Về thực trạng và đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc trong công tác giảiphóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo quyết liệt của
Trang 1Về thực trạng và đề xuất hướng giải quyết các vướng mắc trong công tác giải
phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, UBND thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường và các ngành theo từng lĩnh vực; sự phối hợp giữa UBND cấp xã, Đoàn thể các cấp đặc biệt là sự thống nhất tham mưu UBND tỉnh kịp thời của Ban chỉ đạo công tác GPMB tỉnh, công tác GPMB cơ bản
đã đạt kết quả tốt, giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác GPMB Tuy nhiên quá trình triển khai công tác giải phóng mặt bằng trong thực tế ở các địa phương vẫn thường xuyên xảy ra các vướng mắc, kiến nghị và khiếu nại của người dân Từ thực tiễn công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố tổng hợp những thuận lợi, vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết như sau:
I Thuận lợi
Công tác giải phóng mặt bằng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của HĐND, UBND các cấp, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các ban ngành đoàn thể, các cơ quan ở địa phương
Nhận thức của người dân đối với các chính sách pháp luật của Nhà nước ngày càng được nâng cao, nên ý thức chấp hành đối với công tác này được cải thiện hơn trước
Đơn giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản được UBND tỉnh giao các cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi, cập nhật và ban hành hằng năm đã được đa số các hộ dân chấp thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường
Cơ chế, chính sách trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng hoàn thiện góp phần đẩy nhanh quá trình GPMB, đảm bảo về quyền lợi cho người dân có đất bị thu hồi
II Khó khăn, vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết
1 Về đơn giá bồi thường đất:
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, việc định giá đất cụ thể được xác định trên cơ sở "giá đất phổ biến trên thị trường" Tuy nhiên, để xác định một cách đầy đủ giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường là việc rất khó khăn khi trên địa bàn tỉnh chưa có một thị trường bất động sản thực sự hoạt động công khai minh bạch Đặc biệt, đối với đất nông nghiệp, những giao dịch về chuyển quyền sử dụng giữa những người sản xuất nông nghiệp với nhau là rất ít, không phổ biến
Do đó, công tác theo dõi, tổng hợp các thông tin giao dịch về quyền sử dụng đất trên từng địa bàn của các cơ quan quản lý nhà nước chưa đầy đủ, chưa kịp thời nên việc xác định giá đất cụ thể để áp dụng trong bồi thường còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được sự thỏa mãn giữa Nhà nước và người có đất bị thu hồi
Bên cạnh đó, công tác xác định giá đất giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi thu hồi đất của các cơ quan chức năng còn chậm Một số dự án, Trung tâm
Trang 2PTQĐ đã thực hiện việc kiểm kê đo đạc tài sản trên đất nhưng chưa xác định giá đất cụ thể để lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án
Đề xuất:
- Do giá đất để tính bồi thường gây bức xúc nhất đối với người bị thu hồi đất nên giá đất cụ thể để tính bồi thường phải được xác định một cách khách quan, bảo đảm ngang bằng giá đất cùng loại trên thị trường Ngoài ra, việc xác định giá đất cụ thể tính bồi thường phải đảm bảo đồng bộ, có sự so sánh giữa các dự án đã triển khai trong khu vực
- Bên cạnh đó, mỗi dự án khi xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đồng thời xây dựng và cụ thể hóa chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho trong độ tuổi lao động có đất thu hồi theo quy định hiện hành;
2 Về chính sách giao đất khi thu hồi đất ở, bố trí tái định cư
2.1 Về việc xây dựng khu tái định cư:
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, khu tái định cư được thực hiện trước khi thu hồi đất đất ở của người dân Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch và tổ chức đầu tư xây dựng các khu tái định cư còn rất hạn chế, bị động, có quy mô diện tích chưa đa dạng, linh hoạt cho người được tái định cư chọn lựa, chưa được coi trọng đúng mức, cơ sở hạ tầng không được đầu tư đồng bộ theo quy định; nhiều khu tái định cư được xây dựng chưa phù hợp với tập quan sinh hoạt của người dân, nhất là khu tái định cư tại địa bàn xã nông nghiệp Trong công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các địa phương chưa xác định được một cách cụ thể số hộ gia đình,
cá nhân cần phải bố trí tái định cư thuộc các dự án thực hiện trong kế hoạch
Việc các cấp có thẩm quyền chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức có chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng khu, điểm tái định cư đã dẫn tới thiếu quỹ nhà
ở, quỹ đất ở để bố trí tái định cư Do đó, việc thu hồi đất, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường bị kéo dài, người dân bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn trong việc ổn định đời sống
Đề xuất:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh giao UBND cấp huyện hàng năm lập kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố trong đó cần xác định số hộ cần phải bố trí tái định cư và nhu cầu tái định cư về đất ở, về nhà ở của các hộ bị thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất của các dự án
- Chủ động xây dựng các khu tái định cư kết hợp với các khu phân lô bán đấu giá; cơ sở hạ tầng phải được đầu tư đồng bộ theo quy định, quy mô diện tích đa dạng cho người được tái định cư chọn lựa, cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí
2.2 Về chính sách giao đất tái định cư khi thu hồi đất ở
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì:
Trang 3“a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu
hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;
b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất
ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở”.
Tuy nhiên, khi triển khai thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh,
có trường hợp hộ gia đình bị thu hồi hết đất ở, nhà ở nhưng do còn đất ở khác trên địa bàn xã, phường nơi có đất bị thu hồi nên không được giao đất tái định cư Các
hộ gia đình này so sánh về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với các hộ
bị thu hồi đất ở, nhà ở nhưng được giao đất tái định cư Các hộ này kiến nghị, khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng
Đề xuất:
Điều chỉnh quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất thành: “Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu
hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư”.
3 Về hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất nông nghiệp:
Theo quy định thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 30% đất diện tích đất nông nghiệp trở lên được hỗ trợ ổn định đời sống
Tuy nhiên, đối với các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi dưới 30% đất diện tích đất nông nghiệp, bị thu hồi nhiều lần thuộc các công trình dự án khác nhau và không được hỗ trợ ổn định đời sống, các hộ này kiến nghị xem xét hỗ trợ ổn định đời sống
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/ 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất quy định tại Khoản 2 Điều này bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng mà việc thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người thu hồi đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quyết định biện pháp hỗ trợ khác quy định tại Điều 25 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP cho phù hợp”
Đề xuất:
UBND tỉnh cho chủ trương hỗ trợ khác đối với các trường hợp hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng
mà việc thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người thu hồi đất
4 Công tác quản lý đất đai, tuyên truyền pháp luật
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở trước đây còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vướng mắc, tồn đọng không được kịp thời giải quyết Việc điều
Trang 4tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính vẫn còn hạn chế, nhiều trường hợp chưa sát với thực tế… Những hạn chế này làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Các văn bản pháp lý quản lý nhà nước về đất đai nói chung, chính sách, thủ tục trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng thiếu tính ổn định, chưa thực sự hoàn chỉnh và còn chưa phù hợp thực tế
Chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thường xuyên, không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất đai không theo đúng quy định của pháp luật, đã gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm kê, thẩm định làm chậm trễ, ách tắc trong công tác GPMB Việc cấp Giấy CNQSD đất nhiều trường hợp còn thiếu chính xác, làm cho việc xem xét tính pháp
lý đất đai khi giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn
Sau khi có chủ trương thu hồi đất của các công trình, công tác quản lý của UBND xã, phường chưa chặt chẽ còn để một số hộ dân tự ý xây dựng công trình
trái phép như: tường rào, sân xi măng, nhà quán, nhà vòm, cống thoát nước, đanh
bê tông, giếng khoan, hòn non bộ nhằm trục lợi trong công tác bồi thường, hỗ trợ Tuy nhiên, UBND xã, phường và các ban ngành chưa có biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi trên dẫn tới công tác xác minh tính hợp pháp để lập phương án bồi thường các tài sản gặp nhiều khó khăn
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, còn bị xem nhẹ dẫn đến nhiều người sử dụng đất không nắm được quy định của pháp luật nên thường khiếu nại, khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư một cách bất hợp lý và không có cơ sở giải quyết Một số trường hợp, khi giải thích, hướng dẫn thắc mắc của người dân thì chỉ qua loa, chiếu lệ
Một số hộ dân trong khu vực dự án không đồng ý mức giá bồi thường về đất nên không hợp tác kiểm kê, không nộp hồ sơ, không nhận tiền bồi thường và làm đơn khiếu nại gây kéo dài thời gian Bên cạnh đó, giữa các hộ có tranh chấp về quyền sử dụng đất, trong thời gian giải quyết khiếu nại không thống nhất bàn giao mặt bằng để thi công công trình
Đề xuất:
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất Thực hiện đầy đủ việc công bố công khai quy hoạch, các mốc giới và hành lang bảo vệ công trình để chính quyền cơ sở thực hiện việc quản lý; để nhân dân giám sát, thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình
- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất Đặc biệt, vai trò của khu dân cư, bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận để làm công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu về
dự án và thực hiện đúng chủ trương, chính sách
- Các cấp chính quyền có trách nhiệm thông tin kịp thời về những nội dung
dự án và yêu cầu của việc giải phóng mặt bằng đến các cấp ủy đảng, hệ thống chính
Trang 5trị trên địa bàn để phối hợp tuyên truyền, vận động, để người dân trong diện bị ảnh hưởng hiểu rõ đẩy đủ mục đích yêu cầu của Nhà nước và quyền lợi trách nhiệm của mình
- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan có các hình thức tuyên truyền thích hợp, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động
và đối thoại trực tiếp để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người có đất thu hồi nhận thức đầy đủ sự cần thiết của việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, tạo được sự đồng thuận việc thu hồi đất;
- Thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ cơ sở trong các quy trình giải phóng mặt bằng, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng