MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM 2 1.1. Những vấn đề chung 2 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 2 1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 7 1.3.1. Bộ máy 7 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 9 1.4. Tình hình hoạt động 10 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI BẢO TÀNG 15 2.1. Thời gian thực tập 15 2.2. Những công việc được cơ quan phân công 15 2.3. Những công việc tự thực hiện ngoài sự phân công chính thức của Bảo tàng 15 2.4. Những kiến thức, kỹ năng thu được trong quá trình thực tập 16 2.4.1. Về chuyên môn nghiệp vụ 16 2.4.2. Về kỷ luật, tác phong 17 2.4.3. Báo cáo chuyên đề: “Ngôi nhà người Dao Họ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” 17 CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 31 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập 31 3.1.1. Thuận lợi 31 3.1.2. Khó khăn 31 3.2. Những kiến nghị, đề xuất 31 KẾT LUẬN 34 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ ngày 22022016 đến ngày 15042016, tại ngôi nhà của người Dao Họ phòng Bảo tàng Ngoài trời, em đã được cọ xát hơn với thực tế và thu được những kết quả nhất định. Ngoài học hỏi, nâng cao và vận dụng kiến thức, em còn được học từ các anh chị quản lý của các ngôi nhà tinh thần cũng như kỹ năng làm việc. Đây thực sự là một cơ hội trải nghiệm và học tập rất hữu ích, phục vụ không chỉ cho công việc sau này mà còn cần thiết trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm Ban chủ nhiệm Khoa Tuyên truyền đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có thể vừa học tập rèn luyện tại trường, vừa có thể hoàn thành tốt đợt thực tập. Đặc biệt em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Tuyên truyền đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp nhiều kiến thức bổ ích thiết thực để em có thể áp dụng vào công việc thực tập vừa qua, đồng thời cũng là nền tảng vững chắc cho công việc của em sau này. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; ông Phó Trưởng phòng, cán bộ Phòng Bảo tàng Ngoài trời, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn anh Chu Quang Cường cán bộ quản lý nhà của người Dao Họ đã tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình trong công việc cũng như những kỹ năng công việc cần thiết, kỹ năng ứng xử trong giao tiếp để em hoàn thành tốt đợt thực tập. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và của cán bộ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM 2
1.1.Những vấn đề chung 2
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 2
1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 7
1.3.1 Bộ máy 7
1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 9
1.4 Tình hình hoạt động 10
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI BẢO TÀNG 15
2.1 Thời gian thực tập 15
2.2 Những công việc được cơ quan phân công 15
2.3 Những công việc tự thực hiện ngoài sự phân công chính thức của Bảo tàng 15
2.4 Những kiến thức, kỹ năng thu được trong quá trình thực tập 16
2.4.1 Về chuyên môn nghiệp vụ 16
2.4.2 Về kỷ luật, tác phong 17
2.4.3 Báo cáo chuyên đề: “Ngôi nhà người Dao Họ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” 17
CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 31
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập 31
3.1.1 Thuận lợi 31
3.1.2 Khó khăn 31
3.2 Những kiến nghị, đề xuất 31
KẾT LUẬN 34
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ ngày22/02/2016 đến ngày 15/04/2016, tại ngôi nhà của người Dao Họ - phòng Bảotàng Ngoài trời, em đã được cọ xát hơn với thực tế và thu được những kết quảnhất định Ngoài học hỏi, nâng cao và vận dụng kiến thức, em còn được học
từ các anh chị quản lý của các ngôi nhà tinh thần cũng như kỹ năng làm việc.Đây thực sự là một cơ hội trải nghiệm và học tập rất hữu ích, phục vụ khôngchỉ cho công việc sau này mà còn cần thiết trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm Ban chủ nhiệm Khoa Tuyên truyền đã tạo điềukiện thuận lợi nhất để em có thể vừa học tập rèn luyện tại trường, vừa có thểhoàn thành tốt đợt thực tập Đặc biệt em xin cảm ơn các thầy cô trong khoaTuyên truyền đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp nhiều kiến thức bổích thiết thực để em có thể áp dụng vào công việc thực tập vừa qua, đồng thờicũng là nền tảng vững chắc cho công việc của em sau này
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; ông PhóTrưởng phòng, cán bộ Phòng Bảo tàng Ngoài trời, đặc biệt em xin chân thànhcảm ơn anh Chu Quang Cường - cán bộ quản lý nhà của người Dao Họ đã tạođiều kiện và hướng dẫn nhiệt tình trong công việc cũng như những kỹ năngcông việc cần thiết, kỹ năng ứng xử trong giao tiếp để em hoàn thành tốt đợtthực tập
Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô vàcủa cán bộ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
1.1 Những vấn đề chung
Tên địa điểm thực tập: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamĐT: (+84-4)37562193 – Fax: (+84-4)38360351
E-mail: vme18@vme.org.vn
Giá vé vào cửa: 40.000 đồng/người/lượt; 10.000 đồng/học sinh; 15.000đồng/sinh viên; 20.000 đồng/người trên 60 tuổi và người dân tộc thiểu số,miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và người bị khuyết tật nặng
Giờ mở cửa: 8h30 – 17h30, làm việc tất cả các ngày trong tuần trừ TếtNguyên đán và thứ Hai
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ xưa tới nay luôn là một trong nhữngchủ trương để bảo vệ và phát triển đất nước của các nhà hoạt động chính trị.Văn hóa là một mặt trận, xây dựng phát triển văn hóa là một sự nghiệp cáchmạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng: bảotồn và phát huy những di sản văn hóa mới là một quá trình cách mạng khókhăn phức tạp Cùng với giữ gìn, phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhânloại và sáng tạo vun đắp giá trị mới Trong đó, bảo tàng là một thiết chế vănhóa quan trọng trong thời đại hiện nay Nó lưu giữ các giá trị truyền thống đặctrưng của văn hóa dân tộc, đồng thời trao truyền lại cho các thế hệ đi sau, pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc phát triển đất nước trong thời đại toàncầu hóa hiện nay là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hòa nhập nhưng khônghòa tan
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những bảo tàng dẫn đầucông tác bảo lưu và giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống đến từ mọi
Trang 5miền của đất nước với bạn bè quốc tế, và với chính người dân Việt Nam - chủthể sáng tạo và cũng là đối tượng hưởng thụ để thúc đẩy tinh thần đoàn kết,nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy những truyền thống tốt đẹp củangười Việt Nam.
Sự hình thành Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một quá trình lâu dài vàkhó khăn, sau khi đất nước giành được độc lập và bắt tay vào phục hồi vàphát triển đất nước Quá trình đó bắt đầu từ sự ra đời của Viện Dân tộc học,trong cơ cấu tổ chức có Phòng Kỹ thuật hiện vật Đến năm 1988, phòng nàyđổi tên thành Phòng Bảo tàng Dân tộc học Ngày 24/10/1995, Thủ tướngChính phủ ra Quyết định số 689/TTg chính thức thành lập Bảo tàng Dân tộc họcViệt Nam Ngày 12/11/1997, Bảo tàng khai trương trưng bày và bắt đầu phục vụcông chúng Tính từ đó đến nay, Bảo tàng đã đi vào hoạt động phục vụ quầnchúng được 21 năm
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc vào bảo tàng loại I Quốc gia, khôngchỉ giới thiệu trưng bày về văn hóa Việt Nam mà còn có các công trình vớicác chuyên đề giới thiệu về văn hóa khu vực Trong diện tích gần 4,4ha, Bảotàng có 3 khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, tòa nhà Đông Nam Á vàkhu Trưng bày Ngoài trời
Tòa nhà Trống đồng
Trống đồng là một trong hai toà nhà trưng bày của Bảo tàng Dân tộc họcViệt Nam, được kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày, thiết kế mô phỏng theohình chiếc trống đồng của văn minh Đông Sơn nổi tiếng Toà “Trống đồng”gồm 2 tầng với tổng diện tích trưng bày 2.000m2, do Phó Chủ tịch nướcNguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac khai trươngtháng 11-1997 nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp tại HàNội Phần lớn diện tích của toàn Trống đồng được giành cho trưng bàythường xuyên về 54 dân tộc Việt Nam, được thực hiện với sự hợp tác vớiChính phủ Pháp, sự cộng tác của nhà dân tộc học Christine Hemmet, chuyêngia bảo tàng học tại Bảo tàng Con Người (Paris) và kiến trúc sư Véronique
Trang 6Dollfus, nhà thiết kế trưng bày (Pháp) Trưng bày 54 dân tộc Việt Nam, đượcthể hiện bằng hàng loạt hiện vật, phim, ảnh dân tộc học cùng các khu vực táitạo sống động và hàng loạt các bài viết do các nhà nghiên cứu của Bảo tàngthực hiện Tất cả nội dung trưng bày đều được thực hiện bằng 3 thứ tiếng(Việt, Pháp, Anh) nên dù không có người thuyết minh, hướng dẫn viên thìkhách tham quan, đặc biệt là khách nước ngoài vẫn nắm được một lượngthông tin đáng kể Lộ trình tham quan gồm 9 phần chính, được bố cục mangtính hệ thống, nhất quán, khoa học và hấp dẫn Ngoài ra, trong toà Trống đồngcòn có 2 không gian trưng bày nhất thời là nơi tổ chức các trưng bày nhất thời
và một số không gian giành cho các hoạt động khám phá như Phòng khámphá trẻ em và Phòng khám phá âm thanh hình ảnh
Tòa nhà Đông Nam Á (Tòa nhà Cánh diều)
Năm 2006, tòa nhà mới “Đông Nam Á” được khởi công xây dựng trongkhuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Tòa nhà 4 tầng được các kiếntrúc sư của trường Đại học Xây dựng Hà Nội thiết kế mô phỏng theo hìnhCánh diều - một nét văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà của cảkhu vực Tầng 1 là không gian trưng thường xuyên về văn hóa Đông Nam Á.Tầng 2 dành để trưng bày những bộ sưu tập lớn mà bảo tàng đã được các nhànghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước hiến tặng Tầng 3 để tổ chức nhữngtriển lãm chuyên đề nhất thời, tiếp đón những cuộc trưng bày giới thiệu củacác bảo tàng khác trong khu vực, ngoài ra còn có hội trường, phòng chiếuphim, phòng đa phương tiện (Multimedia) Tầng 4 được dành cho bảo quảnhiện vật Trong đó có 4 trưng bày thường xuyên ở tầng 1 và tầng 2 về các vănhóa nước ngoài (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoángchâu Á và Vòng quanh thế giới)
Khu trưng bày tầng 1 dành để trưng bày những nét chung, và sự đa dạng,nổi bật của Văn hóa Đông Nam Á thông qua các chủ đề: đồ vải, đời sống sinhhoạt thường ngày, đời sống xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật biểu diễn.Với chủ đề đồ vải, không chỉ giới thiệu các sản phảm dệt truyền thống chất
Trang 7liệu: Philippines chủ yếu là sợi dứa, sợi chuối, Indonesia chủ yếu dùng sợi tơtằm, mà Bảo tàng còn giới thiệu kỹ thuật dệt: ikat của Campuchia, batik củaIndonesia,… Với chủ đề đời sống sinh hoạt hàng ngày thì Bảo tàng giới thiệucác kiến trúc nhà ở truyền thống, các phong tục tập quán ma chay, cưới hỏi;ngôn ngữ, chữ viết; các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của các nướcnhư: điêu khắc gỗ của Brunei, nghề kim hoàn của Malaysia và Singapore,nghề sơn mài của Myanmar thông qua các hiện vật, ảnh, các bảng bài viết vềđời sống gia đình, xã hội Các tôn giáo ở Đông Nam Á cũng được giới thiệutrong hệ thống bài viết như: Phật giáo, Hinđu giáo,… và sự ảnh hưởng của nótrong đời sống sinh hoạt Cuối cùng là nghệ thuật biểu diễn, Bảo tàng chỉ giớithiệu với khách tham quan về rối bóng - một loại hình nghệ thuật nổi tiếngcủa Indonesia.
Ở khu trưng bày tầng 2 thì gồm 3 nội dung: Tranh kính Indonesia, Mộtthoáng châu Á, và Vòng quanh thế giới Đây là 3 bộ sưu tập hiện vật của 3 vịgiáo sư, tiến sĩ cả trong và ngoài nước: TS Rosalia Sciortino đến từ Vănphòng Quỹ Rockefeller tại Băng cốc, Thái Lan với bộ sưu tập Tranh kínhIndonesia tặng Bảo tàng năm 2006, trong đó giới thiệu nghệ thuật làm tranhkính và các chủ đề của tranh kính Indonesia: cuộc sống hằng ngày, sử thi, tôngiáo - tín ngưỡng Trưng bày Một thoáng châu Á giới thiệu sưu tập hiện vậtcủa giáo sư người Nhật Bản là Kaneko Kazushige, người sáng lập Viện Dântộc học loại hình và Văn hóa châu Á Năm 2005, ông đã hiến tặng cho Bảotàng Dân tộc học Việt Nam 560 hiện vật, phần lớn về các cư dân châu Á Vớitrưng bày này, Bảo tàng đem đến cho công chúng một cái nhìn đa dạng về vănhóa châu Á qua nhiều nhóm chủ đề như: diều (Trung Quốc); gốm, sơn mài(Nhật Bản); sơn mài (Myanmar); đồ vải (Trung Quốc)… Cuối cùng, trưngbày Vòng quanh thế giới được tổ chức trên cơ sở sưu tập hiện vật của GS LêThành Khôi, một Việt kiều sống ở Pháp
Trưng bày Văn hoá Đông Nam Á là kết quả thực tiễn của quan hệ hợp táclâu dài giữa Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với nhiều bảo tàng và cơ quan
Trang 8văn hoá các nước Đông Nam Á và là kết quả của nhiều năm miệt mài, say mêlao động sáng tạo của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng cùng sự hỗ trợ nhiệtthành của nhiều đồng nghiệp và chuyên gia.
Có thể nói, việc xây dựng tòa “Đông Nam Á” đánh dấu bước phát triểnmới, mang lại diện mạo mới và tầm thế mới đối với Bảo tàng Dân tộc họcViệt Nam Với các trưng bày trong không gian hiện đại này, Bảo tàng Dân tộchọc Việt Nam không chỉ góp phần lưu giữ, giới thiệu di sản văn hóa của nhiềukhu vực, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, mà còn là cầu nối
và là điểm đến của bè bạn, đồng nghiệp ở Đông Nam Á cũng như nhiều nơi kháctrên thế giới
Vườn kiến trúc
Khu trưng bày ngoài trời là tổng thể trưng bày 10 công trình kiến trúc của
10 tộc người khác nhau giữa vườn cây râm mát, có dòng suối nhân tạo chảy
về hồ thuỷ đình là nơi biểu diễn rối nước 10 công trình kiến trúc dân gianViệt Nam đó là: khuôn viên nhà người Chăm, nhà người Việt, nhà rông Bana,nhà dài Êđê, nhà mồ Giarai, nhà mồ Cơtu, nhà sàn Tày, nhà nửa sàn nửa trệtngười Dao, nhà trệt Hmông, nhà trình tường của người Hà Nhì; bên cạnh đócòn có những trưng bày khác nữa Cùng với khu trưng bày thường xuyêntrong toà Trống đồng, vườn kiến trúc cũng giới thiệu sự đa dạng văn hoá củacác dân tộc ở Việt Nam Điều đó được thể hiện qua kiến trước hết là các tộcngười – chủ nhân văn hóa của các ngôi nhà, qua địa hình sinh sống: vùng venbiển, vùng đồng bằng, vùng núi phân chia theo độ cao: rẻo cao, rẻo giữa vàrẻo thấp Các công trình kiến trúc, loại hình nghệ thuật như múa rối nước,tranh Đông Hồ, tạc tượng (thể hiện qua các công trình nhà mồ Cơtu, nhà mồGiarai; qua các họa tiết trang trí trong nhà ở),… đều là sản phẩm riêng của từngtộc người Sự đa dạng phong phú ở đây còn thể hiện qua chất liệu làm nhà: cónhà làm bằng gỗ, nhà làm bằng tre, nhà lợp bằng cỏ gianh,…và có khi cùng mộtloại nguyên liệu người ta lại có những cách khai thác và sử dụng khác nhau,dùng trong những bộ phận, với chức năng khác nhau Nếu như tòa nhà Trống
Trang 9Đồng là khu trưng bày đầu tiên và mang một lượng thông tin văn hóa lớn nhất,phong phú nhất và đầy đủ nhất thì khu trưng bày ngoài trời như là một thế giớithực cho khách tham quan có thể tưởng tượng mình đang đứng trong vùng, trongkhông gian văn hóa đó, một không gian thật không chỉ là trưng bày Điều đóđược thể hiện qua sự tìm tòi, thắc mắc và các yêu cầu thuyết minh cũng như sựlưu giữ bằng máy ảnh, máy quay của khách tham quan.
1.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
1.3.1 Bộ máy hoạt động của Bảo tàng
- Ban Giám Đốc có trách nhiệm quản lý, giám sát, tổ chức công việc chocác phòng, ban trong hệ thống Bảo tàng và chịu trách nhiệm trước Viện Hànlâm Khoa học xã hội Việt Nam
Phòng Bảo tàng Ngoài trời
Phòng Truyền thông và Công chúng
Phòng Quản lí Khoa Học và Hợp tác quốc tế
Phòng nghe – nhìn và lưu trữ
tư liệu phim ảnh
Phòng
Giáo
Dục
Phòng Trưng bày
Phòng Bảo quản
Phòng
Tổ chức – Hành chính
Phòng Thông tin – Thư viện
Trang 10Dưới Ban Giám đốc, mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ riêng Cụ thể:
- Phòng nghiên cứu – sưu tầm văn hóa Việt Nam: có chức năng và nhiệm
vụ là nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Việt Nam
- Phòng Nghiên cứu – sưu tầm văn hóa nước ngoài: nghiên cứu, sưu tầmvăn hóa các nước Hiện nay trong Bảo tàng có tòa nhà Đông Nam Á để trưngbày các hiện vật, các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong khu vực ĐôngNam Á
- Phòng Bảo tàng Ngoài trời: trưng bày, giới thiệu mô hình các ngôi nhàtruyền thống của các dân tộc Tổ chức trưng bày chuyên đề cố định và chuyên
đề thường xuyên, sự kiện của Bảo tàng
- Phòng truyền thông và công chúng: xây dựng, tổ chức các sự kiện củaBảo tàng
- Phòng nghe nhìn và lưu trữ phim ảnh: lưu trữ các tư liệu nghe nhìn nhưphim, ảnh, băng
- Phòng quản lí đào tạo và hợp tác quốc tế: phụ trách về mảng học tập,đào tạo của nhân viên Bảo tàng và các chương trình hợp tác quốc tế
- Phòng Giáo dục: thuyết minh, tổ chức các chương trình thường xuyên,chuyên đề, sự kiện của Bảo tàng
- Phòng trưng bày: phòng này chuyên nghiên cứu, xây dựng nội dung, đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống trưng bày thường xuyên; kếhoạch tổng thể và tổ chức thực hiện các trưng bày chuyên đề, triễn lãm lưu động
- Phòng Bảo quản: các nhân viên trong phòng nghiên cứu để bổ sung,hoàn thiện các hồ sơ pháp lí, hồ sơ khoa học cho từng loại hiện vật hoặc sưutầm hiện vật, thực hiện công tác bảo quản tài liệu, hiện vật và các giải phápbảo quản phòng ngừa
- Thư viện: lưu trữ sách báo, ấn phẩm, tài liệu của Bảo tàng, các tài liệuviết về Bảo tàng
- Phòng tổ chức hành chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến nhân sự,các công tác hành chính chung của Bảo tàng (văn bản, tài chính )
Trang 111.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Thứ nhất, trình Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm và tổ chức thực hiện sau khiđược phê duyệt
Thứ hai, nghiên cứu cơ bản về văn hoá của các dân tộc; tổ chức thực hiệncác chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các dân tộc
Thứ ba, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, lưu giữ cáchiện vật và tư liệu về văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc ở ViệtNam và nước ngoài; tổ chức bảo quản và phục chế những hiện vật sưu tầmđược cùng các tư liệu khác
Thứ tư, tổ chức trưng bày giới thiệu di sản văn hóa của các dân tộc trongnước và nước ngoài Tổ chức các hoạt động giáo dục và công chúng, truyền
bá di sản văn hóa Việt Nam và thế giới; nâng cao nhận thức của người dân vềvăn hóa và chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước
Thứ năm, kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực Nhân học Bảotàng và Bảo tàng Dân tộc học, đào tạo sau đại học theo quy định của phápluật, tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của ViệnHàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các cơ quan khác
Thứ sáu, tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học cácchương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội ở các bộ, ngành, địa phươngtheo sự phân công của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Thực hiệncác tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng
Thứ bảy, tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo nghiệp vụ, trưngbày và trao đổi trưng bày bảo tàng theo quy định hiện hành
Thứ tám, trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nướcngoài theo quy định của pháp luật; quản lý tư liệu, thư viện của Bảo tàng, xuấtbản các ấn phẩm khoa học và văn hóa để phổ biến các kết quả nghiên cứu vàhoạt động khoa học, quảng bá kiến thức khoa học và văn hóa tới quảng đại
Trang 12quần chúng dưới các hình thức trưng bày, trình diễn, băng, đĩa, âm thanh, hìnhảnh ; cung ứng các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách tham quan.
Thứ chín, quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chứctheo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị; tài sản và kinhphí của Bảo tàng theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý củaViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Cuối cùng là thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịchViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
1.4 Tình hình hoạt động
Từ ngày hoạt động đến nay, Bảo tàng đã nghiên cứu sưu tầm được một sốlượng đáng kể cả hiện vật trưng bày, phim ảnh tài liệu,… xứng đáng với danhhiệu là một trung tâm trưng bày và lưu trữ quý giá về văn hóa của 54 dân tộcanh em chung sống trên lãnh thổ Việt Nam Số lượng đơn vị hiện vật mà Bảotàng đang trưng bày hoặc bảo quản trong kho là khoảng 30.000 (tăng 10.000hiện vật so với năm 2005); 130.000 là số lượng đơn vị tư liệu ảnh, băng ghi
âm và Phim đang sử dụng hoặc và bảo quản (tăng khoảng 36.600 tư liệu sovới năm 2005); có 10 công trình kiến trúc dân gian đặc sắc của các dân tộc ởViệt Nam đang được trưng bày trong Vườn Kiến trúc
Hiện vật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ là những cổ vậtgiá trị mà trong đó có cả những đồ vật bình thường, gần gũi trong đời sống, vídụ: con dao, cái gùi, cái chiếu, cái rìu,… và cả những vật phổ biến trong hiệnđại Qua tất cả những hiện vật đó, thể hiện một cách toàn diện và đầy đủ nhất
về văn hóa vật chất và tinh thần của con người Việt Nam từ nguyên thủy đếncác quá trình giao thoa, hội nhập văn hóa
Không chỉ ấn tượng với số lượng hiện vật, phim ảnh, tài liệu,…mà Bảotàng còn được biết đến như một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với cácchuyên gia chuyên nghiên cứu về dân tộc Trong đó có thể kể đến nhữnggương mặt tiêu biểu như: PGS.TS Nguyễn Văn Huy – Nguyên Giám đốc,
Trang 13PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu – Nguyên Phó giám đốc, TS Lưu Anh Hùng –Nguyên Phó giám đốc, PGS.TS Võ Quang Trọng – Giám đốc, TS Phạm VănDương – Phó giám đốc,… cùng với nhiều công trình nghiên cứu tâm huyết,mang cấp nhà nước, cấp cơ sở đóng góp không nhỏ cho lĩnh vực nghiên cứuvăn hóa học, bảo tàng học, dân tộc học, lịch sử và dân số.
Trải qua hơn 20 năm, Bảo tàng phát triển liên tục, trưởng thành mạnh mẽ,
và đạt được nhiều thành tựu nổi bật Như:
Bảo tàng Dân tộc Việt Nam đã trở thành một trung tâm lưu giữ, bảo tồncác yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc Điều đó biểu hiệnqua nguồn hiện vật và tư liệu lớn và quý giá Nó đã góp phần tích cực và thiếtthực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của các dân tộctrong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam không chỉ là một trung tâm lưu giữ vàbảo tồn văn hóa mà còn là một trung tâm có uy tín trong việc giới thiệu, phổcập tri thức và giáo dục rộng rãi Số lượng khách tham quan đến với Bảo tàngkhông ngừng tăng Mười năm đầu mở cửa, Bảo tàng đã đón tiếp khoảng1.200.000 lượt khách tham quan, trong đó có trên 530.000 khách quốc tế đến
từ hơn 40.000 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong 6 tháng đầu năm 2015, Bảotàng đón hơn 182.000 lượt khách tham quan với hơn 40% là khách nướcngoài Tuy so với nhiều bảo tàng nước ngoài, Bảo tàng Dân tộc học Việt Namvẫn còn có số lượt khách tham quan khá khiêm tốn (Bảo tàng Quốc gia HànQuốc có 2,7 triệu lượt khách mỗi năm) nhưng con số đó vẫn cho thấy Bảotàng Dân tộc học Việt Nam là một trong số những Bảo tàng thu hút kháchtham quan nhiều nhất cả nước (Làng văn hóa các dân tộc được đầu tư rất lớnnhưng hiện nay vẫn đang trong tình trạng vắng khách)
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn tiên phong tiếp cận những quanniệm mới về bảo tàng, thành công trong việc đột phá, đi đầu thực hiện đổimới hoạt động bảo tàng, và đây là những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực
Trang 14công tác ở bảo tàng ở nước ta hiện nay Ví dụ: tổ chức tại Bảo tàng các hoạtđộng trình diễn nghề thủ công và văn nghệ dân gian của các dân tộc Đây làmột trong những nhận thức mới, quan niệm mới được áp dụng trong Bảo tàng
và hiện nay vẫn được duy trì rất hiệu quả Bảo tàng Dân tộc học Việt Namcũng là bảo tàng đầu tiên ở nước ta xây dựng thành công khu trưng bày ngoàitrời đem lại bước ngoặt mới cho ngành bảo tàng nói chung và các hoạt độnglưu giữ, truyền bá văn hóa nói chung
Ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nghiên cứu dân tộc học và văn hóadân tộc là một mảng hoạt động thu được nhiều hiệu quả Bảo tàng thực hiệntốt các công tác nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động sưu tầm, trưng bày,bảo quản, giáo dục,… Đồng thời bảo tàng cũng tham gia nghiên cứu nhữngvấn đề hoặc đề tài thuộc các lĩnh vực dân tộc học, văn hóa và bảo tàng học.Những hoạt động này đã đóng góp đáng kể về nhiều phương diện: thực tiễn,
lý luận của chuyên ngành dân tộc học, chuyên ngành bảo tàng học, công tácdân tộc, công tác văn hóa
Bảo tàng còn chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cùngcác kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và đã đạt được nhiều kếtquả Khi mới thành lập chỉ có 18 cán bộ và đều từ Viện Dân tộc học chuyểnsang, trong đó có 15 cán bộ nghiên cứu; hiện tại, số lượng cán bộ nhân viêncủa Bảo tàng đã lên tới 85 người Cho tới nay, Bảo tàng Dân tộc học ViệtNam là bảo tàng có số tiến sĩ và thạc sĩ đông nhất trong các bảo tàng ở nước
ta (8 tiến sĩ, 14 thạc sĩ) Bảo tàng đang hướng tới trở thành một cơ sở đào tạosau đại học về nhân học văn hóa trong tương lai
Hơn 20 năm qua, Bảo tàng đã hoạt động rất tích cực với những đóng gópkhông nhỏ, gây ảnh hưởng và có tác động tích cực đối với xã hội; đã tích cựchoạt động và làm theo chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống và phát triển văn hóa xã hội
Trang 15Vé tham quan và các dịch vụ:
Vé tham quan và lệ phí
Giá vé vào Bảo tàng: 40.000 đồng/ người/ lượt
Để khuyến khích các đối tượng như sinh viên, học sinh – đối tượng thừa
kế và phát huy các tài sản, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Bảo tàng
đã có chính sách giá vé hợp lý:
Sinh viên: 15.000 đồng/người/ lượt
Học sinh: 10.000 đồng/ người/ lượt
Đồng thời Bảo tàng cũng có chính sách ưu tiên cho các đối tượng đượchưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa như người cao tuổi, người khuyếttật nặng,… và các đối tượng là người dân tộc thiểu số: giảm 50% giá vé.Ngoài ra Bảo tàng còn có chính sách miễn phí đối với các đối tượng:
Thuyết minh trong nhà tiếng Việt: 50.000đ
Thuyết minh ngoài trời tiếng Việt: 50.000đ
Thuyết minh toàn bộ bảo tàng tiếng Việt: 100.000đ
Thuyết minh trong nhà tiếng Anh/Pháp: 100.000đ
Trang 16 Bảo tàng nhận tổ chức các sự kiện văn hóa theo yêu cầu của các đối tácnhư:
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật: ca trù, múa rối, hát Xoan, cồng chiêng,…
Tổ chức trình diễn nghề thủ công truyền thống: làm đồ chơi dân gian, làmnón, làm gốm, dệt vải,…
Bảo tàng cho thuê địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa, ví dụ: chương trình “Tớ kể bạn nghe”,…
Trang 17CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI BẢO TÀNG
2.1 Thời gian thực tập
- Thời gian thực tập được quy định từ ngày 22/02/2016 đến ngày15/04/2016
- Lịch làm việc cụ thể tại cơ quan thực tập:
Làm việc tại ngôi nhà người Dao Họ - phòng Bảo tàng Ngoài trời vào cácngày từ thứ Ba đến Chủ Nhật hàng tuần
Giờ làm việc: 8h00 – 17h30
2.2 Những công việc được cơ quan phân công
Trong thời gian thực tập tại ngôi nhà người Dao Họ - phòng Bảo tàngNgoài trời em đã được giao một số công việc như sau:
Đọc các tài liệu liên quan đến Bảo tàng cũng như các chuyên đề màBảo tàng đã thực hiện:
Nội quy của Bảo tàng
Bộ máy tổ chức của Bảo tàng
Tài liệu giới thiệu bao quát về Bảo tàng
Tài liệu liên quan đến các chuyên đề: tranh Đông Hồ, múa rối nước
Tài liệu thuyết minh về khu Bảo tàng Ngoài trời
Tài liệu về người Dao và người Dao Họ
- Tập thuyết minh và các kỹ năng thuyết minh cũng như kỹ năng xử lýtình huống diễn ra trong quá trình thực tập
- Trực và nhắc nhở khách tham quan không chạm vào hiện vật
- Giới thiệu cho khách về ngôi nhà người Dao Họ
- Vệ sinh khuôn viên và hiện vật ngôi nhà người Dao Họ
Em đã hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn
2.3 Những công việc tự thực hiện ngoài sự phân công chính thức của Bảo tàng
Tìm, đọc các tài liệu liên quan đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Namthông qua các bài báo, tạp chí viết về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Tìm, đọc các tài liệu về một số Bảo tàng khác nhằm tìm ra nét đặctrưng và chuyên biệt của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Trang 18 Theo dõi các chuyên đề được tổ chức: múa rối nước diễn ra vào cácngày thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần
Học tiếng Anh nhằm phục vụ việc giao tiếp với khách nước ngoài
Thu thập tài liệu, viết bài báo cáo
Ngoài những công việc mà cơ quan giao cho em, nhận thức được kiếnthức còn hạn chế, chưa có kỹ năng làm việc cũng như chưa ý thức chủ độngcông việc một cách toàn diện nên em đã tích cực chủ động tìm tòi, học hỏithêm từ tư liệu; từ các đoàn kiến tập, thực tập đi trước và cán bộ hướng dẫn Từ
đó rút ra được nhiều kinh nghiệm cần thiết cho bản thân giúp em sửa những điểmkhiếm khuyết, để hoàn thành tốt quá trình thực tập và nhất là làm việc sau khi ratrường
2.4 Những kiến thức, kỹ năng thu được trong quá trình thực tập
2.4.1 Về chuyên môn nghiệp vụ
Trong quá trình thực tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, em đã họcđược nhiều kỹ năng và kiến thức phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới cũngnhư các nghiên cứu công tác sau này
Trước hết là em học hỏi được kỹ năng làm việc có trách nhiệm, tậptrung vào công việc được giao, kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết vấn
đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử và tác phong làm việc Ngoài ra em cũng nângcao được các kỹ năng văn phòng khác như: kỹ năng đọc và nghiên cứu tàiliệu
Em cũng có thêm nhiều kiến thức mới về bộ máy tổ chức và hoạt độngcủa một Bảo tàng loại I, các kiến thức về bảo quản hiện vật, công tác trưngbày, nâng cao được khả năng thuyết trình, thuyết minh và hoạt động quảng bávăn hóa Ngoài ra em còn biết cách áp dụng được những môn học vào quátrình nghiên cứu và làm việc tại Bảo tàng
2.4.2 Về kỷ luật, tác phong
Tác phong nhanh nhẹn, thẳng thắn, mạnh dạn, linh hoạt và tập trung cao
Trang 19nghiên cứu tài liệu hiệu quả và tạo lập các mối quan hệ trong công tác lànhững điều em học hỏi được từ những cán bộ làm việc tại đây.
Ngoài ra em còn học hỏi được tinh thần hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làmviệc của các cán bộ trực nhà và cả từ các đoàn thực tập đến từ các trường khácnhau
2.4.3 Báo cáo chuyên đề: “Ngôi nhà người Dao Họ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”
2 4.3.1 Khái quát về dân tộc Dao ở Việt Nam và người Dao Họ ở thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Dân tộc Dao là một trong những dân tộc lớn trong số các dân tộc thiểu số
ở nước ta: đứng thứ 9 trong tổng số 54 dân tộc, và đứng thứ 8 trong số cácdân tộc thiểu số, với tổng số gần 1 triệu người Người Dao phân bố chủ yếu ởdọc biên giới Việt – Trung đến Việt – Lào, như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,… Vàtrong thời gian gần đây, họ đang có xu hướng di cư vào vùng Tây Nguyên.Dân tộc Dao thuộc hệ ngôn ngữ Hmông – Dao và có nguồn gốc ở Trung Quốc
di cư sang Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVII đến thế kỷ XX
Người Dao có nhiều nhóm địa phương khác nhau, ngoài những truyềnthống văn hóa chung, mỗi nhóm Dao lại có những bản sắc riêng, khác biệt,tạo nên một tổng thể văn hóa dân tộc Dao vô cùng phong phú Ngay ở tên gọicác nhóm Dao, không chỉ dựa vào những yếu tố phong tục, tập quán riêng màcòn dựa trên trang phục và những sắc thái văn hóa vật chất và tinh thần đờithường, như Dao Đỏ (Dao Sừng, Dao Đại Bản…); Dao Quần Chẹt (Dao Sơnđầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng…); Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán, DaoCóc Mun); Dao Tiền (Dao tiểu bản); Dao Quần Trắng (Dao Họ); Dao ThanhY; Dao Làn Tẻn
Dao Họ là một nhóm của ngành Dao Quần Trắng, vào Việt Nam khoảngcuối thế kỷ XVII Họ từ Phúc Kiến tới Quảng Yên, ngược lên Lạng Sơn, CaoBằng, Thái Nguyên rồi tới Tuyên Quang; một bộ phận nhỏ xuôi về Vĩnh Phúc
Trang 20rồi ngược lên sông Hồng lên Yên Bái, Lào Cai Hiện nay chưa có số liệuthống kê dân số riêng của nhóm này Tuy nhiên theo số liệu thống kê của các
xã có người Dao Họ cư trú ở tỉnh Lào Cai thì tính đến cuối năm 2008 có tổng
số 6.154 người, phân bố trong 31 thôn bản thuộc 8 xã là: Tân Thượng có2.127 người, Tân An có 1.338 người (huyện Văn Bàn), Cam Cọn có 933người (huyện Bảo Yên), Sơn Hà có 588 người, Thái Niên có 516 người, PhúNhuận có 253 người, Trì Quang có 210 người và Sơn Hải có 189 người(huyện Bảo Thắng)
Người Dao Họ thường cư trú thành các thôn, ven theo các khe suối vì vậytrong tên thôn thường có từ “Khe” ví dụ như: Khe Mụ, Khe Quýt, Khe Lau,Khe Trẩu,… Người Dao nói chung và người Dao Họ nói riêng quan niệmrằng cứ 3 nóc nhà trở lên là có thể thành 1 thôn Tính cố kết cộng đồng củangười Dao Họ rất lớn, có những thôn là tập hợp của một dòng họ, có thể là cónhiều dòng họ khác nhau và có những mối quan hệ họ hàng thân tộc khá gắn
bó Trong các dịp lễ, công việc của một nhà trong bản ví dụ như việc dựngnhà thìngoài anh em họ hàng còn có người dân trong thôn cũng sang giúp đỡchủ nhà
Địa bàn cư trú của người Dao Họ chủ yếu ở các triền núi dọc các bờ sông,suối Đây là điều kiện thuận lợi cho cả việc trồng lúa nước lẫn canh tác nươngrẫy, đồng thời thuận lợi cho việc săn bắt, hái lượm các vật phẩm có sẵn trong
tự nhiên Người Dao Họ cũng chăn nuôi một số loại gia súc gia cầm, phổ biến
là trâu, lợn, gà, vịt chủ yếu để phục vụ cho các dịp lễ Ngoài ra, do ở gầnsông, suối nên người Dao Họ còn nuôi cá bằng cách đắp đập giữ nước làm ao,góp phần cải thiện cho bữa ăn hàng ngày
Về tôn giáo tín ngưỡng, đời sống sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tựnhiên và săn bắt nơi rừng núi hoang dã dồi dào vật phẩm mà thiên nhiên bantặng nên người Dao Họ như bao tộc người khác có tín ngưỡng đa thần vạn vậthữu linh Văn hóa của người Dao Họ đậm nét Nho giáo và Đạo giáo, biểuhiện qua nhiều nghi lễ như lễ đặt tên cho trẻ mới sinh, lễ lập tịch cho con trai
Trang 21và cấp sắc cho người làm thầy cúng , qua những quan niệm và phong tục ănsâu vào lối sống Đặc biệt, ngoài thờ tổ tiên như các dân tộc khác, người Dao
Họ cũng thờ Bàn Vương hay còn gọi là Bàn Hồ như toàn bộ người Dao Theonhiều truyền thuyết thì có những cách giải thích khác nhau tuy nhiên tất cảngười Dao Họ đều tự cho rằng mình là con cháu của Bàn Vương
Dao là dân tộc có kho tàng văn hóa đồ sộ mà trong đó từng nhóm Dao lại
có những nét khác biệt riêng Chung với những nhóm Dao khác, người Dao
Họ cũng nổi tiếng với lễ cấp sắc, lễ Tết nhảy, những nghi lễ khi làm nhà,…
Hệ thống lễ tết của người Dao Họ ngoài những lễ tết chung với các dân tộckhác như: tết Nguyên Đán, tết rằm tháng Giêng, tết Thanh Minh, tết rằmtháng 7, thì người Dao Họ còn có một số lễ tết riêng như tết cơm mới (mồng 8/8
Âm lịch) Tết cơm mới là nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng nông nghiệp củangười Dao Họ với ý nghĩa cầu mong mùa màng tốt tươi và báo cáo kết quả của
vụ thu hoạch
Về văn hóa ẩm thực của người Dao Họ cũng rất phong phú và đặc trưngcho văn hóa tộc người cũng như môi trường tự nhiên Người Dao Họ chorằng: “Ăn là để sống cho no, cho khỏe mới trèo đèo, lội suối được, mới lênnương lên đồi làm được, không ăn cái bụng đói, chân tay run lên không làmđược đâu.” – theo ông Bàn Văn Sang, thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai (Ứng xử trong văn hóa ẩm thực của người Dao Họ ở Sơn
Hà, Bảo Thắng, Lào Cai – Phạm Công Hoan, nhà xuất bản Khoa học Xã hội);cũng giống như quan niệm của người Việt: “Có thực mới vực được đạo” Cơcấu bữa ăn của người Dao Họ cũng tương đối giống các dân tộc khác, nhất làngười Kinh, gồm cơm – rau – cá (thịt) Là cư dân nông nghiệp, chủ yếu trồngcác cây lương thực nên người Dao Họ cũng ăn cơm tẻ, nếp hoặc ngô, khoai,sắn Rau ngoài những rau tự trồng như đậu, đỗ, bí,…, hoa màu thì các loại raurừng cũng là loại rau chính như măng, hoa chuối, rau dớn, nấm, rau ngótrừng,… Bữa ăn hàng ngày của người Dao Họ là 3 bữa, trong đó có 2 bữachính và 1 bữa phụ Bữa chính là bữa trưa và bữa tối còn bữa phụ là bữa sáng
Trang 22và có thể là cơm nguội, cháo, xôi, khoai hoặc sắn,… Người Dao Họ cũng cómột số món ăn, bánh nổi tiếng và có cách chế biến, gia vị đặc trưng Ví dụ:thịt trâu gác bếp, thịt chua, xôi ngũ sắc, bánh tro, bánh trưng đen,…NgườiDao cũng có nhiều cách chế biến như luộc, rán, xào, rang, nấu, áp chảo, hấpcách thủy, sấy khô,…trong đó sấy khô là kiểu chế biến rất đặc trưng củangười Dao Họ và một số dân tộc thiểu số sống trên vùng núi cao Trong gia vịthì ngoài các gia vị chung như người Việt, người Dao Họ còn rất thích mẻ vàquả dổi thay cho hạt tiêu Ngoài ra, rượu gạo, rượu sắn, rượu ngô cũng là một
số đồ uống nổi tiếng không chỉ trong vùng mà còn trên cả nước với men làmột số loại lá rừng Trước đây không chỉ người Dao Họ mà tất cả tộc ngườiDao đều không ăn thịt chó bởi thủy tổ của người Dao – Bàn Vương là mộtcon chó trắng từ trên trời xuống Vì vậy ăn thịt chó là xúc phạm đến tổ tiênngười Dao Tuy nhiên ngày nay, nhiều người Dao cũng ăn thịt chó, chỉ nhữngngười là thầy cúng mới kiêng
Dân tộc Dao có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc thểhiện qua các khía cạnh văn hóa vật chất và tinh thần Đặc biệt là kiến trúc nhànửa sàn nửa đất Tuy nhiên đang có hiện tượng mai một, nhà nửa sàn nửa đấtkhông còn thấy nhiều trong thôn, thay vào đó người ta đã lợp mái bờ - rô, máitôn,… kèm với đó là sự mất dần hoặc biến đổi các nghi lễ liên quan đến nhà ở
và dựng nhà như chọn đất,…
2.4.3.2 Ngôi nhà của người Dao Họ ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Ba loại hình: nhà sàn, nhà đất và nửa sàn nửa đất, mỗi kiểu đều có cái hayriêng, thể hiện được phần nào văn hóa sinh hoạt của người Dao nói chung vàngười Dao Họ nói riêng Nhưng kiểu nhà nửa sàn nửa đất là phổ biến nhất, đó
là một hình thức thích ứng với địa hình núi cao dốc và lối sống du canh du cưtrước kia của người Dao Họ Bảo tàng đã chọn kiểu nhà này của người Dao
Họ để trưng bày tại bảo tàng Ngoài trời Ngoài giới thiệu về nhà cửa, Bảotàng còn thông qua các hiện vật trưng bày trong nhà như vật dụng hàng ngày,khung dệt cửi, cối giã gạo bằng sức nước,… đặc biệt là tài liệu âm thanh, hình