Tuy nhiên, hiện nay những hộ dân sống xung quanh khu vực các bãi rác chưa được hưởng sự đền bù thích đáng về những tổn hại môi trường mà họ phải gánh chịu do rác thải gây ra.. Về nội dun
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐỊNH MỨC PHÍ TỐI ƯU CHO VIỆC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA
HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP.HCM
NGUYỄN THỊ KIM TIÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐỊNH MỨC PHÍ TỐI
ƯU CHO VIỆC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP.HCM”, do Nguyễn Thị Kim Tiên, sinh viên khóa 31, chuyên ngành kinh tế tài nguyên môi trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
ĐẶNG MINH PHƯƠNG Người hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3Tôi xin cảm ơn sự chỉ dạy tận tình của thầy Đặng Minh Phương giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Đồng thời, tôi xin cảm ơn phòng Quản lý chất thải rắn, Sở TN&MT TP.HCM, đặc biệt tôi xin chan thành cảm ơn chị Trần Thị Huỳnh Anh đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa phương
Tôi xin cảm ơn bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn gian đình, quý thầy cô, các bạn bè, các
cô ,chú, anh, chị đã động viên giúp đỡ, khích lệ tôi vượt qua những khó khăn trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Tp HCM, ngày 12 tháng 6 năm 2007
Nguyễn Thị Kim Tiên
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM TIÊN Tháng 7 năm 2009 “Xác Định Mức Phí Hợp Lý Cho Việc Thu Gom, Vận Chuyển và Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt từ Hộ Gia Đình tại TP.HCM”
NGUYEN THI KIM TIEN July 2009 “Determining The Reasonable Fee For Collecting, Transporting, And Solve The Rubbishes From Homehouse At Ho Chi Minh City”
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu thông tin từ các phòng ban và điều tra những họ dân sống trong khu vực bãi rác Phước Hiệp, huyện Củ Chi
Xuất phát từ tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao do khối lượng rác thải rắn ngày càng tăng Môi trường xung quanh các bãi rác trơt nên xuống cấp trầm trọng, cụ thể trong đề tài này là môi trường xung quanh bãi rác Phước Hiệp Người dân trong khu vực quanh bãi rác Phước Hiệp phải gánh chịu những mùi hôi, tiếng ồn, nước ngầm bị ô nhiễm Theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, thì những người thải rác phái có trách nhiệm trả tiền đền bug cho những người dân sống xung quanh bãi rác Phước Hiệp
Đề tài đã áp dụng quy tắc PPP để tính mức phí hợp lý mà hộ gia đình tại TP.HCM phải trả cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác
Trang 54.1 Mô tả hiện trạng ô nhiễm trong khu vực 27
Trang 64.2 Đặc điểm mẫu điều tra 35
4.2.3 Nhận thức của người dân về mức độ ô nhiễm trong khu vực 37
4.2.4 Tình hình sức khỏe của người dân trong khu vực 38
4.3 Xác định tổn hại do một kg rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình gây ra 38
4.3.4 Tổn hại do một kg rác sinh hoạt hộ gia đình gây ra hàng năm 43
4.4 Xác định chi phí cho việc quản lý chất thải sinh hoạt tại TP.HCM 45
4.4.3 Tính toán các chi phí hợp lý cho các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh
4.5 Mức phí hợp lý mà một hộ dân ở TP.HCM phải trả cho công tác quản lý rác
PHỤ LỤC
Trang 7DVTGVC Dịch Vụ Thu Gom Vận Chuyển
KCN – KCX Khu Công Nghiệp – Khu Chế Xuất
MTĐT Công Ty Môi Trường Đô Thị
PPP Nguyên Tắc Người Gây Ô Nhiễm Phải Trả
TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1 Nhiệt Độ và Lượng Mưa Trung bình Tháng 6 Bảng 2.2 Tình Hình Sử Dụng Đất của Thành Phố Năm 2008 7 Bảng 2.3 Dân Số và Biến Động Dân Số qua Các Năm 8 Bảng 2.4 Số Người Được Giới Thiệu Việc Làm Trong Độ Tuổi Lao Động 8 Bảng 2.5 Sản Phẩm Chủ Yếu của Ngành Công Nghiệp qua 2 Năm 2006 – 2007 9 Bảng 2.6 Giá Trị Sản Xuất Nông, Lâm Nghiệp và Thuỷ Sản theo Giá Thực Tế Năm
Bảng 3.2 Ảnh Hưởng Chất ONKK đến Sức Khỏe Con Người 20 Bảng 4.1 Diễn Biến Nồng Độ Các Chất Khí Xung Quanh Bãi Rác Phước Hiệp Năm
Bảng 4.8 Nhận Thức của Người Dân Về Chất Lượng Nguồn Nước Giếng Trong Khu
Bảng 4.9 Bảng đơn giá nước cho khu vực quận, huyện ven thành phố 43 Bảng 4.10 Các khoản tổn hịa do bãi rác gây ra 43 Bảng 4.11 Nguồn và Khối Lượng Rác Sinh Hoạt tại TP.HCM 44
Trang 9Bảng 4.15 Tính toán mức phí cần thu từ khu vực hộ dân cho các hoạt động quản lý
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị NH3 xung quanh Bãi Rác 28 Hình 4.2 Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị H2S xung quanh Bãi Rác 28 Hình 4.3 Hình Ảnh Bận Rộn tại Bãi Rác Phước Hiệp, Củ Chi 30 Hình 4.4 Kênh Thầy Cai bị Lấp Đầy Bùn do Bãi Rác Bị Lún 31 Hình 4.5 Nước Kênh Thầy Cai bị Nhuộm Đen vì Nước Thải Từ Bãi Rác Phước Hiệp
32 Hình 4.6 Diễn Biến Nồng Độ Coliform trong Nước Kênh Thầy Cai 33 Hình 4.7 Biểu Đồ Tỷ Lệ Học Vấn Những Người Được Hỏi Trong Khu Vực 36 Hình 4.8 Biểu Đồ Thể Hiện Thu Nhập trong Một Tháng Của Mẫu Điều Tra 37
Hình 4.10 Biểu Đồ Thể Hiện Ý Thức của Người Dân Trước Khi Sử Dụng Nguồn
Hình 4.11 Sơ đổ quản lý thu phí CTR tại TP.HCM 47
Trang 11Phụ lục 5 Chi phí cho người thu phí và quản lý
Phụ lục 6 Bảng phỏng vấn người dân xã Phước Hiệp
Trang 12lệ giao thông hoặc lấn chiếm lòng lề đường Nghĩa là nếu như có lúc nào đó bị phát hiện sẽ bị phạt tiền một lần rồi thôi và mức phạt cũng rất nhẹ Ví dụ một công ty gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, làm thiệt hại hàng tỉ đồng và đe dọa sức khỏe của con người nhưng chỉ bị phạt vài triệu đồng rồi ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm Cách ứng xử như vậy cho thấy người ta vẫn còn coi ô nhiễm môi trường như một vấn đề xã hội - dân sự chứ chưa phải là một vấn đề kinh tế Và cách ứng xử này khiến việc giải quyết nạn ô nhiễm môi trường rơi vào cảnh bế tắc
Khi người ta sản xuất để kiếm lợi nhuận và thải một chất nào đó vào môi trường mà không phải trả tiền cho việc đó, tức là đã sử dụng môi trường như một nguồn lực phục vụ cho việc sản xuất của mình Như vậy sẽ là rất công bằng để đặt vấn
đề họ phải trả tiền cho môi trường “Trả tiền cho môi trường”, “mua môi trường” là những khái niệm đã trở nên quen thuộc ở một số nước phát triển
Ô nhiễm môi trường cần phải qui thành những giá trị tính bằng tiền, và người gây ô nhiễm phải trả tiền cho sự ô nhiễm do họ gây ra là cách duy nhất có thể kiểm soát được Bằng cách này người gây ô nhiễm phải cân nhắc có nên tiếp tục trả tiền cho
sự gây ô nhiễm mỗi năm không, hay là đầu tư một phương tiện xử lý môi trường cho nhà máy của mình và từ đó không phải tốn tiền
Xét trong trường hợp người thải rác và người sống xung quanh bãi rác Theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP – Polluter Pays Principle) thì người thải rác phải có trách nhiệm chi trả những khoảng thiệt hại mà người dân sống trong
Trang 13khu vực bãi rác phải gánh chịu Tuy nhiên, hiện nay những hộ dân sống xung quanh khu vực các bãi rác chưa được hưởng sự đền bù thích đáng về những tổn hại môi trường mà họ phải gánh chịu do rác thải gây ra Khi những người thải rác phải trả chi phí tổn hại cho lượng rác họ thải ra, thì chắc chắn họ sẽ có ý thức giảm lượng rác ấy xuống bằng nhiều phương pháp khác nhau Như vậy, vấn đề ô nhiễm rác thải sẽ được giải quyết, hơn thể nữa những người bị thiệt hại lại được nhận đền bù
Trên thực tế, TP.HCM đã áp dụng mức phí rác thải đối với hộ gia đình cũng như các khu vực khác Nhưng mức phí này đối với hộ dân thì được tính đều nhau, không có sự phân biệt giữa hộ thải nhiều và hộ thải ít Điều cần nói ở đây là chi phí môi trường đối với từng khối lượng rác chưa được xác định
Chính vì những lý do trên mà tôi thực hiện đề tài “Xác định mức phí hợp lý cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của hộ gia đình tại TP.HCM” Vì bị hạn hẹp về thời gian cũng như kinh phí nên đề tài chỉ xác định mức
phí cho khu vực thuộc hộ gia đình
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tình hình ô nhiễm do bãi rác Phước Hiệp gây ra
Xác định tổn hại môi trường hàng năm do một kg rác thải sinh hoạt của hộ gia đình gây ra
Đánh giá sơ lược tình hình thu phí thải sinh hoạt tai TP.HCM
Xác định chi phí trung bình cho việc thu gom và xử lý một kg rác thải sinh hoạt
hộ gia đình
Tính ra mức phí hợp lý cho một kg rác thải rắn mà hộ gia đình phải trả
Kết luận và kiến nghị
1.3 Phạm vi của khóa luận
Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/3/2009 đến
23/7/2009 Trong đó thời gian từ 26/03/2009 đến 10/04/2009 viết đề cương và thu thập
số liệu Thời gian còn lại tập trung xử lý số liệu và hoàn chỉnh đề tài
Về không gian: Đề tài tiến hành dựa trên nguồn số liệu thu thập được từ Sở
TN&MT TP.HCM và số liệu điều tra trên địa bàn khu dân cư nằm trong vùng ảnh
hưởng của bãi rác Phước Hiệp huyện Củ Chi
Về nội dung: Đề tài chỉ nhằm vào các nội dung chính là đánh giá tình hình thu
gom và xử lý rác sinh hoạt của bãi rác Phước Hiệp, đánh giá hiện trạng ô nhiễm quanh khu vực và tính toán tổn hại môi trường do bãi rác gây ra, tiếp đến là phân tích tình
Trang 14hình thu phí sệ sinh hiện tại trên địa bàn TP.HCM, từ số liệu thu thập được từ Phòng quản lý chất thải rắn, Sở TN&MT TP.HCM tính toán chi phí thi gom, vận chuyển và
xử lý rác thải rắn từ khu vực hộ gia đình ta tính ra chi phí cụ thể trên một đơn vị
Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu 4 đối tượng chính:
Nạn nhân – những người sống gần bãi rác phải gánh chịu những tổn hại do bãi rác gây ra Như tổn hại về sức khỏe, về đất đai, tổn hại nguồn nước Từ đó xác định Chi phí môi trường do một khối lượng rác thải xác định gây ra
Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt từ khu vực hộ dân Nguồn rác thải mà bãi rác phải thu gom và xử lý trong một ngày
Những chính sách trợ giá hay chính sách quản lý của chính phủ đối với việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày về kết quả tính toán mức tổn hại môi trường do một kg rác thải sinh hoạt từ khu vực hộ dân, tính toán về chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý một kg chất thải rắn từ khu vực hộ dân Cuối cùng tính được mức phí hợp lý mà hộ gia đình phải đóng cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý một kg rác có tính chi phí tổn hại môi trường
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận dựa trên những gì đã phân tích và tính toán, kiến nghị một số vấn đề chưa được thực hiện cũng như những nghiên cứu tiếp theo xoay quanh vấn đề này
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã tham khảo một số đề tài có liên quan, cụ thể là:
Đề án “Thu phí thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM”, tháng 8 năm 2007, của Phòng Quản Lý Chất Thải Rắn thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM Nội dung của đề án là giới thiệu về một số phương pháp tính và thu phí thu
go và xử lý chất thải rắn ở hai thành phố lớn trong nước, Hà Nội và Đà Nẵng Sau đó đưa ra các chi phí có liên quan và các phương pháp tính mức phí cho từng đơn vị trên địa bàn TP.HCM Tính toán số tiền thu được trong những năm kế tiếp, và đưa ra mức phí cho những năm kế tiếp với sự tính toán tương ứng với mức chiết khấu là 10% cho mỗi năm Đề án đã tính được mức phí thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho toàn TP,
ưu điểm của đề án là có phân ra mức phí khác nhau giữa các quận, các đơn vị, các hộ gia đình có vị trí khác nhau, có trợ cấp Tuy nhiên, đề án lại không đề cập đến phí ô nhiễm môi trường mà những người dân xung quanh bãi rác phải gánh chịu
Đề án “Thu phí thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM”, năm
2009, của Phòng Quản Lý Chất Thải Rắn thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM
Đề án tóm tắt sơ lược về tình hình thu phí rác thải sinh hoạt ở TP.HCM Tính toán và đưa ra những con số thống kê về số tiền thu được và chưa thu được, nhà nước phải bù
lỗ cho hoạt động thu gom và xử lí chất thải rắn trên địa bàn Xem xét tình hình phát triển hiện tại trên địa bàn, và con số bù lỗ quá cao, vượt quá mức trợ cấp của TW, do
đó đề xuất tăng mức phí thu gom và xử lí chất thải rắn lên
Đề tài còn tham khảo luận văn “Đánh giá tổn hại do ô nhiễm tại bãi rác Phước Hiệp, Huyện Củ Chi, TP.HCM” của Vũ Thị Anh Ngọc Nội dung của đề tài là mô tả tình hình ô nhiễm xung quanh bãi rác Phước Hiệp Sau đó, tổn hại về sức khỏe mà người dân phải gánh chịu do sống trong môi trường ô nhiễm mà bãi rác gây ra, tác giả
Trang 16còn tính toán được thiệt hại về việc đất trong khu vực bị giảm giá trị do chất lượng môi trường sống thấp Cuối cùng đưa ra một số đề xuất để quản lý cũng như cải thiện sự ô nhiễm trong khu vực Tuy nhiên, đề tài bỏ qua phần thiệt hại về nguồn nước
Đề tài còn tham khảo một số tài liệu trên báo chí, trên đài, trên trang web có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang
Hình 2.1 Bản Đồ TP.HCM
Nguồn tin: Huy Trường, 2008
Trang 17Khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, TP.HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ đầu tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau
Nhiệt độ không khí hàng năm dao động từ :26.2-300C
Nhiệt độ trung bình trong năm :27.40C
Nhiệt độ trung bình cao nhất :300C
Nhiệt độ trung bình thấp nhất :26.20C
Lượng mưa
Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng
từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực
còn lại
Gió và hướng gió
TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam
và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s,
Trang 18vào mùa mưa Gió Bắc – Ðông Bắc từ Biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa
khô Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3
và tháng 5, tốc độ trung bình 3,7 m/s
Độ ẩm không khí
Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa,
80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5% Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình
quân/năm 79,5%
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Điều kiện kinh tế
209.589,26 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích tới 58,93%, đất phi nông
nghiệp là 39,99% và đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1,08% Thành phố Hồ Chí Minh luôn
có xu hướng chuyển từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở do thành phố là
trung tâm thương mại lớn nhất nước nên số lượng dân số tăng rất mạnh và vì thế rất
cần có diện tích để phát triển các ngành công nghiệp Diện tích đất ở chiếm 9,79%
Trang 19đứng sau đất chuyên dùng (trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp) Theo quy hoạch
sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt thì đến năm 2010 diện tích đất
nông nghiệp giảm 27.293,41ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp trong đó đất ở tăng
16.459,81ha và đất chuyên dùng tăng 10.269,02ha
Tình hình dân số và biến động dân số
Toàn thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 2.095,01km2 với tổng dân số năm
2008 là 6.662.993 người, mật độ dân số bình quân là 2.935 người/1km2
Bảng 2.3 Dân Số và Biến Động Dân Số qua Các Năm
năm 2006 – 2007 tăng rất mạnh (từ trên 5,8 triệu người lên đến hơn 6,6 triệu người) do
tỷ lệ sinh qua 2 năm này tăng dẫn đến tỷ lệ tăng tự nhiên tăng, cộng thêm tỷ lệ tăng cơ
học cũng tăng mà trong đó tỷ lệ chết qua các năm cũng không đổi là 4,0 0/00
Với quy mô dân số đông như trên thì Thành phố Hồ Chí Minh cung ứng một
lực lượng lao động phục vụ cho các ngành cũng rất lớn Thành phố Hồ Chí Minh là
trung tâm thương mại lớn ở phía Nam, vì thế nhu cầu lao động cũng rất lớn Vậy với
lực lượng lao động của thành phố thì số người trong độ tuổi lao động được giới thiệu
việc làm là bao nhiêu?
Bảng 2.4 Số Người Được Giới Thiệu Việc Làm Trong Độ Tuổi Lao Động
Trang 20Qua bảng 2.4 ta thấy số người trong độ tuổi lao động được giới thiệu việc làm qua các năm đều tăng trong đó số người có việc làm ổn định cao hơn rất nhiều so với
số người có việc làm tạm thời Bảng cũng phản ảnh được phần nào thành phố là khu vực tập trung mua bán trọng điểm do số người làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước
và đầu tư nước ngoài chiếm đa số
Tình hình phát triển ngành công nghiệp ở thành phố
Thành phố là nơi tập trung các ngành sản xuất công nghiệp rất lớn, với số lượng các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, v.v để sản xuất các sản phẩm công nghiệp nhiều nhất nước Vì thế sản phẩm rất đa dạng, có nhiều mặt hàng được sản xuất để tiêu dùng trong nước và xuất sang nước ngoài Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu qua
2 năm 2006 – 2007 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5 Sản Phẩm Chủ Yếu của Ngành Công Nghiệp qua 2 Năm 2006 – 2007
Sản phẩm CN Đvt Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Nguồn tin: Niên giám Thống kê Tp HCM 2008
Từ bảng 2.6 ta thấy sản lượng của các ngành công nghiệp qua 2 năm đều tăng đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp như quần áo may sẵn là tăng mạnh nhất, kế đó là sữa, bia các loại, v.v điều đó cho thấy mức sống của người dân ở đây rất cao do sản
Trang 21lượng của các sản phẩm công nghiệp tăng mạnh thuộc vào các sản phẩm xa xỉ (quần
áo, bia, thuốc lá, v.v.)
Tình hình nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của thành phố trong năm 2007
Tp HCM ngoài phát triển mạnh các ngành công nghiệp mà các ngành nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản cũng chiếm số lượng đáng kể
Bảng 2.6 Giá Trị Sản Xuất Nông, Lâm Nghiệp và Thuỷ Sản theo Giá Thực Tế
Trang 22Qua bảng cho ta thấy giá trị của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,2% trong tổng số giá trị của nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Trong đó giá trị của ngành trồng lúa chiếm rất cao được tập trung trồng chủ yếu ở các huyện như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn Còn ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản cũng chiếm tỷ lệ không kém (29,5%), được nuôi chủ yếu ở vùng ven biển của huyện Cần Giờ
Tình hình thương mại, du lịch
Về mặt thương mại và dịch vụ thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Thành phố có hệ thống chợ và siêu thị khá lớn Trong tương lai, thành phố sẽ xây dựng một số chợ mới thuận tiện
và hiện đại phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị
Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2007, với lượng khách quốc tế lên đến 1.896.000 người, tăng 20% so với năm 2006 Kể từ năm 1990, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% đến 35% doanh thu du lịch cả nước
Bảng 2.7 Số Cơ Sở Thương Mại, Khách Sạn Nhà Hàng, Du Lịch và Dịch Vụ Phân theo Thành Phần Kinh Tế
ĐVT: cơ sở
Thương nghiệp 102.520 133.423 130.067 136.844 Khách sạn, nhà hàng 26.318 40.572 37.939 36.676
Dịch vụ, tiêu dùng 18.373 22.839 23.478 84.602
Nguồn tin: Niên giám Thống kê Tp HCM 2008 Bảng 2.7 cho ta thấy các cơ sở thương mại, khách sạn nhà hàng, du lịch và dịch vụ qua các năm đều tăng rõ rệt, tùy theo lĩnh vực mà có năm tăng nhiều hay ít Trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng tăng vọt từ trên 26.300 cơ sở lên đến hơn 40.500
cơ sở qua 2 năm 2004 – 2005 do trong năm 2005 thành phố đón lưu lượng khách nước ngoài tăng 20% so với năm 2006 Còn trong lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng tăng
Trang 23vọt nhất và mạnh nhất trong năm 2006 – 2007 từ trên 23.000 cơ sở lên gần 85.000 cơ
sở
b) Điều kiện văn hoá – xã hội – giáo dục và y tế
Công tác giáo dục và đào tạo
Nếu năm 1976, số học sinh trên một vạn dân của thành phố chỉ bằng 99,86% mức của cả nước thì năm 1980 đã bằng 197,8% Năm 1982, Thành phố chiếm 6,5% tổng số học sinh phổ thông cả nước và có số sinh viên đang theo học bằng 11,3% số sinh viên đang theo học trên toàn quốc Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ và phổ cập tiểu học; 100% số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao Sở GDĐT
TPHCM đã trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục
Trang 24Qua bảng ta thấy số trường học cũng như lớp học và đội ngũ giáo viên, học sinh đều tăng qua các năm học Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thành phố ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được quan tâm thực hiện, công tác huy động học sinh ra lớp đạt kết quả tốt thường xuyên thực hiện và duy trì
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là Trung tâm y tế lớn nhất nước ta với số lượng
cơ sở y tế được trang bị ngày càng hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ y tế có trình độ
cao nhiều nhất nước Thành phố hiện có 39 bệnh viện và 43 phòng khám khu vực,
303 trạm y tế (100% số xã có trạm y tế) Số y bác sĩ trên một vạn dân của Thành phố
từ chỗ bằng 43,05% mức cả nước vào năm 1976 đã tăng lên mức bằng 57,83% của
cả nước năm 1980 với mức tăng bình quân mỗi năm cao hơn mức tăng cả nước đến
9% trong giai đoạn này Số giường bệnh cho một vạn dân cũng tăng lên tương ứng
Như vậy qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển Thành phố đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như đào tạo và nâng cao trình
độ của đội ngũ cán bộ y tế của mình và đã gặt hái được những thành quả đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh và chăm lo sức khoẻ nhân dân, mà nổi bật nhất
là điều trị vô sinh và ghép máu cuống rốn điều trị ung thư đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của một Trung tâm y tế lớn bậc nhất nước của Thành phố
Trang 25CHƯƠNG 3 NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Các khái niệm
a) Ô nhiễm môi trường nước
Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho CN, NN, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm tự nhiên và ô nhiễm nhân
tạo
Ô nhiễm tự nhiên: là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do tuyết tan, gió bão lũ lụt và do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm như: chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước
Ô nhiễm nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu là các chất thải sinh
hoạt công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước
Đặc trưng ô nhiễm môi trường nước
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: có xuất hiện các
chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn; thay đổi tính chất vật lý (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ, v.v.); thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ; xuất hiện các chất độc hại, v.v.); lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ
Trang 26vừa mới thải vào; các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng, có xuất hiện các vi trùng gây bệnh
Các loại ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước Dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt; dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương; dựa vào tính chất của ô nhiễm, như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý
Ô nhiễm sinh học của nước: ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị
hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, v.v Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được như sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh, v.v Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước Thí dụ như thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đương với một thành phố 500.000 dân Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol
Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ: do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng
trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr,
Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp Nhiễm độc chì (đó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, crom, nickel, cadnium rất độc đối với sinh vật thủy sinh) Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại Khi phân bón được sử dụng một
Trang 27cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới
Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa, v.v Hydrocarbons (CxHy): hydrocarbons là các hợp chất của
các nguyên tố của cacbon và hydrogen Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng khí trong nhiệt độ và áp suất bình thường Tuy nhiên, đại đa số CxHy là chất lỏng và rắn Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ (Walker et al., 1996) Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại Vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá Ðôi khi cá bắt được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển; Chất tẩy rữa là bột giặt tổng hợp và xà bông: bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950 Chúng là các chất hữu
cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar) Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo Ngoài các xà bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm v.v.sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni); nông dược (pesticides): các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides còn gọi là chất diệt dịch hay chất diệt hoạ Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước Nguyên nhân gây ô nhiễm
là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển Sử dụng
Trang 28nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường
Vài tác động cơ bản do ô nhiễm môi trường nước gây ra
Tác động đến con người: nước là đường truyền bệnh rất nguy hiểm Nguồn
nước ô nhiễm tác động đến người dân thể hiện qua sức khoẻ cộng đồng, khi ăn các loài thực phẩm như cá, tôm, ngêu v.v bị nhiễm độc do nước ô nhiễm, con người sẽ mắc nhiều chứng bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư, ngoài ra nguồn nước còn gây ra các
bệnh thương hàn, kiết lị, dịch tả Nguyên nhân là do trong nước ô nhiễm có nhiều vi
khuẩn và nấm gây bệnh cho người Những người xây cất nhà trái phép, lấn chiếm kênh rạch, thải rác xuống nước gây ô nhiễm môi trường nước, nhưng chính họ cũng là nạn nhân chịu ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm Nhiều gia đình đã quen với mùi hôi thối và màu nước đen dơ bẩn trên kênh rạch Việc thải rác xuống sông, rạch đã gần như thói quen của họ và họ quan niệm rằng khi nước đã bẩn thì không cần gìn giữ gì nữa,
và thờ ơ với môi trường bị ô nhiễm
Tác động đến đời sống thủy sinh: môi trường nước bị ô nhiễm dù ở mức độ nhẹ hay rất nặng cũng đều gây ra ảnh hưởng xấu nhất đến giới tự nhiên, đến các hệ sinh thái, khu hệ động thực vật, thủy sinh, v.v Nguồn nước bị ô nhiễm đã tác động đến các loại động thực vật, mà môi trường sống và sự phát triển của chúng có liên quan chặt chẽ với kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng.v.v đó là các loại thưc vật ven mép nước, vựa sông rạch, cây trồng nông nghiệp như lúa, rau muống, sen, súng, cói, cây rừng ngập
Trang 29mặn và các loài động thực vật thủy sinh, gồm vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nổi, động
vật đáy và các loài thủy sản như tôm, cá, và các loại khác
Tác động của nước mặt bị ô nhiễm đến nước ngầm: khi môi trường nước bị ô
nhiễm vùng ven sông rạch, vùng bán ngập do mạch nước ngầm nông, nguồn nước mặt
khi bị ô nhiễm với nhiều yếu tố độc hại đã di chuyển thẳng xuống mạch nước ngầm
theo phương thẳng đứng hoặc từ nước sông ngấm vào mạch nước ngầm theo phương
nằm ngang, dưới tác động của thủy triều mà không qua quá trình gạn lọc, làm sạch tự
nhiên của môi trường đất Như vậy các nguồn nước sông, nước kênh bị ô nhiễm sẽ gây
ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nuớc ngầm tầng nông
Bảng 3.1 Giá Trị Giới Hạn Cho Phép của Các Thông Số và Nồng Độ Các Chất Ô
Nhiễm trong Nước Mặt (TCVN 5945-1995)
Nguồn tin: Sở TN&MT, 2007
Trang 30Ghi chú:
Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý như qui định)
Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có qui định riêng
b) Ô nhiễm không khí
Khái niệm về ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí (ONKK): là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí: khí cacbon tăng lên nhiều lần, bụi, hơi nước,
và các khí độc hại cũng tăng lên, làm không khí không sạch và có mùi khó chịu
Nguồn gây ô nhiễm không khí
Có nhiều nguồn gây ONKK nhưng có thể chia thành 2 nguồn chính: nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo
Nguồn gốc tự nhiên: phun núi lửa, hiện tượng cháy rừng với các khí cacbon monoxit (CO), cacbon dioxit (CO2), quá trình phân hủy giải phóng ammoniac (NH3), metan (CH4), oxitnitơ (NO2)
Nguồn gốc nhân tạo: nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là
do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông
Vài tác động cơ bản do ô nhiễm không khí gây ra
Tác động đến con người: ONKK có nhiều ảnh hưởng tai hại cho sức khỏe con người Chủng loại và sự trầm trọng của các ảnh hưởng này tùy thuộc vào loại hóa chất, nồng độ và thời gian nhiễm Các nhóm đặc biệt nhạy cảm là những người bị rối loạn tim phổi, trẻ em, nhất là các em hiếu động và những người bị suyễn và bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng Khó mà nói một cách chính xác chất độc nào gây ra một bệnh nào Vì các chất NO tác động trong một thời gian dài, có sự cộng hưởng nhiều chất và thời gian ủ bệnh lâu như bệnh viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi và bệnh tim Khi
bị nhiễm chất ô nhiễm mạnh hoặc thời gian ô nhiễm kéo dài tùy với nồng độ thấp, chất nhày bị bão hòa, chất ô nhiễm sẽ vào sâu trong hệ hô hấp và gây hại nhiều hơn Bụi mịn rất hại vì có thể vào sâu mang theo các chất độc gắn vào các bề mặt của phế quản
Trang 31hay phế bào Nhiễm khói thuốc lâu dài và các chất ô nhiễm khác như Ozon, SO2, NO2
làm hủy hoại tiêm mao Do đó vi khuẩn và các và các hạt mịn xuyên thấu phế bào làm viêm nhiễm và ung thư phổi Ngoài ra hút thuốc lâu năm và ONKK lâu dài làm chất nhầy nhiều, ngăn chặn luồng khí và tạo ra ho Khi cơ của phế quản bị chai vì ho lâu, chất nhày tích tụ và thở ngày càng khó, sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính Ung thư phổi là do sự tăng trưởng bất bình thường của tế bào màng nhày của phổi và phế quản Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu, nhưng nó cũng do hít phải các chất ONKK: chất phóng xạ, bụi amiant, arsenic, crôm, v.v
Hình 3.1 Sơ Đồ Hệ Hô Hấp Người
Nguồn tin: Sách sinh học, lớp 9, NXBGD, 2008
Ảnh hưởng đời sống sinh vật: ONKK gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật SO2 là một trong những chất ONKK rất độc cho thực vật, kế đến là NO2, Ozon, Fluor, Chì, v.v Chúng gây hại trực tiếp cho thực vật khi chúng đi vào không khí (stomates) Chúng sẽ làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh ONKK cũng có thể ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca, giết chết vi sinh vật đất, làm giảm hấp thu thức ăn và nước Đối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn Chì cũng
có nhiều tai hại cho động vật
Trang 32Bảng 3.2 Ảnh Hưởng Chất ONKK đến Sức Khỏe Con Người
Cadimium Nồi luyện kim Nguy hại đến thận, các túi chứa
khí, viêm cuống phổi
Chlorine Dệt, Nhuộm Đau mắt, mũi, cuống họng, phù
Viêm phổi, viêm phế quản
Hydrocabon Phân giải hữu cơ Khó chịu, nhức đầu
Nguồn tin: Lê Huy Bá, 2000
Ảnh hưởng lên khí hậu: có sự tác động hỗ tương giữa ONKK và nhân tố khí
hậu Hướng gió, độ chiếu sáng, lượng mưa chi phối cường độ ONKK Ngược lại, khi
mà ONKK ở mức độ cao sẽ biến đổi nhân tố khí hậu, như dòng quang năng rọi tới trái
đất sẽ bị giảm theo ngày có sương mù ở đô thị Ảnh hưởng ONKK lên khí hậu là hiển
nhiên Nhưng đối với khí hậu toàn cầu thì vấn đề hết sức phức tạp Thật vậy, sự gia tăng lượng than khí trong không khí hay sự gia tăng lượng bụi làm việc đánh giá nhiệt
độ mặt đất trở nên khó khăn hơn Ngoài ra ONKK còn là nguyên nhân gây hiện tượng
hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất gia tăng, gây hiện tượng nóng lên toàn cầu
(global warming) Băng ở hai cực trái đất tan, nước biển giãn nở làm chìm ngập các vùng thấp và hải đảo Hạn hán, lũ lụt sẽ thường xuyên hơn, mưa bão dữ dội hơn
Trang 333.1.2 Các lý thuyết liên quan
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
Năm 1972, tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã soạn thảo và chấp nhận nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”
Nguyên lý căn bản của PPP là giá cả của một hàng hóa ay dịch vụ phải được biểu hiện đầy đủ vào tổng chi phí sản xuất của nó bao gồm cả chi phí của tất cả tài nguyên được sử dụng Vậy việc sử dụng không khí, nước hay đất cho việc loại chất thải hay cất giữ chất thải cũng là sử dụng các tài nguyên giống như lao động hay các nhập lượng làm nguyên liệu cho sản xuất
Tình trạng thiếu các giá cả đúng mức cho TNMT, và đặc tính ai cũng sử dụng được đối với nhiều TNMT có nghĩa rằng đang có một nguy cơ nghiêm trọng về việc khai thác quá mức và tất sẽ dẫn đến việc hủy hoại hoàn toàn nguồn tài nguyên đó
Nguyên tắc PPP tìm cách để sửa đổi tình trạng thất bại của thị trường này bằng việc làm cho những người gây ô nhiễm “nội hóa” các chi phí sử dụng hoặc làm xuống cấp TNMT
Lý thuyết hiệu quả kinh tế đề nghị người gây ô nhiễm (xí nghiệp,cá nhân hay chính quyền) phải trả hoàn toàn chi phí về sự phá hoại môi trường do hoạt động của họ gây ra Điều này khuyến khích người ta giảm sự phá hoại đó, ít ra cũng ở mức mà chi phí biên tế của việc giảm ô nhiễm bằng chi phí biên tế của sự tổn hại gây ra bổ ô nhiễm đó
Trang 34Hình 3.2 Chi Phí và Lợi ích của Ô Nhiễm
Nguồn tin: Đặng Minh Phương, 2008 Trong mô hình ô nhiễm đơn giản này (nghĩa là một chất liệu đi vào môi trường
có thể bị trung hoà bởi các quá trình tự nhiên, vật lý và sinh học, và do đó mà nó không tồn tại dai dẳng và được lưu giữ lại một cách không độc hại trong vực chứa của môi trường), hoạt động của xia nghiệp ở mức Q với mức độ chất thải tương ứng là W được thể hiện trên trục hoành Người ta cũng giả thuyết rằng ở bất cứ mức độ hoạt động nào dưới mức Qa thì khối lượng chất thỉa sinh ra có thể được hấp thụ bởi môi trường, nếu đủ thời gian, và do đó bất cứ ngoại tác nào cũng chỉ là tạm thời (tức là có chất gây ô nhiễm nhưng không phải là ô nhiễm thường xuyên)
MNPB là lợi ích tăng thêm mà một xí nghiệp đang gây ô nhiễm nhận được từ việc thay đổi mức hoạt động của nó bằng một đơn vị (nghĩa là chi phí tư nhân biên tế của sản xuất trừ thu nhập biên tế nhận được)
MEC là giá trị của một tác hại kinh tế tăng thêm gây ra bởi ô nhiễm có liên quan đến một đơn vị hoạt động tăng thêm
Kết quả chính của việc phân tích này là mức tối ưu kinh tế của ô nhiễm được xác định bởi giao điểm của đường MNBP và MEC tại X Lưu ý rằng đay là mức ô nhiễm không bằng không
Qa Q Qn
Wa W Wn
0
Trang 35Các chi phí
Tổng chí phí (TC): tổng chi phí sản xuất gồm hai bộ phận cấu thành: chi phí cố định hay là định phí (FC), là chi phí mà hãng phải gánh chịu bất kể mức sản lượng là bao nhiêu, và chi phí biến đổi hay biến phí (VC), là chi phí thay đổi theo mức sản lượng
Chi phí trung bình (AC): Chi phí trung bình là chi phí trên một đơn vị sản phẩm Được tính theo công thức sau đây: AC = TC/Q
Chi phí biên (MC): Chi phí biên – đôi khi còn gọi là chi phí gia tăng – lượng chi phí tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Trong trường hợp, chi phí biên
lý, đồng thời dự doán chi phí các công tác trên cho năm sau và những năm tiếp theo để cân nhắc về khả năng chi trả của người dân và các đối tượng nguồn thải khác ngoài hộ dân hiện nay nhắm đưa ra các mức phí thích hợp
Nguyên tắc xây dựng hệ thống thu và quản lý phí: hệ thống thu phí cũng được thiết lập trên nguyên tắc “giữ nguyên trạng” để tránh làm xáo trộn hệ thống hiện nay Tuy nhiên việc quản lý phí sẽ được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo cho việc tiến dần đến việc giảm bao cấp trong công tác quản lý CTR
Các căn cứ pháp lý
Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 về hướng dẫn về Phí và Lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về Bảo vệ Môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 36Thông tư 17/2005/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 01/11/2005 về hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị
Quyết định 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây dựng về định mức
dự toán chuyên ngành vệ sinh đô thị
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Ngoài ra còn có những thông tin có liên quan đến vấn đề từ các trang web
Thu thập số liệu sơ cấp
Ngoài ra còn thông tin từ 70 mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên từ các hộ dân cư sống xung quanh bãi rác Phước Hiệp
3.2.2 Phương pháp xác định MEC
Tính tổng tổn hại môi trường do bãi rác Phước Hiệp gây ra đối với người dân cũng như môi trường xung quang Trong đó bao gồm tổn hại về sức khoẻ mà người dân phải gánh chịu do sống trong khu vực ô nhiễm, tổn hại về giá trị đất đai bị giảm xúc do chất lượng môi trường ngày càng kém, tổn hại nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trong khu vực
Tổng tổn hại/năm = Tổn hại sức khỏe/năm + tổn hại đất/năm + tổn hại nước/năm
Rác thải rắn đổ vào bãi rác Phước Hiệp phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, đề tài chỉ tập trung tính mức phí đối với phạm vi là hộ gia đình Do đó, phải tính được khối lượng rác của hộ gia đình đổ vào bãi rác Phước Hiệp hàng năm Tính tỉ lệ phần trăm của rác thải hộ gia đình với tổng lượng rác Từ đó suy ra mức tổn hại môi trường
do rác thải sinh hoạt của hộ gia đình gây ra
Giả sử hàm tổng tổn hại có dạng tuyến tính: EC = a + bW
Trang 37Trong đó:
EC: tổng tổn hại môi trường do rác sinh hoạt gây ra
W: lượng rác phát sinh từ hộ gia đình
a, b là những hàng số
Đạo hàm bậc nhất EC, ta được MEC Trong trường hợp này MEC là hàng số do
đó MEC = AEC = EC/W
3.2.3 Phương pháp xác định chi phí biên tế thu gom, vận chuyển, xử lý
Chi phí biên tế để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình trong đề tại này được giả sử là hằng số
Do đó, chi phí biến tế cũng chính bằng với chi phí trung bình: MC = AC
Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý 1 kg chất thải sinh hoạt từ khu vực hộ dân bằng tổng chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt từ khu vực hộ dân trong một năm chia cho số lượng rác phát sinh trong một năm từ khu vực hộ dân
3.2.4 Phương pháp xác định mức phí thu gom rác hợp lý
Chi phí thu gom, vận chuyển, và xử lý một kg rác thải hợp lý bằng tổn hại do một kg rác gây ra cộng thêm chi phí trung bình thu gom, vận chuyển, xử lý một kg rác thải Tức là P = MC + MEC
3.2.5 Phương pháp kế thừa số liệu
Sử dụng những số liệu đã có sẵn để phân tích tình hình ô nhiễm tại bãi rác Phước Hiệp, và tình hình thu phí thu gom và xử lý chất thải rắn tại TP.HCM
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp từ các hộ gia đình, tiến hành xử lý bằng phần mềm excel
Trang 38CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả hiện trạng ô nhiễm trong khu vực
Những người dân sống xung quanh bãi rác Phước Hiệp hàng ngày phải gánh
chịu những mùi hôi thối, cũng những ruồi nhặn từ bãi rác bay ra Theo số liệu thống kê
của Trạm y tế xã Phước Hiệp, những căn bệnh mà người dân ở đây thường xuyên mắc
phải là bệnh viêm mũi, đau bụng, nhứt đầu, viêm da do dị ứng, tiêu cháy do nhiễm
trùng, bệnh về đường tiêu hóa Nguyên nhân là do họ sống trong môi trường quá kém
chất lượng, từ chất lượng không khí đến chất lượng nguồn nước tất cả đều không được
đảm bảo Theo những thông tin điều tra được thì 100% người dân tại xã Phước Hiệp
đều sử dụng nước giếng để sinh hoạt, mặc dù nguồn nước ở đây đã có những dấu hiệu
của ô nhiễm như có mùi thum thủm, mùi tanh, có màu hơi vàng Một số ít thì không
quan tâm đến tác hại khi sử dụng nước bị ô nhiễm, còn phần lớn người dân thì phải
cắn răng chịu đựng vì nếu không sử dụng thì biết lấy gì mà sinh hoạt Họ không có sự
Trang 39Nhìn vào bảng 4.1 ta nhận thấy rằng hàm lượng bụi, SO2, NO2 nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép trong không khí Hàm lượng bụi trong năm 2008 giảm so với năm 2007, cụ thể là giảm 0.8 mg/m3
Hình 4.1 Biểu Đồ Diễn Biến Giá Trị NH 3 xung quanh Bãi Rác
0.73
0.2 0.89
Trang 40Hình 4.2 cho ta thấy hàm lượng H2S trong năm 2008 cao hơn tiêu chuẩn không khí Việt Nam là 15.5 lần và tăng lên 1.2 lần so với năm 2007 Điều này thật đáng lo ngại, vì H2S theo tính chất vật lý thì có mùi như trứng bị thúi rất khó chịu, gây ra hiện tượng nhứt đầu đặt biệt trong khí trời nắng gắt ở khu vực xã Phước Hiệp
Trong thời gian gần đây do bãi rác Phước Hiệp gần đầy nên lượng rác chở về đây không còn nhiều như trước nữa (1000 tấn/ngày), vì vậy không khí ở đây không còn nồng như trước nữa mà có xu hướng giãn ra Tuy nhiên về mặt chất lượng môi trường thì vẫn không có gì thay đổi
Qua 70 mẫu điều tra ở các ấp xung quanh bãi rác Phước Hiệp thì ngoài tình trạng ô nhiễm do không khí họ còn phải gánh chịu khói xe, tiếng ồn do xe chở rác gây
ra vào chiều tối và ban đêm Đặc biệt là những hộ dân sống dọc trên đường tỉnh lộ (thuộc xã An Hội) và trên đoạn đường vào công trường dài khoảng 3 km qua điều tra phỏng vấn thì 100% người dân ở ấp Mũi Côn Tiểu nói rằng từ 18h chiều hôm trước đến 6h sáng hôm sau họ luôn chập chờn trong giấc ngủ, chứ không được yên giấc vì những tiếng ồn không thể chịu nổi Trong khi đó, ban ngày họ phải làm việc vất vả, không được ngủ trưa Tình trạng như thế này đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân trong khu vực
Hàng ngày người dân phải chứng kiến cảnh hàng chục xe chở rác nối đôi nhau chạy vào công trường vung vãi nào là nước hôi thúi, rác rơi đầy đường Cứ khoảng 10 phút là gần 20 chiếc xe chở rác lưu thông trên tỉnh lộ 8 Những người dân dọc đường tỉnh lộ phải hứng chịu trực tiếp những mùi vị do xe chở rác để lại, thậm chí vào giờ tan trường những đứa bé đi ven đường cũng bị nước rác văng lên người Vào khoảng 6h chiều là không ai còn muốn bước chân ra đường, người dân ở đây cho biết “Bất đắc dĩ lắm mới thò đầu ra cửa”
Không chỉ bị ám ảnh về chất lượng không khí mà người dân trong khu vực hàng ngày phải canh cánh với nổi lo khi chất lượng nguồn nước trong khu vực ngày càng xuống dốc trầm trọng về cả nước mặt lẫn nước ngầm