãnh

đã ra hàng Pháp như Thống Luận, Đốc Hỹ, Lãnh Túc, Lương Tam Kỳ, song ông kiên quyết từ chối

Năm 1906, Phan Bội Châu đến căn cứ Phồn Xương lần thứ hai, Đề Thám đã đón tiếp người sáng lập Duy Tân hội và phong trào Đông Durất long trọng Hai nhà cách mạng đã thỏa thuận những điều sau đây:

- Đề Thám gia nhập Duy Tân hội

- Duy Tân hội giúp về ngoại viện cho Yên Thế

- Nếu Phồn Xương bị tấn công, Trung Kỳ sẽ nổi lên

- Những nghĩa sĩ Trung Kỳ bị Pháp truy nã tới ẩn náu ở Phồn Xương

Sau cuộc hội đàm với nhà cách mạng Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám đã có tầm nhìn toàn cục là phải phát động cả nước đồng thời nổi

lên chống Pháp Ông chủ trương "Trước hết nên chiếm Hà Nội, thủ phủ xứ Bắc Kỳ và sau khi làm chủ được thành phố này thì nghĩa quân dễ dàng chiếm được các thành phố khác và dân chúng mau chóng quy phục mình".

Để đánh chiếm được Hà Nội cần phải có lực lượng tại chỗ, vì vậy ông đã quyết định thành lập Đảng Nghĩa Hưng tại Hà Nội Đối tượngtuyên truyền phát triển đảng viên là hạ sĩ quan, binh lính ở trong thành Hà Nội, công chức làm việc cho các công sở Pháp, nông dân, các tầng lớpnho sĩ, tầng lớp thị dân ở Hà Nội Để thực hiện nhiệm vụ trên, Đề Thám đã phái Đội Hổ, Chánh Tính là hai thủ lĩnh đã từng là đội khố đỏ và quenhết các hạ sĩ quan ở hai cơ pháo binh, pháo thủ số 40, cơ bộ binh thuộc địa số 9 đóng ở trong thành Hà Nội liên lạc với ông Đồ Đảm, quê ở PhúXuyên, Hà Đông, thường xuyên có mặt ở Hà Nội, đã từng lên Yên Thế gặp Đề Thám để bàn việc thành lập Đảng Nghĩa Hưng ở Hà Nội

Trang 22

Đề Thám cũng đã phái những người tin cẩn đi vận động binh lính ở Phả Lại, Cẩm Giàng (Hải Dương) Hải Phòng, Sơn Tây, Bắc Ninh, NamĐịnh, liên lạc với các tướng lĩnh, nghĩa quân hết hạn tù bị quản thúc ở nhà và đặc biệt là vận động binh lính có tư tưởng yêu nước sẵn sàng hưởngứng khi Hà Nội nổi dậy Từ đó Đề Thám và Bộ Tham mưu khởi nghĩa Yên Thế vạch ra kế hoạch:

- Nổi dậy ở Hà Nội, Hải Phòng và các điểm quan trọng ở Phả Lại, Đáp Cầu, Bắc Ninh, Nam Định

- Xây dựng cơ sở ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Đông, Bắc Ninh để làm điểm tựa khi đánh chiếm Hà Nội

- Phát động cuộc khởi nghĩa đồng loạt ở Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, kết hợp với phong trào Nghệ An, HòaBình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn Tây, Phú Thọ, Bắc Giang

Để thực hiện được nhiệm vụ lớn lao trên, Đề Thám đã cử những người tin cẩn về các địa phương trên tuyên truyền, tổ chức lực lượng ĐềThám cũng giao nhiệm vụ cho các vị chỉ huy, nghĩa quân có uy tín đang ở căn cứ ở địa phương nào trở về địa phương đó làm nhiệm vụ tuyêntruyền, xây dựng lực lượng

Việc này tuy tiến hành bí mật song cũng không qua được mắt bọn mật thám, đầu năm 1908, thực dân Pháp đã nhìn ra một sự thật là: " rất nhiều người ở hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên đã sang Yên Thế bỗng trở về làng bán ruộng lấy tiền mua súng đạn và quân trang"1 Súng đạn từ biêngiới từ các cơ sở của Lưu Kỳ, Lương Tam Kỳ, thậm chí cả chủ đồn điền người Pháp đã được đưa về Yên Thế

Đề Thám cũng đã phái Điển Ân, Hai Cán (Đặng Văn Cán) trong Bộ Tham mưu về Hà Nội cùng Đội Hổ, Chánh Tính chuẩn bị cho cuộc nổidậy Tuy nhiên cuộc nổi dậy dự định vào ngày 15 tháng 11 năm 1907 phải hoãn lại vì phương án tác chiến chưa hoàn tất, lực lượng nổi dậy ở cáctỉnh khác chưa sẵn sàng

Để bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa "trong ứng, ngoài hợp", Đề Thám tiếp tục phái người về các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa xây dựng cơ sở.

Nhiều tờ Hịch kêu gọi nhân dân nổi dậy đánh Pháp xuất hiện ở Hà Nội, Hà Đông, Thanh Hóa Cuộc nổi dậy dự định nổ ra vào đầu tháng 5 năm

1908 đã được chuẩn bị chu đáo, Đề Thám sẽ về Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) chỉ đạo Khởi nghĩa ở Hải Phòng, Phả Lại nổ ra vào ngày 16 tháng

Qua thời gian chuẩn bị khẩn trương, cuộc khởi nghĩa quyết định nổ ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1908 Kế hoạch tấn công có hai bộ phận:bồi bếp, binh lính trong thành đầu độc lính Pháp và từ trong đánh ra Lực lượng nghĩa quân Yên Thế có trên 200 quân thiện chiến, trang bị tốt doĐiển Ân, Hai Cán, Chánh Tính, Đội Hổ chỉ huy theo hai hướng từ Sơn Tây về phục ở Ô Cầu Giấy, từ Bắc Ninh về phục ở vùng Hồ Tây

Song cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội bị bại lộ trước 2 tiếng đồng hồ Thuốc độc chế bằng cà độc dược quá nhẹ, chỉ làm say trên 200 sĩ quanPháp không giết được một tên nào Giặc Pháp đóng bốn cửa thành, chỉ trong vài tiếng đồng hồ đã bắt hết các hạ sĩ quan, binh lính, bồi bếp tham gia

vụ "Hà Thành đầu độc" Sau đó chúng mở nhiều cuộc càn quét vào lực lượng khởi nghĩa ở Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì và những nơi chúng nghi

nghĩa quân Yên Thế mai phục Cuộc khởi nghĩa thất bại

Trong khi đó tại Phả Lại cuộc nổi dậy của binh lính người Việt nổ ra vào ngày 8 tháng 7 năm 1907 phối hợp với nghĩa quân Yên Thế bị đàn

áp dữ dội Tại Hải Phòng chúng cấm trại lính Âu Phi Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Cẩm Giàng (Hải Dương) chôn mìn phá hủy tàu, phá hủyđường ray Ngày 19 tháng 7 năm 1908 hàng trăm nghĩa quân bố trí quanh trại giam chờ lệnh phá nhà lao giải thoát các thủ lĩnh, nghĩa quân bị giam

ở đó Giặc Pháp ở các tỉnh cũng mở nhiều cuộc vây ráp đánh vào các vùng chính nghi là căn cứ của Nghĩa quân như: Văn Lâm, Mỹ Hào, (HưngYên), Văn Giang, Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du (Bắc Ninh), Vĩnh Yên, Phúc Yên

1 Báo cáo của Chánh vệ Periô gửi giám binh Vanhxiliôni.

2 Theo Lịch sử Hà Bắc, Hội đồng lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986.

1 Lịch sử Hà Bắc, Sđd.

Trang 23

Đề Thám cũng phán đoán giặc Pháp sẽ tấn công Phồn Xương để trả thù, nên một mặt ông cho củng cố vững chắc các đồn lũy ở Yên Thế,một mặt cử Cả Tuyển, cả Huỳnh, Hai Nôm, Lãnh Thuận, Ba Biều về Vĩnh Yên, Phúc Yên, xây dựng căn cứ ở Kim Anh, Đa Phúc, Tam Đảo vàPhú Bình, Phổ Yên ở Thái Nguyên.

Trong các trận đánh ở Tam Đảo (Tam Dương) và ở các làng Lập Trí, Xuân Lai, Hiền Lương, Ninh Bạch, Bình Dã (Kim Anh), Thúy Yên,Thái Lai (Yên Lãng), nghĩa quân đều gây thiệt hại nặng nề cho quân Pháp

Cuối tháng 1 năm 1909, Toàn quyền Đông Dương ra lệnh tấn công quy mô lớn vào các căn cứ của Đề Thám, giao cho tên đại tá Báttay(Bataille) chỉ huy Quân Pháp huy động tới 15.000 tên sĩ quan, binh lính bao gồm 4 đại đội bộ binh, 4 đại đội lính khố đỏ, 1 đại đội công binh, 1khẩu đội súng cối, 1 khẩu đội sơn pháo 75 và 80 ly, 1 trung đội kỵ binh…

Ngày 28 tháng 1 năm 1909, đích thân tên đại tá Bát tay chỉ huy tập trung quân lính chuẩn bị sẵn sàng bất ngờ tấn công Phồn Xương Nhưngsáng ngày 29 tháng 1 năm 1909, tên cong sứ Bắc Ninh và tên Đại tá Lý Nhã Nam muốn lập công đã chỉ huy ba toán quân lính khố xanh, dân binhđánh vào Phồn Xương Chúng bị nghĩa quân chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt trên 20 tên, tên đại lý Nhã Nam phải kéo quân tháo chạy Sự kiện đó đãbáo cho Đề Thám cảnh giác, phòng bị

Ngày 30 tháng 1 năm 1908 giặc Pháp tấn công Phồn Xương và các đồn của nghĩa quân vì hỏa lực, xung lực của quân Pháp mạnh hơn nghĩaquân gấp hàng chục lần, lại có pháo binh, công binh hỗ trợ, nên để bảo toàn lực lượng nghĩa quân rút khỏi Phồn Xương

Với ý đồ tiêu diệt nghĩa quân ngoài căn cứ, đại tá Bát tay tung nhiều toán quân đuổi theo Mãi tới ngày 10 tháng 2 năm 1909, chúng pháthiện nghĩa quân ở Đồng Đảng, Sơn Quả, Đồn Đèn liền bao vây rồi tấn công Nghĩa quân phản kích quyết liệt buộc quân Pháp phải chốt lại ở CanhNậu, Cúc Sao, Đồng Vừng, Đồng Kỳ, Cầu Rẽ, Dĩnh Thép, Hà Châu, Đức Thắng, Bích Động, Mỏ Trạng, Phồn Xương

Ngày 25 tháng 2 năm 1909 quân Pháp có pháo binh yểm trợ tấn công vào Thạch Lâm, quân của Hai Nôm sau một trận chiến đấu quyết liệtphải rút về Hà Đạt Quân Pháp truy kích, tấn công Hà Đạt, Hai Nôm phải rút quân về Thanh Nhàn

Để hỗ trợ cho căn cứ chính ở Phồn Xương, các chỉ huy nghĩa quân đóng ở Vĩnh Yên, Phú Yên mở nhiều đợt tấn công vào các đồn binhPháp, tiêu biểu là Hai Nôm tấn công quân Pháp ở Thạch Lỗi, Thanh Trì Cả Dinh, Ba Biều, Cả Tuyển tấn công quân Pháp đóng dã ngoại ở núiHàm Lợn, Thanh Thủy Ngày 14 tháng 3 năm 1909, Cả Huỳnh, Cả Tuyển, Lãnh Thuận, Hai Nôm rút quân về cố thủ ở núi Hàm Lợn ở phía bắc đèoThanh Lâm cách đền Sóc Sơn khoảng 3km Quân Pháp bao vây, tấn công núi Chư Khẩu, Lãnh Thuận hy sinh, Cả Huỳnh bị trọng thương, CảTuyển đang ốm, đau mắt nặng vẫn phải chỉ huy đánh trả địch, sau bị Bá Ước làm phản, Cả Tuyển bị giặc Pháp bắt, sau đó đưa về chém ở Bần YênNhân

Cuối tháng 3 năm 1909, quân Pháp bao vây thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám ở rừng Phe Ngày 25 tháng 3 năm 1909, Đề Thám quyết định phávây để rút lên Tam Đảo, Cả Trọng hy sinh, con Cả Huỳnh bị thương nặng, Cai Tề bị giặc bắt

Ngày 4 tháng 6 năm 1909, toàn bộ các toán nghĩa quân Yên Thế đóng ở Vĩnh Yên, Phúc Yên tập trung về Vệ Linh để đón thủ lĩnh ĐềThám Ngày 14 tháng 6 năm 1909, Đề Thám vượt sông Cầu, qua Thủ Lâm tới Vệ Linh để cùng 50 thủ lĩnh và nghĩa quân còn lại rút về căn cứ NúiSáng ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên

Ngày 5 tháng 6 năm 1909, nghĩa quân bắt sống tên Voa danh và đem theo Giặc Pháp sai tên thiếu tá Sốplê chỉ huy 2 đại đội bộ binh, 2 đạiđội lính khố đỏ cùng nhiều phân đội, trung đội khác đuổi theo Chúng bao vây làng Lầy, nhưng đến ngày 13 tháng 7 năm 1909, nghĩa quân đã rútlui an toàn

Trong 3 tuần, quân của Sốplê (Choplet) đuổi theo nghĩa quân Đề Thám, chúng đã bị đánh trả kịch liệt, điển hình như các trận Lập Chi ngày

19 tháng 7, trận Xuân Lai ngày 22 tháng 7, trận Hiền Lương ngày 25 tháng 7 Nghĩa quân cũng phóng thích tên Voadanh Có trận hai phần ba trongđội súng máy của quân Pháp bị tiêu diệt, có trận cả 3 trung đội Pháp đều bị thiệt hại nặng nề

Giặc Pháp sai Lê Hoan, Tổng đốc Hải Dương khét tiếng tàn bạo đem quân lên Yên Thế tham gia tấn công nghĩa quân

Ngày 30 tháng 7, Ba Biều tấn công quân Pháp ở Bạch Đà gây cho chúng thiệt hại nặng nề Ngày 16 tháng 8 năm 1909, Ba Biều hy sinh ởThượng Yên Thiếu tá Sốplê không hoàn thành nhiệm vụ bị bãi chức, đưa thiếu là Bôniphaxi (Bônifacy) lên thay

Trang 24

Toàn bộ nghĩa quân rút lên núi Sáng Ngày 3 tháng 10, quân Pháp bao vây, tấn công núi Sáng Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt kéo dài từngày 3 đến ngày 5 tháng 10 năm 1909 Quân Pháp bị thiệt hại nặng nề, 56 tên chết, song nghĩa quân cũng bị tổn thất nghiêm trọng.

Nghĩa quân từ Vĩnh Yên vượt qua núi Tam Đảo sang Hùng Sơn (Đại Từ), Cù Vân, Lục Ba, Bờ Đậu, Bờ Dạ chuyển về Thái Nguyên

Từ đầu tháng 11 năm 1909, Đề Thám trở lại Yên Thế, có mặt ở Mỏ Trạng, Dĩnh Thép, Cầu Gồ Giặc Pháp dò xét đuổi theo, tổ chức nhiều

ổ mai phục nhằm bắt Đề Thám nhưng không được Ngày 1 tháng 12 năm 1911, bà Ba Cẩn cùng con gái là Hoàng Thị Thế bị giặc Pháp bắt trongmột trận tập kích bất ngờ Chúng dụ dỗ, mua chuộc bà khai ra nơi ở của Đề Thám không được, dùng cực hình tra tấn bà cũng không kết quả liềnđầy bà và nhiều nghĩa quân khác tới đảo Guyam (Guillame) Nam Mỹ, tàu tới vùng biển Algie (Algé) bà nhảy xuống biển tuẫn tiết

Đề Thám chỉ còn lại vài thủ hạ và một số quân song vẫn quật cường chiến đấu, trong trận Ngàn Lễ ngày 2 tháng 11 năm 1911 tiêu diệthàng chục tên lính Pháp Trận Bằng Cực ngày 22 tháng 3 năm 1912 diệt nhiều tên tay sai như phó đội Liên ở Dĩnh Thép, tay sai đắc lực của tênBusê (Bousset), đại lý Pháp ở Nhã Nam Trong đám tang tên chó săn, Busê là tên thạo tiếng Việt, giỏi chữ Hán làm câu đối viếng, thì nghĩa quâncũng có câu đối viết vào giấy bản xuất hiện ở hai hàng đầu đám ma:

"Ông Sê khóc khéo gan vì mất bạn

Cụ Thám cười thỏa chí diệt trừ gian"

Tên Đồng Cứu, tay sai Pháp ở Lục Giới cũng bị trừng trị

Sau vụ giết Phó đội Liên và Đồng Cứu tháng 3 năm 1912, giặc Pháp tung quân truy lùng gắt gao nghĩa quân, các thủ hạ thân tín lần lượt bị

hy sinh, bên cạnh Đề Thám chỉ còn hai thủ hạ trung thành Cuối tháng 12 năm 1912, nhờ Lương Tam Kỳ làm trung gian, bọn Trần Đắc Kỷ(Tsantácky) nhận tiền của Pháp thực hiện âm mưu giết Đề Thám, chúng tìm cách liên hệ được với Đề Thám ở vùng núi Yên Thế, ngày 10 tháng 2

Nghĩa quân Yên Thế làm câu đối khóc ông:

"Đáo để anh hùng tồn tiền sử

Vô cùng sự nghiệp tại nhân gian".

Nhân dân huyện Yên Thế và vùng nghĩa quân hoạt động không những coi Đề Thám là một vị tướng quân tài trí mà còn tôn ông là một nhàvăn hóa, nhà bảo tồn văn hóa (cả vật thể và phi vật thể) Có rất nhiều đền, chùa, đình, miếu, nhà thờ Thiên chúa, được trùng tu dưới thời Đề Thám(1884-1913) như chùa Phúc Lễ, chùa Láng Hạ Trong thời gian hòa hoãn lần thứ hai (1897-1909) Đề Thám giúp dân Dương Lâm dựng lại ngôiđình mới, đình cũ bị giặc Pháp phá trong dịp tấn công Yên Thế Ông cho nghĩa quân và dân vào rừng Trại Lốt khai thác gỗ cho nghĩa quân vàogiúp dân dựng đình Đề Thám còn trồng cây Dạ Hương trước cửa đình, nay vẫn còn Đình làng Hả, quê hương Đề Nắm cũng được ông trích tiềncông quỹ xây dựng lại trong thời kỳ hòa hoãn lần thứ hai Ông cho xây hai cột đồng trụ với đôi câu đối

Miếu vũ trùng tân, hương hỏa huy hoàng Giang Bắc địa

Hùng anh tất tập, anh linh hách diệc Nhã Nam thiên

Dịch:

Đình miếu sửa sang, đất Bắc Giang lừng thơm hương lửa

Anh hùng tụ họp, trời Nhã Nam lồng lộng anh hùng.

Ông còn khuyến khích mở hội đình, hội chùa, duy trì các hội làng Hội cầu siêu ở chùa Phồn Xương (Yên Thế) ngay cạnh đại bản doanhvào hội cầu siêu mùa thu, Đề Thám đã cử hành lễ Phật Ông mời nhiều cao tăng ở nơi khác về lễ, rước cầu siêu Chính Đề Thám thực hiện lễ phóng

1 Có sách viết ông bị ám hại ngày 18-3-1913 (tức ngày 10 tháng 2 năm Quý Sửu)

2 Về cái chết của Đề Thám còn nhiều nghi vấn có sách viết cái xác Pháp nói là Đề Thám thực ra là Sư ông chùa Lèo.

Trang 25

sinh bằng việc thả xuống sông 100 cây chuối, trên mỗi cây thắp một ngọn nến, tự ông thả chim nhốt trong lồng, thả cá trong chậu Sau lễ cầu siêuông cho mở hội vật, đánh cờ, thi làm cỗ, thi gói bánh, làm bánh chè lam Đề Thám đặt giải và tự tay trao giải cho tập thể và cá nhân thắng cuộc ĐềThám còn đến dự hội đua ngựa bắn cung ở đình Lý Cốt (nay thuộc Tân Yên) Đề Thám khuyến khích, cổ động các làng xã thành lập các phường,hội hát chèo, hát trống quân, quan họ, hát tuồng Các đoàn chèo diễn hay như Trường Sơn được Đề Thám mời vào diễn ở đồn Khám Nghè chonghĩa quân xem.

Tiếng tăm Đề Thám vang dội khắp nước Nghe tin cụ Thám bị hãm hại, cụ Tú Trần Hữu Thường quê ở xã Phú Thuận, quận Hồng Ngự, naythuộc Đồng Tháp là nhà nho yêu nước, làm bài thơ Cảm tác:

Sông non gây dựng kể từ đây

Xăng rối đâu xui sự thế này?

Mối nước chạnh sầu nơi Cửa Bắc

Giếng trời nghĩ nhớ thuở phương Tây!

Lần đầu vàm khớp vùng ai dễ

Rồng đội mây mưa gặp vận bay

Cơ hội chừ thôi chi xiết nói,

Đầy vơi e cũng lý vần xoay!.

Trang 26

Bà Ba Cẩn

nay là xã Vân Hà, huyện Việt Yên Năm 1885, cụ Đồ Trụ cho con nuôi là Cả Luận lên Yên Thế tham gia cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm chỉ huy Vì

có con nuôi tham gia nghĩa quân, nên cụ bị tri huyện Việt Yên, Bắc Giang bắt giam, trước cảnh cha bị bắt giam Đặng Thị Nhu phải bán mẫu ruộnglấy tiền lo lót cho cha mới được tha Để tránh tai họa về sau, cụ Đồ Trụ đem Đặng Thị Nhu cùng hai con trai còn nhỏ là Cả Can, Hai Cán lên khurừng làng Phú Khê, xã Quế Nham, thuộc huyện Yên Thế (nay là Tân Yên) phát rừng khai hoang, lập ấp Rừng Yên Thế khi đó rậm rạp, âm u, banđêm hổ gầm vang động núi rừng Sáng ra mặt trời lên tới đỉnh ngọn tre, sương tan, mọi người mới dám ra nương thì thấy dấu vết của hổ, lợn rừng,hươu nai, cày dũi

Mẹ Đặng Thị Nhu mất sớm, nhưng được người cha tận tình dạy dỗ lại cho theo học bà vợ Ba ông Cai Vàng Nguyễn Văn Thịnh là bà LêThị Miên, khi đó ở chùa Dận, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh dạy chữ Nho, dạy cả võ nghệ, cung kiếm và lý số, bấm độn Lý số vàbấm độn trở thành sở trường của bà Khi theo cha lên xã Quế Nham có nhiều thú dữ, trộm cướp bà đã dạy võ cho anh em là Cả Can và Hai Cán Đềphòng tri huyện tìm ra tung tích, cụ Đồ Trụ đổi tên thành Cả Lộc, Đặng Thị Nhu đổi tên thành Cẩn sống mai danh ẩn tích

Sau nhiều trận bị nghĩa quân đánh cho thua đau, từ tháng 10 năm 1891, thực dân Pháp giao cho tướng Voarông chỉ huy 2.800 lính có tầuchiến, sơn pháo, súng cối yểm trợ tấn công vào phòng tuyến sông Sỏi Nghĩa quân Yên Thế phải chiến đấu với lực lượng quân Pháp đông đảo, có

vũ khí hạng nặng yểm trợ, nhưng nghĩa quân đã đánh thắng nhiều trận Đề Thám chỉ huy đồn Hom (đồn số 5) đã tiêu diệt 1 đại úy, 3 trung úy, 60lính từ những phút đầu của trận đánh Tại đồn Khám Nghè do Đề Trung chỉ huy, nghĩa quân diệt 14 tên Pháp… Nghĩa quân còn thắng một số trậnkhác Nhưng ngày 30 tháng 3 quân Pháp chiếm được đồn Bá Phức Từ ngày 31 tháng 3, giặc Pháp chia làm nhiều ngả truy kích nghĩa quân Ngày 2tháng 4, Bon Na bô (Bonnaband) chiếm được một đoàn xe ngựa của nghĩa quân thu được thóc gạo, giấy tờ, ấn tín, cờ lệnh…

Trong khi giặc Pháp càn quét Yên Thế Hạ thì Đề Thám, Đề Nắm trở lại củng cố đồn Hom, Khám Nghè Lực lượng nghĩa quân chưa sứt mẻnhiều, nhưng một số có biểu hiện hoang mang, dao động, muốn rời bỏ hàng ngũ Tối 11 tháng 4 năm 1892 (rằm tháng 3 năm Nhâm Thìn) Đề Sặtđầu độc Đề Nắm và mang 50 đồ đảng, 48 súng ra hàng Pháp

Tiếp sau đó, một số tướng lĩnh cũng đã bỏ đội ngũ ra hàng như Đề Tuân (13-4), Đề Lâm (14-4), Lãnh Lộc, Lãnh Du, v.v… Tới tháng 8năm 1892, đã có tới 287 người đầu hàng Pháp Tình hình đó khiến cho phong trào kháng chiến ở Yên Thế đứng trước thử thách mới Tuy vậy giặcPháp cũng phải trả một giá đắt, từ tháng 11 năm 1889 đến tháng 3 năm 1892, quân Pháp đã phải tung vào chiến trường tới 6.000 quân do 2 thiếu

1 Có sách viết là Đặng Thị Nho.

2 Khi đó chưa thành lập tỉnh Bắc Giang Đến ngày 10-10-1895, Pháp chia Bắc Ninh làm 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang lấy sông Cầu làm ranh giới, Yên Thế thuộc Bắc Giang.

Trang 27

tướng chỉ huy1 và chúng cũng phải đổi mạng bọn sĩ quan, lính Pháp, lính Nam triều, chỉ riêng 2 trận đồn Đề Thám và đồn Đề Trung chỉ huy đã có

68 tên bị tiêu diệt trong đó có 4 sĩ quan

Trận tấn công kéo dài nhiều ngày của quân Pháp vào Yên Thế, nghĩa quân gây cho quân Pháp thiệt hại nặng nề Song nghĩa quân cũng bịtổn thất nghiêm trọng, các đồn bị phá, nhiều tướng lĩnh và nghĩa quân bị giết, bị bắt, ra hàng Nghĩa quân phải bỏ các căn cứ chạy vào rừng ĐềThám cũng phải chạy vào rừng Hôm đó ông trốn tránh ở cánh rừng Phú Khê thì đúng lúc gặp cô Cẩn đi làm nương về mặc dù ông đội nón che kínmặt, nhưng cô Cẩn vẫn nhận ra người đàn ông chạc 40 tuổi, gương mặt quắc thước, cặp mắt tinh anh Cô không thấy ông đem vũ khí, chỉ có mộtcái gói nhỏ Cô Ba né ra một bên nhường đường cho người đàn ông đi trước Cô Cẩn hỏi xem ông đi về đâu mà lại ở giữa rừng này Đề Thám chưabiết cô là người ngay hay kẻ gian, nên nói dối mình là người đi buôn, bị kẻ cướp lấy hết hàng hóa, tiền nong, nay chưa biết đi về đâu Cô Cẩn vốn

giàu lòng thương người nên đưa "người bị nạn" về gặp cha.

Trong lúc Đề Thám đang trò chuyện với chủ nhà thì Thống Luận đi vào Vừa thấy Đề Thám, Thống Luận liền cung kính vái chào và giới

thiệu với cha nuôi đây chính là thủ lĩnh Đề Thám - người mà giặc Pháp khiếp sợ gọi là "Hùm thiêng Yên Thế".

Cô Cẩn xin với cha cho mình được tham gia nghĩa quân Yên Thế Thống Luận cũng nói với cha nuôi giúp Cụ Đồ Trụ liền giao con gái cho

Đề Thám Từ đó Đặng Thị Nhu - Cô Cẩn trở thành nghĩa quân Yên Thế Gia đình cụ Đồ Trụ trở thành cơ sở tin cậy của nghĩa quân ít lâu sau qua

sự manh mối của Thống Luận và được cụ Đồ Trụ cho phép, Đặng Thị Nhu trở thành vợ ba Đề Thám, gọi là Bà Ba Cẩn Bà Ba Cẩn được bổ sungvào ban Tham mưu của nghĩa quân

Từ khi chủ tướng Đề Nắm bị sát hại, quân sĩ tôn Đề Thám lên cương vị thủ lĩnh Tháng 2 năm 1893, Đề Thám chính thức thay Đề Nắmlãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế Việc đầu tiên ông làm là đêm 7 tháng 2 năm 1893, ông chỉ huy nghĩa quân bắt Đề Sặt cùng 40 đồ đảng đầuhàng giặc Pháp quay súng đánh nghĩa quân Ông giết Đề Sặt cắm cọc bêu ở cổng chợ Nhã Nam - nơi trước kia giặc Pháp đã bêu đầu Đề Nắm

Bà Ba Cẩn nhận thấy muốn cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại và phát triển thì phải phá được thế bao vây của giặc Pháp Trong các đồn bốtcủa giặc thì thành Tỉnh Đạo, nay tên Pháp Đại lý Nhã Nam đóng đồn nên gọi là đồn Đại lý Nhã Nam nằm ở giữa căn cứ Yên Thế Vì thế trước hếtphải nhổ được đồn này Bà Ba Cẩn cùng Cả Trọng giả làm người buôn bán đến chợ Nhã Nam nằm sát đồn Đại lý để dò xét tình hình quân Pháp.Qua chuyến đi trinh sát, bà đã đề xuất kế hoạch tấn công đồn Nhã Nam với chủ tướng Đề Thám chấp nhận kế hoạch đó và thực hiện thắng lợi

Bà Ba cũng đến các làng, xã vận động các bà mẹ, người vợ cho con, chồng mình gia nhập nghĩa quân, tiếp tế lương thực, thực phẩm chonghĩa quân Bà cũng tuyển lựa một số chị em tháo vát, đảm đang lập quán bán hàng ở các ngã ba, ngã tư đường, nơi gần đồn địch để thu thập tintức tình báo về các hoạt động của giặc Pháp

Khi Đề Thám thiết lập ba đồn lớn Phồn Xương, Hố Chuối, Đồn Hom và các đồn phụ cận, bà Ba cũng chỉ huy một đồn, gọi là Đồn Bà Ba.Hai em trai của bà là Cả Can, Hai Cán, tuy còn ít tuổi, nhưng đã trở thành những tướng lĩnh xuất sắc của Đề Thám

Tháng 10 năm 1893, Lê Hoan, Tổng đốc Bắc Ninh mang 200 lính khố xanh, 600 lính cơ phối hợp với quân các đồn Na Lương, Mỏ Trạng,

Bố Hạ, Nhã Nam, Thái Nguyên càn quét Yên Thế suốt 2 tháng liền

Tháng 1 năm 1894, công sứ Pháp Muydơliơ sai Tổng đốc Lê Hoan mở cuộc thương thuyết với Đề Thám Lúc này nội bộ tướng lĩnh nghĩaquân có hai quan điểm trái ngược nhau Bá Phức đồng ý đầu hàng dần dần từng bộ phận và được giữ một chức vụ nào đấy; Đề Thám, Bà Ba Cẩn,Thống Luận, Thống Ngò coi việc triệt tiêu các đồn binh ở Yên Thế là điều tiên quyết để bước vào đàm phán Lê Hoan phải chấp nhận ý kiến của

Đề Thám

Bá Phức lo sợ, ngày 15 tháng 2 năm 1894 vội đem 76 thủ hạ, 54 súng ra hàng Lê Hoan Lê Hoan cho Bá Phức làm Bang tá Nhã Nam Công

sứ Muydơliơ, Tổng đốc Lê Hoan mời Đề Thám đến đồn Luộc Hạ hội kiến, Bà Ba và các tướng bàn và khuyên thủ lĩnh không nên đi, đề phòngchúng đặt phục binh hoặc đầu độc Đề Thám, nhưng ông vẫn quyết định đi, Bà Ba liền đem quân bí mật áp sát đồn giặc đề phòng Đề Thám cùngvới Cả Huỳnh, Cai Thanh ung dung bước vào phòng tiệc Đột nhiên tay phải Đề Thám ôm chặt lấy ngang lưng Muydơliơ, tay trái lăm lăm khẩu

1 Lịch sử Hà Bắc, 1986, tr 193, 194.

Trang 28

súng ngắn Cai Thanh cũng rút súng khống chế Lê Hoan Đề Thám lớn tiếng tố cáo hành động hèn nhát của Muydơliơ và Lê Hoan đặt phục binh,rồi ông xiết mạnh tay, khiến công sứ nhăn mặt vì đau đớn lôi hắn ra ngoài Bọn quan lính sợ hãi không dám nổ súng Đề Thám cùng hai tướng ápgiải công sứ tổng đốc ra khỏi cổng đồn tới 100 mét Đột nhiên nghĩa quân do bà Ba Cẩn chỉ huy phục hai đường hất lá ngụy trang xuất hiện Công

sứ, tổng đốc mặt cắt không còn hột máu Đề Thám biết tương quan lực lượng lúc này không thể bắt cóc hoặc giết hai tên giặc này, nên buông thacho chúng Lập tức hai tướng cùng ba Ba hộ tống Đề Thám rút khỏi khu vực đồn dưới sự yểm trợ của nghĩa quân

Không giết được Đề Thám ở đồn Luộc Hạ, giặc Pháp cho Bá Phức đến lấy tình nghĩa cha nuôi vào đồn Hố Chuối, đem theo một cái tráptrong đựng mìn để ám hại Đề Thám Được quân cảnh báo Bá Phức xin vào Đề Thám, bà Ba và các tướng phán đoán ngay ra âm mưu của giặc, liềntương kế tựu kế Đề Thám đón cha nuôi vẫn nhiệt tình như xưa, sai dọn tiệc, đuổi hết tả hữu ra Hai cha con vừa ăn tiệc vừa hò hẹn Đến canh baông giả say nằm vật xuống phản ngủ, tiếng ngáy vang như sấm Bá Phức thấy thời cơ đã đến liền mở tráp đặt dưới gầm phản đánh diêm châm vàodây cháy chậm, rồi lẻn ra ngoài Hành động của tên phản bội không thoát khỏi sự kiểm soát của Bà Ba Cẩn Theo đúng kế hoạch, bà để hắn thoát rakhỏi đồn đi báo cho quan Tây Đề Thám, bà Ba cùng binh sĩ cũng rút khỏi căn nhà ít phút sau mìn nổ, căn nhà của Đề Thám ở bốc cháy ngùn ngụt.Sáng sớm hôm sau, quân Pháp áp sát đồn, công sứ cho phát loa kêu gọi nghĩa quân ra hàng Trong đồn lá cờ trắng kéo lên đỉnh cột cờ Bà Ba cũngphát loa xin công sứ cho làm lễ an táng thủ lĩnh xong sẽ ra hàng Ngay sau đó trong đồn nổi kèn trống, quân sĩ khóc lóc Công sứ Muydơliơ nắmchắc phần thắng nên chấp nhận, hẹn 3 giờ chiều nghĩa quân phải ra hàng Một giờ sau một đám tang với nghi lễ trang trọng nhưng vô cùng bithương ra khỏi đồn vào rừng Bà Ba cùng các tướng ở lại đồn chưa bị đánh Công sứ Muydơliơ và Lê Hoan chờ mãi không thấy đám ma quay lại,sinh nghi, liền hạ lệnh tấn công Nghĩa quân ở trong đồn chờ cho giặc vào cách mười mét mới theo lệnh bà Ba nổ súng Hàng chục tên giặc bị tiêudiệt, công sứ bị thương ở chân Cũng lúc đó Đề Thám từ ngoài rừng chỉ huy quân đánh vào Quân Pháp bị kẹp giữa hai luồng đạn bị chết gần mộttrăm tên liền vội vàng phá vây, khiêng tên chủ tướng chỉ huy tháo chạy Mấy hôm sau quân Pháp đem đại quân đến đánh báo thù, nhưng nghĩaquân đã rút lui an toàn

Trận thắng lớn ở đồn Đại lý Nhã Nam và trận Hố Chuối làm nức lòng nghĩa quân và nhân dân Yên Thế Những nghĩa quân bị thất tán trongcác trận đánh trước đã trở về, thêm nhiều người gia nhập nghĩa quân Lực lượng nghĩa quân được phục hồi nhanh chóng

Đầu năm 1894, giặc Pháp mở nhiều trận tấn công quy mô lớn lên Yên Thế, Đề Thám, bà Ba Cẩn cùng các tướng chỉ huy nghĩa quân chốngcàn thắng lợi, mở nhiều trận tập kích vào đồn giặc, giáng cho quân Pháp nhiều đòn đẫm máu

Bọn cầm quyền Pháp đang xây dựng đường xe lửa Phủ Lạng Thương - Lạng Sơn thường bị nghĩa quân đánh phá, hỗ trợ cho công nhân bỏ

về Tháng 5 năm 1894, Bang Kinh một tướng tài của Đề Thám bắt cóc tên Chesnay (Sétnay) chủ báo " Tương lai xứ Bắc Kỳ" kiêm chủ thầu và tên

Lôgiông (Logiou) nhân viên đường sắt buộc Pháp phải bỏ tiền chuộc và nhờ cố đạo Tây Ban Nha Valétscô (Valesco) làm trung gian với HoàngHoa Thám để thỏa thuận đình chiến

Khi đó các tướng đều bàn nhân đang trên đà thắng lợi nên đánh tới Đặng Thị Nhu đã phân tích tương quan lực lượng giữa nghĩa quân vàđịch chênh lệch nhau quá lớn Nghĩa quân cần có thời gian hòa bình để phát triển lực lượng, xây dựng căn cứ, Hoàng Hoa Thám đồng ý với ý kiếncủa Đặng Thị Nhu Pháp hứa để bốn tổng Mục Sơn, Nhã Nam, Yên Lễ, Hữu Thượng cho Đề Thám quản lý và thu thuế trong 3 năm

Nhờ có thời gian hòa bình, Đề Thám và các tướng đã xây dựng căn cứ Phồn Xương, Hom, Nhã Nam và phát triển sang Vĩnh Yên, TháiNguyên

Tháng 10 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương nhận thấy lực lượng chiến đấu của Đề Thám phục hồi nhanh chóng, uy tín của ông ngàycàng lớn ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, nên sai đại tá Galiêni mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Yên Thế với âm mưu đánh bại hoàn toàn Đề Thám và ảnhhưởng của ông Kết quả Đề Thám đã tổ chức phản công quyết liệt, quân Pháp bị thất bại nặng nề Khi Pôn Đume (Paul Dumer) sang làm Toànquyền Đông Dương, lại sai trung tá Pêrô đem quân tiến đánh Yên Thế, nhưng cũng cam chịu thất bại

Tháng 12 năm 1897, thực dân Pháp phải xin đình chiến lần thứ hai Nhiều tướng lĩnh kiến nghị với chủ tướng đánh tới, không hòa hoãn Bà

Ba Cẩn đã dùng lý lẽ để phân tích là nghĩa quân nên hòa để có thời gian chuẩn bị mọi mặt Đề Thám chấp nhận đã cố tình kéo dài thời gian thảo

Trang 29

luận để xây dựng lực lượng, trang bị vũ khí, nên mãi đến ngày 7 tháng 4 năm 1901, Hòa ước đình chiến mới được chính thức ký kết ở đình làngNẻo.

Năm 1906, Phan Bội Châu đến đồn Phồn Xương lần thứ hai Qua những cuộc hội kiến kéo dài tới 10 ngày đã giúp Đề Thám thấy rõ phải

mở rộng cuộc kháng chiến chống Pháp tới khắp các tỉnh ở xứ Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ Ông đưa chủ trương lấy Hà Nội, Phả Lại, Cẩm Giàng (HảiDương), Hải Phòng làm điểm đột phá khởi nghĩa vũ trang ra bộ tham mưu bàn bạc Bà Ba Cẩn là người tích cực ủng hộ chủ trương táo bạo này củachủ tướng Bà đã đóng góp những ý kiến xác đáng trong việc thành lập Đảng Nghĩa Hưng ở Hà Nội Bà cũng có nhiều công lao trong việc xâydựng căn cứ mới ở các huyện giáp Yên Thế và ở các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hà Đông au khi hội kiến Đội

Hổ, Chánh Tính về Hà Nội đã cùng với ông Đồ Đảm, Lang Seo, móc nối được với các ông Đội Bình, Đội Nhân, Cai Nga, Bếp Hiên đóng trongthành Hà Nội, trở thành lực lượng nòng cốt khởi nghĩa ở Hà Nội Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội phải hoãn tới hai lần cuối cùng quyết định vào ngày 27tháng 6 năm 1908 bằng hai lực lượng: lực lượng chủ công là binh lính phản chiến từ trong thành đánh ra; bồi bếp ở trong thành làm nhiệm vụ đầuđộc sĩ quan Pháp và lực lượng hỗ trợ là nghĩa quân từ Yên Thế về cùng với nghĩa quân do Đảng Nghĩa Hưng ở Hà Nội mới thành lập ở một số xãthuộc huyện Từ Liêm (Hà Đông), huyện Gia Lâm (Bắc Ninh) từ ngoài đánh vào

Song kế hoạch cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội bị lộ do một bồi bếp theo đạo Thiên chúa sau khi đầu độc sĩ quan Pháp đã đến Nhà thờ Lớn HàNội xưng tội với cố đạo người Pháp Bọn cầm quyền Pháp lập tức điều tra biết được kế hoạch đánh thành và sĩ quan Pháp bị đầu độc không chết,nên hầu hết binh lính tham gia vụ "Hà thành đầu độc" đều bị bắt Nghĩa quân Yên Thế phải rút lui

Để trả thù Đề Thám, Toàn quyền Đông Dương quyết định mở đợt tấn công quy mô lớn vào Yên Thế do tên đại tá Báttay chỉ huy với15.000 sĩ quan binh lính

Với lực lượng đông đảo quân lính có đại bác, sơn pháo, tàu chiến, công binh yểm trợ quân Pháp chia làm nhiều đường nhiều hướng đánhvào hầu hết các căn cứ của nghĩa quân mà trọng điểm là đại đồn Phồn Xương Âm mưu của giặc Pháp là tấn công bất ngờ, khiến cho Đề Thám trởtay không kịp Chúng không thể ngờ được rằng, việc điều động quân rầm rộ của chúng đã bị bại lộ ngay từ khi chúng tập kết quân ở tỉnh thành BắcNinh Song nghĩa quân cũng gặp một bất lợi là nhiều thủ lĩnh, nghĩa quân nghỉ ăn tết Nguyên đán Đề Thám chỉ còn bên mình bà Ba Cẩn, CảTrọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh, Ba Biều, Cai Tề, Cai Sơn, Lý Thu, Cả Can, Hai Cán Ông chỉ huy nhiều, nhưng quân chỉ có 100 vậy bố trí lực lượngnhư thế nào để 100 con người chống chọi được với 15.000 quân chính quy Pháp được trang bị hiện đại là vấn đề làm đau đầu chủ tướng nghĩaquân

Cũng may là do công sứ Bắc Ninh và Đại lý Pháp ở Nhã Nam vì muốn lập công, nên ngày 29 tháng 1 năm 1909 đã tấn công đồn PhồnXương trước không chờ đại quân của đại tá Báttay đến nơi Việc đó có lợi cho nghĩa quân, mặc dù chỉ có 100 quân nhưng được bố trí trong cácđồn lũy, đang ở thế chủ động nên trận đánh cũng gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại Các tướng lĩnh đều lập được công, song với đội quân ít ỏi của

bà Ba Cẩn cũng đã lập công xuất sắc, góp phần cùng các tướng diệt tại chỗ trên 20 tên giặc

Nhưng quan trọng hơn cả là do có trận đánh ngày 29 tháng 1 năm 1909 xảy ra mà quân Pháp đã mất yếu tố bất ngờ, đám quân của công sứBắc Ninh, Đại lý Nhã Nam thua chạy gây hoang mang cho quân Pháp đang âm thầm tiến đến Phồn Xương và các vị trí khác của nghĩa quân Vớinghĩa quân trận thắng tuy không lớn, nhưng gây khí thế phấn khích trong hàng ngũ các tướng lĩnh và nghĩa quân Tiếng súng trong trận đánh ngày

29 tháng 1 năm 1909 cũng đã thôi thúc các tướng lĩnh, nghĩa quân đang ăn tết ở nhà, lập tức cầm vũ khí trở lại vị trí chiến đấu Trên đường về cácđồn binh họ đã dũng cảm đánh bật các toán quân Pháp chặn đường, đánh vào sau lưng, cạnh sườn các cánh quân Pháp đang tiến về Yên Thế, Nhã

Nam Nghĩa quân còn đánh phá nhiều kho hậu cần của quân Pháp phục vụ trận đánh Những trận "tao ngộ chiến" đó khiến cho quân Pháp bị đánh

ở khắp nơi, khiến chúng đang từ thế chủ động sang thế bị động, buộc phải kết thúc trận đánh sớm khi chưa đạt được mục tiêu Sau trận này nghĩaquân cờ nhiều bài "Vè cụ Thám"

"Bà Ba khi ấy thưa vào

Tôi xin lĩnh lấy binh đao phen này

May mà thắng được thì hay

Trang 30

Nhược bằng sinh tử tôi nay cũng đành"

"… Bà Ba khi ấy mới hay

Quần trăn áo chít mặc ngay vào mình

Chạy lên đứng đỉnh mặt thành

Gọi là khố đỏ, khố xanh đâu là

Các anh thời phải nghe ta

Đây là chính thức vợ ba quan Hoàng

Cũng mong khôi phục Nam bang

Các anh cũng ở Nam bang đó mà!

Việc gì mà đến ghẹo ta?

Biết điều thì kéo quân ra chớ châgy!

Để ta đối địch với Tây

Cho chúng nó biết là tay đại tài

Bà Ba lúc ấy thị hùng ra tay

Bắn ra chết bốn thằng Tây

Mấy thằng đội, bốn lính này ngã ra

Cho nên lính phải kéo ra

Bà Ba đắc thế đuổi qua chùa Lèo 1

Tây thời chẳng biết làm sao

Vội vàng kinh sợ ào ào chạy ra

Lính thì bắn phải quyền già

Chết ở trong hội không ra được ngoài"1

Tuy nghĩa quân có thu được một số thắng lợi, tiêu hao sinh lực địch, nhưng cũng bị tổn thất nặng nề Ngày 15 tháng 3 năm 1909, tại trậnđánh trên núi Hàm Lợn (Trư Khẩu) ở huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên (nay là Kim Anh, Sóc Sơn, Hà Nội), Cả Huỳnh bị thương nặng ở cằm phảirút về Thanh Thủy, Cả Tuyển bị giặc Pháp bắt Ngày 25 tháng 3 năm 1909, trong trận Giản Ngoại, Cả Trọng con trai cụ Đề bị trọng thương rồi hysinh Cai Tề thay Cả Huỳnh chỉ huy một tốp nghĩa quân quay về Yên Thế, tìm cách phá vây cũng bị sa vào tay giặc

Cai Thanh chỉ huy một tốp nghĩa quân trở lại được Yên Thế, nhưng phải đảm nhận việc lôi kéo địch sang phía Hiệp Hòa để bà Ba Cẩn, Cai

Mễ đánh thông đường sang Phúc Yên Cai Thanh bị quân Pháp vây chặt ở Lương Phong, đến ngày 24 tháng 3 mới được Cai Biều giải vây Đếnngày 1 tháng 5, trong số 100 nghĩa quân, thì hy sinh 44 người, bị bắt 15 người, ra hàng 26 người, bên cạnh Đề Thám chỉ còn 15 thủ lĩnh và nghĩaquân

binh để thu hút lính khố xanh ở các đồn Tràng, Đức Thắng, Đông Lỗ tạo ra một kẽ hở để Đề Thám lọt được sang Hiệp Hòa Kế hoạch nghi binh Cả

1 Chùa thuộc xã Hữu Xương, cạnh đường cái Nhã Nam đi Mỏ Trạng (cách Nhã Nam 3km).

1 Trích "bài vè cụ Thám" của các nhà nghiên cứu lịch sử Đình Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự và Trần Hồng Việt tại tác phẩm "Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế" - Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội - 1958.

2 Núi Vệ Linh ở Sóc Sơn nơi Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay lên trời Nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Trang 31

Dinh thực hiện xuất sắc, Đề Thám lọt được sang Hiệp Hòa rồi tới đất Phúc Yên Cuối tháng 6 năm 1909, Đề Thám tập kết quân ở Vệ Linh rồiquyết định rút lực lượng lên căn cứ Tam Đảo tỉnh Vĩnh Yên.

Do việc ngày 5 tháng 6 năm 1909, nghĩa quân bắt cóc Voadanh giám thị của công trường thầu khoán Lơ Roa (Le Roy) tại ngôi chùa MãChợ (Phù Linh - Sóc Sơn) nên để lộ căn cứ của nghĩa quân ở núi Vệ Linh Ngay đêm đó, giặc Pháp bao vây Vệ Linh, nhưng bà Ba Cẩn, Đề Thám

đã lợi dụng trời mưa rút lui an toàn về làng Lầy (Phù Linh, Sóc Sơn) Ngày 8 tháng 7 năm 1909, công sứ Thái Nguyên và công sứ Phúc Yên chỉhuy 320 lính khố xanh bao vây làng Lầy Lợi dụng trời mưa đêm 13 tháng 7 năm 1909, nghĩa quân thoát khỏi vòng vây an toàn

Tiếp đó là các trận chiến đấu giữa Hai Nôm với quân Pháp ở làng Lập Chi, Hai Nôm và 6 nghĩa quân hy sinh sau khi làm tròn nhiệm vụnghi binh để Đề Thám và bà Ba Cẩn thoát khỏi vòng vây về tập kết ở Xuân Lai Một trận đánh bất ngờ xảy ra, 4 tên Pháp bị tiêu diệt Quân Pháptập trung quân bao vây, sục sạo vùng Tiên Dược, Ninh Liệt, nã pháo dữ dội vào vùng nghĩa quân đóng Song Đề Thám, bà Ba Cẩn đã chỉ huynghĩa quân đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc rồi rút lui an toàn Quân Pháp đuổi theo 70 nghĩa quân đang trên đường tới làng Hiền Lương Sau 1giờ chiến đấu, nghĩa quân tiêu diệt 33 tên lính Pháp rồi rút sang Bắc Ninh

Cuối tháng 9 năm 1909, giặc Pháp phát hiện Đề Thám và bà Ba Cẩn ở núi Sáng Thiếu tá Bôniphaxi và Lê Hoan đem quân đến đánh Ngày

4 tháng 10 năm 1909 giặc đến gần căn cứ, ngày 5 tháng 10 năm 1909 Đề Thám, bà Ba Cẩn dẫn quân đón đánh tiêu diệt 52 tên địch, nghĩa quân hysinh 7 người và rút khỏi núi Sáng

Sau trận núi Sáng, bộ chỉ huy chỉ còn lại Đề Thám, bà Ba Cẩn, Cả Dinh, Cai Sơn và 20 nghĩa quân, Đề Thám quyết định:

- Cả Dinh cùng 10 nghĩa quân trở lại núi Sáng thu hút giặc về phía Vĩnh Yên

- Cai Sơn cùng một vài nghĩa quân mở đường qua Cát Nê sang Đại Từ để ghìm chân địch

- Đề Thám, bà Ba Cẩn và số nghĩa quân còn lại hoạt động ở lưu vực sông Cầu để tìm cách trở lại Yên Thế

Ngày 20 tháng 11 năm 1909, nhóm Cả Dinh bị 100 lính của Lê Hoan bao vây buộc phải đầu hàng Cai Sơn cũng nghi binh kéo được độiquân của Bôniphaxi sang phía Đại Từ Vì vậy đã tạo ra kẽ hở để tối ngày 3 tháng 11 năm 1909, Đề Thám và bà Ba Cẩn vượt sông Cầu, bốn ngàysau về tới Yên Thế Cai Sơn ở Hùng Sơn, Cù Vân (huyện Đại Từ) bị giặc bao vây buộc phải đầu hàng Pháp Quân Pháp phát hiện ra Đề Thám, bà

Ba Cẩn ở Yên Thế đã tung quân lên liên tục càn quét, khủng bố nhân dân Bà Ba Cẩn chỉ huy một tốp nghĩa quân đánh trả quân Pháp quyết liệt ở

kích bất ngờ Giặc Pháp và lũ tay sai dụ dỗ, mua chuộc bà để bà chỉ ra nơi ở của Đề Thám Bà nguyền rủa giặc Pháp và lũ tay sai bán nước Chúngdùng mọi cực hình tra tấn bà để bà khai ra nơi ở của Đề Thám và các tướng lĩnh, nghĩa quân Song bà kiên cường bất khuất, không khai nửa lời.Tháng Giêng năm 1910, thực dân Pháp đưa bà và hơn 60 nghĩa quân đầy đi Côn Đảo Ngày 25 tháng 11 năm 1910, thực dân Pháp đưa bà cùng một

số chiến sĩ đi đầy sang đảo Guyam (Nam Mỹ) Tàu đến biển Algiê, lừa lúc bọn giặc không đề phòng, bà nhảy xuống biển tự tử

Bà Ba Cẩn không những được các tướng lĩnh và nhân dân thán phục mà các tướng lĩnh Pháp là kẻ thù cũng phải hết lời ca ngợi:

- Pêrô (Péro) gặp bà Ba Cẩn khi đó mới ngoài 20 tuổi đã viết: "Bà vợ mà Đề Thám giới thiệu với chúng tôi bằng một cử chỉ hững hờ, có

- Vêlátcô (Vélasco): "Đề Thám có bên mình cô vợ ba, mà cô này ghê gớm lắm Chính cô ta chỉ huy"

- Bútê (Bouté): "Khuôn mặt cô ta cũng khá xinh nhưng hai con mắt sắc như thép"

- Báctuê (Bartouet): "Tôi không gặp bà ta, mà chỉ nghe tiếng thôi Nhìn tấm ảnh, đó là một con người có dáng dấp nghiêm trang, vững chãi,

có cái cằm rất giầu nghị lực và bộ mặt rất kiên quyết lạnh lùng"

1 Lịch sử Hà Bắc, Sđd.

2 Péro: Bên những nẻo đường chiến trận.

Trang 32

Thực dân Pháp coi bà là linh hồn của cuộc kháng chiến, cố vấn về tổ chức, thông minh, có sức chịu đựng, có cách nhìn sáng suốt và canđảm, nổi tiếng trong dân chúng và về lòng dũng cảm và lòng căm thù giặc Pháp

Hiện nay ở xã Ngọc Châu huyện Tân Yên, Bắc Giang còn có ngôi mộ giả của bà đặt trong khu mộ gia đình Đề Thám

Trang 33

Cả Dinh

lãnh đạo Nguyên quán Cả Dinh ở làng Cao Xá, huyện Yên Thế (nay thuộc huyện Tân Yên) Do cha tham gia chống Pháp, bị giặc Pháp truy nã nêncác con đổi từ họ Dương ra họ Thân

Đề Thám nuôi Cả Dinh từ nhỏ, nên nhận là con nuôi Cả Dinh theo cha nuôi chiến trận từ khi ở tuổi thiếu niên nên rất thông thạo việc quân

cơ Ông được Đề Thám cho cầm quân đánh thắng nhiều trận, nên được Đề Thám yêu quý và trọng dụng

Sau trận đánh nhau với quân Pháp do Đại tá Phơrây chỉ huy tấn công căn cứ Hố Chuối ở khu rừng tổng Cao Thượng tháng 12 năm 1884,

Đề Thám tuyển mộ thêm nghĩa quân, nên thiếu vũ khí, ông giao cho Lãnh Hòe, Đốc Mến đến gặp ông Nguyễn Văn Nhượng làm xã tuần, nênthường gọi là Tuần Nhượng Ông có uy tín trong dân, có tay nghề rèn cao, nên được hơn 100 hộ làm hàng rào ở ba làng Khê Thượng, Khê Hạ, BaLàng thuộc xã Quế Nham bầu làm phường trưởng, yêu cầu đánh gấp cho 1.000 dao găm, mã tấu và cày, bừa Làm xong mang lên Hố Chuối vàocuối tháng sau Ông Tuần Nhượng cho người đi mua sắt vụn ở khắp nơi giao cho mỗi làng đánh đủ 350 dao găm, mã tấu, 10 cày, 10 bừa Các làng

đã nhiều lần sản xuất vũ khí cho nghĩa quân nên lập tức phân chia nhau làm việc Từ đó hơn 100 lò rèn lúc nào cũng đỏ lửa, tiếng búa nện xuống

đe chan chát, khí thế làm việc sôi nổi, khẩn trương như di vào trận đánh lớn

Làm xong, sản phẩm được giấu kín Khi có người lạ vào làng, mọi người đều cất giấu

Đến hẹn ông Tuần Nhượng cắt cử người gánh đi Trong số người gánh đi có ông Chân (làng Núi), ông Hỹ (Ba Làng), ông Khoa (ĐôngBến) Khi gánh đi họ ngụy trang bằng dây khoai lên trên Tới khu rừng gần đồn Hố Chuối ông Cả Dinh ra đón, cùng đi với ông có một số nghĩaquân Trang phục của nghĩa quân, quần áo nâu, đội mũ lưỡi trai, chân quấn xà cạp, chân đi đất Ông Dinh và nghĩa quân đón anh em, mời ăn cơm,uống nước Nhận hàng xong, ông Cả Dinh ngồi ở khoảng đất rộng giữa khu rừng nói chuyện thân mật với anh em Ông nói:

"Nghĩa quân nổi dậy đánh Tây, rất cần thóc gạo, súng đạn, vũ khí, kể cả dao găm, mã tấu Tất cả đều trông vào nhân dân Hôm nay, Phường Rào, xã Quế Nham đã mang giúp các thứ này đầy đủ Tôi xin thay mặt Quan Hoàng cám ơn anh em, cám ơn phòng Anh em ra về phải giữ kín chuyện này".

Anh em phường Rào ra về, ai cũng muốn xin theo nghĩa quân Sau đó các ông Chân, Hỹ, Khoa, Nhiên được vào nghĩa quân Ông Chân cótài chỉ huy chiến đấu sau trở thành Đốc binh

Trong thời gian hòa hoãn, Cả Dinh cùng với Cả Huỳnh đóng đồn ở An Đông, thuộc xóm Trung, xã Phồn Xương, cạnh đồn chính PhồnXương về phía bắc

Năm 1892, trận Đồn Đèn, xã Đồng Vượng, Cả Dinh, Ba Biều chỉ huy quân đánh lui giặc Pháp Cả Dinh bắn sóc sâu tiêu diệt nhiều tênPháp, được chủ tướng Đề Thám phong chức Phó lãnh binh Quân Pháp bị thua nhiều không dám tấn công lên núi, chúng rải quân bao vây dướichân núi, triệt nguồn tiếp tế lương thực tại Đồn Đèn Nhiều lần ông Cả Dinh và Ba Biều đánh giải vây nhưng không có hiệu quả Nghĩa quân đóng

Trang 34

trên núi hết lương ăn, phải đào củ chuối ăn Củ chuối cũng hết, nghĩa quân phải đi phạt tổ kiến, lấy trứng nấu canh, nhiều người ăn không hợp dạ,phát sinh bệnh kiết lỵ, giảm sức chiến đấu.

Ba Biều, Cả Dinh họp các tướng bàn việc đi lấy lương Hoàng Văn Hán, Cai Ngò xung phong đi Hai người về làng Nứa, làng Chiềng, tìmcách về nhà mình, nhưng nhà cũng không có, mỗi người chỉ lấy được vài bát gạo về nấu cháo Tối sau, Hoàng Văn Hán lại tình nguyện đi, định vềlàng Sỏi, đông dân có nhiều gạo hơn Dọc đường Hoàng Văn Hán gặp lính tuần tra bắt được, đưa về đồn Bố Hạ tra tấn cực kỳ dã man, song khôngkhai thác được gì ở ông Chúng nung cái vạc đỏ rực như lửa, bảo không khai sẽ bỏ ông vào đó Biết mình sẽ chết, ông thét lớn: "Bọn giặc chúngbay hãy coi đây! Chúng mày là giặc cướp nước tao Vì đại nghĩa, tao chống lại chúng mày, để giành độc lập cho dân tộc Đồng bào, nghĩa quân sẽtrả thù cho tao Chúng mày là quân dã man, quân giết người" Nói rồi ông lao vào vạc lửa và hy sinh

Trong 10 năm ngừng bắn, Đề Thám chủ trương đẩy mạnh sản xuất, xây dựng, cải thiện đời sống cho nghĩa quân và nhân dân Ông mở rộngdiện tích khai hoang Lực lượng chính để cày bừa, cấy hái là nghĩa quân Thời gian đầu, nghĩa quân không đủ sức kéo, phải thuê của dân và thanhtoán rất sòng phẳng Số người cấy hái không đủ, họ yêu cầu giúp đỡ thêm

Số nghĩa quân rút về vỡ hoang làm ruộng, dưới danh nghĩa là đầy tớ đi làm ruộng cho Đề Thám Việc này chẳng qua chỉ để che mắt bọnmật vụ của giặc Pháp Ruộng làm ở quanh Phồn Xương đến tận Cầu Khoai ở khu vực này ruộng đất khai hoang được rất lớn, chỉ riêng ở làng Lantrong 2 năm khai hoang được trên 20 mẫu Cụ Thám giao việc chỉ huy khai hoang cho Cả Dinh cai quản Đến vụ cấy, ông Cả Dinh sức giấy vềtổng Lan lấy mỗi gia đình một người Gia đình nào có trâu thì đem theo, nếu không có thì đến nhận trâu của ông Cả Dinh để cày cấy hoặc làm việckhác như phạt cỏ bờ, nhổ mạ, đàn bà thì chuyên lo việc cấy Mùa gặt thì ông Cả Dinh điều quân từ nơi khác đến và thuê thợ gặt chứ không nhờdân

Sau vụ khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 27 tháng 6 năm 1908 và ở các tỉnh không thành Tháng 12 năm 1908, Toàn quyền Đông Dương quyếtđịnh mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Yên Thế do tên đại tá Báttay chỉ huy với 15.000 sĩ quan và binh lính Chúng còn có đại bác, sơn pháo, tàuchiến, công binh yểm trợ Chúng chia làm nhiều hướng tấn công vào hầu hết các vị trí mà trọng điểm là Đại đồn Phồn Xương Âm mưu điều độngquân rầm rộ của chúng đã bị lộ ngay từ khi chúng tập kết quân ở tỉnh thành Bắc Ninh Song nghĩa quân cũng gặp bất lợi là nhiều thủ lĩnh, nghĩaquân nghỉ ăn tết Đề Thám chỉ còn bên mình bà Ba Cẩn, Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh, Ba Biều, Cai Tề, Cai Sơn, Lý Thu, Cả Can, Hai Cán Ông

đã chỉ huy nhiều, nhưng trong điều kiện quân chỉ có 100 vì vậy bố trí lực lượng như thế nào để chỉ với 100 quân mà chống chọi với 15.000 quânchính quy Pháp được trang bị hiện đại là vấn đề làm đau đầu chủ tướng nghĩa quân

May là công sứ Bắc Ninh và Đại lý Pháp ở Nhã Nam vì muốn lập công, nên ngày 29 tháng 1 năm 1909 đã tấn công đồn Phồn Xương trướckhông chờ đại quân của đại tá Báttay đến nơi Mặc dù chỉ có trên 100 quân, nhưng được bố trí trong đồn lũy, lại đang ở thế chủ động, nên cáctướng lĩnh đều lập công, trong đó bà Ba Cẩn cũng lập công xuất sắc cùng các tướng diệt tại chỗ trên 20 tên giặc

Quan trọng hơn là do có trận đánh xảy ra ngày 29 tháng 1 năm 1909, quân Pháp đã mất yếu tố bất ngờ Đám quân thua trận chạy về BắcNinh đã gây hoang mang cho đám quân đang tiến về Yên Thế Tiếng súng trong trận đánh ngày 29 tháng 1 năm 1909, cũng thôi thúc các tướnglĩnh, nghĩa quân đang ăn tết ở nhà lập tức cầm vũ khí trở lại vị trí chiến đấu Trên đường trở về các đồn binh họ đã dũng cảm đánh bật các toánquân Pháp chặn đường, đánh vào sau lưng, sườn quân địch đang tiến về Yên Thế, Nhã Nam Nghĩa quân còn đánh phá nhiều kho quân nhu, vũ khílương thực của quân Pháp Quân Pháp đang ở thế chủ động rơi vào thế bị động

Tuy nghĩa quân giành được một số thắng lợi nhưng cũng bị tổn thất nặng nề Ngày 15 tháng 3 năm 1909, trận đánh trên núi Hàm Lợn (HàmLợn), Trư Khẩu (Trư Khẩu) ở huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên, Cả Huỳnh bị thương phải rút về Thạch Thủy Cả Trọng bị giặc Pháp bắt Cai Tềcũng bị sa vào tay giặc

1 Viết theo tài liệu của Hội đồng lịch sử Hà Bắc.

Trang 35

Đến ngày 1 tháng 5 năm 1909, trong số 100 nghĩa quân thì hy sinh 44, bị bắt 15, ra hàng 26 người, bên cạnh thủ lĩnh Đề Thám chỉ còn 15thủ lĩnh và nghĩa quân.

Ngày 4 tháng 6 năm 1909, bà Ba Cẩn có mặt ở căn cứ Vệ Linh trao trách nhiệm cho Cả Dinh đánh nghi binh, thu hút lính khố xanh ở cácĐồn Tràng, Đức Thắng, Đông Lỗ tạo kẽ hở cho Đề Thám, Bà Ba Cẩn lọt sang Hiệp Hòa rồi tới Phúc Yên Cả Dinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụnên Đề Thám và bà Ba Cẩn lọt qua Hiệp Hòa, Phúc Yên, đến cuối tháng 6 năm 1909 rút lên Tam Đảo

Cuối tháng 9 năm 1909, quân Pháp phát hiện Đề Thám và bà Ba Cẩn ở núi sáng nằm ở địa bàn thượng du huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Yên.Sáng 3 tháng 10 năm 1909, địch bắt đầu tấn công lên núi Sáng Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm Sáng 4 tháng 10 năm 1909 địch mới chiếm đượccăn cứ bỏ trống Trận này tổng số thiệt hại của địch khá nặng, theo ký ức của nhân dân, địch phải dùng đến 3 thuyền chở xác lính chết, 1 thuyềnchở lính bị thương

Ngày 5 tháng 10 năm 1909 địch tập trung quân bao vây núi Sáng về Sơn Kịch Ban đêm chúng bị nghĩa quân Đề Thám tấn công

Bộ chỉ huy nghĩa quân chỉ còn Đề Thám, bà Ba Cẩn, Cả Dinh, Cai Sơn và 20 nghĩa quân Đề Thám quyết định:

- Cả Dinh cùng 10 nghĩa quân trở lại núi Sáng thu hút địch về phía Vĩnh Yên

- Cai Sơn cùng vài nghĩa quân mở đường qua Cát Nê sang Đại Từ để kìm chân địch

- Đề Thám, Bà Ba Cẩn và số nghĩa quân còn lại hoạt động ở lưu vực sông Cầu

Ngày 20 tháng 10 năm 1909, ông bị 100 lính của Lê Hoan bao vây và tấn công nghĩa quân hết đạn, ông bị thương, 4 chiến sĩ hy sinh nênphải cùng 6 nghĩa quân ra hàng ở Liên Sơn (Vĩnh Yên) Quân Pháp mua chuộc ông không được, ngày 23 tháng 10 năm 1909, quân Pháp đày ôngcùng nhiều nghĩa quân sang đảo Tahiti

Trận núi Sáng đã kết thúc thắng lợi Địch phải công nhận: "Cuộc giao chiến này là một trận đẫm máu nhất trong suốt quá trình chinh phục

1 Theo Địa chí tỉnh V nh Phúc, ĩnh Phúc, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xuất bản.

Trang 36

Cả Huỳnh

Căn cứ ở Yên Thế có ba đại đồn là Phồn Xương, đồn Hom và đồn Hố Chuối Ngoài ba đồn chính trên còn có nhiều đồn phụ cận Đồn PhồnXương còn có tên là Đồn Gồ Phía Tây đồn Phồn Xương có đồn Am Động do Cả Dinh, Cả Huỳnh đóng giữ, cách đồn Phồn Xương 800 mét vềphía Đông, nay thuộc xóm Trung, xã Phồn Hưng đồn nằm án ngữ con đường Nhã Nam - Luộc Giới - Đồng Bài

Khoảng cuối năm 1891, đầu năm 1892, Cả Huỳnh chỉ huy một toán nghĩa quân tiến về làng Đồng Bảng, xã Đồng Vương là vùng cư trú củađồng bào dân tộc Mán (nay gọi là dân tộc Dao) Trong làng có Phan Lưu Phan, mới 19 tuổi dắt theo con ngựa xin theo nghĩa quân

Cả Huỳnh rất mừng vì quân Pháp đóng ở đồn Đèn, Đồng Vương, La Sa, Lũng Than, Khe Ngọn Việc di chuyển của nghĩa quân gặp khókhăn, nay có Phan Lưu Phan thông thạo địa hình làm liên lạc, nên vui vẻ chấp nhận

Một hôm Phan dắt ngựa đi tới Trại Hạ, bỗng thấy một toán lính Pháp đang dò dẫm men theo suối Khe Hạ để vào Trại Hạ là nơi Cả Huỳnhđóng quân, liền phóng ngựa theo đường tắt về phi báo Lập tức Cả Huỳnh đem quân đi phục kích ở quả đồi rậm rạp (nay dân gọi là đồi Tăng Xê).Bọn giặc lọt vào trận địa, Cả Huỳnh phát lệnh nổ súng, giết gọn toán giặc, thu vũ khí và quân trang

Một hôm Phan Lưu Phan cưỡi ngựa đem công văn của Cả Huỳnh gửi cho Cả Trọng Tới đầu rừng Phan thấy hai tên Pháp đang chụm đầuvào nhau hút thuốc lá Không kịp ghìm ngựa Phan phóng ngựa vọt qua Hai tên Pháp đuổi theo nổ súng Đi được một đoạn, Phan giấu ngựa, túiđựng thư vào chỗ kín, lấy nỏ nắp tên tẩm thuốc độc nằm phục sau bụi rậm ở bên đường Một tên giặc xuất hiện, Phan bóp cò, tên giặc ngã sõngsoài, kêu như bò rống, rồi tắt thở Tên còn lại hốt hoảng co cẳng chạy, Phan bắn phát thứ hai, nó cùng chung số phận với tên thứ nhất Phan thusúng và quân trang, rồi quay lại lấy ngựa, công văn, đi tiếp đến La Sa trao thư và một khẩu súng cho Cả Trọng, còn một khẩu đem về nộp cho CảHuỳnh

1 Một vùng Yên Thế, tác giả là Anh Vũ, Nguyễn Xuân Cần, Sở Văn hóa Thông tin Hà Bắc và ủy ban nhân dân huyện Yên Thế Tân Yên xuất bản năm 1993 Sách Địa chí Tân Yên Còn theo Đỗ Quang Huyên viết trên báo "Xưa và nay" trong bài "Nghi vấn về tiểu sử tướng Cả Huỳnh" viết: "Phả ký họ Đỗ Hành Thiện do cụ

-Đỗ Ngọc Bá biên soạn năm 1949 Trong Phả ký có nói đến cụ -Đỗ Văn Hoàng tự Ngọc Huynh, sinh năm 1871 tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định viết: ông tham gia khởi nghĩa Yên Thế năm 1901 với biệt danh Cả Huỳnh Khi sa cơ bị quân Pháp bắt rồi bị chúng xử tử ngày 16 tháng 10 năm Kỷ Dậu (28-11-1909).

Người anh của ông Cả Huỳnh, ông Đỗ Ngọc Tiên cũng là nghĩa binh của cụ Thám Ông cũng bị Pháp cầm tù 10 năm (1908-1918), mất năm 1922 Theo lời kể của các cụ ở Hành Thiện, khi mở phiên tòa xét xử Cả Huỳnh, Chính phủ Bảo hộ có gửi giấy cho chức sắc làng Hành Thiện và đại diện thân nhân đến dự.

Ngày đăng: 15/09/2018, 19:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w