Nhận thức được công nợ là một vấn đề có vai trò rất quan trọng tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh từ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài “Kế toán công nợ phải thu khách hà
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TIẾN MINH
Lớp : K48A - KTDN Niên khóa: 2014-2018
Huế, tháng 05 năm 2018
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
tác giã cũng đã nhận được rất nhiều những
sự hỗ trợ, tư vấn và sự quan tâm giúp đỡ của mọi người.
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời tri
ân đến quý thầy cô giáo trường Đại học
-Kiểm toán đã giúp tác giả trang bị những kiến thức chuyên môn cần thiết trong suốt bốn năm trên giảng đường đại học.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành đến cô giáo–Ths Phạm Thị
Ái Mỹ - Giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho
cùng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn
trong khoảng thời gian này.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã
có rất nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài, song cũng không thể tránh khỏi thiếu sót.
Do đó, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Hương
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệpSXKD Sản xuất kinh doanhCMKT Chuẩn mực kế toánBCTC Báo cáo tài chínhBTC Bộ tài chínhGTGT Giá trị gia tăngTNHH Trách nhiệm hữu hạnCCDV Cung cấp dịch vụ
TSCĐ Tài sản cố định
BĐS Bất động sảnTSNH Tài sản ngắn hạn
TH Tổng hợpPTKH Phải thu khách hàngPTNB Phải trả người bán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ kế toán nợ phải thu khách hàng 11
Sơ đồ 1.2 – Sơ đồ kế toán khoản phải trả người bán 15
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy Công ty TNHH TM&DVTH Tiến Minh 25
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH TM&DVTH Tiến Minh
27
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô tả quy trình ghi sổ của Công ty TNHH TM&DVTH Tiến Minh 29
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Tình hình lao động qua 3 năm 2015- 2017 31
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015 – 2017 36
Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh sau 3 năm 37
Bảng 2.4: Một số mã khách hàng của công ty trong quý 4 năm 2017 39
Bảng 2.6: Thực trạng công nợ PTKH và PTNB của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 62
Bảng 2.7 : Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 67
Bảng 2.8 : Hệ số vòng quay các khoản phải thu 68
Bảng 2.9 : Kỳ thu tiền bình quân 69
Bảng 2.10 :Số vòng luân chuyển các khoản phải trả 70
Bảng 2.11: Thời gian quay vòng các khoản phải trả 71
Bảng 2.12: Hệ số nợ và hệ số tài trợ vốn 72
Bảng 2.13 : Hệ số về khả năng thanh toán của công ty 73
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
DANH MỤC BIỂU
Biểu mẫu 2.1: Hóa đơn GTGT Số 0001690 41
Biểu mẫu 2.2: Hóa đơn GTGT số 0001730 43
Biểu mẫu 2.3: Hóa đơn GTGT số 0001719 43
Biểu mẫu 2.4: Sổ chi tiết công nợ phải thu Khách hàng P3 44
Biểu mấu 2.5: Chi tiết công nợ phải thu khách hàng CDKKT 45
Biểu mẫu 2.6: Sổ cái TK 131 47
Biểu mẫu 2.7 : Phiếu thu tiền mặt 49
Biểu mẫu 2.8 : Thông báo công nợ 50
Biểu mẫu 2.9 : Mẫu giấy đề nghị thanh toán 51
Biểu mẫu 2.10: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0029087 54
Biểu mẫu 2.11: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0029245 55
Biểu mẫu 2.12: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0000168 57
Biểu mẫu 2.13 : Sổ chi tiết TK 331 59
Biểu mẫu 2.14 : Sổ cái TK 331 60
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP .5
1.1 Lý luận chung về công nợ và kế toán công nợ trong doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm công nợ và phân loại công nợ 5
1.1.1.1 Khái niệm công nợ .5
1.1.1.2 Phân loại công nợ 5
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán công nợ 7
1.1.2.1 Chức năng của kế toán công nợ 7
1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ 7
1.2 Nội dung kế toán khoản phải thu, khoản phải trả trong doanh nghiệp 8
1.2.1 Kế toán nợ phải thu khách hàng 8
1.2.2 Kế toán nợ phải trả 12
1.2.2.1 Kế toán nợ phải trả người bán 12
1.3 Một số lý luận về phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 16
1.3.1 Vai trò của việc phân tích công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 16
1.3.2 Thông tin sử dụng để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 16
1.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại công ty 17
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
1.3.3.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 17
1.3.3.2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu 17
1.3.3.3 Kỳ thu tiền bình quân 18
1.3.2.4 Hệ số nợ 18
1.3.2.5 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 19
1.3.2.6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 20
1.3.2.7 Hệ số khả năng thanh toán ngay 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TIẾN MINH .22
2.1 Tổng quan về công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 23
2.1.3 Thị trường tiêu thụ 24
2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của công ty 24
2.1.5 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 24
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh .24
2.5.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 25
2.1.6 Tổ chức công tác kế toán 26
2.1.6.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 26
2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ 27
2.1.7 Chế độ chính sách áp dụng 28
2.1.8 Hình thức kế toán áp dụng 29
2.1.9 Tình hình lao động của doanh nghiệp qua 3 năm 2015- 2017 30
2.1.10 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015- 2017 33
2.1.11 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015- 2017 .37 2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh 39
2.2.1 Thực trạng kế toán nợ phải thu khách hàng 39
2.2.2 Kế toán các khoản phải trả 52
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
2.2.2.1 Kế toán khoản phải trả người bán 52
2.3 Phân tích tình hình công nợ của công ty trong vòng 3 năm 2015 - 2017 61
2.3.1 Thực trạng các khoản phải thu phải trả của công ty qua 3 năm 61
2.3.2 Phân tích tình hình công nợ của công ty 66
2.3.2.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 66
2.3.2.2 Hệ sổ vòng quay các khoản phải thu 68
2.3.2.3 Kỳ thu tiền bình quân 69
2.3.2.4 Hệ số vòng quay các khoản phải trả 70
2.3.2.5 Thời gian quay vòng các khoản phải trả 71
2.3.2.6 Hệ số tài trợ vốn và hệ số nợ 71
2.3.3 Phân tích khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2015 - 2017 72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TIẾN MINH 75
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh .75
3.1.1 Ưu điểm 75
3.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 75
3.1.1.2 Về công tác tổ chức kế toán công nợ 76
3.1.2 Nhược điểm 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, doanh nghiệp là
nơi tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ phục vụ cho xã hội, vừa là nơi để cho nhữngngười nhân viên gửi gắm cả cuộc đời, vừa là nơi đề con người có thể thõa mãn được
tham vọng quyền lực Chính vì tầm quan trọng của nó mà mỗi doanh nghiệp phải luônluôn tự mình phấn đấu để đứng vững, tồn tại và phát triển Để làm được như thế thìdoanh nghiệp phải chú trọng đến tất cả mọi hoạt động của mình Trong đó, các thôngtin các tình hình về công nợ có một vai trò hết sức quan trọng để nhận biết được mộtdoanh nghiệp có đang phát triển bền vững hay không
Cộng nợ là một vấn đề hết sức quan trọng và cũng vô cùng phức tạp, nó ảnh
hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp không chỉ trong một giai đoạn phát
triền nhất định mà nó ảnh hưởng suốt cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Chính vì tầm ảnh hưởng của nó mà các nhà quản lí luôn phải đau đầu tìm kiếmgiải pháp để thu hồi các khoản nợ tránh xảy ra các thiệt hại cũng như các khoản nợ xấu
Bởi vì trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì vấn đề đặt ra
là làm sao để vừa thu hút được khách hàng bằng các chính sách nợ hấp dẫn, vừa biết
cách thu hồi nợ một cách có hiệu quả để tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ổn
định Đó cũng chính là vấn đề mà các nhà quản lí luôn phải quan tâm.Bên cạnh côngtác thu hồi nợ thì doanh nghiệp cũng phải biết cách vận dụng các khoản vay để pháthuy tối đa đòn bẩy tài chính giúp cho việc phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất
Công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ sẽ cung cấp những thông tinhữu ích về tình hình công nợ giữa doanh nghiệp với chủ nợ và giữa doanh nghiệp vớikhách nợ Thông qua cơ sở phân tích về tình hình công nợ cũng như khả năng thanhtoán của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lí nắm bắt được một cách tổng thể vềtình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra các chính sách và cácquyết định ban hành xuống một cách thích hợp và đúng đắn cho thời gian tiếp sau đó
Bên cạnh đó cũng giúp cho các chủ nợ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
để đưa ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh cũng giống như
những công ty khác, công ty luôn luôn chú trọng đến các chính sách bán chịu để thuhút khách hàng, mở rộng thị trường, phạm vi kinh doanh để có thể cạnh tranh được với
các đối thủ trong ngành Thông qua tìm hiểu về công ty tôi nhận thấy các khách hàngthường xuyên của công ty là các đơn vị hành chính sự nghiệp, tính chất của các đơn vị
này là trả nợ theo kỳ, do đó các vấn đề về công nợ tại công ty luôn được chú trọng
Xuất phát từ tình hình thực tế cũng như tầm quan trọng của vấn đề này tạidoanh nghiệp, tôi đã tìm hiểu, phân tích công việc của người làm công tác kế toáncông nợ tại công ty, các nghiệp vụ phát sinh trong thực tế để biết được cách thức hạchtoán thực tế tại doanh nghiệp, từ đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu và mong muốn có thểtìm ra được nguyên nhân cũng như giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán công nợ
tại công ty Nhận thức được công nợ là một vấn đề có vai trò rất quan trọng tại công ty
TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh từ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Kế toán công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán và phân tích khả năng thanh toán t ại công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh” để làm
đề tài cho bài khóa luận của mình
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đi sâu tìm hiểu và đánh giá nội dung,phương pháp, đặc điểm của quy trình kế toán khoản Phải thu khách hàng, khoản Phải
trả người bán tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh, đồng thờitính toán và phân tích một số chỉ tiêu cụ thể để thấy được tình hình công nợ và khả
năng thanh toán của công ty
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Bước đầu tìm ra được nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
- Từ những phân tích đó tiến hành so sánh, đối chiếu, đánh giá thực trạng Sau
đó chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm về phần hành kế toán công nợ tại doanh nghiệpđó
- Đề ra được một số giải pháp nhắm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tạidoanh nghiệp
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Phòng kế toán tài chính công ty TNHH thương mại và
dịch vụ tổng hợp Tiến Minh
- Phạm vi thời gian: Đề tài tìm hiểu khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong 3 năm 2015 – 2017, Tình hình về các khoản phải thu khách hàng, cáckhoản phải trả nhà cung cấp thu thập được trong quý 4 năm 2017
- Phạm vi nội dung: Đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán công nợ tại công ty
cụ thể là: các Khoản phải thu, các Khoản phải trả nhà cung cấp, và phân tích khả năngthanh toán của công ty
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Đến trực tiếp tại đơn vị để quan sát quy
trình làm việc, tổ chức công tác kế toán, các hóa đơn, chứng từ, sổ sách, cách thức thuthập và lập hóa đơn chứng từ luân chuyển và lưu giữ chứng từ; kết hợp đặt câu hỏi đểhiểu rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống
hóa các cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ, từ đó so sánh giữa lý luận với thực
tế nghiên cứu tại đơn vị
- Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích: Từ những số liệu đã thu thập
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹkhác biệt Từ những số liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp một cách có hệ thốngtheo quy trình, sau đó phân tích để có được những nhận xét riêng về công tác kế toáncông nợ, tình hình công nợ và khả năng thanh toán các khoản nợ tại công ty.
- Phương pháp kế toán: Phương pháp kế toán này dùng để so sánh, nhận định
việc thực hiện công việc của các nhân viên trong phòng kế toán có thực hiện được quy
định không, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế có đúng không, có thực hiện đúng theo
các quy tắc, chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính đưa ra Phương pháp kế toán đượcthực hiện bằng cách thu thập, cung cấp thông tin từng nghiệp vụ phát sinh bằng việc
sử dụng loại chứng từ chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tổng hợp từng biến
động các đối tượng kế toán thông qua các phương pháp kế toán: phương pháp tài
khoản kế toán, phương pháp hạch toán, phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp
đối ứng tài khoản và phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán, theo dõi các nghiệp vụ
phát sinh trong kỳ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài
6 Kết cấu của đề tài
Phần I: Đặt vấn đềPhần II: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ trong doanh nghiệpthương mại và dịch vụ
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh
toán tại doanh nghiệp
Chương 3: Đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công
nợ tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1 Lý luận chung về công nợ và kế toán công nợ trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái ni ệm công nợ và phân loại công nợ
1.1.1.1 Khái niệm công nợ.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinh cácmối quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, giữa các đơn vị với nhau vàtrong nội bộ công ty Trên cơ sở mối quan hệ này, phát sinh các khoản nợ phải thuhoặc phải trả tương ứng, đây được gọi là công nợ Công nợ bao gồm các khoản phải
thu, phải trả và quan hệ thanh toán (Võ Văn Nhị (2008), Hướng dẫn thực hành kế toán
tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh).
1.1.1.2 Phân loại công nợ
Công nợ bao gồm các khoản liên quan tới việc phải thu, phải trả cho các đối
tượng liên quan đối với nghiệp vụ liên quan tới việc thanh toán trong và ngoài doanh
nghiệp
a Các khoản phải thu
Các khoản phải thu là tài sản của đơn vị nhưng do cá nhân, tổ chức khác tạmthời chiếm dụng Các khoản phải thu của công ty được kế toán ghi lại và phản ánh trênBảng cân đối kế toán, bao gồm các khoản nợ chưa đòi được và tính cả các khoản nợ
chưa đến hạn thanh toán
Các khoản phải thu được ghi nhận là tài sản của công ty vì thực chất chúng lànhững khoản tiền mà doanh nghiệp sẽ nhận được trong tương lai
Các khoản phải thu của doanh nghiệp được phân loại dựa trên thời gian thu hồinợ: khoản phải thu ngắn hạn nếu thời gian thu tiền không quá một năm hoặc trong mộtchu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường nếu chu kỳ lớn hơn 12 tháng và khoản phảithu dài hạn nếu thời gian thu tiền là trên một năm hoặc lớn hơn một chu kỳ sản xuấtkinh doanh bình thường, được ghi nhận là tài sản dài hạn của công ty trên Bảng cân
đối kế toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Khi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa nhậntiền ngay, mà cho khách hàng nợ trong một khoảng thời gian nhất định thì khoản nợ
mà khách hàng còn thiếu doanh nghiệp chính là khoản phải thu khách hàng của doanhnghiệp đó
b, Các khoản phải trả
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của danh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự
kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình (Theo Đoạn
42, Chuẩn mực 01, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành).
Khoản phải trả được định nghĩa là trách nhiệm hiện tại của doanh nghiệp đối
các đơn vị khác và trách nhiệm đó là kết quả của những nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong quá khứ của doanh nghiệp Nghĩa vụ của doanh nghiệp là sẽ dùng tài sản củamình đơn vị mình để hoàn thành trách nhiệm đối với tổ chức khác Các doanh nghiệp
thường vay vốn ngân hàng, các nhà cung cấp vì nhu cầu huy động vốn cũng như khi
gặp khó khăn về tài chính
Trên Bảng cân đối kế toán, khoản phải trả được gọi là khoản nợ của doanhnghiệp Dựa vào thời hạn thanh toán mà phân loại nợ phải trả thành nợ ngắn hạn đốivới các khoản nợ dưới một năm, và các khoản nợ trên một năm được chia thành nợ dàihạn của doanh nghiệp
c, Quan hệ thanh toánQuan hệ thanh toán là mối quan hệ kinh doanh khi mà doanh nghiệp thực hiệnmối quan hệ mua bán và có sự trao đổi về một khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh
Và trong mọi mối quan hệ thanh toán đó tồn tại những cam kết vay nợ giữa con nợ vàchủ nợ về một khoản tiền theo thỏa thuận giữa hai bên có hiệu lực trong khoảng thờigian cho vay nợ
Quan hệ thanh toán có rất nhiều loại nhưng chung quy lại có 2 hình thức thanhtoán là: thanh toán trực tiếp và thanh toán trung gian
- Thanh toán trực tiếp: Người mua và người bán thanh toán trực tiếp với nhau
bằng tiền mặt hay chuyển khoản đối với các khoản nợ phát sinh
- Thanh toán qua trung gian: Việc thanh toán giữa người mua và người bán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
chính khác) đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ phát sinh đó thông qua ủy
nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thư tín dụng
1.1.2 Ch ức năng và nhiệm vụ của kế toán công nợ
1.1.2.1 Chức năng của kế toán công nợ
Kế toán công nợ có vai trò khá là quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán củadoanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả Việcquản lí công nợ tốt hiện nay không chỉ là yêu cầu cần thiết mà nó trở thành một nhân
tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tổ chức công tác kế toáncông nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanhnghiệp
1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ
Kế toán các khoản phải thu và các khoản phải trả trong doanh nghiệp được gọi
là kế toán công nợ Như vậy, kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụhạch toán các khoản phải thu và các khoản phải thu diễn ra liên tục trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, người kế toán công nợ trong mộtdoanh nghiệp là hết sức quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp mình không bị chiếmdụng vốn quá lớn hay công ty có thể đi chiếm dụng được vốn của tổ chức, đơn vị khácnhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình
Nhiệm vụ của kế toán công nợ:
- Kế toán công nợ là người quản lý và theo dõi công nợ: các khoản thu, chi, sổquỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụthanh toán phát sinh trong doanh nghiệp theo từng đối tượng, từng điều khoản thanhtoán dựa trên Hợp đồng kinh tế đã ký kết
- Ghi chép có hệ thống các chứng từ, sổ sách đúng với các khoản phải thu vàcác khoản phải trả trong doanh nghiệp
- Cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin đầy đủ để lập báo cáo phục vụ yêu cầuquản lý doanh nghiệp và công tác thanh tra của các cán bộ bên ngoài doanh nghiệp
- Theo dõi thường xuyên tình hình thanh toán và chấp hành tốt các quy định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
- Thường xuyên theo dõi các hạn nợ giữa các doanh nghiệp để có thể phát hiệncác khoản nợ xấu của các khách hàng
1.2 Nội dung kế toán khoản phải thu, khoản phải trả trong doanh nghiệp
1.2.1 K ế toán nợ phải thu khách hàng
a Khái niệmCác khoản phải thu là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các khoản
dịch vụ chưa thanh toán cho doanh nghiệp (Ngô Thế Chi (2008), “Kế toán tài chính”,
NXB Tài chính, Hà Nội
b Tài khoản sử dụng
Để theo dõi dõi nợ phải thu khách hàng, kế toán sử dụng TK 131 “ Phải thu
khách hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hìnhthanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sảnphẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 131 “Phải thu khách hàng” như sau:
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng
hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng
so với Đồng Việt Nam)
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng
có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không
có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm
so với Đồng Việt Nam)
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng
Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận
trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đốitượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng
phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn"
b Nguyên tắc hạch toán kế toán
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanhtoán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách hàng về tiền bán sản phẩm,
hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính và cung cấp dịch vụ Không
phản ánh vào TK này đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thu tiền ngay
- Khoản phải thu hạch toán theo từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theodõi chi tiết thời hạn thu hồi và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu làcác khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hóa, nhậncung cấp dịch vụ kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư và đầu tư tài chính
- Trong hạch toán chi tiết TK này, kế toán cần tiến hành phân loại các khoản
nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thể thu hồi
được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp
xử lý đối với các khoản phải thu không đòi được
- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàngtheo từng loại tiền tệ Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theonguyên tắc:
+ Khi phát sinh các khoản phải thu của khách hàng (bên Nợ TK 131), kế toánphải quy đồi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là
tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi chỉ định khách hàng thanh toán)
+ Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên Có TK 131), kế toán phải quy
đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
+ Doanh nghiệp đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệtại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật
- Phiếu xuất kho;
- Biên bản giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu - thanh lý hợp đồng;
Trang 22Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ kế toán nợ phải thu khách hàng
(Nguồn: Thông tư 200 – BTC)
3331 11
521
Thuế GTGT(nếu có) 3331
Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền
Các khoản chi hộ khách hàng
331
152,153,156 111,112
511,515,711
Doanh thu chưa
thu tiền và thu về
thanh lý, nhượng bán TSCĐ chưa
thu tiền
Chiết khấu thương mại, giảm giá Hàng bán, hàng bán bị trả lại
Tổng giá phải thanh toán
413
413
Lỗ tỷ giá do đánh giá lại Các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ vào cuối
năm
635
Thuế GTGT (nếu có)
131- Phải thu khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Để theo dõi các khoản nợ phải trả cho người bán, kế toán sử dụng TK 331
“Phải trả người bán” Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các
khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấpdịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết
Nội dung và kết cấu phản ánh TK 331 “Phải trả người bán” như sau:
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, ngườinhận thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp
nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và
người nhận thầu xây lắp;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư,hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức;
- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷgiá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
Số dư bên Có:
- Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp
Số dư bên Nợ (nếu có):
- Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả
cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán,
phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu
bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”
b Nguyên tắc hạch toán
- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, hoặccho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng
phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã
ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhậnđược sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá, dịch
vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng)
- Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng
vẫn chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực
tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán
- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo
từng loại ngoại tệ Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyêntắc:
+ Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên Có tài khoản 331)bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tạithời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giaodịch) Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹnhận tài sản hay chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích
danh đối với số tiền đã ứng trước;
+ Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại
tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế đích danh cho từng chủ
nợ (trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định
trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó) Riêng trường
hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hay người bán thì bên Nợ tàikhoản 331 áp dụng tỷ giá thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên cógiao dịch) tại thời điểm ứng trước
+ Doanh nghiệp đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệtại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật Tỷ giá giaodịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân
hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báocáo tài chính Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do công ty mẹquy định (phải đảm bảo sát với giá thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả người
bán có gốc ngoại tệ từ các giao dịch nội bộ tập đoàn
- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rànhmạch các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán của người bán, người cungcấp ngoài hoá đơn mua hàng
c Chứng từ sử dụngCác chứng từ được sử dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
(Nguồn: Thông tư 200 – BTC)
Sơ đồ 1.2 – Sơ đồ kế toán khoản phải trả người bán
133
152,153,156 111,112,141,331
515 Chiết khấu thanh được
hưởng toán mua hàng
152,153,156
133
Hàng mua bị trả lại Giảm giá hàng mua
Mua TSCĐ BĐSĐT
Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản phải trả người bán có gốc ngoại tệ vào cuối năm
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
1.3 Một số lý luận về phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp
1.3.1 Vai trò c ủa việc phân tích công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghi ệp.
Công nợ bao gồm các khoản phải thu và các khoản phải trả là một vấn đề phứctạp nhưng rất quan trọng, vì nó tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Sự tăng hay giảm các khoản phải nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả
có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp Việc bố trí của nguồn vốn cũng cho ta thấy được sức mạnhtài chính của doanh nghiệp
Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán có vai trò quan trọng
đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như đối tượng quan tâm khác:
Đối với nhà quản lý: Việc phân tích giúp cho có thể thấy xu hướng vận động
của các khoản phải thu, phải trả trong doanh nghiệp Từ đó tìm hiểu ra được nguyênnhân có sự tăng giảm của nó, để từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu, cũng như tăng
cường đôn đốc công tác thu hồi nợ và kế hoạch trả nợ, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn
hợp lý tránh nguy cơ mất vốn
Đối với chủ sỡ hữu: Thông qua việc phân tích này họ có thể đánh giá doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả không, từ đó có quyết định đầu tư hay không
Đối với chủ nợ: Họ có thể đánh giá tình hình tài chính cũng như năng lực
của doanh nghiệp hiện tại và tương lai Tình hình tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồnvốn hợp lý thì cơ hội cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vay vốn, mở rộngthị trường hơn
1.3.2 Thông tin s ử dụng để phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong doanh nghi ệp
Để phục vụ cho việc phân tích tình hình công nợ cần tổ chức và quản lý thôngtin như sau:
- Khai thác số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, cácbáo cáo các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả Chúng ta sẽ dựa lựa chọn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹnguồn số liệu thích hợp để tính toán các chỉ tiêu về tình hình thanh toán nợ của doanhnghiệp;
- Sử dụng các báo cáo về công nợ, về tình hình thanh toán của doanh nghiệp:
sổ chi tiết công nợ, báo cáo tổng hợp công nợ Đây là báo cáo nội bộ được lập theoquy trình quản lý công nợ của công ty Khai thác số liệu một các chi tiết từng chủ nợ,từng khách nợ với số tiền bao nhiêu và thời gian bao lâu… Đây là cơ sở để đánh giáchính xác nguyên nhân cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp
- Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài các chỉ tiêu cần
phân tích, phải tính toán nhu cầu và khả năng thanh toán Do vậy, cần phải đi sâu xemxét các tài liệu chi tiết liên quan, lập bảng phân tích
1.3.3 Phân tích tình hình công n ợ và khả năng thanh toán tại công ty
1.3.3.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả = Các khoản phải thu
Tổng các khoản phải trả × 100
(Nguồn: Slide Phân tích BCTC cô Hoàng Thị Kim Thoa)
Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng so vớiphần vốn doanh nghiệp đang đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng cáckhoản phải thu và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo
Nếu tỉ lệ này > 1, có nghĩa là số vốn công ty bị chiếm dụng lớn hơn số công
ty chiếm dụng được Điều này là một dấu hiệu không tốt
Nếu tỉ lệ này < 1, có nghĩa là số vốn công ty chiếm dụng lớn hơn số vốn
công ty bị chiếm dụng Điều này được đánh giá là tốt
1.3.3.2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu
Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
(Nguồn: Slide Phân tích BCTC cô Hoàng Thị Kim Thoa)
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ hoán chuyển các khoảnphải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, tức là xem trong thời kỳ kinh doanh cáckhoản phải thu quay được mấy vòng và được xác định bằng mối quan hệ tỷ số giữa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹbình quân thường được tính bằng cách cộng số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ rồi chia cho
2 Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả củaviệc đi thu hồi nợ Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thuhồi các khoản phải thu càng nhanh, điều này được đánh giá là tốt, khả năng chuyển đổithành tiển của các khoản phải thu của doanh nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu thanh toáncác khoản nợ đến hạn
Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì số tiền doanh nghiệp đang bị chiếm dụng là
lớn và doanh nghiệp ít chủ động trong việc tài trợ vốn lưu động trong sản xuất
1.3.3.3 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm (360 ngày)
Số vòng quay các khoản phải thu
(Nguồn: Slide Phân tích BCTC cô Hoàng Thị Kim Thoa)
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoảnphải thu, nghĩa là để thu được tiền từ các khoản phải thu thì cần một khoảng thời gian
là bao nhiêu ngày Chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều hơn nếu biết kỳ hạn bán chịu cùadoanh nghiệp Nếu thời gian quay vòng các khoản phải thu lớn hơn thời gian bán chịu
quy định cho khách hàng thì việc thu hồi nợ các khoản phải thu là chậm và ngược lại
Số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn số vòng quay các khoản phải thuthì dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời gian
Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thànhtiền càng nhanh, điều đó cho thấy việc thu hồi nợ của doanh nghiệp là tốt, doanhnghiệp ít bị khách hàng chiếm dụng vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ độngtrong nguồn vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi
1.3.2.4 Hệ số nợ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ,cho nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanhnghiệp vào chủ nợ
Hệ số nợ = Nợ phải trả
Tổng tài sản × 100%
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Trong đó nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn và nợ khác Hệ số này
cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao
nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ
Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ
nợ càng lớn và khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanhnghiệp không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động
kém Đối với các chủ nợ thì tỷ suất này càng cao thì khả năng họ thu hồi vốn cho vay
càng kém Do vậy các chủ nự thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp
Hệ số nợ mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thểhàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý làdoanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy độngvốn bằng hình thức đi vay
1.3.2.5 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
(Nguồn: Slide Phân tích BCTC cô Hoàng Thị Kim Thoa)
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết khả năng của công ty trong việcdùng tài sản ngắn hạn như: tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trảcho các khoản nợ ngắn hạn của mình Số liệu dùng để phân tích chỉ tiêu trên lấy từBảng cân đối kế toán, tổng tài sản và nợ phải trả lấy bên nguồn vốn ở khoản mục nợngắn hạn và nợ dài hạn Hệ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản và nợphải trả Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết cứ một đồng nợ phải trả được
đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản
Hệ số ngày càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả đượchết các khoản nợ Hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty đang trong tình trạng tàichính tiêu cực, gánh nặng cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, có khả năngkhông trả được các khoản nợ khi đáo hạn Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công
ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn Mặt khác, nếu hệ sốthanh toán hiện hành quá cao cũng không phải là dấu hiệu tốt bởi vì cho thấy doanh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Ta có các mức của hệ số thanh toán hiện hành như sau:
Hhh > 2: Tốt;
Hhh= 1.5 – 2: bình thường chấp nhận;
Hhh= 1 – 1.5: Khó khăn;
Hhh< 1: Rất khó khăn
1.3.2.6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằngcác tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền (TS nhanh) Chỉ tiêu này phảnánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong khoảng thời gian ngắn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
(Nguồn: Slide Phân tích BCTC cô Hoàng Thị Kim Thoa)
Nếu Hnhanh = 0.5 – 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá
là khả quan Tuy nhiên để kết luận hệ số này là tốt hay xấu thì cần phải xem xét đếnbản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó
Nếu Hnhanh< 0.5: Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ
và để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ
Nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc cáckhoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn
Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàngtồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các TSNHkhác
1.3.2.7 Hệ số khả năng thanh toán ngay
Hệ số khả năng thanh toán ngay = Tiề n và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
(Nguồn: Slide Phân tích BCTC cô Hoàng Thị Kim Thoa)
Hệ số khả năng thanh toán ngay là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả
năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một DN có lành mạnh haykhông Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao
và ngược lại
Nếu Htiền ≥ 1, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ
ngắn hạn cao DN không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợngắn hạn
Nếu Htiền< 1, DN sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộkhoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, DN sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanhtoán ngay các khoản nợ ngắn hạn
Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiệnthời rất nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho Trong
trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp Tất nhiên,
với tỷ lệ nhỏ hơn 1, DN có thể không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đókhông có nghĩa là DN sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việctrả nợ Ở một khía cạnh khác, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòngquay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP TIẾN MINH.
2.1 Tổng quan về công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển của công ty
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợpTiến Minh
Tên công ty viết tắt: TIMICO.,LTD
Công ty được thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 2007 với ngành nghề là phô
tô, mua bán văn phong phẩm, nội thất văn phòng, sửa chữa các thiết bị máy tính, máy
in, máy photo, lắp đặt hệ thống mạng, camera quan sát, san xuất nước uống đóng chai
có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,sản xuất và thi công cửa nhựa, cửa nhôm kính,cửa kính chịu lực, cửa cuốn, gia công cơ khí, Thiết kế và thi công bảng quảng cáo,biển phòng, biển chức danh, nhận thiết kế thi công hệ thống nhà tạm công nhân, cung
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
cấp Tôn Thép, Xà Gồ, U, V các loại, cắt chặt, uốn, nhấn, lốc, phay, bào, tiện cácloại sản xuất kinh doanh xe rùa, giàn giáo, máy trộn bê tông Ưu điểm của loại hình
kinh doanh này là dựa vào nhu cầu để đặt hàng, ví dụ vào thời điểm nắng ấm từ tháng
3 đến tháng 9 thời tiết đẹp mọi người có nhu cầu cao về làm nhà, sửa nhà thì lượng
hàng hóa sẽ nhiều hơn, còn về mùa mưa thì thì lượng hàng hóa sẽ ít hơn Ngoài ra, do
đặc điểm thời tiết ở miền Trung luôn xuất hiện bão nên sau các trận bão thì nhu cầu về
tôn, sắt, thép cao vượt mức bình thường
Qua 10 năm đi vào hoạt động, công ty đã triển khai đào tạo nghề cho nhiều laođộng, tạo công ăn việc làm cho gần 100 lao động trong đó chủ yếu là lao động nôngthôn Công ty đã và đang đề ra nhiều chính sách mới cải thiện khả năng kinh doanh,
bằng phương hướng phát triển những dịch vụ chiến lược với giá thấp hơn các đối thủtrên thị trường nhưng có cùng chất lượng và không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công
ty Bên cạnh đó, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tạonên uy tín của công ty đối với khách hàng như việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹthuật, bán các mặt hàng uy tín, chất lượng
2.1.2 Ngành ngh ề kinh doanh
- Photo coppy từ A4-A0, photo màu, in màu
- Thiết bị văn phòng phẩm
- Nội thất văn phòng
- Mua bán, sữa chữa máy tính, máy in, máy photo, máy scan, máy fax
- Thiết kế và thi công hệ thống mạng
- Lắp đặt hệ thống Camera quan sát
- Sản xuất nước uống đóng chai Timico có chứng nhận và kiểm định về vệsinh an toàn thực phẩm
- Sản xuất và thi công cửa nhựa, cửa nhôm kính, cửa kính chịu lực, cửa cuốn,
gia công cơ khí
- Thiết kế và thi công bảng quảng cáo, biển phòng, biển chức danh
- Nhận thiết kế thi công hệ thống nhà tạm công nhân
- Cung cấp Tôn Thép, Xà Gồ, U, V các loại
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
- Sản xuất kinh doanh xe rùa, giàn giáo, máy trộn bê tông
như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Hải Phòng, các mặt hàng bán ra
các tỉnh chủ yếu là sắt thép, nước uống
2.1.4 Ch ức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh có chức năng mua
bán các mặt hàng tôn thép, các dịch vụ photo, sửa máy, gia công nhà xưởng… phục vụ
trong nước
Kinh doanh nước uống trong khu vực và các tỉnh trong nước có nhu cầu
Nhiệm vụ
Công ty tạo điều
kiện cho người lao động và những người có năng lực làm đúng với khả năngcủa mình
Thay đổi phương thức quản lí và điều hành theo luật doanh nghiệp, tạo động
lực nhằm thúc đẩy kinh doanh một cách có hiểu quả
2.1.5 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Tiến Minh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy Công ty TNHH TM&DVTH Tiến Minh
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.KẾ TOÁN
P.KINH DOANH +
Trang 37Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹcác số liệu cần thiết cho giám đốc một cách chính xác.
Lập báo cáo tổng hợp về kết quả hoạt động tài chính của Công ty
Phòng Kinh doanh:
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh vận tải và kinh doanh
hàng hóa, nghiên cứu đề xuất cho giám đốc ký kết các hợp đồng vận tải;
Tham mưu cho giám đốc mở những tuyến vận tải với những loại phương tiệnphù hợp có hiệu quả, xây dựng giá cước vận tải trên những tuyến mới, kinh doanh
bán hàng cho khách hàng qua điện thoại, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa cho khách
hàng
Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng cũng như thực hiện việc bán hàng hóavới khách hàng
B ộ phận cơ khí:
Là nơi làm ra các khung của sản phẩm như bàn ghế, giường bằng nhôm, sắt,
gỗ theo mẫu mã của các đơn hàng
Gia công các hàng hóa bằng nhôm sắt, tôn
Tham mưu cho bộ phận kinh doanh về hàng hóa nhập vào về chất lượng, mấu
mã
B ộ phận kỹ thuật:
Là nơi sửa chữa các loại máy móc linh kiện máy tính, máy in, máy photo
Làm các biển quảng cáo, băng rôn khi khách hàng có yêu cầu
2.1.6 T ổ chức công tác kế toán
2.1.6.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH TM&DVTH Tiến
Thực hiện công việc theo điều lệ đưa ra dành cho kế toán trưởng
Giúp giám đốc quản lý bộ máy kế toán trong các công việc hàng ngày
Theo dõi các chính sách, chế độ, các cơ chế mới để áp dụng đúng, kịp thờitheo quy định, hướng dẫn công việc cho các kế toán viên
Thông qua quá trình giám sát, kiểm tra để có thể đánh giá được công tác kếtoán hiện hành tại doanh nghiệp, báo cáo kịp thời với ban giám đốc để đưa ra các
phương hướng phát triển và khai thác hiệu quả nguồn vốn
Kế toán thuế:
Viết hóa đơn cho khách hàng, theo dõi và lưu giữ hóa đơn theo quy định
Theo dõi các khoản thuế phát sinh của doanh nghiệp
Trực tiếp làm việc khi có phát sinh thuế trong doanh nghiệp
K ế toán công nợ:
Theo dõi các công nợ phải thu, phải trả phát sinh hàng ngày của khách hàng
Tiến hành đề nghị thanh toán, đối chiếu công nợ với khách hàng theo định kỳ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹcòn đối với các ủy ban thì thường thanh toán theo quý hoặc theo tháng.
Th ủ quỹ:
Theo dõi tiền mặt tại quỹ, có trách nhiệm về các khoản thu chi hàng ngày, lưugiữ phiếu thu, phiếu chi
Trực tiếp thực hiện các giao dịch với ngân hàng về chứng từ kế toán ngân
hàng như: Ủy nhiệm chi, Giấy báo có và số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng
Thanh toán các khoản nợ với khách hàng theo yêu cầu của kế toán trưởng
2.1.7 Ch ế độ chính sách áp dụng
Công ty TNHH TM&DVTH Tiến Minh áp dụng chế độ kế toán vừa và nhỏ
ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính,
các chuẩn mực kế toán hiện hành do Bộ Tài Chính ban hành, sửa đổi, bổ sung và
hướng dẫn thực hiện kèm theo
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm
dương lịch
- Đơn vị tiền tệ kế toán sử dụng: Đồng Việt Nam (VND)
- Chế độ kế toán áp dụng: Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư
số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính
- Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: Gồm tiền mặt, tiềngửi ngân hàng và tiền đang chuyển
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân cuối kỳ
- Phương pháp khấu hao TSCĐ đang sử dụng: Phương pháp đường thẳng
- Hạch toán thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Hình thức ghi sổ: Kế toán máy hình thức kế toán Nhật kí chung
T ổ chức hệ thống chứng từ
Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn
Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành Các báo cáo tài chính được lập và trình bày
theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Thị Ái Mỹ
hệ thống chứng từ hướng dẫn, được xây dựng dựa trên hệ thống chứng từ do Bộ Tàichính ban hành
Chứng từ lao động tiền lương (bảng chấm công, )
- Chứng từ hàng tồn kho (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kêvật tư hàng hóa, thẻ kho…)
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô tả quy trình ghi sổ của Công ty TNHH TM&DVTH Tiến Minh
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn: Công ty THH TM &DVTH Tiến Minh)
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, phân loại ra cácloại khác nhau, như chứng từ bán hàng, nhập kho xác định đúng các tài khoản Nợ, tài
PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST MÁY VI TÍNH
Bảng tổng hợpcác chứng từ kếtoán cùng loại
Trường Đại học Kinh tế Huế